Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

20210312. XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN ĐỒNG TÂM

ĐIỂM BÁO MẠNG
VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN ĐỒNG TÂM CHƯA ĐƯỢC KHÁCH QUAN TOÀN DIỆN VÀ ĐẦY ĐỦ

NGÔ NGỌC TRAI/ TD 11-3-2021


29 bị cáo đều là người ở xã Đồng Tâm tại phiên tòa. Ảnh: Giang Long/ TT

1. Bà Dư Thị Thành là vợ và là người tiếp xúc với ông Lê Đình Kình sau cùng, bị bắt đưa đi trước khi ông Kình bị bắn, nhưng bà Thành không được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách nhân chứng để khai báo xem ông Kình có cầm lựu đạn khi ở trong phòng ngủ hay không, sau khi bị bắn và bị chó kéo lê ra phòng khách trên tay ông Kình vẫn còn có quả lựu đạn.

2. Anh Lê Đình Hợi là chủ sở hữu căn nhà hai tầng mà các bị cáo trong vụ án đã tự ý trèo lên mái nhà để tấn công lực lượng chức năng, trong nhà cũng có nhiều vết cháy, nhưng cũng không được đưa vào vụ án với tư cách người làm chứng để khai báo về diễn biến sự việc.

3. Hồ sơ vụ án và tại phiên tòa xác định 10 quả lựu đạn mà các bị cáo mua là giả, kíp nổ tự chế, không có quả nào phát nổ và gây sát thương cho ai. Nhưng tại hiện trường khi khám nghiệm đã thu giữ được một số mảnh kim loại dạng vỏ lựu đạn loại khía mắt na, kết quả giám định của viện khoa học kỹ thuật hình sự cho biết đó đúng là mảnh vỏ lựu đạn, nhưng hồ sơ điều tra không làm rõ quả lựu đạn đã phát nổ này do ai ném ra và có gây sát thương cho ai không.

4. Chiếc hố mà ba chiến sĩ bị rơi bản chất là chiếc giếng trời lấy ánh sáng và không khí vào nhà Lê Đình Chức, đó là căn nhà một tầng, vì mục đích của nó nên ở khoảng giữa chiều cao của hố có một ô cửa ở tầm cao chừng 2m tính từ đáy hố, kích cỡ người có thể chui lọt. Vậy khi ba chiến sĩ bị rơi xuống hố có bị thương tích nặng không, tại sao không thể bám vịn vào ô cửa đó để thoát ra. Việc này ko được thực nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ.

5. Nhà anh Lê Đình Hợi có lối cầu thang đi lên trần tầng 2 nơi các bị cáo đã ở đó tấn công ném các chai xăng và gạch đá xuống lực lượng chức năng, khi tiến công vào nhà anh Hợi để bắt giữ các đối tượng, lực lượng tiến công đã đưa cả nhà anh Hợi đi nơi khác nhưng lại không đi theo lối cầu thang lên trần tầng 2 (là sàn tầng ba khi được xây dựng) mà lại băng qua ô cửa sổ để sang mái tầng 1 nhà Chức để bị lọt xuống hố. Việc này ko được thực nghiệm hiện trường để xác định làm rõ.

6. Khi vụ án được khởi tố có 32 điều tra viên và cán bộ được phân công điều tra vụ án, quyết định phân công có ngay ngày hôm xảy ra sự việc là 09/1/2020. Vậy nhưng quá trình điều tra lại để cho nhiều người không có tên trong quyết định phân công được tham gia điều tra, không rõ đơn vị công tác, từ đó làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp của chứng cứ được thu thập cũng như chất lượng xác thực của các lời khai.

7. Bản kế hoạch 419A là bản kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự thông thường hay là kế hoạch bố ráp vây bắt gia đình ông Lê Đình Kình chưa được thu thập làm rõ. Nếu là kế hoạch bảo đảm trật tự thông thường thì có cần trang bị sử dụng lựu đạn nổ, đạn cay, chó nghiệp vụ, súng các loại hay không? Và tại sao lại điều động nhiều cán bộ cấp lãnh đạo chỉ huy vào việc bảo đảm an ninh trật tự như vậy, có ít nhất bốn phó trưởng phòng cảnh sát hình sự CAHN là tổ trưởng các tổ công tác trong đêm đó, ngoài ra có phó trưởng công an huyện. Kế hoạch đảm bảo an toàn trật tự kéo dài bao lâu, việc điều động như vậy có ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của các cán bộ không. Thực tế sau khi người nhà ông Kình bị bắt thì hoạt động đảm bảo trật tự kia cũng chỉ tiếp tục trong thời gian ngắn.

8. Nếu bản kế hoạch 419A là kế hoạch vây bắt, tức là kế hoạch tiến công bố ráp được lên kế hoạch, thì việc tiến hành để xảy ra tổn thất nhân mạng như đã xảy ra là khó thể chấp nhận được, có vấn đề lớn về chất lượng lập kế hoạch tác chiến chỉ đạo, bởi cơ quan chức năng đã có toàn quyền chủ động lựa chọn thời gian phương tiện để tiến hành, có thời gian để tìm hiểu địa thế mặt bằng nhưng vẫn để xảy ra như vậy. Các luật sư đã rất nhiều lần đòi hỏi cần thu thập bản kế hoạch 419A kia cũng là để giám sát thúc đẩy nâng cao chất lượng các kế hoạch chính sách về sau, đảm bảo an toàn cho cán bộ chiến sĩ và người dân.

9. Việc có nhiều cán bộ của cơ quan cảnh sát hình sự CAHN tham gia vào vụ vây bắt nhưng cũng chính cơ quan đó tiến hành điều tra vụ án, liệu có đảm bảo nguyên tắc khách quan không?

10. Lời khai của các chiến sĩ tham gia vây bắt có mâu thuẫn nhau về diễn biến sự việc liên quan đến ba chiến sĩ bị rơi nhưng không được cho đối chất làm rõ để xác định lời trình bày của ai là đúng. Hội đồng xét xử ko triệu tập các chiến sĩ đến dự tòa để các luật sư hỏi làm rõ. Có những lời khai cho biết ba chiến sĩ nhảy qua ô cửa sổ thì bị rơi, có lời khai cho biết ba chiến sĩ sang trần nhà Chức thì bị tấn công lùi lại nên rơi xuống hố.

11. Lực lượng được huy động lên đến cả nghìn người nhưng chủ yếu làm nhiệm vụ kiềm tỏa đứng ở mặt tiền các dãy nhà dân, còn các nhóm tiến công vào bắt giữ là những người được chỉ định. Trong hồ sơ có lời khai của các nhân chứng khác nhau cho biết có nhóm đi vào chỉ 3, 4 người, có nhóm 9 người được kể tên, nhưng hồ sơ không làm rõ xem lời khai của nhân chứng nào về lượt tiến công nào có các chiến sĩ bị rơi xuống hố.

12. Ngọn nguồn sự việc là những bất đồng giữa nhóm các bị cáo và chính quyền các cấp về nguồn gốc đất đai Đồng Sênh, ông Lê Đình Kình từng kinh qua các chức vụ Chủ tịch UBND, Bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm và ông Bùi Viết Hiểu từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm ở thời điểm bàn giao đất cho bên Quốc phòng làm sân bay, đó là những người biết rõ nhất về đất đai địa phương. Nhưng tại phiên tòa lại thường xuyên bị ngắt không cho nói về vấn đề đất đai, chỉ yêu cầu tập trung vào hành vi sự việc diễn ra rạng sáng ngày 09/1/2020, điều này khiến cho nguyên nhân liên quan đến hành vi phạm tội không được làm rõ, khiến vụ án không được giải quyết một cách khách quan toàn diện và đầy đủ.

13. Sau khi bị bắt, tất cả các bị can hơn hai chục người không ai bải ai đều từ chối luật sư bào chữa, thời gian sau đến khi các luật sư do gia đình mời thúc giục cơ quan điều tra cho tham gia bào chữa thì khi đó các bị can lại vui mừng chấp nhận có luật sư bào chữa. Quá trình xét xử thẩm phán chủ tọa thiếu kiên nhẫn thường xuyên ngắt lời các luật sư ko để cho nói các ý kiến, thường xuyên yêu cầu tập trung vào hành vi của các bị cáo khiến cho việc nhìn nhận vụ án ko được khách quan toàn diện và đầy đủ.

Các bị cáo cũng cho biết được cán bộ trại giam giáo dục động viên về nhận thức hành vi phạm tội, cho thấy nguyên tắc ko ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật bị vi phạm. Cũng như quy định về phân công vai trò cơ quan có thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử bị vi phạm.

Trên đây làm vài tóm lược về một số vấn đề tồn tại trong vụ án, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác đã được các luật sư đồng nghiệp chỉ ra trong quá trình giải quyết vụ án. Qua vụ án này chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi sự nỗ lực dựng xây rất nhiều, để có thể tạo lập được một nền công lý cũng như một nền pháp quyền vững chắc đáng mong muốn.

ĐỒNG TÂM: ÁC MẤY CŨNG KHÔNG THẮNG ĐƯỢC DÂN !

LẬP QUYỀN DÂN /TD 10-3-2021

Bà Bùi Thị Nối tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh trên mạng

Bà Bùi Thị Nối (con gái nuôi Cụ Kình) đã “ném thẳng” vào mặt chủ toạ phiên toà câu hỏi: “Đảng có giết đảng không?” “Tại sao có luật pháp mà không thi hành?” Bà hỏi đi hỏi lại 5 lần tại toà… như chính bà là người đang xử án.

Vậy là thêm “một vụ lừa thế kỷ”. Viện Kiểm sát mớm cung cho các bị cáo nhận tội, đừng kháng cáo! Nếu bị cáo kêu oan thì các luật sư sẽ khai thác được nhiều tình tiết hơn để khẳng định thân chủ bị oan. Nếu chỉ xin giảm nhẹ, tức là nhận tội thì luật sư không giúp được nhiều. Các luật sư ngây thơ, tin toà còn chút nhân tính, nhưng hóa ra tất cả đều bị lừa.

Một bản án phi nhân và bất công! Một vụ án thách thức lương tri và làm đau lòng nhiều người!! Vụ án đánh vào nông dân giữ đất – Vụ án oan của các dân oan!!! Đến giờ này nhiều người vẫn chưa hiểu: Chính quyền truy sát cả ba thế hệ của một đảng viên 84 năm tuổi đời, 56 năm tuổi đảng nhằm mục đích gì? Đe nẹt ai?

Ác hơn cả thực dân phong kiến

Thật ra, câu trả lời được bà Bùi Thị Nối (con gái nuôi của Cụ Kình) “ném thẳng” vào mặt Chủ toạ phiên toà bằng những câu hỏi: “Đảng có giết đảng không?” “Tại sao có luật pháp mà không thi hành?” Bà lặp đi lặp lại câu hỏi ấy đến những 5 lần tại phiên toà.

Tối 8/3, luật sư Đặng Đình Mạnh đã kể về cái tư thế hiên ngang của người phụ nữ có dáng vẻ lam lũ đứng lên chất vấn Hội đồng xét xử. Thật là những câu hỏi đanh thép, cho dù chữ nghĩa của bà không đủ giúp bà tự viết một lá đơn kháng cáo mà phải nhờ vào bạn tù tạm giam. Nhưng chất vấn của bà Bùi Thị Nối hoàn toàn rơi vào thinh không. Chính bà mới là người xử án…

“Mối hận sẽ đi vào thiên sử” – Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho hai trong số sáu bị cáo kháng án, viết trên Facebook cá nhân của mình dòng trạng thái ấy.

Những vi phạm về thủ tục tố tụng một cách rõ ràng và nghiêm trọng cùng những điểm mờ của vụ án vẫn bỏ ngỏ, đáng nói nhất là nghi vấn về nguyên nhân tử vong của ba viên sỹ quan cảnh sát, cùng hiện trường vụ án vẫn không được làm rõ, ‘Kế hoạch 419A’ của Công an thành phố Hà Nội vẫn nằm trong vòng bí mật…” – Nhận xét của Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc với RFA ngày 9/3 ngay khi phiên phúc thẩm kết thúc, sớm một ngày so với dự kiến.

Đi vào thiên sử và nhắc lại lịch sử để thấy cộng sản ngày nay còn vượt xa cả thời thực dân phong kiến về sự tàn ác và bất lương. Hà Nội xử vụ Đồng Tâm làm nhiều người nhớ lại vụ “Đồng Nọc Nạng” thời Đông Dương thuộc Pháp, một vụ án nổi tiếng khắp “Nam Kỳ lục tỉnh” vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước.

Công tố viên người Pháp đã buộc tội những kẻ đến cướp đất của một gia đình nông dân và kết quả là Toà hầu như tha bổng gia đình bị can. Chủ nghĩa thực dân đã đưa ra một bản án không thể nào công bằng và nhân ái hơn và để lại cho Việt Nam một di tích lịch sử cấp quốc gia ở tỉnh Bạc Liêu!

Những người “thiết kế” ra vụ Đồng Tâm ngày nay thậm chí còn vượt xa cả Tào Tháo bên Tàu, một miền đất khét tiếng là nơi có nhiều kẻ mưu sâu kế hiểm. Ngày xưa, đầu của quan coi lương Vương Hậu bị Tào Tháo “mượn” để tránh lòng quân sinh biến. Còn ngày nay, thời của CHXHCN Việt Nam, đầu của đảng viên cộng sản Lê Đình Kình cũng bị “mượn” để ngăn lòng dân nổi cơn oán giận. Cả hai giống nhau ở chỗ, Vương Hậu và Cụ Kình đều vô tội.

Nhưng lại khác xa nhau ở cấp độ cái ác. Trước khi bị chặt đầu, Vương Hậu còn được Tào Tháo giải thích: “Ta mượn đầu ngươi để dẹp yên lòng quân sĩ” và “ta cũng biết nhà ngươi không có tội, nhưng không giết ngươi thì quân sĩ sinh biến. Sau khi ngươi chết, vợ con ngươi ta sẽ nuôi, ngươi đừng lo”.

Với Cụ Kình thì hoàn toàn ngược lại, trước khi bị giết, Cụ còn bị chính các đồng chí của Cụ xỉ vả, tra tấn và chết rồi mà vẫn bị phanh thây, moi gan ruột ra. Gia đình Cụ còn bị bồi thêm hai án tử hình, một chung thân, y án 112 năm tù dành cho các con cháu và người thân.

Theo GS-TSKH Hoàng Xuân Phú, Viện sĩ thông tấn của Viện Hàn lâm Khoa học & Nhân văn Heidelberg và Viện hàn lâm Khoa học (Đức), Viện sỹ Viện hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ Ba (TWAS), chính quyền Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp ở Đồng Tâm một cách êm thấm. Nhưng ở đây, sự cố đã được tận dụng như một cơ hội hiếm hoi. Cơ hội để khuếch trương sức mạnh của bạo lực chuyên chính, nhằm dằn mặt toàn dân! Cơ hội để thực tập tấn công trấn áp người dân trên quy mô lớn! “Vâng, không còn phải đóng giả như diễn tập, tất cả đều hết sức thực. Tấn công thực, đàn áp thực, bắt bớ thực và giết người cũng rất thực”.

Nhưng thắng dân chỉ là ảo tưởng

Vụ Đồng Tâm thật ra chẳng có gì phải điều tra, bởi các phạm nhân thật sự là lực lượng công an đã tự thú một cách trâng tráo, nhằm đe dọa và trấn áp nhân dân, bằng cách sau khi hành hạ và bắn chết cụ Kình, họ còn mang thi hài của Cụ đi phanh thây rồi khâu lại để đặt vào chỗ đã gây án. Thật là vượt khả năng tưởng tượng. Dã man hơn cả loài cầm thú!

Nhà văn Tạ Duy Anh đã gửi một lời nhắn trực tiếp đến Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc rằng, một chính quyền lấy dân làm gốc sẽ không hành xử như những gì đã xảy ra tại Đồng Tâm, và các ông phải chịu trách nhiệm chính. Lời bài hát “Lửa đã cháy và máu đã đổ” nhằm khích lệ người dân chiến đấu chống giặc Tầu xâm lược năm xưa, ai ngờ lại hiển hiện không thể sinh động hơn ở chính nơi có thể coi là biểu tượng của tinh thần ái quốc.

Nhà văn Tạ Duy Anh cảnh báo: Chính quyền của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm muốn thông qua vụ Đồng Tâm, với việc huy động hàng ngàn quân để sau đó triệt hạ gần như toàn bộ gia đình ông Lê Đình Kình, gửi đi một thông điệp “máu và sắt” tới toàn thể người dân Việt Nam. Nhưng các vị đang gửi đi một thông điệp sai lầm và nguy hiểm! Cho chính quý vị và tất nhiên, cho cả tương lai của đất nước này. Các vị chớ quên rằng, dù vĩ đại ngang với trời đất thật đi nữa, thì đảng của các vị cũng chui ra từ những cái háng của Nhân dân. Các vị không thể chiến thắng được Nhân dân!

Những kẻ thực thi tội ác trong vụ Đồng Tâm khiến chúng ta nhớ đến tên sĩ quan cận vệ SS của Hitler trong Thế chiến thứ 2, được mô tả trong tác phẩm “Eichmann ở Jerusalem – Ký sự pháp đình: Một phóng sự về sự tầm thường của Cái Ác” (Hanah Arendt, NXB Tri thức, 2020). Eichmann đã tham gia vào việc đầu độc hàng triệu dân Do thái ở Auschwitz và bị kết tội diệt chủng ở tòa án Nurnberg năm 1945. Sau đó hắn chạy trốn sang Argentina và bị Biệt đông Israel bắt cóc mang về Jerusalem xử tội diệt chủng người Do thái vào năm 1960.

Tại tòa hắn vênh váo, dương dương tự đắc, coi cái ác giết người hàng loạt là việc quá tầm thường, hắn chỉ mẫn cán thi hành mệnh lệnh cấp trên. Hắn không phải là hiện thân của lòng căm hờn hoặc rồ dại, cũng không phải là cơn khát máu khôn nguôi, mà là cái gì đó còn tồi tệ hơn nhiều: bản chất phi nhân tính của chính cái ác bên trong một hệ thống đóng kín điều khiển, nhằm triệt phá không phải chỉ thân xác, mà chủ yếu là tinh thần của các nạn nhân do chúng chọn ra.

Khi nhận Huân chương và Bằng khen của chính phủ, các chiến binh CAND “có công” trong “Sự thật Đồng Tâm” đã trở thành hiện thân của Eichmann ở thời đại Hồ Chí Minh. Suy cho cùng điều này cũng không đáng ngạc nhiên lắm, nếu nhớ rằng tất cả chúng ta đã từng hát vang trong những giờ phút nghiêm trang nhất lời ca sát khí đằng đằng “thề phanh thây uống máu quân thù”. Trong “Sự thật Đồng Tâm”, CAND Hà Nội đã đổ cái sát khí đằng đằng ấy lên đầu lên cổ đồng bào mình. Đau xót thay!

Thưa bà Bùi Thị Nối kính mến, đảng không giết đảng một cách tràn lan. Đảng chỉ giết đảng khi đảng viên nào đấy thách thức quyền lực của đảng, trong những thời điểm được chọn lọc theo lệnh của quan thầy hay khi xung đột lợi ích lên đến đỉnh điểm (Như vụ Yên Bái chẳng hạn).

Từ Cách mạng Vườn chuối cho tới tiêu diệt Quốc dân đảng, từ Cải cách Ruộng đất cho tới vụ “Chống đảng” của những đảng viên xuất sắc nhưng bị gán cho tội là đi theo đường lối xét lại hiện đại của Liên Xô… Lịch sử sẽ bàn tiếp câu chuyện đau thương mang tên Đồng Tâm theo cách của nó, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến những lời cáo trạng “bỏ túi” dùng để khép tội 29 nông dân dám chống lại một nhà nước độc tài và toàn trị như chính quyền Nguyễn Phú Trọng.

MẠNG ĐỔI MẠNG KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG LÝ

HUY ĐỨC/ TD 10-3-2021

Chuẩn bị hung khí mà để trong nhà thì có thể coi là chuẩn bị “phòng vệ”. Trên thực tế là gia đình cụ Kình đã bị tấn công. Tôi vẫn cho rằng, nếu đúng như các bị cáo thừa nhận, họ đã giết ba cán bộ công an, thì họ đã “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (dù họ đã phòng vệ không thành công, cửa nhà tan nát, cha già bị giết) hoặc “giết người trong trạng thái bị kích động mạnh” (do bị tấn công vào ban đêm bằng vũ trang).

Hãy xử đúng tội danh chứ đừng khép những tội để có thể tử hình họ. Mạng đổi mạng là trả thù chứ không phải là công lý. Đừng xử theo cách mà trăm năm sau người đời phải còn phán xử.

Vẫn biết, nói chuyện pháp lý hay công lý trong vụ án Đồng Tâm là vô nghĩa với những người đang nắm quyền tuyên án. Nhưng, day dứt trên nền tảng công lý và pháp lý là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống như những con người.

***

Nguyễn Thông: Trắng trợn

Nửa đêm nửa hôm, ngang ngược xông vào nhà người ta, bất chấp pháp luật, bắn thẳng vào chủ nhà vốn là đồng chí đồng đội của mình. Tội ác ấy, trời nào dung tha.Bắn cha xong, bắt luôn con, lợi dụng quyền lực súng đạn tòa án trong tay, khép 2 người con vào tội chết, không khác gì án tru di man rợ ngày xưa. Tội ác ấy, trời đất nào dung tha.

Cả vú lấp miệng em, dùng mọi thủ đoạn, nhất là hệ thống truyền thông vô đạo, để buộc tội người dân, không đếm xỉa gì tới công lý, sự thật khách quan. Tội ác ấy, trời đất nào dung tha, ai bảo thần dân chịu được.Từ trên xuống dưới, kẻ thì thực thi, kẻ thì giấu mặt, gây tội ác mà vẫn cứ nhơn nhơn, rửa bàn tay vấy máu, còn miệng lưỡi xoen xoét che đậy, nói hay nói tốt, làm như kẻ vô can. Tội ác nham hiểm ấy, có ngày trời đánh chết.Một xã hội tàn mạt về đạo lý, về lương tâm thì cái ác mới có thể lăng loàn, trắng trợn như vậy.

Bây giờ lịch sử bị méo mó, nhưng sau này lịch sử sẽ công bằng, bởi không thể khác được. Lịch sử là của số đông dân chúng chứ không phải của một nhóm người tạm thời có quyền lực.

***

Dương Quốc Chính: Phiên toà này sẽ là vết nhơ trong lịch sử tư pháp

Toà phúc thẩm y án sơ thẩm cho thấy rằng người ta muốn gia đình ông Kình phải đền mạng hơn là thực thi công lý. Ba mạng công an chết thì cần ba mạng dân đền vào. Ông Chức bị cho là đổ xăng giết công an, thì bị án tử đã đành còn ông Công chỉ tự vệ bảo vệ bố, dù có dùng vũ khí cũng không có mục đích giết người. Thế nhưng cũng bị án tử?

Tại sao với vụ trọng án như vậy mà vẫn không có thực nghiệm hiện trường? Phải chăng nếu thực nghiệm sẽ lộ ra nhiều thứ không logic, không phù hợp với cáo trạng?

Phiên toà này sẽ là vết nhơ trong lịch sử tư pháp cũng như ngành công an khi họ vừa tham chiến vừa điều tra!

***

Đoàn Bảo Châu: Một phiên toà man rợ, lưu manh và bất nhân

Y án với việc tử hình hai con trai của ông Kình, y án chung thân với cháu nội ông Kình và ông Hiểu.

Phía chính quyền đã chủ động tấn công vào một nhà đảng viên hơn 50 tuổi đảng, một người đã tin tưởng tuyệt đối vào đảng và tin là sự đấu tranh của ông và các con cháu sẽ được lãnh đạo quan tâm giải quyết.

Tôi thừa nhận việc họ dùng vũ khí để chống lại sự tấn công của chính quyền là không nên, là dại nhưng như tôi nói nhiều lần họ sai một thì chính quyền sai mười khi chủ động tấn công vào nhà của họ ngay giữa đêm. Chính quyền, toà án, luật pháp trong tay, sao phải hành động quái gở như vậy?

Đã có bao bài viết của những con người có lương tri vạch ra những diễn giải ngớ ngẩn, phi lý của sự việc, người phát ngôn thì thay đổi kịch bản đến mấy lần. Nhớ giúp cho là sự thật là duy nhất nhưng nói láo thì có nhiều phiên bản.

Như vậy thì khác nào tru di tam tộc một gia đình đảng viên.

Chính quyền ở Việt Nam có vẻ như không bao giờ sai và chuyện nhận lỗi là xa lạ, là không tưởng.

Quả là man rợ, lưu manh & bất nhân!

MỘT SỰ THẬT MÀ DÂN CẦN ĐƯỢC BIẾT !

CHU HẢO/ TD 10-3-2021


GS Chu Hảo chúc Tết Cụ ông Đình Kình năm 2018. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm.

Sự thật này nhỏ hơn so với nhiều sự thật khác, nhưng vô cùng hệ trọng, mà nhân dân có quyền được biết theo Hiến định, có tên là “ Sự thật Đồng Tâm”. Sự thật này được GS Hoàng Xuân Phú vạch trần một cách cực kỳ rõ ràng và logic trong các bài viết có thể đọc được trên trang nhà của ông.

Một vài luận điểm quan trọng trong các tài liệu đó mà tôi quan tâm nhất có thể tóm tắt như sau.

1. Những gì xẩy ra ở Đồng Tâm vào đêm 9 tháng 1 năm 2020 rõ ràng là một vụ đàn áp nhân dân một cách rất dã man do chính quyền trung ương trực tiếp chỉ đạo thực hiện bằng lực lượng chuyên nghiệp rất hùng hậu thuộc CAND Hà Nội, có chủ đích và hết sức bạo ngược.

2. Nhân dân đồng tâm không thể là thủ phạm giết các sỹ quan CAND, mà phải những kẻ khác, theo một kịch bản chặt chẽ nhưng thực hiện vụng về. Sau đó được các cơ quan Tư pháp biện bạch một cách tráo trở, để dồn hết tội lỗi cho người dân Đồng Tâm.

3. Cần phải tiến hành khởi tố và kết án không chỉ những kẻ đã gây ra cái chết thảm thương và oan ức của 3 sỹ quan CAND, mà còn phải khởi tố và kết án những kẻ đã giết hại cụ Kình một cách không thể dã man và trắng trợn hơn.

Bản án thứ nhất sẽ được phúc thẩm từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 3 năm 2021. Nếu nó lại là một phiên tòa “bỏ túi” như thường lệ thì công luận nhất định sẽ phanh phui đến cùng . Còn bản án thứ hai cũng không thể được bỏ qua. Cả hai bản án này sẽ là “khúc xương” to hơn “khúc xương Hồ Duy Hải” chẹn ngang cổ họng nền Công lý nước nhà: nuốt không trôi và khạc không ra!

Bản án thứ hai này không có gì phải điều tra bởi các phạm nhân (chính là lực lượng CAND) đã tự thú một cách trâng tráo (nhằm đe dọa và trấn áp nhân dân) bằng việc sau khi hành hạ và bắn chết cụ Kình, họ còn mang thi hài của Cụ đi phanh thây rồi khâu lại để đặt vào chỗ đã gây án.

Thật không thể kinh hoàng hơn! Trời Đất sẽ không dung tha! Những kẻ thực thi tội ác này khiến ta nhớ đến tên sỹ quan cận vệ SS của Hitler trong Thế chiến II, được mô tả trong cuốn sách “Eichmann ở Jerusalem – Ký sự pháp đình: Một phóng sự về sự tầm thường của Cái Ác” (Hanah Arendt, NXB Tri thức, 2020). Eichmann đã tham gia vào việc đầu độc hàng triệu người Do thái ở Auschwitz và bị kết tội diệt chủng ở tòa án Nurnberg năm 1945. Sau đó hắn chạy trốn sang Argentina và bị Biệt đông Israel bắt cóc mang về Jerusalem xử tội diệt chủng người Do thái vào năm 1960.

Tại tòa hắn vênh vang tự thị coi Cái Ác giết người hàng loạt là việc quá tầm thường, hắn chỉ mẫn cán thi hành mệnh lệnh cấp trên. “Hắn không phải là hiện thân của lòng căm hờn hoặc dồ dại, cũng không phải là cơn khát máu khôn nguôi, mà là cái gì đó tồi tệ hơn nhiều: bản chất phi nhân tính của chinh Cái Ác bên trong một hệ thống đóng kín… điều khiển, nhằm triệt phá [không phải chỉ thân xác mà chủ yếu là] tinh thần của các nạn nhân của chúng” (trang 15 sđd).

Khi nhận Huân chương và Bằng khen của Chính phủ các chiến binh CAND “có công” trong “Sự thật Đồng Tâm” đã trở thành hiện thân của Eichmann trong thời đại mới tại Việt Nam. Suy cho cùng điều này cũng không đáng ngạc nhiên lắm nếu nhớ rằng tất cả chúng ta đã từng hát vang trong những giờ phút nghiêm trang nhất lời ca sát khí đằng đằng “Thề phanh thây uống máu quân thù”.

Trong “Sự thật Đồng Tâm”, CAND Hà Nội đã đổ cái sát khí đằng đằng ấy lên đầu đồng bào mình. Đau xót thay!

Nguồn: Nguyễn Xuân Diện

GÓT ACHILLES CỦA CÂU CHUYỆN ĐỒNG TÂM

ĐẶNG ĐÌNH MẠNH/ TD 10-3-2021

Luật pháp quy định 2 cấp xét xử, thì phúc thẩm là cấp thứ 2 và là cấp cuối cùng. Bản án phúc thẩm tuyên xong thì có hiệu lực pháp luật tức thì. Tuy rằng luật pháp có quy định các thủ tục giám đốc thẩm (nếu xét xử sai lầm), tái thẩm (nếu có chứng cứ mới) sau cấp phúc thẩm. Thế nhưng, trong những vụ án có yếu tố chính trị, xác xuất khả năng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là bằng 0, trừ phi…

Chúng ta đang nói về phần “trừ phi” này.

Lúc 7h00′ tối ngày 09/03, tòa án cấp phúc thẩm tuyên xong phán quyết y án bản án sơ thẩm vụ án Đồng Tâm. Xem ra, các thủ tục tố tụng đối với vụ án đã hoàn toàn khép lại, theo đó, sự kiện xảy ra vào rạng sáng ngày 09/01/2020 tại Đồng Tâm chính thức được hợp pháp hóa.

Nếu biết, bên cạnh phán quyết phúc thẩm thì trước đó, công tố và tòa án đã khước từ hầu hết các yêu cầu của luật sư nêu ra trong phiên tòa. Trong đó, đã phải lắc đầu đến hàng trăm lần trước 2 yêu cầu chung, mà các luật sư dùng kỹ thuật “xa luân chiến” liên tục nêu ra hết lần này đến lần khác trong cả 2 cấp tòa:

– Yêu cầu thu thập và bạch hóa bản Kế hoạch số 419A;

– Yêu cầu tiến hành thực nghiệm điều tra hình sự;

Việc thu thập và bạch hóa bản Kế hoạch số 419A sẽ có 2 lợi ích:

1. Giúp chứng minh công vụ hợp pháp của các lực chức năng có vũ trang hiện diện tại xã Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/2020.

2. Xóa tan các tin đồn ác ý về bản kế hoạch có nội dung tấn công vào nhà dân và bắt công dân.

Và, việc tiến hành thực nghiệm điều tra hình sự tại hiện trường hoặc với điều kiện tương tự cũng sẽ có 2 lợi ích:

1. Giúp khẳng định về nguyên nhân tử vong của 3 chiến sĩ cảnh sát đúng như kết luận điều tra, cáo trạng và bản án sơ thẩm đã xác định.

2. Xóa tan, loại bỏ được các nghi vấn vô lý…

Việc công tố và tòa án kiên quyết khước từ yêu cầu của luật sư cũng làm bộc lộ rõ rằng: Hai yêu cầu trên chính là cái gót chân Achilles, là tử huyệt của câu chuyện Đồng Tâm.

Hôm nay, lúc này, bản Kế hoạch 419A vẫn tạm nằm yên trong bóng tối mịt mù. Nhưng rất tiếc, nó không phải là “thư tịch độc bản” chờ ngày trở thành thư tịch cổ. Khá nhiều người đang có nó trong tay đang chờ cơ hội. Vào một thời điểm thích hợp nào đó, dịp “ghế ít mà đít nhiều” chẳng hạn… thì rất có thể nó được các “đít sĩ” cho “phơi sáng” theo một cách bất ngờ nhất. Khi ấy, giả thiết nội dung của bản kế hoạch đúng như lời đồn đoán, thì “huyền thoại” về câu chuyện Đồng Tâm sẽ bị bóc trần từng mảng…

Về tố tụng, có lẽ thủ tục tái thẩm khi ấy sẽ được phát động vì xuất hiện chứng cứ mới. Mới mà không mới. Mới, vì lần đầu bản Kế hoạch 419A được lộ diện, bạch hóa dưới ánh sáng. Không mới, vì cái tên bản Kế hoạch 419A đã từng được các luật sư nhắc liên tục đến hàng trăm lần trong quá trình xét xử 2 cấp.

Chỉ còn mỗi điều băn khoăn lớn nhất. Liệu bản Kế hoạch 419A sẽ được bạch hóa trước khi 2 bản án tử hình được mang ra thi hành chăng?

KHÔNG THỰC NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG KHÔNG CÓ QUYỀN KẾT ÁN

MẠC VĂN TRANG/ BVN 6-3-2021

Ngày 8/3/2021 Toà án ND cấp cao Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “giết người” tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm với 6 bị cáo. Trong đó lần xử sơ thẩm đã tuyên 2 án tử hình với Lê Đình Công, Lê Đình Chức và án chung thân với Lê Đình Doanh. Đó là hai con trai và cháu nội cụ Lê Đình Kình - người đã bị công an tấn công giết hại dã man tại giường ngủ, rạng sáng ngày 9/1/2019.

Lần xử sơ thẩm, liệu có người biết suy nghĩ nào có thể tin vào kịch bản mà Thiếu tướng Tô Ân Xô- người phát ngôn của Bộ Công an nói (6/92020) rằng “... khi thấy 3 đồng chí Công an bị ngã từ mái nhà trong quá trình tiếp cận nhà Kình, Lê Đình Doanh châm lửa vào chậu xăng đẩy xuống nơi 3 đồng chí Công an bị ngã xuống, tiếp đó Lê Đình Chức liên tiếp đổ 3 - 5 chậu xăng xuống, dẫn đến 3 chiến sĩ công an hy sinh”. (cháy thành than) ...(http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Thieu-tuong-To-An-Xo-noi-ve-vu-an-Dong-Tam/406964.vgp)

Căn cứ vào “lời khai” của các đối tượng theo kịch bản mà tướng Xô đã trình bày để kết tội “giết người” với các đối tượng là vi phạm nguyên tắc căn bản nhất TRỌNG CHỨNG HƠN TRỌNG CUNG trong xử án.

Vụ án “giết người” này hết sức nghiêm trọng, nhân dân cả nước theo dõi, thế giới nhìn vào, nếu xử oan sai sẽ là bản án đối với ngành Tư pháp, với Nhà nước và chế độ này.

Muốn không oan sai thì phải thực nghiệm hiện trường để chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng là không thể chối cãi.

Thực nghiệm hiện trường vụ án giết người này rất đơn giản: cho 3 con heo chết, mỗi con chừng 60- 70 kg xuống cái hố đã xảy ra vụ án (vẫn còn nguyên trạng), cho 3 công an viên đóng là phạm nhân, do tướng Tô ân Xô chỉ đạo làm theo đúng kịch bản như tướng Xô đã công bố.

Tất cả diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, ghi hình lại, chiếu lên cho toàn dân thấy. Những hành vi “giết người” được chứng minh rõ ràng, thì tử hình các tội phạm này không thể chối cãi.

Còn nếu 3 chiến sĩ công an đã chết cháy không phải như “kịch bản” thì không thể vu oan giá họa cho những người dân vô tội được. Đó là CÔNG LÝ.

Nếu không thực nghiệm hiện trường, cứ theo “lời khai” của các đối tượng đúng như “kịch  bản” của tướng công an công bố mà kết tội thì rồi người dân sẽ tự làm thực nghiệm hiện trường để chứng minh oan sai, để lịch sử muôn đời nguyền rủa những kẻ gieo oan khốc cho những người dân vô tội.

Không thực nghiệm hiện trường không có quyền kết án!

Ngày 6/3/2021

M.V.T.

Tác giả gửi BVN

TRÁCH NHIỆM CỦA  TBT  TRỌNG VÀ TT PHÚC TRONG VỤ ÁN 'GIẾT NGƯỜI' Ở ĐỒNG TÂM

TS LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ/ VOA/BVN 6-3-2021


Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV

Ngày 8/3 tới, Tòa án cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm xử “vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội” xảy ra vào rạng sáng ngày 9/1/2020 khi một trung đoàn cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an phối hợp với Công an Hà Nội tấn công vào đây. Cụ Lê Đình Kình, một đảng viên cộng sản lão thành, người lãnh đạo người dân Đồng Tâm phản đối chính quyền Hà Nội lấy đất của họ trái pháp luật (1), đã bị bắn chết ngay tại phòng ngủ với dấu hiệu của một vụ hành quyết. Cũng trong cuộc tấn công này, ba cảnh sát đã rơi xuống một hố kỹ thuật (giếng trời) nền bê tông từ độ cao 4 m và bị thiêu chết. Đó là Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Trung úy Dương Đức Hoàng Quân thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Công an và Thiếu úy Phạm Công Huy thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Hà Nội.

Ngày 14/9/2020, tại phiên sơ thẩm xử vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm”, Tòa án thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức, đều là con cụ Kình, về tội “giết người” do "chủ mưu, cầm đầu” việc thiêu chết ba cảnh sát và án tù dài hạn đối với các ông Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển với cùng tội danh. Thế nhưng cả sáu bản án này là vô pháp khi thực nghiệm điều tra cái chết của ba cảnh sát đã không được thực hiện dù các luật sư bào chữa đã liên tục yêu cầu.

Khoản 1 Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS) quy định: “1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản; 4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra”. Điểm đ khoản 2 Điều 45 BLTTHS quy định Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự cũng có quyền tiến hành thực nghiệm điều tra.

Như vậy, trong các vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, vụ án “giết người” trước hết, thực nghiệm điều tra là bắt buộc. Hơn thế nữa, để nguyên tắc “không làm oan người vô tôi” quy định tại Điều 2 BLTTHS không bị sơ sẩy, cả Viện kiểm sát lẫn Tòa án đều có quyền tự mình tiến hành tiến hành thực nghiệm điều tra một khi tố tụng hình sự quan trọng bậc nhất này do Cơ quan điều tra Công an tiến hành còn để lại “nghi ngờ hợp lý” (reasonable doub) dù là nhỏ nhất.

Cũng cần nhắc lại rằng “nghi ngờ hợp lý” dựa trên nguyên tắc “suy đoán vô tội” quy định tại Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 (Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”) và Điều 13 (Suy đoán vô tội) BLTTHS (Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội). Cũng như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên có quyền tự mình tiến hành thực nghiệm điều tra một khi vẫn còn "nghi ngờ hợp lý" về sự vô tội của bị can, bị cáo.

Các luật sư bào chữa trong vụ án này nói riêng, công luận trong và ngoài nước nói chung, đã đưa ra rất nhiều “nghi ngờ hợp lý” về sự vô tội của những người này cũng như của cụ Lê Đình Kình. Về phần mình và trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu vài “nghi ngờ hợp lý” về cáo buộc “giết người” nhằm vào sáu người dân Đồng Tâm như đã đề cập ở trên.

Trước hết, có khả năng ba cảnh sát chết trước khi bị thiêu cháy. Là cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phạm Công Huy chắc chắn mang theo bình chữa cháy. Khi cảnh sát này rơi xuống hố kỹ thuật nền bê tông có kích thước 0,76 m x 1,45 m từ độ cao 4 m, bình chữa cháy chắc chắn bị va đập mạnh, điều này khiến cho áp suất trong bình tăng cao dẫn đến nổ bình. Hệ quả là ba cảnh sát rơi xuống hố đã bị mảnh vỡ của bình chữa cháy giết chết ngay tức khắc, đồng nghĩa họ bị thiêu sau khi đã chết. Sự vô lý của Kết luận giám định pháp y theo đó ba cảnh sát nói trên tử vong do "ngạt khí và cháy than hóa toàn thân" (2) càng củng cố nhận định này. Thực vậy, theo pháp y thường thức, muội than trong khí phế quản hay nồng độ CO ở mức gây chết trong máu là căn cứ xác định chết do ngạt khí bởi lửa. Vậy một khi toàn thân đã bị cháy than hóa thì còn đâu khí phế quản để tìm thấy muội than trong đó cũng như còn đâu máu để tìm ra nồng độ CO ở mức gây chết!

Cũng cần nhắc lại rằng hành vi “giết người” phải có mối quan hệ nhân quả, tức là hành vi “giết người” phải có trước hậu quả chết người (không có trường hợp ngược lại là hậu quả chết người xảy ra trước hành vi). Trong trường hợp này, những người bị cáo buộc dùng xăng đốt ba cảnh sát dưới hố (nếu có hành vi này) không thể bị truy cứu về “Tội giết người” nhưng có thể bị truy cứu về “Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” quy định tại Khoản 1 Điều 319 BLHS (Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm).

Tiếp theo, Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Công an Hà Nội về hành vi “giết người” của Lê Đình Chức và Lê Đình Doanh chứa đựng những phi lý cùng cực. Kết luận điều tra ghi: “Chức đứng trên mái tầng 2 nhà Lê Đình Hợi bảo Doanh: “Đưa chậu xăng lên đây cho tao”…Doanh đặt chậu xăng lên gờ tường nóc tum nhà Lê Đình Chức, sát tường nhà Lê Đình Hợi. Chức bảo Doanh châm lửa và đẩy chậu xăng về phía trước. Doanh lấy bật lửa trong túi quần bên phải châm bào chậu xăng thì lửa bùng cháy lớn nên Doanh dùng chân đẩy mạnh chậu xăng rơi xuống hố…Doanh sau khi đẩy chậu xăng xuống hố thì chạy xuống, đặt thang, trèo sang phía mái sau tầng 2 nhà Kình đứng ở đó và nhìn thấy Chức dùng chậu đổ 3 - 5 lần xuống hố, cứ 3 - 5 phút thì đổ một lần, dẫn đến 03 đồng chí Thịnh, Huy, Quân tử vong tại hố nêu trên”. Cáo trạng cũng có nội dung tương tự.

Phi lý thứ nhất là không ai có thể châm lửa vào chậu xăng (lượng lớn xăng) ở cự ly chỉ vài xăng-ti-mét (Doanh lấy bật lửa trong túi quần bên phải châm vào chậu xăng thì lửa bùng cháy lớn) mà không bị lửa táp vào người, nếu không muốn nói là bị lửa thiêu luôn.

Phi lý thứ hai là chậu xăng do Doanh mang đến và đã bị Doanh đẩy xuống hố thì còn đâu chậu để Chức rót xăng vào rồi đổ xuống hố?!

Để nói rằng chỉ có thực nghiệm điều tra mới có thể giải tỏa các “nghi vấn hợp lý” nêu trên nhằm tránh tước đoạt mạng sống của người vô tội.

Câu hỏi đặt ra là tại sao thực nghiệm điều tra được BLTTHS quy định rất chặt chẽ với sự vào cuộc của “tầng tầng, lớp lớp” cơ quan tiến hành tố tụng lại mất dạng hoàn toàn trong vụ án “giết người” ở Đồng Tâm? Câu trả lời chỉ có thể là Cơ quan điều tra Công an, Viện kiểm sát và Tòa án đã thấy trước kết quả thực nghiệm điều tra được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia và sự chứng kiến của các luật sư bào chữa sẽ bất lợi cho họ trong việc quy kết một số người dân Đồng Tâm đã tổ chức thiêu chết ba cảnh sát.

Đến đây, có một câu hỏi khác là tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng “cả gan” bỏ qua pháp luật để tước đoạt mạng sống và tự do thân thể của một số người dân Đồng Tâm. Hỏi tức trả lời. Là vì các cơ quan này tuân theo mệnh lệnh của một thế lực quan trọng hơn pháp luật. Và thế lực ấy không gì khác hơn là Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) như dẫn chứng sau đây.

Trong cuộc gặp cử tri ngày 28/9/2013, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng” (3). Như vậy, ở Việt Nam, đảng Cộng sản quan trọng hơn Hiến pháp vốn là bộ luật tối cao của quốc gia. Tóm lại, đảng Cộng sản đứng trên pháp luật. Nói cách khác, mạng sống của ĐCSVN quan trọng hơn mạng sống của quốc gia và người dân Việt Nam. Theo logic này thì đối với ĐCSVN mạng sống của Công an, lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình”, là quý báu nhất sau mạng sống của bản thân Đảng. Điều này giải thích vì sao lãnh đạo ĐCSVN đã truy tặng những vinh dự Nhà nước cho các cảnh sát Thịnh, Quân và Huy, mà không cần đợi xác nhận chính thức tình huống họ thiệt mạng trong khi sự xác nhận này chỉ có thể có với một phán quyết có hiệu lực pháp luật về vụ án này. Cụ thể, ngày 10-1-2020, tức chỉ một ngày sau khi ba cảnh sát thiệt mạng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định truy tặng họ Huân chương Chiến công hạng nhất (4). Một ngày sau nữa, ngày 11/01/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN, đã ký Quyết định cấp cho họ Bằng Tổ quốc ghi công (5).

Điều cần nói là việc mau mắn truy tặng những vinh dự Nhà nước cho ba cảnh sát thiệt mạng là dấu hiệu cho thấy ông Trọng và ông Phúc đã biết trước và chuẩn y cuộc tấn công Đồng Tâm (Kế hoạch 419A) do Bộ Công an đề xuất. Nói cách khác, hai nhà lãnh đạo chính trị này đã xuống lệnh tấn công Đồng Tâm vì lợi ích của ĐCSVN, đồng nghĩa bất cứ tổn thất sinh mạng nào của lực lượng “chỉ biết còn Đảng còn mình” sẽ được Nhà nước và Chính phủ do Đảng lãnh đạo bù đắp khẩn trương và xứng đáng. Và sự bù đắp này không chỉ bằng truy tặng truy tặng huân chương, truy phong quân hàm và vật chất mà còn bằng những bản án nghiêm khắc nhất nhằm vào những kẻ quyết liệt chống lại cuộc tấn công này. Để nói, chắc chắn Tòa án cấp cao tại Hà Nội sẽ lờ đi yêu cầu thực nghiệm điều tra từ các luật sư bào chữa để y án tử hình hai ông Công và Chức cũng như áp các án tù dài hạn cho bốn người còn lại cùng bị truy tố về “Tội giết người”.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn hy vọng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ nghĩ lại mà thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng thực nghiệm điều tra cái chết của ba cảnh sát cũng như tuân thủ đầy đủ các quy định khác của BLTTHS như đòi hỏi chính đáng của các luật sư bào chữa trong vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm. Điều này chẳng những tránh cho người vô tội khỏi chết oan mà quan trọng không kém, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam như một Nhà nước pháp quyền trong mắt cộng đồng quốc tế.

C.H.H.V.

Chú thích

Nút thắt Đồng Tâm: Sân bay Miếu Môn không tồn tại! Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, VOA Tiếng Việt, 05/02/2020.

Truy tố 29 bị can trong vụ án xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Lao động, 26/06/2020.

Tổng bí thư: ‘Đề phòng thế lực muốn xoá bỏ điều 4 Hiến pháp’, VNEXPRESS, 28/9/2013.

Truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho ba cán bộ, chiến sĩ hy sinh tại Đồng Tâm, Nhân dân điện tử, 12/01/2020.

Công nhận liệt sỹ cho 3 công an hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm, Lao động, 12/01/2020.

Tác giả là một luật gia, học giả và nhà bất đồng chính kiến, cựu tù nhân chính trị Việt Nam.

Nguồn: VOA Tiếng Việt

ÁN MẠNG ĐỒNG TÂM: CẢNH SÁT GIẾT DÂN VÀ TÒA ÁN GIẾT LUẬT PHÁP

PHẠM ĐÌNH TRỌNG/ BVN 6-3-2021


59 ha đất phía tây Đồng Sênh không phải đất quốc phòng

Đầu năm 1979, Việt Nam bị Tàu cộng dẫn dắt vào hai cuộc chiến đẫm máu kéo dài dai dẳng suốt mười năm nhưng chỉ là hai cuộc chiến cục bộ. Cuộc chiến với bóng ma Khmer Đỏ ở Campuchia và cuộc chiến với biển quân Tàu cộng đói rách ở biên giới phía Bắc. Không đủ sức và chưa phải lúc làm cuộc chiến tranh lớn xâm lược Việt Nam, Tàu cộng buộc Việt Nam phải theo đuổi hai cuộc chiến giới hạn cục bộ đến mười năm chỉ nhằm làm cho Việt Nam sau cuộc chiến Nam Bắc tiếp tục chảy máu lâu dài, suy kiệt không thể gượng dậy. 

Bị sa lầy suốt mười năm trong bãi mìn China ở biên giới Campuchia – Thái Lan, thôi cứ cho là vì nghĩa cả cứu dân tộc Campuchia khỏi cánh đồng chết diệt chủng. Nhưng không nhận ra rằng hơn mười năm cách mạng văn hóa, đất nước Trung Hoa tan hoang, lòng dân li tán, sức dân kiệt quệ, bộ máy quyền lực tan tác, quân đội đói rách, trang bị và kĩ thuật, chiến thuật lạc hậu ở thời thế chiến 2 như quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đó, Tàu cộng không thể mở cuộc chiến tranh tổng lực xâm lược Việt Nam trước quân đội Việt Nam đang là đội quân thiện chiến lúc đó và dư dả vũ khí khá hiện đại của hai cường quốc vũ khí là Nga và Mỹ. Không có tầm nhìn, lãnh đạo Việt Nam đã hốt hoảng hoạch định một cuộc kháng chiến lớn, tổng lực toàn diện với Tàu cộng. Trong hoạch định cuống cuồng đó, năm 1980, dự án sân bay dã chiến Miếu Môn ra đời để phân tán lực lượng không quân, cất giấu máy bay chiến đấu trong những hầm khoét vào chân núi, đối phó với cuộc chiến tranh mở rộng của Tàu cộng.

Trong 208 ha đất của dự án sân bay dã chiến Miếu Môn có 47,3 ha đất cánh Đồng Sênh của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm và ngay lập tức chính quyền xã Đồng Tâm đã cắt đủ 47,3 ha đất phía Đông cánh Đồng Sênh giao cho sân bay. 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh còn lại vẫn là đất ngô, đất lúa của người dân Đồng Tâm. 

Ngày 31.12.2019, quân đội xây xong bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn, tường xây cao hai mét rưỡi, phía trên còn có cọc sắt giăng dây thép gai. 59 ha Tây Đồng Sênh ngoài tường bao sân bay vẫn xanh bãi sắn, nương ngô của dân Đồng Tâm. Vậy là đất quân sự sân bay và đất dân sự của dân Đồng Tâm càng được phân định rạch ròi. Bức tường quân đội xây xác định giới hạn đất quốc phòng càng chứng minh thêm 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất của dân Đồng Tâm.

Bất kì pháp nhân nào mang danh nhà nước cấp tỉnh, cấp bộ muốn chiếm, muốn biến 59 ha đất nửa Tây cánh Đồng Sênh ngoài ranh sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng đều phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định đó cho đến tận đêm 9.1.2020, đêm xảy ra án mạng Đồng Tâm không hề có. Mãi mãi cũng không bao giờ có quyết định vô lí đó.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc tháng chín, năm 1989 thì tháng chín, năm 1990, lãnh đạo cộng sản Việt Nam liền len lét sang Thành Đô thì thầm xin làm chư hầu để được yên thân làm vương phương Nam. Sân bay dã chiến Miếu Môn chỉ mới qua giai đoạn gom đất cũng dẹp bỏ. 

Thu hồi mảnh đất làm ra hạt lúa, hạt ngô của dân để làm sân bay quân sự. Không làm sân bay nữa thì phải trả lại đất cho dân để kinh tế đất nước có thêm hạt lúa, hạt ngô. Nhà nước trung ương không có tầm nhìn quốc gia đã biến đất sống của dân thành đất chết của sân bay chỉ có trên giấy, gây lãng phí, mất mát lớn cho nền kinh tế đất nước, gây hao hụt thu nhập của người dân Đồng Tâm. Không làm sân bay nữa nhưng lấy danh nghĩa quốc phòng, quân đội cũng không trả lại 47,3 ha đất cho dân. Còn nhà nước địa phương Hà Nội thì xập xí xập ngầu, dùng quyền lực và mệnh lệnh nhà nước địa phương muốn biến 59 ha đất phía Tây Đồng Sênh ngoài dự án sân bay Miếu Môn thành đất quốc phòng để dấm dúi bán cho doanh nghiệp quân đội Viettel. 

Lừa dối và bạo lực nhà nước từ ngoài đồng đến giường ngủ nhà dân

Quyết giữ hợp pháp 59 ha đất Đồng Sênh, người dân Đồng Tâm có hai nguồn năng lượng tạo nên sức mạnh không thế lực nào hành xử hợp pháp khuất phục được

Một. Người dân Đồng Tâm có đầy đủ hồ sơ, văn bản nhà nước, bản đồ pháp lí chứng minh 59 ha đất Tây Đồng Sênh chưa bao giờ là đất quốc phòng. Từ trong lịch sử cho đến hôm nay mảnh đất đó vẫn là mảnh đất hợp pháp, chính đáng của hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm. Đó là sự thật, là lẽ phải Đồng Tâm và người nắm giữ đầy đủ hồ sơ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm chính là người con của xóm làng Đồng Tâm, linh hồn của đất đai Đồng Tâm, lão nông 84 tuổi Lê Đình Kình, là người đứng đầu cả tổ chức đảng, cả chính quyền và hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm suốt hơn 40 năm, vị lão thành cách mạng của đảng cộng sản, đảng viên 58 tuổi đảng Lê Đình Kình.

Hai. Người dân Đồng Tâm có hạt nhân lãnh đạo, có niềm tin sắt đá và có chất keo kết dính đoàn kết muôn người như một trong ý chí giữ mảnh đất hợp pháp chính đáng Đồng Sênh. Hạt nhân lãnh đạo, niềm tin sắt son và chất keo kết dính làm nên sức mạnh Đồng Tâm chính là con người lương thiện, bình dị và cao cả Lê Đình Kình cả đời nghèo khổ tận tụy với dân làng nghèo khổ, cả đời lo việc làng, việc nước.

Không thể chiếm 59 ha đất Tây Đồng Sênh của dân Đồng Tâm bằng hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp. Bằng lừa dối và bạo lực, phải tiêu diệt hạt nhân lãnh đạo Đồng Tâm. Phải tiêu diệt được niềm tin, ý chí giữ đất Đồng Tâm. Phải chiếm và phi tang sự thật Đồng Tâm.

Nhà nước cấp huyện Mỹ Đức ra đòn lừa niềm tin Đồng Tâm ra Đồng Sênh vắng rồi viên trung tá Trần Thanh Tùng, phó công an huyện bất ngờ phóng cú đá ngàn cân của thế võ chuyên chính. Niềm tin Đồng Tâm trong thân xác cụ già Lê Đình Kình bay như chiếc lá đập đầu vào đá. Cụ Kình thoát chết nhờ chiếc mũ bảo hiểm nhưng hông lãnh trọn cú đá thì xương vỡ vụn. Niềm tin của dân Đồng Tâm bị ném lên ô tô chạy thẳng về trại giam của công an Hà Nội. 

Lập tức lòng dân Đồng Tâm bảo vệ niềm tin Đồng Tâm bằng cách các mẹ, các chị Đồng Tâm bằng tấm lòng của những người mẹ người chị dồn 38 cảnh sát cơ động về Đồng Tâm hỗ trợ cú lừa cấp huyện của Mỹ Đức vào nhà văn hóa thôn Hoành. 38 công cụ bạo lực nhà nước thành con tin trong tay dân Đồng Tâm, đối trọng với niềm tin Đồng Tâm trở thành con tin trong tay công an Hà Nội.

Lừa dối và bạo lực cấp huyện Mỹ Đức không hạ gục được lẽ phải và ý chí Đồng Tâm thì lừa dối và bạo lực cấp thành phố vào cuộc. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lừa dân Đồng Tâm bằng cam kết 22.4.2017, hứa hẹn sẽ thanh tra công bằng.

Không chứng minh được 59 ha đất Tây Đồng Sênh là đất quốc phòng bằng văn bản pháp luật, Thanh tra Hà Nội liền lấy quyền lực nhà nước áp đặt bằng kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 và được Thanh tra nhà nước bảo kê bằng văn bản số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 trợn trạo xác nhận kết luận phi pháp, áp đặt của Thanh tra Hà Nội là hợp pháp: “kết luận thanh tra của thành phố Hà Nội là chính xác, hợp pháp”! Không chỉ nhà nước cấp huyện Mỹ Đức. Không chỉ nhà nước cấp thành phố thủ đô Hà Nội. Nhà nước trung ương đã vào cuộc dùng quyền lực nhà nước cướp bằng được đất Tây Đồng Sênh của người dân ở chòm xó nhỏ bé, hiền hoà Đồng Tâm. 

Nhà nước trung ương lừa dối không xong thì phải ra đòn bạo lực nhà nước cấp trung ương. Và ba ngàn lính thiện chiến trung đoàn cảnh sát cơ động bộ Công an đã gây ra vụ thảm sát ở thôn Hoành rạng sáng 9.1.2020. Ba ngàn cảnh sát cơ động bủa vây sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xông vào tận giường ngủ, xả súng giết hại người nắm giữ sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, không những cướp đi văn bản pháp lí làm nên sự thật và lẽ phải Đồng Tâm mà còn vơ vét cả những đồng tiền đầu tắt mặt tối chắt chiu của dân nghèo Đồng Tâm. 

Trung đoàn cảnh sát cơ động đứng chân ở Hà Nội, trực chiến ở địa bàn chiến lược trọng yếu là thủ đô Hà Nội nên được gọi là trung đoàn cảnh sát cơ động Hà Nội nhưng là trung đoàn cơ động chiến lược của bộ Công an. Đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Công an là trung đoàn và đơn vị tác chiến lớn nhất của bộ Quốc phòng là binh đoàn. Đơn vị tác chiến lớn nhất phải đảm nhiệm vị trí quốc gia, hoạt động ở tầm quốc gia, trong đội hình chiến lược cơ động của bộ, không phải đơn vị chiến thuật của địa phương. 

Trung đoàn cảnh sát kị binh, trung đoàn cảnh sát xe bọc thép và các trung đoàn cảnh sát cơ động dù đứng chân ở đâu cũng đều là lực lượng cơ động của bộ Công an. Lãnh thổ quốc gia rộng lớn mới cần lực lượng cơ động. Tỉnh, thành nhỏ hẹp chỉ có những đội phản ứng nhanh do địa phương điều động. Mưa đạn vãi vào căn nhà nhỏ bé mang sự thật và lẽ phải Đồng Tâm, xả đạn vào ngực cụ Kình, người mang niềm tin và ý chí Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020 là sức mạnh bạo lực của lực lượng cảnh sát cơ động bộ Công an chứ không phải mấy tay súng đội phản ứng nhanh công an Hà Nội.

Những thông tin chính thống, những phát ngôn chính thức của cơ quan nhà nước đồng loạt đưa tin sự kiện máu Đồng Tâm 9.1.2020 đều chỉ nhắc đến công an Hà Nội, đều cột sự kiện máu Đồng Tâm vào công an Hà Nội. Cả bản kế hoạnh hành quân 419A đánh úp Đồng Tâm đêm 9.1.2020 cũng đổ cho công an Hà Nội hoạch định, bộ Công an chỉ phê duyệt nhằm làm nhẹ sự kiện, khoanh vùng, giới hạn, hạ thấp sự kiện chỉ ở cấp địa phương, giảm mức độ nghiêm trọng của sự kiện và quan trọng là lấp liếm dấu vết tội ác cấp nhà nước với chòm xóm bé nhỏ Đồng Tâm. 

Mọi diễn biến trận đánh Đồng Tâm đều do trung tướng, Thứ trưởng bộ Công an Lương Tam Quang thông tin, mọi phát ngôn về trận đánh Đồng Tâm đều do người phát ngôn bộ Công an, Chánh văn phòng bộ, thiếu tướng Tô Ân Xô phát ngôn. Điều đó xác định rằng: Bạo lực tấn công dân ở thôn Hoành nhỏ bé đêm 9.1.2020, dìm trong máu ý chí giữ đất chính đáng, ý chí bảo vệ sự thật và lẽ phải, ý chí chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm của người dân Đồng Tâm là trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an chứ không phải công an Hà Nội. Sở chỉ huy trận đánh đặt ở bộ Công an chứ không phải ở sở công an Hà Nội. Tư lệnh trận đánh là Thứ trưởng bộ Công an, trung tướng Lương Tam Quang chứ không phải giám đốc công an Hà Nội.

Kế hoạch tác chiến là kịch bản của trận đánh. Cấp nào tác chiến thì cấp đó phải làm kịch bản và Kế hoạch 419A đánh úp dân Đồng Tâm đêm 9.1.2020 do chính bộ Công an vạch ra nhưng được hạ cấp bằng tên gọi Kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đống Tâm. Vì 419A mang dấu son, chữ kí cấp Bộ, cấp quốc gia chứ không phải cấp địa phương Hà Nội nên khi luật sư bảo vệ người dân Đồng Tâm vô tội đòi hỏi chính đáng và cần thiết công khai bản Kế hoạch 419A để chứng minh rằng cuộc động binh đêm 9.1.2020 ở Đồng Tâm là thi hành công vụ liền bị từ chối. Tòa án không thể và không dám công khai bàn tay vấy máu dân Đồng Tâm của bộ Công an.

Người dân và lương tri cả nước chăm chú theo dõi số phận sự thật và lẽ phải của dúm dân bé nhỏ Đồng Tâm đã phải thắt lòng nhận ra cả bộ máy nhà nước cộng sản Việt Nam từ huyện, thành phố đến trung ương không ứng xử với dân Đồng Tâm không bằng pháp luật mà bằng lừa dối và bạo lực..

Bạo lực là hạ sách, là lấy máu dân đàn áp sự thật và lẽ phải của dân, lấy máu dân răn đe dân, ăn thua đủ với dân. Máu dân lại đổ là nhà nước cộng sản lại chồng chất thêm nợ máu với dân. Dân gian nhân hậu có câu “Lấy máu gà dọa khỉ” Nhà nước độc tài làm gì có nhân hậu. Nhà nước nhân hậu thì không thể độc tài. Nhà nước độc tài lấy chính máu dân răn đe dân chứ không cần lấy máu gà! Như nhà nước độc tài đã vô tư lấy cả biển máu dân để áp đặt ách cai trị độc tài cộng sản lên cả nước thì xá gì máu dúm dân nhỏ bé Đồng Tâm!. 

Lừa dối và bạo lực từ trại giam đến phiên tòa áp đặt tội cho người dân Đồng Tâm vô tội

Chỉ ba ngày sau sự kiện máu ba ngàn cảnh sát trang bị tận răng của trung đoàn cảnh sát cơ động chiến lược bộ Công an đánh úp vài chục người già, phụ nữ, trẻ con dân Đồng Tâm, một số người dân vô tội Đồng Tâm bị bắt sáng 9.1.2020 đã xuất hiện trên màn ảnh truyền hình trong chương trình Thời sự giờ vàng tối 12.1.2020 đài truyền hình quốc gia VTV với khuôn mặt bầm dập, thâm tím, với vẻ mặt thất thần, vô hồn, hoảng loạn nhưng lại nói năng gẫy gọn trơn tru như đọc thuộc lòng, như xả máy ghi âm lời nhận tội không đúng sự thật rằng người dân đã mang lựu đạn và vũ khí tự tạo chống lại công an. 

Bộ mặt bầm dập và tiếng nói vô hồn nhận tội của người dân vô tội Đồng Tâm chỉ sau ba ngày trong trại giam của công an là sự chứng minh rõ ràng, là lời tố cáo vững chắc mức độ nhục hình ghê rợn và sự bức cung trắng trợn của công an. 

Lời tố cáo nhục hình và bức cung phạm pháp của cảnh sát điều tra với người dân vô tội Đồng tâm đã vang lên nhức nhối ngay trong phiên tòa sơ thẩm xử dân vô tội Đồng Tâm khi ông Lê Đình Công con trai cả cụ Lê Đình Kình khai rành rọt: “Tôi bị điều tra viên Phạm Việt Anh đánh mười ngày như một”. Một tình tiết có giá trị pháp lí rất cao bác bỏ hoàn toàn bản kết luận điều tra của công an, bác bỏ cả cáo trạng buộc tội dân vô tội Đồng Tâm của viện Kiểm sát nhưng quan tòa với những mức án đã định trước có sẵn trong túi, tòa án đã làm ngơ bỏ qua lời tố cáo nhục hình, ép cung.

Bị dẫn giải ra tòa trong phiên toà sơ thẩm, bà Bùi Thị Nối chỉ nói vội được câu ngắn: Vì sao có pháp luật mà các người không thi hành? Bị điểm đúng huyệt pháp chế độc tài, công an làm án bằng nhục hình, ép cung, tòa xử án theo chỉ thị, nghị quyết, theo lệnh chứ không xử theo luật, công an hốt hoảng và ngang nhiên xông vào phiên toà, xô đến, kẹp tay, xốc nách, lôi bà Nối ra khỏi tòa.

Bạo lực ngang nhiên diễn ra trong phiên tòa để bịt miệng người đàn bà vô tội trở thành bị cáo Bùi Thị Nối. Không đếm xỉa đến lời khai sự thật của người đàn ông vô tội trở thành bị cáo Lê Đình Công. Xét xử không cần nghe sự thật, không biết đến luật pháp, tòa án lại tiếp tục ra đòn nhục hình tinh thần người dân vô tội Đồng Tâm và ép cung cả pháp luật.

Giữa đêm người dân lương thiện đang ngủ trong nhà bỗng bị cảnh sát vũ trang phá cửa xông vào nhà. Đạn xả trong nhà dân như đạn vãi vào đồn giặc trong trận đánh công đồn. Kề súng vào đầu, vào ngực bắn chết lập tức người già 84 tuổi. Đạn xuyên qua tay, đạn rạch bụng dân. Thả chó nghiệp vụ cắn xé dân. Đấm, đá, dùi cui tới tấp vụt xuống đầu dân rồi lùa người dân máu tràn trên đầu, máu ướt đẫm bụng, lùa cả người già, phụ nữ, trẻ em, về trại giam. Mang cả xác người già bị bắn chết đi mổ bụng, phanh thậy. 

Những kẻ phạm pháp, giết dân man rợ hơn cả thời Trung cổ lại nhân danh pháp luật truy tố dân vô tội. Những kẻ giết người bàn tay ròng ròng máu dân lại viết lệnh truy tố gán tội giết người cho người dân vô tội. Tùy tiện truy tố người dân vô tội vào tội có khung hình phạt cao nhất tử hình là đòn bạo lực tinh thần cực kì nham hiểm, độc ác. Bị gán tội danh có khung hình phạt tử hình, người dân thật thà, chất phác phải mang tâm lí vô cùng hốt hoảng, hoang mang, mất tinh thần, dễ dàng chấp nhận mọi dụ dỗ, lừa phỉnh, mớm cung nhận tội của cảnh sát điều tra. Đó là đòn bạo lực tinh thần vô cùng thâm độc của cảnh sát điều tra và tòa án độc tài biến người dân vô tội thành người có tội.

Không phải chỉ ra đòn bạo lực tinh thần đánh người dân Đồng Tâm vô tội trở thành bị cáo trước tòa, tòa án còn dùng quyền lực quan tòa bác bỏ mọi đòi hỏi của luật sư đòi tòa phải thực thi đúng pháp luật. Những đòi hỏi chính đáng, đúng pháp luật không thể thiếu của một phiên tòa là:

Một. Vật chứng. Cần có văn bản kế hoạch 419A của công an Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm để chứng minh hành động của trung đoàn cảnh sát cơ động của bộ Công an ở Đồng Tâm đêm 9.1.2020 là thi hành công vụ đúng pháp luật.

Hai. Nhân chứng. Những công an đã tham gia sự kiện Đồng Tâm đêm 9.1.2020, những công an đã nổ súng giết dân, những người dân chứng kiến sự việc cần được thẩm vấn tại tòa để chứng minh cáo trạng buộc tội người dân giết người, chống người thi hành công vụ là thỏa đáng.

Ba. Thực nghiệm. Ba sĩ quan cảnh sát cấp tá và cấp úy tuổi quân dầy dạn, nghiệp vụ tinh thông, thử thách từng trải, thế võ tự vệ thuần thục lại dễ dàng rơi xuống hố và càng dễ dàng khoanh tay cam chịu để người dân đổ xăng đốt cháy thui. Cần thực nghiệm để chứng minh trong tình thế đạn vãi như mưa, không ai có thể ló măt ra khỏi nhà, người dân vẫn có thể hò nhau xúm lại đổ hết chậu xăng này đến chậu xăng khác xuống hố và hố nhỏ sâu hút vẫn có đủ ô xy để xăng cháy lâu đến mức thiêu ba cảnh sát thành than.

Vật chứng, nhân chứng và thực nghiệm là yêu cầu bắt buộc để chứng minh tội phạm với phiên tòa công minh, làm sáng tỏ công lí. Nhưng phiên tòa sơ thẩm xử người dân vô tội Đồng Tâm chỉ là phiên tòa hình thức, chỉ làm thủ tục xét xử để áp đặt bản án có sẵn cho người dân vô tội Đồng Tâm chứ không cần công lí. Vì vậy mọi đòi hỏi cần thiết, đúng pháp luật của luật sư, mọi đòi hỏi của công lí đều bị tòa độc tài bác bỏ “Không cần thiết”!

Không xử theo pháp luật, bác bỏ mọi đòi hỏi của công lí, phiên tòa gán tội cho người dân vô tội Đồng Tâm đã giết chết cả hình hài luật pháp ốm yếu, còi cọc của nền tư pháp được gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Quyền dân là quyền thiêng liêng của con người. Để cướp quyền dân cả nước, đảng cộng sản chỉ cần ghi vào Hiến pháp điều 4: đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Để cướp 59 ha đất của người dân xã Đồng Tâm, nhà nước cộng sản đã xả súng giết dân và gõ búa giết cả luật pháp nhà nước xã hội chủ nghĩa. 

Sự kiện máu Đồng Tâm một lần nữa chứng minh quyền dân và mạng sống người dân trong nhà nước độc tài rẻ rúng như thế nào và nhà nước độc tài tham lam, tàn bạo như thế nào. Nợ máu Đồng Tâm. Nợ máu cải cách ruộng đất. Nợ máu nội chiến Bắc Nam… Những món nợ máu đảng cộng sản vay của dân sẽ còn mãi trong lịch sử đau thương của giống nòi Việt Nam.

Vụ việc Đồng Tâm chỉ là chuyện tranh chấp đất đai giữa chính quyền địa phương quản lí đất và người dân sử dụng đất, chỉ là tranh chấp dân sự thường tình. Trong xã hội, chuyện tranh chấp quyền lợi, tranh chấp quyền sở hữu là điều quá bình thường, ở đâu và thời nào cũng luôn xảy ra. Nhưng không ở đâu và không thời nào việc tranh chấp mấy chục hecta đất nhỏ nhặt giữa chính quyền và người dân cùng nòi giống, cùng người Việt, cùng con Rồng cháu Lạc lại phải trả giá bằng máu, bằng mạng sống con người quí giá như là cuộc trả giá giữa quân xâm lược và người dân mất nước vậy. 

Chỉ đội quân xâm lược, đội quân chiếm đóng mới dùng sức mạnh bạo lực xả súng bắn dân chiếm đất dân. Chính quyền xả súng bắn dân để giành phần thắng trong tranh chấp dân sự đã tạo ra đối kháng xã hội ở qui mô quốc gia rộng lớn, gây rối loạn xã hội, gây thất vọng, li tán lòng dân cả nước. Với sức mạnh bạo lực nhà nước, đương nhiên chính quyền phải thắng dân. Nhưng thắng dân bằng bạo lực và thắng dân bằng toà án bất công là chính quyền đã mất dân. 

Không chính quyền nào có thể tồn tại khi đã mất dân.

P.Đ.T.

Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét