Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

20210803. GÓP Ý VỀ CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 (5)

ĐIỂM BÁO MẠNG

GÓP Ý VỚI HÀ NỘI CHỐNG DỊCH COVID-19

MẠC VĂN TRANG/ TD 1-8-2021


Hà Nội có ông Chủ tịch vui tính, lạc quan, lại hứa: Nếu để Hà Nội “bung”, “toang” tôi chịu trách nhiệm…, nên cũng thấy “an tâm”?

Tuy nhiên được thấy diễn biến từ “truy vết”, cách ly tập trung F0, F1 đến “vỡ trận” của thành phố Hồ Chí Minh, xin có đôi điều chia sẻ để Hà Nội tham khảo.

1. Chống dịch không thể duy ý chí mà phải khoa học

TP HCM đã ra đủ thứ nghị quyết, chỉ thị, phát động thi đua, “toàn hệ thống chính trị đồng loạt ra quân”, tuyên truyền, phạt nặng… nhưng dịch ngày càng bùng phát, gây hoang mang, “vỡ trận”! Bí thư Nguyễn Văn Nên đã phải mời các nhà chuyên môn để tham vấn và thay đổi chiến lược phòng chống covid-19.

Hà Nội cần sớm lập nhóm chuyên gia phòng chống Covid-19 gồm các nhà chuyên môn ngành Y, dịch tễ học, Y tế cộng đồng, Tâm lý – xã hội … để đề ra chiến lược có cơ sở khoa học, tham khảo vận dụng kinh nghiệm quốc tế, bài học của TP HCM, áp dụng sát thực tiễn Hà Nội. Tránh ban ra các chủ trương, chỉ thị SAI – SỬA – SAI – SỬA… liên tục.

Các nhà lãnh đạo không nên mạnh ai cũng thể hiện vai trò của mình, hô hào, chỉ thị, phán quyết tuỳ tiện làm rối nhiễu thông tin và gây hoang mang thêm.

2. Khi các ca dương tính mới vài chục, 100 – 200 thì còn truy vết, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, bắt F0, F1 cách ly tập trung được. Nhưng khi các ca F0 đã hàng 1.000 thì phải hướng dẫn F0, F1 cách ly tại nhà và những ca nặng mới vào bệnh viện. Cách ly tập trung xô bồ đã gây ra sự phẫn nộ của người dân và nơi đó là những điểm lây nhiễm nguy hiểm nhất.

Không ai có trách nhiệm hơn đối với người thân của gia đình mình, nên cần hướng dẫn để người dân biết xử lý khi có ca F0 cách ly tại nhà ra sao và khi nào cần nhập viện … Cách ly tại nhà là tăng trách nhiệm với mỗi người dân, nhân đạo, tiết kiệm, tránh gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng, xã hội.

3. Chống dịch phải bảo đảm “mục tiêu kép” là đúng, nhưng làm như thế nào?

Xã hội như một cơ thể sống, gồm các hệ thống liên thông, quan hệ mật thiết với nhau. Một hệ thống bị ách tắc, “đột quỵ” là xã hội rối nhiễu, người dân hoang mang… “Mục tiêu kép” phải gồm:

– Một chiến lược phòng chống dịch có bài bản, phải lo hệ thống bệnh viện, nhân lực y tế và các phương tiện kỹ thuật, cũng như chiến lược tiêm vaccine hợp lý. Các nước tiêm vaccine ưu tiên cho người cao tuổi, có bệnh nền, chẳng phải chỉ vì nhân đạo mà chủ yếu là những người đó dễ bị nặng, dễ chết hơn cả; khi đông người già yếu nhập viện sẽ gây quá tải, “vỡ trận”. Còn người trẻ, hơn 80% tự khỏi bệnh, nên không quá lo lắng. Hà Nội đang làm ngược lại!

– Phải bảo đảm cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thiết yếu hoạt động bình thường, giống như thời chiến tranh, ta vẫn bảo đảm…

– Phải bảo đảm hệ thống lưu thông, cung cấp hàng hóa đáp ứng cả Cung – Cầu không ách tắc. TP HCM cấm hết các chợ truyền thống, tập trung vào các siêu thị đã gây ách tắc, bức bối, bất bình trong dân; các chốt “ngăn sông, cấm chợ” đã gây rối loạn cung – cầu nhu yếu phẩm cho thành phố, khiến gây chuyện bi hài: Rau, củ, quả, cá, tôm, sữa… ở ngoại thành thì đổ đi, trong khi các tỉnh ngoài miền Trung, miền Bắc lại phát động đem rau quả “cứu nguy” cho Sài Gòn! Siêu thị là nơi tập trung đông, rất dễ gây nhiễm Covid, trong khi chợ ngoài trời, tổ chức giãn cách lại rất tốt cho mua bán thuận tiện, an toàn hơn, hợp thói quen của dân.

Bảo đảm an sinh xã hội. TP HCM đã “vỡ trận” khi những người lao động tự do, không có thu nhập, không còn tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước… phải bỏ chạy tán loạn về quê, gây hỗn loạn và bao cảnh đau lòng. Hà Nội phải tính toán sao đây?

Tóm lại, “mục tiêu kép” không phải cứ “Chống dịch như chống giặc” và thúc đẩy mấy nhà máy, xí nghiệp lớn sản xuất, xuất khẩu để giữ GDP tăng trưởng, mà phải bảo đảm cho toàn hệ thống xã hội không bị ách tắc, xã hội ổn định và người dân không hoang mang, kiệt quệ…

4. Phải chấn chỉnh chính quyền cơ sở. Khi thực hiện chỉ thị 16, nhiều nơi đã lợi dụng, hành xử vô pháp, vô đạo. Không chỉ Phó chủ tịch phường “bánh mì” ở Nha Trang nổi tiếng ngu, ác …, ở TP HCM nhiều chính quyền cơ sở cũng tác oai tác quái khiến dân tình rất bức xúc.

Có phường còn giao chỉ tiêu “khoán phạt”. Trong 15 ngày thực hiện chỉ thị 16, thành phố đã phạt những người vi phạm 18 tỉ đồng! Rất nhiều cách hành xử vô cảm, máy móc, tàn nhẫn với người dân khiến dư luận bất bình. Nhiều trường hợp chỉ cần nhắc nhở cũng lôi về đồn, giữ phương tiện, phạt nặng; nhiều nhân viên thi hành công vụ đi cãi nhau, chửi nhau, đánh nhau với dân… Phải ngăn ngừa việc lợi dụng chức quyền để “hành” dân, phải kỷ luật thật nặng những viên chức “hành” dân, không chỉ xin lỗi như Phó chủ tịch “bánh mì” Nha Trang là xong…

5. Thôi đừng “ngạo nghễ” tự mãn, giương oai nữa! Người ta cho mình nhiều vaccine và kinh nghiệm quý đó. Phải nghiên cứu học tập kinh nghiệm các nước “sống chung với dịch” để chuyển hướng phòng chống dịch lâu dài. Không thể “Chống dịch như chống giặc”, truy cùng diệt tận được. Vậy phải sống chung với dịch bệnh như thế nào? Vấn đề đặt ra cấp thiết rồi.

QUA VIỆC CHỐNG DỊCH, CÀNG LỘ RÕ CÁCH LÀM NGU CON NGƯỜI

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ TD 1-8-2021

Qua việc chống dịch Covid Vũ Hán, người Việt đã thể hiện nhiều điều tích cực và lộ rõ nhiều tiêu cực. Điều tích cực, tốt đẹp chủ yếu từ đạo đức, tình cảm của người dân. Một số điều tiêu cực xuất phát từ hệ thống quyền lực.

Thông tin đại chúng, đặc biệt thông tin mạng đã phản ảnh nhiều sự việc cụ thể. Trong bài này, vì để tránh dài dòng, tôi không nhắc lại các sự việc (mặc nhiên xem mọi người đều đã biết), mà chỉ phân tích một số tiêu cực trong đào tạo và sử dụng con người thuộc hệ thống cộng sản, nó làm lộ rõ sự tệ hại do cách làm ngu đến mức phản lại lương tri nhân loại.

Không phải chỉ làm ngu dân, mà làm ngu cả đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, từ những người có chút quyền lực nhỏ xíu đến các vị có vai trò lãnh đạo khá cao. Không phải chỉ làm ngu, mà còn làm cho một số người trở nên độc ác.

Ai làm? Không có ai nhận làm cả mà đổ lỗi cho cơ chế, đường lối, chủ thuyết. Mỗi người tự làm ngu mình và mọi người làm ngu lẫn nhau.

Khi biết ý kiến trên đây sẽ có người của Đảng cho tôi là vu cáo, xuyên tạc, phản động, chống đối. Họ sẽ dẫn nhiều nghị quyết, nhiều chính sách, nhiều lớp học về bồi dưỡng cán bộ, đào tạo nhân tài mà Đảng đã tốn bao công sức và tiền của để thực hiện.

Đúng là có những chính sách, nghị quyết và những lớp học như vậy, nhưng chúng đã không có được tác dụng tốt, không đem lại kết quả mong muốn mà chỉ càng làm ngu muội con người. Tại sao vậy? Tại vì mục đích sai, nội dung lạc hậu và phương pháp áp đặt, nhồi sọ.

Múc đích của CS không phải đào tạo ra những người tự do, năng động, sáng tao, mà là đào tạo những chiến sĩ cách mạng trung thành, sẵn sàng phục vụ Đảng, hy sinh cho lý tưởng của Đảng.

Nội dung lạc hậu đó là Chủ nghĩa Mác Lê về đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản, về sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của ĐCS (mà thực chất là sự thống trị độc quyền), về con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản. Những thứ này một thời hấp dẫn, nhưng rồi đã bị phần lớn nhân loại vứt bỏ, thế nhưng đảng CSVN vẫn kiên trì.

Tại sao họ kiên trì, có phải như những lời mà họ thường tuyên truyền là vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Chắc chắn là không phải, đó chỉ là cái cớ để họ vịn vào mà lừa bịp dân chúng, chứ mục đích chính là để họ củng cố đặc quyền đặc lợi của phe nhóm trên cơ sở độc quyền toàn trị.

Đem những thứ bị vứt bỏ để truyền bá, người ta nhầm mà cho rằng như thế là nâng cao nhận thức và lý luận, có ngờ đâu việc đó càng làm ngu con người.

Về phương pháp, đó là cách dạy, cách huấn luyện con người thành những kẻ chủ yếu chỉ biết thừa hành, phục tùng và trung thành. Đó là cách dạy con người làm theo các mẫu có sẵn, không cần và không biết suy nghĩ, đặc biệt là không được phản biện. Tại sao vậy? Phải chăng tại vì mọi việc làm, mọi cách làm, đã có Đảng lãnh đạo vạch ra trong các nghị quyết và chỉ thị? Tại vì nếu để cho mọi người suy nghĩ và phản biện thì Đảng sẽ mất độc quyền?

Trong bài trước đây “Biết gì thế sự ở trong chăn”, tôi đã vạch ra một số cách mà các nhân viên hành chính bắt lỗi, bắt sửa chữa trong hồ sơ tự ứng cử của tôi. Một số điều tôi bị bắt phải làm khi hoàn thiện hồ sơ vượt xa sức tưởng tượng của người có lương tri bình thường. Hình như không phải người ta tìm cách giúp nhau mà là dựa vào sự cứng nhắc của văn bản để thể hiện quyền uy, bắt người khác phục tùng.

Tại sao sự máy móc và cứng nhắc trong việc kiểm tra, kiểm soát, trong các thủ tục hành chính lại thịnh hành trong chế độ quản lý của Cộng sản VN đến mức đáng sợ như nhiều người đã biết, trong khi các thủ tục đó làm khổ người dân rất nhiều, làm kìm hãm sự phát triển và ở các nước dân chủ không nơi nào làm như vậy. Tôi đã cố tìm câu trả lời và đi đến kết luận sơ bộ rằng, đó là do bệnh di truyền của cộng sản, nó có sẵn trong ADN của những tế bào gốc cộng sản.

Trong đảng Cộng sản thì đức tính trung thành và phục tùng được đặt lên hàng đầu. Vào đảng, phải thề trung thành và phục tùng. Tôi đã trao đổi với nhiều đảng viên xem họ sợ điều gì nhất. Đa số trả lời, sợ nhất là bị quy cho tội thiếu trung thành, không phục tùng.

Trong việc giáo dục và huấn luyện của cộng sản hầu như không nghe nói đến đạo hiếu nghĩa, tình yêu thương và tôn trọng con người, làm việc thiện lương và phúc đức. Họ chỉ nói đến đạo đức cách mạng mà nội dung chủ yếu là đấu tranh giai cấp, là trung thành và phục tùng, họ nói đền tình cảm bằng việc tiêu diệt giai cấp thù địch, nói đến nghĩa lý bằng cách tước đoạt như đã làm trong cải cách ruộng đất và cải tạo tư sản v.v…

Việc phải nghiêm chỉnh phục tùng chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên là kỷ luật sắt của cộng sản. Phải chăng vì thế mà Trần Phú phải thực hiện chỉ thị của Đệ Tam Quốc tế để cải đổi Cộng sản VN thành Cộng sản Đông Dương, rồi CSĐD, biết chắc là thất bại nhưng cứ làm Xô viết Nghệ Tĩnh, rồi Đảng Lao động VN phải nghe theo Nga Xô, Trung Cộng để làm cải cách ruộng đất, hợp tác xã nông nghiệp.

Trong thời kỳ CS còn hoạt động bí mật, phần lớn đảng viên cơ sở không biết phải làm gì trong từng giai đoạn. Họ phải chờ chỉ thị trực tiếp của cấp trên. Việc đó đã trở thành thói quen và tính cách. Đến khi CS nắm được chính quyền, thói quen đó vẫn tồn tại và ngự trị. Chính vì thế mà một số quyền của dân ghi trong Hiến pháp vẫn không được thi hành (vì chưa có chỉ thị của cấp trên). Rất nhiều việc khi có Luật rồi vẫn chưa được thực hiện vì chưa có Nghị định. Có Nghị định còn phải chờ Thông tư, có Thông tư rồi phải đợi hướng dẫn.

Khi sự phục tùng đã trở nên thói quen thì việc bắt được người khác phục tùng là một thèm khát quyền uy của những kẻ có phẩm chất thấp kém. Số người này mà được giao cho làm việc công thì đó là tai họa cho dân chúng và cho cả chính quyền. Mà cộng sản lại thích dùng những loại người như vậy.

Trên kia tôi viết: “Không chỉ làm ngu dân mà còn làm ngu các vị có vai trò lãnh đạo khá cao”. Đó là việc người ta phạm lỗi về khoa học, về logic khi vạch chủ trương, đường lối, khi soạn thảo các chỉ thị, nghị quyết, khi ban hành các quy định. Những lỗi như thế trước đây đã có nhiều, do kiêu ngạo và kém trí tuệ, nhưng rải rác nên ít thấy. Gần đây chúng được tập trung hơn, rõ ràng hơn trong công cuộc chống dịch Covid Vũ Hán. Những tai họa gây ra cho dân, trực tiếp là các chốt chặn, các chiến sĩ công an và dân phòng, nhưng chịu trách nhiệm chính phải là người soạn ra và ban hành những chỉ thị, những quy định có chứa những lỗi về nội dung và hình thức.

Để người ta không làm một việc gì thì có thể khuyên hoặc cấm. Đã cấm thì phải thật rõ ràng, cụ thể. Lệnh cấm có chứa yếu tố mơ hồ là một sơ hở lớn để cho những kẻ cậy quyền lợi dụng, ra oai và trục lợi.

Đọc tin cán bộ phường cho rằng, bánh mì không phải lương thực, tin một đại úy phải điện thoại hỏi cấp trên xem rau muống có phải là hàng thiết yếu hay không, đọc bài “Bốn Bộ đồng tình tẩy não quan ngu” mà buồn xót xa. Bốn Bộ đã phải mất nhiều thời gian liệt kê ra hàng trăm thứ được cho là thiết yếu để giải thích cho một điều trong chỉ thị 16. Bình thường không cần và không thể liệt kê cho hết. Dù có kê ra vài trăm, vài ngàn, vài vạn, vài triệu v.v… thì cũng không cách gì kê ra cho đủ được những thứ gì là thiết yếu.

Người dân phòng cần cái bản liệt kê ấy đã bị xem là ngu thì những người làm ra bản đó còn ngu hơn và người viết ra điều liên quan trong chỉ thị còn ngu hơn nữa. Tất cả những cái ngu này có chung nguồn gốc là mục đích, nội dung và phương pháp đào tạo con người của cộng sản đều phạm sai lầm.

Nếu không thay đổi việc đào tạo con người từ gốc thì sửa được cái ngu chỗ này, lại làm phát sinh cái ngu khác mà thôi.

SỐ LIỆU LỞM KHỞM LÀ TÌNH TRẠNG VĨNH CỬU Ở TẤT CẢ CÁC 

QUỐC GIA CHẬM TIẾN

PHẠM THỊ HOÀI/ TD 31-7-2021

Hôm nay là tròn một năm từ ngày Việt Nam ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong dịch Covid-19, bệnh nhân 428. Đến nay, Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế xác định số tử vong là 1.022, trong khi Sở Y tế TP.HCM công bố 1.057 ca chỉ riêng ở thành phố này. Trang tin về dịch Covid-19, cũng của Bộ Y tế, đưa ra một con số khác cho cả nước: 1.161, nhưng chỉ ghi nhận cho TP.HCM 900 ca.

TP.HCM thường xuyên có “số dư”. “Số dư” hiện tại, 157, chưa được Bộ Y tế công bố, coi như những ca nghi chết, không khác những ca tuy đã có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính nhưng chưa được Bộ Y tế công bố, coi như nghi nhiễm.

Số liệu lởm khởm là tình trạng vĩnh cửu ở tất cả các quốc gia chậm tiến. Vì chậm tiến nên số liệu lởm khởm hay vì số liệu lởm khởm nên chậm tiến, đó là vòng kim cô của con gà và quả trứng, chưa kể sự bưng bít, thao túng, bóp méo bởi hệ thống chính trị hay các nhóm lợi ích. Sau một năm rưỡi chống dịch thành công trước thất bại sau, Việt Nam không hề có một nghiên cứu hay thậm chí chỉ một khảo sát về bất kỳ một khía cạnh nào của đại dịch này cho chính mình chứ chưa nói đến đóng góp cho vốn tri thức tăng lên hàng ngày của cộng đồng thế giới. Tất cả các trang thông tin chính thức của mọi cơ quan phòng chống dịch từ trung ương đến địa phương đều nghèo nàn, lạc hậu, cẩu thả, tuyệt đối không tương tác, và không thể cổ hủ xấu xí hơn.

Việt Nam đã trải qua nhiều cấp độ đối mặt với cái chết trong mùa dịch. Ngạo nghễ, kẻ cả, sốc, lo lắng, và bây giờ khi con số tử vong đã thôi được cập nhật hàng ngày để thỉnh thoảng tung ra cái uỵch thì nó chìm hẳn vào sự lãnh đạm. Quan tâm làm gì, khi điều duy nhất luôn được thông báo là người chết đều đã cao tuổi và nhiều bệnh nền. Tuổi trung bình của các ca tử vong vì Covid-19 ở Việt Nam tính đến bệnh nhân 138 là 64,5 (ở Đức, tuổi trung bình của trên 90.000 ca tử vong là 81,5); bệnh nền chủ yếu là huyết áp cao và tiểu đường, hai căn bệnh khá thông thường, có thể điều trị tốt và cho phép một tuổi thọ mãn nguyện.

Rồi Việt Nam sẽ có 1.500 ca tử vong vì Covid-19 như số người chết vì điện giật, 5.000 vì đuối nước, 6.000 vì tự tử, hay 15.000 vì tai nạn giao thông hàng năm? Những con số ấy hoàn toàn vô nghĩa, nếu tiếp tục rơi vào vùng lởm khởm của số liệu và khoảng trống của tri thức. Và tri thức là ưu thế duy nhất của con người trước con virus đáng gọi là vi diệu từ phương diện sinh tồn của tự nhiên này.

Phạm Thị Hoài

ÔNG ĐAM PHẢI 'THA THIẾT ĐỀ NGHỊ BỘ Y TẾ', THÌ...

MAI QUỐC ẤN/ TD 31-7-2021


Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam là Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

​Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là Trưởng Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc.

Vị trí của ông Đam trong Chính phủ là vị trí quản lý cấp trên trực tiếp của ông Long. Vị trí trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid cũng là vị trí quản lý luôn cả Trưởng Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 toàn quốc.

Trong cương vị quản lý của mình về chống dịch nói riêng và trong phân cấp vai trò, quyền hạn Phó Thủ tướng nói chung mà ông Đam phải “tha thiết đề nghị Bộ Y tế” thì…

(Tôi chưa bao giờ cho rằng ông Đam không có năng lực. Mà chỉ thấy một sự cô độc cùng cực. Sự cô độc của một trọng thần không quen mùi yến tiệc mà đã chọn lăn lộn sa trường thành tánh.)

Hy vọng Chính phủ và Nhân Dân Việt Nam còn nhớ 288.000 liều vaccine được tặng bị “ngâm” kho. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long hẳn không quên lý do “chưa có cơ chế” và khi báo chí lên tiếng, thành phố kêu cứu thì Thủ tướng đích thân xử lý mới giải phóng được lô vaccine này tiêm cho dân. Sài Gòn thiếu test nhanh, Bí thư Nguyễn Văn Nên cũng tha thiết và Thủ tướng điều ngay test nhanh bay vào Tân Sơn Nhất.

Tới lúc này, cần tổng hợp lại nhiều điều, trong đó có sự chính danh chính trị mà ông Đam nắm vị trí; và các sự kiện chậm trễ thấy được của Bộ Y tế. Chính phủ nên nhìn nhận lại ai mới là người điều hành cao nhất về chống dịch khi chính Trưởng Ban phòng, chống dịch Covid quốc gia phải thốt ra những lời như vậy

Tôi lưu ý điều này vì ông Đam nói thế để bảo vệ tính chính danh ý kiến của Thủ tướng khi ông Phạm Minh Chính cũng nói sẽ ưu tiên cho Tp.HCM tiêm vaccine. Đó không chỉ là chính danh quyền hạn của ông Vũ Đức Đam mà còn là sự đồng thuận của chính phủ về chống dịch nói riêng và điều hành đất nước nói chung.

Cũng là chính đáng hạn chế tối đa những đoàn xe chở quan tài đậu kẹt cứng trên con đường vào lò thiêu Bình Hưng Hoà.

Cũng là chính đáng hạn chế sự ly tán lòng người. Hãy search cụm từ “Big pharma” kèm danh từ “Việt Nam” trên Google. Nó đang ngày càng nhiều hơn đấy thưa quý vị!

Mai Quốc Ấn

CUỘC CHẠY DỊCH VÀ THƯỚC ĐO CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN

TÂM CHÁNH/ 1-8-2021

Dịch họa đang bộc lộ rõ ràng lớp nghèo mới ở Việt Nam. Một phần trong đó chính là những người lăn lóc chạy dịch trên các nẻo quốc lộ hổm rày.

Đó là một đời sống thế thảm. Không chỉ vì mức độ ngặt nghèo, khốn khó về sinh kế. Quan trọng là họ không có cơ hội tiếp cận bình đẳng về chính trị.

Một chính quyền của dân, do dân, vì dân chỉ là một mớ luân lí sáo rỗng trong cuộc vật vạ chạy dịch của họ. Hoặc khá hơn, đó chỉ mới là một chính quyền nhân đạo, tế chẩn.

Chính quyền ấy tuỳ tâm, để họ kẹt lại ở các cửa ngõ địa phương giãn cách chống dịch, hay buộc họ quay lại nơi họ đã quyết định rời bỏ. Họ bị đối xử bằng thái độ ban ơn, hay chỉ được nhủ lòng thương xót, trắc ẩn. Họ bị trói buộc về ý thức như là những thần dân tuân phục.

Không phải cấp chính quyền nào cũng đã ứng xử tệ hại như vậy với những người chạy dịch. Phú Yên tổ chức liên tục các chuyến xe an toàn đưa hàng ngàn người lao động li hương của họ về quê, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho cả người dân và giúp thuận lợi cho hoạt động phòng chống dịch.

Đó là một cách tiếp cận đúng đắn không chỉ về mặt đạo lí, mà cơ bản là về quyền. Không thể ngăn cản người ta chạy dịch bằng phương tiện xe gắn máy nếu nhu cầu chính đáng ấy không được đáp ứng bằng những dịch vụ bảo đảm.

Nhưng nạn chạy dịch đã không còn là diễn biến nhỏ lẻ, mỗi địa phương đang hành xử bằng quan niệm của riêng mình, đòi hỏi chính phủ phải xắn tay áo vào cuộc.

Trợ giúp những người li hương chạy dịch không chỉ bằng tiếp cận nhân đạo, mà chính yếu là tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân.

Không thể có một chính quyền nào phải mỏi miệng xưng tụng của dân, do dân , vì dân mà để đàn bà, con trẻ vật vướng tìm cách về quê chạy dịch cả.

***

Cần khởi động một chiến lược giảm nghèo mới!

Cần khởi động một chiến lược giảm nghèo quốc gia mà một đối tượng đông đảo, tập trung là dòng người nghèo đang tháo chạy khỏi các vùng đô thị có dịch hiện nay.

Đó là lớp người nghèo mới, vừa không hiện diện trong các danh sách hỗ trợ ở các vùng đô thị, vừa không hiện diện trong các bảng thống kê nghèo đói ở quê hương, bản quán.

Bộ lao động cần chủ trì một kế hoạch tiếp cận và hành động hiệu quả với lớp người nghèo bôn ba, trôi nổi này. Không thể chỉ giao cho địa phương xử lí vấn đề này dựa vào tình tự quê hương theo lối truyền thống.

Tâm Chánh

CHIẾN LƯỢC TIÊM VACCINE

DƯƠNG QUỐC CHÍNH/ TD 1-8-2021

Về khoản này, chắc Việt Nam phải học… Campuchia. Họ gọi là tiêm kiểu nở hoa, tiêm từ lõi các TP lớn rồi toả ra nông thôn. Thế nên Campuchia tiêm khá nhanh và hiệu quả. Tất nhiên họ được Tàu hỗ trợ vaccine Tàu và dân số ít. Nhưng cách làm đó là hợp lý.

Còn ở Việt Nam, chiến lược tiêm trên lý thuyết thì có vẻ hơi đúng với các nhóm ưu tiên. Nhưng soi kỹ thì cũng vẫn rất sai và nên cập nhật theo tình hình mới.

Nhóm ưu tiên bây giờ nên chuyển sang vùng địa lý chứ không phải theo nghề nghiệp nữa. Ví dụ, hiện tại nhóm Công an, Quân đội, Giáo viên… đang được ưu tiên. Nhưng xét kỹ ra thì Quân đội cũng có ‘thế này’ và ‘thế kia’. Nhiều chú lính cảnh chả khác quái gì công chức, khéo còn nhàn hơn, chẳng phải xông pha tuyến đầu chống dịch, cũng chẳng trực chiến hay giao tiếp xã hội nhiều, Công an cũng vậy. Giáo viên thì lâu nay ngồi nhà dạy online là chính, có giao tiếp mấy đâu. Tiêm sớm mà làm gì?

Trong khi đó một nhóm nghề mới cần tiêm sớm thì lại vẫn lừng chừng, đó là anh em tài xế, shipper.

Từ đầu đợt dịch này đến giờ, anh em chống dịch đã có thể rút ra được quy luật của việc lây lan ở các khu vực để có chiến lược vaccine hợp lý. Ví dụ như các tỉnh có tính năng động cao về kinh tế như HCM và các tỉnh miền Đông, các trung tâm kinh tế. Ở trong mỗi TP đó lại có những khu vực dễ toang hơn, đó là các xóm trọ, khu ổ chuột, ký túc xá công nhân, các Khu công nghiệp. Những chỗ đó cần ưu tiên tiêm.

Trong các khu vực nguy cơ cao trên lại ưu tiên cho nhóm yếu thế, dễ chết, đó là nhóm có bệnh nền, tuổi trên 65.

Tất nhiên nhóm trực tiếp chống dịch và làm thiện nguyện trong dịch là phải ưu tiên số 1 rồi. Những người cam kết làm tình nguyện viên hay từ thiện phải được ưu tiên tiêm luôn, vì họ rủi ro cao, lại giao tiếp nhiều với nhóm yếu thế.

Trong khi đó ở Việt Nam hiện tại đang có vẻ tiêm dàn trải, có tỉnh nhà quê lác đác có vài ca dương cũng tiêm một đống cán bộ công chức ngồi bàn giấy. Công an, Quân đội mấy tỉnh ấy cũng chưa cần tiêm vội. Vì xét trên yếu tố dịch tễ nói trên thì mấy tỉnh đó không thể có lý do gì để toang. Thậm chí Chính phủ quy hoạch luôn mấy tỉnh làm chiến khu, đóng cửa thật chặt, để sau có thể làm trại cách ly cho các tỉnh dễ toang lân cận! Chống dịch như chống giặc thì chiến khu cũng là một giải pháp chống giặc đó.

Cái sai khổng lồ nhất của chú phỉnh chính là việc đi tiêm ồ ạt cho các NHÀ TÀI TRỢ QUỸ COVID. Đó là kiểu há miệng mắc quai, nhận tiền của họ đóng quỹ rồi nên phải ưu tiên cho họ tiêm trước. “Ông ngoại” chủ yếu ăn theo nhóm này thôi, vì dễ trà trộn.

Từ sai lầm này dẫn đến mất hết ý nghĩa nhân văn XHCN trong việc phân bổ vaccine công bằng. Có lẽ Covax phải lập chi nhánh ở Việt Nam để chủ động phân bổ vaccine công bằng và hợp lý tới người dân.

Vì việc tiêm chủng vẫn còn rất ít nên vẫn có thể sửa sai được. Sửa sớm ngày nào thì dân đỡ chết chừng đó. Vì việc chống lại con Delta này thực ra chỉ là việc chạy đua tiêm chủng. Tuyên giao hò hét là Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, nhưng giống pháo xịt. Lớn nhất trên TV thôi, vaccine có mấy đâu mà tiêm. Anh em nhẩn nha tiêm vẫn sợ nhanh quá, hết mẹ vaccine thì ngồi chơi à!? Đùa vậy thôi chứ Việt Nam tiêm vẫn quá rườm rà về quy trình. Như bọn Mỹ đi tiêm chỉ việc hạ kính xe ô tô, ngồi trong xe tiêm rồi lái xe ra một góc mà chờ nửa tiếng xem có tác dụng phụ gì không, là xong.

Anh em cột điện Mỹ muốn trốn tiêm thì cứ bơi sang Việt Nam nhé!

Trong diễn biến khác, khi Vạn Thịnh Phát mua được mấy triệu liều vaccine Tàu anh em đang dè bỉu. Đâu cần thắc mắc, có chiến lược hết, cứ lôi đầu bò đỏ ra mà tiêm, 5 triệu chứ 10 triệu cũng hết. Bọn này suốt ngày ca ngợi TQ thì cho bọn nó tiêm là đúng rồi. À, bò đỏ đa phần là anh em 47, QĐND, đố chú nào dám thắc mắc.

Dương Quốc Chính

VÀI VIỆC CẦN ƯU TIÊN ĐỂ SÀI GÒN TRIỂN KHAI SINOPHARM

LÊ NGUYỄN DUY HẬU/ TD 1-8-2021

Về chuyện sắp tới Sài Gòn triển khai Sinopharm, mình nghĩ để chính sách này làm được thì có vài việc cần ưu tiên:

1. THỪA NHẬN: Thừa nhận thực tế rằng việc khuyến khích tiêm Sinopharm trong dân là sẽ rất khó khăn vì tâm lý e ngại đồ Trung Quốc. Tâm lý này cũng không phải từ trên trời rơi xuống mà có công rất lớn của báo chí, hệ thống tuyên truyền trong suốt một năm qua trước ngày bùng dịch. Phải thừa nhận để tìm ra cách giải quyết, bất kể tâm lý này là đúng hay sai. Mắng chửi người có tâm lý này không giải quyết được vấn đề mà chỉ củng cố thêm sự phản kháng của họ.

2. LÀM GƯƠNG: Để chính sách nhạy cảm làm được, không có cách nào tốt hơn là làm gương. Thủ tướng Canada Trudeau vén tay áo lên tiêm mũi Astrazeneca khi dân Canada nghi ngại về hiện tượng đông máu của vaccine này. Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia tiêm Pfizer từ những ngày đầu khi có rất nhiều người Mỹ muốn chờ xem hiệu quả ra sao. Thủ tướng Đức Angela Merkel chọn tiêm Moderna mũi 2 sau khi đã tiêm Astrazeneca mũi 1 để trấn an người dân về hiệu quả của cocktail vaccine. Tổng thống Philippines sắt đá như Duterte cũng tiêm 2 mũi Sinopharm bên cạnh việc doạ nạt người dân. Hay chính phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tham gia thử nghiệm Nanocovax. Họ làm vậy không phải vì họ thương dân, quên mình, lăn xả… mà họ biết rằng điều họ làm giúp ích cho chính sách, cho công việc của họ. Lợi ích cá nhân của chính trị gia trùng khớp với lợi ích chính sách.

Mình có thấy huyện Hóc Môn muốn đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của Sinopharm. Tốt thôi, nhưng một hình ảnh lãnh đạo làm gương tiêm vaccine sẽ có giá trị tuyên truyền hơn gấp trăm lần các bộ máy tuyên truyền và nhiều KOL (vốn chỉ biết chửi người khác ngu trong thời gian gần đây). Nó đồng thời cũng sẽ giải quyết được phần nào hiện tượng lựa chọn vaccine “xịn” mà ít nhất đã có bằng chứng rằng một tỉnh ở miền Trung thực hiện khi họ ra công văn dành vaccine Pfizer cho lãnh đạo tỉnh và cựu lãnh đạo (link dưới comment).

3. TẾ NHỊ: Những người đã tiêm các loại vaccine khác, cũng như những người ở các tỉnh thành không cần tiêm Sinopharm trong thời gian này… tốt nhất là không tham gia kêu gọi mọi người tiêm hay không tiêm Sinopharm (đó là lý do mình xoá bài tối qua mình đăng). Không hẳn là việc những người này làm là đúng hay sai, nhưng đây là việc rất tế nhị và dễ bị suy diễn rằng đem vùng miền ra so sánh, hoặc ở vị trí đặc lợi để chỉ bảo. Ví dụ như hôm qua mình thấy nhiều bạn ở vùng khác dẫn lại link trong đó nói rằng Sài Gòn được ưu tiên 5 triệu liều vaccine (con số trùng khớp với số Sinopharm được nhập về) như bằng chứng cho thấy Sài Gòn không bị phân biệt đối xử.

Mình hiểu là tranh cãi vùng miền bấy lâu nay cũng khiến cho người dân khó chịu, và khi có bất kỳ một dữ kiện nào để chứng tỏ mình đúng thì các bạn sẽ rất phấn khởi. Nhưng hơn thua nhau bây giờ không giải quyết được vấn đề và rất cần sự tế nhị của mọi người. Ngay cả khi bạn nghĩ dân vùng khác được ăn, được nói nên cần mắng lại hay dân vùng này là bolero… thì mình nói thẳng luôn là họ cũng đều là đồng hương, đồng bào của chúng ta cả, và nếu miền Nam không dứt điểm được dịch bệnh thì chỉ 6 tháng nữa thôi miền Bắc và miền Trung cũng sẽ rất mệt mỏi (cứ nhìn vào đóng góp GDP để hiểu).

Cho nên, các vấn đề khác, nghi ngờ, bực dọc, đố kỵ, ganh đua… có thể tạm gác lại, để sau. Nếu bạn nghĩ và tin rằng người dân không nên trì hoãn việc tiêm vaccine, và bạn thật lòng mong miền Nam sớm thoát dịch (và làm hậu phương trong tình huống đến lượt miền Bắc bùng dịch) thì vui lòng cân nhắc những điều mình đề xuất.

Lê Nguyễn Duy Hậu

NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỪ CHỐI TIÊM LOẠI VACCINE KHÔNG 

MONG MUỐN KHÔNG ?

LÊ NGỌC LUÂN/ TD 1-8-2021

Một nghệ sĩ nhắn tin nhờ giải đáp pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong việc lựa chọn loại Vắc-xin để tiêm, câu hỏi như sau:

“Người dân có quyền lựa chọn loại vắc-xin phòng Covid để tiêm không? Hay có nghĩa vụ phải tiêm bất cứ loại nào? Nghệ sĩ nói lên suy nghĩ là mình có quyền từ chối loại Vắc-xin nếu mình nghi ngại vì cơ thể là của mình… Sau đó gửi đường link bài báo của một luật sư trả lời từ chối tiêm sẽ bị phạt 3 triệu và nếu từ chối tiêm dẫn đến mắc Virus làm lây qua cho người khác có thể sẽ bị xử lý hình sự. Nghệ sĩ bảo rất bất an với câu trả lời của luật sư kia. Rất mong giải đáp của LS Hoa Hồng mong manh”.

Hiện thông tin lan truyền và báo chí cũng đăng là có công ty mua mấy triệu liều vắc-xin Trung Quốc và đang phân phối để tiêm cho người dân. Điều đáng nói ở đây là công ty mua vắc-xin Trung Quốc nhưng có văn bản nói nhân viên, cán bộ của mình tiêm loại vắc-xin Châu Âu (Anh Quốc).

Báo Tuổi trẻ từng có bài viết cho rằng vắc-xin Trung Quốc đâu đó xảy ra trường hợp không an toàn nhưng hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận loại vắc-xin Trung Quốc được phép chích ngừa cho con người.

Tôi không đánh giá vắc-xin Trung Quốc có an toàn hay không vì mình không có thẩm quyền và không có khả năng. Cái này nhà nước sẽ có trách nhiệm trả lời và cũng cần giải đáp thắc mắc sự e ngại. Thực tế có việc này.

Tuy nhiên, trước khi có bài viết phân tích pháp lý và giải đáp câu hỏi của nghệ sĩ kia tôi muốn chúng ta, ai quan tâm (và nên quan tâm) dựa theo hiểu biết của mình trả lời các giả thiết sau:

1) Thân thể, sinh mệnh là của mình, hiến pháp quy định bất khả xâm phạm. Vậy có quyền từ chối tiêm vắc-xin mà mình lo ngại không?

2) Dù có thông tin lo ngại nhưng trước diễn biến dịch bệnh vô cùng phức tạp, đặc biệt tại TP.HCM thì người dân có nghĩa vụ bắt buộc phải tiêm loại vắc xin không mong muốn, không đồng ý không?

Lê Ngọc Luân

VACCINE VÀ TẤM GƯƠNG CÁN BỘ

MAI QUỐC ẤN/ TD 1-8-2021

Có câu cán bộ là “đầu tàu gương mẫu”. Tôi thấy cán bộ nước ta thực hiện rất tốt tấm gương cho nhân dân trong việc tiêm vaccine.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long được báo chí thông tin về việc tiêm vaccine. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long là Trưởng Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc nên thứ vaccine Bộ trưởng chọn tiêm chính là một dạng “gương mẫu” mà nhân dân nên noi theo.

Một vấn đề khác, việc hot girl tiêm chủng nhờ có ông ngoại nay đã có kết quả song có một chi tiết đáng chú ý được nêu trên báo chí: Hôm hot girl tiêm là hôm các cán bộ cấp cao tiêm. Cứ xem lại thứ vaccine cán bộ cấp cao tiêm là gì, nhân dân cứ thế mà học tập theo các “đầu tàu gương mẫu”.

Chính phủ đã khẳng định từ đây đến cuối năm sẽ không thiếu vaccine. Trong danh sách vaccine đã công bố, chỉ có 500.000 liều vaccine Trung Quốc tặng và được Bộ Y tế công bố tiêm cho “người dân sống ở các xã giáp biên giới với Trung Quốc, người có nhu cầu trao đổi, hoạt động thương mại, dịch vụ với Trung Quốc và công dân Trung Quốc sống và làm việc trên địa bàn.”

Khi ấy, không có câu nào nhắc tới 5 triệu liều vaccine Trung Quốc như hiện nay.

Với tổng số vaccine Trung Quốc đang có và các báo chính thống trong và ngoài nước đã đăng tải về độ kém hiệu quả; có lẽ lại cần các cán bộ đứng ra tiêm vaccine “làm mẫu” cho nhân dân. Với số lượng 1 cán bộ/11 người dân (sau tinh giảm biên chế số này đã ít đi) thì 5 triệu liều vaccine thực sự cũng chưa đủ cho số cán bộ hiện có của nước nhà tính trên số dân tiêm 1 mũi chứ nói gì 2 mũi.

Cán bộ tiêm hết mới an tâm mà chống dịch. Tiêm sản phẩm của “đồng chí tốt” cũng là phù hợp ngoại giao (nhân dân không có đồng chí với Trung Quốc). Những vaccine của bọn tư bản giãy chết thì cứ để phần nhân dân tiêm là được.

Tục lệ cụng ly của phương Tây bắt nguồn từ việc chứng minh cho người đối ẩm thấy mình không hạ độc. Vaccine Trung Quốc đã về, tôi đề xuất gấp rút đưa nó đến các dự án nhiệt điện, dự án bauxite, dự án thép có cán bộ và nhân công Trung Quốc đông đảo để ưu tiên trước. Đồng chí tiêm cho nhau mới là đồng chí tốt.

Ngoài ra, hoàn toàn hợp đạo lý nếu Chính phủ cho tập đoàn Vạn Thịnh Phát được ưu tiên tiêm 2 mũi vaccine mỗi người.

Thật là công đức vô lượng lắm thay.

Mai Quốc Ấn

LẠI NÓI VỀ VẮC-XIN

NGUYỄN THÔNG/ TD 2-8-2021

Không ít người thuộc loại có hiểu biết kết luận rằng sự tẩy chay vắc-xin Tàu chẳng qua do tâm lý bài Tàu, bởi vì quá bài Tàu nên bị lú lẫn, thiếu khách quan với vắc-xin của nó, v.v..

Tôi nói thật, hàng Tàu tất cả không phải là dở, rất nhiều thứ tốt và rẻ hơn so với thế giới. Cái xe đạp Phượng Hoàng của nó chẳng hạn, xài mấy chục năm vẫn chạy tốt. Nhưng đây là vắc-xin, liên quan tới tính mạng con người, chứ không phải cái xe, mét vải, chiếc điện thoại… dùng rồi bỏ cũng chả sao. Mạng mình, sức khỏe mình, ai chẳng quý, sao lại hồ đồ mắng người ta kén cá chọn canh, chọn lựa này nọ. Bản thân ông bà nào khen vắc-xin Tàu, cứ trưng ngay cái giấy chứng nhận đã chích nó cho mọi người thấy, tính thuyết phục sẽ hơn vạn lời khen.

Mà bài Tàu cũng tốt chứ sao. Nó đầu môi chót lưỡi dẻo quẹo nhưng gây ra bao nhiêu đau khổ cho dân mình nước mình (trừ với đám lãnh đạo thân Tàu) thì bài nó là phải tội à?

Bàn về vắc-xin Tàu lúc này là để cảnh giác trước những hậu họa mà dân có thể phải gánh chịu nếu chích nó, cớ sao lại khuyên lại mắng người ta đã không làm gì thì cứ ngồi yên đừng làm rối. Xin thưa, kiểu an phận sống chết mặc bay ấy mới là đáng lên án, chỉ biết mình chứ không biết đến mọi người.

Lại còn ai đó bảo, ông bà không chích vắc-xin (Tàu) là vô trách nhiệm với cộng đồng, ông bà sẽ là vật chủ làm lây bệnh, cứ vô trách nhiệm thì chống dịch bao giờ mới xong… Xin thưa, khoa học đã chứng minh ngay cả người đã chích rồi vẫn có thể nhiễm bệnh và truyền bệnh cho người khác, chích vắc-xin chỉ giúp bản thân đừng bị nặng thôi.

Thực chất chích vắc-xin là cho cá nhân chứ không phải “vì mọi người” (tôi cho rằng ngay cả nhà cai trị cũng như rất nhiều người nhầm lẫn về điều này). Người đã chích và người chưa chích đều có thể truyền bệnh, sao lại cứ sa sả mắng mỏ người chưa chích. Nếu có mắng, chỉ nên mắng họ chưa có trách nhiệm với chính bản thân mình.


CÂU TRẢ LỜI VỀ QUYỀN LỰA CHỌN VẮC-XIN

LÊ NGỌC LUÂN/ TD 2-8-2021



Mạng xã hội đang náo loạn vụ tiêm vắc-xin, vậy dân có quyền lựa chọn vắc-xin không? Nếu không tiêm có bị phạt? Có bị tù? Dân có nghĩa vụ phải tiêm vắc-xin không? Dưới đây là giải đáp của tôi, hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, bài viết chỉ mục đích duy nhất là chia sẻ pháp luật.

1) Nếu viện dẫn Nghị định 117/2020 ngày 28/9/2020 để cho rằng người dân (không làm trong lĩnh vực y tế) từ chối tiêm vắc-xin sẽ bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là không đúng, vì:

a) ĐỐI TƯỢNG áp dụng, nói cách cho dễ hiểu là nghị định này điều chỉnh “những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC trong lĩnh vực y tế” (Khoản 2, Điều 1). Có nghĩa là cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế mà vi phạm thì mới áp dụng nghị định này để xử phạt. Ví dụ: Địa phương X đang bị dịch bệnh Sởi, Lao… và giả sử có loại vắc-xin mà Bộ Y tế phê chuẩn, WHO phê duyệt nhưng báo chí lo ngại hiệu quả, nước sản xuất công bố chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến việc Giám đốc Bệnh viện, Bác sĩ… từ chối tiêm thì sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Còn người dân không hoạt động trong lĩnh vực y tế sẽ không bị chế tài.

2) Người dân có nghĩa vụ phải tiêm vắc-xin. Cụ thể trong trường hợp dưới đây.

Khoản 1, điều 29 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: “Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc-xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh” và Khoản 2, Điều 30 quy định Bộ trưởng Bộ Y tế phải có trách nhiệm ban hành “danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc”.

Hiện Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17.10.2017 Bộ Y tế quy định 8 loại bệnh truyền nhiễm người dân phải có trách nhiệm tiêm vắc-xin như: bạch hầu, bại liệt, ho gà, rubella, tả, sởi, viêm não Nhật Bản B và bệnh dại. Tôi chưa cập nhật và chưa biết Virus Corona đã được Bộ Y tế ban hành đây là bệnh truyền nhiễm buộc phải tiêm vắc-xin chưa? Nếu chưa công bố theo thì theo luật người dân có quyền tiêm hoặc không. Nếu đã công bố thì phải tiêm.

3) Người dân có quyền từ chối tiêm LOẠI vắc-xin không?

Như đã phân tích tại Phần (2) trên đây cho thấy người dân có nguy cơ mắc bệnh khi đang “ở trong vùng dịch” hoặc “đến vùng dịch” thì bắt buộc phải tiêm vắc-xin (đối với loại dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế công bố). Điều đó có nghĩa là pháp luật buộc người dân phải “TIÊM VẮC-XIN” chứ không hạn chế người dân có quyền “LỰA CHỌN LOẠI VẮC-XIN”.

Kết luận: Nhân dân ta có câu: Cán bộ, công chức phải có nghĩa vụ thực thi những gì pháp luật quy định còn người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm.

P/S: Tôi cầu mong toàn dân Việt Nam sớm được tiêm vắc-xin phòng, chống Virus Vũ Hán để cùng hàn thuyên bên ly cà phê, nâng chén tiêu sầu và nắm tay bạn gái, bạn trai tung tăng dạo bước bên sông Sài Gòn thơ mộng.

Lê Ngọc Luân

TRƯƠNG MỸ LAN  VÀ SINOPHARM (VERO CELL)

HOÀNG DŨNG /TD 2-8-2021

Bà Trương Mỹ Lan là một doanh nhân người Việt gốc Hoa, sở hữu Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Chồng bà Lan là Eric Chu Nap Kee, kinh doanh bất động sản tại Hong Kong.

Năm 2014, chín thành viên gia đình nhà bà Lan đồng loạt nạp đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam như một hành động gây sức ép. Sau những đàm phán kín thì gia đình này đã rút lại hồ sơ vào đầu năm 2015.

Tháng 5/2016, vợ chồng Lan Kee có tên trong Hồ sơ Panama. Hồ sơ Panama là một tập dữ liệu khổng lồ về các công ty có địa chỉ tại các thiên đường thuế. Các công ty này thường lợi dụng các thiên đường thuế để tránh thuế và rửa tiền.

Tháng 12/2017, trước tòa, Dương Chí Dũng khai đã nhận 1 triệu đô la Mỹ của Trương Mỹ Lan để chuyển cho cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ với mục đích chuyển đổi công năng khu cảng Sài Gòn Q4. Hiện Phạm Quý Ngọ đã chết sau khi bị đồng chí thịt.

Toàn bộ đường Nguyễn Huệ Hồ Chí Minh bây giờ gần như thuộc sở hữu của gia đình bà Lan.

Hiện, sự kiện đang nóng trên mạng là Vạn Thịnh Phát của Lan chi ra 45 triệu đô mua vắc xin Vero Cell (Sinopharm) của Trung Quốc để tặng cho Hồ Chí Minh tiêm miễn phí cho dân.

Khi các nước đang xếp hàng mua vắc xin tốt như Pfizer hay Moderna thì Việt nam đang mải ngạo nghễ khoe chiến thắng dịch và tự huyễn hoặc mình. Đến khi dịch thực sự bùng nổ ở Việt nam thì không thể mua vắc xin tốt, bất luận có tiền hay không. Vài triệu liều Pfizer hay Moderna nhận được là thông qua của bố thí và cơ chế trao đổi COVAX (đảm bảo nước nghèo cũng có quyền tiếp cập vắc xin). Kiểu như nghèo thì 1, 2 năm cũng được quyền ngửi mùi tôm hùm vậy.

Lan là người gốc Hoa, chồng là doanh nhân Hong Kong, việc sắp xếp để mua vắc xin Trung Cộng là chuyện không khó. Vì Trung Cộng đang muốn dùng vắc xin của mình để quảng bá hình ảnh một Trung Quốc có trình độ khoa học cao.

Việc khó hiểu là tại sao chị Lan và VTP lại bỗng dưng tốt với Hồ Chí Minh thế? Có phải là chị Lan buộc phải ói sau những dự án bất động sản ở Hồ Chí Minh đang bị dọa thanh tra?

Việc khó hiểu nữa là tại sao lại có một chiến dịch tổng thể đồng loạt, bất ngờ để ép dân đi tiêm vắc xin Trung Cộng, trong khi trước đó giấu giếm không nói rõ ai bỏ tiền ra mua?

Tiêm vắc xin hay không là quyền của bạn. Nhưng tiêm Pfizer hay Moderna mà lại cổ vũ người khác tiêm Vero Cell thì cũng hơi buồn cười. Nó giống như bạn ngồi trên ô tô riêng và bảo người ta: Thôi, có tàu điện trên cao Cát Linh Hà Đông đi là tốt lắm rồi.

À mà Cát Linh Hà Đông hàng chục ngàn tỷ đồng do Trung Cộng xây dựng cho Việt Nam đội vốn gấp đôi, mười năm nay đã xong đâu. Đấy, nhìn hàng Tàu đấy mà quyết định.

Hoàng Dũng

ĐỐI XỬ VỚI VACCINE TÀU (SINOPHARM VÀ SINOVAX) NHƯ THẾ NÀO ?

NGUYỄN VĂN TUẤN/ BVN 2-8-2021

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Vaccine Quố‘c gia thử nghiệm Tóm tắt hiệu quả vaccine CoronaVac và BBIBP từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III Số cỡ mẫu lệ nhiễm Hiệu quả vaccine (%) CoronaVac2 Thổ Nhĩ Kì 13,000 CoronaVac2 ? Giảm nhập viện (%) Indonesia 84 (65-92) CoronaVac2 1620 100 Brazil ? BBP3 65 12,688 ? 85 (83- UAE, Bahrain, Ai Cập, Jordan, China China 45,000? 51 (36-62) ? BBIBP3 100 (56-100) 78 (65- 79 (26-94) 2100 ? Số trong ngoặc khoảng 95% Nguồn: WHO Evidence Assessment: Sinovac/CoronaVac COVID-19 vaccine; WHO: Evidence Assessment: Sinopharm/BBIBP COVID-19 vaccine ? ?'

Việt Nam đã nhập 5 triệu liều vaccine Tàu và chuẩn bị dư luận cho vaccine này, vậy thì chúng ta đánh giá vaccine Tàu ra sao, và đề nghị gì cho nhà chức trách? Tôi đề nghị 5 điều: (1) tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu; (2) không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao; (3) chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác; (4) yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học; và (5) chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới từ Novavax (Mĩ).

1. Sinopharm và Sinovac

Tàu có 2 loại vaccine do hai công ti (Sinopharm và Sinovac Biotech) đang được sử dụng. Vaccine của công ti Sinopharm có tên là "BBIBP vaccine" (hay BBIBP-CorV). Vaccine của Sinovac là "CoronaVac".

Tổ chức Y tế Thế giới phê chuẩn cho sử dụng BBIBP vaccine vào tháng 5/2021 và CoronaVac vào tháng 6/2021. Tính đến cuối tháng 6/2021, Tàu đã tiêm chủng hơn 1 tỉ liều của 2 vaccine trên trong nước, và đồng thời cung cấp hàng trăm triệu liều cho hơn 80 quốc gia trên thế giới. Giới quan sát quốc tế nghĩ rằng Tàu đang dùng vaccine như là một phương tiện ngoại giao: 'Ngoại giao vaccine' để gây ảnh hưởng.

Cả hai BBIBP và CoronaVac là loại vaccine được bào chế theo kĩ thuật truyền thống. Theo kĩ thuật này, nhà khoa học lấy các phân tử (particle) của con virus, sau đó làm cho chúng bất kích hoạt (tức không thể gây bệnh Covid-19). BBIBP vaccine có nhiều protein bắt chước hệ thống miễn dịch con người kích thích sản sinh các kháng thể nhằm phát hiện và chống trả sự tấn công của SARS-Cov-2. Kĩ thuật này được áp dụng trong việc sản xuất các vaccine chống bệnh Polio, viêm gan A và cả cúm mùa. Đó là nguyên lí đằng sau BBIBP vaccine.

2. Hiệu quả của vaccine Tàu

Đây là vấn đề rất khó đánh giá bởi vì thiếu dữ liệu. Trong y văn không có báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của cả hai vaccine. Tất cả dữ liệu chỉ là báo cáo cho WHO [1,2], nhưng chưa qua bình duyệt bởi một hội đồng khoa học. Tôi tóm tắt những dữ liệu đó trong bảng sau đây (xem hình). Trước khi diễn giải kết quả, tôi đề nghị các bạn chú ý 3 điểm:

Chú ý rằng đa số các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III được thực hiện ở các nước ngoài Tàu. CoronaVac được thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì, Nam Dương, Ba Tây. Còn BBIBP của Sinopharm thì được thử nghiệm ở Trung Đông và ở Tàu (chỉ 2100 người). Thử nghiệm trên nhiều quần thể rất khác nhau như thế dễ dẫn đến tình trạng mà giới khoa học gọi là 'heterogeneity' (bất đồng dạng) trong nghiên cứu, hay ví von là gộp trái táo với trái cam, và kết quả rất khó diễn giải.

Điểm thứ hai cần lưu ý là những thử nghiệm này được thực hiện trên cỡ mẫu tương đối nhỏ (ngoại trừ BBIBP). Thử nghiệm lâm sàng về vaccine thường có cỡ mẫu trên 30,000 người để có độ nhạy tốt. Nhưng hầu hết các thử nghiệm hai vaccine Tàu chỉ dựa trên 1620 người đến 13,000 người. Mà, nếu chia ra cho từng quốc gia thì con số thậm chí còn thấp hơn, nhưng chúng ta không biết bao nhiêu.

Điểm thứ ba là các báo cáo này rất rất ... thô sơ. Thô sơ đến nổi không xứng đáng là một báo cáo khoa học dù chỉ là trong một seminar! Chẳng hạn như thông tin cơ bản nhứt là số cỡ mẫu cho mỗi nhóm (nhóm chứng và nhóm vaccine) cũng không có trong báo cáo. Một thông tin cơ bản rất quan trọng để tính hiệu quả vaccine là tỉ lệ nhiễm trong mỗi nhóm không hề được báo cáo. Họ ta chỉ đưa ra con số (ví dụ) như hiệu quả vaccine là 84%, mà không cho biết nó đến từ đâu!

Với những lưu ý trên, các dữ liệu từ 2 vaccine này có thể hiểu như thế nào? Đối với CoronaVac, hiệu quả vaccine rất khác nhau giữa các quần thể, và nó dao động từ 51% đến 84%. Thử nghiệm ở Ba Tây trên gần 13000 bệnh nhân cho thấy vaccine chỉ có hiệu quả 51%. Xin nhắc lại rằng WHO chỉ chấp nhận vaccine với hiệu quả trên 50%, và vaccine này có con số may mắn 51%!

Tuy nhiên, khi thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì (cũng gần 13000 bệnh nhân) thì hiệu quả lên đến 84%. Riêng ở Nam Dương, thử nghiệm trên 1620 người thì hiệu của CoronaVac chỉ 65%, và khoảng tin cậy 95% dao động trong khoảng 20 đến 85%. Tôi không hiểu sao có sự mất cân đối trong khoảng tin cậy 95%. Rất có thể tác giả đã phân tích sai?

Đối với BBIBP của Sinopharm thì số liệu càng khó diễn giải vì tác giả gộp chung thử nghiệm từ 5 quốc gia thành một con số. Theo con số này thì hiệu quả của BBIBP là 78%, nhưng dao động từ 65 đến 86% (khoảng tin cậy này nhứt quán với dữ liệu).

Cả hai vaccine có vẻ giảm nguy cơ nhập viện đến 100%! Chẳng hạn như kết quả thử nghiệm ở Thổ Nhĩ Kì cho thấy CoronaVac có thể giảm nguy cơ nhập viện 100%. Điều đáng chú ý (hay nghi ngờ) là họ báo cáo khoảng tin cậy 95% dao động từ 20% đến 100%). Điều này có nghĩa là dữ liệu thiếu tính nhứt quán, và con số đã bị sai lệch khá nhiều. Tóm lại, con số về hiệu quả ngừa nhập viện là chưa thể tin được, hay đúng hơn là chưa đánh giá được.

3. An toàn của vaccine Sinopharm

Dữ liệu về sự an toàn của vaccine Tàu cũng rất hiếm, và khó đánh giá. Theo một báo cáo đánh giá của nhóm SAGE (thuộc Tổ chức Y tế Thế giới), sau 1.1 triệu liều BBIBP cho người 60 tuổi trở lên, chỉ có 79 ca có biến chứng nặng. Trong số này, có 45 ca được xem là có liên quan đến vaccine. Những biến chứng phổ biến là chóng mặt (23 ca), nhức đầu (9), mệt mỏi (9), nôn mửa (7), sốt (6), dị ứng trên da (6).

Tuy nhiên, theo một báo cáo trình bày trước một hội đồng vaccine của WHO [2], sau 35.8 triệu liều CoronaVac ở Tàu, chỉ có 49 ca báo cáo có biến chứng nặng. Những biến chứng này bao gồm sốc phản vệ, hội chứng Henoch-Schonlein, xuất huyết não, huỷ vỏ myelin, v.v.

Vẫn theo báo cáo trên, trong số khoảng 17 triệu liều CoronaVac ở Ba Tây (Brazil), có 162 báo cáo biến chứng nặng, kể cả tử vong. Tuy nhiên, biến chứng nặng ở đây là sốt, khó thở, nhức đầu. Cũng có báo cáo một số ca tử vong, nhưng không thấy trình bày con số.

Nhìn chung, con số về biến chứng sau tiêm chủng vaccine của Tàu rất thấp. Thấp đến độ ngạc nhiên. Chẳng hạn như ở Úc, cứ mỗi 10,000 liều thì có chừng 58 báo cáo phản ứng phụ. Nếu với 35,8 triệu liều, chúng ta kì vọng khoảng 129,000 ca phản ứng phụ. Thế nhưng số liệu của Tàu chỉ ... 49 ca, và tất cả 49 ca đều có thể xem là 'nhẹ' (dù họ báo là 'nặng').

Tóm lại, dữ liệu về hiệu quả của hai loại vaccine Tàu (Sinopharm và Sinovac) còn rất hạn chế, nên rất khó có thể đánh giá đúng. Tuy nhiên, những dữ liệu này cho thấy hiệu quả của hai vaccine dao động rất lớn, từ 51% đến 84%, tuỳ vào quần thể thử nghiệm. Về mức độ an toàn thì số liệu báo cáo cho thấy nguy cơ phản ứng phụ rất thấp, chỉ bằng 3-4 phần 10,000 so với các vaccine như AstraZeneca và Pfizer. Mức độ thấp một cách bất thường về phản ứng phụ đó cùng những bất cập trong dữ liệu về hiệu quả làm cho nhiều người không dám đặt niềm tin vào vaccine của Tàu.

4. Kinh nghiệm ở Chile, Mông Cổ và Seychelles

Cả hai vaccine do Tàu sản xuất đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới (hơn 90 quốc gia), chủ yếu là ở những nước có quan hệ ngoại giao và kinh tế với họ. Nhưng ngay tại những nước này, kinh nghiệm của họ về vaccine có lẽ không được khả quan.

Những nước dùng vaccine của Tàu trong nỗ lực đạt miễn dịch cộng đồng bao gồm Mông Cổ, Bahrain, Chile, và quốc đảo Seychelles. Cho đến nay, khoảng 50-70% dân số ở các nước này đã được tiêm chủng 2 liều CoronaVac hay BBIBP.

Khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine, cả ba nước này hứa rằng cuộc sống bình thường sẽ được phục hồi, thế nhưng trong thực tế thì họ đang phải đối đầu với làn sóng Covid-19 mới. Hiện nay, 4 nước này đang đứng đầu danh sách quốc gia với số ca nhiễm nhiều nhứt thế giới.

Nam Dương cũng là nước dùng vaccine Tàu như là nguồn chánh. Cho đến nay, Nam Dương cũng đang trải qua một đợt bùng phát mạnh. Hơn 350 bác sĩ và nhân viên y tế đã bị nhiễm dù đã được tiêm đủ 2 liều vaccine; trong đó 61 người đã qua đời (kể cả 10 người dùng vaccine Tàu).

Gần Việt Nam hơn là Thái Lan cũng là nước lệ thuộc vào vaccine Tàu và cũng đang trải qua một đợt bùng phát mới. Tôi hỏi một anh bạn thân, là giáo sư y khoa ở Thái Lan, anh ấy viết "No choice Tuan. All of Thai doctors, nurses were vaccinated with SNV" (Không có lựa chọn. Tất cả bác sĩ, y tá Thái Lan đều được chích vaccine của Sinopharm)

Hiện nay, số ca nhiễm mỗi ngày ở Thái Lan là 17,000 người. Cũng như Nam Dương, hàng trăm bác sĩ và nhân viên y tế Thái Lan bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine Tàu. Thái Lan thay đổi qui định tiêm vaccine bằng cách cho phép trộn 2 liều vaccine khác nhau: một với AstraZeneca và một với CoronaVac.

Nếu vaccin Tàu thật sự tốt, thì sự bùng phát như thế không thể xảy ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, nơi mà ~45% dân số đã được tiêm vaccine Pfizer và Moderna, số ca nhiễm đã giảm đến 94% trong vòng 6 tháng. Do Thái là nước có tỉ lệ tiêm chủng bằng Seychelles (nhưng dùng vaccine Pfizer) và số ca hiện nay là khoảng 4.9 trên 1 triệu dân số, so với 716 trên 1 triệu ở Seychelles.

5. Việt Nam phải làm gì?

Tin mới nhứt là một tập đoàn tư nhân đã được Bộ Y tế cho nhập về 5 triệu liều vaccine Sinopharm. Trong thực tế, có lẽ Việt Nam không có nhiều lựa chọn vì nguồn vaccine còn hạn chế. Bộ Y tế đã cho phép nhập vaccine Tàu gởi một tín hiệu rằng Bộ Y tế biết vaccine của Tàu là an toàn và có hiệu quả?

Nhưng như tôi điểm qua dữ liệu ở trên, hiệu quả và an toàn của hai vaccine Tàu còn nhiều bất định. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tế ở những nước dùng nhiều vaccine của Tàu đáng để chúng ta phải suy nghĩ một cách tiếp cận. Tôi đề nghị 5 điểm như sau:

Thứ nhứt, tạm thời chưa công nhận những ai đã tiêm vaccine Tàu là đã được tiêm chủng. Người dân có thể có lựa chọn tiêm CoronaVac hay BBIBP, nhưng vì sự bất định về hiệu quả, nên khó có thể xem đó là đã được tiêm chủng. Trong thực tế, Âu châu và vài nơi không công nhận những người đã tiêm vaccine Tàu là có 'giấy thông hành miễn dịch', và họ không được vào Âu châu trong tương lai. Việt Nam cũng nên có một chánh sách như thế để bảo đảm cộng đồng về lâu dài.

Thứ hai, không dùng vaccine Tàu cho những người có nguy cơ cao. Bởi vì các thử nghiệm lâm sàng của CoronaVac là trên người khoẻ mạnh, như nhân viên y tế, nên dữ liệu khoa học về hiệu quả của hai vaccine này ở những người có bệnh nền vẫn còn rất thiếu. Ngay cả vaccine CoronaVac, hiệu quả ở người trên 60 tuổi chỉ 51%, tức rất thấp. Do đó, tôi nghĩ không nên dùng vaccine này cho những người có nguy cơ cao.

Thứ ba, chỉ tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac 1 liều như là bổ trợ cho các vaccine khác như AstraZeneca, Pfizer và Moderna. Điều này có nghĩa là đối với những người chưa tiêm vaccine, họ có thể dùng 1 liều CoronaVac hay BBIBP, nhưng sau đó là 1 liều của một trong ba vaccine phương Tây. Cách làm này bảo đảm nếu CoronaVac hay BBIBP không có hiệu quả thì vẫn có được sự bảo vệ của các vaccine đã 'chứng minh' là có hiệu quả.

Thứ tư, yêu cầu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu khoa học về hiệu quả và an toàn vaccine. Tôi nghĩ Nhà nước phải có trách nhiệm với dân khi triển khai một loại vaccine mà có nhiều yếu tố khoa học bất định. Nhà nước phải nói cho người dân biết sự thật về hiệu quả và an toàn của vaccine Tàu. Nhưng Nhà nước không thể biết hiệu quả và an toàn của vaccine, nên họ có quyền yêu Sinopharm và Sinovac cung cấp thêm dữ liệu, và điều này rất bình thường trước khi chấp nhận một vaccine hay thuốc. Những dữ liệu cần thiết là thông tin về thử nghiệm lâm sàng (như thử nghiệm ai, ở đâu, bao lâu, chỉ tiêu lâm sàng là gì, phân tích ra sao, ai là người giám sát phân tích dữ liệu, v.v.)

Và, quan trọng hơn hết, chúng ta cần chủ động tiếp cận những nguồn vaccine mới có triển vọng cao. Và, ngay từ bây giờ, tôi đề nghị Việt Nam nên thương lượng với Novavax (Mĩ) để thay thế nguồn vaccine từ Tàu. Theo số liệu công bố trên tập san y khoa New England Journal of Medicine, vaccine loại protein của Novavax có hiệu quả 90% chống Covid-19 [4]. Nếu được thì đây là nguồn vaccine mới rất có ích cho Việt Nam để đạt miễn dịch cộng đồng.

Dĩ nhiên, những đề nghị trên đây chỉ là ... đề nghị. Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng các giới chức y tế và lãnh đạo HCM cân nhắc cẩn thận khi dùng vaccine Sinopharm và Sinovac, và 5 đề nghị trên phản ảnh sự cân nhắc đó.

N.V.T.

Nguồn: FB Nguyen Tuan

Bản dễ đọc hơn: https://nguyenvantuan.info/.../vaccine-tau-sinopharm-va...

____

[1] https://cdn.who.int/.../2_sage29apr2021_critical-evidence...

[2] https://cdn.who.int/.../5_sage29apr2021_critical-evidence...

[3] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107715

[4] https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2107659

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét