Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

20210321. 'THUẬN THIÊN' & CHUYỆN 'GIẢI CỨU' ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 ĐIỂM BÁO MẠNG

'GIẢI CỨU' ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: GÓC NHÌN KHÁC VỀ NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP

QUÁCH HẠO NHIÊN/ viet-studies / BVN 18-3-2021

PHẦN 1

NHẬN THỨC VÀ PHẢN BIỆN QUAN ĐIỂM “THUẬN THIÊN” CỦA GIÁO SƯ VÕ TÒNG XUÂN TRÊN TẠP CHÍ DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ



Giáo sư Võ Tòng Xuân (ảnh Doanh nghiệp&Tiếp thị 11-3-2021)

1. Cơn “lên đồng tập thể” về Nghị quyết “Thuận Thiên”

Ngày 11/03/2021, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp Thị có đăng bài phỏng vấn Giáo sư Võ Tòng Xuân nhan đề: “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời” [1]. Bài báo được trang thông tin tổng hợp Soha dẫn lại nguyên văn và một số báo khác “mượn” các ý chính để tiếp tục đăng tải.

Trước hết, tôi xin có mấy lời thưa trước, cá nhân tôi kính trọng GS Võ Tòng Xuân trong tư cách một nhà giáo, nhà khoa học cả đời gắn bó với cây lúa và nhất là luôn trăn trở cho bà con nông dân vùng ĐBSCL. Tuy vậy, tôi nghĩ, là một nhà khoa học có tiếng lại có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo tầm nguyên thủ quốc gia để tham vấn chính sách vĩ mô thì mọi sự cẩn trọng là không bao giờ thừa. Bởi người lãnh đạo đặt niềm tin vào nhà khoa học, dựa vào những nghiên cứu và đề xuất của nhà khoa học để ban hành chính sách nên nếu nhà khoa học không cẩn trọng, tham vấn sai “một li” sẽ “đi một dặm”, nguy hại khôn lường cho quốc gia dân tộc.

Sở dĩ tôi nói điều này vì tôi vô cùng ngạc nhiên và lấy làm khó hiểu:

Một là, Nghị quyết 120 ra đời cách đây 3 năm về việc Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu” nhưng không hiểu sao đến hôm nay – nhất là khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ và bàn giao chức Thủ tướng cho người kế nhiệm thì giới truyền thông mới đồng loạt thi nhau giật tít tán dương ca ngợi cái “Nghị quyết Thuận Thiên” này? Tại sao khi nó vừa ra đời và những lần tổng kết trước đó hiếm ai nói gì về hai chữ “Thuận Thiên”?

Hai là, tại sao một nhà khoa học như GS Võ Tòng Xuân lại có thể phát biểu và tham vấn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (như lời ông kể trong bài báo) một cách cảm tính và thiếu cẩn trọng như thế? Sau đây tôi sẽ lần lượt phản biện những luận điểm chính của GS Võ Tòng Xuân trong bài báo trên.

2. Giáo sư Võ Tòng Xuân có tự mâu thuẫn trong tư duy và nhận thức liên quan đến việc lý giải nguyên nhân hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay?

Trước hết, về nhận thức chung, toàn bài báo cho thấy quan điểm tiếp cận để giải cứu ĐBSCL của GS Võ Tòng Xuân là phải “Thuận Thiên” – nghĩa là không nên “cãi trời”. Nói cách khác, theo ông, thời gian tới người dân ĐBSCL phải thích nghi với vấn đề biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay ở ĐBSCL. Tạm thời tôi chưa bàn sâu về nội hàm của khái niệm “Thuận Thiên”, tôi chỉ muốn phản biện sự mâu thuẫn của chính GS Võ Tòng Xuân khi ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự khô hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay “không phải do Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông”.

Có thể thấy, quan điểm này của ông thể hiện rất rõ ngay ở tiêu đề của bài báo cùng lập luận là tấm hình minh họa ông cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngồi giữa cánh đồng ở tỉnh Vân Nam (theo lời GS Võ Tòng Xuân tình cờ đọc được trên một tờ báo Thái Lan năm 2010). Giáo sư Xuân nói:

“Suốt thời gian dài, chúng ta nói, thượng nguồn Trung Quốc xây đập thuỷ điện chằng chịt, chặn đứng nguồn nước Mê Kông gây hạn hán, ngập mặn. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia nhiều năm nay vẫn kiện cáo, đòi mở đập để “giải cứu” cây lúa miền dưới. Nhưng thực tế không phải vậy! Rõ ràng lúc Việt Nam đang gặp hạn thì trên Vân Nam họ cũng thế! Từ sau năm 2015, mực nước sông Mê Kông mùa khô liên tục rơi xuống còn 1.600 m3 - 1.800 m3/s, trong khi trước đây nó từng đạt 40.000 m3/s vào mùa mưa và 2000 m3/s vào mùa khô. Chúng ta kiện, chúng ta đòi mở nước nhưng Trung Quốc họ đã không còn đủ nước cho cả đất nước họ nữa rồi. Mà cho là có năm dư, khi xuống tới đường ranh Thái Lan - Lào, hàng ngày hàng nghìn trạm bơm vẫn lấy nước đổ vào cho vùng hạn Đông Bắc Thái Lan thì đến lượt Việt Nam liệu có còn nước không?”.

Thiển nghĩ, tác động của các đập thủy điện ở Trung Quốc gây ra sự khô hạn ở ĐBSCL cụ thể như thế nào, thời gian qua đã được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới chứng minh và công bố khá nhiều, tôi xin không bàn thêm. Tôi chỉ muốn nhắc lại câu nói của ông bà ta: “Thượng điền tích thủy hạ điền khan”.

GS Xuân nói con người muốn sống phải “Thuận Thiên”, “không nên cãi trời”, tôi đồng ý. Vậy xin hỏi ông, dòng sông Mê Kông tự ngàn xưa là một dòng chảy thông thoáng nhưng giờ đây người Trung Quốc đã xây tổng cộng 11 con đập thủy điện chắn ngang thì có phải là một sự “cãi trời”, “nghịch thiên” không? Tại sao ông không nghĩ rằng chính sự “nghịch thiên” này đã gây ra cảnh khô hạn ngay cho chính quốc gia họ (tỉnh Vân Nam) và các nước ở hạ nguồn sông Mê Kông? Có lẽ nào chỉ qua một tấm hình mang nặng tính tuyên truyền của truyền thông Trung Quốc mà giáo sư Xuân lại khẳng định ĐBSCL hạn hán và xâm nhập mặn chỉ do biến đổi khí hậu toàn cầu chứ không phải tại Trung Quốc xây các đập thủy điện?

Thật sự, tôi rất lấy làm lạ cho cách tư duy này của GS Xuân vì chỉ câu trước câu sau là đã mâu thuẫn, “chỏi” nhau chan chát. Với nhận thức này, GS Võ Tòng Xuân đã xổ toẹt mọi nỗ lực lâu nay các nhà khoa học trên thế giới; các quốc gia có chung dòng chảy sông Mê Kông từng nhiều lần tố cáo Trung Quốc che đậy thông tin về các đập thủy điện nhằm kiểm soát dòng chảy sông Mê Kông? Hóa ra theo GS Xuân những việc làm này của các nhà khoa học về môi trường là không có căn cứ và vô nghĩa hay sao? [2]

3. “Thuận thiên” – cái nhìn cảm tính và lãng mạn hóa của (không chỉ) GS Võ Tòng Xuân

Theo dõi quan điểm của GS Võ Tòng Xuân thời gian qua liên quan đến vấn đề “Thuận Thiên” – thực chất là việc thích nghi, thích ứng với việc hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, tôi cho rằng ông quá chủ quan, cảm tính còn giới truyền thông thì lại quá hời hợt.

Có thể thấy, lập luận xuyên suốt của ông về chuyện này là “mấy mươi năm qua người dân ĐBSCL làm lúa nhưng không giàu” hay “lúa là cái vòng kim cô kiềm tỏa người dân miền Tây”, vì thế, ông khuyến nghị không nên trồng lúa nữa mà phải chuyển sang nuôi tôm và trồng cây ăn quả… Đó cũng là lý do Nghị quyết 120 – “Nghị quyết Thuận Thiên” có một sự xác lập theo trình tự ưu tiên: Thủy sản, cây ăn trái, lúa. Còn đây là quan điểm của GS Võ Tòng Xuân trong bài báo:

“Trong tương lai gần, với tình trạng hạn mặn và sạt lở diễn ra mạnh mẽ ở ĐBSCL như hiện nay, để phát triển toàn diện thì cần phải giảm lúa gạo. Tại vùng ven biên giới Campuchia, là vùng luôn luôn có đủ nước ngọt và không bị nước mặn xâm nhập, thì chúng ta nên thiết kế 1,2 triệu hecta lúa, trồng 2-3 vụ/năm để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu một phần. Còn những tiểu vùng gần biển thì nên trồng lúa vào mùa mưa, mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm, nuôi cá thâm canh hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chịu mặn. Vùng giữa thì bắt đầu lên liếp đất để hạn chế nước mặn và có rảnh mương dự trữ nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng”.

Trước hết, phải nói rằng, về thực trạng “người nông dân ĐBSCL làm lúa nhưng không giàu” GS Võ Tòng Xuân nói là không sai. Tuy vậy, về giải pháp, theo tôi là rất cảm tính và lãng mạn hóa.

Xin thưa với GS Xuân rằng, người dân ĐBSCL mấy mươi năm qua làm lúa nhưng không giàu thì một Tư Duy đúng và logic là PHẢI LÀM SAO ĐỂ NGƯỜI NÔNG DÂN LÀM LÚA GIÀU LÊN chứ không phải xúi họ bỏ đi cái Sở Trường của mình để chuyển làm cái Sở Đoản khi chưa có một sự chuẩn bị kỹ càng. Thử hỏi, nếu mấy mươi năm qua người dân miền Tây nhờ cây lúa mà thành đại gia, Việt Nam là một cường quốc thực sự về lúa gạo thì liệu ông có khuyên họ như thế không?

Và cũng xin thưa với GS Xuân, thời gian qua, việc trồng cây ăn trái hay kết hợp “vụ lúa, vụ tôm” trong năm theo như sự tham vấn của ông đã làm cho rất nhiều bà con nông dân nhất là các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau vỡ nợ phải bỏ xứ “đi bình Dương bán nước tương”. Vì sao ư?

Thứ nhất, nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay không những bị giảm đi mà quan trọng hơn là bị ô nhiễm nặng (nguyên nhân của vấn đề này tôi xin bàn ở phần sau). Vì thế, cái mô hình kết hợp “vụ lúa vụ tôm” (mùa nắng có thể kết hợp nước mặn với nước ngọt trộn lại để nuôi tôm) của ông trong thực tế hoàn toàn không khả thi. Con tôm là con vật rất khó nuôi, ngoài việc giá thành đầu tư về con giống khá cao thì phương tiện kỹ thuật chăm sóc là điều rất phức tạp. Thế nên, trên thực tế mô hình “vụ lúa vụ tôm” chỉ là nói cho vui, rất hiếm người thành công với mô hình này trong sự ổn định, bền vững.

Thứ hai, nước mặn và nước/đất bị nhiễm mặn là hai khái niệm, hai vấn đề rất khác nhau. Một số địa phương có vị trí địa lý tiếp giáp biển ở ĐBSCL có nước mặn quanh năm (Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh…) thì việc nuôi thủy hải sản nước mặn là điều tất nhiên, chuyện này thì không cần ai khuyến cáo vì bao đời nay người dân đã làm rồi. Tuy vậy, một số địa phương hiện nay có nước/đất bị nhiễm mặn gần đây (diễn ra trong khoảng 3 đến 4 tháng mùa khô) như Vĩnh Long, Cần Thơ, các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày của Bến Tre, Cầu Kè Trà Vinh…) thì việc chuyển đổi từ lúa sang cây ăn trái hay nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ không phải là chuyện đơn giản.

Cây lúa sau 90 ngày đã thu hoạch (khoảng 1,5 tháng cuối là người dân đã siết nước), lâu nay dù không được giá, không giàu nhưng bà con nông dân vẫn còn có gạo để ăn, nhưng nếu bỏ hẳn để chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi thì phải từ 3 đến 5 năm mới có thể thu hoạch. Đó là chưa kể việc đất ruộng chuyển sang đất vườn; việc đầu tư cây giống người dân phải bỏ ra một chi phí khá lớn. Trong khi đó, nguồn gen và cây giống chịu hạn mặn vẫn chưa được các nhà khoa học vẫn chưa/đang nghiên cứu và chuyển giao?

Ngoài ra, trước đây, đất rộng người thưa, nay dân số tăng lên, mỗi gia đình trung bình sở hữu 2 - 3 công đất ruộng (1000 mét vuông) giờ chuyển sang trồng sầu riêng, cam, xoài, bưởi… như khuyến cáo của ông thì thử hỏi mỗi công đất trồng được bao nhiêu gốc? Và nhất là trong 3 đến 5 năm đó người dân sống bằng gì? Tiền đâu cho con cái học hành?

Thứ ba, thời gian qua hẳn tất cả chúng ta đều đã biết và đã thấy, bài toán quản lý của chính quyền nhà nước liên quan đến vấn đề tìm thị trường - đầu ra cho nông sản không riêng gì cây lúa, không riêng gì ở ĐBSCL là một nan đề chưa/ không giải quyết được. Các quan chức lãnh đạo ngành nông nghiệp luôn lớn giọng bảo người dân trồng lúa lãi 30% nhưng trên thực tế có đúng như vậy đâu?

Vậy nên, lúa là cây dễ trồng, là thế mạnh của Việt Nam nhưng người dân bao đời nay vẫn không giàu, nay GS Xuân xúi họ bỏ đi chuyển sang trồng cây ăn trái, hoa màu, mía hay nuôi tôm, nuôi cá cá ba sa… nhưng đầu ra cho tất cả vẫn là một sự bấp bênh (gần như chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc) thì lấy gì để đảm bảo bà con nông dân vùng ĐBSCL trong tương lai sẽ giàu hơn so với việc trồng lúa? Không phải hiện nay, chính quyền một số địa phương đang kêu gọi “giải cứu nông sản” (thanh long, xoài, hành tím, su hào, cam, bưởi…) cho người dân đó sao?

4. Thay lời kết

Thích nghi, thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời chinh phục tự nhiên thật ra là vấn đề thuộc về bản năng của con người, là hai mặt của một vấn đề trong mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa nên thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần, Hà Lan thì thấp mặt nước biển, Israel chủ yếu toàn sa mạc. Nếu chỉ nhận thức về “thuận thiên” một cách giản đơn và máy móc chắc chắn Nhật Bản không trở thành cường quốc công nghiệp; Hà Lan không là quốc gia số 1 về các công trình đê biển và Israel không là cường quốc về nông nghiệp công nghệ cao thậm chí xuất khẩu nước sạch…

Để “giải cứu” vùng ĐBSCL trong tương lai, về phương diện nhận thức, việc GS Võ Tòng Xuân và các nhà khoa học khác khuyến nghị người dân phải thích nghi với vấn nạn khô hạn và xâm nhập mặn là không sai. Tuy vậy, những lý giải của ông về nguyên nhân của vấn nạn này theo tôi là cần suy nghĩ lại. Bởi lẽ, sự lý giải này vô tình tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm cho vấn đề thương thảo, đối thoại đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc để họ chia sẻ thông tin về việc kiểm soát dòng chảy và nguồn nước sông Mê Kông trong thời gian tới.

Ngoài ra, phải khẳng định rằng, quan điểm phải chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch hay giảm diện tích trồng lúa nhằm thích ứng với những thay đổi do biến đổi khí hậu ở ĐBSCL của GS Võ Tòng Xuân là cần thiết nhưng chuyển đổi và thích ứng như thế nào, lộ trình ra sao là vấn đề không đơn giản.

Nói tóm lại, trong tư cách nhà khoa học, việc bàn thảo và tham vấn các giải pháp mang tầm vĩ mô để xây dựng và phát triển đất nước thiển nghĩ phải hết sức cẩn trọng chứ không nên cảm tính hay tệ hơn là mang nặng tính hình thức, phong trào... Vì “mọi lý thuyết đều màu xám…”, chỉ có sự vất vả, thiệt thòi và chịu đựng của người dân ĐBSCL là thực tế đã và đang hiện hữu mà ai cũng đều nhìn thấy.

-------------

Nguồn tham khảo:

[1]: “Đừng đổ lỗi cho Trung Quốc nữa, chính chúng ta đang cãi trời” .https://doanhnghieptiepthi.vn/gs-vo-tong-xuan-dung-do-loi-cho-trung-quoc-nua-chinh-chung-ta-dang-cai-troi-1612111030930139.htm

[2]: “Chuyên gia Mỹ tố cáo Trung Quốc tàn phá sông Mê Kông”. https://thanhnien.vn/the-gioi/chuyen-gia-my-to-cao-trung-quoc-tan-pha-song-me-kong-1221261.html

CT, 17/03/2021

Q.H.N

Nguồn: viet-studies.net

Phần II

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CẦN ĐƯỢC TIẾP CẬN TRÊN TINH THẦN “BẢO TỒN ĐỂ PHÁT TRIỂN”

1. Tham vấn, xây dựng chính sách không phải chuyện… sáng tác thơ, văn

Cần phải khẳng định rằng, để “giải cứu” ĐBSCL trong thời gian tới, về mặt nhận thức, quan điểm “Thuận Thiên” của các nhà khoa học là không sai. Tuy vậy, điều quan trọng là cần hiểu như thế nào về “thuận thiên”? “Thuận thiên” có phải chỉ thuần thích nghi, thích ứng với vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo thứ tự ưu tiên, thủy hải sản, cây ăn quả và cuối cùng là cây lúa?

Ngoài ra, về phương diện tuyên truyền, thiển nghĩ cần có cách giải thích cụ thể và tường minh hơn. Bà con nông dân là đối tượng chính trong mọi chính sách và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển ĐBSCL trong thời gian tới. Và cái họ cần và mong muốn là sắp tới đây Nhà nước hỗ trợ cho họ như thế nào về các chính sách liên quan đến nguồn lực tài chính; nhà khoa học giúp họ ra sao về mặt kỹ thuật và ứng dụng công nghệ (con/cây giống chịu hạn mặn...); các nhà đầu tư có hỗ trợ và cam kết về đầu ra sản phẩm trên tinh thần cùng có lợi hay không…? Đây mới là vấn đề họ quan tâm chứ không phải sự hô hào “Thuận Thiên” một cách chung chung, cảm tính. Vì tham vấn và xây dựng chính sách quốc gia mang tầm vĩ mô chứ không phải chuyện sáng tác thơ ca, tiểu thuyết.

Chúng ta nói nhiều về “thuận thiên” trong các buổi hội thảo, hội nghị và trên các phương tiện truyền thông nhưng người dân không hiểu và nhất là thể sống được bằng những mô hình chuyển đổi trong thực tế, phải tha hương cầu thực thì có phải là vô nghĩa, vô bổ và nguy hại lắm không?

2. Giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt ở ĐBSCL nên là ưu tiên hàng đầu trong quan điểm “Thuận Thiên”

Nền tảng quan trọng làm nên cấu trúc và đặc trưng của vùng ĐBSCL là nguồn tài nguyên đất (phù sa) và hệ sinh thái nước ngọt với vô số sông ngòi, kinh rạch. Tiếp theo mới là hệ sinh thái nước mặn, nước lợ (một số địa phương có vị trí địa lý giáp biển). Đây chính là điều kiện về tự nhiên góp phần làm nên thế mạnh về kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL lâu nay; là lý do khi nhắc đến ĐBSCL chúng ta hay nói đây là “vựa lúa”, “vựa lương thực” của cả nước.

Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với việc xây quá nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông (sự “nghịch thiên”) là hai nguyên nhân chính gây nên hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Người viết bài này, đã từng nói cả hai vấn đề này hiện tại khó mà thay đổi. Vậy nên, chuyện phải tự cứu lấy mình là điều không ai bàn cãi.

Nhưng vấn đề là làm sao để tự cứu? Từ thực tế về đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những gì đã và đang xảy ra ở ĐBSCL thời gian qua, tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất khi nói về “thuận thiên” là phải làm sao giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng mà vùng đất này đã có, hiện có. Và như trên đã nói, đất phù sa và nguồn tài nguyên nước ngọt là vốn quý của ĐBSCL. Nhưng vốn quý này không những đang ngày một giảm sút, có nguy cơ cạn kiệt mà còn bị chính chúng thời gian qua “vừa xài vừa phá” nên đã bị ô nhiễm nặng. Có hai nguyên nhân chính gây ra sự ô nhiễm này là:

Một là, tư duy và thói quen sản xuất nông nghiệp của người dân (lạm dụng phân thuốc hóa học trong việc trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản trên ruộng đồng và sông rạch…) đã và đang hủy hoại môi trường đất, nước và toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt ở ĐBSCL.

Trong một báo cáo cách đây 3 năm, World Bank khẳng định có đến 50-60% nông dân trồng lúa ở Việt Nam đã sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức đề nghị; 38 - 70% nông dân các tỉnh phía Nam đang sử dụng thuốc trừ sâu với tỷ lệ vượt quá mức khuyến cáo; khoảng 20% nông dân đang sử dụng thuốc trừ sâu vi phạm các quy định hiện hành, sử dụng thuốc trừ sâu bất hợp pháp nhập khẩu, cấm hoặc thậm chí giả mạo.

Ngoài ra, các nhà khoa học của tổ chức này đã gọi những khu vực tại ĐBSCL mà các sinh vật bản địa không còn sinh sống nổi là những “vùng đất chết” [1].

Trong khi đó, từ đầu năm 2020 cho đến ngày 15/6, Tổng cục Hải quan công bố Việt Nam đã nhập khẩu 308 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này [2].

Các báo cáo và công bố trên phù hợp với thực trạng hệ sinh thái nước ngọt ở ĐBSCL hiện nay gần như bị hủy diệt. Chẳng ai có thể ngờ được ĐBSCL hôm nay không còn những con tôm, tép, cua, cá đồng… – những sản vật đã đi vào thơ ca, hò vè với một niềm tự hào của người dân nơi đây.

Hai là, mỗi tỉnh thành ở ĐBSCL gần như đều có các khu công nghiệp nhưng việc xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi xả xuống hai con sông Hậu, sông Tiền gần như là con số 0 tròn trĩnh.

Từ đây, có thể thấy, trước khi tính đến chuyện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để thích nghi với hạn hán và xâm nhập mặn thì vấn đề tối quan trọng là phải bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt hệ sinh thái nước ngọt của toàn vùng là vấn đề rất cấp thiết. Bởi nguồn tài nguyên nước ngọt đã khan hiếm mà còn bị ô nhiễm thì việc đầu tư nuôi trồng thủy hải sản, cây ăn quả chắc chắn khó mà thành công như mong muốn. Một khi hai con sông Tiền và sông Hậu khô cạn và ô nhiễm thì còn đâu chợ nổi Cái Răng cùng hệ sinh thái vườn tược để phát triển du lịch miệt vườn, sông nước đây…?

Thế nên, “Thuận Thiên” trước hết phải được tiếp cận ở ý thức giữ gìn, tiết kiệm, không hoang phí các nguồn tài nguyên và sản vật đặc trưng; là sự bảo vệ, bảo tồn những gì còn sót lại cùng với đó “hồi sức”, hồi phục lại những gì mà thời gian qua chúng ta đã vô tình hay cố ý xâm hại, bức tử…

Nói khác đi, “Thuận Thiên” trước hết là tinh thần “CỘNG SINH”, “HÒA GIẢI” VỚI TỰ NHIÊN. Tuy vậy, cũng không nên lãng mạn hóa vấn đề này bởi lịch sử phát triển của con người còn là lịch sử phát triển của tri thức với những phát minh, phát kiến nhằm chinh phục tự nhiên. Vì thế, trong chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể thể can thiệp vào tự nhiên với một biên độ cho phép vì “xưa nay nhân định thắng thiên cũng thường”.

3. Thay lời kết

Ở phương diện lịch sử và văn hóa, ĐBSCL trước đây là xứ “ma thiêng nước độc”, “dưới sông sấu lội trên bờ cọp um”, “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh tựa bánh canh”… nhưng cha ông ta cũng đã từng bước thích nghi và chinh phục.

Vậy nên, nếu chỉ thuần túy quan niệm “thuận thiên” là “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp”, là giảm trồng lúa để chuyển sang nuôi tôm, thủy sản thích nghi với hạn mặn thì vẫn là tư duy “khai thác” để phát triển. Nếu như thế thì không cần ai khuyên bảo vì người dân ĐBSCL bao đời nay không phải đã tự thích nghi rồi sao?

Trồng lúa không giàu, họ đào ao, đóng bè nuôi cá ba sa; nuôi cá ba sa thất bại họ chuyển sang trồng dưa hấu, thanh long, khoai lang, hành tím, mía đường; các cư dân ở ven biển từ lâu cũng đã chung sống với con tôm, con cua… Nhưng do phải “tự bơi” là chính nên những năm gần đây có hơn 1,3 triệu người phải bỏ xứ tha phương câu thực. “Đất lành chim đậu”, trước đây, miền Tây dễ sống, giờ khó sống, khó ở nên họ phải tìm đường mưu sinh. Nói cho cùng đây cũng là quy luật, là sự “thuận thiên” đó thôi.

Nói tóm lại, về nhận thức, việc tiếp cận ĐBSCL trước hết bằng quan điểm và góc nhìn BẢO TỒN ĐỂ PHÁT TRIỂN trong đó xem việc giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nước ngọt là ưu tiên hàng đầu; là nền tảng quan trọng để triển khai các giải pháp tương thích khác chắc chắn sẽ hạn chế những cách làm mang tính hình thức, phong trào, đối phó (tưởng là “thuận thiên” nhưng có khi lại rất “nghịch thiên”).

Q.H.N.

Nguồn tham khảo:

[1]: Nguyễn Trọng Bình - “Cứu con cua đồng”. https://vnexpress.net/cuu-con-cua-dong-4131092.html

[2]: Thanh Lam, Hoàng Phương - “Vòng xoáy thuốc trừ sâu trên những cánh đồng”. https://vnexpress.net/vong-xoay-thuoc-tru-sau-tren-nhung-canh-dong-4122794.html

Nguồn: http://viet-studies.net/kinhte/QuachHaoNhien_GiaiCuuDBSCL_2.html

PHẦN III

ĐỀ XUẤT VÀ GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRÊN TINH THẦN 'BẢO TỒN ĐỂ PHÁT TRIỂN' ĐBSCL TRONG THỜI GIAN TỚI


Nước biển xâm nhập vào các con sông lớn ở miền Tây từ 50-110km. Ảnh: Hữu Khoa/VNE

ĐBSCL hôm nay đã không còn những lợi thế về điều kiện tự nhiên như trước. Nếu như trước đây, người dân “sống chung với lũ” thì nay phải sống chung với hạn mặn. Hay nói khác đi, trước đây là sự thích ứng trong hoàn cảnh “khủng hoảng thừa” (nguồn tài nguyên nước ngọt và đất phù sa tích tụ sau mỗi mùa nước nổi hàng năm) thì nay là “khủng hoảng thiếu”. Vì là “khủng hoàng thiếu” nên việc thích ứng hôm nay khó khăn hơn rất nhiều. Thế nên, câu chuyện “Thuận Thiên” ở ĐBSCL nhất định phải được tiếp cận với tinh thần “bảo tồn để phát triển” chứ không nên tiếp tục “khai thác để phát triển” trong sự hoang phí hoặc đối phó với tầm nhìn ngắn hạn.

Thay đổi tư duy và nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia trong cái nhìn về ĐBSCL

ĐBSCL là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp nhưng oái oăm thay cũng là “vùng trũng” của cả nước đặc biệt là về hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế… Đây là một thực tế mà ai cũng nhìn thấy.

Để ĐBSCL thoát khỏi lời nguyền – cái nghịch lý “đất giàu người nghèo” quan trọng và trước hết phụ thuộc vào nhận thức của tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Theo đó, có một số vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc chung liên quan đến việc xây dựng và triển khai các chính sách vĩ mô đối với ĐBSCL trong thời gian tới là:

Thứ nhất, xóa bỏ cái nhìn định nhìn định kiến vùng miền trong quy hoạch và phát triển chung về ĐBSCL. Đặc biệt là vấn đề huy động và ưu tiên tập trung nguồn lực về tài chính cho ĐBSCL trong thời gian tới. Dĩ nhiên kèm theo là cơ chế kiểm soát minh bạch, chặt chẽ, tránh những “rơi rớt” dọc đường do thói quen “ăn không chừa một thứ gì của dân”.

Thứ hai, việc “bảo tồn để phát triển” ĐBSCL được nhanh chóng cụ thể hóa bằng hệ thống chính sách liên quan đến việc bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt hiện có. Với tinh thần này, ĐBSCL thời gian tới tuyệt đối không phát triển công nghiệp nặng mà tập trung phát triển công nghiệp nhẹ liên quan đến công nghệ chế biến nông sản và các phụ phẩm nông nghiệp. Nghiêm cấm việc khai thác cát trên hai con sông Tiền, sông Hậu. Bên cạnh đó, là tổng rà soát việc xả thải ở các khu công nghiệp khắp các tỉnh ĐBSCL, đặc biệt là với Nhà mấy giấy Lee & Man (Hậu Giang) [1]; nhiệt điện than ở huyện Duyên Hải (Trà Vinh) [2]. Trong tương lai, nếu không kiên quyết xử lý vấn đề xả thải ra môi trường nước ở các khu công nghiệp và 2 cơ sở này thì toàn bộ hệ sinh thái nước ngọt vùng ĐBSCL chắc chắn sẽ bị phá hủy.

Thứ tư, xây dựng chính sách đãi ngộ, “đặt hàng” các nhà khoa học, các chuyên gia về nông nghiệp và môi trường trong nước và quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm xây dựng và triển khai các giải pháp về kỹ thuật để bảo tồn nguồn nước ngọt như: xây hồ chứa tích trữ nước ngọt vào mùa mưa; kiện toàn hệ thống đê bao tích hợp với việc rửa mặn (giảm độ mặn) ở các cửa khẩu, tuyến sông lớn; nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, cây/con giống thích nghi với hạn mặn…

Cuối cùng, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, tổ chức quốc tế có uy tín về môi trường và biến đổi khí hậu; các quốc gia có chung nguồn nước sông Mê Kông nhằm tiếp tục đối thoại, đấu tranh với nhà cầm quyền Trung Quốc trong vấn đề chia sẻ thông tin về các đập thủy điện ở thượng nguồn.

Luật hóa việc sản xuất nông nghiệp từng bước thay đổi nhận thức và tư duy của người dân trong vấn đề này

Được biết vừa qua, ông Lê Minh Hoan – Thứ trưởng Bộ NN&PTNN (nguyên cựu Bí thư tỉnh Đồng Tháp) khi trả lời báo chí có nói rằng, trong tương lai người nông dân hoặc bất cứ ai “muốn sản xuất nông nghiệp phải có giấy phép”.

Từ góc nhìn sản xuất nông nghiệp gắn với ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt; cùng với đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tôi cho rằng quan điểm trên của ông Lê Minh Hoan rất nên được đón nhận và chia sẻ với cái nhìn tích cực nhất thay vì vội vàng phê phán bằng cái nhìn thiếu thiện chí “trồng vài cây cam, cây xoài cũng phải xin phép”.

Nếu xem sản xuất nông nghiệp là một nghề như bao ngành nghề khác trong xã hội thì đã đến lúc bà con nông dân cũng cần trang bị cho mình bên cạnh kinh nghiệm, kỹ thuật là nhận thức liên quan đến vấn đề “đạo đức nghề nghiệp”. Thật khó để bênh vực và bào chữa cho hành vi “hai luống rau” trong cùng một khu vườn vốn khá phổ biến hiện nay. Nghĩa là, luống để gia đình mình ăn thì rất sạch, rất an toàn, còn luống bán ra cho người khác dùng thì mặc kệ. Thậm chí, không ít người vì lợi ích của bản thân còn mang những trái mít, sầu riêng, thanh long… “nhúng” thuốc bảo quản trước khi bán cho chính đồng bào mình mà các cơ quan truyền thông từng phản ánh.

Vấn đề này, nhìn rộng ra, phải chăng còn là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình cảnh “được mùa mất giá” để rồi cả xã hội phải chung tay “giải cứu” mà chúng ta đã từng chứng kiến thời gian qua. Bởi với cách làm trên, sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chỉ tiêu thụ trong nội địa hoặc một vài thị trường “quen thuộc”, có phần “dễ dãi” chứ khó có thể thâm nhập vào những thị trường với những yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến các quy chuẩn về bảo vệ môi trường (hủy hoại hệ sinh thái nước ngọt) và nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thế nên, dù xót xa cho sự vất vả của bà con nông dân nhưng thiển nghĩ cũng không nên cảm tính, để rồi vô tình thỏa hiệp hay bỏ qua cho sự bảo thủ, lạc hậu chỉ thấy cái lợi trước mắt mà bất chấp những hệ lụy lâu dài về sau.

Dĩ nhiên, ở chiều ngược lại cũng không nên quá ảo tưởng xem“giấy phép sản xuất nông nghiệp” như “cây đũa thần” trong một sớm một chiều có thể thay đổi cả một nền nông nghiệp vốn còn nhiều bất cập hiện nay. Thậm chí là cái nhìn cục bộ, duy ý chí mang nặng tính phong trào, hình thức bề nổi… để nó lại trở thành một thứ “giấy phép con” – không những là một bước lùi mà còn làm cho bà con nông dân khổ sở và vất vả hơn.

Từ đây, thiển nghĩ, “giấy phép sản xuất nông nghiệp” nên được tiếp cận ở phương diện nhận thức và tư duy mang tầm chiến lược, vĩ mô thậm chí là mục tiêu quốc gia để củng cố và phát triển nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian tới. Cụ thể ở các phương diện như sau:

Một là, tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; quy trình thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ nông sản gắn với ý thức bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm…theo quy chuẩn quốc gia và quốc tế…

Hai là, xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện để ngày càng có nhiều doanh nhân, tập đoàn chọn nông nghiệp làm ý tưởng khởi nghiệp cũng như phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ; từ đó góp phần thay đổi thói quen và tập quán canh tác lạc hậu, manh mún hiện nay của đại bộ phận bà con nông dân… Song song đó là chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật công nghệ cũng như định hướng về đầu ra… cho người dân với quy mô gia đình, vừa và nhỏ…

Cuối cùng, quy hoạch tiến đến đến luật hóa việc trồng lúa. Như đã nói ở phần trước, cây lúa là sở trường là thế mạnh của Việt Nam. Việc người dân miền Tây lâu nay làm lúa nhưng không giàu, lỗi trước hết là thuộc về chính quyền Nhà nước trong các chính sách có liên quan về chất lượng giống/gạo, quy trình sản xuất, giá thành đầu tư và nhất là thị trường tiêu thụ. Thế nên, một tư duy đúng để giải quyết bất cập và nghịch lý này là phải làm sao trong thời gian tới chính quyền Nhà nước phải hỗ trợ người dân để họ giàu lên từ việc trồng lúa chứ không phải khuyên họ từ bỏ sở trường và thế mạnh của mình trong khi việc “chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp” vẫn chưa co sự chuẩn bị kỹ càng. Và để giải quyết vấn đề này, thiển nghĩ, đã đến lúc cần phải luật hóa việc trồng lúa nhằm nâng cao chất lượng giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, tôi đồng ý với quan điểm của GS Võ Tòng Xuân cũng nhiều nhà khoa học khác, đó là, thời gian tới chúng ta cần quy hoạch lại diện tích trồng lúa một cách căn cơ và khoa học hơn. Cụ thể, với vị trí địa lý là các tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL, nhất là không bị xâm nhập mặn, việc trồng lúa để cần được tập trung về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, một phần nào đó là Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long… Tuy vậy, theo quan điểm của tôi, đã đến lúc chấm dứt tình trạng trồng lúa 3 vụ để đất đai có thời gian “nghỉ ngơi”.

Tóm lại, một thái độ và tinh thần cầu thị, trách nhiệm trong tư duy và nhận thức để cùng mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh và điều kiện mới là rất cần thiết. Tuy vậy, trước khi triển khai cần có một lộ trình chuẩn bị căn cơ, dài hạn, cẩn trọng đặt trong cái nhìn tổng thể nhằm hướng đến sự chuyên nghiệp hóa, công nghệ hóa nền nông nghiệp. Đặc biệt, tránh cái nhìn cục bộ, duy ý chí hoặc tệ hơn là dùng truyền thông để PR, “dọn đường” cho sự thăng quan tiến chức của một vài cá nhân trong giai đoạn tranh giành và chuyển giao quyền lực.

5. Tổng kết

Nguy cơ tan rã ĐBSCL đang ngày một hiện hữu. Dù muốn dù không việc “giải cứu” ĐBSCL trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào nhận thức và tầm nhìn về quản trị quốc gia của nhà cầm quyền.

Về chuyện này, khách quan và công tâm mà nói, thời gian gần đây, sau khi được nhiều người góp ý, phản biện, tầng lớp “lãnh đạo chóp bu” có vẻ đã biết lắng nghe; bước đầu có sự cầu thị và thay đổi, sửa sai. ĐBSCL vì thế, đã được chú ý và quan tâm nhiều hơn so với trước đó. Riêng vấn đề này cần ghi nhận công lao của ông Nguyễn Xuân Phúc trong tư cách người đứng đầu Chính phủ. Nhưng mừng đó mà cũng lo đó. Ông Phúc nhiệm kỳ tới chắc chắn không còn ngồi ở ghế thủ tướng để tiếp tục triển khai, giám sát Nghị quyết 120. ĐBSCL, vì thế lại phải chờ và phụ thuộc vào nhận thức và tài “thao lược” của một ê kíp Chính phủ mới. Nếu những người mới vẫn tiếp tục bảo thủ, không vượt qua cái nhìn định kiến vùng miền hoặc “tư duy nhiệm kỳ” thì mọi chuyện rất có thể đâu sẽ lại vào đấy.

Ở phương diện khác, muốn “giải cứu” ĐBSCL thì tinh thần và trách nhiệm của các nhà khoa học trong tư cách của những trí thức – kẻ sĩ chân chính là vô cùng quan trọng. ĐBSCL muốn phát triển cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ thuật, công nghệ, môi trường, lịch sử, văn hóa… nhằm tham vấn cho giới lãnh đạo bằng thái độ cầu thị; tránh sự chủ quan, cảm tính… hay tệ hơn chỉ vì tiền, vì phải giải ngân các đề tài, đề án mà bán rẻ phẩm cách.

Nói tóm lại, suy cho cùng, không riêng gì việc “giải cứu” ĐBSCL, quốc gia này, dân tộc này muốn phát triển trường tồn điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta (theo trình tự “Đảng ta”, tầng lớp trí thức, dân chúng) có tự trọng, có biết xấu hổ và nhất là có dám thay đổi sau khi đã nhận ra những sai lầm, sự ích kỷ của bản thân và phe nhóm mình hay không?

“Thuận thiên” không phải chỉ phụ thuộc vào “ý trời”, “mệnh trời”, hay quy luật của tự nhiên một cách giản đơn và máy móc mà “thuận thiên” trước hết là phải “tự hiểu mình” để ứng xử, hành xử theo quy luật của Con Người. Vì con người cũng là một phần của thế giới tự nhiên; trước khi hòa giải, hòa hợp với tự nhiên con người cần phải hòa hợp, hòa giải với chính mình bằng trí tuệ và các giá đạo đức mang tính nền tảng và phổ quát.

_____

Nguồn tham khảo:

[1]: Dân kêu cứu vì ô nhiễm từ nhà máy giấy Lee & Man – (TT)

[2]: Trà Vinh: người dân bức xúc ô nhiễm tro bụi từ nhà máy nhiệt điện – (TN&MT)


TRỞ LỰC KHIẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG THỂ CẤT CÁNH

RFA/ BVN  15-3-2021


Một người nuôi tôm ở ĐBSCL giới thiệu về sản phẩm nuôi trồng của mình

Là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ nhất thế giới và là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt nam (đóng góp 65% sản lượng nuôi trông thủy sản, 70% sản lượng trái cây và 95% sản lượng gạo xuất khẩu cho quốc gia), thế nhưng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là vùng đất Chín rồng, vẫn chưa thể cất cánh.

Tại Hội nghị Tổng kết ba năm Nghị quyết số 120 của Chính phủ Việt Nam về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” diễn ra cuối tuần qua, nhiều đại biểu cho rằng, sự thiếu vắng một hệ thống giao thông hoàn chỉnh và sự phối kết hợp giữa các bộ ngành địa phương đang vẫn là những rào cản chính đối với sự phát triển của ĐBSCL.

Nghị quyết số 120 (NQ 120) ra đời tháng 11/2017 được xem là một nghị quyết “vàng” đối với sự phát triển của ĐBSCL. Đó là một văn bản là có tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi của Việt Nam từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên” hay còn gọi là “thuận thiên”. Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam, nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng với thiên nhiên (chỗ nào có nước ngọt thì trồng lúa, chỗ nào nước lợ thì nuôi trồng thủy sản, coi nước mặn nước lợ cũng là tài nguyên...), kim ngạch xuất khẩu toàn ĐBSCL đã tăng từ 7 tỷ đô la năm 2016 lên 8,8 tỷ đô la năm 2020. Tốc độ tăng trưởng toàn vùng cũng duy trì ở mức cao, đạt mức 7,8% trong năm 2018, 7,2% năm 2019.

Đy mnh cơ chế phi kết hp

Ngoài việc đánh giá cao những thành tựu bước đầu của Việt Nam trong việc thực hiện Nghị quyết 120 (NQ120), đại diện cho các đối tác phát triển, bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã dành hơn một nửa bài phát biểu của mình để đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong việc tiếp tục triển khai nghị quyết này.

Khuyến nghị đầu tiên bà đưa ra là việc đẩy mạnh sự phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang. Bà Turk cho rằng sự thành công của nghị quyết 120 và việc thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030 phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp giữa các tỉnh và thành phố vùng ĐBSCL, giữa các bộ ngành trung ương, giữa trung ương và địa phương, và mối liên hệ giữa quy hoạch - tài chính - quản trị cũng như sự phối hợp của Việt Nam với các quốc gia khác trong tiểu vùng Mekong.

Nuôi tôm  huyn M Xuyên, Sóc Trăng. nh: AFP

“Trước tiên, cn đm bo s phi hp và điu phi theo chiu dc và chiu ngang mt cách hiu qu. Vic thc hin thành công Ngh quyết 120 và các chính sách và chương trình liên quan đòi hi phi tp hp các bên liên quan nhm xác đnh đnh hướng và mc tiêu phát trin chung cho vùng Đng bng, xác đnh các ưu tiên đu tư, phân cp trách nhim và chia s ri ro và li ích” – bà Turk nói.  Bà cho rằng việc thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030 – quy hoạch tích hợp vùng đầu tiên của Việt Nam sẽ là một thách thức đòi hỏi nỗ lực “của toàn bộ chính quyền và nhà nước”.

Không phải ngẫu nhiên người đứng đầu Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị này. Mặc dù biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển ĐBSCL đều là những vấn đề không chỉ của một địa phương, hay của riêng khu vực miền Tây nhưng thực tế thực hiện NQ 120 đã cho thấy sự phối hợp còn lỏng lẻo ở nhiều lĩnh vực, địa phương và giữa địa phương và trung ương, và điều này đã được không ít đại biểu tham dự hội nghị chỉ ra.

GS. TS Đào Xuân Học – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Biến đổi khí hậu Việt Nam nói rằng có rất nhiều ví dụ về sự yếu kém trong sự phối hợp giữa các bộ với nhau và các bộ với địa phương, khiến cho công tác quy hoạch, điều hành quản lý mang tính thiển cận và cục bộ địa phương, gây lãng phí lớn.

Ông đơn cử, Thủ tướng đã phê duyệt đề án phát triển thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhưng vấn đề này chưa được đề cập đến trong Quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), thậm chí quy hoạch của bộ này còn có một số điểm “ngược lại”. Ông đưa ví dụ trong quy hoạch của bộ KH&ĐT, hiện nay tất cả các đô thị [ở ĐBSCL – PV] của Việt Nam đều bị ngập do triều cường và mưa lũ, vì vậy bộ này đề nghị giải pháp ngập đến đâu thì bao đê và bơm đến đấy. Theo ông, đây là một hướng quy hoạch tốn kém vì nếu tất cả các tỉnh thành ở  ĐBSCL đều cần đê chống ngập thì số lượng đê bao trong khu vực này trong những năm tới, tùy theo mức độ nước biển dâng, sẽ cần từ vài chục ngàn cho tới vài trăm ngàn km. Ông cho biết hiện Bộ NN&PTNT đã làm chống ngập cho 3 thành phố là Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau với 39 vùng bao đê, 47 trạm bơm và 500 km đê bao được phê duyệt. Chỉ là một trong ba thành phố, nhưng Thành phố Cần Thơ vừa qua đã phải chi hơn 100 triệu đô la cho việc này.

“Th tướng đã nói rt rõ, cn tích hp tt c các quy hoch Th tướng đã phê duyt nhưng thc tế li không phi như vy và nó to ra mâu thun rt ln nếu chúng ta không nhìn nó dài hơn mt chút” – ông Học nói.

Ông còn cho rằng xu thế giải quyết bài toán chống ngập một cách riêng lẻ mà các địa phương ĐBSCL đang làm vừa tốn kém vừa không triệt để.

“Cn Thơ va đu tư d án 250 triu đô la, riêng chng ngp đã mt hơn 100 triu đô la. Trong khi nếu b hu ca sông Hu chúng ta có gii pháp hp lý và chúng ta ch cn trên 100 triđô la và không bao gi lo chuyn ngp các đô th na c. Vic chng ngp cho tng đô th là đúng, tng đô th là thế nhưng đ phi làm tng th c ĐBSCL thì sai không th chp nhn được”

– ông Học nói và cho rằng cách làm mà ông gợi là điều người Hà Lan đã làm hơn 1.000 năm nay.

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang cũng cho rằng sự thiếu phối hợp giữa các địa phương đang làm chậm lại sự phát triển của ĐBSCL.

“Thc tế cho thy, mt trong nhng nguyên nhân dn đến liên kết vùng trong thi gian qua chưa đt được nhiu kết qu là do mt s đa phương gp phi vn đ “xung đt li ích”, đa phương nào cũng mun bt phá, vươn lên, nên xy ra tình trng cnh tranh vi nhau. Tuy nhiên, biến đi khí hu là vn đ vượt ra ngoài ranh gii hành chính mt tnh, cn tiếp cn và gii quyết theo vùng thông qua hành đng tp th. Vì thế, tôi cho rng 13 tnh thành ĐBSCL cn nhìn v mt hướng vi nhn thc chung, mc tiêu chung, t đó ch đng trong hp tác”- ông Châu nói.

Nút tht giao thông


Ch ni Cái Răng - Cn Thơnh AFP

Giao thông được xem là nút thắt lớn nhất đối với sự phát triển của ĐBSCL nhiều năm nay. Mặc dù nhiều công trình giao thông đã và đang được hoàn thành kể từ khi có NQ 120 như cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống, đường kết nối trung tâm ĐBSCL (nối Cao Lãnh – Rạng Sỏi), đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ … nhưng ĐBSCL được xem là chưa có được một hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ và hoàn chỉnh cho cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đại diện của tất cả các tỉnh ĐBSCL tham luận tại Hội nghị đều nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đầu tư cho hạ tầng giao thông liên vùng và tại địa phương họ phụ trách.

Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng một trong những nguyên nhân khiến nông sản của ĐBSCL phải mất rất nhiều thời gian và chi phí vận chuyển là do vùng chưa có tuyến vận tải hàng hóa kết nối trực tiếp với thị trường quốc tế. Ông chỉ ra sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống hạ tầng giao thông của khu vực này:

“V đường hàng không, đến nay sân bay Cn Thơ vn chưa được đu tư nhà ga hàng hóa và khu logistics (hu cn) hàng không. V đường bin, Cng quc tế Cái Cui Cn Thơ có công sut tiếp nhn tàu 20.000 tn, tuy nhiên không có hàng hóa ra vào cng vì cái lung sông Hu phương án đu tư chưa hoàn chnh, đây là đim nghn rt ln ca vùng ĐBSCL” - ông Mạnh nói.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh đã không khỏi tranh thủ sự có mặt của lãnh đạo Chính phủ và các bộ ngành liên quan để lên tiếng về những nhu cầu và khó khăn của mình. Trong khi Chủ tịch tỉnh Cà Mau Lê Quân cho rằng tỉnh này cần có sân bay và đường cao tốc để bứt phá thì Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khẩn khoản đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Chính phủ sớm đưa tuyến đường từ TP Long Xuyên đến cửa khẩu Tịnh Biên của An Giang vào xây dựng trong giai đoạn sớm nhất (2021-2025) vì có nhiều đoạn sạt lở và sạt lở nghiêm trọng.

“Chúng tôi rt vui mng được biết ti đây s trin khai tuyến cao tc ngang Sóc Trăng – Cn Thơ – Long Xuyên và An Giang (Châu Đc) và chúng tôi mun đ xut làm thế nào đó đ giúp An Giang trin khai đon t Tnh Biên đến thành ph Long Xuyên nm trong giai đon khong 2021-2025. Hin nay t TP Long Xuyên lên Châu Đc và đến ca khu Tnh Biên ch có quc l 91 - đây là tuyến đc đo mà theo B Tài Nguyên và Môi trường và B Nông nghip và Phát trin Nông thôn kho sát thì hin nay tuyến 91 có nhiu đon st l và trong tương lai s có rt nhiu đon st l. Nếu không trin khai cao tc này vào giai đon 2021-25 nếu đim st l này tiếp tc xy ra thì toàn b tuyến giao thông ca quc l 91 t Long Xuyên lên Châu Đc và đến ca khu Tnh Biên s b tê lit”.

Với tư cách là Đối tác phát triển của Việt Nam, chúng tôi cam kết hỗ trợ mạnh mẽ đối với ĐBSCL và việc thực hiện Nghị quyết 120. Trong giai đoạn 2015-2020, chúng tôi đã huy động khoảng 2,2 tỷ đô la Mỹ cho các hoạt động nghiên cứu và đầu tư trong khu vực….Trong tương lai, chúng tôi sẵn sàng huy động thêm tri thức và nguồn tài chính để thực hiện các tầm nhìn và mục tiêu của Nghị quyết 120. Những nguồn lực này sẽ hỗ trợ các cơ quan trung ương, địa phương và các bên liên quan khác để giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội phát sinh từ biến đổi khí hậu, thay đổi về nhân khẩu học, thị trường mới trong và ngoài nước, tiến bộ về công nghệ, và địa chính trị của lưu vực sông Mekong - Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Điều đáng mừng cho mảnh đất Chín rồng là lãnh đạo Bộ GTVT và Chính phủ Việt Nam cũng nhìn nhận những bất cập của hệ thống giao thông ĐBSCL và đồng thuận với việc sớm nâng cấp, phát triển hệ thống này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu của mình đã đưa giao thông là hướng tiếp cận chiến lược số 1 trong 8 hướng tiếp cận mà ông gợi ý cho việc phát triển ĐBSCL trong những năm tới. 

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thì khẳng định rằng giao thông vận tải cần đi trước một bước để tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội, vì vậy trong quy hoạch GTVT vùng ĐBSCL trình Chính phủ trong tháng 4 tới, Bộ đề xuất sẽ tăng gần gấp đôi ngân sách đầu tư cho giao thông vùng, tăng từ khoảng 29.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020 lên tối thiểu hơn 57.300 tỷ đồng trong 2021-2025. Ngoài ra, ông cũng đề cập tới một cú hích kinh tế mới cho vùng, đó là đề xuất xây dựng cảng nước sâu Trần Đề có quy mô có thể đón tàu 100.000 tấn và cho rằng cảng nước sâu mang tính khu vực này sẽ là “cửa ngõ để đưa được hàng hóa của ĐBSCL ra thế giới cũng như nhập hàng hóa từ thế giới về đồng bằng”.

Nguồn: rfa.org

CÓ MỘT CHỮ G

NGUYỄN THÔNG/ TD 14-3-2021

Ông thủ tướng Phúc hay nói chữ, thôi thì cũng được đi, nhất là đang có trào lưu sính chữ trong giới cầm quyền. Nói theo cách của bọn trẻ bây giờ là “đu trend”.

Hôm qua ổng về miền Tây Nam Bộ, khu vực ĐBSCL, khuyên nơi đây phải chú trọng đổ tiền (lâu nay bà con ta cứ quen nói “đầu tư” mà ít ai hiểu đầu tư nghĩ là gì. Đầu là bỏ vào, ném vào, tư là tiền bạc, của cải vật chất; đầu tư là đổ tiền vào việc gì đó) vào 8G của vùng này.

Cũng là cách chơi chữ, nhưng ông Phúc đã không thấu đáo. Ông nói tới những G giao thông, giáo dục… cứ cho là phù hợp đi (chứ thực ra nơi đâu mà chẳng cần mấy G ấy), nhưng G giang (sông rạch) thì quá gượng ép, còn G già (dân số già) thì quá vớ vẩn. Không biết cái đứa thư ký, trợ lý đầu đất nào lại mách cho ổng thứ tào lao như thế. Nếu tự ổng nghĩ ra thì cần phải coi lại cái đầu.

Nhưng có một G mà ông Phúc đã không nhắc tới, đã sai lầm nghiêm trọng, bởi nó là giá trị quyết định của ĐBSCL. Tôi nói một cách nghiêm túc chứ không phải như lão bạn tôi đùa rằng thiếu 1 G là gái. Mấy chục năm nay, ĐBSCL bị bỏ rơi, một vùng đất giàu có trù phú trở nên hoang tàn, dân chúng tha hương, những cô gái nông dân tỏa đi khắp nước, ra cả nước ngoài để “mưu sinh”. Đành là thực tế có G ấy, tuy nhiên chưa phải lúc bàn tới, mà thứ G cần nhắc ngay, bổ khuyết ngay, là Gạo.

Vẫn biết chính phủ đang có ý định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền Tây Nam Bộ – ĐBSCL, tăng những giá trị công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ cây trồng vật nuôi, nhưng cần phải nói ngay rằng, nhắc tới ĐBSCL thì đầu tiên, hàng đầu, tiên quyết, quan trọng nhất vẫn phải là gạo. Vài chục năm nữa, thậm chí mãi về sau, gạo vẫn là giá trị hàng đầu của xứ này. Tại sao, vì nó nuôi cả nước. Không có gạo của ĐBSCL, cả nước sẽ đói, thậm chí chết đói. Một mình ĐBSCL làm ra nửa số gạo nuôi gần 100 triệu dân nước này. Không đặt G gạo lên hàng đầu, rồi có ngày lại trường ca bo bo, củ khoai củ sắn…

Sau gần nửa thế kỷ chỉ chuyên vơ vét miền Tây Nam Bộ mà không chú trọng “đầu tư” lại cho nó, đến bây giờ nhà cầm quyền mới nhận ra mối nguy hiểm thì đã hơi muộn, tuy nhiên muộn còn hơn không. Tôi vừa có 5 ngày đi 6 tỉnh ĐBSCL, tận mắt chứng kiến thực trạng đường sá, giao thông của vùng này, nhận thấy chỉ tương đương đường sá của cỡ huyện ngoài miền Bắc.

Hôm kia tôi lại đi Cà Mau, xe Phương Trang, từ Sài Gòn tới Cà Mau hết 8 tiếng đồng hồ ròng rã, đủ biết sự đi lại được “ưu tiên” bỏ rơi bỏ mặc nhiều năm như thế nào. Nhìn mặt tay bộ trưởng giao thông tại cuộc họp cười vênh váo sao chỉ muốn thụi cho một nhát. Nhiều người cứ khen ông Phúc quan tâm tới việc làm đường cao tốc cho miền Tây Nam Bộ, tôi không khen, mà còn chê, bởi thưa ông, nhẽ ra cao tốc, cầu cống hiện đại phải có từ lâu rồi, vài chục năm trước, từ hồi ông còn làm phó thủ tướng (nhưng cũng thờ ơ như người ta, không thèm quan tâm), chứ không phải kiểu chạy đua nước rút bây giờ.


Ảnh: Giao thông ở miền Tây Nam Bộ. Phà Đại Ngãi vẫn cần cù cõng xe qua sông, bờ sông là con thuyền rách nát. Ảnh: FB tác giả

G giao thông thì đã chậm muộn sai lầm thế, nay lại dám bỏ G gạo của miền Tây Nam Bộ, hay là các ông định coi trời bằng vung.

VIỆT NAM CÓ 8G ? CHI NHIỀU VẬY, TÔI ĐỀ NGHỊ 5G THÔI

VŨ KIM HẠNH/ BVN 16-3-2021

Dân Nam Bộ hay nói: "Nhanh gọn lợi" thì tốt hơn "Đông vui hao".

Vừa nói vừa cười khà khà mà nghĩ lại, đụng nhiều chính sách thâm trầm lắm đó.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện nghị quyết Thuận Thiên, Thủ tướng đưa ra 8 giải pháp. Cũng là công phu. Những chữ thu gọn thành công thức này gần đầy thường được dùng, như 5K phòng dịch của Bộ Y tế, nghe có lý.

Nhưng với 8 chữ G, tôi xin góp ý để chỉ đạo của Thủ tướng càng dễ thực thi hơn (thực thi cho được mới hay, chứ đâu cần nói để nghe cho hay?).

Giao, Giáo, Giang, Gắn, Giỏi, Giàu, Già, Giới – 8 chữ G này không ăn nhập với nhau, có mấy chữ bị trùng nghĩa (Giỏi , Giàu, Già, Giới), và dài mà không vần điệu nên trúc trắc, khó nhớ.

Tôi đề nghị 5G thôi, đi thành 2 cặp (tương tự về âm sắc) và thêm 1 chữ G khác: GIAO-GIANG / GẮN-GIÁO và GIẢM.

Tôi đã đọc lại báo cáo kinh tế ĐBSCL mà VCCI và Fulbright công bố lần thứ nhất Tháng 12/2020. Đọc lại luôn nghị quyết Thuận Thiên 120. Đọc các bài tường thuật lời Thủ tướng tại Hội nghị 3 năm thực hiện NQ 2017 Thuận Thiên. Và thấy, những gì đã là chuyện muôn thuở thì không cần nhắc cho đủ mà nên nói những gì đang nghiêm trọng, nóng, cần giải quyết (hướng tới Phát triển bền vững đồng bằng).

Vì sao cần 5G như trên?

GIAO: Giao thông là điểm nghẽn chết người của ĐBSCL, yếu kém giao thông kéo đồng bằng (ĐB) xuống, đáng lo hơn "chìm dưới mực nước biển". So sánh vài con số chung quanh giao thông ĐBSCL, thấy rùng mình (tôi xin viết bài kế).

GIANG: Chữ Giang, là sông, thực ra bao hàm nhiều điều cốt tử mà ĐB cần thay đổi. Kinh tế sông phải là đặc điểm của giao dịch kinh tế của đồng bằng. Sông cũng nhắc một quan điểm cơ bản: hãy thôi "Ngăn SÔNG cấm chợ", thôi ngăn SÔNG với biển, tức là đừng sống chết ngọt hóa nước biển và nước lợ là hãy thực hiện đúng tinh thần tôn trọng Tài nguyên nước, cả nước ngộ, măn, lợ đều tốt cho nền kinh tế.

GIÁO: Giáo dục yếu kém làm cho ĐB thành vùng trũng, số lượng và chất lượng lao động kém khiến di dân ngày càng nghiêm trọng. Giáo dục là nhân lực.

GẮN: Đặc điểm thường bị nói nhiều nhất của kinh tế đồng bằng là chia cắt, manh mún. Gắn là đúng rồi, nhưng quan trọng và sống còn nhất là:

(1) Gắn kết với thị trường (trong đó chú trọng dịch vụ) và gắn với Doanh nghiệp;

(2) Gắn kết giữa 13 tỉnh trong qui hoạch;

(3) Gắn ĐBSCL với TP HCM và miền Đông và

(4) Gắn Nông nghiệp, kinh tế đồng bằng với Khoa học và Công nghệ (đẩy mạnh Chuẩn hóa và Số hóa).

- Và đề nghị thêm: một GIẢM.

GIẢM: Giảm sử dụng phân thuốc hóa chất đã làm nhiễm độc đất và nước ĐB nhiều năm. Giảm chia cắt theo địa giới hành chánh, địa phương. Và nhất là giảm nói, giảm nổ mà làm.

TS Vũ Thành Tự Anh với tổng kết những điểm nghẽn của kinh tế ĐBSCL

V.K.H.

Nguồn: FB Vu Kim Hanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét