Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

20210331. QUANH CHUYỆN THÁI TỬ ĐẢNG

ĐIỂM BÁO MẠNG

CÓ MỘT THỜI CON ÔNG CHÁU CHA KHÔNG KHÔNG MƯU CẦU DANH VỊ

QUỐC PHONG/ TVN 26-3-2021

Có một thời con ông cháu cha không mưu cầu danh vị

Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Phú Thái

Trên nửa thế kỷ về trước, các bậc cha anh luôn muốn hậu sinh nối chí cha ông làm việc vì nước vì dân, không mưu cầu danh vị, tiền bạc.

Tôi vừa có chuyến đi về quê Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Phú Thái, phi công huyền thoại một thời trong chiến tranh.

Ông quê ở thôn Nam Huân Trung, xã Đình Phùng, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Đây là cái nôi truyền thống của cách mạng điển hình trước năm 1930 tại đồng bằng Bắc Bộ. Từ chuyến đi đó, tôi có dịp ngẫm ra nhiều điều.  

Trên nửa thế kỷ về trước, đã có các bậc cha anh luôn muốn hậu sinh nối chí cha ông làm việc vì nước vì dân, không mưu cầu danh vị, tiền bạc. 


Bay như Thái
 


Cố Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, nguyên Bộ trưởng Tài chính Hoàng Quy (1926-2006) là một ví dụ. Hoặc như cố Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Phú Thọ, cụ Phạm Thuần (1905-1999). 

Cụ Thuần làm Chủ tịch tỉnh của những năm 50 và 60 của thế kỷ trước. Cụ từng bị thực dân Pháp bắt giam và bị tù đày ở nhiều nhà lao như Hoả Lò, Sơn La, Côn Đảo từ những năm đầu của cuộc cách mạng và từng có lần vượt ngục rồi trở về tiếp tục hoạt động cách mạng. 

Khá là thú vị khi nhắc đến tên của hai vị nói trên để nói về câu chuyện thời sự hôm nay quanh việc bổ nhiệm con cháu không trong sáng, đó là họ lại làm thông gia với nhau. Thế nhưng cả hai con người đó đều rất chính trực, không nâng đỡ con cháu kiểu như tình trạng quá xá hiện nay khiến chúng ta phải suy nghĩ đành rằng mỗi thời mỗi khác. 

Con trai của cụ Phạm Thuần là Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Phú Thái, phi công nổi tiếng của Không quân Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ. Ông là con rể của cố Bộ trưởng Hoàng Quy. 

Tướng Thái được nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và là người phi công đàn anh từng có thời gian bay cùng phi đội với ông nhận xét: “Phạm Phú Thái là một phi công tiêm kích dũng cảm, bay giỏi, có thể được xem là một trong những phi công huyền thoại của Không quân Việt Nam”.  

Câu nói “bay như Thái...” gần như trở thành cửa miệng được Không quân nhắc đến qua nhiều thế hệ phi công chiến đấu đã cho thấy phần nào sự thật đáng kiêu hãnh ấy. Và qua đó cũng gián tiếp cho thấy Trung tướng Phạm Phú Thái là một sỹ quan chỉ huy chiến đấu và trực tiếp chiến đấu đầy tài năng.

Có một thời con ông cháu cha không mưu cầu danh vị
Biên đội (trái qua) Thái - Liêm - Soát - Thư tham gia đánh trận 27/6/1972 bắn rơi 4 chiếc F-4

Ông  trưởng thành hoàn toàn từ thực lực, ngay cả khi bị thương nằm viện vẫn giấu rồi tha thiết đề nghị Viện Quân y 108 xác nhận mình chỉ bị thương nhẹ để hy vọng sẽ còn đủ tiêu chuẩn trở lại đơn vị trực tiếp chiến đấu trên bầu trời. 

Hai chức vụ cuối cùng trong đời binh nghiệp trước khi nghỉ hưu mà Tướng Thái đảm nhiệm là Chánh Thanh tra quân đội (2007-2010) và Phó tư lệnh thứ nhất Quân chủng Phòng không - Không quân (1999-2006). Ông luôn là cán bộ chính trực, khái tính, khi xử lý công việc thì rất thông minh, lại luôn quyết liệt, không ngại đụng chạm. 

Cụ Phạm Thuần có người bạn thân ít tuổi. Họ cùng quê Thái Bình và từng có thời hoạt động bí mật cùng nhau là ông Nguyễn Đức Tâm (1920-2010). Sau này, khi ông Tâm trở thành Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì hay tin con trai đàn anh mình đang ở trong quân ngũ. Ông Tâm đã mời vị sĩ quan trẻ đến nhà chơi để hỏi chuyện. Suy nghĩ đôi chút, anh Phú Thái nhờ nói đến vị Trưởng Ban Tổ chức rằng, cháu xin phép chú, cháu sẽ không ra gặp chú đâu vì nếu gặp, có ai biết rồi họ nói cháu xin chức. 

Vị Bộ trưởng không có người thân trong ngành 

Tại nhà thờ của dòng họ Phạm Phúc Nam Huân cũng như từ đường của chi họ Phạm nhà Trung tướng Phạm Phú Thái, tôi thật ấn tượng khi biết dòng họ này có khá nhiều bậc cha chú tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội những năm 1927-1928. Nổi bật nhất phải kể đến cố Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Phạm Quang Lịch. Cụ Lịch là anh con chú con bác với cha của Tướng Thái - cụ Phạm Thuần.  

Trong danh sách các liệt sỹ đã hy sinh vì đất nước qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới, có đến gần 85 vị được khắc bia đá trong nhà thờ họ.  

Cụ Phạm Quang Lịch (1901-1937) sau những năm đi học trên tỉnh trở về, đã nhận ra sự thối nát của giai cấp phong kiến và sự áp bức đô hộ của thực dân Pháp. Tuy là con trai duy nhất trong một gia đình địa chủ có 90 mẫu ruộng, cụ vẫn từ bỏ tất cả để tìm đường đến với cách mạng. Cụ đã chọn ngôi làng của mình cùng những người thân ruột thịt giác ngộ trước để rồi lan tỏa tiếp phong trào chống Pháp sang các địa phương trong toàn tỉnh Thái Bình. 

Cụ trở thành một trong những người nhóm họp để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên năm 1930 trên mảnh đất quê hương và sau đó trở thành Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình từ năm 1933 đến lúc hy sinh (1937) trong nhà tù Sơn La.  

Chỉ có 10 năm xây dựng cơ sở và lãnh đạo cách mạng, cụ bị thực dân Pháp tuyên án 2 lần và đều có mức án 20 năm tù khổ sai (lần đầu vượt ngục rồi ra tiếp tục hoạt động) thì quả là đáng kính nể.

Kế tục người cha đã hy sinh dũng cảm trong nhà tù Sơn La năm 1937, con trai cụ sau này cũng nối tiếp truyền thống cách mạng của gia đình và trở thành Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình, đó là ông Phạm Bái. 

Có một thời con ông cháu cha không mưu cầu danh vị
Cố Bộ trưởng Tài chính Hoàng Quy

Rồi bên nhà vợ của Tướng Thái cũng có nếp gia phong nuôi dạy con y hệt như thế. Bộ trưởng Tài chính Hoàng Quy vốn là cộng sự đắc lực của Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước Võ Văn Kiệt khi ông Kiệt ra Bắc nhận nhiệm vụ. Ông Hoàng Quy khi đó được cử làm Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Kế hoạch nhà nước rồi sau đó sang làm Bộ trưởng Tài chính. 

Thế nhưng nếu có ai hỏi trong 6 người con đẻ của ông bà Hoàng Quy cùng các con dâu, rể và cháu nội, ngoại của họ có ai được công tác trong ngành Kế hoạch nhà nước hay ngành Tài chính không thì xin trả lời luôn là không!  

Ông Hoàng Quy luôn dạy con mình phải tự lực, đi bằng đôi chân của chính mình và dứt khoát không có chuyện kèm cặp, nâng đỡ con trong công tác. Đó là chưa kể, bên phía ông Hoàng Quy có đến 11 anh chị em ruột; phía phu nhân của ông, bà Bảo Tuệ cũng lại là chị cả của một “gia đình khủng” với 14 anh, chị, em ruột (không kể dâu, rể) ấy vậy mà cũng chẳng một ai trong đó được hưởng cái mà hôm nay chúng ta gọi là “quan hệ, hậu duệ”. 

Lúc đương chức, ông Hoàng Quy thường nhắc nhở người trong nhà rằng, nếu ai đó trong đại gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì nên bày cho họ cách làm ăn và cùng nhau giúp đỡ vật chất một chút ban đầu gọi là để vượt qua chứ "đừng bao giờ giúp để có vị trí và quyền lực trong cơ quan nhà nước bởi như thế dễ làm hỏng gia đình và gây bất lợi cho xã hội". 

Gia đình bên nội và ngoại của Trung tướng Phạm Phú Thái là như thế và họ luôn tự hào về điều đó. Có lẽ, những vị lãnh đạo ngày nay cũng nên suy ngẫm từ câu chuyện có thật nói trên, tránh việc tuyển chọn người nhà, người thân vào làm lãnh đạo theo lối “tiền tệ, hậu duệ” mà quên mất” trí tuệ” mới là thứ cần thiết với một người lãnh đạo, dù là cấp lớn hay nhỏ. 


Quốc Phong 

THÁI TỬ ĐẢNG: SO GĂNG GIỮA NGUYỄN THANH NGHỊ VÀ TRẦN TUẤN ANH

HƯƠNG NHUNG/ TB/ viet-studies 15-3-2021


Ngoại trừ Võ Văn Thưởng có lý lịch mờ ám, thì Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh là 2 thái tử đảng thuộc hàng khủng nhất nhiện nay. Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976 hiện nay là 45 tuổi, còn Trần Tuấn Anh thì năm nay 57 tuổi, hơn Nghị một con giáp.

Đã từ lâu, đất nước này đã nằm gọn trong tay những thái tử đảng, dù là những thái tử dạng có lý lịch mờ ám hay có lí lịch trong sạch. Điều này rất nguy hiểm cho tương lai đất nước, vì bất chấp năng lực, những thái tử đó vẫn cứ leo cao. Ở vị trí thủ tướng hay là tổng bí thư, chỉ cần ra chính sách sai lầm thì thiệt hại của nó không thể cân đo đong đếm được.

Ông Nông Đức Mạnh được cho là người có lý lịch mơ hồ nhưng tiến lên vị trí tổng bí thư và ngồi đó hết 10 năm. Theo một nhà báo nổi tiếng đánh giá thì tầm của ông Nông Đức Mạnh chỉ làm được lãnh đạo phường, thế nhưng ông vẫn cứ ngồi ghế tột đỉnh quyền lực của ĐCS suốt 10 năm ròng rã mà không ai có thể thay thế ông. Ông chỉ xuống khi điều lệ của đảng cộng sản quy định tổng bí thư không được ngồi quá 2 nhiệm kỳ.

Ngày nay, thái tử đảng mọc như nấm. Ông Nguyễn Văn Chi có con trai là Nguyễn Xuân Anh cũng lên rất nhanh, vì Xuân Anh còn con trên chính trường mà cha thì đã hết quyền lực nên Nguyễn Xuân Anh bị hạ bệ để lớp già giành ghế. Hay ông Nguyễn Bá Thanh cũng có con trai Nguyễn Bá Cảnh tiến thân rất nhanh, nhưng vì quá non trẻ trong khi cha của cậu thì đã mất, nên đã bị lớp già đánh văng ra khỏi ghế. Tại Sài Gòn vẫn thế, Lê Trương Hải Hiếu là con trai ông Lê Thanh Hải, vì còn non trẻ trên chính trường, trong khi cha cậu đang bị Nguyễn Phú Trọng vây nên cậu vẫn chưa tiến được cao. Đó là những mẫu thái tử đảng bị đì, tuy nhiên nếu không đì được những thái  tử này thì họ sẽ lên rất cao.

Nguyễn Thanh Nghị có lợi thế gì, bất lợi gì?

Ai cũng biết Nguyễn Thanh Nghị là con trai ông Nguyễn Tấn Dũng. Điều đó là thuận tiện rất lớn. Cho đến nay, Nguyễn Thanh Nghị đã leo khá cao, trong kho con cái của ông thủ tướng lâu nhất Việt Nam – Phạm Văn Đồng cũng chưa hề leo cao như Nghị.

Như đã nói, Nguyễn Thanh Nghị hiện đang là 45 tuổi, còn rất trẻ nhưng đã sang nhiệm kỳ thứ 2 ngồi ở chức ủy viên trung ương đảng. Nghị còn 20 năm nữa mới cán đích 65 tuổi, tuổi mà quá quy định ngồi lại ủy viên bộ chính trị. Như vậy năm 2026 nếu Nghị vào Bộ Chính Trị thì Nghị vẫn còn rất trẻ, chỉ mới 50 tuổi. Lúc đó Nghị còn quỹ thời gian rất lớn, đến 15 để ở lại Bộ Chính Trị. Như vậy nếu không có gì cản trở, Nghị sẽ lên đến đỉnh cao quyền lực là hoàn toàn có thể.

Về học vấn thì Nghị cùng với Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Vương Đình Huệ là những con người có thực học. Nghị hoàn toàn không phải như Nông Quốc Tuấn con của ông Nông Đức Mạnh, nên về điều kiện học thức để được cơ cấu, Nghị đạt tiêu chuẩn cao. Đáng nói ở đây là Nghị được đào tạo tiến sĩ ngành kỹ thuật xây dựng và sắp tới sẽ được cơ cấu nắm chức bộ trưởng bộ xây dựng rong chính phủ ông Phạm Minh Chính thì rõ ràng Nghị được xếp vào đúng chuyên môn của mình. Cơ hội thể hiện là rất lớn.

Con trai của một cựu thủ tướng, có học vị tiến sĩ tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, rồi đảm trách một bộ đúng chuyên môn được học thì còn gì tốt bằng? Những cái thuận tiện mà Nguyễn Thanh Nghị nắm trong tay hiện nay khó có một thái tử đảng nào có được. Đó là tiền đồ sán lạn cho Nghị. Tuy nhiên trở lực cho Nghị cũng không nhỏ, đó là trở lực nào?

Trở lực lớn nhất cho Nghị đó chính là con ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì là con ông Nguyễn Tấn Dũng nên mới bị ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách đì. Mà một khi ông Trọng ra sức đì thì Nghị khó lên cao lắm. Bằng chứng là có thuận lợi lớn như thế nhưng Nghị lại dẫm chân tại chỗ ghế ủy viên trung ương đảng nhiệm kỳ hai. Ông Nguyễn Phú Trọng là ngọn núi chắn ngang đường sự nghiệp công danh của Nghị. Hiện nay Nghị đã có vết chàm “sai phạm đất đai ở Phú Quốc”, ông Trọng có thể khui bất kỳ lúc nào nếu có thể.

Trần Tuấn Anh, thuận lợi và khó khăn.

Thực ra Nguyễn Thanh Nghị có tiếng xấu, nhưng tiếng xấu đó là quản lý kinh tế tỉnh. Cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy Nghị ăn lớn như Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh. Có thể chỉ là sai phạm do tắc trách chứ chưa biển thủ và Nghị cũng không có làm gì vi phạm đạo đức. Đấy là điều mà nhiều người có thể hiểu. Cũng là thái tử đảng nhưng con ông Nguyễn Tấn Dũng nói chung và Nguyễn Thanh Nghị nói riêng chưa thấy họ vi phạm đạo đức xã hội. Xã hội vẫn coi Nguyễn Thanh Nghị là khá sạch nếu so với Trần Tuấn Anh.

Còn Trần Tuấn Anh thì ngược lại. Trần Tuấn Anh để lại khá nhiều tai tiếng từ khi du học Pháp, cho đến làm hiệu trưởng trường đại học công nghiệp, và đến khi làm bộ trưởng Bộ Công Thương, ông này đã có cách hành xử rất cửa quyền như một ông trời con mà vụ xe biển xanh rước vợ là một ví dụ trong nhiều ví dụ.

Về năng lực thì Trần Tuấn Anh cũng tỏ ra yếu kém trong vấn đề quản lý Bộ Công Thương. Những dự án của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương lại tiếp tục bài ca thua lỗ. Nếu xét năng lực của Trần Tuấn Anh với người tiền nhiệm Vũ Huy Hoàng thì ông Trần Tuấn Anh không khá hơn. Ấy vậy mà trong nhiệm kỳ 4 năm làm bộ trưởng, ông không bị kiểm điểm như Nguyễn Thanh Nghị. Đó là điều bất thường. Chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng xem trọng Trần Tuấn Anh hơn Nguyễn Thanh Nghị.

Trần Tuấn Anh là con trai ông cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương. Về quyền lực khi đương nhiệm và sau khi về hưu thì ông Trần Đức Lương không bằng ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, cái lợi là ông Trần Đức Lương không “gây thù chuốc oán” với Nguyễn Phú Trọng. Chỉ thế thôi mà Trần Tuấn Anh lại có đường quan lộ hanh thông hơn Nguyễn Thanh Nghị bất chấp tai tiếng.

Trần Tuấn Anh sinh măm 1964, năm nay 57 tuổi còn 1 nhiệm kỳ ở lại Bộ Chính trị. Quỹ thời gian để ông Trần Tuấn Anh trở lại Bộ Chính Trị không nhiều, chỉ còn một lần trúng cử vào Bộ Chính Trị nữa thôi. Hiện nay ông Trần Tuấn Anh đang là trưởng ban kinh tế trung ương, vị trí còn khá xa so với vị trí tứ trụ.

Trần Tuấn Anh đã được Nguyễn Phú Trọng kéo về ban bí thư giao là một sự đảm bảo. Rõ ràng ông Nguyễn Phú Trọng sủng ái Trần Tuấn Anh hơn Nguyễn Thanh Nghị. Trần Tuấn Anh về ban bí thư để leo lên tiếp, nhưng Nguyễn Thanh Nghị mà về ban bí thư thì xem như xong sự nghiệp chính trị.

Như vậy khó khăn đối với Trần Tuấn Anh chỉ là tuổi tác, năng lực tuy yếu nhưng ông Nguyễn Phú Trọng không hề soi mói yếu tố này, đạo đức tuy kém nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại cho qua. Điều này Nguyễn Thanh Nghị không thể có được.

Nếu chạy đua thì Trần Tuấn Anh hay Nguyễn Thanh Nghị sẽ về đích trước?

Hiện nay Trần Tuấn Anh đang là ủy viên Bộ Chính Trị và còn 8 năm nữa là hết hạn ở lại Bộ Chính Trị. Còn Nguyễn Thanh Nghị thì chỉ mới ủy viên trung ương đảng và còn quỹ đến 20 năm nữa mới hết hạn ở Bộ Chính Trị nếu nhiệm kỳ tới Nguyễn Thanh Nghị vào được Bộ Chính Trị.

Nhiệm kỳ tới, mục tiêu của Trần Tuấn Anh là tiến sát tứ trụ chứ chưa nhảy thẳng vào tứ trụ được, chưa có ai nắm chức trưởng ban kinh tế trung ương mà vào thẳng tứ trụ cả. Chỉ có ông Trương Tấn Sang từng nắm trưởng ban kinh tế trung ương sau đó nắm thường trực ban bí thư là bước nhảy xa nhất. Như vậy là ông Sang từ trưởng ban kinh tế tiến sát tứ trụ chứ chưa thể nhảy một bước vào tứ trụ. Vì vậy, tuy đang là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng Trần Tuấn Anh cách tứ trụ 2 bước nhảy nữa.

Nhiệm kỳ tới, mục tiêu của Nguyễn Thanh Nghị là vào Bộ Chính trị, tức chậm hơn Trần Tuấn Anh một bước. Tuy nhiên, nếu vào được Bộ Chính Trị thì ghế phó thủ tướng thường trực khó mà vuột khỏi tay Nguyễn Thanh Nghị. Người ta nói, hiện nay có 2 vị trí cách tứ trụ rất gần, đó là vị trí thường trực ban bí thư và vị trí phó thủ tướng thường trực. Như vậy nếu nhiệm kỳ sau cả Nghị và Tuấn Anh đều nhảy thêm bước nữa thì lúc đó Nghị và Trần Tuấn Anh bằng nhau về xuất phát điểm. Đến thời điểm đó mỗi người chỉ cần một bước nữa là vào tứ trụ. Tuấn Anh thì không biết nắm ghế nào những Thanh Nghị thì khả năng nắm ghế thủ tướng. Đó là từ “giả sử”.

Hiện nay Trần Tuấn Anh và Nguyễn Thanh Nghị ở 2 nhánh khác nhau. Trần Tuấn Anh ở ban bí thư, Nguyễn Thanh Nghị ở chính phủ, không ai phải va chạm với ai vì nước sông không phạm nước giếng, tuy nhiên nếu Trần Tuấn Anh nắm thường trực ban bí thư mà Nghị lại là phó thủ tướng thường trực thì khả năng va chạm xảy ra giống như Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc vừa qua vậy.

Về lý lịch, xem như Nghị và Tuấn Anh bằng nhau; về năng lực, xem như Nghị hơn; về đạo đức xem như nghị hơn; về điều kiện được giúp đỡ, xem như Tuấn Anh hơn; thuận lợi về tuổi tác xem như Nghị hơn. Vì vậy khó xác định ai ưu điểm hơn ai trên con đường tiến thân.

Trong nhiệm kỳ 2021-2026 này nếu ông Nguyễn Phú Trọng rút lui sớm thì Nguyễn Thanh Nghị sẽ tiến thân như vũ bão, còn nếu ông Trọng khỏe mà ngồi đến hết nhiệm kỳ hay không còn ngồi tiếp sau năm 2026 thì xem như sự nghiệp chính trị của Nguyễn Thanh Nghị tăm tối. Vì vậy so sánh Nguyễn Thanh Nghị và Trần Tuấn Anh, ai sẽ về đích trước thì nó phụ thuộc vào ông Nguyễn Phú Trọng. Hiện nay không ai mong ông Nguyễn Phú Trọng chết cho bằng cha con ông Nguyễn Tấn Dũng.

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)


CHA 'THẤT SỦNG', NHƯNG VÌ SAO PHẠM BÌNH MINH LẠI THĂNG TIẾN ?

HƯƠNG NHUNG/ TB/ viet-studies 16-3-2021


Ảnh VNEconomie

Phạm Bình Minh, sang nhiệm kỳ thứ 2 làm ủy viên Bộ Chính Trị đã nắm chức phó thủ tướng thường trực. Trong các phó thủ tướng, nếu không có gì đột biến thì chiếc ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ 2026-2031 sẽ là của Phạm Bình Minh. Rất Thuận Lợi.

        Cho tới nay, Phạm Bình Minh là thái tử đảng có lý lịch minh bạch mà tiến thân cao nhất trong bộ máy chính quyền CS. Đến con ông Lê Duẩn, con ông Lê Đức Anh còn chưa tiến thân cao đến thế.

Từ xưa đến nay, để tiến thân cao hầu hết là những thái tử đảng có lý lịch mơ hồ thôi như ông Nông Đức Mạnh, ông Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và mới đây là ông Võ Văn Thưởng.

Trước ông Phạm Bình Minh thì thái tử đảng có lí lịch minh bạch thường tiến không cao, ví dụ như Nguyễn Chí Vịnh, Lê Mạnh Hà, Nguyễn Xuan Anh vv… vì sao có những trường hợp trớ trêu như vậy?

Bởi đơn giản lý lịch ngầm thừng là được cha mẹ thật gởi gắm cho một ai đó. Và chỉ người đó biết và nâng đỡ. Lý lịch ngầm của những thái tử đảng không được ghi ra giấy trắng mực đen nên không bị soi xét kỹ. Ví dụ như sự tiến thân của ông Nguyễn Tấn Dũng là do bàn tay ông Võ Văn Kiệt và ông Lê Đức Anh. Trong lý lịch công khai, người ta ghi cha của ông Nguyễn Tấn Dũng là người tên Nguyễn Tấn Thủ nào đó, một nhân vật vô danh. Tuy nhiên nhận vật vô danh đó lại gởi gắm tương lai con mình cho cả ông Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh chăm sóc? Thấy vô lý không?

Khi có một lý lịch ngầm như vậy thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ né được bàn tay đối thủ cha mình đì. Trong khi đó những nhân vật mà nhận lời gởi gắm cứ nâng đỡ và Nguyễn Tấn Dũng đã tiến thân không ai cản nổi là vậy. Nguyễn Tấn Dũng có lí lịch mơ hồ, nhưng ông lại tiến thân nhanh hơn cả con trai ông sau này. Nguyễn Thanh Nghị có lý lịch công khai, nhưng khổ nỗi, ông Dũng bị ông Trọng xem là cái gai nên ông Trọng đổ hết những sự bực tức đó lên đầu cậu con. Thế là Nguyễn Thanh Nghị tiến thân cứ trầy trật, đến giờ vẫn chưa và Bộ Chính Trị.

Nguyễn Thanh Nghị thì có tiến sĩ tại Hoa Kỳ, còn Nguyễn Tấn Dũng thì là y tá thời chiến. Nguyễn Thanh Nghị có cha làm thủ tướng nhưng Nguyễn Tấn Dũng có cha là một người vô danh.

Đấy! Yếu tố nào Nguyễn Thanh Nghị cũng hơn nhưng Nghị tiến thân trầy trật hơn Nguyễn Tấn Dũng.

Cha của Phạm Bình Minh là ai?

Cha của Phạm Bình Minh là Nguyễn Cơ Thạch. Cha họ Nguyễn nhưng con họ Phạm là tại sao? Có nhiều ý kiếny, có ý kiến thì cho rằng, ông tiên Nguyễn Cơ Thạch là bí danh hoạt động cách mạng. Ông ta lấy tên như vậy để tránh mật thám theo dõi và điều tra. Nghe có vẻ đúng nhưng có một điều phi lý là khi đã hòa bình, không còn sự đe dọa của kẻ thù, ông Nguyễn Cơ Thạch đã làm đến chức bộ trưởng, vậy mà ông vẫn không lấy tên gốc của mình là Phạm Văn Cương. Đây là dấu hỏi to tướng.

Có ý kiến cho rằng, các lãnh đạo cộng sản họ noi gương ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chí Minh vốn là họ Nguyễn, sau rất nhiều lần dùng bí danh thì khi ông lên đỉnh cao quyền lực, lúc mà hết hoạt động cách mạng ông lại lấy họ Hồ và không dùng đến họ Nguyễn nữa. Đặc điểm này làm nhiều nhà nghiên cứu và cả nhiều người dân muốn tìm hiểu nguyên nhân vẫn không sao lý giải nổi. Đó là chuyện của ông Hồ Chí Minh, còn chuyện đổi họ của ông Nguyễn Cơ Thạch là do ông học theo Hồ Chí Minh là lí do thuyết phục hơn hết. Tuy nhiên, khi sinh con, ông Nguyễn Cơ Thạch vẫn lấy họ gốc cho con trai ông là Phạm Bình Minh.

Ông Nguyễn Cơ Thạch tên thật là Phạm Văn Cương, sinh năm 1921. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng Chính phủ), kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Tức là chức vụ mà Phạm Bình Minh nắm nhiệm kỳ 2016-2021 là ngang bằng với chức vụ mà cha của ông đã từng nắm.

Ngành ngoại giao là một ngành đòi hỏi phải có trình độ thực sự. Ông Nguyễn Cơ Thạch đã dẫn dắt con trai của ông theo đúng ngành mà ông là sở trường. Vì vậy không thể có chuyện để Phạm Bình Minh học qua quýt rồi nối nghiệp cha là không thể mà phải có thực học mới theo ngành được, và nếu theo được ngành này thì ít bị cạnh tranh, vì hat giống đỏ càng về sau càng trở nên đông đúc.

Vậy nên, tuy ông Phạm Bình Minh là thế hệ 6X nhưng ông được ông Nguyễn Có Thạch cho học hành khá bài bản và hiện nay ông Phạm Bình Minh đã leo lên bằng với những gì mà ông Nguyễn Cơ Thạch trước kia đã từng.

Nguyễn Cơ Thạch và điểm sáng

Ông Nguyễn Cơ Thạch nắm chứ bộ trưởng bộ ngoại giao từ năm 1980 đến 1991, trong lúc đất nước có nhiều biến động. Năm 1990, dưới thời ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí Thư, ông Đỗ Mười là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức là thủ tướng) thì hai ông này đã đưa đất nước trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc bằng hội nghị Thành Đô năm 1990. Phụ thuộc Trung Quốc đó là thực tế lịch sử ghi nhận từ năm 1990 đến nay chứ nội dung của Hiệp ước Thành Đô đến nay vẫn là bí mật.

Từ hàng ngàn năm nay, người dân Việt Nam không muốn đất nước phụ thuộc vào Trung Quốc, đó là ưu điểm của người dân Việt. Người dân Việt Nam không ngại xương máu hy sinh để đuổi quân Trung Quốc về nước năm 1979. Và điều cần thiết là sau năm 1979, nhân dân cần Việt Nam độc lập với Trung Quốc. Tuy Việt Nam và Trung Quốc cùng ý thức hệ nhưng Việt Nam không được rơi vào quỹ đạo Trung Quốc. Ấy vậy mà năm 1990, ông Nguyễn Văn Linh, ông Đỗ Mười và ông Phạm Văn Đồng đã sang Thành Đô – Trung Quốc ký hiệp ước bí mật giữa hai đảng. Và cho đến nay, Việt Nam đã ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về cả kinh tế lẫn chính trị. Ba con người đã ký hiệp định đó là Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng sẽ được lịch sử phán xét.

Tuy những lãnh đạo thời đó làm mất lòng dân về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch lại có được điểm sáng đáng ghi nhận. Đó là ông không ủng hộ việc ký kết hiệp ước Thành Đô.

Theo cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh, thì việc ông Nguyễn Cơ Thạch mất ghế bộ trưởng bộ ngoại giao là do áp lực của Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô 1990, điều kiện để bình thường hóa quan hệ hai nước. Được biết, lúc đó ông Nguyễn Cơ Thạch với tư cách bộ trưởng bộ ngoại giao đã phản đổi một số nội dung về thỏa thuận Thành Đô 1990 mà ông cho là nhân nhượng Trung Quốc trong vấn đề Campuchia.Tuy nhiên, sau một cuộc dàn xếp khôn khéo, ngày 29/9/1990, 3 tuần sau Hội nghị Thành Đô, chính Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã được cử đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng là gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại New York, bắt đầu việc đám phán bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Sau khi thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tham gia nghiên cứu Tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại (tháng 10 năm 1991 – 1998).

Cha làm thầy, con bán sách

Sắp tới Phạm Bình Minh sẽ nắm phó thủ tướng thường trực, vị trí cao hơn cha của ông đã từng nắm một bậc. Như vậy là Phạm Bình Minh là hạt giống đỏ đầu tiên vượt mặt cha mình trên con đường quan lộ. Tuy nhiên con đường đi lên của Phạm Bình Minh để lại tiếng không tốt trong lòng dân. Nghĩa là đối với dân thì ông Phạm Bình Minh đã thua cha của ông rất xa.

Ông Nguyễn Cơ Thạch là người can đảm, ông dám trái ý Bắc Kinh và can đảm đi ngược lại ý muốn của cấp trên, đó là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười. Điểm này là điểm mà người ta cho rằng, ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị thất sủng và ông phải mất chức là vì lí do như vậy. Trong bộ máy nhà nước CS thời đó, có thể nói ông Nguyễn Cơ Thạch là điểm sáng.

Còn ông Phạm Bình Minh thì từ khi làm bộ trưởng đến nay, ông không có chính kiến gì. Tất cả những lần lấn tới của phía Trung Quốc thì ông hoặc im tiếng, hoặc cho bà Lê Thị Thu Hằng lên truyền thông phát biểu một cách chiếu lệ để đối phó với dư luận trong nước thôi.

Được biết chính sách của ĐCS Việt Nam mà đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, thì vẫn nhường nhịn là chính dù cho Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện ra tòa án quốc tế thì ĐCS Việt Nam vẫn không làm để mua lấy “tình hữu nghị” đấy là điều đáng buồn.

Năm 2019, sau nhiều tháng Trung Quốc cho gây hấn ở các giàn khoan ngoài biển nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cả xã hội bức xúc. Thì ngày 28/9/2019, nhân dịp được phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74, ông Phạm Bình Minh với tư cách là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao đại điện cho nhà nước Việt Nam mà ông không dám nhắc tên Trung Quốc. Thậm chí sự gây hấn, đe dọa đến chủ quyền quốc gia mà ông chỉ dùng từ “sự cố” để nói lên hành động đó. “Sự cố” là những gì thuộc về những gì xảy ra ngoài ý muốn. Ở đây Trung Quốc có chủ ý muốn lấn chiếm chủ quyền đất nước thì đấy không phải là sự cố nữa mà là “sự đe dọa”.  Đấy là một sự thất vọng đối với nhân dân và là vết nhơ ngoại giao mà ông Phạm Bình Minh đã để lại.

Hành động đó mất lòng dân, nhưng được lòng đảng, đặc biệt là được lòng ông Nguyễn Phú Trọng. Vì vậy mà ông Phạm Bình Minh đã được cất nhắc tiến xa hơn trên con đường quan lộ. Đó là lí do, dù cha của ông mất lòng đảng, mất lòng Bắc Kinh nhưng ông vẫn tiến xa hơn cha. Bởi ông đã thức thời không vì chủ quyền mà vì địa vị.

Hương Nhung – Thoibao.de (Tổng hợp)


ĐÀ NẴNG: ĐẤT, HỒN MA, VÀNG VÀ MÁU!

TRẦN KỲ KHÔI / TD 28-3-2021

Thời kinh tế thị trường “định hướng XHCN”, đất đai bị biến thành hàng hoá đặc biệt. Nhưng đặc biệt hơn ở chỗ, với dân đất rất đắt đỏ, có làm quần quật cả đời cũng không mua nổi, nhưng đối với quan chức thì nó thuận tiện để đổi chác, hối lộ, mua bán và nhất là… dễ cướp.

Đi khắp từ Bắc vào Nam, tất cả 63 tỉnh thành, cứ liên quan đến chống mất đất là dân lành bị đàn áp đẫm máu. Dân trở thành bị cáo của hàng loạt tội danh “chống người thi hành công vụ”, “tuyên truyền chống phá nhà nước”, “vu khống, bôi nhọ xúc phạm danh dự tổ chức và cá nhân”…

Trong khi đó, cán bộ cướp đất, đa số giàu “nứt đố đổ vách”, chỉ số nhỏ dính kỷ luật, tố tụng. Nhưng bọn quan tham này chấp nhận hy sinh vài năm tù rồi quay về sống khoẻ, với hàng trăm tỷ kiếm được trước đó.

Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, cùng tập thể quan chức lãnh đạo TP Đà Nẵng ra tòa. Nguồn: Báo GT

Những chuyện mua quan, bán chức đã diễn ra gần như công khai trong nhiều năm qua mà mọi người đều biết. Quan chức địa phương muốn tiến thân hoặc giữ ghế, phải cống nộp cho trung ương, mức lót tay tiền ít hay nhiều, phụ thuộc vào lợi nhuận từ chiếc ghế đó đem lại. Tiền để mua quan, từ đâu mà người ta có nhiều dữ vậy? Câu trả lời mà ai cũng biết: Cướp đất!

***

Thành phố Đà Nẵng là địa phương một thời nổi tiếng ở miền Trung về câu chuyện cướp đất. Núp dưới chiêu bài giải toả, đền bù thu hồi đất để phát triển thành phố, đổi đất lấy hạ tầng, triển khai dự án, đô thị hoá, công nghiệp hoá, vì thành phố văn minh… hàng chục ngàn hecta đất được tổ tiên, dòng họ, gia đình khai phá và gìn giữ hàng trăm năm, để lại cho cháu con, đã bị phe nhóm “lãnh chúa” Nguyễn Bá Thanh, bí thư Thành uỷ Đà Nẵng cướp cạn, phân lô và bán nền.

Suốt 15 năm, từ năm 1997 đến 2012, song hành với cướp bóc, “xẻ thịt” hết đất thổ cư, đồng ruộng, vườn tược của dân, bọn quan chức còn chỉ đạo quật hàng trăm ngàn ngôi mộ, đuổi hài cốt về thung lũng núi Hoà Sơn, để lấy các nghĩa địa phân lô bán.

Nguyễn Bá Thanh cũng bán tất tật công sản trưng dụng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, dồn tất cả các sở, ban, ngành, cơ quan công quyền vào tòa nhà “trái bắp”. Máu tham khiến Bá Thanh và các quan chức lãnh đạo Đà Nẵng, cùng với Vũ “nhôm” quay sang lấn biển, lấp sông để bán đất và vươn vòi bạch tuộc lên bán đảo Sơn Trà.

Đất đai cướp được, các quan chức địa phương tuỳ nghi phân phát. Các lô đất lớn, đất vàng, một số dành làm “quà đặc sản”, dâng cho các Uỷ viên Bộ Chính trị, bán cho nhóm “tư bản thân hữu”, chia cho “nhóm lợi ích”. Các lô nhỏ thì xài như là miếng bánh, cái kẹo, tặng bồ nhí, bọn đàn em vây cánh, lũ bồi bút…

“Bộ ba” cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh (trái, thụ án 17 năm tù giam); Văn Hữu Chiến (giữa, án 10 năm tù giam) và Nguyễn Bá Thanh (phải) đã chết. Nguồn: Báo Đà Nẵng

Cái kết thì như mọi người đã biết qua vụ án Vũ “nhôm”, nay chỉ đề cập đến một số câu chuyện của họ, mà nhiều người dân Đà Nẵng gọi đó là “luật nhân quả”, rằng luật đời không trị được chúng, thì luật trời ra tay, qua câu chuyện rùng rợn về đất, hồn ma, vàng và máu.

– Sau khi giúp Nguyễn Bá Thanh đàn áp đẫm máu giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hoà Vang để lấy đất giao cho tập đoàn Sun Group, Phan Xuân Sang, sinh năm 1952, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đổ bệnh ung thư gan, vô phương chữa trị, rồi chết vào ngày 5/1/2011.

– Đại tá Thái Công Sỹ, sinh năm 1955, sau “chiến công” Cồn Dầu, từ trưởng CA huyện Hoà Vang, được Thanh kéo về làm Phó Giám đốc trước đó để ngồi ghế Giám đốc thay Sang, cũng bỗng dưng đổ bệnh ung thư thanh quản, câm hẳn cho đến ngày chết 1/9/2016.

– Một cánh tay nữa của Thanh là Đại tá Lâm Cao Luynh, sinh năm 1960, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cũng phát bệnh ung thư phổi và đứt bóng vào ngày 26/8/2015.

Dư luận Đà Nẵng đồn rằng, trong thời gian mang trọng bệnh, các quan chức công an kể trên đều bị ác mộng hàng đêm. Oan hồn của giáo dân Cồn Dầu, những người dân tự thiêu vì bị cưỡng chế và hồn ma ở các nghĩa địa bị chúng quật mồ cướp đất, cứ lảng vãng bên giường đòi mạng.

Một cái chết khác cũng rùng rợn không kém, đó là Thiếu tá Mai Thanh Hoàng, sinh năm 1963, cán bộ CSĐT công an quận Sơn Trà, Đà Nẵng và cũng là một đại gia thu tóm bất động sản ven biển, đã vào khách sạn Ly Ly (đường Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng) rút súng bắn vào đầu tự sát chiều 13/7/2014.

Quan chết, để lại vàng chất đầy trong tủ, tiền gửi ngân hàng không nhớ hết và nhà đất cho thuê không đếm xuể. Từ đây, các quả phụ đâm ra hư hỏng, cặp bồ, theo trai, đi vũ trường và casino.

Có bà sợ hãi tâm sự với bạn bè, đôi lúc mở két sắt ra đếm vàng, bỗng ngửi thấy toàn mùi tanh của máu.

Trên trang Facebook cá nhân, Minh Trần của cựu Chủ tịch Trần Văn Minh (đã bị đóng kể từ khi ông ta bị bắt), từng kể rằng, cuối năm 2010, ông ta cùng Bá Thanh mời cao tăng về núi Ngũ Hành Sơn, lập đàn cầu khấn cho dân thành phố bình an, mưa thuận gió hoà.

Thật ra Minh nói dối, lúc đó ông ta chuẩn bị cuộc đua tại đại hội đảng khoá XI, Thanh muốn vào Bộ Chính trị, còn Minh lăm le cái ghế Uỷ viên Trung ương, nên Bí thư Nguyễn Bá Thanh và Chủ tịch Trần Văn Minh mời hai pháp sư cao tay từ Trung Quốc sang, nhờ điêu khắc gia Nguyễn Hùng dẫn lên núi Ngũ Hành Sơn lập đàn khấn cầu trời đất.

Tại động Huyền Không, bên cạnh chùa Tam Thai trên đỉnh núi, hương án bày ra lúc nửa đêm về sáng. Ngay tuần rượu thứ hai, lúc các pháp sư đang bấm quẻ, đọc chú, Thanh và Minh đang sì sụp lạy, thì khói nhang bay lên không tan, cứ cuộn lại lơ lững trên không, tạo thành hình chữ nhật và con số 8 kỳ dị. Cả hai pháp sư mặt biến sắc, kinh sợ.

Động Huyền Không, nơi Nguyễn Bá Thanh và Trần Văn Minh lập đàn khấn Trời

Sau này, khi vướng vòng lao lý, Trần Văn Minh mới giật mình, thì ra số 8 (còng) năm ấy dành cho Minh và hình chữ nhật (cỗ quan tài), dành cho Thanh.

Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ, y học bó tay. Những ngày cuối đời, Thanh bị giày vò trong đau đớn. Các y, bác sĩ chăm sóc cho Thanh đến giờ vẫn còn rùng mình, bệnh nhân còn sống nhưng thân thể rữa ra, mục ruỗng, thối như xác chết.

Hai mươi quan chức Đà Nẵng bị truy tố ra tòa và lãnh án mới là phần nổi của tảng băng. Còn rất nhiều quan chức gộc, tướng quân đội đã tiếp tay cho Nguyễn Bá Thanh cướp đất, tiêu diệt đối thủ chính trị, hà hiếp dân lành… hiện vẫn đang sống phè phỡn, xa hoa trong các lâu đài, biệt phủ. Luật nhân quả không chừa một ai, rồi đây bọn này cũng sẽ phải trả giá.

***

Sai phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai, lạm quyền tại TP Đà Nẵng, gây oan sai, bức xúc và phẫn nộ trong dư luận nhân dân. Nhiều đảng viên “hung thần”, đồ đệ của Nguyễn Bá Thanh dùng tiền cướp từ đất, sang tận Campuchia đánh bạc như Nguyễn Đăng Hùng sinh năm 1960, Chủ tịch UBND quận Hải Châu, ký khống để “ăn” 30 lô đất mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh. Vụ của Hùng bị “chìm xuồng” là nhờ Nguyễn Bá Thanh công khai bảo kê.

Một đệ tử ruột nữa là Nguyễn Ngôn, Trưởng Ban Quản lý các dự án tái định cư TP Đà Nẵng, đã tự ý duyệt, phân phát 41 lô đất cho đồng liêu, bạn bè và 2 lô mặt tiền đại lộ 30-4 cho vợ ông ta. Ngôn cũng là kẻ cùng 16 “ông kẹ” Trưởng ban khác giấu 17.000 lô đất ngoài sổ sách. Tiền quá nhiều, nên dù bị phanh phui, Nguyễn Ngôn vẫn thoát nạn.

Ngày 2/11/2016, VKSND TP Đà Nẵng cũng đã có Công văn số 327/CV-VKS-P3, thống nhất theo Quyết định số 23/PC46 không khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Ngôn.

Một số nhân vật nữa cũng cần nhắc đến, khi mà quả báo ngay trước mặt chứ không phải chờ lâu.

Nhân vật đầu tiên là ông trùm quản lý đất đai từ thời Nguyễn Bá Thanh, tên là Nguyễn Chí Thức, sinh 1959, giám đốc Trung tâm khai thác quỹ đất Đà Nẵng. Ngày 29/4/2015, khi Thức đi du hý cùng “bồ nhí” tại Thái Lan, thì con trai Nguyễn Chí Hoàng Anh lái xe ô tô Toyota Camry 43A- 12315 trên đường đi chơi lễ, đã tông với xe khách.

Câu chuyện thiên hạ thêu dệt về hồn ma báo oán hay không chưa rõ, nhưng nhân chứng kể rằng, vào thời khắc sắp xảy ra tai nạn, có mây đen bay từ nghĩa địa Hoà Sơn cách đó vài trăm mét sà xuống trước đầu xe Camry của Hoàng Anh. Tai nạn thảm khốc làm 7 người trên xe đều thiệt mạng (gồm cả vợ, con trai, dâu, cháu nội của Nguyễn Chí Thức).

Vậy mà chỉ một năm sau, chưa mãn tang vợ, Nguyễn Chí Thức lại tổ chức lễ cưới với cô “bồ nhí”, là người vừa đẻ cho Thức quý tử. Tiệc tùng hoành tráng kéo dài suốt hai ngày, đúng là bái phục “đạo đức và lối sống” của những người cộng sản!

Từ trái qua, Nguyễn Chí Thức, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Anh Tuấn (cựu PCT UBND TP, đang thụ án 3 năm tù) tại tang lễ người nhà của Thức. Ảnh: TN

Một quan chức cộng sản “vô thần” khác cho đến bây giờ vẫn còn kinh hoàng với hồn ma báo oán, đó là Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1975, Phó Giám đốc sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng, lái chiếc Honda CRV 43A-267.75 du ngoạn từ Huế về Đà Nẵng, đã bị bóng ma bịt mắt, xe lao vào xe tải. Hậu quả, vợ Vinh tử vong tại chỗ, Vinh bị gãy tay.

Xe của Nguyễn Quang Vinh bị tai nạn, lật ngửa, bốn bánh chổng lên trời.

Ngoài ra, hai nhân vật còn lại phục vụ đắc lực cho công cuộc cướp đất, phải kể đến là Trần Thanh Vân, Trưởng ban Nội chính Thành uỷ và Nguyễn Hữu Linh, Viện phó Viện Kiểm sát TP Đà Nẵng. Biết bao người dân lương thiện, vô tội đã bị hai “hung thần” này ném vào tù.

Linh bị tuyên án 1 năm 6 tháng tù giam trong vụ án ấu dâm nổi tiếng hồi tháng 4/2019, sàm sỡ bé gái trong thang máy, tại chung cư Galaxy 9, Quận 4, Sài Gòn. Còn con gái của Trần Thanh Vân đang là công chức bỗng hoá điên.

***

Một điều khó giải thích là, những cái chết “bất đắc kỳ tử”, những tai nạn cùng tai ương xảy ra khó lý giải, cứ liên tiếp giáng xuống đầu lũ tham quan cướp đất và bộ máy đầu sai “công cụ của chính quyền vô sản”.

Nguyễn Bá Thanh trả giá đắt trong cuộc tranh giành quyền lực nhắm đến chiếc ghế thủ tướng. Nguyễn Bá Cảnh bị đuổi khỏi Thành uỷ, con trai Cảnh (cháu nội đích tôn của Thanh) bị té cầu thang, chấn thương sọ não. Bệnh viện Phụ nữ, công sản mà Thanh phù phép nên công ty TNHH, rồi giao cho vợ là Lê Thị Quý quản lý kinh doanh, dùng thuốc Trung Quốc gây chết tức tưởi cho hai sản phụ.

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1458/UBND-SNV ngày 16/3/2021 của Chủ tịch UBND TP và Quyết định số 974/ST-TCCB của Sở Y tế, giải thể Công ty TNHH MTV Bệnh viện Phụ nữ, buộc Lê Thị Quý bàn giao bệnh viện lại cho dân và đặt dấu chấm cho việc cai trị trên mọi lĩnh vực của gia đình Nguyễn Bá Thanh.

Đà Nẵng, đất, hồn ma, vàng và máu là những câu chuyện có thật, xảy ra ở Đà Nẵng, mà nhiều người dân cho rằng, luật trời đang trừng phạt những quan chức tham nhũng, tàn ác với dân, nhưng đã thoát khỏi luật pháp.

Tội lỗi của chúng gây ra đang bị thế gian nguyền rủa, đồng tiền tanh máu mà chúng có được từ cướp đất, rồi cũng đội nón ra đi, cho dù chúng có mua chuộc thánh thần bằng cách mang tiền tới các chùa chiền cúng bái.

Hút máu dân, dùng bộ máy cầm quyền để đàn áp, bỏ tù, giết chết những dân lành vô tội, dù chúng không bị luật pháp trừng phạt, nhưng chúng đã và đang bị luật trời xử, bởi “Gieo nhân nào, gặt quả đó” và “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát”!

CHỦ NGHĨA THÁI TỬ MUÔN NĂM !

ĐỊNH NAM/ TD 31-3-2021

Bà là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam. Bà từng qua Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Trong cộng đồng người Thái tại Việt Nam thì bà là trường hợp đạt đến “đỉnh” quyền lực và là niềm tự hào chính đáng của bà con.

Không biết tài năng của bà thế nào nhưng tài uống rượu của bà là nhất. Bà uống rượu bằng bát, ai đã từng lên công tác Sơn La được bà mời rượu thì biết. Hai Đại tá bảo vệ bà cũng tài uống rượu như bà. Bà từng tâm sự: “Hai đồng chí Đại tá của tôi từng chung thuỷ gắn bó 15, 16 năm nay. Hoàn cảnh tác nghiệp của anh em nhiều khi cũng rất gian khổ. Riêng khoản uống rượu cũng đủ chết”- Báo điện tử Dân Trí ngày 15-8-2016.

Quả là khoe khéo, bà tài uống rượu, bảo vệ bà tác nghiệp uống rượu cũng siêu, bằng cớ là họ đến nay không chết mà cũng béo tốt như bà.

Bà biết tài của bà nên khi bà Kim Ngân được vào tứ trụ, làm Chủ tịch Quốc hội, bà từng tâm sự với một nữ cán bộ cấp rất cao là bà bị “lãng quên” nên không được vào tứ trụ. Dường như thấu hiểu “tâm tư” của bà, tổ chức đưa bà làm Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chỉ kém bà Kim Ngân tí chút.

Tại Đại hội 13, bà phải nghỉ chứ không là trường hợp đặc biệt, dù bà rất khỏe, sung sức và đang ở đỉnh cao trí tuệ. Tuy nhiên bà nghỉ nhưng bà đã kịp để lại hai tài năng lãnh đạo Quốc hội.

Đó là quí tử Lò Việt Phương (chồng bà là Lò Văn Long mất năm 2011, tang lễ to nhất Sơn La), năm 21 tuổi đã là viên chức Nhà nước, thăng tiến như tên lửa, dăm tháng, vài năm đã lên một cấp, đang là Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, đã được chọn vào danh sách bầu cử ĐBQH khoá 15 để có thể dự kiến làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội.

Ái nữ của bà Lò Thị Việt Hà cũng thăng tiến tên lửa như anh, đã là Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Chủ tịch Công đoàn Văn phòng QH (lãnh đạo cấp phòng) cũng vào danh sách ứng cử ĐBQH khoá 15 để lên chức cao hơn. Nghe tin như vậy là mừng nếu tin này là đúng là sự thật.

Bà tài, hai con bà càng tài. Nhưng nếu không là con bà thì chắc hai cô cậu này đang làm nương phát rừng như các bạn cùng trang lứa; hoặc chưa thi được vào công chức.

Bà còn làm rạng danh phụ nữ VN trước thế giới là phụ nữ VN không hề nhỏ bé nhẹ cân. Ngưỡng mộ bà Tòng Thị Phóng. Thảo nào bà Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc noi gương bà. Phong trào “học tập và làm theo” lo ghế cho con cháu rầm rộ từ Trung ương xuống địa phương.

Chủ nghĩa thái tử muôn năm! (Hô ba lần: Muôn năm).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét