Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

20180120. BÌNH LUẬN VỀ BỘ TƯ LỆNH TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
BỘ TƯ LỆNH TÁC CHIẾN KHÔNG GIAN MẠNG CÓ THÀNH 'HỘI CỜ ĐỎ' ?

PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN  19-1-2018
Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có thể là một dạng “sao y bản chính” của Trung Quốc với độ trễ 2 năm. Hình minh họa.
Việt Nam lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng để làm gì?
Phòng chống khủng bố trên mạng? Tổ chức hoạt động tình báo xâm nhập vào máy chủ của “thế lực thù địch” và cả những tập đoàn thương mại lớn trên thế giới? Hay phòng chống “diễn biến hòa bình” trên mạng?
Từ “Lực lượng 47” đến Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
Động thái Chính phủ và Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng vào ngày 8/1/2018 đã ngay lập tức làm dấy lên những dấu hỏi về mục đích thực sự của tổ chức quân sự này. Tuy nhiên như một não trạng cùng thói quen hành xử luôn giấu giếm những vấn đề được xem là “bí mật quốc gia”, buổi công bố quyết định lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng dù được truyền đi trên toàn bộ hệ thống báo đảng, nhưng điểm ấn tượng nhất của nó lại là… chẳng có nội dung cụ thể nào của quyết định này.
Tình trạng quá trống vắng thông tin về mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động… của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng đã khiến dư luận xã hội không khỏi nghi ngờ đây là một tổ chức bí ẩn, thậm chí bí mật và thiếu tính chính danh.
Dư luận xã hội cũng buộc phải liên hệ giữa tổ chức Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng với một tiết lộ – ngay trước thời điểm công bố thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng – của Tổng cục Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng về một lực lượng có tên là “Lực lượng 47” – được thành lập theo Chỉ thị số 47 của Bộ Chính trị, mà theo báo cáo của quan chức Tổng cục Chính trị thì có quân số lên tới 10.000 người.
Có ít nhất một nội dung giống hệt nhau của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng và “Lực lượng 47”: đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mạng.
“Lực lượng 47” được xem là một hệ thống theo chiều dọc và theo bề ngang trong quân đội, được triển khai ở tất cả các cấp từ Bộ Tổng tham mưu đến cấp đại đội, bao gồm rất nhiều quân nhân “thấm nhuần tính đảng” để thực hiện nhiệm vụ không cho các lực lượng tư tưởng và sự kiện của “diễn biến hòa bình” tác động vào nội bộ quân đội.
Là một cơ cấu thuần túy thuộc về quân đội, “Lực lượng 47” rất có thể khác với cơ cấu của đội ngũ dư luận viên của Ban Tuyên giáo trung ương và các Ban tuyên giáo thành ủy/tỉnh ủy cùng khối dư luận viên của ngành công an. Nếu lực lượng dư luận viên của tuyên giáo và công an đã lộ diện từ những năm 2011 cho đến nay, thì chỉ vào cuối năm 2017 “Lực lượng 47” mới hiện ra và thậm chí còn thu hút mối quan tâm của báo chí quốc tế.
Tuy nhiên, vài hé lộ hiếm hoi trong buổi công bố thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng cho thấy tổ chức này sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông, cho thấy một trong những chức năng trọng yếu của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là không khác với “Lực lượng 47”, nhưng có thể sẽ được triển khai quy mô và có chiều sâu và do đó sẽ tốn kém ngân sách hơn, là hướng chủ yếu vào hoạt động “viết bài phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc và thù địch”, mà có lẽ sẽ ưu tiên phản bác những vấn đề liên quan trực tiếp đến quân đội, từ lịch sử như “chiến tranh hai miền Nam - Bắc Việt Nam”, “chiến dịch Mậu Thân 1968”, đến hiện tại như “quân đội chỉ trung với nước hay trung cả với đảng”, “quân đội có nên làm kinh tế hay không”…, và dĩ nhiên sẽ “nói lại cho rõ” về những luồng dư luận cho rằng trong quân đội đang tồn tại nhiều vụ tham nhũng cùng tài sản ngồn ngộn của giới quan chức quốc phòng.
Việc Bộ Quốc phòng thành lập lực lượng tác chiến trên mạng ở cấp Bộ tư lệnh cho thấy tầm quan trọng của điều được giới học giả quốc phòng Việt Nam đánh giá về không gian mạng là một lại “chiến địa” và phải được đặc biệt chú ý.
Có liên đới APT32 và OceanLotus?
Không hiểu vô tình hay hữu ý, ngay trước khi xuất hiện những thông tin về “Lực lượng 47” và Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng ở Việt Nam, ông Steven Adair, người sáng lập và Giám đốc Điều hành công ty an ninh mạng Volexity, đã công bố việc một nhóm hacker có liên hệ với Chính phủ Việt Nam hoặc từng phục vụ các lợi ích của Hà Nội đã đột nhập máy tính của các nước láng giềng và của ASEAN.
Công ty an ninh mạng Volexity cho biết trong một phúc trình rằng nhóm hacker đã xâm nhập trang web của các bộ, cơ quan Chính phủ Lào, Campuchia và Philippines và tải mã độc vào máy tính của các nạn nhân.
Mã độc sau đó sẽ chuyển nạn nhân tới một trang Google yêu cầu cho phép truy cập tài khoản Google của họ. Nếu nạn nhân đồng ý, hacker sẽ truy cập được toàn bộ danh sách địa chỉ liên lạc và email có trong máy tính.
Tại Campuchia, các mục tiêu bị tấn công gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Môi trường, Bộ Dịch vụ dân sự và xã hội, cũng như cảnh sát quốc gia. Ở Philippines, nhóm tin tặc xâm nhập vào trang web của lực lượng vũ trang và cả Văn phòng Tổng thống.
Tương tự, ba trang web của Hiệp hội ASEAN, và các trang web của hàng chục nhóm phi chính phủ, các cá nhân và báo chí Việt Nam, cũng là mục tiêu bị tấn công. Nhóm tin tặc còn cài mã độc vào các trang web của một số công ty dầu mỏ Trung Quốc.
Trước đó vào tháng 5/2017, công ty an ninh mạng FireEye báo cáo nhóm tin tặc còn được gọi là APT32 hay OceanLotus, đang tích cực nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia và các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Công ty FireEye nói các hoạt động của nhóm tin tặc có liên hệ tới “các lợi ích của đất nước Việt Nam”.
Một phiên bản của “Hội Cờ Đỏ”?
Ở một giác độ mổ xẻ khác, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam lại có thể là một dạng “sao y bản chính” của Trung Quốc với độ trễ 2 năm.
Bởi vào ngày 1/1/2016, Quân Ủy trung ương Trung Quốc đã chính thức thành lập lực lượng tác chiến mạng – theo South China Morning Post.
Tổng tư lệnh PLA (chỉ huy trung ương đối với các lực lượng mặt đất) đã phát triển một chiến lược được gọi là “Chiến tranh Điện tử mạng Tích hợp” định hướng cho việc triển khai CNO và các công cụ chiến tranh thông tin liên quan. Chiến lược này được đặc trưng bởi việc sử dụng kết hợp các công cụ tác chiến mạng và các vũ khí tác chiến điện tử chống lại các hệ thống thông tin của đối thủ ngay trong giai đoạn sớm nhất của một cuộc xung đột.
Chỉ có điều khác là trong khi ở Trung Quốc, Tập Cận Bình và Bộ quốc phòng nước này mới chỉ đơn giản cho thành lập “lực lượng tác chiến mạng”, thì ở Việt Nam lại đặt cho lực lượng này một cái tên dài và “hoành tráng” hơn hẳn, cùng nâng cấp lên “bộ tư lệnh” – tương đương với cấp quân đoàn hoặc quân khu, vô hình trung khiến cho bản danh sách tướng lĩnh “quân đội nhân dân Việt Nam” bị kéo dài thêm vài ba dòng, bất chấp đã có quá nhiều bức xúc của dư luận nhân dân về việc quân đội Việt Nam “lạm phát tướng” với gần 500 cầu vai chỉ có sao không có gạch.
Còn tương lai của Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ ra sao? Tổ chức này sẽ chuyên tâm vào mục tiêu chống khủng bố như tiêu chí của các cơ quan tác chiến mạng quốc tế, hay sẽ trọng tâm hóa vào “phòng chống diễn biến hòa bình” và do đó có thể dính dáng, thậm chí dính sâu vào hoạt động “tình báo tung mã độc”?
Vào nửa cuối năm 2017, ở Việt Nam đã hiện hình “Hội Cờ đỏ” – một lực lượng mang tính kiêu binh và cực đoan y hệt Hồng vệ binh thời “Cách mạng văn hóa” những năm 60 của thế kỷ XX ở Trung Quốc. Liệu Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng của Việt Nam có bị biến thành một thứ phiên bản của “Hội Cờ đỏ”?
P.C.D.
Tác giả gửi BVN
HẬU QUẢ NÀO TỪ VIỆC 8 DNNN VIỆT NAM BỊ MỸ TỐ 'GIAN LẬN' ?
THIỀN LÂM/ Calitoday/ BVN 19-1-2018
Việt Nam vừa phải nhận một biện pháp trừng phạt kinh tế mới khi vào tháng đầu năm 2018, Hoa Kỳ đã “thay mặt Việt Nam” thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về 8 công ty mà lẽ ra Việt Nam phải đăng ký là “doanh nghiệp nhà nước” theo quy tắc thương mại toàn cầu.
8 công ty mà Mỹ khai báo với WTO gồm có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và công ty con là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC), Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood I và Vinafood II), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Sự kiện này không chỉ mang tính cảnh báo hay như một động tác trừng phạt mới về thương mại của Mỹ đối với Việt Nam, mà còn có thể khiến Việt Nam bị không ít quốc gia quay lưng vì thói “gian lận thương mại”.
Tòa nhà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tại Hà Nội. PVN là một trong số 8 công ty bị Mỹ tố cáo lên WTO. Ảnh: VOA
Toàn bộ 8 doanh nghiệp Việt Nam mà Mỹ “tố” với WTO đều là doanh nghiệp nhà nước và do Chính phủ Việt Nam sở hữu trên 50% cổ phần. Trong quan hệ làm ăn ở Việt Nam, các doanh nghiệp này vẫn thường rất tự hào với mác “quốc doanh” của họ. Không những thế, một số trong các doanh nghiệp nhà nước này đã từ quá lâu nay được hưởng thế độc quyền kinh doanh và do đó luôn tạo áp lực đáng kể đối với người tiêu dùng và xã hội về giá cả theo lối “một mình một chợ”, bất chấp những yêu cầu liên tục từ WTO và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về việc Việt Nam phải thỏa mãn được các tiêu chí tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước và phải chống tham nhũng có hiệu quả thì mới đủ điều kiện để quốc tế công nhận Việt Nam là “kinh tế thị trường”.
“Kinh tế thị trường” lại rất quan yếu đối với các nhu cầu vay tín dụng, nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài và hưởng ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế của Việt Nam.
Từ năm 2013, những chuyến đi Mỹ của các nhân vật như ông Trương Tấn Sang – khi đó còn là Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – khi đó còn là Thủ tướng, vẫn một mực đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Nhưng không hề có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Đó là thói khôn vặt của giới chính khách Việt! Khi cần tỏ ra kiên định thì luôn “chua” tính từ trên vào bất cứ khẩu hiệu nào. Nhưng để đối ngoại thì lại giấu kín vào túi quần. Hành vi 8 doanh nghiệp Việt Nam giấu kín gốc gác “nhà nước” của họ là một minh chứng về thói biển lận đó.
Rốt cuộc, quốc tế đã không còn kiên nhẫn nổi với thói lập lờ về mặt khái niệm trong lúc không có bất kỳ cải cách nào của Việt Nam. Vào tháng 5/2017, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã phải nhắc lại “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường cho Việt Nam” khi gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Washington.
Nhưng cũng vào tháng 5/2017, đã xảy đến hiện tượng “đảng ngáng chân chính phủ”. Cho dù Thủ tướng Phúc – với đức tính thực dụng về các giá trị buôn bán – có thực lòng muốn đạt được quy chế “kinh tế thị trường” chăng nữa, “Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do cấp trên của ông Phúc là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên định lặp lại tại Hội nghị trung ương 5, đã khiến ông Phúc không biết ăn nói ra sao với quốc tế về sự khác biệt một trời một vực giữa “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường”, chưa kể việc làm sao để đạt được “kinh tế thị trường” đó.
“Nhân quả” đã báo ứng. 8 doanh nghiệp mang trên mình gốc gác nhà nước và thói độc quyền “thu cùng diệt tận” đối với dân chúng Việt Nam đang phải đưa đầu nhận lãnh hậu quả quay lưng từ cộng đồng quốc tế. Tiếp đến có thể sẽ xuất hiện thêm những cái tên doanh nghiệp nhà nước khác bị quốc tế xem là “gian lận thương mại”.
Ngay trước mắt, vụ việc 8 doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam bị phía Hoa Kỳ cáo buộc lên WTO chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp này, bởi cả 8 doanh nghiệp nhà nước này đều tham gia hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.
Trong trường hợp nếu Việt Nam không đưa ra được các chứng cứ có tính thuyết phục để bác bỏ cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, mà điều này thì quá khó, rất có thể việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ – thị trường đang giúp cho Việt Nam xuất siêu đến gần 30 tỷ USD/năm – sẽ giảm sút. Và sau đó, các nước phát triển có thể sẽ ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của 8 doanh nghiệp nhà nước trên sẽ giảm sút, thậm chí các doanh nghiệp khác ngoài 8 doanh nghiệp nhà nước bị cáo buộc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng có thể gặp khó khăn.
T.L.
Nguồn: https://www.baocalitoday.com/viet-nam/hau-qua-nao-tu-viec-8-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-bi-gian-lan.html
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ĐỂ ĐƯỢC 'KINH TẾ THỊ TRƯỜNG' ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 20-1-2018
Việt Nam vừa phải nhận một biện pháp trừng phạt kinh tế mới khi vào tháng đầu năm 2018, Hoa Kỳ đã “thay mặt Việt Nam” thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về 8 công ty mà lẽ ra Việt Nam phải đăng ký là “doanh nghiệp nhà nước” theo quy tắc thương mại toàn cầu.
8 công ty mà Mỹ khai báo với WTO gồm có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và công ty con là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco/SKYPEC), Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood I và Vinafood II), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Sự kiện này không chỉ mang tính cảnh báo hay như một động tác trừng phạt mới về thương mại của Mỹ đối với Việt Nam, mà còn có thể khiến Việt Nam bị không ít quốc gia quay lưng vì thói “gian lận thương mại”.
Toàn bộ 8 doanh nghiệp Việt Nam mà Mỹ “tố” với WTO đều là doanh nghiệp nhà nước và do Chính phủ Việt Nam sở hữu trên 50% cổ phần. Trong quan hệ làm ăn ở Việt Nam, các doanh nghiệp này vẫn thường rất tự hào với mác “quốc doanh” của họ. Không những thế, một số trong các doanh nghiệp nhà nước này đã từ quá lâu nay được hưởng thế độc quyền kinh doanh và do đó luôn tạo áp lực đáng kể đối với người tiêu dùng và xã hội về giá cả theo lối “một mình một chợ”, bất chấp những yêu cầu liên tục từ WTO và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về việc Việt Nam phải thỏa mãn được các tiêu chí tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước và phải chống tham nhũng có hiệu quả thì mới đủ điều kiện để quốc tế công nhận Việt Nam là “kinh tế thị trường”.
“Kinh tế thị trường” lại rất quan yếu đối với các nhu cầu vay tín dụng, nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài và hưởng ưu đãi trong hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế của Việt Nam.
Từ năm 2013, những chuyến đi Mỹ của các nhân vật như ông Trương Tấn Sang – khi đó còn là Chủ tịch nước, và ông Nguyễn Tấn Dũng – khi đó còn là Thủ tướng, vẫn một mực đề nghị “Mỹ sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam”. Nhưng không hề có tính từ “xã hội chủ nghĩa” gắn kèm cửa miệng.
Đó là thói khôn vặt của giới chính khách Việt! Khi cần tỏ ra kiên định thì luôn “chua” tính từ trên vào bất cứ khẩu hiệu nào. Nhưng để đối ngoại thì lại giấu kín vào túi quần. Hành vi 8 doanh nghiệp Việt Nam giấu kín gốc gác “nhà nước” của họ là một minh chứng về thói biển lận đó.
Rốt cuộc, quốc tế đã không còn kiên nhẫn nổi với thói lập lờ về mặt khái niệm trong lúc không có bất kỳ cải cách nào của Việt Nam. Vào tháng 5/2017, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã phải nhắc lại “Khởi động lại cơ chế trao đổi về quy chế thị trường cho Việt Nam” khi gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Washington.
Nhưng cũng vào tháng 5/2017, đã xảy đến hiện tượng “đảng ngáng chân chính phủ”. Cho dù Thủ tướng Phúc – với đức tính thực dụng về các giá trị buôn bán – có thực lòng muốn đạt được quy chế “kinh tế thị trường” chăng nữa, “Nghị quyết trung ương 5 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do cấp trên của ông Phúc là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiên định lặp lại tại Hội nghị trung ương 5, đã khiến ông Phúc không biết ăn nói ra sao với quốc tế về sự khác biệt một trời một vực giữa “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và “kinh tế thị trường”, chưa kể việc làm sao để đạt được “kinh tế thị trường” đó.
“Nhân quả” đã báo ứng. 8 doanh nghiệp mang trên mình gốc gác nhà nước và thói độc quyền “thu cùng diệt tận” đối với dân chúng Việt Nam đang phải đưa đầu nhận lãnh hậu quả quay lưng từ cộng đồng quốc tế. Tiếp đến có thể sẽ xuất hiện thêm những cái tên doanh nghiệp nhà nước khác bị quốc tế xem là “gian lận thương mại”.
Ngay trước mắt, vụ việc 8 doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam bị phía Hoa Kỳ cáo buộc lên WTO chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp này, bởi cả 8 doanh nghiệp nhà nước này đều tham gia hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu.
Trong trường hợp nếu Việt Nam không đưa ra được các chứng cứ có tính thuyết phục để bác bỏ cáo buộc từ phía Hoa Kỳ, mà điều này thì quá khó, rất có thể việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ – thị trường đang giúp cho Việt Nam xuất siêu đến gần 30 tỷ USD/năm – sẽ giảm sút. Và sau đó, các nước phát triển có thể sẽ ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ, dẫn đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu của 8 doanh nghiệp nhà nước trên sẽ giảm sút, thậm chí các doanh nghiệp khác ngoài 8 doanh nghiệp nhà nước bị cáo buộc xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài cũng có thể gặp khó khăn.
T.L.
Nguồn: https://www.baocalitoday.com/viet-nam/hau-qua-nao-tu-viec-8-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-bi-gian-lan.html
'2017 LÀ NĂM THÀNH CÔNG NHẤT VỀ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM' ?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 20-1-2018
Làm thế nào lý giải được hiện tượng một quan chức cao cấp như Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn căng mặt lên giọng “2017 là năm thành công nhất về đối ngoại của Việt Nam” – trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại năm 2018 – trong khi 2017 mới chính là năm mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải nhận ít nhất 3 thất bại từ vừa đến quá lớn liên quan đến Nhà nước Đức, Hunsen của Campuchia và Hôi nghị thượng đỉnh APEC.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo cáo ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10/2017. Ảnh: Zing.vn
Sau vụ “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú” theo lối tuyên giáo của công an Việt Nam nhưng lại bị Nhà nước Đức cáo buộc là mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Tịnh Xuân Thanh tại Berlin vào ngày 23/7/2017, người Đức đã ra thông báo tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam – một cú giáng thẳng thừng điếng người vào thói dùng luật rừng với cả thế giới cùng thói “kiêu ngạo cộng sản”. Sau đó, Chính phủ Đức đình chỉ luôn hiệp định Đức – Việt về miễn vi sa cho những người dùng hộ chiếu ngoại giao. Cử chỉ đặc biệt tế nhị này có nghĩa là kể cả Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có muốn đi Đức thì đều phải đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội để xin visa.
2017 cũng là năm mà bắt đầu là một số và tiếp tới có thể là hàng loạt quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã bị trục xuất và có thể sẽ bị trục xuất, nhiều chương trình trao đổi kinh tế giữa Đức và Việt Nam bị đình trệ, kéo theo giai đoạn hai của khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt: đóng băng kéo dài.
Khủng hoảng Đức - Việt lại kéo theo hệ quả không thể tránh khỏi về số phận Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Cho dù đã hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015, nhưng cho tới giờ số phận hiệp định này là hết sức mong manh. Chỉ cần một trong số 27 Quốc hội của các nước châu Âu bỏ phiếu chống thì EVFTA coi như tan vỡ. Đức đang rất có thể là quốc gia đầu tiên lắc đầu với Việt Nam về hiệp định này.
Khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức - Việt khởi sự từ vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” vào tháng Bảy năm 2017, cũng là tháng mà Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng thực hiện một cuộc “bình Tây”: chuyến công du mang sắc thái vội vã và cập rập của ông Trọng sang Campuchia khiến nhiều dư luận cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, cũng là nhằm đo đếm xem vai trò và ảnh hưởng của Hà Nội đối với Thủ tướng Hunsen còn giữ được ở mức nào.
Nhưng chỉ hơn hai tháng sau chuyến đi “tưng bừng đón tiếp” trên, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đã bị một cú giáng ngã ngửa: Bộ Nội vụ Campuchia tuyên bố bắt đầu xúc tiến kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân, mà thực chất là thu hồi quyền công dân, của gần 70.000 người, đa phần là gốc Việt, đang sinh sống tại Campuchia.
Cuộc khủng hoảng Việt Nam - Campuchia có thể đã khởi đi bằng một vấn đề xã hội chứ không phải ngoại giao hay kinh tế, quân sự, nhưng là mâu thuẫn xã hội với một tầm mức đủ gây xáo động mạnh trong dư luận, còn giới chóp bu Việt Nam ăn không ngon miệng.
Khủng hoảng ngoại giao người Việt ở Campuchia lại kéo theo nguy cơ xung đột quân sự “Mặt trận Campuchia” đang có chiều hướng nóng rẫy. Bóng ma cuộc chiến biên giới Tây Nam nhũng năm 1978 - 1979 đang trở lại.
Từ vị thế một quốc gia được xem là “anh cả” trong khối ba nước Đông Dương, giờ đây Việt Nam có thể còn phải thật sự lo sợ sự thay đổi nhanh chóng của Hunsen – nhân vật đang có nhiều dấu hiệu đi theo khuynh hướng độc tài và độc trị của Tập Cận Bình.
Cũng trong năm 2017, APEC Đà Nẵng – một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương – đã thêm một thuyết minh về câu chuyện an ủi cho giới chóp bu Việt Nam ứng với tục ngữ dân gian “có tiếng, không có miếng”.
Tuy thành công lớn nhất của APEC 2017 là không có… khủng bố, nhưng vào lúc kết thúc APEC và cũng chấm dứt các cuộc gặp đa phương lẫn song phương giữa chủ nhà Việt Nam với người Mỹ và lãnh đạo những quốc gia khác, ngoài một hiệp định khung về việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020 cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde…, đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào, càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam – một đòi hỏi mà chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải “vay để đảo nợ”.
Chưa kể việc Úc, Hàn Quốc, Đài Loan và có thể cả Nhật Bản, Mỹ dường như không còn muốn tiếp nhận lực lượng lao động thủ công và kể cả du học sinh Việt Nam. Một số thị trường nhập khẩu lao động đang dần đóng cửa. Có thể nhiều du học sinh Việt Nam sẽ phải về nước…
Với những thực tồn trần trụi trên, làm thế nào để chính thể Việt Nam có được “2017 là năm thành công nhất về đối ngoại” như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh – nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo cáo ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10/2017?
P.C.D.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét