Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

20180926. LỜI CHIA BUỒN CỦA BÙI QUANG VƠM

ĐIỂM BÁO MẠNG
LỜI CHIA BUỒN VỚI ÔNG CHỦ TỊCH

BÙI QUANG VƠM/ BVN 26-9-2018


Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Một cái chết phải chết.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài “quy trình”, nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt trước. Ngay cả cái chết.
Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều lắm, không kể hết được, vài cái tên như Đại tướng Chu Văn Tấn, Trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Lê Trọng Tấn..., cả cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch bản soạn trước.
Ông Quang chết vào 10h05 ngày  21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi.
Có quá nhiều lý do để ông phải chết.
Người ta đã thống kê rằng dưới thời ông là Bộ trưởng Công an, có hơn 260 người chết vì “tự chết” trong trại giam đồn công an. Đó là hơn 260 oan hồn, gọi đích danh tên ông, mỗi lần tuần rằm hương khói.
Trong vụ đàn áp Nhà nước Đề-ga mà ông là Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên, tổng chỉ huy chiến dịch, người ta không biết được con số chính xác, nhưng có hàng trăm người chết, hàng nghìn gia đình phiêu tán vì bị cướp đất, đốt nhà. Đó cũng là những oan hồn và những uất hận của lòng người.
Làng chó Nhật Tân còn tan hoang vì tai hoạ liên tiếp đến từ oan hồn của những con chó, thì ông Quang không thể sống.Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ nhận của tử tù Dương Chí Dũng nửa triệu đô và nhận chuyển 1 triệu đô khác của Vạn Thịnh Phát cho một “anh cấp trên”. Vụ án “làm lộ bí mật quốc gia” của ông này được dừng vì nghi phạm đã chết.
Có dấu hiệu để người ta nghi cái chết vì nhiễm độc phóng xạ của ông Nguyễn Bá Thanh là do người của Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an thực hiện.
Hai cái âm hồn này, nếu có về đòi xác, thì chắc cũng tìm đến địa chỉ nhà ông Quang.
Nhưng lý do dẫn đến cái chết cụ thể hơn của ông Quang có lẽ phải tính từ câu: “nếu chiến tranh xảy ra trên biển Đông thì tất cả đều thua, không có kẻ thắng”, mà ông tuyên bố tại Singapore tháng 6/2016. Ông là nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam khẳng định nguy cơ chiến tranh trên biển Đông. Ông đã chỉ cho thế giới biết kẻ sẽ gây ra cuộc chiến tranh này là Bắc Kinh và người làm cho nó thất bại sẽ là người Việt Nam. Tuyên bố này là sự tiếp nối của tuyên bố “Việt Nam không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông nào đó” của ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó, không phải kiểu “anh em trong nhà còn cãi nhau” của ông Đại tướng Phùng Quang Thanh và “Biển Đông có gì đâu” của ông Trọng.
Ông Quang là người hết mình cho công cuộc làm xích lại gần nhau giữa người Mỹ và người Việt Nam.
Một tháng nằm bên Mỹ trước chuyến thăm lịch sử của ông Trọng, ông Quang được cho là đã phá vỡ hầu hết các rào cản quá khứ, giải toả các nghi ngại, xác lập sự tin cậy cao nhất cho quan hệ an ninh giữa hai quốc gia, trong đó phải kể đến quan điểm về lập trường chủ quyền và giải pháp an ninh vĩnh viễn của Việt Nam. Trung Quốc biết và tìm cách phá bằng được.
Ông Quang được cho là người phát hiện và trực tiếp chỉ huy phá vỡ âm mưu đảo chính theo lệnh Bắc Kinh của Phùng Quang Thanh, nếu Hiệp định An ninh chung giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết.
Đầu tháng 5/2017, trước chuyến đi Mỹ gặp Tổng thống Trump của ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Quang được Tập mời sang thăm và đón bằng 21 phát đại bác. Ông bị phát hiện nhiễm bệnh lạ từ tháng 7/2017, tức là sau khi TQ về hai tháng.
Những kẻ phản thiên triều thì chết.
Nhưng người ta lại nói, ông Quang chết theo đúng quy trình, theo lý thuyết Xây dựng đảng mà ông Trọng là Giáo sư Tiến sĩ.
Ông Quang phải chết, vì giống như ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Quang là hình ảnh ẩn hiện phía sau tất cả mọi vụ bê bối tham nhũng từ trước tới nay, và sẽ của tất cả các vụ khác sắp khui ra tới đây. Đơn giản là tất cả các vụ tham nhũng đều xuất phát và diễn ra dưới thời ông Dũng làm Thủ tướng và ông Quang làm Bộ trưởng Công an. Vụ án bảo kê đánh bạc của Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh, đặc biệt, siêu Vụ án Vũ Nhôm đang kết thúc bằng các đường dẫn thẳng đến nhà ông Quang.
Nếu ở một chế độ Dân chủ thực, nơi luật pháp thực sự là độc lập và xã hội chỉ tôn thờ sự thật và danh dự, thì chuyện một Thủ tướng, một Tổng thống tham nhũng bị đưa ra Toà và bị nhốt vào tù, như Tổng thống Nam Hàn, như Thủ tướng Malaysia, Tổng thống Bresil v.v… là chuyện bình thường. Nhưng ở một chế độ tồn tại chỉ bằng giả dối, lừa bịp, bằng thủ đoạn che đậy những thối nát bên trong, thì một vị Chủ tịch nước bị lật tẩy tham nhũng là chuyện không thể chấp nhận.
Phải cho ông Quang chết để dừng vụ án tại chỗ. Ông ta phải chết sao cho đảng vẫn còn được nói ông vì dân vì nước mà chết.
Người ta cũng nói tới chuyện ông Quang tự kết thúc. Ông không thể chịu đựng nổi nếu vụ Vũ Nhôm đi đến tận cùng, phơi ra tất cả những gì ông làm. Hối tiếc và đau đớn.
Có thể ông đã nhận được tín hiệu của định mệnh chợt đến từ đâu đó.
Giống như chuyện Tam Quốc, Chu Du ngửa mặt kêu “Trời đã sinh ra Du sao còn sinh ra Lượng”, rồi tắt thở. Thua cờ, vỡ mật mà chết đấy thôi!
Bởi vì, nếu không chết theo một lịch trình, thì không thể dễ và nhanh như vậy. Chiều ngày 19/09 ông Quang còn tiếp Trưởng đoàn kiểm toán quốc tế. Người ngoại quốc cuối cùng ông Quang gặp là ông Chu Cường, Chánh án Toà tối cao Trung Quốc vào lúc chiều muộn ngày 19/09. Sáng ngày 20/09 ông nhập viện, 10h 05 phút ngày 21/09, đã tắt thở.
Ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ sức khoẻ trung ương cho biết, “ông Quang nhiễm một loại virus hiếm có, thế giới chưa có thuốc chữa”. Bệnh do virus liệu có gây ra đột quỵ như tai biến não hay nhồi máu tim được không?
Có thể nói gì về chuyện đầu độc.
Trong nhiều năm gần đây, hiện tượng lãnh đạo đột tử không rõ nguyên nhân bệnh tật là một hiện tượng phổ biến, nhưng không một ai đặt ra câu hỏi tại sao, vì đâu? Có một đặc điểm chung là các vụ chết đột tử này đều ly kỳ và nhất là rất giống các vụ đột tử của lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh và các vị vua chúa quan lại trong cấm cung các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Kỹ thuật sử dụng chất độc trong cung đình và trong chiến tranh của Trung Quốc có lịch sử phát triển trên ba nghìn năm. Người Trung Quốc sở hữu và sử dụng thông thạo các loại chất độc có thể gây tử vong sau vài phút, sau vài tiếng, sau vài ngày và sau vài năm. Có thể không để lại dấu vết và không thể tìm được nguyên nhân. Nhưng có một quy tắc bất di bất dịch, là chỉ được phép sử dụng khi có trong tay thuốc giải độc. Nghĩa là cứu hay để chết hoàn toàn do người sử dụng.
Người ông Quang tiếp cuối cùng là Chánh Toà án Tối cao Trung Quốc, chiều ngày 19/09. Ông là người đẩy Việt Nam tới gần Mỹ. Bắc Kinh đã xử tử hình ông tội phản bội thiên triều. Ông được mời sang thăm TQ ngày 11/05/2017. Và án được thi hành sau 21 phát đại bác. Bây giờ, thuốc làm chậm hết thời hạn tác dụng, trước khi “đi”, ông phải được nghe tuyên án. Ông Chánh án Chu Cường sang bất ngờ chỉ để thực thi việc đó.
Kim Jong Un mỗi lần sang TQ đều mang theo tất cả mọi thứ cần thiết, cả buồng vệ sinh riêng, tuyệt đối từ chối ăn các đồ ăn do phía TQ đem đến. Tuyệt đối không dùng bất cứ gì do TQ cung cấp. Cha của Un là Kim Jong Il cũng đã đột ngột chết vì bệnh không rõ nguyên nhân, sau các cuộc gặp riêng, tuyệt mật với Nam Hàn và Mỹ. Có thể ông ta đã phát hiện ra điều gì và truyền lại cho Jong Un.
Nếu đúng là tất cả những lãnh đạo của Việt Nam đều bị nhiễm độc sau mỗi lần sang Trung Quốc, thì con số phải lên tới hàng trăm. Thiếu tướng Trương Giang Long, Tổng cục phó tổng cục chính trị Bộ Công an đã nói: “bọn xấu chúng nó cài cắm đã có con số hàng trăm, mà con số hàng trăm không chỉ dừng lại hàng trăm mà trăm này còn thêm trăm khác nữa”.
Nguyễn Phú Trọng là người đồng sáng lập Hội thảo lý luận Trung-Việt. Tại Bắc Kinh, có một gian trưng bày thường trực các thành tựu từ kết quả các cuộc hội thảo suốt 10 năm, từ 2003 tới 2013, khi lần đầu tiên ông Trọng thăm Trung Quốc, gặp mặt Tập năm 2013. Tập Cận Bình đã đích thân, trực tiếp hướng dẫn Trọng thăm nhà trưng bày kỷ niệm này.
Những ai đã có thể bị nhiễm độc? Hàng thái thượng hoàng có thể kể được là Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Chí Vịnh, Phạm Minh Chính, Hoàng Trung Hải.
Võ Văn Thưởng chắc bị gài trong kỳ họp Hội thảo tại Trịnh Châu 25/05/2017. Ông Nguyễn Văn Bình và ông Trần Quốc Vượng có thể bị trong năm 2018. Tất cả các bí thư, chủ tịch của 7 tỉnh biên giới phía Bắc, Tư lệnh và Chính uỷ Quân khu Hai.
Kim Jong Un đã xử tử phanh thây ông chú dượng vì tội làm gián điệp cho TQ, và có thể đã xử chết người anh Kim Jong Nam được Bắc Kinh nuôi tại MaCau, nhằm tuyệt diệt âm mưu thay đổi chế độ của Bắc Kinh. Kế hoạch triệt thoái hạt nhân ký với Mỹ sẽ dừng ở mức tầm bay 5000km, không tới Mỹ nhưng đủ để tới các trung tâm của TQ.
Người Bắc Hàn chắc đã hiểu Tàu cộng hơn người Việt, nhất là có thể họ đã phải trả giá đắt hơn rất nhiều cho độc lập của họ. Không có người nào đểu hơn người hàng xóm “anh em” của mình bằng Tàu Cộng.
Người Việt cộng sản cuối cùng bám đuôi Trung Cộng giữ XHCN là ông Trọng. Nhưng không bám, thì khẩu phần thuốc giải độc hàng tháng tự biến mất, và ngày chết có thể phải đếm được đếm từng ngày.
Mọi ca bệnh của cán bộ trung ương đều phải qua tay kiểm tra và giám định của Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương. Mọi cán bộ cao cấp đều tắt thở, hoặc trải qua những khoảnh khắc cuối cùng tại Quân y viện 108. Như vậy, tất cả mọi nguyên nhân bệnh tật, trong đó có mọi vụ đầu độc, đều được thực hiện hoặc phát hiện ở hai Trung tâm này. Tội phạm hay đồng phạm chắc chắn nằm ở đây.
Ai có thể thay ông Quang?
Tất nhiên, việc thay ông Quang bằng một ông khác mà chế độ vẫn vậy, thì chỉ là việc thay mạng. Chưa bao giờ có chuyện Chủ tịch nước lên Tổng bí thư vì Chủ tịch nước là chỗ giành cho người đã kết thúc sinh mệnh chính trị.
Vì vậy, chuyện thay ông Quang sẽ tuỳ vào hai kịch bản: Nhất thể và không nhất thể.
Kịch bản thứ hai là không nhất thể vào lúc này, có nghĩa là Chủ tịch vẫn là chỗ nghỉ cuối của nhân vật đã hết nghiệp chính trị: Nghi lễ và hiếu hỉ. Các loại chức danh khác chỉ có tính biểu tượng, hay an ủi.
Với phương án này thì thích hợp nhất là bà Tòng Thị Phóng. Bà Phóng sẽ làm Chủ tịch một nhiệm kỳ rồi về hưu. Cũng có thể đưa bà Ngân sang, để Quốc hội lại cho ông Uông Chu Lưu hay ông Đỗ Bá Tỵ, Uông Chu Lưu nếu phe thân Tàu thắng. Đỗ Bá Tỵ lên, nếu phe chống Tàu thắng. Thậm chí có thể đưa Đặng Thị Ngọc Thịnh vào Bộ chính trị ngay trong hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10 này, chuẩn bị bầu cho bà chính thức vào tháng 5 năm sau.
Phương án bà Phóng hay bà Thịnh là hiện tượng lịch sử lặp lại thời kỳ Hai Bà Trưng, nước Việt Hai Nữ Vương. Nước Tàu suy sụp, chủ quyền biên giới, biển đảo lại được thu về?!
Nếu ông Quang được “cho” chết để phục vụ mục tiêu Nhất thể hoá, thì vào lúc này, không có kẻ nào có khả năng chiếm chỗ của ông Trọng. Trong 15 ông Uỷ viên bộ chính trị vào lúc này, được mặt này, nhưng không có mặt kia, không một ai đủ điều kiện để thay chân Tổng bí thư. Ông Trọng đã thiết kế trước tình huống đó.
Nhiều người nói là Nguyễn Thiện Nhân. Nhưng ông Nhân đang rất cần cho cuộc chiến Thủ Thiêm với hệ thống Lê Thanh Hải tại Sài Gòn. Không ai thay được ông Nhân vào lúc này. Ông Nhân rời Sài Gòn thì Nguyễn Thành Phong phải lên Bí thư, nhưng là Bí thư không quân, vì ông Phong chủ yếu dựa vào Bí thư Nhân để điều hành, chứ ông Phong chưa kịp có lực lượng. Xung quanh ông Phong vẫn toàn người của Lê Thanh Hải. Ông Võ Văn Thưởng không thể quay lại, vì chịu ơn nâng đỡ dìu dắt của “anh Hai” Hải, như chuyện Quan Công tha Tào Tháo, sẽ chẳng làm được gì. Ông Nhân lại không thuộc type người đứng đầu. Ông ba phải và thiếu khí tiết. Ông không được chọn cho phương án Nhất thể. Vả lại, có lẽ, ông sẽ tìm mọi cách để ở lại Sài Gòn, ông không hợp với Trung ương.
Phạm Minh Chính đã lộ mặt là “người nhà” của Bắc Kinh sau mấy năm làm Bí thư Quảng Ninh, có lẽ được “người nhà” gợi ý chuẩn bị cho vị trí Tổng bí thư, nhưng ông này đang không được lòng người. Việc ông đang lo là từ nay cho tới Đại hội XIII phải sắp cho được một bộ máy thân Tàu, nếu không là của Tàu. Tuy vậy, khi đã lộ mặt là người của Bắc Kinh thì không có dân. Mà không có Dân thì đảng không phải “từ nhân dân mà ra” nữa. Phải nhớ rằng, từ nay, lúc lộ mặt theo Tàu là lúc kết thúc sự nghiệp chính trị.
Trần Quốc Vượng có lẽ là giải pháp. Được ông Trọng chọn vào ghế Thường trực Ban bí thư, có vẻ như ông Trọng đã cố tình xác nhận người kế nhiệm. Sau khi nhậm chức thường trực cũng đã sang Bắc Kinh(!!). Nhưng ông này, lý luận thì không bằng Nguyễn Xuân Thắng, kĩ trị thì thua Vũ Đức Đam, làm thế nào để vừa điều hành lý luận vừa điều khiển được Thủ tướng? Chắc chưa phải đợt này. Vả lại nếu ông Vượng thay ông Quang ngay từ bây giờ (tháng 5/2019), thì ai thay ông ở vị trí Thường trực? Chưa có ai, ngoài ông Võ Văn Thưởng, mà ông Thưởng chưa đủ sức.
Nếu nhất thể, thì Chủ tịch nước chỉ định Thủ tướng và phải điều khiển được Thủ tướng. Trong thể chế này, Thủ tướng chỉ là người giúp việc Chủ tịch. Vì vậy, trong chủ trương nhất thể hoá, việc chọn người thay ông Quang không chỉ để làm Chủ tịch hai năm mà phải là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch một nhiệm kỳ tiếp theo nữa.
Nếu vậy, ngoài ông Trọng, người có khả năng nhất là ông Phúc. Nhưng ông Phúc không phải là người biết lý luận. Hơn thế, ông Phúc có quan niệm không giống ông Trọng về Kinh tế Thị trường định hướng XHCN. Ông Phúc khó làm Tổng bí thư. Cuối cùng thì vẫn là ông Trọng, sẽ hy sinh cuộc sống riêng tư, cống hiến cho đất nước, dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Trong danh sách Uỷ ban Tang lễ, vị trí của ông Võ Văn Thưởng đang từ thứ 13, nhẩy lên thứ 6, sau ông Phạm Minh Chính, vượt lên trên Phạm Bình Minh và Nguyễn Văn Bình, trong khi ông Phạm Bình Minh tụt xuống thứ 11 sau ông Trương Hoà Bình.
Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 10 này sẽ phải bầu thêm ba ông vào Bộ chính trị, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú bổ sung vào ba chỗ khuyết của ông Đinh La Thăng, Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang. Nguyễn Xuân Thắng sẽ được thay ông Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo kiêm Chủ tịch Hội đồng lý luận. Ông Thưởng có thể thay chân Thường trực của ông Vượng hoặc vào thay ông Nhân, để ông Nhân thay bà Ngân sang Chủ tịch nước.
Nói tóm lại, vị trí Chủ tịch chỉ quan trọng hay phải quan tâm cho phương án Nhất thể, còn không thì vẫn như cũ, Nguyên thủ là Thủ tướng, không phải Chủ tịch nước, mà cũng không phải Tổng bí thư, quay lại thời của ông Nguyễn Tấn Dũng và để Hiến pháp 2013 trở về nguyên trạng giấy lộn.
Việt Nam cứ loay hoay mãi trong vòng luẩn quẩn. Đảng lãnh đạo toàn diện thì cùng lúc ba (3) ông nguyên thủ. Mà gom vào một chỗ Tổng bí thư thì gom tất cả Lập pháp, Hành phánh, Tư pháp vào một người, tất yếu là độc tài. Độc tài là tham nhũng, là chiến tranh.
Điều kiện tiên quyết để nhất thể hoá là Thiết lập thể chế Tam quyền phân lập. trước khi gộp ba chức danh vào một, thì phải độc lập Lập pháp khỏi Hành pháp.
Lời chia buồn.
Tháng 3/2018, Vợ chồng ông Quang đi thăm chùa Mahabodhi ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ, nơi Thích Ca Mầu Ni đạt được Giác Ngộ và hoá Phật. Có lẽ bà Hiền vợ ông Quang muốn cầu xin đức Phật phù hộ cho ông Quang tai qua nạn khỏi. Vợ chồng ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng đến cầu xin Phật ở đây. Thật tiếc là không linh nghiệm, hay Trời Phật đã từ chối độ trì cho tội ác, nên Quang không thoát được.
Cả ông Quang lẫn ông Dũng đều là những kẻ đầy tội lỗi. Nhưng, có ai không trở thành đốn mạt trong cái bộ máy của cái hệ thống độc đảng trái luật này? Vả lại, một cách cảm tính, tôi không xếp ông Quang, ông Dũng vào cùng loại với ông Lê Thanh Hải, ông này mới thật là đốn mạt.
Nhìn nét mặt và ánh mắt của bà Hiền trong bức ảnh ông Quang gục đầu vào phiến đá thiêng, biết ông Quang thật sự đau khổ. Sự cầu xin thành tâm cho biết rằng ông đã biết bệnh tật của ông từ đâu mà có. Bức ảnh toát ra một sự ăn năn hối tiếc nhưng tuyệt vọng và cam chịu. Nhìn bức ảnh này, cảm nhận sự đau đớn của bà Hiền, người ta có thể bật khóc.
Lòng tham của cải và thèm khát quyền lưc là bản tính tự thân của con người. Có quyền trách mọi tội lỗi, nhưng phải quy kết đúng chỗ. Tiền bạc chiếm đoạt được phi đạo đức đã không thể đem đi.
Dù sao thì cái chết của ông Quang cũng là một cái chết buồn.
25/09/2018
B.Q.V.
Tác giả gửi BVN. Quan điểm và phương pháp suy luận thể hiện trong bài, BVN không can thiệp.

HAI CHIỀU Ý KIẾN VỀ CỰU TỔNG BÍ THƯ ĐỖ MƯỜI

BBC 25-9-2018




Đỗ Mười
Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười đến dự lễ khai mạc Đại hội Đảng 12 tại Hà Nội ngày 21/1/2016

Nhà quan sát nói với BBC rằng ông Đỗ Mười để lại di sản là công cuộc 'cải tạo công thương' khốc liệt trong khi chuyên gia bảo ông Mười "có tính cầu thị".
Ông Đỗ Mười, sinh ngày 2/2/1917, tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.
Sau đó ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong lúc mạng xã hội nhôn nhao thắc mắc về sức khỏe của ông Đỗ Mười, thì hôm 21/9, báo Dân Việt đưa tin: "Một thành viên của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, cựu Tổng bí thư Đỗ Mười đang được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108."

Đánh tư sản mại bản

Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, hôm 24/9, trả lời BBC văn phòng Bangkok, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội nói:
"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".
"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao."
"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc."
"Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa."
"Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả."
Về việc đánh tư sản của Tổng bí thư Đỗ Mười, nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Bên Thắng Cuộc:
"Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" ở miền Nam, tiến hành từ sau 1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó có 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị chuyển thành công tư hợp doanh; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang sản xuất; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất; sử dụng 15.000 người vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa."
"Sau Cải tạo, dưới dạng kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh, Nhà nước nắm: 100% ngành năng lượng; 45% ngành cơ khí; 45% ngành xay xát lương thực; 100% ngành bia, nước ngọt, bột ngọt, thuốc lá; 45% trong các ngành chế biến đường, dầu thực vật; 60% ngành dệt; 100% ngành sản xuất giấy; 80% ngành sản xuất bột giặt, xà phòng. Thương nghiệp quốc doanh nắm 80% nguồn hàng công nghiệp; 92% số xã trên toàn miền Nam có hợp tác xã mua bán."
"Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận: "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn," nhà báo Huy Đức viết trong cuốn sách nêu trên.




Đỗ Mười
Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười tại đám tang cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008

Đối ngược với Võ Văn Kiệt
Cũng trong hôm 24/9, Luật sư Vũ Đức Khanh, nhà hoạt động và quan sát chính trị, xã hội Việt Nam từ Ottawa, Canada, nói với BBC:
"Đối với nhiều người dân thành thị miền Nam, ông Đỗ Mười được nhắc đến như một "hung thần" của tiềm lực kinh tế của xã hội miền Nam trong những năm hậu chiến 1975-1985."
"Từ gốc trung nông, không có trình độ và kiến thức chuyên môn về kinh tế nhưng nhờ tinh thần "đấu tranh giai cấp" cao độ và triệt để, ông đã được cất nhắc vào chức vụ Thứ trưởng và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nội thương những năm 1956, 1958."
"Trong suốt trên 20 năm công tác trong lãnh vực kinh tế tài chính, thành tích lớn nhất cũng như có thể tạm gọi là "di sản" của ông là một nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ, lụn bại dẫn đến việc "Đổi mới" năm 1986."
"Đặc biệt, năm 1977, với tư cách phó thủ tướng kiêm nhiệm trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp tại miền Nam, ông đã giáng một đòn chí tử lên những thành phần tư sản, tiểu tư sản và tiểu thương miền Nam, triệt tiêu mọi tiềm lực kinh tế quốc gia mà phải đợi đến đầu thế kỷ 21 mới lấy lại được phong độ."
"Vụ cải tạo Công thương nghiệp năm 1977 dù là vô tình hay hữu ý nhưng phần nào do, nó đã đưa "Hòn ngọc Viễn Đông" trở về thời kỳ đồ đá, đẩy hàng triệu người dân miền Nam ra biển tìm đường vượt biên để cứu mạng."
"Cũng may là Gorbachev đã quyết định thay đổi làm "perestroika" nên Việt Nam mới "đổi mới" được như hôm nay."
"Đỗ Mười là một trong những khuôn mặt đại diện tiêu biểu nhất của cách mạng Việt Nam "đấu tranh giai cấp" ở cuối thế kỷ trước. Ông cũng có thể được coi như là một nhân vật đối ngược lại với cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, một kiến trúc sư của đổi mới."

'Cầu thị'

Hôm 25/9, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC:
"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng."
"Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng."
"Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được."




mườiÔng Đỗ Mười (giữa) tại lễ tang Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng 10/2013

"Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988, ông Đỗ Mười được ghi nhận gửi lời chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, thực hiện đầy đủ chính sách cải cách tiền tệ, chuyển đổi tỷ giá, phát triển kinh tế tư nhân..."
"Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam."
"Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ."

'Giai thoại'

Hồi tháng 4/2018, báo VietnamNet viết: "Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười là cán bộ lão thành cách mạng, đã từng trải qua nhiều cương vị công tác, nhất là được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc."
"Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình, dù trong lao tù của thực dân đế quốc hay ngoài chiến trận, dù trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc gian khổ hay giai đoạn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ở cương vị công tác nào, đồng chí Đỗ Mười luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách trước đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn giữ vững khí tiết, phẩm chất của người cộng sản, luôn tận tâm, tận lực vì nước, vì dân, vì bạn bè quốc tế. Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân."
Một bài của nhà báo Huy Đức hồi năm 2013 đăng trên BBC viết:
"Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?".
Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị.
Ngày 19-6-1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình.
Tuy bị ba uỷ viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế."

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét