Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

20210910. GÓP Ý VỀ CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (10)

 ĐIỂM BÁO MẠNG 

CÒN QUÁ SỚM ĐỂ 'SỐNG CHUNG VỚI COVID-19'

PHẠM SƠN/ TheLEADER 8-9-2021

TheLEADERChiến lược “sống chung với Covid-19” là một sự đánh cược đầy rủi ro, kể cả với những quốc gia đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao.



Cần hết sức cẩn trọng với kế hoạch dần tháo bỏ những biện pháp hạn chế. Ảnh: Báo Nhân dân.

Một năm rưỡi kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát trên toàn thế giới, nhiều chính phủ tại châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang khuyến khích người dân quay trở lại nhịp sống hàng ngày, với những quy tắc “bình thường mới”.

Vương quốc Anh cho phép nới lỏng hầu hết các hạn chế. Nước Đức cũng đã cho phép người dân được đi du lịch bình thường sau khi đã tiêm phòng đầy đủ. Thái Lan dù vẫn có số ca nhiễm cao nhưng đã bắt đầu nối lại một số hoạt động dịch vụ, bán lẻ và du lịch. Tất cả đều đang cố gắng thực hiện chiến lược “sống chung với Covid-19”, với kỳ vọng hạn chế những tác động khủng khiếp tới nền kinh tế.

Tuy nhiên, chiến dịch “sống chung với Covid-19”, kể cả khi được tiến hành tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, vẫn tiềm ẩn những rủi ro kèm theo sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm như Beta, Delta hay mới đây nhất là Mu. Nhiều nhà khoa học cảnh báo, chiến lược này có thể vẫn còn quá sớm để triển khai.

Ngày 19/7 vừa qua đối với vương quốc Anh là một dấu mốc quan trọng khi chính thức dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế, cho phép các hộp đêm và sân vận động hoạt động hết công suất và không áp dụng cách ly y tế bắt buộc đối với người đã tiêm vaccine đầy đủ, kể cả sau khi tiếp xúc trực tiếp với F0.

Cộng đồng doanh nghiệp vô cùng hoan nghênh quyết định này, tuy nhiên giới khoa học lại bày tỏ quan ngại và gọi đây là một “thí nghiệm nguy hiểm”. 1 tháng sau khi “sống chung với Covid-19”, số ca tử vong mỗi ngày vì Covid-19 tại Anh đã chạm tới 3 con số. Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Sajid Javid đã phải thừa nhận, quyết định về “ngày tự do” khiến số ca nhiễm tăng cao.

Singapore đã đạt đến tỷ lệ tiêm chủng khoảng một nửa dân số và tiến hành giảm dần các hạn chế, chuyển hướng tập trung vào điều trị những ca bệnh nặng, cần đặt nội khí quản. Tuy nhiên, đến tháng 7, dịch bệnh đã bùng phát mạnh mẽ qua một số quán karaoke và một cảng cá lớn, dẫn đến việc các biện pháp hạn chế nhanh chóng được thiết lập lại.

Câu chuyện của Singapore tương tự như Israel, quốc gia nhanh chóng đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60% dân số. Israel cũng ban hành chính sách tập trung cứu chữa các ca bệnh diễn biến nặng và nới lỏng những hạn chế, bao gồm cả việc cho học sinh đi học tập trung trên lớp.

Dịch bệnh tái bùng phát khiến số ca nhiễm nhanh chóng đạt tới 4 con số mỗi ngày. Vào cuối tháng 8, Israel chính thức cán mốc 1 triệu ca nhiễm. Các biện pháp hạn chế cũng được áp dụng trở lại tại quốc gia Do Thái, bao gồm quy định đeo khẩu trang trong nhà.

TS. Michael Baker, một chuyên gia dịch tễ đến từ Đại học Otago, New Zealand nhận xét, các quốc gia quyết định “đi tắt” trên con đường mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, xã hội chính là “đặt cược tính mạng” của những người chưa được tiêm phòng.

Ông Baker cho biết, các quốc gia dường như đã quá chủ quan, trong khi thực tế vẫn chưa thể hiểu hết cách thức hoạt động của chủng vi rút này. Giới khoa học vẫn đang nỗ lực giải mã những thông tin về Covid-19 và đều cho rằng Covid-19 không thể được điều trị như những bệnh cảm cúm thông thường, bởi nó nguy hiểm hơn rất nhiều. Thời gian miễn dịch cũng như mức độ bảo vệ trước các biến chủng sau khi đã tiêm đầy đủ vaccine cũng là vấn đề chưa được làm rõ.

Hiện tại, các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đang có kế hoạch từng bước “sống chung với Covid-19” sau một khoảng thời gian dài giãn cách khiến áp lực đè nặng lên nền kinh tế và đe dọa tới sự sống còn của doanh nghiệp.

Phát biểu trong một cuộc họp gần đây, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cho biết không thể áp dụng mãi biện pháp phong tỏa, cần có phương án thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vaccine và thuốc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quốc tế về chiến lược “sống chung với Covid-19”, các bước đi cần được tiến hành hết sức cẩn trọng, đặc biệt khi tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn tương đối thấp.



TPHCM: 13 TRẺ TỬ VONG, HÀNG TRĂM  TRẺ EM MỒ CÔI 

VÌ DỊCH COVID-19

LÊ HỮU VIỆT-VÂN SƠN/ TP 8-9-2021


Một bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện dã chiến số 6 để điều trị COVID-19. Ảnh: Duy Hiệu.
TPO - Hiện trên địa bàn TPHCM đã ghi nhận 13 trẻ tử vong vì COVID-19. Còn theo thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB&XH, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng nhiều người, khiến gần 250 trẻ em ở TPHCM rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ.

Tại cuộc họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn chiều 8/9, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 14.800 trẻ dưới 18 tuổi mắc COVID-19. Trong đó, hơn 12.000 trẻ đã khỏi bệnh; đang điều trị cho khoảng 2.800 trẻ em.


Một trường hợp trẻ nhỏ có bệnh lý nền mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Theo BS Hưng dịch COVID-19 đã khiến 13 trẻ em tử vong, tỷ lệ trẻ em tử vong là 0,1% so với tổng số ca tử vong của toàn thành phố. Tổng số người tử vong tại TPHCM do COVID-19 tính từ đầu năm đến chiều 8/9 là 11.206 người.

Trong 13 nạn nhân này, đại diện Sở Y tế cho biết có nhiều trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nền, trong đó có cả mắc bệnh ung thư. Theo phân tích của BS Nguyễn Hữu Hưng, trẻ mắc COVID-19, tình trạng chuyển nặng xảy ra ít hơn ở người lớn do sức đề kháng tốt hơn.Tuy nhiên, việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng khó khăn hơn vì nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ trong suốt thời gian làm việc. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn trong điều trị do trẻ em phải có người lớn chăm sóc đi theo. Trong đó, có cả những người lớn mắc COVID-19 và có bệnh lý nền.

Hàng trăm em mồ côi vì dịch COVID-19

Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo các địa phương của Bộ LĐ-TB&XH, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng nhiều người, khiến hàng trăm trẻ em vào cảnh mồ côi. Riêng tại TPHCM, trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã có gần 250 trẻ em mồ côi cha mẹ.

Thông tin trên được cung cấp tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 diễn ra ngày 8/9 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã xuất hiện tại 62/63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, một số tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm dịch cao như TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, tới hết tháng 8 vừa qua, đã có hơn 11.822 trẻ em mắc COVID-19, và hơn 27.334 trẻ em là các trường hợp tiếp xúc gần (F1). Trong đó, TPHCM có số trẻ em mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước với 2.463 em (trong tổng số hơn 40.500 người mắc bệnh).

Dịch bệnh cũng lây lan vào 7/39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn TPHCM, tại các cơ sở này tập trung nhiều trẻ em có sức khỏe yếu, khuyết tật, mắc bệnh nền, nên đe doạ đến tính mạng của trẻ. Nguy cơ lây lan và biến các cơ sở này thành các điểm nóng dịch bệnh rất cao.

Tại Hà Nội, chỉ trong tháng 7, có khoảng 5% số trường hợp mắc COVID-19 là trẻ em dưới 5 tuổi.

Ngoài ra, nhiều trẻ em mắc COVID-19 có chuyển biến nặng, nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh nguy kịch đã ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Lãnh đạo Cục Trẻ em cũng nêu thực tế đáng buồn, nhiều trẻ em bị mồ côi do cha mẹ tử vong vì mắc COVID-19; nhiều trẻ không có cha, mẹ, người thân chăm sóc do cha, mẹ, người thân bị mắc COVID -19 phải đi điều trị, hoặc đi cách ly tập trung. Tại TPHCM, trong đợt dịch lần thứ 4 này có gần 250 trẻ em bị mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ...

Ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, tinh thần

Theo ông Đặng Hoa Nam, dịch bệnh không chỉ đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng của trẻ em, nhiều trẻ em trong các khu cách ly, phong toả bị tách khỏi bố mẹ, người thân… đã ảnh hưởng cả tới tâm lý, tâm thần của trẻ em. Cũng vì dịch bệnh, các em phải học trực tuyến, trong khi điều kiện tiếp cận của các em chưa đồng đều, nhiều trẻ em khó khăn không đủ điều kiện để sắm trang thiết bị công nghệ học tập trực tuyến, dẫn tới bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Ước tính có 4,4 triệu trẻ em bị gián đoạn giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, trẻ em ở nhà, trong các khu cách ly tập trung cũng đối mặt nhiều nguy cơ gia tăng xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích.

Về hỗ trợ trẻ em trong bối cảnh dịch COVID-19, theo ông Nam, ngoài các chính sách hỗ trợ tiền ăn đã và đang triển khai để đảm bảo về dinh dưỡng cho trẻ, cơ quan chuyên trách về trẻ em còn phối hợp với các tổ chức quốc tế tuyên truyền, xây dựng các quy chuẩn chăm sóc trẻ em trong dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nên các khó khăn, mối nguy hiểm với trẻ em kể trên sẽ còn tiếp diễn, cần thêm các giải pháp để bảo vệ, chăm sóc trẻ em tốt hơn.

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà dẫn trường hợp chính con mình, dù đã 11 tuổi nhưng sau thời gian dài chỉ ở nhà do ảnh hưởng dịch COVID-19, đã có những biểu hiện thay đổi về tâm lý và sức khoẻ. Chẳng hạn, mắt có biểu hiện sưng hơn do ngồi máy tính học trực tuyến nhiều, có biểu hiện tăng động hơn với một số hành vi có thể dẫn tới thương tích.

“Điều quan trọng nhất hiện nay là sớm có giải pháp để mở cửa trở lại trường học, đặc biệt cấp tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh các giờ học trực tuyến, giáo viên cần kết hợp tư vấn, hỗ trợ về tâm lý cho trẻ, để giảm tác động tiêu cực.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn tới trẻ, hướng dẫn con học, vì học trực tuyến khác rất nhiều trực tiếp, nếu không hướng dẫn thêm sẽ khó đạt chất lượng dạy và học. Trẻ em học trực tuyến cũng dễ mắc các vấn đề như tăng động, sang chấn tâm lý, nên các bậc phụ huynh và giáo viên cần hết sức quan tâm”, bà Hà nói.

Cũng theo bà Hà, các chính sách hỗ trợ trẻ em cũng cần địa phương triển khai nhanh hơn, ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em đủ điều kiện… Về phía Bộ LĐ-TB&XH, bà Hà cho hay, sẽ nghiên cứu báo cáo Chính phủ bổ sung các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo BS Hưng dịch COVID-19 đã khiến 13 trẻ em tử vong, tỷ lệ trẻ em tử vong là 0,1% so với tổng số ca tử vong của toàn thành phố. Tổng số người tử vong tại TPHCM do COVID-19 tính từ đầu năm đến chiều 8/9 là 11.206 người.

Trong 13 nạn nhân này, đại diện Sở Y tế cho biết có nhiều trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nền, trong đó có cả mắc bệnh ung thư. Theo phân tích của BS Nguyễn Hữu Hưng, trẻ mắc COVID-19, tình trạng chuyển nặng xảy ra ít hơn ở người lớn do sức đề kháng tốt hơn

Tuy nhiên, việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng khó khăn hơn vì nhân viên y tế phải mặc đồ bảo hộ trong suốt thời gian làm việc. Bên cạnh đó, cũng có những khó khăn trong điều trị do trẻ em phải có người lớn chăm sóc đi theo. Trong đó, có cả những người lớn mắc COVID-19 và có bệnh lý nền.

Hàng trăm em mồ côi vì dịch COVID-19

Theo thống kê sơ bộ từ báo cáo các địa phương của Bộ LĐ-TB&XH, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng nhiều người, khiến hàng trăm trẻ em vào cảnh mồ côi. Riêng tại TPHCM, trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã có gần 250 trẻ em mồ côi cha mẹ.

Thông tin trên được cung cấp tại Hội nghị trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 diễn ra ngày 8/9 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 đã xuất hiện tại 62/63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, một số tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm dịch cao như TPHCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bắc Giang, Bắc Ninh…

Theo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, tới hết tháng 8 vừa qua, đã có hơn 11.822 trẻ em mắc COVID-19, và hơn 27.334 trẻ em là các trường hợp tiếp xúc gần (F1). Trong đó, TPHCM có số trẻ em mắc COVID-19 nhiều nhất cả nước với 2.463 em (trong tổng số hơn 40.500 người mắc bệnh).

Dịch bệnh cũng lây lan vào 7/39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn TPHCM, tại các cơ sở này tập trung nhiều trẻ em có sức khỏe yếu, khuyết tật, mắc bệnh nền, nên đe doạ đến tính mạng của trẻ. Nguy cơ lây lan và biến các cơ sở này thành các điểm nóng dịch bệnh rất cao.

Tại Hà Nội, chỉ trong tháng 7, có khoảng 5% số trường hợp mắc COVID-19 là trẻ em dưới 5 tuổi.

Ngoài ra, nhiều trẻ em mắc COVID-19 có chuyển biến nặng, nhiều phụ nữ mang thai mắc bệnh nguy kịch đã ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

Lãnh đạo Cục Trẻ em cũng nêu thực tế đáng buồn, nhiều trẻ em bị mồ côi do cha mẹ tử vong vì mắc COVID-19; nhiều trẻ không có cha, mẹ, người thân chăm sóc do cha, mẹ, người thân bị mắc COVID -19 phải đi điều trị, hoặc đi cách ly tập trung. Tại TPHCM, trong đợt dịch lần thứ 4 này có gần 250 trẻ em bị mồ côi cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ...

Ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, tinh thần

Theo ông Đặng Hoa Nam, dịch bệnh không chỉ đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng của trẻ em, nhiều trẻ em trong các khu cách ly, phong toả bị tách khỏi bố mẹ, người thân… đã ảnh hưởng cả tới tâm lý, tâm thần của trẻ em. Cũng vì dịch bệnh, các em phải học trực tuyến, trong khi điều kiện tiếp cận của các em chưa đồng đều, nhiều trẻ em khó khăn không đủ điều kiện để sắm trang thiết bị công nghệ học tập trực tuyến, dẫn tới bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Ước tính có 4,4 triệu trẻ em bị gián đoạn giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, trẻ em ở nhà, trong các khu cách ly tập trung cũng đối mặt nhiều nguy cơ gia tăng xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích.

Về hỗ trợ trẻ em trong bối cảnh dịch COVID-19, theo ông Nam, ngoài các chính sách hỗ trợ tiền ăn đã và đang triển khai để đảm bảo về dinh dưỡng cho trẻ, cơ quan chuyên trách về trẻ em còn phối hợp với các tổ chức quốc tế tuyên truyền, xây dựng các quy chuẩn chăm sóc trẻ em trong dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nên các khó khăn, mối nguy hiểm với trẻ em kể trên sẽ còn tiếp diễn, cần thêm các giải pháp để bảo vệ, chăm sóc trẻ em tốt hơn.

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà dẫn trường hợp chính con mình, dù đã 11 tuổi nhưng sau thời gian dài chỉ ở nhà do ảnh hưởng dịch COVID-19, đã có những biểu hiện thay đổi về tâm lý và sức khoẻ. Chẳng hạn, mắt có biểu hiện sưng hơn do ngồi máy tính học trực tuyến nhiều, có biểu hiện tăng động hơn với một số hành vi có thể dẫn tới thương tích.

“Điều quan trọng nhất hiện nay là sớm có giải pháp để mở cửa trở lại trường học, đặc biệt cấp tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh các giờ học trực tuyến, giáo viên cần kết hợp tư vấn, hỗ trợ về tâm lý cho trẻ, để giảm tác động tiêu cực.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm hơn tới trẻ, hướng dẫn con học, vì học trực tuyến khác rất nhiều trực tiếp, nếu không hướng dẫn thêm sẽ khó đạt chất lượng dạy và học. Trẻ em học trực tuyến cũng dễ mắc các vấn đề như tăng động, sang chấn tâm lý, nên các bậc phụ huynh và giáo viên cần hết sức quan tâm”, bà Hà nói.

Cũng theo bà Hà, các chính sách hỗ trợ trẻ em cũng cần địa phương triển khai nhanh hơn, ưu tiên tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ em đủ điều kiện… Về phía Bộ LĐ-TB&XH, bà Hà cho hay, sẽ nghiên cứu báo cáo Chính phủ bổ sung các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Lê Hữu Việt-Vân Sơn

CHỐNG DỊCH COVID-19: KHÔNG BỎ QUÊN PHẦN CHÌM

TRẦN HỒNG QUÂN/ TVN 8-9-2021

Tôn Tử nói: "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng"; còn cách nói nôm na theo kiểu bóng đá là "Phải biết đọc trận đấu".

Nhận diện đối tượng

Trong cuộc chiến chống chống dịch Covid-19 hiện nay ở TP.HCM, vì sao chúng ta chưa đạt hiệu quả mong muốn dù đã cố gắng tối đa với sự hỗ trợ hết lòng của cả nước? 

Tôi cho rằng, chúng ta chưa biết đầy đủ đối tượng tác chiến trong giai đoạn mới cho dù đã cơ bản nhận thức được đặc điểm của biến chủng Delta qua các tài liệu quốc tế và qua thực tiễn Việt Nam.

Có một điều quan trọng là để đánh giá thực trạng tình hình, chúng ta chưa ước lượng được tổng số người bị lây nhiễm trong toàn bộ dân cư TP.HCM giai đoạn hiện nay là bao nhiêu.

Hằng ngày Bộ Y tế công bố số lượng F0 tăng lên trong 24h của cả nước và của TP.HCM. Thực ra đó chỉ là con số được phát hiện thêm, chưa phải là toàn bộ số tăng thêm trong ngày, chỉ là phần nổi, chưa có phần chìm. Đến giai đoạn này, phần F0 chìm chắc chắn lớn hơn rất nhiều so với phần nổi. Càng về sau, mỗi ngày ta thấy số phát hiện ngoài khu cách ly, phong tỏa càng nhiều, càng chiếm đa số, đã chứng tỏ điều đó.

Số tích lũy của những con số phát hiện thêm hơn 200 ngàn chỉ là tổng số F0 lộ diện chứ không phải là toàn bộ số F0 kể cả phần chưa lộ diện tồn tại trong cộng đồng của TP.HCM. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng. 

Chống dịch Covid-19: Không bỏ quên phần chìm
TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm, truy vết tìm F0 còn ở ngoài cộng đồng. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Ta chưa đánh giá được toàn bộ tảng băng nghĩa là chưa đánh giá được tổng thể sức mạnh của đối tượng tác chiến. Và hầu như ta tập trung toàn bộ quân chủ lực chỉ đối phó với phần lộ diện, lại là phần nhỏ hơn nhiều. Đó là sự lệch hướng khi dùng chiến lược cũ cho giai đoạn mới.

Để minh họa, xin thử đưa ra tính toán ước lượng.

Dựa vào đâu để xác định tổng số người bị lây nhiễm (F0)? Thật khó xác định chính xác, chỉ có thể ước lượng. Thử tham khảo kết quả thống kê tính toán của Cộng đồng châu Âu, nơi có cách thống kê, tính toán khoa học. So sánh tình trạng dịch của TP.HCM hiện nay có thể coi là tương đương thời kỳ cao trào của họ. Độ ác liệt của bệnh dịch của riêng TP.HCM có lẽ cao hơn phần lớn các nước châu Âu, trừ Ý.

Tỷ lệ lây nhiễm của các nước thành viên khối này phân bố trong khoảng từ 2,6 đến 16,1% (theo GS Nguyễn Tuấn, người Úc gốc Việt).

Nếu so sánh với các nước có độ ác liệt cao nhất thì tỷ số lây nhiễm trên dưới 16%, rất choáng, nên tôi thử lấy tỷ lệ trung bình của họ là 9,3% để giả định là tỷ lệ lây nhiễm của TP.HCM để tính toán tham khảo, quy tròn thành 9%, thấp đi một chút, chắc cũng không xa thực tế TP.HCM là mấy.

Với dân số TP.HCM khoảng 15 triệu (tính cả số tạm cư), 9% của 15 triệu là 1.350.000 F0 cả chìm cả nổi.

Tổng số F0 nổi được công bố đến ngày 30/8 là hơn 204 ngàn, tính tròn 200 ngàn cho dễ. Như vậy số F0 chìm còn tới khoảng 1.150.517, đại loại coi là 1.150.000.

Đó là những con số chỉ ước chừng nhưng tôi tin không quá xa sự thật.

Như vậy đối tượng tác chiến của ta không chỉ có 200.000 nguồn lây lộ diện (đang không ngừng tăng thêm) mà còn có 1.150.000 ẩn diện vẫn âm thầm phát triển. Điều quan trọng cần xem lại là ta đang xử lý với từng phần chìm, nổi ra sao?

Tại sao chỉ tập trung vào chống giặc lộ diện

Trước hết, phải nói rằng một F0 vừa là một nạn nhân cần được bảo vệ, vừa đã trở thành nơi trú ẩn và phát tán virus cần kiểm soát.

Trên thực tế, hầu như mọi sự quan tâm và giải pháp chống dịch hiện nay chỉ tập trung vào số F0 lộ diện, huy động toàn bộ hệ thống bệnh viện, thiết lập tháp điều trị... để xử lý số F0 này. Sự quan tâm từ lãnh đạo, của mọi lực lượng chống dịch, của thông tin đại chúng đến toàn bộ xã hội đều tập trung vào đây.

Còn phần chìm của tảng băng với hơn một triệu F0 chưa lộ diện thì sao? Chúng ta chưa làm được và mới chỉ cố gắng làm chúng lộ diện được phần nào.

Phải thấy rằng toàn thể cộng đồng đang chung sống với số nguồn lây khổng lồ chưa lộ diện đó. Hơn 1 triệu F0 ấy cứ lặng lẽ lây lan với tốc độ kinh hồn, lặng lẽ phân hóa thành 80% số F0 (khoảng 920.000) có  khả năng tự khỏi, 20% F0 (khoảng 230.000) có nguy cơ chuyển nặng, lẽ ra phải vào bệnh viện mà vẫn ở nhà, và do thiếu được chăm sóc y tế nên có tỷ lệ chuyển nặng tất nhiên sẽ cao hơn, tử vong nhiều hơn. Tất cả đều diễn ra lặng lẽ, không có mặt của lực lượng y tế, đứng ngoài các con số thống kê.

Chống dịch Covid-19: Không bỏ quên phần chìm
Cộng đồng đang chung sống với số nguồn lây F0 chưa lộ diện

Bỏ quên phần chìm này là một sai lầm mang tầm chiến lược, có thể là nguyên nhân lớn nhất cho sự mất kiểm soát hiện nay.

Tất nhiên đối phó với phần chìm là rất khó, chống kẻ thù khuất mặt bao giờ cũng khó. Khó thì phải công phu tìm giải pháp cho bằng được.

Một số kiến nghị

a) Nên chuyển từ chiến lược "Loại dịch ra khỏi cộng đồng" sang "Sống chung với dịch nhưng kiềm chế tác hại của nó".

Trên thực tế, chúng ta đang sống chung với dịch. Hàng triệu F0 chìm không ngừng lây nhiễm, và hơn 60 ngàn F0 nổi đang được cho về cách ly tại nhà. 

Tôi rất mừng khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng cần biết cách sống chung lâu dài với dịch.

Xác định dứt khoát như vậy là rất đúng, là để xây dựng một loạt giải pháp thích hợp có hiệu quả, thoát cảnh lúng túng như vừa qua. Nên rút kinh nghiệm của nhiều nước đã chủ trương chung sống với dịch.

b) Cần tăng tốc phủ vắc xin với nhận thức mới rằng đối với biến chủng Delta, không chỉ 70% là đủ mà phải đạt 80-90% dân cư được tiêm vắc xin mới đủ tạo miễn dịch cộng đồng.

Đồng thời tranh thủ nhập và nghiên cứu các loại thuốc đặc trị và thuốc hỗ trợ để tiến tới có thể được sử dụng phổ biến đến tủ thuốc gia đình.

Cần coi đó là hai nhóm vũ khí cơ bản để chiến thắng. 

c) Giảm tải tối đa đến mức có thể đối với các bệnh viện; cải thiện điều kiện làm việc, đời sống, sức khỏe đội ngũ của y bác sĩ. Đó là giải pháp trực tiếp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị.

Tăng thêm lực lượng để hỗ trợ các hộ lý, tăng tình nguyện viên, cho người nhà vào chăm sóc F0, không để các F0 một mình... để góp phần giảm tỷ lệ tử vong.

Đưa hết các F0 không triệu chứng hoặc nhẹ về cách ly tại nhà, kể cả người trên 50 tuổi hoặc có bệnh nền, nhờ sự chăm sóc tốt hơn dưới sự hướng dẫn của y tế, có thể làm giảm tỷ lệ chuyển nặng.

Cần cải thiện một cách cơ bản việc tổ chức cấp cứu, đó là sự đảm bảo quan trọng cho việc tổ chức cách ly và chữa bệnh tại nhà, đặc biệt khi việc này trở thành phổ biến trong trong cộng đồng.

d) Đã chấp nhận chung sống với dịch thì phải chấp nhận sự lây lan chưa giảm, thậm chí còn tăng lên. Nhưng trước mắt cần tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ở mức hợp lý để chờ phủ vắc xin rộng rãi.

Mặt khác, cần tăng cường sức đề kháng của cộng đồng, cụ thể là:

Củng cố hệ thống y tế cơ sở, hướng dẫn phổ biến kiến thức y tế cộng đồng, kết hợp tốt đông tây y, sử dụng các phương pháp dân gian như xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt... các loại thuốc hỗ trợ sức khỏe.

Theo dõi chặt chẽ các F0 cách ly ở nhà và diễn biến dịch trong địa phương.

Cải thiện môi trường sống, nhất là ở các khu nhà trọ, các hẻm nhỏ chật chội, các khu nhà mé sông nước đen ngòm... Hướng dẫn cải thiện cách ăn uống cho khoa học. Phổ biến xây dựng nếp sống văn minh, tăng cường tập luyện thân thể. Khẩn trương cải tiến việc cung ứng nhu yếu phẩm, khai thác tốt hệ thống thương nghiệp vốn có, không thay thế nó, chỉ bổ sung các biện pháp chống lây nhiễm mà thôi, ví dụ như tiêm chủng đầy đủ và xét nghiệm thường xuyên cho các thương nhân và shipper.

Trên thế giới đã từng có những trận dịch kinh hồn, ví dụ năm 1918 có dịch cúm H5N1 khởi đầu từ Tây Ban Nha đã làm  hơn 50 triệu người tử vong. Cho đến nay chủng cúm này vẫn tồn tại, thỉnh thoảng bùng phát trong gia cầm nhưng không còn khả năng thành dịch lớn ở người.

Chúng ta tin rằng, sẽ đến lúc có thể coi dịch do virus Sars-Cov-2 cũng như một loại cúm mùa quen thuộc mà chung sống bình thường.

Trần Hồng Quân

HÀ NỘI CÓ ĐANG ĐI LÊN VẾT XE ĐỔ CỦA TP HỒ CHÍ MINH ?

NGUYỄN HỒNG VŨ/ TD 8-9-2021

Ngày 6 tháng 9 vừa qua, trong lúc Hà Nội đang lo lắng nguy cơ bùng dịch COVID-19 thì đùng một cái lãnh đạo Hà Nội đưa ra quyết định “từ ngày 6-9 đến 12-9, sẽ xét nghiệm toàn bộ 100% người dân trên toàn địa bàn thành phố” (khoảng hơn 8 triệu người). Quyết định này thực sự làm lo lắng không ít người vì cho đến nay chúng ta đã thử và chưa bao giờ thành công. Ngược lại, sau mỗi chiến dịch với áp lực chỉ tiêu như vậy thì dịch lại càng bùng lên mạnh mẽ hơn!

Trước quyết định “mạo hiểm” này của Hà Nội, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những ý kiến khá tương đồng với những lo lắng, nhận định mà tôi đưa ra trước đó khi phân tích về những chiến dịch xét nghiệm toàn dân ở TP Hồ Chí Minh vừa qua. Ngoài ra, ông còn tính luôn giá thành đó tương đương với 6 triệu liều vaccine!

Phân tích chi tiết của TS Nguyễn Huy Nga đã được đăng trên nhiều tờ báo lớn trong nước ngày hôm qua. Nhưng không hiểu sao chỉ trong vòng chưa tới 24 giờ thì Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã vội gỡ xuống, chỉ còn Phụ Nữ Việt Nam dũng cảm, kiên định!

Ảnh chụp màn hình

Mình đã phân tích vấn đề này nhiều lần rồi, hôm nay mình không muốn nói gì thêm nữa (vì đã quá rõ, bạn nào muốn tìm hiểu thêm những phân tích khoa học thì xem nội dung ở các đường link ở cuối bài). Những bất cập xoay quanh vấn đề “xét nghiệm diện rộng” cả khách quan và chủ quan đã khiến nó trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nơi trên thế giới. TS Nguyễn Huy Nga nhận xét rất thẳng thắn “đây là quyết định không có kiến thức khoa học, thiếu hiệu quả và rất lãng phí.”

Hy vọng các nhà lãnh đạo hãy lắng nghe những nhà khoa học, những chuyên gia để định hướng chống dịch tốt hơn,… giảm bớt nguy cơ đi lên những vết xe đổ trước mắt, những việc làm đáng tiếc này không những như hành động ném tiền qua cửa sổ mà còn có nguy cơ “biến lợn lành thành lợn què” khi xảy ra lây chéo trong quá trình lấy mẫu!

Bảo trọng nhe bà con!

_____

*Thông tin tham khảo:

https://phunuvietnam.vn/ha-noi-kinh-phi-xet-nghiem-toan… (Hà Nội: Kinh phí xét nghiệm toàn dân đủ để mua 6 triệu liều vaccine).

https://tuoitre.vn/ha-noi-xet-nghiem-toan-bo-100-nguoi… (Hà Nội xét nghiệm toàn bộ 100% người dân, đặt mục tiêu kiểm soát dịch trước 15-9).

Nguyễn Hồng Vũ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét