Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

20141105. NGẠC NHIÊN VỀ LƯƠNG CAO CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC VIỆT!

ĐIỂM BÁO MẠNG
THU NHẬP GIẢNG VIÊN CAO NHẤT LÊN ĐẾN HƠN 1 TỶ/ NĂM
Bài của PHẠM HIỆP& ĐÀM QUANG MINH trên VNN 3/11/2014
 - Lời tòa soạn: Trong bài viết mang tựa đề “Thu nhập thực của giảng viên đại học Việt N­am ở mức khá cao so với thế giới”, các tác giả Phạm Hiệp và Đàm Quang Minh đã nêu ra những kết quả sơ bộ của một điều tra gần đây do một nhóm các nhà khoa học đang làm việc và học tập tại Trường ĐH FPT và Trường ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan) thực hiện.Dưới đây là nội dung bài viết.
thu nhập giảng viên, 1 tỷ đồng
Giảng viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có cơ hội được phát huy khả năng tại một số trường đại học hàng đầu và được trả thu nhập tương xứng. Trong ảnh: SV lưu giữ hình ảnh tốt nghiệp tại Văn Miếu. Ảnh: HA
***
Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/nămSử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk review) và phỏng vấn bán cấu trúc (semi structured interview) với hơn 40 nhà khoa học, giảng viên đã và đang làm việc tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi thu được một số kết quả khá bất ngờ: mặc dù mức lương cứng của giảng viên tại một số đại học hàng đầu ở Việt Nam có thể thấp, nhưng mức thu nhập thực lại khá cao; thậm chí cao hơn mức trung bình tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp hay Argentina.
Bảng 1 thống kê thu nhập trung bình và % lương cơ bản trên tổng thu nhập hàng năm của giảng viên tại một số cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Việt Nam phân theo bốn cấp độ (ThS, TS, PGS, GS) bao gồm:
·        Phân nhóm 1: Các Đại học Quốc gia, Đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính (vd: ĐHQGHN, ĐH Huế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam),
·        Phân nhóm 2: Các trường đại học công tự chủ tài chính (vd: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng),
·        Phân nhóm 3: Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc một số trường đại học công (vd: Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQGTpHCM),
·        Phân nhóm 4: Các trường đại học xuất sắc (vd: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội);
·        Phân nhóm 5: Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước (vd: Trường Đại học Tân Tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học FPT).
·        Phân nhóm 6: Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (vd: Trường Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam).
Theo Bảng 1, có thể thấy, có những giảng viên có thu nhập lên đến gần 500 triệu, thậm chí 1 tỷ/năm từ nguồn thu chính đáng; nhưng cũng có một số ít giảng viên trẻ, chưa có trình độ TS thu nhập chưa đến 100 triệu/năm. Từ Bảng 1, cũng có thể chia sáu nhóm này – cũng là sáu nhóm có nguồn nhân lực và tài chính mạnh nhất cả nước thành 3 nhóm lớn hơn hơn A, B và C. Nhóm C bao gồm các trường thuộc Phân nhóm 1,2,3, có thu nhập trung bình tối đa cho GS khoảng 480 triệu. Nhóm B bao gồm các trường thuộc Phân nhóm 4, 5 có thu nhập trung bình tối đa cho giảng viên trình độ PGS tương đương thu nhập của GS thuộc phân khúc A. Cuối cùng, Nhóm A chỉ bao gồm trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (Phân nhóm 6) với mức thu nhập vượt trội hơn hẳn so với 2 phân khúc còn lại.
 So sánh thu nhập theo năm và phần trăm lương cơ bản trên tổng thu nhập của giảng viên trình độ cao ở một số đại học hàng đầu Việt Nam
Nhóm trườngThSTSPGSGSPhân khúc
1.Các ĐH quốc gia, ĐH vùng trọng điểm không tự chủ tài chính72 (72%)144 (48%)300 (25%)480 (25%)C
2. Các trường đại học công tự chủ tài chính102 (50%)270 (26%)380 (20%)480 (25%)
3. Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học150 (35%)270 (26%)380 (20%)/
4. Các trường đại học xuất sắc /290 (100%)480 (100%)/
5. Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước280 (70%)380 (70%)440 (60%)/B
6. Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài/792 (100%)1080 (100%)/C
Ghi chú:
- Thu nhập được tính theo đơn vị triệu đồng; trong ngoặc là phần trăm lương cơ bản trên tổng thu nhập
- Các ô gạch chéo (/) không có thông tin là do các nhóm trường thuộc Phân nhóm đó có quá ít giảng viên thuộc trình độ tương ứng

Sự khác nhau về chính sách lương – thu nhập giữa các nhóm trường   
Đều nằm trong số những trường trả thu nhập cho giảng viên cao nhất cả nước, nhưng cơ cấu thu nhập – tương ứng với chính sách về lương bổng tại các trường này lại có sự khác biệt rõ rệt.
Nếu như Phân nhóm 4 (các trường đại học xuất sắc) và Phân nhóm 6 (các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài) áp dụng mô hình quản trị đại học theo nguyên mẫu của nước ngoài: trả lương cao tương xứng với trình độ và yêu cầu công việc cao và thậm chí (như trường hợp của Phân nhóm 6) không cho phép giảng viên làm thêm ở ngoài nếu không có sự đồng ý cuả trường thì các trường thuộc Phân nhóm khác (1,2,3,5) lại chọn cách thức trả thu nhập tăng thêm dựa vào đầu công việc trên cơ sở một mức lương cơ bản ban đầu.
Nguồn thu nhập tăng thêm này khá đa dạng và phong phú, từ nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau. Cách đơn giản nhất là dạy vượt giờ (mức giá trung bình hiện nay khoảng 50.000 – 150.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Việt và 200.000-300.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Anh); một cách khác là từ nguồn đề tài, dự án đặc biệt (vd giảng viên tham gia chương trình tiên tiến của Bộ được trả thêm 3 triệu VNĐ/tháng hoặc giảng viên làm nghiên cứu khoa học từ nguồn kinh phí nhà nước được chi khoảng 8-15 triệu/01 chuyên đề - thường thực hiện trong vòng 01 tháng)…. Cơ chế trả thu nhập tăng thêm dựa trên đầu việc cũng phần nào phản ánh trình độ thực của từng giảng viên – bên cạnh chức danh, trình độ chuyên môn của người ấy.
Nhiều giảng viên Việt Nam có mức thu nhập cao hơn mức trung bình tại Nhật, Pháp
Bảng 2 so sánh thu nhập giảng viên tại các đại học Việt Nam (theo nghiên cứu của chúng tôi) với mức thu nhập trung bình của giảng viên tại 28 nước trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Philip Altbach – Mỹ và Liz Reseiberg – Nga năm 2012).
Bảng này không bao gồm thu nhập giảng viên trình độ ThS vì tại phần lớn các nước trên thế giới, giảng viên đều có trình độ TS trở lên.
Để loại trừ các yếu tố về chênh lệch mức sống giữa các nước, số liệu về thu nhập trong bảng này đã được quy đổi theo USD sức mua tương đương (PPP).  Từ Bảng 2, có thể thấy, mức thu nhập trung bình của giảng viên trình độ cao, khá ngạc nhiên là không hề thấp so với thế giới.
Sau khi quy đổi ra USD PPP, giảng viên tại ĐHQG còn có mức thu nhập cao hơn các đồng nghiệp đến từ các nước phát triển hơn như Pháp, Nhật. Thậm ch,í giảng viên thuộc các trường đại học xuất sắc và trường tư có chủ sở hữu nước ngoài còn thuộc hàng cao và rất cao khi so với thế giới. Điều này lý giải tại sao các trường này đã có thể mời được khá nhiều các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc toàn thời gian trong những năm vừa qua.
Bảng 2: So sánh thu nhập theo năm của giảng viên tại các đại học Việt Nam với nước ngoài
NướcTSPGSGS
Armenia4,8606,4567,980
Russia5,1967,40410,920
China3,1088,64013,284
Ethiopia10,36814,48418,960
Kazakhstan12,44418,63627,648
Latvia13,04421,42031,848
Mexico16,03223,29232,760
Czech19,86029,94047,604
Turkey26,07631,16446,776
Colombia23,58032,42448,696
Brazil22,29638,14854,600
Japan34,76441,67655,248
France23,67641,80857,300
Argentina37,81245,06052,620
1. Các đại học quốc gia, đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính19,10039,79163,666
2. Các trường đại học công tự chủ tài chính35,81250,40263,666
3. Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học35,81250,402/
5. Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước50,40258,360/
Malaysia33,88855,53694,368
Nigeria33,09655,54874,748
Israel42,30056,96476,524
Norway53,89259,28070,164
Germany58,62061,69276,596
4. Các trường đại học xuất sắc38,46563,666/
Netherlands41,66463,75685,476
Australia47,16068,55689,988
United Kingdom48,92471,316100,428
Saudi Arabia41,48472,024102,288
United States59,40072,64888,296
India Ghi chú:
- Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF 2013
- Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm các Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng điểm của nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát triển
47,44872,84089,196
South Africa47,12478,372111,960
Italy42,30078,372109,416
Canada68,79686,352113,820
6. Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài105,048143,248/
 Ghi chú: 
- Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF 2013
- Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm các Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng điểm của nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát triển.
Sau gần 30 năm mở rộng giáo dục đại học (kể từ khi trường đại học ngoài công lập đầu tiên ra đời năm 1989) và gần 10 năm đổi mới, cái cách giáo dục đại học theo hướng quan tâm hơn đến chất lượng (kể từ khi Nghị quyết 14/2005/NQ-CP được ban hành), thị trường nguồn nhân lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên chất lượng cao đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Từ chỗ bị chảy máu chất xám trầm trọng trong những năm 1980 – 1990, thời gian gần đây đã chứng kiến nhiều tín hiệu khả quan theo chiều ngược lại.
Nghiên cứu của chúng tôi trên đây cho thấy, trái với cảm nhận chung của xã hội, giảng viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có cơ hội được phát huy khả năng tại một số trường đại học hàng đầu và được trả thu nhập tương xứng; trong nhiều trường hợp thậm chí còn có mức thu nhập hấp dẫn hơn so với thế giới.
  • Phạm Hiệp – Đàm Quang Minh

GIẢNG VIÊN VN KÊU LƯƠNG THẤP NHƯNG VẪN SỞ HỮU NHÀ, XE HƠI
Ghi bởi HỒNG HẠNH/  Dân TRí 5/11/2014

(Dân trí) - “Hãy nhìn vào thực tế các giảng viên đại học rất nhiều người đang sở hữu nhà, xe hơi và có đời sống tinh thần cao, chúng ta có thể tính được mức thu nhập và mức sống thực tế của họ”.
 >> Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

Sau khi Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT và tác giả Phạm Hiệp công bố nghiên cứu khảo sát về lương giảng viên Việt Nam có thu nhập cao nhất hơn 1 tỷ đồng/năm gây bất ngờ lớn, liệu khảo sát này có đúng với mức thu nhập thực tế, có khách quan? Nguồn thu nhập từ đâu?... PV Dân trí đã có trao đổi với TS Đàm Quang Minh về vấn đề này.
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT.
***
Kêu lương thấp nhưng vẫn sở hữu nhà, xe hơi
Nghiên cứu khảo sát về lương giảng viên Việt nam “Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm”mà ông và tác giả Phạm Hiệp đưa ra thật sự là bất ngờ trong thời điểm hiện nay, bởi lâu nay, nhiều nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học, giảng viên liên tục kêu than lương quá thấp không đủ sống. Vậy kết quả khảo sát thu nhập ở đây như các ông thống kê từ những nguồn nào? Liệu có chính xác, khách quan?
Sau khi công bố kết quả này, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi cả ủng hộ và cả hoài nghi. Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 40 nhà khoa học, giảng viên ở các nhóm trường khác nhau để tìm ra câu trả lời. Những người được phỏng vấn đều rất nghiêm túc và có dẫn chứng từ việc đóng thuế thu nhập cá nhân.
Với hiện trạng thiếu minh bạch hiện nay, rất hiếm người muốn công khai việc thu nhập của mình và có xu thế nói giảm thu nhập thực tế. Nhưng hãy nhìn vào thực tế các giảng viên đại học rất nhiều người đang sở hữu nhà, xe hơi và có đời sống tinh thần cao, chúng ta có thể tính được mức thu nhập và mức sống thực tế. Đó là những tín hiệu tích cực của những người có học vấn cao có được thu nhập tốt.
Nhưng cũng phải nói thêm, khảo sát này được thực hiện cơ bản tại các trường ở Hà Nội. Ở các tỉnh khác có thể thấp hơn và ở Tp.HCM có thể cao hơn. Xin khẳng định rằng đây là những thu nhập hợp pháp và được tính thuế đầy đủ.
Ông có nghĩ rằng thu nhập này giảng viên Việt Nam xứng đáng với công sức, trí tuệ đã bỏ ra, hay giảng viên Việt Nam đang được hưởng cao hơn mức vốn có?
Mức thu nhập của giảng viên hiện nay thể hiện đúng bản chất của một thị trường khan hiếm với độ chênh lệch rất cao. Những giảng viên giỏi có thể nhận lương theo giờ khoảng 1,2 - 1,3 triệu đồng nhưng có giảng viên chỉ nhận 30.000 đồng cho một giờ dạy. Mức độ chênh lệch này cao hơn rất nhiều so với mức chênh lệch ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển.
Việc trả lời xứng đáng hay không theo tôi là không phù hợp vì thị trường sẽ phán xét chứ không phải các cá nhân. Các trường tốt đang phải giành giật những thầy cô giáo giỏi và những người giỏi thực sự đang có cuộc sống tốt hơn nhiều. Đây là tín hiệu tốt. Ngay cả các chương trình tiên tiến của các trường công cũng hết sức đổi mới khi sẵn sàng trả 350.000 đồng cho một giờ giảng dạy.
Hiện nay đang có nguồn giảng viên nước ngoài sang Việt Nam làm việc để lấp chỗ trống do giảng viên Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu và tính quốc tế hóa. Các giảng viên này đương nhiên không thể trả lương thấp được và mức thu nhập trên 1 tỷ đồng một năm là khá phổ biến cho các đối tượng này.
Còn đối với trường tư, ví dụ như ĐH FPT thì mức lương như thế nào, thưa ông?
Trường Đại học FPT khá minh bạch trong việc lương giảng viên. Chúng tôi coi trọng giảng viên và so với thu nhập chung thì lương giảng viên ở mức cao so với các cán bộ trong trường. Tổng mức thu nhập của giảng viên nằm trong khoảng 200 - 700 triệu đồng một năm trong đó mức thu nhập tối thiểu cam kết là 136 triệu cho giảng viên cơ hữu. Mức tối thiểu là mức dành cho giảng viên kể cả khi giảng viên không dạy bất kỳ giờ nào.
Ngoài ra, khi các giảng viên nghiên cứu cũng sẽ có thêm thu nhập. Người có thu nhập từ nghiên cứu lớn nhất của chúng tôi đến nay là khoảng 400 triệu.
Nhiều giảng viên đại học tập trung vào chạy sô giảng, ít tập trung vào nghiên cứu
Nhiều giảng viên đại học tập trung vào "chạy sô" giảng, ít tập trung vào nghiên cứu.
***
Thu nhập cao nhưng làm thiếu chuyên nghiệp
Những người đạt mức 1 tỷ đồng/năm là con số rất cá biệt, hay chiếm 1 tỉ lệ nhất định? Tỉ lệ giảng viên trẻ thu nhập dưới 100 triệu đồng/ năm chiếm bao nhiêu %, và có khảo sát nào về việc sau khi đi làm bao nhiêu năm họ sẽ “thoát” được mức “thu nhập thấp” này?
Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích xác định cạnh tranh về nguồn nhân lực và phân nhóm để giúp chúng tôi hình thành chính sách nên không xác định tỷ lệ phần trăm của các nhóm.
Việc thoát khỏi mức thu nhập thấp hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân. Những giảng viên trẻ của FPT có thể đạt mức thu nhập khoảng 300 triệu sau 1-2 năm kinh nghiệm.
Trong nghiên cứu, khảo sát, ông có so sánh đến chất lượng giảng viên hiện nay của Việt Nam với chất lượng giảng viên của các nước? ông có tính đến số lượng GS, PGS của Việt Nam so với số sinh viên hiện có của Việt Nam?
Nếu xét về chất lượng của đại học nghiên cứu thì chúng ta thừa chức danh GS, PGS vì thực chất việc nghiên cứu thực thụ đang ở quy mô nhỏ bé. Tôi cho rằng việc tự xác định mình là quan trọng.
Các trường tùy thuộc vào khả năng mà xác định quy mô nghiên cứu phù hợp, còn lại phải tập trung cho việc đào tạo ứng dụng. Tình trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là nghiên cứu thì lệch lạc mà ứng dụng thì cũng kém. Kết quả là sản phẩm nghiên cứu không dùng được và sinh viên cũng không có khả năng làm việc thực tiễn của doanh nghiệp. Chúng ta không nên mơ hồ hoặc chung chung giữa nghiên cứu và ứng dụng.
Nói một cách thẳng thắn, giảng viên Việt Nam đang thiếu chuyên nghiệp và thu nhập cao hơn các đồng nghiệp nước ngoài. Chúng tôi có giảng viên từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và cả Ấn Độ, Philippines. Mặt bằng chung, họ chuyên nghiệp hơn giảng viên Việt Nam nhiều. Bản thân giảng viên tại FPT cũng được đặt tính chuyên nghiệp lên cao. Trong khi đó hiện trạng chạy sô, dạy lấy được vẫn phổ biến tại Việt Nam.
Trong Nghị định quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học mà Chính phủ vừa ban hành có quy định khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học là các giảng viên được thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE, ông thấy thế nào?
Các trường đại học muốn đi xa, động lực tự thân là nghiên cứu và ISI, SCI hay SCIE chỉ là một trong những con đường như vậy. Thế giới đã đổi từ R&D (research and development) là nghiên cứu và phát triển sang R&D&C có nghĩa là thêm C (commercialisation) để nhấn mạnh thêm nữa tính thực tiễn và thương mại hóa của các ứng dụng nghiên cứu. Tôi không phủ nhận sự cần thiết của các nghiên cứu cơ bản nhưng rõ ràng Việt Nam cần những nghiên cứu phát triển hơn nhiều so với mức hiện có.
Các nghiên cứu này đang dần hình thành và phát triển ở các doanh nghiệp của Việt Nam. Bản thân Tập đoàn FPT cũng đang có những đề tài thú vị và có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ các trường đại học Việt Nam và nước ngoài bên cạnh sự tham gia của Đại học FPT.
Chính những đặt hàng này mới tạo động lực phát triển và cần khuyến khích hơn là các bài báo khoa học đơn thuần dễ dẫn dụ bằng cách nghiên cứu dựa theo. Các nghiên cứu dựa theo đó cũng sẽ có bài đăng trên các tạp chí quốc tế nhưng tính sáng tạo rất thấp và không tạo tiền đề phát triển. Nhưng dù sao đó cũng là một chính sách tốt để khuyến khích nghiên cứu trong thời gian đầu hội nhập với giới học thuật trên thế giới.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh (ghi)

THU NHẬP GIẢNG VIÊN A NAM - THỰC LÀ BAO NHIÊU? 1&2
Bài của BARON TRỊNH/ Blog Baron Trinh/ Quechoa 9/11/2014
 
***
 
I. Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng: Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm. Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng, nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé, không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.
 
 1. Đầu tiên phải xác định cái từ "tỷ", nghe có vẻ rất to, nhưng lại cũng rất bé. Dĩ nhiên là nói về tiền ông Cụ, chứ tiền ông Ô-ba-ma thì chả có ai (sở hữu tỷ Ô-ba-ma) điên và thừa thời gian đi chém zó mấy cái vớ vẩn, lìu tìu của xứ An-nam cả.
 
Đại loại những ông mà trả tiền cho buổi chén anh chén chú dăm người 5-7 triệu thì tỷ bạc là chuyện bình thường. Còn mấy ông mua được cái đầu cá tươi chợ chiều về nấu nồi canh chua để vợ chồng con cái xúm xít vào sụp soạp thì trăm triệu đã là to lắm, nói gì đến tỷ.
2. Đoạn này nói về thu nhập, không nói về lương. Bởi lẽ mấy trường tư trả lương như nào thì tôi chả rành. Nhưng trường công, hệ số lương cao nhất là của giáo sư chỉ là 8.0. Kể cả phụ cấp đương chức, vượt khung 5% và phụ cấp đứng lớp thì thu nhập lương thực tế của giáo sư An-nam chính tắc chỉ tầm 15 triệu đồng/tháng. Nghĩa là một năm thu nhập chả quá 10.000 đô-la. Dạng giảng viên lìu tìu không tính, vì chả vượt qua 200-300 đô-la/tháng.
 
 
Ở đây, bài báo nói về thu nhập, nên tôi cũng nói về thu nhập. Bao gồm lương cứng và thu nhập ngoài lượng. Dĩ nhiên, đối với giảng viên các trường công lập.
 
Tôi chia ra 5 loại hình thu nhập thêm ngoài lương, bao gồm:
 
1.1. Thu nhập chính tắc bằng chuyên môn cao: Nói chính tắc là những thu nhập có đóng thuế thu nhập, hay được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính (có thêm một tý hệ số thực tế hehe) như thỉnh giảng, hướng dẫn nghiên cứu, tham gia nghiên cứu khoa học (cả cho các bộ ngành, tỉnh thành, các tổ chức ngoài nhà nước và tổ chức quốc tế), tham gia các hội đồng tuyển chọn và thẩm định đề tài khoa học, tham gia hội đồng chấm cao học, tiến sỹ,...
 
Những giảng viên trong nhóm này thường là các cây đa, cây đề, chuyên gia trong các ngành. Thường có học hàm, học vị cao. Mức thu nhập phụ thuộc vào tần suất được mời tham gia và uy tín khoa học. Tôi tạm chia làm 3 mức: Thường xuyên, thường và thi thoảng.
 
- Đối với mức thường xuyên, có thể thu nhập ngoài lương trung bình từ 3.000-5.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 2-3% tổng số giảng viên.
 
- Đối với mức thường, có thể thu nhập ngoài lương từ 1.000-3.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 3-5% tổng số giảng viên.
 
- Đối với mức thi thoảng, có mức thu nhập thêm ngoài lương khoảng dưới 1.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 15% tổng số giảng viên.
 
Như vậy, nếu tính thu nhập (cả lương) thì nhóm này có khoảng 3-5% có thu nhập trên 1 tỷ/năm.
 
1.2. Thu nhập chính tắc bằng chuyên môn thường: Nhóm này chủ yếu là thu nhập do dạy vượt giờ, thỉnh giảng và làm thêm cho các trung tâm, công ty thuộc trường. Lý do tôi gọi là chuyên môn thường vì những giảng viên này phần lớn là "thợ dạy". Đi dạy ngoài chủ yếu là "chạy xô" để kiếm thêm. Chất lượng dạy thỉnh giảng từ mức trung bình đến yếu.
 
Mức tiền thu nhập thêm do dạy vượt giờ từ 50.000-120.000 đồng/tiết, mức tiền trả cho dạy thỉnh giảng từ 60.000-180.000 đồng/tiết, tùy thuộc vào học hàm, học vị, thâm niên và quy định của từng trường.
Nhóm này, để có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thì chắc không có, bởi vì nếu trừ lương cơ bản khoảng 120 triệu/năm. Chả ai đủ sức dạy được khoảng 7.500 tiết/năm cả (đó là tính trung bình với mức trả cao là 120.000 đồng/tiết).
 
1.3. Thu nhập chính tắc liên quan đến chuyên môn: Nhóm này chủ yếu là những người làm thêm ở ngoài liên quan đến chuyên môn như mở công ty, trung tâm,... hay đi làm thêm cho một công ty khác. Chẳng hạn một ông giảng viên dạy xây dựng mở một công ty đi thi công từ công trình vài chục tỷ đến cái nhà 500 triệu. Nhóm này có cả người chuyên môn cao ở nhóm 1, cả chuyên môn lìu tìu ở nhóm 2 (thợ dạy), và cả chuyên môn lìu tìu ở mức chỉ hơn kỹ sư họ dạy ra một tý.
 
Đối với người làm thuê thì chắc chắn khó có thể vượt qua mức lương 3.000 đô-la/tháng, nên không thể thu nhập trên 1 tỷ/năm được. Đối với người làm chủ thì khoảng 80% thu nhập từ công ty, trung tâm hơn 1 tỷ/năm (chưa tính lương ở trường). Nhóm đối tượng này chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên.
 
1.4. Thu nhập chính tắc không liên quan đến chuyên môn: Nhóm này thu nhập từ các hoạt động ngoài chuyên môn như kinh doanh, buôn bán, môi giới không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Tỷ dụ như một giảng viên dạy tự động hóa đi môi giới địa ốc, hay một giảng viên dạy tin học kinh doanh nhà nghỉ. Thậm chí cả bán giày dép váy áo hay bỉm trẻ con.
Nhóm này cực đông (ước tính 30-40% tổng số giảng viên), nhưng thu nhập khoảng 1 tỷ/năm lại không nhiều, chỉ khoảng 20-30% trong nhóm.  
***
 
***
1.5. Thu nhập bất chính:Tiền thu nhập bất chính có thể từ các công việc như bán điểm, nhận hối lộ của sinh viên, chạy trường chạy lớp, tham nhũng của công... Nhóm này có mặt của cả các giảng viên của 4 nhóm nói trên. Mức thu nhập thì không thể biết được là bao nhiêu, nhưng có thể nói là rất nhiều.
 
Ví dụ cách đây 5-7 năm, thời tại chức còn là nồi cơm của các trường ĐH. Một giảng viên dạy những môn thuộc loại cực khó hay cực trìu tượng có thể "nhặt" từ 2-5 triệu/1 sinh viên. Một năm lượn chục lớp tại chức thì tỷ bạc chỉ là muỗi.
 
Chính nhóm này làm tha hóa nền giáo dục đại học của xứ An-nam. Làm cho thầy trò cùng họ nhà tôm. cứt lộn lên đầu tất.
 
5 nhóm nêu trên chỉ nói đến những người có nhu cầu kiến tiềm phục vụ cho cuộc sống gia đình và làm giàu. Đối với những đối tượng có điều kiện khá giả, không có nhu cầu kiếm tiền thì không tính (tỷ dụ một cô giảng viên lấy anh chồng quan chức hay doanh nhân giàu sụ).
 
Như vậy, nếu tính đầy đủ ra, thì phải có trên 30-40% giảng viên ở An-nam có thu nhập trên 1 tỷ/năm. Thậm chí nếu nhóm 5 mà nhiều thì tỷ lệ còn cao hơn rất nhiều. Đó là thu nhập, còn trừ ăn tiêu đi họ tiết kiệm được bao nhiêu không tính. Đó cũng là lý do tại sao xã hội vẫn đánh giá, giảng viên đại học giàu đến rất giàu. Đặc biệt là nhóm 3 và nhóm 5.
 
Thế nhưng, nếu để kiếm được 1 tỷ/năm bằng chuyên môn chính thống lại rất ít. Chỉ có khoảng 3-5% như ở nhóm 1 đã nêu. 
 
 
Nếu không có các việc liên quan tý đến chuyên môn. nghề tay trái ngoài chuyên môn và kiếm tiền bất chính thì giảng viên An-nam lại ở mức thu nhập cực thấp so với mặt bằng xã hội.
 
Còn đám giảng viên là các phó giáo sư chạy hội đồng để được phong, tiến sỹ học online đến bán online, thạc sỹ thợ dạy vừa học thêm buổi tối vừa chạy sô công trình lẫn thỉnh giảng,... Nếu tính thu nhập bằng chuyên môn thì chỉ có nước vác rá đi vay gạo để nuôi con thôi. 
 
 
Thực tế là nó như vậy, đám ngẫn ạ. Cứ ở trên zời mà ăn tục nói phét. Khảo sát được mấy chục giảng viên ngồi máy bay đi nước ngoài xoành xoạch rồi kết luận cho gần nửa triệu giảng viên của cái xứ này như chân lý í.
 
Hãm!!!  
***
 
***
II. Vẫn chủ đề về thu nhập của giảng viên An-nam, vì các bạn ngẫn ấy có đề cập là tiền dạy thêm (hay mỹ miều là thỉnh giảng) cũng tương đối, góp phần kiếm tỷ bạc/năm của các giảng viên, nên tôi lại phải khai sáng cho các bạn người zời ấy. Toàn chém chuyện trên mây, khổ!
 
1. Thứ nhất phải rành mạch rằng, chuyện đi dạy thêm của giảng viên đại học khác mấy cô giáo tiểu học luyện bài lẫn mấy thầy phổ thông luyện đại học. Bởi vì nhiều người nói, mấy thầy cô phổ thông dạy thêm nhiều tiền thế thì dạy đại học nhiều phải biêt.
 
Ở phổ thông và tiểu học, các thầy cô lùa đám học sinh ngẫn đến, ra dăm bài tập, giảng giải một tý rồi thu mỗi đứa mỗi buổi từ vài chục đến hơn trăm nghìn, tính lìu tìu tuần 3 buổi với khoảng 50 học sinh thì cũng được khoảng 30-50 triệu/tháng. Những đấy chỉ là phần thiểu số, dăm cô giáo ở các thành phố lớn, mấy thầy luyện thi có tý tiếng tăm. Còn cơ bản ở nông thôn và miền núi, mời bọn trẻ đi học còn khó, nói gì tiền.
 
Giảng viên đại học dạy nó khác, để có thể chém được 5 tiết, mất khối công sức. Tất nhiên trừ đám thợ dạy lìu tìu, cầm bài giảng hay chiếu PowerPoint để đọc, khi mất điện thì ngẫn ngơ như bò con lạc mẹ. Còn thợ dạy là như thế nào thì mời đọc loạt bài "Thầy dạy hay thợ dạy" của tôi biên trên Tuần Việt Nam.
2. Quy định của bộ Dục là khối lượng giảng tối đa của giảng viên một tuần không quá 40 tiết. Có nghĩa, nếu tuần nào cũng giảng 40 tiết thì mỗi giảng viên cũng chả dạy quá 1.500 tiết/năm (đã trừ nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ,...).
 
Nếu một thợ dạy được phân công tối đa như thế, thì khối lượng ngoài chuẩn (280 tiết/năm) còn tầm 1.200 tiết. Và thu nhập tăng thêm ngoài chuẩn này khoảng 72 triệu đồng/năm (tính trung bình 60.000 đồng/tiết ngoài chuẩn, và chưa tính quy đổi). Có nghĩa, thu nhập bằng tiền dạy ngoài chuẩn, tối đa chỉ khoảng 100 triệu/năm (tính cả quy đổi).
 
3. Tuy nhiên, việc dạy 40 tiết/tuần thường bị xé rào. Chuyện giảng viên dạy ngày hơn chục tiết, cả sáng-chiều-tối là chuyện bình thường. Vì sinh viên ngày một đông. Nhưng chắc chắn một điều, không bao giờ tiền dạy ngoài chuẩn gấp 3 lần con số 100 triệu nói trên. Có nghĩa, dù dạy kiểu gì thì dạy, cũng không vượt quá 300 triệu/năm được.
 
Bởi lẽ, để có thu nhập do đi dạy thêm là 300 triệu/năm, người dạy phải dạy được 5.000 tiết (đã quy đổi). Cứ cho là thợ dạy không quá bận bịu việc họp hành, trừ nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ, trông thi đại học, họp hành cơ quan định kỳ,… là khoảng 2 tháng thì thời gian dạy là 10 tháng.
 
Chắc chắn, tính trung bình mỗi ngày thợ dạy không thể dạy quá 10 tiết. Vì chả có trường nào sắp xếp cho dạy liên tục ngày này qua ngày khác. Có thể có ngày dạy tới 15 tiết (3 ca), nhưng cũng có ngày chỉ có vài ba tiết. Thêm nữa, các trường thuê dạy theo môn và theo lớp, chỉ có mấy môn cơ bản như toán, triết, tư tưởng,… là lớp nào cũng phải học, còn dạy chuyên môn thì cực ít lớp. Thường một người đi thỉnh giảng môn chuyên môn cho một trường mỗi kỳ dạy trung bình 5 lớp mà thôi (nghĩa là chỉ dạy được từ 200 - 300 tiết).
 
Cứ tính trung bình 1 tháng 4 tuần, nghĩa là một thợ dạy nếu được dạy tối đa ngày 10 tiết liên tục thì cũng chỉ đạt 2.400 tiết, có nghĩa chỉ thu nhập trung bình được 144 triệu/năm. 300 triệu trên là để nói ở mức tối đa về giá của một giờ dạy vậy.
 
4. Một số thợ dạy đi chạy "sô" bên ngoài, chủ yếu là dạy cho các trường đại học dân lập và cao đẳng. Tiền dạy có cao hơn tý, nhưng chả quá 30-40%. Đại loại là trên dưới 100.000 đồng/tiết (tùy thâm niên, học hàm, học vị).
 
Nhưng để chạy xô thì lại mất thời gian đi lại, thế nên cả thợ dạy nào đều đều ngày hơn 10 tiết như nói ở trên cả. Nếu có cũng chỉ một đợt ngắn, thường từ 2-3 tháng mà thôi. Nên cho dù đơn giá dạy có cao hơn, nhưng tiết dạy lại giảm, và cũng chả vượt quá được số tiền nói ở mục (3).
 
5. Đấy là nói đi giảng ở bậc đại học, còn giảng khác thì thu nhập vô cùng. Tỷ dụ giảng cho mấy tổ chức quốc tế thì mức họ trả từ 20-50 đô-la/giờ là chuyện bình thường. Nhưng chả có mấy người đủ trình để dạy đâu. Và cũng không phải thường xuyên được mời. Những người này trong mức 1 nhóm 1 của bài trước tôi đã biên, rất ít.
 
Còn có một "đám" đi dạy cho mấy lớp liên kết sau đại học, tầm khoảng 1 triệu/tiết. Một ngày chém gió kiếm tầm chục triệu. Nhưng đám này tôi cực khinh, bởi lẽ họ góp phần vào việc bán bằng giả, bằng dởm đang nở rộ ở xứ An-nam, làm đảo lộn các giá trị về đạo đức học thuật, về bằng cấp, về tôn sư trọng đạo (nên tôi gọi là đám là vậy). Mặc dù phần nhiều trong họ học hàm học vị cao và khả kính. Chỉ có bọn mua bằng mới nhiều tiền để trả cho đám này mức ấy, chứ còn giáo sư đi thỉnh giảng ở các trường công lập chả bao giờ vượt quá 200.000 đồng/tiết, kể cả dạy nghiên cứu sinh.
 
6. Có câu chuyện của đồng nghiệp trong trường, cách đây cũng đã 5-7 năm, hồi còn dạy theo niên chế.
 
Có một môn khó (theo nhiều nghĩa), sinh viên học lại cực đông, và thời đó học lại chỉ dạy vào thời điểm hè. Một đồng nghiệp dạy học lại rất nhiều lớp, phần vì sinh viên đông, phần vì giảng viên ngoài Bắc không vào đủ. Thế nên hơn 2 tháng hè dạy cả ngày lẫn đêm, ngày nào cũng từ 10-14 tiết (sáng 5 tiết, chiều 5 tiết, tối 4 tiết).
 
Tiền dạy học lại hơn hay tháng đó đâu được mấy chục triệu, đồng nghiệp khác xuýt xoa, ông này dạy được nhiều tiền thật.
 
Gần hết đợt dạy, thấy đau bụng không chịu được, đi khám. Thì ra bị xuất huyết dạ dày. Nghe đâu nằm viện điều trị hơn tháng. Tiền dạy chả biết có đủ tiền thuốc không? Chắc giờ nghe đến chuyện ngày dạy 3 ca thì ớn lên tận óc.
 
Kể thế để thấy, chả ai dạy được từ ngày này qua ngày khác, ngày nào cũng đằng đẳng hơn chục tiết được. Nên ở trên có nói, thu nhập dạy thêm có thể được đến 300 triệu/năm, nhưng là tính ngày nào cũng dạy. Dạy thế, chả là thần thánh cũng yêu tinh quái vật, vì ngày nào cũng giảng 3 ca thì chắc chả còn thời gian tắm táp ngủ nghỉ ăn ỉa nữa.
 
Tôi thuộc loại chém gió ổn, bi-bô đôi tiếng không thèm liếm mép. Hành trang đi giảng có mỗi viên phấn, ngoài chuyên môn còn có thể chém từ chuyện Lạc Long Quân ly dị vợ đến chuyện bến Nhà Rồng. Cũng chả phải dạy nhiều, năm nào cũng hơn chuẩn có tý. Vậy mà hôm nào dồn dạy 10 tiết thì về đến nhà cũng oải hết cả người, nhìn thấy cơm như chó nhìn thấy thóc. Đám thợ dạy vừa toét mắt đọc bài giảng, nừa dè chừng sinh viên hỏi câu khó thì có mà dạy bằng mắt.
 
7. Kể thế, để thấy, tiền dạy thêm hàng năm của giảng viên các trường đại học, cả trong lẫn ngoài, không đáng bao nhiêu cả. Nhiều lắm cũng chỉ trung bình hơn chục triệu/tháng mà thôi. Cộng thêm lương và phụ cấp các kiểu khoảng chục triệu nữa thì cũng mới chỉ khoảng 20 triệu/tháng. Có nghĩa thu nhập 1 năm chỉ tầm 250 triệu.
 
Với thu nhập này, nếu mà nuôi vợ và 2 đứa con thì không bóp mồm bóp miệng có khi còn thiếu ăn chứ đừng nói đến mua nhà mua xe. Chả góp phần hình thành 1 tỷ đồng/năm được đâu đám ngẫn ạ.
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét