Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

20220311. CĂNG THẲNG NGA-UKRAINA (7)

ĐIỂM BÁO MẠNG

LỐI THOÁT DANH DỰ CHO CẢ PUTIN LẪN ZELENSKY

LƯU TRỌNG VĂN/ BVN 10-3-2022

Ngày 28.2 Tổng thống Nga Vladimir Putin trong điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhấn mạnh ba điều kiện cho giải pháp hòa bình:

1. Ukraina phải công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea

2. Ukraina phải hoàn thành nhiệm vụ phi quân sự hóa cũng như đảm bảo trạng thái trung lập của Kiev. Tức là Ukraina không được tham gia NATO.

3. Ukraina phải phi phát xít hoá.

Sau 13 ngày chiến tranh thì Peskop phát ngôn viên của Putin khẳng định điều kiện của Putin để chấm dứt chiến tranh như sau:

1.Ukraina phải thay đổi hiến pháp không tham gia NATO để đảm bảo tính trung lập.

2.Ukraina phải thừa nhận Crimea thuộc Nga,

3. Ukraina đồng thời công nhận độc lập cho các "nước cộng hòa Donetsk và Lugansk" ở miền Đông.

Như vậy đã không còn điều kiện phi phát xít hoá Ukraina đồng nghĩa với việc loại trừ chính phủ Zelensky nhưng lại thêm phải công nhận cộng hoà Donetsk và cộng hoà Lugansk.

Với những điều kiện như thế rất khó thực hiện, vì vậy cần có lối thoát Danh dự cho cả hai bên.

Vậy đó là lối thoát nào?

Trước hết phải tìm ra điểm dễ thoả hiệp hơn cả.

Nga yêu cầu Ukraina không vào NATO và phi quân sự hoá.

Ukraina chấp nhận điều này, với điều kiện Nga ký hiệp định không tấn công Ukraina.

Không quá khó để cả hai bên đồng nhất điểm này. Mới đây Zelensky đã để ngỏ câu trả lời khi cho rằng Ukraina không có hy vọng tham gia NATO.

Tuy vậy, Nga không được ngăn cản Ukraina tham gia EU.

Điều này Nga hoàn toàn không có lý do gì để ngăn cản cả vì thực thể EU không hề làm ảnh hưởng đến an ninh của Nga như NATO - khối liên minh quân sự.

Ở điều kiện 1 này Nga được mà UKraina cũng được.

Nhưng thực ra cái được của Ukraina cơ bản, bền vững và nhiều lợi ích sống còn hơn. Đó là Ukraina hoà nhập với văn minh châu Âu để phát triển kinh tế và Dân chủ, đem lại tự do, hạnh phúc thực sự cho dân Ukraina.

Ukraina đã thắng lợi khi đem Dân chủ, hạnh phúc thực sự và Tự do đến sát biên giới Nga. Điều này tác động lâu dài vào Nga để cùng Nga thay đổi. Mục đích cuối cùng của Ukraina không phải là chống Nga hay ngăn Nga chống mình mà là cùng nắm tay Nga hoà nhập vào EU - một châu Âu Dân chủ - hạnh phúc.

Phương Tây và Mỹ phải hiểu rằng không thể thắng Nga bằng quân sự, kinh tế mà chỉ bằng Dân chủ với ý thức thay đổi của chính Dân Nga.

Điểm thứ hai Nga yêu cầu Ukraina phải công nhận Crimea là của Nga. Thì cách gỡ danh dự tháo ngòi nổ sẽ là Nga và Ukraina cùng đồng ý để người Dân Crimea tự quyết bằng lá phiếu của mình dưới sự giám sát khách quan của Liên Hiệp Quốc.

Điều thứ ba Nga yêu cầu Ukraina phải công nhận nền độc lập của hai cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk, cả Ukraina và Nga cũng trao cho người dân của hai vùng này bằng lá phiếu trưng cầu dân ý để quyết định.

Như vậy hai điều kiện sau đều để cho lá phiếu của người Dân quyết định dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, chứ không theo ép buộc hay ý chí áp đặt của bất cứ ai. Và đó chính là "Lối thoát Danh dự "cho cả hai.

Bởi vì phải tính thực tế, Nga không bao giờ để mất Crimea, còn Ukraina cũng không có thể đòi được Crimea trong lúc này. Đây là cái giá của lịch sử mà Ukraina là kẻ yếu hơn phải chấp nhận "Bước lùi vĩ đại".

Trưng cầu dân ý ở Crimea, với đa số dân gốc Nga và thực thể Crimea hiện nay thì chắc chắn Nga thắng ở Crimea. Nga thoả mãn với chiến thắng quá lớn này và tháo được ngòi nổ bất an cho mình.

Còn trưng cầu dân ý ở Donbass và vùng Donetsk, Luhansk nơi mà dân Ukraina vẫn là đa số cùng với xu thế đa số dân dù gốc Nga hay gốc Ukraina đều muốn mình trở thành thành viên của EU nếu không tách ra khỏi Ukraina thì khả năng Ukraina chiến thắng. Tuy vậy để hài hoà các lợi ích thì Ukraina sẽ cho hai vùng này thêm các quyền tự trị.

Ngòi nổ chiến tranh Nga - Ukraina sẽ được tháo.

Hoà bình trở lại châu Âu. Và bài học của nó vẫn luôn còn nguyên giá trị với nhiều vùng đất nóng bỏng khác.

Nếu không theo ý này thì chiến tranh không bao giờ dứt vì cả Nga và Ukraina không có lối thoát danh dự. Nhất là với kẻ mạnh là Nga.

Phải chấp nhận vì kế sách an ninh lâu dài. Không phải chống Nga mà là thay đổi Nga.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

Bauxite Việt Nam

Nghe ra rất hợp lý, nhưng đó là cái lý của người tỉnh táo và hướng thiện. Trong khi, có tin cho biết Putin đang trong thể trạng một người bị parkinson và suy não mạch (tin này được chứng minh bằng dáng đi của Pu do một y tá chuyên nghiệp quay youtube và đưa lên, gây nên một cơn sốt trên mạng - hiện đã có đến nhiều triệu người vào đọc và 45.000 người bình luận, chủ yếu là giới chuyên môn về y học). Thử nghĩ, một lão già đang tắc não lại được bảo vệ tầng trong tầng ngoài thì có ai đủ uy lực và can đảm đưa chân lý đến rót vào tai y được? Hay là trong khi ngồi ở bàn, hai tay run rẩy quờ quạng thế nào lại chạm tới chiếc chìa khóa “bấm nút” kho vũ khí hạt nhân thì thật là trớ trêu! Loài người là một giống thông minh sao nỡ để số phận của mình bị mắc kẹt trong một thứ hiệp định phi lý quái gở như vậy nhỉ?

 

VÌ SAO NGA-UKRAINE NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG BÀO CHĨA SÚNG VÀO NHAU ?

PHẠM QUANG MINH, NGUYỄN HỒNG HẢI/ TVN 10-3-2022

Nhiều người thắc mắc vì sao xảy ra cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, vốn là 2 nước cộng hòa anh em cùng chung dưới mái nhà Liên Xô, và giữa những người mà ông Putin gọi là “đồng bào”.

Trong bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 21/2, Tổng thống Putin cho hay, Ukraine “không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng tôi.

Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của chúng tôi - không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình”.

Nga-Ukraine: Vì đâu 2 nước anh em, những người đồng bào chĩa súng vào nhau?
Quân đội Nga gần biên giới Ukraine ở vùng Belgorod, Nga, ngày 1/3. Ảnh: Sputnik

Vậy, yếu tố lịch sử và quan hệ Nga - Ukraine liên quan đến cuộc chiến hiện nay là gì?

Nhìn vào quan hệ Nga - Ukraine, có thể chia lịch sử làm 3 giai đoạn. Có thể thấy rằng quan hệ này luôn phức tạp mà yếu tố chủ yếu đằng sau chính là vấn đề bản sắc và chủ nghĩa dân tộc.

Trước khi gia nhập Liên Xô (trước 1921): Ukraine - ‘nước Nga em út’

Lịch sử ra đời của quốc gia - dân tộc Ukraine như thế nào và mối quan hệ ra sao với Nga cho đến nay không phải ai cũng hiểu đầy đủ. Phần lớn sách lịch sử liên quan được viết bằng tiếng Nga, và như Taras Kuzio tại ĐH Johns Hopkins chỉ ra rằng “các học giả chủ yếu vẫn sử dụng nguồn tư liệu chính của LB Nga”. Điều này dẫn đến một sự hiểu nhầm rằng Ukraine vốn thuộc Nga và dân tộc Ukraine vốn bắt nguồn từ dân tộc Nga.

Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic ở phía Đông có tên là Kievan Rus, trải dài từ khu vực biển Baltic đến biển Đen và tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13. Đế chế này được lập bởi bộ tộc Viking vốn bắt nguồn từ khu vực Bắc Âu. Từ “Rus” trong tiếng Slavic có nghĩa là người Bắc Âu tóc đỏ.

Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, người Viking từ phương Bắc tiến hành xâm chiếm các vùng đất do các bộ tộc Slavic quản lý và sau đó kết hôn với tầng lớp quý tộc của những bộ tộc này. Vì vậy, có sự đan chéo về quyền quản lý các vùng đất giữa những người trong bộ tộc Slavic và Viking. Khi đế chế Kievan Rus ra đời, Kiev (Kyiv trong tiếng Ukraine) đã được lập là thủ đô.

Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ. Năm 988, Vladimir Đại đế chuyển sang theo Cơ đốc giáo Chính thống, đặt nền móng cho giáo hội Nga sau này. Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Moscow. 

Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau. Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.

Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine. Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh. Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga và được hưởng sự tự chủ nhất định.

Điều này cũng dễ hiểu vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga Hoàng. Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hung chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, bao gồm cả vùng Donbass. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp hai lục địa Âu - Á.

Nga-Ukraine: Vì đâu 2 nước anh em, những người đồng bào chĩa súng vào nhau?
Người dân tìm đường rời Ukraine để tránh chiến sự. Ảnh: EPA

Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người Belarus, 4% người Do Thái, và 11% các nhóm thiểu số khác. Có thể thấy, người Ukraine là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất, chỉ đứng sau người Nga chiếm đa số. Các Nga Hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là "nước Nga em út". 

Trong ý thức của các Nga Hoàng, dân tộc Nga là một dân tộc “toàn Nga” trong đó bao gồm những người anh cả Nga (Russia), em út Nga (Ukraine) và người Nga da trắng (Belarus).

Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười, lật đổ chế độ Nga Hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước CHND Ukraine.

Giai đoạn thuộc Liên Xô (1921-1991): Sự phức tạp xuất phát từ ý thức dân tộc

Sự thành công của Cách mạng tháng Mười đưa đến sự ra đời của nhà nước chuyên chính XHCN đầu tiên trên thế giới dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Nga (đảng của những người Bolshevik).

Tháng 1/1919, Hồng quân Bolshevik tiến vào Ukraine và chiếm thành phố Kharkov rồi đến Kiev. Đến tháng 5, toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Hồng quân. Tiếp đó, chính quyền Xô-viết thiết lập các nhà nước CHXHCN Xô-viết ở các vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Hồng quân, trong đó có nhà nước CHXHCN Xô-viết Ukraine.

Và đây chính là lý do mà ông Putin cho rằng “Ukraine hiện đại hoàn toàn do Nga tạo ra hay nói chính xác hơn là bởi phe Bolshevik, bởi nước Nga Cộng sản”. Liên bang CHXHCN Xô-viết được thành lập (1922) dựa trên sự hợp nhất các nhà nước CHXHCN Xô-viết nhỏ bé như Ukraine với nhà nước CHLB Xô-viết Nga rộng lớn có diện tích bằng diện tích của nhà nước đế chế Nga thế kỷ thứ 17 cộng thêm vùng Bắc Caucasus và Viễn Đông (được chiếm từ thế kỷ 19) và vùng Kaliningrad (được sáp nhập sau Thế chiến 2).

Nga-Ukraine: Vì đâu 2 nước anh em, những người đồng bào chĩa súng vào nhau?
Chiến tranh là điều đáng lên án vì cuối cùng những người lính cầm súng và người dân vô tội vẫn sẽ là nạn nhân. Ảnh: AP

Trong suốt 70 năm, mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCN Xô-viết Ukraine với chính quyền trung ương LB Xô-viết luôn phức tạp và có nhiều thay đổi. Sự phức tạp xuất phát từ ý thức dân tộc.

Những thay đổi liên quan đến quan hệ quyền lực giữa chính quyền LB và nước CH thành viên, và về quản lý lãnh thổ mà chính ông Putin trong bài phát biểu ngày 21/2 cũng phê phán là sai lầm. Ông cho rằng, những quyết định của chính quyền Xô-viết là “cực kỳ khắc nghiệt đối với nước Nga - bằng cách chia cắt, cắt đứt những gì thuộc về lịch sử của đất Nga. Không ai hỏi hàng triệu người sống ở đó nghĩ gì”.

Rõ ràng, theo cách nhìn nhận và phân tích này, ông Putin coi Ukraine là thuộc về đế chế Nga và nước Nga cộng sản. Việc sáp nhập bán đảo Crimea trước đây, công nhận hai vùng tự xưng nước “CH nhân dân” Donetsk và Luhansk thuộc vùng Donbass phía Đông của Ukraine và cuộc chiến hiện nay không gì khác là giành lại những gì thuộc về Nga.

Thế nhưng, lịch sử một quốc gia không chỉ đơn giản được mô tả trong vài dòng, hay vài trang giấy; càng không thể như Thủ tướng Anh thời Thế chiến 2 Winston Churchill nói “Lịch sử là do những kẻ chiến thắng viết lại”.

Lịch sử hình thành dân tộc Ukraine, nhà nước Ukraine trên vùng lãnh thổ trước khi trở thành nhà nước CHXHCN Xô-viết Ukraine, và vị trí của Ukraine trong suốt 70 năm thuộc Liên Xô là điều đáng suy ngẫm.

Hơn nữa, một câu hỏi đặt ra là nếu người Ukraine thực sự hướng về Nga, muốn thuộc về Nga, vậy thì tại sao khi nhà nước Liên Xô sụp đổ, 90,3% người dân Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/12/1991 đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật tuyên bố Ukraine độc lập, trong khi ở thời điểm đó không thể không thừa nhận rằng tiếng Nga, sự ảnh hưởng của văn hóa Nga là phổ biến ở Ukraine?

Sau khi Liên Xô tan rã: Bước ngoặt năm 2008

Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập năm 1991, tương tự như nhiều nước CH khác thuộc Liên Xô cũ, Ukraine lần lượt ký các văn kiện với các nước có chung biên giới xác nhận và công nhận biên giới lãnh thổ của mình.

Năm 1997, Nga và Romania là hai nước láng giềng cuối cùng ký hiệp ước với Ukraine công nhận biên giới của nhau. Điều này có nghĩa là về mặt pháp lý sẽ không còn xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa Ukraine và các nước láng giềng nữa.

Thế nhưng, trong suốt 30 năm kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập, quá trình Ukraine xây dựng một nhà nước có nền quản trị hiệu quả với một hệ thống chính trị ổn định luôn không dễ dàng.

Mặc dù tuyệt đại đa số người dân ủng hộ Ukraine độc lập, nhưng vẫn có sự chia rẽ giữa khu vực phía Tây và Đông Ukraine, nơi giáp ranh với Nga và về mặt lịch sử chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Nga hơn các khu vực khác.

Trên thực tế, đối với phần lớn người Nga, việc Ukraine tuyên bố độc lập vẫn là điều khó có thể chấp nhận. Tỷ lệ người Nga ủng hộ thành lập một nhà nước liên minh Nga - Ukraine vẫn cao. Điều này cũng lý giải vì sao khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin lại cao như vậy.

Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008, khi NATO cho biết Ukraine có thể trở thành một thành viên của khối trong tương lai. Cũng trong năm đó, EU ký một thoả thuận rất quan trọng, để hỗ trợ Ukraine. Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn.

Thế nên, năm 2013, Nga quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỉ USD để phát triển quốc gia, đổi lại Tổng thống Yanukovych rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga. Ngay lập tức, những cuộc biểu tình lớn đã xảy ra, khiến Yanukovych bị lật đổ.

Lúc đó, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu để hợp pháp hoá cuộc lật đổ Yanukovych, nhưng theo phát biểu của ông Gregor Gysi, Chủ tịch khối nghị sỹ đảng Cánh tả Đức ngày 13/3/2014 tại phiên họp toàn thể của Quốc hội Đức, cuộc bỏ phiếu đó vẫn chưa đạt đủ số phiếu cần thiết. Chỉ có 72,88% phiếu thuận, mà theo hiến pháp Ukraine thì phải 75% mới đạt yêu cầu.

Tuy nhiên, phương Tây vẫn lờ đi điều này để đồng thuận cho sự lật đổ  Yanukovych. Lập tức Nga sáp nhập Crimea, còn hai khu vực ở Donbass, nằm sát Nga cũng đòi ly khai. Kể từ thời điểm này, rồi đặc biệt là khi ông Zelensky lên làm Tổng thống thì Ukraine nghiêng hẳn về phương Tây.

Tháng 1/2021, ông Zelensky kêu gọi Tổng thống Biden kết nạp nước mình vào NATO. Nga lập tức đáp trả bằng cách dồn quân tới biên giới hai nước, và cuối cùng là cuộc chiến như ta đã thấy.

Cuộc chiến Nga - Ukraine đã hết tuần thứ 2. Mặc dù hai bên đã tiến hành 3 vòng đàm phán, nhưng có vẻ như chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, một cuộc chiến tuyên truyền đã chia rẽ không chỉ người dân ở Nga và Ukraine, mà còn cả những người quan tâm và yêu quý cả hai quốc gia này.

Diễn giải hành động quân sự của Nga và phát biểu của ông Putin về khả năng Ukraine sẽ bị mất quy chế nhà nước nếu tiếp tục cuộc chiến hiện nay, có ý kiến cho rằng “điều ông đang nói ám chỉ rộng hơn: Ukraine không phải là một nhà nước hợp pháp. Ukraine là Nga”.

Cho đến nay, đã nhiều người Ukraine thiệt mạng và hàng triệu người phải sơ tán sang các nước láng giềng. Chưa có tiếng nói nào ở Ukraine phản đối chính phủ trong cuộc chiến này, trong khi ở Nga, hàng ngàn người đã bị bắt vì phản đối chiến tranh. Câu hỏi về tính chính nghĩa của cuộc chiến, và cách diễn giải lịch sử như là lý do để phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga để đó cho mỗi chúng ta rút ra câu trả lời và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh tình hình phức tạp hiện nay ở khu vực và trên thế giới.

Dù thế nào, chiến tranh là điều đáng phải lên án vì cuối cùng những người lính cầm súng và người dân vô tội vẫn sẽ là nạn nhân. Các nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan sẽ thừa khả năng để giải quyết bất đồng một cách hòa bình, và hòa bình mới là ước vọng chung của người dân Nga, người dân Ukraine và toàn thể nhân loại.

GS Phạm Quang Minh(ĐH Khoa học xã hội & nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) - TS Nguyễn Hồng Hải(ĐH Queensland, Australia)

NƯỚC NGA: 15 NĂM TÙ NẾU PHÁT TÁN THÔNG TIN SAI LỆCH VỀ 

CHIẾN TRANH

VNTB/ BVN 10-3-2022

(VNTB– “Bị ngồi tù 15 năm vì chỉ làm công việc của mình. Đó là sự kết thúc của nền dân chủ ở Nga. Đã mất tự do.”

“Mọi sai lệch so với tường thuật chính thức về cuộc chiến này giờ đây đều có thể bị phạt tù”, Mikhail Fishman, một nhà báo và nhà bình luận độc lập vừa rời Nga, nói với BBC.

“Tất cả những người tôi biết trong báo chí độc lập của Nga đều đã rời khỏi Nga hoặc đang cố gắng hết sức  để làm như vậy ngay bây giờ”. Tờ Novaya Gazeta cho biết trong một tweet hôm thứ Sáu (bằng tiếng Nga) rằng họ đang xóa tài liệu về chiến tranh, vì sợ các nhà báo và công dân khác đã phổ biến thông tin khác với thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga sẽ bị truy tố.

Theo BBC News, thì hãng tin Anh Quốc này đang tạm thời cho các nhà báo tại Nga tạm ngưng làm việc vì luật mới đe dọa bỏ tù bất kỳ ai bị cho là đã tung tin “giả” về các lực lượng vũ trang. Tổng giám đốc BBC Tim Davie cho biết luật này “dường như hình sự hóa quá trình hoạt động báo chí độc lập”.

Theo hai ký giả Siobhan Toman và Sophie Williams của BBC thì Điện Kremlin phản đối gọi cuộc xung đột  là chiến tranh, thay vào đó phải gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt”. Cụm từ này cho đến nay vẫn được báo chí Việt Nam dùng để đưa tin theo đúng cách mà Điện Kremlin mong muốn.

Hiện tại thì việc  truy cập vào các trang web của BBC đã bị hạn chế ở Nga. Các hãng tin Deutsche Welle, Meduza và Radio Liberty cũng bị hạn chế dịch vụ, hãng thông tấn nhà nước RIA của Nga cho biết.

Đài truyền hình của Canada và Bloomberg News cho biết cũng đã tạm thời ngừng đưa tin từ Nga và kênh tin tức CNN cho biết họ sẽ ngừng phát sóng ở nước này.

Trả lời về đạo luật vừa được các nhà chức trách Nga thông qua, Tổng giám đốc BBC Tim Davie cho biết: “Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời đình chỉ công việc của tất cả các nhà báo BBC News và nhân viên hỗ trợ tại Liên bang Nga trong khi chúng tôi đánh giá toàn bộ tác động của đạo luật.

Tuy nhiên  dịch vụ BBC News bằng tiếng Nga của chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động từ bên ngoài nước Nga. Sự an toàn của các nhân viên của chúng tôi là điều tối quan trọng và  họ có thể có nguy cơ bị truy tố hình sự chỉ vì đã làm đúng công việc. Tôi muốn tri ân tất cả  vì lòng dũng cảm, sự quyết tâm và tính chuyên nghiệp của họ.

Chúng tôi vẫn cam kết cung cấp thông tin chính xác, độc lập cho khán giả trên khắp thế giới, bao gồm hàng triệu người Nga sử dụng dịch vụ tin tức của chúng tôi. Các nhà báo của chúng tôi ở Ukraine và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục đưa tin về cuộc xâm lược Ukraine”.

Một trong những hãng tin tức độc lập cuối cùng của Nga, TV Rain, cũng đã ngừng phát sóng sau khi chịu áp lực về việc đưa tin về cuộc xâm lược. Kênh này kết thúc buổi phát sóng cuối cùng với hình ảnh  nhân viên tản bộ.

Theo BBC News thì TV Rain đã bị cơ quan quản lý viễn thông của Nga đã cáo buộc “kích động chủ nghĩa cực đoan, lạm dụng công dân Nga, gây mất trật tự an toàn và bình tĩnh công cộng và khuyến khích các cuộc biểu tình”.

Tổng biên tập của TV Rain, Tikhon Dzyadko, đã rời Nga, nói rằng đó là do lo ngại cho sự an toàn của chính bản thân ông.

“Vấn đề chính là chúng tôi đã đưa tin khách quan về Ukraine, là các nhà báo chuyên nghiệp và đưa tin từ các phía khác nhau. Chúng tôi đã có các nhà báo trực tiếp đưa tin về tình hình Ukraine”, Ekaterina Kotrik, người dẫn chương trình TV Rain và từng là Trưởng ban Tin tức, nói với BBC.

Hiện tại thì Ekaterina Kotrik đành chọn việc phải rời Nga do luật mới có thể khiến  những người cố tình phát tán những thông tin “giả mạo” mà Điện Kremlin quy định về các lực lượng vũ trang của Nga có thể bị  án tù lên đến 15 năm.

Bà Kotrik nói: “Bị ngồi tù 15 năm vì chỉ làm công việc của mình. Đó là sự kết thúc của nền dân chủ ở Nga. Mọi tự do đều đã bị mất”.

Cùng chung số phận, đài phát thanh Echo of Moscow đã bị đóng cửa hoàn toàn và và trang web của họ cũng bị vô hiệu hóa.

VNTB gửi BVN

CHIẾN SỰ NGA-UKRAINE: CUỘC ĐẤU TÌNH BÁO

HOÀNG VIỆT/ TVN 9-3-2022

Tổng thống Putin đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân trong tình trạng báo động. Câu hỏi đặt ra là ông quyết định đi tới đâu trong cuộc đối đầu với phương Tây. Và tình báo phương Tây tìm kiếm một cách tuyệt vọng câu trả lời.

Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang dẫn tới những đe dọa thay đổi trật tự chính trị quốc tế. Các nhà nghiên cứu lo ngại xu hướng trật tự quốc tế chuyển đổi từ “đa cực” sang “lưỡng cực” bao gồm một cực là Nga - Trung Quốc, còn cực kia sẽ là Mỹ và phương Tây. 

Chiến sự Nga - Ukraine: Cuộc đấu tình báo
Cha con tạm biệt nhau qua cửa sổ xe buýt đưa người dân Ukraine di tản. Ảnh: AP

Trật tự thế giới “lưỡng cực” gợi nhớ đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thời đó ngoài kinh tế, chính trị… còn là những cuộc đối đầu bất tận giữa cơ quan tình báo Liên Xô KGB, mà Tổng thống Nga Putin đã từng là thành viên, với các cơ quan tình báo phương Tây, mà chủ yếu là CIA (Mỹ).

Cảnh báo của Mỹ

Đầu năm nay, phía Mỹ luôn đưa ra cảnh báo với các đồng minh châu Âu và lãnh đạo Ukraine về khả năng Nga sẽ tấn công Ukraine vào tháng 2. Mặc dù Moscow luôn bác bỏ, thậm chí chế giễu Mỹ nhưng cuối cuộc, Nga đã chính thức mở chiến dịch quân sự vào Ukraine từ ngày 24/2.

Ngày 17/2, phát biểu trước Hội đồng bảo an LHQ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc nhất của Washington về ý định của Nga đối với Ukraine - mà vài ngày sau đã trở thành sự thật. Cố vấn an ninh Mỹ Jake Sullivan cũng đưa ra các kịch bản có thể xảy ra ở biên giới Nga - Ukraine, bao gồm: Nga sáp nhập vùng Donbass, tấn công tin tặc hoặc "xâm chiếm" tổng lực Ukraine.

Thực tế đã chứng minh rằng thông tin mà phía Mỹ cảnh báo là hoàn toàn chính xác. Vậy do đâu? Khi được hỏi, Tổng thống Joe Biden trả lời nhẹ nhàng: "Chúng tôi có khả năng tình báo đáng kể”.

Các quan chức Mỹ và phương Tây không chỉ trình bày chi tiết về việc tăng cường lực lượng quân sự quy mô lớn của Nga dọc theo biên giới Ukraine, mà còn nhiều lần cảnh báo về các hoạt động gây ra “báo động giả”, và nhiều cách thức tấn công có thể được áp dụng. Thông tin tình báo công bố cho thấy, các quan chức Mỹ đã nắm bắt được phương pháp và lý luận của ông Putin, điều mà họ phải vật lộn tìm cách thực hiện trong nhiều thập kỷ. 

Chiến sự Nga - Ukraine: Cuộc đấu tình báo
Đầu năm nay, phía Mỹ luôn đưa ra cảnh báo với các đồng minh châu Âu và lãnh đạo Ukraine về khả năng Nga sẽ tấn công Ukraine vào tháng 2. Ảnh: Reuters

Một quan chức cấp cao tại Washington nói rằng, mục đích của Mỹ khi công bố những thông tin đó là làm cho Nga “khó có thể tiến hành xâm chiếm, và nếu có thì cũng khó có thể khẳng định tính hợp pháp của nó”. Người này cho biết: “Chúng tôi học được rất nhiều về cách Nga sử dụng không gian thông tin như phương tiện chiến tranh. Chúng tôi từng chứng kiến họ áp dụng chiến thuật kiểu này trước đây ở Ukraine và Gruzia, trên khắp châu Âu hay ở Syria”.

Khắc phục thất bại trước đây

Trong Chiến tranh Lạnh, dường như không có cơ quan tình báo phương Tây nào “tuyển dụng” được một điệp viên có vị trí cao bên trong Điện Kremlin. Liên Xô và các quốc gia khối Đông Âu luôn là nghĩa địa chôn vùi các kỹ thuật và nghiệp vụ tình báo của phương Tây.

Ngược lại, các cơ quan tình báo của Liên Xô có thể khai thác các quyền tự do tương đối ở các nước phương Tây với hiệu quả tàn khốc, tuyển dụng các điệp viên giữ vị trí thiết yếu trong các giai đoạn quan trọng của Chiến tranh Lạnh.

Nhờ các đặc vụ tình báo mà Joseph Stalin biết được nhiều bí mật về các cường quốc phương Tây hơn những gì họ biết về ý định hoặc khả năng của ông. Điều này được tiết lộ đáng kể trong hồ sơ tình báo của Anh được giải mật gần đây về các điệp viên huyền thoại mang tên Bộ Ngũ Cambridge và những người điều hành họ ở Liên Xô.

Hiểu và đoán được ý định của một nhà lãnh đạo nước ngoài mạnh mẽ như ông Putin, trong một hệ thống chính trị tập trung tuyệt đối như nước Nga, không phải là chuyện dễ. Đặc biệt, ông Putin đã từng là một nhân viên tình báo xuất sắc, nên việc tiếp cận và tìm kiếm được những thông tin về quyết định của ông là một vấn đề khó khăn.

Thế nhưng, lần này, các chuyên gia tình báo Mỹ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tài liệu lưu trữ về các hoạt động tình báo dưới thời Chiến tranh Lạnh cho thấy, những cảnh báo chính xác về ý định và khả năng của đối thủ đạt được nhờ sự kết hợp của việc tổng hợp thông tin nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là với trí tuệ của con người.

Các nguồn thông tin tình báo

Tổng thống Putin, vốn là cựu sĩ quan KGB, nên các ngón nghề của giới tình báo phương Tây, ông không hề lạ. Ông rất kín đáo, thậm chí gần như không sử dụng điện thoại di động hoặc các phương tiện điện tử thông minh. Những cuộc gặp với ông chỉ giới hạn trong một nhóm nhỏ cố vấn đáng tin cậy, có nghĩa là cơ hội có được thông tin rò rỉ từ trung tâm của Điện Kremlin là rất nhỏ.

Nhóm thân cận của ông Putin càng thu hẹp hơn nữa do các biện pháp giãn cách xã hội triệt để mà ông đưa ra. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cũng buộc phải ngồi cách xa ông Putin qua chiếc bàn dài trong cuộc họp ngày 14/2.

Chính vì vậy, số lượng thông tin tình báo rất lớn về các kế hoạch của Putin mà Mỹ cung cấp đã gây ấn tượng đặc biệt cho giới tình báo quốc tế. Bởi trong 3 thập kỷ qua, việc thu thập thông tin tình báo từ Điện Kremlin là chuyện vô cùng khó khăn. Người ta cho rằng, Kremlin dưới thời ông Putin như được phủ bởi một tấm màn sắt giống như của Liên Xô trước đây, vốn cách biệt hoàn toàn với thế giới phương Tây.

Chiến sự Nga - Ukraine: Cuộc đấu tình báo
Ảnh vệ tinh ngày 9/2 cho thấy xe bọc thép của Nga được điều động đến Slavne, Crimea. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại đồng nghĩa với việc bên nào nắm công nghệ cao, bên ấy sẽ có lợi thế trong thu thập thông tin tình báo.

Theo một cựu quan chức tình báo Mỹ, vào đầu những năm 1990, sự xuất hiện của điện thoại di động và bản chất “không kín đáo” của giới tinh hoa Nga đồng nghĩa với việc người ta có thể đọc vị chính phủ Nga “như một cuốn sách mở”.

Nhưng vị này cũng cho biết: “Ngày nay, chính trị Nga được kiểm soát nhiều hơn. Đó không phải là những gì xảy ra vào những năm 1990, và những gì chúng tôi khai thác được ít hơn rất nhiều. Giờ đây, những người này là đặc vụ an ninh được đào tạo, vì vậy kỷ luật của họ tốt hơn”.

Tuy nhiên, đã có một số diễn biến có lợi cho phương Tây. Cựu quan chức tình báo cho biết: “Chúng tôi có công nghệ tốt, năng lực hoạt động trên cao và có thể xâm nhập vào mạng máy tính của các quốc gia khác”.

Vừa qua, chúng ta có thể thấy, thông tin về chiến sự tại Ukraina không chỉ do chính quyền Mỹ cung cấp, mà còn đến từ ngay các cơ quan dân sự.

Một công ty tư nhân chuyên cung cấp các hình ảnh qua vệ tinh tên là Capella Space đã phát hiện hoạt động chuyển quân bất thường của Nga từ trước khi Tổng thống Putin có bài phát biểu chính thức công bố "chiến dịch quân sự đặc biệt" sáng sớm 24/2.

Và trước đó vài tiếng đồng hồ, Jeffrey Lewis, chuyên gia Đại học Middlebury, cho biết Google Map phát hiện "tắc nghẽn giao thông" trên tuyến đường từ Belgorod của Nga tới biên giới Ukraine.

Các phát hiện này chứng tỏ ưu thế rất lớn của các cơ quan tình báo Mỹ, đó là thu thập thông tin tình báo thông qua vệ tinh. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về thu thập và phân tích thông tin tình báo loại này. Mỹ có hàng chục vệ tinh thu thập thông tin tình báo quân sự đang hoạt động trên các quỹ đạo quanh Trái đất. Ngoài ra, họ còn sử dụng một số hệ thống vệ tinh viễn thám khác như Landsat, Eros…

Ngoài ra, ngày càng có thêm nhiều cái được gọi là thông tin tình báo từ các "mã nguồn mở” - có nghĩa là cung cấp sẵn sàng cho bất kỳ ai biết chỗ tìm - được các cơ quan tình báo sử dụng ngày càng nhiều. Ví dụ về loại thông tin này bao gồm bài đăng trên mạng xã hội, ấn phẩm quân sự, thông tin có sẵn trên mạng Internet của Nga và thậm chí là các bài báo. 

Trong Chiến tranh Lạnh, 80% thông tin tình báo về Liên Xô đến từ các nguồn bí mật, 20% từ các nguồn mở. Trong thời đại dữ liệu phổ biến ngày nay, tỷ lệ đó hoàn toàn đảo ngược.

Cựu quan chức tình báo Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã thu thập một số thông tin tình báo rất có giá trị về Nga. Vấn đề thường không nằm ở việc lấy thông tin mà là xử lý thông tin. Công việc này giống như việc sắp xếp các mảnh ghép với nhau, và thường sẽ có rất nhiều mảnh ghép bị thiếu và bạn không thể tạo ra bức tranh hoàn hảo. Trong nhiều trường hợp, kết quả phụ thuộc vào năng lực phán đoán”.

Giờ đây, cuộc tấn công quân sự của Nga nhằm vào Ukraine đang diễn ra và ông Putin đã ra lệnh cho các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động đặc biệt. Câu hỏi đặt ra là: Liệu ông sẽ quyết định đi tới đâu trong cuộc đối đầu với phương Tây hiện nay? Và câu trả lời đang được các cơ quan tình báo phương Tây nỗ lực tìm kiếm một cách tuyệt vọng.

Việt Hoàng 

Giảng viên Hoàng Việt (Đại học Luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật Biển và hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

                  KHI NÀO NƯỚC NGA TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC KINH TẾ ?                                      
                                         NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 9-3-2022

                                    

1. Lịch sử nhân loại cho thấy, từ ngàn xưa cho đến hiện tại, các kẻ độc tài, bạo chúa chỉ mang đến tai hoạ cho nhân dân.
Khi Tần Thuỷ Hoàng tiêu diệt 6 nước chiến quốc, thống nhất thành nước Tần, nhân dân phía bắc Hoàng Hà và vùng Hoa hạ trong biên giới nước Tần có hạnh phúc hơn không? Không!
Khi Thành Cát Tư Hãn và con cháu đưa quân chinh chiến cả cuộc đời, mở rộng biên giới Đế quốc Mông Cổ khắp hai lục địa Á – Âu với diện tích lên đến 24 triệu km2, cư dân trong biên giới Đế quốc Mông Cổ có hạnh phúc hơn không? Không!
Khi Adold Hitler mang quân chiếm gần trọn Châu Âu, nhân dân trong biên giới của Đức quốc xã có hạnh phúc hơn không? Không!
Còn hôm nay nếu Putin thành công chiếm đóng Ukraine, mở rộng biên giới nước Nga, có làm cho nhân dân Nga và nhân dân Ukraine hạnh phúc hơn không? Không!
Tất cả những cuộc chiến tranh vẽ lại biên giới của các bạo chúa chỉ mang đến thảm hoạ, đau thương, tang tóc cho nhân dân.
2. Trái đất là của nhân loại, của chim, cá, hoang thú, của cỏ cây hoa lá. Đó là những chủ nhân đích thực của hành tinh. Một dân tộc sống trên một mảnh đất, tuỳ thời, có thể thuộc vào biên giới của nhiều quốc gia khác nhau. Biên giới quốc gia là phạm trù có giới hạn thời gian. Dù hùng mạnh như Đế quốc Mông Cổ hay Liên Bang Xô Viết, hay bất kỳ một siêu đế quốc nào khác - đế quốc xuất hiện rồi mất. Kẻ độc tài vẽ lại biên giới rồi cũng chết. Chỉ có người dân truyền đời sống trên mảnh đất đó vĩnh viễn là chủ nhân. Sự tồn tại của một dân tộc không phụ thuộc vào biên giới quốc gia.
3. Nước Nga vĩ đại là bởi vì nhân dân Nga vĩ đại. Chế tạo ra vũ khí hạt nhân hay tên lửa siêu thanh là do tài năng của người Nga. Dù đó là thời Sa hoàng, Stalin, Khrushchyov, Brejơnhev hay Putin thì người Nga vẫn là chủ nhân của nhiều phát minh vĩ đại. Càng dân chủ, càng giàu có thì càng nhiều phát minh sáng chế. Càng độc tài càng đói nghèo thì càng ít phát minh sáng chế. Nga thừa hưởng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới từ Liên Xô, trở thành cường quốc vũ khí hạt nhân không ai dám đụng tới - đó không phải tài năng của một cá nhân lãnh đạo, càng không phải là nguyên nhân đưa lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân Nga. Nga không trở thành cường quốc kinh tế mới là thất bại. Nga bị cô lập, đói nghèo mới là nỗi khổ cho nhân dân Nga.
Ông Putin lên nắm quyền tổng thống Nga năm 2000 từ sự nhường ghế của ông Eltsin. Sau hai nhiệm kỳ tổng thống, năm 2008 ông chuyển sang làm thủ tướng để lách hạn chế hai nhiệm kỳ của Hiến pháp. Ông sửa Hiến pháp để đưa nhiệm kỳ tổng thống Nga từ 4 năm lên 6 năm, rồi lên làm tổng thống nhiệm kỳ 3 năm 2012, nhiệm kỳ 4 từ năm 2018. Chưa bằng lòng với 4 nhiệm kỳ tổng thống, một nhiệm kỳ thủ tướng, ông Putin lại tiếp tục sửa đổi Hiến pháp để có cơ hội làm tổng thống Nga đến năm 2036. Ông ký sắc lệnh miễn truy tố suốt đời cho các tổng thống Nga.
Trong hơn ba thập niên đầu của thế kỷ 21, nếu bàu cử công bằng, mà không ai vượt được ông Putin về tài năng để nắm quyền cai trị nước Nga, thì đó là bất hạnh cho nước Nga, bởi vì trí tuệ ông Putin là cao nhất, là cận trên của trí tuệ Nga về quản trị quốc gia. Còn ông Putin dùng quyền lực thay đổi Hiến pháp để ngồi trên ghế tổng thống đến hết đời, thì lại càng bất hạnh hơn nữa cho nhân dân Nga. Trong cả hai trường hợp, nhân dân Nga và nước Nga là người thua thiệt.
Chế độ toàn trị thống trị 74 năm trên một quốc gia to lớn như Nga, sẽ không thể xoá hết tàn dư sau vài thập kỷ. Gặp phải nhà độc tài xuất thân KGB như Putin thì nền dân chủ không có đất để sống. Nền dân chủ ở Nga còn phải sống trong “thời kỳ đau đẻ” thêm vài thập niên nữa. Điều tương tự rồi sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Khi ở Trung Quốc sang trang cho một kỷ nguyên dân chủ, thì Trung Quốc cũng phải chịu đựng “thời kỳ đau đẻ” nhiều thập niên để tiến tới một không gian loãng mùi toàn trị.
Sau 30 năm kể từ khi Liên Xô tan rã, với tài năng của người Nga, với nguồn tài nguyên giàu có của nước Nga, đáng lý ra nước Nga phải trở thành một cường quốc kinh tế. Cường quốc quân sự thì tự có từ thời Xô Viết. Chỉ cần trở thành cường quốc kinh tế thì siêu cường nào cũng phải nể trọng nước Nga, quốc gia nào cũng muốn chơi thân với nước Nga, công dân nào cũng muốn đến nước Nga làm ăn sinh sống.
Nhưng hiện thời, đời sống người dân Nga thấp hơn các quốc gia Đông Âu. Năm 2013 là năm nước Nga có tổng thu nhập quốc dân lớn nhất đạt 2.292,47 tỷ usd, nhưng sau khi sáp nhập Crimea năm 2014 bị cấm vận, nên năm 2016 tụt xuống đáy chỉ còn 1.276,79 tỷ usd. Nhờ bán dầu khí mà vực lại, nhưng vẫn không đáng kể, năm 2019 lên được 1.687,45 tỷ usd rồi tụt xuống 1.483,5 tỷ năm 2020. Nước Nga có dân số 146 triệu người. Diện tích nước Nga là 17 triệu 130 ngàn km2. Tỉnh Quảng Đông Trung Quốc có dân số 113 triệu người. Diện tích Quảng Đông là 177.900km2. Tổng GDP của tỉnh Quảng Đông năm 2018 là 1.470 tỷ usd. Hàn quốc có 51 triệu dân. Diện tích Hàn Quốc là 100.210km2. GDP Hàn Quốc năm 2020 là 1.631 tỷ usd.
Bây giờ nước Nga đang bị cấm vận chưa từng có vì ông Putin đưa quân xâm lược Ukraine, thì các năm tới nền kinh tế nước Nga còn khốn đốn hơn nữa. Tại sao nhân dân Nga vĩ đại phải hứng chịu một nền kinh tế thê thảm như vậy?
Ông Putin không thể sống mãi. Sẽ có một nước Nga không có Putin. Không ai cướp đoạt được lãnh thổ của nước Nga. Không ai tước bỏ được vị thế cường quốc quân sự của nước Nga. Nhưng cường quốc kinh tế thì nước Nga chỉ có được khi không có Putin. Nhân dân Nga vĩ đại sẽ có được ngày nước Nga trở thành cường quốc kinh tế.


NGA-UKRAINE: HOA KỲ CÓ HÒA HOÃN VỚI TRUNG QUỐC ĐỂ VIỆT NAM

KHỎI PHẢI 'DI DÂY' KHÔNG ? QUAN HỆ VIỆT-MỸ- TRUNG

CÙ HUY HÀ VŨ/ BVN 10-3-2022

Trẻ em Ukraine

Trẻ em Ukraine tránh bom Nga

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc xâm lược mà Nga đang tiến hành ở Ukraine là sự kiện địa chính trị lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh giữa Phương Tây và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo kết thúc với sự sụp đổ của siêu cường cộng sản này vào năm 1991.

Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ xem xét tác động của nó đối với quan hệ tới đây của ba bên Mỹ - Việt - Trung vốn chứa đầy mâu thuẫn và xung đột.

Mục tiêu chiến tranh của Nga là dựng lên một chế độ thân Nga ở Ukraine, điều mà Phương Tây chắc chắn chống lại đến cùng. Điều này có nghĩa Phương Tây sẽ giúp người Ukraine tiến hành kháng chiến dài lâu, đúng cái cách họ đã làm với Mujahideen trong gần một thập kỷ, từ 24/12/1979 đến 15/2/1989, để chống lại quân đội Liên Xô ở Afghanistan.

Nếu chỉ căn cứ vào kết cục của cuộc chiến Afghanistan thì không khó suy luận rồi Nga cũng phải thua cuộc và rút khỏi Ukraine. Thế nhưng trong nhãn quan của Moscow, hai nước này khác nhau một trời một vực về tầm quan trọng đối với an ninh của bản thân Liên Xô rồi Nga.

Afghanistan chỉ là vấn đề mở rộng ảnh hưởng, cùng lắm là lãnh thổ, trong khi Ukraine là câu chuyện sinh tử. Nghĩa là đối với Putin không thể có chuyện ra về bàn tay không. Nếu không có được một chính phủ thân Nga ở Kyiv thì tối thiểu Nga phải có một cam kết chính thức từ NATO về phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine. Như vậy, đưa được đạo quân Nga trở lại bên kia biên giới Ukraine mà không phải thỏa mãn bất cứ mong muốn nào của ông chủ điện Kremlin, người đã công khai đe dọa sử dụng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới mà ông ta đang nắm trong tay, đòi hỏi Phương Tây, Mỹ trước hết, một sự tập trung cao độ về mọi phương diện hay "tất cả để chiến thắng Putin".

Soviet Union State coat of arms

Huy hiệu Liên Xô còn lại

Như vậy, để có thể dành ưu tiên cao nhất cho mục tiêu này, Mỹ không thể không rà soát lại chiến lược toàn cầu của mình, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc.

Như mọi người đều rõ, Trung Quốc và Nga đều có tham vọng đế quốc trên căn bản bành trướng lãnh thổ. Cách đây đúng một thế kỷ, vào năm 1922, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết hay còn gọi Liên Xô đã được thành lập trên cơ sở nước Nga Bolshevik tập hợp quanh mình các thuộc quốc của Đế chế Nga. Hiểu như vậy thì cuộc chiến Afghanistan của Liên Xô là nhằm mở rộng lãnh thổ của cường quốc cộng sản này về phía Nam.

Cả Nga và Trung Quốc đều bành trướng, tạo 'vùng ảnh hưởng'

Về phần mình, năm 1951, CHND Trung Hoa đã thành công trong việc xâm chiếm Tây Tạng, khiến nhà lãnh đạo Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 phải lưu vong sang Ấn Độ. Ngày nay, Nga muốn đưa không chỉ Ukraine và Belarus mà tất cả các quốc gia cựu Xô viết khác trở lại vùng ảnh hưởng của mình.

Cũng như vậy, Trung Quốc quyết dùng vũ lực để "giải phóng" Đài Loan mà nước này coi là một tỉnh ly khai cũng như để chiếm trọn Biển Đông nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các đảo do Philippines kiểm soát. Trước các tham vọng lãnh thổ này của Nga và Trung Quốc, Mỹ đã đề ra và triển khai hai chiến lược đối phó tương ứng: kết nạp vào NATO các cựu quốc gia vệ tinh của Liên Xô cũ và "xoay trục" quân sự về châu Á - Thái Bình Dương mà "lõi" là tìm kiếm một liên minh quân sự với Việt Nam. Chiến lược sau được Tổng thống Obama tung ra vào tháng 11/2011 (2).

Việt Nam ở đâu khi Liên minh Nga - Trung Quốc hình thành?

Có một vấn đề mà Mỹ buộc phải tính để thành công là liên minh de facto (trên thực tế) giữa Nga và Trung Quốc. Ngoài hình thành trên nguyên tắc "kẻ thù của kẻ thù là bạn”, liên minh này có mầm mống từ một liên minh quân sự được thiết lập trên cơ sở ý thức hệ cộng sản - Hiệp ước Hữu nghị, Liên minh và Tương trợ Trung - Xô, ký năm 1950 và hết hạn năm 1979.

Bất luận thế nào thì một liên minh như vậy là đáng gờm, không chỉ vì Nga và Trung Quốc đều sở hữu vũ khí hạt nhân và cùng có chân trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, mà còn vì hai nước này có chung biên giới, nghĩa là có thể "chung lưng, đấu cật" theo nghĩa đen của từ này, dễ dàng hỗ trợ nhau chống lại bên thứ ba.

Bài học từ Chiến tranh Lạnh cho thấy Mỹ chiến thắng được Liên Xô trước hết là do đã phá vỡ được liên minh mà nước này có với Trung Quốc.

Thực vậy, việc Mỹ chủ động hòa hoãn với Trung Quốc vào năm 1972 đã đẩy cao mâu thuẫn và xung đột giữa nước này với Liên Xô (3), khiến liên minh giữa hai cường quốc cộng sản tan vỡ trên thực tế. Kết cục là Liên Xô bị xóa tên khỏi bản đồ hai thập niên sau đó. Vì thế, để trục Nga khỏi Ukraine, Mỹ hẳn sẽ phải hòa hoãn với Trung Quốc một lần nữa. Tuy nhiên, hòa hoãn này là có nguyên tắc. Chắc chắn Mỹ sẽ không nhân nhượng Trung Quốc một ly một lai liên quan tới phòng thủ Đài Loan và Philippines vốn được bảo hộ bởi các cam kết chính thức của Chính phủ nước này (4), (5).

Ngược lại, theo đánh giá của tôi, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể từ bỏ tìm kiếm liên minh quân sự với Việt Nam, nhất là khi thực tế cho thấy nỗ lực này là vô vọng.

Thực vậy, với chính sách "ba không" ("Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác"), rồi "bốn không" (thêm "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế"), ban lãnh đạo Việt Nam đã công khai bác bỏ khả năng liên minh quân sự với Mỹ cho dù không ngớt lo Trung Quốc đánh chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa (6).

Rõ ràng, hành xử mâu thuẫn này của Hà Nội cho thấy họ không muốn làm mếch lòng Trung Quốc. Nói một cách hình tượng, Việt Nam "đi dây" giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vậy tại sao lại có một chính sách oái oăm như vậy?

Ta cần trở về lịch sử ba mươi năm trước. Trước sự sụp đổ của hệ thống cộng sản Đông Âu và sự lung lay của Liên Xô mà các lãnh đạo ĐCSVN họ coi là "thành trì cách mạng thế giới" vào những năm 1989- 1990, ban lãnh đạo ở HN nhận thức rằng Trung Quốc cùng ý thức hệ cộng sản là chỗ dựa còn lại để duy trì và bảo vệ "chế độ xã hội chủ nghĩa" hay chế độ toàn trị của họ trước sự tấn công của "các thế lực thù địch", mà ở đây là áp lực dân chủ hóa từ Phương Tây, đặc biệt từ Hoa Kỳ.

Điều này khiến họ quay ngoắt quan điểm về Trung Quốc, từ "kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất" với mưu đồ "bành trướng", "bá quyền", vốn được ghi trong Hiến pháp Việt Nam 1980 như hệ quả của cuộc xâm lược mà nước Đại Hán tân thời này tiến hành vào năm 1979, sang nước từng là "đồng chí, anh em".

Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo Việt Nam đã đề xuất bình thường hóa quan hệ giữa hai nước với ban lãnh đạo Trung Quốc và đầu tháng 9/1990, Hội nghị Thành Đô (Trung Quốc) đã được tổ chức là cho mục đích này.

Giải thích về hội nghi cấp cao Việt - Trung này với Bộ chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (Đảng cộng sản), bao gồm Thủ tướng Hun Sen, vào tháng 12 cùng năm, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh nói: "Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá chủ nghĩa cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Chúng ta (Việt Nam và Campuchia) phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc" (7).

Tóm lại, đối với ban lãnh đạo Việt Nam, không thể có chuyện liên minh quân sự với Mỹ vì làm như thế chẳng những trái nguyên tắc bản thân đề ra mà còn tự tước đi cái phao cứu sinh vì Mỹ cũng là kẻ thù của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8/2021, phó Tổng thống Mỹ Kamala Haris đã đề xuất với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về nâng cấp quan hệ giữa hai nước từ "đối tác toàn diện" lên "đối tác chiến lược", phép thử cho một liên minh quân sự tiềm năng.

Kamala Harris PMC thumb

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 25/8 tại Hà Nội, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói Mỹ tặng Việt Nam thêm 1 triệu liều vaccine Pfizer ngừa Covid-19

Việc Chủ tịch Phúc bỏ qua đề xuất này thực sự đã làm Mỹ bẽ mặt, theo những gì tôi biết khi đang sống ở Hoa Kỳ hiện nay. Như dã tràng "xe cát biển Đông/Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì", Mỹ với sự thực dụng cố hữu của mình hẳn đã phải tính ngừng "nối vòng tay lớn" về quân sự (8) với cựu đối thủ trong Chiến tranh Việt Nam này.

Vấn đề còn lại là tìm một cái cớ để Mỹ có thể "rút lui trong danh dự" vì từ một thập kỷ nay Mỹ đã luôn lớn tiếng sát cánh với Việt Nam để chống lại sự "bắt nạt" của Trung Quốc. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga, dù Mỹ không mong muốn, đã cung cấp miễn phí cái cớ ấy. Đại loại, họ có thể nói rằng "Mong các bạn Việt Nam thông cảm, chúng tôi phải "tái xoay trục" quân sự về châu Âu vì cái được mất ở Lục địa cũ đối với chúng tôi là lớn hơn hẳn ở Biển Đông".

Biết đâu chiêu "rút củi đáy nồi" này của Hoa Kỳ cũng lại làm Trung Quốc thôi muốn thôn tính nốt lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông nếu xét đến lý do mà Bắc Kinh nêu ra để xâm lược Việt Nam vào năm 1979.

Trong chuyến thăm Mỹ từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/1979, ngay trước khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, Đặng Tiểu Bình trong trao đổi với Tổng thống Jimmy Carter đã nhấn mạnh: "Trung Quốc vẫn phải dạy cho Việt Nam một bài học. Liên Xô có thể sử dụng Cuba, Việt Nam, và sau đó Afghanistan biến thành một nước ủy nhiệm" (9).

Nghĩa là Trung Quốc đánh Việt Nam vì nước này làm xung kích cho Liên Xô chống Trung Quốc, y hệt Cuba trong vai xung kích của Liên Xô ở bán cầu Tây. Tóm lại, nếu Việt Nam không có trong kịch bản chống Trung Quốc của Hoa Kỳ nữa thì Trung Quốc chẳng việc gì phải động binh chống Việt Nam?

Bất luận thế nào, Hoa Kỳ thôi tìm kiếm liên minh quân sự với Việt Nam để chống Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông không chỉ giúp được quyền lợi của Washington đã đành - phá thế liên minh Trung - Nga để tăng khả năng buộc Nga sớm rời Ukraine, mà rất có thể còn giúp được người, ban lãnh đạo Việt Nam - khỏi phải mệt mỏi "đi dây" giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ghi chú:

Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam, hiện sống tại Hoa Kỳ, bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Chú thích

(1) Ví dụ: Tháng 4/2018 Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt nhằm vào công ty nhôm lớn nhất của Nga và thứ hai thế giới là Rusal. Đến tháng 1/2019, lệnh này được dỡ bỏ bởi chính cơ quan hành pháp này. Liên hiệp châu Âu cũng vậy, giảm nhẹ dần một số biện pháp trừng phạt bằng cách không gia hạn chúng.

(2) Hãy từ bỏ chính sách 'Ba Không' để liên minh quân sự với Mỹ, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, VOA tiếng Việt, 21/10/2019.

(3) Năm 1973, Liên Xô gần như tăng gấp đôi quân số của mình hiện diện tại biên giới với Trung Quốc so với năm 1969. Trung Quốc tăng cường lên án "chủ nghĩa đế quốc xã hội Xô Viết" và tố cáo Liên Xô là kẻ thù của Cách mạng Thế giới.

(4) Ngày 3/12/1954, Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc ký "Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Trung" có hiệu lực vào tháng 3/1955. Sau khi Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1/1/1979, Hiệp ước này kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. Tuy nhiên trước đó, vào ngày 10/4/1979, Tổng thống Mỹ Carter đã ký Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Theo đạo luật này, Mỹ "cung cấp vũ khí có tính chất phòng thủ cho nhân dân Đài Loan" và "duy trì năng lực của Hoa Kỳ để kháng cự bất kỳ hành động sử dụng vũ lực, hoặc sử dụng các thủ đoạn cưỡng bách khác, đe dọa đến chế độ an ninh và kinh tế-xã hội của nhân dân Đài Loan." Như vậy, phòng thủ chung giữa Mỹ và Đài Loan vẫn được duy trì trên thực tế.

(5) Ngày 30/8/1951, Mỹ và Philippines ký Hiệp ước phòng thủ chung. Ngày 23/9/2021, bà Lindsey Ford, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cho biết tuân theo hiệp ước này, chính phủ Mỹ có nghĩa vụ hỗ trợ Philippines trong trường hợp có bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào các lực lượng vũ trang của Manila ở Thái Bình Dương, gồm cả ở Biển Đông.

(6) Hãy từ bỏ chính sách 'Ba Không' để liên minh quân sự với Mỹ, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đã dẫn.

(7) Hồi ký Trần Quang Cơ, Diễn đàn, 12/07/2008.

(8) Trong chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson cùng hai tàu hộ vệ và 6.500 thủy thủ Mỹ vào tháng 3/2018, Ban nhạc Hạm đội 7 của Mỹ đã trình bày bài "Nối vòng tay lớn" của Trịnh Công Sơn, VNEXPRESS, 8/3/2018.

(9) Chiến tranh biên giới: Nhìn lại để trân quý nền hòa bình hiện tại, Phạm Minh Thế, Quảng Trị online, 17/02/2022.

C.H.H.V.

Nguồn: BBC Tiếng Việt


UKRAINE KIỆN NGA: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

BÙI CÔNG TRỰC/ BVN 11-3-2022



Vào ngày 26/2, chỉ hai ngày sau khi quân đội Nga tràn vào xâm lược Ukraine, phía Ukraine đã đệ đơn khởi kiện chính quyền Nga lên Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ).

Cần lưu ý rằng đây không phải lần đầu tiên Ukraine mang Nga ra một cơ quan tài phán quốc tế liên quan đến các tranh chấp và xung đột tại Crimea, các vùng lãnh thổ phía Đông, hay kể cả các vấn đề chính trị liên quan đến cuộc “Cách mạng Maidan” vào năm 2014.

Sự minh bạch và cầu thị của Ukraine trong việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế cho người dân thế giới cơ hội hiểu thêm về xung đột và các tranh chấp. Mặt khác, chúng cũng giúp cho các định chế quốc tế có cơ hội can thiệp, ghi nhận lại sự thật và phán xét một cách công tâm.

Vậy trong vụ kiện lần này, Ukraine vì sao lại kiện, căn cứ của họ là đâu, và mục tiêu của họ là gì?

Phiên xử đầu tiên diễn ra vào các ngày 7 và 8 tháng Ba vừa qua cho chúng ta một số thông tin quan trọng.

Căn cứ khởi kiện của Ukraine

Theo đơn nộp cho ICJ, chính phủ Ukraine đưa ra hai nhóm vấn đề: một về mặt sự thật thực tiễn; và hai là về mặt pháp lý.

Về mặt thực tế, chính phủ Ukraine cho biết Nga đã và đang tiếp tục dựa trên lý do rằng “Ukraine đang thực hiện hành vi diệt chủng (genocide) nhắm đến hàng triệu mạng sống” ở miền Đông Ukraine, những người chỉ còn biết cậy nhờ tất cả niềm tin của họ vào nước Nga (pinned their hopes on Russia); từ đó lý giải cho việc thực hiện hành vi xâm lược của mình.

Luận điểm này được Nga lặp đi lặp lại trong các buổi họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lẫn các kênh truyền thông quốc tế phát từ Nga.

Phía Ukraine phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc của Nga, và xem cáo buộc nói trên cũng như hành vi xâm lược của Nga đối với lãnh thổ Ukraine là một vi phạm trong việc đọc, giải thích và áp dụng các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan đến vấn đề diệt chủng.

Về mặt pháp lý, căn cứ của Ukraine dựa vào Công ước Quốc tế về Phòng chống và Trừng phạt Tội ác Diệt Chủng (Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, thường được gọi ngắn là Convention on Genocide – “Công ước”).

Cả Ukraine và Nga đều là thành viên của Công ước nói trên.

Ngoài ra, Ukraine cho rằng tại Điều IX của Công ước, các quốc gia thành viên đã chấp nhận thẩm quyền của ICJ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích, áp dụng, thực hiện, trách nhiệm của một quốc gia thành viên cũng như các hành động được liệt kê trong Điều III của Công ước (như trực tiếp thực hiện hành vi diệt chủng, âm mưu hoặc kích động quần chúng thực hiện hành vi diệt chủng, v.v.)

Như vậy, theo cách tiếp cận của người viết, việc Nga cáo buộc Ukraine thực hiện hành vi diệt chủng; và thậm chí sau đó xâm lược, xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine dựa trên căn cứ này là một trong những vấn đề nằm hoàn toàn trong phạm vi điều chỉnh cũng như tranh chấp của Công ước.


Quang cảnh phiên xử vụ Ukraine kiện Nga tại Tòa án Công lý Quốc tế ngày 7/3/2022. Ảnh: media.un.org.

Ukraine mong muốn gì ở vụ kiện?

Trong phiên xử hybrid (kết hợp cả hai phương thức online và offline) mà đại diện Nga từ chối tham dự, Ukraine làm rõ hơn các mong muốn của mình. Cụ thể nhất, Ukraine đề nghị ICJ đưa ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional measures) trước khi vụ kiện có thể tiếp tục một cách công bằng và minh bạch. Đây là một kỹ thuật mà người viết cho là rất khôn khéo từ phía chính quyền Ukraine.

Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, liệu ICJ có thể can thiệp và đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời này hay không thì là một câu chuyện rất khó đoán tại thời điểm này.

Những biện pháp mà Ukraine đề xuất bao gồm:

  1. Chấm dứt ngay lập tức các hoạt động quân sự mà Nga bắt đầu trên lãnh thổ Ukraine từ ngày 24/2/2022 liên quan đến việc diễn giải và thực hành sai Công ước về Diệt chủng;
  2. Bảo đảm tất cả những lực lượng quân sự chịu ảnh hưởng, được Nga ủng hộ (dù trực tiếp hay gián tiếp) phải chấm dứt mọi hoạt động vũ trang liên quan đến việc diễn giải và thực hành sai Công ước về Diệt chủng;
  3. Nga phải cam kết chấm dứt mọi hành vi có thể khiến cho việc giải quyết tranh chấp này tại ICJ trở nên khó khăn hơn; và
  4. Nga phải báo cáo cho ICJ mọi biện pháp mà họ đã thực hiện để tuân thủ và tôn trọng lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp từ ICJ một tuần sau khi lệnh được ban hành và theo tuần tự thời gian do ICJ đưa ra.

Ở một mặt nào đó, người viết cho rằng những yêu cầu này vượt quá phạm vi các tiền lệ và công cụ pháp lý mà ICJ có. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp tạm thời nhắm thẳng vào hành vi xâm lược của Nga sẽ có tác dụng pháp lý rất lớn nếu ICJ đồng ý áp dụng dù chỉ một phần những yêu cầu trên.

Chúng ta có thể kỳ vọng gì? 

ICJ đang áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn (cách gọi nếu chúng ta quen với thuật ngữ pháp lý Việt Nam – trong tiếng Anh là fast-track rulings). Điều này đồng nghĩa rằng kết quả của việc có áp dụng biện pháp khẩn hay không sẽ được ICJ đưa ra chỉ trong một vài tuần làm việc, và thậm chí sớm hơn.

Chủ tịch của Hội đồng Thẩm phán của ICJ – Thẩm phán Joan Donoghue – bày tỏ sự tiếc nuối rằng phía Nga đã không tham dự phiên xử. Tuy nhiên, các bên đều nhấn mạnh việc tham dự hay không tham dự của Nga sẽ không gây ảnh hưởng đến tính pháp lý và hiệu lực của phán quyết.

Luật Khoa sẽ tiếp tục cập nhật và chúng ta cùng kỳ vọng vào những diễn biến tích cực của phiên tòa.

B.C.T.

Nguồn: Luật Khoa











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét