Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

20210110. TÂM TRẠNG NGƯỜI VIỆT VỚI CUỘC BẠO LOẠN CAPITOL( MỸ)

 ĐIỂM BÁO MẠNG

CAPITOL HILL: BIỂU TƯỢNG QUYỀN LỰC HOA KỲ BỊ ĐẬP PHÁ, NHƯNG JOE BIDEN VẪN LÀM TỔNG THỐNG

HIỆU MINH/ BVN 7-1-2021

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiên

Trụ sở Quốc hội Mỹ. Ảnh: FB tác giả

Chúc mừng Tổng thống mới Joe Biden. Trump fired, Biden hired.

Không hiểu sao tối qua trước khi đi ngủ tôi post mấy bức ảnh Capitol Hill chụp từ năm 2012 đến 2017 vì tôi tin cuộc họp của Lưỡng viện Quốc hội nhằm chứng nhận phiếu đại cử tri của các bang và công nhận Joe Biden là Tổng thống 46 của Hoa Kỳ sẽ diễn ra như những bức ảnh thanh bình.

Năm 1910 sau nhiều thay đổi, Quốc hội Mỹ sửa đổi Hiến pháp, cho phép building trong Thủ đô DC chỉ được cao bằng độ rộng mặt phố cộng với 6,1m. Ví dụ, mặt phố rộng 28m độ cao của tòa nhà tối đa là 34,1m (10-12 tầng). Nhưng khu dân cư không được vượt quá 27m và khu thương mại cũng không quá 40m. Văn phòng các bộ các ngành quan trọng đều tuân thủ qui định nghiêm ngặt này.

Capitol Hill nơi có nhà Quốc hội cao 88m và Tượng đài Washington (tháp bút) ở giữa DC cao 169m. Với qui định trên thì không có bất kỳ tòa nhà nào trong DC lại vượt mặt nhà Quốc hội và Tháp bút Washington. Dân DC mới đồn kiến trúc DC theo phong thủy chính trị “No one is above the law - không ai ngồi trên pháp luật”. Họ dùng luật trong độ cao của nhà cửa để giữ cho kiến trúc thành phố luôn nhất quán và theo đúng nghĩa thượng tôn pháp luật.

Thế mà sáng nay thức dậy xem CNN không thể tin vào mắt mình, những kẻ cuồng loạn Trump đã phá cửa xông vào phá phách. Nơi đây tôi lui tới hàng trăm lần, ngắm không chán biểu tượng vĩ đại nhất của Hoa Kỳ, nhưng chưa bao giờ được phép tới gần sờ vào cửa sổ.

An ninh khủng, thế mà. Trong cuộc tấn công khủng bố 9-11, Bin Laden dự định cho một máy bay lao vào Capitol Hill hoặc Nhà Trắng nhưng không thành. Nhưng những kẻ cuồng lại vào đó như chỗ không người, ngồi cả lên ghế chủ tịch. Trump và đám fan đã đi quá xa. Rồi đây người Mỹ sẽ nhìn lại sự kiện, bới từng mảnh kính vỡ để tìm ra nguyên nhân.

Đương nhiên không chỉ fan cuồng vô ý thức. Nhà báo Rebecca Solnit viết trên Guardian “Những nỗ lực bên trong và bên ngoài tòa nhà Quốc hội Mỹ là hai mặt của một vấn đề, tất cả đều được dung dưỡng bởi các lãnh đạo Đảng Cộng hòa và Tổng thống Mỹ. Đám đông bên ngoài sẽ không tồn tại nếu không được các chính trị gia bên trong ủng hộ”.

Đây là ngày đen tối của Đảng Cộng hòa chính thức mất Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng. Hoa Kỳ bị tổn thương vì biểu tượng quyền lực cao nhất bị đập phá.

Dù bị sơ tán, dù bị đe dọa, Capitol Hill tiếp tục họp, và khi tôi viết bài này thì Mike Pence tuyên bố Joe Biden là TT thứ 46 của Hoa Kỳ vào 4 giờ sáng Washington DC.

Không biết Tổng thống Trump đưa Hoa Kỳ vĩ đại và thành số 1 theo nghĩa nào nhưng sự kiện hôm nay tại Capitol Hill đủ cho người dân hiểu Trump là ai. Cử tri đã nói lên chính kiến của mình rằng nước Mỹ đang đi con đường khác với hướng của Tổng thống Trump và họ đã hạ bệ ông bằng những lá phiếu dân chủ.

Cho dù thế nào thì nước Mỹ vẫn có tên là Hoa Kỳ… xứ cờ hoa.

H.M.

Nguồn: FB Hiệu Minh

DONALD TRUMP-MỘT PHIÊN BẢN LỖI CỦA NỀN DÂN CHỦ MỸ

PHẠM MAI HIỀN/ BVN 7-1-2021

Từ rất nhiều tháng nay tôi không viết chính kiến gì của mình liên quan đến đề tài được coi là chia rẽ nhất này không chỉ ở Mỹ mà đặc biệt là ở Việt Nam. Tôi có rất nhiều bạn bè cả trên FB lẫn ngoài đời mà tôi rất khâm phục và nể trọng vì những bài viết dấn thân về tình trạng tham nhũng, chà đạp tự do báo chí, ngôn luận và nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng rất nhiều người trong số những bạn bè này lại làm tôi thực sự sửng sốt khi thấy họ là những người yêu Trump bằng một tình yêu cháy bỏng. Vậy Trump có đáng để được bạn dành tình yêu và lòng ngưỡng mộ đó không? Tôi chắc chắn là không một khi bạn biết được tất cả cách hành xử, lời nói của ông ta đối với báo chí, phụ nữ, đối thủ chính trị...

Và ngày hôm nay một vết nhơ trong lịch sử 200 năm lập quốc của Mỹ đã xảy ra khi lần đầu tiên một Tổng thống đương quyền đã khuyến khích những kẻ cuồng ông ta xông vào Điện Capitol Hill để đập phá, làm náo loạn khi phiên họp của các nhà lập pháp đang diễn ra tại đó. Một Tổng thống không chịu chấp nhận sự thất bại trong một cuộc bầu cử như tất cả các cuộc bầu cử đã từng diễn ra hòa bình, minh bạch và dân chủ từ trăm năm nay trên nước Mỹ. Trong khi cả nước Mỹ hàng ngày có hàng trăm người chết và hàng chục ngàn người lây nhiễm vì đại dịch COVID thì ông ấy vẫn đi chơi gôn và lải nhải về những cáo buộc vô căn cứ về cuộc bầu cử gian dối. Điều nực cười là ngay cả khi tốn cả triệu đola để kiểm phiếu lại theo yêu cầu của Tổng thống thì số phiếu cho Biden thực tế lại cao hơn khá nhiều. Những kiện cáo gian dối bầu cử của các luật sư của Tổng thống cuối cùng đã bị chính thể chế tam quyền phân lập của nền dân chủ lâu đời nhất thế giới vứt vào sọt rác. Tôi nghĩ việc Trump khước từ chấp nhận thua cuộc và vẫn đổ vấy và đưa ra các tin vịt về các âm mưu chống lại ông ta chính là món quà vô giá mà ông tặng cho các chính thể độc quyền trên thế giới ở đó bầu cử tự do và minh bạch vẫn là điều viễn tưởng.

Tôi không hiểu rất nhiều gia đình ở Việt Nam gửi con cái vô cùng tốn kém sang học hành, làm việc và sinh sống bên đó nhưng lại không giấu nổi niềm vui khi thấy nước Mỹ hỗn mang và bạo loạn. Tôi hiểu phần lớn những người yêu Trump vì họ cho rằng Trump ghét cộng sản và chống Tàu. Nhưng các bạn cũng cần phải biết rằng không ai căm thù cộng sản bằng Hitler và chính hắn ta đã lợi dụng sự căm thù đó để tập hợp những người Đức chống lại cái gọi là cộng sản để dẫn dắt đến Thế chiến thứ 2.

Trong khi chúng ta tha thiết một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận thì Trump công khai chửi bới tất cả các công ty truyền thông lâu đời khi vạch những dối trá của ông ta là “thổ tả”, rằng ông ta có sứ mệnh “hút đầm lầy” thì ông ta lại tung hô hãng truyền thông nào mà ông ta dắt mũi được.

Có rất nhiều người lập luận rằng Trump làm cho Trung Quốc điêu đứng nhưng tôi có thể khẳng định rằng các con số thực sự không nói lên điều đó và một thực tế hiển nhiên là 4 năm cầm quyền của Trump không hề làm cho Trung Quốc suy yếu đi tẹo nào .

Mỹ dưới bất kỳ một Tổng thống nào không bao giờ và không thể nào giúp Việt Nam đương đầu được với Trung Quốc chừng nào Chính phủ của chúng ta vẫn một lòng một dạ với Trung Quốc. Khi Hiến pháp và nền dân chủ Mỹ bị chà đạp thì điều đó chỉ có lợi cho các thể chế độc tài, độc trị trên thế giới. Cách đây chục năm chúng ta sốc khi Cù Huy Hà Vũ bị tuyên án 7 năm, thì ngày nay một giáo viên dạy một bài hát vô thưởng vô phạt cũng bị kết án 11 năm, những nhà báo dùng ngòi bút ôn hoà để viết về các vấn đề kinh tế, chính trị của đất nước cũng vừa bị kết án tổng cộng 37 năm. Chưa bao giờ những nhà bất đồng chính kiến lại bị những án tù nghiệt ngã như vậy. Tôi mong muốn các bạn hãy dành năng lượng tiếp tục những bài viết của mình về hiện trạng của Việt Nam và sự thật sẽ là cách khai dân trí hữu hiệu nhất cho một Việt Nam dân chủ mà ngày đó tất cả người dân sẽ cầm lá phiếu và tự chọn lấy người lãnh đạo anh minh nhất cho đất nước này. Rất mong các bạn hãy tin rằng 30 cũng gọi là Tết được rồi vì nếu không thì gọi là ngày gì?

Tôi nóng lòng đón đợi ngày 20/1 - khi đó tất cả sự điên rồ do lão Chum này gây ra sẽ là quá khứ và khi đó tất cả chúng ta sẽ tranh luận về mọi vấn đề giữa trời và đất mà không cần phải sỉ nhục nhau và nhất là không sử dụng các tin VỊT nữa nhé.

P.M.H.

Nguồn: FB Hien Mai Pham

DONALD TRUMP VÀ QUÁI VẬT TRUNG CỘNG ĐANG THỨC TỈNH NHÂN LOẠI

HÀ SĨ PHU/ BVN 7-1-2021

Như đã nói trong bài viết trước, cuộc tranh luận về Trump và bầu cử ở Mỹ năm 2020 không phải là về việc riêng của nước Mỹ, mà đó là nhận thức toàn cục về vận mệnh của thế giới loài người trước một thử thách, một bước ngoặt vô cùng hệ trọng. Nhưng trao đổi giữa nhiều người trong chúng ta bị khó khăn là do một vài nguyên nhân sau đây:

1/ Khoa học càng phát triển vừa đem thuận lợi lại, vừa đem khó khăn tới cho con người (vì cả hai phía Thiện/Ác đều sử dụng nó).

Đang có một “đại chiến thế giới về thông tin trên Internet”. Bất cứ điều gì từ lớn đến nhỏ đều có những thông tin trái ngược nhau, vậy biết căn cứ vào đâu mà nhận định?

Ý kiến khác nhau là đương nhiên, trước hết có thể do thông tin, nên không thể chủ quan tự tin mà miệt thị ý kiến người khác. Phải bình tĩnh lắng nghe nhau để hợp sức tìm ra sự thật mà tiếp cận chân lý.

Bài viết trước tôi có nói: Trời tự nhiên đã sinh ra “anh Chí Phèo” D.Trump để trừ quái vật Trung Cộng. Chữ Chí Phèo trong ngoặc kép là tôi “nhại” ý kiến của phe ghét Trump, rằng anh ta thua cuộc rồi mà cứ chày cối ngồi lỳ không chịu bàn giao.

Còn riêng tôi vẫn nghĩ, đối với các nhân vật chính trị ở tầm cực vĩ mô thì vai trò “định hướng” cho cộng đồng mới quan trọng, đừng tập trung mổ xẻ những phẩm chất cá nhân ưu khuyết theo nhãn quan thông thường, thậm chí có khi nhược điểm lại thành có ích chẳng hạn, chưa kể về phẩm chất cá nhân của Trump cũng đầy rẫy thông tin ngược nhau.

2/ Những nề nếp cũ, tinh hoa cũ trong xã hội, mà số đông vẫn cứ tưởng là tốt đẹp theo cảm tính mòn cũ của mình, kỳ thực nó đã tự/bị băng hoại để làm lợi cho Tàu Cộng; nay rất cần được thanh lọc.

Nếu nhìn nước Mỹ và thế giới đang diễn biến bình thường thì sẽ thấy nhân vật Trump là bất thường, quái dị, tự dưng phá vỡ nhiều nề nếp cũ (của Hoa Kỳ và của thế giới), tức là một kẻ vô văn hóa và phá hoại.

Nhưng thực tiễn thế giới đã không bình thường như vậy, trái lại từ lâu đã âm ỉ tích lũy những biến động từ thế giới ngầm, làm biến tính những trụ cột của nền Văn minh và Văn hóa nhân loại, tạo nền tảng cho một biến động khủng khiếp để con quái vật Đại Hán thức dậy, vươn mình, muốn ôm choàng lấy toàn thế giới vào trong nanh vuốt của nó, như đã ôm chặt 4 dân tộc bi thảm Mãn-Hồi-Mông-Tạng, và coi sự cai trị nhân loại đó là sứ mệnh của “Thiên triều”, của cái “nước trung tâm” tên là Trung quốc vậy.

PHẢI PHÁ VỠ GIẤC NGỦ MÊ TOÀN CẦU NGUY HIỂM ẤY, ĐÓ LÀ MỆNH LỆNH SỐNG CÒN CỦA THỜI ĐẠI!

Nhưng chưa thấy xuất hiện được một ai đủ tầm thỏa mãn sứ mệnh vĩ đại ấy. Mới chỉ có Trump, với rất nhiều “nhược điểm” mà mắt thường dễ thấy, nhưng lại là biểu tượng gần nhất và liên quan nhất đến sứ mệnh to lớn kia, và chạm được vào những tử huyệt của cái nguy cơ ấy.

Liệu Trump có làm được điều ta mong muốn không, có thể hay không thể, chưa biết.

Nhưng có ai khác Trump để làm, khi mà hầu như mọi chính khách bấy nay đều đã cố ý hay vô tình trở thành thủ phạm hay đồng lõa gây nên tình trạng “mê ngủ” đó?

3/ Thất bại của thế giới Âu Mỹ là do hai nguyên nhân: không hiểu bản chất Trung Quốc và không tự hiểu mình.

Chế độ Phong kiến và chế độ Cộng sản trên thế giới thì đã đổ từ lâu, nhưng ở Trung Quốc hai thứ đó vẫn tồn tại, được đồng hóa vào bản lĩnh Đại Hán.

Các nước Âu Mỹ đưa Tư bản toàn cầu hóa vào Trung Quốc, tưởng như vậy sẽ làm Trung Quốc biến đổi, thì ngược lại cũng bị nó đồng hóa luôn để tăng sức mạnh cho Đại Hán.

Chế độ Đại Hán không bị biến đổi mà chính những chính khách và danh nhân thế giới mới bị biến đổi; thực chất là họ bị biến tính, trở thành độc hại khi giao lưu hữu ái với Trung Quốc.

Sự giao lưu bấy nay chỉ bị Trung Quốc luồn vào chiếm đoạt hết mọi bí mật và bản quyền và làm tha hóa các chế độ vốn dân chủ-tự do của Mỹ và châu Âu.

Các chính quyền và các chính khách Âu Mỹ phần nhiều là các “đại gia” tư bản nên quan trọng nhất với họ vẫn là lợi nhuận. Trung Quốc vừa dùng lợi nhuận, lại vừa mua chuộc và đánh cắp kỹ thuật, đánh cắp bí mật thông tin.

Các tư duy và văn hóa chuẩn mực của Nhân loại đã hoàn toàn bị phá sản trước các “ngón nghề” của Đại Hán, vừa mềm vừa cứng, nửa Thiện nửa Ác, vừa đồng thuận vừa phản bội…

Cho nên mọi chính khách đều “hỏng hết rồi”, bởi hai mặt tốt và xấu đều phục sẵn trong mỗi con người, chẳng có gì là không thể thay đổi! Các chuẩn mực mà ta tưởng là tử tế, phải giữ gìn, thì không còn giá trị gì cả, chỉ có hại trước thế cờ toàn cục của Trung Quốc.

Ít ra, trong 4 năm nhiệm kỳ, chính Trump đã đưa được mối nguy của Trung Cộng lên đúng tầm của nó.

Đó là kẻ thù vô cùng nguy hiểm và cấp bách đối với toàn thế giới.

Thế nhưng cách ứng xử của các đời Tổng thống Mỹ trước đây (nhất là Clinton và Obama) và của châu Âu đưa tới kết cục chỉ làm cho con quái vật Đại Hán hồi sinh, trở nên hùng mạnh và hung hãn như ta đang thấy, giúp nó tiến hành những bước chuẩn bị cực kỳ nguy hiểm trong mưu đồ thâu tóm và chế ngự toàn cầu.

Chính những biện pháp của Trump đã gây được khó khăn cho Tàu Cộng, tức điểm trúng huyệt.

4/ Những suy nghĩ nói trên của tôi vừa được làm rõ thêm trong bài nói chuyện mới đây của bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa, cụ thế là:

Đại họa mới của nhân loại là chủ nghĩa CAI TRỊ TOÀN CẦU, một bọn chóp bu của nhiều nước sẽ chăn dắt toàn thế giới như “con sâu cái kiến”. Cái ÁC đó khởi xướng là Cộng sản Đại Hán, nhưng sẽ được Toàn cầu hóa, sử dụng được Trí tuệ hiện đại nhất; nên trước tiên nó thu hút được bọn Duy Lợi và những Trí thức khuynh tả, dần mê hoặc được cả những người vốn có cái Tâm rất Thiện.

Nó hội đủ các yếu tố Quyền và Tiền, thu hút cả Trí và Tâm, tất cả hiệp lực lại đè bẹp Chủ nghĩa Nhân văn truyền thống chân chính, và đưa cả Nhân loại vào một “trại súc vật” toàn cầu, với kỹ thuật điện tử hiện đại khiến mỗi con người sẽ bị kiểm soát từng giờ từng phút, từng việc,từng nơi.

Đại họa này chính là bước bột phát mới của chủ nghĩa TÂN CỘNG SẢN. Vấn đề quá ư lớn lao!

Xin nói thêm: tư tưởng mang tính Cộng sản và Toàn cầu hóa xuất hiện trước đây và hiện nay không phải ngẫu nhiên. Cứ mỗi khi nền văn minh nhảy vọt lên một bước mới là xã hội lại gặp những tệ nạn mới.

Trước sự bế tắc, là y như rằng, có sự khát khao “làm lại thế giới” (global reset) và mơ tưởng một mô hình lý tưởng.

Ý tưởng Cộng sản thỏa mãn hai yêu cầu đó, nên lại có dịp nảy nở; nhưng có trải qua thực tế của nó mới biết con đường cộng sản ước mơ thật vô cùng tệ hại.

Không biết tính chu kỳ này của cộng sản còn lặp lại mấy lần? Nhân loại cứ tự mình lừa mình mãi thôi!).

Chống lại một nền tảng cũ đã lan rộng thành đại trà thì thoạt đầu khó mà thành công, nhưng Thành công không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với Chân lý.

H.S.P.

Sáng 6/1/2021

------

Ghi chú: TS Hà Sĩ Phu là tác giả của bài viết nổi tiếng từ hơn 30 năm trước: “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, và cuốn “Chia tay ý thức hệ” (1995, đang được bán trên Amazon).

Bài viết trước của ông: 1782. Cần “Chí Phèo Donald Trump” để trừ quái vật Trung cộng

Mời đọc thêm về ông trên Wikipedia.

Tác giả gửi BVN

Nhận định về quái vật Tàu Cộng thì nghe được; nhận định về Trump thì quá đề cao, không nghe được!

Lại Nguyên Ân


NỘI BỘ DÂN MỸ BỊ PHÂN HÓA HAY DÂN VIỆT BỊ PHÂN HÓA ?

CHU MỘNG LONG/ BVN 7-1-2021

Tôi người Việt, gắn cả đời với nước Việt, dân Việt. Tôi quan tâm đến nước Việt, dân Việt hơn. Tất nhiên, sẽ rất quan tâm đến thế giới, nếu có ảnh hưởng đến nước Việt, dân Việt.

Bầu cử Tổng thống Mỹ ắt hẳn có ảnh hưởng đến toàn cầu chứ không chỉ nước Việt, dân Việt. Cho nên rất nhiều người Việt quan tâm đến Tổng thống Mỹ hơn cả quan tâm đến Tổng bí thư của Việt Nam. Điều đó cũng hợp lẽ.

Báo chí, dư luận nổ tung vì "nội bộ Mỹ bị phân hoá sâu sắc". Hiện thông tin các bên tung ra nhiễu loạn đến mức chưa biết ai sẽ thắng cử, Biden hay Trump? Thậm chí nhiều người cổ vũ bạo lực, nội chiến ở Mỹ để tranh đến cùng ai thắng ai trong chiếc ghế rất lâm thời, chỉ 4 năm nhiệm kỳ Tổng thống!

Tôi ủng hộ Trump khi Trump nói: Cần trả lại sự trung thực của các lá phiếu chứ không phải ai làm Tổng thống. Trump hay Biden cũng chỉ ngồi ở toà Bạch Ốc 4 năm, thậm chí nếu không hợp lòng dân Mỹ thì có khi chỉ ngồi được vài năm.

Tôi thì quan tâm nội bộ dân Việt, trí thức Việt bị phân hoá hơn là sự phân hoá nội bộ Mỹ. Phân hoá cũng là tất yếu trong thế giới đa nguyên, đa cực, nhưng đáng quan ngại là cuộc "nội chiến" giữa fan Trump và fan Biden kéo dài căng thẳng từ khi diễn ra tranh cử Tổng thống Mỹ đến nay. Hố sâu thù địch giữa hai bên đã leo thang kịch liệt, đến mức các fan sẵn sàng gây hấn bất cứ lúc nào.

Tôi cứ giả định, nếu Việt Nam có tranh cử và bầu cử phổ thông đầu phiếu cho một nguyên thủ nào đó, không chừng nguy cơ bạo loạn diễn ra tức khắc chứ không cần đợi đến khủng hoảng sau mấy trăm năm dân chủ như nước Mỹ.

Việc ủng hộ người này không ủng hộ người kia là sự tự do cá nhân và là đương nhiên của cuộc sống. Nếu tất cả đều ủng hộ một người thì tổ chức tranh cử, bầu cử làm gì? Hiến pháp văn minh luôn ràng buộc tự do cá nhân không xâm phạm đến tự do của người khác, các lá phiếu khác nhau cần được tôn trọng. Tranh luận là cần thiết. Chỉ trích cũng cần thiết. Nhưng phải có lý lẽ và bằng chứng, không nên vì yêu người này ghét người kia mà thù địch đến mức đe doạ, áp chế nhau.

Hôm qua, một Giáo sư điện thoại cho tôi nói rất buồn và thất vọng cho trí thức Việt... trong cuộc bầu Tổng thống Mỹ. Tôi cười, phân hoá mới là thực chứ trên dưới một lòng là giả, Giáo sư ạ. Tôi động viên rằng cứ coi như sự phân hoá đó là cuộc thực hành dân chủ ở Việt Nam đi. Qua cuộc thực hành này mới biết dân trí Việt đang ở đâu và lộ trình dân chủ hoá đang ở giới hạn nào ngay trong não trạng trí thức Việt? Trí thức Việt đòi dân chủ nhưng sẽ có dân chủ thực không thì ai cũng muốn xỏ mũi người khác để chăn dắt ngay khi đời sống nông nghiệp đã chuyển biến sang văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp?

C.M.L.

Nguồn: FB Chu Mộng Long

NGƯỜI MỸ SẼ ỔN CẢ. CÒN NGƯỜI VIỆT THÌ SAO ?

Y CHAN/ LK/ TD 7-1-2021


Một người bán hàng lưu niệm tại Hà Nội khoe ảnh Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Người Mỹ có mê “minh chủ” đến đâu cũng còn “dân chủ” để quay đầu. Người Việt thì không.

Tối ngày 6/1/2021, tòa nhà Quốc hội tại thủ đô Washington, D.C. của nước Mỹ thất thủ. Cảnh tượng này xuất hiện dễ cũng phải cả ngàn lần xưa nay. Nhưng đó là trên các bộ phim hành động giải trí của Hollywood. Rất nhiều người Mỹ không ngờ rằng có ngày mình sẽ thấy nó diễn ra ngoài đời thực, ở chính đất nước được mệnh danh là thành trì dân chủ của thế giới.

Phải mất đến vài tiếng đồng hồ sau, khi lực lượng cảnh sát được tăng cường, lệnh giới nghiêm được đưa ra, tình hình mới tạm yên ắng trở lại.

Hàng trăm người xông vào tòa nhà Capitol, hàng ngàn người vây kín bên ngoài, đòi những nghị sĩ bên trong phải ngừng việc xác nhận phiếu đại cử tri, lật ngược kết quả bầu cử tổng thống.

Họ tin rằng cuộc bầu cử bị đánh cắp. Họ tin rằng mình đang bảo vệ công lý. Họ tin rằng mình là những người yêu nước. Họ tin theo lời của Donald Trump.

Nói không cần sách, mách không cần chứng

Suốt hai tháng qua, kể từ khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống, Trump, người thua cuộc, liên tục cáo buộc bầu cử có gian lận và kêu gọi người ủng hộ mình phản đối kết quả. Trump – người tự mô tả bản thân “không chỉ rất thông minh, mà còn là một thiên tài” – không hề đưa ra được bằng chứng nào về các cáo buộc.

Theo thống kê, từ sau vụ bầu cử cho đến nay, Trump và những người ủng hộ đã tiến hành 62 vụ kiện nhằm đảo ngược kết quả. Các thẩm phán, từ cấp bang đến cấp liên bang, từ người của phe Dân chủ đến cả người do chính quyền Trump bổ nhiệm, bác bỏ hết 61 vụ. Nhiều vụ kiện thậm chí còn nhận được cái lắc đầu ngán ngẩm từ thẩm phán, với lý lẽ trong đơn kiện chắp vá hời hợt như “một con quái vật Frankenstein”, hoặc thiếu bằng chứng thực tế tới mức “không đủ để bác bỏ dù chỉ một phiếu bầu chứ đừng nói tới hàng triệu phiếu như yêu cầu”.

(Đơn kiện duy nhất được chấp thuận và xử theo yêu cầu của đội ngũ Trump là khi một thẩm phán tại bang Pennsylvania đồng ý không cho phép kéo dài thời hạn để cử tri cung cấp giấy tờ xác minh thân phận, trong trường hợp họ chỉnh sửa phiếu bầu. Luật trước đó là sáu ngày. Các quan chức bang nới rộng thời hạn thêm ba ngày. Yêu cầu gia hạn này bị bác bỏ, nhưng nó không ảnh hưởng gì đến kết quả bỏ phiếu tại bang.)

Nhiều người chỉ ra rằng, chính việc Trump liên tục từ chối nhận thua và kích động sự phản kháng từ những người ủng hộ là nguồn gốc cho cơn bạo loạn ở tòa nhà Quốc hội.

Những người ủng hộ Donald Trump xông vào tòa nhà Quốc hội hôm 
6/1/2021. Ảnh: CNN

Mọi chuyện bắt đầu xa hơn thế.

Nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống, Trump đã liên tục lặp đi lặp lại rằng nếu ông thua, đó là vì “bầu cử có gian lận”. Trump không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để tố cáo gian lận.

Nó không phải chỉ xuất hiện ở cuộc bầu cử năm nay.

Năm 2016, Trump cảnh báo đảng Dân chủ của Hillary Clinton sẽ “gian lận” trước khi cuộc bầu cử bắt đầu. Hay trước đó, trong cùng năm, ông cũng lớn tiếng tố cáo đối thủ Ted Cruz của đảng Cộng hòa “ăn cắp phiếu bầu”. Ở những cuộc bầu cử tại bang các năm tiếp theo, Trump cũng thường xuyên cáo buộc gian lận – khi phe của ông thua cuộc.

Trong tất cả các trường hợp, Trump không bao giờ đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cho những lời tố cáo của mình.

Hay nói chính xác hơn, ông không cần chứng minh gì cả. Những người ủng hộ ông không cần bằng chứng. Những người khác thì phủi tay lắc đầu mặc kệ.

Thống kê của tờ Washington Post cho thấy trong 1.386 ngày tại vị, Trump có 29.508 lần nói sai sự thật. Trung bình một ngày hơn 20 lần. Thống kê này không còn được cập nhật kể từ ngày 5/11/2020. Con số chắc chắn chỉ tăng chứ không giảm.

Nhưng Trump nói dối không phải chỉ từ lúc tham chính.

Trump, và người cha của mình, nói dối từ những ngày đầu tiên khi Donald Trump được lựa chọn để kế nghiệp gia sản kếch xù.

Để tạo dựng nên hình ảnh một thiên tài kinh doanh trẻ tuổi, Trump con đã lừa thiên hạ khi nhận vơ tất cả những công trình của cha là của mình. Trump cha gật đầu hùa theo, bất kể việc phải âm thầm hết lần này đến lần khác bỏ tiền ra cứu nguy các dự án phá sản của đứa con.

“Công tử Bạc Liêu” Donald Trump từ khi chào đời đã có thể nói cóc cần sách, mách cóc cần chứng, nhờ vào những người như cha của mình, và nhờ những ai mờ mắt với hào quang của đồng tiền.

Từ “dân chủ” lạc sang “minh chủ”

Trump không phải một nhân vật đặc biệt. Người như Trump có ở mọi nơi, và luôn tồn tại trong lịch sử nhân loại. Nhưng chính những người xung quanh đã làm cho Trump trở thành hiện tượng có một không hai.

Cha ông phủ tấm lưới vàng bao bọc cậu con cưng. Người hâm mộ dệt nên hào quang về một thương nhân vĩ đại. Và những cử tri tìm thấy cho mình một cứu tinh sẵn sàng hứa hẹn với họ bất kỳ điều gì.

Trong số những người bất mãn đó, có không ít người là “single-issue voters” – những cử tri bỏ phiếu lựa chọn chỉ dựa trên một vấn đề.

Họ có thể bầu chọn cho một ứng viên chỉ theo giới tính, sắc tộc, đức tin, hoặc một chính sách cụ thể nào đó (chống/ ủng hộ quyền phá thai, chống/ ủng hộ nhập cư, tăng/ giảm thuế, hay bảo vệ/ bỏ qua vấn đề môi trường…).

Nhiều người Việt Nam ủng hộ Donald Trump cũng chỉ dựa trên một luận điểm duy nhất như vậy. Đó là vì ông “chống Trung Quốc”. Những chuyện khác Trump làm, cho dù ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến ai, đều không quan trọng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận 
Bình trong hội nghị G-20 tại Nhật Bản vào tháng 6/2019. Ảnh: AP/ 
Susan Walsh.

Bản thân việc quan tâm đến một vấn đề tất nhiên không phải là vấn đề. Ngay cả việc xem một vấn đề nào đó là quan trọng nhất trên đời cũng không nhất thiết là chuyện xấu.

Nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến xung đột với những người khác. Đó là thực tế hiển nhiên, khi không phải ai trên đời cũng chỉ xem trọng cùng một vấn đề như mình.

Tuy vậy, thứ xung đột nghiêm trọng hơn đối với những “cử tri một vấn đề” lại không nằm ở mối quan hệ với người khác. Nó là xung đột với hiện thực.

Nhiều người Việt Nam ủng hộ Trump cuồng nhiệt đến mức không chấp nhận bất kỳ một thông tin nào bất lợi về ông. Từ đó, họ không những nghe theo những lời nói dối không bằng không chứng từ Trump, mà còn chủ động tạo ra những lời nói dối khác để trước hết, tự thuyết phục bản thân, và sau đó, tìm kiếm đồng minh từ những người cùng chí hướng.

Vô số các tin giả được chia sẻ nhan nhản, vô số các thuyết âm mưu được dựng nên, bất kể vô số bằng chứng hoàn toàn trái ngược.

Họ như những con thiêu thân lao vào hết ảo ảnh này đến ảo ảnh khác: tòa án sẽ xử thắng kiện, Tòa án Tối cao sẽ quyết định, quân đội sẽ vào cuộc, phó tổng thống sẽ ra tay, các luật sư thiên tài sẽ biết cách, và trên hết, một người vĩ đại như Donald Trump luôn “tính hết rồi”.

Ngay cả khi hình ảnh những kẻ cực đoan cuồng tín ở Mỹ xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội được truyền đi rộng rãi, những fan Việt trung thành vẫn có thể tiếp tục ôm lấy tin giả “Antifa (nhóm hoạt động cánh tả) mới là những kẻ đập phá” chứ không phải những người “phe ta”.

Thứ tư duy “phe ta luôn tốt, nếu xấu thì chắc chắn là phe địch” không phải là sản phẩm của chế độ dân chủ. Nó là tàn dư của chế độ quân chủ.

Ngày nay, khi “dân chủ” trở thành tiêu chuẩn cho cả thế giới – ngay cả những nước độc tài còn cố gắng khoác lên mình cái mác dân chủ – nhiều người vẫn dễ dàng rớt vào cái bẫy của các “minh chủ”.

Trump, một người luôn ôm mọi công lao bất kể của ai về mình và không bao giờ nhận bất kỳ trách nhiệm nào, là một cái bẫy lý tưởng.

Những người Việt Nam từ khi sinh ra cũng đã ở trong một cái bẫy giống vậy, với cùng thứ “chân lý” được ra rả qua nhiều thế hệ: mất mùa là do thiên tai, được mùa là nhờ thiên tài đảng ta.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi cái bẫy “minh chủ” ăn khớp với quá nhiều người Việt.

Tỉnh thức

Trump, cùng những lời nói dối của mình, như một quả cầu tuyết lăn xuống dốc. Càng lăn càng phình to, cuốn phăng mọi thứ trên đường, tưởng như không gì cản nổi.

Nhưng mọi thứ đều phải có điểm dừng.

Với nhiều người Mỹ, vụ bạo loạn xông vào tòa nhà Quốc hội vừa qua là điểm tới hạn của quả cầu Trump.

Cảnh sát bảo vệ tòa nhà Quốc hội rút súng chĩa về phía những người xâm nhập. Ảnh: Drew Angerer/ Getty Images.

Câu nói được lặp lại nhiều nhất trong cơn bạo loạn vừa qua có lẽ là “enough is enough” – quá đủ rồi.

Các lãnh đạo đảng Cộng hòa, những người trong bốn năm qua mắt nhắm mắt mở trước những lời nói dối của Trump rốt cuộc cũng công khai phản đối các hành động của ông.

Quốc hội cuối cùng cũng xác nhận Joe Biden là tổng thống mới. Trump, trước áp lực có thể bị buộc phải từ chức sớm trước hai tuần, cũng phải xuống nước “xác nhận chuyển giao quyền lực trong trật tự”.

Những fan trung thành nhất của Trump ở Mỹ, cho dù không chịu thức tỉnh, cũng không gặp phải hậu quả gì lớn. Họ dù sao cũng được sống trong một thể chế dân chủ. Dù bản thân họ có thể cả đời sẽ không nhận ra, nhưng quyền lợi của họ được những người tự do dân chủ khác đảm bảo.

Chỉ cần muốn tìm sự thật, họ luôn có thể được tiếp cận với nó, khi báo chí và sách vở không hề bị kiểm duyệt. Có đi lạc sang minh chủ, họ vẫn luôn có dân chủ – nhờ những người khác quyết tâm bảo vệ – để quay về.

Nhưng những người Việt Nam đặt trọn niềm tin nơi Trump thì khác. Ngoài Trump ra, họ lại phải tiếp tục bấu víu vào đâu?

Nếu không dám nhận cái sai, cái dốt và đặc biệt là cái sợ của mình, họ sẽ chỉ chạy từ minh chủ này sang minh chủ khác, càng lúc càng xa rời những giá trị thực sự của dân chủ.

Sai và dốt không bao giờ là vấn đề, vì ai cũng sai và ai cũng dốt.

Nhưng sợ – sợ sai, sợ dốt, sợ người khác chỉ ra cái sai cái dốt của bản thân, sợ gánh vác trách nhiệm thay đổi, cứ phải tìm kiếm một minh chủ để gửi gắm – đó mới là bãi lầy nuốt chửng mỗi người.

Nỗi sợ đó khiến cho những người có ăn có học có trình độ nhất trở thành những fan hâm mộ cuồng loạn nhất của các minh chủ. Họ là các luật sư, các doanh nhân, những trí thức, hay thậm chí là các nhà khoa học. Giống như những kẻ cuồng tín xông vào đập phá tòa nhà Quốc hội Mỹ, họ cũng tin rằng mình đang bảo vệ công lý, tin rằng mình là những người yêu nước chân chính.

Sự thật: họ chỉ là những người không dám nhảy ra khỏi bãi lầy của bản thân.

Và không giống như cái “đầm lầy” tưởng tượng mà Trump đã vẽ ra để hứa hẹn sẽ “quét sạch”, bãi lầy này là thứ có thật.

Họ chỉ cần nhìn vào gương, và không tiếp tục nhắm mắt.

ĐOÀN KẾT-ĐIỀU NƯỚC MỸ CẦN HƠN BAO GIỜ HẾT ĐỂ HÙNG MẠNH TRỞ LẠI

VIỆT HOÀNG*/ VNN 9-1-2021

Trong bài phát biểu chiến thắng hồi tháng 11/2020, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã cam kết sẽ gạt bỏ những bất đồng để hợp tác với đảng Cộng hòa và đoàn kết đất nước.Thế nhưng, cho đến hai tháng sau đó, Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump vẫn không thừa nhận thất bại. 

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống 2 tháng trước, ông Trump và các đồng minh trong đảng Cộng hòa đã tiến hành 63 vụ kiện nhằm chống lại kết quả bầu cử. Tuy nhiên, tất cả đơn kiện đều bị bác bỏ. Tòa án Tối cao - nơi có 6 thẩm phán là người của đảng Cộng hoà - cũng ra phán quyết tương tự.

Đoàn kết - điều nước Mỹ cần hơn bao giờ hết để hùng mạnh trở lại
Cảnh bạo lực tại trụ sở Quốc hội Mỹ làm thế giới bị sốc. Ảnh: AP

Ngày đặc biệt trong lịch sử chính trị Mỹ

Ngày 6/1 là một ngày đặc biệt. Thứ nhất, đảng Dân chủ đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện sau khi giành được 2 ghế trong 2 cuộc bầu cử bổ sung ở bang Georgia. Như vậy, cả Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện đều nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử năm 2008.

Diễn biến này được cho là sẽ giúp chính phủ Mỹ dưới thời ông Biden thúc đẩy hiệu quả hơn các chương trình nghị sự của mình. Tuy nhiên, một thế đa số hẹp của đảng Dân chủ tại Quốc hội chưa hẳn đã giúp Biden “xuôi chèo mát mái” trong tất cả chương trình mở rộng của ông, nhất là vấn đề chăm sóc y tế và biến đổi khí hậu. 

Tại cuộc bầu cử Thượng viện ở Georgia, hai ứng cử viên Dân chủ là linh mục Raphael Warnock và đạo diễn phim tài liệu 33 tuổi Jon Ossoff đã lần lượt đánh bại hai thượng nghị sĩ đương nhiệm đảng Cộng hòa là Kelly Loeffler và David Perdue.

Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris sẽ bỏ phiếu quyết định thế đa số, giúp đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện lần đầu tiên kể từ năm 2014. Thượng nghị sĩ Dân chủ bang New York Charles Schumer dự kiến sẽ trở thành lãnh đạo đa số tại Thượng viện tiếp theo, thay vị trí lãnh đạo đa số Thượng viện hiện tại của thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Kentucky Mitch McConnell.

Với việc đảng Dân chủ hiện nắm quyền kiểm soát hẹp với lưỡng viện, lãnh đạo đa số tại Thượng viện Schumer, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cùng Biden sẽ có thể dễ dàng triển khai các chính sách của chính quyền, như việc bổ nhiệm các vị trí thẩm phán theo đường lối tự do sẽ được thúc đẩy một cách thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, với thế đa số hẹp khi tỷ lệ số ghế giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện hiện là 50-50, ông Biden vẫn cần phải thỏa hiệp với đảng Cộng hòa để có thể thúc đẩy các chính sách của mình.

Thứ hai, ngày 6/1 vừa qua cũng đánh dấu điều đặc biệt trong lịch sử chính trị Mỹ khi đám đông ủng hộ ông Trump đã xông vào tòa nhà Quốc hội trong một nỗ lực để ngăn cản ông Biden được xác nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.

Các chính trị gia và dư luận đã lên án cuộc bạo loạn. Quốc hội Mỹ chính thức xác nhận chiến thắng của ông Biden sau đó. Phó Tổng thống Mike Pence, cũng là Chủ tịch Thượng viện, đã tuyên bố ông Joe Biden và bà Kamala Harris là Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ, hai người này sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1 tới đây.

Đoàn kết - điều nước Mỹ cần hơn bao giờ hết để hùng mạnh trở lại
Vệ binh quốc gia triển khai tại Washington DC, Mỹ. Ảnh: AP

Chia rẽ sâu sắc

Theo nhiều nhà quan sát, lẽ ra ông Trump có thể ra đi trong danh dự với tư cách “Tổng thống của nhân dân”, với bảng thành tích tuy gây tranh cãi nhưng rất đáng kể. Tuy nhiên, với sự kiện ngày 6/1, tương lai chính trị của ông Trump đã trở nên “xám xịt”.

Trong 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống thứ 45, có lẽ hình ảnh ngày 6/1 sẽ đọng lại rõ hơn cả những thành tích kinh tế trong 3 năm trước khi dịch Covid-19 gây ra bùng phát ở Mỹ.

Tổng thống Trump có quyền đòi kiểm lại phiếu trước kết quả sát nút và kiện ra tòa. Nhưng khi gây áp lực lên các dân biểu, thượng nghị sĩ trong đảng và thúc đẩy người ủng hộ tiến về Washington, ông đã đi quá xa.

Một số chính khách Mỹ cũng lên án sự hỗn loạn ở Đồi Capitol là một cuộc tấn công vào nền dân chủ Mỹ, như thể nền dân chủ của nước này vẫn còn nguyên vẹn và các cuộc tấn công chủ yếu đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là tín hiệu cho thấy sự chia rẽ sâu sắc bên trong của hệ thống chính trị Mỹ, và đây mới là mấu chốt của vấn đề.

Phó Tổng thống Mike Pence và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã đổi phe vào phút chót và chấp nhận tính hợp pháp dân chủ của việc thay đổi quyền lực. Bây giờ họ phải sử dụng tất cả quyền hạn của mình để duy trì trật tự công cộng và khôi phục niềm tin vào nhà nước trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Nếu không, tín hiệu từ Washington có thể lan truyền khắp đất nước và thực sự gây ra tình trạng giống như nội chiến.

Mỹ đã là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ khi nói đến nền dân chủ và sự thay đổi quyền lực có trật tự nhưng những gì xảy ra cho thấy, hệ thống của Mỹ cũng rất mong manh.

Nhiều nhà lãnh đạo của các nước châu Âu thể hiện lập trường rõ ràng rằng Tổng thống Trump và nhiều thành viên Quốc hội Mỹ phải chịu trách nhiệm đáng kể cho những gì vừa xảy ra. Mọi người đều bày tỏ “bị sốc trước cảnh tượng ở Washington” và nhấn mạnh đây là một cuộc tấn công “không thể chấp nhận được đối với nền dân chủ”, và “bạo lực không phải là một giải pháp”.

Đoàn kết - điều nước Mỹ cần hơn bao giờ hết để hùng mạnh trở lại
Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Donald Trump. Ảnh: NYPost

Nhiệm vụ khó khăn

Ông Trump đang đứng trước khả năng bị phế truất khỏi chức vụ Tổng thống mà ông đang chỉ còn giữ hơn 10 ngày tới nữa. 

Có hai khả năng có thể được sử dụng để phế truất ông Trump (nếu không chuyển giao quyền lực đúng quy trình):

Một là luận tội trước Quốc hội. Ông Trump đã phải đối mặt với một tiến trình như vậy hồi đầu tháng 12/2019, khi đảng Dân chủ tại Hạ viện chính thức cáo buộc ông lạm dụng quyền lực và cản trở cuộc điều tra của họ về vụ Ukraine. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đã ngăn chặn việc luận tội Tổng thống tại Thượng viện vào tháng 2/2020.

Trên thực tế, một cuộc luận tội có thể xảy ra một lần nữa, nếu được đa số trong 435 ghế tại Hạ viện ủng hộ. Tại Thượng viện, 2/3 số nghị sĩ sau đó sẽ phải bỏ phiếu cho cuộc luận tội. Theo chuyên gia hiến pháp Frank Bowman của Đại học Missouri, ông Trump hiện có thể bị cáo buộc cố gắng lật đổ chính phủ, hoặc một cáo buộc chung chung hơn như thiếu trung thành với Hiến pháp hoặc vi phạm lời tuyên thệ nhậm chức. Về lý thuyết, toàn bộ quá trình có thể hoàn thành trong 1 ngày.

Thứ hai là căn cứ theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ. Cơ chế này được chính thức phê chuẩn hồi năm 1967 sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Nó được áp dụng cho các tình huống mà Tổng thống không còn đủ năng lực lãnh đạo do bệnh tật. Tuy nhiên, chuyên gia Bowman cho rằng việc áp dụng tu chính án này với trường hợp của Trump là điều khó có thể thực hiện.

Chính quyền của ông Biden có một nhiệm vụ trọng đại phía trước - vực lại sự đoàn kết của tất cả người dân Mỹ. Đây có thể là một trong những công việc khó nhất song cũng là cần thiết nhất mà một tổng thống Mỹ phải thực hiện. Chúng ta cùng hy vọng cho điều đó thành công. Và nước Mỹ sẽ hùng mạnh trở lại.

*Việt Hoàng-Giảng viên Hoàng việt (Đại học luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật biển và Hải đảo, liên đoàn luật sư việt nam.

XÂY TRĂM NĂM, PHÁ MỘT GIỜ

THANH NGUYỄN/ TD 8-2021


Đồ họa: Những kẻ khủng bố chiếm tòa nhà Quốc hội ngày 6/1/2021. Nguồn: News BHT

Các triều đại vua chúa ngày xưa thường có chung một chu kỳ là cha xây con phá. Đó là chuyện của chế độ quân chủ chuyên chế. Oái ăm thay, ở đất nước dân chủ nhất thế giới, những gì cha ông xây dựng hơn hai trăm năm, con cái chỉ phá một giờ.

Nếu phải chọn một biểu tượng cho nền dân chủ Hoa Kỳ, theo tôi, chắc nhiều người sẽ không ngần ngại  cho rằng đó là toà nhà Quốc Hội Hoa Kỳ (Capitol Building). Đơn giản, bởi vì đây là nơi làm việc, hội họp của những người được dân bầu làm đại diện cho mình để có tiếng nói cuối cùng trong mọi chuyện, từ nhỏ đến lớn.

Ngày 6/1/2021, trong lúc lưỡng viện Quốc Hội đang họp để chứng thực kết quả bầu cử Tổng Thống 2020, toà nhà đã bị tấn công và thất thủ. Phó Tổng Thống Pence và các ông, bà dân biểu, nghị sĩ phải vừa chạy vừa bò xuống các hầm trú ẩn.

Đây là trò cười cho toàn thế giới. Trung Quốc, Nga hả hê kêu làng nước ra xem biểu tượng dân chủ thế giới. Họ có thêm lý do để tăng cường sự độc tài toàn trị của mình.

Nhiều nhà chính trị, cũng như các nhà báo đã gọi tên sự kiện này là khủng bố, hay nổi loạn và những người tham gia sẽ phải trả giá cho hành động của họ. Nhưng bi hài kịch này chỉ là “quả”, sinh ra từ cái “nhân” độc mà Trump và nhiều lãnh đạo chính trị đã gieo trong nhiều năm qua.

Đáng lẽ ra họ phải ngăn chặn ngay từ lúc Trump có những lời nói và hành động đi ngược lại văn minh, dân chủ. Khi ông không thừa nhận kết quả bầu cử và cho rằng cuộc bầu cử bị gian lận, các lãnh đạo Đảng Cộng hòa biết là không đúng, nhưng vì lợi ích của bản thân và của đảng mình nên đã không lên tiếng, hay hùa theo.

Nếu các chính trị gia lão luyện như Mitch McConnell không dự báo được chuyện bạo loạn này sẽ xảy ra thì quá kém, còn nếu thấy mà không hành động trước thì càng không thể tha thứ.

Cảnh tượng được truyền đi trên toàn thế giới là toà nhà Quốc hội hỗn loạn và bát nháo, một số người cuồng Trump chiếm lấy các bàn làm việc, nghênh ngang ngồi livestream cho các “chiến hữu” xem. Một số người còn đái bậy trong những phòng làm việc. Nước tiểu hay đồ uế thải có thể đã được dọn sạch, nhưng hình ảnh này sẽ đi vào lịch sử của nước Mỹ và văn minh nhân loại như một vết nhơ không thể tẩy rửa.

Trump còn 13 ngày trên cương vị tổng thống, và mọi sự chắc chưa dừng lại ở đó. Cũng may là tổng thống không thể đơn phương ra lệnh tấn công hạt nhân, chứ không thì cái gì cũng có thể xảy ra với một người bị tham-sân-si ngút trời dẫn dắt.

Phải chăng người Mỹ đang trả giá cho những gì mình đã làm trong những năm tháng qua? Cuối cùng, như người Việt chúng ta hay an ủi rằng, trong cái rủi có cái may, cũng có thể đây là cái may vì ít ra sự kiện tủi nhục này cũng đánh thức chút lương tâm còn lại của của các nhà lãnh đao, khiến họ làm việc vì dân, vì nước, hơn vì bản thân mình.

CHUYỆN BUỒN, VUI VỀ NHỮNG LÁ CỜ

JACKHAMMER NGUYỄN/ TD 10-1-2021

Lá cờ nửa xanh nửa vàng

Lần đầu tiên tôi thấy sức mạnh lịch sử của một lá cờ là tại trung tâm Toronto, Canada, trong một ngày mùa hè. Hôm đó là ngày hội của cư dân địa phương gốc Ukraine, hai màu vàng và xanh dương của lá quốc kỳ Ukraine ngập trời Toronto.

Hai màu xanh dương và vàng của lá cờ mang ý nghĩa bầu trời xanh thẳm của biển Hắc Hải trên cánh đồng lúa mì vàng óng của bình nguyên Ukraine.

Cũng giống như nhiều người cùng thế hệ, tôi lớn lên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, và lần đầu tiên nghe nói về lá cờ xanh, vàng này là từ quyển tiểu thuyết cách mạng cộng sản “Thép đã tôi thế đấy”, tác giả viết thế này: Lá cờ hai màu vàng xanh của bọn phỉ Petliura (người đứng đầu chính phủ Ukraine độc lập sau năm 1918, sau sống lưu vong và bị ám sát ở Paris).

Lá cờ hai màu vàng xanh đó đã có lịch sử hơn 100 năm, xuất hiện lần đầu vào năm 1848. Sau khi những người cộng sản áp đặt chế độ của họ lên Ukraine, với 1 lá cờ mới màu đỏ búa liềm, viền xanh bên dưới, là cờ nửa xanh nửa vàng vẫn là biểu hiện của cộng đồng Ukraine hải ngoại.

Năm 1991, lá cờ đó trở lại với Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ, trở lại trên cả ngôi nhà tòa đại sứ Ukraine tại Hà Nội, nơi vẫn còn nằm dưới màu đỏ cộng sản.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ

Lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ tôi chào đầu tiên trong đời, khi ý thức được mình là công dân một quốc gia. Mỗi sáng đến trường, tôi hay đi ngang Nha Thông tin chiêu hồi, có khi dừng lại ngoài đường chào cờ cùng với nhân viên Nha Thông tin trong sân.

Thế rồi lá cờ đó biến mất trên toàn cõi Việt Nam vào năm 1975. Nhưng nó theo chân đoàn người di tản sang hải ngoại, nó trở thành biểu tượng của những người Việt không chịu sống với chế độ cộng sản.

Theo tác giả Tuấn Hoàng từ trường đại học Pepperdine, California, viết trên báo Asia Sentinel, thì lá cờ là hồi ức của những người mà chế độ mới đang xóa đi hình ảnh của họ, nó cũng là sự thể hiện căn cước của một cộng đồng còn quá trẻ, vừa được hình thành trên đất Mỹ đa sắc tộc.

Lá cờ Việt Nam Cộng hòa có mặt ở bất cứ nơi đâu có người Việt trên đất Mỹ, và ở các sự kiện mang tính chính trị, hoặc không có tính chính trị của cộng đồng.

Từ năm 1995, sự thể bắt đầu phức tạp với sự có mặt của lá cờ cộng sản màu đỏ sao vàng trên đất Mỹ, khi Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng lá cờ đỏ ấy chỉ có trong khuôn viên các cơ quan lãnh sự của Hà Nội mà thôi.

Có lẽ sự thách thức biểu tượng của cộng đồng Việt Nam trên đất Mỹ về lá cờ xảy ra đầu tiên là vụ Trần Trường hồi năm 1999, khi ông này treo cờ đỏ của CSVN trong cơ sở thương mại của mình. Đầu năm 2008, giai phẩm Xuân của báo Người Việt với bức ảnh lá cờ vàng trong cái chậu rửa chân của cô Trần Thủy Châu, cũng đã gây tranh cãi.

Theo tác giả Tuan Hoang, thế hệ 1.5 của người Mỹ gốc Việt vẫn xem lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng di sản cha ông của mình. Nhưng đối với thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt thì việc nhận ra lá cờ trở nên khó khăn hơn. Đối với những người này, phải có một sự kế thừa gia đình rất mạnh, họ mới nhận ra được lá cờ. Họ được bảo họ là người Việt Nam, và đối với thế hệ Internet này, với chỉ một từ khóa Việt Nam, họ không thể tìm ra được lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Khó khăn còn trở nên mạnh hơn, lợi bất cập hại, khi có nhiều người lạm dụng hình ảnh của lá cờ. Tôi đã chứng kiến việc người ta chào cờ đến năm, sáu lần trong vòng 12 giờ đồng hồ, tại cùng một nơi, cùng những con người và hội đoàn. Việc lạm dụng này làm cho thế hệ người Việt sinh ra trên đất Mỹ cảm thấy xa lạ, bối rối.

Năm 2016, sự xuất hiện của tổng thống Trump trên chính trường Mỹ, đã làm cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ bị chia làm đôi, người ủng hộ, người chống. Lá cờ Việt Nam Cộng hòa lại trở thành biểu tượng, về mặt nào đó, của những người Việt ủng hộ Trump, mà sự thể lại rất trớ trêu khi chính ông Trump có thể cũng không hề hay biết sự tồn tại của lá cờ ấy, và ông ấy vô tư, hồn nhiên vẫy cờ đỏ sao vàng của Việt Nam cộng sản, cùng các nhà lãnh đạo Hà Nội.

Tác giả Tuấn Hoàng cho rằng, hình ảnh lá cờ Việt Nam Cộng hòa trong các buổi tập hợp, biểu tình ủng hộ ông Trump, có thể có nhiều nguyên nhân, như là tình cảm chống Trung Quốc, chống cộng sản, chủ nghĩa dân tộc. Nhưng theo tôi thì nguyên nhân có lẽ đơn giản hơn, đó là nhóm những người Việt ủng hộ ông Trump hay tập hợp và biểu tình hơn, họ không ngại dịch bệnh theo lời ông Trump, và họ thường to tiếng hơn.

Không thể nói những người Mỹ gốc Việt chống ông Trump là không chống Trung Quốc, hay không chống cộng sản được. Theo ý chủ quan của tôi, sự chống cộng, chống Trung Quốc của những người này lặng lẽ, nhưng có chiều sâu hơn.

Cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021

Tuy nhiên điều quan trọng nhất không phải là ủng hộ ông Trump hay chống ông ấy, mà là hình ảnh của lá cờ vàng bay trên tòa nhà Capitol, trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021. Đó là một thách thức nghiêm trọng cho lá cờ vàng, biểu tượng của những người Việt tự do. Cuộc bạo loạn làm cho 5 người thiệt mạng và nhất là làm hoen ố hình ảnh của nền dân chủ Mỹ, khi những kẻ bạo loạn tấn công nơi làm việc của những người đại diện cho dân, được dân bầu lên.

Dĩ nhiên trong cuộc bạo loạn có cả cờ của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nhưng đây là lá cờ của toàn nước Mỹ, nó sẽ không bị suy suyển hình ảnh sau cuộc bạo loạn, người ta không vì một nhóm bạo loạn mà thấy nó xấu đi. Trong khi đó, lá cờ vàng ba sọc đỏ đột nhiên được công chúng Mỹ chú ý tới, với hình ảnh bạo loạn, đi kèm với những lá cờ khác thường gây ra khó chịu về chủng tộc, như cờ Confederate, hay cờ biểu tượng của những thuyết âm mưu nhảm nhí QAnon.

Cuộc bạo loạn còn bị chính giới Hoa Kỳ, ở cả hai đảng gọi là một cuộc khủng bố. Một nhà văn người Mỹ gốc Việt, thuộc thế hệ 1.5, là Andrew Lâm viết rằng: Chế độ Hà Nội đã thất bại trong bao nhiêu năm nay khi muốn dán nhãn (lá cờ) là khủng bố, nay một nhóm nhỏ (những người Việt) đã chứng minh rằng Hà Nội đúng.

Bà Song Chi, một người tỵ nạn cộng sản sống tại Anh viết như thét lên: Đừng làm xấu hình ảnh lá cờ vàng nữa.

Lá cờ xanh vàng Ukraine đã trở lại tổ quốc của nó.

Những người Việt dùng lá cờ vàng lại có lẽ đã đứng bên lề lịch sử khi cầm lá cờ đó tham gia cuộc bạo loạn tấn công điện Capitol, biểu tượng thiêng liêng của nền dân chủ Hoa Kỳ.

***

Nhà thơ Canhcong Ng có làm bài thơ về lá cờ ở tòa nhà Quốc hội hôm 6/1/2021 như sau:

Không nói bây tưởng bây hay
tổ cha bây!
bây thích, ghét ai cũng kệ bây, kệ nó
mắc mớ gì đem cờ đó vô đây
Cờ đã tha hương nay thêm nhục ở xứ này
Xương máu tổ tiên không đại diện cho đầu trâu mặt ngựa
cái lũ ngu làm điều dòm muốn mửa
dảnh mỏ, căng gân đòi dân chủ với nhân quyền
(là người trước rồi hãy đòi quyền
muốn làm người đầu tiên phải có kỷ cương, luật lệ)
bây thích hùa đàn, giương nanh thì kệ bây! kệ ! kệ !!!
đừng dùng cờ Việt Nam như để xưng bầy
tổ cha bây! tổ cha bây
Lá cờ đó đã đắp thây chiến sĩ
Lá cờ đó đã bay trên cổ thành Quảng Trị
Lá cờ đó có lúc rách bươm vẫn uy nghiêm ngạo nghễ
là hồn thiêng là hùng khí một giống nòi
chẳng liên quan gì đến quốc nạn nơi đây
Hãy tự tát mặt mình cho động óc nhỏ nhoi
để nhận biết Trump, Biden… hay tất cả người văn minh đều coi khinh bản năng động vật
Tôi, bây không chung loài! khổ là chung mặt đất
Chỉ cần đừng động đến quốc kỳ thì sống chết gì cũng kệ cha bây

HÃY CẨN THẬN KHI TIẾP TỤC DÙNG CỜ VÀNG LÀM CĂN CƯỚC TỊ NẠN HAY DƯƠNG CAO 'CHÍNH NGHĨA'...

THẠCH ĐẠT LANG/ VNZ/ viet-studies 9-1-2020


Cuộc bạo loạn, tấn công vào Điện Capitol - tòa nhà quốc hội, cơ quan lâp pháp của nước Mỹ - do những người biểu tình gây ra theo lời kêu gọi, kích động của đương kim tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bị cả thế giới tự do chế diễu, lãnh đạo các nước Đức, Ý, Pháp, Canada, Anh… chỉ trích, lên án. Mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, Youtube, Instagram... đã đồng loạt đóng băng các tài khoản của ông Trump để ngăn chận những tin nhắn xúi dục, hô hào gây bạo loạn tiếp theo của Trump.[1]

Không nói đến những thiệt hại về tài sản, nhân mạng với 5 người chết, nhiều người bị thương kể cả 14 nhân viên cảnh sát, thiệt hại nặng nề nhất là biểu tượng tự do, dân chủ của nước Mỹ đã bị hoen ố, phủ mờ vì cuộc biểu tình, vì sự phá hoại, tấn công vào hiến pháp có chủ đích của ông Donald Trump với sự tiếp tay của một số dân biểu, nghị sĩ đảng Cộng Hòa như Ted Cruz, Ken Paxton…

Cơ quan cảnh sát liên bang FBI đang công khai kêu gọi dân chúng Mỹ cung cấp tin tức, hình ảnh, video cho họ để điều tra, bắt giữ, kết án những kẻ gây rối, phá hoại.[2]  Một số hình ảnh, videoclip cho thấy trong đám biểu tình thấp thoáng một số lá cờ vàng ba sọc đỏ, đó chính là điều ô nhục nhất cho cộng đồng người Việt tị nạn trên nước Mỹ.

Với người dân miền Nam trước tháng tư năm 1975, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của thể chế tự do, dân chủ trong 21 năm. Hàng triệu thanh niên miền Nam đã đổ máu, hi sinh mạng sống hay một phần thân thể để bảo vệ, giữ gìn biểu tượng đó. Thể chế tự do, dân chủ đó hiện nay không còn nhưng biểu tượng quý giá đó vẫn tồn tại trong lòng nhiều người dân miền Nam trong nước cũng như hải ngoại.

Tiếc thay, biểu tượng cần phải trân quý đó đã bị lạm dụng, bôi nhọ bởi một số người thiếu hiểu biết, vô ý thức trong nhiều năm qua. Lá cờ vàng đã bị sử dụng một cách bừa bãi trong nhiều dịp lễ lạc, tết nhất, hội họp, kỷ niệm, ra mắt sách, ngâm thơ, trình diễn nhạc thính phòng... cũng như để chứng minh, phô trương căn cước tị nạn của mình hoặc để tấn công, vu khống, chụp mũ... những người không đồng chính kiến.

Từ biểu tượng, cờ vàng ba sọc đỏ trở thành phương tiện cho những kẻ gian manh, côn đồ sử dụng một cách vô tội vạ để trực tiếp hoặc gián tiếp đánh phá cộng đồng. Ngày 06.01.2021 vừa qua, ngày chính thức đánh dấu sự xóa bỏ biểu tượng cờ vàng sau khi cơ quan cảnh sát liên bang FBI kêu gọi người dân Mỹ, cộng tác, giúp đỡ, cung cấp tin tức để truy tầm, bắt giữ, kết án những kẻ phá hoại, gây bạo loạn, tấn công Điện Capitol.

Nhiều hình ảnh, videoclip đã đến tay cơ quan FBI, trong đó có một số những khuôn mặt Việt Nam với lá cờ vàng trên tay. Một tấm ảnh được lan truyền trên facebook cho thấy một người VN đang “ngạo nghễ” phất cờ vàng trên nóc điện Capitol. Tấm hình này đã được đại học Harvard dùng minh họa cho một bài báo của họ ngày 07.01.2021.[3]

Từ đây về sau, dưới mắt nhiều người dân Mỹ, những người không hiểu xuất xứ lá cờ vàng từ đâu mà có, sẽ đánh giá rất tiêu cực những cá nhân, tổ chức, hội đoàn, cộng đồng nào dùng nó làm biểu tượng cho sinh hoạt của mình bởi nó sẽ đồng nghĩa với bạo loạn, đập phá.

Không ai có thể chấp nhận được những con người tị nạn, chạy trốn bất công, bị hà hiếp, trấn áp, bị theo dõi, bắt bớ tù đầy vì không thể chấp nhận sống dưới chế độ độc tài, cộng sản lại hân hoan, hào hứng, a dua, hưởng ứng, hòa mình vào một cuộc biểu tình bạo động, đập phá Điện Capitol – tòa nhà lập pháp – của đất nước tự do, dân chủ đã cưu mang mình.

Biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ đã chính thức nằm trong hồ sợ tội phạm của FBI, những người còn tiếp tục sử dụng nó làm biểu tượng, trong tương lai nên cẩn trọng vì có thể sẽ bị đánh giá là khủng bố.

Hãy trân trọng, giữ gìn lá cờ vàng ba sọc đỏ như một kỷ niệm thân thương, nhắc nhở con cháu về miền Nam Việt Nam đã có một thời sống trong thể chế tự do, dân chủ dù chưa hoàn hảo nhưng rất tốt đẹp, nhân văn. Xin đừng dùng nó như một căn cước để chứng minh quá khứ không ai kiểm chứng được của mình để hô hào, kích động bạo lực, ủng hộ một lãnh đạo vừa bất tài, gian manh vừa vô văn hóa, không có đạo đức... như Donald Trump.

 


[3] https://today.law.harvard.edu/roundup/transfer-of-presidential-power/?fbclid=IwAR0AVRBjqNidxizLcLRNAAH1j8w-YFmWN0aCPrhbPF9iIHQ4uY1VVlV8brQ


CHIẾM NHÀ QUỐC HỘI VÀ GIỌT NƯỚC TRÀN LY


NGUYỄN QUANG DY/ BVN 9-1-2021

Ngày 6/1/2021 sẽ đi vào lịch sử khi hàng ngàn người ủng hộ Trump quá khích xông vào Nhà Quốc hội gây bạo loạn. Nếu Nhà Quốc hội (Capitol), Tượng đài Washington (Monument) và Bảo tàng Lincoln (Memorial) ở Washington D.C. là biểu tượng của nền dân chủ Mỹ thì vụ tấn công vào Capitol là lần đầu tiên dám đánh vào nền dân chủ Mỹ. Joe Biden gọi đó là “khủng bố trong nước” (domestic terrorists), để so sánh với vụ máy bay khủng bố của Al Qaeda đánh sập Tháp Đôi (11/9/2001) của Trung tâm Thương mại ở New York.

Cùng tắc biến

Người Mỹ phẫn nộ nhưng không ngạc nhiên khi bạo loạn xảy ra trên đường phố, như “Black Lives Matter” (BLM) gần đây. Nhưng họ thực sự sốc khi thấy Capitol bị tấn công, làm Phó Tổng thống Mike Pence và các nghị sỹ đang họp phải trốn. Hình ảnh Capitol thất thủ không chỉ làm người Mỹ phẫn nộ mà còn làm nhiều nước lo ngại. Khi các nhà báo phỏng vấn những người quá khích đó, nhiều người không biết họ muốn gì, vẫn tưởng rằng nghe lời kêu gọi của Trump tấn công Capitol là “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA).

Cảnh bạo loạn ở Capitol có thể làm người ta nhớ lại hình ảnh hồng vệ binh thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, và làm nhiều người khác nhớ lại hình ảnh nước Cộng hòa Chuối (Banana Republic). Trong khi Trump mỵ dân bằng MAGA, ông đã làm xấu nước Mỹ bằng MADA (Make America Disgraced Again). Trump đã làm nước Mỹ ngày càng giống một nước Cộng hòa Chuối, và làm cho chính mình giống “Đại tá Trump”. Có người gọi Trump là “trùm kích động” (Inciter-In-Chief) cũng như “trùm nói dối” (Liar-in-Chief).

Những người ủng hộ Trump quá khích xông vào Capitol có thể bị truy tố vì tội phá hoại, nhưng họ chỉ là nạn nhân bị xúi giục. Cách đây bốn năm, Trump đã từng khoe “Tôi có thể đứng giữa Đại lộ số Năm và bắn ai đó, nhưng không mất phiếu”. Chắc không có chính khách nào dám nói như vậy. Nhưng không chỉ có Trump, mà một số nghị sỹ (như TNS Ted Cruz và TNS Josh Hawley) đã ủng hộ Trump và xúi giục họ phản đối Quốc hội xác nhận kết quả bỏ phiếu, vì động cơ cá nhân của họ là gây quỹ và tìm cơ hội tranh cử năm 2024.

Giọt nước tràn ly

Trump đắc cử năm 2016 với ảo tưởng (delusion). Khi Trump thất cử năm 2020 ảo tưởng đó bị tổn thương, kích hoạt hội chứng ngạo mạn (nascissism) trở nên cực đoan. Trong khi đó, những người ủng hộ Trump bị mê hoặc bởi chủ nghĩa mị dân Trumpism, và thuyết âm mưu pha trộn tâm linh của Epoch Times, biến thành một thứ bùa mê như một loại cocktail. Họ ngộ nhận về Trump như một thánh nhân chứ không phải bệnh nhân (psychopath). Bùa mê đó lây lan như virus corona, nên năm 2020, nước Mỹ mắc hai loại virus nguy hiểm.

Năm 2016, Trump đắc cử nên chưa có cơ hội ăn vạ rằng “bầu cử gian lận” (fraud). Năm 2020, Trump thất cử nhưng không chấp nhận thất bại, tiếp tục đấu lý và ăn vạ rằng bầu cử gian lận, tuy các luật sư của Trump (như Rudy Giuliani) không đưa ra được bằng chứng nào trước tòa. Hai tháng đấu lý vô vọng và tốn kém (lương Giuliani 20.000$/ngày), trong khi hình ảnh Rudy Giuliani và Sidney Powell ngày càng phản cảm. Trump không chỉ thất cử mà còn bị cô lập ngay trong Đảng Cộng hòa, vì ngạo mạn hành xử như “con bạc khát nước”.

Trump kêu gọi người ủng hộ đến Capitol để ngăn cản Quốc hội xác nhận kết quả kiểm phiếu, nhưng ảo tưởng của Trump trở thành “điểm bùng phát” (tipping point) làm “giọt nước tràn ly”. Cuộc đối đầu thầm lặng (standoff) hai tháng qua đã kết thúc tại Capitol (như “anti-climax”), phản ánh cuộc khủng hoảng chính trị và truyền thông. Tình trạng chia rẽ và phân hóa không chỉ diễn ra giữa hai đảng, mà còn trong nội bộ của Đảng Cộng hòa đã bị Trump thao túng, nay hàng loạt quan chức Nhà Trắng và Nội các đang từ chức (tuy quá muộn).

Bốn năm qua, tuy Trump làm được những điều mà các Tổng thống khác chưa làm được là dám chống Trung Quốc, nhưng ông lại rút khỏi TPP, giúp Trung Quốc một cơ hội vàng. Gần đây, Trung Quốc đã ký được hiệp định thương mại RCEP với 10 nước ASEAN và bốn nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Tân Tây Lan) mà không có Mỹ và Ấn Độ. Tuy chính quyền Trump chống Trung Quốc mạnh hơn, nhưng làm suy yếu quan hệ đồng minh. Tuy bức tranh kinh tế tốt hơn, nhưng đại dịch Corona năm 2020 làm Mỹ phải trả giá quá đắt.

Lời cuối

Tuy buộc phải “lên án bạo lực và hứa sẽ chuyển giao quyền lực”, Trump khuyên người ủng hộ mình “về nhà” (go home, I love you!), trong khi Quốc hội vận dụng Tu chính án 25 để phế truất Trump (lần hai). Nếu Trump bắt chước Nixon từ chức để Mike Pence ân xá (trước 20/1), thì có thể thoát tội liên bang, nhưng khó thoát tội tiểu bang New York. Trump từng dọa Hillary Clinton (lock her up), nay đến lượt mình (lock him up). Tuy chưa điều tra vụ Capitol, nhưng Trump bị Facebook và Twitter khóa tài khoản vì “kích động bạo lực”.

Tuy còn quá sớm để biết Trump và những người liên quan có thoát tội hay không, nhưng chắc Trump sẽ không được hoan nghênh trong “Câu lạc bộ các cựu tổng thống”. Hôm trước, Trump kêu gọi những người ủng hộ mình kéo đến Đại lộ số Năm và Nhà Quốc hội, nhưng hôm sau Trump lên án bạo lực và “quay lưng lại với họ”. Tấn công vào Capitol là một vết đen cùng Trump đi vào lịch sử như một hiện tượng xấu xa của Trumpism. Đáng tiếc là có nhiều người Việt ủng hộ Trump, và treo lá cờ VNCH trên nóc nhà Quốc hội Mỹ.

Đây là sự thật chứ không phải đang xem vở kịch “Falty Tower”!

09/01/2021

N.Q.D.

Tác giả gửi BVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét