Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

20200822. BÀN VỀ SỰ CỐ 'NÓI NHỊU' CỦA BTV VTV

          ĐIỂM BÁO MẠNG               

VÍ NGƯỜI BÁN HÀNG RONG LÀ 'KÝ SINH TRÙNG': NHỊU LÀ THẾ NÀO ?

NGỌC VÂN /DV 18-8-2020

Hình ảnh có thể có: 1 người
Biên tập viên Anh Quang trong bản tin tài chính sáng ngày 17/8

(Tin tức thời sự) - Biên tập viên VTV xin lỗi vì đã đọc nhịu khi nói người bán hàng rong là "ký sinh trùng" nhưng chuyên gia ngôn ngữ lại có ý kiến ngược lại.

Chiều tối ngày 17/8/2020, biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam (VTV) Nguyễn Quang Anh đã viết trên trang mạng cá nhân với nội dung xin lỗi sau sự cố ví người bán hàng rong ở TP. HCM là "ký sinh trùng" trong bản tin tài chính phát sóng vào buổi sáng cùng ngày.

Biên tập viên này cho rằng, bản thân mình đã đọc nhịu, khiến khán giả xem truyền hình bị hiểu sai nội dung muốn truyền tải, gây ra những sự phản cảm không đáng có.


Vi nguoi ban hang rong la 'ky sinh trung': Nhiu the nao?

"Trong lúc dẫn bản tin sáng nay về câu chuyện mưu sinh của các gánh hàng rong tại TP.HCM thời dịch Covid-19, do sơ suất, tôi đã đọc nhịu 1 câu dẫn, khiến khán giả xem truyền hình bị hiểu sai nội dung muốn truyền tải, gây ra những sự phản cảm không đáng có.


Đây hoàn toàn là sai sót của cá nhân tôi trong quá trình truyền tải thông tin tới khán giả. Trong khi nội dung của phóng sự là góc nhìn chia sẻ, đồng cảm với những người bán hàng rong vất vả mưu sinh, chứ không có bất kỳ một ý coi thường nào" - biên tập viên Anh Quang viết.

Tuy nhiên, ngay sau đó trang mạng cá nhân của biên tập viên Anh Quang bị khoa lại khiến cho mọi người không thể vào đọc được lời xin lỗi của nhân viên VTV.

Trước lời xin lỗi của biên tập viên Anh Quang, nhiều nhà ngôn ngữ học của Việt Nam đã đặt ra những câu hỏi, người dẫn chương trình này vì sao đọc nhịu? Nếu biên tập viên này đọc nhịu vậy thì sự thực muốn ví người bán hàng rong với cái gì?

GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam phân tích, ký sinh trùng được cho là một loài vật ăn bám, sống dựa vào một thực thể khác. Nếu ví người bán hàng rong như "ký sinh trùng" là phủ nhận công lao động vất vả của họ, biến họ trở thành một kẻ lười biếng, chỉ biết sống dựa dẫm vào một người khác.

Vi nguoi ban hang rong la 'ky sinh trung': Nhiu the nao?
Viên tập viên Anh Quang trong bản tin tài chính sáng ngày 17/8.

"Với quan niệm của người dân Việt Nam, ví người khác là ký sinh trùng giống như một sự làm xúc phạm danh dự. " - vị chuyên gia cho biết.

Ông Hiệp đặt giả thiết, biên tập viên của VTV có đọc nhịu là thật thì cũng chỉ là "ký sinh" thành "ký sinh trùng". Ngay bản thân từ "ký sinh" cũng thể hiện sự chê trách người đó chỉ hưởng thụ, không làm gì. Từ này dành cho người bán hàng rong là không hợp lý.

Đồng quan điểm, nhà  phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng nhìn nhận việc nói những gánh hàng rong như những ký sinh trùng cho thấy sắc thái khinh miệt.

"Ký sinh trùng", hay "ký sinh" đều không đúng và khó có thể thể chấp nhận trong văn cảnh này. Ký sinh chỉ hình thức sống bám vào loài khác. Còn ký sinh trùng chỉ những sinh vật sống trên vật thể khác, hút chất dinh dưỡng của chúng.

“Đối tượng được nói đến không chỉ là một sự vật trừu tượng mà là thân phận của những con người. Bởi vậy, khi dùng câu chữ nào đều phải rất cân nhắc”, ông Phạm Xuân Nguyên nói.

Liên quan đến vụ việc này, trả lời báo chí, ông Nguyễn Thành Lương, Phó Tổng Giám đốc VTV cho biết phải xem lại bản tin đó.

Tuy nhiên nêu quan điểm về từ được BTV dùng, ông Lương khẳng định: “Về quan điểm dùng từ đó không đúng”. Ông Lương cho biết sẽ kiểm tra lại và trả lời cụ thể sau.

Ngọc Vân

'NHỊU' TRÊN SÓNG QUỐC GIA, BTV TRUYỀN HÌNH PHẢI KHÓA FACEBOOK VÌ BỊ DÂN MẠNG NÉM ĐÁ

KHÁNH LINH/ VietTimes 18-8-2020

VietTimes – Trên nhiều diễn đàn, dư luận đã tỏ ra bức xúc khi nghe BTV của Đài Truyền hình Việt Nam dùng từ “ký sinh trùng” khi đang dẫn nội dung về những người bán hàng rong đường phố, trong bản tin Tài chính – Kinh doanh 17/8.
Ngay lập tức, nhiều người phản ứng dữ dội về vấn đề này. Cộng đồng mạng cho rằng, BTV đã lên sóng thì ít nhiều phải đọc qua kịch bản, không thể có chuyện sai những lỗi “sơ đẳng” như vậy. Thậm chí, một số người còn cho đây là hành vi miệt thị người lao động, cần xử phạt nghiêm minh.

Lên tiếng về vụ việc này, tài khoản Facebook có tên “Wang Phố Cổ” - trang cá nhân chính thức của BTV này  - đã đăng bài xin lỗi khán giả.

"Trong lúc dẫn bản tin sáng nay về câu chuyện mưu sinh của các gánh hàng rong tại TP.HCM thời dịch COVID-19, do sơ suất, tôi đã đọc nhịu một câu dẫn, khiến khán giả xem truyền hình bị hiểu sai nội dung muốn truyền tải, gây ra những sự phản cảm không đáng có.

Đây hoàn toàn là sai sót của cá nhân tôi trong quá trình truyền tải thông tin tới khán giả. Trong khi nội dung của phóng sự là góc nhìn chia sẻ, đồng cảm với những người bán hàng rong vất vả mưu sinh, chứ không có bất kỳ một ý coi thường nào. Hiện cá nhân tôi đã viết bản tường trình và nhận các hình thức xử lý kỷ luật của cơ quan" – tài khoản viết.

Tuy nhiên, động thái này càng khiến cộng đồng mạng thêm bức xúc. Tài khoản Luân Lê đã bày tỏ quan điểm, cho rằng vụ việc này không chỉ quy trách nhiệm về cá nhân. Bài đăng thu hút hàng nghìn lượt tương tác, hàng trăm lượt chia sẻ. Nhiều người đồng tình với ý kiến này, yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam phải có trách nhiệm đính chính và xin lỗi.

“Biên tập viên, dẫn chương trình đã lên tiếng xin lỗi có tính cá nhân, nhưng tôi đang tự hỏi, một chương trình được kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung và từng câu từ, qua nhiều khâu thẩm định, không thể dùng từ “ký sinh” (động từ), và càng không thể nói nhịu thành “ký sinh trùng” (danh từ) khi đang dẫn nội dung về những người bán hàng rong đường phố.

Tôi hiểu rằng ai cũng có lúc mắc phải cái sai và cần được sửa sai. Nhưng trong trường hợp này, nếu không có từ “ký sinh” thì sẽ không thể bị quán tính thêm từ “trùng” vào sau đó. Vì vậy, ngoài chuyện cá nhân, đây là chuyện của đài truyền hình chứ không thể là sai sót có tính cá thể của một người.

Tôi lo lắng rằng, khi họ đã dùng từ “ký sinh” tức là họ đang nhận thức tiêu cực (khinh miệt) về một “nghề” mưu sinh của nhiều con người nghèo khổ trong xã hội hiện thời. Không thể dùng từ “ký sinh” cho bất cứ một hình thức lao động kiếm sống tử tế và đàng hoàng nào” – tài khoản Luân Lê lên tiếng.

Hiện tại, BTV này đã khóa tài khoản “Wang Phố Cổ”.

Tối qua, Tuổi Trẻ Online cho biết đã liên lạc với ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng ban Thư ký biên tập của Đài Truyền hình Việt Nam - và ông này cho biết BTV Anh Quang - người đọc bản tin nói trên - đã có lời xin lỗi chính thức tới khán giả trên trang cá nhân và đài cũng sẽ có hình thức xử lý đối với lỗi này

'KÝ SINH TRÙNG' VÀ 'KÝ SINH'

KIM DUNG PHẠM/ BVN 19-8-2020

Cả tối qua, cứ dân mạng sôi sục vì bản tin và lời bình của bình luận viên của nhà đài (THTU) ví những người bán hàng rong là "ký sinh trùng". Khi nghe khái niệm đó, mình trố mắt ngạc nhiên- không hiểu nổi một cơ quan truyền thông lớn lại để cho những hạt sạn lớn đến vậy- miệt thị những người dân lao động buộc phải mưu sinh trên hè phố. Rồi đọc trên mạng, thấy nói đã xin lỗi, nên mình không muốn đưa- vì sự dốt nát kém cỏi của một cá nhân- nhân sự nhà đài. Thế nhưng được biết sự xin lỗi sau đó- thay vì dùng cụm từ "ký sinh trùng" nhà đài lại dùng cụm từ "ký sinh"? Và lại đổ cho khiếm khuyết- nói "nhịu".Lại một lần nữa ngạc nhiên.

Vì "ký sinh trùng" là một danh từ chung, chỉ những phần tử nhỏ li ti mắt không nhìn thấy sống bám vào một vật thể, cơ thể người chẳng hạn, hút máu mà sống. Còn "ký sinh" là động từ, chỉ trạng thái sống bám vào vật thể, cơ thể người... Cả hai cụm từ này, tuy khác nhau- thiếu một chữ "trùng" nhưng vẫn giống nhau, là sống bám vào một vật thể lớn hơn, làm hại vật thể đó.

Còn nói nhịu, là một trạng thái của con người có khiếm khuyết về ngôn ngữ, bị tác động bởi tâm lý, thần kinh, mà sinh ra nói những từ không chính xác, lặp đi lặp lại nhiều lần trong câu nói.

Khi dùng "ký sinh trùng", và "ký sinh"- những phần tử li ti, sống ăn bám, so sánh ví von những thân phận nghèo khổ, phải mưu sinh bằng những gánh hàng rong, là nhà đài hiển nhiên miệt thị đồng bào mình.

Khi xin lỗi, đổ cho tại nói nhịu, là nhà đài ngụy biện, không hiểu sự khác biệt của cụm từ "nói nhịu" là thói quen của người có khiếm khuyết ngôn ngữ

Như vậy, xin lỗi mà vẫn không phải xin lỗi, chỉ là ngụy biện, và lộ thêm cái dốt về sự hiểu biết của mình

Chả trách cư dân mạng bất bình .

K.D.P.


ÔNG TRẦN BÌNH MINH CÓ BIẾT CHUYỆN KHÔNG ?

HOÀNG TUẤN CÔNG/ BVN 19-82020

Việc VTV ví những người bán hàng rong là sống "kí sinh" và "kí sinh trùng" trên các con phố là sai sót rất nghiêm trọng.

Cộng đồng mạng phẫn nộ và chia sẻ thông tin này suốt từ sáng tới giờ.

Vậy mà nhà đài vẫn giữ nguyên lời dẫn bản tin ngày 15/8/2020, với lời bình luận "những gánh hàng rong vốn được xem là SỐNG KÍ SINH trên các con phố này".

https://vtv.vn/…/nhung-ganh-hang-rong-chat-vat-vuot-bao-cov…

Vì sao vậy?

Hoá ra VTV tin rằng: ví hàng rong "sống kí sinh" không sai; chỉ "kí sinh trùng" mới sai. Bởi thế, BTV (đeo kính), người đọc trong bản tin 17/8/2020, đã nói lời xin lỗi, và nhận hoàn toàn trách nhiệm do "đọc nhịu một câu" (đúng ra là một "tiếng" = "trùng").

Cũng có thể, BTV này đã quen miệng gắn thêm tiếng "trùng" vào sau "kí sinh". Nhưng trong trường hợp này VTV vẫn sai. Vì dù vô tình hay hữu ý, thì cách ví von này cũng vẫn vang lên như một sự miệt thị, xem thường những người bán hàng rong nghèo khổ.

Khi một bản tin đã được chính thức đăng tải có nghĩa nó là tiếng nói của cơ quan truyền thông, không còn là chuyện của cá nhân phóng viên nữa. Bởi vậy, người đứng ra xin lỗi cũng không phải là BTV nữa, mà là ông Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

Người ta có thể chấp nhận và thông cảm sai sót do cá nhân bất cẩn, thậm chí là dốt. Nhưng đến giờ VTV vẫn cho là họ đã đúng khi dùng từ "kí sinh" để chỉ sự mưu sinh của những người bán hàng rong thì thật khó hiểu.

Không lẽ ông Tổng GĐ Đài truyền hình Quốc gia không biết chuyện này? Hay ông biết mà xem thường dư luận, hoặc là ông...cũng dốt nốt?

P/S:

Xin dẫn lại Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên-bản Vietlex): "KÍ SINH • 寄生 đg. [sinh vật] sống trên cơ thể các sinh vật khác, bằng cách hút chất dinh dưỡng từ cơ thể các sinh vật ấy".

"Kí sinh" dùng theo nghĩa bóng được hiểu là "ăn bám". Mà "ăn bám" chính là cách mô tả theo nghĩa đen của "kí sinh" hoặc "kí sinh trùng": mọi sinh vật hay thực vật sống kí sinh đều "bám" vào kí chủ để "ăn", tức hút dinh dưỡng (như tầm gửi) hoặc hút máu (như bọ chét, giun sán...).

Tuy nhiên, ví "kí sinh" nặng hơn "ăn bám". Vả lại, đúng như PGS.TS Ngôn ngữ học Hoàng Dũng (Dũng Hoàng) nhận xét: "Dùng "ký sinh" hay "ký sinh trùng" trong trường hợp này phạm đến hai lỗi: (1) Không đúng nghĩa từ; (2) Có tính miệt thị vì xấu nghĩa (pejorative)".

Hình ảnh có thể có: 1 người

Hình ảnh có thể có: văn bản

Hình ảnh có thể có: 1 người

H.T.C.

CHUYỆN 'KÝ SINH'

HOÀNG OANH/ BVN 19-8-2020

Chuyện “ký sinh” gây bão mạng hôm nay có nguyên nhân từ đâu?

Theo mình chỉ có thể bắt nguồn từ một trong hai nguyên nhân sau:

(1) Phát thanh viên và biên tập viên duyệt nội dung chương trình của VTV đều dốt tiếng Việt, nên trong bản tin đầu tiên mới dùng một cụm từ sai là SỐNG KÝ SINH TRÙNG: “...những gánh hàng rong được xem là sống ký sinh trùng lên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao”. Phát hiện cụm từ sai nên bản tin phát lại của VTV đã bỏ đi chữ TRÙNG, chỉ còn cụm từ SỐNG KÝ SINH: “...những gánh hàng rong được xem là sống ký sinh lên trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao”. Cụm từ mới sửa lại này vẫn thể hiện sự dốt tiếng Việt của các phát thanh viên, biên tập viên VTV, khi họ không biết dùng từ nào ngoài cụm từ “sống ký sinh” để chỉ cuộc mưu sinh nương nhờ chốn thị thành của những người nghèo.

(2) Nếu họ không dốt tiếng Việt, thì chỉ có thể là họ đã không thể che dấu sự khinh miệt đối với những người buôn thúng bán bưng chốn thị thành đó! Sự khinh miệt đó thể hiện qua cách họ chọn từ!

Anh phát thanh viên đã lên tiếng xin lỗi trên FB.

Trong lời xin lỗi của cá nhân anh phát thanh viên, anh không thể thừa nhận một trong hai nguyên nhân trên, nên anh nói rằng do anh nói nhịu. Vậy từ gốc nếu anh không nói nhịu thì đó là từ gì?

H.O.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét