Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

20210712. NHẬN XÉT QUY CHẾ MỚI VỀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ (1)

ĐIỂM BÁO MẠNG

QUY CHẾ MỚI ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐÃ KHÔNG TIẾN BỘ LẠI 

CÒN GIẢM 'CHUẨN'

MINH NGỌC/ GDVN   11-7-2021

GDVN- So với Thông tư 08/2017 thì Thông tư 18/2021 không có nhiều điểm mới ngoại trừ giảm các tiêu chuẩn đầu ra của tiến sỹ.

Tháng 6 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ 15/8/2021 và thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 18 thay thế một số nội dung có trong Thông tư 08 do “có một số quy định không còn phù hợp với quy định của luật 34 và Nghị định số 99/2019/NĐ- CP” và “Tăng cường quy định đảm bảo liêm chính học thuật, học thật, nghiên cứu thật”.

Tuy nhiên, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Sóng Hiền - thành viên Liên đoàn giáo dục độc lập Australia cho rằng, nhìn từ thực tế cho thấy, so với Thông tư 08/2017 thì Thông tư 18/2021 không có nhiều điểm mới ngoại trừ giảm các tiêu chuẩn đầu ra của tiến sỹ.

Cụ thể, về công bố quốc tế, Thông tư 18 cho phép chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố trên tạp chí trong nước trong khi độ tin cậy và chỉ số ảnh hưởng của những tạp chí này trong giới nghiên cứu học thuật quốc tế không cao.

Ông Nguyễn Sóng Hiền (ảnh: NVCC)

Bên cạnh đó, tăng số lượng nghiên cứu sinh từ 5 lên 7 người đối với một giáo sư và theo lý giải của Bộ Giáo dục và Đào tạo là “nhằm thu hút, tận dụng tri thức nhưng không làm giảm chất lượng đào tạo” tuy nhiên điều này hết sức nghịch lý.

Ông Nguyễn Sóng Hiền phân tích: “Giáo sư cũng là một giảng viên, ngoài hướng dẫn nghiên cứu sinh họ còn phải tham gia giảng dạy, xuất bản công trình nghiên cứu, tham gia và điều hành các dự án nghiên cứu khác theo quy định. Với lượng thời gian và công việc như vậy thì không thể đảm bảo chất lượng đầu ra nghiên cứu sinh khi hướng dẫn độc lập đến 7 người.

Ngay cả những giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu lâu năm ở Úc họ cũng không thể đảm đương cùng lúc 7 nghiên cứu sinh với tư cách là hướng dẫn chính”.

Vị này đặt băn khoăn, phải chăng vì áp lực “sản xuất” nhiều tiến sỹ để đáp ứng nhu cầu chuẩn tiến sỹ cho các trường đại học hoặc có thể để tăng thêm nguồn thu cho các cơ sở đại học từ nguồn đào tạo này cho nên mới có những quy định dễ dãi và phi khoa học như vậy?

Trong khi chúng ta đang nỗ lực để tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn khoa học quốc tế thì điều này vô hình đẩy nỗ lực đó xa hơn.

Thậm chí ngay cả tiêu chuẩn đầu vào về ngoại ngữ, với tối thiểu IETLS 5.5 trong thang điểm đánh giá của Hội đồng Anh thì những người đạt mức điểm này chỉ mới đạt được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở mức trung bình chưa đủ khả năng có thể đọc và hiểu các văn bản có tính nghiên cứu chuyên ngành thì sao có thể đọc được các tài liệu nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực mình chứ chưa nói tới công bố bài báo trên những tạp chí quốc tế uy tín.

Thậm chí, ngay những học sinh vào trường chuyên Anh ở một số tỉnh trong nước điều kiện đầu vào IETLS đã là 6.5, do đó để đào tạo một tiến sỹ tiếp cận với chuẩn quốc tế thì mức điểm ngoại ngữ đầu vào không thể quá thấp đến như vậy.

“Chúng ta thà chấp nhận số lượng tiến sỹ ít nhưng những người được xã hội tôn vinh cho học vị này phải thực sự xứng đáng với danh vị đó. Họ phải thực sự là những tinh hoa đất nước, phải là những nhà khoa học tiên phong, có sức ảnh hưởng đối với lĩnh vực mình nghiên cứu và có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của nền khoa học nước nhà cũng như cộng đồng khoa học quốc tế.

Chúng ta phải hướng đến đào tạo tiến sỹ là để tạo những người làm khoa học thực thụ, tham gia vào công tác giảng dạy, nghiên cứu chứ không phải tạo ra danh xưng để lòe thiên hạ, để lên chức này, ghế nọ”, chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, một vấn đề quan trọng nếu không nói là mang tính cốt lõi của đào tạo đội ngũ khoa học mà trong Thông tư 18/2021 hoàn toàn không đề cập tới đó là các quy định và nguyên tắc đạo đức và văn hóa nghiên cứu.

Ở Úc, Chính phủ ban hành riêng các quy định và hướng dẫn về văn hóa và đạo đức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt những nghiên cứu liên quan đến con người, đến trẻ em, hay người khuyết tật. Trong nghiên cứu khoa học, vấn đề đạo đức nghiên cứu luôn luôn được xem như là một yêu cầu bắt buộc vì vậy bất kỳ nghiên cứu nào vi phạm những nguyên tắc hay quy định về vấn đề này có thể bị đình chỉ hay bị hủy bỏ kết quả nghiên cứu.

“Tôi cho rằng Thông tư cần nghiên cứu và bổ sung mục này chứ không nên coi nhẹ nó, có như vậy mới hướng tới thúc đẩy phát triển chất lượng giáo dục tiến gần với các tiêu chuẩn quốc tế”, ông Nguyễn Sóng Hiền nhấn mạnh.

Minh Ngọc
QUY CHẾ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ MỚI CÓ 'NỚI' NHƯNG KHÔNG HẲN 'LỎNG'
THÙY LINH/ GDVN 13-7-2021
GDVN- Khi xác định đúng mục tiêu đào tạo tiến sĩ thì chắc chắn sẽ lựa chọn đúng xu hướng phát triển và chất lượng chứ không chạy theo là số lượng và tấm bằng.

LTS: Ngày 28/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề đào tạo tiến sĩ, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Từ thực tiễn, theo ông, những yếu tố nào quyết định chất lượng đào tạo tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học?

Phó giáo sư Võ Văn Minh: Đào tạo Sau đại học có 2 bậc là thạc sĩ và tiến sĩ. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt sự khác nhau của 2 bậc này, chứ không phải đơn giản là tiến sĩ chỉ cao hơn thạc sĩ một bậc. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ thực chất là đào tạo ra những người có khả năng nghiên cứu độc lập.

Do vậy có 2 vấn đề rất căn bản liên quan đến đào tạo tiến sĩ là đề tài luận án và sản phẩm công bố khoa học. Dù là nghiên cứu cơ bản hay ứng dụng thì Luận án cũng phải có tính mới và có giá trị. Sản phẩm nghiên cứu phải được công bố trên các tạp chí uy tín, nghĩa là phải được giới chuyên môn phản biện, kiểm duyệt kĩ lưỡng để sản phẩm ấy trở thành tri thức.

Thực tế, để đào tạo tiến sĩ có chất lượng thì trước hết phải kể đến là thái độ của nghiên cứu sinh.

Phó giáo sư Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng (ảnh: NVCC)

Khi nghiên cứu sinh xác định rõ mục tiêu là rèn luyện để trở thành người nghiên cứu độc lập, thì việc chọn thầy hướng dẫn, chọn đề tài nghiên cứu sẽ phù hợp với năng lực, sở trường của mình; quá trình nghiên cứu suôn sẻ và chắc chắn sẽ thành công. Thứ hai, phải kể đến là người hướng dẫn. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh là nhà khoa học uy tín, có trách nhiệm sẽ định hướng, cố vấn khoa học tốt cho nghiên cứu sinh. Thứ ba, cơ sở đào tạo có đủ tiềm lực và uy tín, việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và đánh giá nghiên cứu sinh khách quan, nghiêm túc.

Tóm lại, yếu tố mấu chốt quyết định đến chất lượng đào tạo tiến sĩ vẫn là con người, hay nói đúng hơn là ý thức trách nhiệm của các bên liên quan.

Các thảo luận thời gian gần đây nói nhiều về việc hướng tới các chuẩn mực quốc tế như một cách để bảo đảm chất lượng đào tạo tiến sĩ trong nước. Vậy qua nghiên cứu Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ mới nhất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ông thấy chuẩn mực đó đã “đúng, trúng” chưa?

Phó giáo sư Võ Văn Minh: Thoạt đầu nhìn vào Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT người ta có cảm nhận chung là có sự “nới lỏng” so với Thông tư 08/2017/ TT-BGDĐT, tức là ở chỗ quy định về công bố quốc tế. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kĩ thì cũng có “nới” nhưng không hẳn “lỏng”.

Theo Thông tư 08/2017 TT-BGDĐT, yêu cầu “công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện”. Vế thứ nhất, có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus, được xem là chuẩn; nhưng không quy định chặt đối với bài thứ 2. Vế thứ 2 thì không phải “chặt”: “Công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện” thì cũng “thượng vàng hạ cám” và chưa chắc có chất lượng.

Trong khi theo Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, yêu cầu “là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án”.

Với Quy chế mới này, cơ bản đã lượng hoá về chất (tối thiểu 2,0 điểm chứ không phải tối thiểu 2,0 bài). Với quy định này, vừa đảm báo tính “mở”, vừa tạo điều kiện cho các Tạp chí uy tín trong nước phát triển, nhưng đồng thời cũng gắn với bảo đảm chất lượng. Vì tối thiểu 2,0 điểm công trình và ở các Tạp chí được tính điểm 0,75 trở lên, cơ bản cũng đã hơn trước đây, nếu như nghiên cứu sinh không có bài trên WoS/ Scopus.

Có lẽ, quy định không ép buộc phải có công bố quốc tế như Thông tư 08/2017 sẽ khiến cho một số người lo ngại về tính “cả nể” khi đánh giá các bài báo trong nước. Tuy nhiên, theo tôi, trong bối cảnh hiện nay, Thông tư 18/2021 quy định như vậy là phù hợp với Luật 34/2018/QH14. Nghĩa là đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình cho nhà trường. Yêu cầu về công khai thông tin cũng là cách để xã hội giám sát. Các trường đại học đến lúc phải có trách nhiệm quyết định về chất lượng đào tạo và uy tín học hiệu.

Hiện nay, dù không ép buộc phải công bố quốc tế nhưng rất nhiều khoa, ngành và thầy hướng dẫn vẫn hướng nghiên cứu sinh công bố ở các tạp chí quốc tế uy tín. Vì đã xác định đúng mục tiêu đào tạo tiến sĩ thì chắc chắn sẽ lựa chọn đúng xu hướng phát triển và chất lượng chứ không chạy theo là số lượng và tấm bằng.

Tuy nhiên, việc xã hội lo lắng về chất lượng đào tạo tiến sĩ khi bỏ yêu cầu về công bố quốc tế các bên liên quan cũng cần lưu tâm. Theo tôi, dù “nới” hay “thắt” ở quy định về công bố quốc tế, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan quản lí nhà nước của ngành cần phải thực hiện giám sát chặt chẽ và Chính phủ cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các Tạp chí khoa học trong nước tiệm cận chuẩn mực quốc tế. Như vậy mới thực sự “đúng và trúng”!

Trong bối cảnh như hiện nay, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ của trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã và đang, sẽ chú trọng những vấn đề gì thưa ông?

Phó giáo sư Võ Văn Minh: Trong hơn 10 năm qua, Đại học Đà Nẵng nói chung và Trường Đại học Sư phạm nói riêng kiên trì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, xem đây là mục tiêu sống còn của trường đại học trong bối cảnh hội nhập. Giải pháp đột phá và then chốt vẫn là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Cụ thể là duy trì chính sách cho giảng viên trẻ đi học tiến sĩ ở các nước phát triển. Đến nay, đội ngũ được đào tạo bài bản này đã trở thành nguồn nhân lực chính trong toàn Đại học Đà Nẵng. Do vậy, số lượng công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín tăng nhanh trong những năm gần đây.

Chất lượng đào tạo tiến sĩ là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó tiếp cận chuẩn quốc tế là mục tiêu trước mắt và lâu dài (ảnh: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng)

Mặt khác, chủ trương phát triển các nhóm nghiên cứu giảng dạy (Teaching Research Team – TRT) cũng là chính sách đặc thù mà Đại học Đà Nẵng đã duy trì và phát triển. Đây là cách kết nối nguồn lực trong Đại học đa ngành nhằm nghiên cứu, đào tạo giải quyết những vấn đề liên ngành, trong đó có đào tạo tiến sĩ.

Riêng tại trường Đại học Sư phạm, hiện nay có 14 TRT phủ đều tất cả các lĩnh vực khoa học và nhất là đã liên kết được các lĩnh vực khoa học với nhau. Số lượng công bố khoa học trên các tạp chí WoS/ Scopus hằng năm tăng từ 1,5-2 lần.

Tạp chí Khoa học, Xã hội, Nhân văn và Giáo dục của Trường đã được đầu tư phát triển và gia nhập rất nhiều cơ sở dữ liệu quốc tế. Phòng thí nghiệm, phòng chuyên đề, Trung tâm học liệu được đầu tư hiện đại,... Đặc biệt, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên, yêu cầu công bố quốc tế ở các tạp chí Q1, Q2 cũng như bắt buộc phải hỗ trợ NCS và thạc sĩ. Chúng tôi xác định đào tạo tiến sĩ là trách nhiệm và vinh dự của nhà trường. Chất lượng đào tạo tiến sĩ là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó tiếp cận chuẩn quốc tế là mục tiêu trước mắt và lâu dài.

Trân trọng cảm ơn ông.

Những điểm thay đổi đáng chú ý của Thông tư 18/2021 so với Thông tư 08/2017

Thứ nhất, theo Quy chế cũ, nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus, hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Theo Quy chế mới, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục WoS/Scopus vẫn là yêu cầu để minh chứng cho kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước có chất lượng tốt theo khung tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên). Cách tính điểm sẽ căn cứ khung điểm tối đa của Hội đồng Giáo sư Nhà nước quy định, với tổng điểm đối với người đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh là 4,0 và đối với đầu ra của nghiên cứu sinh là 2,0.

Thứ hai, Quy chế mới bổ sung minh chứng về trình độ ngoại ngữ, theo đó minh chứng sử dụng các chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam bên cạnh những chứng chỉ được quốc tế công nhận như IELTS, TOEFL theo quy định trước đây.

Thứ ba, Quy chế mới điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng một thời gian cụ thể, giáo sư được hướng dẫn độc lập tối đa 7 nghiên cứu sinh; phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập tối đa 5 nghiên cứu sinh; tiến sĩ được hướng dẫn độc lập tối đa 3 nghiên cứu sinh. Trường hợp đồng hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0,5 nghiên cứu sinh. Theo quy định trước đây, số nghiên cứu sinh tối đa hướng dẫn tương ứng là 5, 4 và 3.

Thứ tư, thời gian đào tạo tiến sĩ cũng được thay đổi so với trước để đáp ứng yêu cầu đào tạo của thực tiễn. Theo đó, tổng thời gian đào tạo tiêu chuẩn là từ 3 - 4 năm. Tổng thời gian học tập nghiên cứu trước khi trình hồ sơ thực hiện quy trình phản biện độc lập và bảo vệ cấp cơ sở là 6 năm. Thời hạn để hoàn thiện các thủ tục bảo vệ luận án ở cơ sở sau thời gian này là từ 6 tháng đến 1 năm tùy tình hình thực tế do cơ sở đào tạo quyết định.

Theo Quy chế trước đây, nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn chỉ được xin gia hạn học tập không quá 24 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn luận án của nghiên cứu sinh không được thông qua, kết quả học tập sẽ không được bảo lưu.

Thứ năm, phản biện độc lập đối với luận án có thể tiến hành 2 lần, tăng so với 1 lần so với quy định trước đây, nhằm đảm bảo nghiên cứu sinh và người đánh giá có cơ hội giải trình hoặc bảo lưu quan điểm trong nghiên cứu của mình.

Thùy Linh
HIỆU PHÓ ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI NÓI VỀ 'CHUẨN' ĐÀO TẠO TIẾN SĨ MỚI CỦA VIỆT NAM
MINH PHONG/ VNN 13-7-2021

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, nên khuyến khích người làm nghiên cứu, trong đó có tiến sĩ, công bố khoa học trên các tạp chí uy tín trong nước.

PV: Ông đánh giá thế nào về hoạt động đào tạo cũng như chất lượng của nghiên cứu sinh (NCS) ở ĐH Bách khoa Hà Nội nói riêng và một số trường đại học ở Việt Nam trong những năm qua?

PGS TS Nguyễn Phong Điền: Trong 5 năm trở lại đây, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong nước đã có những quan tâm rõ ràng đối với công tác đào tạo tiến sĩ.

Các cơ sở coi trọng chất lượng đầu vào, đầu ra của NCS, lựa chọn chuyên gia, giáo viên người hướng dẫn có chuyên môn tốt, có kinh nghiệm để tham gia đào tạo, hướng dẫn NCS. Đồng thời, có những chiến lược đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí thực hiện nghiên cứu, hình thành nhóm nghiên cứu, hợp tác trao đổi khoa học với nước ngoài…

Chất lượng nghiên cứu của NCS thể hiện qua chất lượng đề tài, sản phẩm khoa học của NCS như luận án có tính khoa học, thực tiễn cao; NCS có ít nhất 1 bài báo đăng trên các tạp chí ISI/Scopus; có sở hữu trí tuệ, có phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, và có cả sản phẩm thực tiễn mang lại hiệu quả cao cho xã hội. Cũng phải kể đến cả việc NCS tốt nghiệp đúng hạn, hoàn thành chương trình nghiên cứu đúng theo kế hoạch được giao.

Lấy ví dụ tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trung bình hàng năm có khoảng 75 NCS bảo vệ, mỗi nghiên cứu sinh có 5 đến 6 công trình công bố, tỷ lệ công bố trên các tạp chí ISI/Scopus đạt trên 35%, tỷ lệ bảo vệ thành công đạt trên 70 %.

Nhiều NCS khi bảo vệ có trên 2 bài báo ISI, đăng bài trên tạp chí Q1 có chỉ số IF>3. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy chất lượng nghiên cứu đã dần tiệm cận chất lượng của các trường đại học danh tiếng trong khu vực và thế giới.

Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội nói về 'chuẩn' đào tạo tiến sĩ mới của Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Phong Điền. Ảnh: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

PV: Bộ GD-ĐT mới đây đã ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ mới, thay thế quy chế cũ. Liệu có cần thiết có những điều chỉnh, thay đổi không, thưa ông?

PGS TS Nguyễn Phong Điền: Cho đến hiện tại, các cơ sở GDĐH đang áp dụng Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Quy chế 08 này có nhiều điểm mới, đột phá. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện cần có sự bổ sung, chỉnh sửa sao cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam, bảo đảm nâng cao chất lượng của đào tạo tiến sĩ trong nước tiệm cận với các tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ của khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là bảo đảm thực hiện những quy định của Luật GDĐH 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Luật GDĐH 2018.

Có thể thấy, 4 năm qua, số lượng tuyển sinh giảm rõ rệt. Trung bình cả nước chỉ đạt khoảng 35% chỉ tiêu tuyển sinh so với những năm 2015.

Bên cạnh đó, chuẩn đầu vào tương đương IELTS 5.0 là rào cản cho ứng viên các ngành kỹ thuật, công nghệ. Yêu cầu đầu ra cần có bài báo quốc tế chưa phù hợp với một số ngành xã hội, lý luận,…

Vì thế, tôi cho rằng, việc đưa ra quy chế mới là rất cần thiết, khắc phục điểm chưa phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo kế thừa những quy định mang tính tích cực và khả thi, ổn định và gắn với thực tế triển khai hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ.

Có ý kiến cho rằng quy chế mới đã “hạ chuẩn” trong đào tạo tiến sĩ khi công nhận bài báo trên tạp chí có uy tín trong nước. Ông nghĩ sao về điều này?

PGS TS Nguyễn Phong Điền: Chất lượng đào tạo nằm ở nhiều yếu tố. Bên cạnh thầy giỏi, cơ sở vật chất tốt, đầu tư cho nghiên cứu chính sách thu hút người học giỏi, chương trình đào tạo tiên tiến…, còn rất cần chú ý đến chất lượng công trình nghiên cứu, chất lượng luận án, sản phẩm khoa học công nghệ (bài báo, phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm áp dụng thực tiễn…).

Trong đó, nhiều quốc gia coi trọng sản phẩm bài báo khoa học, lấy số lượng và chất lượng bài báo làm chuẩn đầu ra. Theo tôi, điều này rất nên khuyến khích ở Việt Nam, vì người làm nghiên cứu, công bố khoa học tức là góp phần thúc đẩy khoa học phát triển, đưa kết quả nghiên cứu ra áp dụng thực tiễn, đem lại hiệu quả và lợi ích cho xã hội.

Theo quy chế mới, NCS có nhiều sự lựa chọn, có thể đăng trên tạp chí ISI/Scopus, tạp chí quốc tế và cả tạp chí uy tín của Việt Nam.

Hiện có nhiều tạp chí trong nước chất lượng, uy tín. Các tạp chí trong nước được đánh giá đến 0,75 điểm đều là những tạp chí hàng đầu của Việt Nam.

Khuyến khích cả công bố quốc tế và công bố trong nước còn góp phần khẳng định giá trị của tạp chí trong nước, thúc đẩy tạp chí trong nước phát triển, có thể vươn lên lọt vào danh sách tạp chí uy tín trong khu vực và quốc tế.

Hiện nay, Hội đồng Giáo sư Nhà nước có tính điểm đối với tạp chí trong nước và nước ngoài. Theo tôi, việc đăng công bố khoa học ở đâu nên do Hội đồng khoa học của cơ sở GDĐH, giáo viên hướng dẫn và NCS quyết định.

Về phía các tạp chí nên giữ tôn chỉ chất lượng, nghiêm túc để tạo được niềm tin của giới khoa học, học giả. Về phía NCS, điều quan trọng luôn nằm ở chất lượng công trình khoa học, nghiêm túc, đạo đức của người làm nghiên cứu.

Minh Phong (ghi)

QUY CHẾ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CỦA BỘ CHỈ LÀ SÀN, CÁC TRƯỜNG CÓ QUYỀN NÂNG TIÊU CHUẨN

PHẠM MINH/ GDVN 14-7-2021

GDVN- Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT chỉ là khung sàn, còn các cơ sở giáo dục được quyền thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn, phục vụ mục tiêu phát triển của mình.

Ngày 28/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT.

Với một số điểm mới của Thông tư 18, có một số ý kiến cho rằng, quy chế mới này đang “hạ tiêu chuẩn” đối với điều kiện đầu ra của nghiên cứu sinh khi thực hiện đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn; làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, quy chế trước đây theo Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT yêu cầu nghiên cứu sinh phải công bố ít nhất 1 bài báo thuộc hệ thống WoS/Scopus hoặc tương đương (cùng với các điều kiện khác), thì ở Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, đây không còn là điều kiện bắt buộc. Theo đó, nghiên cứu sinh có thể công bố bằng nhiều hình thức khác nhau, miễn là "các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình".

Trên thực tế, Điều 22 của Thông tư 18 đã quy định, quy chế trong thông tư này chỉ là cái khung sàn, còn các cơ sở giáo dục được quyền thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn, phục vụ mục tiêu phát triển của mình.

Do đó, đây là văn bản mang tính chất nền tảng, là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng và ban hành quy định chi tiết về tuyển sinh, tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ áp dụng tại cơ sở đào tạo.

Điều 22 của Thông tư 18 quy định rõ, cơ sở đào tạo có trách nhiệm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo; cụ thể hóa với yêu cầu ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không trái với những quy định của Quy chế này.

Rõ ràng, các cơ sở giáo dục, theo sứ mệnh, mục tiêu, danh tiếng, tiềm lực khoa học công nghệ của mình, có thể thiết lập các mức yêu cầu khác nhau đối với nghiên cứu sinh, miễn là không thấp hơn các quy định trong Quy chế này.

Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy lý giải: “Chẳng hạn, trường đại học phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu, chú trọng công bố quốc tế để thúc đẩy xếp hạng đại học hoặc các mục tiêu khác, thì có thể đưa yêu cầu bắt buộc về công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh, để vừa gia tăng chất lượng nghiên cứu, vừa phục vụ mục tiêu phát triển.

Tương tự, những trường có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư với năng lực hội nhập quốc tế cao, có thể nâng tiêu chí về công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh, nhằm phát huy tối ưu tiềm lực nhân lực khoa học của mình. Tôi cho rằng, ở những cơ sở giáo dục như vậy, giả như không có quy định về định mức công bố quốc tế, thì họ vẫn sẽ thực hiện các yêu cầu đó, bởi đó là nhu cầu phát triển tự thân của họ.

Với việc đặt chỉ tiêu công bố khoa học ở mức cao, cùng với quy trình quản lý, đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo tiến sĩ chặt chẽ, sự minh bạch, khách quan trong đánh giá người học, thì uy tín đào tạo tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đó sẽ tăng lên cao, sẽ xác lập được vị thế cao trong hệ thống giáo dục đại học.

Có thể thấy, trên thế giới, các tiến sĩ tốt nghiệp những đại học như Đại học Harvard, Đại học Oxford, Đại học Cambridge... thường chứng minh được năng lực nghiên cứu xuất sắc và đẳng cấp của riêng mình. Họ có lợi thế trong việc thu hút nguồn lực phục vụ các dự án nghiên cứu, hoặc có cơ hội thành công cao hơn trong các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. Họ tự hào với nơi mình được đào tạo và trưởng thành. Tôi nghĩ, đây cũng nên là điều mà các trường đại học ở Việt Nam nên tính đến trong bối cảnh tự chủ hiện nay.

Tuy nhiên, thực tế vừa qua, một số trường đại học vì các yêu cầu về công bố quốc tế rất cao đối với nghiên cứu sinh đã gặp khó khăn trong phát triển nhân lực khoa học. Họ không thể tuyển sinh hoặc đào tạo được đội ngũ tiến sĩ kế cận cho các ngành nghề đào tạo. Rõ ràng, những trường đại học này cần có một lộ trình phát triển từng bước, tích lũy từ lượng đến chất. Hội nhập quốc tế, ngay cả cấp quốc gia, cũng là một quá trình. Tất nhiên, điều chỉnh chỉ tiêu đầu ra cần gắn với quản lý chất lượng chặt chẽ.

Thông tư mới này đã mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra thách thức về kiểm soát chất lượng đào tạo tiến sĩ, đòi hỏi sự thực thi nghiêm túc và trách nhiệm giải trình cao của trường đại học.

Cũng theo Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy, trong bối cảnh tự chủ đại học, việc tiếp cận đào tạo tiến sĩ theo quy chế mới của Thông tư 18 là phù hợp, giúp các trường đại học thể hiện trách nhiệm, quyền quyết định về chất lượng đào tạo để tạo động lực cho sự phát triển.

Đã là văn bản áp dụng cho số đông mấy trăm trường đại học trong cả nước, thì cần có tính mở, vừa duy trì được những yêu cầu phát triển cơ bản, vừa trao quyền chủ động để các cơ sở giáo dục có thể tự quyết định đối với hoạt động đào tạo của mình.

“Dù có yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên hệ thống WoS/Scopus thì cũng không bao giờ nên xem nghiên cứu sinh là lực lượng công bố quốc tế chủ chốt của trường đại học, quyết định tới sản lượng công bố quốc tế của trường đại học. Bởi, nghiên cứu sinh là những người đang từng bước học cách nghiên cứu độc lập, họ chưa phải là nhà khoa học trưởng thành.

Dù họ có công bố quốc tế, thì đó cũng chưa phải là những công trình nghiên cứu độc lập của họ, vì sự tham gia của giáo sư hướng dẫn và nhóm nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm nơi học học tập cũng đóng vai trò rất lớn trong mỗi công bố ấy.

Như vậy, các công bố quốc tế phản ánh một phần năng lực nghiên cứu của nghiên cứu sinh, không nên xem đó là tiêu chí duy nhất cho năng lực nghiên cứu của nghiên cứu sinh hoặc chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục. Không dễ để đo lường mức độ xuất sắc hay mức độ tích lũy tri thức của nghiên cứu sinh nếu chỉ dựa vào công bố quốc tế mà họ tham gia đứng tên.

Tôi không phản đối việc khuyến khích hay yêu cầu nghiên cứu sinh công bố quốc tế, bởi đó cũng là một giải pháp tích cực, nhưng không nên tuyệt đối hóa việc này. Chúng ta đã nghe những câu chuyện về tiêu cực trong công bố quốc tế rồi. Sâu xa vẫn là ý thức của những người trong cuộc. Bản thân người học nếu đã không vì sự phát triển của chính mình để học, thì cho dù có giải pháp, yêu cầu cao đến đâu thì họ vẫn có cách để đạt được mục tiêu là lấy tấm bằng.

Việc lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ đến từ đông đảo các nhà khoa học là điều hợp lý, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới học thuật. Tuy nhiên, tôi cho rằng vẫn có những giải pháp cho vấn đề này mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh”, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy nhận định.

Theo Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy, để đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ, phải có cơ chế giám sát, đảm bảo quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá người học được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, xác lập rõ và giám sát vai trò, trách nhiệm của thầy hướng dẫn, vai trò và trách nhiệm của người học. Cao hơn nữa, cần chú trọng rèn luyện người học về liêm chính học thuật, tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật, đó mới là gốc rễ của bất kỳ hoạt động giáo dục nào.

Tiếp đến là cần có giải pháp đảm bảo chất lượng hệ thống tạp chí khoa học trong nước, nhất là quy trình phản biện, biên tập, xuất bản bài báo. Đồng thời thúc đẩy để các tạp chí khoa học xuất bản trực tuyến, nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch các bài viết, cho phép cộng đồng khoa học giám sát chất lượng các công bố.

Thêm nữa, nếu như việc tuyển dụng, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự ở các trường học, tổ chức (nhất là các cơ quan nhà nước) mà dựa trên năng lực thực sự làm việc, nghiên cứu, cống hiến của mỗi cá nhân, thì bằng cấp hay những yếu tố mang tính chất chỉ báo sẽ không còn thiết yếu nữa, khi đó người ta sẽ chủ động dạy thật, học thật, làm thật.

“Nghĩa là, nếu mọi thứ đều thật, đều đúng, đều tốt, thì tự khắc chất lượng đào tạo tiến sĩ sẽ tăng lên. Điều này có xa vời không? Tôi cho rằng không. Mỗi nhà khoa học đang tham gia vào chuỗi thảo luận này hãy làm gương trước hết, hãy lan tỏa tinh thần thực học, thực dạy, thực nghiên cứu tới các đồng nghiệp và nghiên cứu sinh của mình, hãy nói KHÔNG với tất cả các tiêu cực mà mình gặp phải. Khi sự liêm chính, minh bạch, công bằng và khách quan được đảm bảo, chúng ta sẽ có một nền học thuật mạnh mẽ, chất lượng đào tạo tiến sĩ sẽ được đảm bảo”, Tiến sĩ Nghiêm Xuân Huy khẳng định .

Phạm Minh
NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG TOÁN HỌC: ' CHUẨN TIẾN SĨ MỚI LÀ NỖI HỔ THẸN VỚI THẾ GIỚI' 
NGÔ VIỆT TRUNG/ VNN 14-7-2021

"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.

LTS: Thông tư 18 mới đây về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đang gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu liên quan đến việc công bố quốc tế. Để thông tin đa chiều, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết do GS.TS Ngô Việt Trung - nguyên Viện trưởng Viện Toán học gửi tới VietNamNet.

XEM THÔNG TƯ 18/2021/TT-BGDĐT VỀ QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Nguyên Viện trưởng Toán học: 'Chuẩn tiến sĩ mới là nỗi hổ thẹn với thế giới'
GS.TSKH Ngô Việt Trung từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về Khoa học và công nghệ, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ 3 vào năm 2000.

Tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất, là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luận án cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ vì công bố quốc tế chính là sự đánh giá khách quan nhất đối với chất lượng luận án khi trình độ khoa học của nước đó chưa cao, chưa tự thẩm định được chất lượng nghiên cứu. Vì vậy, các nước đang phát triển thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng.

Chuẩn tiến sĩ 'thua' Thái Lan, Malaysia

Trên thế giới có hai danh mục ISI và Scopus bao gồm các tạp chí khoa học được lựa chọn theo chất lượng của các công bố. Do tiêu chuẩn xét chọn cao nên đăng bài ISI khó hơn đăng bài Scopus rất nhiều. Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng dùng hai danh mục này để xét chọn chức danh. Ví dụ như Phó Giáo sư hay Giáo sư cần có ít nhất 3 hay 5 bài báo trong 2 danh mục này. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng quy định các đề tài nghiên cứu phải công bố ít nhất 2 bài ISI trong 2 năm.

Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới huỷ bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả tiêu chuẩn 3 công bố của nghiên cứu sinh. Quy trình duyệt bài của những tạp chí này thường dễ dãi và tuỳ tiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".

Nhìn sang các nước quanh ta thì Quy chế mới ban hành thực sự là một nỗi hổ thẹn quốc gia. Đáng nhẽ ra, cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình. Điều này rất nguy hiểm vì tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học.

Với quy chế mới có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.

Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn cản lò ấp tiến sĩ rởm

Trước năm 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Chúng ta cũng bức bối vì có quá nhiều tiến sĩ ở các cơ quan công quyền mà không biết họ có thật sự nghiên cứu để có bằng hay không. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng “chạy” được. Vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT lại thay thế Quy chế cũ bằng một quy chế không khác gì thời kỳ nhiều tiêu cực trước 2017?

Quy chế cũ không phải là không có những khiếm khuyết:

- Một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khó đào tạo tiến sĩ vì khó có công bố quốc tế.

- Không thể yêu cầu công bố quốc tế một cách chung chung vì có nhiều tạp chí không đảm bảo chất lượng mà nghiên cứu sinh có thể bỏ tiền ra để mua bài.

Nhưng nếu dùng những khiếm khuyết này nhằm loại bỏ tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ thì không hợp lý.

Hãy nhìn sang Trung Quốc là nước tương đồng với chúng ta về mọi mặt. Trong bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2021 của Times Higher Education (chủ yếu dựa theo thành tích công bố quốc tế) thì ĐH Bắc Kinh đứng thứ 17 trong khoa học xã hội và thứ 28 trong khoa học nhân văn.

Trong lúc các tác giả Trung Quốc dùng mọi cách để khẳng định yêu sách lãnh thổ của họ trong các công bố học thuật thì Việt Nam lại bỏ mặc mặt trận này. Vì vậy, vẫn nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn, nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành đặc thù chưa thể có công bố quốc tế thì Bộ GD-ĐT có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.

Cũng có người nói Quy chế mới sẽ xoá bỏ nạn thuê viết bài báo quốc tế hay bỏ tiền ra để đăng bài trong các tạp chí rởm ở nước ngoài. Thuê viết bài báo trong nước rẻ hơn hay là viết bài đăng trong nước quá dễ? Để khắc phục những tiêu cực này, Bộ GD-ĐT chỉ cần yêu cầu công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Khó có ai dám nhận viết thuê để đăng trong những tạp chí có uy tín này vì chỉ những bản thảo có giá trị khoa học thực sự mới được nhận đăng.

Về ý kiến nói rằng nên để “sàn” công bố thấp để các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo tiến sĩ: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái sàn của Bộ. Còn những cơ sở lấy sàn thấp thì sao? Xã hội có đủ sức biết tiến sĩ nào thật, tiến sĩ nào rởm không? Ở các nước phát triển, người ta luôn đòi hỏi các tiến sĩ đi xin việc nộp danh sách công bố quốc tế hay các chứng chỉ phát minh sáng chế. Nếu đào tạo tiến sĩ không đòi hỏi những thứ này, thì lấy cái gì để đánh giá trình độ tiến sĩ. Thế mới có chuyện có những người lấy bằng tiến sĩ chỉ sau vài lần "đi chơi nước ngoài" tại những cơ sở đào tạo rởm mà vẫn được cơ quan của họ tin dùng, thậm chí lên chức sau khi có bằng tiến sĩ mang mác nước ngoài.

Phải chăng Bộ GD-ĐT muốn tăng số lượng tiến sĩ bất kể chất lượng đào tạo thế nào nên mới hạ tiêu chuẩn công bố xuống thấp như thời kỳ có nhiều tiêu cực trước năm 2017. Với tiêu chuẩn đầu ra thấp như vậy, tôi cho rằng quy chế mới đã cấp giấy thông hành cho việc đào tạo tiến sĩ không đảm bảo chất lượng trong xã hội.

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật". Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. Chỉ cần vài năm đào tạo tiến sĩ theo Quy chế mới thì xã hội sẽ lại "dậy sóng" khi nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ, thật - giả lẫn lộn.

Vì vậy, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ mới theo tinh thần “học thật, thi thật, nhân tài thật”, để đem lại niềm tin của xã hội đối với phát biểu của Thủ tướng.

GS.TSKH Ngô Việt Trung

ĐĂNG BÀI NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ TỐT HƠN TRONG NƯỚC LÀ ĐỊNH KIẾN. CẦN NHÌN NHẬN LẠI

THÙY LINH/ GDVN 14-7-2021

GDVN- Việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại.

Cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ nhận được sự quan tâm, đánh giá đa chiều. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia bày tỏ sự ủng hộ, bên cạnh đó, cũng ghi nhận một số băn khoăn.

Ngày 13/7, thông tin với báo chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho rằng, trong các quyền tự chủ đại học thì tự chủ về học thuật đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Quy chế 18 tăng cường mạnh mẽ quyền và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo tiến sĩ theo hướng tự chủ học thuật đó.

Theo đó, quyền (và trách nhiệm) tự chủ học thuật không chỉ thuộc cơ sở đào tạo, mà còn của các nhà khoa học, các chuyên gia từ cấp bộ môn, tới các chuyên gia phản biện độc lập, thành viên hội đồng bảo vệ luận án… cho đến giới khoa học nói chung.

Đồng thời, Quy chế 18 tăng cường liêm chính học thuật và sự giám sát của các bên liên quan và giới khoa học. Việc giám sát của giới khoa học và toàn xã hội là rất quan trọng trong quá trình đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Ví dụ như Quy chế 18 yêu cầu đăng tải công khai luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ trên trang điện tử của cơ sở đào tạo trong 90 ngày là nhằm tạo ra kênh khuyến khích minh bạch hóa về chất lượng, đảm bảo liêm chính học thuật.

Ngoài ra, quy định về việc đảm bảo liêm chính học thuật được nêu trong Quy chế 18 để các trường - với tư cách là cơ sở đào tạo tiến sĩ - phải tiếp tục xây dựng, làm rõ yêu cầu này trong quy chế đào tạo tiến sĩ riêng của mình. Quy định của các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ và có các giải pháp trong việc chống đạo văn, đảm bảo liêm chính học thuật.

Phó giáo sư Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Quy chế 18 cũng nâng cao trách nhiệm của nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt là tuân thủ quy định về thời gian theo hình thức đào tạo chính quy. Theo đó, quy định nghiên cứu sinh phải tập trung đủ thời gian tại cơ sở đào tạo và tham gia sinh hoạt chuyên môn như giảng viên trợ giảng hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo…

Quy chế 18 cũng quy định nghiên cứu khoa học là thành phần chính yếu, bắt buộc trong chương trình đào tạo tiến sĩ. Quy định này là tiền đề để các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, hướng vào chất lượng và sản phẩm nghiên cứu minh chứng cho việc thực hiện chương trình.

Quy trình tổ chức phản biện được quy định một cách linh hoạt nhưng lại chặt chẽ, khách quan hơn, nâng cao vai trò giải trình của người học, bảo vệ các quan điểm khoa học.

Đồng thời, Quy chế quy định rõ nghiên cứu sinh cần có một kế hoạch học tập toàn khóa (và phải được phê duyệt). Điều này là căn cứ hết sức quan trọng để các cơ sở đào tạo cũng như cơ quan cử nghiên cứu sinh đi học tập, nghiên cứu có thể quản lý quá trình đào tạo một cách minh bạch, hiệu quả. Đây cũng là cơ sở cho việc giám sát của cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước thông tin một số ý kiến cho rằng Quy chế mới hạ thấp chuẩn đầu vào, đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ và hội nhập quốc tế so với trước, đối với cả người hướng dẫn và nghiên cứu sinh thì Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy khẳng định: "Quy chế 18 lần này là một quy chế khung, bao gồm các quy định, các mức cơ bản để đảm bảo chất lượng đào tạo tối thiểu của một tiến sĩ.

Bởi lẽ, như đã nói, quy chế tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học, với tinh thần giao nhiều quyền (kèm theo cả trách nhiệm giải trình) về đào tạo hơn cho cơ sở giáo dục đại học".

Với vai trò quản lý nhà nước, quy chế này quy định các tiêu chuẩn tiêu chí căn bản, tối thiểu, đã tính đến sự đa dạng phong phú của các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn khung này, cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào mục tiêu, năng lực đào tạo mà đưa ra những quy định, yêu cầu bằng hoặc cao hơn cho việc đào tạo tiến sĩ của mình, đồng thời, công bố công khai minh bạch để cơ quan quản lý, xã hội và người học biết và giám sát, thực hiện.

Lưu ý, việc đặt ra các tiêu chí như thế nào sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để cơ sở giáo dục đại học đó khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo của mình.

"Việc xây dựng, ban hành Quy chế 18 song song với xây dựng ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy định chuẩn chương trình đào tạo đối với các trình độ của giáo dục đại học, triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF).

Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai VQF, các hội đồng nhóm ngành, khối ngành sẽ xây dựng các chuẩn chương trình đào tạo (gồm các yêu cầu tối thiểu) với các đặc thù riêng, chặt chẽ hơn cả về đầu vào, đầu ra, có thể cao hơn so với chuẩn theo trình độ và phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề đào tạo.

Căn cứ vào chuẩn tối thiểu (theo trình độ, theo nhóm ngành…), các cơ sở giáo dục đại học có thể xây dựng quy chế đào tạo, đặt ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cao hơn các chuẩn chung của toàn hệ thống, phù hợp với lĩnh vực ngành nghề đào tạo cũng như năng lực thực tiễn của cơ sở đào tạo, từ đó khẳng định uy tín đào tạo của mình", Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Còn về chuẩn đầu vào, đầu ra, Vụ trưởng cho rằng, trước tiên chúng ta cần xem toàn văn Quy chế, đặc biệt là quy định đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn tại Điều 14. Theo đó, việc đánh giá luận án tại đơn vị chuyên môn được tổ chức khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ những yêu cầu theo quy chế và yêu cầu bổ sung của cơ sở đào tạo đối với từng chương trình đào tạo (nếu có).

Trong những yêu cầu được nêu tại Quy chế, hiện được quan tâm nhất là yêu cầu liên quan đến công trình, sản phẩm khoa học của nghiên cứu sinh.

"Có lẽ, chúng ta cần thống nhất chia sẻ quan điểm khi nhận thức về vai trò, ý nghĩa của bài báo, công trình khoa học đối với việc đào tạo tiến sĩ.

Đây là một trong những minh chứng, chỉ số để đánh giá chất lượng học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong quá trình đạt tới học vị tiến sĩ.

Tuy nhiên, việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại", bà Thủy nói.

Bởi theo Vụ trưởng, Quy chế 08 năm 2017 có quy định công nhận các báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện, chưa xem xét cụ thể mức độ uy tín của hội nghị hay hội thảo. Quy chế 18 đã quy định cụ thể hơn về những ấn phẩm được Hội đồng Giáo sư nhà nước đánh giá, và các hội nghị khoa học cũng phải thuộc danh mục WoS/Scopus.

So với thời điểm ban hành Quy chế 08 năm 2017, hiện nay, các tạp chí, ấn phẩm trong nước đã có nhiều đầu tư về nguồn lực và chuyên môn, đã có sự thay đổi nhiều về chất. Không chỉ là diễn đàn khoa học, đây còn là nơi công bố các nghiên cứu, tư vấn chính sách… có ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam, được thành lập và hoạt động dưới sự cho phép và quản lý của các cơ quan chức năng.

Trên thực tiễn, chất lượng của nhiều tạp chí ngày càng gia tăng, dần hướng tới các chuẩn quốc tế. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn.

Bên cạnh yêu cầu đầu ra, việc đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ còn thể hiện ở các quy định từ đầu vào, nhưng quan trọng hơn là quá trình học tập, có nỗ lực và tiến bộ, có sự chuẩn bị kỹ về kế hoạch, thời gian học tập, nghiên cứu…

Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian tới sẽ tập trung tăng cường giám sát (cùng với sự giám sát của giới khoa học, của toàn xã hội) đối với quá trình học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong các cơ sở đào tạo.

Chưa kể, Quy chế 18 đã quy định rõ việc sinh hoạt chuyên môn của nghiên cứu sinh là quyền lợi và trách nhiệm, thực hiện như đối với giảng viên trợ giảng hoặc nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo.

Như vậy, việc đào tạo không thể tràn lan, mà phải tập trung vào việc học thật, học có chất lượng. Nghiên cứu sinh phải cân nhắc kỹ khi quyết định theo học, và cần phải được cơ quan cử đi học tập, nghiên cứu một cách chính thức theo hình thức chính quy.

Cuối cùng, Vụ trưởng cho rằng, trong giai đoạn trước đây, Quy chế 08 đã có những đóng góp quan trọng trong việc đặt ra các chuẩn đầu ra nhấn mạnh các công bố quốc tế, từ đó tăng cường quản lý chất lượng đầu ra của đào tạo tiến sĩ.

Trong giai đoạn mới, nhận thức về sự đa dạng phong phú của các lĩnh vực ngành nghề đào tạo và sự cần thiết của việc ghi nhận và tiếp tục nâng cao chất lượng các công bố trong nước, những thay đổi trong quy chế mới là điều phù hợp.

Ở vai trò quản lý nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặt ra các tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và giám sát việc thực hiện triển khai. Chúng ta sẽ cùng tiếp tục nỗ lực và có giải pháp cả trong hoạch định chính sách và thực thi trong thực tiễn để đấu tranh và hướng tới chất lượng thực chất.

Thùy Linh
ĐIỂM MẤU CHỐT TRONG TRANH CÃI 'NẢY LỬA' VỀ CHUẨN TIẾN SĨ MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
PHƯƠNG CHI, LÊ HUYỀN/ VNN 15-7-2021
Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021) mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới nghiên cứu khoa học.

Cần hay không nghiên cứu công bố quốc tế?

Điểm gây tranh cãi đầu tiên đối với Quy chế 2021 là công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.

Cụ thể, Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus. Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Trong khi đó, theo Quy chế 2021, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).

Điểm mấu chốt trong tranh cãi 'nảy lửa' về chuẩn tiến sĩ mới của Bộ GD-ĐT

Tiến sĩ Phạm Hiệp - Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, phân tích: Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI, Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập. Tuy vậy, quy chế này cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.

“Rõ ràng, những “chuẩn” ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Các “chuẩn” nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế”.

Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.

Do vậy, TS Phạm Hiệp  khẳng định: “Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017”.

Một TS người Việt đang giảng dạy tại Úc thì cho biết anh nửa đồng tình và nửa không đồng tình với quy chế tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, quy định tiến sĩ có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo.

“Tôi cũng đồng tình với GS Vũ Minh Giang rằng chẳng thà bỏ quy định này đi còn hơn ép đã người học đăng bài không thực chất, đi thuê mướn người khác. Điều này là có thật khi đặt ra một điều kiện quá cao, người học buộc phải gian lận để đủ tiêu chuẩn”.

Thế nhưng, theo vị TS này, cũng phải nhìn lại chính vì yêu cầu phải có công bố quốc tế mà trong vài năm trở lại đây số lượng bài báo công bố quốc tế của Việt Nam đã tăng và vấn đề công bố quốc tế đã được quan tâm. Trước đây dù khuyến khích nhưng không ai làm nên khi bắt buộc đã có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực.

“Công bằng hơn” hay “không tin được”?

Tranh luận về Quy chế mới cũng xuất phát từ những băn khoăn về chất lượng tạp chí trong nước.

Thống kê cho thấy Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, và trong hệ thống tạp chí được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm có hơn 400 tạp chí.

Trong số này hiện có 1 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu SCIE (Science Citation Index Expansed); 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của ACI (ASEAN Citation Index).

Theo bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), việc công nhận bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước “sẽ là động lực để các tạp chí khoa học phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế bằng nội lực, từ đó, đẩy mạnh việc quan tâm xây dựng các tạp chí trong nước vươn lên đẳng cấp quốc tế”.

Tuy nhiên, độc giả Nguyễn Bảo Duy thẳng thắn nhận xét rằng không thể dựa vào việc chấp nhận cho nghiên cứu sinh (NCS) công bố trong nước để phát triển các tạp chí khoa học nội địa.

Lý do, anh Duy phân tích: Phát triển tạp chí tức là đem lại uy tín khoa học cho tạp chí. Giữa tạp chí và nhà khoa học có mối quan hệ biện chứng khăng khít: tạp chí đem lại uy tín cho tác giả và tác giả đem lại uy tín cho tạp chí. Mối quan hệ này không cân bằng.

Với các nhà khoa học trẻ, đăng bài ở tạp chí tốt đem lại uy tín cho họ. Đó là lý do tại sao mặc dù nói rằng giá trị của công trình nằm ở bản thân bài báo, nhưng ai làm ra công trình tốt cũng muốn đăng ở tạp chí xịn.

Với các nhà khoa học lớn, họ đăng bài ở đâu thì đem lại uy tín cho nơi đó. Đó là lý do tại sao các tạp chí mới thành lập luôn tìm cách mời các 'cây đa cây đề' trong ngành viết cho mấy bài để câu khách. Người khác nhìn vào sẽ bảo: đấy, đến GS X còn đăng bài ở đây thì tạp chí này không lởm đâu.

Bởi vậy, NCS thì phải ép họ công bố quốc tế để chứng minh năng lực, còn tạp chí nội địa muốn phát triển thì phải đi mời các nhà khoa học lớn viết bài. Tạp chí nội địa và NCS mà đi dựa vào nhau là cùng “xuống hố”.

Trước quan điểm “việc mặc định cứ bài đăng báo quốc tế là tốt, chất lượng bài đăng tạp chí trong nước là thấp là một định kiến cần được nhìn nhận lại. Những đóng góp của hệ thống ấn bản phẩm khoa học trong nước hoàn toàn xứng đáng được nhìn nhận đánh giá khách quan và công bằng hơn” thì một TS đang giảng dạy tại một trường ĐH lớn ở TP.HCM bình luận: nhìn vào số liệu thống kê thì rõ ràng là số tạp chí trong nước tiệm cận được quốc tế đang chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.

“Hiện nay, nhiều tờ báo trong nước nói thẳng ra là rất “lôm côm”, không theo chuẩn mực nào. Dù Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã chấm điểm nhưng ngay chính việc phong giáo sư của nước ta còn chưa hội nhập quốc tế cơ mà.

Rất nhiều tạp chí chuyên ngành chẳng ai đọc, giá trị không cao. Trường đại học nào cũng cố gắng ra tạp chí khoa học và có tạp chí để đăng bài của chính mình. Nếu bỏ quy định đăng bài quốc tế mà không làm chặt thì sẽ không còn có đòn bẩy nào để thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong nước hội nhập quốc tế” - vị này bày tỏ quan điểm.

Còn theo TS. Phạm Hiệp, quy định đào tạo TS mới thậm chí còn gây ra “tác dụng ngược” đối với việc hội nhập quốc tế của các Tạp chí trong nước. Điều này là bởi, cơ chế chấm điểm của Hội đồng GS hiện nay không rõ ràng, không biết tạp chí 0.5 thì khác gì tạp chí 0.75 hay 1 điểm về mặt tổ chức vận hành hay mức độ hội nhập quốc tế. Ví dụ, một tạp chí hiện đang được 0.5 điểm có quyết tâm nâng cấp, mở thêm số tiếng Anh, nâng cấp hệ thống gửi bài, phản biện (thay vì sử dụng email), có số DOI cho từng bài báo, được Google Scholar chỉ mục hay được Ủy ban đạo đức xuất bản COPE ghi nhận thì vẫn có thể chỉ được giữ nguyên 0.5 điểm. Trong khi đó, một tạp chí được 0.75 điểm hoàn toàn có thể chỉ đăng bài Tiếng Việt, nhận bài gửi qua email, không có chỉ số DOI, không được Google Scholar chỉ mục và cũng không được COPE ghi nhận. Quy chế mới nói là hướng tới hỗ trợ các tạp chí trong nước nhưng thực tế là không có cơ chế cụ thể hướng dẫn sự hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng của các tạp chí trong nước.

Làm sao trông đợi vào sự liêm chính?

Một vấn đề gây tranh cãi nữa chính là sự liêm chính trong đào tạo mà những nhà quản lý trông đợi khi ban hành Quy chế 2021 này.

Lãnh đạo Bộ GD cho rằng Thông tư 18 tăng cường liêm chính học thuật và sự giám sát của các bên liên quan và giới khoa học.

Ví dụ, yêu cầu đăng tải công khai luận án tiến sĩ sau khi bảo vệ trên trang điện tử của cơ sở đào tạo trong 90 ngày là nhằm tạo ra kênh khuyến khích minh bạch hóa về chất lượng, đảm bảo liêm chính học thuật.

“Ít nhất quy chế mới cũng làm những nhà khoa học muốn đi buôn bài ISI sẽ hết đất diễn. Còn chuẩn chỉ là chuẩn, cái tâm của những người làm khoa học mới quan trọng. Những ai làm TS ra không làm gì thì sẽ bị đào thải hoặc chả dám giơ ra mà lòe thiên hạ. Tại Mỹ, tôi đã dự bảo vệ TS chả có yêu cầu ISI. Sau đó vài năm những người tốt nghiệp vẫn làm GS ở các trường danh tiếng. Cái tâm mới là quan trọng” – đây là ý kiến của một độc giả gửi về VietNamNet, bày tỏ sự đồng tình với quan điểm của Bộ GD-ĐT.

Anh N.V.T. cũng nhấn mạnh “Cái quan trọng nhất là đạo đức nghề của mỗi nhà nghiên cứu và chuẩn mực khoa học!”.

Chị Đoàn Liễu bày tỏ quan điểm việc lo ngại về chất lượng đào tạo tiến sĩ là điều hợp lý, thể hiện trách nhiệm xã hội của giới học thuật. Tuy nhiên, chị cho rằng vẫn có những giải pháp cho vấn đề này mà không nhất thiết phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu công bố quốc tế đối với nghiên cứu sinh.

“Ví dụ, phải có cơ chế giám sát, đảm bảo quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá người học được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, xác lập rõ và giám sát vai trò, trách nhiệm của thầy hướng dẫn, vai trò và trách nhiệm của người học. Cao hơn nữa, cần chú trọng rèn luyện người học về liêm chính học thuật, tuân thủ các quy định về đạo đức học thuật, đó mới là gốc rễ của bất kỳ hoạt động giáo dục nào”…

Tuy nhiên, độc giả Trịnh Mai Lan lại cho rằng “Ở Việt Nam mà đòi hỏi liêm chính với bảo đưa ra sàn còn tùy các trường thì thật là ngô nghê”. 

Do đó, chị Lan ủng hộ ý kiến của GS.TSKH Ngô Việt Trung: Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. 

Anh Thông Hồ thì nhận định với Quy chế mới, tình trạng mua bán, đổi chác bài báo không giảm mà sẽ tăng.

“Người bán báo top-tier hay top field (những tạp chí hàng đầu trong ngành) có lẽ là không có và số lượng người làm được là cực hiếm. Nhưng khi viết báo hạng thường, phản biện lỏng lẻo và luồn lách để có thì những bài báo này không thiếu ở các 'lò ấp tiến sĩ'".

Phương Chi - Lê Huyền

VỚI QUY CHẾ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ MỚI, 3-5 NĂM TỚI CÓ THỂ LẶP LẠI 

SỰ KIỆN 'LÒ ẤP'

MINH NGỌC/ GDVN 15-7-2021

GDVN- Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ 2021 ra đời thì những yêu cầu về hội nhập quốc tế đã không còn nữa .

Nghiên cứu Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (gọi tắt là Quy chế 2021) thay thế Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT (gọi tắt là Quy chế 2017) mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Hiệp- Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia khẳng định: “Quy chế 2021 hạ chuẩn so với Quy chế 2017”.

Về công bố đối với tiến sĩ Quy chế 2017 quy định rất rõ tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh và người hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Cụ thể, Quy chế 2017 yêu cầu nghiên cứu sinh cần công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án, trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI hoặc Scopus.

Bài báo ISI hoặc Scopus này có thể được thay thế bằng 02 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

Tiến sĩ Phạm Hiệp- Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia (ảnh:NVCC)

Như vậy để thấy, Thông tư 08 gửi thông điệp rõ ISI,Scopus là chuẩn quốc tế mà các trường cần phải lấy làm căn cứ để hội nhập tuy vậy quy chế cũ cũng tính đến các yếu tố đặc thù với một số ngành vì điều kiện không phù hợp với tạp chí ISI, Scopus hoặc chưa đủ năng lực đáp ứng độ khó của tạp chí ISI-Scopus thì có thể thay thế bằng phương thức khác, ví dụ như là 2 bài công bố ở hội thảo quốc tế. Cũng cần lưu ý hội thảo này hoàn toàn có thể do chính các trường đại học ở Việt Nam tổ chức.

“Rõ ràng những “chuẩn” ở Quy chế 2017 vừa đề cao tính hội nhập theo chuẩn mực quốc tế ISI, Scopus nhưng cũng rất linh động để đáp ứng đối với điều kiện của từng trường. Chính vì thế, khi Quy chế này ra đời đã làm giảm được vấn đề tuyển sinh tiến sĩ ồ ạt mà trước đó xã hội bức xúc với câu chuyện lò ấp tiến sĩ, nhiều người đi học không phải để làm nghiên cứu hay giảng dạy mà học để làm quan và từng bước nâng cao được chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta”, Tiến sĩ Phạm Hiệp nhận định.

Trong khi đó Quy chế 2021 ra đời thì những yêu cầu về hội nhập quốc tế đã không còn nữa. Bởi theo Quy chế này, các bài báo, báo cáo khoa học xuất bản trong danh mục ISI/Scopus hoặc bài đăng ở hội thảo quốc tế không còn là điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp với nghiên cứu sinh nữa. Quy chế mới bổ sung việc chấp nhận các sách chuyên khảo, các công bố tại các tạp chí trong nước theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Giáo sư Nhà nước (0,75 điểm trở lên).

Cho nên, theo Tiến sĩ Phạm Hiệp: “Các “chuẩn” nằm trong Quy chế 2017 không hề cao mà lại rất linh động, định hướng hội nhập quốc tế rất rõ theo đúng tinh thần của Nghị quyết 29 của Trung ương, hay Nghị quyết 14 của Chính phủ. Trong khi Quy chế 2021 không đề cao tính hội nhập quốc tế”.

Nhiều luận cứ đưa ra rằng, Quy chế 2017 chỉ tính đến các tạp chí ISI,Scopus, bỏ rơi các tạp chí trong nước là không đúng vì chuẩn nêu rất rõ có 2 bài (1 bài quốc tế, 1 bài trong nước) như vậy tỷ lệ 50:50, hài hòa.

Chưa kể theo Quy chế 2017, dù là hướng dẫn 1-1 hay đồng hướng dẫn thì giáo sư được hướng dẫn tối đa là 5 người nhưng theo Quy chế 2021 điều chỉnh tăng số lượng nghiên cứu sinh được hướng dẫn trong cùng một thời gian cụ thể. Cụ thể, giáo sư được hướng dẫn độc lập tối đa 7 nghiên cứu sinh, như vậy nếu đồng hướng dẫn thì tổng số nghiên cứu sinh tối đa mà 1 giáo sư hướng dẫn có thể lên tới 14 người.

Từ những phân tích này, Tiến sĩ Phạm Hiệp cho rằng, Quy chế 2021 hạ chuẩn và tăng số quota hướng dẫn nghiên cứu sinh từ 5 lên 14.

“Áp dụng Quy chế mới rất có thể một sự kiện lò ấp tiến sĩ 2.0 diễn ra trong vòng 3-5 năm hay 7 năm tới”, Tiến sĩ Hiệp dự đoán.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Hiệp cũng lấy làm bất ngờ khi Quy chế 2021 ra đời mà chưa có tổng kết, đánh giá, thậm chí đang thực hiện chưa hết một khóa đào tạo theo Quy chế 2017 mà đã ban hành Thông tư mới, xem ra Bộ Giáo dục và Đào tạo có phần hơi vội vã. Phải có đánh giá, tổng kết thì đó mới là lộ trình chứ không thể đưa ra tiêu chuẩn mới còn thấp hơn cả năm 2009 là khó chấp nhận.

Chưa kể, theo dữ liệu mà Tiến sĩ Phạm Hiệp có được từ Scopus, cho thấy lượng xuất bản quốc tế của Việt Nam tăng trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau 2017, năm quy chế đào tạo tiến sĩ cũ được ban hành. Về mặt số lượng thì số bài báo Scopus thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên vẫn nhiều hơn nhưng nói về tốc độ tăng trưởng thì lĩnh vực Khoa học xã hội tăng trưởng nhanh hơn.

Thậm chí, nếu tính theo thứ hạng thì 2 ngành có thứ hạng cao nhất của Việt Nam hiện nay không phải là Khoa học tự nhiên mà là Khoa học xã hội (Kinh tế xếp vị trí 20, quản trị kinh doanh xếp thứ 25) trong khi với Khoa học tự nhiên, ngành cao nhất là ngành Toán mới chỉ xếp thứ 30.

“Tất nhiên những con số đó không chỉ dựa vào Quy chế 2017 mà còn là nỗ lực hội nhập ở những tiêu chuẩn mới của giáo sư, phó giáo sư hay nỗ lực trong việc xây dựng các nhóm nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học giúp tăng trưởng này”, chuyên gia này nhận định.

Cuối cùng, theo Tiến sĩ Phạm Hiệp, hiện nay các cơ sở giáo dục, viện, đơn vị nghiên cứu đang “nóng máy”, chuẩn bị từ khởi động sang tăng tốc nhưng với Quy chế mới này sẽ có thể đâu đó làm chậm lại đà tăng trưởng, chậm lại quá trình hội nhập quốc tế của khoa học Việt Nam.

Minh Ngọc
TIÊU CHUẨN MỚI VỀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ ĐI NGƯỢC LẠI VỚI CHỦ TRƯƠNG 'NHÂN TÀI THẬT' CỦA THỦ TƯỚNG
NGUYỄN NGỌC CHU/ TD 14-7-2021

1. NÓI THẬT, THẦY THẬT VÀ DẠY THẬT

Khi nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Giáo dục phải “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT”, thì biết đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn.

Tại sao vậy? Là bởi vì – chưa nói đến vấn đề bao trùm là cơ chế, muốn HỌC THẬT thì trước tiên phải được DẠY THẬT. Mà muốn DẠY THẬT thì phải có THẦY THẬT. Có THẦY THẬT phải được NÓI THẬT thì mới có thể DẠY THẬT. THẦY THẬT và NÓI THẬT là hai bài toán vô cùng nan giải của ngành Giáo dục hiện nay.

NÓI THẬT là hòn đá tảng nằm chặn cửa con đường “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” mà chưa có cách nào để loại bỏ. NÓI THẬT không chỉ là vấn đề của ngành Giáo dục mà là vấn đề của toàn xã hội.

Trong khi phải cải thiện vấn đề THẦY THẬT trên con đường “HỌC THẬT, THI THẬT, NHÂN TÀI THẬT” thì, oái oăm thay, tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành lại vô tình thúc đẩy sản xuất thêm các THẦY GIẢ.

2. TIẾN SĨ KÉM CHẤT LƯỢNG LÀ DO KHÔNG CÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ

Nạn bằng giả, nhân tài rởm trong xã hội đang như một dịch bệnh chưa có thuốc cứu chữa. Đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào nạn bằng giả, nhân tài rởm này là từ các “lò ấp tiến sĩ”.

Xã hội đang sợ hãi về trình độ tiến sĩ ở Việt nam. Nhiều đề tài luận án tiến sĩ, người dân đọc lên đã thấy buồn cười. Càng thêm ngạc nhiên – khi đi khắp nơi toàn gặp các tiến sĩ. Không chỉ ở các giảng đường đại học, mà ở phường quận thành phố – khi đến làm các thủ tục hành chính cũng gặp các tiến sĩ. Trên báo chí và truyền hình cũng thường xuyên xuất hiện các tiến sĩ. Ở các công sở, cơ quan hành chính của đảng và nhà nước cũng rất nhiều tiến sĩ. Có những người đương chức ở các cơ quan rất bận rộn của nhà nước, nhưng không biết học từ lúc nào mà có bằng tiến sĩ. Nhiều lần sốc khi nghe phát biểu của các tiến sĩ – nghị sĩ.

Nguyên do sinh ra các tiến sĩ rởm là vì không yêu cầu có các công bố quốc tế trên các tạp chí uy tín được phân loại như ISI và Scopus.

Cho nên các “lò ấp tiến sĩ’ tha hồ cấp bằng tiến sĩ chỉ với những bài báo đăng trên các tạp chí trong nước, không được xếp hạng quốc tế.

3. TIÊU CHUẨN THỤT LÙI, THUA CẢ KHU VỰC

Muốn nâng cao chất lượng Giáo dục thì phải nâng cao chất lượng thầy giáo, mà một bộ phận lớn trong số họ có học vị tiến sĩ. Ở mặt khác, nâng cao chất lượng tiến sĩ là nâng cao chất lượng và số lượng các công trình khoa học. Nhờ đó thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học cho sinh viên và trong nhà trường. Đó là phương cách giúp nâng cao vị thế trường đại học trên bảng xếp hạng thế giới.

Hiện nay, các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới được phân loại, về cơ bản, thành hai nhóm chỉ số ISI và Scopus. Trong đó, đăng bài ở các tạp chí nhóm ISI khó hơn nhóm Scopus.

Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 của Bộ GD&ĐT yêu cầu luận án tiến sĩ phải có 2 bài báo được đăng. Trong đó, hoặc tối thiểu có một bài thuộc một trong 2 nhóm ISI/Scopus, hoặc cả 2 bài đăng ở nước ngoài.

Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế, chỉ cần đăng 3 bài trong nước. Đây là một yêu cầu vô cùng thấp. Nói là vô cùng thấp, là vì hiện nay trên toàn Việt nam có hàng trăm tạp chí, nhưng có chưa đến 10 tạp chí được liệt vào nhóm ISI/Scopus. Hàng trăm các tạp chí còn lại không được cộng đồng quốc tế để mắt.

Nhiều trường đại học của các nước trong khu vực đều yêu cầu luận án tiến sĩ phải có bài đăng ở nhóm ISI. Quy chế mới của Bộ GD&ĐT bỏ yêu cầu công bố quốc tế là tự tách rời hàng ngũ tiến sĩ Việt nam ra khỏi mặt bằng quốc tế. Là tự hạ thấp mặt bằng khoa học của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hạ thấp đến thê thảm, tủi hổ.

Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT, không giúp tạo thêm nhân tài thật, không hạn chế được mà còn tạo điều kiện cho sự bùng nổ các tiến sĩ rởm.

4. ĐỀ XUẤT

1/. Để được đứng vào hành ngũ các trường đại học tốt trên thế giới, một trong những tiêu chí quan trọng là số lượng các công trình khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín được xếp hạng ISI. Cho nên yêu cầu phải có bài đăng trên tạp chí quốc tế được xếp hạng ISI là điều bắt buộc.

2/. Tiếp cận tiêu chuẩn của các nước tiên tiến.

3/. Không kém hơn các nước trong khu vực.

Đề xuất: Để đáp ứng 3 tiêu chí vừa nêu, rất cần thiết phải đưa ra yêu cầu về công bố kết quả nghiên cứu khoa học với người muốn bảo vệ luận án tiến sĩ – là phải có tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế xếp hạng ISI.

Nếu được như vậy, sẽ chấm dứt vấn nạn tiến sĩ kém chất lượng. Quan trọng nữa là nâng cao chất lượng Giáo dục và Khoa học trong các trường đại học Việt Nam.

5. KHÔNG CÓ NGOẠI LỆ

Bill Gates bỏ học không cần tốt nghiệp đại học và không màng đến học vị tiến sĩ. Những người làm trong các ngành đặc biệt của quân đội và công an – nếu có những công trình bí mật (không thể công bố quốc tế) vì lợi ích quốc gia – thì đã có chế độ đặc biệt, mà không cần đến học vị tiến sĩ. Nếu sau này hết bí mật, thì bạch hoá quốc tế theo luật. Giá trị công trình là tự nó sinh ra chứ không phải từ bằng tiến sĩ.

Các nhà khoa học lừng danh của Liên Xô như Kurchatov khi làm bom nguyên tử, hay Korolev khi chế tạo tên lửa – đều đã là những nhà khoa học thành danh trước khi thực hiện nhiệm vụ bí mật quốc gia. Không ai chế tạo ra bí mật quốc gia quan trọng mà chỉ đủ để làm luận án tiến sĩ. Viện cớ bí mật quốc gia, tài liệu nội bộ – không thể công bố quốc tế – đều đưa đến những câu hỏi hoài nghi về chất lượng khoa học của luận án tiến sĩ.

Cũng như vậy, những người muốn dạy ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì trước hết phải là nhà Triết học, Kinh tế học. Họ phải có những công trình đăng trên các tạp chí quốc tế. Triết học, Kinh tế học là của chung nhân loại.

Các Khoa học Xã hội cũng là của chung nhân loại. Những luận án tiến sĩ về Khoa học Xã hội ở Việt Nam phải có các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế ISI/Scopus.

Cho nên, bất kể ngành nào, cả quân đội lẫn công an, cả Khoa học Xã hội lẫn Khoa học Tự nhiên, cả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh… – muốn bảo vệ luận án tiến sĩ phải có tối thiểu 2 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI.

Không có NGOẠI LỆ. Chỉ như vậy chất lượng tiến sĩ Việt nam mới được nâng cấp. Điểm lại thực tế, thì chính nơi NGOẠI LỆ là nơi đóng góp rất nhiều luận án tiễn sĩ kém chất lượng.

6. TẠI SAO TIÊU CHUẨN TIẾN SĨ KHÁC NHAU?

Khi con hổ quyết định mức ăn thì mỗi suất ăn là 10kg thịt. Còn khi con mèo quyết định mức ăn thì muỗi suất là một con cá trích.

Cây nào quả ấy. Rau nào sâu ấy. Tiêu chuẩn tiến sĩ phụ thuộc vào người quyết định. Nếu người quyết định là người giỏi về khoa học thì sẽ yêu cầu cao về khoa học. Nếu người quyết định chưa giỏi về khoa học thì sẽ yêu cầu thấp về khoa học.

Nếu ví các công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế ISI/Scopus là thịt cá, thì Tiêu chuẩn tiến sĩ Việt nam vừa mới được Bộ GD&ĐT ban hành – không đòi hỏi có công bố quốc tế – là quy định suất cơm không có thịt cá, thấp hơn cả yêu cầu có con cá trích.

Cho nên, các trường đại học của Việt Nam, nếu muốn đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục, để đứng vào hàng ngũ các trường đại học tốt nhất thế giới – thì nhất thiết cần người đứng đầu thuộc hàng ngũ “hổ báo”: chuộng nghiên cứu khoa học, giỏi về nhiều ngành.

7. TĂNG TRƯỞNG TIẾN SĨ KHÔNG NHƯ TĂNG TRƯỞNG GDP

Thà ít mà tinh nhuệ còn hơn nhiều mà ô hợp. Việt Nam không cần nhiều tiến sĩ với các tiến sĩ kém chất lượng. Không nên xem số lượng tiến sĩ là một mục tiêu tăng trưởng giống như tăng trưởng GDP. Tăng trưởng các tiến sĩ rởm chỉ đưa đến những hậu quả xấu.

Bỏ yêu cầu công bố quốc tế là hạ thấp yêu cầu tiến sĩ thì làm sao có “NHÂN TÀI THẬT”? Hơn thế nữa, bỏ yêu cầu công bố quốc tế tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng các tiến sĩ rởm, nhân tài rởm. Nó đi ngược với chủ trương “NHÂN TÀI THẬT” của Thủ tướng.

Đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại tiêu chuẩn mới về đào tạo tiến sĩ. Phải nâng nó lên cao hơn so với yêu cầu cũ. Nền Khoa học và Giáo dục Việt Nam không thể tiếp tục trượt dốc về chất lượng. Càng không thể mỗi ngày thêm tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Tự đặt tiêu chí thấp cho mình, chẳng những không theo kịp người, mà còn bị người khinh.

GS LÊ HUY BẮC: KHXHNV VIỆT NAM KHÔNG HỀ YẾU KÉM, SAO LẠI 'HẠ CHUẨN' TIẾN SĨ
THANH HÙNG /VNN 16-7-2021

Theo GS.TS Lê Huy Bắc, quy chế về đào tạo tiến sĩ năm 2017 đã khiến cho các ứng viên “dưới chuẩn quốc tế” không còn đất dụng võ, mang lại không khí học thuật trong lành cho KHXH&NV. Nhưng quy chế mới đã chặn đứng điều đó.

Trước một số ý kiến cho rằng quy chế mới về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT nhằm ‘hạ chuẩn’ cho các nghiên cứu sinh và giảng viên các ngành khoa học xã hội nhân văn (KHXH&NV), GS.TS Lê Huy Bắc, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã bày tỏ quan điểm với VietNamNet.

Ông là GS ngành Văn học duy nhất còn trong tuổi công tác, Thư kí Hội đồng GS ngành Văn học, Phó Chủ tịch Hội đồng liên ngành Văn học và Ngôn ngữ học Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nasfoted).

GS Văn học: KHXH của Việt Nam không kém, sao lại 'hạ chuẩn' tiến sĩ?
GS.TS Lê Huy Bắc: Đội ngũ nghiên cứu Khoa học xã hội của Việt Nam không hề yếu kém

'Chặn đứng' đà phát triển học thuật của KHXH&NV

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc đào tạo tiến sĩ theo Thông tư 18/2021 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố?

GS.TS Lê Huy Bắc: Thông tư 18 có điểm tích cực như trao quyền tự chủ hơn cho các cơ sở đào tạo, nhưng cần xem lại “phần cứng” của nghiên cứu sinh (NCS) và người hướng dẫn. Tôi chỉ đề cập trong lĩnh vực KHXH&NV, vì đối với các ngành Khoa học tự nhiên và Kinh tế vốn có nhiều thành tựu trong công bố quốc tế thì Thông tư này không có gì đáng bàn nhiều. Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này thường xuyên tiếp cận với chuẩn quốc tế.

Đối với các ngành KHXH&NV thì theo tôi, thông tư này chặn đứng đà phát triển học thuật KHXH của nước nhà. Quy chế đào tạo tiến sĩ từ năm 2017 yêu cầu NCS và người hướng dẫn phải có bài báo đăng tạp chí ISI/Scopus. Theo tôi đó là điểm thành công nhất, tạo nên một bước ngoặt lớn.

Từ năm 2017 đến nay, quy chế đó đã khiến cho các ứng viên TS, PGS, GS “dưới chuẩn quốc tế” không còn đất dụng võ, các “lò ấp” tiến sĩ bị xóa sổ, mang lại không khí học thuật trong lành cho ngành KHXH&NV.

- Ông là GS thuộc lĩnh vực này, nói ra những điều như thế, ông không ngại va chạm hay sao?

Không vấn đề gì, vì đây chỉ là học thuật và khao khát của tôi khi muốn có được nền học thuật tiến bộ cho nước nhà. Sau quá trình triển khai hiệu quả, đáng lẽ ra Thông tư 08/2017 nên tiếp tục duy trì, thì giờ đây Thông tư 18/2021 chấp nhận việc “cá mè một lứa” giữa những người có công bố quốc tế và những người không có công bố quốc tế. 

Khi Thông tư 08 năm 2017 được ban hành, tuy chưa có bài báo thuộc danh mục ISI/Scopus nhưng tôi vẫn ủng hộ hướng đi đó. Bởi tôi nghĩ rằng những gì các nhà KHTN Việt Nam làm được thì các nhà KHXH cũng có thể làm được. Đội ngũ nghiên cứu KHXH&NV Việt Nam không hề yếu kém.

- Tại sao ông lại cho rằng chuẩn mới được đưa ra thấp hơn so với chuẩn cũ?

Tôi chỉ bàn về tạp chí, cơ sở của việc thừa nhận công bố của NCS và người hướng dẫn. Trừ các tạp chí thuộc KHTN và kinh tế thì toàn bộ các tạp chí KHXH&NV liên quan đến Văn, Sử, Địa, Triết học chưa có tạp chí nào có triển vọng đứng vào danh mục ISI/Scopus trong tương lai gần.

Hiện tại, theo tôi biết thì chỉ có 1 tạp chí Khoa học của Trường Đại học Đà Lạt vào cơ sở dữ liệu Đông Nam Á (ACI), 1 tạp chí Khoa học và Giáo dục của Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng được công nhận vào chỉ mục của Blumx Metrics (Elesevier)... Trong khi đó, đa số các tạp chí chuyên ngành như Văn học, Lịch sử, Địa lí,… không hề đứng vào sơ sở dữ liệu nào của khu vực hay quốc tế.

Nếu nói rằng, nhờ công nhận bài báo của NCS và người hướng dẫn trên tạp chí Việt Nam sẽ giúp tạp chí quốc nội phát triển là thiếu cơ sở khoa học, vì đã mấy chục năm nay, các nhà khoa học không công bố quốc tế vẫn đều đặn đăng bài mà các tạp chí đó có vào được ISI/Scopus đâu?

Do đó, việc thông tư 18/2021 lấy chuẩn là các bài báo KHXH&NV đăng trên các tạp chí trong nước để công nhận thì tôi cho rằng là “hạ chuẩn” so với yêu cầu của quy chế 2017.

Chưa hết, quy chế đào tạo tiến sĩ mới yêu cầu nghiên cứu sinh trong 3-4 năm học phải có 2 điểm từ các tạp chí được đánh giá từ 0,75 điểm trở lên. Chỉ xét riêng ngành Văn học, theo danh mục của Hội đồng Giáo sư Nhà nước, có 14 tạp chí được tính từ 0,75 trở lên.

Còn yêu cầu đối với người hướng dẫn NCS là đạt tổng 4 điểm/5 năm, thì đúng là xem thường người hướng dẫn vì chỉ với một tiến sĩ vừa bảo vệ sau 1 năm cũng đã có thể đạt hơn 4 điểm công trình in trên các tạp chí KHXH&NV trong nước.

Không liên thông có thể tiếp tay cho 'đạo văn'

- Liệu ông có định kiến với các tạp chí KHXH&NV của Việt Nam không?

Để hội nhập với quốc tế cần một số yếu tố mà trước tiên là tạp chí phải được trình bày bằng tiếng Anh để quốc tế đều có thể xem, tra cứu được.

Những người làm KHXH&NV ở Việt Nam cũng giỏi chứ không phải không, có điều nhiều trong số họ không có định hướng rằng cần phải mang những tri thức của mình để thế giới cùng biết.

Nhiều người không có động lực hướng đến “chuẩn quốc tế” bởi đạt tới giáo sư, phó giáo sư và hài lòng với cái danh của mình, không nỗ lực phấn đấu để tạo nên một nền học thuật phát triển cho nước nhà.

- Cũng có ý kiến cho rằng, giá trị các bài báo khoa học có thể nằm ở ứng dụng thực tiễn trong nước. Ông nghĩ sao về điều này?

Vậy thì phải phân biệt rõ mảng nào phục vụ cho nhu cầu nội địa, để có chính sách phù hợp (có thể không yêu cầu bài báo quốc tế ngay). Nhưng chúng ta cũng cần phải cho thế giới biết cái nhu cầu nội tại đó phù hợp với chuẩn mực chung của nhân loại như thế nào, chứ chúng ta không thể 'một đường, một kiểu'.

Trong thời buổi toàn cầu hóa này, không có vấn đề gì là của riêng của Việt Nam. Một bài báo khoa học mà dữ liệu không có sự liên thông, không hiện lên trên bất kỳ hệ thống nào để có thể đánh giá được bao nhiêu lượt trích thì làm sao gọi là khoa học được. Chính sự không kết nối rộng rãi, minh bạch này còn tiếp tay cho cả sự đạo văn nữa.

- Theo ông, liệu quy chế đào tạo tiến sĩ mới này có thể xóa bỏ được nạn thuê viết bài báo quốc tế như một số ý kiến đưa ra hay không?

Khái niệm “thuê viết bài báo quốc tế” nghe thật khôi hài.

Quy chế đào tạo chặt chẽ thì làm sao có chuyện thuê viết bài báo quốc tế. Chẳng hạn một NCS đầu vào IELTS 6.5, được người hướng dẫn có bài báo ISI/Scopus nhận thì tôi chắc việc thuê viết sẽ rất khó xảy ra. Những người có học luôn biết tự trọng để bảo vệ phẩm giá của mình. Một người thầy hướng dẫn có đủ năng lực công bố bài báo quốc tế thì sẽ hướng dẫn học trò đi theo con đường đó.

Thanh Hùng (thực hiện)

VỪA DẸP LÒ ẤP TIẾN SĨ, LẠI LO XUẤT HIỆN LOẠT TIẾN SĨ 'HÌNH THỨC'

PHẠM CHI, LÊ HUYỀN/ VNN 16-7-2021

Hai nhà khoa học tên tuổi bày tỏ lo ngại về chuẩn tiến sĩ mới do Bộ GD-ĐT công bố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học và sau đại học của Việt Nam trong tương lai.

Vài năm trước đây, dư luận từng “choáng váng” trước những thông tin về hoạt động đào tạo sau đại học của Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Theo con số mà Thanh tra Bộ GD-ĐT đưa ra, tổng số nghiên cứu sinh (NCS) trúng tuyển năm 2015 của Học viện là 350 người, năm 2016 là 400 người. Tổng số NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (TS) tại Học viện năm 2015 là 281, năm 2016 là 265 luận án. Tính ra chỉ hơn 1 ngày là Học viện này có 1 TS.

Có giáo sư hướng dẫn tới 12 NCS, chưa kể có TS Kinh tế nhưng lại hướng dẫn NCS ngành quản lý giáo dục.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT, những sai phạm của Học viện này trong đào tạo TS gồm có: chương trình đào tạo không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo đúng quy định, phân công người hướng dẫn NCS không cùng ngành, chuyên ngành với NCS, số lượng NCS đang hướng dẫn tại một thời điểm vượt quá số lượng quy định.

Vừa dẹp 'lò đào tạo' 1 tiến sĩ/ngày, lại lo xuất hiện loạt tiến sĩ 'hình thức'
 Ảnh minh họa: Peking University fanpage

Tháng 4/2017, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 08 về Quy chế tuyển sinh, đào tạo TS (Quy chế 2017) với nhiều quy định chặt chẽ hơn.

Những thay đổi nổi bật là khi thi đầu vào, NCS phải đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ cao hơn so với quy định cũ. Còn với đầu ra, quy chế mới cũng yêu cầu NCS phải có ít nhất 2 bài báo quốc tế mới được bảo vệ luận án tốt nghiệp.

Người hướng dẫn cũng phải đáp ứng những yêu cầu cao hơn như có công bố quốc tế hay đề tài nghiên cứu đang thực hiện.

Quy chế 2017 được áp dụng đầy đủ từ ngày 1/1/2019, nhưng chưa đầy 1 năm kể từ khi Quy chế 2017 được ban hành, các cơ sở đào tạo đã có những bước chuyển đột phá.

Ví dụ như tại Viện Đào tạo sau đại học - Trường ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2016-2017 có 150 chỉ tiêu đào tạo TS. Ở đợt tuyển sinh tháng 10/2016 ngay trước khi Quy chế 2017 được ban hành, trường đã tuyển được 130 NCS. Tuy nhiên, trong đợt tuyển sinh thứ 2 diễn ra sau khi có Quy chế mới, trường chỉ tuyển được 20 NCS.

Cũng theo quy định mới thì chỉ có khoảng 1/4 trong số 400 giảng viên của trường khi đó đáp ứng đủ các điều kiện để hướng dẫn NCS. Do vậy, nhà trường đã lên kế hoạch để hỗ trợ giảng viên trong việc viết các bài báo, công bố báo cáo tại các hội thảo quốc tế, các tạp chí có uy tín thuộc danh mục ISI và Scopus nhằm “nâng cấp” đội ngũ.

Mỗi năm ĐH Quốc gia Hà Nội có khoảng 300-350 chỉ tiêu đào tạo TS. Tuy nhiên, năm 2017 toàn bộ ĐH Quốc gia Hà Nội chỉ tuyển được 140 chỉ tiêu.

Dù vậy, cuối tháng 11/2017, trên cơ sở quy định của Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo TS riêng với những quy định còn có phần chặt chẽ hơn đối với NCS, người hướng dẫn cho đến thành viên hội đồng bảo vệ luận văn... nhằm "siết" đào tạo TS.

Chuẩn tiến sĩ thấp có thể gây nhiều hệ lụy

Vừa dẹp 'lò đào tạo' 1 tiến sĩ/ngày, lại lo xuất hiện loạt tiến sĩ 'hình thức'
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp như thế, sau 5 hay 10 năm tới, khi lứa TS này tốt nghiệp, liệu chất lượng phó giáo sư, giáo sư của chúng ta sẽ như thế nào?

Cách đây hơn 3 năm – đầu năm 2018, trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội đã bày tỏ sự kỳ vọng việc siết mạnh các điều kiện sẽ tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng.

Chính vì vậy, khi Quy chế mới theo Thông tư 18/2021 (Quy chế 2021) ra đời với một số thay đổi về công bố quốc tế hay yêu cầu ngoại ngữ, GS Nguyễn Đình Đức rất băn khoăn.

“Nhớ lại, chúng ta đã phải tốn biết bao giấy bút, tọa đàm, tranh luận và cuối cùng với sự quyết liệt, quyết tâm, đồng thuận cao mới ban hành được Quy chế 2017 - là một quy chế đào tạo TS có nhiều tiến bộ về chất lượng và hội nhập (thông qua yêu cầu công bố quốc tế và ngoại ngữ).

Những nghiên cứu của tôi và một số nhà khoa học khác cho thấy nhờ có Quy chế 2017 mà chúng ta đã khuyến khích hình thành xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và công bố quốc tế trong các trường đại học. Từ một nước gần như "đội sổ" về công bố quốc tế trong khu vực, năm 2020, Việt Nam đã đứng thứ 49 trên thế giới và đứng thứ 3 ở ASEAN về công bố quốc tế, và nhờ vậy, chúng ta đã có hai ĐH Quốc gia và một số trường đại học xếp thứ hạng khá cao trong các bảng xếp hạng đại học như QS, THE...”.

Vì vậy, ông Đức lo ngại rằng “Nếu quy chế mới quy định chuẩn đầu ra thấp như thế, sau 5 hay 10 năm tới, khi lứa TS này tốt nghiệp, liệu chất lượng phó giáo sư, giáo sư của chúng ta sẽ như thế nào? Điều này có thể gây ra hệ lụy cho chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam”.

Vừa dẹp 'lò đào tạo' 1 tiến sĩ/ngày, lại lo xuất hiện loạt tiến sĩ 'hình thức'
GS.TSKH Ngô Việt Trung: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái 'sàn' của Bộ. Còn những cơ sở lấy 'sàn' thấp thì sao?

Mối lo về chất lượng giảng viên cũng được GS Ngô Việt Trung, Nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam đưa ra. Điều mà GS Trung cho rằng “ngược đời” là việc Quy chế đào tạo TS mới cho phép người hướng dẫn không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả chuẩn đầu ra 3 công bố cùng loại của NCS.

“Như vậy, TS tốt nghiệp xong có thể đào tạo TS mới gần như ngay lập tức, chỉ cần sau 1 năm giảng dạy. Với chuẩn đầu ra thấp như thế này thì sau vài năm liệu có còn “thầy giỏi” để đào tạo ra “trò giỏi”?”.

GS Trung cũng bình luận rằng: “Nếu tôi là nhà quản lý thì tôi chỉ cần đặt chuẩn đầu ra tiệm cận chuẩn mực quốc tế (có 1 bài ISI loại không thể mua được) còn bỏ mặc chuẩn đầu vào cho cơ sở đào tạo quyết định. Đầu ra cao, không thể chạy được, thì tự khắc thầy và trò phải giỏi”.

Một Hiệu trưởng đại học ở TP.HCM nhận xét rằng Quy chế 2021 rất “không phải” với lĩnh vực khoa học tự nhiên nhưng lại phù hợp với lĩnh vực khoa học xã hội. Và ngược lại, Quy chế 2017 rất “không đúng” với khoa học xã hội nhưng là bình thường với khoa học tự nhiên. Do vậy, cần tách bạch hai lĩnh vực này để đưa ra quy định rõ ràng.

Theo vị Hiệu trưởng này, nếu với quy chế cũ mà lo ngại các NCS sẽ “mua” công bố quốc tế thì nay mua công bố trong nước còn rẻ hơn và dễ hơn. 

“Trong tương lai sẽ xuất hiện một loạt TS “hình thức” – vị này đánh giá. Đặc biệt, theo ông, thời gian tới đây Bộ GD-ĐT triển khai Đề án 89, dùng ngân sách cấp học bổng đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ TS nếu thực hiện theo những thay đổi của Quy chế 2021 mà không có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ thì sẽ có những tác động lâu dài đến chất lượng giảng viên, và qua đó đến chất lượng những thế hệ sinh viên trong tương lai.

Phương Chi – Lê Huyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét