Thứ Năm, 4 tháng 2, 2021

20210205. Ô. NGUYỄN PHÚ TRỌNG TÁI ĐẮC CỬ TỔNG BÍ THƯ

 ĐIỂM BÁO MẠNG



TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHỦ TRÌ HỌP BÁO THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐẠI HỘI  XIII

VNN 1-2-2021

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọngcảm ơn báo chí đã chúc mừng ông trúng cử Tổng Bí thư khóa XIII.

“Tôi lâu nay vẫn có nói ‘chúc mừng hay chúc lo’, mừng thì mừng rồi nhưng lo nhiều hơn. Sắp tới nhiệm vụ còn nhiều, khó khăn phức tạp, còn nhiều nguy cơ chưa lường hết được.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trả lời tại buổi họp báo

Cảm ơn các bạn đã chúc mừng tôi. Chúc mừng sức khỏe, cái này là nhân tố rất quan trọng nếu không nói là quyết định để làm việc. Tôi thì không khỏe lắm, các đồng chí biết rồi, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên thì phải chấp hành.

Tôi sẽ hết sức cố gắng. Làm được hay không phải là tập thể, phải là đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Toàn đảng toàn quân, toàn dân phải đoàn kết thống nhất thì mới làm được, cá nhân vai trò cũng quan trọng nhưng chỉ là cá nhân thôi".

Trả lời câu hỏi về phòng chống tham nhũng (PCTN) trong giai đoạn tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói:

Riêng PCTN, lắm lúc tôi cũng ngượng mình nói nhiều quá. Nhiều lần tôi có nói, bảo là tôi có nói nữa, ai có ghét thì tôi cũng nói, nói vui ở các cuộc họp như thế, nói tinh thần rất tâm huyết như thế. Các anh em có nói không ghét đâu, bác càng nói càng yêu. Hôm nay lại được các đồng chí hỏi lần nữa, chống tham nhũng đây là vấn đề rất lớn, không phải chỉ ta mà nước nào cũng có, không phải thời nay mà thời nào cũng có.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, từ khi thành lập BCĐ Trung ương PCTN năm 2013 đến nay, đã làm liên tục, xử nhiều vụ, nhiều ủy viên Trung ương, xử lý cả ủy viên Bộ Chính trị. Có người đi tù, thậm chí thu hồi tài sản hàng triệu USD.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh lại, công tác này "không ngừng, không nghỉ, không vùng cấm, dù người đó là ai"…

Ông dẫn chứng: "Trước đây thấy tôi yếu yếu, mệt mỏi, cũng lo chùng xuống, cũng có tâm lý, sắp đến Đại hội rồi có làm không. Tôi nói: Mai đại hội vẫn làm, vẫn đưa ra xét xử... không ngừng nghỉ bất cứ lúc nào".

{keywords}

Nhưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng cho rằng làm không phải trị hay thù oán ai mà hoàn toàn nhân văn, nhân đạo. "Cưa một cành cây mọt sâu để cứu cả cây. Xử một vài người để răn đe giáo dục, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm. Cảnh tỉnh, cảnh báo ngăn ngừa là chính chứ không phải xử nhiều, xử nặng, đấy mới là nghiêm", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhắc lại câu nói của Bác Hồ và phân tích thêm.

Ông kể một vụ việc: Chưa bao giờ một khóa có ủy viên Bộ chính trị đi tù, cách chức, tịch thu nhiều tài sản, chỉ một vụ việc thôi mà 300 triệu. Có người xách vali tiền đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương định biếu, xén, lấp liếm; mở vali ra thấy USD. Tôi bảo giờ khóa lại, lập biên bản ký vào, xách vali đó về.

Đấu tranh PCTN phức tạp khó đến như thế. Nếu không có bản lĩnh, không có dũng khí thì không làm được. Ai chả thích của, thích tiền nhưng tôi vẫn nói nhiều lần, danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất.

Tôi xin khẳng định, đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt. Vừa qua mới hạn chế, ngăn ngừa được một bước; còn quyền, còn chức, còn tiền nếu không tu dưỡng thì tham nhũng sẽ xảy ra, đây là cuộc đấu tranh còn gian nan.

Nhận xét về công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí về Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhận định báo chí đưa tin rất kịp thời, rất nhanh. Trung tâm báo chí Đại hội tổ chức tốt.

"Anh chị em làm việc hết mình, hết sức trách nhiệm. Tôi biết anh em làm việc vất vả, không chỉ ban ngày mà cả ban đêm", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ về việc báo chí tác nghiệp.

Ông dẫn chứng, đêm hôm 31/1, Đại hội công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, truyền hình đưa tin ngay "Nhân dân rất phấn khởi, người ta mong mỏi chờ đợi, nếu không sẽ suy diễn".

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh, báo chí kịp thời phát hiện những luồng tư tưởng xấu, dư luận không hay và báo chí đã có phê phán, phản bác lại. "Vừa biểu dương việc làm tốt vừa phản bác ý kiến sai trái", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói đây là điều quan trọng của nhiệm vụ báo chí.

"Báo chí nhanh, nhạy, kịp thời, người dân hoan nghênh lắm", ông nói.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói thêm: "Nhà báo có khi biết trước thông tin hơn chúng tôi, tìm mọi cách phỏng vấn, mọi nguồn tin để bài này hay hơn bài trước. Làm báo khó lắm, nhanh nhạy, kịp thời nhưng phải đúng đắn và hấp dẫn nữa".

Chưa có Đại hội nào báo chí đến đông như thế này, gần kín hội trường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói và nhận xét các phóng viên, nhà báo đóng góp quan trọng cho thành công Đại hội.

Ông tin tưởng sau Đại hội, báo chí tiếp tục "truyền cảm hứng" vào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân một khí thế Đại hội, tạo sức mạnh, bước tiến cho Việt Nam…

"Tôi dám dùng chữ 'Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay' và đã được đưa vào văn kiện. Chúng ta tự hào với việc này và tiếp tục làm tiếp", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Nói về quá trình chuẩn bị các văn kiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, Đại hội phải chuẩn bị các văn kiện với nhiều nội dung quan trọng. Đó là tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, tổng kết cả quá trình 35 năm đổi mới, quá trình phát triển đất nước....

Dự thảo văn kiện được đăng công khai, lấy ý kiến toàn dân, các ngành, các cơ quan; sau đó tiếp thu, bổ sung, hoàn chỉnh rồi trình Đại hội.

Ông khẳng định: "Có thể nói văn kiện Đại hội là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân. Văn kiện lần này thảo luận phong phú và thống nhất rất nhanh".

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Về công tác nhân sự, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết, việc này được làm từ 2018 đến nay. Chưa bao giờ công tác nhân sự được bị chu đáo, thận trọng, khách quan, công tâm; làm từng bước, từng việc, dễ đến khó, rộng đến hẹp, làm lớp lang… như lần này.

Chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, rồi các lãnh đạo chủ chốt... được làm từng bước một, được lấy ý kiến các cơ quan.

Điểm mới trong kỳ Đại hội này là công tác tổ chức phục vụ rất tốt. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết Đại hội được tổ chức chu đáo, cẩn thận từ nơi ăn chốn ở, tạo mọi điều kiện cho đại biểu về dự. Đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đối, nhất là khi dịch Covid-19 đang xảy ra. Đồng thời chống tình trạng "gặp gỡ, chè chén, ăn uống vận động".

“Với con mắt tinh tường của nhà báo, các bạn chắc là so sánh, nhận xét được việc này”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói về công tác nhân sự.

Lần này, Đại hội bầu một lần là xong, đầy đủ cả chính thức và dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương họp một buổi bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
"Rất nhanh, thống nhất cao"- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thông tin.

"Quan trọng hơn nữa, tôi cảm nhận thấy không khí tin cậy lẫn nhau, hồ hởi, phấn khởi, mừng khi thấy đất nước phát triển, Đại hội thành công", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói và cho rằng những điều đó "không phải tự nhiên mà có".

Ông khẳng định, thành công của Đại hội XIII không chỉ là việc thông qua Nghị quyết hay bầu Ban Chấp hành Trung ương mà quan trọng hơn là đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến nghị quyết thành hiện thực như thế nào. Phải thể chế hóa, cụ thể hóa thành chủ trương, chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới "làm sao phải ra của cải vật chất. nước phải giàu, dân phải mạnh, đời sống của nhân dân sung sướng hơn. Thế mới thành công", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn đến báo chí và chia sẻ việc tác nghiệp vất vả của các phóng viên, với tư cách là người từng làm báo.

"Tôi vừa mới dự Đại hội, phát biểu bế mạc xong, ra chào hỏi, chụp ảnh cùng anh em. Rất vui, mừng. Đi vào đây đang còn hồi hộp", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng mở đầu.

Chia sẻ về quãng thời gian từng làm báo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết: "Tôi may mắn có thời gian làm báo, gần 30 năm nhưng là làm tạp chí". Sau tốt nghiệp ĐH Tổng hợp, ông làm tập sự, làm tư liệu rồi qua quá trình làm đến Tổng Biên tập. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, gần 30 năm, ông "quen biết" làm báo, tư duy nhà báo, phương pháp cách làm của nhà báo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi lời cảm ơn trân trọng đến nhà báo, phóng viên báo chí trong và ngoài nước.

{keywords}
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo

"Đại hội XIII, đến giờ phút này có thể nói là đã thành công rất tốt đẹp. Tôi dùng từ này là cân nhắc lắm. Hoàn thành trước gần 2 ngày so với kế hoạch", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá: "Cảm nhận cá nhân tôi thấy rất vui mừng phấn khởi. Đại hội XIII là Đại hội thành công nhất, cả về nội dung, hình thức, cách thức tổ chức, lề lối làm việc cho đến kết quả cuối cùng, Nghị quyết đã thông qua".

{keywords}
Lãnh đạo Đảng dự cuộc họp báo

NGƯỜI GIƯƠNG NGỌN CỜ ĐÚNG THỜI ĐIỂM LỊCH SỬ
THIỆN VĂN/ VNN 3-2-2021

Thời nào cũng có nhân tài xuất chúng

Trong mỗi thời kỳ lịch sử, dân tộc ta đều có những người con ưu tú xuất chúng, được nhân dân tin tưởng, kính trọng, yêu quý. Đó là những bậc hoàng đế, minh quân, lãnh tụ không chỉ có tài cao, tầm nhìn vượt thời đại, có những đóng góp quyết định vào tiến trình thúc đẩy lịch sử phát triển của quốc gia dân tộc, mà còn quy tụ được muôn dân, cố kết được lòng người, trở thành hoa tiêu dẫn đường cho sơn hà xã tắc vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh để tồn tại, vững bước đi lên.

Người giương ngọn cờ đúng thời điểm lịch sử
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - người đánh trống lệnh cho cuộc chiến vào “sào huyệt” tham nhũng. Ảnh: Phạm Hải

Trong lịch sử hiện đại tính từ dấu mốc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), thật hồng phúc cho dân tộc ta có người cầm lái vĩ đại nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam băng qua mọi cơn sóng dữ của thời cuộc, góp phần quyết định làm thay đổi số phận, vận mệnh của hơn 20 triệu người Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ cuộc sống của mình.

Kế tục sự nghiệp cách mạng xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ tiền bối của Đảng như Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Hoàng Quốc Việt, những tên tuổi như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… đã trở thành những nhân vật được sử sách nhắc đến nhiều nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thế kỷ 20, vì đây chính là linh hồn của “bộ thống soái” lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta làm nên thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Vào giữa thập niên 1980, nước ta như đang đứng trên bờ vực của sự khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội, phong trào cộng sản và công nhân thế giới bước vào thời kỳ thoái trào nghiêm trọng, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng tập thể Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi “sóng to gió cả” để từng bước đưa dân tộc ta đi về đích an toàn, thắng lợi.

Người phất cao ngọn cờ hiệu triệu chống tham nhũng

Sau hơn 2 thập niên đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, một phần do chạy theo tăng trưởng “nóng”, phần khác do cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều sơ hở, lỗ hổng nên một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức quyền đã cấu kết với một bộ phận cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước để thâu tóm quyền lực, lũng đoạn kinh tế, tham nhũng vật chất, tài sản, tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Từ đó, tình trạng tham nhũng như một vấn nạn làm nhức nhối lòng dân, là một nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh lãnh đạo của Đảng và sự sống còn của chế độ.

Hiện trạng tham nhũng khiến Đảng ta lo lắng, lòng dân bất an. Dù chúng ta đã nhiều lần lên tiếng tuyên chiến với quốc nạn này, nhưng tình hình không có chuyển biến là mấy. Bằng việc thông qua hai nghị quyết chuyên đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 và nghị quyết Trung ương 4 khóa 12), Đảng ta, đứng đầu là Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xắn tay vào làm quyết liệt, làm thực chất, nên tình trạng phòng, chống tham nhũng bước đầu đã bị ngăn chặn, đẩy lùi.

Không ngẫu nhiên mà người dân gọi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với cái tên thân mật, dân dã là “Người đốt lò vĩ đại”. Bởi ông không chỉ là người khởi xướng, đánh trống lệnh cho cuộc chiến vào “sào huyệt” tham nhũng ở mọi cấp, mọi ngành, mà còn là người giương cao ngọn cờ hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân quyết chiến đấu với “quốc nạn” tham nhũng để Đảng thêm trong sạch, Nhà nước thêm vững mạnh, lòng dân thêm yên ổn.

Không giống với cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, tham nhũng là “giặc nội xâm”, đối tượng có khi là đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp, thậm chí là bạn hữu, đồng niên, đồng hương của chính mình.

Vì thế, để “đánh gục” đối tượng tham nhũng, nhất là những đối tượng tham nhũng có quyền cao chức trọng, trình độ cao, thì người hạ mệnh lệnh chiến đấu chống tham nhũng không chỉ có uy lực về địa vị chính trị, bản lĩnh thật sự vững vàng, ý chí kiên định, sẵn sàng đương đầu với mọi thủ đoạn đối phó, áp lực từ nhiều phía, mà hơn thế bản thân cần hội tụ đủ phẩm chất “Trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung” của một bậc tướng lĩnh như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Thật may mắn cho Đảng ta, nhân dân ta, đúng lúc cuộc chiến chống tham nhũng đang cần một thủ lĩnh phất cờ, thì Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện đúng thời điểm lịch sử. Ở ông hội tụ đủ trí tuệ anh minh, dũng khí can đảm, được sự tín nhiệm, ủng hộ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đặc biệt, từ phẩm chất thanh tao, giản dị, liêm khiết của một người cộng sản chân chính và tấm lòng trọn đời kiên trung với Đảng, với nước, với dân.

Có thể khẳng định rằng, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng với trọng tâm là chấn chỉnh tác phong, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và trọng điểm là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để làm trong sạch bộ máy Đảng, bộ máy công quyền trong những năm qua đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng.

Thành quả này là nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó có công lao và dấu ấn đặc biệt quan trọng của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tất nhiên, như nhiều lần lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta đã nói, kết quả phòng chống tham nhũng mới chỉ là bước đầu, chúng ta phải quyết liệt hơn nữa, chắc chắn hơn nữa để từng bước gỡ bỏ các mánh lới tinh vi, xảo quyệt của các đối tượng tham nhũng; hơn thế, phải tạo ra cơ chế, chính sách đủ sức để làm cho các đối tượng không dám, không thể, không cần tham nhũng. 

Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, kỳ vọng với trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất ưu tú vượt trội và vị thế, uy tín cao cả, kinh nghiệm dày dặn của mình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - người tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp - tiếp tục cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, xứng đáng là một trong những bậc lãnh đạo tài ba của Đảng mãi được lịch sử ghi nhận, lưu danh.

Thiện Văn

'ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ TÁI ĐẮC CỬ LÀ TÍN HIỆU RẤT VUI VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG'

CAO KIM ANH/ GDVN 1-2-2021

Ngày 31/1/2021, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiến hành phiên họp để bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.

Như vậy, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã được tổ chức tín nhiệm, nhân dân ủng làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ba nhiệm kỳ liên tiếp (XI, XII, XIII).

Chia sẻ cảm xúc với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam khi nhận được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư, ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII) cho biết: “Tôi rất mừng vì Đại hội vô cùng sáng suốt khi đã chọn đồng chí Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái đắc cử làm Tổng Bí thư.

Trong những nhiệm kỳ vừa qua, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quyết liệt trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tăng cường công tác xây dựng đảng, kiểm soát quyền lực”.

Ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: N.Q.

Không thể phủ nhận rằng, xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực và kiên quyết trong phòng chống tham nhũng là đường lối, chính sách, bước đi đúng đắn của Đảng ta trong những năm qua.

Đặc biệt là trong nhiệm kỳ khoá XII, chúng ta nghe rất nhiều về cuộc chiến chống tham nhũng với những chính sách quyết liệt không trừ một ai, không vùng cấm, không ngoại lệ, phát hiện có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái quy định gây thiệt hại là xử lý triệt để.

Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII của Đảng, tổng kết nhiệm kỳ và nhìn lại 35 năm đổi mới đã khẳng định: “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra và thực hiện từ những năm trước, nhưng hiệu quả còn thấp, trong nhiệm kỳ này đã có chuyển biến tích cực.

Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết quả cụ thể, rõ rệt.

Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn”.

Để có những thành tựu, ghi dấu ấn thời đại đó, người lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng. Điều này càng khẳng định được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có tâm, có tầm, được nhân dân tín nhiệm rất cao.

“Ban Chấp hành Trung ương bầu đồng chí Tổng Bí thư tái đắc cử đó chính là tín hiệu rất vui về phòng chống tham nhũng của Đảng ta tiếp tục được đẩy mạnh.

Tôi kỳ vọng nhiệm kỳ này, đồng chí Tổng Bí thư tiếp tục phát huy thành công trong thời gian vừa qua, bước sang một thời kỳ mới, giai đoạn mới đạt được nhiều thành công rực rỡ hơn.

Muốn phát triển được, ngoài ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế thì phải kiên quyết trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, loại bỏ những cán bộ biến chất, thoái hóa ra khỏi đội ngũ của Đảng.

Thông điệp đã được Tổng Bí thư khẳng định rất nhiều lần trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng là lâu dài, là gian khổ, là ngày càng khốc liệt, ai nản lòng đứng sang một bên cho người khác làm, không vùng cấm, không ngoại lệ… những thông điệp rất rõ ràng, dứt khoát mà đồng chí Tổng Bí thư đã nêu ra và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.

Đã qua hai nhiệm kỳ trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã làm tốt rồi, nhiệm kỳ này sẽ tiếp tục làm tốt hơn bởi những kinh nghiệm thực tiễn đã có, cùng với đội ngũ Ban Chấp hành Trung ương sung sức, hùng hậu và tương đối trẻ so với nhiệm kỳ trước.

Tôi tin rằng công cuộc đổi mới của chúng ta ngày càng phát triển, càng đi lên, thực hiện đúng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, ông Tiến bày tỏ.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII (Ảnh: C.K.A)

Kỳ vọng có những đột phá mới

Chia sẻ những cảm xúc của mình khi nhận tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm tái đắc cử vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhận định rằng: “Ban Chấp hành Trung ương rất sáng suốt lựa chọn đồng chí Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vị trí Tổng Bí thư. Đó không chỉ là những lá phiếu đơn thuần mà mang cả kì vọng, mong mỏi của Đảng viên, dư luận, nhân dân về vị trí Tổng Bí thư đúng người có tâm, có tài”.

Theo bà Bùi Thị An cho biết, Đại hội vừa qua đã bổ sung cụm từ là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân giám sát và dân hưởng thụ. Như vậy, Đảng ngày càng coi trọng vai trò giám sát của nhân dân. Tự nhân dân cũng nhìn nhận được những thay đổi trong đời sống về tinh thần lẫn vật chất, đời sống đi lên đã minh chứng rằng đường lối, chính sách của Đảng là đúng đắn.

Những cán bộ vì nước vì dân sẽ thực sự lắng nghe dân, đi vào đời sống thực tế và mọi việc làm đều hướng tới nhân dân. Như thế thì bộ máy tự nhiên sẽ mạnh lên, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đó cũng là lí do vì sao đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm bầu giữ vị trí Tổng Bí thư ba nhiệm kỳ liên tiếp.

“Tôi tin tưởng tới đây Ban Chấp hành mới dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên những đột phá, vượt qua những thách thức, đất nước có thêm nhiều thành tựu lớn và đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt”, bà Bùi Thị An chia sẻ.

Cao Kim Anh
ÔNG TRỌNG TÌM BÓNG CỦA MÌNH
BÙI QUANG VƠM/ BVN 2-2-2021

Đại Hội 13 đã kết thúc. Ông Trọng tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư. Điều trước tiên có thể nói là việc ông tiếp tục giữ được chiếc ghế này không phải do uy tín của ông hay người ta yêu quý gì ông, chỉ đơn giản là ông là một nhân tài. Tài của ông vượt hơn hẳn thiên hạ. Không một trục trặc nào xảy ra. Bầu Tổng bí thư chỉ một lần là xong. Đại hội còn dư thời gian, về sớm trước kế hoạch một ngày. Dàn nhạc diễn đúng ý ông.

Ông ở lại, vì thứ nhất, người mà ông chọn thay ông chưa đủ «cứng», chưa đủ «già» và chưa «chín». Nghĩa là còn cần một thời gian để «chín». Điều này có nguồn gốc sâu xa ngay từ năm 2016, bắt đầu nhiệm kỳ hai của ông, cái nhiệm kỳ mà ông trụ lại được nhờ lời hứa sẽ rút lui sau hai năm. Nhưng người được quy hoạch tiếp quản chiếc ghế của ông là ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Tiến sĩ ngành báo chí Đại học Tổng hợp Moskva, cựu Tổng biên tập báo Nhân dân, một người miền Bắc gốc Nam Định, sau chuyến đi Mỹ đột xuất gặp John Kerry tháng 10/2016, bất ngờ bị «trật ray» từ Hội nghi TƯ 5/XII và lập tức bị bệnh cho đến bây giờ. Tiếp đó đến chuyện Võ Văn Thưởng được cài vào Đảng bộ TP HCM bị Lê Thanh Hải đánh bật ra, quay trở ra trung ương. Ông Trọng giao cho Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo có ý định gửi gắm «tre già măng mọc». Nhưng ông Thưởng ngay lập tức phạm lỗi khi tuyên bố «chúng ta không sợ đối thoại, chúng ta sẵn sàng đối thoaị với những người bất đồng chính kiến, vì bất cứ một chân lý nào cũng cần được cọ xát thông qua đối thoại. Ban bí thư sẽ có hướng dẫn». Ông Thưởng sau đó cũng có một thời gian «nghỉ ngơi» tại Phú Quốc để tự ngẫm, hay tự «tĩnh trí».

Hai sự cố này tạo ra sự đứt đoạn giữa ông Trọng và thế hệ kế tiếp. Giữa ông và thế hệ kế cận có một quãng cách xa. Võ Văn Thưởng lọt vào mắt ông, sẽ là tre, nhưng vẫn chỉ là măng, chưa đủ cứng. Còn phải thử thách, bồi dưỡng và uốn nắn.

Vương Đình Huệ xuất hiện như một nhân tố không đầy đủ. Ông Huệ không có một chút đào tạo lý luận chính trị. Toàn bộ sở học cơ bản và kinh nghiệm nghề nghiệp của ông Huệ chỉ xoay quanh mảng Kế toán Tài chính. Ông chưa có cơ hội nào được chứng tỏ năng lực lý luận của mình. Lý thuyết chủ nghĩa Mác và lý luận về xây dựng đảng vẫn còn là vùng chưa sáng tỏ.

Lý do thứ hai khiến ông Trọng chưa thể nghỉ, là việc ông Vương Đình Huệ chưa có thời gian để kinh qua các giai đoạn tu nghiệp. Ông phải từng là bí thư, đứng đầu một tỉnh, và để tránh tiếng Tổng bí thư chỉ do Đảng cử, đảng bầu, không có được sự thừa nhận của đại diện quốc dân, Ông Huệ nhất định phải kinh qua bước làm chủ tịch Quốc hội. Như vậy, ông Huệ phải trở thành Bí thư Hà Nội, Ông Hoàng Trung Hải, đột ngột được nhắc tới khuyết điểm của nhiều năm trước, một khuyết điểm nhỏ trong hàng chục tội nghiêm trọng khác gắn với chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đủ để rút khỏi chân Bí thư Hà Nội, nhường chỗ cho Vương Đình Huệ. Và chuyện ông Huệ sẽ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội chỉ là việc thủ tục, và cũng chỉ làm cho có lệ, nghĩa là không phải cả nhiệm kỳ, để khi ứng cử chức Tổng bí thư, ông phải vẫn còn dưới 65 tuổi. Như vậy ông Trọng sẽ phải xin nghỉ hưu vào giữa nhiệm kỳ, và TƯ sẽ họp đột xuất bầu Tổng bí thư Huệ vào cuối năm 2022, đầu năm 2023. Chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội vốn được dọn sẵn cho bà Trương Thị Mai, không phải cho ông Huệ sẽ là chỗ ngồi tạm hai năm.

Nhưng rõ ràng giải pháp Vương Đình Huệ hoàn toàn không như ý ông Trọng. Nghĩa là công cuộc tìm bóng của mình phải chịu nhận thất bại. Hồn của ông Trọng là sự bất di bất dịch của chủ nghĩa Mác. Con đường của cách mạng VN là con đường đi lên CNXH. Nền tảng tư tưởng bất biến đổi của nó là chủ nghĩa Mác vận dụng vào thực tế thời đại. Nền tảng của Xã hội CS là nền Sản xuất đại công nghiệp. Quan hệ sản xuất của nền Đại công nghiệp là sở hữu toàn dân. Trong nền sản xuất Đại công nghiệp CSCN không có giai cấp tư sản, không có doanh nghiệp tư nhân. Điều này chưa có trong nền tảng tư tưởng của ông Huệ. Ông Huệ chỉ mới có lòng trung thành bản năng.

Một kinh nghiệm thực tế là những nhân tố trưởng thành từ hoạt động Chính phủ đều gắn với cuộc sống thực tế và dần bị thuyết phục bởi công thức «Kinh tế thị trường + Dân chủ xã hội». Nếu cứ tiếp tục từ nguồn nhân sự Chính phủ, ảnh hưởng của đảng sẽ giảm và con đường phát triển của VN sẽ xa rời chủ nghĩa giáo điều truyền thống.

Mâu thuẫn giữa hai phe, chuyên trách đảng và bộ máy Chính phủ vẫn là mâu thuẫn thâm căn, truyền kiếp. Đảng lãnh đạo toàn diện, đảng quyết định tất cả. Nhưng, tính đảng phản lại các quy tắc kinh tế, không có ích gì cho phát triển kinh tế, xã hội. Bên lãnh đạo và quyết định tất cả thì chỉ có lương, trong khi bên Chính phủ, ngoài lương còn có rất nhiều «bổng lộc».

Cắt đứt mạch kế cận của phe Chính phủ bằng cách ép ông Trương Hòa Bình, một Trung tướng công an, chưa bao giờ làm kinh tế, xuống chiếm chỗ Thường trực Chính phủ là chặn đứng vai trò kế cận của hàng ngũ Phó thủ tướng, trong đó phải kể đến vai trò của Phạm Bình Minh, với thành tích to lớn liên tục nhiều năm. Nhưng ông Minh bị ám chỉ thân phương Tây, một mặt do mối quan hệ giữa ông bố cựu Bộ trưởng Ngoại giao với ĐCSTQ, một mặt là các thành công của ông trong việc phát triển quan hệ thân thiện với thế giới phương Tây.

Đây là thủ đoạn thâm hiểm của Trọng, tạọ chỗ trống trong hệ thống kế cận Thủ tướng, nhằm đưa người của phe đảng vào thay thế. Ông Phạm Minh Chính được sử dụng cho mưu đồ này. Ông Chính có mối quan hệ thân thiện và chặt chẽ với chính quyền Quảng Châu khi còn làm Bí thư Quảng Ninh. Đặc biệt khi ông giữ chức Phó Ban chỉ đạo Đặc khu kinh tế, bao gồm cả khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, ông đã chịu ảnh hưởng và sự trợ giúp rất đắc lực của Hội đồng tư vấn đặc khu kinh tế Thâm Quyến và 1,7 tỷ đôla viện trợ phát triển Hạ tầng Đặc khu Vân Đồn từ chính quyền tỉnh Quảng Đông. Rất có thể những mưu toan này do Sứ quán TQ chỉ đạo hay gợi ý. Vì TQ biết rất rõ sẽ không có gì tệ hơn, nếu vị trí Thủ tướng lọt vào tay Phạm Bình Minh, và ghế Tổng bí thư rơi vào tay Nguyễn Xuân Phúc.

Máu danh vọng chưa bao giờ nguôi hay giảm trong người ông Trọng. Tất cả những gì thu được dù do Chính phủ chỉ đạo trực tiếp phải được coi là kết quả của lãnh đạo sáng suốt của đảng. Trong lịch sử, chưa bao giờ có chuyện Tổng bí thư dự giao ban Chính phủ, nhưng đã xảy ra hai lần trong nhiệm kỳ của ông Trọng, ngày28/12/2017 và ngày 28/12/20. Để ông Phúc biết không được phép qua mặt ông và để thiên hạ thấy rõ Chính phủ cũng do ông chỉ đạo. Nguyên tắc «đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ», nhằm ngăn chặn sự dẫm đạp lên nhau của phía giũa Đảng và Nhà nước đã bị ông Trọng gạt bỏ. Mỗi lần đọc báo cáo, ông Phúc đều không quên nhấn mạnh «sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của cá nhân đồng chí Tổng bí thư».

Ông Phúc có thể đã bị ép lên Chủ tịch nước, mặc dù tất cả đều thấy rõ, nếu không trúng vị trí Tổng bí thư để đảm bảo thúc đẩy mọi thứ, việc hết sức quan trọng đối với sự phát triển tiếp tục của VN cần một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa của ông Phúc. Nhưng không, ông Trọng không thế đủ sức để tiếp tục kiểm soát toàn bộ hệ thống thêm 5 năm nữa. Phe đảng phải chiếm được ghế Thủ tướng khi ông còn tại vị, dưới sự chứng kiến trực tiếp của ông. Phạm Minh Chính là một gợi ý của TQ. Nếu ông Phúc làm Tổng bí tư và ông Phạm Bình Minh làm Thủ tướng, VN sẽ ngả hẳn sang phương Tây, sẽ dân chủ hóa xã hội và sẽ chống lại TQ. Với ông Chính, sẽ có một chính sách thân thiện hơn, xuôi chiều hơn với TQ, và tất nhiên, chủ quyền biển Đông sẽ thu hẹp hơn. Dưới thời cầm quyền của ông Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã ba lần lùi khi đối mặt với các mối đe dọa và áp lực của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Vào tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã rút hợp đồng thăm dò dầu khí với Repsol của Tây Ban Nha tại khu vực Bãi Tư Chính. Vào năm 2019, sau cuộc đối đầu kéo dài 4 tháng tại lô Phong Lan Đỏ do Tập đoàn Dầu khí của Nga Rosneft điều hành, Việt Nam đã hủy hợp đồng khảo sát với Tập đoàn Noble. Việt Nam đã hầu như không còn tiếp tục thăm dò dầu khí ở khu vực này nữa. Từ bỏ chủ quyền cho TQ, ông Trọng đã tiếp tục chấp nhận thua thiệt lợi ích quốc gia cho lợi ích phe phái.

Đừng bao giờ nghĩ ông Trọng không phải là người tham vọng. Phó tiến sĩ xây dựng đảng, Đại học Moskva, ông Trọng đã âm thầm nhiều năm cho vị trí Tổng bí thư. Và khi đã nắm được vị trí Tổng bí thư, ông phải chứng minh được rằng, tất cả phải do đảng lãnh đạo. Có nghĩa là do ông lãnh đạo. Không có chỗ nào trong hệ thống, nếu có thành tích, nằm ngoài sự sáng suốt của đảng. Không một ai được quyền cho phép không thừa nhận điều đó. Ông chưa chết thì tất cả phải do đảng (do ông) quyết định. Vị trí Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước phải do đảng (tức là ông) sắp xếp. Ông Chính phải thay ông Phúc vì đảng/ (ông) muốn như vậy.

Đừng bao giờ ảo tưởng sự tử tế của ông Trọng. Hai nhiệm kỳ Tổng bí thư, dưới tay ông, Nguyễn Tấn Dũng, Bố già của Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Nguyễn Văn Bình, đã phải chịu bó gối về vườn làm người tử tế. Lê Thanh Hải hai mươi năm cát cứ, độc chiếm Sài Gòn bất khả xâm phạm, bị đánh bật ra khỏi hang ổ Mafia TNXP. Không phải là đa mưu túc trí, không phải là nham hiếm máu lạnh, không tàn tộc đúng lúc, không làm được những việc tày đình đó. Nếu hình dung cái chết bất đắc kỳ tử của Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, cái chết biết trước của Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, và cái chết đau đớn bí ẩn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cái biệt tích bệnh tật không tên của Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh, thì phải biết sân khấu chính trị VN sóng gió và tàn bạo thế nào. Không phải người tàn bạo nhất không thể là người còn sót lại cuối cùng. Ông Trọng hoàn toàn có quyền tự hào.

"Tôi không được khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ, nhưng Đại hội bầu, là đảng viên phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng hết sức!".

Có tự đề cử không? Nếu không tự đề cử, thì Ai đề cử ông? Người đó có được gợi ý, gửi gắm hay phân công trước không? Có phải là hai ông Chính và Huệ không? Cái gì dẫn đến «Đại hội bầu...»?

Ông Phúc bị bác, không phải người Bắc, không có lý luận, không thích hợp vị trí Tổng bí thư, nhưng không có ai trong lớp trẻ hơn ông để làm Chủ tịch nước. Vậy, Ai sẽ vào vị trí Tổng bí thư? Ông Trần Quốc Vượng quá tuổi, cần được xét đặc cách, nhưng lại không đủ thuyết phục cả năng lực lý luận lẫn quản trị. Ông Huệ thích hợp về phẩm chất và năng lực, nhưng phải qua Bí thư thành ủy và phải lên từ Quốc hội. (để tránh tiếng Tổng bí thư không do dân bầu, có thể từ nay bổ sung điều lệ bắt buộc ứng viên TBT phải thông qua Quốc hội?) Trong thời gian tạm thời này, ai làm Tổng bí thư? Giải pháp phù hợp là ông Trọng tiếp tục. Không gây tranh chấp, đứt đoạn cho giai đoạn chuyển tiếp. Thời gian tạm thời có thể ngắn, và trách nhiệm sẽ được TƯ giảm bớt, phù hợp với sức khỏe.

Con số 18 ủy viên Bộ chính trị cũng nói lên tính tạm thời. Thông thường, con số này phải là số lẻ,15,17,19, để có quá bán cho các quyết nghị có tranh cãi. Với số lẻ, vai trò của Tổng bí thư có lúc không có giá trị, chẳng hạn khi ý kiến cuả ông thuộc phe thiểu số, nghị quyết vẫn theo đa số. Với con số 18, nếu hai phe bằng nhau, thì phe nào có phiếu của ông sẽ là phe có đa số quyết định. Như vậy, ông luôn là hai phiếu, và ý kiến của ông là ý kiến quyết định. Tuy nhiên điều này, nếu không được đưa vào điều lệ sửa đổi, thì chỉ có tính tạm thời. Con số 18 sẽ trở về 17 khi ông Huệ hết thời hạn chuyển tiếp, ông Trọng rút, mà không cần bổ sung hay thay đổi số lượng ủy viên.

Như vậy, không phải ông «xin rút» mà là ông «tạo ra tình huống» để không thể khác.

Nhưng, ông Trọng chỉ ngồi tiếp hai năm nữa, vì để ông Huệ khi được bầu TBT phải dưới 65 tuổi, nghĩa là Hội nghị TƯ bất thường/XIII, phải xảy ra chậm nhất vào cuối năm 2022. Muốn đi tiếp một nhiệm kỳ nữa, ông Huệ lại phải cần cơ chế «đặc cách».

Người tính, không bằng trời tính. Ông Trọng rời hay «về», chủ nghĩa Marx sẽ rời hay về theo.

Ông Huệ làm Tổng bí thư, ông Chính làm Thủ tướng, chủ nghĩa Marx sẽ không còn là «nền tảng sống chết» nữa. Một ông Chính là môn đồ của chủ nghĩa thực dụng Trung Hoa. Không có chủ nghĩa nào hết. Mọi thứ chủ nghiã chỉ là công cụ phục vụ ý nguyện của cá nhân lãnh tụ. Ý chí của lãnh tụ là ý thức hệ của chế độ tương ứng. Một ông Huệ có sở trường tin vào con số kế toán, không ảo tưởng, không có sáng tạo biến hóa. Ông Huệ không phải typ người «lý thuyết gia» hay «nhà tư tưởng», ông chỉ là khuôn mẫu của kỷ luật và lòng trung thành. Ông sẽ «đi» một cách mẫu mực, nhưng phải có người dắt, không phải dạng người dám làm dám chịu, không có «phá cách, vượt rào». Vì vậy, VN chưa thể thoát khỏi sự gắn kết với sự dẫn dắt của TQ. Sẽ quay lại thời kỳ «làm những gì TQ làm 10 năm trước».

Từ chối giải pháp Nguyễn Xuân Phúc+Phạm Bình Minh, VN sẽ kết thúc nhanh giai đoạn bứt phá. Giải pháp Huệ+Chính mà ông Trọng để lại là lựa chọn phục tùng và lòng trung thành, không phải là sáng tạo và lòng dũng cảm hay đức hy sinh. Đó là di sản tất yếu của tính bảo thủ giáo điều thâm căn cố đế. Đất nước phải chịu, dân tộc phải chịu. 200 ủy viên trung ương đợt này là nỗi thất vọng. Vận nước còn chưa đến!

Ông Huệ là người cuối cùng chưa? Ít nhất, ông không phải là cái bóng của ông Trọng. Từ lâu, nhiều người đã dự báo, đại hội XIII là đại hội cuối cùng của ĐCSVN, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có lẽ vẫn đúng chăng?

2/02/2021

B.Q.V.

Tác giả gửi BVN

XIN NGHỈ MÀ KHÔNG ĐƯỢC NGHỈ ?
NGUYỄN NGỌC CHU/ BVN 2-2-2021

I. “Đảng viên thì phải chấp hành”?

1. Hôm nay nhiều báo đăng lời của TBT Nguyễn Phú Trọng lý giải tại sao tiếp tục ở lại - dù tuổi cao, dù không khoẻ lắm. Báo Vietnamnet.vn đưa tin“Tôi thì không khỏe lắm, tuổi cao rồi, tôi xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên thì phải chấp hành”.

Còn báo Tuổi Trẻ điện tử thì: “Tổng bí thư, Chủ tịch nước: ‘Tôi đã xin nghỉ nhưng được phân công, đảng viên phải chấp hành’”.

Lời của TBT Nguyễn Phú Trọng trên đây gợi nhớ đến trả lời của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 14/11/2012 trước câu hỏi của ông Dương Trung Quốc về từ chức:

“Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội cũng chấp thuận tôi làm Thủ tướng Chính phủ nên tôi cũng sẽ chấp hành, chấp nhận nhiệm vụ giao phó. Trong sự nghiệp của mình, tôi không có chạy, không có xin, không thoái thác, từ chối nhiệm vụ nào Đảng phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện công việc mà Đảng và nhà nước giao phó”.

Từ 2 trường hợp trên thì thấy được rằng, không có tự từ chức đã đành, lại còn xin nghỉ mà không được nghỉ.

2. Điều thứ 2 rất trăn trở là: Có phải cứ phân công là phải đảm nhiệm?

Bởi vì biết đâu sự đảm nhiệm đó không mang lại lợi ích mà có khi còn mang lại tác hại? Chẳng hạn như trường hợp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tự tự chức vì ông cảm thấy sức khoẻ không đủ - có thể làm ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến vận mệnh quốc gia.

3. Điều thứ 3 phải trăn trở là: Việc phân công TBT Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm chức vụ TBT nhiệm kỳ thứ III liên tiếp tương thích như thế nào với Điều 17 của Điều lệ Đảng?

Điều 17 Điều lệ ĐCS Việt Nam ghi rõ: “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Điều khoản này được thông qua lần đầu tiên tại Đại hội IX ngày 22/ 4/2001. Đây là nỗ lực của các cựu TBT Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và các lãnh đạo cách mạng lão thành khác như Đại tướng Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và toàn Đại hội IX - trong ngăn chặn sự kéo dài quyền lực, để “nhốt quyền lực” bằng Điều lệ Đảng mà không một đảng viên nào có thể vi phạm.

Quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” lại được toàn thể Đại hội XI nhất trí thông qua ngày 19/01/2011, cuối thời TBT Nông Đức Mạnh.

Cho đến sáng nay (01/2/2021), trên báo chí chính thống của Nhà nước chưa thấy thông báo về sửa đổi Điều 17 Điều lệ Đảng. Trong khi đó, Hội nghị 11 BCH Trung ương Đảng (07/10-12/10/2019) tán thành trình Đại hội XIII: Giữ nguyên Điều lệ Đảng, không sửa đổi, không bổ sung.

Chiều nay (01/2/2021) được biết Đại hội XIII không sửa đổi Điều lệ Đảng.

Vậy điều khoản “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” của Điều 17 Điều lệ Đảng được tuân thủ như thế nào?

Cần lưu ý rằng, hạn chế 2 nhiệm kỳ không phải là sáng kiến riêng của Việt Nam. Đây là đúc kết kinh nghiệm của nhân loại. Đây chính là “Lồng nhốt quyền lực”.

Đến như ông Putin, sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống Nga, cũng phải chuyển sang làm Thủ tướng một nhiệm kỳ, trước khi làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3.

Tại sao trong 5 triệu 100 ngàn đảng viên mà không thể tìm ra người tài giỏi, để người xin nghỉ vẫn không được nghỉ, dù “không khoẻ lắm”? Đây là điều trăn trở của mọi đảng viên.

Rõ ràng là công tác quy hoạch cán bộ có vấn đề. Sau 2 nhiệm kỳ tổng cộng 10 năm mà vẫn không thể tìm được người đảm nhiệm chức vụ TBT. Như vậy các đồng chí trong BCT của cả 2 nhiệm kỳ XI, XII là chưa đủ năng lực? Chưa có người giỏi chăng?

Tháng 07 năm 1936 tại Hội nghị BCHTƯ, đồng chí Hà Huy Tập được cử làm TBT thay đồng chí Lê Hồng Phong TBT của Đảng mới có hơn một năm trước (3/1935). Chỉ chưa đầy 2 năm, tháng 3/1938 đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm TBT thay đồng chí Hà Huy Tập. Khi đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt tháng 1/1941 thì tháng 5/1941 đồng chí Trường Chinh được cử lên thay. Sau TBT Trường Chinh là TBT Lê Duẩn, TBT Nguyễn Văn Linh, TBT Đỗ Mười…

Đảng không bao giờ thiếu TBT. Giỏi như TBT Lê Hồng Phong, TBT Hà Huy Tập đều phải thay thế chỉ sau 1, 2 năm. Liên tục trong nhiều năm Đảng thay đổi TBT nhiều lần. Chỉ sau này chức TBT mới bị kéo dài nhiều nhiệm kỳ. Đó là nguyên do dẫn đến quy định “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”.

Người tài trong dân còn nhiều hơn nữa. Như Nguyễn Trãi đã từng viết: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau. Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”.

Không có ai là vĩ đại muôn năm. Không có ai là không vượt qua được. Nhân loại tiến bộ nhờ đời sau giỏi hơn đời trước. Khi một người vĩ đại đến mức đời sau không có ai vượt qua thì đó là họa chứ không phải là phúc. Trong thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra. Cha ông đã dạy: “Con hơn cha là nhà có phúc”.

Cho nên, phải hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ để lúc nào cũng có sẵn TBT mới. Đảng chỉ mạnh khi hội tụ nhiều người tài giỏi.

I. Bao giờ thì có “lồng nhốt quyền lực”?

Việc TBT Nguyễn Phú Trọng giữ nhiệm kỳ III liên tiếp, cho thấy con đường xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” thật gian truân.

Một là, “Lồng nhốt quyền lực” sẵn có mà tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đang dùng thì nước ta chưa ưng ý. Mặc dù đó là loại “Lồng nhốt quyền lực” đã được kiểm nghiệm thực tế qua hàng trăm năm ở 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng một số người ở nước ta hiện nay đang kiên trì xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” kiểu khác.

Hai là, xây dựng “Lồng nhốt quyền lực” mà được phần nào lại tự dỡ bỏ đi phần ấy bằng “ngoại lệ” thì biết bao giờ xong?

III. Sực nhớ đến lịch sử

Chẳng hiểu sao lại sực nhớ, vua Càn Long ở ngôi 61 năm - luôn giữ Hoà Thân là kẻ gian thần tham lam xu nịnh để khống chế người trung lương như Tể tướng Lưu Gù. Lại sực nhớ, Tào Tháo rút gươm chém kẻ đến gần vì giả mơ ngủ, để không kẻ nào dám bén mảng lúc Tháo ngủ.

Lại sực nhớ năm 220 Hán Hiến Đế 3 lần viết chiếu nhường ngôi cho Tào Phi (con của Tào Tháo) mà Tào Phi từ chối. Đến lần thứ 4 Tào Phi mới chịu nhận ngôi vua mà lập nên nhà Tào Nguỵ. Nhưng thật trớ trêu, chỉ 46 năm sau, chắt của Tào Phi - Tào Ngụy Nguyên Đế Tào Hoán - cũng phải 3 lần viết chiếu nhường ngôi cho Tư Mã Viêm là cháu của Tư Mã Ý thì Tư Mã Viêm mới chịu nhận ngôi vua mà trở thành Tấn Vũ Đế.

Còn sực nhớ nhiều điều nữa mà vẫn chưa tỉnh ngủ.

N.N.C.

Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu

ĐẠI HỘI 13: TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO 'ĐẶC BIỆT'

PHẠM QUÝ THỌ/ RFA/ TD 3-2-2021

Đại hội 13 vừa bế mạc ngày 01/02/2021 ở Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng 77 tuổi, đã giữ cương vị Tổng bí thư hai nhiệm kỳ khoá 11 và 12, lại tái đắc cử cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Báo chí nhà nước bình luận và ca ngợi ông là lãnh đạo “đặc biệt”. Ông là “đặc biệt” không phải chỉ vì ông là một trong 10 “trường hợp đặc biệt” quá tuổi và quá hai nhiệm kỳ theo quy định của đảng, mà trên quan điểm nghiên cứu thể chế việc ông tái đắc cử lần thứ 3 với cương vị lãnh đạo tối cao của Đảng là là hệ quả tất yếu từ bối cảnh trong nước và quốc tế.

Bài viết lý giải rõ hơn thực chất của sự kiện nhằm gợi mở suy đoán về chính sách toàn trị của Đảng và việc điều hành nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Bộ máy tập trung quyền lực đảng

Đại hội 13 đã quyết định dàn lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng với 200 uỷ viên trung ương với 18 uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 19 uỷ viên Ban kiểm tra trung ương. Cơ cấu Ban Chấp hành trung ương bao gồm phần lớn là các Bí thư, Phó bí thư tỉnh, thành với 37%, số uỷ viên trung ương là quân đội, công an chiếm 15%, còn lại chủ yếu là các lãnh đạo chuyên trách đảng như Uỷ ban kiểm tra, Ban Tổ chức, Ban Nội chính… Số uỷ viên trung ương “kỹ trị” là chiếm thiểu số với hai Phó thủ tướng, năm Bộ trưởng và tương đương như Thống đốc ngân hàng.

Cơ cấu bộ máy như trên phản ánh quá trình sàng lọc cán bộ “thận trọng” trong quá trình chỉnh đốn đảng và chống tham nhũng, dường như ưu thế thuộc về các lãnh đạo đảng và lực lượng vũ trang phục vụ cho việc tập trung quyền lực đảng thay vì những lãnh đạo “kỹ trị”. Trước Đại hội 13 một số động thái như luân chuyển cán bộ theo quy hoạch như ông Lê Minh Hưng từ vị trí Thống đốc ngân hàng nhà nước sang Chánh văn phòng trung ương. Ngoài ra, sự nghiệp chính trị cũng khép lại với hai nhân vật kỹ trị, uỷ viên Bộ chính trị khoá 12 là ông Hoàng Trung Hải, nguyên Phó thủ tướng và ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Thống đốc ngân hàng trong nhiệm kỳ khoá 11 khi “bất ngờ” bị kỷ luật cảnh cáo.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với “kinh nghiệm chính trị” luôn “cảnh giác” với các hiện tượng các lãnh đạo kỹ trị, có quyền và “gần tiền” với khả năng cao về “tự diễn biến, tự chuyển hoá”. Chính phủ của nhiệm kỳ 13 sẽ có thay đổi nhiều nhất về nhân sự và, theo quy hoạch, đương kim Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính sẽ giữ chức vụ Thủ tướng.

Giải pháp tình thế?

Có ý kiến cho rằng việc tái đắc cử Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ 3 là “giải pháp tình thế”. Những tin rò rỉ từ nội bộ đảng rằng nguyên Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng được giới thiệu cho vị trị này, nhưng không nhận được đồng thuận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương khoá 12 có thể là một căn cứ cho suy luận trên.

Tuy nhiên, xét về bản chất chế độ đảng cộng sản toàn trị các lãnh tụ trong mọi tình huống phải tuân theo quy tắc tối thượng của chủ nghĩa tập thể, họ sẵn sàng làm mọi việc để thể hiện sự “trung thành với đảng”, cá nhân họ chỉ là phương tiện phục vụ cho những mục tiêu, lý tưởng của đảng… Và để đạt được những điều đó với mong muốn tổ chức đời sống xã hội theo một kế hoạch duy nhất họ cần phải có quyền lực, khát khao tạo ra quyền lực và thành công của họ phụ thuộc vào mức độ quyền lực mà họ giành được.

Trong buổi họp báo sau bế mạc Đại hội 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “chia sẻ” rằng ông “không được khỏe lắm, tuổi cũng cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu thì vẫn phải làm, vì nhiệm vụ đảng viên phải chấp hành…”. Trong một tình huống khác, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 13 tháng 10/2012 khi thừa nhận sai lầm trong quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu “xin lỗi với tư cách người đứng đầu Chính phủ”, nhưng ông nói rằng hơn 50 năm theo Đảng, ông không “xin” ân huệ và luôn chấp hành, thực hiện nhiệm vụ được Đảng phân công …

Bởi vậy, nếu nhìn bề ngoài dễ suy diễn là “giải pháp tình thế”, tuy nhiên về bản chất chế độ, đối với các lãnh đạo quyền lực luôn là mục đích tự thân, tiếp tục nắm giữ để thực hiện những chính sách còn dang dở là xứ mệnh của đảng.

Bối cảnh “đặc biệt”

“Những trường hợp đặc biệt” nảy sinh trong bối cảnh “đặc biệt”. Trước hết, đại dịch COVID-19, đối với các nước phương Tây, khiến cho dân chúng “bất mãn” với chính phủ thụ động vì các thủ tục dân chủ rắc rối. Ngược lại, đối với các quốc gia như Việt Nam chế độ toàn trị đã thể hiện hành động “quyết đoán”, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ và “sự vào cuộc”của cả hệ thống chính trị cho nên công tác phòng, chống dịch đã đạt hiệu quả với chi phí thấp khi đặt lợi ích cộng đồng lên trên tự do cá nhân. Ngoài ra, chính sách thực dụng cũng là yếu tố góp phần vào thành tích thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa đạt tăng trưởng kinh tế cao tương đối so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảng đã tận dụng cơ hội này để duy trì tính chính danh, đẩy mạnh tuyên truyền về ưu thế của chế độ toàn trị, rằng người lãnh đạo có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân và, rằng họ sẽ thực hiện được các điều mong muốn “cao đẹp” khác, thậm chí ước mơ về xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đến, việc Đảng thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng “không vùng cấm” hướng tới hai mục đích đã bước đầu đạt kết quả mong muốn. Một mặt, nó phần nào làm giảm đi nỗi bức xúc của người dân trước tình trạng tham nhũng nghiêm trọng của bộ máy quan chức đặc quyền đặc lợi và, mặt khác nhằm loại bỏ những phần tử “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, mầm mống phân rã quyền lực tập trung, đã được tích tụ và bùng phát trong nhiệm kỳ khoá 11.

Chống tham nhũng đã trở thành công cụ hữu hiệu tập trung quyền lực qua chỉnh đốn nội bộ đảng, nhưng cũng là cuộc chiến thách thức bởi bộ phận không nhỏ quan chức suy thoái, biến chất vẫn còn “ẩn mình” trong hệ thống chính trị. Họ nắm trong tay quyền, tiền, tài sản công và luôn có xu hướng trục lợi khi có cơ hội trong điều kiện “lồng thể chế” để kiểm soát quyền lực đang xây dựng một cách thụ động vì nhiều vướng mắc, đặc biệt đụng chạm đến bản chất chế độ. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi trả lời báo chí sau lễ bế mạc Đại hội 13 về chống tham nhũng đã khẳng định đây là “cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ, quyết liệt. Vừa qua mới là hạn chế nó, ngăn ngừa một bước. Còn tiền, còn chức, còn quyền, nếu người ta không tu dưỡng, rèn luyện thì còn xảy ra tham nhũng”. Một nhiệm kỳ 5 năm là không đủ để khắc phục khủng hoảng chế độ.

Bối cảnh “đặc biệt” không những đòi hỏi một chế độ “mạnh mẽ, độc đoán”, mà còn cần người cầm đầu “đặc biệt” bản lĩnh, quyết đoán, dũng cảm “cưa một cành mọt, sâu để cứu cả cái cây”. Với tình trạng “giao động” của đa số quan chức trước chủ trương chỉnh đốn đảng thì câu hỏi là ai đủ dũng khí, đức và tài để nhận trách nhiệm nặng nề tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng đang dang dở sẽ khó có câu trả lời. Bởi vậy, việc uỷ thác “nhất trí cao” đối với vị lãnh đạo “đặc biệt” là hệ quả tất yếu. Tổng bí thư nhiệm kỳ 13 là người lãnh đạo “đặc biệt” như thế, cho nên việc tìm kiếm người kế vị ông sẽ trở nên khó khăn và khó đoán.

Các nhà phân tích chính trị Việt Nam đang theo dõi việc sắp xếp nhân sự khoá 13, sự thay đổi về chính sách đối nội cũng như đối ngoại và việc thực thi chúng dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tin rằng chiến dịch “đốt lò” sẽ tiếp tục, tuy nhiên có hai vấn đề lo ngại đang được đặt ra rằng bộ máy đảng tập trung quyền lực cao có ảnh hưởng như thế nào đến, một là, việc điều hành nền kinh tế thị trường và, hai là, quá trình chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam.

TÔI KHÔNG THÍCH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

ĐỖ HOÀNG DIỆU/ TD 1-2-2021

Từ khi trưởng thành, gần như toàn bộ thời gian của ông gắn liền với Tạp chí Cộng sản, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Tuyên giáo, Ban Xây dựng đảng. Thậm chí khi sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, học vị Phó Tiến sĩ cũng ngành Xây dựng đảng.

Xem tiểu sử, không có ngày nào ông tạm xa lý luận để sống với dân, làm việc cùng dân. Nhiều người từng dè bỉu vài lãnh đạo đi lên từ anh bán củi hay hoạn lợn. Bán củi, hoạn lợn thì sao? Ít ra họ cũng từng làm dân.

Ai đó sẽ bảo Tổng bí thư tất nhiên chỉ cần phục vụ đảng. Không, hãy nhớ điều 4 Hiến pháp, Đảng lãnh đạo. Tổng bí thư là lãnh đạo tối cao của đất nước.

Trong những năm qua, những năm ông Trọng trị vì, ấn tượng mạnh mẽ nhất là các phát biểu tôn vinh đường lối tiến lên CNXH. Tôi chưa thấy Tổng bí thư nào hùng hồn nói về CNXH nhiều như ông Trọng từ sau Đổi mới. Tiến sĩ Việt kiều Nguyễn Hữu Liêm gọi ông là “người cộng sản chân chính cuối cùng”. Nếu cộng sản chân chính là mặc kệ thực tế đất nước đang phát triển chệch đường ray CNXH, vẫn ra sức củng cố xây dựng con đường trên văn kiện, e rằng tiến sĩ Liêm phải đếm hết cả Học viện Nguyễn Ái Quốc.

Tôi vẫn luôn nghĩ nếu có sự thay đổi nào để phát triển, phải từ bên trong. Cái gọi là giúp đỡ, tác động từ bên ngoài, xin lỗi, chỉ như trấu trước cánh quạt. Muốn duy trì danh xưng XHCN, cứ duy trì, chỉ cần dân no ấm – tự do, xã hội tiến bộ, văn minh. Với tư duy giáo điều của ông Trọng, tuổi già của ông, tôi không nghĩ nhà lãnh đạo này có những chính sách đột phá.

Lò ông Trọng được xem là thành tích nổi trội nhất của ông. Nếu xem xét kỹ, chỉ như lửa rơm, đùng đùng một chốc rồi tàn, muốn cháy tiếp lại phải cho rơm khác. Nó không phải lò than hay lò củi, có thể âm ỉ ngày đêm. Nó khiến quan tham đề phòng, đẻ ra các hình thức tham nhũng tinh vi hơn. Nó không đốt cháy được gốc của vấn đề.

Thời ông, những phát biểu chắc đinh về con đường độc nhất mà đất nước phải đi, nhân dân phải theo khiến cho tinh thần người dân, tinh thần xã hội rúm ró lại trong thế canh chừng, phòng bị.

Tôi không tin trong số năm triệu mấy đảng viên, không có ai tài đức hơn ông, để đến nỗi ông phải tiếp tục ở lại làm nhân sự đặc biệt. Thế giới tiến lên ầm ầm, hai nhiệm kỳ đã một thập kỷ, giờ thêm năm năm nữa. Mười lăm năm đó, nếu cơ hội được dành cho những người trẻ hơn, cởi mở hơn, nhìn xa hơn khỏi con đường rào chắc lý luận đảng, biết đâu chúng ta đã, đang và sẽ có Đổi mới lần hai, lần ba…

DỰ ĐOÁN TỨ TRỤ TỪ QUỐC TANG

DƯƠNG TU / TD 31-1-2021

Danh sách 180 ủy viên chính thức và 20 uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 13 vừa được công bố ngày hôm qua: https://vnexpress.net/danh-sach-uy-vien-trung-uong-khoa-xiii-4228952.html

Khác với danh sách ủy viên trung ương các khóa trước đều được sắp xếp tên theo thứ tự ABC (chẳng hạn danh sách khóa 12, hoặc danh sách khóa 11), danh sách khóa 13 chỉ tuân thủ nguyên tắc sắp xếp tên như vậy kể từ ủy viên thứ 16.

15 người đầu tiên không được sắp xếp theo tên, mà có lẽ đã được sắp xếp theo quyền lực trong ĐCSVN khóa mới theo thứ tự như sau: 1-Nguyễn Phú Trọng, 2-Nguyễn Xuân Phúc, 3-Phạm Minh Chính, 4-Vương Đình Huệ, 5-Võ Văn Thưởng, 6-Trương Thị Mai, 7-Phạm Bình Minh, 8-Tô Lâm, 9-Lương Cường, 10-Nguyễn Hòa Bình, 11-Nguyễn Văn Nên, 12-Trần Thanh Mẫn, 13-Trần Cẩm Tú, 14-Phan Đình Trạc, 15-Nguyễn Xuân Thắng.


15 người đứng đầu danh sách Ủy viên Trung ương khóa XIII. Nguồn: VNE

Lưu ý rằng, toàn bộ truyền thông nhà nước đều đăng danh sách ủy viên trung ương khóa 13 theo cùng thứ tự này, hàm ý rằng danh sách này là tài liệu chính thức do Ban tổ chức Đại hội 13 phát ra.

Thứ tự này không chỉ cho biết trật tự quyền lực trong nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN mà còn hàm ý những ai sắp tới sẽ trở thành tứ trụ.

Thật vậy, tuy đề cao nguyên tắc lãnh đạo tập thể, ĐCSVN rất coi trọng thứ bậc trong đảng. Không có văn bản chính thức nào quy định thứ bậc trong Bộ Chính trị, nhưng trật tự quyền lực của các cá nhân trong cơ quan lãnh đạo tối cao này lại được thể hiện rất rõ trong một danh sách tưởng như không mấy quan trọng: Danh sách ban lễ tang trong các dịp Quốc tang.

Đây là danh sách hiếm hoi mà gần như toàn bộ Bộ Chính trị và Ban Bí thư đều có mặt. Do đó, theo dõi thứ tự xuất hiện trong danh sách ban lễ tang các dịp Quốc tang theo thời gian có thể cho biết sự thăng giảm quyền lực của từng cá nhân trong nhóm lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN.

Theo quy định tại Nghị định 105/2002/NĐ-CP, Quốc tang chỉ được tổ chức cho tứ trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội) và một số cán bộ cấp cao thuộc trường hợp đặc biệt do Bộ Chính trị quyết định (như trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Trong thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương khoá 12 nhiệm kỳ 2015-2020, ở Việt Nam diễn ra 5 lễ Quốc tang của các ông: Phan Văn Khải (3/2018), Trần Đại Quang (9/2018), Đỗ Mười (10/2018), Lê Đức Anh (5/2019) và Lê Khả Phiêu (8/2020).

Thứ tự xuất hiện của 15 người đứng đầu danh sách ủy viên Trung ương khóa 13 trong danh sách ban lễ tang của 5 lễ Quốc tang vừa nhắc đến ở trên được trình bày trong bảng và hình dưới đây: con số trong mỗi ô thể hiện thứ tự xuất hiện tương đối của từng người trong nhóm 15 người.

Có thể nhận thấy một số xu hướng sau:

– Từ tháng 3/2018 đến nay, 3 vị trí đầu tiên luôn thuộc về các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi 3 ông này vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách Ủy viên Trung ương khóa 13.

– Ông Vương Đình Huệ trước đây thường đứng ở vị trí 7-8, nhưng đến Đại hội 13, ông này đã nhảy lên vị trí thứ 4, chiếm chỗ của ông Võ Văn Thưởng. Đây là trường hợp thăng tiến nổi bật nhất trong danh sách này.

– Các vị trí tiếp theo tương đối ổn định thuộc về bà Trương Thị Mai, ông Phạm Bình Minh, Tô Lâm và Lương Cường.

– Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bị tụt hạng từ vị trí số 9 xuống vị trí số 12 do hai ông Nguyễn Hòa Bình và Nguyễn Văn Nên được đôn lên.

– Các ông Trần Cẩm Tú, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư giữa nhiệm kỳ nên xếp ở các vị trí cuối cùng. Riêng ông Trầm Cẩm Tú, người mới nhất tham gia Ban Bí thư từ tháng 5/2018, thăng tiến từ vị trí 15 lên 13, cho thấy vai trò quan trọng của Ủy Ban Kiểm tra Trung ương trong chiến dịch đốt lò dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Rất tiếc bảng và hình dưới thiếu dữ liệu cho các thời điểm từ 2015 đến tháng 3/2018 vì không có Quốc tang nào được tổ chức trong khoảng thời gian này.

Do trong danh sách ban lễ tang của các dịp Quốc tang, tứ trụ luôn được liệt kê theo thứ tự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội nên có thể suy đoán rằng 4 người đứng đầu danh sách Ủy viên Trung ương khóa 13 là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ sẽ lần lượt giữ các chức vụ tương ứng trong thời gian tới, trong khi người xếp ở vị trí thứ 5 là ông Võ Văn Thưởng nhiều khả năng sẽ nắm chức Thường trực Ban Bí thư.

Chức vụ của các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ theo quy định sẽ phải chờ Quốc hội khóa mới bầu vào tháng 5 tới đây, nhưng ai cũng biết việc bầu bán này hoàn toàn mang tính hình thức do Quốc hội Việt Nam chỉ là nơi thể chế hóa các quyết định của đảng.


_

Tham khảo:

1. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/danh-sach-ban-le-tang-dong-chi-phan-van-khai-nguyen-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-thu-tuong-chinh-phu-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-318944/
2. https://vov.vn/chinh-tri/danh-sach-ban-le-tang-chu-tich-nuoc-tran-dai-quang-817472.vov
3. https://www.tienphong.vn/xa-hoi/danh-sach-ban-le-tang-nguyen-tong-bi-thu-do-muoi-1330271.tpo
4. https://vtv.vn/trong-nuoc/danh-sach-ban-le-tang-dong-chi-dai-tuong-le-duc-anh-20190427193518884.htm
5. https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/danh-sach-ban-le-tang-dong-chi-le-kha-phieu-nguyen-tong-bi-thu-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-cong-san-viet-nam-612397/
6. https://thanhnien.vn/thoi-su/danh-sach-ban-le-tang-dai-tuong-vo-nguyen-giap-13732.html

TRỌNG -CHÍNH: XÂY DỰNG ĐẢNG LÀ XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG

PHAN THÁI BÌNH/ TD 30-1-2021


Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính tại một phiên họp. Nguồn: CP

Tuyệt mật nhưng bà bán rau chợ Đồng Xuân đã biết từ lâu, rằng Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí thư cả đời. Nguyễn Xuân Phúc mất chức Thủ tướng, nhưng được an ủi chức Chủ tịch nước. Phạm Minh Chính, tên bị tình nghi là gián điệp, sẽ thành Thủ tướng. Vương Đình Huệ nuôi mộng đế vương.

Vậy, xin có đôi lời.

Nguyễn Phú Trọng: Đặc biệt và ngoại lệ

Trọng 77 tuổi là trường hợp “đặc biệt” và “ngoại lệ”; hay nói cách khác, Trọng hưởng nhiều đặc ân mà không một đảng viên nào có được.

Nhiều cán bộ phải “hưu non”, chưa tới tuổi, ép buộc phải về. Nhưng Trọng đã quá nhiều tuổi vẫn không chịu về.

Không ai được phép giữ chức Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ, nhưng Trọng chơi ba.

Phe bênh Trọng cãi: Phiếu tín nhiệm của Trọng cao, không tìm được người thay thế. Mấy con mẹ đồng nát ở ga Hàng Cỏ bảo: Bác chết còn có người thay.

Một trong những vũ khí lợi hại để các đối thủ chính trị thanh toán lẫn nhau là “Sức khoẻ”. Sức khỏe trở thành “bí mật quốc gia”. Nhiều cán bộ “giấu bệnh” để được “cơ cấu”. Trọng bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, đi còn chưa vững. Đúng ra, Trọng bị loại ngay ở vòng đầu.

Nhưng không! Trọng đã qua mọi cửa ải: Sức khoẻ – Giới hạn nhiệm kỳ – Giới hạn tuổi tác. Trọng trở thành trường hợp đặc “đặc biệt” ôm cả hai chức “Tổng bí thư” và “Chủ tịch nước” cùng lúc. Trọng là trường hợp “ngoại lệ” giữ chức Tổng bí thư ba nhiệm kỳ. Trọng là người duy nhất, đã từng nắm đến ba chức danh trong “Bộ Tứ”: Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước.

Nguyễn Xuân Phúc: Thăng hay giáng?

Người Việt Nam nào chẳng biết chức “Chủ tịch nước” là thứ danh hão. Có cho oai, mà không có cũng chẳng chết ai.

Phúc đang là Thủ tướng, có uy tín với cả quốc nội và quốc tế. Nền kinh tế, y tế, xã hội Việt Nam đang khởi sắc sau đại dịch. Chính phủ mà Phúc điều hành gặt hái được chút thành tựu. Phúc quá tuổi, nhưng có uy tín. Lý ra, Phúc hoặc tại vị, hoặc lên chức Tổng Bí thư.

Nhưng không, Phúc bị loại và được bố thí vào vị trí vô thưởng vô phạt. Từ nay cho tới ngày hạ cánh an toàn, Phúc chỉ còn biết ngồi chơi xơi nước, ký thiệp “Chúc mừng năm mới”, tặng quà cho các vị lão thành, đánh cờ tướng, hay sửa xe đạp theo gương bác Tôn đã từng làm suốt hai mươi năm tại vị.

Thoáng nhìn, người ta tưởng Phúc được thăng nhưng thật ra là bị giáng chức rất nặng nề và cay đắng. Thà về “làm người tử tế” như Ba X sướng hơn.

Phạm Minh Chính: Kẻ gian hùng

Phạm Minh Chính sinh 1958, quê Thanh Hóa. Ông ta sở hữu một gương mặt ma quái. Chính học xây dựng tại Rumania, nhưng bỗng biến thành tiến sỹ luật, mang hàm Trung tướng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo ngành gián điệp công an.

Đại hội XI, năm 2011, đàn anh Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng hương Thanh Hóa (di sản của chiến dịch Thanh Hóa hóa toàn bộ Trung ương của Lê Khả Phiêu) đưa Chính vào Trung ương và cài làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Chính biến Quảng Ninh thành một huyện của Tàu. Người tàu cầm đầu nhóm buôn lậu, than tặc, khai thác vô tội vạ. Chính lọt vào mắt Tàu.

Năm 2015, Rứa sắp về hưu. Rứa rút Chính về Hà Nội làm phó, rồi thay mình trở thành Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Hiển nhiên, Chính trở thành Ủy viên Bộ Chính trị ở Đại hội XII, cùng với Đinh La Thăng.

Chính âm thầm với nhiều âm mưu lớn. Thăng ồn ào với màn trảm tướng. Thăng được bổ nhiệm Bí thư Sài Gòn, và sẽ là ứng cử viên cho chức thủ tướng tương lai. Chính lập mưu giết Thăng không chút xót thương.

Mượn củi, mượn lửa, mượn lò của Trọng, nhân danh Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Nội bộ, Phó Trưởng ban Chống tham nhũng, Chính ném vào lò tất cả những ai Chính muốn. Chính ký giấy khai trừ, cách chức, điều tra, truy tố Thăng chỉ trong vòng một tháng.

Thăng chơi thân với bọn văn nhân, miệng hùm gan sứa, viết lách, to mồm, kêu oan khóc mướn giúp Thăng. Chính điên tiết đưa Thăng trở lại Sài thành hạ nhục ngay tại nơi Thăng từng vang bóng một thời. Thăng phải chịu những bản án oan khuất. Án chồng án, Thăng thành ma tù. Chính thành Thủ tướng.

Thăng gào thét trước tòa: “Hãy đối xử với tôi như một con người!” Nhìn Thăng, số phận Thăng, cuộc đời Thăng, chúng ta sẽ hiểu thêm về sự tàn nhẫn, độc ác của Chính, của Trọng, và của Đảng Cộng sản mà thế hệ đàn anh thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ dù khét tiếng nhưng cũng chưa đạt tới. Chúng ta đang được chứng kiến lịch sử. Sự dã man của chính trị đến khôn cùng.

Cũng như Trọng, Chính hưởng nhiều “đặc cách”, “đặc biệt”. Chính đặc biệt là bởi vì chưa từng là bộ trưởng nhưng lại nhẩy thẳng vào ghế Thủ tướng. Chính cả gan loại bỏ toàn bộ Thủ tướng và hàng Phó Phủ tướng trẻ, tài năng, đủ tiêu chuẩn, rồi ngang nhiên, trơ trẽn tư đặt mình vào vị trí đó.

Chính là Trưởng Ban Bảo vệ Đảng, được cho là trùm gián điệp. Nghề nghiệp dạy cho Chính lối tư duy: Nghi ngờ, bí mật, theo dõi, cài cắm, mưu mẹo, điều tra, nghe lén, nghi binh, tung tin giả, tung hỏa mù, giăng bẫy, mặc cả, hù dọa, mua chuộc, thủ tiêu. Nay, Chính nhảy qua làm người đứng đầu một cơ quan hành pháp. Cỡ như Lê Đức Thọ cũng chưa lộng hành đến như vậy.

Vương Đình Huệ: Thì tương lai

Nếu phải chia động từ Vương Đình Huệ, hãy chia nó ở thì tương lai. Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước cũng chỉ là thứ “chủ tịt”. Ăn theo. Nói leo. Nhai lại những gì Đảng đã mửa ra. Hợp hiến hóa những gì Đảng muốn. Hợp pháp hóa những gì Đảng thèm.

Quốc hội là vật trang chí cho Đảng, thêm chút xôm tụ mang dáng vẻ đoàn kết, thêm chút cầu kỳ cho Đảng tăng phần hào nhoáng. Quốc hội Cộng sản Việt Nam chỉ là sân khấu với những diễn viên tồi, trưởng giả và hãnh tiến. Màn ngoạn mục nhất là được nghe đại biểu Bắc kỳ phát biểu, vừa giáo điều vừa nói ngọng. Quốc hội Cộng sản Việt Nam chỉ là con đĩ già của Đảng.

Những tay cộm cán chính trị cộng sản thế giới như Lenin, Stalin, Brezhnev, Mao, Kim Nhật Thành, Pol Pot, Fidel Castro hay những tay anh chị Cộng sản Việt Nam như Hồ, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … chẳng ai màng đến hay dừng lại ở chức danh này.

Huệ từng là Bộ trưởng Tài chính thời Ba X. Huệ đã là Phó Thủ tướng cho Phúc. Đáng lý ra, Huệ nên giữ chức Thủ tướng. Nhưng hắn từ chối. Lộ trình của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, giành được chức Tổng Bí thư từ Chủ tịch Quốc hội, mang cho Huệ nguồn cảm hứng dạt dào. Giữa nhiệm kỳ, Trọng về, Huệ sẽ lên thay. Chính và Huệ đang hình thành một liên minh ma quỷ.

Xây dựng Đảng là xây dựng tình huống

Đại hội XII, phe cánh Trọng tung ra thứ âm luật người miền Bắc giỏi “ní nuận” phải giữ chức Tổng Bí thư.

Tại đây, Trọng, Rứa và Chính đã xây dựng Đảng bằng cách xây lên một tình huống cho hai đồng chí miền Nam, Tư Sang và Ba Dũng thề không đội trời chung. Nội bộ mất đoàn kết. Thế lực thù địch khắp nơi. Đảng lâm nguy. Trọng đành phải ở lại gánh vác trọng trách Đoàn kết nội bộ và Chuyển giao thế hệ.

Đại hội XIII, Trọng và Chính lại thành công, xây dựng Đảng bằng cách xây lên một tình huống hiểm nghèo hơn. Tham nhũng khắp nơi. Suy thoái chính trị. Tự diễn biến. Tự chuyển hoá. Ra ngõ là gặp phản động. Nhìn đâu cũng thấy âm mưu lật đổ chính quyền. Nông dân vùng lên. Vụ Đồng Tâm với hàng trung đoàn cảnh sát cơ động phải đánh úp trong đêm, khói lửa mịt mù, súng nổ, người chết, mổ bụng, thiêu thân, tòa án khắp nơi, tử hình, chung thân la liệt. Đảng lại lâm nguy. Đất nước can qua. Trọng không nỡ lòng về nghỉ, đành ở lại gánh vác sơn hà.

Sau Đại hội XII, Trọng muốn truyền ngôi cho Đinh Thế Huynh. Huynh bỗng lăn ra thập tử nhất sinh. Trọng chọn Trần Quốc Vượng. Vượng bỗng không đủ phiếu tín nhiệm. Lạ nhỉ? Thiên hạ tự hỏi. Tại sao Trọng lại chọn toàn những người hoặc sắp chết, hoặc bất tín nhiệm?

Trọng là chuyên gia xây dựng Đảng. Chính là chuyên gia tổ chức Đảng. Họ đang xây lên và tổ chức ra những tình huống đều có lợi cho chính bản thân mình.

Rồi đây, “hội đồng ní nuận trung ương”, sẽ tô vẽ cho việc Trọng ở lại là hợp điều lệ, hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo đức… Thế nhưng, Trọng vĩnh viễn trở thành biểu tượng của kẻ ngồi xổm lên Điều lệ Đảng, tham quyền cố vị, lú lẫn đến mức không còn liêm sỉ.

Khốn nạn cho Đất Nước tôi

Tại sao Thủ tướng Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh bị gạt ra khỏi ghế Thủ tướng Chính phủ?

Liệu Trọng có về giữa nhiệm kỳ? Liệu những đảng viên còn chút lương tâm có dám tố cáo Trọng đã nhiều lần vi phạm Điều lệ Đảng? Đám bồi bút của Trọng sẽ bao biện cho hắn ra sao?

Liệu điều lệ Đảng có cần phải sửa? Nếu sửa, thì sửa thế nào? Nếu không sửa, những đồng chí khác sẽ theo gương Trọng ra sao?

Phạm Minh Chính, một tên trùm mật vụ, tác giả của ba “đặc khu” dâng Tàu, kẻ giết và hạ nhục Thăng để làm hài lòng Tàu sẽ thao túng chính trường Việt Nam trong những năm tới. Liên minh hay đối đầu Chính – Huệ sẽ đi về đâu?

Tại sao Đỗ Mười, nghề hoạn lợn, vượt ngục bằng cách chui qua ống cống số Mười ở nhà tù Hỏa Lò, có tiền sử tâm thần phân liệt, mặc quần đùi, cầm gậy trèo lên ngọn cây bàng múa hát, đã bước thẳng từ chức Thủ tướng Chính phủ lên Tổng Bí thư một cách quang vinh. Trong khi Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, và Nguyễn Xuân Phúc dập mày vỡ mật cũng không thể làm được?

Không tìm ra câu trả lời. Tương lai mờ mịt. Thật khốn nạn cho Đất Nước tôi.

Phan Thái Bình, Hàng Bột, Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét