Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

20180131. QUANH SỰ KIỆN U23VN LÀ Á QUÂN GIẢI U23 CHÂU Á

ĐIỂM BÁO MẠNG
'THẾ NƯỚC MẠNH, VẬN NƯỚC LÊN', THẾ À ?

BÙI TÍN/VOA/ BVB 30-1-2018

Đội tuyển U23 Việt Nam
Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.
U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.
Ở vòng loại, U23 Việt Nam thua Nam Hàn 1/2, nhưng thắng Úc 1/0, hòa Syria 0/0, được vào vòng cuối.
Các đội mạnh như đương kim vô địch U23 châu Á là Nhật Bản và đội Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng đầu.
Trong vòng cuối rất sôi động, U23 Việt Nam trong trận tứ kết khởi sắc hẳn lên, thắng Iraq 5/3 qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 3/3 với 2 hiệp phụ, tiếp đó trong trận bán kết thắng Qatar 4/3 cũng qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 2/2 với 2 hiệp phụ, được vào chung kết với Uzbekistan.
Quang Hải là cầu thủ làm bàn xuất sắc và Bùi Tiến Dũng là thủ thành tài ba góp nên những chiến thắng tuyệt đẹp.
Tin mừng đội bóng trẻ, đẹp trai làm nên kỳ tích chưa từng có thổi bùng lên cao trào mừng rỡ, mà các báo trong nước thường dung chữ “vỡ òa”, kèn trống nổi lên, cờ đỏ rực rỡ, mọi người la hét, nhảy múa, với cả những hành động điên loạn cực đoan, các cô gái cởi quần dài, áo ngoài nhảy cỡn lên ôm ảnh các cầu thủ… Các báo lề phải thi nhau khen các “chiến sỹ gang thép”, các cầu thủ vàng.
Ban Tuyên huấn TƯ không bỏ qua dịp này, đẩy mạnh mọi phương tiện thông tin tuyên truyền, vơ thắng lợi vào cho đảng ta, chế độ ta, thúc đẩy việc quyên các tiền thưởng lên đến vài chục tỷ đồng, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, cho Chuyên cơ sang Giang Tô - Trung Quốc đón đoàn trở về.
Vô duyên hơn cả là báo Nhân Dân trong số ra ngày 25/1 có bài mang đầu đề “Thế nước mạnh, Vận nước lên!”, tán tụng kỳ tích của U23 Việt Nam, coi là thắng lợi tiêu biểu của đất nước, chế độ, là kỳ công lịch sử, gắn bó với những kỳ tích về chống tham nhũng, về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, về củng cố quốc phòng và thế ngọai giao, về xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.
Nghĩa là từ mấy trận đá bóng của 11 chú thanh niên mà bốc đồng đưa đất nước toàn diện lên chín tầng mây! Họ cố tình quên đi cảnh biển đảo bị Trung Quốc xâm chiếm, giá xăng dầu lên cao, các thứ thuế phí đều cao, giáo dục lạc hậu triền miên, các bệnh viện chật chội, thuốc giả, thuốc độc hại tràn lan, xã hội đảo điên, bọn lưu manh ở Hội An hành hung khách du lịch với nhiều vết thương, hàng trăm cán bộ nhà nước, đảng viên cao cấp, có cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ, bí thư, chủ tịch tỉnh bị tạm giam, vào tù, khai trừ khỏi đảng…
Cứ như bóng đá có phép lạ làm tan biến mọi bất công và tội ác lan tràn khắp nơi trong xã hội, khi các chiến sỹ dân chủ nhân quyền bị đàn áp tàn bạo, khi nguy cơ mất nước hiện ra ngày một rõ ràng. Có nhà bình luận cho rằng thắng lợi bóng đá kỳ diệu của những chàng thanh niên đã được đảng tận dụng như những chiếc van hiếm quý, xả đi mọi bức xúc nặng nề đang đè lên xã hội.
Tôi cũng có lúc hơi tiếc và hơi buồn khi đội U23 Việt Nam bị loại ở phút thứ 120 của hiệp phụ, nghĩa là ở giây phút cuối. Nếu như qua khỏi được phút cuối ấy với tỷ số 1/1, sẽ có đá luân lưu 11 mét như 2 trận trước, thì rất có thể Việt Nam giành được Cúp.
Nhưng nghĩ đi còn nghĩ lại, tôi mừng, rất mừng cho Việt Nam đã chỉ giành được ngôi Á quân, nghĩa là thứ nhì. Xin chớ ai chụp mũ cho tôi là vong bản, không yêu nước.
Tôi có lý của tôi. Việt Nam thua là phải vì ngoài cái khó khăn là trận chung kết diễn ra trên sân đóng băng, không khí lạnh cóng âm 4, 5 độ, bất lợi cho đội ta khi đội bạn đã quen với thời tiết như thế.
Thêm nữa xét cho kỹ, đội bạn hơn hẳn đội ta cả về thể lực, về kỹ thuật, và về chiến thuật. Bóng trong chân đội bạn nhiều hơn gấp đôi trong chân đội ta, bóng lấn sang phía nửa sân ta cũng lâu hơn, nhiều lần hơn, ta cũng chịu đá góc của bạn gấp nhiều lần hơn. Do vậy ta thua là phải lẽ, là công bằng, là đúng với giá trị thực. Tôi vui mừng vì cái lẽ công bằng, đúng giá trị ấy, không dựa vào số phận đỏ đen, may rủi. Huấn luyện viên Park Hang Sen xin lỗi dân ta là quá khiêm tốn.
Tôi còn mừng hơn là vì nếu như đội U23 Việt Nam đoạt Cúp, tôi e rằng ban tuyên huấn TƯ sẽ tha hồ giở trò múa may ma giáo, vơ vào cho đảng, cho chế độ độc đảng mọi vinh quang, tận dụng để mê hoặc dân về sự lãnh đạo tuyệt vời toàn diện của đảng, để báo Nhân dân sẽ có những bài bình vô duyên bốc lửa hơn bài “Thế nước mạnh, vận nước lên!” rất khó ngửi được mấy hôm trước.
Mọi người Việt ta hãy tỉnh táo nhận rõ hiện tình đất nước ra sao, niềm tin của dân với lãnh đạo của dảng đang đâng cao hay hạ thấp, thấp đến đâu? So với các nước láng giềng ta chậm tiến ra sao? cuộc sống vật chất tinh thần của xã hội ta sa sút ra sao, nền độc lập có nguyên vẹn, người dân có dân chủ nhân quyền như phần lớn các nước khác hay không, để cùng nhau tìm ra con đường đấu tranh thích hợp. Hãy trả lại cho bóng đá giá trị thực của nó. Dù cho hấp dẫn đến đâu, bóng đá chỉ là một mặt rất phụ, thứ yếu của cuộc sống xã hội.
Bùi Tín/(VOA)
'NƯỚC BỐN NGHÌN NĂM VẪN TRẺ CON'
SONG CHI/ AFP / BVN 30-1-2018



Đám đông người hâm mộ vẫy cờ theo sau xe buýt chở các cầu thủ đội bóng đá U23 trên đường phố Hà Nội hôm 28/1/2018. AFP


Câu thơ của Tản Đà:
Dân hai nhăm triệu ai người lớn 
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.

Chuyện bóng đá

Cuối cùng thì đội tuyển U23 VN đã chia tay Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Championship) với kết quả Á quân. Và nhận được giải Fair-play.
Trước trận chung kết, tôi cũng như rất nhiều người Việt trong và ngoài nước khác, mong đội U23 VN thắng, không phải vì “lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc” gì đó như ai đó nói, mà với lý do khác: để bao nhiêu người không thất vọng mà làm chuyện gì xuẩn ngốc hoặc lại quay sang chì chiết, trách móc các cầu thủ và cả ông huấn luyện viên người Hàn Quốc! Nếu VN thắng, phản ứng vui mừng quá mức của nhiều người Việt sẽ làm thế giới sửng sốt (như họ đang sửng sốt từ đầu giải tới giờ vì điều đó). Nhưng nếu VN thua, những phản ứng tiêu cực của nhiều người Việt chắc chắn sẽ còn làm cho thế giới…kinh ngạc, không hiểu nổi hơn!

Đã nói rồi, U23 vào tới chung kết giải bóng đá U23 châu Á, điều đó đáng khen thôi. Trước khi bắt đầu giải vô địch bóng đá U-23 châu Á, người Việt chắc chẳng dám hy vọng VN sẽ vào đến tứ kết, chứ đừng nói đến chung kết. Người Việt mừng, cũng tốt thôi. Tuy nhiên, đã có quá nhiều lời khen rồi, đó là chưa kể báo chí VN như lên đồng với những câu giật tít quá lố, không tỉnh táo. Trong đó bị chỉ trích nhiều là những câu như “Thế nước mạnh, vận nước đang lên”, hoặc “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời” (Trí thức Trẻ)!…

Đám quan chức lãnh đạo thì vớ ngay lấy cơ hội, vơ vào, đẩy lên hơn nữa. Ông Thủ tướng thì “nổ: “Với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam… đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 châu Á”! Ông HLV Lê Thụy Hải thì bảo “U23 VN là những anh hùng của dân tộc”

Trên facebook có nhiều người vì vui quá cũng mơ hơi xa, ví dụ: “…Duyên Anh đã đánh đúng vào mẫu số chung nhỏ nhất của người Việt (đam mê túc cầu) để gầy dựng lại một giấc mơ lan toả từ túc cầu qua đến sự tự tin làm được và làm thành ở mọi việc!

Đây là một đội Việt Nam chiến thắng trên những lộ trình gồ ghề khúc khuỷu với khí phách và tố chất tạo ra huyền sử loại David đánh ngã Goliath.
Không biết các em sẽ thắng hay thua chung kết AFC Cup nhưng những gì các em đang thở, đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!…”.

Có chắc gì thắng trong bóng đá thì sẽ “làm được và làm thành ở mọi việc!”, đặc biệt là khi còn chế độ độc tài đảng trị ở VN? Có chắc gì thắng vài trận bóng đá là “đang biến giấc mơ Bồn Lừa và Giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!”?

Những lời nói đó đều là quá lố, và có hại, trước hết là cho chính các cầu thủ, nếu họ không tỉnh táo.

Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Đừng nâng bóng đá lên thành quá mức, hay tâng bốc các cầu thủ quá mức. Điều quan trọng nhất ở đây là đội tuyển U23 VN đã vượt qua được những giới hạn trước đó, tức là chỉ lẹt đẹt trong những giải đấu khu vực Đông Nam Á.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, trong một trận bóng đá, điều quan trọng nhất, còn hơn cả chiến thuật của huấn luyện viên, kỹ thuật, tài năng của từng cầu thủ và của toàn đội, là yếu tố tâm lý. Đội tuyển VN từ trước tới giờ khi đi thi đấu bên ngoài, dù chỉ mới là giải khu vực như SEAGames, tâm lý không ổn định, nhất là trước đội Thái Lan, hễ thua một cái là mất tinh thần luôn, một phần do thiếu tự tin, một phần bị sức ép từ sự cuồng nhiệt và lòng mong đợi quá lớn từ cổ động viên nước nhà. Đội U23 lần này đã cho thấy tâm lý rất vững vàng, tinh thần thi đấu ngoan cường, dù bị dẫn trước hay bị trọng tài xử ép vẫn không mất tinh thần, đó là điểu quan trọng.

Nhưng ở một tầm nhìn lớn hơn, bóng đá hay thể thao nói chung, cũng không khác gì văn học nghệ thuật, muốn phát triển ngoạn mục thì phải có những yếu tố sau: Thứ nhất, một môi trường tự do, tôn trọng thể thao/nghệ thuật, không bị định hướng, kiểm soát, gò ép bởi một chế độ độc tài; thứ hai, những người lãnh đạo nhà nước có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thể thao/nghệ thuật, có tầm nhìn xa, có chiến lược đầu tư lâu dài hoặc chí ít lả để cho tư nhân, những cá nhân, cơ quan có lòng với thể thao/nghê thuật nhảy vào đầu tư cho tài năng, chứ không phải “xây nhà từ nóc” như bóng đá VN lâu nay; thứ ba, môi trường làm thể thao/nghệ thuật phải được bảo vệ bởi luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật để tạo nên một môi trường cạnh tranh sòng phẳng, ở đó tài năng thực sự có thể vươn lên và tỏa sáng và hoàn toàn không có đất cho bọn tham nhũng, bọn đạo văn, bọn ăn cắp hay bọn mua độ, bán độ, bọn cơ hội, háo danh, con ông cháu cha v.v…

Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Cuộc vui qua rồi, hãy trở lại thực tại, với một nước VN xét về nhiều mặt đều thua xa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói đến châu Á và thế giới.

Cho nên những ngày qua giữa rừng lời khen ngợi, có vài người viết bài cảnh tỉnh, nhắc nhở cũng là không thừa. Không phải nhắc người dân chung chung mà là nhắc cái bọn con gái cởi truồng đi ngoài phố để ăn mừng, nhắc báo chí đừng có lên đồng, tung hô quá mức, thế giới nhìn vào người ta cười cho, và nhắc các ông lãnh đạo đừng có mượn cái chuyện bóng đá, dùng bóng đá để cổ xúy cho dân quên đi bao nhiêu chuyện thất bại của nhà cầm quyền, bao nhiêu bất công, phi lý, oan trái của chế độ.

Thế nhưng chỉ có thế mà người Việt cũng cãi nhau, giữa người ngây ngất khen ngợi và những người tìm cách lưu ý thực chất của vấn đề. Một vài người đã phải rút bài, đính chính vì bị bao nhiêu người khác vào comment mắng cho cái tội dám nhắc nhở khi người ta đang vui!

Hình như chúng ta đang có thói quen cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào, dùng nhân dân làm cái bình phong?

Dễ tổn thương vì chuyện nhỏ nhưng lại ơ hờ những chuyện lớn

Thêm một ví dụ nữa. Chuyện ông thầy dạy Anh Văn Daniel Hauer nói đùa sao đó đụng chạm tới ông tướng Võ Nguyên Giáp bị bao nhiêu người chửi, rồi báo chí VN cũng có những bài chỉ trich, giảng đạo đức, ví dụ như báo Giáo dục Việt Nam còn giật tít “Việt Nam không có thầy cô nào thiếu văn hóa, nhân cách méo mó như Daniel Hauer”, rằng ”Trước chiến thắng của U23 Việt Nam, Daniel Hauer đã có bình luận vô cùng tục tĩu, xúc phạm nghiêm trọng đến vị Anh hùng dân tộc mà dân tộc Việt Nam tôn kính”.

Nhà văn, facebooker Nguyễn Đình Bổn viết:

Phản biện” báo Giáo dục!
Tôi không binh vực ông Dan, khi “dám” ví “bộ phận nhạy cảm” của mình với đầu tướng Giáp, nhưng nói rằng VN không có thầy cô giáo nào “thiếu văn hóa, nhân cách méo mó” hơn thì e sai bét. Rất nhiều thầy cô gáo tại VN bẩn thỉu hơn Dan triệu lần về tư cách nghề nghiệp cũng như tư cách công dân. Tôi đưa một vài ví dụ:

- Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại Hà Giang mua dâm học trò mình và dắt học trò cho quan chức mua dâm, sau đó trước tòa đòi cởi quần. Nhân cách méo mó không?
- Thầy giáo Nguyễn Hữu Lai, Bắc Ninh, bí thư đoàn trường, hiếp dâm 11 trẻ em là học sinh cấp 1 dưới 9 tuổi. Nhân cách tên này ra sao? Còn nhiều lắm, nào là đổi tình lấy điểm, nào là đưa giáo viên đi mời rượu quan khách… kể không hết cái nhân cách méo mó của các “ông thầy” tại VN đâu.
Nên sờ lại gáy mình trước khi nói người”.

Sau đó anh Nguyễn Đình Bổn còn cho thêm một ví dụ khác. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Vượng, thuộc Đại học Kinh tế TPHCM, ngành xây dựng Đảng, trong vụ “Diễn biến mới vụ án giáo sư tố “chân dài” lừa 17 tỉ đồng” (Người Lao Động). Ông giáo sư tố người đẹp lừa ông 17 tỷ đồng, hóa ra giữa hai người có quan hệ tình cảm kéo dài cả chục năm trời, và đây là một vụ “chia tay đòi quà”.

Trở lại vụ nhiều người Việt rồi báo chí nhà nước chỉ trích, nặng nề ông thầy Daniel Hauer.

Tôi cũng không bênh vực gì Daniel Hauer, rõ ràng Daniel Hauer đã sai khi sống và làm việc ở VN 5 năm trời, lấy vợ Việt, nói tiếng Việt, phần nào hiểu được văn hóa Việt mà không biết rằng nước này là một nước không có tự do ngôn luận, và có những điều cấm kỵ không được đụng đến ví dụ như ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp hay đề cập đến đa nguyên đa đảng hay sao. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là lối suy nghĩ, tư duy cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào là rất sai.

Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp là lãnh tụ, là tướng của Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản phong họ là “cha già dân tộc”, là “anh hùng dân tộc”, thậm chí là… thánh. Nhưng xét theo góc độ lịch sử, họ cũng chỉ là những nhân vật chính trị, nhân vật lịch sử, có đúng có sai, có công có tội. Sau này khi lịch sử được viết lại một cách trung thực, công bằng, khách quan, chứ không phải thứ lịch sử tô vẽ, bị bóp méo do Đảng và Nhà nước cộng sản viết nên và bắt người dân phải học theo, tin theo bao nhiêu năm qua, những góc khuất, công tội của họ sẽ được bạch hóa và đánh giá một cách đầy đủ. Và họ cũng chỉ là những con người, tại sao phải tôn thờ như là thánh? Đó là chưa kể có phải tất cả mọi người VN đều yêu quý ông Hồ ông Giáp hay không.

Cái lối suy nghĩ đó là hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền nhiều năm dài. Và chúng ta đã bị ảnh hưởng mà không biết. Chưa kể, lối suy nghĩ, phản ứng đó thể hiện sự chưa trưởng thành của một dân tộc.

Người Việt nói chung dễ vui (đến phát rồ) và dễ buồn (đến mất cả tinh thần) chỉ vì những chuyện như đội nhà thắng thua một trận bóng đá; dễ nổi khùng, bị xúc phạm vì một câu nói đùa hay câu chê bai của một người nước ngoài. Nhưng lại hầu như không có phản ứng gì đáng kể trước những điều lẽ ra phải buồn phải đau như vị thế của VN trên thế giới, cái nhìn của thế giới nói chung đối với VN, sự lạc hậu của đất nước, nỗi cơ cực của nhân dân, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề hay nguy cơ lệ thuộc (kể cả mất nước vào tay Trung Cộng)… Đối với những vấn đề chính trị xã hội, quyền tự do, quyền con người thì người Việt nói chung lại có sức chịu đựng vô cùng giỏi! Điều đó hoàn toàn trái ngược với người dân nhiều nước khác.
Chúng ta cũng chẳng thấy nhục khi hai chữ VN thường xuyên bị gắn với những tin tức, câu chuyện tiêu cực, không hay trên thế giới, hoặc đáng xấu hổ, ví dụ như nhiều người Việt kể cả du học sinh, quan chức bị bắt quả tang ăn cắp ở Nhật, các cô gái Việt đua nhau lấy chồng Đài chồng Hàn, một số cô bị bắt khi đang làm gái mại dâm ờ Singapore, người Việt xếp hàng xin đi làm thuê ở nước ngoài theo chủ trương “xuất khẩu lao động” của nhà nước VN v.v…

Chỉ khi nào không dễ bị tổn thương vì những chuyện nhỏ và thực sự thấy đau thấy nhục, hoặc phẫn nộ vì những chuyện lớn lao hơn, lúc đó chúng ta mới hy vọng rằng VN sẽ thay đổi được số phận của đất nước, dân tộc, để không còn là một quốc gia lạc hậu, đi sai đường, một dân tộc hèn kém nữa, và lúc đó VN sẽ thắng, không chỉ trong một giải bóng đá, báo chí nước ngoài sẽ nhắc đến và khen ngợi VN không chỉ vì một trận bóng đá, người Việt sẽ điềm tĩnh hơn nhiều khi thắng thua một trận bóng bởi vì chúng ta còn có nhiều cái khác để tự hào. Chúng ta cũng không dễ nổi khùng khi bị người nước ngoài đùa cợt hay chê bai, chỉ trích, vì chúng ta biết VN có những điểm mạnh khác.

S.C.

Nguồn:
Phần1: https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/4000-year-baby-country-01282018142758.html
Phần2: https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/4000-year-old-baby-country-01292018070653.html 
'KHÔNG CÓ KINH TẾ TƯ NHÂN, KHÔNG CÓ  U23VN HÔM NAY'
HỒ MAI/ NĐT/ DV 30-1-2018
Theo Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Câu lạc bộ Các nhà Công thương Việt Nam, các cầu thủ nổi danh của U23 Việt Nam ngày hôm nay là sản phẩm từ các trường học, câu lạc bộ do các doanh nghiệp, các tỷ phú tư nhân người Việt đứng ra tổ chức.

 ong nguyen si dung: "khong co kinh te tu nhan, khong co u23 viet nam hom nay" hinh anh 1
 Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
"Không có các trường học bóng đá của các doanh nghiệp tư nhân, quả thực không có một U23 Việt Nam như ngày hôm nay. Thành công của các doanh nghiệp tư nhân phải có trước. Không khéo thắng lợi của các cầu thủ kinh tế này còn quan trọng hơn. Nếu Việt Nam có thật nhiều tỷ phú, chắc chắn chúng ta sẽ có đội bóng đá ngang tầm thế giới. Còn nếu chỉ có các hợp tác xã nghèo nàn thì chúng ta không thể vượt ra khỏi tầm Đông Dương", Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Tại Hội thảo "Mở những nút thắt để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững" do Ủy ban kinh tế Quốc hội và Viện Đào tạo, tư vấn và phát triển kinh tế tổ chức ngày 28/1, ông Dũng cho rằng, phải làm thế nào để gỡ nút thắt thể chế, cải cách hành chính để không cản trở đội ngũ doanh nghiệp tư nhân thành công. Trong đó, điều quan trọng nhất là các điều kiện kinh doanh cần phải được cắt giảm quyết liệt.
Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tới đây, các Bộ phải cạnh tranh với nhau để làm chuyện này. "Hiện nay, tôi thấy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang cạnh tranh với Bộ Công Thương, không phải Bộ Công Thương là Bộ cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh nhất. Nếu một phong trào như vậy để các Bộ thi đua với nhau, tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn, đó là điều hết sức quan trọng".
Ngoài ra, theo ông Dũng, việc thành lập "siêu" Ủy ban quản lý vốn Nhà nước do ông Nguyễn Hoàng Anh - nguyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng làm Chủ tịch, mặc dù việc sẽ là một thách thức lớn đối với một công chức khi quản lý một lượng vốn khổng lồ đến 5 tỷ USD, nhưng đây cũng là một trong những cải cách hành chính quan trọng, tạo sự đối xử bình đẳng cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp từ các Bộ sẽ không còn chuyện con trong giá thú, con ngoài giá thú.
Công cuộc phòng chống tham nhũng đã tạo hiệu ứng tốt, giúp chủ nghĩa tư bản thân hữu đang được hạn chế, không có sự bùng phát như thời gian vừa qua, khi "không có quan hệ không thể làm ăn gì được". Công cuộc phòng chống tham nhũng với việc trị tận nơi tận chốn giúp tạo điều kiện kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới, theo nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Quay lại câu chuyện bóng đá ở trên, để có một thế hệ cầu thủ tài năng, làm rạng danh bóng đá Việt Nam ở đấu trường quốc tế, không thể không kể đến vai trò của những người tạo nền móng.
Trong danh sách 25 cầu thủ được triệu tập cho vòng chung kết U23 châu Á lần này, 6 cái tên đến từ CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai - HAGL). Danh sách bao gồm tiền đạo Nguyễn Công Phượng, 4 tiền vệ là Nguyễn Phong Hồng Duy, Châu Ngọc Quang, Nguyễn Văn Toàn, Lương Xuân Trường và hậu vệ A Hoàng.

 ong nguyen si dung: "khong co kinh te tu nhan, khong co u23 viet nam hom nay" hinh anh 2
Bầu Đức và huấn luyện viên Park Hang seo
Đặc biệt, bầu Đức là người đã có công quyết định chiêu mộ huấn luyện viên Park Hang Seo, người đã dẫn dắt đội hình U23 Việt Nam "tan nát" trong SEAGames mấy tháng trước lập kỳ tích vào chung kết U23 châu Á, sau 3 tháng cầm quân.
Bên cạnh 6 cái tên từ Hoàng Anh Gia Lai, còn 6 cái tên khác trong thành phần đội tuyển cũng xuất phát từ cùng một lò – CLB Bóng đá Hà Nội (tiền thân là CLB Hà Nội T&T). CLB này đóng góp cho tuyển quốc gia 3 hậu vệ gồm cầu thủ Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh. Cùng với đó 3 cái tên trên hàng tiền vệ bao gồm Phạm Đức Huy, Nguyễn Quang Hải và Trương Văn Thái Quý.
Tuy không đứng tên quản lý nhưng giới thạo tin cho biết bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB và đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn T&T) đang cấp nguồn tiền hoạt động cho 5/14 đội bóng tại V-League trong đó có cả CLB Hà Nội và CLB SHB Đà Nẵng. 

ong nguyen si dung: "khong co kinh te tu nhan, khong co u23 viet nam hom nay" hinh anh 3
Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB và đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn T&T
Đội tuyển còn ghi nhận sự góp mặt của 3 cầu thủ đến từ CLB FLC Thanh Hóa của ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC) gồm thủ môn Bùi Tiến Dũng, hậu vệ Lê Văn Đại và tiền đạo Lê Thanh Bình.
Ngoài ra, 3 tuyển thủ của U23 Việt Nam là Bùi Tiến Dụng, Hà Đức Chinh và Trương Văn Thái Quý cũng xuất thân từ trung tâm PVF của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, sau đó 3 tuyển thủ này đầu quan cho SHB Đà Nẵng của bầu Hiển.
Theo Hồ Mai (Nhà đầu tư)
ÔNG NGUYỄN LÂN TRUNG  NÓI GÌ VỀ  SỰ CỐ ĐỨNG NHẦM CHỖ ?
FB VĨ ĐẶNG / BVB 29-1-2018
"Nó thách ta nhổ vào mặt nó - ta bảo ta hết đờm rồi!" (Nguyễn Duy)

ÔNG NGUYỄN LÂN TRUNG ĐÃ THỪA NHẬN MÌNH "ĐỨNG NHẦM CHỖ"

Tiền đạo cắm (cờ), ông Nguyễn Lân Trung - Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF, ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban Truyền thông của VFF, hiện đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, vừa rồi đã thừa nhận mình đứng ở chỗ "lẽ ra không nên đứng".
Chiều 28 tháng 1 năm 2018, các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam đã có mặt trên 2 xe buýt mui trần diễu hành từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội để chào và tri ân người hâm mộ. Ông Nguyễn Lân Trung đã xuất hiện ở vị trí hàng đầu trên tầng 2 chiếc xe dẫn đầu diễu hành, thậm chí có những thời điểm ông còn đứng lên trước, che cả vị trí của HLV trưởng Park Hang-seo để hò reo, vẫy tay. Ngay sau đó, trên mạng xã hội đã xuất hiện hàng loạt ý kiến lên tiếng chỉ trích Nguyễn Lân Trung và cho rằng trên xe buýt diễu hành chỉ dành chỗ cho đoàn U23 Việt Nam.
Trả lời báo chí, ông Trung nói vì là ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban Truyền thông của VFF nên ông có mặt ở xe bus cùng đoàn U.23 diễu hành để giúp đỡ về công tác truyền thông. "Tôi làm việc và không bao giờ nghĩ mình vơ công trạng của ai”.
Nếu nói về “đứng sai chỗ”, thì Liên đoàn bóng đá Việt Nam, các quan chức Việt Nam nhiều người đứng sai chỗ lắm. Cũng chính vì VFF quá nhiều người đứng sai chỗ mà mấy mươi năm qua, bóng đá Việt Nam không thoát khỏi cái vũng ao làng. Hãy cứ xem các ông Tavares, Weigang bị đối xử như thế nào trong quá khứ, hãy xem những chỉ trích của bầu Kien, bầu Đức như thế nào thì hiểu. Hãy xem họ đã đối xử với các cầu thủ, vận động viên điền kinh qua các mùa giải, hãy xem lời hứa của họ bị nuốt trôi đến nỗi có một nữ vận động viên đã phải lên Fb viết những lời tức tưởi nghẹn ngào thì hiểu. Hãy xem rất nhiều vận động viên hàng ngày vừa vất vả mưu sinh vừa cật lực luyện tập để đem thành tích về cho họ có cớ mở những đại tiệc họ long trọng nâng ly nói với nhau những điều vừa có cánh vừa sáo rỗng (sáo rỗng vì có cánh) thì rõ.
Chỉ đến khi bầu Kiên và bầu Đức, trong một lần họp VFF, đã rất quyết liệt, thì cái sự độc đoán ở VFF mới giảm đi tí chút.
Lần U23VN giành vinh quang này, lẽ ra người ta phải đưa các ông bầu - trong đó đầu tiên phải kể đến là bầu Đức - lên hàng đầu đứng cùng ông Park Hang-seo, và Nguyễn Quang Hải, Bùi Tiến Dũng, hoặc bất cứ cầu thủ nào trong đội tuyển. Nhưng vị trí đáng trân trọng đó đã bị ông Nguyễn Lân Trung “đứng nhầm” mất rồi, theo thú nhận của ông.
Ông Trung, như lời ông ấy nói, xét ra cho cùng ông chỉ là cán bộ truyền thông, là cổ động viên, là anh cán bộ được sai đi phục vụ đoàn U23 và người hâm mộ. Nhưng ông đã leo lên xe buýt, đứng ở chỗ dễ thấy nhất, vinh dự nhất. Tại sao ông không nhầm vào chỗ nào khác, ví dụ như đuôi xe chẳng hạn, mà nhầm vào cái chỗ long trọng nhất vậy?
Ừ cứ cho là ông nhầm thật. Nhưng, với mỗi con người, khi mang bản chất khiêm tốn, thì họ luôn nhường nhịn người khác. Người khiêm tốn luôn lùi về phía sau, để người khác lên trước mình. Chỉ khi háo thắng, ham danh, thì mới có hành động nhoi lên trước thiên hạ. Cái này nó nằm trong huyết quản chứ không cần phải có ý thức mới hành động được.
Thấy ông đứng nhiều lúc che lấp cả ông Park Hang-seo, cứ nghĩ đến nhân vật Lý Thông trong chuyện cổ tích Thạch Sanh.
Rồi lại nhớ lời khuyên của đức Khổng tử xưa:
- “Đừng lo mình không đạt được vinh quang, chỉ lo mình không đủ năng lực làm việc để đạt kết quả vinh quang đó”.
(FB Vĩ Đặng)

U23 VIỆT NAM THUA PHÚT 119: NHỮNG KẺ NÀO MẤT CƠ HỘI 'GHI BÀN CHÍNH TRỊ'? 
 
PHẠM CHÍ DŨNG/ Cali Today/ BVN 31-1-2018

Vietnam - Cali Today News - Ai tiếc nuối khi U23 Việt Nam thua phút 119?
Hàng triệu người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam? Đúng. Nhưng còn ai nữa?
Hãy nhìn tấm hình dưới đây và hãy tự suy ngẫm:

Ảnh từ facebook Le Van Dung

Giới quan chức Việt Nam đã làm gì?

Họ, như một não trạng và thói quen quan quyền lẫn phong kiến, vẫn không chịu nhường hàng đầu cho các cầu thủ U23 Việt Nam, bất chấp một hiện thực mà bất cứ đứa trẻ nào cũng đọc được là công đầu thuộc về cầu thủ chứ không phải quan chức.

Sau khi tấm hình trên được loan tải, nhiều người dân đã không giấu được thái độ mỉa mai và phẫn nộ về thói trơ trẽn của giới quan chức. Người ta còn nhìn thấu tim gan của giới quan chức thực dụng chỉ muốn mượn hình ảnh đội tuyển U23 để đánh bóng cá nhân mình.

Bởi một chân lý đơn giản là nếu không có tâm lý tự đánh bóng, quan chức sẽ tự biết lùi xuống hàng sau để nhường chỗ cho các cầu thủ đứng ở hàng đầu.
Cùng với hàng triệu người hâm mộ bóng đá, giới quan chức cũng rơi vào cảnh trạng tiếc nuối nhất.

Nhưng khác với hàng triệu người dân, giới quan chức không chỉ mang nỗi nuối tiếc thuần túy bóng đá khi U23 Việt Nam bị thủng lưới ở phút thứ 119 trong trận chung kết gặp Uzbekistan, mà còn là một thất vọng chính trị sâu sắc.

Nói cách khác, việc đội U23 Việt Nam bị ghi bàn vào lưới ở phút 119 đã tước đi cơ hội bằng vàng để giới quan chức Việt Nam ghi một bàn chính trị quan trọng.
Một bàn thắng chính trị để làm nổi bật phương châm tuyên giáo về “thế nước đang lên” hay “vận nước đang lên”, trong bối cảnh đầu năm 2018 mở màn với một scandal của bộ mặt đối ngoại: Tòa đại sứ Việt Nam ở Chile tích trữ tái phép hàng trăm vây cá mập!

Một bàn thắng chính trị để củng cố tình yêu với đảng cầm quyền vốn đang bị báo cáo là suy thoái trầm trọng, còn trong thực tế đã hầu như mất tích.

Một bàn thắng chính trị để có thể giúp cho người dân, trong cơn phấn khích của mình, dịu bớt công phẫn đối với những chính sách “thu cùng diệt tận” của chính quyền, trở nên dễ dãi hơn với những chính sách đó, mà sẽ khiến Bộ Tài chính Việt Nam tiếp tục tung ra sắc thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 10% lên 12%, cho các nhóm lợi ích xăng dầu, điện lực tha hồ tung hoành tăng giá trên đầu trên cổ người dân, cho các cơ quan liên bộ thoải mái “bóc lột dân ta đến tận xương tủy” nhằm bù đắp cho một ngân sách đang mau chóng cạn kiệt bởi nạn tham nhũng và chi xài lãng phí vô độ.

Chỉ một quan chức như Nguyễn Lân Trung thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam leo lên xe cầu thủ để “ăn ké”, đã đủ thấy nhu cầu “tự thể hiện” của giới quan chức Việt Nam lớn đến thế nào.

Hoặc cứ nhìn vào dàn người mẫu bán sexy của hãng hàng không bá vai bá cổ cầu thủ là đủ thấy thói thực dụng đầu cơ hình ảnh bóng đá ghê gớm đến thế nào.
Người dân, hàng triệu người dân, trong khi hào hứng xuống đường với áo đỏ, cờ đỏ cùng những bài hát ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi chế độ cầm quyền, chỉ mong được xả đôi chút cái stress đã tích tụ từ bao năm qua, thì lại như quên bẵng đi cái gánh sưu cao thuế nặng cùng bao áp chế mà chế độ này đè lên đầu họ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu U23 chiến thắng trong trận chung kết?

Người hâm mộ sẽ reo mừng chưa từng có, cho một thắng lợi chưa từng có của bóng đá Việt Nam. Những người chạy xe ôm, những người bán vé số… sẽ tạm quên chuỗi này cực nhọc để nở nụ cười, hò la và xả stress. Còn giới quan chức sẽ vui mừng gấp đôi, vì đó là cơ hội trời dành cho cơ chế tự đánh bóng hình ảnh cá nhân. Sẽ có vô khối tấm ảnh được chụp với các cầu thủ mà đứng hàng đầu vẫn là những khuôn mặt quan chức bóng mỡ cùng cái bụng to bự vươn ra phía trước.
Cuối cùng, và phải nói một điều có vẻ trái khoáy với tâm lý người hâm mộ: thật may là U23 Việt Nam đã thua!

Đằng nào thì sau cơn phấn khích nhất thời, người dân Việt Nam cũng phải trở về cái nơi chốn mà trong đó họ bị quá nhiều áp lực về thể chất lẫn tinh thần. Đằng nào thì sau cơn say bóng đá và một phút an ủi, họ cũng phải trở về cái thực tại khốn khó và ngày càng khốn quẫn.

Nhưng bàn thắng chính trị của giới quan chức đã bị tước bỏ, bị tước hẳn. Sẽ chẳng còn cơ hội nào để giới này mị dân và mị dân nữa bằng “thế nước đang lên” và “vận nước đang lên” nữa. Cũng sẽ khó khăn hơn hẳn khi giới quan chức kêu gọi “đóng thuế là trách nhiệm và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam”.

P.C.D.
VNTB gửi BVN.

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

20180130. TRƯỜNG TƯ THỤC Ở NƯỚC NGOÀI

ĐIỂM BÁO MẠNG
CHÚNG TA THUA CẢ LÀO, CAMPUCHIA VỀ TRƯỜNG TƯ THỤC

NGUYỄN MINH THANH/ GDVN 30-1-2018

Tỉ lệ sinh viên học Đại học tư thục tại các nơi. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Chưa xét vấn đề chuyên môn, chưa xét tới mô hình hoạt động, trong bài viết này, tôi chỉ nhìn dưới góc nhìn ngân sách và hệ quả của một chỉ số là Tỉ lệ sinh viên Đại học tư thục trên tổng số sinh viên được Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến nêu ra tại Hội thảo "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về Đại học tư thục" diễn ra ngày 22/1/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức.
Thứ nhất, dưới góc nhìn ngân sách (lưu ý rằng ngân sách ở đây chỉ ngân sách quốc gia cấp về ngành giáo dục), nếu chỉ có 13,3% (*) sinh viên theo học vào học Đại học tư thục thì gần 86% còn lại sẽ theo học tại Đại học công lập.
Và, đương nhiên các trường công lập sẽ nhận ngân sách từ chính phủ về để hoạt động theo năm tài khóa.
Càng nhiều trường công lập, càng nhiều sinh viên theo học trường công thì ngân sách chi cho giáo dục càng lớn, đồng thời chi phí dựa trên đầu sinh viên càng ngày càng tăng làm gia tăng áp lực lên ngân sách quốc gia.
Xét theo ngân sách gia đình, vấn đề phụ huynh quan tâm hàng đầu sẽ là "tiền đâu để đi học?".
Phụ huynh lo lắng là lẽ thường vì chi phí giáo dục cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt gia đình.
Đứng ở vị trí phụ huynh và gia đình khó khăn tôi hiểu được cảm nhận về thử thách khi vào học Đại học tư thục không dễ quyết định.
Nhưng thử ngoái nhìn vào hai quốc gia trình độ phát triển kinh tế đến thời điểm hiện tại thấp hơn Việt Nam là Lào (khoảng 30% sinh viên theo học tại các Đại học tư thục) và Campuchia (khoảng 60%) (**) để thấy tỉ lệ sinh viên theo học Đại học tư thục cao hơn chúng ta rất nhiều.
Nếu câu hỏi đặt ra "Tiền đâu để đi học?" thì Lào và Campuchia sẽ hỏi trước và giờ họ đã có kết quả sinh viên theo học Đại học tư thục cao hơn chúng ta.
Vấn đề là chính sách nào cho Đại học tư thục phát triển thì Hội thảo đang tìm cách tháo gỡ, và, Chính phủ phải có trách nhiệm để người dân yên tâm cho con em đi học Đại học tư thục mà câu hỏi "tiền đâu để đi học?" không quá thường trực và cơ hội trao đều một cách tương đối cho sinh viên tiếp tục theo học.
Thứ hai, hệ quả dẫn đến tính cạnh tranh thấp, tâm lý ỷ lại trong giáo dục công
Điều tất yếu mà ai cũng phải thừa nhận ở trên là áp lực rất lớn cho ngân sách quốc gia để cung cấp đủ kinh phí duy trì những cơ sở giáo dục vất vả để tồn tại và đầu tư đủ tầm nguồn lực vốn cho những cơ sở giáo dục đạt chuẩn kiểm định cũng như tiêu chí quốc tế.
Ở một số cơ sở giáo dục yếu kém tính cạnh tranh, không thu hút được sinh viên (đa phần là các trường Đại học công thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh như Đại học Hà Tĩnh, Đại học Quảng Nam...) nhưng vì yếu tố chính trị mong muốn phát triển địa phương, hay vì quyền lợi vì lợi ích sẽ ít chịu thay đổi, chỉ ngồi chờ chực ngân sách cấp về để hoạt động, áp lực cạnh tranh không có, dẫn tới việc chất lượng không cao.

Số lượng trường và sinh viên Đại học tại một số nước trong khu vực châu Á (Ảnh do tác giả cung cấp)
Những cơ sở này họ vẫn no đủ vì nhận được nguồn chu cấp từ địa phương hay bộ ngành chủ quản nên sự trì trệ kéo dài.
Việc duy trì các cơ sở này vừa hao phí nguồn lực (đất đai, cơ sở vật chất, giảng viên....) vừa gây mất niềm tin vào chất lượng giáo dục của xã hội.
Ở các quốc gia gia phát triển, họ cũng có những trường công lập ở dạng tinh hoa, họ đầu tư rất lớn ngân sách vào đó nhưng không tràn lan như chúng ta hiện nay.
Nói theo cách Tiến sĩ Khoa học Tiến trên đây là bước thụt lùi trong định hướng phát triển Đại học tư thục (Nghị quyết năm 2005 của Chính phủ nêu rõ đến năm 2020 có 40% sinh viên theo học tại các trường tư thục. Tuy nhiên, đến nay chỉ đạt khoảng 13,3%).
Theo tôi, tiền đâu để đi học là câu hỏi khó nhưng những cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng trả lời câu hỏi này cho người dân, vì không lẽ mô hình Đại học tư thục phát triển trên thế giới một cách mạnh mẽ và góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia, nhiều Đại học tư thục tinh hoa phát triển được mà chúng ta không làm được?
Và, không lẽ chúng ta cũng tụt hậu hơn cả Lào và Campuchia hay sao?
Tài liệu tham khảo:
(*) Bảng tỉ lệ sinh viên học Đại học tư thục tại các nơi của Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến (Báo Tuổi trẻ ngày 23/01/2018: Có nên xem Đại học tư thục là doanh nghiệp)
(**) Bảng số lượng trường và sinh viên Đại học tư thục tại Việt Nam và một số nước khác trong khu vực những năm gần đây tổng hợp từ Chapman & Chien (Báo tuổi trẻ cuối tuần, số 4-2018 ngày 28/01/2018: Vấn đề - sự kiện: 10 năm Đại học tư thục Việt Nam)
NGUYỄN MINH THANH

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

20180129. NHỮNG CẢM XÚC TỪ GIẢI BÓNG ĐÁ CHÂU Á 2018

ĐIỂM BÁO MẠNG
BÓNG ĐÁ VÀ KINH TẾ

TÔ VĂN TRƯỜNG/ BVN 28-1-2018

U23 Việt Nam, Quang Hải, Tiến Dũng, HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam, Thủ tướng, Nguyễn Xuân Phúc

Suốt mấy ngày qua, trên công luận cả nước sôi nổi bàn luận ca ngợi đội bóng đá U 23 Việt Nam đã làm được điều thần kỳ như câu chuyện cổ tích thời hiện đại, hiên ngang tiến đến tận trận chung kết giải bóng đá U23 Châu Á. Hình ảnh các chiến binh Việt Nam quả cảm, thông minh, bền bỉ lên công về thủ trên sân cỏ giành những trận thắng đến thót tim làm nức lòng cả nước và sự khâm phục của giới hâm mộ túc cầu ở châu Á.
Bóng đá là điển hình của team work (đồng đội) và vai trò người thủ lĩnh cũng như nội lực. Nhiều người đặt câu hỏi từ bài học thành công, lột xác của bóng đá U23 VN, chúng ta có quyền và hy vọng về nền kinh tế nước nhà cũng sẽ có cú hích đột phá theo kiểu “đồng pha” cùng mẫu số chung.
Bóng đá là một mảng trong hoạt động kinh tế- xã hội của cộng đồng và vận hành một nền bóng đá cũng có rất nhiều tương đồng với vận hành một nền kinh tế. Nói về bóng đá người ta cũng dùng rất nhiều cụm từ như nói về kinh tế: Thương thảo ký kết hợp đồng, thị trường chuyển nhượng, mua bán cầu thủ, lỗ lãi, thuế thu nhập cá nhân, trốn thuế...đủ cả! Không thiếu những câu lạc bộ bóng đá tỷ đô, cầu thủ triệu phú.
Nhiều tỷ phú, đại gia hàng đầu thế giới cũng nhào vô, mua đi bán lại những câu lạc bộ khổng lồ: Abramovic (Nga) với Chelsea, Asnal Husein (UAE) với AC Milan, Thongmoang (Thailand) với Leicester... Ở Việt Nam điển hình có đại gia Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức. Họ bỏ ra hàng đống tiền không chỉ vì đam mê trái bóng tròn mà còn chứng tỏ tài năng làm kinh tế qua con đường thể thao Vua. Họ đang làm kinh tế một cách say sưa, đầy thông minh và luôn luôn có lãi, trực tiếp từ bán vé, bản quyền truyền hình và chuyển nhượng cầu thủ... gián tiếp từ quảng cáo PR thương hiệu.
Có đội bóng chuyên nghiệp nào mà không nhận tài trợ và mặc áo, đi giày, uống nước của một hãng hay Công ty nào đó! Trong cơn say bóng đá toàn cầu ấy, đã có dạo nhiều đại gia-tay chơi trên mảnh đất hình chữ S, dẫn đầu là ông Kiên đầu bạc đang xem "bóng đá" trong "nhà đá", trước đây còn hăng hái lập ra cả một Cty bóng đá (gọi thế cho dễ nhớ) có thời đòi ăn thua đủ với VFF!
Xem ra nhiều quy luật cơ bản của kinh tế rất đúng với bóng đá. Người ta nói " thương truờng là chiến truòng" nhiều khi là theo nghĩa bóng. Còn bóng đá là chiến trường thực sự, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trên sân cỏ đổ máu, gãy chân tay, ngất xỉu không còn là bất thường.
Những cụm từ như "chèn ép", "qua mặt" " động tác gỉa", "đánh nguội", "câu giờ", "bật tường", “chọc khe"... không còn lạ trong các vụ làm ăn, hình như cũng có nguồn gốc từ những diễn biến trên sân cỏ.
Bóng đá và kinh tế còn giống nhau ở chỗ kẻ thắng là kẻ vượt qua sự cạnh tranh lành mạnh, theo luật, không đội bóng nào cũng như doanh nghiệp nào được hưởng chế độ ưu tiên. Trong kinh tế cũng như trong bóng đá không một ai được quyền "vừa đá bóng vừa thổi còi". Giữa bóng đá và kinh tế còn có sự tương tự nữa đó là thu hút người tài hay để họ ra đi vì vậy mà nhiều quốc gia Châu Phi kinh tế sa sút nhưng lại là các lò luyện nên nhiều danh thủ bóng đá thế giới.
Rồi những niềm vui, nỗi buồn trong kinh tế có khác mấy đâu những niềm vui, nỗi buồn trong bóng đá. Niềm vui tổng kết năm 2017 với các chỉ số kinh tế khả quan đang được nối tiếp và nhân lên bởi niềm vui các chàng trai của chúng ta vào đến trận chung kết Gỉai U23 châu Á 2018. Thành tích của bóng đá chắc chắn sẽ tạo động lực cho chúng ta đạt những thành tích mới trong kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói "VN đã thành con hổ bóng đá ở châu Á, VN cũng sớm thành con hổ kinh tế ở châu Á".
Chỉ có chút băn khoăn, liệu chiến thuật "phòng ngự chặt, phản công nhanh" đã giúp huấn luyện viên Park Hang Seo và các học trò thành công ở giải bóng đá U23 này có thể áp dụng cho vận hành nền kinh tế của VN hiện nay hay không?
Có lẽ sau Giải U23 châu Á này, phải mời ông Park Hang Seo đăng đàn ở một diễn đàn kinh tế nào đó để nghe ông kể chuyện "làm ăn" trên sân cỏ thế nào mà lãi lớn vậy: chưa đá trận chung kết, "Công ty " của ông đã có trong két "lãi ròng" hơn 20 tỷ. Mà con số này chắc không dừng ở đó! Tiền thưởng đúng là “bạn đồng hành” với thành tích, ông Park Hang Seo mới là tay làm kinh tế siêu hạng, chơi mà làm, làm mà chơi đấy nhé!
Không thầy đố mày làm nên. Người dân Việt nam luôn biết ơn huấn luyện viên Park Hang Seo và nhóm cộng sự đã biết thổi hồn vào những cái đầu và trái tim quả cảm của các chiến binh U23 VN. Từ sự chuyển mình, lột xác của bóng đá VN rất đáng tự hào, có thể suy ra muốn đất nước ổn định và phát triển bền vững (không bị tụt hậu) chỉ có con đường duy nhất là phải thay đổi thể chế, trọng dụng nhân tài, lấy lại lòng tin của dân.
Bóng đá kết nối người dân thành sức mạnh của cả dân tộc. Phía trước còn trận chung kết nữa, mong sao điều kỳ diệu giấc mơ VN vô địch U23 châu Á sẽ trở thành hiện thực.
Niềm vui chiến thắng lan tỏa ngay cả đến đứa cháu nội mới có 3 tuổi, tối hôm qua đã thỏ thẻ nói với tôi: Ông nội ơi, mua cho con lá cờ để đi “bão” với ba mẹ. Mong sao giới trẻ đừng quá hăng say, mừng chiến thắng, lao xe bất kể đâm đầu vào cây hay cột điện bên đường mà miệng vẫn còn hô vang "Việt Nam vô địch"... 
"Dáng đứng Việt Nam
                Cờ đỏ sao vàng
                         Lại hiên ngang
                                           giữa đấu trường châu lục
Cho bạn
            Cho tôi 
                       Cho biển đời sôi sục
                                           Niềm tin như sóng dâng trào
 Lịch sử sang trang
            Khoảnh khắc tự hào
                                  Tiến lên Việt Nam!
                                               Tiến vào chung kết !"
T.V.T.
Tác giả gửi BVN
MEN SAY VẬN NƯỚC
XUÂN DƯƠNG/GDVN 26-1-2018
Người Việt đang ngất ngây với chiến thắng sau khi U23 Việt Nam hạ gục đội tuyển nhà giàu Qatar để bước vào trận chung kết U23 châu Á với Uzbekistan.
Chỉ mới 5 tháng trước, ở sân chơi SEA Games, người Việt không khỏi chạnh lòng khi đội bóng của chúng ta bị loại từ vòng bảng sau khi thua trắng Thái Lan 3 bàn.
Vậy tại sao vẫn những gương mặt ấy lại làm nên kỳ tích mà bóng đá Việt Nam và Đông Nam Á chưa bao giờ có được? Trả lời được câu hỏi này cũng chính là trả lời câu hỏi liên quan đến vận nước.
Nói về các cuộc tranh đấu, người xưa có hai câu mang tính chiến lược: “Binh hùng tướng mạnh”; “Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”.


Các cầu thủ U23 vui mừng sau khi giành chiến thắng trước U23 Qatar để lần đầu tiên trong lịch sử giành vé vào chơi trận chung kết U23 châu Á. (Ảnh: Vtv.vn)
Câu thứ nhất cho thấy “tướng mạnh” Park Hang Seo - vị huấn luyện viên trưởng người Hàn Quốc - có một đạo hùng binh là những chàng trai U23 Việt Nam đầy quả cảm, đầy nhiệt huyết, không ngại bất kỳ đối thủ nào kể cả khi phải chơi với đội mà có người bảo là gồm 12 cầu thủ.
Câu thứ hai vận vào “hiện tượng” Park Hang Seo là hoàn toàn chính xác.
U23 Việt Nam có vị huấn luyện viên trưởng mà báo giới Hàn Quốc đặt cho biệt danh là “Ngài ngủ gật” dù thực sự ông không hề ngủ khi ngồi trên băng ghế huấn luyện.
Cũng là huấn luyện viên ngoại, vì sao các ông thày người Đức, người Bỉ, người Nhật không thể khơi dậy lòng quả cảm của những thế hệ vàng Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh,…?
Cũng với các huấn luyện viên ngoại, vì sao năm lần vào chung kết sân chơi SEA Games mà chúng ta không giành chiến thắng lần nào?
Do mặc cảm, tự ti của lứa cầu thủ lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xếp hạng nghèo hay do những vị thuyền trưởng mời về chưa đủ tầm?
Câu trả lời là cả hai.
Cuối năm 2016 một tờ báo chạy tít: “Các nước đã thoát nghèo, bỏ Việt Nam ở lại?”.
Không chỉ có thế, ngay tại những nước chưa thoát nghèo người ta cũng đang có xu hướng “bỏ Việt Nam ở lại” như nhận định của báo Daidoanket.vn:
Nếu không thay đổi kịp thời chắc chắn Việt Nam sẽ bị tụt hậu so với các nước, trong đó có cả Lào, Campuchia”. [1]
Sau những chiến công oanh liệt trước những kẻ địch hùng mạnh nhất thế giới thế kỷ 20, vì sao người Việt lại tự ti như vậy?
Vì sao người Việt lại lo rằng với rừng vàng biển bạc, với trí tuệ thông minh không kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, nước Việt lại có nguy cơ tụt hậu so với cả Lào, Campuchia?
Có gì đó không ổn trong cách giáo dục, trong cách truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hôm nay, có gì đó ngăn cản người Việt sáng tạo, tự tin vào bản thân mình;
Có gì đó kìm hãm khiến người ta an phận với một cuộc sống không đói về vật chất nhưng lại đói về tinh thần, một cuộc sống nhưng đầy rẫy độc hại - từ thức ăn, đồ dùng đến văn hóa, đạo đức?
Trả lời câu hỏi này đương nhiên và trước hết thuộc về những người hoạch định đường lối.
Mấy chục năm chống tham nhũng, qua nhiều thế hệ lãnh đạo vì sao thành công còn hạn chế? Vì sao chỉ sau đại hội Đảng 12 cuộc chiến “lò nóng - củi tươi” mới thực sự bắt đầu?
Khi người dân ngại “đấu tranh - tránh đâu” nghĩa là thiếu “binh hùng”, khi khắp nơi xuất hiện nhan nhản các “vua con” cũng có nghĩa là không có “tướng mạnh”, thế thì làm sao chiến thắng?
Năm 2018 này, mở đầu là những ngọn lửa bốc cao trong chiếc lò thiêu tham nhũng qua hai vụ đại án được xét xử tại hai thành phố ở hai đầu đất nước, một vụ liên quan đến các chính khách, vụ kia liên quan đến các doanh nhân.
Có kỳ lạ không, có trùng hợp không khi mà niềm tin vào cuộc chiến chống nội xâm được nhen nhóm trở lại thì những chàng trai U23 của chúng ta cũng viết nên kỳ tích khiến cả châu Á ngưỡng mộ?
Khi tham nhũng đạt đến đỉnh cao thì niềm tin tất rơi xuống vực thẳm. Cả hai điểm cực đại và cực tiểu ấy thể hiện sự phát triển mang tính biện chứng của quy luật vận động xã hội.
Hệ Từ truyện - quyển Hạ cho rằng "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu" nghĩa là sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, sau khi biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ trường cửu.
Không thể có chuyện tham nhũng cứ hoành hành mãi mà không có cách tiêu diệt, không thể có chuyện những người dung túng cho tham nhũng cứ ngồi mãi trên ngôi cao quyền lực mà không bị vạch mặt chỉ tên.
Cũng không thể tồn tại tình trạng người dân nhìn vào cán bộ mà không biết tin ai bởi biết đâu người được đặt niềm tin đó lại chỉ là một trong các “đồng chí chưa bị lộ” như trường hợp ông Đinh La Thăng khi còn là Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải!
Nước Việt yếu kém về kinh tế chính là do thể chế kinh tế bao cấp, lạc hậu, bởi Nhà nước trong khi chưa làm tròn chức năng quản lý thì lại ôm thêm chức năng kinh doanh;
Bởi đội ngũ cán bộ, công chức có đến mấy chục phần trăm không phải chỉ là không làm được việc mà còn có người bè phái, mua quan, bán chức, câu kết với nhau bòn rút của công, “ăn của dân không từ cái gì”.
Với hơn 90 triệu dân, với hơn 400 tỷ đô la Mỹ xuất nhập khẩu hàng hóa, nước Việt chưa thể nào là cường quốc, nhưng cứ mãi tự ti là một nước nghèo thì làm sao có thể giàu?
Tại sao chỉ với hơn 20 cầu thủ và một số người trong ban huấn luyện, đội U23 Việt Nam đã có thể làm cả triệu con tim thổn thức, có thể làm tất cả mọi người cười vui trong nước mắt hạnh phúc, có thể khiến cả đất nước bừng bừng khí thế chiến thắng.
Không phải chỉ có vậy, những gì mà U23 Việt Nam làm được đã khiến bình luận viên Jackie của tờ Siam Sport (Thái Lan) phải viết nên những dòng thế này:
Có cảm giác, đó không còn là đội bóng của riêng người Việt Nam nữa mà là đội bóng của cả khối ASEAN.
U23 Việt Nam đã tạo ra một chuẩn mực mới cho nền bóng đá Đông Nam Á. Truyền cảm hứng, niềm tin bất tận rằng từ đây bóng đá khu vực Đông Nam Á đã ngẩng cao đầu trước đấu trường châu lục, không còn một sự tự ti hay e dè gì nữa…  
Đây chẳng có gì phải xấu hổ để nói ra điều đó cả. Những gì U23 Việt Nam làm được ở U23 châu Á là quá kỳ vĩ, xứng đáng để cả nền bóng đá khu vực Đông Nam Á và cả châu Á phải học hỏi”. [2]
Những lời bạn bè quốc tế ca ngợi đội tuyển U23 Việt Nam không thể không làm xuất hiện liên tưởng đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Người viết không thích thú với việc ví von đất nước “hóa rồng” bởi rồng chỉ là con vật huyền thoại.
Người viết mong muốn hình tượng đất nước sẽ là chim Hồng hạc tung cánh giữa trời xanh, muốn trên áo các cầu thủ thêu hình chim Hồng hạc bay theo đội hình chữ “V” hướng về phía mặt trời.
Xã hội mà người Việt đang sống, “Cùng” rồi thì tất phải “biến”, “Biến” rồi thì không thể không “Thông”, vấn đề là cứ “ề à” như mấy chục năm qua thì dẫu có mấy chục năm nữa “Thông” nhưng chưa chắc đã “Suốt”.
Người viết có niềm tin, rằng với “đội hình” hơn 20 “cầu thủ” đứng đầu các Bộ và cơ quan ngang bộ, với vị “Huấn luyện viên trưởng” đầy khôn khéo, bản lĩnh và nhân văn, với “ban huấn luyện” vừa quyết liệt vừa mềm dẻo, với triệu con tim cháy bỏng màu cờ sắc áo, không thể nào người Việt lại không thể khiến thế giới ngả mũ thán phục, không thể có chuyện “U Việt Nam” lại không thể ngẩng cao đầu sánh bước với năm châu, bốn biển?
Dẫu biết trận đấu chung kết bao giờ cũng có kẻ thắng người thua, dẫu biết khả năng chiến thắng của U23 Việt Nam trong trận cuối cùng này chỉ là 50-50, người viết vẫn mong và tin rằng đội U23 sẽ trở về với chiếc cúp vàng trên tay và người Việt sẽ lại một đêm không ngủ.
Khi những cuồng nhiệt qua đi, khi những trái tim thổn thức vì bóng đá dịu lại cũng là lúc chúng ta cần nghiêm túc tự hỏi, đến bao giờ đội tuyển của chúng ta mới không phải nghe theo chỉ dẫn của huấn luyện viên ngoại, đến bao giờ chúng ta mới có triết lý cuộc chơi của riêng mình chứ không phải học theo cách chơi của người ngoài.
Và quan trọng hơn khi nào người Việt có thể quyết định hoặc chọn “luật chơi” theo ý mình?
Điều đó chỉ đến khi những kẻ có thói “đi đêm” không thể và không dám thậm thụt phía sau hậu trường nhằm gây bất lợi cho người Việt tại bất kỳ sân chơi nào?
Điều đó chỉ đến khi chúng ta đủ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
[1]http://daidoanket.vn/kt-xh/noi-lo-tut-hau-so-voi-lao-campuchia/68438
[2]https://thethao.thanhnien.vn/bong-da-viet-nam/bao-siam-sport-cua-thai-lan-bai-hoc-thu-vi-tu-u23-viet-nam-82488.html
Xuân Dương
MỘT PHẦN BA VẪN LÀ ...SỰ THẬT
XUÂN DƯƠNG/ GDVN 29-1-2018
Đội tuyển U23 Việt Nam bước vào trận chung kết U23 châu Á tại Thường Châu - Trung Quốc trong ngày tuyết rơi dày đặc, vốn chỉ thỉnh thoảng mới thấy tại vùng núi cao phía bắc như Sa Pa - Lào Cai, Mẫu Sơn - Lạng Sơn.
Thế giới thể thao vẫn cho rằng Đông Nam Á là “vùng trũng” về bóng đá nên chuyện có ai đó ưu ái cho đội tuyển đến từ các vùng miền khác thì sự phê phán cũng không quyết liệt.
Người ta vẫn cho rằng dẫu có vào vòng chung kết thì Việt Nam và Malaysia cũng chỉ là các đội “lót đường”. Không những thế ngay trước giải đấu, ngay cả người trong ngành vẫn chỉ hy vọng đây là giải đấu “tích lũy kinh nghiệm” cho tương lai…
Thi đấu trong hoàn cảnh không ít lần bị xử ép, có trận báo chí quốc tế nói rằng Việt Nam phải thi đấu với đội có 12 cầu thủ.
Đấy là “Thiên không thời”.
Thi đấu tại nước bạn, cách xa quê hương hàng ngàn cây số - nếu tính từ sân bay Thành phố Hồ Chí Minh - trong bối cảnh cổ động viên nước chủ nhà “tẩy chay” giải đấu như tin đã đưa trên Báo Điện tử Vnexpress: “Người Trung Quốc đều quyết tâm tẩy chay giải U23 sau trận thua Qatar. Họ cho rằng trọng tài bị mua chuộc". Các trận đấu tầm cỡ châu lục nhưng khán đài chỉ có vài trăm khán giả.

Người dân cả nước hân hoan đón chào các cầu thủ của đội tuyển U23 Việt Nam về nước trong niềm vui sướng, niềm tự hào. Ảnh: Báo Thanh Niên. 
Cổ động viên Việt Nam không phải ai cũng có thời gian và điều kiện kinh tế để sang Trung Quốc cổ vũ cho đội tuyển, đó là chưa nói đến các thủ tục xuất nhập cảnh chỉ được phía bạn thực hiện tại nơi có cơ quan ngoại giao với lệ phí không hề rẻ (60 USD làm bình thường, 80 USD làm nhanh).
Đấy là “Địa không lợi”.
Điều chúng ta có là dàn cầu thủ trẻ đầy nhiệt huyết, bản lĩnh và kỹ thuật, là sự đoàn kết tin tưởng vào tài năng, uy tín huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo, là những lời chúc kịp thời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là đêm xuống đường không ngủ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, là những phần thưởng lên đến nhiều tỷ đồng của nhà nước, doanh nghiệp, những người hảo tâm và trên hết là sự cổ vũ của cả triệu con tim nơi quê nhà.
Đấy là “Nhân hòa”.
Thua sát nút trong trận chung kết là điều đáng tiếc, song thứ qúy giá nhất mà đội tuyển U23, của bóng đá Việt Nam mang về từ Trung Quốc không phải chỉ là danh hiệu á quân châu lục.
Quà tặng quý nhất mà các chàng trai U23 mang về là niềm tự hào Việt Nam, là sự khẳng định một chân lý, khi người Việt tự tin, khi người lãnh đạo có tâm và có tầm thì trở ngại nào cũng có thể vượt qua, kỳ công nào cũng có thể vươn tới.
Trong ba yếu tố làm nên thành bại: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, đội tuyển U23 Việt Nam chỉ có một, song một phần ba vẫn thể hiện một sự thật, rằng người Việt bước vào năm 2018 với tư thế ngẩng cao đầu, với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh đoàn kết toàn dân, vào trí sáng tạo và sự tự tin mà trước đây có lúc chúng ta tưởng chừng không có.
Trước khi nói lời cảm ơn các cầu thủ, chúng ta cần phải nói lời cảm ơn huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo, cảm ơn tình cảm tốt đẹp pha sự ngưỡng mộ mà bạn bè Đông Nam Á, Hàn Quốc, cùng các nước khác dành cho đội tuyển U23 nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chiến thắng của đội tuyển bóng đá trẻ giúp người dân và quan chức ngộ ra nhiều điều.
Nếu chiến thắng Điện Biên năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 tạo nên kỳ tích để đất nước thu về một mối thì liệu có thể nói chiến tích của các chàng trai vàng U23 cũng góp phần tạo nên cú hích giúp người Việt tự tin vào chính mình, xóa bỏ quán tính trì trệ, bảo thủ tồn tại suốt mấy chục năm khiến người Việt luôn tự hỏi “bao giờ nước Việt mới sánh ngang tầm thế giới?”.
Thiếu đi sự tự tin, các đạo quân hùng mạnh nhất cũng sẽ thất bại ngay trước khi bước vào trận đánh. Thiếu vị tướng giỏi, xương máu các chiến binh quả cảm sẽ đổ nhiều hơn mà thắng lợi chưa thể khẳng định nếu không nói là có thể thất bại.
Phải chăng giờ đây, trong công cuộc chống tham nhũng, xây dựng kinh tế, bảo vệ tổ quốc, chúng ta đã có cả niềm tin và tướng giỏi?
Hay mọi sự khẳng định lúc này đều là quá sớm?
Lời kêu gọi nào lúc này có sức mạnh khiến cả triệu người với rừng cờ đỏ sao vàng tràn ngập từ thôn xóm đến miền quê, đến các trung tâm chính trị, kinh tế cả nước nếu không phải xuất phát từ lòng tự hào là người Việt Nam, là công dân một quốc gia có truyền thống yêu nước và văn hiến?
Đánh thức tiềm năng, khơi dậy bản lĩnh của người Việt có phải chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo, của người đứng đầu hay cũng còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta?
Vượt qua mọi rào cản, gác lại những định kiến cá nhân, cùng nhau hướng về tương lai không chỉ phụ thuộc vào chủ trương, chính sách, thể chế chính trị mà cũng phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của những ai mang trong mình dòng máu Việt, dẫu có thể giờ đây có người không nói được tiếng Việt.
Hãy nhìn và hãy nghe tường thuật trực tiếp trên VTV6 buổi đón tiếp đoàn U23 về nước, như lời bình luận: “Chưa bao giờ có một rừng cờ đỏ sao vàng như hôm nay”; “Chưa bao giờ có một lễ đón như thế diễn ra tại sân bay quốc tế Nội Bài” và trên đường về trung tâm thành phố.
Đó không gì khác hơn là lời cảm ơn mà Thủ đô Hà Nội thay mặt cả nước gửi tới đội tuyển, đó chính là khẳng định cho một sự thật: “Niềm tin là một thứ dẫu có rất nhiều tiền cũng không thể mua được”.
Cùng với bạn đọc, người viết xin được cảm ơn các thành viên ban huấn luyện, cảm ơn các cầu thủ đã mang lại cho ông bà, cha mẹ, bạn bè, cho người dân cả nước một ngày vui hơn cả tết đến.

Với người Việt, các cầu thủ của đội tuyển U23 của chúng ta xứng đáng nhận huy chương vàng. Ảnh: Báo Vietnamnet. 
Màu tấm huy chương mà U23 mang về mới là bạc, nhưng với người Việt điều đó không quan trọng, quan trọng là câu nói “Chúng ta đã nỗ lực hết sức, tại sao phải cúi đầu?’ mà huấn luyện viên trưởng Park Hang-seo nói với các cầu thủ sau trận chung kết.
Không gì cảm động hơn khi một người nước ngoài mới sống tại Việt Nam vài tháng đã tự hào dùng đại từ “chúng ta” để nói với các cầu thủ, phải chăng ông đã xem mình như là một thành viên trong cộng đồng 54 dân tộc Việt cũng như Hoàng tử Lý Long Tường và hậu duệ nhà Lý gần một nghìn năm trước đã chọn Triều Tiên là tổ quốc thứ hai của mình?
Với người Việt, các chàng trai của chúng ta xứng đáng nhận huy chương vàng, và điều này đã được Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) biến thành hiện thực.
Việc PNJ đã dành khoảng 3 tỷ làm ra bộ 31 huy chương bằng vàng thật để tặng đội tuyển U23 cho thấy không chỉ người hâm mộ thể thao mà rất nhiều doanh nghiệp đã xem U23 là “vàng mười” của bóng đá Việt Nam.
Niềm vui nhỏ nhất cũng có thể chia đều cho mọi người, nỗi buồn lớn nhất không hẳn có thể có người san sẻ.
Chỉ có những gì được người dân đón nhận tự nguyện mới là vĩnh viễn, nói thế để thấy bài học yên dân mà tiền nhân dạy bảo không bao giờ được phép xem nhẹ.
Khi đã cố gắng hết sức mà không đạt được kỳ vọng thì chẳng có gì phải xấu hổ, có chăng chỉ là một mỗi buồn man mác. Đáng phải xấu hổ phải là những kẻ nói nhiều mà làm ít, những kẻ chỉ biết vơ vét của thiên hạ về xây từ đường nhà mình.
Câu chuyện bóng đá không chỉ đơn thuần là… bóng đá, đó còn là cái gì đó giống như vận nước, “Qua cơn bĩ cực, đến hồi thái lai”.
Trách nhiệm của người chèo lái, của đội tiên phong là phải biết thời cơ đã đến, là lúc triệu người đồng lòng, chờ tiếng trống lệnh cùng xông lên diệt bọn tham nhũng, hại dân, đưa nước Việt sánh vai cũng các cường quốc trên toàn thế giới.
Nếu không làm được điều đó hôm nay, chẳng phải sẽ mang tiếng ngàn thu, chẳng phải sẽ có lỗi với tổ tông, với bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh máu xương cho dân, cho nước hay sao?
XUÂN DƯƠNG
GIẢI MÃ THÀNH CÔNG CỦA U23 VIỆT NAM : SỨC MẠNH  ĐẾN TỪ ĐÂU ?
MAI ANH / VNN 29-1-2018
Vì màu cờ sắc áo
Tan trận chung kết với U23 Uzbekistan, nhiều cầu thủ đã thất vọng nói lời xin lỗi với người hâm mộ đã gây xúc động rất lớn. Nhưng hình ảnh trung vệ Duy Mạnh đầy nước mắt, cắm một lá cờ Tổ quốc giữa sân Thường Châu và quỳ xuống gục đầu mới khiến tất cả "nổi da gà”. 

U23 Việt Nam, HLV Park Hang Seo, Quang Hải
Hình ảnh Duy Mạnh mắt đẫm lệ, sau khi cắm cờ giữa sân Thường Châu. Ảnh: Anh Khoa
Hình ảnh các cầu thủ mỗi khi ghi bàn thắng xong đều hôn lên lá cờ Tổ quốc trên ngực trái cũng là điều đáng nhớ. Và tất cả đều hiểu, U23 Việt Nam đã chơi bóng bằng một tinh thần dân tộc, vì màu cờ sắc áo như thế nào để cùng mang vinh quang hay chí ít sao cho xứng đáng với màu áo mình khoác lên
Đoàn kết, tính chiến đấu cao
Cơ sở để để làm nên chiến tích lịch sử cho bóng đá Việt Nam của thầy trò HLV Park Hang Seo tại VCK U23 châu Á 2018 vừa qua không gì khác chính là tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật và chiến đấu rất cao. 
U23 Việt Nam, HLV Park Hang Seo, Quang Hải
đây là hình ảnh Tiến Dũng khi rời sân với rất nhiều máu trên miệng sau 1 pha tranh chấp.Ảnh: Anh Khoa
Nếu như không được những điều này, chắc chắn U23 Việt Nam khó có thể chơi tốt trong tất cả các trận đấu đã qua tại giải. Và hình ảnh Văn Thanh, Xuân Trường cúi xuống dọn tuyết cho đàn em, đồng đội Quang Hải sút phạt là ví dụ rất rõ. 
Hay cảnh Tiến Dũng phải đợi đến khi trọng tại chính yêu cầu rời sân vài lần mới ra để bác sỹ chăm sóc vết thương đang chảy máu trên miệng là những hình ảnh rất đáng nhớ của U23 Việt Nam.
Có những cá nhân xuất sắc
Đương nhiên đến lúc này Quang Hải là cái tên xuất sắc nhất trong hành trình lịch sử của U23 Việt Nam tại giải đấu vừa kết thúc ở Trung Quốc. Thế nhưng, Quang Hải cũng chỉ là một trong số những cái tên ấn tượng ở U23 Việt Nam mà thôi. 

U23 Việt Nam, HLV Park Hang Seo, Quang Hải
U23 Việt Nam có rất nhiều cái tên nổi bật, xuất sắc như Quang Hải.Ảnh: Anh Khoa
 Bởi nếu như không có tài năng của thủ thành Tiến Dũng e rằng sẽ khó cho U23 Việt Nam, nếu như Duy Mạnh không có phong độ ấn tượng chiến tích của đội bóng áo đỏ cũng khó mà xảy ra.
Rồi có thể kể đến những cá nhân đầy ấn tượng khác như Văn Đức, Xuân Trường, Đức Huy...tất cả đều đã chơi tốt hơn sự mong đợi. Và một tập thể với nhiều cá nhân xuất sắc, đá vì màu cờ sắc áo, chơi bóng có kỷ luật như thế giành ngôi á quân của giải cũng là xứng đáng.
Thầy Park và BHL tài năng
Cho đến lúc này, ngoài những yếu tố kể trên U23 Việt Nam có những người góp công lớn cho chiến công ấy của U23 Việt Nam chính là HLV Park Hang Seo cũng như các thành viên trong BHL, bác sỹ, trợ lý ngôn ngữ... 

U23 Việt Nam, HLV Park Hang Seo, Quang Hải
HLV Park Hang Seo thực sự giỏi để cùng U23 Việt Nam đi vào lịch sử. Ảnh: Anh Khoa
Thuyền trưởng người Hàn Quốc đã biến các cầu thủ U23 Việt Nam thành một khối, đưa nền tảng thể lực của các cầu thủ lên một tầm cao mới. Và quan trọng hơn, ông thầy này đã truyền được lửa cho các học trò.
Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn về chuyên môn như GĐKT Gede, các trợ lý về chuyên môn, ngôn ngữ hay các bác sỹ...cũng đã góp một tay để xây dựng lên một U23 Việt Nam vừa đi vào lịch sử bóng đá nước nhà.
Và may mắn
U23 Việt Nam đã có một giải đấu thành công, và bên cạnh những yếu tố về con người, chuyên môn thì may mắn cũng đã góp vào chiến tích lịch sử đó của thầy trò HLV Park Hang Seo.
Quang Hải và các đồng đội đã may mắn khá nhiều tại vòng bảng, nhưng nên nhớ may mắn chỉ có tác dụng khi đội bóng đó có thực lực, có khả năng. Bởi vậy, cùng với may mắn những nỗ lực, chuyên môn tốt đã giúp U23 Việt Nam ghi tên mình vào lịch sử.
Mai Anh

'THẾ NƯỚC MẠNH, VẬN NƯỚC LÊN' , THẾ À   ?

BÙI TÍN/ VOA/ BVN 30-1-2018


 
Đội tuyển U23 Việt Nam.
 
Từ hồi bé tôi đã mê bóng đá. Nay sống ở xa quê hương, bóng đá vẫn là niềm đam mê của lão già hơn 9 bó này. Các cuộc thi bóng đá toàn thế giới, các châu lục, giải tòan quốc nước Anh, nước Pháp, nước Đức là môn giải trí tinh thần của tôi. Tất nhiên giải châu Á U23 năm nay cuốn hút tôi.
 
U23 VN gồm các chú thanh niên trung bình 21 tuổi, được huấn luyện viên Nam Hàn Pak Hang Seo dìu dắt có phương pháp, đã làm nên kỳ tích.
 
Ở vòng loại, U23 Việt Nam thua Nam Hàn 1/2, nhưng thắng Úc 1/0, hòa Syria 0/0, được vào vòng cuối.
 
Các đội mạnh như đương kim vô địch U23 châu Á là Nhật Bản và đội Trung Quốc đã bị loại ngay từ vòng đầu.
 
Trong vòng cuối rất sôi động, U23 Việt Nam trong trận tứ kết khởi sắc hẳn lên, thắng Iraq 5/3 qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 3/3 với 2 hiệp phụ, tiếp đó trong trận bán kết thắng Qatar 4/3 cũng qua đá luân lưu 11 mét sau khi hòa 2/2 với 2 hiệp phụ, được vào chung kết với Uzbekistan.
 
Quang Hải là cầu thủ làm bàn xuất sắc và Bùi Tiến Dũng là thủ thành tài ba góp nên những chiến thắng tuyệt đẹp.
 
Tin mừng đội bóng trẻ, đẹp trai làm nên kỳ tích chưa từng có thổi bùng lên cao trào mừng rỡ, mà các báo trong nước thường dung chữ “vỡ òa”, kèn trống nổi lên, cờ đỏ rực rỡ, mọi người la hét, nhảy múa, với cả những hành động điên loạn cực đoan, các cô gái cởi quần dài, áo ngoài nhảy cỡn lên ôm ảnh các cầu thủ… Các báo lề phải thi nhau khen các “chiến sỹ gang thép”, “các cầu thủ vàng”.
Ban Tuyên huấn TƯ không bỏ qua dịp này, đẩy mạnh mọi phương tiện thông tin tuyên truyền, vơ thắng lợi vào cho Đảng ta, chế độ ta, thúc đẩy việc quyên các tiền thưởng lên đến vài chục tỷ đồng, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, cho Chuyên cơ sang Giang Tô - Trung Quốc đón đoàn trở về.
 
Vô duyên hơn cả là báo Nhân Dân trong số ra ngày 25/1 có bài mang đầu đề “Thế nước mạnh, Vận nước lên!”, tán tụng kỳ tích của U23 Việt Nam, coi là thắng lợi tiêu biểu của đất nước, chế độ, là kỳ công lịch sử, gắn bó với những kỳ tích về chống tham nhũng, về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, về củng cố quốc phòng và thế ngọai giao, về xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.
 
Nghĩa là từ mấy trận đá bóng của 11 chú thanh niên mà bốc đồng đưa đất nước toàn diện lên chín tầng mây! Họ cố tình quên đi cảnh biển đảo bị Trung Quốc xâm chiếm, giá xăng dầu lên cao, các thứ thuế phí đều cao, giáo dục lạc hậu triền miên, các bệnh viện chật chội, thuốc giả, thuốc độc hại tràn lan, xã hội đảo điên, bọn lưu manh ở Hội An hành hung khách du lịch với nhiều vết thương, hàng trăm cán bộ nhà nước, đảng viên cao cấp, có cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ, bí thư, chủ tịch tỉnh bị tạm giam, vào tù, khai trừ khỏi Đảng…
 
Cứ như bóng đá có phép lạ làm tan biến mọi bất công và tội ác lan tràn khắp nơi trong xã hội, khi các chiến sỹ dân chủ nhân quyền bị đàn áp tàn bạo, khi nguy cơ mất nước hiện ra ngày một rõ ràng. Có nhà bình luận cho rằng thắng lợi bóng đá kỳ diệu của những chàng thanh niên đã được Đảng tận dụng như những chiếc van hiếm quý, xả đi mọi bức xúc nặng nề đang đè lên xã hội.
 
Tôi cũng có lúc hơi tiếc và hơi buồn khi đội U23 Việt Nam bị loại ở phút thứ 120 của hiệp phụ, nghĩa là ở giây phút cuối. Nếu như qua khỏi được phút cuối ấy với tỷ số 1/1, sẽ có đá luân lưu 11 mét như 2 trận trước, thì rất có thể Việt Nam giành được Cúp.
 
Nhưng nghĩ đi còn nghĩ lại, tôi mừng, rất mừng cho Việt Nam đã chỉ giành được ngôi Á quân, nghĩa là thứ nhì. Xin chớ ai chụp mũ cho tôi là vong bản, không yêu nước.
 
Tôi có lý của tôi. Việt Nam thua là phải vì ngoài cái khó khăn là trận chung kết diễn ra trên sân đóng băng, không khí lạnh cóng âm 4, 5 độ, bất lợi cho đội ta khi đội bạn đã quen với thời tiết như thế.
 
Thêm nữa xét cho kỹ, đội bạn hơn hẳn đội ta cả về thể lực, về kỹ thuật, và về chiến thuật. Bóng trong chân đội bạn nhiều hơn gấp đôi trong chân đội ta, bóng lấn sang phía nửa sân ta cũng lâu hơn, nhiều lần hơn, ta cũng chịu đá góc của bạn gấp nhiều lần hơn. Do vậy ta thua là phải lẽ, là công bằng, là đúng với giá trị thực. Tôi vui mừng vì cái lẽ công bằng, đúng giá trị ấy, không dựa vào số phận đỏ đen, may rủi. Huấn luyện viên Park Hang Sen xin lỗi dân ta là quá khiêm tốn.
 
Tôi còn mừng hơn là vì nếu như đội U23 Việt Nam đoạt Cúp, tôi e rằng ban tuyên huấn TƯ sẽ tha hồ giở trò múa may ma giáo, vơ vào cho Đảng, cho chế độ độc đảng mọi vinh quang, tận dụng để mê hoặc dân về sự lãnh đạo tuyệt vời toàn diện của Đảng, để báo Nhân Dân sẽ có những bài bình vô duyên bốc lửa hơn bài “Thế nước mạnh, vận nước lên!” rất khó ngửi được mấy hôm trước.
 
Mọi người Việt ta hãy tỉnh táo nhận rõ hiện tình đất nước ra sao, niềm tin của dân với lãnh đạo của Đảng đang đâng cao hay hạ thấp, thấp đến đâu? So với các nước láng giềng ta chậm tiến ra sao? cuộc sống vật chất tinh thần của xã hội ta sa sút ra sao, nền độc lập có nguyên vẹn, người dân có dân chủ nhân quyền như phần lớn các nước khác hay không, để cùng nhau tìm ra con đường đấu tranh thích hợp. Hãy trả lại cho bóng đá giá trị thực của nó. Dù cho hấp dẫn đến đâu, bóng đá chỉ là một mặt rất phụ, thứ yếu của cuộc sống xã hội.
 
B.T.
Tác giả gửi BVN.