Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

20141112. BÀN VỀ CỤM TỪ "NHẠY CẢM"

ĐÔI ĐIỀU BÀN VỀ CỤM TỪ “NHẠY CẢM”

NGÔ THẾ BÍNH
Nếu gõ cụm từ “nhạy cảm” trên công cụ tìm kiếm Google chúng ta sẽ nhận được 595.000 kết quả trong vòng 0,25 giây. Như vậy chỉ riêng giao tiếp với nhau trên mạng, tức chưa kể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ nói, viết truyền thống người Việt đã ‘đụng chạm” tới  trên nửa triệu cụm từ “nhạy cảm”. Tuy nhiên không hẳn người ta đã hoàn toàn hiểu và thống nhất với nhau về định nghĩa và hoàn cảnh sử dụng cụm từ này.
  Nhiều năm trước trên  các trang: vn.answers.yahoo.com [1]; vn.answers.yahoo.com [2]; đã có những cuộc trao đổi khá sôi nổi, thú vị của cư dân mạng xoay quanh chủ đề: “ nhạy cảm là gì ?”  Qua văn phong, nikname  có thể nhận thấy các ý kiến chủ yếu của giới trẻ, thiếu tính khái quát, chặt chẽ và pha trộn đùa cợt. Xin dẫn ra 1 ý kiến  được cho tương đối nghiêm túc của cư dân có nickname Tế Điên Đin [2]  như sau:
“- Nghĩa hẹp: nhạy cảm là một vùng trên cơ thể, chỉ chạm nhẹ vào là ảnh hưởng, chấn động toàn thân (như những nơi cù lét). 
- Nghĩa rộng: một vấn đề, một sự việc trong xã hội mà chỉ động nhẹ lập tức gây xôn xao, phản ứng, chấn động đến một số đông người, dư luận XH như các v/đề về tôn giáo, niềm tin, dân tộc... 
- Người nhạy cảm: Người dễ bị kích thích (tâm lý) hơn người khác khi bị những tác nhân bên ngoài do vô tình hay cố ý. Thường là người đa sầu, đa cảm, người có máu lãng mạn, hoặc có những nổi đau thầm kín đang cố đè nén mà chưa quên được...





Một hình ảnh có thể gây nhạy cảm. Ảnh internet

 “Nhạy cảm” có thuật ngữ Hán Việt tương đương là “mẫn cảm” (). Để tìm nghĩa “chính thống” của chuyên gia, lần theo Hán Việt từ điển cũng trên mạng [3] thì “mẫn cảm” (nhạy cảm) được giải nghĩa như sau:
1. Một bệnh thần kinh, đối với tình huống bên ngoài dễ có phản ứng nhanh chóng và mạnh bạo.
2. Phiếm chỉ có cảm thụ và phản ứng (tâm lí, sinh lí) vượt quá mức độ bình thường, nhạy cảm, bén nhạy. Như: "nhĩ biệt thái mẫn cảm, ngã bất thị tại thuyết nhĩ" ,  anh đừng quá nhạy cảm, tôi không nói gì tới anh cả.
3. Tế nhị, dễ gây ra tranh chấp.
Như: "giá thoại đề thái mẫn cảm, cha môn tạm thì bất đàm" ,  chuyện này rất là tế nhị, chúng ta tạm thời không bàn đến.
  Tổng hợp các thông tin mang tính diễn giải bằng ví dụ trên đây, người viết bài này xin nêu một số ý kiến khái quát sau:
- Nhạy cảm  có  chức năng ngữ pháp là động từ hay tính từ.
- Với chức năng động từ: Nhạy cảm biểu thị phản ứng mau lẹ, dễ dàng so với thông  thường của người nào đó  trước những tác động bên ngoài vào các giác quan. Phản ứng có thể  tạo ra những diễn biến  về mặt tư tưởng, tình cảm, tâm lý, sinh lý,  xử lý công việc…
- Với chức năng tính từ: Nhạy cảm biểu thị tính chất của những vấn đề dễ gây ra tranh cãi, khó giải quyết vì  đụng chạm đến nhiều người không đồng nhất về quan điểm, trình độ hiểu biết, đặc biệt  là quyền lợi. Nhạy cảm cũng biểu thị tính chất của sự việc xảy ra dễ làm kích động tư tưởng, tâm lý, lòng tin… của nhiều người.
- Nhạy cảm xét theo hành vi hay tính chất của vấn đề (sự việc) không nhất  thiết là xấu hay tốt tùy thuộc vào tác dụng cụ thể đối với cá nhân và cộng đồng cũng như cách giải quyết vấn đề.  Ví dụ: một người có hoàn cảnh gia đình éo le, có nỗi đau thầm kín rất nhạy cảm với những lời “đụng chạm” của đồng nghiệp ngay cả khi họ không cố ý. Đây là nhạy cảm có hại, vì nó chỉ làm người đó sống  khép kín xa cách với đồng nghiệp, không nhận được sự trợ giúp khi cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa đồng nghiệp lựa chọn “quay lưng” với người ta, phải tìm cách gần gũi, giải tỏa nỗi đau thì sự nhạy cảm nêu trên sẽ không còn.   Một công nhân có các giác quan thính nhạy hơn người bình thường là điều kiện nhận biết sớm với tình huống mất an toàn lao động sắp xảy ra trên nơi làm việc. Đây là nhạy cảm có ích,  giúp công nhân đó mau chóng mau chóng khắc phục các nguyên nhân mất an toàn, giảm được thiệt hại v.v…
   Các vấn đề: Trung Quốc bành trướng xâm lược Biển Đông; Vinashin, Vinalines làm ăn thua lỗ hơn 90 ngàn tỷ đồng; Dự án bauxite Tây Nguyên không hiệu quả; tham nhũng và nợ công  ở mức báo động,…đều được coi là những vấn đề nhạy cảm, vì không chỉ gây bức xúc lòng dân, làm mất lòng tin của dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước… Đây là vấn đề (sự việc) gây nhạy cảm xấu, nhưng điều đó không có nghĩa khắc phục bằng cách né tránh, không nhắc tới nó, không minh bạch hay xuyên tạc thông tin, không cho mọi người bàn luận tìm cách giải quyết. Thực chất của những vấn đề nhạy cảm nêu ra ở trên là sự đụng chạm tới những nhóm lợi ích rất khác nhau, đặc biệt là nhóm lợi ích cầm quyền. Những người hèn nhát+kém hiểu biết+ vô cảm+vô trách nhiệm thường dùng 2 từ “nhạy cảm” để ngụy biện cho lý do họ im lặng, hay không thể có sự tranh luận nào. Họ thuộc phái ‘Mackeno’.

Tài liệu tham khảo:

[3]- http://hvdic.thivien.net/?PronMode=0&Word=m%E1%BA%ABn+c%E1%BA%A3m&Dict=0



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét