Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

20210128. HIẾN KẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

 ĐIỂM BÁO MẠNG

CHUYÊN GIA HIẾN KẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐÁT NƯỚC

NHÓM PV/ TP 15-1-2021
TP - Ðánh giá về nền kinh tế trong 5 năm qua (2016-2020), các chuyên gia đều nhận định cơ cấu đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ, phát triển đúng hướng. Ðồng thời đề nghị cần ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn tới.

Chuyên gia kinh tế Ðinh Trọng Thịnh: Cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ

Chuyên gia hiến kế phát triển kinh tế đất nước - ảnh 1Chuyên gia kinh tế Ðinh Trọng Thịnh
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, trong 5 năm qua (2016-2020) cơ cấu nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ. Trong đó, kinh tế tư nhân dần trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp đến 40% tổng GDP. Đây là sự phát triển đúng hướng, tạo đà cho nền kinh tế đi vào quỹ đạo tăng trưởng phát triển.

Theo ông Thịnh, từ Đại hội XII của Đảng, sự chuyển biến của nền kinh tế rõ rệt. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt tốc độ cao. Riêng với năm 2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm vì đại dịch, nhiều nước tăng trưởng âm, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%.

Từ nền kinh tế chủ yếu phát triển theo diện rộng, dựa chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, thâm dụng vốn. Giai đoạn vừa qua đã chuyển đổi hiệu quả. Tiêu biểu như tỷ lệ xuất khẩu dầu thô đã giảm nhiều, từ chiếm hơn 20% tổng thu ngân sách nhà nước đã về mức chỉ dưới 10%.  Việt Nam đã cấm hoàn toàn xuất khẩu khoáng sản thô.

Trong 5 năm qua, nhất là năm 2020, việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây được xem là động lực trong thời cơ mới, để giúp nền kinh tế tăng trưởng, năng suất lao động cao. Trong điều kiện kinh tế nhiều thay đổi, việc nâng cao năng suất lao động rất quan trọng, nhân tố tổng hợp (TFP) thay đổi lớn theo hướng tích cực. Năng suất lao động dần chuyển sang chiều sâu.

Khu vực kinh tế tư nhân trong 5 năm qua có nhiều nét thay đổi quan trọng, dần trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc đóng góp của kinh tế tư nhân chiếm đến 40% tổng GDP. Đây là sự phát triển đúng hướng, tạo đà cho nền kinh tế đi vào quỹ đạo tăng trưởng phát triển.

TS Võ Trí Thành: “Ðất nước hùng cường phải có những DN lớn mạnh”

Chuyên gia hiến kế phát triển kinh tế đất nước - ảnh 2

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Theo  TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương), đằng sau tăng trưởng và phát triển của một quốc gia là câu chuyện của doanh nghiệp (DN), thành bại cũng ở DN. Trong một nền kinh tế thị trường hội nhập, khu vực đầu tư nước ngoài có thể đóng vai trò rất quan trọng, song về dài hạn, đất nước không thể hùng cường nếu thiếu kinh tế tư nhân, cùng sự trưởng thành của DN và doanh nhân.

Nhìn tổng thể khu vực tư nhân vẫn là “lượng nhiều, chất yếu”, khi có tới 97% DN tư nhân là nhỏ và vừa (SMEs), trong đó đa số (70%) có quy mô dưới 10 lao động, vốn dưới 5 tỷ đồng. Sự thiếu vắng DN quy mô trung bình đã làm cản trở năng suất lao động, chuyên môn hoá và chuyển giao công nghệ. Nhiều hộ kinh doanh từ chối đăng ký làm DN do sợ “gánh nặng” quan liêu và cách thức quản lý của nhà nước, làm tăng chi phí.

Những DN tư nhân lớn chưa thể hiện được vai trò dẫn đầu trong đổi mới sáng tạo và tăng trưởng. Giá trị thương hiệu Việt Nam vẫn “thua” nhiều các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tất cả những điều đó chứng tỏ khu vực tư nhân còn phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, cả về chính sách, nội tại DN. DN tư nhân đã trưởng thành, có “lớn” nhưng chưa đủ “lớn mạnh”, để thực sự trở thành động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Động lực chính cho phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong đổi mới chính là sự khẳng định của Đảng, Nhà nước về vai trò to lớn của khu vực này, là việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh.

TS Vũ Thành Tự Anh: Cần ưu tiên hỗ trợ kinh tế tư nhân

Chuyên gia hiến kế phát triển kinh tế đất nước - ảnh 3

TS Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

TS Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, nhận định sau 35 năm đổi mới (1986-2020), kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào thịnh vượng quốc gia.

Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy mức đóng góp của kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trong nước liên tục tăng qua các năm, từ 371.000 tỷ đồng năm 2005 lên 2 triệu tỷ đồng vào năm 2018. Tỷ lệ đóng góp GDP của kinh tế tư nhân giai đoạn 2005-2018 đạt 40-45%, cao hơn cả khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

TS Anh chỉ ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam, khu vực tư nhân và nước ngoài ngày càng đóng vai trò trụ cột, đang chiếm 90% lực lượng lao động, 80% giá trị sản xuất công nghiệp, 70% GDP và khoảng 65% tổng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, khu vực chính thức của kinh tế tư nhân nội địa (750.000 DN) chiếm chưa tới 10% GDP và tỷ trọng thấp ổn định trong 20 năm qua, chưa bằng 1/2 khu vực FDI (chưa tới 20.000 DN), chưa bằng 1/3 của khu vực cá thể.

Việc nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào FDI, theo ông Tự Anh, đây là điều rất khó chấp nhận nếu muốn tạo ra nội lực. Việt Nam đã rơi vào bẫy của công nghiệp chế tạo chế biến, gia công với giá trị thấp, kỹ năng thấp và rất khó để rút ra.

Từ góc độ thể chế, theo TS Vũ Thành Tự Anh, DN tư nhân trong nước đang gặp bốn thách thức cơ bản. Thứ nhất, quyền sở hữu tuy được ghi nhận trên giấy nhưng việc thực thi bảo hộ những quyền ấy còn yếu kém. Thứ hai, DN tư nhân chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là đất đai, tín dụng, và cơ hội kinh doanh. Thứ ba, sự nhũng nhiễu của bộ máy quản lý nhà nước đối với DN chưa giảm. Thứ tư, thiếu vắng các thể chế hỗ trợ thị trường hoặc nếu có thì hoạt động kém hiệu quả.

Để khu vực DN tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, vị chuyên gia này cho rằng, cần tăng cường cạnh tranh nội địa, cạnh tranh với DN quốc tế, tăng giá trị nội địa hóa, có hạ tầng hiện đại như cảng biển, đường cao tốc, sân bay,... 

Đọc Tờ trình về “Dự án Nghị quyết về chính sách thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón” nông dân chúng tôi nhận thấy có rất nhiều điều bất hợp lý, nay trao đổi cùng ông.

Đưa ra một chính sách đánh thuế nông dân để giúp doanh nghiệp, ông Bộ trưởng đã đi chệch hướng Kinh tế thị trường định hướng XHCN và đang đi về phía Chủ nghĩa Tư bản hoang dại: Lấy của nhà nghèo giúp cho nhà giàu.

Nông dân chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 loại phân là DAP và Đạm (Ure) nên tôi chỉ phân tích dựa vào 2 loại phân này.

Năm 2015, Quốc hội giúp nông dân bằng cách miễn thuế GTGT phân bón, nhưng Quốc hội không đồng ý khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất phân bón với lý do:

“Tại Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 800/BC-UBTVQH13 ngày 25/11/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có ý kiến như sau:

“- Nhiều ý kiến không nhất trí cho phép khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định như Dự thảo luật.

UBTVQH xin tiếp thu như sau: (i) Việc cho phép khấu trừ thuế trong trường hợp doanh nghiệp không có thuế GTGT đầu ra là không phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT; (ii) Việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT chưa có căn cứ đảm bảo người dân sử dụng dịch vụ này được hưởng lợi từ việc Nhà nước cho phép khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị bỏ quy định việc khấu trừ và hoàn thuế đối với các trường hợp trên.”.” (1)

Doanh nghiệp chỉ yêu cầu miễn thuế GTGT đầu vào chứ không hề yêu cầu đánh thuế GTGT phân bón 5%, nhưng Quốc hội cho rằng việc miễn thuế này không phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT, vậy nay, Ông Bộ trưởng chỉ cần đưa ra đề nghị thay đổi nguyên tắc của thuế GTGT sao cho việc miễn thuế GTGT đầu vào được phù hợp là xong.

Tại sao đánh thuế GTGT phân bón 5% mà không đánh thuế GTGT phân bón 0%?

Lập luận rằng: “Phải đánh thuế GTGT phân bón 5% mới miễn thuế GTGT đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất phân bón” là một lập luận sai lầm, dối trá vì chỉ cần Quốc hội đánh thuế GTGT phân bón 0% là doanh nghiệp sản xuất phân bón đã được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào.

Không có một doanh nghiệp nào ngu đến nỗi tự dưng yêu cầu nhà nước đánh thuế GTGT lên sản phẩm của mình 5% cả, vì nó làm tăng giá bán 5%, khiến cho sản phẩm khó cạnh trạnh với sản phẩm nhập khẩu cùng loại trên thị trường, thế mà ông lại giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón bằng cách đánh thuế GTGT lên phân bón 5%, đây là cách giúp phản kinh tế và vô căn cứ, khiến cho chính các doanh nghiệp phân bón trong nước cũng không đồng ý:

“ Tuy nhiên, các DN phân bón trong nước vẫn nghiêng về phương án áp dụng mức thuế suất GTGT 0% thay vì mức 5% như trong dự thảo mới nhất.

Bởi lẽ, khi đưa phân bón vào đối tượng chịu GTGT với mức thuế 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế GTGT (bằng 0). Nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu ra DN nộp cho Nhà nước là 0 đồng và DN được hoàn thuế GTGT đầu vào. Điều này làm giảm giá thành sản xuất, cũng như tạo cơ hội giảm giá phân bón cho nông dân.” (2)

Mục tiêu của ông là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, thì chỉ cần yêu cầu Quốc hội đánh thuế GTGT phân bón 0% là đạt mục tiêu, thế nhưng, không biết can cớ gì mà ông lại yêu cầu đánh thuế GTGT phân bón 5%, hay ngân khố hết tiền rồi chăng?

Đánh thuế GTGT phân bón trong nước 5% và đánh thuế GTGT phân bón nhập khẩu 5%, khiến cả 2 cùng tăng giá 5%, thì ông giúp phân bón trong nước cạnh tranh bình đẳng với phân bón nhập khẩu ở chỗ nào?

Ai đóng thuế GTGT phân bón 5%?

Chúng ta đều biết: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.

Người tiêu dùng phân bón là nông dân, nên đánh thuế GTGT phân bón 5% thì người chịu thuế là nông dân.

Năm 2015 Quốc hội thấy nông dân khổ nên miễn thuế GTGT cho nông dân, nay nếu Quốc hội muốn đánh thuế GTGT phân bón 5% vì cho rằng nông dân đã hết khổ, thì nông dân chúng tôi chấp nhận chứ không than vãn.

Ông Bộ trưởng có thể lấy lý do ngân sách hết tiền đề nghị Quốc hội đánh thuế GTGT phân bón của nông dân để tăng thu ngân sách, nhưng không được dối trá Quốc hội rằng phải đánh thuế GTGT phân bón 5% mới giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón, và rằng khi đánh thuế GTGT phân bón 5% phân bón sẽ giảm giá, thì nông dân chúng tôi buộc phải vạch trần sự dối trá này.

Miễn thuế GTGT đầu vào cho doanh nghiệp thì giá phân có giảm không?

Ông Bộ trưởng cho rằng khi doanh nghiệp được miễn thuế GTGT đầu vào khoảng 5%, thì do giá thành phân giảm, nên doanh nghiệp sẽ bán phân giá rẻ hơn cho nông dân. Đây là một nhận định duy ý chí, chính Quốc hội đã xác định là vô căn cứ.

Cứ cho rằng doanh nghiệp được miễn thuế GTGT đầu vào khoảng gần 5% giá thành phân bón, nhưng mức giảm này là mức lợi nhuận để cứu doanh nghiệp, doanh nghiệp không có ràng buộc pháp lý nào về việc chia số tiền miễn giảm 5% đầu vào này cho nông dân, cho nên doanh nghiệp có quyền lấy hết số tiền miễn giảm này, nông dân vẫn phải mua phân giá như chưa miễn giảm đầu vào cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp giảm giá phân bón 5% cho nông dân, thì doanh nghiệp không lời đồng nào dù được miễn thuế GTGT đầu vào. Giả sử doanh nghiệp vì lòng tốt giảm 2% giá phân, thì nông dân vẫn phải mua phân giá cao 3%, vì đã đóng thuế GTGT phân bón đến 5%.

Bộ Công thương đã đánh thuế tự vệ phân DAP sao ông Bộ trưởng lại muốn đánh thêm thuế GTGT 5%?

Nông dân miền Nam sử dụng khoảng 85% lượng phân DAP, thế nhưng nhà máy sản xuất Phân DAP Lào Cai và DAP Đình Vũ xây dựng ở miền Bắc làm tăng chi phí vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành phân tăng cao so với giá phân nhập khẩu.

Để giúp các doanh nghiệp sản xuất phân DAP, ngày 4/8/2017 Bộ Công thương ra quyết định số: 3044/ QĐ_BCT áp mức thuế tự vệ 1.855.790 đồng/tấn lên phân DAP nhập khẩu cho đến ngày 6/3/2018.(3)

Ngày 03/3/2020 Bộ Công thương ra Quyết định số: 715/QĐ-BTC gia hạn áp dụng thuế tự vệ 1.050.662 đồng/tấn và duy trì đến năm 2022.

Bộ Công thương đã tính toán mức độ thiệt hại để đánh thuế tự vệ giúp doanh nghiệp, vậy tại sao ông Bộ trưởng lại yêu cầu đánh thuế GTGT phân DAP 5%?

Năm 2015, Quốc hội miễn thuế GTGT 5% đánh vào phân bón cho nông dân thì năm 2017 Bộ Công thương đánh thuế tự vệ phân DAP lên đến 1.855.790 đồng/tấn nay giảm còn 1.052.662 đồng/ tấn, điều này đi ngược lại ý chí của Quốc hội, nay Bộ Tài chính tiếp tục đánh thuế GTGT 5% phân DAP tức là đánh thuế chồng lên thuế: Nông dân phải đóng thuế tự vệ 1.050.662 đồng/ tấn cộng thêm thuế GTGT 5% khoảng gần 1.000.000 đồng/ tấn, như vậy nông dân đóng thuế phân DAP lên đến trên 2.000.000 đồng/ tấn.

Doanh nghiệp sản xuất phân Đạm lời to sao Ông Bộ trưởng lại đánh thuế nông dân 5% để giúp doanh nghiệp?

Đã có công cụ giúp doanh nghiệp là thuế tự vệ, Bộ Công thương đã áp dụng trên phân DAP thì cứ tiếp tục đánh thuế tự vệ lên phân Đạm, hà cớ gì mà Bộ Tài chính lại thêm sáng kiến đánh thuế GTGT phân Đạm 5%?

Thực ra năm nay doanh nghiệp sản xuất phân Đạm lời to.

Theo cafef.vn trong năm 2020 này: “Đạm Phú Mỹ (DPM) báo lãi 597 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, gấp 4 lần cùng kỳ”. (4)

Theo ndh.vn: “Đạm Cà Mau ước lãi 8 tháng hơn 424 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm 2020”. (5)

9 tháng doanh nghiệp lời 597 tỷ chẳng lẽ còn ít, hay là Ông Bộ trưởng muốn doanh nghiệp sản xuất phân bón lời mỗi năm trên 1.000 tỷ mới vừa lòng? Doanh nghiệp lời càng nhiều càng tốt nhưng đừng lời trên mồ hôi nước mắt của nông dân, đừng đóng thuế nông dân lấy tiền đó làm tiền lời cho doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp sản xuất phân bón được tự ấn định mức lời?

Trong tờ trình ông cho rằng: “Tuy nhiên, giá mặt hàng phân bón được hình thành theo cơ chế thị trường; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường.”. Điều này mập mờ đến hồ đồ.

Cơ chế thị trường mà giá mặt hàng phân bón được hình thành là cơ chế nào? Căn cứ vào giá thành sản xuất phân trong nước hay là giá phân nhập khẩu? Dù căn cứ vào giá nào cũng phải có sự kiểm soát của chính quyền chứ không thể trao quyền tự định giá cho doanh nghiệp.

Khi giá phân DAP nhập khẩu thấp các ông dùng thuế tự vệ để nâng giá phân DAP nhập khẩu lên cao cứu doanh nghiệp, nông dân lẽ ra được mua phân giá rẻ thì phải đóng thuế mua phân giá cao để doanh nghiệp có lời.

Khi giá phân DAP nhập khẩu cao doanh nghiệp được quyền tự ấn định giá phân cao theo giá nhập khẩu lấy lời nhiều, bất kể giá thành thấp, nông dân phải mua phân giá cao để doanh nghiệp lời nhiều.

Vì thế thưa Ông Bộ trưởng: Cái cơ chế thị trường giá mặt hàng phân bón như ông nói là một cơ chế bất bình đẳng đến khốn nạn, vì nó luôn bắt nông dân phải mua phân giá cao dù giá phân thế giới rất thấp, và luôn mua phân giá cao dù giá thành sản xuất phân thấp nhiều so với giá phân thế giới.

Thưa ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng:

Nông dân chúng tôi không sợ phải đóng thuế cho nhà nước, nhưng nông dân chúng tôi rất sợ sự dối trá của các chính khách gây hại chúng tôi, vì chúng tôi thấp cổ bé miệng không kêu vào đâu được.

Miễn thuế GTGT đầu vào cho doanh nghiệp và đánh thuế GTGT 5% phân bón là 2 việc tách rời nhau, ông Bộ trưởng trình báo cho Quốc hội một cách trung thực để Quốc hội xem xét từng việc riêng biệt chứ đừng lập lờ lừa dối Quốc hội bằng cách nhập 2 vấn đề này làm một.

Và, nếu có lòng tự trọng, tôi nghĩ ông nên xóa phần đề nghị vô lý đánh thuế GTGT phân bón 5% vì nó gây thiệt hại cho nông dân, và cả doanh nghiệp cũng không đồng ý, mà chỉ đánh thuế 0% là đạt mục tiêu giúp doanh nghiệp.

Lời thật mất lòng, nhưng thuốc đắng dã tật.

Mong ông tự vấn.

H.K.

Tác giả gửi BVN

Phụ lục:

Dự thảo về dự án Nghị quyết về chính sách thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón

Nên để phân bón chịu thuế giá trị gia tăng 0% hay 5%?

Áp thuế tự vệ phân bón DAP: Ngân sách được 1, nông dân có thể thiệt 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét