Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

20200806. NGHĨ VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TÁC TUYÊN-GIÁO CỦA ĐẢNG
Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo

 

Nguyễn Minh Đào/ viet-studies 3-8-2020


90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng

    

Tháng 10 năm 1986 tôi làm bí thư Thị ủy Châu Đốc, được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu vào Ban thường vụ Tỉnh ủy nhận quyết định điều động về tỉnh làm trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Sau đó, Ban Khoa giáo và Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng hợp nhất  Ban Tuyên huấn thành Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tôi không qua đào tạo cơ bản về lý luận chánh trị, nhận nhiệm vụ này tôi không khỏi băng khoăn, nhưng không thể từ chối.

     Còn nhớ, Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đề ra đường lối đổi mới, khi cùng đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh dự đại hội về, tôi phấn khởi bắt tay hoạch định chương trình hành động đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng tỉnh nhà, với quyết tâm làm được điều gì đó góp phần đưa công tác tư tưởng tỉnh nhà chuyển biến theo kịp xu thế đổi mới của đất nước.

     Những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, tình hình quốc tế diển biến phức tạp. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng tìm lối thoát bằng những con đường với những tên gọi “cải tổ”, “cải cách”, “đổi mới”… không ai giống ai. Hệ quả cuối cùng là sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cái giá phải trả cho chuỗi sai lầm chết người trong đường lối, chánh sách cầm quyền.

     Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, song trên từng lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, bước đi và cách làm như thế nào có hiệu quả, không chệch hướng, tất cả còn ở phía trước! Trong khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tan rã ảnh hưởng không ít tinh thần – tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nước ta, niềm tin sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đất nước giãm sút, nghĩ rằng Liên Xô là thành trì cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới còn sụp đổ, rồi đây sẽ tác động dây chuyền đến Việt Nam sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian! 

     Công tác tư tưởng của Đảng nói chung, Đảng bộ An Giang nói riêng những năm tháng ấy đầy khó khăn, thách thức! Phải nói gì, làm gì để giử vững niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin ở tương lai dân tộc đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đòi hỏi cơ quan và người làm công tác tư tưởng, cũng như các cấp ủy đảng và người lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải tìm cho ra lời giải… Và, lời giải ấy đã biểu hiện trong đường lối, chánh sách của Đảng và Nhà nước, từng bước tháo gở khó khăn thách thức, đưa đất nước phát triễn như ngày nay.

     Đã qua rồi những tháng năm sóng gió ấy, mới thấy bản lĩnh lãnh đạo tuyệt vời của Đảng và sức chiến đấu kỳ vĩ của Dân tộc ta. Ngày nay, vị thế Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, sự ổn định chính trị - xã hội, cùng chánh sách đối ngoại rộng mở, sự thân thiện của người Việt Nam và thắng lợi trong “cuộc chiến” chống dịch Covid 19 được bạn bè thế giới mến mộ, hướng đến Việt Nam là một đất nước đáng sống.

     Giáo dục là một trong hai chức năng chủ yếu ngành Tuyên giáo của Đảng. Dân ta có câu “Dạy con dạy thuở còn thơ…”. Cha mẹ muốn con nên người phải chăm lo dạy con ngay từ thuở còn thơ. Đó là chuyện gia đình, suy rộng ra đối với một dân tộc cũng vậy, muốn dân tộc cường thịnh phải lấy giáo dục làm đầu, ngay từ khi con người còn thơ ấu. Đảng và Nhà nước ta nhận rõ điều đó, nên xem giáo dục là quốc sách. Thế nhưng, thực trạng nền giáo dục nước nhà có nhiều điều để nói.  

     Ngày nay, đời sống xã hội ta bất an, tội ác lộng hành, đạo đức suy đồi, những giá trị truyền thống gia đình Việt Nam bị hủy hoại, tệ tham nhũng, lãng phí đang là căn bệnh mãn tính làm nghèo đất nước…! Tất cả phải chăng bắt nguồn từ lổ hỏng “trồng người” của ngành giáo dục! Các trường phổ thông ngày nay đều treo khẩu hiệu nơi trang trọng “Tiên học lể, hậu học văn”. Khẩu hiệu nầy tôi thấy ở trường học từ thời tôi học vở lòng, nhưng không biết các thầy cô giáo ngày nay dạy học trò chử “lể” thế nào, chứ ngày xưa các thầy cô giáo dạy học trò chử “lể” rất cụ thể, như: Ở nhà phải vâng lời cha mẹ, ông bà, đi phải thưa, về phải trình, gọi dạ bảo vâng, ra đường gặp người lớn tuổi hay đám ma phải nhường đường, giở nón cuối đầu; với bạn trang lứa không được xưng hô mầy tao, mi tớ, không được gây gổ, đánh lộn v.v…

     Tôi nghĩ, đó là tinh hoa của nền giáo dục nước nhà ngày xưa nhưng ta phủ nhận, xem đó là “phong kiến”, là “cổ hủ”… Trong thời gian dài nhiều thập niên qua, nền giáo dục nước nhà từ nhà trường, gia đình và xã hội buông lõng giáo dục làm người, gây ảnh hưởng xấu, nếu không muốn nói làm hỏng một bộ phận thế hệ con người ngày nay! Có lần tôi nghe một vị đại biểu phát biểu trong Quốc hội rằng: “…Tình trạng bạo lực học đường, bạo lực trong bệnh viện, các vụ thảm án giết nhiều người và còn nhiều những câu chuyện động trời khác…, cử tri lo lắng và tâm tư rằng:“Ước gì đời sống kinh tế vật chất được như hiện nay, còn đạo đức xã hội lại được như ngày xưa”.

     Và, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh trong một bài tham luận về giáo dục rằng:  “Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông báo động về vấn đề giáo dục nhân cách. Trên thế giới, triết lý giáo dục phổ biến là dạy và học để làm người. Chỉ khi biết “làm người”, nghĩa là có nhân tính, thì mới có thể có cái khác, còn nếu không gây tai họa cho xã hội hoặc chẳng làm được gì cả…”

                                                                        N.M.Đ

 

Tác giả gởi cho viet-studies  ngày 3-8-20


TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CS 'MỞ ĐƯỜNG' HAY ĐANG 'TỤT HẬU' ?

LÝ VĂN SINH/ BBC 22-7-2020


Trung tuần tháng Bảy năm 2020, Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo " Công tác Tuyên giáo của Đảng - 90 năm một chặng đường vẻ vang:Thành tựu và tầm nhìn ".

Đã có hơn 90 bài viết tham gia hội thảo, nhưng không phải ai cũng được đọc chúng. Những vấn đề bàn ở đây là dựa trên những gì mà báo chí và truyền thông nhà nước công bố từ hôm 15/7 vừa qua mà tác giả tiếp cận được.

Khởi thủy thế nào?

Thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, tiến tới giành chính quyền, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong cuộc vận động các tầng lớp người dân và cả cán bộ đảng viên nữa tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Ban Tuyên giáo các cấp từ trung ương đến địa phương đã làm tốt nhiệm vụ của họ từ năm 1930 đến năm 1975 và có thể đến trước đổi mới kinh tế (1986). Ngày đó, phần lớn đảng viên sống vì lý tưởng cao đẹp: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, " ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Họ nêu gương " đảng viên đi trước, làng nước theo sau ", " không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng ". Có thể nói đó là thời lãng mạn cách mạng.

Thời đó cán bộ - đảng viên nêu gương " cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ", " mình vì mọi người, mọi người vì mình " thực sự chứ không phải trên đầu môi, chót lưỡi. Ngày đó không ai chạy chức, chạy quyền, chạy cơ cấu, nghĩa là không có kẻ bán, người mua chức - quyền.

Góc phố Hà Nội
AFP

Chụp lại hình ảnh,

Góc phố Hà Nội

Còn nay ra sao?

Ngày nay, dưới tác động của đổi mới kinh tế, xã hội Việt Nam bị phân hóa giầu nghèo ngày càng sâu sắc; nạn tham nhũng hoành hành từ ngoài đường đến văn phòng các cơ quan nhà nước, từ lực lượng vũ trang đến cơ quan bảo vệ pháp luật; các nhóm lợi ích xâu xé tài lực quốc gia; tầng lớp dân oan, mất đất ngày một đông đảo; độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng bởi người đồng chí phương Bắc cùng ý thức hệ, v.v. Và đó là những thách thức rất khắt nghiệt đối với người làm tuyên giáo.

Thêm vào đó, cuộc cách mạng tin học đã tước đi sự độc quyền thông tin của bất kỳ chính quyền nào. Trong bối cảnh đó ngành Tuyên giáo liệu có thể " Tạo ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân "?

Liệu có thể "phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc"? Liệu có thể " xây dựng môi trường văn hóa, xã hội an toàn, lành mạnh, xây dựng con người mới Việt Nam"?

Tôi không biết trong số hơn 90 tác giả tham gia viết bài, có ai làm các điều tra xã hội học nghiêm túc đủ để đưa ra những kết luận định tính trên?

Mặt khác, sự băng hoại đạo đức không buông tha những người làm tuyên giáo. Hai ông Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ăn hối lộ to chỉ trong một vụ làm ăn. Họ bị phạt tù nhiều năm. Trớ trêu thay, hai ông Son - Tuấn rao giảng đạo đức cách mạng, học theo gương cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa hùng hồn hơn ai hết. Hóa ra họ là những kẻ cơ hội, tay phải viết sách dạy đạo đức cách mạng, tay trái ăn cắp công quỹ quốc gia. Vậy thì kết luận rằng, ngành Tuyên giáo góp phần " xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh " liệu có thuyết phục?

Có duy ý chí?

Nhà lãnh đạo Tuyên giáo của ĐCSVN coi ngành này có nhiệm vụ "đi trước - mở đường", tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận cùng là các nhiệm vụ đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống suy thoái đạo đức - tư tưởng - lối sống, " tự diễn biến, tự chuyển hóa " của các đồng chí của ông trong Đảng và đoàn kết dân tộc, thống nhất nhân tâm. Tóm lại, ngành Tuyên giáo có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng.

Vấn đề là ngành này, với đội ngũ lý luận gia đông đảo có thực ĐI TRƯỚC - MỞ ĐƯỜNG? Ông cựu Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (tiền thân của Ban Tuyên giáo) Hà Đăng xác quyết rằng "thành tựu quan trọng về lý luận mà ĐCSVN đạt được qua gần 35 năm đổi mới là đã hình thành một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã ở Việt Nam".

Lập luận này chứng tỏ ông Hà Đăng đã không theo kịp thực tiễn xã hội Việt Nam ngày nay. Nó trái với nhận định của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương đảng CSVN, Giáo sư Phùng Hữu Phú, như báo chí nhà nước của Việt Nam tường trình, rằng lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ " là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được " và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vẫn theo báo chí truyền thông chính thống Việt Nam, từng nói " Chúng ta chưa nghiên cứu tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã hội".

Điều này có nghĩa là Ban Tuyên giáo trung ương nếu cứ quyết tâm tìm kiếm chủ nghĩa xã hội cho Việt Nam sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa, công tác tổng kết thực tiễn, nêu lý luận dẫn đường cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa.

Và, một khi chưa làm được điều đó thì tự cho mình có thiên chức đi trước - mở đường chỉ là chuyện mong ước chủ quan, duy ý mà thôi.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Giảng viên, nhà nghiên cứu sử học, từng làm việc nhiều năm tại Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC VÀ TUYÊN GIÁO LỌC LỪA...

THU HÀ/ TD 3-8-2020

Hơn tuần qua, mặc dù người dân phát sốt vì dịch bệnh bùng phát trở lại, giết chết người, nhưng nhiều người đã phải lên tiếng, bàn luận về bài viết của TS Vũ Ngọc Hoàng: Tuyên giáo phải nhằm khai hóa văn minh cho dân tộc, cũng như bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, đã khai tử các nhà văn.

Ban Tuyên giáo có nhiệm vụ gì? Theo quyết định số 144-QĐ/TW, ngày 8/8/2018, thay thế Quyết định số 113-QĐ/TW, ngày 9/7/2012, của Bộ Chính trị khóa XI nêu rõ: “Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ“.

Vậy nếu Tuyên giáo dốt, thì hậu quả thế nào?

Đã có một “ông trùm” tuyên giáo Nhị Lê đăng đàn trên báo nói rằng, đảng Cộng sản “tự mình ngày càng xứng đáng trở thành dân tộc“, gây ra nhiều bàn tán, chỉ trích trên cả nước. Rồi một Hoàng Chí Bảo kể chuyện đến phun dãi, ba xạo, bịa đặt về chuyện thời thơ ấu, chuyện ông bà cha mẹ, tình yêu… của Hồ Chí Minh, cứ như thể ông ta là ông Hồ nhập xác, lên đồng.

Còn Vũ Ngọc Hoàng, một người cả đời ôm đống lý luận Mác- Lê nin đến nỗi hai lần xuất huyết não nhưng vẫn chưa chịu buông. Tranh thủ “gom” mấy ngàn mét vuông đất vàng công sản để xây biệt thự trước khi nghỉ hưu, lại còn rêu rao “Tuyên giáo phải nhằm khai hoá văn minh cho dân tộc”.

***

Mới đây, hôm 31/7/2020, nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ, tổ chức ở Hà Nội. Bài phát biểu “xúc động” này có đoạn:

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên ‘Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ’ (thơ Lê Anh Xuân)…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm dự lễ kỷ niệm 90 năm Tuyên giáo

Trong số những nhà văn mà Ban tuyên giáo Trung ương mượn miệng Thủ tướng “khai tử” họ trên chiến trường, có năm nhà văn đã sống thêm vài chục năm sau thời “chống Mỹ, cứu nước”, trong đó có nhà văn vẫn còn sống cho tới ngày nay:

– Nguyễn Trung Thành, tức Nguyên Ngọc, Nguyễn Ngọc Báu, sinh năm 1932, quê Thăng Bình, Quảng Nam, với các tác phẩm: Đất nước đứng lên; Trên đường chúng ta đi; Rừng xà nu…

– Nguyễn Sáng (1932-2014) tức Nguyễn Quang Sáng, quê Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang, với tác phẩm Chiếc lược ngà, Mùa gió chướng…

– Anh Đức (1935-2014) tức Bùi Đức Ái, quê Châu Thành, An Giang; tác phẩm “Hòn đất”.

– Trần Hiếu Minh (1921-2001) tức Nguyễn Văn Bổng, Vương Quế Lâm…, quê Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam, với các tác phẩm: Con Trâu; Áo trắng.

– Phan Tứ (1930-1995), tức Lê Khâm, quê Quế Sơn, Quảng Nam, cùng quê với ông Nguyễn Xuân Phúc, với các tác phẩm: Mẫn và tôi; Người cùng quê.

Từ trái sang theo chiều kim đồng hồ: Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Bùi Đức Ái, Nguyễn Sáng và Phan Tứ. Photo Courtesy

Cả năm vị này có nhiều điểm giống nhau. Họ là quân nhân, đảng viên ĐCSVN, dân miền Nam tập kết ra Bắc sau đó quay lại chiến trường miền Nam. Cả năm ông đều được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Bốn ông được trao, riêng Nguyên Ngọc từ chối đề cử và tất nhiên không nhận phần thưởng đó. Đến tháng 10/2018, Nguyên Ngọc tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản.

Trước 1975, cả năm ông nói trên được xem là “tuyên giáo thứ thiệt”. Bởi ngòi bút của họ phục vụ cho Đảng, bịa đặt, thổi phồng những tội ác chưa từng có để quy chụp, lên án quân đội Mỹ và VNCH, kích động hận thù trong dân chúng và tuyên truyền, cổ vũ đánh nhau giữa hai miền Nam – Bắc.

Văn của họ điêu luyện đến nỗi khiến người ta nhắm mắt, bỏ ngoài tai tất cả. Trí thức miền Nam bỏ vinh hoa phú quý, chạy ra bưng biền. Học sinh bỏ trường, nhảy núi, chít khăn tang trên đầu, đi ném lựu đạn, ám sát, giết người không gớm tay. Những bà mẹ chất phát cả tin, ném vào lửa đạn những đứa con trai mình có được…

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN có thói quen đọc những bài phát biểu cấp dưới viết sẵn. Bài do cán bộ Ban Tuyên giáo viết, và cũng đã xin lỗi. Nhưng ở tầm Thủ tướng một quốc gia, ông Nguyễn Xuân Phúc không hề xem trước, là điều khó chấp nhận. Vì nếu có xem trước, dù dốt văn cỡ nào, ông Phúc cũng nhận ra vài nhà văn xứ Quảng.

Trong 5 nhà văn, có đến 3 người cùng quê Quảng Nam với ông Phúc, nơi ông từng ngồi ghế Chủ tịch tỉnh.

Ông Phan Tứ là cháu ngoại chí sĩ Phan Chu Trinh, anh họ bà Nguyễn Thị Bình (mẹ Phan Tứ là chị ruột mẹ bà Nguyễn Thị Bình), sở hữu căn biệt thự đẹp như mơ tại góc đường Phan Chu Trinh – Phan Đình Phùng, vốn là nhà quan chức chế độ VNCH. Chỉ là nhà văn, nhưng đám tang Phan Tứ năm 1995 được xem lớn nhất nhì Đà Nẵng, với dàn xe công đưa tiễn lên đến hàng trăm chiếc. Năm ấy, Nguyễn Xuân Phúc là Tỉnh uỷ viên, giám đốc sở của QN-ĐN.

Dối trá và dốt nát ở thể chế cộng sản là điều không phải bàn cãi. Nó gần như là một thứ văn hóa đặc trưng, một hình thái xã hội và đặc tính bản chất nhất của người cộng sản. Báo chí quốc doanh cũng phải đưa lên những “tấm gương” chủ tịch thành phố, quận, huyện chưa học hết cấp hai. Cô gội đầu, mát xa ngồi ghế tỉnh uỷ. Một gã ất ơ, tai tiếng, bỗng mang học vị tiến sĩ, làm trưởng ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng…

Người dân thì khinh bỉ, xem như chấp nhận một sự đau đớn và hổ thẹn đối với đất nước, với xã hội văn minh. Còn giới chóp bu thì xem đó là bình thường, bởi đơn giản họ là “bên thắng cuộc”, thì cai trị bằng hình thái gì chẳng được. Miễn sao, những kẻ đó, khi gia nhập ĐCSVN, phải thề sẽ cống hiến hết mình cho đảng. Trong lời thề, người ấy đưa ra cam kết “… nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật Đảng, bảo vệ bí mật của Đảng, trung thành với Đảng… suốt đời đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản… và không bao giờ phản bội Đảng”. Hệ tư tưởng đó thấm đẫm trong giáo dục, truyền thông và hầu hết mọi ngóc ngách của xã hội Việt Nam.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, đến cướp đoạt đất đai, thành quả của nông dân, tắm máu trong Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi Cải tạo công thương sau 1975 ở miền Nam, bản chất cộng sản không hề thay đổi. Sai thì sửa, rồi tội ác vẫn tiếp diễn. Đảng chỉ quan tâm đến lợi ích của lãnh đạo đảng, chứ không phải người dân hay với chính đảng viên và tôi tớ trung thành.

Dối trá và dốt nát ở thể chế cộng sản là điều không phải bàn cãi. Nó gần như là một thứ văn hóa đặc trưng, một hình thái xã hội và đặc tính bản chất nhất của người cộng sản. Báo chí quốc doanh cũng phải đưa lên những “tấm gương” chủ tịch thành phố, quận, huyện chưa học hết cấp hai. Cô gội đầu, mát xa ngồi ghế tỉnh uỷ. Một gã ất ơ, tai tiếng, bỗng mang học vị tiến sĩ, làm trưởng ban cố vấn kinh tế cho Thủ tướng…

Người dân thì khinh bỉ, xem như chấp nhận một sự đau đớn và hổ thẹn đối với đất nước, với xã hội văn minh. Còn giới chóp bu thì xem đó là bình thường, bởi đơn giản họ là “bên thắng cuộc”, thì cai trị bằng hình thái gì chẳng được. Miễn sao, những kẻ đó, khi gia nhập ĐCSVN, phải thề sẽ cống hiến hết mình cho đảng. Trong lời thề, người ấy đưa ra cam kết “… nghiêm khắc tuân thủ kỷ luật Đảng, bảo vệ bí mật của Đảng, trung thành với Đảng… suốt đời đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản… và không bao giờ phản bội Đảng”. Hệ tư tưởng đó thấm đẫm trong giáo dục, truyền thông và hầu hết mọi ngóc ngách của xã hội Việt Nam.

Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, đến cướp đoạt đất đai, thành quả của nông dân, tắm máu trong Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, rồi Cải tạo công thương sau 1975 ở miền Nam, bản chất cộng sản không hề thay đổi. Sai thì sửa, rồi tội ác vẫn tiếp diễn. Đảng chỉ quan tâm đến lợi ích của lãnh đạo đảng, chứ không phải người dân hay với chính đảng viên và tôi tớ trung thành.

Sự dối trá, bịp bợm ấy là thành quả của tuyên giáo. Một xã hội xảo ngôn, người dân bị bưng bít, thì những đứa trẻ lớn lên cũng sẽ chỉ tin vào Đảng và Bác. Nhà trường “phải là nơi làm cách mạng”, phải gieo cho được hận thù giai cấp.

Quay lại câu chuyện bài diễn văn của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ban Tuyên giáo đã “xin lỗi Thủ tướng và các văn nghệ sĩ”. Nhưng có người đặt câu hỏi, liệu cái sai này đến từ sự dốt nát của Tuyên giáo, hay họ cố tình “chơi” ông Phúc, cho dư luận châm chọc, sỉ vả trước cuộc chạy đua giành ghế đại hội XIII?

Lời xin lỗi đăng trên tạp chí Tuyên giáo

Với năm nhà văn kể trên, bốn ông đã về thế giới bên kia. Chỉ mỗi Nguyên Ngọc còn sống, nhưng “tự chuyển hoá” khi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản. Có lẽ ông ý thức được sự xấu xa, biến tướng của cái đảng mà mình suốt một đời theo nó. Tuổi ngoài tám mươi, hình như ông không muốn mang của nợ búa liềm, như “lưỡi dao đồ tể” bên mình, khi về với đất Mẹ.

Thật ra, nếu cả năm ông đều còn sống đến hôm nay, thì cũng bị xem như hết giá trị lợi dụng. Văn của các ông không phải là văn học đích thực, nên giá trị cũng chẳng trường tồn. Tuyên giáo hôm nay có “khai tử”, gọi hồn các ông đi theo thế hệ Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… âu cũng là cái giá mà các ông phải trả cho quãng đời cầm bút “thờ ma” của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét