Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

20210325. BỨC XÚC VỚI ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH-HÀ ĐÔNG

ĐIỂM BÁO MẠNG

CÓ NÊN BẮN HẾT NHỮNG KẺ LÀ TÁC GIẢ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH-HÀ ĐÔNG ?

NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 13-3-2021

1. Đắt vượt ngoài mọi sự tưởng tượng

Đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km có giá là 891,92 triệu USD. Bình quân 45 184 732 USD/km. Sự đắt đỏ có lẽ không kém sự nâng khống giá trong vụ AVG: từ 500 tỷ lên 8900 tỷ (gần 18 lần).

2. Gánh nợ khổng lồ

Theo công văn Bộ Tài chính gửi cho Bộ GTVT, hàng năm Bộ GTVT phải trả cho Trung Quốc 28,8 triệu USD cho khoản vay ưu đãi từ China EximBank (250 triệu USD), trong vòng 9 năm. Chưa tính khoản 419 triệu USD khác nữa đã vay trước đó của Trung Quốc.

Như vậy, tính gộp thô khoản vay 419 triệu cùng điều kiện như khoản vay 250 triệu, thì hàng năm Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 77,0688 triệu USD liên tục trong 9 năm. Một gánh nợ khổng lồ.

3. Quá cồng kềnh và lạc hậu

Theo chủ đầu tư, tham gia vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 681 người, chia làm 21 trung tâm, bộ phận, chưa bao gồm nhân viên bảo vệ, vệ sinh tại các ga.

Quá cồng kềnh cho thời bao cấp. Đừng nói đến thời Công nghiệp 4.0.

4. Quá chậm

Tàu trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80km/h đã là chậm. Vận tốc khai thác bình quân là 35km/h lại còn chậm thêm , từ bến xe Yên Nghĩa đến ga Cát Linh (dài 13km) trung bình hết 20 phút, là quá chậm.

5. Không bao giờ hòa vốn

Dự kiến sử dụng 10 đoàn tàu để khai thác. 5-6 phút một chuyến. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80 m, dự kiến có 500 khách (120 khách/toa, có thông tin nói sức chứa lý thuyết 250 khách/toa là điều khó có thể). Giá vé 15000 đ/lượt.

Cộng với chi phí cho hơn 700 người phục vụ. Cộng chi phí bảo dưỡng và thay thế. Nhắm mắt cũng biết là nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn.

6. Không an toàn

Trên tất cả - đắt đỏ, cồng kềnh, lạch hậu, chậm chạp, xấu mã… là không an toàn. Đây là điều liên quan đến tính mệnh hành khách, một nguy cơ thường trực treo trên đầu không chỉ người đi trên tàu, mà cả người đi dưới đường và cư dân sống dọc theo tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Kết luận

Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee từng tuyên bố: “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là 1 đồng”.

Theo bạn, từ 6 điểm trên, có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông?


Bây giờ thuê Nhật Bản phá bỏ đường sắt này đi và trả lại nguyên trạng ban đầu cho Thủ đô rồi tính tiếp! Có thể hiệu quả hơn cho tương lai và vứt đi nỗi nhục mà hàng ngày mọi người phải ngắm!

Võ Quang Tuyên

Những người đề xuất đầu tiên dự án này, giờ này chắc đã yên bề làm người tử tế và hay đi rao giảng đạo đức ở các hội nghị ban ngành cũ mình đã từng công tác, cũng như chi bộ đảng đang sinh hoạt hiện nay.

Nguyên Phi

Chắc mai mốt có khẩu hiệu "Đi tàu Cát Linh – Hà Đông là yêu nước "...

Tri Quang

Bắn, nhưng bắn ai, ai bắn hả Chu Gia?

Khi mà từ thỏa thuận cấp cao đẻ ra?

Trịnh Trương Sỏi


N.N.C.

Tác giả

ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH - HÀ ĐÔNG VƯỚNG THỦ TỤC GIẤY TỜ HAY CHƯA AN TOÀN ?

RFA/ BVN 21-3-2021


Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP PHOTO

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thêm một lần trễ hẹn vận hành thương mại vào cuối tháng 3 này với lý do ‘vướng thủ tục giấy tờ’. Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), những giấy tờ đã tồn tại hơn 10 năm với nhiều vấn đề phải giải quyết nên không thể một sớm, một chiều là xong, nên vẫn chưa thể nói chính xác ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác thương mại.

Trong khi trước đó, vào tháng 12 năm 2020, theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng và quyết định của Bộ GTVT, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được điều chỉnh tiến độ thực hiện đến 31/3/2021.

Anh Quang, một chuyên gia từng học chuyên ngành Quản lý Xây dựng tại Nhật Bản, nhận định với RFA từ Việt Nam hôm 19/3:

“D án Đường st Cát Linh-Hà Đông là 1 d án do bên Vit Nam ch đnh thu (tc không qua đu thu) cho mt nhà thu Trung Quc làm tng thu thc hin.

Đến nay, công trình này đã thc hin theo quy trình ca hình thc EPC đã 10 năm, như vy là quá lâu, quá bt bình thường so vi kế hoch tiến đ mà hp đng EPC đã ký kết. C th là cho đến nay, d án đã 9 ln v tiến đ mà mc ln gn đây nht là ngày 31/3/2021, vì nguyên nhân, theo Ch đu tư là do ‘vướng giy t, th tc’!”.

Theo anh Quang, đây chỉ là ngụy biện của Chủ đầu tư, anh giải thích:

“Theo quy đnh ca Lut xây dng và các Ngh đnh hướng dn thi hành Lut xây dng thì bt k mt công trình/d án nào vi các loi quy mô khác nhau (d án nhóm A, B, C), thi gian thi công bao lâu thì tt c th tc, giy t phi đy đ t khâu đu tiên là lp Báo cáo nghiên c kh thi, lp d án kh thi, thm đnh, phê duyt d án, lp h sơ thiết kế-d toán, t chc đu thu, t chc thi công, nghim thu tng giai đon đ xác đnh khi lượng xây lp hoàn thành ca mi công đon cho đến khâu cui cùng là tng nghim thu, bàn giao công trình đưa vào vn hành, s dng”.

Chính quyền Hà Nội chỉ nhận bàn giao từ Bộ GTVT ‘khi dự án đủ điều kiện’! Tóm lại, tư vấn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đủ điều kiện’ để Hà Nội nhận bàn giao chứ chẳng phải thủ tục giấy tờ gì!

Anh Quang

Ngoài ra theo anh Quang, trong quá trình thi công còn có ‘nhật ký công trình’ để xác định công việc giữa chủ đầu tư với đơn vị thi công và tư vấn giám sát. Một công trình với vốn đầu tư gần 900 triệu USD thì khâu thủ tục, giấy tờ càng phải rõ ràng, đầy đủ và quản lý một cách cẩn thận, chặt chẽ theo quy định của Luật xây dựng. Anh Quang nói tiếp:

“Nói như thế đ thy rng, công trình Cát Linh - Hà Đông đến nay vn chưa đưa vào s dng được do th tc, giy t là ngy bin.  đây, tôi nghĩ do mt nguyên nhân khác, đó là: Đến ngày 04/1/2021, tư vn Pháp ACT có Báo cáo an toàn ln th 13 (13 ln là nhiu đy ch) xác đnh ‘tương đi tt’ và cho đến nay thì ACT cũng chưa có Báo cáo nào mi. Mt công trình giao thông như Đường st Cát Linh - Hà Đông mà ‘tương đi tt’, tc là còn có nhng khiếm khuyết, nếu vn hành thì liu có an toàn 100% không? Trong khi đó, chính quyn Hà Ni ch nhn bàn giao t B GTVT ‘khi d án đ điu kin’! Tóm li, tư vn Pháp ACT chưa OK thì ‘chưa đ điu kin’ đ Hà Ni nhn bàn giao ch chng phi th tc giy t gì!”.

Hôm 19/3/2021, Đại diện Bộ GTVT khi trả lời báo chí nhà nước cho biết, tư vấn Pháp sau khi hoàn tất báo cáo đánh giá đã chỉ ra những thủ tục dự án cần hoàn thành và yêu cầu phía tổng thầu cung cấp để đảm bảo thủ tục vận hành chạy tàu an toàn.

Mặc dù vậy, cũng chính vị đại diện Bộ GTVT này vẫn cho rằng: ‘Tàu đã chạy an toàn hơn 2 năm nay, nhưng vấn đề quan trọng nhất là hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của tư vấn’.


Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trong một lần chạy thử nghiệm. AFP.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề này hôm 19/3, nhận định:

“Tôi rt ly làm bun v d án này và dư lun  Hà Ni cũng như trong nước thy rt bt bình v d án này. Tôi đ ngh cn t chc mt hi đng thm đnh đc lp đ thm đnh d án này và công b cho mi người biết tha thun gia Hà Ni vi công ty đu tư này ca Trung Quc, bi vì d án này quá đt và cũng b quá hn rt nhiu ln, không gi đúng li ha. Trong khi đó, chúng ta đu biết Trung Quc hin nay có đường st cao tc rt hin đi, ni Bc Kinh vi Thượng Hi và vi nhiu khu đô th khác ca Trung Quc. Vy thì câu hi đ ra là ti sao chúng ta li nhp mt cái công ngh lc hu nh thế, và Trung Quc li chuyn sang cho chúng ta mt công ngh lc hu như vy, trong khi h có mt công ngh hin đi”.

Đây là dự án được kỳ vọng nhiều nhất nhưng lại vướng quá nhiều bê bối về điều chỉnh vốn đầu tư cũng như trục trặc kỹ thuật và kéo dài thời gian do tổng thầu EPC không tuân thủ theo các quy định của nhà đầu tư. Sau 9 lần điều chỉnh, vỡ tiến độ, đến nay dự án vẫn chưa đi vào hoạt động.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, khi trả lời RFA hôm 19/3, nói:

“Tôi nghĩ đy là mt vết nhơ ca quan h Vit Nam -Trung Quc, thc s rt đáng tiếc, trong quan h đu tư và kinh tế như vy, thì Vit Nam đã vp phi quá nhiu nhng d án d hơi như d án này. Đu tiên là khu gang thép Thái Nguyên t nhng năm 50-60, ri đến nhà máy phân đm Hà Bc, ri đến cu Thăng Long... Tt c nhng cái đy hoc là công ngh kém, hoc là làm d dang ri b đy như cu Thăng Long và đến bây gi là đường st trên cao Hà Đông - Cát Linh”.

Đối với chuyện này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam nên hỏi chính mình, sờ lên gáy mình xem tại sao dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh lại như thế, có gì trục trặc không? Ông nói tiếp:

“Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nói ‘người Trung Quc là bc thy v đút lót’... Tôi nghĩ ông Trng đt lò đ th như vy, nếu mà ng mun đt lò tht, thì ng phi đt lò  d án đường st trên cao Hà Đông - Cát Linh này, đ xem nhng người thò bút vào ký quyết đnh này có chm mút gì không mà nó b mc c vi người Trung Quc đến như vy”.

Tôi nghĩ đấy là một vết nhơ của quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, thực sự rất đáng tiếc, trong quan hệ đầu tư và kinh tế như vậy, thì Việt Nam đã vấp phải quá nhiều những dự án dở hơi như dự án này.

Tiến sĩ Nguyn Quang A

Còn ông Trần Bang, một kỹ sư xây dựng chuyên ngành cầu đường, người rất quan tâm đến dự án này, hôm 19/3 đưa ra nhận định với RFA về dự án Cát Linh – Hà Đông dưới một góc nhìn khác:

“Cái này nói lên vic hp tác vi Trung Quc ph thuc vào h rt nhiu, thm chí có th ph thuc vào quan đim chính tr t Bc Kinh. Cho nên vic chm hay nhanh tôi cho rng không phi do trình đ k thut mà do ý chí chính tr và quan h. Chng hn va ri B trưởng Ngoi giao Trung Quc đi các nước Đông Á nhưng không ghé Hà Ni là mt ví d, các cp chính tr không quyết thì bên dưới có trc trc. Cái th hai B GTVT rt nhiu tiến sĩ, k sư gii... có c Vin nghiên cu B GTVT, các trường Đi hc GTVT... thế nhưng không có đ kh năng vn hành mà vn phi ph thuc chuyên gia nước ngoài và th tc. Mà th tc là do con người, vn hành là do k thut, mà phi ph thuc chuyên gia Trung Quc vn hành mt năm, thì tôi thy nên xem li các bng cp  B GTVT”.

Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008 là 8,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó vay Trung Quốc là hơn 400 triệu USD. Ban đầu, dự kiến năm 2013 vận hành dự án. 8 năm sau, vào năm 2016, dự án được điều chỉnh lên hơn 18 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 9,2 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Trong đó, phần vốn vay của Trung Quốc cũng lên con số 13,8 ngàn tỷ đồng (tương đương trên 669 triệu USD).

Nguồn: rfa.org

LẠI CHUYỆN CÁT LINH-HÀ ĐÔNG

TRÂN VĂN/ TD 22-3-2021

Đại diện chính quyền thành phố Hà Nội vừa tuyên bố sẽ không chấp nhận chuyện Ban Quản lý Dự án đường sắt (BQL DAĐS) thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vốn là chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc… bàn giao từng phần dự án này (1).

Nói cách khác, thêm một lần nữa, chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông và nhà thầu Trung Quốc lại thất hứa: Không thể hoàn thành và bàn giao Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đúng hạn cho phía thụ hưởng là Metro Hà Nội – doanh nghiệp thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội vận hành – khai thác dự án!

Tuần trước, trước khi đại diện chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra tuyên bố vừa kể, tờ Lao Động từng bình luận: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Nói thẳng khi nào chạy, không lôi thôi nữa! Sự gay gắt đó có lý do. Đó là đã có quá nhiều giấy mực và sự thất vọng về dự án giống như cục xương mắc giữa “cổ họng” thủ đô Hà Nội.

***

Giống như nhiều cơ quan truyền thông chính thức vốn được đặt dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam, tờ Lao Động chỉ có thể chỉ trích và yêu cầu đến mức: Xin quý vị trả lời thẳng là ngày nào sẽ đưa dự án vào khai thác, đừng nói lôi thôi như đánh lừa thiên hạ nữa (2)!

Còn công chúng? Họ bày tỏ suy nghĩ rõ ràng và sòng phẳng hơn nhiều! Ví dụ ông Nguyễn Ngọc Chu. Tuy là một nhà khoa học làm việc tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam song giống như rất nhiều đồng bào của ông, ông Chu tự thấy không cần phải nhẫn nại và chịu đựng hơn nữa…

Sau khi liệt kê hàng loạt những vấn đề thuộc dạng lưu cữu của Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên trang facebook của ông: Đắt đỏ ngoại khả năng tưởng tượng (gần 892 triệu Mỹ kim, chi phí cho mỗi cây số đường sắt trong dự án này lên tới hơn 45 triệu Mỹ kim). Tạo ra nợ nần quá lớn (ngoài vốn đầu tư vay của Trung Quốc, mỗi năm còn phải trả cho Trung Quốc hơn 77 triệu Mỹ kim tiền lãi trong chín năm). Công trình quá cồng kềnh và lạc hậu (phải sử dụng hơn 680 người để vận hành, chưa tính nhân viên bảo vệ và vệ sinh cho các nhà ga). Tốc độ quá chậm (tàu di chuyển trên cao mà thiết kế tốc độ tối đa có 80 km/h đã là chậm nhưng vận tốc khai thác bình quân chỉ là 35 km/h, trong phạm vi 13 cây số mà thời gian di chuyển trung bình lên tới 20 phút). Không bao giờ hòa vốn (dựa trên các thông số về vốn đầu tư, nhân sự, lưu lượng hành khách – khả năng vận hành – giá vé, chi phí bảo dưỡng, ông Chu chứng minh… nhiều thế kỷ cũng chưa hòa vốn). Không an toàn (những mắc mứu đã biết về thiết kế, thi công, giám sát, công nghệ, thiết bị,… cho thấy công trình không an toàn cho tính mạng của cả hành khách lẫn những người di chuyển bên dưới và dân cư sống gần công trình), đồng thời đối chiếu cách Nam Hàn xử lý viên chức tham nhũng thời Tổng thống Park Chung-hee: Bắn bất cứ kẻ nào chiếm đoạt của công dù chỉ là một đồng… – ông Chu đặt vấn đề: Theo bạn có nên bắn hết những kẻ là tác giả của đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (3)?

Khoảng 12.000 người hoặc là thân hữu hoặc là người theo dõi trang facebook của ông Chu tán thành vấn đề ông nêu ra, chưa kể vấn đề đó còn được gần 8.000 người chia sẻ để nhiều người Việt khác cùng biết, cùng xem xét. Cứ ngẫm nghĩ kỹ về những vấn đề có liên quan đến Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông sẽ hiểu tại sao…

Tuy nhiên ý chí và nguyện vọng của nhân dân không song hành với… chủ trương và phương thức quản trị, điều hành quốc gia của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam. Dẫu các viên chức lãnh đạo những hệ thống này liên tục lặp đi, lặp lại cam kết rằng công cuộc phòng ngừa – chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ nhưng làm sao có thể xử lý những cá nhân liên quan tới Dự án xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông nói riêng và những dự án trời ơi đất hỡi khác nói chung khi năm 2014, mới là Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã chủ trương: Phải bình tĩnh tỉnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược… Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định (4). Mới đây, lúc tiếp tục là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nhà nước, ông Trọng phân bua: Phòng – chống tham nhũng không phải cốt là để trị ai, thù oán ai, mà hoàn toàn là nhân văn, nhân đạo. Ông Trọng trấn an đồng chí rằng việc xử lý, kể cả xử lý hình sự một số Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN chỉ là để… răn đe, giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa là chính, không phải cốt xử cho nhiều, xử cho nặng mới là nghiêm (5).

Vừa thề phòng – chống tham nhũng không có vùng cấm, không chấp nhận ngoại lệ, vừa công khai trấn an các đồng chí đồng đảng theo tư duy hết sức nhất quán và kiên định như thế thì ai bắn? Bắn ai? Quyết liệt tới mức bắn cả những kẻ chỉ chiếm đoạt một đồng của công thì chắc chắn không thể giữ được… sự ổn định chính trị – lối diễn đạt nhằm đồng hóa ổn định với tham vọng vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng CSVN! Đừng mơ dù đó là mong ước chính đáng và bình thường!

Chú thích

(1) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ha-noi-khong-nhan-ban-giao-tung-phan-duong-sat-cat-linh-ha-ðong-1809418.tpo

(2) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/duong-sat-cat-linh-ha-dong-noi-thang-khi-nao-chay-khong-loi-thoi-nua-889912.ldo

(3) https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1568083869991704

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tong-bi-thu-die t-chuot-dung-de-vo-binh-200746.html

(5) https://vtv.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-cuoc-dau-tranh-chong-tham-nhung-con-lau-dai-gian-kho-quyet-liet-20210201123556218.htm

SẮP BÀN GIAO ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG CHO HÀ NỘI CHẠY THƯƠNG MẠI

VŨ ĐIỆP / VNN 23-3-2021

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được Bộ GTVT bàn giao cho TP Hà Nội từ 31/3 để khai thác thương mại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với VietNamNet, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hiện nay các bên liên quan đang nỗ lực hoàn tất công tác nghiệm thu, đánh giá an toàn để báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.
 
Tư vấn Pháp sau khi có mặt đánh giá hiện trạng dự án sẽ sớm hoàn tất báo cáo đánh giá an toàn.
 
“Dù các chuyên gia Pháp đã về nước nhưng đại diện của tư vấn Pháp tại Việt Nam vẫn đang bám sát để hoàn thành báo cáo”, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết.

Chốt thời gian bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho Hà Nội chạy thương mại

Riêng đối với các nhân sự Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam thực hiện công tác nghiệm thu, nếu cần thiết Tổng thầu sẽ tiếp tục bổ sung thêm người trong thời gian tới.
 

Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết thêm, trong quá trình làm thủ tục còn có những vướng mắc liên quan đến quá trình làm thủ tục, quản lý vận hành. Tuy nhiên, đó không phải là những vấn đề lớn nên sẽ được các bên trao đổi thống nhất, hoàn thiện trước khi dự án được bàn giao cho Hà Nội.
 
Ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc Metro Hà Nội cho biết, hiện nay các bên đang tiến hành thực hiện các bước bàn giao theo chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội.

Đến 31/3 sẽ ký biên bản bàn giao đưa vào khai thác thương mại theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 


Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã nhiều lần chậm tiến độ

Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng trọn gói và thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước chưa được tháo gỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện dự án kéo dài. 

Theo văn bản chấp thuận của Thủ tướng và quyết định điều chỉnh tiến độ của Bộ GTVT ban hành tháng 12/2020, dự án được điều chỉnh tiến độ thực hiện đến 31/3 tới.

THI ĐUA TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG

THÁI HẠO / BVN 23-3-2021

Mười năm làm thầy giáo đã khiến tôi phải chứng kiến bao nhiêu thứ kỳ dị trong giáo dục VN, một trong những thứ ấy là "thi đua". Việc nhỏ nhưng hậu quả không nhỏ.

Để quản lý học sinh sao cho chúng phải "ngoan", không quậy phá và luôn đi vào "nề nếp" theo cái mà những người quản lý cho là tốt, họ dùng rất nhiều cách kể cả những cách thô bạo lẫn vô lý. Ở đó có cả một cách được cả nền giáo dục này chấp nhận như một sự tất nhiên và đúng đắn, đó là thi đua.

Thi đua đồng nghĩa với việc xếp hạng học sinh, xếp hạng lớp học... Thi đua nghĩa là có 1 cái mẫu và và nếu ai "học tập và làm theo" đúng nhất với cái mẫu ấy coi như có phẩm chất tốt nhất. Cái lối tư duy này rất phản giáo dục, vì nó triệt tiêu cá nhân, hủy hoại cá tính và tạo ra hiện tượng đúc khuôn, đồng phục trong giáo dục.

Điều ấy đã là một tai họa, nhưng chưa hết, nếu ta nhìn vào cái cách làm thi đua của họ. Một học sinh "phạm lỗi" thì cả lớp phải chịu trách nhiệm. Lớp ấy có thể bị tụt hạng, bị phê bình. Và tất nhiên giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả ấy; và cũng tất nhiên, người giáo viên đó sẽ không bao giờ muốn bị chỉ trích hay sỉ nhục hoặc bị đe dọa quyền lợi. Cô ấy sẽ không những xử phạt học sinh phạm lỗi kia mà còn quy trách nhiệm cho nhiều bạn khác vì đủ mọi lý do mà những người lớn thông thái có thể nghĩ ra được. Nhà trường thì không cần biết ai đã vi phạm, họ chỉ quan tâm lớp ấy bị trừ bao nhiêu điểm và ai là giáo viên chủ nhiệm.

Trong buổi lễ chào cờ ngày thứ 2 và rất nhiều "dịp" khác, người ta sẽ đọc bảng tổng sắp và "phê bình" các LỚP xếp cuối. Cả cái lớp đó! Như thế, 40-50 con người sẽ bị phán xét về đạo đức về ý thức về tư cách, và những đứa trẻ con yếu thế ấy phải cúi đầu mà nhận lấy, không thể kêu ca hay phản kháng gì.

Hậu quả của việc này là khủng khiếp. Nó khiến những đứa trẻ "vi phạm nề nếp" không thật sự ý thức được lỗi lầm của mình, đồng thời chúng lại mang tâm lý tội lỗi cùng cực. Không những thế, cách làm này còn khiến những đứa trẻ vô tội bỗng dưng trở thành có tội, đó là một sự vu khống khốn nạn. Nó làm cho những người tốt bị vu oan và chịu sự bất công. Dần dần, chúng thấy sự bất công ấy là dĩ nhiên, chúng sẽ sớm hành xử bất công với cuộc đời thôi.

Trước áp lực từ nhiều phía, những đứa trẻ này sẽ sẵn sàng nói dối, bao che, dựng hiện trường...; hoặc chúng sẽ "đấu tố" "vạch mặt", thù ghét nhau... Tóm lại, chúng sẽ đối phó bằng những cách tiêu cực để tự bảo vệ mình trước các "thế lực thù địch". Thêm một lần nữa chúng bị hủy hoại.

"Ai làm nấy chịu", tôi nghĩ cái nguyên tắc sơ đẳng này người ta không thể không biết. Nhưng tại sao họ lại bắt tập thể phải chịu trách nhiệm? Vì họ tinh quái, họ biết rằng làm cách ấy sẽ dễ dàng quản lý được cả một đám người mà không cần mất nhiều công sức. Như thế, từ chỗ làm giáo dục, họ sẽ thực hiện những hành vi phá hủy nhân cách con người. Và điều khiến chúng ta phải thấy phẫn nộ là: cái đám người lớn kia, ở đây chủ yếu là những người quản lý trong hệ thống gd và trường học, đã biết nhưng vẫn cố tình làm. Đó là cái ác, một cái ác ghê rợn không thể biện minh.

Cái khúc xương bê tông Cát Linh - Hà Đông siêu đắt đỏ và vô dụng đang nằm lù lù giữa lòng thủ đô hàng thập kỷ qua mà không có kẻ nào bị ném vào tù hay bị lôi ra bắn bỏ có làm chúng ta liên hệ gì tới cái cách chịu trách nhiệm trong thi đua học đường? Chúng rất giống nhau, tất cả đều chịu trách nhiệm nhưng không ai có tội cả.

"Chịu trách nhiệm tập thể" là một cái gì vừa mờ mịt vừa ma quái; vừa ngu ngốc vừa quỷ quyệt. Đó là một phương cách cai trị của "lũ người quỷ ám".

Cách cai trị ấy tạo ra "con người đồng phục". Xã hội đồng phục không những triệt tiêu nhân tính và nguồn lực con người cho kiến thiết xã hội; mà còn nhân bản cái xấu cái ác với cường độ và trường độ khủng khiếp đủ làm tiêu ma mọi giá trị chỉ trong một thời gian ngắn như ta đang thấy trên đất nước này.

Một xã hội văn minh là xã hội thượng tôn pháp luật. Là luật pháp chứ không phải ý chí của bất cứ tổ chức hay đảng phải nào cả, càng không phải ý chí của cá nhân. Nhưng xã hội VN thì ngược lại, nó cai trị bằng đường lối chuyên chế, từ học đường trở đi. Người ta lập ra nội quy nhưng xử lý bằng cảm tình, lập ra luật pháp nhưng quản trị bằng chỉ thị.

Ít nhất, bộ giáo dục phải có trách nhiệm cứu lấy những đứa trẻ khỏi bàn tay của bọn ngu dốt và độc ác bằng cách quy chuẩn hóa và có chế tài xử lý nghiêm minh đối với những hiệu trưởng và người làm quản lý giáo dục nói chung nếu chúng còn tiếp tục thực hiện những hành vi phi nhân này.

Nhà giáo, phụ huynh và cộng đồng nói chung không thể im lặng để tiếp tục tiếp tay cho cái ác được nữa.

T.H.

Nguồn: FB Thái Hạo

MẶT TRỜI THẤY GÌ ?

HOÀNG HẢI VÂN/ BVN 23-3-2021

Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm Andersen có series chuyện “Mặt trăng thấy gì ?” kích hoạt trí tưởng tượng của chúng ta về vô số những cảnh buồn vui lẩn khuất trong nhân gian chỉ có mặt trăng nhìn thấy. Ông ấy nói chuyện với trẻ con mà có ý nhắc người lớn chúng ta, rằng cuộc sống không phải chỉ bao gồm những gì chúng ta quan sát được. Rằng ngoài vui còn có vui, ngoài buồn còn có buồn, ngoài đau thương còn có đau thương, ngoài cao cả còn có cao cả, ngoài vô lại còn có vô lại.

Nhưng có những thứ đang diễn ra trên đất nước này mặt trời đang thấy chứ không cần dựa vào mặt trăng. Một trong những thứ đó là cái đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông hiện hình sau mấy chục năm tuyên bố công nghiệp hóa đất nước. Có lẽ không có nước nào trên thế giới nói nhiều về công nghiệp hóa, về cách mạng công nghiệp như ở Việt Nam ta. Nhưng Metro – tàu điện ngầm – đường sắt đô thị thế giới có từ thế kỷ 19 : Anh (1863), Mỹ (1894). Nhiều nước khác đã có trên dưới 1 thế kỷ, ngay cả Triều Tiên cũng đã có từ hơn nửa thế kỷ, còn ta thì cái đường sắt Cát Linh – Hà Đông xuất hiện như một nỗi nhục về công nghiệp hóa. Nhục vì ta bị buộc phải vay vốn đi kèm với điều kiện chỉ định cho doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, giám sát và sử dụng thiết bị của Trung Quốc với chi phí đội lên cao chót vót. Nhục vì một đoạn đường chỉ dài 13km, vốn đầu tư ban đầu 553 triệu đô la đã đội lên hơn 868 triệu đô la, làm trong 13 năm, đến nay không ai nói được chính xác bao giờ nó chạy và nó chạy có an toàn hay không. Nhục vì không một ai bị tuyên bố phải chịu trách nhiệm đưa chủ quyền quốc gia về cái dự án này vào thòng lọng tín dụng đen của Trung Quốc. Những kẻ đó đang núp trong bóng đêm.

Trong tất cả các phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, ngoài việc chấp hành kịch khung 30 năm tù, ông còn phải bồi thường tất cả là 1.030 tỷ đồng mà các quan tòa cho rằng ông đã gây thiệt hại cho nhà nước. Tất nhiên cái dự án Cát Linh – Hà Đông không liên quan đến ông Thăng, nhưng phải có người chịu trách nhiệm. Dù dự án này chưa bị điều tra, nhưng dù có điều tra hay không thì chắc chắn cũng có sai phạm.

Ít nhất là sai phạm trong việc vay vốn. Đó là vay vốn kèm theo điều kiện chỉ định thầu khiến cho giá giao thầu cao vọt nếu so với đấu thầu quốc tế. Có định lượng được khoản thiệt hại này không ? Ở nước ta, các cơ quan tố tụng muốn định lượng cái gì thì rất dễ, chẳng hạn như chỉ cần lấy quyết định của ngân hàng nhà nước mua ngân hàng OceanBank với giá 0 đồng liền bắt ông Đinh La Thăng bồi thường 800 tỷ. Nhưng công lý không chấp nhận cách định lượng bá đạo đó. Có một cách tương đối là đấu giá bán công trình này cho tư nhân, tiền thu được trừ đi giá đất tính theo thị trường, còn lại là giá trị thật. Mang tổng vốn đầu tư (kể cả tiền lãi) trừ đi giá trị thật này sẽ thành giá trị thiệt hại. Tư nhân có mua không và còn có cách nào nữa không thì tôi không biết, nhưng dù có định lượng được hay không cũng nhất định phải lôi những người ký hiệp định vay vốn đưa đất nước vào thòng lọng tín dụng đen này ra đối mặt với công lý.

Tòa án từng kết tội ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) 30 năm tù về 4 tội danh : Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép, cố ý làm trái dựa trên kết quả điều tra của tướng Phan Văn Vĩnh (nay đang ở tù), cả 4 tội danh này đều ngụy tạo không có bằng chứng theo luật pháp. Dân chúng không muốn tiếp tục nhìn thấy những chứng cứ ngụy tạo tại các phiên tòa như vụ Bầu Kiên, không muốn nhìn thấy sự quy kết bá đạo như vụ Đinh La Thăng, dân chúng muốn nhìn thấy những kẻ thực sự gây ra nỗi nhục cho đất nước như đường sắt Cát Linh – Hà Đông ra đối mặt với công lý. Và không chỉ có một vụ này.

Điều đáng buồn là không có cơ quan nào thấy việc vay vốn đưa chủ quyền vào thòng lọng đẩy đất nước xuống hàng nhược tiểu như thế này là sai.


Có thể là hình ảnh về tàu hỏa, ngoài trời và văn bảnẢnh: TTXVN

H.H.V.

Nguồn: FB Hoàng Hải Vân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét