Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

20210303. TĂNG LƯƠNG NHƯNG CẮT PHỤ CẤP THÂM NIÊN

 ĐIỂM BÁO MẠNG

NẾU KHÔNG CÒN PHỤ CẤP THÂM NIÊN, LƯƠNG MỖI GIÁO VIÊN THỰC NHẬN THAY ĐỔI RA SAO ?

BÙI NAM / GDVN 10-2-2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập.

Các Thông tư trên đều được áp dụng từ ngày 20/03/2021.

Nếu không còn phụ cấp thâm niên, bảng lương giáo viên mới từ 20/3/2021 sẽ tính như thế nào? (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)

Theo các thông tư trên, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo các hạng từ hạng I đến hạng III có hệ số lương từ 2,1 đến 6,78.

Sau khi các Thông tư ban hành thì có nhiều người phấn khởi vì Thông tư đã bỏ tiêu chuẩn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hệ số lương cũng tăng lên,… và bên cạnh đó cũng có rất nhiều người tỏ ra lo lắng vì không biết tới đây khi xếp lương mới theo Thông tư trên (có thể từ 20/3/2021) giáo viên còn được hưởng phụ cấp thâm niên hay không?

Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 đã chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo, nhưng do chưa thực hiện lương mới nên vẫn tạm cho nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên. Nên lo lắng của giáo viên không phải là không có cơ sở.

Nếu không còn phụ cấp thâm niên thì lương giáo viên thực nhận sẽ là bao nhiêu, lương thay đổi như thế nào?

Trong phạm vi bài viết, người viết xin được liệt kê mức lương thực nhận mà giáo viên nhận được nếu được xếp lương theo Thông tư lương mới từ 20/3/2021 với lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, phụ cấp ưu đãi Chính phủ cho phép toàn ngành được mức cao nhất là 30% và giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên.

Bảng lương giáo viên mầm non hạng III có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hệ số lương

2.1

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

Lương cơ sở

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

Lương

3,129,000

3,590,900

4,052,800

4,514,700

4,976,600

5,438,500

5,900,400

6,362,300

6,824,200

7,286,100

Phụ cấp thâm niên

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Phụ cấp ưu đãi 30%

938,700

1,077,270

1,215,840

1,354,410

1,492,980

1,631,550

1,770,120

1,908,690

2,047,260

2,185,830

Đóng BHXH 10,5%

328,545

377,045

425,544

474,044

522,543

571,043

619,542

668,042

716,541

765,041

Thực nhận

3,739,155

4,291,126

4,843,096

5,395,067

5,947,037

6,499,008

7,050,978

7,602,949

8,154,919

8,706,890

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng III, giáo viên mầm non hạng II có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Hệ số lương

2.34

2.67

3

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

Lương cơ sở

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

Lương

3,486,600

3,978,300

4,470,000

4,961,700

5,453,400

5,945,100

6,436,800

6,928,500

7,420,200

Phụ cấp thâm niên

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Phụ cấp ưu đãi 30%

1,045,980

1,193,490

1,341,000

1,488,510

1,636,020

1,783,530

1,931,040

2,078,550

2,226,060

Đóng BHXH 10,5%

366,093

417,722

469,350

520,979

572,607

624,236

675,864

727,493

779,121

Thực nhận

4,166,487

4,754,069

5,341,650

5,929,232

6,516,813

7,104,395

7,691,976

8,279,558

8,867,139

Bảng lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm non hạng I có hệ số lương từ 4,0 đến 6,38

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

Hệ số lương

4

4.34

4.68

5.02

5.36

5.7

6.04

6.38

Lương cơ sở

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

Lương

5,960,000

6,466,600

6,973,200

7,479,800

7,986,400

8,493,000

8,999,600

9,506,200

Phụ cấp thâm niên

0

0

0

0

0

0

0

0

Phụ cấp ưu đãi 30%

1,788,000

1,939,980

2,091,960

2,243,940

2,395,920

2,547,900

2,699,880

2,851,860

Đóng BHXH 10,5%

625,800

678,993

732,186

785,379

838,572

891,765

944,958

998,151

Thực nhận

7,122,200

7,727,587

8,332,974

8,938,361

9,543,748

10,149,135

10,754,522

11,359,909

Bảng lương giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78

Bậc

1

2

3

4

5

6

7

8

Hệ số lương

4.4

4.74

5.08

5.42

5.76

6.1

6.44

6.78

Lương cơ sở

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

1,490,000

Lương

6,556,000

7,062,600

7,569,200

8,075,800

8,582,400

9,089,000

9,595,600

10,102,200

Phụ cấp thâm niên

0

0

0

0

0

0

0

0

Phụ cấp ưu đãi 30%

1,966,800

2,118,780

2,270,760

2,422,740

2,574,720

2,726,700

2,878,680

3,030,660

Đóng BHXH 10,5%

688,380

741,573

794,766

847,959

901,152

954,345

1,007,538

1,060,731

Thực nhận

7,834,420

8,439,807

9,045,194

9,650,581

10,255,968

10,861,355

11,466,742

12,072,129

Trên đây là cơ bản bảng lương tham khảo của giáo viên thực nhận khi thực hiện lương Thông tư xếp lương mới áp dụng từ 20/3/2021 nếu giáo viên không còn phụ cấp thâm niên.

Bảng lương có tính chất tham khảo, tùy theo cấp học, bậc học, và thời gian công tác sẽ có chênh lệch đôi chút về phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên vượt khung.

BÙI NAM
LƯƠNG MỚI TĂNG MẤY CHỤC NGÀN ĐỒNG, CẮT  PHỤ CẤP CẢ TRIỆU BẠC, GIÁO VIÊN TÂM TƯ
PHAN TUYẾT/ GDVN 28-2-2021

Thời gian gần đây, nhiều giáo viên đang hồ hởi sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Bảng lương mới (dự kiến) sau khi tăng lương cơ sở và thay đổi trả lương theo chức danh nghề nghiệp để giáo viên tham khảo. (Ảnh minh họa: Báo Lao động)

Bởi, theo đó nhiều thầy cô giáo sẽ được giữ hạng (phiên qua hạng mới) hoặc thăng hạng và đồng nghĩa mức thu nhập sẽ tăng.

Nhiều bài báo cũng giật tít lương giáo viên sắp tăng cao; Mức lương mới giáo viên có thể sẽ nhận trên 15 triệu đồng/tháng…

Giáo viên vui mừng, hồ hởi, lâng lâng với cảm giác sẽ sống được bằng lương mà quên đi sắp tới đây nhà giáo không còn thâm niên nữa thì mức lương của những giáo viên công tác trên 10 năm trở đi (có gia đình cả 2 vợ chồng đã công tác 30 năm sẽ thụt giảm đến mức nào?).

Giáo viên được giữ hạng lương sẽ tăng thế nào?

Ở cả 4 cấp học, hạng cũ và hạng mới đều có mức lương chênh lệch nhau. Nếu giáo viên bị tụt hạng đương nhiên lương sẽ bị giảm. Tuy nhiên những thầy cô giáo được chuyển từ hạng cũ sang hạng mới (gọi là trụ hạng) hoặc thăng hạng thì mức lương cũng sẽ tăng không đáng kể.

Chúng tôi lấy ví dụ, giáo viên tiểu học hạng II (cũ) - Mã số: V.07.03.07 đang nhận lương bậc 7 là 4.32 x 1.490.000=6.436.800đ

Nếu được giữ hạng và chuyển sang giáo viên tiểu học hạng II (mới) - Mã số V.07.03.28 sẽ được hưởng mức lương bậc 2 có hệ số lương là 4.34 x 1.490.000= 6.466.600 (đồng).

Giữa hai mức lương chênh lệch: 6.466.600 (đồng) - 6.436.800 (đồng) = 29.800 (đồng).

Vậy, mức lương chênh lệch giữa hạng II cũ sau khi chuyển sang hạng II mới của giáo viên ấy chỉ là 29.800 (đồng)

Nếu bị cắt thâm niên mức thu nhập của giáo viên lâu năm sẽ tụt giảm thế nào?

Ví dụ, giáo viên tiểu học hạng II cũ đang nhận lương bậc 7 là 4.32 x 1.490.000=6.436.800 (đồng), cộng với 25% (phụ cấp thâm niên cho giáo viên 25 năm công tác) tương đương 1.599.200 (đồng). Tổng thu nhập được nhận (chưa tính phụ cấp ưu đãi 30%) = 8.036.000 (đồng).

Khi chuyển sang giáo viên tiểu học hạng II (mới) sẽ được hưởng mức lương bậc 2 có hệ số lương là 4.34 x 1.490.000= 6.466.600 (đồng) (khi không còn phụ cấp thâm niên cho giáo viên 25 năm công tác) sẽ mất đi mỗi tháng khoảng 1.600.000 (đồng).

Với giáo viên gần hoặc hơn 30 năm công tác thì số thu nhập giảm đi hàng tháng sẽ hơn rất nhiều.

Bộ Giáo dục đã nỗ lực để giữ phụ cấp thâm niên nhà giáo

Luật Giáo dục 2019 đã chính thức bỏ phụ cấp thâm niên nghề ra khỏi các chế độ dành cho giáo viên, từ ngày 1/7/2020.

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực bảo vệ quyền lợi nhà giáo khi trình Công văn 460/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02/02/2021 lên Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đồng thuận với Bộ Giáo dục đề nghị Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi triển khai chính sách tiền lương mới.

Tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11/2020, được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới. [2]

Nhiều thầy cô giáo giảng dạy lâu năm tâm tư trĩu nặng

Với những giáo viên mới vào nghề, giáo viên có thâm niên giảng dạy chưa nhiều thì việc xếp lại lương theo hạng của chùm Thông tư 01;02;03;04/TT-BGDĐT sẽ được nhiều lợi thế.

Tuy nhiên, với những giáo viên có thâm niên từ 20 năm trở lên là sự thiệt thòi khá lớn. Gia đình 2 vợ chồng nhà giáo lại càng thiệt thòi nhiều hơn.

Nếu mỗi tháng cả 2 vợ chồng bị giảm đến vài triệu đồng thu nhập thì cuộc sống gia đình sẽ có nhiều xáo trộn.

Ai cũng biết, giáo viên chỉ sống nhờ thu nhập từ việc giảng dạy (lương và các phụ cấp), việc dạy thêm chân chính nhất để tăng thu nhập của một bộ phận giáo viên cũng bị cấm, bị lên án mà nay lương lại bị hạ thì họ sẽ sống thế nào?

Nhiều thầy cô vẫn còn hy vọng bỏ thâm niên nhưng lương nhà giáo vẫn sẽ không thấp hơn mức lương cũ do đang rất tin tưởng vào phát ngôn của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo):

“Chính sách tiền lương mới của nhà giáo sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, tính chất mức độ phức tạp, đặc thù của công việc và lương mới của nhà giáo sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng”.

Tuy nhiên, việc chuyển xếp lương từ hạng cũ sang hạng mới có nguyên tắc căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Bởi thế, nhìn vào hai bậc lương giữa hạng cũ và hạng mới thì mức chênh lệch khi được chuyển sẽ không nhiều. Nhưng mất đi thâm niên thì những thầy cô giáo lâu năm lại mất đi một khoản thu nhập khá lớn khi tuổi đã xế chiều, ốm đau bệnh tật gõ cửa, con cái ăn học tốn kém.

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, mong muốn của nhà giáo về quốc sách này, có lẽ vẫn là giáo viên sẽ sống được bằng thu nhập làm nghề (lương và phụ cấp).

Nếu điều này vẫn chưa được cải thiện trong lần thay đổi hạng ngạch, hệ thống tiền lương lần này thì cũng xin đường làm nhiều thầy cô giáo lại mất đi một khoản tiền lương hàng tháng khiến cho cuộc sống vốn khó khăn, vất vả lại càng trở nên túng thiếu hơn.

Tài liệu tham khảo:

Công văn số: 460/BGDĐT-NGCBQLGD về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

[1]https://laodong.vn/giao-duc/bo-gddt-khong-co-chuyen-luong-giao-vien-se-bi-giam-816587.ldo

[2]http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=1496

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Phan Tuyết
VỢ CHỒNG NHÀ GIÁO GIẢM 57% PHỤ CẤP THÂM NIÊN, LƯƠNG NÀO BÙ LẠI ĐƯỢC ?

PHAN TUYẾT/ GDVN 2-3-2021

Hiện nay, trên khắp trang mạng, trên nhiều tờ báo đang tập trung khá nhiều về chủ đề lương giáo viên. Nào là lương giáo viên sẽ tăng mạnh từ tháng 3; Lương khởi điểm của giáo viên sẽ tăng lên đáng kể; Lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học tăng kỷ lục…

Phần đông, giáo viên đang thấp thỏm, trông chờ các chùm Thông tư 01;02;03;04/2021/TT-BGDĐTsẽ có hiệu lực vào ngày 20/3 sắp tới đây. Liệu những thông tin lương mới của giáo viên có thật sự tăng mạnh như nhiều người vẫn đang kỳ vọng?

Lương mới lợi cho người trẻ, thiệt với giáo viên có thâm niên

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng III, giáo viên mầm non hạng II đều có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II, giáo viên mầm non hạng I đều có hệ số lương 4.0 đến 6.38;

Ảnh minh họa, nguồn: Tạp chí Tài chính.

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng I đều có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.

Nhìn vào các mức lương này nhiều người cũng sẽ nhầm tưởng lương giáo viên sẽ tăng cao vì hệ số bậc lương cuối cùng của giáo viên các hạng cũng tăng cao so với trước đây (trước là 3.99; 4.89 và 4.98 thì nay là 4.98; 6.38 và 6.78).

Nhưng đối chiếu với các quy định thì việc chuyển xếp lương trong thực tế mức chênh lệch giữa bậc lương cũ và mới (cùng hạng) sẽ không nhiều.

Nguyên tắc xếp lương căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Một điều đáng nói nữa, không ít giáo viên sau khi đã được chuyển xếp lương mới thì dạy đến khi về hưu vẫn chỉ đạt được lương bậc thứ 4, thứ 5 là nhiều. Và như thế sẽ không có cơ hội chạm đến mức lương cao cuối cùng.

Ví dụ như chính bản thân người viết, tính đến hiện nay tôi dạy đã 27 năm, lương hiện hưởng hạng II (cũ) bậc 8 hệ số là 4.65, nếu chuyển sang hạng II (mới) chỉ ở bậc 3 hệ số lương 4.68. Và 3 năm lên một bậc cho đến khi tôi về hưu, lương cũng chỉ ở bậc 5 với hệ số 5.36.

Hay, một giáo viên bậc trung học cơ sở (hạng II) hiện đã ăn lương kịch khung 4.98, khi chuyển sang lương mới (cũng hạng II) sẽ nhận lương bậc 4 với hệ số lương 5.02.

Thời gian công tác còn lại của giáo viên này khoảng 6 năm thì khi về hưu lương cũng chỉ ở bậc 6 với hệ số lương 5.7.

Thực hiện chế độ tiền lương mới, giáo viên trẻ mới là nhóm được hưởng lợi nhiều nhất.

Nếu như trước đây, giáo viên có bằng đại học nhưng dạy tiểu học vẫn ăn lương trung cấp, thì thực hiện chế độ tiền lương mới họ sẽ được xếp vào giáo viên tiểu học hạng III nhận mức lương khởi điểm là 2.34 (trước đây phải đi dạy gần 6 năm mới đạt được).

Và sau 9 năm, những giáo viên này nếu được thăng hạng II sẽ nhận được hệ số lương là 4.0 mà trước đây phải 12 năm mới đạt được hệ số lương này.

Vì thế có thể nói thực hiện chế độ tiền lương mới thì lương giáo viên không giảm, giáo viên trẻ được hưởng lợi nhưng giáo viên dạy lâu năm khi thâm niên bị cắt thì tổng thu nhập sẽ giảm đi đáng kể.

Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định lương giáo viên sẽ không giảm nhưng tổng thu nhập sẽ giảm đối với giáo viên có thâm niên từ 10% trở lên.

Lương tăng ít, thu nhập giảm nhiều

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), khẳng định việc lo lắng về lương có thể giảm của giáo viên là không có căn cứ.

Lý do là bởi hiện nay chính sách về lương của giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đang được thực hiện theo Nghị định số 204 ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Cùng với đó, chính sách này còn căn cứ vào các văn bản sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 14/2012, Nghị định số 17/201, Nghị định số 117/2016.

Theo đó, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên đều tăng hằng năm, chẳng hạn như mức lương cơ sở năm 2016 là 1.210.000 đồng/tháng, đến năm 2019 tăng lên mức 1.490.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở năm 2020 tiếp tục được tăng lên cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới vào năm 2021. [1]

Ông Hoàng Minh Đức khẳng định lương giáo viên sẽ không giảm là đúng, tuy nhiên ông quên mất rằng thu nhập thực nhận của giáo viên mới là vấn đề, và ông không đề cập đến việc, khi giáo viên bị cắt phụ cấp thâm niên thì sẽ ảnh hưởng đến tổng thu nhập thế nào?

Người mới vào ngành (sau ngày quy định về lương mới có hiệu lực) hưởng lương cao hơn các đồng nghiệp đã có nhiều năm công tác, lương mới vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ chứ không phải hiệu quả công việc, thử hỏi như vậy có công bằng?

Tăng lương cơ sở thì toàn bộ công chức, viên chức cả nước đều được hưởng chứ riêng gì giáo viên? Nhưng cắt phụ cấp thâm niên chỉ mình nhà giáo lâu năm thiệt thòi.

Lương cơ sở mỗi lần tăng nhiều nhất cũng chỉ khoảng 8% nhưng có những giáo viên công tác trên 10 năm, 15 năm, thậm chí 30 thì mất đi chừng ấy % lương đâu phải là ít?

Luật Giáo dục đã quy định giáo viên không còn phụ cấp thâm niên và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Vì thế, việc giáo viên bị cắt thâm niên gần như sẽ không có gì thay đổi. Vấn đề chỉ là thời gian, năm 2022 thay vì 2021 bắt đầu thực hiện chính sách tiền lương mới.

Thâm niên không còn, như gia đình tôi 2 vợ chồng đều là giáo viên lâu năm, một tháng sẽ mất đi 57% phụ cấp thâm niên từ nghề giáo mà lâu nay vẫn quen gọi là lương (chứ không chia ra lương bao nhiêu, phụ cấp các loại bao nhiêu) quả là một số tiền không nhỏ.

Tôi đang hưởng mức lương hạng II, bậc 8 hệ số 4.65, phụ cấp ưu đãi 35%; phụ cấp thâm niên 27%. Tính chi tiết: Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng là 1.870.695 đồng; Phụ cấp ưu đãi là 2.424.975 đồng. Lương và phụ cấp 6.928.500 + 1.870.695+ 2.424.975 = 11.224.170 đồng. Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm =10.045.000 đồng.

Theo quy định mới, tôi sẽ được xếp qua hệ số lương mới của giáo viên tiểu học hạng II với bậc 3 hệ số 4.68; Nếu mất đi tiền thâm niên 27% (1.870.695 đồng) thì lương thực nhận 1 tháng chỉ còn là 6.973.000 +2.440.620 = 9.413.620 (đồng). Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 8.425.190 (đồng).

Lương mới tôi chỉ được tăng 44.700 đồng nhưng một tháng tôi đã mất đi 1.870.695 đồng tiền phụ cấp thâm niên.

Tương tự, chồng tôi hiện đang hưởng mức lương hạng II bậc trung học cơ sở bậc cuối cùng 4.98; phụ cấp ưu đãi 30% và phụ cấp thâm niên 33%. Tiền phụ cấp thâm niên 1 tháng là 2.448.000 đồng; Phụ cấp ưu đãi là 2.226.060 đồng. Lương và các phụ cấp: 7.420.200 + 2.448.000 + 2.226.060 = 12.094.926 đồng.

Lương chồng tôi thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 10.824.959 đồng.

Theo quy định mới, nếu giữ nguyên hạng II thì chồng tôi sẽ chuyển qua bậc 4 hệ số lương 5.02. Nếu mất thâm niên 33% (số tiền 2.468.000 đồng) thì thu nhập 1 tháng chỉ còn là 7.479.800 + 2.243.940 = 9.723.740 đồng. Lương thực nhận sau khi trừ 10.5% bảo hiểm = 8.702.748 đồng.

Chuyển hệ số lương, lương mới của chồng tôi tăng so với lương cũ chỉ 44.000 đồng nhưng mỗi tháng chồng tôi đã mất đi 2.468.000 đồng.

Cả 2 vợ chồng chúng tôi sẽ mất 1.870.695 + 2.468.000 = 4.338.695 đồng.

Nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cũng lâm vào tình trạng như thế. Sẽ thật không công bằng cho các nhà giáo đã cống hiến bao nhiêu năm cho nền giáo dục nước nhà từ những ngày giáo dục còn vô vàn khó khăn, đến lúc gần về hưu mức lương vẫn không thể đảm bảo được một cuộc sống tối thiểu cho gia đình.

Đã có khá nhiều lời hứa giáo viên sẽ sống được bằng lương nhưng vẫn chưa được thực hiện, đã có những khẳng định khi thực hiện xếp lương mới dù không tăng nhưng vẫn sẽ bằng mức lương cũ, mà lương ở đây giáo viên chúng tôi hiểu là thu nhập thực nhận từ ngân sách trả cho công việc dạy học chính khóa, chứ không ai tách riêng đâu là lương đâu là phụ cấp.

Vì vậy nên chúng tôi vẫn cứ hy vọng nhà nước sẽ có cách điều chỉnh lương hợp lý, tránh thiệt thòi cho những giáo viên có thâm niên công tác với ngành lâu năm.

Tài liệu tham khảo:

[1] https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/khong-co-chuyen-luong-giao-vien-se-giam-871698.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Phan Tuyết
TIN VÀ BÀI LIÊN QUAN:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét