Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2022

20220314. CĂNG THẲNG NGA-UCRAINA (9)

 ĐIỂM BÁO MẠNG

XÂM LĂNG UKRAINE, VLADIMIR PUTIN THẮNG HAY THUA ?

TRỊNH KHẢI NGUYÊN-CHƯƠNG/BVN 13-3-2022

Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin

Khi quyết định xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin đã tính sai nước cờ chiến lược. Ông ta đã tính sai xu hướng chính trị ngay trong quốc gia Nga, đã tính sai phản ứng của Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và một số các quốc gia khác như Úc, Nhật, Canada, Nam Hàn, những nước có khả năng hợp tác cùng nhau đánh sập kinh tế Nga. Và, Putin đã tính sai công luận thế giới.

Chiến tranh, ngoài bom đạn đem ra tưới lên đầu lên cổ nhau còn là vấn đề công luận quốc tế. Ở kỷ nguyên hiện đại, một chuyện nhỏ xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ trong tích tắc, mọi người đều hay biết, Nga của Putin đã bị cả thế giới lên án là vô cớ tấn công một quốc gia dân chủ hiền hòa, một nước láng giềng bé nhỏ hơn mình nhiều. Với cuộc chiến càng lúc càng thảm khốc, Putin đã gây nên một trận tang thương cho dân tộc Ukraine, đã phạm những tội ác chiến tranh khó có thể bào chữa. Tất cả những hành vi gây chiến và vi phạm trắng trợn quyền tự quyết độc lập của một quốc gia khác chắc chắn sẽ tạo khó khăn không ít cho chính sách đối ngoại của Nga trong những ngày tháng sắp tới.

Bên cạnh những tính toán sai lầm chiến lược là những sai lầm chiến thuật. Mặc dù chuẩn bị cả năm trời, nhưng quân đội Nga đã vấp phải những yếu kém trầm trọng. Hậu cần không cung ứng kịp cho chiến trường sôi động, kế hoạch tấn công không thống nhất, thông tin đưa ra mặt trận hiệu triệu quân lính, thậm chí cả sĩ quan cao cấp, không có hay không đủ, khiến tinh thần binh sĩ dao động, có những đơn vị không đánh đã quy hàng.

Trong trù tính của Putin, chiến trường phải được giải quyết nhanh chóng với chiến thuật blitzkrieg phối hợp xe tăng, đại pháo, tên lửa, không lực và bộ binh cơ động đánh thần tốc, như quân đội Đức Quốc xã hay sử dụng thời Đệ Nhị Thế Chiến. Với sức mạnh của quân đội Nga được trang bị những vũ khí sát thương hiện đại nhất, Putin hy vọng chính quyền Ukraine ở Kyiv sẽ tan vỡ hay ít nhất đầu hàng mau chóng, và Moskva sẽ áp đặt một thể chế trung lập thân Nga, để từng bước kiện toàn tham vọng bá quyền. Trong kế hoạch của Putin, lực lượng Nga sẽ thu tóm Ukraine trong vài ngày. Ông ta nghĩ phương Tây, điển hình là Hoa Kỳ, sẽ mau chóng lãng quên Ukraine nếu quốc gia này không chiến đấu mà đầu hàng hoặc ngã quỵ trước họng súng của quân đội Nga, như ông ta thường tuyến bố: “Ukraine không phải một quốc gia thực thụ.”

Thế nhưng Putin sẽ không thể thắng được cuộc chiến này theo ý muốn của ông ta. Sự thật, ông ta có thể thua trên nhiều bình diện. Ngay cả nếu thủ đô Kyiv và các thành phố lớn trên lãnh thổ Ukraine rơi vào vòng kiểm soát của quân đội Nga, thì Nga vẫn phải duy trì một cuộc chiếm đóng hao tổn kinh phí quốc gia một cách khủng khiếp, một cuộc chiếm đóng yếu ớt chứ không chặt chẽ, và chẳng đem lại lợi ích gì ngoài chiếc vương miện Đại Nga thánh hóa vĩ đại. Các quốc gia lân bang chư hầu sẽ lâm vào những hoàn cảnh khó khăn kinh tế, và càng tùy thuộc vào nguồn viện trợ của Nga. Putin có thể kiểm soát được các vùng Đông, Đông Bắc và Nam Ukraine, nhưng chiến tranh du kích ở vùng Tây và Tây Bắc sẽ làm tiêu hao lực lượng và tinh thần quân đồn trú. Viễn ảnh đó chỉ là sự lặp lại của Ukraine trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Lịch sử thường là sự lặp lại.

Cùng lúc Putin sẽ phải đương đầu với suy thoái kinh tế. Tổng sản lượng nội địa của Nga năm 2021 chỉ bằng một phần mười Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Ngay cả trước khi quyết định xâm lăng Ukraine, kinh tế Nga đã trên đà đi xuống. Nguồn lợi kinh tế lớn nhất của Nga là dầu hỏa và khí đốt, và với quyết định của Tổng thống Joe Biden cấm các công ty dầu khí của Mỹ mua từ Nga, nguồn lợi này sẽ sa sút trầm trọng.

Cường quốc là một quốc gia với một nền kinh tế mạnh và không bị cô lập. Một khi kinh tế suy thoái quá độ, chiếc ghế lãnh tụ của Putin có thể bị lung lay. Ủng hộ ông ta một cách nhiệt tình xưa nay là thành phần được ưu đãi, những kẻ hưởng đặc quyền đặc lợi, những tay tỉ phú Nga. Putin tùy thuộc vào nhóm lợi ích này để duy trì chiến tranh và quyền lực, một khi bị mất mát quá nhiều, họ không còn lý do gì để tiếp tục ủng hộ Putin và những quyết sách, những cuộc phiêu lưu của ông ta nữa.

Theo nhận định chung thì Putin như đang muốn tái lập đế quốc Nga ở một hình thức nào đó, không hẳn phải theo khuôn mẫu Xô-viết trước 1991, nhưng là một đế chế – theo một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài – bao gồm ít nhất Đại Nga (Nga hiện tại), Tiểu Nga (Ukraine) và Bạch Nga (Belarus). Khá ngạc nhiên khi người ta biết khái niệm đế chế này nằm trong chương trình hành động vạch ra bởi không ai khác hơn nhà văn Nga tên tuổi vang lừng thế giới, Aleksandr Solzhenitsyn.

Cuộc chiến ở Ukraine hôm nay theo đúng chương trình hành động mà tác giả của Quần đảo ngục tù đề nghị trong hàng loạt bài viết về việc tái thiết một đế chế Nga […] Cho đến khi qua đời năm 2008, nhà văn cựu ly khai trở thành vị minh sư mà viên cựu sĩ quan KGB Vladimir Putin một lòng ngưỡng mộ.” Phạm Thị Hoài viết như thế.

Nhưng đánh một ván bài lớn và liều lĩnh, Putin có vẻ như không nhớ bài học lịch sử: Vị Sa hoàng cuối cùng của dòng họ Romanov, Nicholas Đệ Nhị, thua Nhật trong trận chiến 1905, và sau đó trở thành nạn nhân của cuộc Cách mạng Bolschevik để rồi mất cả ngai vàng lẫn mạng sống. Bài học lịch sử ấy là: Nhà độc tài mà thua trận thì chẳng thể nào tiếp tục làm nhà độc tài nữa.

Một cuộc chiến không kẻ thắng

Phần nhiều là Putin sẽ không thua trên mặt trận bom đạn. Nhưng ông ta có thể thua khi tiếng súng ngừng nổ và tên lửa ngừng bay. Những hệ quả không ngờ trước hoặc bị xem nhẹ lúc đầu của cuộc chiến tranh phi lý này sẽ quay lại làm khốn đốn nước Nga. Đó là một cuộc chiến không có kẻ thắng, chỉ có kẻ bại.

Ngoại trừ trường hợp NATO trực tiếp can thiệp, vốn rất có cơ nguy dẫn đến Thế Chiến Thứ Ba, Ukraine một mình sẽ không đủ sức đương cự lại lực lượng quân sự hùng hậu của Nga. Chưa kể Nga còn là một cường quốc nguyên tử với trên sáu ngàn đầu đạn hờm sẵn trên bệ phóng. Cho đến giờ phút này (tháng Ba năm 2022), quân dân Ukraine chiến đấu dũng cảm và kiên cường, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Putin nao núng. Ông ta sẽ tiếp tục sử dụng không lực để san bằng thành bình địa các thành phố Ukraine. Nếu cần, ông ta sẽ dùng đến bom nguyên tử chiến thuật, hoặc vũ khí hóa học, sinh học – theo cảnh báo của ông William Burns, Giám đốc CIA. Thật vậy, hệ thống quyền lực của Nga cho phép ông ta làm thế, không ai có thể cấm cản hay ngăn chặn ông ta tung ra tất cả những thứ vũ khí tàn phá kinh khiếp, miễn sao đạt được mục tiêu tối hậu. “Chúng biến ruộng đồng thành hoang mạc, và gọi đó là hòa bình.” Sử gia La Mã Tacitus từng nói như thế, và đừng nghĩ rằng những gì quân La Mã làm cách đây hai ngàn năm, bây giờ không ai dám làm. Nghĩ thế là lầm tưởng về sự tàn ác của con người.

Nhưng ngay cả thế, Putin không thể giản dị từ sa mạc bước ra. Ông ta gây chiến để biến Ukraine thành khu trái độn do Nga kiểm soát hầu chống lại trật tự an ninh do Mỹ dẫn đầu ở phía tây châu Âu. Dù muốn dù không ông ta sẽ phải thiết lập một cấu trúc chính trị để đạt được cứu cánh và duy trì một trật tự nào đó ở Ukraine. Nhưng sự thật cho thấy nhân dân Ukraine không muốn nhìn thấy quê hương mình bị chiếm đóng. Họ sẽ chống cự một cách mãnh liệt, sẽ có biểu tình phản đối hằng ngày ngoài đường phố, sẽ có nổi loạn bạo động, sẽ có chiến tranh du kích, sẽ có kháng chiến, ngay cả nếu Nga chỉ chiếm được một nửa quốc gia, Đông và Nam thuộc chính phủ bù nhìn do Nga dựng lên và vùng phía Tây sát biên thùy Ba Lan, Hungari và Romani thuộc phe kháng chiến.

Chiếm đóng Ukraine, Nga sẽ phải trả giá rất đắt. Chiếm đất khó một nhưng giữ đất khó mười, đó là châm ngôn mà Putin hình như không thèm đếm xỉa đến. Chiếm được Ukraine, chắc chắn Nga sẽ phải sử dụng bạo lực để cai trị, công an mật vụ có tai mắt khắp nơi trên lãnh thổ, quân đội thường xuyên được huy động để dẹp những cuộc bạo loạn khởi nghĩa. Belarus là một thí dụ ngay trước mắt. Nó là một vấn đề nhức nhối cho Putin.

Ukraine ngày nay không giống những gì nằm trong trí óc Putin. Trong nhiều bài diễn văn, ông ta gọi Ukraine là Phát-xít, Nazi. Cuộc xâm lăng hiện tại, ông ta gọi là “Chiến dịch quân sự đặc biệt” để dẹp quân Nazi ở Ukraine! Vâng, có thời phong trào quốc gia cực đoan ở Ukraine dâng cao, nhưng đó là thập kỷ 40. Tuy rằng ngày nay ở Ukraine vẫn tồn tại những phe nhóm cực đoan, nhưng họ rất yếu: trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2019, liên minh cánh hữu chỉ đạt 2.15% số phiếu, dưới mức quy định 5% số phiếu để có ghế trong Quốc hội, kết quả là không có đảng phái cánh hữu nào có mặt trong Quốc hội.

Sự thật là sau khi giành được độc lập từ đế quốc Xô-viết năm 1991, khí thế và tinh thần dân tộc Ukraine khác xưa nhiều. Khí thế đó được biểu hiện bởi cuộc cách mạng Maidan năm 2014, trong đó chính quyền tham nhũng, ung thối, thân Nga bị quét sạch để nhường chỗ cho một chính thể dân chủ thực thụ.

Dân Ukraine là một dân tộc ái quốc, quật cường mà vị lãnh tụ ngày nay, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy, là hình ảnh sáng ngời nhất. Một cuộc chiếm đóng chỉ làm tăng tinh thần ái quốc của dân Ukraine mà thôi. Putin hình như cũng không nhớ bài học lịch sử Nga chiếm đóng Ba Lan dưới thời Sa hoàng thế kỷ XIX.

Chiếm đóng Ukraine sẽ là gánh nặng vô cùng to lớn cho Nga. Có lẽ trong hoạch định của Putin, Ukraine sẽ vận hành như một quốc gia chư hầu thời Liên bang Xô-viết. Nhưng ngay cả thế, gánh nặng đó vẫn là không nhỏ vì phải cùng lúc đương đầu với áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc nội trị sẽ không suôn sẻ vì sự chống đối của nhân dân Ukraine, và Tây phương không để yên cho Nga thong dong tọa hưởng.

Hệ quả của chiến tranh

Những biện pháp trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu sẽ khiến Nga bị tách rời khỏi kinh tế toàn cầu. Nguồn đầu tư từ bên ngoài sẽ ngưng trệ, kỹ thuật không trao đổi, thị trường thu nhỏ, nhất là thị trường dầu khí vốn là huyết mạch nuôi dưỡng kinh tế Nga xưa nay, nó nằm trong chương trình cơ bản hiện đại hóa kinh tế của Putin. Những chuyên gia và doanh nhân có khả năng sẽ tìm cách bỏ xứ ra nước ngoài sinh sống kiếm tiền.

Người ta dễ dàng tiên đoán được hiệu ứng dài hạn của những sự kiện kể trên, và đó không phải một tương lai xán lạn cho đất nước Nga. Một nghịch lý lịch sử là các siêu cường có xu hướng lâm vào những cuộc chiến vô bổ, sai lầm – a wrong war – để lãnh hệ quả suy thoái kinh tế, mà kinh tế là cơ bắp, máu thịt của bất cứ siêu cường nào.

Một sự kiện khác có khả năng xảy ra là phản ứng không mấy tốt cho Putin từ công luận Nga. Quyết sách đối ngoại của Putin, trong quá khứ, phần nào có sự đồng thuận của công chúng Nga nội địa. Năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, đa số dân Nga tán thành. Dù sao chăng nữa phần nhiều cư dân Crimea là người Nga, dân Ukraine chỉ là thiểu số, hơn nữa, lịch sử mấy trăm năm qua của Crimea là một lịch sử phức tạp, lúc thuộc Nga, lúc thuộc Ukraine, không rõ rệt. Nhưng lần này thì khác, dân chúng xuống đường phản đối cuộc xâm lăng Ukraine và Putin đã phải dùng các biện pháp mạnh để đàn áp. Chiến tranh kéo dài, con số lính Nga tử vong lên cao tạo sự phẫn nộ trong công chúng. Điểm quan trọng nữa là sự liên hệ huyết thống, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ giữa hai dân tộc Nga và Ukraine. Đừng quên hai sắc dân đều có nguồn gốc chung từ chủng tộc Slav mà ra. Có hàng triệu gia đình kết hợp do hôn nhân, chồng Nga vợ Ukraine, hay ngược lại. Do đó, thông tin những gì đang xảy ra ở Ukraine đổ về Nga qua ngả mạng xã hội sẽ nhanh chóng tạo sự công phẫn trong lòng người dân Nga. Họ không tin vào guồng máy tuyên truyền của nhà nước. Đây là ưu tư của Putin, một khó khăn ông ta không thể giải quyết bằng các biện pháp đàn áp dã man. Đàn áp có thể quay ngược lại đè bẹp kẻ đàn áp. Lịch sử Nga đầy dẫy những sự kiện như thế.

Nhìn về tương lai

Với cuộc chiến thảm khốc đang diễn ra bên Ukraine, Tây phương – dẫn đầu bởi Hoa Kỳ – trong tương lai sẽ phải đương đầu với những khó khăn mới, thậm chí một trật tự thế giới mới.

Một mặt, giả sử Putin muối mặt rút quân về, Tây phương sẽ phải bỏ tiền ra tái thiết Ukraine sau đó, với mục tiêu chính trị là cho Ukraine gia nhập Liên hiệp châu Âu và NATO. Đây là một công tác nặng nề hơn núi Everest và phải mất hàng thập kỷ may ra mới hoàn tất. Và điều quan trọng là Tây phương không được bỏ rơi Ukraine thêm lần nữa.

Mặt khác, nếu Nga kiểm soát được Ukraine, một sự kiểm soát lỏng lẻo, thì vùng đất phía Đông biên thùy NATO sẽ bất ổn, chiến tranh luôn sôi sục và dân tình khốn khổ. Một trật tự thế giới mới dần dà hình thành, mà Trung Quốc sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất, vì Hoa Kỳ lúc đó bị buộc chân ở châu Âu, nên quyết sách xoay trục Á châu có từ thời Obama sẽ bị ngưng trệ. Đó là một viễn ảnh không mấy tốt đẹp cho thế giới.

Một viễn ảnh u ám khác là nếu bị dồn vào chân tường, Nga sẽ xoay hướng theo đuổi một quyết sách mà thuật ngữ chính trị gọi là “revanchism.” Đó là quyết sách của Đức sau khi thua trận Đệ Nhất Thế chiến, mà mục tiêu chính là trả đũa phe thắng trận, và tìm mọi cách lấy lại đất đai mất trong chiến tranh. Quyết sách này của Đức đã dẫn đến Đệ Nhị Thế chiến. Không ai muốn sau một trăm năm, nước Nga là nước Đức của thập niên 30 thế kỷ trước.

Kỳ thực, ở chừng mực nào đó, Putin đã ấp ủ và theo đuổi quyết sách này từ khi Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trong trường hợp đó, Nga sẽ biến thành một quốc gia “pariah,” một siêu cường quân sự có vũ khí hạt nhân, và hiếu chiến? Ai dám bảo đảm khả năng này không bao giờ xảy ra?

Vết nhơ Ukraine sẽ ở lại với Nga hàng thập kỷ. Với một cuộc chiến không thể thắng trong vinh quang và chính nghĩa, với tình trạng kinh tế suy thoái không lối gỡ, với một tổn thất nhân mạng và tài sản to lớn, vị thế địa chính trị của Nga sẽ theo đó đi xuống chứ không cách gì đi lên. Tất cả sẽ định đoạt quyết sách đối ngoại của Nga, và trong thời gian sắp tới, không trông mong gì vào một nước Nga hữu nghị hợp tác với thế giới trong bất cứ vai trò gì.

Ngay cả trong trường hợp chiếc ghế lãnh tụ của Putin lung lay, ngay cả nếu ông ta bị hạ bệ, truất phế, nước Nga cũng khó có cơ hội trở thành một quốc gia dân chủ tự do thân Tây phương. Tây phương có quyền hy vọng Nga một ngày nào đó đứng vào cộng đồng thế giới, nhưng cùng lúc phải chuẩn bị tất cả những gì có thể cho cái tệ nhất: một nước Nga độc tài sắt máu, mà ở chừng mực nào đó, hiện đã là. Chỉ có kẻ ngu xuẩn mới tin tưởng vào phép màu.

Cuối cùng Liên hiệp châu Âu phải là rào cản chính ngăn chặn, không cho Nga của Putin mặc tình làm mưa làm gió. Hoa Kỳ lúc đó mới rảnh tay quay sang đối phó với Trung Quốc, bởi chính Trung Quốc mới là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.

Không một kẻ yêu chuộng hòa bình nào, dù bên ngoài hay bên trong nước Nga, mong muốn Putin thắng ở Ukraine. Tốt nhất là ông ta thua. Thế nhưng ngay cả trường hợp đó, chẳng ai đốt pháo ăn mừng. Sự đổ vỡ do Nga gây nên cho quốc gia Ukraine quá khốc hại, phải mất nhiều thế hệ mới xây dựng và hàn gắn lại được, và cho đến giờ phút này vẫn không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sớm đi đến chỗ kết thúc. Hoa Kỳ và khối dân chủ tự do phải khai thác triệt để những sai lầm của Putin, phải cho ông ta thấy cái giá phải trả cho những hành động đốn mạt của một nước lớn đi xâm lăng nước nhỏ. Và cũng để cho Tập Cận Bình và bè lũ ở Nhân Dân Đại Sảnh hiểu thế nào là sống chung hòa bình trong một trật tự thế giới hài hòa.

Tây phương nhân dịp này có thể biến họa thành phúc, nhưng cái phúc đó nếu đạt được thì cũng phải trả bằng một cái giá cực kỳ to lớn.

T. K. N. C.

Tác giả gửi BVN.

NGA ĐÃ BÊN BỜ BẠI TRẬN

NGUYỄN ĐỨC THÀNH/ TD 14-3-2022

Dưới đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị hàng đầu Francis Fukuyama (ĐH. Stanford), tác giả nổi tiếng của “Sự cáo chung của Lịch sử và con người cuối cùng” và nhiều tác phẩm khác. Cuốn sách này mãi đến giờ vẫn bị cấm xuất bản tại Việt Nam, trong khi một số tác phẩm quan trọng của ông gần đây đã được đồng nghiệp của tôi là Nguyễn Khắc Giang dịch và xuất bản.

Tôi có quen biết Francis Fukuyama trong một chương trình ngắn ngày tại Stanford vài năm về trước. Đọc bài báo này, tôi mới biết ông đang đi dạy ở vùng Ban-căng, nơi rất gần khói lửa chiến tranh của Ukraine. Chương trình mà ông đang giảng dạy thì tôi không lạ gì, vì bản thân tôi và ông đã từng trao đổi làm sao đưa nó về dạy ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu.

Sáng nay (giờ ở Mỹ), tôi đọc được bài của ông qua trang Viet-Studies. Bài viết ngắn, vội vàng (chỉ gồm 12 gạch đầu dòng), khiến tôi hiểu tâm trạng xúc động của ông lúc này. Như thể thấy ông như đang nói chuyện với chúng tôi mọi khi. Vì thế, tôi ngồi xuống và dịch luôn, gửi lại cho trang Viet-studies bản tiếng Việt để chia sẻ cùng mọi người. Tôi xin dẫn lại nguyên văn dưới đây.

***

CHUẨN BỊ CHO THẤT TRẬN

American Purpose

Tác giả: Francis Fukuyama

Tôi đang viết những dòng này từ thủ đô Skopje của Bắc Macedonia, nơi đã từ một tuần nay tôi dạy khóa học Lãnh đạo cho Phát triển (Leadership Academy for Development) của chúng tôi. Theo dõi cuộc chiến tranh Ukraine từ đây không có gì khác về mặt đầy đủ thông tin, ngoại trừ nơi đây ở ngay sát vùng chiến sự xét về múi giờ, và một thực tế là ở vùng Ban-căng có nhiều người ủng hộ Putin hơn so với các vùng khác ở Châu Âu. Đa số họ là người Séc-bi, theo dõi các chương trình của Sputnik.

Dưới đây tôi xin mạo muội đưa ra mấy lời tiên đoán thế này:

1. Nga đang đối diện với một thất bại hoàn toàn ở Ukraine. Kế hoạch của Nga yếu kém, dựa trên giả định sai lầm rằng người Ukraine chào đón Nga và rằng quân đội nước này sẽ sụp đổ chóng vánh khi đại quân Nga kéo tới. Lính Nga rõ ràng đã chỉ mang theo quân phục để diễu binh chiến thắng tại Kyiv chứ không phải đạn dược và quân nhu. Vào lúc này, Putin đã gần như tung hết toàn bộ lực lượng quân sự vào chiến dịch này – nghĩa là không còn lực lượng dự trữ lớn nào mà hắn có thể bổ sung thêm cho chiến trường. Binh lính Nga bị dồn tắc bên ngoài các thành phố của Ukraine, đối diện với những khó khăn to lớn về hậu cần và hứng chịu đòn phản công liên tục từ phía Ukraine.

2. Sự sụp đổ vị thế trên chiến trường của quân Nga có thể ập đến bất ngờ và thảm khốc, chứ không phải diễn ra từ từ qua môt cuộc chiến tiêu hao sinh lực. Quân sĩ trên mặt trận sẽ tới lúc vừa không được tiếp tế lại không thể rút lui, cùng tinh thần chiến đấu suy sụp. Điều này ít nhất đã đúng ở phía Bắc; quân Nga đạt được kết quả tốt hơn ở phía Nam, nhưng vị thế ở đó cũng không thể duy trì được nếu phía Bắc tan vỡ.

3. Không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc chiến trước khi điều này xảy ra. Không còn một thỏa hiệp khả dĩ nào cho cả phía Nga và Ukraine khi hai bên đã phải hứng chịu những thiệt hại như tới lúc này.

4. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc một lần nữa được chứng thực là vô dụng. Thứ hữu ích duy nhất là cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng, đã giúp xác định ai là kẻ xấu và kẻ quanh co trên thế giới này.

5. Quyết định của Chính quyền Biden về việc không thiết lập vùng cấm bay hoặc chuyển máy bay tiêm kích Mig của Ba Lan cho Ukraine là đúng đắn; họ đã giữ được cái đầu lạnh trong một thời điểm đầy xúc cảm. Sẽ tốt hơn nhiều nếu để chính người Ukraine đánh bại quân xâm lược Nga, không cho phép Moscow đổ lỗi là do NATO đã tham chiến, cũng như tránh mọi khả năng leo thang có thể.

Thực tế thì đội tiêm kích MiG của Ba Lan không đóng góp được gì thêm nhiều cho năng lực của Ukraine. Cung cấp liên tục tên lửa xách tay Javelins, Stingers, TB2s, thuốc men, nhu yếu phẩm và thông tin tình báo có ý nghĩa hơn nhiều. Tôi giả định là quân đội Ukraine đã nhận sự hỗ trợ và điều hướng từ thông tin tình báo của NATO hoạt động từ bên ngoài Ukraine.

6. Tất nhiên, chi phí mà Ukraine đang phải trả là vô cùng to lớn. Nhưng những thiệt hại lớn nhất đến từ pháo kích và tên lửa của Nga, những thứ này máy bay Mig hay vùng cấm bay không giúp được là bao. Cách duy nhất để ngưng sự tàn phá là đánh bại quân Nga trên thực địa.

7. Putin sẽ không thể sống sót nếu chiến dịch của hắn thất bại. Hắn nhận được sự ủng hộ là vì người ta nghĩ hắn là một kẻ mạnh mẽ, tài ba. Vậy còn gì để bày ra nữa đây khi hắn bộc lộ sự yếu kém và tuột khỏi tay sức mạnh đe nẹt người khác?

8. Cuộc xâm lăng đã giáng một đòn chí tử vào những kẻ dân túy trên khắp thế giới, những kẻ mà trước cuộc chiến này đều nhất loạt bày tỏ sự ủng hộ đồng cảm (sympathy) với Putin. Những phần tử này bao gồm Matteo Salvini, Jair Bolsonaro, Éric Zemmour, Marine Le Pen, Viktor Orbán, và dĩ nhiên là Donald Trump. Chính trị về cuộc chiến đã phơi bày thiên hướng độc đoán không úp mở của họ.

9. Đến thời điểm này cuộc chiến là bài học tốt cho Trung Quốc. Giống như Nga, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng quân đội có vẻ như là công nghệ cao trong thập kỷ qua, nhưng lại không hề có kinh nghiệm chiến trường. Khả năng tác chiến đáng thương hại của không quân Nga có vẻ sẽ lặp lại với Không quân của Quân Giải phóng Nhân dân, lực lượng vốn không có chút kinh nghiệm vận hành những chiến dịch không chiến phức tạp. Chúng ta hy vọng là lãnh đạo Trung Quốc sẽ không tự lừa dối bản thân về năng lực của mình như lãnh đạo Nga đã làm, trong việc theo đuổi tham vọng xâm lược Đài Loan.

10. Hy vọng là Đài Loan cũng tự tỉnh ngộ để nỗ lực chuẩn bị chiến đấu như nhân dân Ukraine đã và đang làm, và tái lập chế độ quân dịch bắt buộc. Hãy không để là kẻ thất bại non kém.

11. Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành món hàng được mua nhiều nhất (best sellers).

12. Sự thất bại của Nga sẽ giúp khôi phục một làn sóng tự do mới (“new birth of freedom”) và giúp chúng ta thoát khỏi khúc nhạc trầm bi ai về trạng thái suy tàn của nền dân chủ toàn cầu. Tinh thần của năm 1989 sẽ sống dậy, nhờ những nam nữ can trường xứ Ukraine.


THƯ NGỎ CỦA CÁC ĐẠI SỨ VƯƠNG QUỐC ANH, EU, NA UY, THỤY SĨ 

TẠI HÀ NỘI

Bản dịch của Đại sứ quán Đức/BVN 12-3-2022

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '#StandWithUkraine kraine'

Chiến tranh đã trở lại Châu Âu.

Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Liên bang Nga đối với Ukraine. Với các hành động quân sự phi pháp của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như trên toàn cầu. Điều này bao gồm cả quyền lựa chọn của Ukraine đối với vận mệnh của đất nước mình. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động xâm lược này cũng như về tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà cuộc chiến này sẽ gây ra.

Vào ngày 2 tháng 3, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết về "Hành động xâm lược Ukraine", với đa số 141 phiếu ủng hộ và chỉ 5 phiếu chống (với 35 phiếu trắng). Đây là một thời khắc lịch sử, cho thấy mức độ đồng thuận toàn cầu về vấn đề này. Liên Hợp Quốc đã cùng lên tiếng vì sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất, 141 quốc gia này đã lên án sự xâm lược của Liên bang Nga, cũng như sự can dự của Belarus, yêu cầu họ ngừng sử dụng vũ lực chống lại Ukraine và rút lui tất cả lực lượng quân sự khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine – ngay lập tức, toàn bộ và vô điều kiện.

Các nước thành viên ASEAN cũng đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết với số phiếu áp đảo, chỉ có hai phiếu trắng. Một trong số đó là Việt Nam.

Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không. Nhưng Liên Xô đã tan rã từ lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới.

Xét về mặt khoảng cách địa lý, Việt Nam đương nhiên có những lợi ích riêng và một số quan điểm khác với chúng tôi ở châu Âu. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng này, tất cả chúng ta phải tập trung vào câu hỏi căn bản là liệu có biện minh được cho việc Nga, một nước lớn, bắt nạt và xâm lược nước láng giềng Ukraine để cố gắng vẽ lại các ranh giới trên bản đồ, đi ngược lại các quy tắc quốc tế hay không? Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?

Cũng giống như người dân châu Âu, người dân Việt Nam không may mắn khi biết quá rõ chiến tranh là như thế nào. Việt Nam, cũng như châu Âu, đã nếm trải nỗi đau khổ của những thường dân vô tội và biết rằng tại sao việc đấu tranh cho quyền tự do và giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình là vô cùng quan trọng. Việt Nam, cũng như châu Âu, hiểu rất rõ những gì mà người dân Ukraine đang phải trải qua.

Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này.

Sự xâm lược của Nga cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với sự phục hồi sau đại dịch, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Giá năng lượng, vận tải, hàng hóa và thực phẩm đều tăng vọt. Tất cả những điều này đều không có lợi cho Việt Nam.

Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga. Chúng tôi tin rằng các bạn, những người Việt Nam, cũng như chúng tôi, đều mong muốn một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn chia sẻ quan điểm với chúng tôi rằng việc giảm leo thang và rút lui quân sự không chỉ là điều đúng đắn cần làm vì những lý do về mặt pháp lý và nhân đạo, mà đó còn là lựa chọn chính trị đúng đắn của Nga vì toàn thể cộng đồng quốc tế và vì hòa bình và sự ổn định mà các dân tộc của chúng ta cần có để phát triển.

Ủng hộ Ukraine!”

Ký tên:

Đại sứ Giorgio Aliberti – Liên minh châu Âu;

Đại sứ Hans–Peter Glanzer – Áo;

Đại sứ Paul Jansen – Bỉ;

Đại sứ Marinela Petkova – Bulgaria;

Đại sứ Vitezslav Grepl – Cộng hòa Séc;

Đại sứ Kim Hojlund Christensen – Đan Mạch;

Đại sứ Keijo Norvanto – Phần Lan;

Đại sứ Nicolas Warnery – Pháp;

Đại sứ Guido Hildner – Đức;

Đại sứ Georgios Stilianopoulos – Hy Lạp;

Đại sứ Csaba Őri – Hungary;

Đại sứ John McCullagh – Ailen;

Đại sứ Antonio Alessandro – Ý;

Đại sứ Elsbeth Akkerman – Hà Lan;

Đại sứ Wojciech Gerwel – Ba Lan;

Đại sứ Cristina Romila – Romania;

Đại sứ Pavol Svetik – Slovakia;

Đại sứ Maria Pilar Mendez Jimenez – Tây Ban Nha;

Đại sứ Ann Mawe – Thụy Điển;

Đại sứ Ivo Sieber – Thụy Sĩ;

Đại sứ Grete Lochen – Na Uy;

Đại sứ Gareth Ward – Vương quốc Anh.

Please read the Op-Ed by the British Ambassador to Viet Nam, Gareth Ward and other Ambassadors of the European Union, Norway and Switzerland in Hanoi.

“Stand with Ukraine!

War has returned to Europe.

We condemn in the strongest possible terms the Russian Federation’s unprovoked and unjustified military aggression against Ukraine. By its illegal military actions, Russia is grossly violating international law and the principles of the UN Charter and undermining European and global security and stability. This includes the right of Ukraine to choose its own destiny. Russia bears full responsibility for this act of aggression and all the destruction and loss of life it will cause.

The United Nations General Assembly on 2 March adopted a resolution on “Aggression against Ukraine”, by an overwhelming majority of 141 in favor to just 5 against (with 35 abstentions). This is a historic moment and shows the extent of the global consensus on this issue. The United Nations have come together in speaking out in respect of the values and principles enshrined in the UN Charter. These 141 countries have deplored in the strongest terms the aggression by the Russian Federation, as well as the involvement of Belarus, demanding that they cease their use of force against Ukraine, and withdraw all military forces from the entire territory of Ukraine – immediately, completely and unconditionally.

ASEAN member countries also voted overwhelmingly in favor of the resolution, with only two abstaining. One of those was Vietnam.

We understand the important historical relationship that Vietnam had with the Soviet Union. The Soviet Union helped Vietnam in times of need when others did not. But the Soviet Union is long gone and we are in a new era.

Given the geographical distance, it is natural that Vietnam has its own interests and some different viewpoints to those of us in Europe. But in this time of crisis we must all focus on the fundamental question of whether it is justified for Russia, a big country, to bully and invade its neighbor Ukraine, in order to try and redraw boundaries on the map against international rules? Is it in Vietnam's interests for the world to be ruled by that logic rather than international law and peaceful settlement of disputes?

Like people in Europe, the people of Vietnam unfortunately know too well what war is like. Vietnam, like Europe, has experienced the suffering of innocent civilians and knows why it is so important to fight for freedom and to uphold the sovereignty and territorial integrity of their nation. Vietnam, like Europe, understands very well what the people of Ukraine are going through.

And it is precisely because of these bitter memories of war and because we all value real peace, that we should all stand together with the people of Ukraine and the overwhelming majority of the international community and call for an end to this unjust conflict.

Russia's invasion is also having an effect on the global economy, which is already struggling with post-pandemic recovery, supply chain shortages, and rising inflation. Energy, transport, commodity and food prices have all spiked. None of this will benefit Vietnam.

We know that Vietnam has a strong voice with Russia. This is a beautiful country Russian tourists love to visit, and your ties with the Russian Federation are wide. We believe that you, Vietnamese people, similarly to us, want a positive outcome for both Russia and Ukraine. We hope that you share our view that de-escalation and withdrawal is not only the right thing to do for legal and humanitarian reasons, but that it is also the right political choice for Russia for all the International Community and for the sake of peace and stability our peoples need to thrive.

Stand with Ukraine!”

Co-signed by:

Ambassador Giorgio Aliberti - European Union;

Ambassador Hans-Peter Glanzer - Austria;

Ambassador Paul Jansen - Belgium;

Ambassador Marinela Petkova - Bulgaria;

Ambassador Vitezslav Grepl - Czech Republic;

Ambassador Kim Hojlund Christensen - Denmark;

Ambassador Keijo Norvanto - Finland;

Ambassador Nicolas Warnery - France;

Ambassador Guido Hildner - Germany;

Ambassador Georgios Stilianopoulos - Greece;

Ambassador Csaba Őri - Hungary;

Ambassador John McCullagh - Ireland;

Ambassador Antonio Alessandro - Italy;

Ambassador Elsbeth Akkerman - Netherlands;

Ambassador Wojciech Gerwel - Poland;

Ambassador Cristina Romila - Romania;

Ambassador Pavol Svetik - Slovakia;

Ambassador Maria Pilar Mendez Jimenez - Spain;

Ambassador Ann Mawe - Sweden;

Ambassador Ivo Sieber - Switzerland;

Ambassa

Nguồn do FB Nguyễn Ngọc Chu đưa lại

VỤ VIỆT NAM BỎ PHIẾU TRẮNG: VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ?

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 12-3-2022


Đại diện ngoại giao các nước thuộc EU chụp hình ủng hộ Ukraine tại Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội hôm 28/2/2022. Nguồn: European Union

Vừa rồi Đại sứ của 23 nước châu Âu đồng ký thư ngỏ về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc lên án chiến tranh xâm lược của Nga đánh Ucraina. Càng đọc tôi càng nghẹn ngào. Họ đã viết khá chặt chẽ, có tình có lý để lên án hành động của Việt Nam.

Một ông bạn già hỏi tôi có biết chuyện Bộ Ngoại giao đã phản ứng gì chưa, và phản ứng như thế nào là khôn ngoan.

Tôi nói chưa biết gì về phản ứng của Bộ Ngoại giao, nhưng nếu là Bộ trưởng, tôi sẽ làm như sau:

Thứ nhất, họp lãnh đạo Bộ Ngoại giao mở rộng, tiếp đến họp Chính phủ mở rộng và Bộ Chính trị mở rộng thảo luận, tranh luận cho ra nhẽ, rằng việc làm của ta cơ bản là đúng hay sai. Nếu đúng thì kiên quyết bảo vệ, Bộ Ngoại giao sẽ viết tuyên bố phản bác thư ngỏ nói trên.

Nếu kết luận việc làm là sai thì phải tìm cho được người nào là nhân vật cao nhất chịu trách nhiệm. Không thể đổ lỗi cho tập thể. Vì việc này người đó nên từ chức hoặc bị kỷ luật cách chức.

Tiếp đến, tôi sẽ vạch ra ba sách lược để đem ra thảo luận tập thể:

Hạ sách là giữ im lặng, không tuyên bố gì, đồng thời  tổ chức những hoạt động rộng rãi, do Chính phủ chỉ đạo, để ủng hộ tích cực cuộc kháng chiến của Ucraina.

Trung sách là Hạ sách cộng với việc gọi đúng tên là cuộc chiến tranh xâm lược và lên án nó.

Thượng sách là Trung sách cộng với việc công khai nhận sai lầm.

Có một số người cho rằng, sẽ là khôn ngoan khi tìm được những lý lẽ để bào chữa cho việc làm sai. Đó là khôn ngoan của những kẻ láu cá, muốn dùng bàn tay bẩn để che giấu sự thât mà không phải là sự khôn ngoan, sự thông minh của những người trung thực, của những bậc chính nhân quân tử.

Ông bạn già tạm biệt với lời lời ước: “Ước rằng trong các cuộc họp mở rng nói trên có mặt những nhân sĩ, trí thức biết phản biện”.

KHÔNG THỂ HÈN HẠ VÀ ĐẠO ĐỨC GIẢ NHƯ THẾ

HOÀNG HẢI YẾN/ RFA/TD 8-3-2022


Đại sứ Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang (trái), Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine hôm 28/2/2022. Nguồn: AFP, RFA edit

Đã có nhiều bình luận về “lá phiếu trắng” mà Việt Nam lựa chọn tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ hôm 2/3/2022. Lập trường đó đi ngược lại dư luận của thế giới tiến bộ, phản ánh một xu hướng nguy hiểm trong chính sách đối ngoại của Hà Nội.

Sự kháng cự gay gắt của các lực lượng Ukraine tiếp tục cản trở những bước tiến của Nga trên khắp đất nước vào ngày thứ 10 của cuộc chiến tranh xâm lược. Ở phía nam, quân đội Nga đã chiếm được các khu vực dọc theo bờ Biển Đen và thành phố cảng Mariupol vẫn bị bao vây. Tuy nhiên, thống đốc Mykolaiv cho biết, quân đội Nga đã bị đuổi khỏi thành phố. Thành phố Kharkiv thứ hai của Ukraine, ở phía bắc, cũng bị bao vây. Từ ảnh của vệ tinh có thể thấy, đoàn xe quân sự hùng hậu dài đến 64 km của Nga tiến về Kyiv những ngày gần đây không đạt bước tiến nào đáng kể.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken trả lời phỏng vấn phóng viên ngoại giao của BBC, James Landale sau khi gặp những người đồng cấp Liên minh châu Âu tại Brussels khi bắt đầu chuyến công du châu Âu kéo dài 6 ngày. Ông cho biết cộng đồng quốc tế cam kết làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine và sẽ gây “áp lực lớn lên Nga để chấm dứt cuộc chiến do Vladimir Putin khởi xướng”. (1).

Hèn nhát và đạo đức giả

CHXHCN Việt Nam là một trong số rất ít nước đã không tuân thủ cam kết nói trên của cộng đồng quốc tế. Đã có rất nhiều bình luận về “lá phiếu trắng” mà Việt Nam lựa chọn tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3/2022. Lá phiếu ấy đi ngược lại lập trường của thế giới tiến bộ, phản ánh xu hướng nguy hiểm trong chính sách đối ngoại của Hà Nội. Nhìn bộ mặt như “người mất sổ gạo” của Đặng Hoàng Giang thấy tội nghiệp cho nền ngoại giao thuần phục Tàu tuyệt đối. (2)

Hãy đọc bình luận sắc sảo của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu về cái gọi là lập trường “trung lập và khôn khéo” của Việt Nam. TS Chu viết thế này về “trung lập”: Kẻ yếu, viện cớ trung lập để yên thân, đến mức thấy kẻ mạnh xâm lược không dám lên án, thấy kẻ mạnh cướp bóc không dám hô hoán, thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ không ai cứu giúp…

Và ông viết thế này về… “khôn khéo”: Kẻ yếu, sợ kẻ mạnh mà ‘khôn khéo’ im lặng để kẻ mạnh ức hiếp người yếu, thì khi ngồi ghế quan toà sẽ bẻ cong công lý mà xử lợi cho người thân, xử lợi cho người phải chịu ơn, xử lợi cho kẻ có quyền, có tiền.

Theo TS. Chu: ‘Trung lập’ không có nghĩa là im lặng cho cái ác lộng hành. ‘Khôn khéo’ không có nghĩa là ủng hộ phi nghĩa. ‘Trung lập’ có biên độ ‘Khôn khéo’ có giới hạn.

Để chứng minh, Nguyễn Ngọc Chu dẫn Thuỵ Sĩ làm ví dụ: Thụy Sĩ vừa từ bỏ truyền thống trung lập hàng trăm năm để đưa ra quyết định mang tính lịch sử – đóng băng tài sản của Tổng thống Putin, Thủ tướng Mishustin, Ngoại trưởng Lavrov, cùng 367 cá nhân trong danh sách trừng phạt của EU. Ngoài Thụy Sĩ còn có Thuỵ Điển cũng từ bỏ truyền thống trung lập không viện trợ vũ khí cho các quốc gia đang có chiến tranh và gửi cho quân đội Ukraine 5.000 hỏa tiễn xách tay dùng chống tăng, 5.000 mũ và áo chống đạn, 135.000 phần ăn dùng ở chiến trường. Phần Lan – quốc gia quan niệm trung lập là khôn khéo vì sẽ được yên thân – cũng đã thôi “khôn khéo” và “trung lập”, gửi cho Ukraine 1.500 bệ phóng tên lửa, 2.500 súng cá nhân, 150.000 băng đạn, 70.000 phần ăn dùng ở chiến trường (3).

Lập trường hèn hạ và đạo đức giả của Việt Nam không chỉ thể hiện ở bỏ phiếu trắng tại LHQ. Nó còn thể hiện ngay ở sự chuyển dịch (nói trắng ra là sự thay đổi) trong các bình luận công khai của mấy ông tướng “quảng lạc” theo đóm ăn tàn. Ngay sau khi Nga xua quân vào Ukraine, tướng Lê Văn Cương, học vị… Tiến sĩ, học hàm… Phó Giáo sư, từng là cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Công an, nhận định: Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine có… “ba trọng tội”.

Trên bục diễn giả, tướng Cương phân tích cặn kẽ về… “ba trọng tội” này của ông Zelensky: ‘Nó’ không hiểu lịch sử – lịch sử mách bảo Ukraine phải đứng trung gian giữa Đông và Tây, nghiêng về phương Tây, chống Nga là thất bại. Ngờ nghệch, ấu trĩ về chính trị quốc tế, “một ‘thằng hề 43 tuổi’ làm sao đấu với ông Putin KGB 70 tuổi được… ‘Hắn’ chờ đợi Hoa Kỳ, đâu đó ở châu Âu xắn quần, xắn áo đổ vũ khí vào. ‘Hắn’ không hiểu một điều tối thiểu là lợi ích của Hoa Kỳ với Nga là 100, thì lợi ích của Hoa Kỳ với Ukraine chỉ là 1. Những cường quốc hàng đầu như Anh, Đức, Pháp không bao giờ đấu với Nga để cứu một ‘con bệnh’, bản thân Ukraine là ‘con bệnh của châu Âu’. Không có ‘thằng điên’ nào đấu với Nga để cứu ‘con bệnh’ cả (4).

“Năm không” là đầu hàng vô điều kiện

Tuy nhiên, gần đây, khi tình hình chiến sự ở Ukraine diễn ra ngày càng ác liệt, và sự thất bại về chiến lược của Putin đã trở nên nhỡn tiền, thì truyền thông “lề phải” của Việt Nam bắt đầu đổi dọng. Tướng Nguyễn Chí Vịnh “phát” trên tờ Tuổi trẻ: “Với Việt Nam, cần làm rõ: trước hết hòa bình thế giới bị đe dọa, tức là hòa bình Việt Nam bị đe dọa. Vì vậy, nhìn nhận việc này trước hết phải dựa trên nguyên tắc luật pháp, đạo lý và hòa bình thế giới nhưng mục đích rất rõ ràng là phải dựa trên lợi ích của chính Việt Nam ta”.

Cuộc chiến “tốn” hàng ngàn nhân mạng mỗi ngày, mà tờ báo này gọi là “xích mích” giữa Nga và Ukraine. “Cháy nhà ra mặt chuột”, thấy Nga thua đến đít nên mấy ông tướng “quảng lạc” nay lên giọng dạy đời như thế này: “Điều chúng ta cần quan tâm hơn không phải là bên nào đúng, bên nào sai mà là khi chiến sự kết thúc sẽ tạo ra một tình thế rất mới mẻ trong trật tự an ninh toàn cầu và chắc chắn sẽ làm nảy sinh rất nhiều vấn đề chưa có tiền lệ trong các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam những năm sắp tới. Đây mới là thách thức quan trọng nhất mà Việt Nam phải tính toán và đối mặt” (5).

Nhưng ai cho phép Việt Nam được “tính toán” và “bày tỏ” các vấn đề liên quan đến lợi ích dân tộc và quốc gia của mình, một khi Tập Cận Bình chưa “bật đèn xanh” cho Nguyễn Phú Trọng, như hắn đã “bật đèn xanh” cho Hun Sen được phép một lần, tỏ thái độ chống Putin xâm lược. Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc thấy càng phải đẩy mạnh kế hoạch tiến chiếm Biển Đông. Trong một thông cáo vào cuối ngày 4/3, Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) đăng thông tin cho biết quân đội nước này sẽ tiến hành tập trận từ 6 giờ chiều ngày 4/3 đến 6 giờ chiều ngày 15/3 trên vùng biển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Nếu đối chiếu các toạ độ được MSA đăng với bản đồ Google thì vùng tập trận gần với thành phố Huế của Việt Nam hơn là khu vực đảo Hải Nam của Trung Quốc. Khoảng cách từ khu vực tập trận đến Huế ước tính khoảng 100 km. Theo thống kê của South China Morning Post, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất bảy cuộc tập trận ở Biển Đông bao gồm một cuộc tập trận ở vùng Vịnh Bắc Bộ (6).

Nếu không nhầm thì chính tướng Vịnh là một trong các tác giả của chính sách quốc phòng “ba không” và “bốn không”. Mà hình như thấy “ba không”, “bốn không” Trung Quốc vẫn chưa hài lòng, những kẻ “Hán gian” nằm vùng tại Hà Nội đang chuẩn bị cho ra đời một “không” thứ năm nữa.

Chiều 2/3 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương của ĐCSVN vừa tổ chức Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tháng 3/2022 bằng hình thức trực tuyến. Hội nghị chỉ thị: “Không trích dẫn thông tin thiếu kiểm chứng, không sử dụng các từ ngữ không phù hợp, các từ ngữ mang tính chỉ trích, tiêu cực về các bên liên quan, về lãnh đạo các nước”. Nói nôm na, cấm truyền thông mọi loại đưa tin về Putin đang phạm tội ác “diệt chủng” ở Ukraina.

Một bài báo đăng trong dịp này nhấn mạnh: “Trong quan hệ đối ngoại, Đảng, Nhà nước ta luôn kiên trì thực hiện chính sách ‘năm không’: Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam và không liên kết nước này để chống nước kia”. “Năm không” này là chủ trương đầu hàng Tàu vô điều kiện. Vậy thì lấy đâu ra vị trí trung lập để xem xét, nhìn nhận, đánh giá, phát ngôn và hành động”??? (7)

______

Tham khảo:

1. https://www.bbc.com/vietnamese/world-60629185

2. https://www.voatiengviet.com/a/ngo%E1%BA%A1i-giao-vi%E1%BB%87t-nam-li%E1%BB%87u-s%E1%BA%BD-r%C6%A1i-t%E1%BB%B1-do-%C4%91%E1%BA%BFn-khi-n%C3%A0o-/6470570.html

3. https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2587351048064976

4. https://www.facebook.com/100062975111538/posts/321149096660925/

5. https://tuoitre.vn/xung-dot-nga-ukraine-khong-ben-nao-thang-20220304223912692.htm

6. https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-exercise-near-hue-city-03052022203958.html

7. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-60602302

CHIẾN SỰ UKRAINE CHẶN ĐỨNG 50% NGUỒN CUNG KHÍ HIẾM NEON DÙNG SẢN XUẤT CHÍP TRÊN TOÀN CẦU

KHÁNH LAN / KTSG 13-3-2022

(KTSG Online) – Hai công ty sản xuất khí hiếm neon hàng đầu của Ukraine, nơi sản xuất khoảng một nửa nguồn cung neon để sản xuất chip của thế giới, đã tạm dừng hoạt động khi Nga đẩy mạnh tấn công quân sự ở quốc gia này. Điều đó đe dọa đẩy tăng giá bán và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu.

Ukraine cung cấp 50% sản lượng khí neon tinh khiết sử dụng cho sản xuất chip trên thế giới, nhưng hiện tại, nguồn cung này bị gián đoạn do chiến sự. Ảnh: Ảnh: Yahoo Finance

Khoảng 45% đến 54% trong tổng số 540 tấn khí neon tinh khiết chuyên dùng cho sản xuất chip bán dẫn trên thế giới vào năm ngoái đến từ hai công ty Ingas và Cryoin tại Ukraine, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu của hai công ty này và Công ty nghiên cứu thị trường Techcet.

Các nhà sản xuất chip sử dụng máy quang khắc laser để khắc các mẫu hình mạch siêu mịn lên tấm silicon. Các tia laser hoạt động bằng cách kích thích nguyên tử của các loại khí quí hiếm để tạo ra ánh sáng ở các bước sóng cụ thể. Khí neon thường chiếm 95% hoặc nhiều hơn trong hàm lượng khí mà các máy quang khắc sử dụng.

Khí neon phải được tinh chế đến độ tinh khiết 99,999% cho mục đích này, một quy trình mà rất ít nhà máy trên thế giới thực hiện được. Đại diện của Ingas và Cryoin cho biết họ đã dừng hoạt động khi quân đội Nga leo thang các cuộc tấn công vào các thành phố trên khắp Ukraine, gây thương vong cho dân thường và phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Việc ngừng hoạt động này phủ bóng đen lên sản lượng chip trên toàn thế giới, vốn đang thiếu hụt khi đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu đối với điện thoại di động, máy tính xách tay và ô tô, khiến một số công ty phải giảm quy mô sản xuất.

Theo Angelo Zino, nhà phân tích tại Công ty nghiên cứu đầu tư CFRA, có các ước tính rất khác nhau về khối lượng khí neon mà các nhà sản xuất chip đang dự trữ, nhưng hoạt động sản xuất của họ có thể bị ảnh hưởng nếu xung đột ở Ukraine kéo dài.

Ông nói: “Nếu các kho dự trữ khí neon cạn kiệt vào tháng 4 và các nhà sản xuất chip không có đơn đặt hàng mua neon chốt sẵn ở các khu vực khác trên thế giới, điều đó có nghĩa là các hạn chế trong chuỗi cung ứng chip sẽ lan rộng hơn, dẫn đến việc mất khả năng sản xuất thành phẩm cho nhiều khách hàng quan trọng”.

Nikolay Avdzhy, Giám đốc thương mại của Ingas, cho biết trước khi chiến sự nổ ra ở Ukraine, Ingas đã sản xuất 15.000 đến 20.000 mét khối neon mỗi tháng cho các khách hàng ở Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Đức, với khoảng 75% nguồn cung này phục vụ ngành công nghiệp chip. Ingas có trụ sở đóng ở TP. Mariupol, nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt.

Theo Larissa Bondarenko, Giám đốc phát triển kinh doanh của Cryoin, có trụ ở ở TP. Odessa, để bảo đảm an toàn cho nhân viên, công ty bà đã dừng hoạt động kể từ ngày 24-2 khi Nga bắt đầu tấn công Ukraine. Trước chiến sự, Cryoin sản xuất khoảng 10.000-15.000 mét khối khí neon mỗi tháng.

Bondarenko cho biết Cryoin sẽ không thể đáp ứng các đơn đặt hàng mua tổng cộng 13.000 mét khối khí neon trong tháng 3 trừ khi xung đột dừng lại. Bà nói công ty có thể chịu được cảnh nhà máy đóng cửa trong ít nhất 3 tháng, nhưng cảnh báo nếu thiết bị bị hư hỏng và gây ra các khó khăn tài chính, công ty khó khởi động lại sản xuất nhanh chóng. Ngoài ra, bà cũng không chắc công ty có thể mua thêm các nguyên liệu thô để tinh chế khí neon hay không.

Cơ quan quản lý kinh tế của Đài Loan, quê hương của nhà sản xuất gia công chip lớn nhất thế giới, TSMC, cho hay các công ty Đài Loan đã có sự chuẩn bị trước và lượng dự trữ khí neon của họ đang ở mức an toàn. Vì vậy, họ sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về nguồn cung khí neon trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, Shon-Roy, Chủ tịch Techcet, cảnh báo các hãng chip nhỏ có thể chịu tác động lớn hơn. “Các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, như Intel, Samsung và TSMC, có sức mua lớn hơn và có khả năng xây dựng nguồn khí neon dự trữ đủ dùng trong thời gian dài hơn, từ hai tháng trở lên. Nhưng nhà sản xuất chip khác không có vùng đệm dự trữ này”, bà nói và cho biết thêm có những tin đồn về các công ty đang cố gắng mua khí neon để dự trữ và điều này sẽ càng gây khó khăn cho nguồn cung ứng. Khí neon cũng được sản xuất tại Trung Quốc nhưng giá bán tại đây đang tăng nhanh.

Bondarenko, Giám đốc phát triển kinh doanh của Cryoin, cho biết giá khí neon đã tăng tới 500% so với tháng 12. Theo thông tin từ trang biiinfo.com, nhà cung cấp thông tin thị trường hàng hóa ở Trung Quốc, giá khí neon (tinh khiết 99,9%) ở Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần từ 400 nhân dân tệ/mét khối vào tháng 10 năm ngoái, lên hơn 1.600 nhân dân tệ /mét khối ở cuối tháng 2-2022.

Theo Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, khí neon cũng chứng kiến đợt tăng 600% giá ngay trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014.

Richard Barnett, Giám đốc tiếp thị Công ty nghiên cứu thị trường Supplyframe, cho biết các nhà cung cấp ở nơi khác có thể bắt đầu sản xuất khí neon nhưng họ phải mất từ ​​9 tháng đến 2 năm để tăng công suất. Angelo Zino, nhà phân tích của CFRA, lưu ý các công ty có thể không sẵn sàng đầu tư sản xuất khí neon nếu họ đánh giá tình trạng suy giảm nguồn cung hiện nay chỉ là tạm thời.

Theo Reuters

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN CHẬT VẬT THÍCH ỨNG VỚI XUNG ĐỘT

 NGA-UKRAINE

ĐẶNG DƯƠNG/ KTSG 13-3-2022

(KTSG) – Xung đột Nga – Ukraine đang mang đến nhiều áp lực cho ngành vận tải biển toàn cầu.

Do tác động từ đại dịch Covid-19, nhiều cảng biển trên thế giới đã và đang ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ tắc nghẽn cao, đặc biệt là các cảng trung chuyển lớn.

Nhiều chi phí phát sinh

Theo Freightwaves, trước khi Nga chính thức đưa quân vào Ukraine, giá nhiên liệu đã ở mức rất cao, và chiến trận nổ ra đã khiến mức giá cho mặt hàng quan trọng này tiếp tục lập đỉnh mới.

Dẫn nguồn từ Ship & Bunker, trang tin này cho biết giá trung bình của VLSFO (dầu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp, loại nhiên liệu được sử dụng chủ yếu cho các tàu biển) tại 20 cảng hàng đầu thế giới đạt 882,5 đô la Mỹ/tấn vào ngày 3-3-2022, tăng vọt 130 đô la Mỹ so với thời điểm trước khi xảy ra xung đột, và tăng 73% so với cùng kỳ năm trước.

Tại cảng Fujairah (Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất), một trong những trung tâm cung cấp nhiên liệu cho tàu lớn nhất thế giới, giá VLSFO đã tăng lên 922,50 đô la Mỹ/tấn, mức kỷ lục trong lịch sử.

Thông thường, các hãng tàu container sẽ thu phụ phí nhiên liệu (BAF) để bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động trong hành trình vận chuyển hàng hóa. Trước diễn biến giá nhiên liệu tăng, chuyên gia hàng hải Lars Jensen nhận định “Phụ phí BAF sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới”.

Phụ phí này được thu từ các chủ hàng, và khi mà chúng ta có lẽ sẽ không quá ngạc nhiên với việc lạm phát trong thời gian tới sẽ tăng cao, thì một thành phần đẩy lạm phát tăng chính là các phụ phí trong ngành vận tải biển.

Xung đột tại Ukraine cũng dẫn đến một hệ quả không mong muốn khác, đó là nguy cơ làm chuỗi cung ứng thêm căng thẳng. Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container của Nga ở mức 2-3% tổng sản lượng vận chuyển container toàn cầu, và với Ukraine thì còn thấp hơn.

Con số này có vẻ không quá lớn, nhưng do các nước ra lệnh trừng phạt với Nga và do chiến sự tại vùng biển Ukraine, lượng hàng nhập khẩu vào Nga và Ukraine sẽ không tiếp tục được vận chuyển đến cảng đích mà được các hãng tàu hoặc là dỡ xuống một số cảng lân cận (như các cảng ở Bulgaria, Romania, Hy Lạp, Đức và cảng ở khu vực kênh đào Suez) để chờ xử lý, hoặc nằm lại trên tàu và sẽ được đưa về nước xuất khẩu.

Tuy nhiên, như chúng ta cũng đã ghi nhận, do tác động từ đại dịch Covid-19, nhiều cảng biển trên thế giới đã và đang ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ tắc nghẽn cao, đặc biệt là các cảng trung chuyển lớn.

Một số hãng tàu có kế hoạch dỡ hàng xuống cảng Hamburg (Đức) để chờ các diễn biến mới, nhưng đây là cảng container trung chuyển phục vụ cho cả thị trường Nga và các nước ở biển Baltic với lưu lượng hàng hóa lớn, và cảng này cũng đã ra thông báo không tiếp nhận các lô hàng đến/đi từ Nga nên các hãng tàu phải điều chỉnh kế hoạch dỡ hàng.

Việc phải điều chỉnh lại các tuyến dịch vụ và xử lý các lô hàng liên quan đến Nga và Ukraine sẽ khiến các hãng tăng chi phí hoạt động ít nhất là đến khi xung đột được giải quyết.

Bên cạnh đó, các container chứa hàng xuất nhập khẩu của Nga sẽ phải nằm lại ở các cảng một thời gian và không được rút hàng sẽ giảm lượng vỏ container trên thị trường, góp phần làm cho tình trạng thiếu vỏ container tại một số quốc gia mạnh về xuất khẩu chậm được khắc phục. Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ tình trạng này, dù không ở mức độ nghiêm trọng.

Ngày 3-3-2022, hãng chuyển phát nhanh FedEx cũng đã gửi thông báo đến khách hàng là sẽ tăng phụ phí cao điểm (peak surcharge) đối với các lô hàng được hãng vận chuyển, dù FedEx không gọi đây là phụ phí chiến tranh (war surcharge), nhưng cũng không khó đoán nguyên nhân của thông báo này. Các hãng tàu có thể có động thái tương tự nếu căng thẳng tại Biển Đen không sớm được giải quyết.

Cước vận tải sẽ khó hạ nhiệt

Đầu năm 2022, đã có một số dự đoán lạc quan khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trên toàn cầu hạ nhiệt, rằng tắc nghẽn giảm sẽ khiến cho các con tàu khai thác hiệu quả hơn, vỏ container dồi dào hơn và qua đó, cước vận tải biển có thể hạ nhiệt, cho dù không giảm xuống mức trước đại dịch nhưng chí ít cũng không ở mức cao như trong năm 2021. Xung đột Nga – Ukraine xảy ra khiến cho triển vọng này trở nên mờ nhạt.

Nhiều hãng tàu lớn trên thế giới hiện đã từ chối các booking (đặt chỗ) đến/đi từ Nga, nhưng ảnh hưởng lên chuỗi cung ứng toàn cầu chắc chắn sẽ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của Nga và Ukraine. Trong thông báo gửi đến cho khách hàng, hãng tàu Maersk cũng nhấn mạnh rằng, “tình hình như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến các tuyến dịch vụ toàn cầu, chứ không chỉ giới hạn ở Nga”.

Như đã trình bày ở phần trước, xung đột Nga – Ukraine sẽ khiến cho hoạt động của chuỗi cung ứng thêm căng thẳng, đặc biệt là tại châu Âu. Việc các con tàu chở hàng hóa liên quan đến Nga phải điều chỉnh kế hoạch khai thác, đồng thời phải chịu sự kiểm tra khắt khe hơn tại các cảng xếp dỡ hàng sẽ làm tăng khả năng tắc nghẽn tại các đầu mối xuất nhập khẩu.

Các container lưu lâu ngày tại cảng cũng sẽ góp phần vào tình trạng này. Phát biểu trên Bloomberg, ông Gary Lau, Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận và Logistics Hồng Kông, nhận định: “Xung đột càng kéo dài thì ảnh hưởng lên chuỗi logistics trên toàn châu Âu sẽ càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn”.

Trước đó, trong giai đoạn chuỗi cung ứng căng thẳng và cước vận tải biển ở mức cao, nhiều doanh nghiệp đã chuyển nhiều lô hàng xuất khẩu tuyến Á – Âu sang phương thức vận chuyển đường sắt, hiện nay nhiều doanh nghiệp, như nhà sản xuất thiết bị mạng Zyxel Communications Corp., đã phải tạm ngưng sử dụng dịch vụ này do tuyến đường vận chuyển đi qua lãnh thổ Nga.

Nếu chuyển sang phương án xuất khẩu bằng đường biển, các lô hàng này sẽ tạo áp lực khiến cước vận tải biển tăng, còn nếu tạm ngưng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ chịu thêm chi phí lưu kho cho lô hàng.

Cước vận tải biển sẽ khó có thể hạ nhiệt trong thời gian tới, thậm chí nếu tình hình không được cải thiện hoặc chiến sự diễn biến phức tạp hơn, cước có thể sẽ lại tăng.

KHÓ TỪ BỎ NGUỒN NĂNG LƯỢNG TỪ NGA TRONG NGẮN HẠN

LẠC DIỆP /KTSG 13-3-2022

(KTSG) – Sức ép về một lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ, khí đốt của Nga đang tăng lên sau khi nhiều chính trị gia Mỹ và châu Âu lên tiếng ủng hộ đề xuất này. Tuy nhiên, liệu các nước phương Tây đã sẵn sàng đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng từ Nga?

Theo các chuyên gia, việc giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu Nga là chuyện không đơn giản, đặc biệt là với châu Âu – nơi đã loay hoay suốt nhiều thập kỷ qua trong việc giải bài toán an ninh năng lượng. Nga hiện đang là nhà cung cấp khí đốt hàng đầu cho châu Âu, với 150-190 tỉ mét khối khí đốt/năm. Theo báo Nikkei Asia, các kho dự trữ khí đốt của châu Âu hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng năm năm qua, và khu vực này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn cung thay thế.

Về dầu thô, Washington Post trích dẫn các số liệu thống kê cho thấy, Nga hiện đang xuất khẩu gần 8 triệu thùng dầu thô và sản phẩm dầu mỗi ngày. Trong đó, ít nhất 2 triệu thùng đang đối mặt với nguy cơ tắc nghẽn, không thể tung ra thị trường. Nếu căng thẳng leo thang và các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn nhằm vào Nga được áp dụng, con số này có thể lên tới 5 triệu thùng/ngày, tạo ra một khoảng trống lớn trên thị trường.

Các nguồn cung thay thế có hạn

Theo Reuters, các quốc gia châu Âu vẫn có những lựa chọn cung cấp thay thế và mạng lưới khí đốt trong khu vực được kết nối với nhau, để chia sẻ năng lượng. Đức, quốc gia tiêu thụ nhiều khí đốt Nga nhất tại châu Âu, có thể nhập khẩu khí đốt từ Anh, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan. Tương tự, các quốc gia Nam Âu có thể nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan thông qua các hệ thống đường ống xuyên biển Adriatic đến Ý và đường ống xuyên Anatoli qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ, quốc gia xuất khẩu nhiều khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đã tìm cách hỗ trợ châu Âu bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất ở cả trong và ngoài nước gia tăng nguồn cung. Mức nhập khẩu khí LNG đến khu vực tây bắc châu Âu hiện đã đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.

Tuy nhiên, bất kỳ lô hàng LNG vận chuyển bằng đường biển nào đều có giá cao hơn nhiều so với khí đốt qua đường ống từ Nga, đe dọa nền kinh tế châu Âu vốn đang vật lộn với tình trạng lạm phát. Làm đầy kho dự trữ khí đốt của châu Âu trước mùa đông tới sẽ tiêu tốn ít nhất gần 76,5 tỉ đô la theo thời giá hiện tại, trong khi những năm trước, con số này chỉ hơn 13 tỉ đô la, theo viện nghiên cứu Bruegel.

Bên cạnh đó, Qatar – một trong những nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới cho biết, không có quốc gia nào có thể thay thế nguồn cung cấp của Nga cho châu Âu, bởi hầu hết lượng khí đốt giao dịch đều gắn với các hợp đồng cung cấp dài hạn. Chia sẻ với AP, ông Jamie Ingram, biên tập viên cấp cao tạp chí Middle East Economic Survey, nhận định “Qatar vốn đã khai thác hết công suất, và không thể đào đâu ra vài triệu tấn khí đốt để vận chuyển tới châu Âu vào thời điểm này, mà chỉ có thể tìm cách chuyển nguồn cung khí đốt từ các thị trường khác sang. Tuy nhiên, phần lớn khí đốt của Qatar hiện đang cung cấp cho thị trường châu Á, nơi áp lực cũng rất lớn”.

Ngay cả khi giới chức châu Âu đảm bảo được các nguồn cung mới, họ vẫn phải đối mặt nhiều vấn đề phát sinh. Phần lớn các cơ sở chuyển đổi LNG thành khí đốt đều nằm ở Tây Ban Nha, Pháp và Anh, nhưng hệ thống ống dẫn tới Đức và sườn đông châu Âu không kết nối tốt với những nơi này. Các kho LNG ở Tây Ban Nha chỉ mới sử dụng 45% công suất, nhưng các đường ống qua dãy núi Pyrenees không thể vận chuyển khí đốt nhiều hơn và rất khó mở rộng.

Một số quốc gia có thể giảm bớt tình trạng thiếu hụt năng lượng bằng việc tăng cường sản xuất điện từ hạt nhân, năng lượng tái tạo, thủy điện hoặc than đá. Tuy nhiên, khả năng này cũng khá hạn chế, trong bối cảnh sản lượng điện hạt nhân và thủy điện tại châu Âu trong năm 2022 dự kiến sẽ giảm so với năm 2021, còn các nhà máy điện than lại đang trong quá trình bị loại bỏ để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Rystad Energy dự báo, việc phát điện từ các nguồn không phải khí đốt chỉ có thể giúp EU tăng thêm khoảng 152 TWh điện năng, so với tổng mức tiêu thụ của cả năm 2021 là 3.650 TWh.

Năng lượng từ Mỹ không phải giải pháp trong ngắn hạn

Một nguồn cung khác được nhiều người quan tâm là dầu và khí đá phiến tại Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mặc dù hoạt động khai thác dầu và khí đá phiến của Mỹ đã mở rộng trở lại, nhờ giá dầu tăng, sẽ phải mất nhiều thời gian để nguồn cung này chiếm lĩnh thị trường châu Âu.

Ông Qian Jun, chuyên gia tại trường Tài chính Quốc tế Fanhai, Đại học Phúc Đán, Trung Quốc nhận định “dầu và khí đá phiến có cấu trúc chi phí riêng. Việc sản xuất chỉ có thể thực hiện nếu giá trên thị trường vượt ngưỡng nhất định. Điều kiện này đã xuất hiện, nhưng sẽ phải mất nhiều thời gian để các công ty tăng cường sản xuất và xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu”.

Trong khi đó, bà Wang Dan, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Hang Seng, cho rằng “trên thực tế khí đốt và dầu đá phiến của Mỹ có giá thành cao hơn và chất lượng thấp hơn so với của Nga. Trong bối cảnh xung đột gia tăng như hiện nay, các khách hàng có thể sẽ quan tâm nhiều hơn tới dầu khí đá phiến của Mỹ và sẵn sàng chấp nhận mức giá cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, giá cả sẽ lại là ưu tiên hàng đầu đối với các nhà nhập khẩu dầu”.

Chính đại diện của ngành dầu đá phiến Mỹ cũng bày tỏ quan điểm thận trọng. Ông Scott Sheffield, Giám đốc điều hành Pioneer Natural Resources, một trong số các công ty khai thác dầu đá phiến lớn nhất của Mỹ, thừa nhận rằng, nguồn cung dầu từ Mỹ sẽ không thể thay thế sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga trong năm nay, mặc dù ông ủng hộ những lời kêu gọi cấm vận toàn cầu đối với xuất khẩu năng lượng của Nga.

“Cách duy nhất để ngăn chặn Nga là cấm xuất khẩu dầu và khí đốt,” Sheffield chia sẻ với Financial Times hôm thứ Sáu tuần trước. “Tuy nhiên, nếu thế giới phương Tây quyết định cấm vận dầu và khí đốt của Nga, giá dầu sẽ lên mức 150-200 đô la/thùng một cách dễ dàng”.

Ông Sheffield cũng cho biết, việc gia tăng sản lượng khai thác dầu đá phiến Mỹ luôn bị cản trở bởi những hạn chế của chuỗi cung ứng, và cả những ràng buộc từ Phố Wall – nơi các công ty khai thác thường phải dùng lợi nhuận từ giá dầu để chi trả cổ tức, thay vì đầu tư mở rộng sản xuất. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hiện đạt khoảng 11,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trước đại dịch là gần 13 triệu thùng/ngày.

“Chúng tôi không thể thay đổi tình hình trong năm nay”, ông Sheffield nhận định. “Tôi đang nói về kế hoạch từ 2 đến 3 năm, bởi vì với dầu đá phiến của Mỹ, ngay cả khi một giàn khoan mới được thiết lập, sẽ phải mất từ 6 đến 8 tháng để có được sản phẩm đầu tiên. Có rất nhiều vấn đề, từ tình trạng thiếu hụt lao động, thiếu hụt trang thiết bị, thiếu cát…”.

OPEC+ không sẵn sàng can thiệp vào thị trường

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, gọi tắt là OPEC+ cũng đã bày tỏ quan điểm sẽ không mạnh tay can thiệp vào thị trường năng lượng. Sau cuộc họp hôm 2-3, các nước OPEC+ đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/tháng kể từ tháng 4 tới, bất chấp việc giá dầu đang tăng cao kỷ lục.

Các nhà phân tích cho biết, tình trạng thiếu đầu tư trong nhiều năm đã khiến các nước thành viên OPEC+ gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng dầu khí. Một số quốc gia thậm chí còn không đạt mức hạn ngạch sản lượng hàng tháng, do bất ổn chính trị kéo dài, khiến công suất dự phòng sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ Ảrập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), hoặc có thể là Kuwait, có khả năng tăng sản lượng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Ảrập Saudi hiện đã xác nhận cam kết tuân thủ thỏa thuận hạn ngạch sản lượng với Nga.

Bên cạnh đó, với việc giá năng lượng đang tăng mạnh, các nước OPEC+ rõ ràng không có nhiều động lực để tăng sản lượng. Ông Craig Erlam, chuyên gia phân tích thị trường tại Công ty Chứng khoán Oanda nhận định “hiện giờ, các nhà sản xuất dường như không có mong muốn giảm áp lực cho thị trường, bởi họ đang hưởng lợi từ mức giá cao sau nhiều năm giá nhiên liệu ở mức thấp”.

Hy vọng hạ nhiệt thị trường có thể đến từ một nước thành viên khác của OPEC là Iran, bởi một thỏa thuận hạt nhân giữa nước này và phương Tây, có thể giúp gia tăng sản lượng khoảng 500.000 thùng dầu/ngày trong ngắn hạn, và thêm 500.000 thùng khác trong vòng sáu tháng tiếp theo. Tuy nhiên, The Washington Post cảnh báo, khả năng đạt được sự thống nhất trong một thỏa thuận có sự tham gia của cả Iran, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nga vào thời điểm này là không nhiều. Phía Iran cũng có thể coi sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường vào thời điểm hiện tại, là đòn bẩy để đòi hỏi thêm nhiều nhượng bộ.

Châu Âu cần các giải pháp trong dài hạn

Dẫu vậy, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vẫn cho rằng EU cần phải sớm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga, đồng thời tăng cường chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng như đa dạng hóa nguồn cung.

IEA khuyến cáo EU không nên ký kết bất kỳ hợp đồng cung cấp khí đốt mới nào với Nga để giảm sự phụ thuộc năng lượng, và cố gắng tìm kiếm các nguồn cung thay thế. Bên cạnh đó, các biện pháp khác cũng được IEA đề xuất bao gồm: đẩy nhanh việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời và gió; tối đa hóa việc phát điện từ năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh học; khuyến khích người tiêu dùng hạ nhiệt độ khi sử dụng thiết bị sưởi…

“Việc Nga sử dụng các nguồn khí đốt tự nhiên của mình như một vũ khí kinh tế và chính trị cho thấy châu Âu cần phải nhanh chóng hành động để sẵn sàng đối mặt với sự không chắc chắn về nguồn cung”, ông Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, cho biết.

Giới chức và các nhà phân tích đồng tình rằng châu Âu có thể vượt qua được hậu quả của mất nguồn cung khí đốt Nga trong mùa đông và mùa xuân năm nay. Nhưng đến năm sau, tình hình có vẻ sẽ khó khăn hơn. Theo cơ quan nghiên cứu Bruegel, nguồn năng lượng nhập khẩu kỷ lục từ các nước khác ngoài Nga sẽ không đủ để nạp đầy kho dự trữ trước khi bước vào mùa đông tiếp theo và châu Âu có thể sẽ phải giảm nhu cầu sử dụng khí đốt.

“Chúng ta cần phải cai nghiện khí đốt và dầu mỏ của Nga và chúng ta cần làm điều đó nhanh hơn nhiều so với những gì đã dự đoán,” giám đốc khí hậu của EU, Frans Timmermans kết luận.

Nguồn: WSJ, Financial Times, CNN, Reuters, Washington Post, AP, Yahoo News, Nikkei Asia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét