Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

20210711. CHỐNG DỊCH KIỂU VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

  ĐIỂM BÁO MẠNG

PHÓ THỦ TƯỚNG ĐỀ NGHỊ TPHCM  THỰC HIỆN CHỈ THỊ 16 
CHỐNG COVID-19 'LEO THANG'

HÀ NHÂN/ TN 25-6-2021


Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 25.6, những nguy cơ lây nhiễm tại chợ truyền thống được đặt ra sau khi thành phố ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan các các chợ truyền thống, chợ đầu mối.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định một số chợ truyền thống, chợ đầu mối không đảm bảo an toàn phòng chống dịch; mật độ lưu thông, việc người dân mang khẩu trang, khoảng cách… chưa đảm bảo.
Cụ thể, chuỗi lây nhiễm chợ đầu mối Hóc Môn - Sơn Kỳ - chợ Tân Hương còn diễn biến phức tạp.
Ngày 12.6, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn tầm soát phát hiện 1 ca dương tính với Covid-19 là tiểu thương bán trái cây tại ki ốt 1 đầu chợ, từ đó phát hiện tổng cộng ra 62 ca đã được xác định, phân tích các nhánh. Các ca dương tính là tiểu thương của các chợ, những người lấy hàng từ chợ này về bán tại các chợ khác.

Chợ Bình Điền, Q.8, TP.HCM

ẢNH: SỸ ĐÔNG

Riêng tại chợ Sơn Kỳ (Q.Tân Phú), ngày 19.6, từ 3 tiểu thương của chợ Sơn Kỳ, đến chợ đầu mối Hóc Môn lấy hàng đã xét nghiệm các F1 và xét nghiệm tầm soát diện rộng mở rộng xung quanh chợ, phát hiện tổng cộng 71 ca. Ngành y tế cũng đã lập 5 điểm lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ dân cư tại P.Sơn Kỳ (Q.Tân Phú). Ngày ghi nhận ca mới nhất là ngày 23.6.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết sau khi áp dụng Chỉ thị 10/2021 của UBND TP.HCM từ tuần trước, TP.HCM có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh trên địa bàn vẫn rất phức tạp nên cần áp dụng biện pháp cao hơn.
Phó thủ tướng đánh giá mức độ Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM cũng gần bằng Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng, chỉ có chợ truyền thống là vẫn còn hoạt động, hàng hóa vẫn được lưu thông để chuỗi sản xuất không bị đứt gãy. “Chúng ta cần phải kiên quyết hơn nữa, áp dụng biện pháp cao hơn nữa để dập dịch triệt để”, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói tại cuộc họp.
Đối với người giao hàng (shipper), Phó thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ cả người giao hàng và người mua, chú ý nâng cao ý thức phòng dịch.
Riêng tại chợ Sơn Kỳ (Q.Tân Phú), ngày 19.6, từ 3 tiểu thương của chợ Sơn Kỳ, đến chợ đầu mối Hóc Môn lấy hàng đã xét nghiệm các F1 và xét nghiệm tầm soát diện rộng mở rộng xung quanh chợ, phát hiện tổng cộng 71 ca. Ngành y tế cũng đã lập 5 điểm lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ dân cư tại P.Sơn Kỳ (Q.Tân Phú). Ngày ghi nhận ca mới nhất là ngày 23.6.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết sau khi áp dụng Chỉ thị 10/2021 của UBND TP.HCM từ tuần trước, TP.HCM có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, dịch bệnh trên địa bàn vẫn rất phức tạp nên cần áp dụng biện pháp cao hơn.
Phó thủ tướng đánh giá mức độ Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM cũng gần bằng Chỉ thị 16/2020 của Thủ tướng, chỉ có chợ truyền thống là vẫn còn hoạt động, hàng hóa vẫn được lưu thông để chuỗi sản xuất không bị đứt gãy. “Chúng ta cần phải kiên quyết hơn nữa, áp dụng biện pháp cao hơn nữa để dập dịch triệt để”, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nói tại cuộc họp.
Đối với người giao hàng (shipper), Phó thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ cả người giao hàng và người mua, chú ý nâng cao ý thức phòng dịch.

TP.HCM sẽ đánh giá lại hiệu quả của việc thực hiện Chỉ thị 10/2021 để quyết định có tiếp tục giãn cách xã hội tiếp hay không -ẢNH: SỸ ĐÔNG


Ông Phong cho biết đến ngày 30.6 sẽ kết thúc thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/2020 trên phạm vi toàn TP.HCM. Ngày 19.6 vừa qua, TP.HCM ban hành Chỉ thị 10 yêu cầu siết chặt và tăng cường các biện pháp trọng tâm, cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trong bối cảnh chỉ còn 5 ngày nữa là kết thúc giãn cách đợt 2, ông phong yêu cầu các sở ngành, quận huyện đánh giá lại việc triển khai các biện pháp trong Chỉ thị 10 và đề ra giải pháp quyết liệt hơn nữa.
“Cần xem xét khâu kiểm tra, giám sát các biện pháp như thế nào để ngày 30.6 đánh giá lại xem có tiếp tục giãn cách xã hội hay không”, ông Phong nói và đề nghị các đội tuần tra, kiểm tra ở các quận, huyện, phường, xã, thị trấn cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chỉ thị của thành phố, trường hợp nào không thực hiện nghiêm thì phải xử lý.
CHỐNG DỊCH KIỂU VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
SONG CHI/ TD 7-7-2021

Giai đoạn đầu kiểm soát được dịch thì “tự sướng” quá lố, “nổ” vang trời, trong khi các quốc gia khác trong khu vực cũng kiểm soát tốt dịch, như Đài Loan chẳng hạn, còn tốt hơn, thì chả ai “ngất ngây” như vậy cả.

Bây giờ dịch bùng phát, thì lại rối loạn, làm toàn những chuyện quẫn, như tiếp tục cho bầu cử, thi cử tụ tập đông người, rồi chích ngừa thì hàng ngàn người chen lấn nhau, đi kiểm tra lấy giấy xét nghiệm âm tính-một cái giấy chỉ có giá trị 3-5 ngày là một việc làm vừa hành dân vừa vô nghĩa, và cũng lại chen lấn đông đúc lây nhiễm thêm…

Ngay cả cái chuyện cách ly tập trung, dồn mọi người vào một chỗ cũng sai, vì cũng tạo điều kiện lây nhiễm, bắt cả trẻ em bà bầu đi cách ly, thay vì để người ta tự cách ly ở nhà. Làm toàn những chuyện phản khoa học như vậy, mặt khác lại gây ra một không khí sợ hãi quá mức trong người dân.

Cần phải thấy rằng, ngay cả trong những ngày này, số ca bị nhiễm, số người chết vì COVID-19 ở VN, nếu những con số đó là đúng, thì so với Mỹ và châu Âu trong thời điểm dịch bùng phát nặng, vẫn là không ăn thua gì.

Còn nhớ Mỹ và Anh từng có những giai đoạn thê thảm, trong lúc số người bị nhiễm và số người chết ở Mỹ cao nhất thế giới thì Anh cao nhất châu Âu. Nhưng sống ở Anh, tôi không hề thấy sự hoảng loạn, từ chính phủ cho tới người dân. Không chỉ vì tính cách dân Anh lạnh lùng phớt ăng-lê như người ta nói, nhưng các bạn bè tôi ở Pháp, Đức, Bỉ, Canada… tình hình cũng vậy.

Không hoảng loạn, không quẫn trí, ngay cả khi Anh và một số nước Tây Âu khác phải lockdown tới 6, 7 tháng-đợt, gần đây nhất Anh lockdown toàn quốc từ tháng 12.2020 tới 17.5.2021, mới nới lỏng bớt và đến 19.7 này, nếu không có gì thay đổi, thì mới mở cửa lại hoàn toàn.

Lockdown một thời gian dài như vậy, mà nói đóng là đóng thực sự, quán xá nhà hàng mọi thứ đều đóng cửa, ngoại trừ siêu thị, tiêm thuốc tây, một vài cửa hàng thiết yếu, còn người dân thì chỉ được phép đi siêu thị, đi mua thuốc tây, đi bộ hoặc chạy bộ ngoài trời, hai gia đình không được phép gặp nhau, càng không có chuyện tụ tập gì hết. Mãi đến 17.5 như đã nói ở Anh mới nới lỏng một chút.

Người dân tất nhiên là bức bối, kể cả bị trầm cảm vì suốt một thời gian dài không có những giao tiếp xã hội, không thể gặp gỡ người thân, không mua sắm, ăn uống nhà hàng gì được. Nhất là những người ở một mình, càng dễ bị trầm cảm. Nhưng ngoài ra không có sự căng thẳng, chính phủ không lên gân, không hô hào khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”, khi tình hình bi đát không quẫn trí mà lúc đạt được kết quả số người bị nhiễm, số người chết thấp hẳn nhờ tiến hành tiêm chủng vaccine nhanh chóng, cũng không ngất ngây “tự sướng”.

Dịch thì đúng là chết người, nhưng không ai coi người bị nhiễm là tội phạm phải xa lánh hay chỉ trích, đời sống kinh tế của người dân vẫn được hỗ trợ đầy đủ. Chích vaccine ai cũng như ai, từ gia đình Hoàng gia, Thủ tướng cho đến người dân, cứ tính theo độ tuổi từ già đến trẻ đến lượt là chích, lứa tuổi nào được phép chích loại vaccine nào thì chích, ai cũng như ai không phân biệt. Đi chích vaccine các trung tâm y tế đã bố trí giờ giấc sao cho không có đông người cùng một lúc, mỗi người ngồi cách xa nhau 2m chờ đến lượt.

Còn bình thường nếu muốn thử xem mình có bị nhiễm hay không thì cũng rất nhẹ nhàng, nếu test nhanh (Lateral flow test, Rapid Antigen Test) thì ra tiệm thuốc tây gần nhà lấy bộ test kit về nhà tự thử lấy, còn nếu test đầy đủ (PCR test) thì cũng có thể tự thử tại nhà nhưng sau đó phải gửi mẫu đến phòng lab đợi kết quả, hoặc đặt hẹn online, tìm một trung tâm nào gần nhà nhất mà đặt, đúng ngày giờ tới thử, kết quả sau đó được gửi qua email, hoặc tin nhắn qua điện thoại, mọi thứ cứ thế nhẹ nhàng, tuần tự mà làm.

Mọi hoạt động đông người tuyệt đối tránh.

Nhìn sang VN mà lo, mà thương cho đồng bào. Chưa chết vì dịch thì nhiểu người đã có khả năng chết vì đói! Suốt mùa dịch người dân chả nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ nhà nước thì chớ, lại còn bị bóp họng bắt phải đóng góp tiền mua vaccine, để rồi chưa mua được thì nhà cầm quyền cho đó là “tiền nhàn rỗi” bỏ vào ngân hàng lấy lãi, rồi nào cách ly cũng phải đóng tiền, rồi nào lại phải bỏ tiền làm cái giấy xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị 3-5 ngày…

Nói tóm lại là nhà cầm quyền hoàn toàn bất lực, thay vì chống dịch bằng tư duy khoa học thì chống dịch bằng tư duy thời chiến, bằng tinh thần, khẩu hiệu, suốt ngày “thần tốc” với “quyết thắng”, đưa sinh viên vào hỗ trợ Sài Gòn chống dịch thì hô hào “giải phóng miền Nam”… Nhưng điều đáng nói nhất là họ hoàn toàn không quan tâm gì đến người dân sinh sống khổ sở trong thời đại dịch ra sao, chỉ nghĩ làm sao moi tiền dân bằng mọi cách, trong khi tay kia vẫn ngửa ra xin viện trợ, xin vaccine của thế giới!

Chỉ thương cho người Việt mình còn phải tiếp tục chịu đựng cái đảng cầm quyền bất lực, tham lam, tàn ác, phi nhân này cho đến bao giờ.

_____

Ghi chú: Tựa bài do Tiếng Dân đặt

THƯA THẲNG CÙNG THỦ TƯỚNG !
MAI QUỐC ẤN/ TD 6-7-2021

Thưa Thủ tướng! Vừa xét nghiệm xong, chỉ cần lướt qua nhau 5-10 giây mà không tuân thủ 5K thù cũng có thể lây virus cúm Tàu. Đây là xác nhận của ông Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau khi trích xuất camera các trường hợp lây của nhiều nước.

Thưa Thủ tướng! Nhìn vào nội dung chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng về số người tụ tập hay chỉ thị 10 của TP.HCM và nhìn lại số người tụ tập chờ cấp xét nghiệm Covid để thông hành thì việc tổ chức cấp “giấy phép xét nghiệm” chính là tạo thêm các chuỗi lây dịch. Tương tự chuỗi lây dịch sau khi 9.000 người tập trung ở nhà thi đấu Phú Thọ mới đây.

Thưa Thủ tướng! Dễ lây như vậy thì giấy xét nghiệm thông hành tỉnh này qua tỉnh kia là một thứ giấy phép con rất vớ vẩn của Bộ Y tế và các địa phương yêu cầu triển khai. Nó không có tác dụng nào trong việc hạn chế lây lan bởi các trao đổi hàng hoá thường là có tiếp xúc lâu, chắc chắn trên 5-10 giây. Nhìn thống kê chuỗi lây của 9.000 người chen chúc chờ tiêm ở nhà thi đấu Phú Thọ rồi nghĩ đến chuỗi lây liên tỉnh từ các điểm cấp “giấy phép xét nghiệm” đông kín người hoàn toàn có thể nghĩ ra kết quả gì.

Thưa Thủ tướng! “Dịch đang có dấu hiệu chững lại và số ca đang giảm dần. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ thành phố đã truy vết, khoanh vùng kịp thời” – ông Nguyễn Tấn Bỉnh-Giám đốc Sở Y tế Tp.HCM nhận định và nhiều báo đăng ngày 4/6/2021. Đúng 1 tháng sau, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói nếu làm tốt và quyết liệt các biện pháp thì TP.HCM có thể kiểm soát dịch trong 7 ngày tới. Thực tế Sài Gòn sau ngày phát ngôn của Giám đốc Sở Y tế ra sao đã rõ. Không thấy một trách nhiệm nào được nhắc tới! Vậy nếu tới ngày 11/7/2021 mà thành phố không dập dịch thành công thì trách nhiệm của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long có không và nên tính sao?

Thật thứ lỗi, Thưa Thủ tướng! Một phó thường dân Nam Bộ như tôi không có lý luận gì cao siêu nhưng nhìn ra được vài điều: EU tưng bừng để dân đến sân xem bóng đá, Mỹ và Canada hoạt động kinh tế lại bình thường vì họ tạo ra vaccine chuẩn và tiêm cho dân. Việt Nam chưa tạo ra được vaccine và cũng chưa mua đủ vaccine cho dân tính đến lúc này nhưng vẫn chống dịch kiểu “thả gà ra đuổi” thì trách nhiệm của Bộ Y tế ở đâu, thưa Thủ tướng?!

Thưa Thủ tướng! Công dân Mai Quốc Ấn đề nghị Thủ tướng khẩn cấp chỉ đạo dừng ngay việc cấp “giấy phép xét nghiệm” vì nó chỉ có lợi cho những ai bán dụng cụ xét nghiệm và đồ bảo hộ. Thậm chí nó còn là cơ hội “bán” suất ưu tiên xét nghiệm trước của những kẻ trục lợi.

Thủ tướng chỉ cần các chỉ đạo thực tế như từng chỉ đạo giải phóng nhanh lô vaccine 288.000 liều mà Bộ Y tế ngâm do “thiếu cơ chế” (lại là Bộ Y tế) là dân mừng rồi. Và thưa thẳng với Thủ tướng, đất nước lúc nguy nan cần hành động chứ không cần lời lẽ dân tuý.

Nhiều quận của trung tâm kinh tế quốc gia mà mỗi ngày có nhiều người đi xin cơm qua bữa.

Sài Gòn đói rồi, thưa Thủ tướng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét