Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

20201118. BÌNH LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP)

 ĐIỂM BÁO MẠNG 

RCEP: KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO LỚN NHẤT THẾ GIỚI RA ĐỜI
VŨ NGỌC YÊN/ TD 16-11-2020



Đại diện từ 15 quốc gia đã đăng ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn 
diện Khu vực hôm Chủ nhật. Ảnh: AAP

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) có quy mô lớn nhất thế giới đã được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN (Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).

Mục tiêu của RCEP là hài hòa mạng lưới các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “ASEAN+1” hiện có, thành một hiệp định thống nhất, tạo ra một bộ quy tắc thương mại thống nhất và duy nhất cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. RCEP cũng bao gồm các điều khoản quản lý đối với nhiều vấn đề thương mại của thế kỷ XXI, bao gồm dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, viễn thông và sở hữu trí tuệ.

Khi được thực thi, RCEP sẽ tạo nên một thị trường lớn với 2, 2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26.200 tỷ USD, chiếm khoảng 30% Tổng sản lượng kinh tế (GDP) toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định thương mại Mỹ – Mexico – Canada (USMCA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, RCEP sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Theo ước tính, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP sẽ đạt 137 tỷ USD.

Với việc ký kết RCEP, thương mại giữa các quốc gia thành viên sẽ được thúc đẩy nhờ hàng rào thuế quan được hạ thấp, các quy định và thủ tục hải quan được quy chuẩn hóa, và cánh cửa thị trường được mở rộng hơn giữa các nước hiện chưa có Hiệp định thương mại tự do (iFTA) với nhau.

Chuyên gia Jeffrey Wilson của Học viện chính trị chiến lược Úc ASPI cho rằng, “RCEP sẽ vẽ lại bản đồ chiến lược kinh tế của vùng Ấn độ –Thái Bình Dương. Thoả ước thương mại tự do có ý nghiã rất quan trọng. Thoả ước sẽ đẩy mạnh những nỗ lực phục hồi kinh tế sau Đại dịch”.

Tiến trình hình thành RCEP

Buổi thảo luận đầu tiên diễn ra tại hội nghị cấp cao ASEAN 2011 tại Indonesia, tiến trình đàm phán RCEP chính thức bắt đầu tại hội nghị cấp cao ASEAN 2012 tại Campuchia. RCEP được khởi xướng, như một sáng kiến của ASEAN nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước trong khối và 6 đối tác thương mại lớn Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và Hàn Quốc.

16 nước xúc tiến đàm phán RCEP vào năm 2013, trong khi một thỏa thuận thương mại lớn khác là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đang được đàm phán. Do Trung Cộng tham gia RCEP và Mỹ đang dẫn đầu TPP – thỏa thuận khi đó được kỳ vọng sẽ trở thành FTA lớn nhất thế giới – đã có nhiều ý kiến cho rằng RCEP dưới sự tham gia của Trung Cộng sẽ là một cách để Bắc Kinh đối trọng với ảnh hưởng gia tăng của Washington trong khu vực.

Trải qua 8 năm đàm phán, 30 vòng thương thảo, 18 Hội nghị cấp bộ trưởng và 6 lần trì hoãn hạn ký kết kể từ cuộc đàm phán đầu tiên. Cuối cùng đến năm 2020, 15 quốc gia tham gia RCEP đã thống nhất kết thúc đàm phán trên văn bản cho tất cả 20 chương của hiệp định và các vấn đề tiếp cận thị trường.

Năm 2019, New Delhi tham gia đàm phán RCEP từ đầu, nhưng 2019 đã rút lui khỏi thỏa thuận, vì lo ngại không bảo vệ được các nhà sản xuất trong nước. Theo tin từ Bloomberg, Ngoại trưởng Ấn Jaishankar đã phát biểu trong một cuộc thảo luận ở Singapore là Ấn Độ vẫn còn nghi ngờ về sự tiếp cận thị trường “không bình đẳng” ở Trung Quốc và “các chính sách bảo hộ mậu dịch” gây mất cân đối thương mại lớn giữa hai nước.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2019, Ấn Độ có thâm hụt thương mại 53,6 tỷ USD với Trung Quốc. Sự thận trọng của Ấn Độ chính là một trong những rào cản chính đối với tiến trình đàm phán RCEP trong thời gian qua.

Một số thành viên RCEP, trong đó có Nhật Bản, xem sự tham gia của Ấn Độ vào thỏa thuận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên phương diện kinh tế cũng vai trò của nước này như một đối trọng với Trung Quốc, Điều này dễ hiểu bởi Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là một thị trường tiêu dùng lớn.

Công ty tư vấn The Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng: “Không có Ấn Độ, RCEP giảm tầm quan trọng, nhưng con đường tiến tới thực thi thỏa thuận này trở nên êm ái hơn“.

Hiệp định RCEP đã được chính thức ký ngày 15.11.2020, có hiệu lực vào năm 2021 hoặc tháng 1/2022.

RCEP – Một sự thất bại cho Mỹ

Vừa bước vào Toà Bạch Ốc vào đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã vội tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định TPP vì cho rằng đây là một thỏa thuận tồi cho Mỹ. Các nước còn lại trong thỏa thuận tiếp tục đàm phán, đi đến ký kết một Hiệp định mới vào cuối tháng 10.2018. Thỏa thuận này đã được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước (Úc, Brunei, Canad, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, Newseeland, Singapor và Việt nam). Đến nay chỉ có bảy nước phê chuẩn.

CPTPP có 480 triệu dân và chiếm khoảng 13% GDP toàn cầu.

Trong bốn năm cầm quyền, Trump đã áp thuế quan lên nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại của Mỹ mà ông cho là có hành vi thương mại bất bình đẳng. Đặc biệt, cuộc chiến thương mại khởi động chống Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm rưỡi, gây sụt giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trong lãnh vực đối tác quân sự, Mỹ nâng cao vị thế của “Bộ tứ kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia và lôi kéo thêm một số quốc gia khác tham gia, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, vì chính sách của Mỹ nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc hơn là đem lại lợi ích cho các nước “Kim Cương +” nên không mấy thu hút sự tham gia của các quốc gia này.

Về kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đã đầu tư 384 tỷ USD vào các nước ASEAN. Năm 2019, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 354 tỷ USD.

Mỹ là nước từng khởi xướng Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn được coi là hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới trước RCEP, nhưng sau đó Trump đã đơn phương rút khỏi hiệp định. Điều này khiến Mỹ không có mặt trong cả hai hiệp định tự do thương mại bao phủ khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Các quốc gia thành viên RCEP vẫn còn quan ngại

Việc ký kết Hiệp định RCEP không mang ý nghĩa là mọi vấn đề giữa các đối tác thương maị đã được dẹp bỏ hay nhiều quốc gia thành viên bớt lo ngại về mức độ gia tăng sự lệ thuộc vào Trung Cộng. Nhật Bản đang cân nhắc chuyển đổi chuỗi cung ứng ở Trung Cộng. Cuộc xung đột giữa Úc và Tàu vẫn căng thẳng vì Tàu giới hạn hàng nhập khẩu từ Úc.

Sự hợp nhất ký kết RCEP chỉ là sự biểu dương thái độ không ủng hộ đường lối chủ trương tách rời (Decoupling) kinh tế và công nghệ ra khỏi Trung Cộng do Donald Trump quảng bá.

Hơn nữa, cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã đặt các nước ASEAN vào một hoàn cảnh mới và là động lực thúc đẩy thành lập RCEP. Hiệp định RCEP được xem là một nỗ lực của các nước chống lại chính sách bảo hộ thương mại của Trump.

Nhật Bản, Hàn Quốc đã tham gia nhiều Hội nghị ASEAN+ đã ủng hộ RCEP với các động cơ khác nhau. Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản đều muốn chiếm lĩnh thị trường Đông Nam Á với hơn 650 triệu dân, lớn gấp rưỡi Liên minh Kinh tế Âu châu (EU), tương đương châu Mỹ Latinh và gấp 3 lần thị trường Mỹ.

Với việc hoàn tất RCEP và việc thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại các quốc gia đã phê chuẩn, châu Á hiện có thể khai thác hai FTA lớn để thúc đẩy hội nhập sâu rộng trong khu vực.

Thành công cho Trung Cộng?

Trung Quốc muốn dùng RCEP để ngăn chặn sự kiềm chế của Mỹ. Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội để họ tạo thêm khả năng phá vỡ vòng kiềm tỏa của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp tục thực hiện Chiến lược “Vành đai-Con đường“.

Tại hội nghị lần thứ 19 giữa các Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Trung Cộng, hai bên đã thống nhất một số nội dung chính. Thứ nhất, Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009, đạt tổng giá trị giao dịch lên tới 507,9 tỷ USD vào năm 2019 (theo số liệu thống kê từ phía ASEAN) và chiếm 18% tổng giao dịch thương mại của ASEAN.Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào khối ASEAN đạt khoảng 10,2 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 6,6 % tổng giá trị FDI của ASEAN.

Hai là, hai bên ghi nhận rằng, năm 2020 là năm đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, do đây là thời điểm kỷ niệm tròn 10 năm thiết lập quan hệ toàn diện về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc.

Bắc Kinh khen ngợi CSVN đã chu toàn trách nhiệm trong việc hoàn tất RCEP, đồng thời Trung Cộng kỳ vọng RCEP sẽ mang lại lợi ích chiến lược dài hạn và củng cố quan hệ với các nước láng giềng.

Ý nghĩa RCEP đối với Việt Nam

Với Việt Nam, sau khi thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) vào tháng 6/2019, việc kết thúc đàm phán RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng, RCEP được ký kết và đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện nay.

Thay lời kết

Trong khi Mỹ ngày càng mất ảnh hưởng trong khu vực Á châu – Thái Bình Dương, thì Trung Cộng thông qua Hiệp định thương mại tự do mới, lại tiếp tục gia tăng sức mạnh.

Qua cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3.11.2020, Nước Mỹ sẽ có chính quyền mới dưới sự lãnh đạo của tân Tổng thống thắng cử Joe Biden. Tổng thống Biden đã công bố chủ trương một chiến lược cập nhật, cứng rắn hơn chính sách xoay trục hay tái cân bằng thời Tổng thống Obama. Chiến lược kiềm chế Trung Cộng sẽ thực hiện qua hai phương cách: Hợp tác với Liên minh EU trong lãnh vực thương mại và kinh tế; Liên minh với các đối tác Á châu trong lãnh vực quân sự.

Thế giới đang chờ đợi phản ứng của Mỹ trước việc ra đời Hiệp định RCEP dưới sự dẫn dắt của Trung Cộng. Liệu Tổng thống Biden có quyết định đưa Mỹ gia nhập Hiệp định CPTPP hay đề xuất một liên minh kinh tế mới thay thế?

VIỆT NAM THAM GIA RCEP-HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LỚN NHẤT THẾ GIỚI, NÔNG SẢN HƯỞNG LỢI GÌ? 

KHÁNH NGUYÊN/ DV 15-11-2020

Hôm nay, 15/11, Việt Nam chính thức ký kết và tham gia một hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 15 nước tham gia. RCEP được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam, trong đó có xuất khẩu các loại nông sản nhiệt đới.

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác.

Cụ thể, RCEP có sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và 5 đối tác của khối này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Theo đánh giá, RCEP tạo nên một thị trường quy mô 2,2 tỷ người, GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. 

Nhiều ý kiến cho rằng, RCEP được ký kết và đi vào thực thi sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang 14 thị trường trong khối, với phần lớn người tiêu dùng không quá khó tính (ngoại trừ Nhật Bản, Australia, New Zealand). 

Việt Nam tham gia RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, nông sản hưởng lợi gì? - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tham gia lễ ký kết RCEP. Ảnh: I.T

Nhu cầu đối với các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 26,9% tổng lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. 

 Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong 9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc chỉ đạt hơn 9,8 tỷ USD, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc đều suy giảm, cụ thể như hàng rau quả đạt 1,4 tỷ USD giảm 25,9%. Việc tham gia RCEP có thể thúc đẩy xuất khẩu các nông sản thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này.

Ngoại trừ Nhật Bản, Australia, New Zealand, người tiêu dùng của khu vực RCEP không quá khó tính, trong khi nhu cầu của nhóm này đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh lại tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.

Trong 5 năm trở lại đây, rất nhiều quốc gia trong khối có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia… đều coi trọng các thị trường nội khối ASEAN.

Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường ASEAN rất nhiều chủng loại hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản…). Hiện, ASEAN là thị trường tiêu thụ rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, trong đó, Thái Lan là nước trong khối nhập khẩu nhiều rau quả Việt Nam nhất.

Việt Nam tham gia RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, nông sản hưởng lợi gì? - Ảnh 2.

Vải thiều Việt Nam chính thức có mặt ở các siêu thị của Nhật 

Bản, một đối tác trong RCEP trong năm 2020.

Trong 5 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Thái Lan đạt gần  60 triệu USD, tăng đến 144% so với cùng kỳ năm 2019.

ASEAN cũng đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam, năm 2019 xuất khẩu gạo ASEAN đạt 1 tỷ USD, trong đó Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. 

Trong 9 tháng năm 2020, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 34,5% thị phần, đạt 1,81 triệu tấn và 843,48 triệu USD, giảm 3,9% về khối lượng nhưng tăng 9,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Singapore cũng tăng mạnh.

Đáng chú ý, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản cũng tăng mạnh. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,44 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong nhóm hàng xuất sang Nhật thì nông thủy sản là mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất với kim ngạch xuất khẩu 567,5 triệu USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, cà phê tăng 15%, hàng rau quả tăng 26,4%, hạt điều tăng 52,4%...

Với việc tham gia RCEP, hàng rào thuế quan giữa các quốc gia thành viên sẽ được giảm bớt, các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng dễ dàng hơn được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, trong đó có nông sản khi xuất khẩu vào các thị trường trong RCEP.

Đồng thời, RCEP sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỷ USD. 

Tuy nhiên, việc tham gia RCEP cũng khiến áp lực cạnh tranh của nông sản Việt trở nên căng thẳng hơn bởi nhiều đối tác trong khu vực cũng có những sản phẩm tương đồng, thậm chí có thể phải cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. 

Để không mất lợi thế ở RCEP, điều cần làm lúc này là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh để tận dụng cơ hội mà RCEP mang lại.

AI MỚI LÀ NGƯỜI HƯỞNG LỢI LỚN NHẤT TỪ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC MANG LẠI?

NGUYỀN NGỌC CHU/ TD 16-11-2020


Ngày 15/11/2020 15 quốc gia, sau hơn 6 năm đàm phán, đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) theo hình thức trực tuyến. Đó là các nước Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Trung Quốc.

Có không ít người đã vội mừng vì thị trường 2,2 tỷ dân với GDP khoảng 26.200 tỷ USD sẽ mở ra “một chân trời mới’. Có người còn vội đánh giá rằng đây là “thoả thuận thương mại lớn nhất thế giới”, “khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới”!

Khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới không chỉ đơn thuần xác định bởi hai tiêu chuẩn là dân số và tổng GDP. Chất lượng của thị trường mới là tiêu chuẩn áp đảo (dominant). Mở ra một cái chợ, quan trọng nhất là ai đến chợ và chợ bán gì.

TẠI SAO ẤN ĐỘ RỜI BỎ RCEPT?

Ngày 04/11/2019, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Ấn Độ và Hội nghị Thượng đỉnh RCEP diễn ra ở Bangkok, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chính thức tuyên bố Ấn Độ rút khỏi RCEP.

Nguyên nhân thì không chỉ một. Nhưng nguyên nhân chính là Trung Quốc. Không phải là Trung Quốc lấn chiếm biên giới Ấn Độ. Mà là Ấn Độ sẽ trở thành miếng mồi thị trường của Trung Quốc.

Là bởi vì khi gia nhập RCEP thì hàng hoá Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Ấn Độ mà hang hoá Ấn Độ không thể xâm nhập thị trường Trung Quốc. Ấn Độ không phải là quốc gia có công nghệ cao như Nhật Bản để Trung Quốc mở cửa mong muốn ăn cắp, copy làm hàng nhái – ít nhất là trong thời gian đầu, sau đó rũ bỏ và đóng cửa mặt hàng công nghệ cao đã bị nội địa hoá. Nhật Bản ý thức được điều đó. Nhưng Nhật Bản sẽ có công nghệ mới mà Trung Quốc có thể thèm muốn để tiếp tục hé cửa cho vào. Nhưng Ấn Độ thì không. Còn nữa, là ngoài mặt thì tuân thủ hiệp ước tự do thương mại, nhưng ngầm bên trong Trung Quốc sẽ tìm cách cản đường. Và hàng hoá Ấn Độ sẽ rất khó thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Thương mại tự do là để đi bán hàng hoá mình sang nước khác. Nay hàng hoá mình không sang được thị trường của người mà hàng hoá của người lại tràn ngập thị trường của mình thì tham gia thị trường tự do làm gì? Đó chính là nguyên nhân số 1 làm Ấn Độ phải rút ra khỏi RCEP.

Một nước lớn với dân số 1 tỷ 380 triệu người, sắp vượt Trung Quốc, mà Ấn Độ còn sợ Trung Quốc nuốt chửng thì các nước bé như Việt Nam chả thấm vào đâu.

Có người sẽ bảo vệ, rằng điều đó không thể xẩy ra. Vì Hiệp định sòng phẳng cho tất cả các bên ký kết. Thế là quên mất lý lẽ của kẻ mạnh, quên mất đường chữ U.

VỚI VIỆT NAM EVFTA CÓ LỢI HƠN RCEPT

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ của cha ông dạy thật quá đúng cho chúng ta trong tham gia bàn cờ quốc tế.

Chẳng có RCEP thì Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc “đàn áp” thị trường. Nhập siêu từ Trung Quốc năm sau lớn hơn năm trước với mức độ rợn người. Năm 2019 nhập siêu từ Trung Quốc tăng 40,1% so với năm 2018 và đạt con số 33,8 tỷ USD. Đó là chưa nói hàng buôn lậu qua biên giới. Càng chưa nói đến hàng Trung Quốc dán mác hàng Việt nam tại thị trường Việt Nam, cũng như xuất sang Mỹ và các nước khác. Nếu tính đủ, con số sẽ không dưới 50 tỷ USD. Việc ra đời RCEP, không ngi ngờ gì nữa, thị trường Việt Nam càng bị Trung Quốc thâu tóm.

Đừng ví Việt Nam với Nhật Bản và Hàn Quốc. Để từ đó kết luận rằng Nhật Bản và Hàn Quốc thấy lợi ích của RCEP nên đã tham gia. Như đã đề cập trong phần Ấn Độ ở trên, Nhật Bản và Hàn Quốc có công nghệ tân tiến để đối trọng với Trung Quốc – buộc Trung Quốc phải chấp nhận chia sẻ thị trường. Việt Nam không có vị thế như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Việt Nam phải chú trọng vào thị trường châu Âu. EVFTA là rất quan trọng và rất có lợi cho Việt Nam. Năng lực xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế. Thay vì dàn trải thì phải dồn chủ lực cho thị trường chính. Với EVFTA Việt Nam học được công nghệ và đáp ứng được chuẩn mực châu Âu. Tự Việt Nam bước lên đẳng cấp mới. Gần đèn thì rạng.

Thị trường 2 tỷ 200 triệu dân, tuy là rất lớn, nhưng không phải để cho Việt Nam. Thí dụ ngụ ngôn sau có lẽ phần nào giải thích được lý do vì sao.

Con hổ dụ các con báo, cáo, mèo – mỗi con mang một miếng mồi đến để góp ăn chung. Con mèo nghĩ đến miếng thịt to của con hổ nên mang mồi của mình đến. Nhưng con mèo không biết rằng con hổ đánh đuổi tất cả để dành lấy toàn bộ các miếng mồi.

Con hổ Bengal Ấn Độ mà còn phải tháo chạy khỏi RCEP thì xin đừng quá lạc quan. Thị trường 500 triệu dân của EVFTA mới là điều thực tế.

Lại tự răn bằng câu tục ngữ của cha ông: ‘Ngày lắm mối, tối nằm không’!

'CẢM ƠN' TRUMP 

TƯỜNG AN/ TD 16-11-2020


Hôm 15/11/2020, lúc 11h trưa, giờ Việt Nam, Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Khu Vực – Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP đã được ký tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội Nghị ASEAN lần thứ 37 mà Việt Nam là chủ nhà.

RCEP là một loại Hiệp định thương mại tự do (FTA) của 15 nước gồm 10 nước thành viên của khối ASEAN và 5 nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với GDP tương đương với 30% tổng sản lượng toàn cầu.

RCEP là một sáng kiến của Bắc Kinh để làm đối trọng với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của Mỹ, đồng thời cũng nằm trong tham vọng “chiến dịch một vành đai, một con đường” của Tập Cận Bình.

Hiệp định thương mại tự do TPP của 12 nước với sự tham gia của Hoa Kỳ được bắt đầu đàm phán từ năm 2008 trong chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc khi Washington mời các nước láng giềng của Bắc Kinh tham gia vào một thỏa thuận thương mại mà không có Trung quốc để thành lập một nền kinh tế lớn nhất châu Á này.

TPP (gồm 11 quốc gia và Mỹ) nhằm đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí quan trọng trong khu vực kinh tế năng động của vùng Châu Á – Thái Bình Dương và thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Trung Quốc rất thèm thuồng được tham gia vào hiệp định này, nhưng dĩ nhiên điều đó không nằm trong ý định của Hoa Kỳ.

Trong khi Hiệp định TPP (có Mỹ) quy định khắc khe về việc bảo vệ quyền lợi người lao động qua việc bắt buộc Việt Nam phải cho thành lập nghiệp đoàn độc lập thì RCEP hoàn toàn bỏ qua lãnh vực “bảo vệ quyền lợi của người lao động”.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thẳng thắn nói trong chuyến thăm Washington vào tháng 8/2016: “Hoa Kỳ chỉ có mặt ở biển Đông khi nào họ muốn, còn Trung quốc thì luôn luôn hiện diện ở đó“. Nếu Mỹ không còn tham gia hiệp định TPP thì ngoài việc làm tan vỡ việc Mỹ xoay trục sang châu Á, còn mang lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc.

Cái bóng đè của Trung quốc ở Châu Á Thái Bình Dương đã rõ mồn một và được các Tổng thống tiền nhiệm tiên liệu, thế nhưng khi Tổng thống Trump lên, việc đầu tiên ông làm là rút Mỹ ra khỏi Hiệp định này. “Cùng với đám tang của TPP, đó là một ngày vui cho Trung Quốc” theo nhận định của Carrie Gracie (biên tập viên về TQ của BBC).

Ấn Độ đã nhìn thấy ảnh hưởng của Trung quốc có hại cho kinh tế của mình qua Hiệp thương này cho nên đã rút lui ra khỏi RCEP vào tháng 11/2019.

Hôm 15/11, RCEP đã chính thức ký kết, cái bóng đè ấy đã, đang và sẽ che phủ lên Việt Nam, Á châu và thế giới.

Cám ơn Trump đã “diệt” Trung Cộng mạnh mẽ!

THẮNG LỢI LỚN CỦA TQ, HỒI CHUÔNG CẢNH TỈNH DÀNH CHO MỸ: RCEP LÀ 'LIỀU THUỐC BỔ MÀ CHÂU Á ĐANG CẦN'?

HỒNG ANH/SOHA/BVN 17-11-2020

Ngày 15/11, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới - đã được ký kết sau 8 năm đàm phán.

"Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới"

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông đưa tin, hôm 15/11 vừa qua, Trung Quốc vừa giành được một "thắng lợi" khi 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới không có sự tham gia của Mỹ.

Thỏa thuận RCEP được kí kết sau hành trình 8 năm đàm phán, và trong bối cảnh đang có nhiều câu hỏi đặt ra về những cam kết của Washington trong khu vực - bởi hiện tại Mỹ không tham gia vào 2 trong số các nhóm thương mại quan trọng tại khu vực phát triển nhanh nhất thế giới là RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngay sau khi nhậm chức vào đầu năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của CPTPP.

Hôm Chủ nhật (15/11) vừa qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 nước thành viên ASEAN cùng bộ trưởng thương mại của các nước này đã tham gia lễ ký kết hiệp định RCEP theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand Damien O’Connor, RCEP có sự tham gia của gần 1/3 nền kinh tế toàn cầu và dân số toàn thế giới; và dự kiến thỏa thuận này sẽ đem lại 186 tỉ USD cho kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động thương mại được thúc đẩy trong khu vực.

Mục tiêu của RCEP là mở cửa cho thương mại và đầu tư tự do trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua các biện pháp cắt giảm thuế quan, giảm thiểu thủ tục và giấy tờ, cũng như đưa ra các quy định mới về chi tiêu của chính phủ, chính sách cạnh tranh và thương mại điện tử.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cương cho biết việc các nước ký kết RCEP là "thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do".

"Thỏa thuận RCEP được ký kết không chỉ là thành tựu mang tính bước ngoặt của hợp tác khu vực Đông Á, mà còn là thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do... và tạo ra động lực mới cho sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới”, ông Lý nói.

RCEP sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng 2 năm tới, sau khi tất cả các quốc gia thành viên thông qua các điều khoản của hiệp định này trong nội bộ, theo Bộ trưởng Thương mại Indonesia Agus Suparmanto.

Bộ Tài chính Trung Quốc hôm 15/11 cho biết các điều khoản của RCEP bao gồm các cam kết dỡ bỏ thuế quan trong nội bộ các nước thành viên, trong đó bao gồm một số khoản thuế được dỡ bỏ ngay lập tức, một số sẽ được dỡ bỏ dần trong vòng một thập kỷ.

Cũng theo Bộ này, hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được "bước đột phá lịch sử" khi có được thêm một thỏa thuận giảm thuế song phương bên cạnh thỏa thuận RCEP. Bộ Tài chính Trung Quốc không nêu rõ chi tiết trong thông báo của mình.

SCMP cho biết, RCEP đã đánh dấu lần đầu tiên các cường quốc Đông Á vốn coi nhau là đối thủ là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý tham gia một thỏa thuận thương mại tự do chung.

Các thành viên tham gia RCEP bao gồm cả các quốc gia đã và đang phát triển, do đó hiệp định này có một số điều khoản đặc biệt về các thỏa thuận chuyển tiếp, bao gồm việc chuyển giao công nghệ cho các quốc gia như Lào, Myanmar và Campuchia.

Các thành viên RCEP cũng tái khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục "đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong RCEP" và sẵn sàng chào đón Ấn Độ gia nhập trong tương lai. New Delhi đã rút khỏi các cuộc đàm phán về RCEP vào cuối năm ngoái giữa những lo ngại về thâm hụt thương mại của nước này với Trung Quốc.

Khác với CPTPP, RCEP không bao gồm các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Các nhà phân tích và quan chức thương mại khu vực cho rằng mặc dù có các quy định hạn chế về dịch vụ và đầu tư, cũng như các tiêu chuẩn thấp hơn CPTPP, nhóm thương mại do Trung Quốc hậu thuẫn này sẽ tạo ra động lực mà thế giới đang rất cần để vực dậy nền kinh tế bị đại dịch ảnh hưởng. Điều này sẽ càng kéo trọng tâm kinh tế về phía châu Á, khi Trung Quốc sẵn sàng đi đầu trong việc viết ra các quy tắc thương mại cho khu vực.

"Thắng lợi của Trung Quốc"

"RCEP có thể chính là liều thuốc bổ mà châu Á đang cần để khôi phục sau những ảnh hưởng của đại dịch", ông Stuart Tait, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC, nhận định.

"Các hoạt động trao đổi thương mại trong nội bộ châu Á - vốn đã lớn hơn so với các hoạt động trao đổi thương mại của châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục tiếp sức cho tăng trưởng kinh tế thế giới và kéo trọng tâm kinh tế về phía châu Á", theo ông Tait.

ASEAN đã vượt qua liên minh châu Âu (EU), trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong Quý I năm nay. Cuộc thương chiến kéo dài với Mỹ và những lời đe dọa "phân ly" về kinh tế cũng khiến Trung Quốc phải tìm cách đa dạng hóa các lựa chọn thương mại và giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.

Ông He Weiwen, một cựu quan chức thương mại Trung Quốc hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nhận định tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm 12/11 vừa qua rằng:

"Ưu tiên của Trung Quốc phải là thắt chặt quan hệ thương mại với châu Á. Trong vòng 3 năm thương chiến vừa qua với Mỹ, chúng ta đã chứng kiến các hoạt động trao đổi thương mại với ASEAN gia tăng đáng kể, trao đổi thương mại với châu Âu gia tăng ở mức vừa phải và trao đổi thương mại với Mỹ giảm.

Hiện tại trao đổi thương mại với châu Á và châu Âu chiếm khoảng 70% trên tổng giá trị trao đổi thương mại, và điều đó sẽ giúp chúng ta có thế mạnh khi mặc cả với Mỹ".

Wendy Cutler, từng là phó đại diện thương mại Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama và tham gia đàm phán về TPP, đã nhận định rằng việc RCEP được ký kết chính là "một hồi chuông cảnh tỉnh nữa đối với nước Mỹ về vấn đề thương mại", bà Cutler nhận định.

Tân tổng thống đắc cử Joe Biden chưa hề hứa hẹn về khả năng Mỹ sẽ gia nhập CPTPP - tiền thân là hiệp định TPP mà ông Biden và ông Obama từng xúc tiến trước đây.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chính quyền ông Trump đã đưa ra ý tưởng tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu với các quốc gia như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam, nhưng lại có một khuôn khổ thương mại chính thức nào để tập hợp các quốc gia này.

Tu Xinquan, người đứng đầu Viện nghiên cứu WTO của Trung Quốc tại trường Đại học Kinh tế - Kinh doanh Quốc tế, nhận định rằng các chính sách thương mại đơn phương dưới thời Tổng thống Trump, cùng với đó là ảnh hưởng của dịch bệnh, đã khiến các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương xích lại gần nhau hơn.

"Việc ký kết RCEP cho thấy các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương cần đoàn kết lại sau cuộc thương chiến và các chính sách thương mại đơn phương của Mỹ. Việc đảm bảo sự ổn định trong các chuỗi cung ứng khu vực đã trở nên quan trọng hơn trước rất nhiều, do đại dịch gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dĩ nhiên là CPTPP có những tiêu chuẩn cao hơn RCEP. Nhưng hiện tại vẫn chưa rõ các tiêu chuẩn cao đó có thể đem lại khác biệt gì về lợi ích, và có thể sẽ mất nhiều năm để nhìn thấy tác động rõ rệt của CPTPP, trong khi tăng trưởng nhờ các chính sách thương mại tự do trong khuôn khổ của RCEP sẽ cho thấy kết quả nhanh hơn nhiều", ông Tu bình luận.

H.A.

Nguồn: Soha


RCEP GIÚP KINH TẾ VIỆT TĂNG TỐC SAU COVID-19

NGÔ TRÍ LONG/ VTC news 16-11-2020


(VTC News) - Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng RCEP là 

động lực quan trọng giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc sau đại dịch 

COVID-19.

Tăng tốc kinh tế sau đại dịch

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Chuyên gia: RCEP giúp kinh tế Việt tăng tốc sau COVID-19 - 1

Ngày 15/11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. 

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, RCEP với cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại… sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Theo đó, sau khi được ký kết và thực thi, RCEP sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 tỷ USD, chiếm khoảng gần 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại.

'RCEP hứa hẹn giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc kinh sau đại dịch COVID-19”, ông Long nói.

Vẫn theo ông Long, RCEP với 15 nền kinh tế có trình độ phát triển và nền kinh tế ở mức khác nhau, cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau sẽ là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp của các nước tham gia các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu.

“Doanh nghiệp Việt cần tìm cách tham gia sâu hơn, ở phạm vi rộng lớn hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nhận thức, đánh giá lại năng lực hoạt động của chính mình. Và phải có chiến lược hoặc định hướng rõ về việc tham gia hoặc xây dựng chuỗi cung ứng”, chuyên gia cho hay.

RCEP tạo chuỗi cung ứng mới

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, RCEP mở ra cơ hội thuận lợi cho tất cả các thành viên cũng như doanh nghiệp của các nước trong hiệp định để cơ cấu lại, định vị lại các chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu.

“Trong khi COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng bảo hộ đang nổi lên, RCEP được ký kết đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia đàm phán. Bên cạnh đó, với quy mô lớn và tính đa dạng của thị trường cũng như sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam và các nước RCEP hoàn toàn có đủ điều kiện để tính toán, xây dựng lại những chiến lược kinh doanh của mình và tham gia vào chuỗi cung ứng cho thị trường này”, ông Tuấn Anh nói.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa các quy tắc xuất xứ và tiếp tục đơn giản hóa, tạo thuận lợi hóa thương mại thông qua các hoạt động kết nối trong lĩnh vực sản xuất đầu tư… chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ đối tác và tìm kiếm những đối tác để xây dựng nên các thị trường cung ứng tham gia trong các lĩnh vực.

Ví dụ, trong lĩnh vực quy tắc xuất xứ, rõ ràng với những đối tác lớn trong ngành sản xuất của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, thì các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như điện tử, may mặc, da giày sẽ có điều kiện thuận lợi để định vị và vận dụng những quy tắc xuất xứ này trên cơ sở đảm bảo được lợi ích tối đa của khu vực doanh nghiệp và các ngành sản xuất của chúng ta trong các chuỗi cung ứng.

Đồng thời, giúp khai thác tốt các thị trường, từ thị trường Trung Quốc, Úc, Nhật Bản… cho những sản phẩm của công nghiệp điện tử, dệt may, da giày.

“Tôi cho rằng, đó là những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi để mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và bền vững”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo PGS.TS Ngô Trí Long, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn thử thách do nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn, trong khi chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn.

Đặc biệt, hàng hoá Việt vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhập khẩu, khả năng năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn.

RCEP là hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tên đầy đủ của RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2012, tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tại Phnom Penh (Campuchia). Tuy nhiên Ấn Độ gần đây tuyên bố rút khỏi RCEP vì chưa phù hợp với mong muốn của họ.

Mục đích của RCEP là thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN với các đối tác, tập trung vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nếu thành công, RCEP sẽ tạo ra khu vực kinh tế với 32% tổng GDP toàn cầu, chiếm 47,5% dân số thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, sự xuất hiện của RCEP sẽ góp phần tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững.

Đặc biệt, khi thế giới chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19 vốn làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, RCEP tạo sức bật mới, cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực đặc biệt là giữa các nước tham gia ký kết ở khu vực. Hiệp định này cũng sẽ tạo ra không gian mới để các quốc gia thành viên ASEAN phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

HIỆP ĐỊNH RCEP Ý NGHĨA GÌ VỚI VIỆT NAM ?

PHƯƠNG ÁNH/ VnEx 16-11-2020

Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thuỷ sản đáp ứng nhu cầu hầu hết thành viên.

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 15 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, ký kết sáng 15/11.

"Trong khi Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng bảo hộ đang nổi lên, RCEP được ký kết đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia đàm phán", Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh sau buổi lễ.

RCEP, với sự tham gia của 15 thành viên, sẽ tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới. Nhờ vào cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, FTA này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới.

Hiệp định cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây. Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử... và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

Là doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam, lãnh đạo hệ thống bán lẻ MM Mega Market Việt Nam cho biết rất phấn khích trước những thông tin về RCEP. Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại công ty nhận xét: "Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ RCEP". Nguyên nhân là những nước tham gia vào hiệp định hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông, thuỷ sản.

"Các tiêu chuẩn nhập khẩu trong hiệp định không quá khắt khe, thị hiếu tiêu dùng giữa các nước cũng khá tương đồng nên việc giao thương thuận lợi", bà nói. Mặt khác, RCEP cũng mở cửa cho các dịch vụ logistics, thương mại điện tử, khiến hàng hoá đến tay người tiêu dùng giữa các nước dễ dàng.

RCEP được ký kết trực tuyến hôm 15/11. Ảnh: Giang Huy.

RCEP được ký kết trực tuyến hôm 15/11. Ảnh: Giang Huy.

Còn theo bà Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...

"Trong các FTA đã có trước đây, không ít sản phẩm xuất khẩu Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA mà không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan", bà nói. Giờ đây, Trung Quốc, Hàn Quốc và những nước vốn là nguồn cung nguyên liệu chủ yếu đều nằm trong RCEP khiến vấn đề về quy tắc xuất xứ để hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan RCEP trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Nhưng bên cạnh những cơ hội, thách thức cho Việt Nam từ hiệp định RCEP không hề nhỏ.

Thứ nhất là sức ép cạnh tranh hàng hoá. Bộ Công Thương cho biết, nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn.

Sức ép này không chỉ diễn ra trên thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa cũng tương tự. Theo bà Thu Trang, khi thị trường nội địa cũng phải mở theo RCEP, các hàng hoá có cơ cấu sản phẩm tương tự sẽ tràn vào Việt Nam. Hàng Việt phải cạnh tranh trực diện với các mặt hàng nhập khẩu từ RCEP, đặc biệt từ Trung Quốc.

Trung Quốc được xem là một trong những thách thức lớn từ các nước tham gia RCEP. Với lợi thế hàng hoá phong phú, giá rẻ, nền kinh tế tỷ dân này có thể gây ra những tổn thương đến sinh kế của người dân tại các nước khác. Đây được xem là một nguyên nhân chính khiến Ấn Độ, tháng 11 năm ngoái, quyết định rút khỏi RCEP.

New Delhi từng nhiều lần bày tỏ lo ngại về RCEP, thoả thuận quy định hạ thấp hàng rào thuế quan, sẽ khiến hàng hoá Trung Quốc ngập tràn thị trường Ấn. Trong khi đó, hàng hoá Ấn Độ lại không đảm bảo được sự tiếp cận tương tự tại Trung Quốc, khiến thâm hụt thương mại gia tăng. Năm 2018, thâm hụt thương mại với Trung Quốc của Ấn Độ ở mức "khổng lồ", gần 58 tỷ USD trong tổng kim ngạch thương mại hai chiều 95,5 tỷ USD.

Trong khi đó, người Việt lại khá ưa chuộng hàng ngoại. Đại diện MM Mega Market cho biết, sản phẩm đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... rất được quan tâm do bao bì bắt mắt, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Những mặt hàng đóng gói như bánh kẹo, mỳ gói, sữa, ngũ cốc hay thực phẩm đông lạnh.

"Nhóm tiêu dùng trẻ có yêu cầu khắt khe, sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới, đang ngày một tăng, nhu cầu tiêu thụ các hàng hoá nhập ngoại cũng sẽ tăng mạnh ở Việt Nam trong thời gian tới", bà Nga nói.

Thứ hai, hàng hoá Việt vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cũng không nên quá lo lắng trước những thách thức này. Với các nước ASEAN, theo bà Trang, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ khu vực này đã được hưởng thuế suất 0% với gần như toàn bộ biểu thuế từ 2018. Mức độ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, của các nước ASEAN lại không nặng như Việt Nam. Do đó RCEP hầu như không làm thay đổi lợi thế của họ trong tận dụng ưu đãi thuế quan từ hiệp định mới so với các FTA đã có.

"Nếu có nguy cơ nào đó từ ASEAN đối với thị trường nội địa Việt Nam, nguy cơ đó đã có thể xảy ra từ 3 năm nay rồi chứ không phải chờ tới RCEP", bà nói.

Với nguồn Trung Quốc, RCEP càng không mang lại thêm lợi thế nào cho hàng Trung Quốc ở Việt Nam từ góc độ quy tắc xuất xứ so với hiệp định giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA) đang có. Dù thừa nhận ngoài chuyện xuất xứ còn có nguy cơ gia tăng nhập khẩu do tăng mua nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan trong RCEP, bà Trang cho rằng điều này cũng không chắc sẽ dẫn tới tình trạng gây "ngập lụt" thị trường nội địa.

Nguyên nhân là với không ít ngành sản xuất, nếu đã có thể lựa chọn nguồn cung khác ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp đã lựa chọn từ lâu, để hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA khác.

"Với mức độ tự do hoá và mở cửa thị trường mạnh từ các FTA đã có, thị trường, doanh nghiệp nội địa đã được tôi luyện, không tới nỗi không đón nổi cơn gió lớn RCEP", bà Trang nói.

Xem thêm Graphic về RCEP - Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại đây.

Xem thêm Graphic về RCEP - Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại đây.

Như vậy, theo bà Trang, thách thức lớn nhất của Việt Nam trong RCEP cũng không khác biệt lắm so với các FTA trước đây. Đó là làm thế nào để hiện thực hóa cơ hội, để các doanh nghiệp hiểu được các cơ hội đặc biệt từ RCEP, từ đó tận dụng chúng một cách hiệu quả. "Thách thức không mới nhưng giải pháp lại không dễ dàng", bà nói.

Khác biệt trong thách thức với các FTA khác, nếu có, đó là việc cạnh tranh trực diện trong RCEP sẽ phức tạp hơn tại thị trường xuất khẩu và nội địa. Ví dụ ở Nhật Bản, trước RCEP, Trung Quốc chưa có FTA nào, trong khi Việt Nam có tới 3. Như vậy sau RCEP, hàng Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi ở Nhật Bản, do đó hàng hóa Việt Nam cũng sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt hơn ở thị trường nước này.

"Doanh nghiệp xuất khẩu mặc dù được dự báo sẽ có lợi thế trong RCEP nhưng cũng phải sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống cạnh tranh mới", bà Trang nhấn mạnh.

Theo đánh giá của đại diện VCCI, không lo ngại có sự chồng chéo khi 7/15 thành viên gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản, New Zealand, Australia tham gia cả RCEP lẫn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

"Cứ thêm một FTA là thêm một con đường ưu tiên trong giao thương với cùng một đối tác. Những con đường này không loại trừ lẫn nhau, con đường nào phù hợp với trình độ, nhu cầu của mình thì đi theo nó", bà Trang nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thì nhận định, RCEP được xây dựng phù hợp ngay cả với một số quốc gia kém phát triển của ASEAN. Vì vậy, không gian kinh tế rộng hơn, dân số lớn hơn nhưng RCEP vẫn có sự linh hoạt cho các nước tham gia.

Dù thừa nhận chuẩn mực của CPTPP cao hơn, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng, với những nước đã tham gia hiệp định như Việt Nam, điều này là lợi thế, vì không phải trả giá thêm cho những yêu cầu của RCEP. "Ngược lại, chúng ta lại được hưởng lợi ích khi các đối tác RCEP thực hiện cam kết", ông nhấn mạnh.

Phương Ánh

HIỆP ĐỊNH RCEP TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN KINH TẾ?

PHẠM TUYÊN/ TP 16-11-2020

TP - Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết tại Hà Nội ngày 15/11, sau 8 năm đàm phán là hiệp định thương mại tự do (FTA) có nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực từ năm 2021.

Hàng hoá Việt Nam vào các nước tham gia RCEP sẽ thuận lợi hơn nhưng cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn về chất lượng Ảnh: Như Ý
Hàng hoá Việt Nam vào các nước tham gia RCEP sẽ thuận lợi hơn nhưng cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn về chất lượng Ảnh: Như Ý

Không gây cú sốc giảm thuế, không tăng nhập siêu

Trao đổi với báo chí sau lễ ký, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, việc ký kết thành công RCEP đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định. Theo đó, RCEP khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Theo ông Trần Tuấn Anh, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực và mở ra những xa lộ mới cho hàng hoá Việt Nam. Đặc biệt, RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài cho Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây.

 “Việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của nước ta”, Bộ trưởng cho hay.

Trước câu hỏi, “những cam kết trong RCEP có làm tăng nguy cơ nhập siêu đối với Việt Nam?”, người đứng đầu Bộ Công Thương cho hay, Việt Nam đã tham gia với các nước ASEAN và 5 nước đối tác trong RCEP theo các FTA giữa nội khối ASEAN, cụ thể là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các FTA giữa ASEAN với từng đối tác trong số 5 đối tác trên (gọi là các hiệp định FTA ASEAN+1). Quá trình tự do hoá thuế quan với các nước ASEAN đã được thực hiện trong suốt hơn 20 năm, còn với 5 nước đối tác trên trong vòng khoảng 15 năm qua. Vì vậy, việc thực hiện hiệp định RCEP sau khi được thông qua sẽ không tạo ra cú sốc về giảm thuế quan đối với Việt Nam.

“Hiệp định RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác ASEAN trong một Hiệp định FTA. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ chỉ phải sử dụng 1 quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây. Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường. Do đó, về cơ bản sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực tăng nhập siêu”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Công Thương, lợi ích có thể nhìn thấy là các doanh nghiệp Việt Nam (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới do Hiệp định RCEP tạo ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với khó khăn và thách thức liên quan sức ép cạnh tranh về chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng trên sản phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.

“Hiện tại, đầu vào sản xuất của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhất định vào các nguồn nhập khẩu, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế cũng như mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu của Việt Nam còn khá khiêm tốn”, Bộ trưởng Công Thương cho hay.

Tạo không gian kết nối sản xuất trong ASEAN

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định RCEP có tính chất khác xa so với các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia gần đây như CPTPP hay EVFTA. Thay vì hướng đến mở cửa thị trường, RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN, tạo ra một khuôn khổ để thuận lợi hóa thương mại và tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN.

Cụ thể, cùng với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp.

Cùng đó, trong lĩnh vực quy tắc xuất xứ, với những đối tác lớn trong ngành sản xuất của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như điện tử, may mặc, da giày cũng sẽ có điều kiện thuận lợi để định vị và vận dụng những quy tắc xuất xứ này trên cơ sở đảm bảo được lợi ích tối đa của khu vực doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong các chuỗi cung ứng. Các cam kết cũng giúp khai thác tốt các thị trường, từ thị trường Trung Quốc, Úc, Nhật Bản,… cho những sản phẩm của công nghiệp điện tử, dệt may, da giày...   

Cam kết về thuế của Việt Nam và các nước trong RCEP


Về lộ trình tự do hóa thuế quan của các bên, Việt Nam chào cho các nước ASEAN và các nước đối tác tỷ lệ tự do hóa thuế quan không cao hơn mức cam kết trong các Hiệp định FTA ASEAN +1 hiện hành. Cụ thể chào cho ASEAN là 90,3%, cho Australia và New Zealand  là 89,6%, cho Nhật Bản và Hàn Quốc là 86,7%. Với Trung Quốc, ta chào tỷ lệ tự do hóa thuế quan 85,6% (phù hợp với cam kết của Việt Nam trong Hiệp định FTA ASEAN-Trung Quốc và chính sách thuế hiện hành của ta, nhằm giảm tối đa khả năng tăng nhập siêu từ thị trường này khi thực thi Hiệp định RCEP). 

Các nước đối tác chào cho Việt Nam tỉ lệ tự do hóa thuế quan cao hơn ta chào cho các nước đối tác tương ứng, cụ thể Australia xóa bỏ 92%, New Zealand xóa bỏ 91,4%, Nhật Bản xóa bỏ 90,4%, Hàn Quốc xóa bỏ 90,7% và Trung Quốc xóa bỏ 90,7%. 

RCEP có sự tham gia của 15 quốc gia, bao gồm 10 nước ASEAN và các đối tác ngoại khối là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định giúp tiếp cận thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với gần 28% thương mại toàn cầu.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện năm 2018 cho thấy, thực thi Hiệp định RCEP có thể giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu có tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét