Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

20160430. VỤ KIỆN 'ĐƯỜNG LƯỠI BÒ' TRƯỚC GIỜ G

ĐIỂM BÁO MẠNG
VỤ KIỆN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" Ở BIỂN ĐÔNG: CUỘC CHIẾN GIỮA 2 CHIẾN TUYÊN TRƯỚC GIỜ G
ĐẮC QUANG/ VietTimes.vn/ BVB 30-4-2016

"Đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc.
Kết quả của vụ kiện biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc sẽ có kết quả trong tháng 5 hoặc tháng 6 tới. Trước giờ G, ngày càng có nhiều quốc gia chọn phe để đứng. Những ý kiến này có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?  
Ngày 18/4, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, cục diện biển Đông leo thang là do những hành động ngang ngược của Trung Quốc gây ra, phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện về "đường lưỡi bò" giữa Phillippines và Trung Quốc đều có tác dụng quy phạm đối với cả hai nước, nước Anh sẽ cùng Mỹ ủng hộ những phán quyết của trọng tài. Phát ngôn của ngoại trưởng Anh khiến Bộ ngoại giao Trung Quốc vô cùng “khó chịu”.
Cùng ngày, ngoại trưởng ba nước Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã có cuộc hội ngộ và phát biểu tuyên bố chung, bản tuyên bố chỉ ra rằng, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ cam kết bảo vệ trật tự luật biển dựa trên nguyên tắc của luật quốc tế, trật tự này được thể hiện trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Mọi tranh chấp có liên quan đều phải do nước đương sự giải quyết thông qua đàm phán và thương thảo.
Tại sao ngày càng có nhiều quốc gia lên tiếng về vấn đề biển Đông? Phải chăng điều này có liên quan tới sự bất đồng và cuộc đấu trí giữa Trung Quốc và Mỹ về vụ kiện này? Phải chăng những ý kiến khác nhau của các quốc gia này có thể được coi là sự ủng hộ đối với Mỹ hay Trung Quốc? Chúng có ảnh hưởng gì tới cục diện biển Đông – thậm chí là cục diện thế giới thời gian tới?Từ đầu năm 2016 đến nay, liên tiếp có các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế bày tỏ thái độ về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Có thể nhận định rằng, sự bày tỏ quan điểm này sẽ tiếp tục gia rằng trước khi kết quả phán quyết của tòa án được công bố vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.
Ai về phe nào?
Việc các nước Anh, Trung – Nga- Ấn bày tỏ thái độ cho thấy lập trường của hai bên về vụ kiện của Philippines lên trọng tài quốc tế có sự khác biệt căn bản: Phía Mỹ - Anh nhấn mạnh hiệu lực quy phạm của kết quả phán quyết, kêu gọi Trung Quốc cần tuân thủ; Phía Trung – Nga  - Ấn thì không hề nhắc gì đến vụ kiện này – tức muốn ủng hộ lập trường của Trung Quốc giải quyết vấn đề tranh chấp trên quần đảo Trường Sa thông qua đàm phán và thương thảo. Do đó, có nên đưa những tranh chấp trên biển Đông kiện lên tòa án, kết quả trọng tài có tính quy phạm về mặt pháp luật hay không đã trở thành giới mốc quan trọng để các bên “chọn phe”, và đội trưởng của hai “phe” lần lượt là Mỹ và Trung Quốc.
Tháng 2/2016, trong cuộc hội thảo tại Cơ quan chiến lược và nghiên cứu quốc tế của Mỹ, phó trợ lý Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề biển Đông Amy Searight và chủ nhiệm các vấn đề chính trị EU tại Mỹ Klaus Botzet nhấn mạnh, phía Trung Quốc cần tôn trọng kết quả phán xét của tòa án quốc tế đối với vụ kiện của Philippines.Mỹ là người phát ngôn và hậu thuẫn quan trọng của Philippines trong vụ kiện này. Ngay từ lúc Philippines trình lên tòa án quốc tế vụ kiện này, Mỹ đã bắt đầu ủng hộ Philippines trên các phương diện ngoại giao, luật pháp và quân sự. Động thái mới nhất từ đầu năm 2016 đến nay là Mỹ tập trung đối phó với cục diện biển Đông trong thời gian tòa án thụ lý hồ sơ, động viên dư luận quốc tế, gây sức ép cho Trung Quốc tuân thủ kết quả phán quyết chính là một trong những biện pháp quan trọng.
Ngày 11/3, đại diện cao nhất của EU phát biểu tuyên bố, cùng với việc biểu thị EU không đứng về phe nào trong những tranh chấp trên biển Đông, kêu gọi các bên có liên quan tuân thủ luật quốc tế - bao gồm UNCLOS và quy trình phán xét, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Ngày 11/4, trong tuyên bố an ninh trên biển được ngoại trưởng các nước G7 thông qua đã trực tiếp nêu rõ vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông, yêu cầu mọi quốc gia cần tôn trọng cơ chế công nhận quốc tế - bao gồm cơ chế trọng tài, bảo về trật tự quốc tế, tuân thủ luật quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển, đồng thời hoàn toàn thực hiện phán quyết có giá trị pháp luật của tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Có thể nói, hàng loạt đợt sóng “bày tỏ lập trường” nói trên đều đứng về phía Mỹ, và Trung Quốc cũng không chịu nhún nhường. Liên tiếp trong các cuộc họp báo định kỳ, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần đáp trả  về việc G7 can thiệp vào các sự vụ biển Đông, đồng thời trước thế “tấn công” mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc cũng ngày càng coi trọng hoạt động đấu tranh trên mặt trận dư luận quốc tế, hay nói cách khác, việc ngoại trưởng ba nước Trung – Nga - Ấn phát biểu tuyên bố chung chính là minh chứng cho việc Trung Quốc tung đòn đáp trả trên mặt trận ngoại giao.
Trên thực tế, trong cuộc họp với phóng viên Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ trước chuyến thăm châu Á hồi đầu tháng 4/2016, ngoại trưởng Nga cho biết, tất cả các quốc gia đương sự trong vấn đề biển Đông đều cần tiếp tục tìm kiếm biện pháp giải quyết chính trị ngoại giao mà hai bên có thể chấp nhận. Những nước phi đương sự buộc phải chấm dứt mọi sự can thiệp và ý đồ khiến vấn đề bị quốc tế hóa. Do hiện tại Nga có nhu cầu chiến lược đối với Trung Quốc, sự ủng hộ của Moscow đối với Bắc Kinh có độ tin cậy nhất định, còn lập trường của Ấn Độ thì cần phải theo dõi thêm và có phần “đáng nghi”, bởi lẽ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa sang thăm Ấn Độ, hai nước đã đạt được thỏa thuận mới trong lĩnh vực hợp tác phòng ngự, Ấn Độ cũng bày tỏ ủng hộ chủ trương của Mỹ trong vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là, có thể thái độ của Ấn Độ đại diện cho tâm lý chung của đại đa số quốc gia trong vụ kiện này. Trước những nỗ lực về ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc, các nước sẽ bày tỏ lập trường khác nhau bằng các phương thức khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, họ đều mong muốn thông qua việc vận dụng chiến lược cân bằng giữa các nước lớn, vừa giữ sự độc lập về mặt ngoại giao, vừa cố gắng giành được nhiều lợi ích nhất từ cả hai chiến tuyến. Điều này đã đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó, phải mất bao nhiêu “tài nguyên” ngoại giao để giành được sự ủng hộ của các nước này mới là đủ, và việc các quốc gia này bày tỏ lập trường giúp Trung Quốc được bao nhiêu?
Cuộc đấu trí giữa hai chiến tuyến
Có phân tích cho rằng, hai năm liên tiếp 2015 và 2016, các nước G7 phát biểu tuyên bố liên quan đến vấn đề biển Đông, đằng sau vấn đề này chắc chắn phải có sự tác động từ phía Nhật Bản, đặc biệt năm nay, Nhật Bản là nước chủ nhà của hội nghị G7. Tuy nhiên sở dĩ Nhật Bản làm được như vậy là có động thái “bật đèn xanh” của Mỹ. Vì mặc dù vấn đề đảo Senkaku và biển Hoa Đông khiến Nhật Bản quan tâm mật thiết đến sự phát triển của cục diện trên biển Đông, tuy nhiên, nếu không có Mỹ tác động tích cực từ đồng minh quân sự là Mỹ, Nhật Bản, G7 và Eu sẽ không thể làm mạnh như vậy.
Trong vấn đề biển Đông, hiện tại Mỹ tập trung khá nhiều công sức vào việc đối phó với cục diện biển Đông sau khi Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, từ tiếp tục “hành động tuần tra tự do” đến tài trợ cho Philippines nguồn thiết bị quân sự trị giá 42 triệu USD, trực tiếp phát động các nước đồng minh gây sức ép trong mặt trận dư luận, gây sức ép cho Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Vậy Mỹ làm như vậy nhằm mục đích gì?
Ngày 14/4, Cơ quan an ninh mới của Mỹ - một cơ quan có ảnh hưởng lớn tới chính sách ngoại giao của Mỹ đã công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất có tên gọi Bãi ngầm, nham thạch và quy tắc pháp luật: Biển Đông sau vụ kiện lên tòa án quốc tế. Bản báo cáo đã chỉ ra rằng, ngay từ đầu, Mỹ đã ủng hộ Philippines giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề biển thông thông qua cơ chế luật quốc tế, do đó, Mỹ và các nước đối tác trong khu vực nên tiếp tục ủng hộ kết quả phán quyết của tòa án và đảm bảo sao cho Trung Quốc phải tuân thủ, đây là nhiệm vụ quan trọng mà Mỹ đang phải đối mặt. Do đó, công việc đầu tiên mà Mỹ phải tiến hành là hình thành một mặt trận ngoại giao công chúng, khích lệ các nước lên tiếng ủng hộPhilippines.
Mỹ cho rằng, nếu Trung Quốc không tuân thủ kết quả phán quyết của tòa án quốc tế thì đồng nghĩa với việc không tuân thủ luật quốc tế - bao gồm Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS), hay nói các khác là không tuân thủ trật tự quốc tế hiện hành, vì quy tắc của các bộ luật quốc tế này là nền tảng của trật tự thế giới (giống như điều đã được nhấn mạnh trong tuyên bố của G7 về an ninh trên biển). Vậy thì trật tự quốc tế hiện hành là một trật tự  như thế nào? Chuyên gia chiến lược nổi tiếng của Australia Hugh White cho rằng, trật tự quốc tế hiện hành ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương lấy Mỹ làm hạt nhân, và trật tự này đang vấp phải những thách thức từ phía Trung Quốc. Phán đoán này tương đồng với quan điểm của hầu hết các chuyên gia, sự bành trướng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế chủ đạo của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương, do đó, Mỹ buộc phải có những hành động để ngăn chặn.
Logic này của Mỹ có thể được giải thích được việc tại sao Mỹ phải thuyết phục nhiều quốc gia “chọn phe” trong vụ kiện này. Vì vụ kiện không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines, mà còn là cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề lý giải và tuân thủ luật quốc tế như thế nào; Vấn đề biển Đông cũng không đơn thuần là tranh chấp các hòn đảo, mà là cuộc tranh giành nắm quyền chủ đạo trong khu vực.
Trung Quốc sẽ đi nước cờ nào?
Trung Quốc đã nêu rõ lập trường sẽ phớt lờ, không chấp nhận, không tham gia vào vụ kiện này của Philippines, chắc chắn Bắc Kinh cũng phải có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý đối với kết quả phát quyết bất lợi cho Trung Quốc và sức ép của dư luận. Trước thế tấn công như vũ bão mà Mỹ phát động trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc sẽ phải có sự phản công tương ứng, đặc biệt là đi vận động tích cực để giành được sự ủng hộ của nhiều quốc gia hơn.
Ngoài việc kiểm soát những tình huống bất trắc hoặc sự xung đột về quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng trái phép trên các hòn đảo và quân sự hóa biển Đông để có thể sử dụng các thiết bị quân sự khi cần. Đây là những vấn đề mà Mỹ và Philippines cần đặc biệt lưu ý để có thể giành thắng lợi trong vụ kiện quan trọng này. 
Đ.Q/viettimes.vn

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

20160429.CHÂN DUNG ĐẠI GIA FORMOSA

ĐIỂM BÁO MẠNG
CHÂN DUNG VỊ ĐẠI GIA FORMOSA VÀ NHỮNG PHI VỤ LÁM ĂN Ở VIỆT NAM
GD&XH/VNN 27-4-2016
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh, tập đoàn formosa,  chân dung đại gia formosa
Ông Vương Vĩnh Tại - một trong 2 người sáng lập Tập đoàn Formosa
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay.
Chân dung đại gia sáng lập Tập đoàn Formosa
Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan, được thành lập bởi hai anh em Vương Vĩnh Khánh và Vương Vĩnh Tại.
Hai anh em họ Vương được xem như những "huyền thoại" kinh doanh của Đài Loan khi chưa học hết tiểu học nhưng đã gây dựng nên một trong những đế chế hùng mạnh nhất châu Á.
Hai anh em ông Vương – người sáng lập tập đoàn Formosa đều đã qua đời. Năm 2008, người anh Vương Vĩnh Khánh qua đời ở tuổi 91 với lượng tài sản ước tính khoảng 6,8 tỷ USD.Vương Vĩnh Khánh, người sáng lập tập đoàn Formosa ở Đài Loan, trong giai đoạn khởi nghiệp, ông đi bán gạo. Mỗi lần đến nhà giao gạo cho khách hàng, ông đều lấy hết gạo cũ trong hũ ra, đổ gạo mới xuống dưới, sau đó mới đổ gạo cũ lên trên để khách dùng trước. Nhờ vậy, mọi khách hàng đều quý mến và tin cậy ông. Tiếng lành đồn xa, sự nghiệp kinh doanh của ông liên tục phát triển.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, người em Vương Vĩnh Tại cũng qua đời vào ngày 27/11/2014, tại Đài Loan. Hiện nay, con trai của ông Vương Vĩnh Tại là Vương Văn Uyên đang giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Formosa tại Đài Loan.
Ông Vương Vĩnh Khánh có người con gái là bà Vương Tuyết Hồng (Cher Wang) được biết đến với vai trò là chủ tịch và người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC. Tuyết Hồng cùng chồng cũng nằm trong danh sách người giàu nhất Đài Loan với tài sản 2,5 tỉ USD. Bà còn được Forbes xếp hạng thứ 46 trong top những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh năm 2012.
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh, tập đoàn formosa,  chân dung đại gia formosa
Bà Vương Tuyết Hồng người sáng lập ra hãng sản xuất smartphone HTC.

Ngoại trừ Nan Ya, ba công ty còn lại đều đứng trong top 1000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2012 theo xếp hạng của Forbes.Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện,...
Tại Việt Nam, Formosa thống trị ngành thép, dệt - nhuộm
Khi vào Việt Nam, Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như miễn tiền thuê đất 15 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% từ năm có thu nhập chịu thuế (thông thường là 25%), 4 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh, tập đoàn formosa,  chân dung đại gia formosa
Một phần của đại công trường Formosa Hà Tĩnh
Tại Việt Nam, dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh). Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án vào khoảng 10 tỷ USD, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.
Tuy nhiên, trước khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động thì hệ thống Formosa đã có rất nhiều công ty lớn hoạt động tại Việt Nam, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai.
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa – Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Sản phẩm chính của công ty này là các sản phẩm sợi, dệt, nhựa.
Formosa Đồng Nai đã thuê gần như toàn bộ hơn 300ha diện tích của KCN Nhơn Trạch 3 để xây dựng khu liên hợp nhà máy sợi – hạt nhựa – nhiệt điện.
Năm 2014, doanh thu của công ty này đạt hơn 17.100 tỷ đồng; tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 17.400 và 13.300 tỷ đồng.
Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD.
Khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh, tập đoàn formosa,  chân dung đại gia formosa
Sản phẩm thép cuộn cán nóng (sản phẩm quan trọng nhất của ngành thép) lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. ngày 25/12/2015, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng - sản phẩm đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam.

Dự án xin giấy phép năm 2008. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 10,5 tỷ USD, dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2016, bao gồm khu liên hợp sản xuất thép, nhiệt điện và cảng nước sâu tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Sau khi hoàn thành, đây dự kiến sẽ là một trong những khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á.Nhưng đáng kể nhất Dự án Khu liên hợp gang - thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư lên đến 28 tỷ USD.
Theo GĐ&XH
CHUYỆN LÀM GIÀU CỦA ÔNG CHỦ FORMOSA
TH /MTG 28-4-2016
Nói về Formosa, đây là doanh nghiệp đóng góp tới 15% GDP của Đài Loan, lại bắt đầu từ một cửa hàng gạo nhỏ nằm trong một khu lao động nghèo ở thành phố Gia Nghĩa.
Về gốc gác, ông Vương Vĩnh Khánh sinh năm 1917 tại thành phố Đài Bắc, Đài Loan, nhưng tổ tiên ông là người Phúc Kiến di cư sang Đài Loan từ thời nhà Thanh cách đây hơn 150 năm. Khi đó gia đình rất nghèo túng. Tới thời cha ông là Vương Trường Canh cũng chỉ có ít đất đồi trồng trà xanh nuôi thân.
Nhà nghèo, nên tới năm 15 tuổi ông mới tốt nghiệp tiểu học và phải nghỉ học ở nhà giúp gia đình mưu sinh. Sau khi nghỉ học, ông đi làm tạp vụ cho nhiều nơi và cuối cùng làm tạp vụ cho cửa hàng bán gạo. Máu kinh doanh ngấm vào đầu lúc nào không biết. Ông nhờ cha chạy vạy đi vay được 200 tệ mở cửa hàng riêng bán gạo.
Cửa hàng bán gạo của ông đã nhỏ lại  ở vị trí không đẹp và ra đời sau các tiệm gạo khác trong khu vực, vì vậy ông Vương đứng trước nguy cơ mất cả 200 đồng tiền vốn.
Từ cái khó, Vương Vĩnh Khánh liền nghĩ cách sinh tồn, vươn lên trong nghịch cảnh. Ông mang gạo tới từng gia đình, một việc mà các chủ cửa hàng gạo chưa bao giờ làm. Gạo thời đó nhiều tạp chất như trấu, sạn... nên ông đã cho sàng sảy lại, làm sạch bóng trước khi giao cho khách hàng. Gạo được mang tới từng gia đình, ngon, sạch, giá cả cạnh tranh làm khách hàng rất hài lòng.
Không chỉ sáng tạo trong kinh doanh, Vương Vĩnh Khánh còn là một người rất chú ý và chiều khách. Ông tìm hiểu tất cả các khách hàng của mình và đoán định thời điểm khách phải mua gạo để chủ động mang gạo đến cho khách mà không phải đợi khách gọi.
Đa số khách hàng của ông Vương là công nhân và người lao động nghèo, nhiều lúc họ không có tiền khi ông chủ tiệm gạo mang gạo đến định kỳ. Vì thế ông chủ Vương quyết định cứ đến hạn ông sẽ đem gạo đến cho khách hàng nhưng nếu khách chưa có tiền thì ông sẽ nhận tiền sau.
“Gạo chú Vương” tốt lắm, tiếng lành đồn xa. Lúc đầu cửa hàng của ông chỉ bán được mỗi ngày khoảng trên 10kg, sau đó mỗi ngày bán được tới hơn 100kg. Cửa hàng gạo của Vương Vĩnh Khánh chẳng những tồn tại mà còn làm ăn phát đạt đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, công nghệ sản xuất đồ nhựa bắt đầu phát triển. Nhạy bén, thức thời, năm 1954 Vương Vĩnh Khánh chuyển sang kinh doanh sản phẩm nhựa, thành lập Công ty công nghiệp nhựa Đài Loan và nhà máy sản xuất đồ nhựa. Từ đó cái tên Formosa ra đời.
Như vậy, từ cửa hàng gạo với vốn đầu tư 200 đồng đi vay, nay Vương Vĩnh Khánh đã trở thành ông chủ của công ty, rồi thành ông chủ của Tập đoàn Formosa với hơn 30 công ty con, hơn 1.500 nhà máy, công xưởng.
Năm 1984 doanh số của tập đoàn tới hơn 4,5 tỉ USD và được tạp chí Forbes bình chọn là một trong “50 công ty mạnh hàng đầu thế giới” khi đó.
Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, ngày nay FPG đã phát triển thành một mạng lưới hàng trăm công ty con, với 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Nan Ya Plastics (sản xuất nhựa), Formosa Petrochemical (hóa dầu), và Formosa Chemicals & Fibre (sợi nhựa, vải). Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, FPG còn đầu tư vào lĩnh vực thép, chất bán dẫn, điện...
Theo xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty trên đều đứng trong Top 1.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỉ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỉ USD.
Ông Vương Văn Tường, Phó tổ trưởng Tổ quản lý dự án Formosa Hà Tĩnh, cho biết quyết định đầu tư nhà máy thép trị giá hàng chục tỉ USD của Formosa vào Hà Tĩnh năm 2008 là quyết định của chính ông Vương Vĩnh Khánh, khi đó vẫn giữ chức Chủ tịch Formosa dù đã 91 tuổi, xét trên tổng thể các điều kiện, từ nhu cầu thị trường, chính sách ưu đãi của Chính phủ về thuế và đất đai, lợi thế cảng nước sâu Sơn Dương… 
"Vào năm 2008, xét các yếu tố thuận lợi như trên, Chủ tịch Tập đoàn lúc đó là ông Vương Vĩnh Khánh quyết định đầu tư tổ hợp gang thép tại Hà Tĩnh. Đây sẽ là nhà máy lớn thứ 5 của tập đoàn và là dự án khởi đầu quan trọng cho tham vọng tiến xa trong ngành thép của chúng tôi", ông Vương Văn Tường nói.
T.H
ÁI NỮ TUYẾT HỒNG VÀ FORMOSA 'HOẠT ĐỘNG CHÙA' Ở VŨNG ÁNG
NGUYỄN TRANG&LÂM ANH/ BVB 29-4-2016
Vương Tuyết Hồng - ái nữ của người sáng lập tập đoàn Formosa
Có lẽ nhiều người trong chúng ta ít ai biết được sự quan hệ, nguồn gốc của tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Gốc của công ty FORMOSA chính là ông tỉ phú Đài Loan Y. C. Wang hay được gọi là Wang Yung-ching 王永慶, ông qua đời năm 2008, hưởng thọ 91 tuổi.
           Wang Yung-ching cưới bà Guo Yueh-lan và có 2 con trai, 8 gái. Ông lập gia đình với một tì thiếp sau đó và có được người con trai đầu tên là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group), là bạn thân của Jiang Mianheng con trai của Giang Trạch Dân (Jiang Zemin).
Winston Wang và Jiang Mianheng cùng sáng lập công ty Trung Quốc Grace Semiconductor Manufacturing, một công ty chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho Quốc Phòng Trung Quốc có cơ sở tại số 1399 Zu Chong Zhi Road Zhangjiang Hi-Tech Park Shanghai, 201203 China. 
William Wong (chủ tịch Formosa Chemicals & Fibre) là cháu của ông Wang Yung-Ching cùng với cậu mình là Winston Wang (chủ tịch Formosa Plastics Group) cùng góp vốn để mở tập đoàn Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Tuy Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh mang tiếng là một Công Ty Đài Loan, tuy nhiên sự "dây mơ rễ má" liên quan sâu nặng với Quốc Phòng Trung Quốc.
Năm 2009, Formosa đã được Chính Quyền cấp cho thuê hơn 33 triệu m2 với thời hạn 70 năm, giá thuê đất là 80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm. Khu Công Nghiệp nầy được hưởng chế độ ưu đãi là miễn tiền thuê đất 15 năm đầu và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm về sau (Hà Tĩnh ký cho Formosa  thuê 70 năm!).
Như vậy hiện nay Formosa được hoạt động CHÙA, không cần phải trả tiền cho Hà Tĩnh, hơn nữa tiền đặt cọc để thuê đất, Formosa đã thiếu nợ 46 tỉ không chịu trả, xù luôn 136,76 tỉ thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường. Tính đến nay Formosa đã thiếu Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng và Chính quyền Hà Tĩnh là 182,76 tỉ đồng.
Hà Tĩnh đã phải bỏ tiền túi ra chi trả gần 33 tỉ đồng cho việc "Giải Phóng Mặt Bằng", bồi thường gần 42 ha đất cũng như chi trả 15,5 tỉ đồng bồi thường di dời các hộ trong khu vực.
Formosa hiện nay khước từ, không chịu trả cho Hà Tĩnh 182,76 tỉ tiền nợ thuê đất và thuế, đồng thời trước đó đã bắt Hà Tĩnh phải ứng trước số tiền 48,5 tỉ để đuổi hằng nghìn hộ gia đình ở Vũng Áng đi nơi khác để chiếm đất làm Khu Công Nghiệp.
            Formosa không phải trả phí thuê đất trong vòng 15 năm đầu, không đóng thuế cho Việt Nam, đồng thời hủy hại môi trường biển trầm trọng..
Vậy mà ngày 25/4/2016, Ông Chu Xuân (楚轩) Phàm - trưởng vănphòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”...
/Sent from my iPad /(From iPad of  Nguyên Trang)
---------------
*           *           *
Ái nữ tập đoàn Formosa – từ căn nhà thế chấp đến sự nghiệp tỷ đô
Vương Tuyết Hồng là “thiên kim tiểu thư” của người sáng lập tập đoàn Formosa. Bà bắt đầu khởi nghiệp từ một căn nhà thế chấp.
Vương Tuyết Hồng sinh tại Đài Bắc vào ngày 14/9/1958, là con gái cưng của Vương Vĩnh Khánh, người sáng lập Tập đoàn Formosa Plastic Group – công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh.
Dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ kế, bà lên đường du học Mỹ. Năm 1979, bà theo học ngành âm nhạc tại trường Đại học California ở Berkeley. Năng khiếu âm nhạc của Tuyết Hồng được đánh giá rất cao.
 Năm 1981, Tuyết Hồng hoàn tất xuất sắc chương trình nghiên cứu kinh tế tại trường UC Berkeley. Người cha Vương Vĩnh Khánh muốn bà trở về Formosa làm việc. Tuy nhiên, Vương Tuyết Hồng lại quyết định chuyên tâm vào lĩnh vực máy tính giá rẻ cùng người chị Vương Tuyết Linh.Tuy nhiên sau này, bà nghe theo lời khuyên của vị cố vấn gia đình và theo học ngành kinh tế để nối nghiệp cha.
Ái nữ tập đoàn Formosa hiện là Chủ tịch kiêm đồng sáng lập HTC
Năm 1983. Tuyết Hồng bắt tay vào việc mở xưởng sản xuất bo mạch chính (mainboard) tại FIC. Trong lúc này,  Trần Văn Kỳ, một người đồng sáng lập Công ty Symphonium ở Thung lũng Silicon, trở về Đài Loan để tuyển mộ nhân viên và mở cơ sở sản xuất chip điện tử tại đó.
Tuyết Hồng nhanh chóng đặt mối quan hệ, họ trở nên ăn ý. Năm 1988, họ cùng nhau thiết lập công ty VIA Technologies, chuyên sản xuất linh kiện điện tử. Sự nghiệp chung của cặp vợ chồng quyền lực Trần Văn Kỳ và Vương Tuyết Hồng bắt đầu từ đó.
Những câu chuyện về bà kể lại, thời đó, để bán được nhiều máy tính, Vương Tuyết Hồng thường một mình kéo theo một cái bàn to, thuê gian hàng ở các hội chợ để bán hàng.
Một lần, Vương Tuyết Hồng nhận được đơn hàng từ Tây Ban Nha trị giá lên đến 700.000 USD. Bà vô cùng mừng rỡ mà không hề biết mình đã bị lừa.
Sau đó, một mình bà bay đến Tây Ban Nha, ở lại Barcelona một năm trời để truy đến cùng bản hợp đồng song vẫn ra về tay trắng. Đây là thất bại đầu tiên, những cũng chính lại là bước khởi đầu để bà tạo lập nên danh tiếng trên thị trường máy tính bình dân ở châu Âu.
Mười năm sau, VIA Technologies trở thành nhà cung cấp linh kiện điện tử đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Intel, với 33 chi nhánh đặt ở các nước. Đến 1997 họ chuyển đại bản doanh về Đài Bắc.
Năm 1998, công ty sản xuất máy tính bảng và điện thoại di động Đài Loan ra đời lấy tên là High Tech Computer (HTC) với sự góp công góp sức của bộ ba Vương Tuyết Hồng, Trác Hóa Thổ (Peter Chen) và Chu Vĩnh Minh (HT Cho).
Báo Dân Trí dẫn nguồn tin từ truyền thông nước ngoài cho hay, ấn tượng Vương Tuyết Hồng tạo cho người đối diện là giọng nói hào sảng, tính cách thẳng thắn, không chấp nhận bị người khác quản chế. Người ta đánh giá rằng, bà là người giống cha mình nhất trong số các người con, ngay cả điệu bộ, cách ăn nói.
Bà thích đánh những canh bạc lớn kiểu “nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực”. VIA Technologies nổi tiếng cũng là nhờ cuộc chiến với hãng sản xuất chip Intel (Mỹ). Bà cũng nổi tiếng trong giới truyền thông khi tại buổi tiệc tất niên của Công ty 2, bà đã thách thức Tổng Giám đốc Apple PSteve Jobs trong cuộc đua đến vị thế dẫn đầu thị trường công nghệ thế giới.
Sau nhiều năm lèo lái “con thuyền” HTC, tháng 3/2015, bà lên nắm quyền điều hành với vị trí Chủ tịch kiêm đồng sáng lập HTC.
Bên cạnh đó, bà vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình là Trưởng phòng Thí nghiệm Phát triển Tương lai của hãng.
Bà hiện đang là một trong những người phụ nữ quyền lực và thành công nhất trong làng công nghệ. Thậm chí năm 2014, bà còn được tạp chí Forbes danh tiếng đưa vào danh sách 54 người phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới.
Lâm Anh (t/h)/VietQ.vn

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

20160428. THỦ TƯỚNG DŨNG VÀ 'TỨ HÙNG'

ĐIỂM BÁO MẠNG
THỦ TƯỚNG DŨNG THUỘC HÙNG NÀO TRONG TỨ HÙNG?
THIỆN TÙNG/DÂN QUYỀN 18-4-2016
Kết quả hình ảnh cho thủ tướng nguyễn tấn dũng về hưu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị Đảng của ông “đuổi việc” đã “thanh thản trở về với cuộc sống đời thường...” hơn 10 ngày rồi, thế mà thiên hạ vẫn cứ “nhiệt tình” khen chê ông . Người ta đánh giá về bản chất của ông Dũng có khác nhau xung quanh chữ “hùng”: kiên hùng, yên hùng, kiêu hùng, gian hùng... Người viết thấy “gian hùng” gần với bản chất ông Dũng hơn.
Trong tranh luận khen chê, người ta lấy ông Dũng cân đo hơn thua, cao thấp so với chỉ những người trong Bộ Chính trị Đảng CSVN, theo kiểu tìm thằng chột cử làm vua xứ mù. Đỉnh cao của phái khen xem ông Dũng là người “ kiên hùng”, đỉnh cao của phái chê xem ông Dũng là kẻ “gian hùng”. Họ cứ cãi nhau để rồi “gà ai nấy ôm”.
Từ ngày ông Dũng bị bãi nhiệm (6/4/2016), Tùng tôi xem ông Dũng như là người “quá cố”, muốn để yên cho ông ấy “thanh thản về với đời thường”,“ráng làm người tử tế” theo nguyện ước của ông ta. Nhưng thấy việc khen chê ông Dũng cứ kéo dài, nặng về cảm tính, dễ rơi vào sùng bái cá nhân, Tùng tôi xin thố lộ cảm nhận từ lâu của mình về ông Dũng, để may ra góp phần thúc đẩy việc tranh luận vô bổ nầy sớm ngã ngũ.
Nói một đàng làm một nẻo, tiền hậu bất nhứt là căn bịnh mãn tính truyền đời của giới lãnh đạo Đảng CSVN, ông Nguyễn Tấn Dũng là người nổi trội trong số đó. Với tôi, ông Dũng không phải người “kiên hùng”, “gian hùng” mới gần với bản chất ông hơn. Vải the không thể che mắt thánh, dầu ông Dũng giỏi làm động tác giả tới đâu, người ta cũng nhận ra bản chất của ông cục bộ cá nhân, hảo danh hảo lợi. Để đạt được điều đó, ông luôn tỏ ra mình là người nổi trội, muốn trở thành nhà mưu lược, nhưng do trí độ hạn chế, ông dẫm chân ở tầm mưu sỉ. Hành động của người mưu sỉ là tráo trở, gian manh – thói thường là vậy.
Cả trong Đảng và bộ máy Nhà nước đã qua và hiện tại, ông Dũng vẫn là người nổi trội hơn hết. Nếu xem ông Dũng là người hùng thì chỉ có thể là người hùng trong Đảng, nhưng đối với nước với dân, ông là người phá phách số 1 so với những người đồng nhiệm và tiền nhiệm của ông – nhiệt tình + dốt nát = đại phá hoại.
Cần giải đáp câu hỏi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người của Đảng hay của Dân? Câu trà lời là: Dưới thể chế độc tài Đảng CS trị, cha nào con nấy, Quốc hội đỏ thì Thủ tướng cũng không thể khác màu. Quan điểm (cách nhìn) của ông: “Còn Đảng Dân Nước mới còn”. Lập trường (chỗ đứng) của ông: “Vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ”. Hãy nhìn kỹ xem, dầu gần 20 năm trên cương vị phó Thủ tướng và Thủ tướng, chưa bao giờ ông Dũng là người của Dân mà là người của Đảng. Không nghe thấy sao: Họp Quốc hội hay Chính phủ, ông đều xưng hô bằng hai từ “đồng chi”. Quốc hội yêu cầu ông từ chức, ông nói: “Tôi không đòi, do Đảng phân công, khi nào Đảng bảo từ chức tôi sẽ từ...”. Mới hôm 6/4/2016 đây thôi, theo luật định, Quốc hội và Chính phủ tồn tại song thời, Quốc hội chưa hết nhiệm kỳ, dầu không muốn, ông vâng lời Đảng, ngoan ngoản chấp nhận bị bãi nhiệm (bị cách chức) nhường quyền cho Chính phủ Lâm thời do Đảng của ông dựng lên.
Như đã nói, với tôi, ông Dũng không phải là người hùng, gian hùng mới gần với thuộc tính của ông hơn. Không phải “nhà sập bìm bìm leo” đâu, từ lâu tôi đã cố mà không thể tin được ông được. Bởi vì ông làm động tác giả rất giỏi, thuộc hạng người thích “đi mây về gió”, “sớm nắng, chiều mưa”, mang trong người tính “hảo danh, hảo lợi. Ông, đúng hơn không phải chỉ riêng ông, chuyên nghề “ăn mày dĩ vãng”, Đảng CSVN như là cái phao, là chỗ dựa để ông mưu danh, đạt lợi cho bản thân và gia đình.
Người ta thường nói “Mưu thâm thì họa cũng thâm”, “vỏ quít dày có móng tay nhọn”, Cả Trọng chơi khâm, lấy quyền tước, danh vị chiêu dụ thuộc hạ của ông Dũng, cô lập ông rồi xúm nhau moi móc tội trạng của ông, bảo ông phải tự giải trình hơn 10 cái tội. Ông cố thức đêm giải trình giao nộp đúng hẹn, nhưng người ta cố tình ngâm dấm không điều tra xem xét, coi như ông bị án treo. Thế rồi, lấy cớ đó và tìm mọi cách loại ông ra khỏi Ban Chấp hành TW Đảng và mượn tay Quốc hội dùng luật rừng cách chức ông. Bị đẩy vào đường cùng, không còn cựa quậy gì được nữa, ông buông ra câu dối cả lòng mình: “Tôi rất thanh thản trở về với cuộc sống đời thường .., tôi cảm thấy hạnh phúc”. Thanh thản, hạnh phúc cái con khỉ, thế ông Lưu Trọng Văn nào đó tưởng ông “lên thiệt”, chê ông nhát gan chạy xịt, thiếu trách nhiệm với nước, với dân..v.v...
Nhờ giỏi làm động tác giả và xảo ngôn theo kiểu nắng bề nào che bề ấy để kiếm điểm, khiến người ta lầm tưởng ông là người cấp tiến, thân phương Tây, bài Trung Quốc. Bằng chứng là:
- Khi Trung Quốc cấm giàn khoan HD 981 vào hải phận Việt Nam, dân chúng biểu tình chống TQ, Đến Philippines (21/5/2015), ông trả lời phóng viên: “Chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo là thiêng liêng, nhất định không đánh đổi điều thiêng liêng nầy để lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó...”. Để rồi khi về nước, qua điện thoại di động, ông hộc tốc ra lịnh cấm biểu tình chống Trung Quốc và ra công văn cấm tụ tập đông người – trên 5 người phải xin phép.
- Trước áp lực của nhân dân đòi có luật biểu tình, tại nghị trường Quốc hội, nhân danh Thủ tướng Chính phủ, ông yêu cầu Quốc hội sớm thông qua luật biểu tình. Thế rồi năm nầy qua năm khác chẳng thấy ra luật biểu tình. Mới đây, Quốc hội thúc phía Chính phủ trình dự luật biểu tình cho Quốc hội xem xét, thì cũng tại nghị trường Quốc hội, chính ông là người lên tiếng ngăn cản.
- Theo chủ nghĩa hình thức, đi đến nước nào, kể cả Trung Quốc, ông đều câu cho được họ ký “quan hệ hợp tác chiến lược” để rồi chiến thuật cũng không thấy. Sang Mỹ hay các nước phương Tây thì ông nói nghe mùi mẫn với họ, tỏ rõ thái độ bài Trung. Khi về nước, ông luôn tỏ ra thân thiết với Trung chõi lại họ. Rõ nhứt là bài diễn văn ông đọc tại lễ kỷ niệm 30/4/2015 tại Sài Gòn, và trong đón tiếp Tập Cận Bình vừa rồi, không chỉ một lần như những người khác, ông ôm hun thắm thiết Tập Cận Bình đến 3 lần và tươi cười khi ông Bình mời ông sang thăm Trung Quốc. Sau đó, ông thất vọng chán chường khi Nguyễn Sinh Hùng được cử sang thăm Trung Quốc thay ông.
- Trước ông, chưa có vị Thủ tướng nào để đất nước lệ/phụ thuốc vào Trung Quốc cả chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quá sâu đậm như thời ông. Chẳng hạn: cho TQ thuê rừng đẩu nguồn và ven biển; khai thác bauxite Tây nguyên; để người TQ xâm nhập làm mưa làm gió khắp cùng đất nước, hình thành những đặc khu của người Tàu, rõ nhất là khúc ruột miền Trung thuộc tỉnh Hà Tĩnh và khu nhiệt điện ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh; cho Trung Quốc thầu khoảng 90% những công trình xây dựng trong nước; để cho hàng ế, độc hại của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam ..v.v... - Thời ông làm Thủ tướng, để mặc tình Trung Quốc từng bước khống chế 2 tử huyệt, đó là biển đảo và nguồn nước sông Mékong. Ngư dân biển và cư dân đồng bằng sông Cửu Long đang rên siết, đang réo gọi tên ông và Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của ông. Có lẽ do các ông bận mãi mê cãi lộn, tranh giành ngôi thứ với nhau nên không hay biết chớ gì?!
Không ít người thắc mắc, tại sao ông Dũng suốt đời “Vì Đảng quên Dân, vì thân phục vụ” mà Đảng nở “dứt dây” ông ? Có người cho rằng: do ông Dũng kéo bè kéo cánh, háo danh, tham nhũng. Người khác cãi lại: kéo bè kéo cánh, háo danh, tham nhũng đâu phải chỉ riêng ông Dũng, nhìn kỹ xem, trong giới cầm quyền gần như ai mà không như vậy? Vậy thì do đâu ? Câu trả lời chính xác là “tranh quyền, ganh ăn tìm mọi cách hạ bệ nhau”.
Khi thấy ông Dũng bỏ cuộc dễ dàng, có người cho là ông “bán độ”, “hy sinh đời bố củng cố gia đình”. Người nầy dẫn chứng nghe cũng có lý: Đối với người chết, ông Dũng đã sớm xây cất Từ đường đồ sộ ở tỉnh Kiên Giang. Đối với người sống: Chị Thắm của ông là bà chủ đồn điền cao su ở Đông Nam bộ; Em trai của ông là Tư Thắng, vua xe Taxi rộng hơn vùng Tây Nam bộ; Con trai lớn của ông Nguyễn Thanh Nghị, đang là Bí thư tỉnh Kiên Giang kiêm trông coi kiến thiết đảo Phú Quốc; Con gái rượu của ông là Nguyễn Thanh Phượng, một trong những vị vua ngành ngân hàng – Vietcapital (Bản Việt) Phượng là chủ sở hữu; Con trai út của ông là Nguyễn Minh Triết, tuổi còn trẻ bân, đang là tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn tỉnh Bình Định.
Lại có người lo ngại dùm ông Dũng: Liệu người ta có để yên cho người thân ông tại vị không? Người ta hồi tố tham nhũng đối với ông thì sao? Lo bao đồng – một người khác xen vô, người ta có luật chơi riêng với nhau từ lâu: “Mầy ăn, tao ăn, nó ăn = chúng ta cùng ăn”, “Mi không đánh ta, ta không đánh mi = huề cả làng”, “Mi moi móc người thân ta, ta moi móc người thân mi = huề cả nước”.
Thấy ông chưa chi vội chạy, người ta buồn nói vậy thôi, chớ gần 20 năm ở cương vị phó Thủ tướng và Thủ tướng, ông Dũng chọc cứt không nên lỗ, quậy phá như thế đã đủ lắm rồi rồi, nếu ông nán lại đôi ba tháng nữa cho hết nhiệm kỳ cũng không làm được việc gì cho đất nước, có khi còn hại thêm.
Thay cho lời kết, Tùng tôi thấy cần lưu ý ngài nguyên Thủ tướng Dũng 2 việc:
1/ Chính đích thân Ngài mời Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, nếu không có gì thay đổi, cuối tháng 5 tới đây ông ấy sẽ đến. Ông ấy đến mà vắng Ngài, những người đương nhiệm biết phải nói làm sao với khách, chẳng lẽ nói “Ngài đã bị cách chức” thì kẹt lắm ?
2/ Hãy cố thử xem, nếu ráng mà không trờ thành người tử tế, không hòa nhập được với cộng đồng, Ngài nên nhờ chàng rể hoặc ông thông gia, có quốc tịch Mỹ, làm mai mối sang định cư bên ấy cho thanh thản và hạnh phúc theo nguyện ước của Ngài ?
Thiện Tùng
18/4/2016