Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

20180930. BÀN VỀ KHÁI NIỆM GIAI CẤP LÃNH ĐẠO

ĐIỂM BÁO MẠNG
CÓ HAY KHÔNG GIAI CẤP LÃNH ĐẠO ?

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 30-9-2018

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo Đại hội CĐVN XII. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Khái niệm Giai cấp công nhân (GCCN) là giai cấp lãnh đạo cách mạng thuộc về Chủ nghĩa Mác Lê nin (CNML). Chủ nghĩa này sai lầm và khái niệm giai cấp lãnh đạo là bịa đặt.
Khái niệm trên được viết trong sách báo, được tuyên truyền, nhưng chưa xẩy ra trong thực tế. Người ta ngụy biện, cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo vì : 1- Nó đại diện cho nền sản xuất tiên tiến nhất; 2- Có tinh thần cách mạng cao nhất, nhờ có tính tổ chức, kỷ luật ; 3-Có tư tưởng và CNML soi đường; 4- GCCN lập ra đảng Cộng sản là đội tiên phong; 5- Lịch sử giao cho GCCN sứ mệnh đánh đổ tư bản, đế quốc; 6- GCCN có bản chất quốc tế. Để đánh đổ các lập luận 1 và 5 là quá đơn giản. Phản bác lại các lập luận 2; 3; 4; 6, vạch ra sự ngụy biện tuy có khó hơn, nhưng khi biết phân tích và so sánh thì cũng dễ đạt được.
Lịch sử nhân loại cho biết trong các cuộc cách mạng, các phong trào quần chúng hoặc những việc làm phải huy động nhiều người, có tổ chức, khi cần có sự lãnh đạo thì đó là sự lãnh đạo của một số ít người, thường là những người có tư tưởng, có khả năng tổ chức. Họ đề ra đường lối, lập ra đảng hoặc đoàn thể chính trị, chọn ra người đứng đầu, cử ra những người phụ trách việc nọ việc kia, vận động quần chúng ủng hộ. Nếu chủ trương đấu tranh vũ trang thì còn cần lập ra quân đội.
Lãnh đạo là việc làm cụ thể, khó khăn, phức tạp. Đó không thể là việc làm của bất kỳ một giai cấp nào, vì giai cấp không phải là một tổ chức. Nói rằng cách mạng cần có một giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp một. Cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp 2, cao hơn. Đến lượt cho rằng GCCN Việt Nam lãnh đạo cách mạng là bịa đặt cấp 3, cao hơn nữa. Sự bịa đặt này là do lặp lại một cách sáo vẹt CNML, là sản phẩm của những trí tuệ hạng thấp, quen thói nô lệ, không chịu suy nghĩ, không phân biệt được đúng sai.
Trên thế giới, khái niệm GCCN lãnh đạo đã tan biến theo sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhưng ở VN nó vẫn tồn tại dai dẳng. Trước đây nghe Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói về sứ mệnh lãnh đạo cách mạng của GCCN VN tôi đã bị ớn lạnh, nhưng cho qua khi nghĩ rằng ông ta chỉ có trình độ để nói như vậy. Gần đây, tại Đại hội Công đoàn VN lần thứ XII (25 tháng 9/2018) ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vài lần nhắc đến GCCN Việt Nam đại diện cho nền sản xuất tiên tiến và là giai cấp lãnh đạo làm cho tôi không nhịn được cười.
Tại diễn đàn đại hội, ông chăm chú nhìn vào bài viết sẵn và đọc: “Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, chúng ta tiếp tục kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội …”
Ở thế kỷ 21, với nền sản xuất dùng công nghệ 4.0 mà còn đọc như sáo vẹt câu trên, lại tự hào là người có bằng cấp cao, nắm được lý luận thì thật đáng lo ngại cho tương lai ĐCSVN.
Về đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Đúng là VN hàng năm xuất cảng nhiều ô tô hiện đại, nhiều điện thoại di động cao cấp. Con số tiền xuất khẩu được kể vào cho GDP của VN, nhưng VN chỉ được cái danh hão. Tiền thu được là tài sản của Toyota và Samsung. Sản phẩm hiện đại do công nhân VN làm ra, nhưng công nghệ do tư bản nước ngoài làm chủ. Nếu không dùng công nghệ của Samsung thì hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu công nhân VN cũng không thể làm được một chiếc điện thoại, tự công nhân VN không làm nổi một chiếc đinh ốc tinh vi. Thế thì họ đại diện cho nền sản xuất tiên tiến chỗ nào. Hay là nhờ vào số công nhân đi xuất khẩu lao động trên nhiều nước.
Về lãnh đạo. Nói rằng lãnh đạo thông qua đội tiên phong Đảng CS là một cách nói liều, nói bừa, bịp bợm. Việc ĐCS tự nhận là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc …” không đúng với bản chất. Hãy nghe TBT phát biểu: “Nhân dịp này, tôi cũng đề nghị các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy vai trò, tiềm năng của giai cấp công nhân Việt Nam”. Giai cấp lãnh đạo gì mà đời sống cơ cực, trình độ thấp kém đến nỗi phải nhờ người khác chăm lo, giáo dục. Rồi nữa, ông Trọng còn than thở : “Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân…“. Giai cấp lãnh đạo mà như thế thì lãnh đạo được ai, làm được gì.
Xin hãy nhìn vào sự thật. Tuy rằng dân trí chưa cao nhưng không còn quá thấp để chấp nhận những lời ngụy biện và lừa bịp. Nói, viết ra những điều như trên chỉ chứng tỏ sự kém cỏi về trí tuệ hoặc sự đểu giả, định tiếp tục lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Thực tế không hề có giai cấp lãnh đạo, nó chỉ là một khái niệm giả dối, thực tế GCCN không hề đại diện cho nền sản xuất tiên tiến, người ta bịa ra và dùng để lừa bịp nhau. Đành rằng việc lừa bịp này chẳng ảnh hưởng mấy đến sự phát triển của xã hội, nhưng cũng xin vạch ra để cảnh báo một hiện tượng giả để mọi người cùng nhau nhận diện và suy nghĩ.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
Lãnh đạo là việc làm cụ thể, khó khăn, phức tạp. Đó không thể là việc làm của bất kỳ một giai cấp nào, vì giai cấp không phải là một tổ chức. Nói rằng cách mạng cần có một giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp một. Cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo là bịa đặt cấp 2, cao hơn. Đến lượt cho rằng GCCN Việt Nam lãnh đạo cách mạng là bịa đặt cấp 3, cao hơn nữa. Sự bịa đặt này là do lặp lại một cách sáo vẹt CNML, là sản phẩm của những trí tuệ hạng thấp, quen thói nô lệ, không chịu suy nghĩ, không phân biệt được đúng sai – Nguyễn Đình Cống.
Chúng tôi xin giới thuyết một chút, cái gọi là Chủ nghĩa Mác Lê (CNML) mà GS Nguyễn Đình Cống nói đây không phải muốn chỉ các vị Marx, Engels là những người có học vấn thực sự, đến nay sinh viên Khoa Triết ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới vẫn còn được học trong chương trình, hoặc được tìm hiểu, nghiên cứu sâu tư tưởng của họ. Mà ông chỉ muốn nói đến thứ chủ nghĩa vô sản bạo lực và chuyên chế sản sinh ở thế kỷ XX với những khuôn mặt ghê gớm như Stalin, Mao Trạch Đông…, đã lái chệch hướng một phần nhân loại đi vào ngõ cụt chém giết và thù hận con người còn khủng khiếp hơn chế độ Quốc xã của Hitler rất nhiều lần. Và đến thế kỷ XXI này thì một đệ tử nổi tiếng ở xứ Đại Hán vừa dọn đường bước lên ngôi Hoàng đế ngự trị trên 1400 triệu con người là ngài Tập Cận Bình vẫn còn mơ ước dùng thứ học thuyết phi nhân đó – mà thực chất chỉ là chủ nghĩa tư bản nhà nước cuối thế kỷ XIX pha thêm chút lý thuyết giai cấp sáo mép để đánh lừa – nhằm tròng cái ách nô lệ lên toàn thế giới. Chúng tôi nghĩ, đó mới là thứ mà ông Cống gọi là “CNML sáo vẹt, sản phẩm của những trí tuệ hạng thấp, quen thói nô lệ”. Còn những cái đuôi của họ Tập ở nước này nước khác thì không nói bạn đọc cũng đã rõ.
Bauxite Việt Nam
TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC CÓ NÊN ĐƯA TIN DỐI TRÁ VỀ MỘT LỄ QUỐC TANG HAY KHÔNG ?

ĐỖ THÀNH NHÂN/ BVN 28-9-2018

“Ban tổ chức Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17h hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước”.
oOo
1. Buổi sáng,
Xem truyền hình trực tiếp Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội đến 7 giờ 52 phút là chuyển Hội trường Thống Nhất, TP HCM.
Tôi tính ngày này từ lúc bắt đầu phát lễ đến 5 giờ chiều được tối đa 150 đoàn viếng.
Giả sử thời điểm người đại diện đoàn đốt nhang xong làm mốc:
- (1). lúc 7:25’ đoàn ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (hình 1)
- (2). lúc 7:33’ đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính phủ (hình 2): 8 phút = (2)-(1)
- (3). lúc 7:37’ đoàn bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội (hình 3): 4 phút = (3)-(2)
- (4). lúc 7:45’ đoàn bà Đặng Thị Ngọc Thịnh - Quyền Chủ tịch nước (hình 4): 8 phút = (4)-(3)
- (5) lúc 7:50’ đoàn ông Hầu A Lềnh - Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (hình 5): 5 phút = (5)-(4)
Tính bình quân khoảng thời gian 2 đoàn là 6 phút 15 giây.
Giả sử Lễ viếng liên tục không nghỉ từ 7:52 đến 17:00 (tức là 9 giờ 8 phút = 548 phút): thì thêm được 88 đoàn nữa.
Còn nếu thời gian rút ngắn giữa 2 đoàn tối thiểu là 4 phút thì thêm được 137 đoàn nữa.
Tính như vậy, thì tối đa một ngày được 150 đoàn viếng.

image
(Hình 1)
image
(Hình 2)
image
(Hình 3)
image
(Hình 4)
image
(Hình 5)
oOo
2. Buổi tối,
Đọc báo, bản tin “1.500 đoàn trong nước, quốc tế viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang” (hình 6, **); nội dung bài viết có phân tích chi tiết: “Trong đó, khoảng 430 đoàn viếng tại hội trường Thống Nhất, TP HCM; trên 200 đoàn cùng hàng nghìn người dân vào viếng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
Tức là khoảng gần 870 đoàn viếng tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội trong thời gian 548 phút (32.880 giây). Như vậy là khoảng thời gian giữa hai đoàn viếng là 37,79 giây (làm tròn 40 giây).
Trong thời gian 40 giây, hàng loạt các nghi thức tang lễ: ổn định đoàn, 1 người đại diện lên vái, thắp nhang rồi đi về vị trí; viết sổ tang; cả đoàn mặc niệm, vòng quanh linh cữu, chia buồn (bắt tay) với gia đình, … ! Xem Clip 7: một chu trình viếng Lễ tang.
Kết luận:
Viếng tang siêu tốc,
40 giây” là thời gian dành cho một đoàn viếng Lễ tang Chủ tịch nước.
Biết đâu, đám tang Chủ tịch nước lại có thêm một kỷ lục thế giới mới!
image
(Hình 6) Sự dối trá trăng trợn của truyền thông
(*) Đầu đề do BVN đặt.
Đ.T.N.
Tác giả gửi BVN

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

20180929. BÀN LUẬN VỀ BẦU CHỦ TỊCH NƯỚC

ĐIỂM BÁO MẠNG
HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 SẼ XEM XÉT QUYẾT ĐỊNH 
GIỚI THIỆU NHÂN SỰ CHỦ TỊCH NƯỚC

TTXVN/GDVN 28-9-2018
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Trường Giang khẳng định, đây là hoạt động nhằm đổi mới công tác tuyên truyền, tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong sinh hoạt, nghị sự, mối quan hệ của Đảng với nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Hội nghị Trung ương 8 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2-6/10, tham dự gồm 223 đại biểu, trong đó có 196 Ủy viên Trung ương.
Tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét các nội dung: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019;
Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng; xem xét công tác nhân sự cùng các nội dung quan trọng khác.
Dự kiến, Trung ương sẽ kết luận và ban hành Nghị quyết về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019; chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương xem xét quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Ban Tổ chức Trung ương) cho biết, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên được chuẩn bị từ đầu năm, đến nay cơ bản đã hoàn thành sau khi tham vấn, xin ý kiến để chỉnh lý dự thảo trước khi trình Trung ương.
Theo tinh thần chỉ đạo, quy định này được thiết kế nhấn mạnh đến các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có quy định chung cho cán bộ, đảng viên là: Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Quy định trách nhiệm nêu gương của từng Ủy viên được xây dựng theo nguyên lý: “có xây có chống, xây trước, chống sau”.
Theo đó, các đồng chí Ủy viên phải gương mẫu thực hiện 9 điểm liên quan đến mối quan hệ với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, chức trách, nhiệm vụ, gia đình…
Quy định “chống” để thực hiện trách nhiệm nêu gương được xây dựng theo nguyên lý “từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Tung ương phải nghiêm khắc với bản thân (không nên làm, không được làm) và kiên quyết chống.
Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
“Song song với quy định mới này, Quy định 101/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương (Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp) và Quy định 105/QĐ-TW năm 2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử) vẫn phát huy tác dụng và được thực hiện” - ông Vũ Thanh Sơn nhấn mạnh.
Trước băn khoăn về chế tài để đảm bảo hiệu quả thực hiện quy định, ông Sơn cho biết, chế tài trong quy định mới này “mang tính gắn với công tác kiểm điểm cá nhân và thi đua hàng năm.
Nếu các đồng chí Ủy viên vi phạm các quy định đã có các chế tài tương ứng trong các văn bản quy phạm pháp luật”.
Trả lời câu hỏi về xử lý trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên trong vụ AVG, ông Lê Quang Vĩnh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết, theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, việc xem xét, kỷ luật đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương, Ủy viên Trung ương Đảng có chức vụ cao đều phải do Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Vì vậy, chương trình nghị sự của Hội nghị Trung ương 8 sẽ đưa ra vấn đề trách nhiệm của các đồng chí có liên quan trong vụ AVG để Trung ương xem xét cho ý kiến, quyết định.
Liên quan tới việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước theo Hiến pháp vẫn được thực hiện liên tục, bình thường với việc Bộ Chính trị phân công đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, giữ Quyền Chủ tịch nước (theo thông báo ngày 23/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước). Sự phân công này trên cơ sở quy định của Hiến pháp và các quy định của Đảng.
Ông Lê Quang Vĩnh nhấn mạnh: Việc Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước để Quốc hội bầu là việc hết sức hệ trọng của quốc gia và của Đảng, nên việc này cần thực hiện rất chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ xem xét quyết định giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị của các cấp có thẩm quyền theo quy định của Đảng - ông Lê Quang Vĩnh cho biết.
Theo TTXVN
ĐẢNG CS VIỆT NAM CÒN BÀN VỀ  NHÂN SỰ CHỦ TỊCH NƯỚC
BBC 28-9-2018
Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ 2 đến 6/10, trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức quốc tang vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang tạ thế.
Tại cuộc họp báo về chương trình hội nghị, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh nói "không đặt vấn đề" bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị tại hội nghị 8.
Ông Vĩnh nói thêm:
"Còn việc Trung ương có xem xét quyết định giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước mới tại hội nghị lần thứ 8 này hay không còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của các cơ quan."
"Việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng của quốc gia nên phải được chuẩn bị một cách hết sức chu đáo, cẩn trọng. Chắc chắn vấn đề này sẽ do Trung ương Đảng xem xét nhưng cụ thể có xem xét tại hội nghị này hay không, Trung ương sẽ thông báo sau."



Theo tìm hiểu của BBC, cho đến ngày 28/9, Bộ Chính trị chưa có cuộc họp để bàn việc chuẩn bị nhân sự chức Chủ tịch nước.
Một số cái tên ủy viên Bộ Chính trị được giới quan sát nêu ra như ứng viên cho chức chủ tịch nước, gồm các ông Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thiện Nhân hay Ngô Xuân Lịch.


Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (trái) được xem là một trong các ứng viên chức Chủ tịch nước
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng (trái) được xem là một trong các ứng viên hàng đầu vào chức Chủ tịch nước

Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư hiện được xem là một trong các ứng viên hàng đầu vào chức Chủ tịch nước
Có ý kiến nói ông Phạm Minh Chính, cựu trung tướng công an, nguyên Bí thư Quảng Ninh và hiện là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cũng là một nhân vật sáng giá khi Đảng CS sắp xếp lại các chức vụ cao nhất.
Ngoài ra, có câu hỏi trong giới quan sát rằng liệu quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh có được Đảng xem xét đưa vào Bộ Chính trị để chính thức giữ chức vụ Chủ tịch nước hay không.
Thời gian qua, dư luận Việt Nam cũng bắt đầu chú ý đến nhu cầu có thêm một nhân vật nữ ở vị trí cao thuộc hàng cao nhất trong bộ máy để cải thiện hình ảnh đất nước.
Lễ quốc tang của Chủ tịch nước Quang được quốc tế rất trọng thị làm lộ ra sự khác biệt trong cách nhìn nội bộ của Đảng CSVN, coi chức vụ này không cao lắm, với hình ảnh, vị thế của nguyên thủ quốc gia trong con mắt dư luận trên thế giới.
Phát biểu với báo chí hôm 28/09, ông Lê Quang Vĩnh nói về quyền Chủ tịch nước:
"Chúng ta vừa qua hai ngày Quốc tang, theo quy định của Hiến pháp và quy định trong Đảng, cấp có thẩm quyền đã phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền Chủ tịch nước. Với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước được thực hiện bình thường, đầy đủ."
Điều này có thể hiểu là người ta không vội vàng để bà Ngọc Thịnh rời vị trí tạm quyền như hiện nay, dù trong danh sách Ban tang lễ ông Quang, tên bà bị đặt dưới các ủy viên Bộ Chính trị.
Cũng trong mấy ngày qua, có ý kiến của TS Vũ Cao Phan từ Hà Nội cho rằng đây là dịp "có thể nhất thể hóa cái chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước là một."


Đặng Thị Ngọc Thịnh
Cái chết của Chủ tịch Trần Đại Quang đặt ra vấn đề ai sẽ chính thức lên làm Chủ tịch nước, vị trí hiện do bà Đặng Thị Ngọc Thịnh (bìa trái) tạm quyền

Trả lời Bàn tròn Thứ Năm 27/09 của BBC Tiếng Việt, ông giải thích vì sao:
"Thứ nhất, Việt Nam là nước XHCN duy nhất cho đến nay chưa kết hợp hai chức vụ ấy làm một. Trung Quốc, Cuba và ngay bên cạnh là Lào, tất cả đều làm thế rồi, chỉ còn Việt Nam thôi.
Thứ hai, trên thực tế, Việt Nam đã có ý định thực hiện từ hơn 20 năm trước, từ thời ông Lê Khả Phiêu còn làm Tổng Bí thư.
Thứ ba, có thể nói là sự ra đi của ông Trần Đại Quang là ngẫu nhiên thôi nhưng trở thành tất nhiên - nghĩa là một sự chín muồi cho sự nhất thể hóa.
Nhưng theo tôi điều quan trọng nhất là sự kết hợp đó là hợp lý và có lợi."
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu kỳ họp từ 22/10 đến 20/11.
Theo luật, Quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước, nhưng trong bối cảnh chính trị một đảng ở Việt Nam, Ban chấp hành trung ương Đảng trước đó quyết định nhân sự.
Bộ Chính trị đang 'thiếu người'
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản.
Đại hội Đảng năm 2016 đã bầu ra 19 ủy viên Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu.



Nhưng chỉ một năm sau, ông Đinh La Thăng bị kỷ luật, thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TPHCM. Ông Thăng sau đó bị hai án tù - 13 năm và 18 năm tù - và tổng cộng lại sẽ phải thi hành mức án 30 năm tù giam.
Ông Đinh Thế Huynh phải nghỉ điều trị bệnh, thôi chức Thường trực Ban Bí thư từ đầu năm 2018 tuy vẫn ngồi trong Bộ Chính trị.
'Quỹ nhân sự cao cấp' hiện bị hẹp lại sau cái chết của Chủ tịch Quang, và sự vắng mặt lâu của ông Đinh Thế Huynh, cùng việc bỏ tù ông Đinh La Thăng.
Ông Trần Quốc Vượng, vốn là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, chính thức giữ chức Thường trực Ban Bí thư từ tháng 3/2018.
Trong danh sách Ban lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang.
Danh sách này xếp thứ tự Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng thứ hai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thứ ba và ông Trần Quốc Vượng thứ tư.
Việc bổ sung bất cứ ai vào Bộ Chính trị cũng có thể tạo ra "phản ứng dây chuyền" vì chức vụ của người đó sẽ cần phải có người khác thay thế.


Bà Kim Ngân
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân (phải) hiện là một trong 'tứ trụ' ở Việt Nam

Quy định của Hiến pháp Việt Nam 2013

  • Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
  • Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
  • Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
  • Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Chân dung quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

Sinh năm 1959 ở tỉnh Quảng Nam, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh vào Đảng Cộng sản năm 1979.
Bà có bằng Thạc sỹ xây dựng Đảng, Cử nhân khoa học Sử, Cử nhân Luật.
Bà có thời gian dài làm việc tại TPHCM, qua các chức vụ như Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TPHCM); Viện trưởng Viện KSND Quận 1 (TPHCM), Phó Chủ tịch UBND Quận 1; Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHCM.
Sau khi được điều động ra Hà Nội, bà Ngọc Thịnh trở thành ủy viên dự khuyết BCH Trung ương khóa X năm 2006.
Năm 2009, bà về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long rồi trở thành Bí thư Tỉnh ủy một năm sau đó.
Đầu năm 2015, bà lại được điều ra Hà Nội giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng năm 2016 bầu bà vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Sau đó, bà được Quốc hội bầu vào chức Phó Chủ tịch nước.

GHẾ TRỐNG TRẦN ĐẠI QUANG VÀ 'PHÉP THỬ THÁNG MƯỜI'

PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 28-9-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Xuân Phúc tại tang lễ ông Trần Đại Quang tại Hà Nội. 
Các ông Nguyễn Phú Trọng, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Xuân Phúc tại tang lễ ông Trần Đại Quang tại Hà Nội.
Tháng Mười năm 2018 sẽ là chứng nhân soi xét một phép thử quan trọng, nhưng có thể chỉ là sự giải mã đầu tiên trong một phương trình chính trị chứa đựng nhiều thâm ý không muốn để lộ ra quá sớm, về hai kịch bản ‘chỉ định một ủy viên bộ chính trị không phải tổng bí thư làm chủ tịch nước’ và ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ – kịch bản nào là có chân đứng và kịch bản nào chỉ mang tính giả thiết.
Tháng Mười năm 2018, như thông lệ hàng năm và đã được lên kế hoạch vào năm nay, sẽ diễn ra hai kỳ họp ‘đảng trước, quốc hội sau’: Hội nghị trung ương đảng lần thứ 8 theo chủ thuyết ‘cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp’ và sau đó là một kỳ họp Quốc hội mà có lẽ não trạng lẫn quán tính ‘nghị gật’ chưa hề được cải tạo.
Nếu trong hai kỳ họp trên, một cái tên nào đó trong Bộ Chính trị – Nguyễn Thiện Nhân hay Trần Quốc Vượng hoặc Tòng Thị Phóng… mà không phải là Nguyễn Phú Trọng – được xướng lên cho chức vụ Chủ tịch nước, có thể gần như chắc chắn kịch bản ‘hợp nhất chủ tịch nước và tổng bí thư’ phải thoái lui vì những lý do đủ tế nhị và nhạy cảm trong nội bộ đảng.
Nhưng nếu trong hai kỳ họp trên, cái tên Đặng Thị Ngọc Thịnh – hiện là quyền Chủ tịch nước thay cho cựu Bộ trưởng Công an - Chủ tịch nước đã được gắn thêm từ ‘cố’ – được ‘Bộ Chính trị tiếp tục phân công giữ chức quyền Chủ tịch nước’, cùng lúc hoặc chẳng bao lâu sau đó xuất hiện hiện tượng một số cựu thần, quan chức và ‘quần chúng nhân dân’ đồng loạt xướng lên quan điểm cần ‘nhất thể hóa’ hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư với lý do chủ yếu ‘có lợi cho dân tộc và nhân dân’, có thể cho rằng Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chỉ là phương án ‘nghi binh’ trong một kịch bản kéo dài thời gian để tổ chức một chiến dịch PR cho ông Nguyễn Phú Trọng chính thức trở thành bản sao của Tập Cận Bình – nhân vật Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Và nếu kịch bản ‘hợp nhất Chủ tịch nước và Tổng bí thư’ tăng tốc để biến thành hiện thực, có thể cho rằng Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc xảy ra ngay vào năm 2018 hoặc sẽ vào năm 2019 mà chẳng cần chờ đến năm 2021, hay có xảy ra vào năm 2021 thì cũng có thể rất vô nghĩa về ý nghĩa bầu bán cho người cao nhất bên đảng lẫn bên nhà nước; thậm chí đại hội 13 chỉ là bước phát triển cho ý đồ bỏ điều khoản giới hạn Chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ như cái cách mà Tập cận Bình đã buộc cả ban chấp hành trung ương lẫn Quốc hội Trung Quốc phải chấp nhận ông ta trên cái ngai ‘hoàng đế’ tại đại hội 19 vào tháng Hai năm 2018.
Từ Tập đến Trọng
Chỉ mất có 5 năm “đánh Đông dẹp Bắc kể từ năm 2012, tham vọng xưng hùng của Tập Cận Bình rốt cuộc đã ghi dấu ấn tư tưởng đầu tiên và chính thức. Tại đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2017, tên của Tập đã được ghi trong điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nâng vị thế của ông ta lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người sáng lập [nước CHND] Trung Quốc. Điều lệ sửa đổi bao gồm khái niệm “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc trưng Trung Quốc cho thời đại mới”.
Chắc hẳn trên con đường tập quyền và độc tôn quyền lực của mình, Tập Cận Bình đã tham khảo rất kỹ cái cách làm thế nào để Vladimir Putin, từ năm 1999 khi Putin trở thành Tổng thống Nga đến nay, có thể hoán đảo ngoạn mục từ vai trò Tổng thống về vị trí Thủ tướng, rồi từ Thủ tướng lại trở thành Tổng thống nước Nga, nhưng vẫn chưa dừng ở đó mà giờ đây mọi chuyện có vẻ như Putin sẽ “nắm quyền mãi mãi”.
Ngay cả khi chưa xảy ra việc Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức đề xuất bỏ điều khoản giới hạn Chủ tịch nước chỉ nắm quyền tối đa hai nhiệm kỳ trong Hiến pháp, không ít nhà quan sát, phân tích chính trị và báo chí quốc tế đã vừa mỉa mai vừa lo lắng khi lần đầu tiên dùng cụm từ “Hoàng đế Tập Cận Bình”.
Về thực chất, Tập đã gần như trở thành một vị hoàng đế không ngai ở Trung Hoa lục địa.
Còn Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam thì sao?
Chưa có dấu hiệu hoặc thông điệp rõ rệt nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng thể hiện tham vọng “ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi” một cách quá lộ liễu theo cách Trung Quốc đã bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ Chủ tịch nước để mở đường cho Tập Cận Bình có thêm ít nhất một nhiệm kỳ thứ ba.
Nhưng lại đang thấp thoáng những dấu hiệu và biểu hiện cho tương lai “Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước” ở Việt Nam. Xuất phát điểm của tương lai này là chủ trương “nhất thể hóa,” được triển khai ở cấp cơ sở để dần từng bước “đánh lên” cấp trung ương.
Mô hình “nhất thể hóa” đang bắt đầu ứng nghiệm theo cách mà Trưởng ban Tổ chức trung ương hiện thời là Phạm Minh Chính đã từng thí điểm khi ông là Bí thư Quảng Ninh. Con đường đi lên của Phạm Minh Chính lại được nâng đỡ bởi Tổng bí thư Trọng.
Từ tháng Mười, 2017, một hội nghị trung ương có số thứ tự là “6” đã nêu ra và sau đó nhanh chóng triển khai chủ trương ‘nhất thể hóa’. Hàng loạt tỉnh thành đã và đang nằm trong danh sách “Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban”, thậm chí có thể thực hiện cơ chế “3 thành 1” với Bí thư vừa kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính, vừa kiêm luôn Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Không chỉ đảng “nắm” hết, không chỉ “đảng không làm thay mà làm luôn”, mà mỗi bí thư địa phương trên thực tế sẽ trở thành một “lãnh chúa”.
Hãy nhớ lại, vào thời phong kiến ở Châu Âu và ở Việt Nam, giai cấp quý tộc và lãnh chúa tạo thành một cái đỉnh của nó: Vua.
Nếu cơ chế triển khai chủ trương ‘nhất thể hóa’ thuận lợi, có thể ngay vào năm 2019 vấn đề ‘Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước’ sẽ được đặt ra một cách chính thức trong Bộ Chính trị và trong các hội nghị trung ương, để sau đó sẽ hiện ra ‘vua’ trong một đất nước ‘không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không’.
Và nếu không thế lực nào gây ra cản trở đáng kể, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể trở thành nhân vật độc tôn quyền lực vào khoảng năm 2019, hoặc chậm hơn thì vào năm 2020, không chỉ ‘thống lĩnh lực lượng vũ trang’ – bao gồm vai trò Bí thư Quân ủy trung ương và đương nhiên phải nắm trọn Bộ Công an, mà còn có thể ôm đồm cả phần việc của một Thủ tướng. Nếu tình cảnh đó xảy ra, bên đảng và tổng bí thư sẽ ‘nắm’ hết.
Cũng không loại trừ đến khi đó, và nếu cảm thấy sức khỏe ‘còn đủ để cống hiến cho đảng và dân tộc’ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nảy ra ý tưởng ‘ngồi mãi’ như Tập Cận Bình ngùn ngụt tham vọng ở Trung Quốc. Thế là một bộ sậu nào đó của ông Trọng sẽ hùng hục ‘đề xuất sửa đổi Hiến pháp’ cho sự kéo dài đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay ấy.
Còn những kẻ khác thì sao?
Đã có một bước phát triển có thể nhận ra và thấp thoáng bóng dáng của một kế hoạch PR từ năm 2017 đến năm 2018, sau cái năm 2016 phải để tang cho vụ ‘cả ba bị bắn’ ở Yên Bái.
Nếu vào năm 2017 vẫn chỉ chủ yếu tuyên truyền cho hoạt động ‘nhất thể hóa’ ở một số tỉnh thành, thì từ đầu năm 2018 đến nay đã xuất hiện một số bài viết – không phải trên mặt báo nhà nước mà trên mạng xã hội – khi cùng với lời ca ngợi Tổng bí thư Trọng bằng những ngôn từ ngút trời như ‘Sỹ phu Bắc Hà’, ‘Minh quân’, và thậm chí ‘Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo’, đã gắn kèm với ‘mong mỏi Tổng bí thư có thể là người đứng đầu nhà nước để phù hợp với tiến trình nhất thể hóa các chức danh của đảng và nhà nước’.
Ngay vào thời điểm Trần Đại Quang được gắn thêm từ ‘cố’, đã dậy lên vài ba ý kiến của giới cựu thần về ‘đã đến lúc hợp nhất hai chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư’.
Nhưng từ năm 2017 đến nay cũng đã xuất hiện một quan điểm phê phán khuynh hướng đảng cầm quyền ở Việt Nam muốn tập quyền theo ‘mô hình Tập Cận Bình’. Những chỉ dấu về xu hướng này đã dần lộ ra, với một trong những bằng chứng chủ yếu là dư luận nội bộ chê trách ông Nguyễn Phú Trọng đã ‘quên’ lời hứa trước Đại hội 12 là sẽ chỉ ‘ngồi’ từ 1 đến 2 năm để sau đó phải nhường ghế cho người khác.
Trong cơ chế ‘trách nhiệm thuộc về tập thể, quyền lực và lợi ích thuộc về cá nhân’, sẽ chẳng có ‘người khác’ nào.
Nếu kịch bản ‘hợp nhất Chủ tịch nước và Tổng bí thư’ ứng với Nguyễn Phú Trọng mà chẳng phải ai khác, những quan chức mà hiện thời được xem là ứng cử viên cho chức vụ Tổng bí thư khi điều lệ đảng hiện hành chỉ cho phép một người đứng đầu đảng không quá hai nhiệm kỳ – như Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính và đặc biệt là ‘ngôi sao đang lên’ Nguyễn Xuân Phúc – chắc hẳn sẽ không thể giấu nổi vẻ thất vọng trên gương mặt và trong ánh mắt đã sạm đen bởi nắng gió chính trường.
P.C.D.
Tác giả gửi BVN

KIÊN ĐỊNH CNXH: CHỈ CÒN LÀ CHIẾC ÁO KHOÁC CHO QUYỀN LỰC CỦA MỘT CHẾ ĐỘ

CÁT LINH/ RFA 27-9-2018
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và TBT nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội năm 2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và TBT nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội năm 2017
Cụm từ “Kiên định Chủ nghĩa xã hội (CNXH)” hoặc tương tự, “trung thành với đường lối Cách Mạng” vài ngày gần đây được nhắc đến khác nhiều từ những người lãnh đạo cấp cao của các nước XHCN còn lại trên thế giới, trong đó, lẽ đương nhiên, có Việt Nam.
Những lời khẳng định này thể hiện điều gì trong tư tưởng lãnh đạo quốc gia và chính sách phát triển quốc gia trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện tại?

Chứng tỏ sự bảo thủ

Một lần nữa, chính ông TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc đến cụm từ “Kiên định Chủ nghĩa xã hội (CNXH)”  trong bài điếu văn cho cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm thứ Năm, 27 tháng 9.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định cùng RFA:
“Ông Trọng từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là người bảo thủ, là người kiên định CNXH, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin. Có cái dịp nào nói được là ông ấy cứ nói ra thôi, để khẳng định với toàn dân đấy là con đường kiên định ông ấy đi như thế, nhân dân đừng hy vọng vào việc đổi mới gì cả.”
Ông Trọng từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là người bảo thủ, là người kiên định CNXH, kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin. Có cái dịp nào nói được là ông ấy cứ nói ra thôi, để khẳng định với toàn dân đấy là con đường kiên định ông ấy đi như thế, nhân dân đừng hy vọng vào việc đổi mới gì cả. - GS Nguyễn Đình Cống
Lần này, tại đám tang của cố Chủ tịch Trần Đại Quang cũng thế, theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, cũng chính là 1 dịp để toàn dân thấy rõ sự bảo thủ của ông TBT.
Không chỉ riêng Giáo sư Nguyễn Đình Cống có ghi nhận về việc rất nhiều lần cụm từ “kiên định XHCN” được ông TBT sử dụng, mà nhà văn, blogger Nguyễn Tường Thuỵ cũng có cùng quan điểm. Đặc biệt, ông nhấn mạnh cột mốc thời gian là từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng làm TBT cho đến giờ.
“Ổng nói là theo thói quen chứ còn phân tích rằng tại sao phải kiên định theo CNXH thì ông ấy cũng không phân tích được. Tôi nghĩ như vậy.”
Nhớ lại cách đây 2 năm, ngay từ ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 12, hãng tin AFP từng đưa tin cho biết ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là một người thân Bắc Kinh đã phát biểu rằng, con đường Xã hội Chủ nghĩa vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam.


Karl Marx, người kiên định với định luật: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.
Karl Marx, người kiên định với định luật: Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội. AFP
Đó là chuyện nước nhà. Về chuyện của thế giới thì cũng vô tình, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba ông Miguel Diaz-Canel  khẳng định tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 73 rằng sự thay đổi thế hệ trong Chính phủ Cuba “chỉ là sự tiếp nối, không phải là cắt đứt.”
Báo trong nước còn trích dẫn thêm lời nhấn mạnh của ông: “bất chấp sự bao vây phong toả của Mỹ, cách mạng Cuba vẫn sống động và mạnh mẽ, trung thành với đường lối cách mạng.”
Cũng xin nhắc thêm, vào cuối tháng 7 vừa qua, Quốc hội Cuba đã thảo luận dự thảo Hiến pháp mới trong đó không có Chủ nghĩa Cộng sản mà chỉ khẳng định “tập trung vào chủ nghĩa xã hội.”
Ổng nói là theo thói quen chứ còn phân tích rằng tại sao phải kiên định theo CNXH thì ông ấy cũng không phân tích được. Tôi nghĩ như vậy. - Blogger Nguyễn Tường Thuỵ

Chỉ còn ý nghĩa ở “Quyền lực”

Câu hỏi được đặt ra những lời phát biểu “như đinh đóng cột” của ông TBT Việt Nam cũng như lời khẳng định của ông Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba có thật sự phù hợp đúng với thực tế phát triển trong quốc gia của họ hay không?
Theo ý kiến của Giáo sư Nguyễn Đình Cống dành cho RFA thì lời nói đó chỉ đúng 1 phần, thể hiện chiếc áo khoác bên ngoài của một chế độ.
“Theo như ông Trọng nói và cũng như đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, người ta kiên định CNXH thì người ta chỉ kiên định phần chính trị thôi, kiên định cái phần bảo vệ quyền lợi của Đảng thôi, kiên định đường lối đấu tranh giai cấp, kiên định đường lối chuyên chính vô sản thôi. Còn về những mặt khác thì không có nữa đâu.”
Một ví dụ cho những mặt khác đó được Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhắc đến đó là vấn đề kinh tế. Ông nhấn mạnh “làm gì có CNXH nữa”
“CNXH nói rằng không phát triển kinh tế tư nhân nhưng bây giờ thì phát triển kinh tế tư nhân. Như thế còn gì là ‘xã hội’ nữa? Thành ra CNXH mà ông Trọng nói là phải hiểu rằng, đấy là ổng muốn duy trì quyền lực của Đảng. Thế thôi! Chứ còn nói rằng CNXH mà theo những vấn đề của Marx thì không thấy nữa.”
CNXH nói rằng không phát triển kinh tế tư nhân nhưng bây giờ thì phát triển kinh tế tư nhân. Như thế còn gì là ‘xã hội’ nữa? Thành ra CNXH mà ông Trọng nói là phải hiểu rằng, đấy là ổng muốn duy trì quyền lực của Đảng. Thế thôi! Chứ còn nói rằng CNXH mà theo những vấn đề của Marx thì không thấy nữa. - GS Nguyễn Đình Cống
Với quan sát và nhận định của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, Việt Nam bây giờ chỉ là Công sản hình thức. Và sự tồn tại của Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ với mục đích duy nhất là bảo vệ quyền lợi và độc quyền của những người trong Đảng. Thực tế, cái gọi là CNXH hoàn toàn không tồn tại.
Đây cũng chính là ý kiến của nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thuỵ chia sẻ với RFA.
“Chủ nghĩa Cộng sản ở VN, xây dựng CNXH ở Việt Nam đâu có còn theo nguyên lý của chủ nghĩa Marx nữa đâu. Có những cái nguyên lý người ta đã bỏ hết cả rồi. Bây giờ người ta chỉ còn giữ lại cái của chủ nghĩa Marx là 1 chế độ chuyên chính vô sản, 1 chế độ độc trị độc quyền, độc đảng của chủ nghĩa Marx mà thôi chứ không phải là họ giữ chủ nghĩa Marx.
Còn về mặt kinh tế xã hội người ta bỏ qua hết rồi.”
Nhấn mạnh thêm, ông kết luận “kiên định CNXH” chỉ còn ý nghĩa đối với họ chỉ còn ở chỗ là “Quyền lực”.
Như thế, nói 1 cách đơn giản, phải chăng cụm từ “kiên định CNXH” là thể hiện một sự cố chấp bảo vệ quyền lực của một chế độ độc đảng hay không?  Nhà văn/blogger Nguyễn Tường Thuỵ đồng tình, thậm chí bày tỏ thêm quan điểm của ông là:
“Không có 1 ông đảng viên nào, đặc biệt là ở Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW, Ban lãnh đạo, chắc kể cả ông Trọng cũng không tin vào CNXH, nhưng cứ rao như vậy để cũng cố vị trí quyền lực của các ông ấy. Chứ bây giờ không bám vào CNXH thì bám vào cái gì?”

‘Nơi nào còn CNXH, nơi đó nghèo nàn lạc hậu’

Một sự vô tình rất thú vị, khi tại Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam là quốc gia kiên định CNXH, thì ngay tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 25/9, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có 1 bài diễn văn làm “bùng nổ” cộng đồng mạng Việt Nam, khi ông kêu gọi các nước trên thế giới “chống lại chủ nghĩa xã hội và những đau khổ mà nó đã gây ra cho mọi người”.
Như thế, liệu lời phát biểu của Tổng thống Donald Trump gây “phấn khích” cho dư luận những ngày qua có phải là 1 quan ngại cho Việt Nam trong bước đường hội nhập toàn cầu hoá hay không?
Để trả lời câu hỏi này, blogger Nguyễn Tường Thuỵ nói về hệ quả của sự tồn tại của CNXH:
“Nơi nào có CNXH là ở nơi đấy nghèo nàn, lạc hậu. Ngay cả bây giờ, khi mà CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu bây giờ đã thay đổi sang thể chế dân chủ rồi, thì người ta nghĩ về thời kỳ xây dựng CNXH ở các quốc gia này người ta vẫn còn kinh hoàng.”
Trong 1 bài bình luận của ông, ông có viết rằng: “Sự sụp đổ của hệ thống XHCN vào thập niên cuối của thế kỷ trước là quá ngoạn mục. Sự phá sản của chủ nghĩa Mác là một thực tế trông thấy.”
Nhà Triết học người Úc Peter Singer, cũng là Giáo sư khoa Đạo Đức Học ở Đại học Princeton, Melbourne nêu rõ về tư tưởng Marx, do nhà biên dịch Nguyễn Huy Hoàng chuyển ngữ: “Những thất bại của chủ nghĩa cộng sản chỉ ra một lỗ hổng sâu sắc hơn: Cái nhìn sai lầm của Marx về bản chất con người.”

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

20180928. BÌNH LUẬN VỀ GIÁ XĂNG Ở VIỆT NAM

ĐIỂM BÁO MẠNG
TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN XĂNG

TRẦN THÀNH/ BVN 27-9-2018

Người viết bài này có thời gian 6 tháng sinh sống ở Singapore trong vai trò đại diện của một công ty xăng dầu. Xin chia sẻ đôi điều về chuyện giá xăng ở Việt Nam so giá xăng ở Singapore, mà Bộ Tài chính của Việt Nam hay mang ra so sánh mỗi khi muốn tăng giá xăng.
Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung. Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều lý do, trong đó Bộ này “trấn an” rằng tăng thuế thì giá xăng Việt Nam vẫn thấp hơn gần 120 nước.
Hủ tíu gõ lề đường rẻ hơn hủ tiếu Nam Vang trong nhà hàng!
Viện dẫn bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices ngày 10-9-2018, Bộ Tài chính tự tin giá bán lẻ xăng của Việt Nam thấp hơn tới những 116 nước, đứng thứ vị trí 49 từ thấp đến cao trong tổng số 165 quốc gia. Bộ Tài chính còn nói rằng giá bán lẻ xăng Việt Nam thấp hơn Singapore là 18.219 đồng/lít, thấp hơn Hồng Kông đến những 30.383 đồng/lít.
Hồng Kông thì tôi không rõ, chứ mang so sánh giá với Singapore kiểu căn theo số liệu trên Global Petrol Prices, là chưa trúng, mà cần phải so sánh tiếp từ một tổ chức điều tra độc lập nào đó – như Global Finance Magazine chẳng hạn – về thu nhập bằng tiền lương của người sử dụng nhiên liệu xăng cho việc đi lại ở Việt Nam và Singapore.
Những người am hiểu về kinh doanh xăng dầu đều biết rằng, không thể đơn thuần so sánh con số giá bán lẻ để công bố xăng dầu Việt Nam đắt hay rẻ. Cần tính giá xăng so với thu nhập bình quân (affordability) thì mới biết được chính xác giá xăng đắt hay rẻ.

clip_image001
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cung cấp thông tin về giá bán xăng RON 95 của các nước trong khu vực
Tháng 3-2017, Global Finance Magazine đã dựa trên dữ liệu được cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), để tính toán xếp hạng dựa trên chỉ số GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương PPP (*).
Kết quả, trong vị trí top 30 quốc gia giàu có nhất thế giới, thì Nhật đội sổ đứng thứ 30 với mức thu nhập bình quân của người dân chỉ có 38.893 USD/ năm. Hồng Kông đứng thứ 12 với 58.094 USD. Singapore xếp thứ tư với 87.082 USD. Như vậy chuyện so giá xăng bán lẻ ở một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Việt Nam với đảo quốc không có tài nguyên khoáng sản nào để xuất khẩu như Singapore, như Hồng Kông là chuyện giống như khen tô hủ tíu gõ lề đường giá rẻ hơn tô hủ tíu Nam Vang bán trong nhà hàng sang trọng (!?).
Đắt thứ ba thế giới!
Rất có thể Bộ Tài chính Việt Nam không quan tâm đến những dẫn chứng kiểu của Global Finance Magazine. Vậy thì thử tìm xem con số về tiền lương bình quân của người lao động Việt Nam, với người lao động Singapore ra sao? Thật ra đây cũng là một so sánh khiên cưỡng, vì năng suất lao động của Việt Nam được nhìn nhận là kém xa Singapore; chưa kể Singapore còn có bộ máy nhà nước được đánh giá là trong sạch hàng đầu trên thế giới.
Số liệu ghi nhận của The Global Competitiveness Report 2014 - 2015, với mức lương trung bình là 3.500 USD/tháng, tại Singapore, các Kỹ sư phần mềm có thể kiếm được 72.000 USD/năm; trong khi các Bác sĩ đa khoa thường nhận được khoảng 80.000 USD/năm, giáo viên tiểu học kiếm được khoảng 34.000 USD/năm, và nhân viên phục vụ bán thời gian sẽ nhận được khoảng 1.100 USD/tháng. Thuế thu nhập cá nhân từ 0% nếu kiếm được ít hơn 22.000 SGD mỗi năm, và đến 20% đối với thu nhập trên 320.000 SGD. [1 đô la Mỹ = 1,3641 đô la Singapore vào ngày 21-09-2018] Người không cư trú sẽ phải trả một mức cố định là 15% so với tất cả thu nhập có được ở Singapore.
Còn ở Việt Nam thì mức lương được tính theo vùng miền địa phương. Mức lương tối thiểu năm 2019 với vùng 1 sẽ là 4,18 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so hiện nay; vùng 2 là 3,71 triệu đồng, tăng 180.000 đồng; vùng 3 là 3,25 triệu đồng, tăng 160.000 đồng và vùng 4 tăng thêm 160.000 đồng lên mức 2,92 triệu đồng. [1 đô la Mỹ = 23.290 đồng Việt Nam, ngày 23-9, Vietcombank]

clip_image003
Như vậy nếu so mức lương với nhân viên phục vụ bán thời gian tại Singapore, quy đổi sang tiền Việt Nam, sẽ tương đương gần 24 triệu đồng/ tháng.
Đầu năm ngoái, Bloomberg đã làm một so sánh với mức thu nhập bình quân hàng ngày của người dân (tính theo GDP/người/ngày), kết quả giá xăng Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Tạm tính, GDP của Việt Nam là 1.879 nghìn tỷ đồng, còn dân số là 92,7 triệu người. Như vậy, thu nhập bình quân mỗi ngày của người dân là khoảng 111.000 đồng, và giá một lít xăng vào quý 1-2017 tương ứng 14,9% mức thu nhập này.
Theo bảng xếp hạng của Bloomberg, với mức 14,9% đó, giá xăng Việt Nam đắt thứ 3 thế giới, chỉ thua Ấn Độ (21,19%) và Pakistan (14,98%). Các nước láng giềng của Việt Nam đều có chỉ số này ở mức thấp hơn nhiều, như Indonesia (5,91%), Thái Lan (5,77%), Trung Quốc (4,45%) và Singapore (0,91%).
Bloomberg khuyến cáo việc người dân Việt Nam đang phải chịu giá xăng dầu quá cao so với thu nhập bình quân. Điều này khiến cho chỉ số cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm, đời sống người dân thấp hơn so với mặt bằng khu vực.
Tăng để kiếm tiền trả nợ?
Theo kịch bản về dư nợ công năm 2018 và 3 năm tới được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại “Báo cáo về thu hút, quản lý và sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài 2018 - 2020, tầm nhìn 2025”, nhiều khả năng mức nợ công năm nay sẽ đạt 3,5 triệu tỉ đồng, tương ứng 63,92% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ hơn 2,9 triệu tỉ đồng, nợ Chính phủ bảo lãnh 559.000 tỉ đồng và nợ chính quyền địa phương 73.000 tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách năm 2018 là 3,71% GDP.
Có lẽ vì phải lo xoay trả nợ mà Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng không mấy quan tâm tới những con số cụ thể của những nơi chuyên trách về nhận định tài chính nổi tiếng thế giới như Global Finance Magazine, The Global Competitiveness Report, hay Bloomberg.
Dường chừng ông cũng không bận tâm để ý tới đồng liêu Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – từng phát biểu trên báo chí hồi đầu năm nay, là “2017, GDP/người của Việt Nam rất thấp, tương đương 2.385 USD. Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar”.
Vì nếu có liếc mắt tham khảo qua, tin rằng ông Đinh Tiến Dũng không dám mạnh miệng cho so sánh “giá bán lẻ xăng tại một số nước có trữ lượng dầu lớn và khai thác dầu thương mại như Brazil là 25.339 đồng/lít, Canada là 26.583 đồng/lít, Trung Quốc là 25.656 đồng/lít, Ấn Độ là 26.949 đồng/lít – cao hơn giá bán lẻ xăng của Việt Nam”, mà ông đã trình bày để cố gắng thuyết phục Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung.
T.T.
(*) Sức mua tương đương (hay được viết tắt là PPP xuất phát từ purchasing power parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì số tiền phải bỏ ra ra sao, rồi từ đó so sánh lượng hai đơn vị tiền tệ.
VNTB gửi BVN

TRAO ĐỔI VỚI ÔNG TRẦN THÀNH

BVN 27-9-2018

Ông Trần Thành so sánh như trong bài là nhầm mất rồi. Dám chắc Chính phủ Việt Nam không bao giờ có cách cân nhắc tương quan – nói khí không phải – “nhẹ dạ” như ông. Nếu so sánh mức thu nhập bình quân của người dân nước ta với mức thu nhập bình quân của người dân các nước như Singapore, Hồng Kông thì đời nào cái ông Bộ trưởng Tài chính dám tăng giá xăng, và cái Ủy ban Thường vụ Quốc hội dám bỏ phiếu thông qua vô tội vạ như vừa qua cơ chứ. Mà như thế thì ngân sách lấy gì để cho Chính phủ tồn tại? Nó chẳng đang cạn kiệt phải chạy ăn từng bữa đấy là gì. Thế là ông Trần Thành “vẽ đường cho hươu chạy” đến… tuyệt lộ, trong khi người ta thì lại đang cần sinh lộ. Ai mà chịu nghe ông.
         
Theo chúng tôi, các ngài cầm chịch nước ta phải so sánh thế này cơ: so sánh mức thu nhập của một quan chức hạng cao hay hạng trung nước mình với một quan chức tương đương nước khác. Hãy cứ lấy ông Trần Đại Quang, người có chức vị tột khung vừa nằm xuống thì biết. Đừng nói thứ gì khác, ta hãy chỉ thử tính mà xem, một khu lăng mộ của ông Chủ tịch mà người ta hiện đang lo tấp nập xây dựng ngày đêm ở Ninh Bình đấy, to lớn hơn một ngôi mộ của một ông Thủ tướng hay Tổng thống quá cố ở những nước như Singapore, Hồng Kông…, đến bao nhiêu lần nhỉ? Có đến một nghìn lần hay không? Có khi còn phải nhân thêm với số 10 nữa thì may ra mới chính xác. Vậy thì theo cách tính của các vị đang nắm cán cân quyền lực ở nước ta, giá xăng ở Việt Nam tăng như hiện nay vẫn còn bèo chán. Còn phải tăng nữa.         
Tính vậy mới là cách tính cộng sản thưa ông Trần Thành.
Bauxite Việt Nam
NGÔ THẾ BÍNH:
 Chuyện 'đắt' hay 'rẻ' rất đúng là phải so với thu nhập hay GDP bình quân tính theo PPP. Đấy là lý thuyết ! Ở VN công tác thống kê còn yếu kém, tính GDP theo VNĐ còn chẳng chính xác thì đành 'botay.com' để Bộ TC tìm mọi cách 'tận thu'!