Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

20160703. BÀN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA FORMOSA

ĐIỂM BÁO MẠNG
MỘT VÀI SUY NGHĨ SAU KHI FORMOSA NHẬN LỖI GÂY RA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 
XUÂN DƯƠNG/ GDVN/ BVN 3-72016
clip_image002
Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD
(GDVN) - Cần gắn trách nhiệm các lãnh đạo địa phương đang “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư nước ngoài với những sự cố có thể xảy ra kể cả khi đã rời vị trí công tác.
Trước khi phân tích những tác hại khủng khiếp màFormosa Hà Tĩnh gây ra cho môi trường và người dân Việt Nam (không chỉ là ngư dân bốn tỉnh miền Trung), xin nhắc lại một sự việc: 
Công ty BP (Bristish Petroleum) là công ty dầu khí có trụ sở tại Luân Đôn, Anh quốc. Ngày 20/4/2010 một vụ hỏa hoạn trên giàn khoan biển của BP khiến dầu thô tràn ra vịnh Mêxico. 
Sự cố đã khiến một số người thiệt mạng, gây ảnh hưởng nặng nề đến động thực vật hoang dã trong khu vực, đến ngành ngư nghiệp, du lịch và đời sống người dân ven biển.  
Ban đầu tập đoàn BP đã phải chi 28 tỷ USD khắc phục hậu quả cũng như một số khoản bồi thường khác.
Phản ứng của người dân và chính quyền địa phương bị ảnh hưởng do tràn dầu khiến Bộ Tư Pháp Mỹ phải vào cuộc.
Thẩm phán Liên bang Mỹ đã chấp thuận khoản bồi thường tiếp 20,8 tỷ USD của BP, trong đó khoảng 5,5 tỷ USD chi cho khoản tiền phạt liên quan tới Đạo luật nước sạch của Mỹ.  
Số tiền còn lại chi cho các bang vùng Vịnh như Alabama, Florida, Louisiana, Mississippi và Texas cùng 400 chính quyền địa phương nhằm đền bù những thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra. Tổng số tiền mà BP phải bỏ ra là gần 50 tỷ USD. [1] 
Cần lưu ý rằng sự cố mà BP phải chịu trách nhiệm là sự cố kỹ thuật, nằm ngoài ý muốn của hãng dầu khí này, lãnh đạo BP không hề cố ý gây ra sự cố, nó khác về bản chất với hoạt động mà giới chủFormosa gây ra tại Vũng Áng – Hà Tĩnh. 
Dù là sự cố ngoài ý muốn, dù Anh quốc và Mỹ là đồng minh chiến lược thân cận nhất, BP vẫn phải ra tòa, vụ xử dân sự công ty BP và các công ty liên hệ khác đã mở ra tại New Orleans và BP phải đền bù số tiền lớn nhất trong lịch sử Tư pháp Hoa Kỳ. 
Trở lại vụ Formosa Hà Tĩnh, có một số vấn đề cần làm rõ: 
Vụ xả chất độc từ Formosa ra biển Vũng Áng liệu có phải là vô tình hay cố ý?
Vấn đề cũng phải cần làm rõ là Formosa chỉ nhằm tiết kiệm chi phí hay còn có chủ ý đẩy ngư dân Hà Tĩnh ra khỏi Vũng Áng và vùng biển miền Trung, khiến vùng biển này không còn sự hiện diện của ngư dân Việt Nam? 
Những người đứng đầu Formosa có nhận thức được các chất xả ra biển là nguy hại tới môi trường, môi sinh của con người và sinh vật biển cũng như các hoạt động kinh tế liên quan hay không? 
Formosa có phải là doanh nghiệp giữ chữ tín, các cá nhân chịu trách nhiệm của công ty này có phải là doanh nhân trung thực hay không khi sự cố xảy ra, trả lời báo chí ông Khâu Nhân Kiệt - Giám đốc bộ phận an toàn vệ sinh môi trường công ty Formosa từng nhấn mạnh: “Không có việc Formosa Hà Tĩnh chính là tác nhân dẫn đến hiện tượng cá chết ở bờ biển Việt Nam”.  
Không những không chủ động nhận lỗi, khắc phục hậu quả, không đưa ra phương án đền bù mà tìm mọi cách chối bỏ trách nhiệm của mình như lời ông Khâu Nhân Kiệt:
Tất cả các địa điểm xả thải và ống xả thải ở khu công nghiệp đều được lấy mẫu nước để xét nghiệm và hiện tại đang rất bình thường, đều đạt tiêu chuẩn của Bộ TN&MT Việt Nam”? (Vietnamnet.vn 22/4/2016). 
Cần có sự đánh giá toàn diện về sự tàn phá môi trường biển, hậu quả để lại với con người và sinh vật biển, các di chứng có thể đối với sức khỏe ngư dân và thiệt hại của các ngành kinh tế liên quan như du lịch, nuôi trồng thủy sản ven bờ… như thế nào? 
Cuộc chiến mà chính quyền Mỹ gây ra ở Việt Nam đã kết thúc hơn 40 năm song di chứng chất độc da cam quân đội Mỹ sử dụng thì nhiều thế hệ người Việt còn phải gánh chịu.  
Một khi chất độc lắng đọng xuống các trầm tích đáy biển, tác hại của nó không thể chỉ là vài năm, không phải chỉ là cá tôm bị chết mà còn là toàn bộ hệ sinh thái biển. 
Đài Loan có một viện nghiên cứu vào loại lớn nhất thế giới về san hô, tại đây người ta nuôi trồng san hô để hồi phục các rạn san hô bị hủy hoại vì sự tàn phá của con người.  
Nếu các rạn san hô ven biển miền Trung bị chết vì chất độc thì cũng có nghĩa không còn môi trưởng sinh sống cho thủy sản ven bờ.  
Người viết kiến nghị: 
Thứ nhất: Cần phải truy tố Formosa về tội cố ý hủy hoại môi trường, môi sinh, phá hoại nền kinh tế Việt Nam, đe dọa an ninh quốc gia của Việt Nam khi ngư dân không thể ra biển bởi đây là hành động khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trênBiển Đông.
Thứ hai: Mức đền bù thiệt hai phải do Tòa quyết định chứ không phải do Formosa tự nguyện. 
Thứ ba: Về mặt khoa học, cần tìm hiểu ảnh hưởng đối với môi trường biển, các rạn san hô, tảo biển, rong biển, các loại chim biển, rừng ngập mặn ven bờ…  
Dự đoán phạm vi ảnh hưởng có thể xảy ra với các tỉnh phía Bắc (từ Hà Tĩnh đến Quảng Ninh) nếu dòng hải lưu ven bờ đổi hướng từ Nam ra Bắc, đặc biệt là ảnh hướng có thể đến Vịnh Hạ Long, di sản được Unesco công nhận.  
Thứ tư: Cần đặc biệt quan tâm đến trầm tích đáy biển, tồn dư chất độc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các rạn san hô như thế nào;  
Cần kiểm tra ảnh hưởng của chuỗi thức ăn đến chất lượng sản phẩm biển khu vực miền Trung ví dụ chim biển, rong biển, yến sào…  
Chính phủ nên làm việc với phía Đài Loan về việc phục hồi các rạn san hô đáy biển vì Đài Loan có viện nghiên cứu hiện đại về san hô, kinh phí cho hoạt động này Formosa phải chịu trách nhiệm. 

Thứ năm
: Trước mắt chấp nhận khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đưa ra như khoản đền bù ban đầu để giải quyết khó khăn cho ngư dân ven biển bị ảnh hưởng.  

Cần yêu cầu Formosa chuyển ngay số tiền này vào tài khoản một Qũy hỗ trợ ngư dân, phong tỏa ngay số tiền này trong ngân hàng để chính quyền giải ngân cho ngư dân chứ không để Formosa nhỏ giọt mỗi năm một ít. 
Thứ sáu: Không đặt vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp của ngư dân nếu không phải do chính ngư dân đề xuất.
Ngư dân Việt ra khơi ngoài mưu sinh cho gia đình còn là lực lượng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.  
Ngư dân cũng là lực lượng tham gia tích vào công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, vắng bóng ngư dân sẽ là thời cơ tốt cho những đoàn tàu cá vỏ sắt Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng biển nước ta.
Cũng là ý muốn của giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn đẩy người Việt khỏi Biển Đông, biến vùng biển đường lưỡi bò thành ao nhà của họ. 
Thứ bảy: Bảo đảm sự công bằng, minh bạch đối với những gia đình ngư dân bị thiệt hại về kinh tế, hoặc thiệt mạng do sự cố xả thải gây ra.
Khoản tiền 500 triệu USD chỉ nên xem là khoản đền bù cho ngư dân, tiếp theo phải là quyết định của Tòa án về các khoản khác liên quan đến môi trường, môi sinh, các hoạt động kinh tế biển… 
Thời gian qua xu hướng xuất khẩu công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc vào Việt Nam trở nên đáng báo động, có thể thấy qua một số bài báo:  
Lo Việt Nam thành bãi rác công nghệ Trung Quốc (Plo.vn - 17/11/2015) 
Trung Quốc “đẩy” lạc hậu sang nước khác để… cứu mình [2] 
Cảnh giác với công nghệ lạc hậu khi Trung Quốc đầu tư dệt may tại ... [3] 
Các vụ vi phạm của doanh nghiệp và công dân từ vùng lãnh thổ Đài Loan vào Việt Nam đã trở nên ngày càng nghiêm trọng, bên cạnh hai vụ xả thải tai tiếng của Vedan, Formosa, xin nêu một số vụ đã bị xử lý:  
Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (100% vốn Đài Loan) đã bị niêm phong 7 lần vì gây ô nhiễm môi trường. 
Doanh nghiệp sắt thép Đài Loan, Công ty TNHH Sắt thép Sun Steel, năm 2002 từng bị Công an Bình Dương điều tra về tội trộm cắp cước viễn thông quốc tế và bị buộc phải bồi thường 500.000 USD, kẻ chủ mưu Liao Chi Yuan, đã bỏ trốn về Đài Loan. [4] 
Năm 2010, Công an TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện nhóm người Đài Loan thuê nhà lập ba điểm trộm cước viễn thông tại quận 2 và quận Tân Bình, 8 người Đài Loan đã bị bắt tại Kenya vì sử dụng thiết bị viễn thông trái phép lừa đảo người dùng. [5] 
Một vài ví dụ nêu trên không nhằm mục đích đánh giá về giới doanh nhân Đài Loan hay công dân vũng lãnh thổ này mà chỉ nêu lên một thực tế, rằng không phải tất cả những nhà đầu tư đến từ Đài Loan đều tôn trọng pháp luật nước sở tại và công pháp quốc tế. 
Đầu tư nước ngoài là cần nhưng không thể vì thu hút đầu tư mà ưu ái quá mức, cũng không thể vì nguồn vốn nước ngoài mà chấp nhận biến Việt Nam thành bãi thải công nghiệp cho các nước tư bản phát triển.  
Chính quyền Trung Quốc hay Đài Loan cũng không thể vì quyền lợi của mình mà dung túng cho doanh nghiệp hay công dân phá hoại nền kinh tế nước khác. 
Hậu quả mà Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung gánh chịu hôm nay có phải xuất phát từ căn bệnh thành tích, đua nhau thu hút đầu tư bằng mọi giá hay còn vì một số người có trách nhiệm chấp nhận rủi ro rất lớn để đổi lấy lợi ích nho nhỏ? 
Câu chuyện Formosa, Vedan liệu có lặp lại với nhà máy giấy không lồ Lee & Man bên bờ sông Hậu hay khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên? 
Không thể để chủ đầu tư nước ngoài định hướng cho nhà nước Việt Nam nên làm gì và làm như thế nào?
Chủ trương không đánh đổi sinh kế của người dân, sức khỏe của giống nòi lấy cái lợi nhỏ trước mắt liệu đã được quán triệt nghiêm túc từ trung ương tới địa phương? 
Ở tầm vĩ mô, cần xem xét căn bệnh đua nhau thu hút đầu tư bằng mọi giá tại các địa phương, không thể chấp nhận rủi ro lớn, lâu dài để đổi lấy lợi ích nhỏ trước mắt.  
Cần gắn trách nhiệm các lãnh đạo địa phương đang “trải thảm đỏ” thu hút đầu tư nước ngoài với những sự cố có thể xảy ra kể cả khi đã rời vị trí công tác.  
Cần xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của chính quyền Hà Tĩnh đến đâu khi không kiểm soát được vụ xả thải này, vì sao thời gian hoạt động của Formosa lên đến 70 năm, vượt quá quy định của pháp luật hiện hành?
Tài liệu tham khảo:
[2] baodatviet.vn/kinh.../trung-quoc-day-lac-hau-sang-nuoc-khac-de-cuu-minh-3102894..
X.D.
 FORMOSA: ĐÁNH BÙN SANG AO, MIỆNG ĂN TIỀN
NGÔ NHÂN DỤNG/ BVN 3-7-2016
Gần ba tháng sau khi cá chết tràn ngập bờ biển, chính quyền cộng sản mới công bố: Công ty Formosa chịu trách nhiệm!
Ngay từ đầu, người dân Hà Tĩnh đã kết luận thủ phạm chính là nhà máy gang thép của Formosa! Một ngư dân đã nhìn thấy tận mắt ống dẫn chất thải của công ty này đổ nước đỏ lòm dưới đáy biển! Một người đã chết vì bị nhiễm độc khi lặn dưới biển gần các ống cống đó. Nhưng lúc đó, phản ứng đầu tiên của chính quyền Hà Nội là chạy tội cho thủ phạm! Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hà Tĩnh còn đi thăm giao hảo với Ban Giám đốc Formosa mà không thèm ngó đến hàng ngàn ngư phủ mất nguồn sống! Ngay trong Tháng Tư, ba tuần lễ sau khi dân nhìn thấy tai họa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Chính phủ Hà Nội còn họp báo nói rằng, sau khi đã thử nghiệm và thâu lượm bằng chứng, không có gì chứng tỏ chất thải từ nhà máy của Formosa liên can đến vụ cá chết! Ông ta còn lớn giọng giải thích bằng hai nguyên nhân khác: Một là chất độc do con người thải ra (không nói những người đó là ai, nhưng Formosa đã được miễn tội rồi); hai là hiện tượng rong biển gây thủy triều đỏ (một điều bị các chuyên gia về biển gạt bỏ ngay). Ông ta còn cam kết nước biển không có dấu hiệu nhiễm độc hơn mức bình thường, trong khi chính quyền tỉnh Thừa Thiên nói trên đài truyền hình rằng các chất độc ammonium và chromium trong nước đã lên cao quá mức.
Một cuộc thử nghiệm nước thải có thể tìm ra các chất độc phenol, cyanide và hydroxides sắt không khó khăn lắm, một vài ngày phải thấy kết quả. Tại sao cuộc thử nghiệm của Bộ Môi trường vào Tháng Tư không tìm ra thủ phạm, mà phải đợi gần ba tháng mới thú nhận? Tại sao chính quyền đã biết rồi mà phải đợi ba tháng mới nói sự thật với người dân?
Bây giờ đến lượt Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chính thức kết luận Formosa là thủ phạm. Nhưng cung cách tuyên bố kết luận này cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam cố ý hạ thấp mức quan trọng của những thiệt hại môi trường do Công ty Formosa gây ra.
Từ ba tháng nay, dân Việt Nam đang chờ coi Đảng Cộng sản nói gì về vụ cá chết. Hàng triệu người không dám ăn đồ biển, không dám dùng cả nước mắm, ngàn ngư dân mất công việc kiếm ăn, chất độc trong nước biển không biết còn đọng bao nhiêu năm nữa. Ai cũng sốt ruột chờ đợi kết quả cuộc điều tra dềnh dang kéo dài sẽ nói gì.
Nhưng cuộc họp báo được triệu tập trước hết là để Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo nhiều nghị định mới ban hành quy định chi tiết việc thi hành các luật đầu tư, luật doanh nghiệp, có hiệu lực từ đầu Tháng Bảy. Thêm vào đó, các quan chức lớn mới nói đến nguyên nhân khiến cá chết bất thường ở bờ biển các tình miền Trung. Chính quyền Cộng sản cố ý cho thấy họ coi thảm họa môi trường chỉ là một “chuyện bình thường”, không cần chú ý đặc biệt! Hơn nữa, trước ngày các quan chức lớn họp báo, báo chí do đảng chỉ huy đã tiết lộ bức thư nhận lỗi của Formosa rồi. Dân chúng đọc trên mạng đầy đủ lá thư của Formosa, thừa nhận họ đã gây ra thảm họa cá chết. Ngày hôm sau, việc công bố kết luận của Nhà nước trở thành một tin cũ, tin nhạt nhẽo, ai cũng biết rồi! Và Công ty Formosa còn chạy tội, đổ lỗi chất độc được thải ra biển vì “mất điện!” Cả nước Việt Nam dân đã quen cảnh mất điện, thành ra cái tội này càng nhỏ!
Tìm mọi cách biến thảm họa môi trường thành một chuyện nhỏ, chuyện bình thường, chính quyền Việt Cộng chỉ muốn người dân dễ dàng vui vẻ chấp nhận mấy lời xin lỗi và một món tiền đền bù thiệt hại 11,500 tỷ đồng Việt Nam, 500 triệu Mỹ kim!
Những ngư dân ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, mất nghiệp vì tai họa biển nhiễm độc, không biết một triệu Mỹ kim nó lớn đến thế nào. Ðồng bào không biết rằng hai ngày trước đó, Công ty xe hơi Volkswagen mới chịu bồi thường cho các khách mua xe ở Mỹ và cho Chính phủ Mỹ gần 15 tỷ Mỹ kim, con số cao gấp 30 lần số tiền Formosa chịu bỏ ra!
Mà tội lỗi của Công ty Volkswagen là cái gì? Tội làm cho máy xe VW chạy diesel của họ “biết nói dối”. Một bộ phận điện tử được gắn trong máy xe biết đánh lừa cả những máy trắc nghiệm, xe thả nhiều khói nhưng vẫn thấy có vẻ thả ít khói. Ðây là một tội “nói dối để bán hàng”, họ phải đền bù cho khách hàng. Nhưng vì nhiều người Mỹ đã dùng loại xe biết nói dối này, cho nên Volkswagen còn bị Chính phủ Mỹ kết tội làm hại cho môi trường không khí của nước Mỹ. Fomorsa cũng phạm cả hai loại tội đó: Thứ nhất là phạm tội với các ngư phủ Việt Nam, phạm tội với cả những người đã ăn cá không biết cá đã bị nhiễm độc. Thứ nhì là tội tàn hại môi trường biển của nước Việt Nam.
Ðể đền tội, hãng Volkswagen, gốc ở nước Ðức, chịu mua lại tất cả những chiếc xe đã bán ở Mỹ, giá từ 12 ngàn đến 44 ngàn Mỹ kim. Với những khách hàng không thích bán xe lại, Công ty Ðức này sẽ đứng ra thay thế mấy bộ phận để cái máy xe phải “nói thật”; đồng thời, mỗi chủ xe sẽ được “bồi thường thiệt hại” bằng tiền mặt, mỗi chiếc xe đền từ năm đến mười ngàn đô la Mỹ! Ðối với Chính phủ Mỹ, hãng Volkswagen sẽ trả hai tỷ Mỹ kim để nhà nước Mỹ cổ động cho loại máy xe không phun khói, cộng với 2 tỷ 700 triệu Mỹ kim để làm cho môi trường sạch hơn! Số tiền hai tỷ bảy này sẽ được phát cho các tiểu bang, họ sẽ đi mua xe mới thay thế những chiếc công xa cũ thả nhiều khói quá! Nhưng Volkswagen chưa hết nợ! Chính phủ Mỹ có thể sẽ đưa Công ty này ra tòa về tội vi phạm luật lệ môi trường! Bộ Tư pháp Mỹ cũng đang nghiên cứu xem có đưa Volkswagen và các cá nhân liên hệ ra tòa về các tội hình sự hay không!
Tại sao chính quyền Mỹ gây khó khăn cho Công ty Volkswagen như vậy? Bởi vì họ chịu trách nhiệm phải bảo vệ quyền lợi của người dân. Từng người dân đi mua xe, ai bị thiệt đồng nào thì thủ phạm gây tội phải bồi thường. Và dân Mỹ bắt Chính phủ của họ phải lo bảo vệ môi trường sống. Nếu người cầm quyền không làm đúng hai nhiệm vụ đó, dân Mỹ sẽ dùng lá phiếu “hỏi tội” trong mùa bầu cử tới.
So sánh với vụ Mỹ phạt Volkswagen thì ai cũng thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam rất nhân từ đối với Công ty Formosa. Tại sao? Vì họ bất cần dân. Họ không cần dân bầu lên, các quan chức đều do đảng “cơ cấu” cho ngồi trên đầu dân mà tham nhũng. Ðảng Cộng sản coi dân Việt Nam như rác, giá trị thấp hơn hơn rác rưởi nữa!
Khi công bố trách nhiệm của Công ty Formosa, các quan lớn Cộng sản không hề nói đến trách nhiệm của những người trong guồng máy nhà nước đã không làm đủ bổn phận khiến tai họa xẩy ra. Không một viên chức nào xin lỗi người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, cho tới Thừa Thiên. Không nói gì đến tội đàn áp những người đi biểu tình đòi làm sáng tỏ nguyên nhân gây tai họa. Tên Thứ trưởng đã mở miệng nói dối, chạy tội cho Formosa ngay từ đầu vẫn ngồi đó.
Trên hết, cả guồng máy đầu não đảng và chính quyền Cộng sản không dám nói đến việc truy tố Công ty Formosa và những cá nhân có trách nhiệm trong công ty đó đã phá hoại môi trường, vi phạm luật lệ bảo vệ môi trường. Người dân phải thấy rằng chính quyền sợ. Các thủ phạm gây ra thảm họa cá chết có thể trưng ra đủ bằng cớ chứng minh rằng tất cả những việc họ làm đều đã được chính quyền từ trên xuống dưới ký giấy chấp nhận hết, từ lâu rồi! Nếu làm dữ đẩy Formosa đến chân tường, họ sẽ công bố những món tiền hối lộ từ trên xuống dưới thì biết làm sao?
Ai đã đã quyết định giao cho Formosa 2,000 héc ta đất và 1,200 héc ta mặt nước khiến 3,000 gia đình bị giải tỏa nhà, 15,000 ngôi mộ bị cải táng? Ai đã ưu đãi cho Formosa chỉ chịu thuế thu nhập 10% thay vì phải là 25%, và được thuê đất 70 năm thay vì tối đa là 50 năm – nhưng từ năm thứ 16 mới phải trả tiền thuê đất? Ai? Ai? Từ trên xuống dưới, bao nhiêu đứa?
Hỏi tội Formosa thì há miệng mắc quai! Cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải ngậm miệng ăn tiền, tìm cách đánh bùn sang ao, coi như việc Formosa lên tiếng xin lỗi và “thí cho” 500 triệu đô la là xong, xí xóa hết!
Số tiền 500 triệu đô la làm được cái gì? Một tờ báo ở Sài Gòn loan tin Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã “khẩn trương làm đề án” để giải quyết việc làm cho 1 triệu ngư dân bốn tỉnh Miền Trung chuyển sang làm nghề khác. Mỗi người được 500 đô la, có đủ để thay đổi cuộc đời hay không? Còn việc làm sạch môi trường ven biển, lấy tiền đâu ra? Ai bồi thường cho người dân Hà Tĩnh chết vì nước biển độc? Ai bồi thường cho hai người chết vì công an dẹp biểu tình trước nhà máy Formosa hồi Tháng Năm?
Dân Việt Nam không ngu. Thế nào cũng có người dám đứng lên đặt câu hỏi. Cho nên mấy bữa trước, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã ra lệnh cho lực lượng khuyển mã phải lo ngăn chặn biểu tình trong một hội nghị tại Sài Gòn có mặt từ Thủ tướng tới các trùm công an 63 tỉnh và thành phố.
Khi xác định chính quyền cộng sản không đưa Công ty Formosa ra tòa, Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giải thích rằng “Chính phủ cũng có chính sách độ lượng, đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”. Thế là xí xóa.
Dân Hà Nội đang chuyền tai một chuyện tiếu lâm mới. Có một anh chồng về nhà thấy một người đàn ông lạ vừa bước ra khỏi phòng tắm. Anh quát lên, hắn chạy vào phòng ngủ. Người chồng vác gậy đuổi theo, mới bước qua cửa thì bà vợ chạy ra ngăn: “Trời đất ơi! Ðánh đứa chạy đi chứ ai nỡ đánh kẻ chạy lại? Anh Dũng ơi là Anh Dũng ơi!”
N.N.D.
CÓ BÀN TAY CỦA TRUNG NAM HẢI TRONG THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG LỚN NHẤT CỦA  LỊCH SỬ VIỆT NAM ?
VŨ ĐÔNG HÀ /DLB/ BVN 3-7-2016
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Hình ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen.
Biển chết!
Chết theo nghĩa sẽ không còn những chiếc thuyền ra khơi, không còn cái gọi là ngư dân bám biển giữ chủ quyền. Tàu lạ từ phương Bắc với những thủ đoạn bắt cóc, làm chìm tàu, đánh đập, cướp của, giết người... đã không làm chùn lòng những ngư dân Việt Nam hiền hoà nhưng cương quyết. Nhưng chất thải Formosa đã thành công trong việc biến những tàu thuyền vượt sóng ra khơi thành những chiếc thuyền nan lật úp, những con tàu phế thải trơ trọi trên bờ.
"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn
Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải.
clip_image004
Lối giải thích này cho thấy:
- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển.
- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động,đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt độngnên mới có nhu cầu dùng cooling system.
Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những chất hoá học độc hại trong nước thải là không có điện!
Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc.
Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong"một số ngày" là điều vô lý.
Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.
Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai?
Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần tìm hiểu Formosa Gang Thép Hà Tĩnh là ai?
Tập đoàn Formosa và dự án gang thép Vũng Áng
Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty Đài Loan được thành lập vào năm 1954 bởi 2 anh em Wang Yung-ching và Wang Yung-tsai. Khởi đầu là một công ty sản xuất nhựa, FPG đã trở thành một công ty đứng trong hàng 861 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes vào năm 2000 (1). Năm 2007, tổng thu nhập của FPG lên đến 2000 tỷ NT, tương đương với 15.4% GDP của Đài Loan lúc ấy. Hiện nay, FPG là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan.
Dự án gang thép Vũng Áng được phối hợp bởi 2 công ty Formosa và Taiwan'sChina Steel với cổ phần ban đầu là 95% và 5% cho mỗi công ty.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Taipei Times thì vào tháng 9, 2014 Formosa thông báo cổ phần của Formosa chỉ còn 59% sau khi mỗi 4 công ty con của Formosa hạ thấp cổ phần đầu tư từ 21.25% xuống 14.75%. (2)
Câu hỏi được đặt ra là như vậy thì 36% số vốn đầu tư mà Formsa không còn giữ nữa được chuyển nhượng sang cho China Steel hay công ty nào khác?
Vào đầu năm 2015, Taiwan's China Steel tăng cổ phần từ 5% lên 25%. (3)
Như vậy còn lại 16%.
Ai là sở hữu chủ mới của 16% Formosa Hà Tĩnh?
Ai là những kẻ có khả năng kiểm soát hệ thống thanh lọc chất thải tại Formosal Hà Tĩnh?
Để có thêm những dữ kiện cho câu trả lời, hãy cùng theo những con cá chết từ Vũng Áng để xuôi Bắc lẫn xuôi Nam.
Cá chết từ Vũng Áng sang đến sông hồ, từ Trung ra Bắc, từ Bắc xuống Nam
Hiện tượng cá chết được phát hiện vào ngày04.04.2016 tại vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh bởi chất thải không thanh lọc của Formosa. Chỉ vài ngày sau thảm trạng cá chết lan qua vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.
Trong khi dư luận dồn mọi nghi vấn vào Formosa là nơi thải nước độc hại ra biển thì bất ngờ hiện tượng cá chết lại xảy ra ở một số sông hồ:
- Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông BưởiThanh Hoá (4);
- Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai (5);
- Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trênsông Lạch BạngThanh Hoá (6);
- Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú QuýBình Thuận, bị chết (7);
- Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt (8);
- Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông HinhPhú Yên (9);
- Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn (10);
- Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội (11);
- Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang (12);
- Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên(13);
Cá chết hàng loạt từ biển miền Trung, khởi đầu với những nguyên nhân do các cán bộ nhà nước tự chế như tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ đã bị các lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội đánh sập.
Do đó, những lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông ngòi, trải dài từ Bắc xuống Nam là do thời tiết cũng bị đánh sập.
Đã có một bàn tay nào đó gây nên thảm trạng cá chết tràn lan này với 2 lý do:
1. Từ ban đầu muốn đánh lạc hướng và gây hoang mang trong dư luận đang đổ dồn về nguyên nhân gây ra cá chết tại Vũng Áng và che giấu tội phạm Formosa.
2. Nhân cơ hội tàn phá toàn bộ công nghệ thủy sản của Việt Nam bằng hiện tượng cá chết ở khắp mọi nơi.
Từ "sự cố" nước thải độc hại với liều lượng cao được cố tình tống ra biển Đông sang đến nhiều sông hồ trên khắp 3 miền bị bỏ độc dẫn đến câu hỏi: Thế lực ngoại bang nào có khả năng để làm chuyện đó trên đất nước Việt Nam?
Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì
Vào ngày 02.06.2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết (14). Tuy nhiên, mãi cho đến gần 1 tháng sau mới công bố. Tại sao?
Đúng là đảng và nhà nước cùng với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, dàn dựng sao cho cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ và cho Formosa. Nhưng không thể nào cần đến cả tháng, không nên kéo dài khi mà sức ép và sự phẫn nộ của dư luận quần chúng đang đụng trần. Phải có lý do nào khác để phải trả giá cho việc chờ đợi.
Bên cạnh đó, vào ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành - chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh - đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chính thức nhận tội". Lý do gì để nhà nước CSVN phải trì hoãn thêm đến 12 ngày?
Lý do chính là chuyến đi của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng sang Việt Nam vào ngày27.06.2016, 3 ngày trước khi nhà nước Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm cá chết.
Cuộc gặp gỡ của Dương Thiết Trì với lãnh đạo đảng và nhà nước, bên cạnh những ký kết về toà lãnh sự Tàu tại Đà Nẵng, bản "ghi nhớ" về biển Đông cùng với 19,5 triệu USD cho cung hữu nghị Việt-Tàu được công bố ra bên ngoài thì còn có gì khác?
Đó có thể là thái độ cần "ghi nhớ" với thủ phạm cá chết Formosa; phải trình bày như thế nào? phải chấp nhận và chốt cho xong những gì đang chưa ngã ngũ với Formosa. Và con số bồi thường 500 triệu USD.
Tại sao có con số 500 triệu USD khi mà trong một thời gian quá ngắn, không một tổ chức chuyên nghiệp nào, một quốc gia tiên tiến nào có thể định lượng được những thiệt hại về thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này để từ đó dẫn đến con số bồi thường? Tại sao phía đảng và nhà nước CSVN chấp nhận con số đó? Có gì bảo đảm rằng bên cạnh 500 triệu USD được công bố do Formosa bồi thường, bên cạnh 19,5 triệu USD Bắc Kinh dành cho cung hữu nghị, Dương Thiết Kỳ lại không hứa hẹn riêng tư về một con số đô la với nhiều số không theo sau với các lãnh đạo Ba Đình?
Câu hỏi "thế lực ngoại bang nào có khả năng để tạo hiện tượng cá chết từ biển đến sông, từ khắp Trung Nam Bắc" đã bắt đầu có hướng trả lời.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào có cổ phần không công bố và nhân sự trong Formosa Hà Tĩnh để lũng đoạn hệ thống thanh lọc chất thải; thế lực nào có hạ tầng cơ sở, có những đặc khu, có một lực lượng quản trị, công nhân, quân đội / tình báo trá hình tràn lan khắp nước Việt Nam để gây nên cá chết khắp sông hồ; thế lực nào khống chế được lãnh đạo đảng CSVN và có tay sai nằm ở trong guồng máy chính trị và ngay ở thượng tầng lãnh đạo Hà Nội.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào hưởng lợi nhiều nhất khi ngư dân Việt Nam không còn hiện hữu đủ ở Biển Đông để bám biển như là một biểu tượng đang giữ chủ quyền, khi toàn bộ kỹ nghệ hải sản Việt Nam bị phá sản, kéo theo tình trạng tuột dốc của kỹ nghệ du lịch và thụt lùi về kinh tế.
Chúng ta cần ưu tiên tìm ra câu trả lời một cách rành mạch và logic - ai là thủ phạm?. Cần ưu tiên để đòi hỏi minh bạch về thông tin, cụ thể những gì đã xảy ra, bao nhiêu tấn hóa học độc hại đã thải ra, tại sao cá chết ở khắp các sông hồ...
Con số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng, nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.
Chúng ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.
01.07.2016
V.Đ.H.
Chú thích:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét