Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

20221008. QUAN ĐIỂM VN KHI NGA SÁP NHẬP 4 TỈNH UKRAINE

 ĐIỂM BÁO MẠNG


VIỆT NAM NÊU QUAN ĐIỂM KHI NGA SÁP NHẬP 4 TỈNH CỦA UKRAINE

PV/ VNN 6-10-2022

Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Chiều nay (6/10), báo chí đặt câu hỏi đến người phát ngôn Bộ Ngoại giao đề nghị cho biết, quan điểm của Việt Nam về việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam quan tâm, theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình xung đột Nga-Ukraine.

"Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia", người phát ngôn nêu quan điểm.

Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào quá trình đối thoại, tìm kiếm giải pháp để sớm ổn định tình hình, vì hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.


Người phát ngôn trả lời báo chí trong họp báo. Ảnh: Minh Nhật

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/10 ký ban hành luật và hoàn tất quá trình sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền nam và miền đông Ukraine vào Nga. Động thái diễn ra sau khi các khu vực này tổ chức trưng cầu dân ý sáp nhập Nga. Theo kết quả trưng cầu được chính quyền 4 khu vực công bố, đa số cử tri đồng ý sáp nhập vào Nga.

Trước đó, văn kiện sáp nhập 4 tỉnh được Tòa án Hiến pháp Nga xem xét và công nhận tính hợp hiến. Hai viện quốc hội Nga cũng đã thông qua văn kiện với tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối, không có phiếu chống.

Phóng viên nêu tiếp về việc báo chí Mỹ đưa tin một số sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất sang Mỹ làm từ gỗ có xuất xứ Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, bà chưa có thông tin về việc này.

Tuy nhiên bà Hằng khẳng định, với tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam luôn tôn trọng, tuân thủ đúng các quy định của WTO và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ thông qua các cơ chế hiện có, như Hiệp định khung về thương mại và đầu tư, để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, đầu tư song phương, vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước.

TRÙM LÊN NƯỚC NGA SẼ LÀ NỖI SỢ HÃI

LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 2-10-2022


Hàng trăm ngàn đàn ông Nga bỏ chạy qua các nước láng giềng với những ánh mắt lo âu.

Hàng ngàn đàn ông Nga bị động viên cầm súng với vẻ mặt đăm đăm.

Hàng ngàn hàng binh Nga cúi mặt.

Và hôm qua 30.9, tại điện Kremlin, khi đồ tể Putin tuyên bố sáp nhập bốn vùng đất thuộc lãnh thổ Ukraine mà Nga vừa cưỡng đoạt vào Nga, tràn ngập trên khuôn mặt các chính khách Nga là sự thảng thốt.

Tất cả báo hiệu sẽ có giông bão trong lòng nước Nga.

Tất cả minh chứng nỗi ám ảnh của sự tàn phá chiến tranh, cái chết đang phía trước và không có điểm sáng dừng.

Putin đã sai lầm tệ hại và ngu xuẩn khi nhắc lại tiền lệ bom hạt nhân năm 1945 tại Nhật – khoét lại vết thương của nhân loại – đe doạ chiến tranh hạt nhân.

Nhưng nỗi sợ hãi của sự đe doạ hiếu chiến ấy lại là và trước hết thành nỗi sợ hãi bất an của chính 130 triệu dân Nga bản tính hiền lành, lương thiện.

Người Nga quá hiểu nếu Putin ra lệnh tấn công hạt nhân ở đất nước mà người Nga luôn coi là anh em một nhà của mình, thì nước Nga cũng sẽ bị tấn công huỷ diệt. Putin đã xây sẵn hầm trú ẩn cho mình, con của Putin đang yên thân ở Thuỵ Sĩ, vậy ai sẽ là nạn nhân?

Và, thật bất ngờ, đáp lại cái bước ngoặt Putin sáp nhập 100.000 km2 lãnh thổ Ukraine cùng lời đe doạ từ nay đó là lãnh thổ của Nga, Ukraine tấn công sẽ bị trừng phạt bằng bom hạt nhân, thì tổng thống Zelensky nộp đơn khẩn cấp chính thức xin ra nhập NATO. Thật ra kế hoạch này đã được chuẩn bị trước. Đây là đòn phản công tuyệt vời của Ukraine gây sức ép lên chính NATO và Nga buộc NATO phải chủ động tham gia như một bên đàm phán sau cánh gà với Nga, tạo thế có lợi cho Ukraine.

Thế giới văn minh buộc phải không thể chấp nhận một tên điên loạn nắm trong tay vũ khí hạt nhân muốn làm gì thì làm được.

Một khi Ukraine là thành viên NATO hoặc tiến đến quy trình tất yếu là thành viên NATO thì con bài cuối cùng tạo sự khác biệt giữa hai chiến tuyến Nga – Ukraine là vũ khí hạt nhân sẽ bị xoá bỏ. Điều này tạo chiến tranh tâm lý mà phần thắng đã chuyển qua Ukraine.

130 triệu dân Nga chắc chắn sẽ càng thấy cái giá chiến tranh xâm lược mà Putin tạo ra là thế nào. Với thời gian bóng ma cái chết, sự huỷ diệt sẽ thành sóng thần sợ hãi. Người Nga phải cứu lấy mình. Và cuộc cách mạng Dân chủ lật đổ chế độ độc tài của Putin chỉ còn là vấn đề thời gian.

Lưu Trọng Văn

Tác giả gửi BVN

THƯ NGỎ GỬI BÁO HÀ NỘI MỚI 

                           Embassy Of Ukraine In Vietnam/BVN 5-10-2022


Vào sáng Chủ nhật, ngày 2 tháng 10, một sự kiện đầy ý nghĩa đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Việt Nam: Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 47 vì hòa bình.

Gần 1500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tham gia sự kiện này để truyền tải thông điệp hòa bình đến thế giới, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Sống sót qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam biết rõ tầm quan trọng của hòa bình. Cũng đáng quý như vậy là phấn đấu vì hòa bình của những người Ukraine, những người ngày nay đang nỗ lực hết sức có thể để đẩy lùi kẻ xâm lược và khôi phục cuộc sống hòa bình trên đất nước của họ.

Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Ukraine tự hào được tham gia Cuộc chạy vì Hòa bình cùng với các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi cũng rất vui và biết ơn phóng viên khi xem những hình ảnh của chúng tôi trong bản tin của Báo Hànộimới chiều ngày 2/10. Điều đó rất có ý nghĩa: một lời kêu gọi hòa bình từ trái tim Hà Nội.

Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi mở bài báo vào ngày 3 tháng 10 và thấy rằng những bức ảnh của những người Ukraine tham gia không còn ở đó nữa.

Trớ trêu thay, bài báo vẫn đưa ra những bức ảnh của những vận động viên từ đất nước mà ngày nay đang làm những việc hoàn toàn trái ngược với hòa bình: ném tên lửa và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh.

Hãy xem những hình ảnh trong bài báo của Báo Hànộimới, phiên bản ngày 2 tháng 10 và ngày 3 tháng 10, và hãy tìm sự khác biệt.

Năm 1999 Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”. Vào năm 2022, tờ báo hàng đầu của thanh phố Hà Nội có kiểm duyệt ảnh của chính mình về các vận động viên chạy vì hòa bình, những người đến từ một đất nước đang phải hứng chịu chiến tranh không? Báo Hànộimới, tờ báo có thể giải thích chuyện gì đã xảy ra không?

___

Open letter to Hànộimới Newspaper:

On Sunday morning, October 2nd, a meaningful event took place in the center of the capital of Vietnam: the 47th Hànộimới Newspaper Run for Peace.

Almost 1500 professional and amateur runners participated in the event to convey a message of peace to the world calling for joint efforts to promote peace, friendship, cooperation, and development.

Having survived through so many aggressive wars, Vietnamese people know the importance of peace. Same precious is the strive for peace among Ukrainians, who today take every possible effort to repel the aggressor and restore peaceful life in their country.

The staff of the Embassy of Ukraine were proud to join the Run for Peace together with international and Vietnamese participants. We were also glad and grateful to the journalist when we saw our pictures in the news report by Hànộimới Newspaper in the afternoon on October 2nd. It was significant: a call for peace from the heart of Hanoi.

Imagine our surprise to open the article on October 3rd and see that photos of Ukrainian participants were no more there.

Ironically, the article still featured the photos of runners from the country that nowadays does what is completely opposite to peace: sending rockets and bombs onto Ukrainian cities, killing children and elders, men and women, kidnapping, torturing, raping, forcing more than ten million people to leave their homes and flee the war.

Look at the pictures in Hànộimới Newspaper’s article, versions of October 2 and of October 3, find the difference.

In 1999 Hanoi was recognized by UNESCO as a City for Peace. In 2022 does Hanoi’s leading newspaper censor its own photos of athletes running for peace, those who are from a country that suffers from war? Hànộimới Newspaper, can you explain what happened?

Nguồn: FB Embassy Of Ukraine In Vietnam

Ngô Duy Quyền

Dù ai nói gì, dù có những cư xử lươn lẹo dối trá đốn mạt của những thế lực ủng hộ kẻ xâm lược Putin, tôi luôn tin rằng quân đội và nhân dân Ukraine anh hùng sẽ chiến thắng. Vinh quang thuộc về Ukraine!

Thanh Duy

Các tờ báo ở Việt Nam là phát ngôn chính thức, là ý chí, là quan điểm của đảng, không phải của Nhân dân. Rất mong ngài đại sứ hiểu cho. Trân trọng.

Tuấn Sinh Đinh

Tôi lại nghĩ, chúng ta nên nhìn theo hướng tích cực: báo Hà nội mới sau khi cập nhật tin tức từ Lyman đã nhận thấy cần phải vinh danh người Nga trong môn chạy việt dã, vậy nên họ đổi ảnh là rất đúng. Người Ucraina làm sao thắng được người Nga trong môn chạy việt dã, riêng đuổi theo đã mệt bở hơi tai rồi. Tôi nhất trí với cách làm của báo HNM. Nước Nga "vĩ đại" thật đáng ngưỡng mộ trong môn… CHẠY.

Bao Thanh Thiên

Một tờ báo vốn dĩ bấy lâu nay chắc dùng để gói xôi là chính. Nay thế này thì tôi thề là sẽ không ăn xôi hàng nào mà gói bằng tờ Hà Nội mới. Thành thật xin lỗi các bạn Ukraine! Các bạn nhất định sẽ chiến thắng bọn xâm lược tàn ác. Hoà bình lập lại tôi nhất định sẽ đến thăm du lịch ở đất nước các bạn.

Vu Minh Anh

Những người dân như chúng tôi luôn hướng về Ukraine, mong chiến tranh chấm dứt trên Ukraine.

Kiều Trí Thành

Ko cần tranh luận với tờ báo này, thật bất công với Ukraine, tôi tin tưởng phần đông người Việt Nam suy nghĩa khác, họ ủng hộ sự độc lập của các bạn, lần nửa không cần thiết tranh luận với tờ báo này, họ thật đáng xấu hổ.

Nguyen Quang Trung

Công bằng mà nói, trong Báo Hà Nội Mới có nhiều người đứng về phía Ukraine, bằng chứng là đã đăng hình ảnh con người và lá cờ Ukraine. Các bạn hãy tự hào. Còn lại thì, chắc là Báo Hà Nội Mới đã phải chịu áp lực từ một thứ gì đó, các bạn cũng đã biết, đừng trách báo nặng nề quá.

Trần Mạnh Quyền

Đa số nhân dân Việt nam ủng hộ đất nước và nhân dân Ukraina chống bọn xâm lược. Ủng hộ các bạn có nghĩa là ủng hộ tự do, dân chủ, hòa bình, chính nghĩa và ủng hộ chính mình


CON THUYỀN PUTIN ĐANG BỊ NGẤM NƯỚC, KHÔNG BIẾT CHÌM LÚC NÀO

TRƯƠNG NHÂN TUẤN/ TD 5-10-2022



Công cuộc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga xem như hoàn tất, trên phương diện pháp lý của Nga. Tòa Bảo hiến Nga phán rằng, các hiệp ước về sáp nhập là "hợp hiến", đồng thời Quốc hội Nga cũng đã phê chuẩn các hiệp ước và thông qua. Các hiệp ước sáp nhập có hiệu lực từ ngày 3 tháng 10 năm 2022. Trên "nguyên tắc", 4 vùng lãnh thổ Donetsk, Lugansk, Zaporijjia và Kherson từ ngày này là "lãnh thổ của nước Nga".
Putin và các cộng sự diều hâu từ đầu "chiến dịch quân sự đặc biệt" đã nói đi nói lại rằng Nga sử dụng mọi thứ vũ khí hiện có để bảo vệ lãnh thổ của mình. Mọi người đều hiểu lời hăm dọa này bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Vấn đề là địa danh Lyman, một cứ điểm quan trọng về chiến lược đối với quân Nga (thuộc Donetsk) đã bị quân Ukraine giải phóng vào ngày 1 tháng 10. Chiến thắng không ai dám nghĩ tới vào đầu năm nay.
Trở lại câu hỏi "Lãnh thổ Nga đã bị Ukraine xâm phạm. Putin có dám chơi vũ khí hạt nhân hay không ?"
Theo tôi, ở thời điểm này, câu trả lời là "không".
Cán cân lực lượng 1:10 giữa quân Ukraine và quân Nga từ đầu cuộc chiến đến nay có thể là 50:50.
Cán cân lực lượng sẽ còn có thể thay đổi. Quân Nga ngày càng mất tinh thần chiến đấu trong khi quân Ukraine thì ngược lại. Quân Nga, ngay cả người dân Nga, không thấy đâu là lợi ích của việc chiếm đất Ukraine. Còn người Ukraine tất cả đều có ý thức rằng "mất nước là mất tất cả".
Vì vậy nhiều khả năng quân Nga sẽ không giữ được lâu dài các vùng đất vừa sáp nhập.
Putin mới lên tiếng hôm qua đại khái rằng sẽ "hỏi ý kiến người dân" để biết rõ ranh giới của các vùng đất vừa sáp nhập.
Rõ ràng là một chiến thuật luồn lách, câu giờ. Các vùng lãnh thổ vừa sáp nhập, giấy tờ ký chưa ráo mực, có nơi đã bị quân Ukraine chinh phục lại. Putin không dám "bấm nút hạt nhân" trả đũa, mặc dầu địa bàn Lyman là nơi lý tưởng để tiêu diệt quân Ukraine bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật (bom N).
Nói rằng ranh giới các vùng này chưa xác định chỉ là một cái cớ. Hoặc là vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga không (hay chưa) sẵn sàng. Hoặc Putin bị Biden hăm dọa (bằng đường dây riêng giữa hai bên) trả đũa.
Nhưng ta không thể loại trừ khả năng Putin dành một "không gian đàm phán" với Zelensky.
Ta có thể hiểu là biên giới các vùng lãnh thổ này sẽ "co giãn", Putin có thể nhượng bộ cho đến khi Zelensky chấp nhận một đường biên giới mới. Điều này tôi có nói vài hôm trước, Putin có thể "trả" lại cho Ukraine hai vùng Kherson và Zaporijjia. Ta cũng không thể loại trừ khả năng Putin chấp nhận cho Ukraine gia nhập NATO.
Ý chí "bảo vệ lãnh thổ quốc gia" chỉ có thể được thể hiện khi ranh giới lãnh thổ quốc gia được xác định rõ rệt, bằng các hiệp ước phân định biên giới, có hiệu lực pháp lý và được cộng đồng quốc tế nhìn nhận. Điều này đúng với cả hai bên Nga và Ukraine.
Khó khăn của Ukraine khi gia nhập NATO, ngoài thái độ chính trị của các quốc gia thành viên, là đường biên giới của Ukraine phải được xác định và biên giới này phải được sự nhìn nhận của quốc tế. Điều cốt lõi của Minh ước Bắc đại tây dương là "bảo toàn lãnh thổ các quốc gia thành viên". Biên giới Ukraine chưa xác định, trong khi chiến tranh bùng nổ mà nguyên nhân do tranh chấp lãnh thổ. Vì vậy ý kiến của Mỹ là "khoan hãy nói chuyện này vào lúc này", khi đề cập đến đơn gia nhập NATO của Zelensky.
Cho dầu thế nào thì kết quả trên chiến trường sẽ quyết định những gì trên bàn hội nghị (nếu có một hội nghị). Quân Ukraine đang tiến "như chẻ tre", trong khi Putin có thể bị phiền phức do xáo trộn xã hội vì các quyết định "động viên từng phần". Chắc gì Zelensky chịu ngồi vào đàm phán ?
Và Zelensky có lý khi yêu sách "sẽ đàm phán nhưng không nói chuyện với Putin". Đây là một đòn "chiến tranh tâm lý" có thể hạ bệ Putin. Không phải người Nga nào cũng đứng về phía Putin, nhứt là vào lúc này, con thuyền Putin đang bị ngấm nước, không biết chìm khi nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét