Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2022

20220306. CĂNG THẲNG NGA-UKRAINA (4)

 ĐIỂM BÁO MẠNG

TRUNG QUỐC CÓ PHẢI LÀ LỜI GIẢI CỦA NGA ?

SONG THANH/ TBKTSG 5-3-2022

(KTSG) – Nền kinh tế Nga hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức bởi hàng loạt biện pháp trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây, do cuộc xung đột tại Ukraine. Điều này được dự báo sẽ thúc đẩy Moscow thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, để hạn chế tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt.

Trung Quốc – lối thoát cho nền kinh tế Nga

Theo các chuyên gia, Trung Quốc hiện là nước duy nhất có thể giúp Nga giảm thiểu tác động kinh tế từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Trên thực tế, việc Trung Quốc mua số khí đốt trị giá hàng tỉ đô la Mỹ và ký kết các thỏa thuận hợp tác về cơ sở hạ tầng, công nghệ đã giúp Nga hạn chế đáng kể tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính mà phương Tây áp đặt lên nước này sau sự kiện sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Các số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc đang là đối tác thương mại hàng đầu của Nga, chiếm 23% kim ngạch nhập khẩu và 15% kim ngạch xuất khẩu của Nga trong năm 2020.

Các ngân hàng chính sách lớn của Trung Quốc, vốn tách biệt hẳn với các ngân hàng thương mại, sẽ là thực thể chủ đạo đảm nhận hỗ trợ tài chính cho Nga.

Đến thời điểm này, Nga là khách hàng nhận được các khoản vay lớn nhất từ các tổ chức tài chính Trung Quốc, với tổng giá trị lên đến 151 tỉ đô la trong giai đoạn 2000-2017, theo dữ liệu của AidData, một đơn vị nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học William & Mary ở Virginia, Mỹ.

Đáng chú ý, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) cùng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Eximbank) là hai thực thể được cho là ít bị ảnh hưởng bởi đòn trừng phạt từ phương Tây. “Hai ngân hàng này ít tương tác với hệ thống đô la Mỹ và có nhiều lựa chọn hơn trong hỗ trợ tài chính theo những cách thức khác biệt, ít bị tổn thương trước các biện pháp trừng phạt”, học giả Tom Rafferty tại Economist Intelligence Unit nhận định.

Ngay trước thềm cuộc xung đột, Bắc Kinh đã dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu đối với lúa mì từ Nga và ký một thỏa thuận có thời hạn 30 năm để nhập khẩu khí đốt – dấu hiệu cho thấy, thị trường khổng lồ của Trung Quốc đang mở cửa hơn nữa với Nga.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng cần tới nguồn hàng hóa dồi dào từ Nga. Theo New York Times, cho đến nay, hầu hết năng lượng và lương thực mà Trung Quốc nhập khẩu phải di chuyển qua các vùng biển có sự hiện diện của hải quân Mỹ và Ấn Độ. Do vậy, Bắc Kinh đang cố gắng dựa nhiều hơn vào nguồn cung khác.

Bên cạnh việc nhập khẩu hàng hóa, cả Moscow và Bắc Kinh đều đang cố gắng phi đô la hóa hoặc chí ít là hạn chế sử dụng đồng tiền của Mỹ trong thương mại, nhằm giảm mức độ tiếp xúc với hệ thống tài chính Mỹ. Hồi năm ngoái, Công ty dầu khí Gazprom của Nga đã thông báo sẽ sử dụng nhân dân tệ cho các giao dịch nhiên liệu máy bay với Trung Quốc, thay vì đô la Mỹ.

Bắc Kinh hiện đã phát triển Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS), một giải pháp riêng thay thế cho hệ thống liên ngân hàng quốc tế SWIFT. Do vậy, việc các nước phương Tây loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT được dự báo sẽ thúc đẩy Nga tìm tới giải pháp thay thế này nhiều hơn. Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số mà Trung Quốc đang thử nghiệm, cũng được coi là một giải pháp khác, giúp Nga né các biện pháp trừng phạt.

Do vậy, ông Kevin Rudd – cựu Thủ tướng Úc và hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội châu Á nhận định “Mức độ hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga, có thể là một yếu tố quan trọng quyết định xem nước này có thể chống chịu được với những tác động dài hạn đến mức nào”.

Năng lực hỗ trợ của Bắc Kinh chỉ có hạn

Tuy nhiên, năng lực hỗ trợ của Trung Quốc liệu có đủ để giúp Nga không phải bận tâm đến các biện pháp trừng phạt từ phương Tây? Câu trả lời có lẽ là chưa đủ, bởi những hạn chế trong năng lực của cả hai bên.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc chiếm 17,3% GDP toàn cầu trong năm 2020, so với 1,7% của Nga và 45,8% của các nước G7. Do vậy, theo phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki, sự chênh lệch lớn giữa Nga – Trung Quốc và các nước G7, cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc không thể thay thế các thị trường lớn khác trong việc giao thương với Nga.

Ở chiều ngược lại, Nga cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển hướng sang thị trường mới trong ngắn hạn, ví dụ như trong lĩnh vực năng lượng. Hiện Bắc Kinh muốn nhập khẩu nhiều khí đốt hơn, nhưng Moscow vẫn chưa thể đáp ứng ngay lập tức, bởi các đường ống liên kết giữa hai quốc gia hiện đã hoạt động hết công suất.

Việc Mỹ và các nước đồng minh áp đặt biện pháp trừng phạt, nhằm ngăn Nga tiếp cận với các chất bán dẫn tiên tiến và công nghệ hiện đại khác, cũng được dự báo sẽ gây ra những thiệt hại mà Trung Quốc khó có thể bù đắp.

Trung Quốc có sẵn sàng hỗ trợ Nga bằng mọi giá?

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng được quan tâm là liệu Bắc Kinh có sẵn sàng hỗ trợ Moscow bằng mọi giá?

Theo Li Xin, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải, “Quan hệ Trung Quốc – Nga đang ở mức cao nhất trong lịch sử, nhưng hai nước vẫn chưa phải là một liên minh”. Thậm chí, lợi ích của hai quốc gia láng giềng này cũng có nhiều xung đột.

Trong khi đó, quy mô thương mại giữa Trung Quốc và Nga dù đã tăng lên 146,9 tỉ đô la trong năm ngoái, nhưng vẫn chưa bằng một phần mười quy mô thương mại 1.600 tỉ đô la giữa nước này với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Do vậy, Bắc Kinh hiện chưa cho thấy, họ có thể sẵn sàng mạo hiểm đánh đổi quan hệ kinh tế với Mỹ và phương Tây, để giúp đỡ Nga quá nhiều.

“Tất cả đều phụ thuộc vào việc liệu Trung Quốc có sẵn sàng đối mặt với rủi ro mất quyền tiếp cận các thị trường phương Tây để giúp đỡ Nga hay không, và tôi nghĩ câu trả lời là không. Nga không phải một thị trường đủ lớn để Trung Quốc làm điều đó,” Mark Williams – chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á của Capital Economics nhận định.

Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh có thể hỗ trợ Moscow trong việc ứng phó với các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành tài chính ngân hàng, hay kiểm soát xuất khẩu công nghệ, tuy nhiên sẽ chỉ dừng ở những giới hạn nhất định. Các công ty Trung Quốc có thể tận dụng tình hình, để kiếm tìm những thỏa thuận tốt hơn, nhưng đồng thời cũng sẽ né tránh việc vi phạm công khai các lệnh trừng phạt, dẫn tới rủi ro cho chính họ.

“Trung Quốc sẽ hỗ trợ Nga về mặt tài chính và thương mại, trong giới hạn mà các biện pháp trừng phạt cho phép”, chuyên gia Mark Williams dự báo. “Các công ty nhỏ và ngân hàng có thể né các biện pháp trừng phạt, nhưng các công ty lớn và chính phủ, sẽ không mạo hiểm tạo ra những sự rạn nứt trong quan hệ với phương Tây”.

Chuyên gia Li Xin cho biết, trong quá khứ, một số công ty dầu khí của Trung Quốc có hợp tác với Nga đã bị tổn hại vì các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. “Một viễn cảnh như vậy chính là điều mà các công ty Trung Quốc đang lo lắng”.

Các ngân hàng thương mại cũng sẽ cần đặc biệt cẩn trọng, bởi họ có hoạt động trên các thị trường tài chính, có liên kết với hệ thống đồng đô la. Theo Bloomberg, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, ít nhất hai ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc là ICBC và Bank of China đang hạn chế cấp vốn cho các hoạt động mua hàng hóa từ Nga, do lo ngại các biện pháp trừng phạt.

Theo Bala Ramasamy – giáo sư kinh tế tại trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc – châu Âu, mức độ hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga sẽ thay đổi tùy theo tình hình. “Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã không được cải thiện trong vài năm qua. Vì vậy, không thể kỳ vọng Trung Quốc sẽ bất ngờ tham gia đầy đủ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, nếu xung đột tiếp tục kéo dài, và các biện pháp trừng phạt trở nên cứng rắn hơn, Trung Quốc có thể sẽ phải cân nhắc lại lập trường của mình”.

Nguồn: Axios, AP, New York Times, Financial Times, SCMP, Aljazeera, Reuters, CNBC

NGOẠI GIAO VIỆT NAM: LIỆU SẼ 'RƠI TỰ DO' ĐẾN BAO GIỜ ?

HOÀNG TƯỜNG/ VOA/ TD 5-3-2022

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, phát biểu trong phiên họp đặc biệt về Ukraine vào ngày 1/3/2022. Ảnh chụp màn hình từ VOV

Không theo thuyết âm mưu, nhưng giới quan sát ở Hà Nội nhận định rằng, mới giữ ghế Chủ tịch ASEAN một thời gian ngắn, Campuchia đã cho Việt Nam “trượt vỏ chuối” liên tục.

Việt Nam biện bạch vụng về đối với việc bỏ phiếu trắng cho Nghị quyết LHQ đòi ngừng cuộc chiến ở Ukraine. Ngay cả Đài Truyền hình Trung ương tối 3/3 cũng không dám công bố chi tiết về cuộc bỏ phiếu, nhất là việc Việt Nam thuộc về phe thiểu số bỏ phiếu trắng.

Trong khi đó, Phnom Penh khiến cho cả thế giới ngạc nhiên. Sát cánh cùng 141/193 nước, Camphuchia bỏ phiếu thuận để phản kháng và phê phán Nga vì cuộc xâm lăng của họ ở Ukraine. Việt Nam, một lần nữa, lại “rơi tõm” vào sự lệ thuộc, theo sau vết xe đổ của Trung Quốc.

Các cú “đá xoáy” ngoạn mục

Sau biểu quyết của các thành viên Liên Hiệp quốc về nghị quyết liên quan đến Ukraine trong cuộc họp khẩn cấp của Đại hội đồng hôm 2/3 năm 2022.

Đại hội đồng đã phê phán Nga xâm lăng Ukraine. Kỳ họp khẩn cấp bất thường ấy đã ra Nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt chiến dịch quân sự và “rút toàn bộ lực lượng vô điều kiện” khỏi lãnh thổ Ukraine.

Đã có 141/193 nước bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này. 5 nước bỏ phiếu chống gồm Nga, Belarus, Triều Tiên, Syria và Eritrea. Trong số các nước bỏ phiếu trắng, có Trung Quốc, Lào, Việt Nam.

Ngay sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng ở LHQ, Đại biện Lâm thời của Ukraine tại Hà Nội Nataliya Zhinkyna, đã bày tỏ sự thất vọng. Bà viết trên Facebook: “Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào là bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng”.

Không theo thuyết âm mưu, nhưng giới quan sát ở Hà Nội nhận định rằng, mới giữ ghế Chủ tịch ASEAN một thời gian ngắn, Campuchia (CPC) đã cho Việt Nam “trượt vỏ chuối” liên tục. CPC đã cản trở thành công, không cho phép Ngoại trưởng VN Bùi Thanh Sơn trực tiếp tham gia cuộc Hội nghị hẹp ASEAN từ ngày 16 – 17/2. Đó là cú “trượt vỏ chuối” đầu tiên trong năm nay.

Và giờ đây, tại phiên bỏ phiếu hôm 2/3, Hun Sen chắc chắn đã được Bắc Kinh “bật đèn xanh”, cho phép “trình làng” một “demo” về đường lối đối ngoại độc lập với “thiên triều”. Mũi tên này nhắm đến hai mục tiêu. Đầu tiên, tôn vinh được vị thế của CPC trên trường quốc tế trong con mắt của thế giới. Kế tiếp, chát chúa thay cho VN, Phnom Penh đã “cao tay ấn” hơn hẳn Hà Nội một bậc, tức là xếp hàng vào phe đa số để lên án Nga xâm lược. Đây là cú “trượt vỏ chuối” thứ hai đối với VN trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, dường như để “cân bằng và đối trọng” lại quyết định bỏ phiếu phê phán Nga tại LHQ, cũng đúng vào ngày 2/3, Thủ tướng CPC lần đầu tiên đã nhận định rằng, cuộc chiến ở Ukraine giờ đã trở thành “cuộc chiến giữa Nga và châu Âu” sau khi một số quốc gia thành viên NATO hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Phát biểu này, rõ ràng là để biện minh cho cuộc chiến của Putin.

Và cũng lần đầu tiên, vị lãnh đạo được cho là gian hùng trong nội bộ, mánh lới trong đối ngoại, đã đề cập đến khái niệm “trật tự thế giới mới” trong một tuyên bố: “Campuchia, trong trật tự thế giới mới, phản đối việc sử dụng lực lượng quân sự, khuyến khích đối thoại hòa bình và hy vọng rằng cả hai nước bằng hữu (Nga và Ukraine) sẽ hiểu lập trường của Campuchia. Campuchia không nên phải chịu sức ép buộc phải đứng về phía nào”.

Thật tiếc, Việt Nam là đất nước đang muốn trở thành cường quốc tầm trung, từng tuyên bố ngoại giao sẽ có vai trò “tiên phong”, sẽ ở vị thế “dẫn dắt” trong các hoạt động quốc tế, nhưng trên thực tế đã “dưới cơ” CPC trong một số động thái đối ngoại quan trọng.

Cảm thấu lợi ích song vẫn bí bách

Cảm nhận và thấu hiểu, bỏ lá phiếu trắng sẽ là tai hại cho đất nước sau này trong các cuộc “động binh” của TQ. Qua phát biểu của đại sứ Giang cũng như của người phát ngôn BNG, có thể thấy rất rõ, Việt Nam cảm thấu được đâu là lợi ích trước mắt, đâu là lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc qua vụ bỏ phiếu mới đây. Các quan chức ngoại giao hiểu rất rõ, nhưng họ đã không thuyết phục được lãnh đạo cao hơn.

Vấn đề đâu phải là Ukraine “kéo bè kéo cánh” để đe dọa an ninh của nước Nga. Vấn đề là một Ukraine tự do, phát triển theo hướng dân chủ hóa, nếu không bị ngăn chặn bằng cuộc chiến hiện nay của Putin, sẽ mở ra các mối đe dọa hiện hữu về sự lựa chọn thay thế cho đế chế. Nhưng bỏ phiếu trắng đối với sự phê phán Putin cũng lại là một “ác mộng” sẽ đeo đuổi ngoại giao Việt Nam về lâu về dài. Trục “ma quỷ” Moscow – Bắc Kinh sẽ là “quả bom hẹn giờ” đối với Hà Nội trong những xung đột mà Tập Cận Bình luôn là kẻ chủ động.

Nhận thức là vậy, nhưng vị thế của Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện nay đang tiến gần xuống ở tầng thấp nhất trong hình chóp quyền lực, mà trên đó, các thế lực an ninh và quân đội lúc nào cũng được ưu tiên cao hơn ngoại giao mấy bậc. Thật ra, các tướng tá trong quân đội, đợt này đang “thừa thắng xông lên” không chỉ nhờ sức mạnh của “phe cánh” Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Mấy ông tướng tá hãnh tiến, “chém gió”, “dạy đời” để bênh vực Putin trên mạng, thậm chí trên cả trên truyền thông “lề phải” thật ra cũng chỉ là những kẻ “ăn mày dĩ vãng”. Họ không có thực quyền, không có lợi ích và ảnh hưởng như những tướng tá đương quyền nắm các vị trí then chốt trong các phi vụ làm ăn với Nga. Tuy khó kiểm chứng nhưng hoàn toàn có thể tin Hồi ký của Đại sứ Ted Osius, cánh quân đội “bênh” Nga là vì gắn với tiền và quyền từ “lại quả” thông qua các phi vụ làm ăn, chứ không vì những “hoài niệm” về một Liên Xô đã chết.

Từ những cái khó về đối ngoại nói trên sẽ kéo theo những hệ lụy không nhỏ về đối nội. Các đại diện cho 6 Tổ chức Dân sự trong Nam ngoài Bắc ngày 3/3 đã chuyển Thư ngỏ ủng hộ Ukraine, lên án Nga xâm lược. Lời kêu gọi gây Quỹ để ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Ukraine đã được thông báo cho Đại biện ĐSQ Ukraine tại Việt Nam.

Bà Nataliya Zhynkina đã cảm ơn và hứa sẽ cho công bố Lời kêu gọi này tại “Hội chợ Ukraine” được tổ chức nay mai tại khuôn viên ĐSQ. Nếu phong trào gây quỹ này trở thành một cuộc vận động hoàn toàn tự phát mang tính thiện nguyện trong xã hội, chính quyền lại sẽ rơi vào tình trạng khó xử. Ngăn cản cũng khó, mà khuyến khích thì cũng kẹt.

Trên Facebook của bà Nataliya Zhynkina, đã có không ít bạn đọc Việt Nam vào chia sẻ các ý kiến về cuộc chiến. Chẳng hạn Trần Tuấn Lộc viết: “141 quốc gia đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ các bạn! Tôi xin lỗi về quyết định của Việt Nam. Cá nhân tôi không đồng ý với chính phủ tôi trong cuộc bỏ phiếu này. Nếu có lương tâm và coi trọng luật pháp quốc tế thì phải ủng hộ cho các bạn!”

Trong nỗ lực nhằm giải mã quan điểm chính thống của Việt Nam về xung đột Nga – Ukraine, truyền thông quốc tế đã cố gắng phác họa ra một bức tranh phức tạp của xã hội VN, vì có nhiều góc nhìn về cuộc chiến. Dư luận VN tiếp tục bị chia rẽ, nhưng số người lên án chiến tranh dường như ngày càng tăng.

Tuy nhiên, dư luận có vẻ bất ngờ về bài viết của Thiếu tá, ThS Võ Ngọc Toản trong cùng ngày 2/3 khi tác giả này cỗ võ cho một chính sách đối ngoại “năm không”. “Không” thứ năm là “không liên kết nước này để chống nước kia”. “Ba không… Bốn không…” và bây giờ tiến lên “Năm không”, cộng thêm những “phiếu trắng” tại LHQ, rõ ràng, chưa biết đối ngoại VN sẽ còn “rơi tự do” đến bao giờ?

HỌC GÌ TỪ CÁCH ĐÀI LOAN PHẢN ỨNG VỚI VỤ NGA XÂM LƯỢC UKRAINE

TRỊNH HỮU LONG/ LK/ BVN 4-3-2022

Một người Ukraine sống tại Đài Loan biểu tình vào ngày 1/3/2022, phản đối hành động xâm lược của Nga. Biểu ngữ trên tay ghi “Đài Loan sát cánh với Ukraine”. Ảnh: Reuters/ Ann Wang.

Tôi trải nghiệm ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine theo một cách rất khác với những người đang ở châu Âu hay Việt Nam. Ở Đài Loan, nơi tôi sinh sống và làm việc, Nga và Ukraine không phải là những quốc gia thường được nhắc tới hay bàn thảo. Nhưng không vì thế mà cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine không gây chấn động mạnh ở đảo quốc cách chiến trường hàng vạn dặm này.

Lý do thì cũng dễ hiểu: ai cũng giật mình nghĩ cứ thế này thì Trung Quốc đánh Đài Loan tới nơi.

Ta hãy xem Đài Loan đã phản ứng thế nào.

Một ngày trước khi Nga chính thức nổ súng vào Ukraine, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đã ra tuyên bố – thông qua người phát ngôn – lên án hành động của Nga là “vi phạm chủ quyền của Ukraine” và kêu gọi các bên giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình và lý tính. [1]

Ngày 25/2, tức một ngày sau khi Nga chính thức xâm lược Ukraine, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan) đã ra tuyên bố “lên án mạnh mẽ cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine” và “tham gia các nỗ lực trừng phạt Nga”. [2] Tuyên bố không quên nhắc nhở rằng Đài Loan là một thành viên của liên minh dân chủ thế giới, luôn bảo vệ các giá trị tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền phổ quát.

Trên các trang fanpage của bà Tổng thống lẫn Bộ Ngoại giao Đài Loan liên tục đăng các bài có hashtag #StandWithUkraine (Ủng hộ Ukraine) và #StopRussianAggression (Chấm dứt hành vi xâm lược lược của Nga).

Không nói suông, Đài Loan gửi 27 tấn vật tư y tế tới Ukraine vào đêm ngày 28/2, tức chỉ bốn ngày sau khi chiến tranh bắt đầu. Các kênh truyền thông của chính phủ phát đi thông điệp quen thuộc có từ thời COVID-19: “Taiwan Can Help” (Đài Loan có thể giúp). [3]

Với chừng ấy động thái, Đài Loan chọn phe rất rõ ràng.

Chưa hết, ở trong nước, Bộ Giáo dục nước này lập tức yêu cầu các trường đại học hỗ trợ sinh viên Ukraine đang theo học ở đây. Có 72 sinh viên như vậy và nguồn tài chính hỗ trợ họ từ quê nhà có thể đã bị gián đoạn do chiến tranh. [4]

Các nghị sĩ Đài Loan cũng thúc giục chính phủ có chính sách hỗ trợ thị thực cho những người Ukraine đang sinh sống ở đây. Đáp lại, Bộ trưởng Nội vụ cho biết người Ukraine chỉ cần đăng ký gia hạn thị thực thì sẽ được gia hạn không giới hạn số lần. [5]

Các nghị sĩ Đài Loan biểu tình trước tòa nhà lập pháp của nước này vào ngày 2/3/2022, thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine và phản đối hành động xâm lược của Nga. Ảnh: CNA.

Đấy là phía chính quyền trung ương. Còn chính quyền địa phương và người dân Đài Loan thì có nhiều cách để ủng hộ Ukraine.

Ngay ngày 25/2 và 26/2, hàng trăm người Đài Loan và người nước ngoài đang sinh sống ở đây đã đến biểu tình phản chiến trước cơ quan ngoại giao của Nga ở Đài Bắc. [6] Tòa nhà nổi tiếng Taipei 101 và Lễ hội Đèn lồng Cao Hùng cũng trình diễn màu cờ Ukraine để ủng hộ nước này. [7] Thị trưởng Cao Hùng Chen Chi-mai – ngôi sao đang lên của chính trị nước này – tuyên bố lên án hành vi xâm lược của Nga và “đoàn kết với người dân Ukraine”. [8]

Đài Loan dứt khoát chọn phe Ukraine không chỉ vì đoàn kết với các đồng minh của họ như Mỹ, mà còn vì Đài Loan chia sẻ chung các giá trị dân chủ, nhân quyền, pháp quyền với Ukraine cũng như các quốc gia dân chủ khác trên thế giới. Điều này không chỉ được phản ánh qua các động thái của chính phủ mà cả trong công chúng.

Sâu xa không kém, việc bám chặt vào các giá trị dân chủ, hòa bình và vào liên minh dân chủ thế giới do Mỹ dẫn đầu có vai trò đặc biệt quan trọng về chiến lược với Đài Loan, bởi đó là thứ khiến cho họ khác với Trung Quốc độc tài và nhờ vậy họ sẽ được thế giới dân chủ bảo vệ trước Trung Quốc. Dân chủ và an ninh quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau trong đường hướng phát triển quốc gia của Đài.

Lùi lại về quá khứ, ta sẽ thấy các phong trào dân chủ ở Đài Loan gần như luôn luôn đòi hỏi tách bạch Đài Loan với Trung Quốc, cổ xúy cho một nền độc lập dù là không chính thức của Đài Loan. Họ không muốn trở thành một phần của Trung Quốc đã đành, đó là yếu tố dân tộc chủ nghĩa, họ lại càng không muốn trở thành một phần của nước Trung Quốc độc tài, đó là yếu tố dân chủ.

Cũng chớ lý tưởng hóa Đài Loan. Các diễn ngôn cổ xúy dân chủ của chính phủ nước này ít khi nào nhắm tới nước nào khác ngoài Trung Quốc. Họ dùng lá bài dân chủ để tấn công bản chất độc tài của Trung Quốc. Còn với tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam, Lào, Thái Lan hay rất nhiều nước khác thì họ gần như không đụng tới. Gần như thôi, chứ không phải hoàn toàn không đụng tới. Bạn có thể nói là họ đạo đức giả hay tiêu chuẩn kép, nhưng thực tế là họ chỉ muốn giao hảo với các nước và tranh thủ sự ủng hộ của các nước để làm ăn kinh tế và tăng cường vị thế quốc tế của họ. Họ cần sự công nhận của thế giới, bởi cho đến nay chỉ có chưa tới 20 nước công nhận Đài Loan là một quốc gia, họ thậm chí còn không phải là một thành viên của Liên Hiệp Quốc. [9]

T.H.L.

Nguồn: Luật Khoa tạp chí

CHIẾN SỰ TẠI UKRAINE: NGHĨ VỀ TRIẾT LÝ NGOẠI GIAO

NGUYỄN VĂN ĐÁNG*/ TVN 1-3-2022

Trước nguy cơ bị can thiệp và biến thành nơi cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn, nước nhỏ với vị trí địa chính trị trọng yếu cần linh hoạt, mềm dẻo và thực dụng trong chính sách đối ngoại.

Thành công của Thái Lan

Khái niệm “ngoại giao cây tre” đề cập tới quan niệm coi mỗi nước cùng các lợi ích quốc gia như bụi tre, sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều luồng gió khác nhau đến từ các quyền lực bên ngoài. Để tồn tại và đứng vững, các chính sách đối ngoại phải linh hoạt và thực dụng. Đây chính là hai nguyên tắc nền tảng của ngoại giao cây tre, với mục tiêu tối thượng là độc lập dân tộc và bảo vệ các lợi ích quốc gia gắn với từng thời kỳ khác nhau.

Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao
Thái Lan là nước thường được nhắc đến với sự thành công của chính sách
ngoại giao mềm dẻo

Thái Lan là nước thường được nhắc đến với sự thành công của chính sách ngoại giao mềm dẻo. Trong khoảng 4 thế kỷ gần đây, các chính quyền ở Thái Lan luôn kiên định các lợi ích cốt lõi trong khi lại có thể linh hoạt các biện pháp nhằm ứng biến với sự thay đổi bối cảnh chính trị quốc tế.

Từ cuối thế kỷ 19, triết lý ngoại giao linh hoạt được coi là yếu tố chủ chốt giúp Thái Lan giảm thiểu được nguy cơ bị can thiệp bởi các thế lực nước ngoài, bảo toàn được nền độc lập, tránh không bị đô hộ trực tiếp bởi chủ nghĩa thực dân như các quốc gia láng giềng. 

Cụ thể hơn, giai đoạn Vua Chulalongkorn trị vì đất nước (1868-1910), Thái Lan cân bằng mối quan hệ với cả Anh và Pháp để tránh họa thực dân đô hộ. Giai đoạn 1939-1944, Thái Lan quan hệ hữu hảo với Nhật Bản; từ 1945-1957 thì nghiêng về Mỹ và phương Tây. Thời kỳ chiến tranh lạnh (1960 - cuối 1980), Thái Lan thúc đẩy quan hệ với Mỹ và ASEAN. 

Những năm đầu thế kỷ 21, Thủ tướng Thaksin Shinawatra đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Mỹ và thắt chặt quan hệ chính trị với các nước ASEAN. Từ sau năm 2010, chúng ta chứng kiến những dấu hiệu phát triển quan hệ nồng ấm hơn giữa Thái Lan với Trung Quốc. 

Chính sách ngoại giao của Thái Lan là sản phẩm từ sự kết hợp giữa tư duy thực dụng (tối đa hóa lợi ích quốc gia, đề cao sự sinh tồn, cân bằng các quan hệ quyền lực) với những ý niệm truyền thống về độc lập dân tộc cũng như các giá trị văn hóa, tư tưởng, chuẩn mực và thông lệ ứng xử hình thành trong lịch sử nước này. 

Điểm chung của chính sách đối ngoại qua các thời kỳ là Thái Lan luôn có được quan hệ hữu hảo với các quốc gia và tổ chức quyền lực nhất. Cũng vì thế, họ không chỉ duy trì được nền độc lập và tự chủ mà còn tận dụng được cơ hội phát triển.

Tình huống tại Ukraine

Ukraine vốn là một thành viên thuộc Liên bang Xô Viết, tách ra thành quốc gia độc lập từ năm 1992. Giữa Ukraine và Nga có mối quan hệ khá khăng khít trên nhiều phương diện. Bởi thế, từ năm 1992 đến trước 2010, Ukraine vẫn chịu sự ảnh hưởng từ Nga. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây, các chính quyền ở Kiev chủ trương ngả hẳn về phương Tây. Cụ thể hơn, họ không giấu giếm nguyện vọng gia nhập NATO.

Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao
Người dân Ukraine sơ tán tránh chiến tranh. Ảnh: AP

Trước nguy cơ NATO thâu nạp nốt những thành viên cuối cùng của Liên bang Xô Viết và đưa các mối đe dọa an ninh quốc gia tới sát biên giới, Tổng thống Putin coi sự mở rộng về phía Đông của NATO là mối đe dọa hiện hữu. Viễn cảnh Ukraine gia nhập liên minh quân sự của phương Tây bị cho là "hành vi thù địch". Moscow luôn nhấn mạnh quan điểm "Ukraine không chỉ là quốc gia láng giềng, mà là một phần không thể thiếu trong lịch sử, văn hóa và tinh thần của Nga".

Bất chấp những đề xuất và cảnh báo từ phía Nga, NATO không quan tâm hay xem xét lại chính sách kết nạp thành viên mới, trong đó có Ukraine. Cùng với đó, các hành động trấn áp các lực lượng ly khai do chính quyền Ukraine thực hiện nhiều năm qua đã khiến Nga đi tới quyết định can thiệp quân sự vào ngày 24/2.

Hệ quả dễ thấy nhất là chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang phải đương đầu với quân đội Nga - một đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hiện nay. Những thiệt hại về người và cơ sở vật chất đã xảy ra. Nghiêm trọng hơn, sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không còn được bảo đảm, nguy cơ đất nước bị đưa trở lại vòng kiểm soát và ảnh hưởng của nước lớn ngày càng trở nên rõ hơn.

Cây tre Việt Nam

Chính sách đối ngoại của Thái Lan và Ukraine đang cung cấp hai cách tiếp cận với những kết quả trái ngược nhau. Trước nguy cơ can thiệp từ bên ngoài, Thái Lan theo đuổi nguyên tắc mềm dẻo và thực dụng nhưng nhất quán về nền độc lập dân tộc.

Ứng xử của Thái Lan từ giữa thế kỷ 20 đến nay cho thấy họ có thể nhanh chóng thay đổi ưu tiên chính sách đối ngoại nhằm xây dựng quan hệ hữu hảo và cân bằng với các nước lớn, cũng như hài hòa trong quan hệ với các nước láng giềng. Thái Lan không chạy theo những tư tưởng, giá trị, hay lợi ích của nước khác mà luôn dựa vào truyền thống và kiên định lợi ích quốc gia để linh hoạt điều chỉnh ưu tiên chính sách trong quan hệ quốc tế.

Ngược lại, bất chấp những mối quan hệ truyền thống hết sức đặc biệt với nước Nga và thực tế cơ hội để gia nhập NATO vẫn còn rất mong manh, các chính quyền gần đây của Ukraine không chỉ cứng rắn trong quan hệ với Nga mà còn tỏ ra đặc biệt đề cao việc gia nhập liên minh phương Tây. Họ đã coi nhẹ nguy cơ bị can thiệp bởi một nước lớn láng giềng trong khi còn mơ hồ về khả năng giúp đỡ của các đồng minh tiềm năng.

Chiến sự tại Ukraine: Nghĩ về triết lý ngoại giao
Rước cờ Ukraine tại sân vận động Olympic ở thủ đô Kiev hôm 16/2. Ảnh: Reuters

Hệ quả nhãn tiền là, với sự can thiệp của quân đội Nga hiện nay, nền độc lập dân tộc và các lợi ích quốc gia khác của Ukraine đứng trước nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Phát biểu mới đây tại hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh “ngoại giao cây tre Việt Nam”. Theo đó, lợi ích quốc gia, dân tộc được coi là mục đích cao nhất, là cơ sở gốc rễ cho các chính sách đối ngoại của Việt Nam. Cây tre ngoại giao Việt Nam có gốc phải vững, thân phải chắc, và cành phải uyển chuyển để thích ứng với từng bối cảnh cụ thể.

Sự kiên định về lợi ích quốc gia, linh hoạt và mềm dẻo, quyết đoán và nhún nhường, thực tế và thực dụng trong từng hành động chính sách đối ngoại sẽ bảo đảm cho Việt Nam giảm thiểu nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài, bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ và tự chủ trong quá trình phát triển đất nước.

TS Nguyễn Văn Đáng (Công tác tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh, bằng tiến sỹ về Quản trị công và Chính sách đại học Portland State (Hoa Kỳ). Các mối quan tâm nghiên cứu gồm: lý thuyết và mô hình quản trị công, thể chế quản trị quốc gia, quy trình)

THƯ CỦA NHỮNG NHÀ KHOA HỌC ĐOẠT GIẢI NOBEL, PHẢN ĐỐI  CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC UKRAINE CỦA TT PUTIN

NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 4-3-2022

“Cuộc xâm lược của Nga sẽ làm ô uế danh tiếng quốc tế của nhà nước Nga trong nhiều thập kỷ tới”.

“Chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này”.

***

Một bức thư có chữ ký của 163 người đoạt giải Nobel, soạn thảo bởi Roald Hoffmann, đã được phát hành ngày 1 tháng 3, lên án cuộc tấn công của Tổng thống Nga Putin vào Ukraine và bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân và đất nước Ukraine:

“Những người đoạt giải Nobel ký tên dưới đây bày tỏ sự ủng hộ của chúng tôi đối với nhân dân Ukraine và nhà nước Ukraine tự do và độc lập khi nước này phải đối mặt với sự xâm lược của Nga.

Trong một động thái gợi nhớ lại cuộc tấn công khét tiếng của Đức Quốc xã vào Ba Lan vào năm 1939 (sử dụng các thủ đoạn tương tự nhằm khiêu khích giả vờ) và vào Liên Xô vào năm 1941, chính phủ Liên bang Nga, do Tổng thống Putin lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc xâm lược quân sự vô cớ – không gì khác ngoài một cuộc chiến – chống lại nước láng giềng Ukraine. Chúng tôi lựa chọn từ ngữ của mình một cách cẩn thận ở đây, vì chúng tôi không tin rằng nhân dân Nga có vai trò trong cuộc xâm lược này.

Chúng tôi cùng lên án những hành động quân sự này và sự phủ nhận cơ bản của Tổng thống Putin về tính hợp pháp của sự tồn tại của Ukraine.

Luôn luôn có một cách hòa bình để giải quyết tranh chấp. Cuộc xâm lược của Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hiệp quốc, trong đó có nội dung “Tất cả các thành viên phải kiềm chế trong quan hệ quốc tế của mình, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào“. Nó bỏ qua Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó buộc Nga và các nước khác phải tôn trọng chủ quyền, độc lập và biên giới hiện có của Ukraine.

Những lo ngại về an ninh của Nga có thể được giải quyết trong khuôn khổ của Hiến chương Liên Hiệp quốc, Đạo luật cuối cùng của Helsinki 1975 và Hiến chương Paris 1990. Gây chiến, như Tổng thống Putin và các cộng sự của ông đã làm, là không chính đáng, đẫm máu, và một cách không hiệu quả cho tương lai.

Cuộc xâm lược của Nga sẽ làm ô uế danh tiếng quốc tế của nhà nước Nga trong nhiều thập kỷ tới. Nó sẽ tạo ra những rào cản đối với nền kinh tế của họ, và gây ra những khó khăn cho dân chúng họ. Các biện pháp trừng phạt được áp dụng sẽ hạn chế sự dễ dàng di chuyển trên thế giới đối với những tài năng và người dân cần cù làm việc của Nga. Tại sao lại dựng lên hàng rào này giữa Nga và thế giới?

Hàng trăm binh sĩ Ukraine, binh sĩ Nga và dân thường Ukraine, bao gồm cả trẻ em, đã chết. Thật đáng buồn, thật không cần thiết. Chúng tôi tập hợp lại trong lời kêu gọi này để kêu gọi chính phủ Nga ngừng xâm lược Ukraine và rút các lực lượng quân sự khỏi Ukraine.

Chúng tôi tôn trọng sự bình tĩnh và sức mạnh của nhân dân Ukraine. Chúng tôi đang ở bên bạn. Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình và bạn bè của tất cả những người Ukraine và Nga, những người đã chết và bị thương. Cầu mong hòa bình đến với mảnh đất này của thế giới tươi đẹp của chúng ta”.

Peter Agre 2003 Hóa học

James P. Allison 2018 Y học

Harvey J. Alter 2020 Y học

Hiroshi Amano 2014 Vật lý

Werner Arber 1978 Y khoa

Frances H. Arnold 2018 Hóa học

Richard Axel 2004 Y học

David Baltimore 1975 Y khoa

Barry Clark Barish 2017 Vật lý

J. Georg Bednorz 1987 Vật lý

Carlos Filipe Ximenes Belo 1996 Peace

Paul Berg 1980 Hóa học

Bruce A. Beutler 2011 Y

Elizabeth H. Blackburn 2009 Y

Michael S. Brown 1985 Y

Linda B. Buck 2004 Y

William C. Campbell 2015 Y

Mario R. Capecchi 2007 Y

Thomas R. Cech 1989 Hóa học

Martin Chalfie 2008 Hóa học

Emmanuelle Charpentier 2020 Hóa học

Steven Chu 1997 Vật lý

Aaron Ciechanover 2004 Hóa học

JM Coetzee 2003 Văn học

Elias James Corey 1990 Hóa học

Robert F. Curl Jr. 1996 Hóa học

Angus S. Deaton 2015 Kinh tế học

Johann Deisenhofer 1988 Hóa học

Jennifer A. Doudna 2020 Hóa học Jacques Dubochet Andrew Z. Jo 2006Eugene F. Fama 2013 Kinh tế họcGerhard Ertl 2007 Hóa họcRobert F. Engle III 2003 Kinh tế họcShirin Ebadi 2003 Hòa bình Y học

2017 Hóa học Jerome I. Friedman 1990 Vật lý Leymah Roberta Gbowee 2011 Hòa bình

Andre Geim 2010 Vật lý

Reinhard Genzel 2020 Vật lý

Andrea Ghez 2020 Vật lý

Sheldon Glashow 1979 Vật lý

Joseph L. Goldstein 1985 Y học

Carol W. Greider 2009 Y học

David J. Gross 2004 Vật lý

Jeffrey Connor Hall 2017 Y học

John L. Hall 2005 Vật lý

Serge Haroche 2012 Vật lý

Oliver Hart 2016 Kinh tế

Leland H. Hartwell 2001 Y học

Klaus Hasselmann 2021 Vật lý

Harald zur Hausen 2008 Y học

Richard Henderson 2017 Hóa học

Dudley R. Herschbach 1986 Hóa học

Avram Hershko 2004 Hóa học

Roald Hoffmann 1981 Hóa học

Jules A. Hoffmann 2011 Y học

Bengt Holmstrom 2016 Kinh tế học

Gerardus ‘t Hooft 1999 Vật lý

H. Robert Horvitz 2002 Y học

Ngài Michael Houghton 2020 Y học

Robert Huber 1988 Hoá học

Tim Hunt 2001 Y học

Louis J. Ignarro 1998 Y học

Kazuo Ishiguro 2017 Văn học

Elfriede Jelinek 2004 Văn học

David Julius 2021 Y học

William G. Kaelin Jr. 2019 Y học

Takaaki Kajita 2015 Vật lý

Eric R. Kandel 2000 Y học

Tawakkol Karman 2011 Hòa bình

Wolfgang Ketterle 2001 Vật lý

Klaus von Klitzing 1985 Vật lý

Brian K. Kobilka 2012 Hóa học

Roger D. Kornberg 2006 Hóa học

J. Michael Kosterlitz 2016 Vật lý

Finn E. Kydland 2004 Kinh tế học

Dalai Lama thứ 14 1989 Hòa bình

Yuan T. Lee 1986 Hóa học

Robert J. Lefkowitz 2012 Hóa học

Anthony J. Leggett 2003 Hóa lý

Jean-Marie Lehn 1987 Hóa học

Michael Levitt 2013 Hóa học

Tomas Lindahl 2015 Hóa học

Benjamin Danh sách 2021 Hóa học

Roderick MacKinnon 2003 Hóa học

David WC MacMillan 2021 Hóa học

Barry J. Marshall 2005 Y học

Eric S. Maskin 2007 Kinh tế

John C. Mather 2006 Vật lý

Michel Mayor 2019 Vật lý

Arthur B. McDonald 2015 Vật lý

Daniel L. McFadden 2000 Kinh tế

Craig C. Mello 2006 Y học

Robert C. Merton 1997 Kinh tế

Paul R. Milgrom 2020 Kinh tế học

Paul L. Modrich 2015 Hóa học

William E. Moerner 2014 Hóa học

Edvard Moser 2014 Y khoa

May-Britt Moser 2014 Y học

Gerard Mourou 2018 Vật lý

Herta Muller 2009 Văn học

Ferid Murad 1998 Y học

Roger B. Myerson 2007 Kinh tế

Erwin Neher 1991 Y học

Ryoji Noyori 2001 Hóa học

Ngài Paul Y tá 2001 Y khoa

Christiane Nusslein-Volhard 1995 Y học

John O’Keefe 2014 Y học

Yoshinori Ohsumi 2016 Y học

Orhan Pamuk 2006 Văn học

Ardem Patapoutian 2021 Y học

James Peebles 2019 Vật lý

Edmund S. Phelps 2006 Kinh tế

William D. Phillips 1997 Vật lý

H. David Politzer 2004 Vật lý

Stanley B. Prusiner 1997 Y học

Venkatraman Ramakrishnan 2009 Hóa học

Ngài Peter J. Ratcliffe 2019 Y học

Maria Ressa 2021 Hòa bình

Charles M. Rice 2020 Y học

Adam G. Riess 2011 Vật lý

Sir Richard J. Roberts 1993 Y khoa

Michael Rosbash 2017 Y học

Alvin E. Roth 2012 Kinh tế

James E. Rothman 2013 Y học

Bert Sakmann 1991 Y học

Oscar Arias Sanchez 1987 Hòa bình

Juan Manuel Santos 2016 Hòa bình

Kailash Satyarthi 2014 Hòa bình

Jean-Pierre Sauvage 2016 Hóa học

Randy W. Schekman 2013 Y học

Brian P. Schmidt 2011 Vật lý

Gregg L. Semenza 2019 Y học

Phillip A. Sharp 1993 Y học

K. Barry Sharpless 2001 Hóa học

Dan Shechtman 2011 Hóa học

Robert J. Shiller 2013 Kinh tế

Hideki Shirakawa 2000 Hóa học

Hamilton O. Smith 1978 Y học

Wole Soyinka 1986 Văn học

Sir James Fraser Stoddart 2016 Hóa học

Horst L. Stormer 1998 Vật lý

Donna Strickland 2018 Vật lý

Jack W. Szostak 2009 Y học

Joseph H. Taylor Jr. 1993 Vật lý

Kip Stephen Thorne 2017 Vật lý

Susumu Tonegawa 1987 Y học

Daniel C. Tsui 1998 Vật lý

Harold E. Varmus 1989 Y học

Sir John E. Walker 1997 Chemistry

Arieh Warshel 2013 Chemistry

Rainer Weiss 2017 Vật lý

M. Stanley Whittingham 2019 Hóa học

Eric F. Wieschaus 1995 Y học

Torsten N. Wiesel 1981 Y học

Frank Wilczek 2004 Vật lý

Jody Williams 1997 Hòa bình

David J. Wineland 2012 Vật lý

Kurt Wuthrich 2002 Hóa học

Shinya Yamanaka 2012 Y học

Michael W. Young 2017 Y học

Nguồn: https://voxukraine.org/en/an-open-letter-from-nobel-laureates/

Nguyễn Ngọc Chu

CANH BẠC CUỐI CÙNG  CỦA PUTIN

NGUYỄN QUANG DY/ viet-studies/ TD 6-3-3022


Sau 25 năm cầm quyền, Putin đã có công dẫn dắt nước Nga trỗi dậy từ đống tro tàn của Liên Xô cũ, trở thành một siêu cường quân sự, nhưng chưa đủ mạnh về kinh tế (GDP chỉ bằng 1/6 Trung Quốc). Putin là một nhà “độc tài kiểu mới”, tham vọng phục hưng “Nước Nga Thần thánh” của Pierre Đại đế, và mở rộng “khu vực ảnh hưởng”. Sau khi chiếm được Crimea (2014) Putin định dùng vũ lực thâu tóm Ukraine, vì thấy Mỹ đang suy yếu và EU bị phân hóa, trong khi Nga liên kết được với Trung Quốc. Nhưng tham vọng đó đang thất bại.

Một là Nga không có chính danh, trở thành phi nghĩa. Putin tập trung 190.000 quân dọc biên giới Ukraine để hù dọa và bắt chẹt Kiev phải nhượng bộ là một chuyện, nhưng tấn công xâm lược một nước láng giềng có chủ quyền lại là chuyện khác. Nga không thể biện minh khi bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế. Putin đã xô đẩy Mỹ và các nước đồng minh EU (kể cả Đức, Thụy Sỹ, Phần Lan) tập hợp lực lượng chống Nga và bênh vực Ukraine (tuy chưa vào NATO). Dù có chiếm được Ukraine, Putin sẽ bị lên án, cô lập và thua.

Hai là Nga đã để mất thế chủ động, trở thành bị động. Tuy quân Nga mạnh hơn nhiều và tấn công bất ngờ, nhưng sau một tuần vẫn chưa chiếm được Kiev, và chưa dựng được một chính phủ bù nhìn thân Nga tại đó. Người Ukrainian dưới sự lãnh đạo của Lezensky đã kháng cự quyết liệt, làm cho Mỹ và đồng minh phương Tây phải thay đổi thái độ, tập hợp lực lượng và gia tăng viện trợ vũ khí, ủng hộ Ukraine chống lại Nga mạnh hơn. Việc Putin phải chấp nhận đàm phán với Lezensky, dù chưa có kết quả, là một dấu hiệu thất bại.

Ba là Nga đẩy Mỹ và đồng minh liên kết chặt chẽ hơn. Phương Tây đồng lòng trừng phạt Nga nặng nề, loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Không chỉ Mỹ, Anh, Pháp, mà Đức, Thụy Sỹ và Phần Lan cũng thay đổi lập trường để trừng phạt Nga, bất chấp sự lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga. Lần đầu tiên sau Thế chiến, các nước NATO và EU liên kết chặt chẽ để đối phó với Nga. Sử gia Yuval Harari nói: “những gì diễn ra ở Ukraine sẽ quyết định chiều hướng của lịch sử nhân loại” (Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history, Yuval Harari, Economist, February 9, 2022).

Bốn là liên kết với Trung Quốc chưa phải một đảm bảo vững chắc. Putin và Tập đã gặp nhau tại Bắc Kinh trong dịp khai mạc Olympic mùa Đông để ra tuyên bố chung. Việc liên kết với Trung Quốc để răn đe và hù dọa phương Tây là một chuyện, nhưng xâm lược Ukraine, một nước có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, là chuyện khác. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin và bị bất ngờ khi Nga xâm lược Ukriane, làm cho Bắc Kinh bị động và mắc kẹt, phải ứng xử hai mặt (như bỏ phiếu trắng tại LHQ.

Tuy không rõ Tập Cận Bình có biết trước kế hoạch Nga sẽ xâm lược Ukraine hay không, nhưng có hai điều chắc chắn. Một là Tập mong quân đội Nga mạnh hơn sẽ nhanh chóng đè bẹp được Ukraine, và hai là Tập hình dung phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ yếu. Nhưng những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine là cơn ác mộng. Người Ukrainian bằng hành động của mình đã cho Mỹ, Châu Âu, và Châu Á một bài học về khả năng tự vệ. (Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare, Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022).

Ẩn số Trung Quốc

Theo giới phân tích, Bắc Kinh ủng hộ Nga xâm lược Ukraine sẽ có hại cho tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi phương Tây bị mất thể diện về ngoại giao và an ninh vì không ngăn cản được Nga tấn công Ukraine, thì Trung Quốc cũng không thoát được hệ lụy do cuộc chiến. Trong tuyên bố chung tại Bắc Kinh (4/2/2022) bai bên đã cam kết “hợp tác không có giới hạn” (No limits and forbidden zones in cooperation). Tập đã liên kết với Putin để đối phó với Mỹ và đồng minh, nhưng tưởng Nga chỉ hù dọa chứ không đánh lớn

Theo New York Times, Bắc Kinh đã hiểu sai (misreading) ý đồ và tham vọng của Putin, nên các tuyên bố của Trung Quốc tỏ ra thiếu nhất quán. Phía Mỹ đã sáu lần tiếp xúc để chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với phía Trung Quốc rằng Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine. Ngoại trưởng Antony Blinken đã hai lần trực tiếp chia sẻ thông tin tình báo với ngoại trưởng Vương Nghị, nhưng Bắc Kinh đã coi thường, tưởng Nga sẽ không đánh lớn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình đã hiểu sai ý đồ của Putin, cho đến khi quá muộn.

Theo chuyên gia Bonnie Glaser (German Marshall Fund), các quan chức Mỹ cố chia sẻ thông tin tình báo nhạy cảm với Bắc Kinh, vì không còn lựa chọn nào khác, hy vọng Tập có thể thuyết phục Putin không đánh Ukraine. Nhưng đáng tiếc, các quan chức Trung Quốc cho rằng Mỹ định chia rẽ Trung Quốc với Nga, nên đã chia sẻ thông tin này với Nga. Có lẽ Tập đã tập trung quyền lực quá lớn như hoàng đế, nên “các trợ lý của ông không dám thông báo tin tức và phân tích trái ngược với chủ trương, sợ làm Tập bực mình”. (Xi misreads Putin’s Ukraine gambit despite access to U.S. intel, Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022).

Nay Trung Quốc buộc phải xem xét lại lập trường của mình, trước “hệ quả không định trước” tại Ukraine, với diễn biến và tổn thất của Nga tại chiến trường. Nga đã thất bại trong việc “đánh nhanh thắng nhanh”, nên buộc phải kéo dài cuộc chiến. Trong cuộc điện đàm (2/2/2022) với Putin, Tập đã đề nghị Putin đàm phán với Ukraine về một giải pháp cho cuộc chiến, và tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Thế giới đang chờ xem liệu Trung Quốc có thể kiềm chế được Nga và đóng góp cho một giải pháp ngừng bắn công bằng hay không.

Giới phân tích cho rằng, nếu Trung Quốc quá gần gũi Nga vào lúc hệ trọng này, thì uy tín và lợi ích toàn cầu của Trung Quốc bị tổn thất, vì hai lý do. Một là mục tiêu thay thế Mỹ lãnh đạo thế giới vào năm 2050 phải lùi lại vô thời hạn. Hai là Trung Quốc có thể bị lên án vì liên kết chặt chẽ với Nga. Phong trào phản đối Nga xâm lược Ukraine ngày càng mạnh trên thế giới và trong nước. 370 nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối chiến tranh. 163 nhà khoa học được giải Nobel đã ký tên vào thư ngỏ phản đối.

Theo giáo sư Bernard Cole (National War College), “một bất ngờ lớn đối với Nga, và bài học lớn cho Trung Quốc, là người dân Ukrainian sẵn sàng chiến đấu đến cùng”. Kinh nghiệm tại Ukraine cho thấy phương Tây có thể tập hợp nhanh một khối liên minh toàn cầu để đánh vào kinh tế của kẻ xâm lược. Giới phân tích cho rằng so với nền kinh tế của Nga (GDP chỉ bằng 1/6 của Trung Quốc) thì nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn nhiều và đa dạng hơn so với Nga, nên có thể chịu được sự trừng phạt kinh tế một cách tốt hơn.

Theo Jude Blanchette (CSIS) “nâng cấp đối tác với Nga trước cuộc xâm lược Ukraine là một sai lầm về ngoại giao của Tập Cận Bình” với cái giá mà Trung Quốc phải trả, bộc lộ giới hạn về chính sách của Tập. Theo Kurt Campbell (NSC coordinator for Indo-Pacific) “Lúc này, không thể phủ nhận là Trung Quốc ở vào thế khó xử khi họ cố duy trì quan hệ sâu sắc và cơ bản với Nga”. Mỹ đã hy vọng Trung Quốc có vai trò quan trọng để khuyên Putin nghĩ lại và không xâm lược Ukraine, nhưng họ đã không muốn làm như vậy.

Nói cách khác, những bài học kinh nghiệm về Ukraine là một cảnh báo đúng lúc đối với lãnh đạo Bắc Kinh về các kịch bản cho vấn đề Đài Loan. Đó là một cơ hội tốt để Trung Quốc điều chỉnh ý đồ xâm lược Đài Loan. Trung Quốc có thể đánh giá thấp Đài Loan. Giới quan sát cho rằng Trung quốc có thể hù dọa Đài Loan, nhưng nên nhân nhượng đừng đánh Đài Loan, để tránh khiêu khích người Đài Loan chống Trung Quốc. Tại Châu Á, eo biển Đài Loan là điểm dễ xảy ra xung đột (flashpoint) như thùng thuốc súng (tinderbox).

Lập trường của Trung Quốc thay đổi nhanh, chứng tỏ họ tìm cách phải nói thế nào trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Trung Quốc sẵn sàng làm trung gian hòa giải ngừng bắn ở Ukraine. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải xem lại lập trường của mình. Trung Quốc ủng hộ Nga không phải là “không giới hạn”, mà bị Putin “bịt mắt”. Chắc Trung Quốc phải nhận ra mục tiêu thống nhất Đài Loan khó có thể diễn ra như họ tưởng. Trong khi đó, quan hệ Trung-Xô không phải là “không giới hạn” mà là “đồng sàng dị mộng”. (Could the Ukraine war save Taiwan? Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022).

Theo Francis Fukuyama (tác giả “the End of History”), Putin muốn phục hưng “Nước Nga và Liên Xô vĩ đại”. Nhưng Putin mắc sai lầm lớn và thất bại vì không khuất phục được Ukraine. Nếu có một cuộc chiến tranh lạnh mới, phải để ý đến Trung Quốc. Về lâu dài, Trung Quốc là mối đe dọa lớn hơn. Nếu không trừng phạt Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bất lợi cho Đài Loan. Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh hành động. Nếu Nga bị sa lầy và tổn thương lớn, thì Trung Quốc sẽ phải thận trọng hơn với Đài Loan. (Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine, Mikio Sugenno, Nikkei Asia Review, March 1, 2022).

Các nước khu vực

Trước mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc, các nước chủ chốt ở khu vực Châu Á (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Việt Nam và ASEAN) đang tăng cường ngân sách quốc phòng trong cuộc chạy đua vũ trang mới. Thủ tướng Nhật Fumio Kishida đã cảnh báo: “môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang thay đổi với mức độ chưa từng thấy… Trung Quốc tiếp tục đơn phương thay đổi nguyên trạng”… (Asia’s arms race: China spurs military spending spree, Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022).

Indonesia đã ký hợp đồng (2/2022) mua 6 máy bay Rafale của Pháp trong tổng số 36 chiếc, và đã được Mỹ chấp thuận cho mua máy bay F-15. Gần đây, Philippines đã hoàn tất thủ tục mua tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ. Việt Nam cũng từng bước tăng cường năng lực hàng hải. Úc là thành viên của QUAD đã tham gia AUKUS (9/2021) cùng với Anh và Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng Úc Peter Dutton phát biểu (2/2022): “Úc và đồng minh sẽ để mất một thập kỷ tới nếu không dám đứng lên chống lại Bắc Kinh ở Biển Đông”.

Theo Hugh White (Đại học ANU), Mỹ không làm được như đã cam kết để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là về sức mạnh hải quân. Mỹ nói nhiều về việc đối phó với Trung Quốc, từ thời Tổng thống Obama cách đây hơn một thập kỷ, khi Mỹ xoay trục sang châu Á. “Nhưng chúng ta vẫn chưa thấy có sự điều chỉnh cơ bản nào về tư thế quân sự của Mỹ ở châu Á.” (no reorientation of America’s military posture in Asia).

Nga xâm lược Ukraine làm Việt Nam bất ngờ. Chưa biết Việt Nam sẽ làm thế nào với chính sách ngoại giao đa phương mà họ theo đuổi, để thoát khỏi khủng hoảng này. Những hệ lụy của khủng hoảng Ukraine có thể đem lại một trật tự thế giới mới khó lường, bất lợi cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam. Với Việt Nam, môi trường quốc tế hòa bình và ổn định đã giúp đất nước hội nhập quốc tế sâu hơn, do đó có lợi từ đa phương hóa.

Theo Hương Le Thu (ASPI) thật thất vọng trước thái độ im lặng của ASEAN khi Nga xâm lược Ukraine và tuyên bố chung của các ngoại trưởng ASEAN chỉ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế. Cố gắng khách quan trước việc một nước ném bom thường dân không vũ trang của một nước khác không thể biện minh cho nguyên tắc trung lập, mà là đánh lận trắng đen. Lập trường của Singapore cho thấy hành động cứng rắn sẽ thúc đẩy lợi ích dân tộc. Trong khi đó ASEAN muốn đối xử công bằng với cả hai bên, không phải là trung lập mà có nguy cơ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn trong một trật tự thế giới đang thay đổi quá nhanh. (ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022).

Các biến số mới  

Theo sử gia Yuval Harari, tuy “Putin có thể thắng nhiều trận đánh, nhưng sẽ thua cuộc chiến tranh”. Putin độc tài, nói dối đến mức hắn cũng tin như vậy: rằng Ukraine không phải là một quốc gia thật sự và người Ukrainian không phải là một dân tộc. Putin đã chơi một canh bạc đầy mạo hiểm, không tính tới một ẩn số lớn: chiếm một đất nước thì dễ, nhưng giữ được nó rất khó. Người Ukrainian đứng lên chống xâm lược với lòng quả cảm làm thế giới khâm phục. “Không phải Gorbachev mà Putin sẽ ký giấy báo tử cho đế quốc Nga”. (Why Vladimir Putin has already lost this war, Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022).

Nếu người Ukrainian dám tay không cản xe tăng Nga, chính phủ Đức dám cung cấp vũ khí chống tăng cho họ, chính phủ Mỹ dám loại Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, và người Nga dám đứng lên phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Lòng quả cảm của người Ukraine đã truyền cảm hứng. Harari nói “Cuộc chiến tại Ukraine sẽ định hình tương lai của toàn thế giới. Nếu để độc tài xâm lược thắng, thì tất cả chúng ta sẽ nhận lấy hậu quả. Không có lý do gì để đứng ngoài quan sát. Đây là thời điểm đứng lên để dấn thân”.

Putin đại diện cho thế hệ “độc tài mới” mà đầu óc người phương Tây không thể hiểu. Lòng tin rằng chủ nghĩa tự do cuối cùng sẽ thắng là một ảo tưởng. Châu Âu phải bỏ lòng tin đó nếu muốn thắng cuộc chiến với Putin. Trong thế giới của Putin, chiến tranh là một phần bất biến trong xã hội loài người. Phương Tây ngạc nhiên khi Putin viện “giá trị tinh thần của nước Nga” để biện minh cho xâm lược Ukraine nhằm phục hưng “Nước Nga Thần thánh” (Holy Russia). Trong khi nhiều người coi lòng tin đó là một thủ đoạn, thì người khác coi canh bạc đó là điên rồ (insanity). Phương Tây tin rằng cuộc chiến Ukraine sẽ phản tác dụng.

Putin có thể nắm trong tay vận mệnh của châu Âu làm con tin. Nhưng sẽ sai lầm nếu quá đề cao Putin như trung tâm của mọi mối lo hay ẩn số của thời đại. Thắng lợi của chủ nghĩa tự do là một ảo tưởng. Trật tự dựa trên ý tưởng tự do đã kết thúc. Sự chuyển đổi của kỷ nguyên mới mà Tony Blair đề cập, không diễn ra. Thời đại của giả dối và ảo tưởng đã hết. Alexis de Tocqueville đã viết vào thế kỷ 19: “thời kỳ nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi là khi nó cải cách”. (The new age of disorder, John Gray, New Statesman, March 2, 2022).

Cuộc xâm lược Ukraine lần thứ hai trong vòng tám năm qua được phương Tây coi là một quyết định điên rồ. Đó là canh bạc cuối của một nhà độc tài đã cầm quyền 25 năm, nay tính khí ngày càng thất thường. Kết cục của cuộc chiến có thể là một thảm họa cho nước Nga, làm các nước phương Tây gắn kết chặt chẽ hơn, theo cách chưa từng có trong nhiều thập niên. Hành động xâm lược của Putin sẽ phản tác dụng, làm cho Nga trở thành một quốc gia tội đồ, đứng về phía phản diện trong lịch sử. Các nước phương Tây đang cung cấp vũ khí và đạn dược như súng chống tăng và chống máy bay, và dụng cụ y tế cho Ukraine.

Một số lãnh đạo vốn có cảm tình với Putin như Victor Orbán của Hungary, đã đứng về phía chống lại Putin. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tuyên bố một số biện pháp bao gồm tăng cường kinh phí quốc phòng và tăng cường dự trữ nhiên liệu, được dư luận đánh giá cao như một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Đức. Ngay các nước khác như Thụy Sỹ và Phần lan cũng đã thay đổi lập trường trung lập của họ. Không phải chỉ có Ấn Độ và Ả Rập Thống Nhất mà cả Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu trắng ở Liên Hiệp Quốc đang lên án Nga xâm lược Ukraine, được dư luận hoan nghênh như một thắng lợi của phương Tây.

Sau một tuần xâm lược Ukraine từ ba hướng, Nga vẫn chưa chiếm được Kiev và chưa dựng được một chính phủ mới thân Nga, chứng tỏ Putin không thành công như kế hoạch. Nhân dân Ukrainian có thể tiến hành một cuộc chiến tranh du kích quyết liệt trong nhiều năm. Các nhà phân tích phương Tây cũng không nghĩ cuộc chiến lại diễn ra như vậy. Họ tưởng Ukraine sẽ sụp đổ và quân đội Nga sẽ tiến vào Kiev. Không phải Putin cai trị nước Nga với quyền lực như Nga Hoàng, mà quyền lực của Putin cũng phải trả giá và dễ đổ vỡ.

Nếu xâm lược Ukraine bị bế tắc, có khả năng giới tài phiệt Nga lo sợ xung đột kéo dài tốn kém sẽ nhân cơ hội này đảo chính. Hàng ngàn người Nga đã bị bắt vì xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh. Mấy trăm nhà khoa học và nhà báo Nga đã ký tên vào thư ngỏ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa. Putin đã không thể “làm cho nước Nga vĩ đại”, mà ngược lại đang đưa nước Nga vĩ đại đến bờ vực nguy hiểm. Phương Tây trừng phạt và cô lập Nga cũng sẽ làm cho thị trường thế giới nhanh suy xụp và đảo ngược toàn cầu hóa.

Cuối tuần trước, Mỹ, Anh và EU cùng các nước khác đã loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Tuy chưa biết chi tiết và hệ lụy của nó, nhưng quyết định này có ý nghĩa quan trọng vì nó chứng tỏ phương Tây đồng thuận trừng phạt Nga bằng cách tách Nga ra khỏi cộng đồng quốc tế. Trong khi cuộc chiến về quân sự đang diễn ra ngoài mặt trận, thì cuộc chiến về kinh tế cũng bắt đầu được khởi động. Việc đóng băng các tài khoản của Ngân hàng Trung ương Nga đẩy xung đột tới trung tâm hệ thống tài chính quốc tế.

Các kịch bản mới

Theo nhà báo Tom Friedman (NYT), có ba kịch bản kết thúc chiến tranh Ukraine, xung đột nguy hiểm nhất thế giới từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Đó là: “thảm họa lớn” (full-blown disaster); “thỏa hiệp bẩn thỉu” (dirty compromise); và “cứu vãn” (salvation). Thật đáng sợ nếu Putin chưa nghĩ đến cách kết thúc chiến tranh thế nào. (I See Three Scenarios for How This War Ends, Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022).

Friedman cho rằng

(1) Kịch bản “thảm họa” đang diễn ra. Nếu Putin không dừng lại thì thế giới đang “đến gần cổng địa ngục”, vì Putin tuyệt vọng có thể làm liều.

(2) “Kịch bản thỏa hiệp” để ngừng bắn, cho Nga rút quân, sát nhập hai tỉnh phía Đông, đổi lại Ukraine cam kết không vào NATO, và phương Tây dỡ bỏ cấm vận.

(3) “Kịch bản phế truất Putin” ít khả năng, nhưng có thể hình dung các sỹ quan cao cấp sẽ họp kín để bàn về việc này.

Theo Paul Poast (Đại học Chicago) có bốn kịch bản kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Đó là:

(1) Nga bị sa lầy tại Ukraine;

(2) Thay đổi chế độ tại Kiev (Nga áp đặt);

(3) Nga chiếm toàn bộ Ukraine (State Death);

(4) Đế quốc Nga thắng thế (imperial overreach). Nếu Nga liều lĩnh tấn công một nước NATO (như Ba Lan), sẽ kích hoạt “Điều 5” (tấn công một nước NATO là tấn công tất cả NATO), Mỹ và các nước NATO khác sẽ bảo vệ đồng minh. (How the Crisis in Ukraine May End, Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022).

Để so sánh một cách dễ hiểu về tình thế của Nga, hãy nhớ lại sự kiện “Trân Châu Cảng” (Pearl Harbor, 1941). Lúc đó Mỹ và đồng minh bao vây cấm vận đã dồn Nhật vào tình thế tuyệt vọng (desperation), nên Nhật phải chơi bài liều vì không còn đủ nguồn lực cho chiến tranh lâu dài. Liệu Mỹ và đồng minh trừng phạt Nga có dồn Putin vào tình thế tuyệt vọng phải chơi bài liều như Pearl Harbor? Theo Paul Poast, Chính quyền Biden đã có quyết định đúng hướng khi điều quân đến Ba Lan và các nước Baltic để phòng xa (kịch bản 4).

Các quyết định của Nga cho thấy Putin có dấu hiệu bất bình thường. Theo Moisés Naím (tác giả “the End of Power”), một thế hệ lãnh đạo mới nguy hiểm đang trỗi dậy trên thế giới, gồm những nhà “độc tài mới” theo chủ nghĩa dân túy (như Donald Trump hay Vladimir Putin). Họ tuyên truyền những điều dối trá mà nay đang trở thành đức tin của những người mù quáng. Họ quảng bá về mình như thần tượng của nhân dân, đấu tranh chống tham nhũng. Họ tập trung quyền lực vào tay mình, tấn công các thể chế đã duy trì nền dân chủ, tuyên chiến với báo chí, và bãi bỏ các luật lệ hạn chế quyền lực của họ. (The Dictator’s New Playbook: Why Democracy Is Losing the Fight, Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022).

Nếu con số thương vong tại Ukraine là chính xác, thì Nga (và Ukraine) đã mất hàng nghìn người. Trong các cuộc chiến tranh được khảo sát, nếu thương vong 50 người/ngày còn chấp nhận được. Nhưng thương vong vượt quá 1,000 người, thì đó là một cuộc chiến khốc liệt. Với Nga, đó còn là nỗi hổ thẹn lớn về tinh thần và thảm họa về kinh tế, có thể làm cho Putin tuyệt vọng vì không còn lựa chọn nào khác, phải chơi bài liều (gambling for resurrection). Otto von Bismarck gọi đó là “tự sát vì sợ chết” (suicide for fear of death).

Tham khảo

1. Yuval Noah Harari argues that what’s at stake in Ukraine is the direction of human history,Yuval Harari, Economist, February 9, 2022

2. Asia’s arms race: China spurs military spending spree,Andrew Sharp, Nikkei, February 23, 2022

3. Why Vladimir Putin has already lost this war,Yuval Harari, Guardian, February 27, 2022

4. How the Crisis in Ukraine May End,Derek Thompson, Atlantic, February 27, 2022

5. Xi misreads Putin’s Ukraine gambit despite access to U.S. intel,Hiroyuki Akita, Nikkei, March 1, 2022

6. Vladimir Putin will fail at subduing Ukraine,Mikio Sugenno, Nikkei, March 1, 2022

7. I See Three Scenarios for How This War Ends,Thomas Friedman, New York Times, March 1, 2022

8. The new age of disorder,John Gray, New Statesman, March 2, 2022

9. ASEAN needs to uphold principles, not neutrality, in Ukraine war, Huong Le Thu, Nikkei, March 2, 2022

10. Putin’s War Is Xi’s Worst Nightmare,Craig Singleton, Foreign Policy, March 4, 2022)

11. Could the Ukraine war save Taiwan?Rana Mitter, Spectaror, March 5, 2022

12. The Dictator’s New Playbook: Why Democracy Is Losing the Fight,Moisés Naím, Foreign Affairs, March/April 2022

Viet-Studies

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét