Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

20190907. QUANH VỤ ÁN AVG

ĐIỂM BÁO MẠNG
AI CHỐNG TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HOÁ ?

TRẦN ANH TÚ/ DV 4-9-2019

(Dân Việt) Hóa ra có nhiều lãnh đạo hay mắc tật “nói vậy mà không phải vậy”. Những tình tiết mới của vụ án MobiFone mua cổ phần AVG càng thể hiện rõ điều đó.

Trong khoảng hơn 20 năm làm báo và hơn 10 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi được dự nhiều cuộc họp của Đảng, từ sinh hoạt chi bộ đến hội nghị quán triệt văn kiện. Trong những cuộc họp kiểm điểm nhất là dịp cuối năm, nhiều người, trong đó có không ít lãnh đạo các cơ quan cũ của tôi, thường được hình thức thi đua cao nhất với những lời tự nhận xét như “thực hiện nghiêm túc quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hết lòng, hết sức vì đơn vị, vì quyền lợi cán bộ, nhân viên”.
Không chỉ có tôi, những ai đã từng đi làm, từng là cán bộ, nhân viên, từng dự những cuộc họp kiểm điểm, đều chứng kiến những cuộc bình bầu thi đua tương tự. Và không ít cán bộ, nhân viên của không ít cơ quan, đơn vị, sau này đã bất ngờ khi chứng kiến những lãnh đạo, những cá nhân ưu tú, xuất sắc ấy lại là những người mắc đầy sai phạm. Dám chắc trong số hàng loạt cán bộ lãnh đạo bị khui ra những vụ dính "phốt", vi phạm, bị kỷ luật, thậm chí dính vòng lao lý... không có ai chưa một lần được vinh dự nhận hình thức thi đua cao nhất với những lời nhận xét tốt đẹp ấy.
Hóa ra có nhiều lãnh đạo hay mắc tật “nói vậy mà không phải vậy”. Những tình tiết mới của vụ án MobiFone mua cổ phần AVG càng thể hiện rõ điều đó.


 ai chong tu dien bien, tu chuyen hoa? hinh anh 1
Tổng cộng, hai cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và Nguyễn Bắc Son đã nhận 3,2 triệu USD từ ông Phạm Nhật Vũ.
Báo chí dẫn kết luận điều tra vụ án cho hay, sau khi hoàn thành dự án, MobiFone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ đến nhà riêng ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông) tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đưa cho ông Son 3 triệu USD. Ông Son nhận thức việc đưa tiền vì cựu Bộ trưởng (là ông) đã chỉ đạo thực hiện xong dự án mua cổ phần của AVG.

Còn Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông nhiệm kỳ sau ông Nguyễn Bắc Son là ông Trương Minh Tuấn thì chỉ thừa nhận sau khi hoàn thành dự án, ông này được đưa số tiền 200.000 USD ngay tại phòng làm việc riêng.
200.000 USD có lẽ mới là phần nổi của tảng băng, nhưng với nguyên tắc “suy đoán vô tội”, chúng ta tạm bằng lòng với những con số này.
Như vậy, bản kết luận điều tra đã nêu rõ, chỉ trong một vụ án cụ thể, 2 ông cựu Bộ trưởng đã nhận hối lộ 3,2 triệu USD (tương đương khoảng 73,6 tỷ đồng) từ một doanh nghiệp. Số tiền này suýt soát số thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ các DNNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2015. Nếu tính trên GDP đầu người cả nước của năm 2016 (khoảng 2.600 USD) thì số tiền “gửi anh chút quà” này tương đương 1.230,76 người làm việc trong cả năm. Chỉ cái phẩy nhẹ tay của 2 cựu Bộ trưởng đã “làm ra” số tiền bằng hơn 1.230 người làm cả năm. Những con số làm sửng sốt nhiều người.
Và phi vụ liên quan đến số tiền hối lộ này đã chờ đến khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra mới ra con số khổng lồ những “nguy cơ thiệt hại vốn nhà nước” hay “cảm ơn bằng vật chất” mà nếu điện thoại đời cũ có lẽ không đủ khoảng trống cho những số 0. Chuyện không chỉ là những con số. Đây là câu chuyện về sự tha hóa của những cán bộ cấp cao.
 ai chong tu dien bien, tu chuyen hoa? hinh anh 3
Ông Trương Minh Tuấn từng làm chủ biên sách chuyên khảo Phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
Nghị quyết Đại hội Đảng 12 (tháng 1/2016) nêu rõ những nguy cơ “vẫn còn tồn tại” là: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...
Những khái niệm như “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được chỉ ra trong một cuốn sách do chính ông Trương Minh Tuấn chủ biên, là quá trình tự phủ định, nhưng đó không phải là tự phủ định cái phủ định (phủ định những hạn chế, khiếm khuyết, yếu kém) mà là tự phủ định mặt khẳng định, mặt tích cực của chính bản thân và do đó, nó đồng nhất với sự tự suy thoái, tự đào thải hoặc chuyển sang một hệ thống mới đối lập với hệ thống cũ.

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc thì nhấn mạnh, những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng đạo đức là: Tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của người dân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang làm cản trở quá trình phát triển đất nước. Tình trạng hối lộ, nhận hối lộ… là nỗi nhức nhối, ai cũng biết mà chưa có phương sách để khắc phục hậu quả.
Đó là những bài học lý luận có lẽ tương đối khó với nhiều lớp độc giả.
Đơn giản hơn, chúng ta có thể nhớ về lời nhắc nhở của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân tin”. Theo Bác, lời nói đi đôi với hành động, lý luận đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức, Người không nói mà chỉ làm.
Học Bác có lẽ không chỉ là viết ra những cuốn sách lý luận. Học Bác từ những lời nhắc nhở rất giản dị.
Nhưng điều này với một số vị quan chức là quá khó. Chả thế mà dân gian mới có câu: Quãng đường dài nhất là quãng đường từ lời nói đến việc làm.
Vậy nên mới có những quan chức từng hùng hồn khẳng định “tôi không nhận bất cứ món quà nào, của bất kỳ một ai đem tặng” thì lại bị khởi tố về tội nhận hối lộ ở khung cao nhất với hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.


'CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐẶC BIỆT' THỰC CHẤT LÀ CÁI GÌ ?

THƯỜNG SƠN/ BVN 7-9-2019

Khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ nằm trong kết luận điều tra của Bộ Công an nhưng lại không nằm trong bất kỳ quy định nào của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
https://1.bp.blogspot.com/-QspRe3SC940/XXDT5teCTlI/AAAAAAAAf5A/s9SeykCO9ngcfjY0F8H0c5Buk9RR_LgVQCLcBGAs/s640/images%2B%25281%2529.jpg
Chính sách hình sự đặc biệt’ thực chất là cái gì?
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, Phạm Nhật Vũ được đánh giá là “đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại Mobifone toàn bộ số tiền cả gốc và lãi, chi phí dự án góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho nhà nước. Ngoài ra gia đình bị can Vũ được cho là có công với cách mạng, bản thân bị can có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Hội chất độc màu da cam và các hoạt động an sinh xã hội…”
Còn cựu Bộ trưởng Thông tin kiêm Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn thì được cho là “thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác và tự nguyện nộp lại tiền hưởng lợi bất chính”.
Trong khi đó, Nguyễn Bắc Son chỉ “được xem xét các tình tiết giảm nhẹ vì có nhiều thành tích trong công tác, có mong muốn nộp khắc phục số tiền nhận hối lộ”.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự với khung án tử hình dành cho hành vi nhận hối lộ từ 500 triệu đồng trở lên, thì cả Nguyễn Bắc Son lẫn Trương Minh Tuấn đều không thoát, bởi số tiền nhận hối lộ của hai quan chức này lần lượt là 3 triệu USD và 200.000 USD – theo kết luận điều tra Bộ Công an.
Còn theo rất nhiều dư luận, những con số nhận hối lộ trên là quá nhỏ so với số tiền thực đã ‘ngậm’ của hai bị can Son và Tuấn.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 – 15% trong số 7000 tỷ bị thất thoát, tức phải đến hàng ngàn tỷ đồng.
Vậy Bộ Công an đã căn cứ vào đâu để kiến nghị ‘chính sách hình sự đặc biệt’ áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và Trương Minh Tuấn?
Phạm Nhật Vũ là em ruột của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng – chủ Tập đoàn Vingroup, người được cho là có ‘quan hệ đặc biệt’ với rất nhiều quan chức cao cấp trong Bộ Chính trị Đảng. Nhiều nguồn tin cho biết Phạm Nhật Vượng đã bỏ tiền túi của mình để ‘khắc phục hậu quả’ cho Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG.
Còn cựu Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trương Minh Tuấn đã phải ‘ói ra’ 200.000 USD (theo kết luận điều tra Bộ Công an), nhưng theo một số dư luận thì Tuấn còn phải ‘nhả’ cả căn hộ triệu đô nhận từ Phạm Nhật Vũ.
Vả lại nếu so với thủ trưởng Nguyễn Bắc Son đầy thủ đoạn khi nhận hàng đống đô la nhưng không hề đặt bút ký phê duyệt hợp đồng vụ AVG, Trương Minh Tuấn ‘ăn’ ít hơn dù phải đưa đầu ra ký duyệt hợp đồng thảm họa này. Cộng thêm ‘thành tích công tác’ của Tuấn, mà thực chất Tuấn đã từng là ‘gà’ của Nguyễn Phú Trọng, được ông Trọng đưa lên ghế Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vào năm 2016 và sau đó còn được cho kiêm chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, rất có thể Trương Minh Tuấn đã được Nguyễn Phú Trọng rủ lòng thương xót để không những không bị dựa cột hay chịu án chung thân mà còn có thể hưởng mức án nhẹ nhàng khi ra tòa.
Khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ nằm trong kết luận điều tra của Bộ Công an nhưng lại không nằm trong bất kỳ quy định nào của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chính khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ được lồng ghép một cách tùy tiện và độc đoán như thế đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ và cho rằng Bộ Công an đã hành xử vô pháp khi tự ý đưa vào kết luận điều tra ‘quy định’ đó.
T.S.
VNTB gửi BVN
VIỆT NAM: 'THAM NHŨNG CẤP CAO GÂY KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN'
BBC/BVN 7-9-2019
https://ichef.bbci.co.uk/images/ic/720x405/p07mkckx.jpg
Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận các vụ án AVG, Vũ Nhôm và công cuộc ‘đốt lò’ ở Việt Nam.
Tham nhũng, phạm pháp nghiêm trọng đã lên tới hàng ngũ cao cấp ở Việt Nam và đây là một mức độ chưa từng thấy đáng báo động, một cựu lãnh đạo Văn phòng Quốc hội (VPQH) nói với BBC News Tiếng Việt.
Dấu hiệu tham nhũng cấp cao và hiện tượng nói một đằng làm một nẻo trong quan chức cấp cao của đảng và chính quyền gây ra một sự “khủng hoảng niềm tin” rất lớn không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH nói với BBC hôm 05/9/2019.
“Những vụ án gần đây đặc biệt nổi lên vụ án Mobiphone mua AVG, đây đúng là một vụ đại án lớn nhất, từ trước đến giờ chưa có xảy ra như vậy.
“Nếu trước đây vụ Vinashin, Vinalines, vụ dầu khí, vụ Đinh La Thăng, [những người phạm tội] tuy chức vụ thì to, nhưng khi phạm tội ở cương vị nhỏ cỡ cấp vụ.
“Còn đây là người trực tiếp là bộ trưởng ở Trung ương phạm tội, thì có lẽ là lần đầu tiên. Điều này cho thấy dấu hiệu suy thoái lên ở tầm cao, là một dấu hiệu báo động rất lớn, và người ta đang nghĩ tới cần những biện pháp gì mạnh mẽ hơn nữa, kiểm soát hơn nữa.
“Trong khi đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, rồi làm gương, thì hóa ra là những ông đứng ra làm gương thì những ông đó lại phạm trọng tội. Và đặc biệt đối với những ông như ông Trương Minh Tuấn, là ông đã viết ra một tác phẩm chống suy thoái, chống diễn biến, thì chính ông là người suy thoái, diễn biến lớn nhất.
“Điều này cũng cho thấy nó cũng là biểu hiện của một số ông lớn mà nói một đằng, làm một nẻo. Dấu hiệu đó tạo nên sự khủng hoảng niềm tin rất lớn, không chỉ trong đảng mà còn trong toàn dân”.
Công luận đặt câu hỏi gì?
ông Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn (phải)
Hai cựu Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông, các ông Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn (phải) nhận hơn 3 triệu đô từ ông Phạm Nhật Vũ, theo truyền thông Việt Nam. Bản quyền hình ảnh BỘ CÔNG AN VN

LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH: 'NHỮNG BẢN ÁN TÙ NẶNG KHÔNG BAO GIỜ KHIẾN CHO QUAN CHỨC VIỆT NAM CHÙN BƯỚC TRONG THAM NHŨNG'

BBC 5-9-2019

Ba trong số 14 bị can bị khởi tố trong vụ án AVG (từ trái sang): Phạm Nhật Vũ- Trương Minh Tuấn- Nguyễn Bắc Son.


Ba trong số 14 bị can bị khởi tố trong vụ án AVG (từ trái sang): Phạm Nhật Vũ- Trương Minh Tuấn- Nguyễn Bắc Son.
RFA Edited















Truyền thông trong nước vào ngày 4 tháng 9 dẫn nguồn từ Cơ quan điều tra cho biết trong vụ án liên quan thương vụ Mobifon mua 95% cổ phần của AVG (gọi tắt là vụ án AVG), cơ quan này đề nghị bị can Phạm Nhật Vũ được áp dụng chính sách hình sự đặc biệt và cần được xem xét các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình truy tố và xét xử.
Đài RFA có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định để tìm hiểu về đề nghị vừa nêu của Cơ quan điều tra. Trước hết, Luật sư Lê Công Định lên tiếng về thuật ngữ “chính sách hình sự đặc biệt” mà Cơ quan điều tra đề nghị áp dụng cho bị can Phạm Nhật Vũ:
Luật sư Lê Công Định: “chính sách hình sự đặc biệt” này, nói thật, đây là lần đầu tôi mới nghe vì mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật theo Hiến pháp thì trên nguyên tắc không có bất kỳ một đạo luật nào có thể đặt ra những quy chế đặc biệt dành cho bất kỳ công dân nào, kể cả người đó là quan chức cao cấp hay có công với đất nước chăng nữa
Trong Bộ luật Hình sự có quy định những tình tiết giảm nhẹ, trong đó cũng đã xét đến nhân thân của những bị can, bị cáo rồi. Theo đó có thể họ có công với đất nước, được thưởng những huân chương chiến công thì đó là một tình tiết được xem xét giảm nhẹ hình phạt nhưng không có nghĩa là áp dụng một “chính sách hình sự đặc biệt” nào dành cho bất kỳ công dân nào. Cho nên, một “chính sách hình sự đặc biệt” để áp dụng cho những quan chức là bộ trưởng trong vụ án AVG, đối với tôi đó là điều rất lạ tai.
RFA: Thưa luật sư, còn về đề nghị của Cơ quan điều tra cho việc xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị can Phạm Nhật Vũ là do bị can chủ động hủy bỏ hợp chuyển nhượng, góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho Nhà nước. Trong khi đó, hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn xin nộp lại tiền đã nhận hối lộ của bị can Phạm Nhật Vũ lên đến hơn 6 triệu đô la Mỹ (USD). Dự luận cũng đang thắc mắc liệu rằng việc nộp tiền hối lộ để khắc phục hậu quả như thế cũng sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ hay không? Nhận định của ông thế nào?
Luật sư Lê Công Định: Điều đó có thể áp dụng đối với trường hợp của ông Phạm Nhật Vũ thôi, bởi vì việc khắc phục hậu quả một cách gần như hoàn toàn không để cho Nhà nước thất thoát tài sản. Do ông Phạm Nhật Vũ không phải là quan chức, cho nên việc khắc phục hậu quả đó có thể được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ đối với trường hợp của ông này. Tuy nhiên đối với các quan chức Việt Nam phạm tội hối lộ, ngay cả khi như ông Nguyễn Bắc Son đề nghị khắc phục hậu quả bằng cách đưa 500 triệu trong tài khoản cá nhân của mình để khắc phục cho số tiền ăn hối lộ thì tôi nghĩ đó không phải là hình thức khắc phục hậu quả bởi vì tiền hối lộ không gây hậu quả trực tiếp trong vụ án này mà đó là một hành vi phạm pháp một cách trắng trợn và nghiêm trọng, chứ không phải là hình thức gây thất thoát tài sản cụ thể nào của Nhà nước trong số 3 triệu USD đó mà do ông ấy gây ra. Nếu xét về hậu quả xảy ra từ mấy ngàn tỷ đồng thì đó mới là lớn, nhưng đã được khắc phục bởi một cá nhân khác là ông Phạm Nhật Vũ cho nên việc ông Nguyễn Bắc Son được xem xét tình tiết giảm nhẹ thì tôi nghĩ không thể áp dụng.
RFA: Theo như ông vừa phân tích, trong vụ án AVG này, nổi cộm lên thông tin là hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn hối lộ số tiền lên đến hơn 6 triệu USD. Với số tiền tham nhũng lớn như vậy thì theo khung hình phạt của pháp luật hiện hành, hai ông cựu bộ trưởng sẽ đối mặt với bản án như thế nào, thưa Luật sư?
Luật sư Lê Công Định: Với mức tham nhũng cao như vậy thì khung hình phạt đối với hai ông từ 20 năm cho tới chung thân hay tử hình.
Tôi đoán chắc chắn không có chuyện tử hình ở Việt Nam đối với những cán bộ cao cấp như vậy đâu. Cùng lắm thì hai ông nhận bản án chung thân nặng nề thôi.
RFA: Xin được thưa với Luật sư về một vụ án khác mà dư luận cũng rất đặc biệt quan tâm, đó là vụ án nông dân Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình. Công luận cũng đang trông chờ tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Hiến. Như vậy trong vụ án của nông dân Đặng Văn Hiến, nếu như được xem xét giảm nhẹ thì có phải tòa án cũng dựa vào những yếu tố “đặc biệt”, như là yếu tố nhân đạo chẳng hạn, để có thể ít nhiều hình dung về “chính sách hình sự đặc biệt” mà Cơ quan điều tra đề nghị áp dụng trong vụ án AVG?
Luật sư Lê Công Định: Như tôi đã nói, “chính sách hình sự đặc biệt” đó hoàn toàn là điều lạ lùng và không thể áp dụng trong bất cứ trường hợp nào dành cho bất kỳ công dân nào.
Trong trường án nông dân Đặng Văn Hiến thì rõ ràng những tình tiết trong vụ án cho thấy ông Hiến không bị đáng tuyên tử hình vì rất nhiều lý do, trong đó có một lý do là ông Hiến phạm tội trong tình trạng bị kích động bởi sự vi phạm pháp luật trắng trợn của đội cưỡng chế đất ở nhà của ông và trước khi ông ngăn chận việc tấn công của nhân viên đội cưỡng chế đó thì ông đã bắn chỉ thiên, rồi sau đó ông mới bắn vào những người đến tấn công ông cùng những người dân   ở khu vực đó. Như vậy, ông Hiến rơi vào vào tình trạng phòng vệ chính đáng. Và có thêm một tình tiết giảm nhẹ nữa là “phạm tội trong khi tinh thần bị kích động”. Những trường hợp đó rất xứng đáng trong quá trình xét xử để cho tòa án cân nhắc, xem xét áp dụng một mức hình phạt vừa phải. Ở đây, ông Hiến gần như là không cố tình giết người cho nên tuyên một bản án tử hình như vậy hoàn toàn trái pháp luật và tôi nghĩ việc giảm án cho ông Hiến là chuyện đương nhiên; cho nên mới có việc cựu Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhận được đơn để xin ân xá và toà án cũng đã đề xuất với luật sư của ông về việc này.
Tôi nghĩ rằng việc áp dụng giảm nhẹ cho ông Hiến hoàn toàn dựa trên quy định bình thường của Bộ luật Hình sự Việt Nam, chứ không có bất kỳ một “chính sách hình sự đặc biệt” nào áp dụng trong trường hợp này, cũng như bất kỳ một trường hợp nào khác.

Luật sư Lê Công Định. Hình chụp ngày 10/04/15.
Luật sư Lê Công Định. Hình chụp ngày 10/04/15. AFP

RFA: Cảm ơn Luật sư đã giải thích rõ ràng về những quy định pháp luật liên quan hai vụ án AVG và vụ án của nông dân Đặng Văn Hiến.
Trở lại vụ án AVG, một tình tiết đáng chú ý là hai ông cựu bô trưởng tham nhũng số tiền lớn hàng triệu USD như vậy. Và trong thời gian gần đây, những vụ án liên quan lạm dụng chức quyền tham nhũng như vụ án của ông Đinh La Thăng. Theo nhận định của Luật sư, vì sao các vụ đại án, những quan chức cấp cao của Nhà nước bị đưa ra xét xử với những bản án nặng nề, nhưng dường như tình trạng cán bộ lãnh đạo càng ngày càng phơi bày với mức độ nghiêm trọng hơn?
Luật sư Lê Công Định: Bộ máy của một Nhà nước toàn trị và độc tài không cho bất kỳ một cơ quan độc lập nào để giám sát, để xem xét nó. Ví dụ như không có tự do báo chí. Thể chế tam quyền phân lập, trong đó các đảng đối lập có quyền xem xét đến tư cách những bộ trưởng của các đảng cầm quyền, cũng không có. Cho nên tình trạng tham nhũng đi từ hệ thống chính quyền ở cấp địa phương cho đến trung ương, từ những cán bộ cấp thấp cho đến những cán bộ cấp cao bị tràn lan.
Hơn nữa, chúng ta biết ở Việt Nam duy trì một hệ thống lương bổng rất thấp dành cho các cán bộ công công nhân viên trong ngạch lương của Nhà nước. Cho nên điều đó mặc nhiên khuyến khích họ lợi dụng chức quyền. Trước năm 1975 có dùng từ “hối mại quyền thế”, tức là họ sử dụng quyền thế của họ để nhận hối lộ. Như vậy những tội đó không thể tránh khỏi trong bộ máy hành chính vừa quan liêu, vừa cồng kềnh như thế này.
Do đó, việc chống tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tất nhiên điều đó rất đáng hoan nghênh và được ủng hộ, nhưng sẽ không có bất kỳ một hiệu quả nào và nó sẽ phơi bày ngày càng nhiều ra cho toàn xã hội thấy là bộ máy hành chính nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn tham nhũng. Và, có thể nói rằng hiện giờ quan chức, cán bộ nào chưa tham nhũng thì đó là những người chưa bị lộ thôi, chứ còn khui đến đâu thì chắc chắn là ai cũng tham nhũng cả, từ tham nhũng ít cho tới tham nhũng nhiều. Chúng ta thấy với mức lương như vậy thì không cách gì mà họ không tham nhũng được, để có thể tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình mình.
RFA: Những bản án mà hai ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sẽ phải đối mặt chưa biết ra sao. Tuy nhiên, qua những bản án nặng đã tuyên cho các cựu quan chức lãnh đạo cấp cao như ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh…thì liệu rằng những cán bộ trong bộ máy chính quyền sẽ tự răn mình, lấy đó làm gương mà không tham nhũng nữa? Luật sư nghĩ sao, thưa ông?
Luật sư Lê Công Định: Chắc chắn là không. Bởi vì, tham nhũng là một căn bệnh trầm kha của bộ máy quan chức tại Việt Nam. Và, họ khi đảm nhận một chức vụ, họ phải dùng tiền để mua nó thì chắc chắn họ phải tham nhũng để tìm cách gỡ gạc lại số tiền họ đã bỏ ra để mua chức, nhằm kiếm thêm nhiều tiền nữa để nuôi gia đình và cho con cái họ sống sung sướng.
Cho nên một điều chắc chắn là những bản án nặng đó sẽ không bao giờ làm cho họ chùn bước không tham nhũng cả. Những bản đó có thể khiến cho họ sẽ khéo léo hơn, khôn khéo hơn, cẩn thận hơn trong việc nhận hối lộ mà thôi.
RFA: Cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài Á Châu Tự Do.

'CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐẶC BIỆT', MỘT THỨ THAM NHŨNG KHÁC CỦA PHÁP LUẬT

MẶC LÂM/ BBC 7-9-2019

Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn.
Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

Báo chí chính thống trong những ngày gần đây tập trung vào câu chuyện 3 triệu đô la mà Phạm Nhật Vũ đưa cho nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son do ông này chuyên quyền trong vụ mua lại công ty AVG của Vũ với giá lên tới 8.889 tỉ đồng trong khi giá trị thực của AVG chỉ ước chừng 1.970 tỉ theo đánh giá của các công ty định giá sau khi vụ mua bán mờ ám này bị phanh phui. Vụ án AVG gây thất thoát cho nhà nước hơn 6.475 tỉ đồng sau khi "thổi giá".
Bị can Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, đều là nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bị đề nghị truy tố về hai tội danh: "Vi phạm quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" và "Nhận hối lộ". Bị can Phạm Nhật Vũ, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ".
Người dân được báo chí cho biết đây là vụ án có số tiền hối lộ lớn nhất từ trước tới nay và người nhận hối lộ lúc còn làm Bộ trưởng và Thứ trưởng. Ông Nguyễn Bắc Son đã bất chấp việc Bộ Thông tin và Truyền thông không có chức năng xác định giá mua, cũng như hiệu quả dự án nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới là Thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt dự án. Cả hai khai nhận đã tiếp tay với nhau tạo thành vụ mua bán trên giấy tờ trong thẩm quyền của hai đương sự và Phạm Nhật Vũ đã mang đến tận nhà cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu đô la và cho Trương Minh Tuấn 200 ngàn đô la tiền mặt sau khi nhận được 95% số tiền do móc ngoặc này.
Riêng Phạm Nhật Vũ sau vụ làm ăn này bỏ túi hơn 300 triệu đô la.
Hành vi đưa và nhận hối lộ của cả ba người đã rõ nhưng vụ án có dấu hiệu “chuyển hướng” sang một con đường khác mà tội danh của cả ba can phạm có thể không làm cho họ thụ án đúng theo quy định pháp luật bởi chính Bộ công an đã lên tiếng trước báo chí về khả năng cả ba bị can có thể được xét tới những yếu tố có thể bản án của họ sẽ giảm xuống, còn giàm bao nhiêu tùy phán quyết của tòa án.
Dư luận cũng chuyển theo sự định hướng của Bộ công an và câu hỏi đặt ra cho ý đồ này là “Liệu Bộ công an có thẩm quyền khi đề nghị "áp dụng chính Chính sách Hình sự Đặc biệt đối với Phạm Nhật Vũ và Trương Minh Tuấn" hay không?
Thứ trưởng Bộ công an Nguyễn Duy Ngọc cho rằng: "Chính sách khoan hồng của pháp luật Việt Nam rất cụ thể nhằm ghi nhận sự hợp tác tích cực của những người có hành vi vi phạm pháp luật và thành khẩn trong khai báo, khắc phục hậu quả. Đây là chính sách ưu việt. Chúng tôi kiến nghị áp dụng đối với những người hợp tác tích cực, khai báo thành khẩn”.
Theo nhận định của Bộ công an thì do Phạm Nhật Vũ thành khẩn khai báo, chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ MobiFone (cả gốc và lãi), có nhân thân tốt… Ngoài ra gia đình bị can Phạm Nhật Vũ được cho là có công với cách mạng, bản thân bị can có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo VN, các Hội chất độc màu da cam và các hoạt động an sinh xã hội… nên được cơ quan điều tra đề nghị quá trình truy tố, xét xử cần xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt”.
Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn mặc dù nhận của Vũ 200 ngàn đô la cũng được Bộ Công an đề nghị tương tự.
Riêng ông Nguyễn Bắc Son người chủ mưu mọi việc từ đầu đến cuối thì Cơ quan điều tra cho rằng trong quá trình điều tra, ông Son đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, hợp tác với cơ quan công an. Ông cựu bộ trưởng có nhiều thành tích được tặng thưởng bằng khen, giấy khen và hiện ông Son đang điều trị bệnh tim mạch và huyết áp.
"Hậu quả của hành vi làm trái đã được khắc phục hoàn toàn, ngoài ra ông Nguyễn Bắc Son có mong muốn nộp khắc phục số tiền nhận từ Vũ. Do đó, cơ quan điều tra đề nghị quá trình truy tố, xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ khi lượng khung hình phạt đối với ông Nguyễn Bắc Son", kết luận điều tra nêu.
Cũng theo kết luận điều tra, ông Son xin nộp số tiền hơn 500 triệu đồng trong tài khoản cá nhân để khắc phục hậu quả, số tiền này chỉ là con số cực nhỏ so với 3 triệu đô la.
Cần nói thêm ông Phạm Nhật Vũ là em ruột của ông Phạm Nhật Vượng người giàu nhất Việt Nam hiện nay và ông Vượng có mối quan hệ mật thiết với những lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính quyền là điều khó tránh khỏi.
Ông Nguyễn Bắc Son từng nhận lãnh Huân chương lao động hạng nhì và ông Trương Minh Tuấn nổi đình nổi đám trước khi bị bắt do chủ biên quyển sách mà các đảng viên phải xem là kim chỉ nam trong việc chống lại cái tha hóa đang diễn ra trong đảng, cuốn sách có tên: “Phòng chống tự diễn biến tự chuyển hóa về tư tưởng trong cán bộ đảng viên hiện nay”
Cả ba đều là người quan trọng, hai cựu bộ trưởng là khuôn mặt, là chân dung của Đảng, riêng doanh nhân Phạm Nhật Vũ là đại diện cho một lớp người cực kỳ giàu có và sự khuynh loát hệ thống cầm quyền của họ đang làm cho khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn. Đồng tiền họ kiếm ra đều từ tham nhũng chính sách, móc nối và mua chuộc lãnh đạo, tìm kiếm kẻ hở của chính phủ để vẽ ra các dự án ngàn tỷ. Thiếu những đại gia này câu chuyện AVG cùng những đại án khác đã không thể xảy ra.
Nếu Tòa án cho rằng hai ông cựu Bộ trưởng có những thành tích tốt thì có lẽ thành tích nổi trội nhất của họ là số tiền kiếm được từ vụ án này chứ không phải là cái huân chương hay cuốn sách mà họ viết ra. Huân chương có được do họ cấu kết với những chân rết khác trong Bộ chính trị để tìm lời đề nghị với những khoản biếu xén không thể không có. Cuốn sách là nổ lực dọn đường cho toan tính trong đó không loại trừ khả năng biết được kết quả của ngày hôm nay.

Bản án có thể áp dụng việc thành khẩn khai báo hay trả lại số tiền thâm lạm như trường hợp ông Vũ nhưng không thể vì thế mà giảm nhẹ tới mức tối thiểu. Thước đo công lý của hệ thống tư pháp Việt Nam nằm trọn trong phán quyết cho cả ba bị can. Có thể người dân không còn háo hức chờ đợi vì niềm tin của họ đã hoàn toàn đánh mất nhưng cái mà họ chờ là độ nóng từ chiếc lò của ông Trọng có thật sự dùng để đốt kẻ đầu não hay chỉ dùng để hăm dọa những đồng chí không đứng sau lưng mình?

THẤY GÌ TỪ 'CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐẶC BIỆT' CỦA ÔNG TRỌNG ?

PHẠM CHÍ DŨNG/ Blog VOA 9-9-2019

Bộ Công an Việt Nam vừa ‘kiến tạo’ một khái niệm mới cứng: ‘chính sách hình sự đặc biệt’ dành cho Phạm Nhật Vũ - cựu chủ tịch AVG, và Trương Minh Tuấn - cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông, trong bản kết luận điều tra vụ AVG được công bố vào đầu tháng 9 năm 2019.
Điểm rất đặc biệt là khái niệm ‘đặc biệt’ trên không nằm trong bất kỳ quy định nào của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chính khái niệm ‘chính sách hình sự đặc biệt’ được lồng ghép một cách tùy tiện và độc đoán như thế đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ và cho rằng Bộ Công an đã hành xử vô pháp khi tự ý đưa vào kết luận điều tra ‘quy định’ đó.
Nhưng Bộ Công an đã căn cứ vào đâu để kiến nghị ‘chính sách hình sự đặc biệt’ áp dụng cho Phạm Nhật Vũ và Trương Minh Tuấn?
‘Ăn ít’ và ‘ăn nhiều’
Theo kết luận điều tra, Phạm Nhật Vũ được đánh giá là “đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, tự nguyện trả lại Mobifone toàn bộ số tiền cả gốc và lãi, chi phí dự án góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho nhà nước. Ngoài ra gia đình bị can Vũ được cho là có công với cách mạng, bản thân bị can có nhiều đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các Hội chất độc màu da cam và các hoạt động an sinh xã hội…”
Còn cựu Bộ trưởng thông tin kiêm Phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn thì được cho là “thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác và tự nguyện nộp lại tiền hưởng lợi bất chính”.
Trong khi đó, Nguyễn Bắc Son chỉ “được xem xét các tình tiết giảm nhẹ vì có nhiều thành tích trong công tác, có mong muốn nộp khắc phục số tiền nhận hối lộ”.
Tuy nhiên nếu căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự với khung án tử hình dành cho hành vi nhận hối lộ từ 500 triệu đồng trở lên, thì cả Nguyễn Bắc Son lẫn Trương Minh Tuấn đều không phải ‘dựa cột’, bởi số tiền nhận hối lộ của hai quan chức này lần lượt là 3 triệu USD và 200.000 USD - theo kết luận điều tra Bộ Công an.
Thế nhưng theo rất nhiều dư luận, những con số nhận hối lộ trên vẫn là quá nhỏ so với số tiền thực đã ‘ngậm’ của hai bị can Son và Tuấn.
Trong số các quan chức dính dáng đến vụ ăn chia ‘Mobifone mua AVG’ khiến ngân sách thất thoát ít nhất 7000 tỷ đồng, Nguyễn Bắc Son bị dư luận xem là ‘ăn đậm’, với tỷ lệ dành cho Son có thể lên đến 10 - 15% trong số 7000 tỷ bị thất thoát, tức phải đến hàng ngàn tỷ đồng.
Một cơ sở có tính thuyết phục rất cao về ‘tỷ lệ ăn chia’ trên là vụ Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, được chính thức công bố đã ‘ăn’ 15% trong hợp đồng chia phần lợi nhuận của đường dây đánh bạc công nghệ cao. Công bố này do chính kết luận điều tra của Bộ Công an thể hiện vào năm 2018.
Còn Trương Minh Tuấn là quan chức đã thực hiện ‘nhiệm vụ’ trực tiếp ký phê duyệt hợp đồng ‘Mobifone mua AVG’ khi còn là cấp phó cho đàn anh Nguyễn Bắc Son, để Lê Nam Trà của Công ty Mobifone ký hợp đồng mua Công ty AVG. Trương Minh Tuấn cũng là quan chức bị dư luận nghi ngờ về việc đã nhận một ngôi biệt thự trị giá hàng triệu USD của Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng nhiều ‘cục gạch’ (‘cục gạch’ là tiếng lóng trong đời sống riêng của giới quan chức Việt Nam khi đưa và nhận hối lộ. Mỗi ‘cục gạch’ có giá trị 100.000 USD).
Vì sao mỗi nẻo đời một số phận?
Trong số các quan chức bị tống giam thuộc vụ AVG, ‘thiền sư’ Phạm Nhật Vũ tuy là một trong những kẻ chủ mưu nhưng té ra lại có số phận ‘ngon’ hơn cả. Lý do: Vũ là em ruột của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng - chủ Tập đoàn Vingroup. Vượng không chỉ là người giàu nhất Việt Nam và đã được Tạp chí quốc tế Forbes xếp vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới, mà còn có ‘quan hệ đặc biệt’ với rất nhiều quan chức cao cấp trong Bộ Chính trị đảng - những mối quan hệ được dư luận cho rằng có thể khiến xoay chuyển phần lớn cục diện một chính sách điều hành kinh tế, thậm chí có thể tác động cả về ‘quan điểm chính trị’ hay ‘tổ chức nhân sự’.
Hơn nữa, nhiều nguồn tin cho biết Phạm Nhật Vượng đã bỏ tiền túi của mình để ‘khắc phục hậu quả’ cho Phạm Nhật Vũ trong vụ AVG, và đó là hành động ‘ói ra’ đầu tiên và làm gương cho những quan chức khác phải bắt buộc làm theo nếu muốn được giảm nhẹ tội hoặc thoát tội. Tất nhiên hành động đó của Phạm Nhật Vượng đã làm cho Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Phú Trọng tạm hài lòng, bởi việc bắt phải ‘ói ra’ chính là một chủ trương lớn và cũng là một trong những điều kiện cần rất quan trọng của Trọng khi chỉ đạo lượng án và ‘án bỏ túi’ đối với các quan chức tham nhũng đã bị bắt. Trong bối cảnh tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng hiện thời ở Việt Nam mới chỉ nhích lên được con số 13% từ tỷ lệ dưới 10% trước đây - còn cách quá xa tỷ lệ yêu cầu 50%, bất cứ món tiền ‘khắc phục hậu quả’ nào có giá trị ngàn tỷ đồng trở lên đều được đảng hoan nghênh. Số tiền đó sẽ được dùng để chi phí nuôi đảng và nuôi bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức, với ít ra 30% trong số đó là ăn không ngồi rồi và thực thi nhiệm vụ ‘hành là chính’.
Noi theo ‘tấm gương’ Phạm Nhật Vũ, đến lượt cựu Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn. Đến lúc này, Tuấn không còn gân cổ ‘chống diễn biến hòa bình’ và đòi thanh trừng ‘thế lực thù địch’ trong hệ thống báo chí quốc doanh và giới văn nghệ sĩ nữa, mà đã phải ‘ói ra’ 200.000 USD (theo kết luận điều tra Bộ Công an).
Vả lại nếu so với thủ trưởng Nguyễn Bắc Son đầy thủ đoạn luôn biết ‘chùi mép’ khi nhận hàng đống đô la nhưng không hề đặt bút ký phê duyệt hợp đồng vụ AVG, Trương Minh Tuấn ‘ăn’ ít hơn hẳn dù phải đưa đầu ra ký duyệt hợp đồng thảm họa này. Cộng thêm ‘thành tích công tác’ của Tuấn, mà thực chất Tuấn đã từng là ‘gà’ của Nguyễn Phú Trọng, được ông Trọng đưa lên ghế Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông vào năm 2016 và sau đó còn được cho kiêm chức Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, rất có thể Trương Minh Tuấn đã được Nguyễn Phú Trọng rủ lòng thương xót để không những không bị ‘dựa cột’ hay chịu án chung thân mà còn có thể hưởng mức án nhẹ nhàng khi ra tòa.
Còn Nguyễn Bắc Son thì sao?
Cho tới giờ, Son chỉ mới hé miệng ‘khắc phục hậu quả’ có 500 triệu đồng, trong khi số tiền ‘ăn chia’ vụ AVG của Nguyễn Bắc Son có thể còn cao hơn chứ không chỉ 3 triệu USD như kết luận điều tra của Bộ Công an - quá đủ để Son phải nhận hàng chục án tử hình.
Hẳn cái thói ăn thì quá đậm, quá tham nhưng ‘nhả’ lại quá ít của Son đã khiến Nguyễn Phú Trọng không thể hài lòng, nếu không muốn nói là ghét cay ghét đắng. Cũng bởi thế, số phận của Nguyễn Bắc Son, cho dù sắp tới có phải ‘ói ra’ bằng hết, cũng khó được nương nhẹ hay hưởng ‘chính sách hình sự đặc biệt’ như Phạm Nhật Vũ và Trương Minh Tuấn.
Cũng cần bổ sung, tính từ ‘đặc biệt’ đã trở nên nổi bật trong nền chính trị độc đảng và độc tài ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt tại đại hội đảng 12 khi lần đầu tiên đảng tự đưa ra quy định về ‘trường hợp đặc biệt’ để xem xét cho những quan chức đã quá tuổi bộ chính trị được tiếp tục ngồi tiếp và ‘cống hiến’, chẳng hạn như Tổng bí thư Tọng và Thứ trưởng công an Bùi Văn Nam.

Không loại trừ khả năng tính từ ‘đặc biệt’ trên đã được phiên bản từ hoạt động chính trị sang hoạt động lượng án hình sự, thậm chí còn được chỉ đạo bởi đích thân Trưởng ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương Nguyễn Phú Trọng - để cuối cùng biến thành một ‘kiến tạo’ bị coi là tuyệt đối vô pháp trong kết luận điều tra vụ AVG của Bộ Công an Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét