Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

20220305. CĂNG THẲNG NGA-UKRAINA (3)

 ĐIỂM BÁO MẠNG

NHỮNG KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA VỚI CUỘC KHỦNG HOẢNG Ở UKRAINE

THANH HẢO/VNN 4-3-2022

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng – không chỉ cho Kiev mà còn cho cả Điện Kremlin. 

Trong khi quân đội Nga tiến về phía Kiev, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt tài chính mạnh mẽ mà có thể sẽ khiến nền kinh tế xứ sở bạch dương tê liệt và đẩy lạm phát leo thang. 

Báo The Atlantic dẫn lời Paul Poast, Giáo sư về chính sách đối ngoại và chiến tranh tại Đại học Chicago (Mỹ), chỉ ra những viễn cảnh cho khủng hoảng ở Ukraine. Đó là: một bãi lầy thảm họa và Nga sẽ rút đi; sự thay đổi chế độ ở Kiev; một cuộc chiếm đóng hoàn toàn Ukraine; hỗn loạn giống như Thế chiến III...

Giáo sư Poast cũng thảo luận về các yếu tố sẽ định hình các cuộc khủng hoảng, phản ứng của Mỹ với Tổng thống Vladimir Putin và những diễn biến quan trọng có thể xảy ra trong tuần tới. 

Những kịch bản có thể xảy ra với khủng hoảng ở Ukraine
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: AP

Ở viễn cảnh thứ nhất, chiến dịch quân sự của Nga nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Nga chứng kiến làn sóng phản đối chiến tranh, kể cả từ những nhân vật nổi tiếng. Thị trường chứng khoán lao dốc. Đồng Rúp giảm giá và nỗi đau sẽ rất nhức nhối khi cấm vận bắt đầu thấm sâu vào các doanh nghiệp và giới tài phiệt Nga.

Phía người Ukraine sẽ ra sức bảo vệ đất nước. Họ có thể có nhiều động lực chiến đấu hơn so với lính Nga. Tất cả những điều đó sẽ cản bước Nga, có thể khiến Tổng thống Putin phải đánh giá lại chiến dịch và rút lui.

Viễn cảnh thứ 2 là sự thay đổi chế độ ở Kiev. Tổng thống Volodymyr Zelensky bị lật đổ hoặc sống lưu vong, và một chính phủ thân Nga sẽ ra đời.

Viễn cảnh thứ 3 được gọi là "cái chết của nhà nước". Giáo sư Poast giải thích, cụm từ này có nghĩa là một nhà nước không còn tồn tại vì nó đã bị thôn tính hoặc chinh phục, và không còn độc lập. Điều này có nghĩa là, mục tiêu của Nga không chỉ là thành lập một chính phủ mới như ở kịch bản số 1, mà còn tiếp quản toàn bộ Ukraine và biến nước này thành một phần của mình.  

Cuối cùng là, theo ông Poast, từ Ukraine, Nga có thể hành động với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). NATO là liên minh của nhiều quốc gia Tây Âu, Đông Âu, và Mỹ, và bao gồm cả các nước vùng Baltic như Estonia, Latvia, Lithuania.  

Nếu xảy ra viễn cảnh này, NATO sẽ kích hoạt Điều khoản 5, quy định bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một thành viên của khối đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh. Khi đó, các quốc gia NATO khác sẽ đứng ra bảo vệ nước bị tấn công, và dẫn tới một cuộc chiến giữa Nga và NATO, cụ thể là giữa Nga và Mỹ.

THANH HẢO

PUTIN NGƯỜI HÙNG BẰNG GIẤY

NGÔ NHÂN DỤNG/ VOA/ BVN 4-3-2022

TT Putin trong một phiên họp với cố vấn kinh tế tại Moscow, 28 tháng Hai.

TT Putin trong một phiên họp với cố vấn kinh tế tại Moscow, 28 tháng Hai.

Khi cuộc chiến chấm dứt, Vladimir Putin sẽ hiện nguyên hình là một người hùng làm bằng giấy, hay bằng rơm theo lối nói của người Việt. Sẽ đến ngày anh hùng rơm phải ra tòa vì tội ác chiến tranh.

Tuần trước, tôi vẫn nghĩ nếu Vladimir Putin tấn công, quân Nga sẽ làm chủ một nửa nước Ukraine trong ngày đầu tiên, tất cả vùng phía Đông sông Dnieper, kể cả thủ đô Kyiv. Quân đội Ukraine vừa ít người vừa thiếu vũ khí sẽ bị tàn sát.

Tôi lầm. Vì không biết thực lực quân Nga. Sau năm ngày, Putin chưa chiếm được một thành phố lớn nào của Ukraine. Đoàn xe chở quân Nga tiến về Kyiv nối đuôi nhau lăn bánh chầm chậm hai ngày chưa đi hết quãng đường vài ba chục cây số. Tình báo Mỹ cho biết đoàn quân ngưng lại vì hết xăng và thiếu thực phẩm! Báo Economist kể ngày Chủ Nhật vừa rồi một đoàn xe Nga bị quân Ukraine phục kích gần thị xã Sumy để lại hàng chục chiếc xe tải, hai thiết giáp và một trụ súng tự động, lính Ukraine đã quay phim đưa lên mạng.

Nga có thể chế những hỏa tiễn tinh khôn đánh trúng mục tiêu xa hàng trăm hàng ngàn cây số, nhưng báo Economist nhận xét, quân đội Nga yếu nhất về mặt tiếp vận. Nhiều xe thiết giáp bỏ rơi bên đường vì cạn xăng. Mọi người được coi cảnh lính Nga vào các siêu thị kiếm đồ ăn. Có chiếc xe chở quân Nga đã ghé một trạm cảnh sát Ukraine xin đổ xăng.

Bộ tham mưu quân đội Nga có thể cũng tưởng chính phủ Ukraine sẽ đầu hàng nhanh chóng, không cần chuẩn bị xăng dầu và thực phẩm cho một cuộc hành quân dài. Có thể các tướng, tá Nga cũng tin lời ông Putin nói rằng dân Ukraine sẽ mang hoa ra tặng khi được quân Nga “giải phóng!” Nhưng cũng có thể vì họ thiếu kinh nghiệm chiến trường. Nga đã gửi quân sang Syria, Lybia, nhưng toàn là lính đánh thuê (đạo quân mang tên Wagner có 17,000 người). Đây là lần đầu tiên quân chính quy tấn công một nước khác; 200,000 binh sĩ đòi hỏi một hệ thống tiếp liệu sẵn sàng hàng năm trước. Một nhược điểm khác của quân Nga là không chuẩn bị công binh tác chiến. Khi dân Ukraine phá sập những cây cầu, quân Nga không sửa cầu ngay mà phải đi tìm đường khác. Cũng vì thế, hệ thống tiếp vận bị tê liệt.

Điều ngạc nhiên nhất là trong gần một tuần lễ Nga vẫn chưa làm chủ không phận. Đáng lẽ hỏa tiễn Nga phải phá tan các phi trường và hệ thống phòng không, radar, súng và tên lửa của Ukraine trong một vài giờ đầu tiên. Máy bay chiến đấu Ukraine vẫn cất cánh. Hai phi cơ vận tải Nga bị bắn rớt, mỗi chiếc chở 100 lính dù. Có lẽ các tướng lãnh Nga còn để dành các vũ khí tinh vi nhất chưa dùng, hay là họ không được cung cấp. Hoặc họ không có chút kinh nghiệm nào trong việc phối hợp không quân với bộ binh. Không được yểm trợ, các đoàn quân Nga bị những máy bay không người lái đánh từ trên xuống. Nhiều binh lính Nga kinh ngạc, sợ và bỏ chạy trước những “drones” TB2, mua của Thổ Nhĩ Kỳ.

Một nhược điểm lớn nhất của quân Nga là tinh thần binh sĩ. Putin đưa sang Ukraine những người lính đang làm nghĩa vụ quân sự không chút kinh nghiệm chiến trường, có khi chưa được huấn luyện. Lính Nga tưởng được đưa đi tập trận ở Belarus, không hiểu tại sao mình đang ở Ukraine, bắn giết những người vẫn được coi là anh em họ hàng. Có đoạn video cho thấy cảnh một đội thiết giáp Nga bị thường dân Ukraine không vũ khí chặn lại, đã quay đầu bỏ đi luôn. Nhiều toán quân Nga đầu hàng ngay khi gặp quân Ukraine. Các tù binh được phỏng vấn cho biết nhiều xe chở quân bị lính đục thủng bình xăng.

Trong khi đó thì dân Ukraine quyết tâm bảo vệ quê hương, tinh thần lên cao tột nhờ Tổng thống Volodymyr Zelenskiy làm gương hy sinh chiến đấu. Một người lính Ukraine đang làm trách nhiệm đặt bom dưới một cây cầu thì thấy đoàn xe quân Nga tới, thay vì bỏ chạy anh ta đã cho bom nổ phá sập cầu và chết theo. Dân chúng xếp hàng chờ lãnh súng đạn để gia nhập các đội quân tự vệ. Có một bà lớn tuổi không được thâu nhận đã năn nỉ: “Nhưng tôi có thể lau nhà!” Người Ukraine đang ở các thành phố khắp Âu châu đã bỏ công việc kéo về cứu nước. Một ông 39 tuổi làm nghề giao hàng đã từ London lái xe hai ngày về đến biên giới Ba Lan - Ukraine. Ông nói phải về nước góp sức với đứa con trai 19 tuổi trong quân đội.

Trên mạng cũng lan truyền đoạn phim một phụ nữ Ukraine ở thị xã Henichesk lớn tiếng mắng toán lính Nga trước mặt mình là “quân xâm lăng,” là “phát xít.” Bà cho mấy chú lính Nga những hạt hoa Hướng Dương, bảo hãy cất trong túi để hoa sẽ mọc trên nấm mồ của họ. Hoa Hướng Dương là một biểu tượng của dân tộc Ukraine. Có 8 triệu người chuyển khúc phim này trên mạng trong mấy ngày đầu tiên.

Một điều lạ nữa là Nga không phá hệ thống truyền thông, internet của Ukraine ngay khi tấn công. Những năm 2015, 16 tin tặc Nga đã phá những nhà máy điện ở miền Tây Ukraine hai lần. Năm 2017 từng làm tê liệt nhiều phi cảng, nhà ga xe lửa và ngân hàng Ukraine. Có lẽ quân Nga để yên hệ thống internet của Ukraine vì muốn sử dụng. Nhiều lính và sĩ quan Nga vẫn dùng điện thoại di động. Dân Ukraine nhân đó đã mở chiến dịch phản tuyên truyền nhắm vào binh sĩ Nga và gia đình họ. Đại sứ Ukraine ở Liên Hiệp Quốc đã trưng ra các “emails” của một người lính Nga với bà mẹ, trước khi anh chết. Cậu lính 19 tuổi tưởng mình được đưa đi tập trận, không biết mình đang ở Ukraine. Một tù binh bị bịt mắt được quân Ukraine giúp gọi điện thoại về cho mẹ. “Mẹ ơi con đang làm tù binh, ở Ukraine - Ủa! Sao vậy?” Bộ Quốc phòng Ukraine đã lập một mạng dành riêng cho tù binh Nga liên lạc với gia đình và các bà mẹ Nga tìm con.

Trước tình trạng hành quân đình trệ, Vladimir Putin sẽ tàn phá vào thủ đô Kyiv tiêu diệt đầu não chính phủ Ukraine trong mấy ngày sắp tới. Năm 1994 Putin đã đánh vào Grozny, thủ đô Chechnya 4,000 quả đại pháo mỗi giờ. Nhưng quân Nga tiến vào Kyiv sẽ gặp sức kháng cự mãnh liệt, không biết bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng. Tình báo Mỹ cho biết nhiều binh sĩ Nga trên đường tới Kyiv đã đào ngũ.

Bao lâu nay ông Putin vẫn làm cho thế giới tưởng rằng ông chỉ huy một quân đội hùng mạnh, cuộc kháng chiến của dân Ukraine cho thấy đạo quân của Putin quá yếu. Điều này cũng dễ hiểu, vì một quân đội mạnh cần một nền kinh tế phong phú hỗ trợ. Kinh tế Nga hiện nay ($1.5 ngàn tỷ mỹ kim) chỉ bằng một nửa kinh tế Pháp ($2.7) hoặc Anh quốc ($2.8), thua xa Mỹ ($21 ngàn tỷ) hay Trung Quốc ($15 ngàn tỷ).

Vladimir Putin sống trong ảo tưởng vì làm chủ một kho vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn từ thời Liên Xô để lại. Nhưng không thể đánh Ukraine bằng bom nguyên tử. Nếu Putin ra lệnh, chắc các người thi hành sẽ đảo chính, vì không ai muốn chết khi bị đánh trả đũa!

Nhưng Putin đã tính trước sẽ chiếm được Ukraine trong hai ngày! Trên tờ báo mạng Ria Novosti của chính phủ Nga ngày Thứ Bảy 26 tháng 2 thấy một bản tin loan báo quân Nga đã làm chủ Ukraine. Bản tin đã được viết trước khi cuộc chiến bắt đầu, đến ngày đó tự động xuất hiện. Khi tình hình chiến sự bế tắc không ai trong tờ báo mạng nhớ đến, không ai để ý tháo gỡ. Báo Economist đăng lại bản tin trước khi bị gỡ xuống, trong đó bộ máy tuyên truyền của Putin viết, “Một thế giới mới đã ra đời trước mắt chúng ta… Nước Nga đã thống nhất trở lại (Putin vẫn khẳng định Ukraine chỉ là một phần của nước Nga) – thảm kịch năm 1991 (khi Liên bang Xô Viết tan rã) đã được vượt qua… ‘Belarus và nước Nga Nhỏ (Ukraine) đã trở về với Đại Nga... Lãnh tụ Vĩ đại Vladimir Putin đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử.”

Mặc dù quân Nga chưa chiếm được một thành phố quan trọng nào, chủ nhân của Ria Novosti Dmitry Kisele vẫn lên tivi Kênh Số Một trong ngày Chủ Nhật 27 tháng 2, mô tả chiến thắng huy hoàng: Quân Nga đã tiêu diệt 1,067 cứ điểm quân sự. Quân Ukraine đã đầu hàng tập thể và được đối đãi tử tế... “Tình trạng tuyệt vời! Không ai đánh ai nữa.” Dân chúng Ukraine hoan nghênh quân đội Nga, kể rằng họ đã bị chính quyền “quốc xã” “tra tấn, đánh gẫy xương sườn, đánh vỡ sọ, dùng kìm bẻ và rút răng, đốt cháy da người bằng sắt nung đỏ …”

[…](1) Các báo đài, và các mạng xã hội ở Nga bị cấm không được dùng các chữ “chiến tranh,” “xâm lăng;” chỉ được dùng chữ “cuộc hành quân” khi nói đến Ukraine. Nhưng Putin không thể nói dối trắng trợn mãi. Nhật báo Novaya Gazetta vẫn giữ vai trò độc lập trong nước Nga đã loan tin về những người lính Nga và các bà mẹ không biết tại sao con mình đi quân dịch bây giờ lại đang ở Ukraine. Mạng tin tức TV Rain và đài phát thanh Ekho Moskvy vẫn hoạt động chờ cơ hội loan tin xác thực. Các “vloggers” đủ can đảm như Yuri Dud đã loan tin cho 5 triệu người đọc, “Putin đã xâm lăng một quốc gia có chủ quyền…” Ngay cả các tỷ phú Nga đã làm giàu nhờ dựa vào Putin cũng bắt đầu lên tiếng kêu gọi đàm phán. Oleg Denipaska nói một cách dè dặt, “Hòa bình rất quan trọng. Cần phải đàm phán càng sớm càng tốt.”

Mười ngàn nghệ sĩ và giới văn nghệ Nga đã ký bức thư ngỏ gửi Putin yêu cầu “ngưng chiến và bày tỏ tình đoàn kết với dân Ukraine.” Một nhạc sĩ trẻ mang hiệu Oxxxymiron tuyên bố trên Instagram ông sẽ bãi bỏ sáu buổi ca nhạc ở Moscow và St. Petersburg dù đã bán hết vé. Ông viết cho hơn 2 triệu người đọc, “Ukraine không xâm lăng lãnh thổ Nga. Chính Nga đang dội bom trên một quốc gia có chủ quyền.” Một nhạc sĩ trẻ vẫn ủng hộ Putin từ lâu, Sergey Lazarev giờ cũng viết cho 4.7 triệu người, “Không ai ủng hộ chiến tranh! Tôi muốn các con tôi sống trong hòa bình!” Nhạc trưởng nổi tiếng Semyon Bichkov phản đối cuộc xâm lăng Ukraine, ông nhấn mạnh, “ …nỗi đau khổ của nhân dân Nga lúc này, nỗi hổ thẹn và khó khăn kinh tế họ đang phải chịu đựng là sự thật. Dần dần dân Nga sẽ thấy sự thật… Im lặng khi chứng kiến ác quỷ hoành hành là đồng lõa với quỷ rồi sau cùng sẽ biến thành quỷ luôn.”

Dù Putin có thể chiếm được thủ đô Kyiv thì cuộc kháng chiến của dân Ukraine vẫn tiếp tục. Khắp thế giới, vũ khí đang được chuyển tới biên giới Ba Lan, Bulgari, Romani và Ukraine (Hungary không cho phép). Khi cuộc chiến chấm dứt, Vladimir Putin sẽ hiện nguyên hình là một người hùng làm bằng giấy, hay bằng rơm theo lối nói của người Việt. Sẽ đến ngày anh hùng rơm phải ra tòa vì tội ác chiến tranh.

N.N.D.

Nguồn: voatiengviet.com

(1) BVN xin phép lược một câu.


THẤY GÌ QUA LÁ PHIẾU 'THUẬN' CỦA CAMBODIA VÀO NGÀY 2/3/2022 TẠI 

ĐẠI HỘI ĐỒNG LHQ ?

ĐINH KIM PHÚC/BVN 4-3-2022


Cambodia lên án Nga là tự bảo vệ cho chính mình.

Tranh chấp với Thái Lan

Ngày 11/11/2013, Chủ tịch Tòa án ICJ Peter Tomka nhất trí ra phán quyết “Campuchia có chủ quyền đối với toàn bộ khu đất của đền Preah Vihear", Theo phán quyết này, khu đất xung quanh đền Preah Vihear là thuộc về Campuchia.

ICJ đã đưa ra phán quyết ngôi đền trên là của Campuchia vào năm 1962 nhưng Thái Lan vẫn cho rằng quyền sở hữu đối với phần còn lại của đỉnh đồi có ngôi đền vẫn chưa được phán xử.

Sau phán quyết mới nhất, giới chức cũng như dư luận Campuchia đều hoan nghênh, cho rằng điều này là "công bằng và chấp nhận được".

Tranh chấp với Việt Nam

Trong hơn 20 năm qua, mỗi lần ở Campuchia nổi lên một sự kiện chính trị thì lại có dư luận tố cáo chính phủ Phnom Penh thỏa hiệp với Việt Nam trong vấn đề biên giới lãnh thổ.

Chúng ta biết rằng trong quan hệ với Việt Nam, Campuchia là một nước láng giềng có đường biên giới chung trên 1.000km, có vùng biển chung chưa được hoạch định và có dòng sông Mekong nối liền hai nước đi ra biển.

Quan hệ giữa hai nước về cơ bản có những yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề tồn tại do lịch sử để lại về biên giới, lãnh hải.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, có tư tưởng chống Việt Nam vẫn lợi dụng những vấn đề này nhằm phục vụ ý đồ chính trị của mình gây ra nhiều phức tạp cho sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Những nhóm Khmer trên thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của người Khmer trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự tiếp cận tuy hợp lý nhưng không đúng. Người Khmer chưa hề làm chủ vùng đất này. Đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, cũng chưa bao giờ làm chủ vùng đất này vì một lý do đơn giản: người Khmer không có mặt trên đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay các nhà khảo cổ học không tìm thấy đền đài nào của thời Angkor trên đồng bằng sông Cửu Long. Cũng nên biết nền văn minh chói sáng của các thời đại Angkor thể hiện qua các công trình kiến trúc bằng đá, tất cả đều tập trung quanh khu vực Siem Reap và Battambang.

Trong suốt thời kỳ hưng thịnh nhất của đế quốc Angkor, trung tâm chính trị và văn hoá được thiết lập phía Bắc hồ Tonlé Sap, quanh Battamang và Siem Reap. Gần như tất cả dân cư sinh sống quanh trung tâm này đều bị bắt về làm nô lệ để xây dựng đền đài. Khi đế quốc Angkor bị người Siam (Thái Lan) tiêu diệt vào giữa thế kỷ XV, không người Khmer nào dám phiêu lưu xuống đồng bằng sông Cửu Long lánh nạn hay lập nghiệp vì sợ rừng thiêng nước độc. Gần như tất cả dân cư Khmer đều tập cư quanh nơi tiếp giáp Biển Hồ và sông Mekong, tức thủ đô Pnom Penh ngày nay. Về sau, để tránh cảnh lụt lội, một số di dân phiêu lưu xuống những gò đất cao (giồng) tại Đồng Tháp và Châu Đốc định cư.

Thời kỳ sau đó, từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp chỉ quanh quẩn từ khu vực phía Nam hồ Tonlé Sap đến khu Mỏ Vẹt phía Đông, và từ Stung Treng phía Bắc đến Tàkeo về phía Nam, mỗi khu vực do một tiểu vương chiếm giữ và đánh phá lẫn nhau. Những danh xưng như Moat Chruk (Châu Đốc), Phsar Dek (Sa Đéc), Toek Khmau (Cà Mau), … chỉ xuất hiện sau này khi người Khmer theo chân người Việt và người Minh Hương đến khai phá đồng bằng sông Cửu Long, từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX. Di tích xưa nhất của người Khmer: các chùa chiền có cùng niên đại với sự xuất hiện của người Hoa và người Việt, nghĩa là cách đây khoảng 300 năm.

Quyển “Gia Định thành thông chí” do Trịnh Hoài Đức biên soạn trong đời Gia Long và năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đã được công bố. Trong đó, địa danh Phú Quốc và việc xác lập đơn vị hành chánh ở Phú Quốc thuộc triều Nguyễn đã được nhắc lại ở 6 mục.

Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam và Campuchia từ xa xưa, chúng ta phải thừa nhận rằng trong lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây, Việt Nam và Thái Lan đều có truyền thống tranh giành ảnh hưởng ở Campuchia. Khi mà Vương quốc Angkor chia rẽ, tranh đoạt quyền bính. Người thì chạy sang Bangkok cầu viện, kẻ ra tận Huế xin trợ giúp, do đó mới có việc Trương Minh Giảng, Thoại Ngọc Hầu chinh Tây. Đó là một thực tế của quá khứ.

Bước vào thời kỳ hiện đại, từ trước năm 1964, với nỗi ám ảnh về những vùng đất đai rộng lớn của thời kỳ đế quốc Angkor, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam kỳ và đảo Phú Quốc.

Nhưng từ năm 1964 trở về sau, dưới sự leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu đã chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hiện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.

Ngày 20/06/1964, Quốc trưởng Norodom Sihanouk đã gửi thư cho Chủ tịch UBTWMTDTGPMNVN Nguyễn Hữu Thọ đề nghị gặp Chủ tịch để trao đổi ý kiến về vấn đề biên giới. Sihanouk đã nói rõ lập trường của Campuchia về vấn đề biên giới: “Chúng tôi rút lui mọi tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của mình để đổi lấy một sự công nhận dứt khoát rõ ràng đối với những đường biên giới đang tồn tại và chủ quyền của chúng tôi đối với những hòn đảo ven biển mà chính quyền Sài gòn đã đòi một cách phi pháp …”.

Ngày 18/08/1964, Quốc trưởng Norodom Sihanouk lại gửi thư cho Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ khẳng định: “về phần mình, Campuchia chỉ đòi hỏi sự công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như đã được vẽ trên các bản đồ thông dụng năm 1954, và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo ven biển mà chế độ Sài gòn đã đòi mà không có một chút lý lẽ gì để biện hộ được”.

Tháng 08/1966 Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra tuyên bố: “Công nhận chủ quyền, độc lập, và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong giới hạn hiện tại ở đường biên giới của mình”.

Quan điểm của MTDTGPMNVN đã trở thành một công thức quyết định của Sihanouk. Ngày 9 tháng 5 năm 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia công bố một văn kiện chính thức kêu gọi tất cả các nước mong muốn thiết lập quan hệ bình thường và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia “công nhận độc lập ,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia trong giới hạn những đường biên giới đã định trong các bản đồ sử dụng trong năm 1954”.

Ba tuần sau, MTDTGPMNVN đưa ra câu trả lời đầu tiên đối với tuyên bố này của Sihanouk:

“1. Khẳng định lại lập trường trước sau như một là công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong khuôn khổ những đường biên giới hiện tại.

2. Công nhận và cam kết tôn trọng những đường biên giới hiện tại giữa Việt Nam và Campuchia”.

Một tuần lễ sau nữa, chính phủ VNDCCH cũng tuyên bố một văn kiện tương tự (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).

Công thức của Sihanouk đã được chính phủ De Gaull tán thành trong bài diễn văn nổi tiếng của De Gaull tại Phnôm Pênh ngày 01/09/1966 và Hoa Kỳ cũng phải dẹp tính tự ái của mình sang một bên mà tán thành công thức này vào tháng 6/1969.

Ngoài những lời cam kết “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong khuôn khổ những đường biên giới hiện tại” do VNDCCH và Chính phủ CMLTCHMNVN đưa ra tại hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương đầu tháng 04/1970, vấn đề biên giới vẫn bị bỏ lửng cho tới tận khi Khmer đỏ tiếp quản Phnom Penh (17/04/1975).

Sau khi tiêu diệt chế độ diệt chủng và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời (07/01/1979), ngày 27/12/1985 Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thỏa thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 được 207km / 1137km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

Cho đến nay, cả hai phía Việt Nam-Campuchia đã hoàn thành 86% việc cắm mốc biên giới, 16% còn lại đang tiếp tục đàm phán.

Trên biển, ngày 7/7/1982 hai Chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ước hoà bình về Campuchia năm 1993, năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thỏa thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.

Với sự kiên trì và khách quan, hai nước đã thống nhất đồng ý ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 vào ngày 10-10-2005.

Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước.

Việt Nam không thể chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước bởi các lý do sau đây:

1. Đường Brévié không phải là 1 văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ.

2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.

3. Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên thỏa thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.

Nếu như lập luận của Sean Pengse thừa nhận rằng Campuchia có quyền về mặt tinh thần với “những lãnh thổ đã bị mất” bao gồm vựa lúa giàu có nhất và thành phố hiện đại nhất của Việt Nam. Rõ ràng nếu thừa nhận sự đúng đắn về đạo lý của các yêu sách đó thì sẽ đặt cơ sở cho yêu sách pháp lý tiếp theo tuy có những tuyên bố từ bỏ vấn đề này (của Vương quốc Campuchia và Campuchia Dân chủ trước đây).

Các thế lực ở Campuchia rêu rao rằng Việt Nam sở hữu hạ tầng sông Mekong ngày nay là bất công vì theo họ việc sở hữu đó đã đạt bằng cuộc xâm lược quân sự chống lại đế chế Khmer xưa kia. Nếu được thừa nhận, thì lập luận này sẽ làm cho người Campuchia có thể đưa thêm những đòi hỏi về lãnh thổ nữa cho người Thái, người Lào và thậm chí người Myanmar. Vô số những yêu sách ngược lại sẽ có thể được đưa ra nhân danh các đế chế hoặc các thành phố độc lập (mà phần lớn cũng đã bị mai một như đế chế Angkor) mà đã từng bị thất bại quân sự về tay người Khmer vào lúc này hay lúc khác trong quá khứ. Nếu dựa vào những lý lẽ “lịch sử” theo kiểu như vậy, tuy có phần hấp dẫn đối với lòng tự hào dân tộc nhưng rõ ràng sẽ mở ra một hộp Pandoras của những xung đột không thể nào giải quyết được.

Lá phiếu của Campuchia một lần nữa cho thấy Campuchia đã đi trước một bước trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á.

Đ.K.P.

Nguồn: FB Phuc Dinh Kim

CHÍNH PHỦ ĐỨC CUNG CẤP CHO UKRAINE VŨ KHÍ LIÊN XÔ ĐỂ BẮN HẠ MÁY BAY NGA 

NTV/ TD 3-3-2022

(HIẾU BÁ LINH dịch)


Tên lửa đất đối không Strela đang hoạt động. Nguồn:dpa

Theo các nguồn tin trong Bộ Kinh tế Đức, Bộ này đã phê duyệt việc chuyển giao 2.700 tên lửa phòng không “Strela” cho Ukraine.

Tên lửa phòng không “Strela” là vũ khí do Liên Xô sản xuất còn nằm trong các kho dự trữ trước đây của Quân đội Nhân dân CHDC Đức (Đông Đức).

Hôm thứ Bảy 26/2, Chính phủ Đức đã quyết định chuyển giao 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không “Stinger” từ kho dự trữ của quân đội Đức cho Ukraine. Và sau đó Ukraine đã nhận được toàn bộ số vũ khí này.

Theo thông tin từ Hãng Thông tấn Đức DPA, ngày 3/3, Bộ Quốc phòng Đức đã kiểm tra trong những ngày qua xem có còn vũ khí nào khác để cung cấp thêm cho Ukraine. Việc giao các loại vũ khí thích hợp được tìm thấy, hiện đã được Bộ Kinh tế phê duyệt.

Ngoài ra, các đối tác NATO là Hà Lan và Estonia cũng đã được sự đồng ý của Đức để cung cấp vũ khí cho Ukraine. Những vũ khí này do CHLB Đức sản xuất hoặc từ các kho dự trữ của CHDC Đức mà Đức đã chuyển giao cho Hà Lan và Estonia sau khi nước Đức thống nhất.

Nga chỉ trích việc Đức cung cấp vũ khí cho Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố hôm thứ Bảy 26/2: “Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đánh dấu một bước ngoặt. Nó đe dọa toàn bộ trật tự thời hậu chiến của chúng ta. Trong tình huống này, chúng tôi có nhiệm vụ cố gắng hết sức để hỗ trợ Ukraine trong việc phòng thủ trước đội quân xâm lược của Vladimir Putin. Đức luôn luôn đứng về phía Ukraine“.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Annalena Baerbock và Phó Thủ tướng Đức, Robert Habeck, đã nói: “Sau cuộc tấn công trâng tráo của Nga, Ukraine phải có khả năng tự vệ. Nước này có quyền tự vệ. Chính phủ Đức cũng đang hỗ trợ Ukraine cung cấp khẩn cấp khí tài cần thiết“.

Hôm thứ Bảy 26/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ sự hài lòng về việc Đức thông báo cung cấp vũ khí. “Đức vừa thông báo chuyển giao súng phóng lựu chống tăng và tên lửa Stinger cho Ukraine. Cứ tiếp tục như thế, thưa ngài Thủ tướng Olaf Scholz“, Zelensky viết trên Twitter.

Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ trích quyết định của chính phủ Đức gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không “Stinger” vào cuộc xung đột. Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga nói:

Với quyết định này, Cộng hòa Liên bang Đức không chỉ đánh thức những bóng ma của Chiến tranh Lạnh mà còn cả những con quỷ của cuộc chiến tranh ‘nóng’Vũ khí đang được gửi từ nước Đức để chống lại binh lính Nga. Thành thử những lời của Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc gặp với Putin ở Moscow về hòa giải giữa người Đức và người Nga sau Chiến tranh thế giới thứ hai là đặc biệt trơ trẽn’.”

NTV

NGA ĐÁNH UKRAIN VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÁC ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG CẦM QUYỀN

ĐỖ HÙNG/ TD 3-3-2022

Cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã cho thấy, phe chống Nga áp đảo phe thân Nga.

Có một phe lừng khừng ở giữa. Việt Nam chọn về phe e ấp bẽn lẽn này:

“Em bé nhỏ mong manh nên em yêu màu trắng

Anh đừng hỏi rằng em ‘yes’ hay ‘no’

Cứ hỏi hoài em hổng nói đâu

Em bé nhỏ mong manh chỉ biết yêu màu trắng”.

Như vậy, có thể thấy các nước có đảng cộng sản hoặc “đảng anh em” lãnh đạo (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Triều Tiên, Cuba) đều hoặc ở phe Nga (Triều Tiên) hoặc ở phe “hổng nói đâu” (mấy nước còn lại).

Thế còn các đảng cộng sản không cầm quyền thì có lập trường thế nào?

Mình kiếm một hồi bèn ra một vài kết quả thú vị, lưu lại đây làm tư liệu.

Có một số phản ứng cơ bản sau:

1. LÊN ÁN NGA KỊCH LIỆT:

ĐẢNG CỘNG SẢN NHẬT BẢN:

Đảng Cộng sản Nhật Bản có lẽ là đảng cộng sản lên án Nga mạnh mẽ nhất. Trong các ngày 12.2, 22.2 và 24.2, Chủ tịch Đảng, ông Shii Kazuo, đã ba lần lên án các hành động của Nga.

Ngày 12.2, dựa trên thông tin “Nga đưa 100.000 quân tới sát biên giới Ukraïna và tiến hành các hoạt động quân sự ở Belarus”, ông Shii Kazuo lên tiếng: “Nga cần chấm dứt các đe dọa quân sự” và “cộng đồng quốc tế cần theo đuổi giải pháp ngoại giao.” Ông cũng kêu gọi chính phủ Nhật Bản tham gia vào các nỗ lực quốc tế để giảm căng thẳng.

Trong tuyên bố ngày 24.2, khi Nga đơn phương công nhận độc lập đối với hai vùng ly khai miền Đông Ukraïna và tấn công Ukraïna, ông Shii Kazuo tuyên bố: “Đảng Cộng sản Nhật Bản cực lực phản đối hành động này” và coi đó là hành động hiếu chiến “xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraïna, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế”.

Đảng Cộng sản Nhật Bản yêu cầu Nga chấm dứt các chiến dịch quân sự và rút quân về nước.

2. LÊN ÁN NGA, KÊU NGA NGƯNG ĐI, CHỬI NATO, NHÂN TIỆN CHỬI CHÍNH PHỦ NƯỚC MÌNH:

ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP:

Đảng Cộng sản Pháp trong tuyên bố ngày 24.2 lên án quyết định của Tổng thống Nga Putin về việc mở chiến dịch quân sự tại Ukraïna. Theo đảng này, Putin phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến.

Đảng Cộng sản Pháp cũng cho rằng Putin đang ngày một chìm sâu vào chủ nghĩa cực đoan, coi thường các cơ quan đa phương và luật pháp quốc tế.

Nhân tiện đảng này cũng chửi NATO.

ĐẢNG CỘNG SẢN ÚC:

Đảng Cộng sản Úc (ACP) đanh thép: “APC lên án cuộc tấn công do các lực lượng của Liên bang Nga thực hiện nhằm vào Ukraïna. Thế giới sửng sốt trước hành động bất chấp của phía chính quyền Putin và sự tổn thất nhân mạng cũng như những khổ đau của những người bị cuộc xung đột này tác động.”

“Ukraïna là quốc gia độc lập có thể chọn giao thương và kết đồng minh với bất kỳ ai mà họ muốn.” (Nhưng ý này là nhằm bôi trơn cho ý kế tiếp, chửi NATO).

APC, bên cạnh chửi Nga, có vẻ cũng không vui với việc chính phủ Ukraïna kết thân với phương Tây, cấm thành lập đảng cộng sản.

APC cho rằng chính quyền Ukraïna đã “chọn về phe với khối hiếu chiến và đế quốc mạnh nhất”. “Tất nhiên, Liên bang Nga có các nỗi lo chính đáng rằng điều này sẽ dẫn đến sự hiện diện của các lực lượng đối thủ và vũ khí hạt nhân gần biên giới để chuẩn bị cho một cuộc chiến về ảnh hưởng và nguồn lực.”

Tóm lại, APC lên án chính phủ Nga mạnh mẽ, chửi xéo chính phủ Ukraïna thân với đế quốc tư bản cũng như o bế bè lũ tân phát xít; nhân tiện chửi thêm Mỹ và các nước phương Tây về nhiều thứ, trong đó có việc tấn công Iraq năm 2003; rồi đá xéo chính phủ Úc.

“Công nhân Úc phải đấu tranh để lôi đất nước ra khỏi mối liên minh với Hoa Kỳ như một phần của cuộc đấu tranh tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa,” tuyên bố viết.

ĐẢNG CỘNG SẢN (MARXIST-LENINIST) GIẢI PHÓNG (ẤN ĐỘ)

Ở Ấn Độ có khoảng chục cái đảng cộng sản, đảng thì theo Marx, đảng theo Mao, đảng theo Lenin, đảng thì theo thập cẩm.

Có đảng cộng sản (nhỏ) này là chửi Nga mãnh liệt.

Tuyên bố của Đảng Cộng sản (Marxist-Leninist) Giải phóng (CPIML) có các điểm sau:

a. Sát cánh cùng Ukraïna;

b. Nga phải ngưng hành động quân sự hung hãn xâm phạm lãnh thổ Ukraïna ngay lập tức không nói nhiều;

c. Ấn Độ cần đóng vai trò chủ động để ngăn chặn Nga xâm hại Ukraïna cũng như sự huy động quân sự của NATO;

d. Quan ngại về sự can thiệp của Mỹ và NATO;

e. Bằng cách tuyên bố ủng hộ độc lập hai thực thể ở miền Đông Ukraïna, Putin đã xóa bỏ di sản của Lenin về quyền dân tộc tự quyết và việc quân Nga tấn công Ukraïna không thể được coi là “gìn giữ hòa bình”.

Prasun Chaudhuri, Lãnh tụ Dipankar Bhattacharya của CPIML, đảng cộng sản lên tiếng gắt nhất trong số các đảng cộng sản ở Ấn Độ. Ảnh trên mạng

3. QUAN NGẠI, CHỬI NATO, KHÔNG LÊN ÁN NGA:

Có một nhóm đảng cộng sản có quan điểm khá tương đồng nhau: quan ngại về chiến tranh, kêu chấm dứt chiến tranh, lên án việc NATO mở rộng đe dọa an ninh Nga; không lên án Nga.

Nhóm này gồm Đảng Cộng sản Ấn Độ (Marxist) và Đảng Cộng sản Ấn Độ (CPI, là đảng cộng sản lâu đời nhất ở Ấn Độ).

Có thể xếp Đảng Cộng sản Canada vào nhóm này. Bên cạnh kêu gọi chấm dứt chiến tranh, chửi NATO thì đảng này còn nhân tiện chửi chính phủ Canada đã chõ mũi vào làm chiến tranh nổ ra tại châu Âu.

_____

Nguồn:

https://www.jcp.or.jp/english/

https://cpim.org/pressbriefs/ukraine-peace-priority

http://cpiml.net/liberation/2022/02/key-points-cpiml-on-russian-military-intervention-in-ukraine

https://communist-party.ca/no-to-war-in-europe/

https://www.communistparty.in/post/cpi-expresses-concern-over-military-conflicts-around-ukraine

https://www.pcf.fr/ukraine_non_a_la_guerre_la_france_doit_porter_urgemment_une_offre_de_paix_pcf

Đỗ Hùng

GỬI TRUNG TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC HẢI VÀ THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG

ĐINH KIM PHÚC/ BVN 3-2-2022

Một sách giáo khoa về luật pháp quốc tế của Michael Akehurst khái quát chung như sau: “Đất đai chinh phục được ngày nay, hoặc ít ra đất đai do một kẻ xâm lược chinh phục, thì không thể được thừa nhận quyền sở hữu. Trong quá khứ thì được. Nhưng quyền sở hữu trước kia dựa vào sự chinh phục bây giờ có trở nên mất giá trị không? Nếu trở nên mất giá trị, thì kết quả sẽ rất là sửng sốt; nếu rút ra kết luận logic của việc đó, thì có nghĩa là bắt Mỹ sẽ trả lại cho người Idian da đỏ, và người Anh sẽ phải trả lại nước Anh cho người xứ Welsh”.

Những ví dụ như vậy có thể nhân lên không bao giờ hết. Kết luận mà phần đông các nhà cầm quyền đạt được là những khái niệm về luật pháp quốc tế không thể áp dụng lui trở lại cho các cuộc xung đột trong quá khứ để làm mất giá trị pháp lý của những biên giới ngày nay được.

Những vấn đề đó đặc biệt gay gắt trong các thuộc địa cũ của các cường quốc thực dân Châu Âu. Akehurst nhận xét: “Những biên giới thuộc địa, được vạch ra bằng vũ lực trong các thế kỷ trước, ngày nay phần lớn đã trở thành những biên giới của những nước mới độc lập, mà không nước nào muốn thấy biên giới của họ bị đưa ra đặt vấn đề lại. Các nước Mỹ la tinh và Á-Phi, với một cái ngoại lệ (như Trung Quốc chẳng hạn) đã đồng ý rằng các biên giới thuộc địa phải được tiếp tục sử dụng, theo luật pháp quốc tế, như những biên giới sau độc lập. Ở Mỹ la tinh, điều đó được hiểu là nguyên tắc Utipossidetis, nghĩa là: Như bạn đã sở hữu, bạn sẽ tiếp tục sở hữu”.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.

Cho đến đầu thế kỷ XX, pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.

Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết: “Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lại các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do, và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng”.

Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hợp Quốc lại viết: “Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”.

“Mọi hành động thụ đắc lãnh thổ bằng đe dọa hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp”.

Đ.K.P.

Nguồn: FB Phuc Dinh Kim

ĐẠI DIỆN CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐÃ TRAO THƯ ỦNG HỘ UKRAINE

MẠC VĂN TRANG/TD 3-3-2022


Từ trái qua phải: TS Đinh Hoàng Thắng, bà Nataliya Zhynkina, Đại biện ĐSQ Ukraine tại Hà Nội, ông Nguyễn Khắc Mai và Nguyễn Đình Cống. Nguồn: Các tổ chức XHDS VN

Sáng ngày 3/3/2022, tức nhằm ngày mồng một tháng Hai năm Nhâm Dần, bà Đại biện ĐSQ Ukraine tại Hà Nội Nataliya Zhynkina đã xúc động nghẹn ngào trong câu nói đứt đoạn, bằng chính tiếng Việt, giọng Hà Nội pha chút phương ngữ Xla-vơ, đón tiếp Cụ Nguyễn Khắc Mai (90 tuổi), Nhà Nghiên cứu Văn Hóa và Giáo Sư Nguyễn Đình Cống (86 tuổi), Đại diện cho 6 Tổ chức Xã hội Dân sự, từ Nam ra Bắc, trao tận tay Người Phụ nữ có thẩm quyền nhất của Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Việt Nam bức thư ngỏ, gửi Chính phủ và Nhân dân Ukraine.

Cụ Nguyễn Khắc Mai quan tâm đến cuộc sống đầy hy sinh mất mát của người Dân thủ đô Kiev nói riêng và Nhân dân Ukraine nói chung dưới những cơn bão lửa suốt tuần qua, cả đêm lẫn ngày, của “hung thần Putin” đang trút cơn thịnh nộ xuống phụ nữ và trẻ em Ukraine. Kế đó, Cụ Mai trình bày vắn tắt nội dung Thư ngỏ và nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng bảo vệ Ukraine lúc này không chỉ là bảo vệ hòa bình, mà còn là bảo vệ một nền dân chủ non trẻ vừa mới thoát ra khỏi quá khứ độc tài. Là những người yêu chuộng tự do, chúng tôi luôn đứng bên cạnh nhân dân Ukraine để gìn giữ nền dân chủ của các bạn.”

Cả Cụ Cống lẫn Cụ Mai khẳng định với bà Đại biện: “Xin bà hãy nhớ rằng, luôn có những người bạn Việt Nam chia sẻ chung những giá trị độc lập và dân chủ mà đất nước Ukraine của bà đang đấu tranh để giữ lấy. Cầu chúc cho Ukraine sẽ được hòa bình, tự do và thịnh vượng!” Khỏi phải nói, Natalliya Zhinkina sau khi biết tuổi các Cụ đã đứng dậy, chắp hai tay kính cẩn nhận bức thư ngỏ với gần 200 chữa ký của người Việt trong mọi miền Đất Nước và từ khắp mọi châu lục… Bà Đại biện đặc biệt xúc động khi Nhà Nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai công bố Quỹ ủng hộ Nhân dân Ukraine chống Putin xâm lược.

Bà Đại biện cũng nhờ các Cụ chuyển đến tất cả các Tổ chức Dân sự cùng các thành viên, lời cám ơn tự đáy lòng của Chính phủ và người Dân Ukraine đang Kháng chiến chống quân xâm lược. Bà Đại biện cam kết, dù bất cứ điều gì xẩy ra, người Dân và Chính phủ Kiev kiên quyết bám trụ và kiên quyết chiến đấu để bảo vệ Nền Dân chủ Non trẻ và Nền Hòa bình thế giới đang bị đe dọa. Bước sang ngày thứ 8 Nga xâm lược Ukraine, bà Zhynkina cho biết, người dân trên khắp cả nước vẫn đang chống trả quyết liệt đội quân xâm lăng.

Bà Zhynkina cũng thông báo cho các Cụ, hiện nay, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã mở cuộc điều tra sau khi Nga bị cáo buộc ném bom vào dân thường tại Ukraine. Công tố viên chính của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang thu thập các bằng chứng về các cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng cáo buộc Moscow về tội ác chiến tranh, sau khi tiến hành các cuộc không khích nhằm vào thành phố Kharkiv, lớn thứ hai tại Ukraine, khiến dân thường thiệt mạng. Cuộc điều tra được tiến hành sau khi 38 quốc gia cùng nhau kêu gọi điều tra tình hình tại Ukraine.

Trước khi chia tay, bà Zhinkina thay mặt ĐSQ mời các Cụ và qua các Cụ mời tất cả thành viên của các Tổ chức Dân sự cũng như đại diện của những người Việt Nam yêu quý đất nước và con người Ukraine đang gian khổ kháng chiến trưa thứ Bảy tuần này (ngày…. ) đến dự buổi “Hội chợ Ukraina tại Hà Nội” sẽ được tổ chức vào lúc 12h ngay tại ĐSQ. Các Cụ xúc động nhận lời và hứa sẽ chuyển lời mời của ĐSQ đến tất cả mọi người.

Buổi chia tay thật quyến luyến, nhất là khâu chụp ảnh kỷ niệm trong và trước khuôn viên ĐSQ. Do tuổi cao, các Cụ phải mang cả thuốc phòng chống Covid-19 đi theo, bị đánh rơi, đã được các đồng chí Công an lễ phép nhặt trả lại một cách chu đáo, trước khi gọi taxi tiễn các Cụ rời ĐSQ.

Thật là buổi hội ngộ quá đặc biệt!

***

THƯ ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN UKRAINE

Kính gửi: Bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam

Chúng tôi, những công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam ký tên dưới đây, xin chia sẻ cùng bà và nhân dân Ukraine mọi gian khổ, hy sinh và thách thức mà đất nước bà đang phải gánh chịu trước cuộc xâm lược của Putin.

Là một đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh cho tới tận cuối thập niên 1980, người Việt Nam chúng tôi thấu hiểu cái giá mà Ukraine phải trả để giữ vững được chủ quyền và nền dân chủ của mình trước chủ nghĩa bá quyền Putin. Chúng tôi kiên quyết lên án hành vi xâm lược trắng trợn của Putin vào Ukraine và hoàn toàn ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân và chính phủ Ukraine.

Chúng tôi cũng hiểu rằng bảo vệ Ukraine lúc này không chỉ là bảo vệ hòa bình mà còn là bảo vệ một nền dân chủ non trẻ vừa mới thoát ra khỏi quá khứ độc tài. Là những người yêu chuộng tự do, chúng tôi luôn đứng bên cạnh nhân dân Ukraine để gìn giữ nền dân chủ và chủ quyền độc lập của các bạn.

Xin bà hãy biết rằng luôn có những người bạn Việt Nam chia sẻ chung những giá trị độc lập và dân chủ mà đất nước Ukraine của bà đang đấu tranh để giữ lấy. Cầu chúc cho Ukraine luôn được hòa bình, tự do và thịnh vượng.

ĐỒNG KÝ TÊN

CÁC TỔ CHỨC DÂN SỰ

1. Lập Quyền Dân. Đại diện: Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hoá

2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nguyên Ngọc, Nhà văn

3. Diễn Đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Nguyễn Quang A, TS Công nghệ thông tin

4. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng

5. Diễn Đàn Bauxite VN. Đại diện: Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý

6. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội

CÁ NHÂN

1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội

2. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An, Quảng Nam

3. Hoàng Dũng, PGSTS Ngôn ngữ học, Sài Gòn

4. Nguyễn Quang A, Tiến sĩ CNTT, Hà Nội

5. Tương Lai, Giáo sư Xã hội học, Sài Gòn

6. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn

7. Trần Thị Băng Thanh, PGS, TS Ngữ văn, Hà Nội

8. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris Pháp

9. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

10. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Autralia

11. Phan Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn

12. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế phát triển, Saigon

13. Nguyễn Đình Ấm, Kỹ sư, Hà Nội

14. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn

15. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý học, TP HCM

16. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn

17. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà báo, Hà Nội

18. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên văn hoá, TP HCM

19. Lại Thị Ánh Hồng, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng Sài Gòn

20. Lê Phú Khải, Nhà báo, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

21. Phan Thành Thạo, Mục sư Tin Lành, Hà Nội

22. Phạm Thành Hưng, Nhà văn, Hà Nội

23. Nguyễn Ngọc Như

24. Hoàng Trường Thành, Kỹ sư, Bà Rịa Vũng Tàu

25. Nguyễn Văn Khánh, Nhà báo, Washington DC, USA

26. Nguyễn Viện, Nhà văn, Saigon

27. Trần Văn Huyền, nguyên Giảng viên Đại học Xây dựng, Hà Nội.

28. Trần Minh Tuấn, Kiến trúc sư, Hà Nội

29. Lưu Việt Anh, Kinh doanh tự do, Hà Nội

30. Đinh Văn Hương, Bác sĩ, Sài Gòn

31. Lê Văn Tầm, Cựu chiến binh chống Mỹ, Hưu trí, Vũng Tàu

32. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, viết văn, Đà Lạt

33. Lê Hoài Nguyên (Thái Kế Toại), Nhà thơ, Hà Nội

34. Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế Nông ngiệp, TP HCM

35. Trần Vĩnh Tân, Giảng viên Mindfulness, Pháp

36. Phùng Ngọc Hoài, Thạc sĩ, cựu Giảng viên Đại học, Hà Nội

37. Nguyễn Lệ Uyên, viết văn, TP Thuận An, Bình Dương

38. Trần Kế Dũng, Astralia

39. Hà Oanh, nguyên Phóng viên báo Hà Nội Mới

40. Đinh Đại Lâm, Công nhân, Holland

41. Nguyễn Đức Tùng, Bác sĩ, Nhà thơ, Canada

42. Nguyễn Gia Lưu, Sài Gòn

43. Đặng Tiến, nguyên Giảng viên đại học, Nhà thơ, Thái Nguyên

44. Nguyễn Thế Hùng,TS Vật lý, Hà Nội

45. Phạm Đình An, Chuyên viên Khí tượng, Hà Nội

46. Sophia Nguyên Phương Zeller, CHLB Đức.

47. Dạ Thảo Phương, Nhà thơ, CHLB Đức

48. Nguyễn Vinh Huỳnh, Nhà thơ

49. Ba Nguyên, Sài Gòn

50. Nguyễn Văn Vy, PGS TS, Đại học Quốc gia Hà Nội.

51. Đỗ Thái Bình, Kỹ sư, Phó Chủ tịch Hội KHKT Tàu thủy VN

52. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

53. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Họa sĩ, Hà Nội

54. Nguyễn Phúc Ngữ, Nông dân, Quảng Nam

55. Phạm Kim Quy

56. Hòa Quang Ngọ, Tiến sỹ Kinh tế học, Sài Gòn

57. Nguyễn Quang Vinh, Sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Hà Nội

58. Trần Hậu, Hà Nội

59. Lê Văn Nhâm, Kỹ sư Xây dựng TPHCM

60. Vũ Hồng Ánh, Cellist, Sài Gòn

61. Đặng Văn Lập, KTS nghỉ hưu, Hà Nội

62. Phạm Duy Hiển, Kĩ sư nghỉ hưu, Dịch giả, Vũng Tàu

63. Nghiêm Sĩ Cường, Cử nhân Kinh tế, Hà Nội

64. Đỗ Huy Bắc, Buôn bán tranh, Sài Gòn

65. Nguyễn Phú Yên, Nhạc sĩ, Sài Gòn

66. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội

67. Vinh Anh , CCB, Hà Nội

68. Đỗ Duy , Chuyên gia Kĩ thuật công nghiệp, Bà Rịa Vũng Tàu

69. Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu văn học , Hà Nội

70. Phạm Thanh Nghiên, Blogger, cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn

71. Huỳnh Anh Tú, cựu Tù nhân chính trị, Sài Gòn

72. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội

73. Đoàn Bảo Châu, Nhà văn, Hà Nội

74. Lê Thị Vân, Dân oan, Hải Phòng

75. Phạm Vũ Cường, Hà Nội

76. Nguyễn Quang Minh, Kinh doanh, TP HCM

77. Nguyễn Tùng Cương, Kỹ sư cơ khí, Hải Phòng

78. Đồng Khánh Trường, Bình Tân, TP HCM

79. Trịnh Công Vương, Kỹ sư, TP Vũng Tàu

80. Hồ Minh Tâm, Kỹ sư Xây dựng, Nhà thơ, Quảng Bình

81. Trần Văn Huyền, Giảng viên Đại học Xây dựng HN, Hà Nội

82. Trần Minh Tuấn, Kiến trúc sư, Hà Nội

83. Lưu Việt Anh, Kinh doanh tự do, Hà Nội

84. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, TP HCM

85. Lê Hạnh, CCB TP Hải Phòng

86. Nguyễn Trác Chi, Nghề nghiệp tự do, Sài Gòn

87. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ

88. Võ Ngọc Ánh, Nhà báo, Washington, Hoa Kỳ

89. Võ Ngọc Lục, Kinh doanh, Nhà báo tự do, Daklak

90. Nguyễn Văn Minh, Kỹ sư Cơ khí, Hà Nội

91. Trần Văn Quyến,TS Kỹ thuật dệt, Hà Nội

92. Phạm Ngọc Thêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ An Ninh Nhất, TP HCM

93. Phạm Xuân Phụng, Hà Nam

94. Nguyễn Văn Đình, Kinh doanh điện tử, Nghệ An

95. Quang Do, Kỹ sư, Seattle, Washington, USA

96. Nguyễn Quang Minh, Nông dân, Bố Trạch, Quảng Bình

97. Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội

98. Nguyễn Thanh Hà, Kỹ sư Môi trường, Hà Nội

99. Đinh Xuân Kỷ, Hà Nội

100. Vũ Việt Thanh, Cán bộ hưu trí, Tuyên Quang

101. Bùi Hiền, Hưu trí, Canada

102. Hà Huy Sơn, Luật sư, Hà Nội

103. Nguyễn Văn Lịch, Cựu binh, Đống Đa, Hà Nội

104. Nguyễn Hồng Tiến, Kỹ sư, Sài Gòn

105. Lê Xuân Thành, Kỹ sư, Nha Trang, Khánh Hòa

106. Bùi Đức Trung, Kỹ sư kinh tế, Đà Nẳng

107. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Saigon

108. Chu Trí Thành, CCB, Chuyên gia Tài chính, Nghệ An

109. Danielle Thiều Thị Tân, CCB , Sài Gòn

110. Lưu Thị Lý, Giáo viên, Hà Tĩnh

111. Phạm Thị Thu Hương, Kế toán, Cà Mau

112. Lê Hải, Nhà báo hưu trí, Đà Nẵng

113. Hoàng Diệu, Kinh doanh, Sài Gòn

114. Trần Thị Hồng Lan, Kế toán, Australia

115. Lê Đức Huỳnh, Hưu trí, Pleiku, Gia Lai

116. Nguyễn Văn Hiển, Giảng viên đại học, Hà Nội

117. Võ Thị Hoàng Nga, Kinh doanh, Nha Trang, Khánh Hòa

118. Nguyễn Trung Dũng, Hưu trí, TP HCM

119. Lê Xuân Hòa, Kỹ sư dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu

120. Nguyễn Thanh Bình, Economist, Manila

121. Lê Trọng Lân, Hoạ sĩ, Hà Nội

122. Phạm Minh Nhật, Kĩ sư Điện, Hải An, Hải Phòng

123. Thái Hạo, Nhà giáo, Nhà thơ, Thanh Hoá

124. Đàm Ngọc Tuyên, Nhà báo tự do, Quảng Ngãi

125. Nguyễn Tuấn Hiệp, Lao động tự do, TP Vinh, Nghệ An

126. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Nhân viên ngân hàng, Hà Nội

127. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, TP HCM

128. Nguyễn Quang Đức, Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng

129. Lê Hồng Bội, Kỹ sư, Sài Gòn

130. Trịnh Vĩnh Thành, Nghề nghiệp tự do, Hà Nội

131. Hoàng Thị Vinh, nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ Ukraine, San Francisco, U S A

132. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

133. Đặng Doan, Kinh doanh, Gia Nghĩa, Đắc Nông

134. Nguyễn Xuân Hoài, Cựu chiến binh, Sài Gòn

135. Kazufuku Nitta, Company CEO, Japan

136. Nhâm Phi Cường, Sài Gòn

137. Trần Quốc Túy, Kỹ sư hóa, hưu trí, Hà Nội

138. Nguyễn Thiết Thạch, Lao động tự do, TP HCM

139. Đậu Quang Dương, Giáo viên về hưu, Đồng Nai

140. Chu Anh Tuấn, Lao động tự do, Vũng Tàu

141. Đỗ Hưng Tuấn, Lao động tự do, Hà Nội

142. Nguyễn Liên Hương, La Ciotat, Pháp

143. Tiết Hùng Thái, Dịch giả, Vũng Tàu

144. Lê Thọ, Kỹ sư, TP HCM

145. Lê Văn Dũng, Lao động tự do, Hà Nội

146. Trần Văn Hoàn, Kinh doanh vật liệu điện nước, Hưng Yên

147. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo hưu trí, Đà Nẵng

148. Nguyễn Mậu Liêm, Kỹ sư Điện tử viễn thông, Quảng Ngãi

149. Thu Phong, Nhà văn, Sài Gòn

150. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Gỉai phóng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn

151. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, Sài Gòn

152. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

153. Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

154. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng

155. Hà Dương Tuấn, nguyên Chuyên gia Công nghệ thông tin, Pháp

156. Hoàng Bao, Giảng viên Đại hoc, Hà Nội

157. Van Tran, Hiệu trưởng Trung tâm Thế – Hệ Úc Châu

158. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp

159. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Dak Lăk

160. Phạm Văn Thuyết, Kỹ sư phần mềm, TP HCM

161. Trần Hải Hạc, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp

162. Nguyễn Sĩ Thụy, Giáo viên nghỉ hưu, Huế

163. Uông Đình Mạnh, nghỉ hưu, Thụy sĩ

164. Đào Minh Châu, Tư vấn hành chính công và chính sách công, Hà Nội

165. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội

166. Nguyễn Hữu Thao, CCB, Kinh doanh, Sofia Bulgaria

167. Đỗ Tuyết Khanh, Thông dịch viên, Genève, Thụy sĩ

168. Phạm Phương Trung, Giảng viên Đại học, Huế

169. Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Hà Nội

Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2022

Thay mặt các tổ chức và cá nhân đồng ký tên

Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu văn hoá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét