Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

20201201. GÓP Ý KIẾN ĐẠI HỘI XIII ĐCSVN (7)

 ĐIỂM BÁO MẠNG 

CHUYỂN ĐỔI SỐ BAO TRÙM VÀ BỀN VỮNG
KHÁNH BÌNH/TBKTSG 29-11-2020

(TBKTSG) - Trong dự thảo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 sẽ được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XIII, quan điểm phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có lẽ là quan trọng nhất nên được xếp ở vị trí đầu tiên.

Các chuyên gia Singapore chia sẻ về số hóa tại một hội thảo trực tuyến với TPHCM hồi tháng 9 năm nay. Ảnh. Lê Hoàng

 

Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng xem chuyển đổi số là một lựa chọn mang tính chiến lược. Tuy vậy, do mỗi nước có điểm xuất phát khác nhau nên lộ trình của từng nước phụ thuộc vào hiện trạng và các thứ tự ưu tiên của mình.

Hai trụ cột quan trọng của chuyển đổi số là chính phủ số và kinh tế số. Mức độ thành công của chuyển đổi số vì vậy phải căn cứ vào khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp, bất kể yếu tố thu nhập, quy mô, hay vùng miền theo cách tiếp cận từ dưới lên trên (bottom-up).

Đối với chuyển đổi số, Internet là nền tảng cốt lõi nên sự tiện lợi, khả năng tiếp cận, và mức độ sẵn sàng là ba yếu tố quyết định cho sự phát triển của chính phủ số và kinh tế số.

Sự tiện lợi và khả năng tiếp cận


 

 

 

 

 

 

 

  

Mục tiêu chuyển đổi số của nhiều quốc gia hiện nay là bao trùm (inclusive) và bền vững. Điều này đòi hỏi không chỉ là sự tồn tại của dịch vụ từ phía cung, mà còn là khả năng tiếp cận từ phía cầu.

Ví dụ, một số dịch vụ chỉ có thể có được ở các thành phố lớn, hay chi phí sử dụng dịch vụ vượt quá khả năng của một bộ phận dân chúng thì không thể coi là chuyển đổi số thành công.

Yếu tố tiện lợi được đánh giá qua hạ tầng và chất lượng dịch vụ. Hạ tầng bao gồm độ bao phủ của hệ thống viễn thông có tích hợp truyền dữ liệu như 3G, 4G hay 5G; hệ thống Internet băng thông rộng hay số điểm truy cập Internet, hệ thống wifi công cộng.

Ngay cả ở một số nước phát triển, các vùng sâu xa hẻo lánh không có sóng điện thoại và Internet thì tối thiểu sẽ được trang bị ở trụ sở chính quyền địa phương trong bán kính gần nhất. Ví dụ, ở Pháp, những người không tiếp cận được hay không biết dùng Internet thì các dịch vụ bắt buộc thực hiện qua Internet sẽ được hướng dẫn, giúp đỡ ở trụ sở phường/xã.

Chất lượng dịch vụ của mạng di động và Internet thì biểu hiện qua sự ổn định của dịch vụ, và chất lượng đường truyền tương ứng với hạ tầng công nghệ đang được vận hành. Chẳng hạn sự cố kết nối bị nghẽn hay gián đoạn, đường truyền trên hợp đồng dịch vụ là tốc độ cao nhưng tốc độ kết nối thực tế thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn là những bằng chứng cho thấy chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo.

Về khả năng tiếp cận, đó chính là giá cả dịch vụ, thiết bị và mức độ cạnh tranh của thị trường cung cấp dịch vụ. Ở các nước đang phát triển, chi phí của người dân hay doanh nghiệp dành cho thiết bị hay kết nối dịch vụ chiếm một phần đáng kể trong thu nhập bình quân.

Chẳng hạn, một người lao động có thu nhập thấp, tham gia vào hệ thống xe ôm công nghệ thì chi phí đầu tư cho điện thoại thông minh và kết nối hàng tháng cũng chiếm một phần đáng kể trong thu nhập. Theo Internet Inclusive Index 2020, chi phí cho 1 GB dữ liệu điện thoại di động ở Việt Nam chiếm gần 3% GNI/người/tháng tức vào khoảng 6,35 đô la Mỹ.

Mức độ cạnh tranh của thị trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân và doanh nghiệp. Chẳng hạn nếu thị trường có mức độ tập trung cao vào chỉ có một hay một vài nhà cung cấp thì khả năng giá cả sẽ bị bóp méo do độc quyền hay độc quyền nhóm. Sự cạnh tranh ở đây không chỉ là mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong nước mà còn là sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong khu vực.

Mức độ sẵn sàng

Quá trình chuyển đổi số có đạt được các mục tiêu đặt ra hay không còn phụ thuộc vào yếu tố quan trọng thứ ba là mức độ sẵn sàng của người dân, doanh nghiệp, và chính phủ. Bởi vì sự thay đổi nào cũng có những cản trở như chi phí, thói quen, kiến thức nên người dân hay doanh nghiệp sớm vượt qua được các trở ngại này thì sự tham gia càng nhanh và hiệu quả.

Lấy ví dụ như Chính phủ đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử ngày càng phổ biến nhưng thói quen, hiểu biết về cách sử dụng Internet hiệu quả an toàn vẫn là rào cản đối với không ít người dân và doanh nghiệp.

Về phía Chính phủ, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số không chỉ là các cam kết và mục tiêu đặt ra, mà là các hành động cụ thể. Trong số các hành động, có thể kể đến như chính sách kinh tế khuyến khích doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, người dân có điều kiện tham gia chuyển đổi số, chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong nước phục vụ các lĩnh vực số hóa, đảm bảo sự an toàn của hệ thống thông tin, dữ liệu, quyền riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ để tăng sự tin cậy của người dân vào các chính sách.

ASEAN hiện nay là một trong các nền kinh tế có chuyển đổi số hết sức mạnh mẽ trên bản đồ thế giới. Trong nhóm này, Việt Nam đang cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Malaysia. Mặc dù Đảng và Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam cần cải thiện nhanh và mạnh hơn khả năng tiếp cận, sự tiện lợi và mức độ sẵn sàng.


NHÂN SỰ ĐẠI HỘI XIII SẼ RA SAO ?

LÊ VĂN ĐOÀNH/ TD 28-11-2020

Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng vốn là sinh viên Văn khoa khóa 8, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp 1967. Công bằng mà nhìn nhận, thời ấy sinh viên văn khoa tập hợp những học sinh giỏi văn miền Bắc. Cái nền như thế, đã giúp ông Trọng cách nói vo rất hay, không cần văn bản soạn trước, lại dùng văn thơ, thành ngữ minh hoạ.

Đại hội XIII đến gần, ông Trọng lại răn đe cần tỉnh táo trong chọn nhân sự, rằng “đừng nhìn gà hoá cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng chín”…

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm nhân sự đại hội XIII trong Bộ Chính trị, lẫn Ban chấp hành Trung ương, những nhân vật ông Trọng, ủng hộ phiếu lại thấp, trong khi người khác lại cao ngất, thế là ông hăm doạ “Ba mươi chưa phải là Tết”. Đến đây, ông Trọng công khai muốn nói, chưa biết ai hơn ai đâu, mọi việc vẫn ở cuối trận đấu.

Đại hội XII bầu ra 19 Ủy viên Bộ Chính trị, đến nay đã có 5 người, chết chóc, bệnh tật hoặc tù tội: Trần Đại Quang chết vì bệnh phóng xạ; Đinh Thế Huynh bệnh ung thư phổi đã di căn hiện đang sống lây lất; Đinh La Thăng chắc sẽ làm ma tù, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình nhận kỷ luật cảnh cáo.

Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII từ chết, bệnh nan y, đến tù tội và 
kỷ luật… đủ cả

Như vậy, hiện chỉ còn lại 14 người, nhưng làm căng ra cả quá khứ và hiện tại, hầu như người nào cũng ít nhiều dính chàm. Trong đó 8 vị: Trọng, Phúc, Ngân, Lịch, Vượng, Bình Trương, Phóng, Nhân đã hết tuổi. Trung ương sẽ xem xét để bỏ phiếu đề cử “nhân sự đặc biệt” từ số này.

Hội nghị trung ương 13 vừa rồi không chốt được nhân sự, vì Bộ Chính trị còn đang vận động ai nên rút, ai ở lại. Có thể có đến 3 phương án:

– Nếu chọn 3 người ở lại, sẽ là: Trần Quốc Vượng; Nguyễn Xuân Phúc và Trương Hoà Bình

– Nếu chọn 2 người ở lại thì chỉ có thể Vượng và Phúc.

– Còn chọn 1 người ở lại thì hoặc Vượng hoặc Phúc

Số 6 người chưa quá tuổi, gồm: Chính, Thưởng, Lâm, Huệ, Mai, Minh.

Ông Trọng (giữa) với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN
Ông Trọng và Trần Quốc Vượng (phải). Ai sẽ được ông Trọng đưa vào “tứ trụ”?
Ông Trọng và Tô Lâm (trái)

Có người đặt dấu hỏi vì sao đến gần đại hội XIII mới “cảnh cáo” Hoàng Trung Hải (tháng 1/2020) và Nguyễn Văn Bình (tháng 11/2020) mà không làm việc này sớm hơn? Xin thưa, phe “đả hổ” là bậc thầy về soạn thảo và nghiên cứu về điều lệ, quy định của đảng Cộng sản.

Nếu đảng viên không chịu mức kỷ luật nặng như cách tất cả các chức vụ, khai trừ khỏi đảng, hoặc khởi tố bắt giam thì họ sẽ được xoá kỷ luật có thời hạn. Căn cứ vào khoản 10, Điều 2, Quy định 102-QĐ/TW, ban hành năm 2017, thời gian để Đảng viên được xóa kỷ luật về đảng là 1 năm. Tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật mà đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức bị xử lý kỷ luật, thì họ được xóa kỷ luật, quyết định kỷ luật Đảng viên hết hiệu lực. Vì vậy chỉ làm như trên, mới loại bỏ vĩnh viễn hai quân Tốt lội qua sông, của “đồng chí X” là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Bình ra khỏi bàn cờ đại hội XIII.

Hai quân cờ nữa hiện đang trong tầm ngắm vì dính rất sâu với 3X là Phạm Minh Chính và Võ Văn Thưởng. Phạm Minh Chính được 3X và đồng hương Tô Huy Rứa đặt vào ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương khoá XII. Khi còn làm bí thư Quảng Ninh, lẫn lúc vào Bộ Chính trị, suýt chút nữa Chính gạ được cả “ngôi vua tập thể” dâng luôn Quảng Ninh cho Trung Cộng qua đề án gọi là “Đặc khu kinh tế Vân Đồn”, nếu không vấp phải chỉ trích từ dân chúng cả nước. Phạm Minh Chính được đồn đoán là “đại ca” và làm ăn chung với Chung “con”, Nhàn “AIC”, Thái Minh “Ba Vàng” cùng nhiều bê bối khác. Đích mà ông Chính nhắm tới là ghế Thủ tướng đầy quyền lực, chứ không phải là Chủ tịch nước để… trang trí.

Ân oán giang hồ mà phe Thanh Hoá dây ra với phe Nghệ An, khi đánh Trưởng ban tổ chức Trung ương Hồ Đức Việt bay ra khỏi đại hội XI, có nguy cơ lặp lại. Động thái bắt giam Chung “con”, điểm danh Nguyễn Thị Thanh Nhàn, điều tra tại Quảng Ninh…, nhìn thiên la địa võng đang giăng ra, rất dễ phán đoán, con hổ phe săn mồi nhắm vào, không ai khác, đó chính là Phạm Minh Chính.

Võ Văn Thưởng, nhân vật trẻ nhất trong Bộ Chính trị (BCT) đồ đệ của cả 3X lẫn Lê Thanh Hải. Đưa Thưởng vào BCT, ý đồ của các anh là Thưởng sẽ làm bí thư thành Hồ hai nhiệm kỳ, bảo đảm cho đám thái tử và “nhóm lợi ích” tha hồ vét ngân sách, công sản và hút cạn máu dân Sài Gòn, nhưng rất may là ý đồ này đã bị phe ông Trọng và ông Sang chặn lại. Nâng đỡ cho Tất Thành Cang, cùng một số cán bộ khác nay đã bị khởi tố, Thưởng đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Nếu Bộ Công an điều tra mở rộng, thì không nói trước được điều gì.

Làm tuyên giáo, Thưởng phải nói toàn điều vô bổ, lọc lừa, dối trá, phi khoa học, nên đi đâu cũng bị chê và người quen né như né hủi. Giờ thì Thưởng như người mất hồn, lâu lâu mới ló ra trình diện để dân chúng biết mình còn sống. Vé vào BCT nhiệm kỳ tới, chưa chắc Thưởng có được. Hy vọng với nhân tố miền Nam, trẻ và biết thân phận, Thưởng sẽ được chiếu cố một suất trụ lại.

Tô Lâm dạn dày chinh chiến, trong mắt ông Trọng, Tô Lâm là người lập nhiều công trạng trong việc giúp ông bài trừ tham nhũng và ném những con cá mập phe 3X vào lò. Suất vào Bộ Chính trị khoá XIII khá chắc, nhưng có vẻ Tô Lâm không mặn mà với vị trí Thường trực Ban Bí thư, mà ông thích ở lại Bộ Công an nhiệm kỳ hai với 5 năm nữa.

Phan Đình Trạc xuất thân từ an ninh, hàm đại tá, từng là giám đốc công an tỉnh Nghệ An. Với vai trò Bí thư Trung ương, Trưởng ban Nội chính, Phó trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương, nhưng Phan Đình Trạc không được đánh giá cao. Trạc luôn ao ước đeo lon thượng tướng, ngồi vào ghế Bộ trưởng – “thanh gươm và lá chắn”.

Tại hội nghị Trung ương 13, Phan Đình Trạc và Nguyễn Văn Nên là hai cái tên được Bộ Chính trị đưa ra BCH Trung ương xin ý kiến để bầu bổ sung vào BCT khoá XII, nhiệm kỳ 2016-2021 nhưng phương án này bị đa số phiếu bác bỏ. Nguyễn Văn Nên chắc có được suất vào BCT khoá XIII khi đã nắm giữ trọng trách bí thư thành Hồ tại đại hội XI hồi tháng 10/2020, nhưng với Phan Đình Trạc thì rất mong manh.

Vương Đình Huệ là “gà ruột” của Nguyễn Phú Trọng. Huệ cũng góp công lớn giúp ông Trọng đánh bại Nguyễn Tấn Dũng trước đại hội XII và mở màn công cuộc đốt lò bằng cách tấn công vào “bộ sậu” Tập đoàn dầu khí quốc gia.

Tham vọng của Huệ hoặc ngôi vua Tổng bí thư, hoặc Thủ tướng, còn không thì cứ ngồi ghế tổng đốc Hà thành cho nó yên thân. Huệ ý thức được rằng, ghế “tứ trụ” khó đến lượt mình. Hơn nữa, việc không giản đơn tí nào, tranh nó có thể chết hoặc trắng tay, gương Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan, Hồ Đức Việt… vẫn sờ sờ ra đó.

Trương Thị Mai trưởng thành từ Đoàn thanh niên và đủ các loại hội. Bà vốn trung dung, không gây thù chuốc oán với ai. Phái nữ, lại hiền, vì vậy được lòng tất cả các phe, lấy phiếu tín nhiệm lúc nào bà Mai cũng có được số phiếu cao ngất, chỉ sau “tứ trụ”. Suất tái cử Bộ Chính trị, Mai cầm chắc. Ghế chủ tịch Quốc hội cũng tốt, không cũng không sao, Mai không ra mặt quyết liệt tranh giành.

Phạm Bình Minh con nhà nòi, có tài. Nếu không lập lại câu chuyện buồn, đại khái như bị bọn Trung Cộng giật giây, cản mũi như đã từng làm với bố Nguyễn Cơ Thạch (tức Phạm Văn Cương), thì Minh sẽ tiến xa. Minh có tố chất và đủ tiêu chuẩn theo quy định 214-QĐ/TW để ngồi vào một trong các ghế “tứ trụ”.

Trong số các thành viên Ban Bí thư khoá XII, những người chắc suất sẽ vào Bộ Chính trị khoá XIII đã rõ:

Lương Cường ứng viên duy nhất chiếc ghế bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tương tự, Trần Thanh Mẫn cũng chắc suất trong vai trò Chủ tịch MTTQ. Trần Cẩm Tú cũng vào BCT để nắm Ủy ban Kiểm tra đầy quyền lực nhiệm kỳ hai.

Ba thành viên Ban Bí thư còn lại Phan Đình Trạc, Nguyễn Hoà Bình và Nguyễn Xuân Thắng chỉ được tranh hai vé vào BCT mà thôi.

Ba người tranh hai suất Ủy viên Bộ Chính trị? Ảnh trái: Phan Đình Trạc; ảnh phải (trên): Nguyễn Hoà Bình và dưới: Nguyễn Xuân Thắng

Về Nguyễn Thành Phong, theo quy hoạch và đề cử ban đầu có vé, nhưng chủ tịch thành Hồ bị dính vào nhiều vụ việc, cùng các cán bộ sở ngành bị khởi tố, bắt giam… nên “giấy thông hành” cho Phong đi tiếp đã chấm hết. Làm thêm một nhiệm kỳ chủ tịch UBND nữa sẽ là hồng phước của nhà ông Phong rồi.

Báo chí quốc doanh trích đăng lời ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh VP Trung ương Đảng, trợ lý của Trần Quốc Vượng, cho biết tại Hội nghị báo cáo viên tháng 10 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 14/10/2020, rằng:

Nhân dân khắp chốn cùng quê đều quan tâm đến việc có trường hợp đặc biệt hay không và là ai? Cái này đang ở phía trước. Như Tổng bí thư từng nói trước thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 13 rằng ‘trăng đến rằm thì trăng tròn, giờ mới mùng 3, mùng 4 thôi’, đến rằm còn lâu“.

Thật là kinh! Ai thắng ai trong các cuộc so găng sắp đến để lên ngôi đế vương thì chưa rõ, nhưng có một điều, việc bầu bán trong nhà nước cộng sản, “cái chết trên chấm phạt đền” ở phút 89 là có thật. Qua 15 kỳ hội nghị trung ương, ai trụ lại được, không thành tiên thì cũng hoá yêu tinh.

CHUYỆN 'THÁI TỬ ĐẢNG' VÀ NHỮNG 'HẠT GIỐNG ĐỎ' CỦA ĐẠI HỘI XIII
NGUYỄN THU HÀ/ TD 27-11-2020

Cụm từ “thái tử đảng” xuất hiện đã lâu, hiện nay nó tồn tại một cách hiển nhiên ở các nước cộng sản, độc tài toàn trị. Bằng cách không chính thức, tầng lớp “con ông cháu cha” này, luôn được hưởng nhiều đặc ân của đảng và nhà nước.

Họ có nhiều cơ hội để được “quy hoạch” để làm lãnh đạo tương lai, dù hình thức bên ngoài vẫn thể hiện qua các “nguyên tắc dân chủ” như bầu cử. Cũng có một số thái tử né quan trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được.

Đảng cộng sản Việt Nam công khai cụ thể hoá việc “con vua thì được làm vua” của chế độ phong kiến, theo cách ma mãnh hơn, thông qua cái gọi là “Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược” nhằm đưa con cháu nguyên lão, khai quốc công thần, Uỷ viên Bộ chính trị, Uỷ viên Trung ương đã về hưu hoặc đương chức, vào những vị trí lãnh đạo tỉnh, thành, ban, bộ, ngành, chuẩn bị cho họ con đường tiến thân, leo lên vị trí cao hơn ở các kỳ đại hội đảng.

Trước năm 1975, hầu hết các thái tử đảng ở miền Bắc được gởi sang Liên Xô, Trung Cộng và các nước Đông Âu du học để tránh chiến tranh chết chóc. Ngược lại, con cái dân đen, kể cả hàng chục ngàn sinh viên đang theo học tại các trường đại học, đều bị huy động để ném vào chảo lửa chiến trường miền Nam.

Tương tự, thái tử đảng gốc miền Nam thì được gửi ra miền Bắc để trốn trong các “Trường học sinh miền Nam”, nhằm duy trì đội ngũ lãnh đạo kế cận để đấu với quân lực VNCH.

Thế hệ thái tử đảng “đầu đời” tham chính phải kể đến:

– Lê Hãn, sinh năm 1929, đại tá quân đội, cựu Tư lệnh bảo vệ lăng Hồ Chí Minh, con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn.

– Đặng Xuân Kỳ (1931-2010) Ủy viên Trung ương khoá VI, VII, cố viện trưởng Viện Mác Lê Nin, con trai cố Tổng bí thư Trường Chinh.

– Hồ Đức Việt (1947-2013), Ủy viên BCT khoá XI, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cháu nội Hồ Tùng Mậu, con trai Hồ Mỹ Xuyên, cố Phó bí thư tỉnh uỷ Nghệ An.

– Phạm Sơn Dương, sinh năm 1951, thiếu tướng quân đội, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Các thái tử đảng. Hàng trên: Đặng Xuân Kỳ (trái), con 
trai Đặng Xuân Khu, tức Trường Chinh và Lê Hãn, con 
trai Lê Duẩn. Hàng dưới: Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, 
con trai Phạm Văn Đồng

Công bằng mà nói, lớp thái tử đảng thế hệ đầu tiên chỉ được quan tâm, tạo điều kiện ra nước ngoài học, còn lại là sự phấn đấu của họ, bằng năng lực thật sự để được ghi nhận và tiến thân.

Đến thế hệ thứ hai, sau đổi mới 1986, các thái tử bắt đầu được nâng đỡ ra mặt, họ ngang nhiên bước lên đỉnh cao quyền lực, tiền tài và danh vọng:

– Phạm Hoàng Hà, sinh năm 1956, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền Nam, con trai cố Thủ tướng Phạm Hùng.

– Phan Thanh Nam, sinh năm 1952, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty Tracodi, con trai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tức Phan Văn Hòa).

– Lê Mạnh Hà, sinh năm 1956, cựu Phó chánh Văn phòng Chính phủ, con trai cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

– Nông Quốc Tuấn, sinh năm 1963, Ủy viên Trung ương khoá XI, Phó chủ nhiệm UB dân tộc, con trai cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

– Nguyễn Chí Vịnh, sinh năm 1957, Ủy viên Trung ương khoá XII, thượng tướng, Thứ trưởng BQP, con trai cố Bí thư Trung ương cục miền Nam, đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

– Phạm Bình Minh, sinh năm 1959, Ủy viên BCT khoá XII, Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao, con trai cố Ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch.

– Trần Tuấn Anh, sinh năm 1962, Ủy viên Trung ương khoá XII, Bộ trưởng Bộ công thương, con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

– Nguyễn Văn Bình, sinh năm 1961, Ủy viên BCT, Bí thư trung ương Đảng khoá XII, con trai cựu Phó thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Chuẩn.

– Lê Minh Hưng, sinh năm 1970, Ủy viên Trung ương khoá XII, Chánh VP Trung ương đảng, con trai cố Ủy viên BC – Bộ trưởng BCA Lê Minh Hương.

– Lê Anh Tuấn, sinh năm 1966, thứ trưởng bộ GTVT, con trai cựu Bộ trưởng GTVT Lê Ngọc Hoàn. Một người em trai của Tuấn là Lê Anh Sơn, sinh năm 1971, Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.

Hàng trên: Nông Quốc Tuấn (trái) và Lê Mạnh Hà (phải). Hàng 
dưới: Phan Thanh Nam (trái) và Trần Tuấn Anh (phải).

Thế hệ thứ ba, thái thử đảng là những cậm ấm sinh ra vào những năm chiến tranh hai miền Nam – Bắc sắp kết thúc và thời điểm sau năm 1975. Các thái tử đảng này nhanh chóng được chọn làm “hạt giống đỏ”.

Lớp thái tử đảng này có mặt ở đâu, thì mọi thứ phải khác và sẽ khác. Bệ phóng từ truyền thống gia đình buộc thể chế cộng sản phải dành cho các thái tử đảng này những đặc ân quan trọng, đến mức gần như những “hạt giống đỏ” đã được cha chú cõng vào quan trường…

– Lê Khánh Hải, sinh năm 1966, Phó chủ nhiệm VP chủ tịch nước, cháu nội ông Lê Duẩn, con trai ông Lê Hãn.

– Nguyễn Duy Hưng, sinh năm 1971, cựu Phó chánh VP Chính phủ, Phó bí thư tỉnh uỷ Hưng Yên, con trai cựu Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu. Hưng còn có chị gái là Nguyễn Thị Phương Hoa, sinh năm 1966, là thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.

– Nguyễn Sỹ Hiệp, sinh năm 1974, Phó chánh VP chính phủ, con trai cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An.

– Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1975, Ủy viên Trung ương khoá XII, cựu Bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang, thứ trưởng Bộ xây dựng. Nghị là con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghị còn có em trai là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1983, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng ban Thanh niên trường học, Phó Chủ tịch Thường trực Hội sinh viên Việt Nam.

– Nguyễn Xuân Anh, sinh năm 1975, cựu Ủy viên Trung ương khoá XII, Bí thư thành uỷ Đà Nẵng, đã bị kỷ luật tước bỏ các chức vụ vào năm 2017. Xuân Anh là con trai Nguyễn Văn Chi, cựu Ủy viên BCT khoá X – Chủ nhiệm UB Kiểm tra trung ương.

Xuân Anh có hai em trai là Nguyễn Xuân Ánh, sinh năm 1980, là tham tán phụ trách Kinh tế – Thương mại Đại sứ quán VN tại Canada và Nguyễn Xuân Ảnh, sinh năm 1983, cựu thư ký của ông Đinh La Thăng. Xuân Ảnh hiện giữ chức Cục phó Cục đường bộ Việt Nam.

– Đặng Quốc Khánh, sinh năm 1976, Ủy viên Trung ương dự khuyết khoá XII, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang, con trai Đặng Duy Báu, cựu Ủy viên trung ương – Bí thư Nghệ An.

– Vũ Đại Thắng, sinh năm 1975, Ủy viên Trung ương dự khuyết khoá XII, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình, con rể Ngô Văn Dụ, cựu Ủy viên BCT- Chủ nhiệm UBKT Trung ương.

– Nguyễn Phú Trường, sinh năm 1978, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương, con trai Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

– Trần Quốc Bình, sinh năm 1982, Phó trưởng ban Tổ chức Liên đoàn lao động VN, con trai Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban bí thư khoá XII.

– Nguyễn Sinh Nhật Tân, sinh năm 1978, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng Bộ Công Thương, con trai cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

– Phạm Quang Thanh, sinh năm 1981, cựu TGĐ cty Du lịch Hà Nội, Bí thư huyện uỷ Sóc Sơn, Hà Nội; con trai Phạm Quang Nghị, cựu Ủy viên BCT khoá XI, Bí thư thành uỷ Hà Nội.

– Lê Trương Hải Hiếu, sinh năm 1981, Chủ tịch UBND quận 12, TP HCM; con trai Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT khoá XI, Bí thư thành uỷ TP HCM.

– Trương Tấn Sơn, sinh năm 1984, cựu phó TGĐ cty Du lịch Sài Gòn, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình, TP HCM, con trai cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

– Nguyễn Thiện Nghĩa, sinh năm 1984, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin – Bộ TT&TT, Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, con trai Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ chính trị khoá XII, cựu Bí thư thành uỷ TP HCM.

Hàng trên: Nguyễn Phú Trường (trái), con trai Nguyễn Phú 
Trọng và Nguyễn Thanh Nghị (phải), con trai Nguyễn Tấn Dũng. 
Hàng dưới: Trương Tấn Sơn, con trai Trương Tấn Sang.

Đó là chưa kể đến hàng loạt thái tử đảng dính chàm vì tham nhũng, hư hỏng, suy đồi về đạo đức và lối sống, đến nỗi bị bắt giam hoặc phế bỏ như:

– Trịnh Xuân Thanh, sinh năm 1966, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, con ông Trịnh Xuân Giới, cựu Phó ban Dân vận Trung ương.

– Nguyễn Bá Cảnh, sinh năm 1983, Thành uỷ viên, Phó ban Dân vận thành uỷ Đà Nẵng, con trai Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính Trung ương.

– Lê Phước Hoài Bảo, sinh năm 1983, Tỉnh uỷ viên, GĐ sở Kế hoạch đầu tư Quảng Nam, con trai Lê Phước Thanh, từng là Bí thư tỉnh uỷ Quảng Nam…

Rất nhiều thái tử đảng, con những quan chức cấp bộ trưởng, thứ trưởng, Bí thư, phó bí thư, chủ tịch các tỉnh thành… cũng được chui vào chốn quan trường. Có lẽ bọn họ nhận thức được rằng, trong giai đoạn nền kinh tế “lẫu chè” Kinh tế thị trường XHCN này, không có con đường nào giàu nhanh, “ngồi mát ăn bát vàng” bằng hoạn lộ cán bộ của Đảng.

– Mai Thành Chung, sinh năm 1984, con trai bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, cũng đã kịp ngồi ghế Phó Bí thư huyện uỷ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

– Lê Hoàng Quân, cựu chủ tịch thành Hồ, tội đồ của dân Thủ Thiêm, cũng nhét được con trai Lê Hoàng Ngân, sinh năm 1982, vào ghế Phó hiệu trưởng đại học An ninh.

– Lưu manh chính trị Nguyễn Văn Đua, cựu Phó bí thư thường trực thành Hồ, cũng kịp bố trí cho con trai Nguyễn Việt Quế Sơn, sinh năm 1984, nắm giữ chức vụ Phó bí thư quận uỷ quận Bình Tân…

Nhiều, nhiều lắm những “hạt giống đỏ” đã, đang và sẽ tiếp tục được ươm trồng trong vườn ươm của Đảng, khó có thể thống kê cho hết.

***

Dưới thời phong kiến, một cậu bé chăn trâu trở thành Trạng Nguyên, một anh thợ cày thi đậu Bảng Nhãn, hoặc một chú tiều phu đề danh Thám Hoa là điều rất đỗi bình thường. Người nào giỏi giang, cứ ra ứng cử khoa bảng để giúp đời, giúp nước, giúp dân.

Lịch sử Việt Nam đã có bao nhiêu đại quan được truyền tụng, cũng có xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn. Vua chúa thời đó trọng nhân tài, con quan mà lười biếng, học dốt cũng chịu, không ai nâng đỡ được.

Nhà nước cộng sản rao giảng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nhưng rào cản lý lịch luôn khép kín và chính sách thu hút người tài vẫn bỏ ngõ. Họ hô hào “hy sinh, cống hiến”, nhưng thực chất họ dành quyền lực, địa vị xã hội và lầu son gác tía cho con cháu của mình. Họ bổ nhiệm người thân, thậm chí cả người… hầu vào ngồi ghế lãnh đạo.

Những kẻ hôm qua còn là bảo vệ, thư ký, trợ lý… hôm nay bỗng chốc được xướng tên là lãnh đạo đảng và nhà nước. Bất tài nhưng ngồi vào vị trí quyền lực thì chắc chắc sẽ là mầm mống tai ương, đại họa cho thiên hạ. Cách làm nhân sự dốt nát và liều lĩnh của đảng CSVN sẽ đẩy dân tộc này đến đâu?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét