Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

20220318. CĂNG THẲNG NGA-UKRAINA (12)

 ĐIỂM BÁO MẠNG


ÔNG PUTIN CHỈ TRÍCH PHƯƠNG TÂY, TUYÊN BỐ SẼ ĐẠT MỤC TIÊU TẠI UKRAINE
VIỆT ANH/VNN 17-3-2022

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga vẫn sẽ đạt được mục tiêu trong chiến dịch quân sự tại Ukraine, đồng thời đứng vững trước các đòn trừng phạt từ phương Tây.

Trong bài phát biểu trước các bộ trưởng Nga hôm 16/3, Tổng thống Putin thừa nhận các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây thiệt hại đối với nền kinh tế Nga, nhưng nhấn mạnh Moscow vẫn có thể chịu được những đòn kinh tế này.

Theo ông Putin, các nước phương Tây muốn biến Nga thành một "quốc gia phụ thuộc yếu ớt", muốn "xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chia cắt nước Nga" theo cách họ mong muốn.

Ông Putin chỉ trích phương Tây, tuyên bố sẽ đạt mục tiêu tại Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Điện Kremlin

"Nếu phương Tây nghĩ rằng Nga sẽ lùi bước, thì họ chẳng biết gì về lịch sử hay con người của chúng ta", nhà lãnh đạo 69 tuổi cho biết. "Đằng sau tuyên bố và những hành động tập thể của phương Tây là những mục tiêu địa chính trị. Họ chỉ đơn giản là không muốn thấy một nước Nga mạnh mẽ và có chủ quyền".

Ông tuyên bố, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây vốn đã được chuẩn bị từ trước, và cuộc xung đột với Ukraine chỉ là cái cớ để các biện pháp trừng phạt này được áp dụng. "Phương Tây thậm chí không che giấu mục đích của họ là gây thiệt hại cho toàn bộ kinh tế Nga cũng như mọi người dân Nga", ông Putin nói.

Tổng thống Nga khẳng định nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước có đủ tất cả nguồn lực để vươn tới những mục tiêu đề ra, cũng như sẽ linh hoạt thích ứng với thực trạng mới.

Đề cập đến cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, ông cho biết, Nga sẵn sàng thảo luận về tình trạng trung lập của Ukraine trong các cuộc đàm phán. Dù vậy, Moscow vẫn sẽ đạt được các mục tiêu đề ra trong chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai theo đúng kế hoạch.

Tuyên bố của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi Nga liên tiếp hứng các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan tới chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine. Theo trang tin Bloomberg, Nga trở thành quốc gia hứng nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới, với 2.778 lệnh mới chỉ trong 2 tuần qua, nâng tổng số lệnh trừng phạt nhắm vào nước này lên 5.530.

Việt Anh

NGA THU GIỮ HÀNG TRĂM MÁY BAY NƯỚC NGOÀI

TUẤN ANH/VNN 17-3-2022

Nga đang thu giữ hàng trăm máy bay thương mại của các hãng cho thuê Mỹ và châu Âu nhằm trả đũa phương Tây áp trừng phạt họ vì cuộc chiến ở Ukraine.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự sang nước láng giềng vào ngày 24/2, Mỹ và các đồng minh đã áp nhiều đợt trừng phạt với nước này. Moscow cũng bắt đầu có hành động "ăn miếng, trả miếng".

Nga thu giữ hàng trăm máy bay nước ngoài
Sân bay quốc tế Sheremetyevo ở Moscow, Nga. Ảnh: skytraxratings.com

Điện Kremlin thông báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/3 đã ký thông qua luật cho phép các hãng hàng không Nga đăng ký máy bay thuê từ các công ty nước ngoài ở Nga, nơi chúng sẽ được nhà chức trách địa phương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, theo một tuyên bố từ Điện Kremlin.

Luật này sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không Nga giữ máy bay thuê của nước ngoài và khai thác chúng trên các tuyến nội địa, đồng thời khiến các công ty ngoại quốc khó lấy lại máy bay của họ hơn nếu không được chính phủ Nga chấp thuận.

Trong khi, các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp đặt với Moscow yêu cầu các hãng cho thuê thu hồi mọi máy bay của họ cung cấp cho các hãng hàng không Nga vào cuối tháng 3.

Theo CNN, các nhà sản xuất máy bay phương Tây như Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ) đã cắt đứt quyền tiếp cận của các hãng hàng không Nga đối với những phụ tùng thay thế cần thiết để phục vụ bảo dưỡng và vận hành máy bay an toàn.

Các hãng hàng không Nga đang khai thác 305 máy bay Airbus và 332 máy bay Boeing, theo dữ liệu do công ty phân tích hàng không Cirium. Ngoài ra, Nga cũng đang sở hữu 83 máy bay phản lực do các nhà sản xuất phương Tây như Bombardier, Embraer và ATR chế tạo. Chỉ 144 chiếc trong dàn máy bay đang vận hành của họ là hàng nội địa.

Dữ liệu của Cirium cho thấy, tới 85% các máy bay do nước ngoài sản xuất thuộc sở hữu của các công ty cho thuê, với tổng giá trị lên tới 12,4 tỷ USD. Hiện chưa rõ, những doanh nghiệp này có thể lấy lại máy bay của họ như thế nào khi chúng vẫn còn trên đất Nga và các biện pháp trừng phạt bổ sung cấm máy bay từ Nga di chuyển tới hầu hết các quốc gia khác.

Những động thái trên khiến các hãng hàng không Nga hiện chủ yếu phục vụ nội địa, trong khi người dân ở xứ sở bạch dương không bay nhiều như người Mỹ, dù lãnh thổ rộng hơn gấp đôi phần đất liền của Mỹ. Giới phân tích nhận định, đây là dấu hiệu cho thấy các thách thức mới đối với ngành hàng không Nga đang trong giai đoạn phục hồi hậu Covid-19.

Tuấn Anh

LÔ VŨ KHÍ 800 TRIỆU USD  MỸ VIỆN TRỢ CHO UKRAINE CÓ NHỮNG GÌ ?

TRẦN TUẤN/ VNN 17-3-2022

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 16/3 cho biết, nước này sẽ cấp gói viện trợ vũ khí trị giá 800 triệu USD để hỗ trợ cho Ukraine.

“Gói viện trợ mới bao gồm 800 hệ thống phòng không, để đảm bảo việc quân đội Ukraine có thể tiếp tục ngăn chặn các chiến đấu cơ và trực thăng Nga, cũng như bảo vệ không phận của họ. Đồng thời theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, chúng tôi đã xác nhận và đang giúp Kiev có thêm các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, cũng như đạn dược cho những hệ thống này”, thông cáo của ông Biden đăng trên trang web Nhà Trắng nêu rõ.

Lô vũ khí 800 triệu USD Mỹ viện trợ cho Ukraine có những gì?
Binh sĩ Ukraine huấn luyện với tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. Ảnh: AP

“Gói hỗ trợ này còn có 9.000 hệ thống vũ khí chống tăng, trong đó gồm 2.000 tên lửa Javelin, 6.000 súng phóng lựu vác vai AT-4 và 1.000 vũ khí khác. Những vũ khí vác vai chính xác cao này đã được quân đội Ukraine sử dụng hiệu quả để chống lại các thiết bị cơ giới của đối phương. Khoảng 7.000 vũ khí hạng nhẹ gồm súng máy; súng shotgun; súng phóng lựu cùng 20 triệu viên đạn các loại, sẽ được cung cấp cho Ukraine”, ông Biden nói thêm.

Lô vũ khí 800 triệu USD Mỹ viện trợ cho Ukraine có những gì?
Súng phóng lựu vác vai AT-4. Ảnh: Army Recognition

Theo ông Biden, Mỹ sẽ chuyển giao cho Ukraine 100 máy bay không người lái (UAV) Switchblade trang bị các camera cảm biến, hệ thống dẫn đường và thuốc nổ. Loại UAV này có thể được điều khiển bay lượn quanh chiến trường, trước khi sà xuống tiêu diệt mục tiêu đối phương trên mặt đất.

Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng không nêu rõ phiên bản nào của Switchblade sẽ được Mỹ cung cấp cho Ukraine. Bởi phiên bản Switchblade 300 hiện trong biên chế quân đội Mỹ được dùng để tiêu diệt binh sĩ của đối phương, còn phiên bản Switchblade 600 lớn hơn được sử dụng để phá hủy các mục tiêu như tăng-thiết giáp.

Lô vũ khí 800 triệu USD Mỹ viện trợ cho Ukraine có những gì?
UAV Switchblade. Ảnh: Aerovironment/ Army Recognition

Hãng tin RT của Nga nhận định, Switchblade có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với những loại tên lửa chống tăng được Mỹ viện trợ cho Ukraine gần đây. Chẳng hạn, đơn giá cho mỗi bệ phóng và tên lửa chống tăng Javelin lên tới 178.000 USD, trong khi giá thành của loại UAV Switchblade lại rất rẻ, chỉ tầm 6.000 USD/chiếc.

Tuấn Trần

TẬP CẬN BÌNH ĐỐI MẶT VỚI QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG VỀ UKRAINE

Gideon Rachman / Financial Times/ BVN 17-3-2022

Quan hệ đối tác 'không có giới hạn' của Trung Quốc với Nga có nguy cơ mở ra cuộc đối đầu với phương Tây

Ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine, Vladimir Putin đã gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Liền sau đó, hai nước đã công bố quan hệ đối tác “không giới hạn”. Việc thực sự có quan hệ đối tác Trung - Nga không giới hạn hay không sẽ có thể rõ ràng trong vài ngày tới, sau các thông tin cho rằng Moscow đã yêu cầu Bắc Kinh viện trợ quân sự. Nếu ông Tập đáp ứng yêu cầu đó, Trung Quốc trên thực tế sẽ bước vào một cuộc chiến ủy nhiệm với Mỹ và các quốc gia Nato đang hậu thuẫn cho Ukraine. Quyết định đó có thể đánh dấu chấm hết cho hệ thống kinh tế toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc trong 40 năm qua.

Nga và Trung Quốc có chung sự thù địch sâu sắc với sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng mỗi nước thể hiện sự kình địch ganh đua với Mỹ một cách khác nhau. Trung Quốc có đủ khả năng để chơi một “cuộc chơi dài”, dựa vào sức mạnh kinh tế của mình để thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu. Nhưng Nga, trong một vị thế kinh tế yếu hơn, đã đánh cược một cách thô bạo ở Ukraine. Cuộc cá cược của Putin hiện đang đe dọa cuộc chơi dài hơi của Bắc Kinh. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể đã hình dung được là cuối cùng quan hệ với Mỹ cũng rạn nứt, nhưng nhờ có Nga, hiện họ phải đối đầu với phương Tây sớm hơn nhiều.

Nếu Trung Quốc giúp Nga lách các lệnh trừng phạt của phương Tây, Trung Quốc có thể là mục tiêu của các lệnh trừng phạt thứ cấp – điều mà Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, sẽ nói với Dương Khiết Trì của Trung Quốc khi họ gặp nhau trong tuần này. Cung cấp vũ khí cho quân đội Nga sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Trung Quốc, người tiêu dùng tẩy chay, rút đầu tư. Một cuộc chiến ngắn ngủi, thắng lợi của Nga sẽ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc. Câu chuyện được yêu thích của Bắc Kinh về sự suy giảm không dừng của sức mạnh Mỹ có vẻ còn đáng tin hơn. Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công của họ vào Đài Loan.

Thay vào chiến thắng nhanh, Nga đã sa lầy. Liên minh phương Tây hồi sinh, và Mỹ cùng các đồng minh công bố một phương cách trừng phạt kinh tế mới với Nga nhưng có vẻ rất đe dọa đối với Bắc Kinh. Trung Quốc hiện đang phải nghiền ngẫm thông tin về việc Nga đã mất khả năng tiếp cận hầu hết các nguồn dự trữ ngoại hối của mình do hậu quả của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Như nhà kinh tế học Barry Eichengreen chỉ ra, một trong những lý do chính khiến các nước phải nắm giữ dự trữ ngoại hối vì “đó là quỹ dự trữ chiến tranh để dùng trong cuộc xung đột địa chính trị”. Nhưng Trung Quốc, quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vừa phát hiện ra rằng họ có thể mất quỹ dự trữ chiến tranh của mình trong một sớm một chiều.

Trung Quốc gần như không tự cung tự cấp được năng lượng hoặc lương thực. Trong nhiều thập kỷ, nước này đã lo lắng về “Thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca” – mối đe dọa mà hải quân Mỹ có thể phong tỏa Trung Quốc bằng cách cắt đứt các tuyến vận tải biển quan trọng. Các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào hải quân một phần là nhằm ngăn chặn khả năng đó. Tuy nhiên, giờ đây Bắc Kinh phải xem xét khả năng đóng băng dự trữ ngoại hối của mình, đồng ý với các lệnh trừng phạt tài chính khác, cũng đe dọa như một cuộc phong tỏa hải quân.

Thật thất vọng cho Trung Quốc, không dễ để thoát khỏi điều này. Giải pháp rõ ràng là Trung Quốc sẽ giao dịch ngày càng nhiều bằng đồng tiền của mình, đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã né tránh việc đưa Nhân dân tệ có thể chuyển đổi tự do, vì lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến tình trạng tháo chạy vốn bất ổn.

Việc EU, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cùng tham gia vào các lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga đã tạo ra một mặt trận thống nhất của các nền kinh tế phát triển mà Bắc Kinh phải lo ngại. Trung Quốc đã nhiều lần tự so sánh mình với Mỹ, và đánh dấu các mốc quan trọng: sức mạnh thương mại lớn nhất, nền kinh tế có sức mua lớn nhất, lực lượng hải quân lớn nhất. Tuy nhiên, nếu bây giờ Trung Quốc phải đối đầu với không chỉ Mỹ, mà còn cả với EU, Anh, Nhật Bản, Canada và Australia, thì vị thế tương đối của họ có vẻ kém mạnh hơn nhiều.

Rõ ràng là việc cố gắng cô lập Trung Quốc về mặt kinh tế sẽ khó hơn nhiều so với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga – điều hầu như không gây đau đớn. Trung Quốc đang hội nhập sâu rộng vào các chuỗi cung ứng của phương Tây. Nhiều công ty đa quốc gia phương Tây đã đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm trong các chiến lược kinh doanh của họ. Vì lý do đó, ngay cả một số người chống Trung Quốc của Mỹ cũng đã chấp nhận rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc là một điều tất yếu. Nhưng một cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến người ta phải kiểm tra lại những giả định cơ bản. Ý tưởng về sự cắt đứt kinh tế của Trung Quốc khỏi phương Tây, một khi không thể tưởng tượng được, đang bắt đầu có vẻ hợp lý hơn. Nó thậm chí có thể hấp dẫn thành phần cử tri theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế ngày càng tăng ở phương Tây, những người hiện coi toàn cầu hóa là một sai lầm tai hại.

Các tính toán quân sự của Trung Quốc cũng đột nhiên trở nên phức tạp hơn. Nếu quân đội Nga giàu kinh nghiệm không thể dễ dàng thắng thế trong một cuộc xâm lược trên bộ vào Ukraine, thì làm sao Trung Quốc có thể thực hiện cuộc xâm lược Đài Loan bằng đường biển phức tạp hơn nhiều? Kinh nghiệm của Ukraine cho thấy rằng người Đài Loan sẽ chống trả và Trung Quốc sẽ phải chấp nhận thương vong nặng nề – khi phương Tây đổ viện trợ quân sự cho Đài Loan. Và trong khi Tổng thống Joe Biden nhiều lần loại trừ việc chiến đấu vì Ukraine, ông đã gợi ý rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan.

Người ta thường cho rằng Trung Quốc sẽ là cộng sự cao cấp trong quan hệ đối tác “không giới hạn” với Nga, nhưng quyết định cổ vũ Putin của ông Tập Cận Bình lúc này có vẻ là một tính toán sai lầm. Thật khó để chơi trò chơi lâu dài nếu bạn buộc mình vào một con bạc liều lĩnh.

G.R.

Nguồn bản gốc: https://www.ft.com/content/75701f79-2edd-4a46-98e7-620473ffabce

GS HỒ VĨ: 'TRUNG QUỐC CẦN VỨT LẸ PUTIN ĐỂ KHÔNG BỊ CÔ LẬP 

CÙNG NGA'

BBC/ BVN 17-3-2022

A service member of pro-Russian troops in uniform without insignia jumps off a tank with the letters "Z" painted on it outside a residential building which was damaged during Ukraine-Russia conflict in the separatist-controlled town of Volnovakha in the Donetsk region, Ukraine March 11, 2022.

Xe tăng Nga ở Ukraine. Ảnh: REUTERS

Trong lúc truyền thông Trung Quốc cố tỏ ra 'trung lập' trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một bộ phận trí thức, cán bộ nước này (giống như ở Việt Nam), nhiệt tình ủng hộ 'Putin thắng trận', lại có tiếng nói từ Trung Quốc kêu gọi "chọn bên thắng trận là hòa bình thế giới, bỏ chơi với Putin".

Bài của tác giả Hồ Vĩ (Hu Wei), Phó Chủ tịch Trung tâm Nguyên cứu Chính sách Công thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chính sách công Thượng Hải (Shanghai Public Policy Research Association) đề nghị lãnh đạo Trung Quốc hãy bỏ cách đứng về phía Kremlin để không bị cô lập và hứng chịu hậu quả Phương Tây nhắm tới.

Giáo sư Hồ Vĩ, trong bài đăng bản tiếng Trung hôm 05/03/2022 nhưng nhanh chóng bị xóa đi trên mạng ở TQ, đã nhận định rằng Vladimir Putin "cuối cùng sẽ sụp đổ, kể cả có thắng về quân sự ngắn hạn ở Ukraine", và vùng Đông Á sẽ ngày càng nghiêng về sức mạnh của Hoa Kỳ và đồng minh dân chủ.

Sự kiện này được nhiều báo quốc tế đăng tải như bài "Ukraine war: China risks isolation if it doesn't distance itself from Russia, says Shanghai academic" trênSCMP(14/03/2022).

BBC News Tiếng Việt giới thiệu một số đoạn từ bản dịch tiếng Anh của Lưu Gia Kỳ ngày 12/03/2022 được các trang như uscnpm.org đăng tải song ngữ.

Dự đoán về kết quả chiến tranh Nga-Ukraine:

"Xung đột lớn nhất châu Âu từ sau Thế Chiến II có thể còn gia tăng, và không thể nào loại trừ khả năng Phương Tây dính líu vào....Khi mà sự gia tăng sẽ vô cùng tốn kém, có thể đoán với khả năng cao rằng Putin không bỏ cuộc dễ dàng, vì tính cách của ông ta, và vì quyền lực. Cuộc chiến có thể lan ra bên ngoài Ukraine, thậm chí có thể có cuộc tấn công nguyên tử. Nếu điều đó xảy ra, Hoa Kỳ và châu Âu sẽ không ngồi yên, và mọi sự sẽ làm nổ ra thế chiến, hay thậm chí chiến tranh hạt nhân. Kết quả sẽ là đại thảm họa cho nhân loại và sẽ là cuộc đấu (showdown) giữa Mỹ và Nga. Cuộc tranh giành chung cuộc sẽ tồi tệ cho Putin, nếu nhìn vào sức mạnh quân sự của Nga không bằng nổi của Nato.

Kể cả khi Nga chiếm được Ukraine thì đó là "lò lửa chính trị" (烫手的山芋). Nga sẽ phải ôm gánh nặng lớn, sẽ bị choáng ngợp và thực ra, không quan trọng là Volodymyr Zelensky còn sống hay chết thì người Ukraine sẽ lập chính phủ lưu vong để chống Nga về lâu dài. Nga sẽ vừa chống đỡ lệnh trừng phạt của Phương Tây, vừa chống lại nội loạn ở Ukraine trong cuộc chiến trường kỳ."

Kinh tế Nga sẽ không chịu nổi và cuối cùng sẽ quỵ xuống và thời kỳ này sẽ không quá vài năm."

Đánh giá rằng Trung Quốc bênh Nga nhưng cố ra vẻ "trung lập", ông Hồ Vĩ khuyến cáo chính phủ nước mình "cần chọn bên", vì quyền lợi quốc gia lâu dài.

Về thế giới hậu chiến tranh Nga-Ukraine, ông viết:

The Duke and Duchess of Cambridge with Olena and Volodymyr Zelensky at Buckingham Palace in October 2020

Hoàng tử William và Nữ công tước Cambridge đón TT Volodymyr Zelensky và Phu nhân Olena tại Điện Buckingham, London vào tháng 10/2020. GS Hồ Vĩ tin rằng Phương Tây sẽ mạnh lên và thu hút thêm nhiều xứ sở theo họ sau cuộc chiến thất bại của Nga ở Ukraine. Ảnh: PA MEDIA

"Thế lực Phương Tây sẽ tăng đáng để, Nato sẽ bành trướng tiếp, và ảnh hưởng cùa Hoa Kỳ ở thế giới ngoài Phương Tây sẽ chỉ tăng. Sau cuộc chiến này, bất kể Nga đạt thành tựu gì, nước này sẽ chỉ có yếu đi, và cùng nó là các thế lực chống Phương Tây trên thế giới.

Khung cảnh xảy ra như ở khu vực Xô Viết và Đông Âu trong biến động sau 1991: các thuyết "kết thúc thời của ý thức hệ" sẽ tái hiện, và sự trỗi dậy của làn sóng thứ ba dân chủ hóa sẽ mất đà, và nhiều nước Thế giới thứ ba sẽ theo Phương Tây. Phương Tây sẽ bá quyền (hegemony) hơn trước, cả về quân sự và các giá trị, các định chế, và quyền lực cứng, cùng quyền lực mềm của nó sẽ lên đỉnh cáo mới.

Trung Quốc thì sẽ tiếp tục bị cô lập khi bối cảnh mới này hình thành. Vì các lý do trên, nếu Trung Quốc không chủ động tìm cách đối phó, thì quốc gia sẽ còn bị bao vây tiếp từ phía Hoa Kỳ và Phương Tây."

Một khi Putin sụp đổ, Hoa Kỳ không còn phải đối mặt với hai đối thủ mà chỉ cần bao vây chiến lược Trung Quốc. Châu Âu sẽ bỏ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở nên tiền đồn chống Trung Quốc và Nam Hàn ngả mạnh vào vòng tay Mỹ. Đài Loan sẽ gia nhập dàn đồng ca chống TQ và cả thế giới, theo tâm lý đám đông, sẽ đi theo phe mạnh.

Trung Quốc sẽ không chỉ bị bao vây quân sự bởi Hoa Kỳ, Nato, QUAD, AUKUS, mà còn bị các giá trị Phương Tây và hệ thống của họ thách thức."

Ông Hồ Vĩ bày tỏ lo ngại về viễn kiến trên và đề xuất Trung Quốc "phá vòng vây" càng sớm càng tốt.

"Cần thoát thế bị cô lập'

Mục tiêu của ông là "tịnh tiến bãi thoát cô lập cục diện" bằng cách bỏ ngay Putin, bỏ ngay "trung lập hình thức" để tái thiết hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và làm dịu đi quan hệ với Hoa Kỳ, và Phương Tây.

Xi Jinping and Vladimir Putin at the Kremlin

Hai ông Tập và Putin 'cùng nhìn về tương lai'? Ảnh EPA

"Dù khó khăn và cần trí huệ lớn, đây là giải pháp tốt nhất cho tương lai Trung Quốc," ông viết.

"Trung Quốc cần chứng tỏ vai trò là một đại cường có trách nhiệm, không thể cứ đứng cạnh Putin mà phải có hành động cụ thể ngăn Putin phiêu lưu tiếp.

Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có năng lực làm việc đó. Mất sự ủng hộ của TQ, Putin sẽ có khả năng chấm dứt chiến tranh sớm...Kết quả là TQ sẽ thắng được nhân tâm, sự công nhận quốc tế vì đã giúp gìn giữ hòa bình (nguyên văn: ghi công đầu về hòa bình - duy hộ thế giới hòa bình lập hạ liễu đầu công -和平立下了头功) và điều đó sẽ có thể giúp làm giảm đi nguy cơ cô lập trong nay mai, và có thể còn tạo ra cơ hội cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và Phương Tây."

Tính từ thời điểm đăng bài, GS Hồ nói Trung Quốc chỉ còn hai ba tuần để ra quyết định "chọn bên" trước khi quá muộn.

Tin từ Rome 15/03/2022 cho hay sau cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan của Mỹ, nhà ngoại giao cao cấp TQ Dương Khiết Trì cam kết sẽ "tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Ukraine".

GS Hồ Vĩ từng là học giả tại Viện Harvard-Yenching Institute và là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về Trung Quốc.

Nguồn: bbc.com/vietnamese

THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNH CHỐI BỎ THỰC TẾ

Veronica Melkozerova/The Atlanti/ BVN 17-3-2022


Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bảnVeronica Melkozerova

Kyiv, Ukraine — Đã 19 ngày kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến vô cớ ở Ukraine. Tôi đã thay đổi địa điểm ba lần, nhưng tôi vẫn ở Kyiv để chăm sóc cha mẹ già. Mỗi ngày tôi đều thấy quân Nga từ phía tây bắc tiến gần thành phố của tôi hơn. Tôi đã ngủ trên sàn nhà kể từ 24 tháng 2, khi Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội xâm lược đất nước tôi. Tôi may mắn. Những người khác đã mất nhà, hoặc không có nước, thức ăn, hoặc hệ thống sưởi. Quân đội Nga đã giết hàng nghìn người Ukraine, trong đó có hơn 80 trẻ em.
Mỗi đêm, tôi nhắm mắt lại và nghĩ rằng mình có thể là người tiếp theo trong danh sách tử vong của Putin. Hiện nay bạn không bao giờ biết được người Nga sẽ dội bom ở đâu — vào một tòa nhà dân cư, một lớp học mẫu giáo, một tu viện hay một bệnh viện phụ sản.

Mỗi ngày, người Nga càng phạm nhiều tội ác tàn bạo hơn trên đất nước tôi. Chỉ sau khi Putin trùm phủ địa ngục lên quê hương chúng tôi, phương Tây cuối cùng đã đoàn kết ủng hộ Ukraine, cung cấp nhiều vũ khí hơn. Cuối cùng, tập thể thế giới dân chủ đã siết chặt nước Nga bằng các biện pháp trừng phạt chưa từng có.
Tuy nhiên, điều này không ngăn được Putin ném bom và hủy diệt Ukraine. Ngược lại, quyết tâm của ông ta chỉ càng mạnh hơn. Điện Kremlin biết rằng người Nga sẽ cảm nhận trọn vẹn tác động của các lệnh trừng phạt trong vòng một tháng tới hoặc lâu hơn. Putin cũng biết rằng châu Âu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga đến mức các lệnh trừng phạt khắc nghiệt như vậy có thể sẽ không thể kéo dài. Tôi đã thấy ngày càng nhiều tweet bắt đầu đồng cảm với người Nga, nói rằng người Nga không đáng chịu những giới hạn áp đặt đối với quốc gia của họ vì cuộc chiến của Putin.
Đây cũng là quốc gia có 58% người dân ủng hộ các hành động của Putin ở Ukraine, theo các cuộc thăm dò mới nhất. Putin không giết bất cứ ai ở Ukraine bằng chính tay mình; những người Nga khác đang làm điều đó. Điện Kremlin đã lên kế hoạch xâm lược và phá hủy bản sắc của đất nước tôi, và thực hiện điều đó một cách nhanh chóng, và người dân Nga đang hậu thuẫn nó. Người Nga đang thực hiện tính toán này vì họ tin rằng họ có thể đủ khả năng làm chuyện đó. Điện Kremlin biết tỏng rằng phương Tây, mặc dù công khai ngưỡng mộ lòng dũng cảm của người Ukraine, nhưng đã để Ukraine đơn thương độc mã trên hiện thực chiến trường. Người phương Tây chọn giúp Ukraine bằng vũ khí và tiền bạc nhưng lại đứng sang một bên.
Người dân ở các nước này sợ hãi về một Thế chiến III. Tôi hiểu nỗi sợ hãi đó — nhưng bạn không hiểu rằng Thế chiến III có thể đã đến rồi sao? Ukraine đã cầu xin NATO thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ chúng tôi khỏi bom của Nga, hoặc ít nhất là cung cấp cho chúng tôi máy bay chiến đấu để chúng tôi có thể bảo vệ bầu trời của mình tốt hơn. Cho đến nay, câu trả lời cho cả hai yêu cầu ấy là "không."
Trong khi đó, hơn 2.187 người đã chết vì các cuộc tấn công của Nga chỉ riêng ở Mariupol, theo các quan chức ở đó. Các cuộc tấn công từ trên không của Nga gần như đã phá hủy Volnovakha, Kharkiv và nhiều thị trấn khác ở Ukraine. Chính quyền Ukraine, những người đầu tiên gây áp lực buộc các cường quốc trên thế giới áp đặt các biện pháp trừng phạt ngăn chặn, sau đó thúc đẩy họ cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, sau đó thúc đẩy họ cắt Nga khỏi phần còn lại của thế giới, đã đặt ra câu hỏi là có bao nhiêu người nữa phải chết để các vùng trời được đóng lại trên lãnh thổ Ukraine.
Những gì tôi thấy từ NATO là một phiên bản của thông điệp này: Cuộc chiến ở Ukraine không phải là cuộc chiến của chúng tôi. Chúng tôi sẽ chỉ tham chiến nếu Nga tấn công một thành viên liên minh hoặc ném bom vào đoàn xe của chúng tôi tới Ukraine.
Người dân Châu Âu và Hoa Kỳ đã thúc giục các chính phủ của họ phải nắm thế chủ động. Họ đã gửi tiền quyên góp. Họ đã gửi những tâm tư và lời cầu nguyện. Các chính phủ, đặc biệt là ở châu Âu, vẫn rất thận trọng khi đưa ra bất kỳ động thái nào có thể chọc tức Nga. Các nhà lãnh đạo như Emmanuel Macron dường như vẫn tin rằng đối thoại có thể thuyết phục Putin dừng lại các hành động tàn bạo của mình. Đối với nhiều người ở châu Âu, dầu mỏ và khí đốt của Nga có giá trị hơn mạng sống của người Ukraine.
Tôi hiểu quan điểm của các chính phủ phương Tây.
Tôi cũng đã từng nói "Đây không phải là cuộc chiến của tôi" khi theo dõi những hành động tàn bạo của Nga ở Aleppo. Tôi cũng gửi những tâm tình và lời cầu nguyện của mình đến người dân nước Syria, nơi cũng bị phá hủy với sự giúp đỡ của Putin. Và trở về với năm 2008, tôi còn quá bé dại đến nỗi không quan tâm nghĩ đến người Gruzia, nơi đất nước cũng bị tàn phá và chia cắt bởi Putin. Và trước đó là Moldova, Chechnya, Afghanistan, Libya và các nước châu Phi khác.
Đó không phải là những cuộc chiến của tôi. Nhưng vào năm 2014, chiến tranh đã đến với đất nước tôi. Hồi đó, thế giới tiếp tục hợp tác với nước Nga xâm lược, ngày càng phụ thuộc sâu hơn vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Các nhà lãnh đạo phương Tây sẵn sàng quay lưng lại với cuộc chiến, chắc mẩm rằng Putin sẽ không bao giờ dám tấn công tập thể phương Tây hùng mạnh.
Chúng tôi ở Ukraine cũng không tin rằng Putin sẽ dám phát động một cuộc xâm lược toàn diện. Nhưng ông ta đã dám làm. Bởi vì ở Moldova, Georgia, Syria và Ukraine, Nga đã thoát khỏi tội ác của mình. Nga đã rửa sạch bàn tay tội ác của mình sau cú "làm lại từ đầu" quan hệ ngoại giao khét tiếng với Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ đã cho phép điều đó. Như Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã nói vào ngày 3 tháng 3, phương Tây cũng sẽ "qua" "cơn cuồng loạn" của mình về vụ Ukraine.
Tôi sợ ông ta có thể đúng. Và tôi sợ điều đó sẽ có ý nghĩa gì đối với phần còn lại của thế giới. Nga không thể để cho mình thua trận tại Ukraine và có đủ nguồn lực để duy trì nền kinh tế của mình. Putin đã nói rõ rằng ông không coi Ukraine là một quốc gia có chủ quyền và ông thà phá hủy nó hơn là để nó tồn tại như một quốc gia châu Âu tự do. Nhiều người, nếu không muốn nói là hầu hết, người Nga chia sẻ quan điểm của ông. Ngay cả nhiều người tự nhận là người theo chủ nghĩa tự do cũng có xu hướng coi Ukraine là một “quốc gia đặc biệt”, nghĩa là đất nước của họ.
Vì vậy, có thể bằng cách nói "Đây không phải là cuộc chiến của chúng ta", các quốc gia dân chủ hàng đầu trên thế giới chỉ đơn giản là thể hiện rằng họ phủ nhận về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều gì sẽ xảy ra nếu Thế chiến III đã bắt đầu? Có lẽ nó bắt đầu ở Georgia, Moldova và Syria. Có lẽ trong tương lai, cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 sẽ không được coi là bước khởi đầu mà là một bước ngoặt quan trọng.
Rõ ràng là Nga sẽ không ngừng cuộc thập tự chinh chống lại các giá trị dân chủ và ý thức chung ở Ukraine. Các nhà tuyên truyền Nga đã nói về việc đất nước nào sẽ bị xâm lược tiếp theo. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Olexiy Danilov đã nói rằng đó có thể là Lithuania, một thành viên NATO. Liệu là NATO sẽ chỉ hành động sau khi Lithuania bị xâm lược không?
Tôi không biết. Và tôi cũng không kêu gọi các quốc gia hòa bình ở Châu Âu tham gia cuộc chiến của chúng tôi. Tất cả những gì tôi có thể yêu cầu là bạn nghĩ về những thành phố thân yêu của bạn và những người một ngày nào đó có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của Putin.
Ukraine từng được biết đến là đất nước có kiến trúc hiện đại của Liên Xô xinh đẹp, xuất hiện trong rất nhiều video ca nhạc của phương Tây. Nơi đây từng là một đất nước của những cảnh đẹp, những nhà hàng sang trọng và nền văn hóa cuồng nhiệt. Đây là một quốc gia đã tổ chức hai cuộc thi Eurovision Song và một giải vô địch bóng đá châu Âu. Một quốc gia đã trở thành chiến trường của chính trị Hoa Kỳ và dẫn đến một vụ bê bối luận tội ở Hoa Kỳ.
Kyiv từng khiến người ta kinh ngạc trước vẻ đẹp của sông Dnipro và những đêm hè dài không thể tưởng tượng nổi; Lviv khiến mọi người mê mẩn với các nhà hàng của nó; Mariupol mang đến sự kết hợp sôi động giữa công nghiệp nặng và tâm trạng lười biếng của người đi nghỉ trên bờ biển. Kherson có những con đường tồi tệ nhưng lại cung cấp thiên nhiên tươi đẹp, những hồ nước màu hồng, Biển Đen và rất nhiều thực phẩm cây nhà lá vườn để bù lại. Kharkiv, một trung tâm giáo dục, đã tiếp nhận hàng trăm sinh viên quốc tế và giữ niềm tự hào đặc biệt mà chỉ thủ đô đầu tiên của đất nước mới có được. Đối với tôi, Kharkiv là một thành phố của toán học và những quảng trường lớn.
Người dân Ukraine luôn chào đón những vị khách từ khắp châu Âu. Chúng tôi rất tự hào rằng thế giới cuối cùng đã quan tâm đến những gì chúng tôi phải cung cấp sau cuộc Cách mạng Maidan năm 2014. Giờ đây, cả thế giới đang chứng kiến Putin tàn phá đất đai và giết người của chúng tôi: Kharkiv, Mariupol, Kherson, và bây giờ, các nhà phân tích nói, Kyiv sẽ là nạn nhân tiếp theo.
Các biện pháp trừng phạt có hiệu quả, nhưng chúng không ngăn được tên lửa của Putin rơi từ bầu trời. Giờ đây, sau Gruzia và Syria, những cơn mưa chết chóc đó đã đến với vùng đất của tôi. Điều gì sẽ xảy ra nếu tiếp theo chúng sẽ đến vùng đất của bạn?
Nguồn bản gốc: https://apple.news/AOx9dbYQdRBGsDJ24CdBIKw

Nguồn: FB Trần Ngọc Cư

PUTIN TỪ TỔNG THỐNG 'HOANG TƯỞNG' ĐẾN CHỈ HUY 'CHUYÊN QUYỀN'

THU HẰNG/rfi/ BVN 16-3-2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho bộ trưởng Quốc Phòng Sergei Shoigu và tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga kiêm Thứ trưởng thứ nhất Quốc phòng Valery Gerasimov chuẩn bị vũ khí răn đe trong cuộc họp ngày 27/02/2022 tại Matxcơva, Nga.

AP - Alexei Nikolsky

Vì quyết định của một cá nhân, Ukraina trở thành bãi chiến trường tan hoang. Gần 2,2 triệu người Ukraina phải bỏ xứ, hơn 350 thường dân chết vì bom đạn Nga, tính đến ngày 10/03/2022. Khoảng từ 2.000 đến 4.000 quân nhân Nga bỏ mạng trên chiến trường, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Mỹ. Tất cả chỉ do tham vọng quyền lực của chủ nhân điện Kremlin. Báo chí Pháp nói đến một tổng thống Putin ngày càng “hoang tưởng”,“"chuyên quyền” và “tự cô lập”.

“Ngày 24/02 (ngày Nga mở màn cuộc xâm lược Ukraina), bộ áo giáp của nhà kĩ trị sáng suốt đã bị vỡ. Thế giới đã phát hiện một con quỷ, điên cuồng trong những đam mê và tàn nhẫn trong những quyết định của mình”. Nhà văn Nga Vladimir Sorokine, vẫn được biết đến với giọng văn châm biếm, đã phải bất lực thốt lên như vậy trong một bài viết trên nhật báo Anh The Guardian.

Theo báo Le Monde ngày 02/03, lời bình luận này làm dấy lên nghi vấn về“"sự điên rồ“ của Tổng thống Vladimir Putin, thường giam mình trong điện Kremlin lộng lẫy trong thời gian gần đây. Ngay từ năm 2014, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tỏ ra bất lực về nguyên thủ Nga:"Ông ấy không còn tiếp xúc với thực tế”, vào lúc ông Putin liên tục bác có quân Nga ở vùng Donbass, miền đông Ukraina.

Ám ảnh lịch sử tác động đến những quyết định hiện nay

Tuy nhiên, nghiêm trọng hơn, Tổng thống Putin của năm 2014 và của năm 2022 khác nhau hoàn toàn. Trong những ngày trước khi ra lệnh tấn công Ukraina, người dân Nga thấy Tổng thống của họ thường phát biểu vào sáng sớm. Chủ đề không mới, nhưng với giọng điệu cứng rắn hơn, thêm tiếng thở dài, tay đập bàn, cáo buộc vô cớ Ukraina là “nhà nước phát xít, một băng nghiện ngập và tân phát xít đang cầm quyền ở Ukraina”.

Tại sao vấn đề Ukraina lại ám ảnh Tổng thống Nga đến như vậy? Trả lời báo Libération ngày 24/02, nhà nghiên cứu Bruno Tertrais, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Pháp (FRS), phân tích:

“Putin vẫn bị quá khứ ám ảnh. Bản thân ông ấy đã trải qua chấn thương do việc Đông Âu sụp đổ lúc ông còn là điệp viên của KGB ở Dresde (Đức). Khi lên nắm quyền, nhất là khi trở lại năm 2012, ông đã có cách nhìn xét lại về lịch sử Nga, về lịch sử Liên bang Xô Viết. Cách nhìn hoang tưởng này đã lật lại vấn đề gọi là “trách nhiệm lịch sử của phương Tây về việc Nga suy yếu” và vào năm 2021, cách nhìn nhận này được tái hiện trong bài diễn văn dài vào dịp kỷ niệm Liên Xô tan rã và Ukraina độc lập. Khó mà biết được là Putin có tin vào điều ông ấy nói không, nhưng bài diễn văn này đã khắc sâu trong tâm trí của giới lãnh đạo Nga. Ngay từ cuối những năm 2000, Putin đã nói rằng Ukraina không phải là một Nhà nước”.

Đặc biệt, ông Putin không chấp nhận những gì xảy ra tại thượng đỉnh NATO năm 2008, khi đơn xin gia nhập NATO của Ukraina được chấp nhận về mặt nguyên tắc. Tổng thống Nga liên tục cáo buộc phương Tây nuốt lời khi kết nạp nhiều thành viên mới là những nước thuộc Liên Xô cũ mà Nga nghiễm nhiên xem là nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của họ.

Xã hội Ukraina, người dân Ukraina muốn chuyển hướng theo châu Âu, được thể hiện qua Cách mạng Maidan năm 2014, trong khi đảng thân Nga ở Ukraina bị mất ảnh hưởng. Đây là điều không thể chấp nhận được đối với ông Putin. Kết quả là Nga sáp nhập bán đảo Crimée, ủng hộ hai vùng ly khai đòi độc lập. Việc hơn 77% cử tri Ukraina chọn một Tổng thống mới không xuất thân từ giới chính trị, ủng hộ phương Tây và nhiệt tình vận động để Ukraina gia nhập NATO, đã trở thành "giọt nước làm tràn ly” đối với nguyên thủ Nga.

Putin tự cô lập

Trong rất nhiều bài diễn văn gần đây, ông Putin coi Ukraina chỉ là một "Nhà nước giả hiệu” phải xóa sổ để đưa Ukraina về với nước đại Nga. Liệu phương Tây có xem nhẹ ý đồ của chủ nhân điện Kremlin không? Theo chuyên gia Bruno Tertrais thì hoàn toàn không :

“Phương Tây xem phát biểu của ông Putin là đáng quan tâm. Nhưng họ nghĩ rằng ông ấy sẽ dừng ở đó và nhất là cho đến gần đây, họ vẫn cho là ông Putin chắc không điên đến mức tấn công toàn lãnh thổ Ukraina. Vấn đề ở chỗ là Putin đã thay đổi. Hiện giờ, ông ấy cho thấy mọi dấu hiệu của một nhà độc tài thu mình trong bong bóng chính trị và dịch tễ. Việc ông cách ly từ đầu mùa dịch hẳn cũng góp phần vào quá trình cực đoan hóa này. Từ nhiều tháng nay, ông tham vấn rất ít và dường như bong bóng dịch tễ ngừa Covid cũng làm trầm trọng xu hướng hoang tưởng của ông. Việc những cố vấn chính trị bị ông Putin công khai xúc phạm tối thứ Hai 21/02 trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia là điều không ai ngờ đến và cho thấy sự thật đó”.

Nhìn rộng hơn, nhà chính trị học Tatiana Stanovaya, thuộc Viện Carnegie Matxcơva, một người biết rõ cách vận hành của giới lãnh đạo Nga, miêu tả một Vladimir Putin hạn chế mọi giao tiếp với những người mang quân hàm, xuất thân từ quân đội hoặc lực lượng an ninh. Thế nhưng, “chính những người này lại  trách nhiệm cung cấp thông tin cho ông Putin. Họ quá sợ để thao túng ông ấy, nhưng lại củng cố lập trường của chủ nhân điện Kremlin, chỉ nói những điều ông ấy muốn nghe. Mỗi ghi chép được soạn ra để làm hài lòng lãnh đạo”. Ông Putin từng nói là ông không sử dụng internet.

Vẫn theo bà Stanovaya, được Le Monde trích dẫn, "những người trước đây vẫn được vào điện Kremlin, kể cả bên cánh tự do, thì đã bị loại ngay từ năm 2015”. Ông Putin sợ các bệnh truyền nhiễm, theo tiết lộ của nhà báo Mikhail Zygar trong cuốn sách mang tựa đề Les Hommes du Kremlin (tạm dịch: Những người ở điện Kremlin, NXB Le Cherche Midi, 2018). Và dịch Covid-19 càng khiến ông Putin xa cách thực tế. Các buổi gặp gỡ với người dân, dù được dàn dựng, thậm chí dùng đến cả nghệ sĩ nếu cần thiết, cũng không còn nữa. Những hình ảnh gần đây cho thấy ông Putin ngồi cách xa các vị khách mời vài chục mét, dù là Tổng thống các nước hay quan chức cấp cao và các nhà tài phiệt Nga. Một hình ảnh cho thấy ông đơn độc, nhưng cũng thể hiện khoảng cách quyền lực mà ông muốn tạo ra.

Lãnh đạo chuyên chế tự quyết

Chính sự tự cô lập, nghi kị mọi thứ đang tạo thành "một bong bóng thông tin, không thâm nhập được”, theo nhà nghiên cứu chính trị Nga Ekaterina Schulmann. Rất nhiều quan chức cấp cao không được biết về những kế hoạch chiến tranh của nhà lãnh đạo. Còn nhà văn Vladimir Sorokine cho rằng "cơ cấu quyền lực không thay đổi từ 5 năm thế kỷ qua, kim tự tháp quyền lực, đã đầu độc nhà lãnh đạo, gieo vào ông chất độc quyền lực tuyệt đối”.

Những biến động gần đây, đặc biệt là Ukraina, chỉ là một trong những yếu tố được tích tụ từ lâu khiến nguyên thủ Nga quyết định ra tay hành động. Năm 2015 khi bắt đầu tham chiến ở Syria, ông Putin nói: "Đường phố Leningrad (Saint-Peterburg hiện nay) dạy cho tôi một điều: Nếu không tránh được ẩu đả thì hãy là người đánh trước”. Triết lý sống này đã không rời khỏi ông một bước trong suốt hơn 20 năm cầm quyền: Từ Tchetchenia đến những vụ tấn công không được làm sáng tỏ ở Nga, và giờ là Ukraina với tham vọng gây dựng lại đại quốc Nga, kết hợp giữa quá khứ thời Sa hoàng và thời Xô Viết. Ông Putin đã thành công một phần kế hoạch này với việc sáp nhập bán đảo Crimée và mở rộng ảnh hưởng ở hai vùng Donetsk và Lugansk thân Nga.

Một sự kiện khác, cũng được coi là củng cố cho tham vọng của ông Putin, đó là ông tham khảo tài liệu lưu trữ để viết các bài báo lịch sử. Một công việc được ông rất chú trọng, nghiêm túc thực hiện với hai chủ đề nổi trội: Cuộc chiến chống "chủ nghĩa xét lại lịch sử” của phương Tây, chủ yếu về Thế Chiến II, và Ukraina.

Một nguồn tin ngoại giao phương Tây nhận xét với báo Le Monde"Sự ám ảnh này khiến ông ấy (Putin) như cảm thấy tham gia vào một nhiệm vụ lịch sử, hơn cả một kiểu chính trị đơn thuần. Cột mốc 2024 rất quan trọng: trước khi có thể phải rời đi, ông ấy phải hoàn thành di sản của mình”.

Theo bà Stanovaya, sự đơn độc của Tổng thống Nga trở thành một mối đe dọa chưa từng có trong bối cảnh chiến tranh: "Mọi thông tin đều được gửi lên ông Putin vào một ngày thuận lợi. Nếu một đám đông bày tỏ phẫn nộ với các nhóm quân Nga ở một thành phố bị chiếm đóng thì đó là vì họ được trả tiền, bị phương Tây hay những kẻ phát xít giật dây… Và nếu quân đội gặp khó khăn, các tướng Nga có thể sẽ giải thích cho ông Putin là do phương Tây can thiệp”.

Còn trong xã hội Nga, không còn đối lập, người dân bị thông tin một chiều, không tin là có chiến tranh ở nước láng giềng và nếu có, thì đó là "chiến dịch quân sự đặc biệt” lật đổ chế độ phát xít ở Kiev.

T.H.

Nguồn: rfi.fr

PUTIN XÂM LƯỢC UKRAINE LÀ LỖI HOA KỲ ?

BBC 15-3-2022


Một cảnh sát Nga đứng ở trung tâm thành phố Moscow, Nga, ngày 6 tháng 3 năm 2022

Cuộc xâm lược Ukraine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra đã tạo ra nhiều tranh luận, phân tích trong giới học giả phương Tây.

Trong hai bài trước, BBC đã giới thiệu ý kiến của Francis Fukuyama, Niall Ferguson và hai cố học giả Samuel P. Huntington và Zbigniew Brzezinski.

Từ thập niên 1990, nhiều nhà tư tưởng theo trường phái đối ngoại "thực tiễn" như George Kennan đã phản đối việc mở rộng NATO, hay John Mearsheimer cho rằng sự can thiệp của Mỹ tại Ukraine sẽ làm xung đột dễ xảy ra.

"Vì sao Ukraine là lỗi của phương Tây?" - đó là tiêu đề khiêu khích của bài nói chuyện của giáo sư John Mearsheimer vào năm 2015. Kể từ khi đăng lên YouTube, video đã nhận được 18 triệu lượt xem.

JOHN MEARSHEIMER NÓI VỀ 'LỖI CỦA MỸ'

Ngày 11/3, viết trên trang The Economist, giáo sư John Mearsheimer, Đại học Chicago, nói:

"Không có nghi ngờ gì về việc Vladimir Putin bắt đầu cuộc chiến và chịu trách nhiệm về cách nó được tiến hành. Nhưng tại sao ông ta lại làm như vậy là một vấn đề khác. Quan điểm chủ đạo ở phương Tây cho rằng ông là một kẻ hiếu chiến phi lý, lạc lõng với mục đích tạo ra một nước Nga vĩ đại hơn theo khuôn mẫu của Liên Xô cũ. Do đó, một mình ông ta phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraine.

"Nhưng nói thế là sai. Phương Tây, và đặc biệt là Mỹ, chịu trách nhiệm chính về cuộc khủng hoảng bắt đầu từ tháng 2 năm 2014."

John Mearsheimer cho rằng vấn đề thực sự bắt đầu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest vào tháng 4 năm 2008, khi chính quyền George W. Bush thúc ép ra tuyên bố rằng Ukraine và Georgia "sẽ trở thành thành viên".

"Mối liên hệ giữa Ukraine và Mỹ tiếp tục phát triển dưới thời chính quyền Biden. Cam kết này được phản ánh xuyên suốt trong một tài liệu quan trọng - "Hiến chương giữa Mỹ và Ukraine về quan hệ đối tác chiến lược" - được ký vào tháng 11 bởi Antony Blinken, ngoại trưởng Mỹ và Dmytro Kuleba, người đồng cấp Ukraine... Văn kiện được xây dựng dựa trên "các cam kết để củng cố đối tác chiến lược Mỹ-Ukraine của Tổng thống Zelensky và Biden", và cũng nhấn mạnh rằng hai nước sẽ được dẫn dắt bởi "Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Bucharest năm 2008".


Kyiv năm 2018

"Không có gì ngạc nhiên khi Moscow nhận thấy tình hình này không thể dung thứ được và bắt đầu huy động quân đội của mình ở biên giới Ukraine vào mùa xuân năm ngoái để báo hiệu quyết tâm với Washington. Nhưng nó không có tác dụng, vì chính quyền Biden tiếp tục xích lại gần Ukraine."

"Cách giải thích các sự kiện này trái ngược với khẩu hiệu phổ biến ở phương Tây, miêu tả sự bành trướng của NATO không liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, thay vào đó lại đổ lỗi cho các mục tiêu bành trướng của ông Putin...Vấn đề không phải là các nhà lãnh đạo phương Tây nói rằng mục đích hay ý định của NATO là gì; mà là cách Moscow nhìn nhận các hành động của NATO ra sao."


Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Giáo sư John Mearsheimer nói: "Tóm tắt cách giải thích của tôi là chúng ta đang ở trong một tình huống cực kỳ nguy hiểm, và chính sách của phương Tây đang làm trầm trọng thêm những rủi ro này."

"Đối với các nhà lãnh đạo của Nga, những gì xảy ra ở Ukraine hầu như không liên quan đến việc tham vọng đế quốc của họ bị cản trở; mà là đối phó với những gì họ coi là mối đe dọa trực tiếp đối với tương lai của Nga. Ông Putin có thể đã đánh giá sai khả năng quân sự của Nga, tính hiệu quả của cuộc kháng chiến của người Ukraine cũng như phạm vi và tốc độ phản ứng của phương Tây, nhưng đừng bao giờ đánh giá thấp mức độ tàn nhẫn của các cường quốc khi họ tin rằng họ đang ở trong thế khốn cùng."


Kharkiv sau bom đạn Nga bắn vào

"Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh của họ đang cứng rắn, hy vọng gây ra một thất bại nhục nhã đối với Putin và thậm chí có thể kích hoạt việc loại bỏ ông. Họ đang tăng cường viện trợ cho Ukraine trong khi sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để giáng đòn trừng phạt lớn lên Nga, một bước đi mà Putin hiện coi là "giống như một lời tuyên chiến"."

Tác giả kết luận: "Tại thời điểm này, không thể biết xung đột này sẽ được giải quyết kiểu gì. Nhưng, nếu chúng ta không hiểu nguyên nhân sâu xa, chúng ta sẽ không thể kết thúc trước khi Ukraine bị tàn phá và cuối cùng là một cuộc chiến tranh với Nga."

PHẢN BIỆN CỦA STEPHEN KOTKIN

Nhiều học giả khác không đồng tình với John Mearsheimer.

Ví dụ, giáo sư Stephen Kotkin, Đại học Princeton, là tác giả hai sách tiểu sử về Joseph Stalin.

"Tôi có sự tôn trọng lớn nhất dành cho George Kennan. John Mearsheimer là một học giả sừng sỏ. Nhưng tôi trân trọng không đồng ý với họ. Vấn đề với lập luận của họ là họ giả định rằng, nếu NATO không mở rộng, nước Nga sẽ không giống hay không gần giống với nước Nga ngày nay."

"Trước khi NATO tồn tại - vào thế kỷ 19 - nước Nga trông như thế này: có một kẻ chuyên quyền. Có sự đàn áp. Có chủ nghĩa quân phiệt. Có nghi ngờ người nước ngoài và phương Tây. Đây là nước Nga mà chúng ta biết, không phải nước Nga mới đến ngày hôm qua hay vào những năm 1990. Đó không phải là phản ứng đối với các hành động của phương Tây. Có những quy trình nội bộ ở Nga giải thích cho tình hình ngày nay."


Tháp Spasskaya, tháp chính trên bức tường phía đông của Điện Kremlin ở Moscow

"Tôi cho rằng việc mở rộng quy mô NATO còn đưa chúng ta vào một vị trí tốt hơn để đối phó với mô hình lịch sử này ở Nga mà chúng ta đang gặp lại ngày nay. Bây giờ sẽ ra sao nếu Ba Lan hoặc các nước Baltic không ở trong NATO? Họ sẽ ở trong cùng bấp bênh, trong cùng một thế giới mà Ukraine đang ở."

Có vẻ như giáo sư Stephen Kotkin nhấn mạnh tính chất "văn hóa" xa xưa của Nga ảnh hưởng đến ngày nay.

"Nga là một nền văn minh quan trọng: về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, kịch múa, phim ảnh. Trong mọi lĩnh vực, đó là một nơi sâu sắc, đáng chú ý — là cả một nền văn minh, không chỉ là một quốc gia. Đồng thời, Nga cảm thấy rằng mình có một "vị trí đặc biệt" trên thế giới, một sứ mệnh đặc biệt. Đó là Chính thống giáo phương Đông, không phải phương Tây. Và Nga muốn nổi bật như một cường quốc."


Biden và Putn

"Vấn đề của Nga không phải là cảm giác về bản thân hay bản sắc này, mà là thực tế là khả năng của Nga chưa bao giờ tương xứng với nguyện vọng của họ. Nga luôn phải đấu tranh để đạt được những khát vọng này, nhưng không thể, bởi vì phương Tây luôn mạnh mẽ hơn."

"Nga là một cường quốc, nhưng không phải là đại cường quốc, ngoại trừ một vài thời điểm trong lịch sử. Khi cố gắng so sánh với phương Tây hoặc ít nhất là duy trì sự khác biệt giữa Nga và phương Tây, họ phải dùng đến sự ép buộc. Họ lấy nhà nước làm trung tâm để cố gắng đưa đất nước tiến lên theo trật tự, về quân sự và kinh tế, để sánh vai hoặc cạnh tranh với phương Tây. Và điều đó có tác dụng trong một thời gian, nhưng rất hời hợt. Nga có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, và xây dựng quân đội, và tất nhiên, nước này rồi sẽ đụng trần. Sau đó, họ sẽ có một thời gian dài bị đình trệ và vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chính nỗ lực giải quyết vấn đề càng làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn, và hố sâu với phương Tây ngày càng mở rộng. Phương Tây có công nghệ, kinh tế phát triển và quân đội mạnh hơn."

"Phần tồi tệ nhất của động thái này trong lịch sử Nga là sự hợp nhất của nhà nước Nga với một người cai trị. Thay vì có được một nhà nước mạnh mẽ mà họ muốn, để đối phó hố sâu với phương Tây và thúc đẩy Nga lên mức cao nhất, họ lại có một chế độ cá nhân chủ nghĩa. Họ có một chế độ độc tài, mà thường trở thành một chế độ chuyên quyền. Họ kẹt trong mối ràng buộc này một thời gian bởi vì họ không thể từ bỏ cảm giác ngoại lệ đó, khát vọng trở thành sức mạnh lớn nhất, nhưng không thể làm được trong thực tế. Mô hình Âu-Á yếu hơn nhiều so với mô hình quyền lực Anh-Mỹ."

Nhìn về phía trước, giáo sư Stephen Kotkin nói:

"Nga có rất nhiều vũ khí mà họ chưa sử dụng, nhưng có một vài yếu tố ở đây. Trước hết, Ukraine đang chiến thắng trong cuộc chiến này chỉ trên Twitter, không phải trên chiến trường. Họ đang không thắng trong cuộc chiến này. Nga đang tiến rất mạnh về phía nam, đây là một nơi vô cùng quý giá vì có Biển Đen và các hải cảng. Họ đang tiến về phía đông. Nếu các mũi tiến công phía nam và phía đông gặp nhau, Nga sẽ bao vây và cắt đứt các lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine. Điều đã thất bại cho đến nay là nỗ lực của Nga nhằm chiếm Kyiv chớp nhoáng. Nếu không, cuộc chiến của họ đang diễn ra tốt đẹp. Chỉ mới là vài tuần đi qua; các cuộc chiến tranh kéo dài lâu hơn nữa."

"Nhưng có một số cân nhắc: sau ba hoặc bốn tuần chiến tranh, bạn cần tạm dừng. Bạn phải trang bị lại áo giáp, tiếp tế kho đạn và nhiên liệu, sửa chữa máy bay. Bạn phải mang theo dự trữ. Luôn có kế hoạch tạm dừng sau khoảng ba đến bốn tuần."

"Nếu Kyiv có thể cầm cự trong thời gian tạm dừng đó, thì có khả năng họ có thể cầm cự lâu hơn thế, bởi vì có thể được tiếp tế trong khi người Nga đang chờ tiếp tế trong thời gian tạm dừng. Hơn nữa, vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất là Nga không thể chiếm Ukraine thành công. Họ không có quy mô lực lượng. Họ không có số lượng quản trị viên mà họ cần hoặc hợp tác của người dân."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét