Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

20190901. PHẢI SỢ TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO ?

ĐIỂM BÁO MẠNG
PHẢI SỢ TRUNG QUỐC NHƯ THẾ NÀO ?

NGUYỄN GIA KIỂNG /TL/ BVN 30-9-2019

Xin bắt đầu bằng một câu chuyện hoàn toàn có thực. Một gia đình Châu Phi, hình như ở Guinée, mất một con gà. Đây là một biến cố không quan trọng ngay cả đối với một gia đình nghèo. Nhưng hôm sau bà chủ con gà đi chợ gần đó và thấy một người đang bán con gà của mình. Bà đòi lại, gây ra cãi cọ và xô xát. Người phụ nữ này bị thương và quay về gọi làng xóm tới bênh vực. Những người phe kia cũng trở về làng kêu tiếp viện. Kết quả là một cuộc đâm chém dữ dội làm hàng chục người chết. Một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc. Thế giới đang đứng trước một nguy cơ lớn.
so0
Hồng Kông, một biến cố không đáng kể đã tạo ra một thảm kịch khó tưởng tượng. Đó là điều có thể xảy ra trong trường hợp Trung Quốc.
Một trong những hiện tượng lớn nhất trong lịch sử thế giới đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta là sự trỗi dậy kinh ngạc của Trung Quốc. Trong vòng 40 năm, kể từ năm 1978 khi Trung Quốc mở cửa ra với thế giới, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ 2 USD/ngày đã giảm từ 90% xuống dưới 1%. Nói cách khác hơn một tỷ người Trung Quốc đã thoát cảnh nghèo khổ. Ngày nay từ một quốc gia đáng thương hại Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì trên thế giới, chiếm 1/3 ngoại thương thế giới, xuất khẩu nhiều nhất, nhập khẩu hạng nhì, cạnh tranh với các nước tiên tiến ngay trong cả các kỹ thuật hiện đại nhất. Bảy trong số mười công ty xây dựng lớn nhất thế giới là của Trung Quốc. Trong ba năm từ 2015 đến 2018 Trung Quốc đã sử dụng một số xi măng lớn hơn tổng số xi măng mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong cả thế kỷ 20. Sự hiện diện và ảnh hưởng của Trung Quốc lan tỏa như vũ bão với “sáng kiến Vành Đai và Con Đường” (Belt and Road Initiative). Từ một nước gần như không có hải quân Trung Quốc đã tạo dựng ra một hải quân hùng hậu nhất thế giới về số tàu chiến và số binh sĩ, dù mới chỉ là về lượng, về phẩm còn thua nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ.
Trung Quốc vươn lên nhanh đến nỗi thế giới không kịp ngạc nhiên, như lời cố Tổng thống Tiệp Vaclav Havel.
Bẫy Thucydides và hiểm họa Hitler
Những tiến bộ đó bình thường phải đáng mừng và đáng khen nhưng đã gây lo âu vì ít nhất hai lý do.
Lý do thứ nhất là Trung Quốc càng mạnh lên càng hung hăng và bày tỏ quá rõ rệt tham vọng làm bá chủ thế giới. Ngay trong Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 2012, khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, Tập Cận Bình đã dùng ngôn ngữ phục thù, tuyên bố phải rửa mối nhục mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong gần hai thế kỷ trước các nước phương Tây. Trong Đại hội 19, cuối năm 2017, ông không chỉ nhắc lại tham vọng đó mà còn đặt ra ba cột mốc: vào năm 2025 Trung Quốc sẽ phải đứng hàng đầu trong mười công nghệ hiện đại, kể cả xe không người lái, robot và kỹ nghệ truyền thông; năm 2035 Trung Quốc sẽ phải là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập mọi thị trường; năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc sẽ phải là cường quốc bá chủ hoàn cầu với một quân đội bách chiến bách thắng. Giấc mơ vĩ đại đó đã cuốn hút các đảng viên cộng sản đang hoang mang và khiến tên của Tập Cận Bình được đưa vào điều lệ của Đảng Cộng sản và Hiến pháp Trung Quốc. Vinh quang này vừa buộc Tập phải quyết tâm thực hiện cam kết vừa khiến thế giới lo sợ.
Nỗi lo sợ này được sử gia Graham Allison, giáo sư Havard, gọi là “bẫy Thucydides” theo tên của Thycydides, người đã sáng lập ra môn sử học cách đây gần 2500 năm, với cuốn sử đầu tiên trên thế giới mang tựa đề “Lịch sử cuộc chiến Penopolese”.
so2
“Bẫy Thucydides” là khi một cường quốc mới xuất hiện đe dọa giành vai trò bá chủ của cường quốc đang chế ngự thì chiến tranh là đương nhiên.
Theo Thucydides khi một cường quốc mới xuất hiện đe dọa giành vai trò bá chủ của cường quốc đang chế ngự thì chiến tranh là đương nhiên. Ông viết về cuộc chiến giữa Sparta và Athens đã làm tan nát vùng Cổ Hy Lạp như sau: “chính sự trỗi dậy của Athens đã gây lo âu cho Sparta và khiến chiến tranh không tránh khỏi”. Ngày nay, theo Allison, cường quốc đang trỗi dậy là Trung Quốc, cường quốc đang chế ngự thế giới là Hoa Kỳ. Ông liệt kê 16 trường hợp tranh hùng trong 500 năm qua và cho thấy đã có 12 trường hợp đưa đến chiến tranh. Nếu Allison nghiên cứu lịch sử Châu Á chắc chắn ông sẽ thấy một tỷ lệ chiến tranh cao hơn nhiều. Allison đã được mời điều trần tại Quốc hội Mỹ và đã được nhiều nguyên thủ quốc gia tiếp để trình bày nguy cơ xung đột Mỹ – Trung.
Còn một lý do thứ hai đáng lo ngại hơn nhiều, mà ta có thể gọi là hiểm họa Hitler. Đó là Trung Quốc trong khi trỗi dậy một cách thần tốc về kinh tế và quân sự vẫn ngoan cố khẳng định chế độ chuyên chính, phủ nhận mọi giá trị dân chủ và nhân quyền phổ cập. Từ năm 1978, sau khi Đặng Tiểu Bình giành được chính quyền và theo kinh tế thị trường, Trung Quốc đã bỏ lý tưởng thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản nhưng vẫn giữ nguyên bản chất độc tài hung bạo của nó. Với Tập Cận Bình, chế độ của Trung Quốc hiện nay không khác gì chế độ Nazi của Hitler trong thập niên 1930 đã dẫn tới Thế Chiến II. Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc (Trung Quốc đặc sắc xã hội chủ nghĩa) chỉ là một tên gọi mới của chủ nghĩa quốc xã Đức.
Thucydides đã nhận định rất đúng nhưng ông đã không có mặt trong nửa sau của thế kỷ 20 để chứng kiến một bước đột phá tư tưởng của nhân loại. Sau Thế chiến II, trong đó trên một trăm triệu người thiệt mạng, một số trí thức Âu Mỹ đã nhìn ra nguyên nhân chính của chiến tranh là sự coi thường con người, coi con người chỉ là dụng cụ để thực hiện tham vọng quốc gia và vì thế có thể bị hy sinh. Sau hơn ba năm phấn đấu họ đã thuyết phục được đa số các quốc gia chấp nhận bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập như là thành phần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập này về bản chất cũng là tuyên ngôn dân chủ vì nội dung của nó quy định những quyền con người trong một nước dân chủ. Họ đã nhìn thấy dân chủ là yếu tố cốt lõi để tránh chiến tranh. Và thực tế đã chứng minh họ có lý. Chiến tranh chỉ xảy ra khi ít nhất một trong hai chế độ lâm chiến là một chế độ độc tài chứ không bao giờ có chiến tranh giữa hai nước dân chủ. Đức và Nhật đã vươn lên rất mạnh mẽ sau Thế Chiến II nhưng đã không làm ai lo sợ vì đã trở thành những nước dân chủ. Trung Quốc là một đe dọa cho nhân loại bởi vì đã mạnh lên nhưng vẫn là một chế độ độc tài ngang ngược không khác chế độ quốc xã của Hitler. Sự ngang ngược được biểu lộ rõ rệt qua sự khuyến khích và giật dây chế độ côn đồ Triều Tiên, những hăm dọa đối với Đài Loan, những khiêu khích đối với Nhật quanh quần đảo Điếu Ngư và nhất là với đường Lưỡi bò xấc xược trên Biển Đông song song với những hành động thô bạo, gần đây nhất là tại Bãi Tư Chính, trong vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam. Mối nguy Trung Quốc ngày càng hiện rõ.
Sợ hay không sợ?
Sự lo âu thể hiện qua các phát biểu của phần lớn các chuyên gia Phương Tây về Trung Quốc. Họ nhìn thấy một nguy cơ Thế chiến III mà hậu quả sẽ rất kinh khủng. Giáo sư Graham Allison kêu gọi tập trung trí tuệ, sáng suốt và dũng cảm để lập lại kỳ tích của giai đoạn sau Thế chiến II trong đó sau một cố gắng quyết liệt, bền bỉ và có phối hợp, một nhóm trí thức lỗi lạc đã thuyết phục được các chính quyền dân chủ liên kết với nhau thành lập ra Liên Hiệp Quốc như một định chế bảo vệ hòa bình trên nền tảng nhân quyền. Riêng Hoa Kỳ, dù chỉ chấp nhận rất trễ bản Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập, cũng đã tận tình giúp Châu Âu phục hồi sau chiến tranh qua kế hoạch Marshall và chủ động liên minh với các nước dân chủ Tây Âu để thành lập Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đương đầu với sự trỗi dậy của Liên Xô. Do it again! (hãy làm lại như thế) là lời kêu gọi của Allison. Ông không giấu sự lo lắng trước chính sách đơn phương thô lỗ của Donald Trump.
Khá nhiều người, như chuyên gia địa chính George Friedman, coi chiến tranh Mỹ – Trung là khó tránh khỏi và phải chờ đợi nó. Nhiều người khác, như David Brook, chuyên gia ngoại giao Anh từng phục vụ lâu năm tại Trung Quốc và hiện đang giảng dạy về bang giao quốc tế tại London School of Economics, cho rằng Mỹ và các nước dân chủ phải có đủ khôn ngoan để chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và chia sẻ quyền lãnh đạo thế giới với Trung Quốc, nhất là tại Châu Á, ngay cả nếu phải hy sinh một số giá trị được coi là phổ cập. David Brook còn biện hộ cho thái độ nhân nhượng này bằng cách biện luận rằng văn hóa Trung Quốc thực ra cũng là một văn hóa đa nguyên vì đã cho phép Khổng giáo, Phật giáo và Lão giáo cùng hiện diện một cách hài hòa! Thật là nhảm nhí.
Sau cùng cũng có những người như Martin Jacques cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là tự nhiên, không thể đảo ngược và giải pháp duy nhất là chấp nhận để Trung Quốc thống trị thế giới. Cũng may là những “chuyên gia” như Martin Jacques không nhiều và họ chỉ được biết đến nhờ được Trung Quốc thổi phồng.
Nói chung các chuyên gia này đều kinh ngạc trước những tiến bộ ngoạn mục của Trung Quốc và đều tin là Trung Quốc sẽ tiếp tục mạnh thêm nhưng họ không đưa ra một lập luận có cơ sở nào để chứng minh niềm tin đó. Họ suy nghĩ theo kiểu đường thẳng nối dài.
Điều đáng lưu ý là phần lớn các chuyên gia gốc Trung Quốc đứng về phía – ngày càng đông đảo – những người cho rằng Trung Quốc đang đi dần tới khủng hoảng và không đáng sợ. Có lẽ vì họ hiểu Trung Quốc hơn. Phe này đưa ra những lập luận chính xác dựa trên những dữ liệu cụ thể.
Trước hết là núi nợ khổng lồ trên 40.000 tỷ USD, 303% GDP theo Bắc Kinh, cao hơn nhiều theo các định chế tài chính quốc tế, trong đó nợ công – gồm nợ chính phủ và nợ của các công ty nhà nước – là trên 200%. Khối nợ này không thể chịu đựng nổi trong một quốc gia mà GDP trên mỗi đầu người chỉ xấp xỉ 8.000 USD mỗi năm. Chính quyền Bắc Kinh đã nhìn thấy nguy cơ và trong mười năm qua đã nhiều lần đưa ra các biện pháp hạn chế tín dụng. Mỗi lần họ đều phải triệt thoái. Như vậy phải hiểu rằng sự nguy ngập của kinh tế Trung Quốc không có giải pháp. Mặt khác tỷ lệ dân số trong tuổi hoạt động đang giảm, giai đoạn dân trẻ đã qua rồi.
Tỷ lệ tăng trưởng 6,2% trong sáu tháng đầu năm 2019, thấp nhất từ 27 năm qua, cũng không đúng. GDP và tỷ lệ tăng trưởng là những con số mà người ta có thể thao tác và đó là điều mà chính quyền cộng sản Trung Quốc đã làm, bằng cách gia tăng đầu tư và chi tiêu công cộng. Và đầu tư để xây dựng những xa lộ không có xe chạy, những đường sắt với một hay hai chuyến tàu mỗi ngày và những thành phố ma. Trung Quốc hiện đang có hơn 70 triệu căn hộ không người ở. Nếu bỏ qua những “đầu tư” không chỉ vô ích mà còn làm mất đất canh tác này thì tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là một con số âm.
Tuy vậy kinh tế không phải là nguy cơ chính của Trung Quốc. Nguy cơ chính là môi trường đã bị đã bị hủy hoại ở mức độ không thể phục hồi. Cả miền Bắc đã trở thành khô cằn, nhiều nơi gần như bị sa mạc hóa, hậu quả một chính sách tăng trưởng hoang dại bất chấp con người và môi trường. Trong những năm gần đây Bắc Kinh đã có những cố gắng phục hồi môi trường rất lớn và rất đúng nhưng đã quá trễ. Số người Trung Quốc bị ung thư vì ô nhiễm hiện nay tương đương với dân số Hoa Kỳ. Trong lần tham quan Ai Cập mùa hè năm trước tôi đã gặp một cặp vợ chồng người Bắc Kinh đang tìm cách di cư sang Châu Âu hoặc Mỹ. Họ là một trường hợp trong số hàng trăm triệu người khá giả đang tìm cách rời Trung Quốc không phải lý do kinh tế mà vì sợ chết vì ô nhiễm.
Trung Quốc cũng không đáng sợ về mặt quân sự. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lớn thứ nhì thế giới nhưng vẫn chưa bằng một nửa ngân sách quốc phòng của Mỹ. Chênh lệch lực lượng giữa hai nước đã rất lớn lại ngày một lớn hơn. Số tàu chiến của hải quân Trung Quốc tuy nhiều nhưng khả năng chiến đấu bị tất cả các chuyên gia về quân sự đánh giá là rất kém so với các tàu chiến của Nhật và Đài Loan, chưa nói tới Mỹ, Anh và Pháp. Không quân còn kém hơn. Đã thế 25% chương trình huấn luyện của quân đội Trung Quốc được dành để học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
Những người không sợ Trung Quốc gây ra thế chiến hoàn toàn có lý.
Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Thái Bình Dương, nhất là tại Biển Đông Việt Nam, là một sai lầm rất lớn trong cách tiếp nhận di sản lịch sử.
Trung Quốc trong suốt dòng lịch sử hơn 2200 năm dù từng là đế quốc chế ngự vùng Đông Á nhưng vẫn chỉ là một đế quốc địa phương và lục địa chứ chưa hề có tham vọng đại dương. Cho tới gần đây hải quân và thương thuyền Trung Quốc không đáng kể. Kết quả là tuy có hơn 15.000 km bờ biển nhưng Trung Quốc gần như bị vây hãm. Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia đều là những đồng minh của khối NATO. Trung Quốc sẽ tức khắc bị phong tỏa nếu xảy ra xung đột. Cách xử lý đúng đắn và bắt buộc di sản lịch sử đó là dân chủ hóa và dứt khoát chọn đường lối phát triển trong hòa bình như Nhật và Đức đã làm (sau một sai lầm bi đát!). Cả hai nước đều không cần có quân đội mạnh nhưng không hề bị cô lập và đã vươn lên mạnh mẽ sau Thế chiến II. Nếu cũng chọn con đường đó Trung Quốc sẽ đương nhiên trở thành cường quốc số 1 trên thế giới trong trung hạn mà không gây lo ngại cho bất cứ ai, dù có thể phải chấp nhận một mức độ tản quyền lớn, kể cả sự ly khai của một số tỉnh. Bắc Kinh đã chọn chính sách ngược lại, gây tranh chấp để càng bị cô lập. Phải chăng vì Đảng Cộng sản Trung Quốc tin rằng mình không thể tồn tại sau một cuộc chuyển hóa về dân chủ? Sai lầm lớn nhất của các quốc gia là không nhìn đúng để quản lý đúng lịch sử của mình.
Trung Quốc từng là đồng minh của Liên Xô và hiện đang là đồng minh của Liên Bang Nga, nhưng điều ngạc nhiên là Trung Quốc không rút ra bài học Liên Xô. Thành tích tăng trưởng của Trung Quốc không phải là chưa từng có. Sau Thế chiến II Liên Xô còn vùng lên nhanh hơn. Dù bị tàn phá tan tành, Liên Xô đã chỉ cần khoảng mười năm để vùng lên gần như về mọi mặt để tranh hùng với Hoa Kỳ. Đã chế tạo được bom nguyên tử, đã gửi được phi thuyên lên không gian trước Mỹ và đã đủ giàu mạnh để yểm trợ các đảng cộng sản anh em khắp nơi, kể cả Đảng Cộng sản Việt Nam, đã dồn được Mỹ và các nước dân chủ vào thế thủ. Nhưng rồi chính vì đã cố gắng quá sức mà Liên Xô đã gục ngã. Đó là số phận đang chờ đợi chế độ cộng sản Trung Quốc.
Phải sợ gì?
Tuy vậy chúng ta không thể chia sẻ sự yên tâm của các chuyên gia thuộc phe không sợ. Chúng ta phải sợ Trung Quốc vì một lý do khác và vì chúng ta là người Việt Nam.
Câu chuyện con gà Châu Phi ở đầu bài này cho thấy là một chuyện nhỏ có thể có những hậu quả lớn vì tâm lý con người phức tạp. Tâm lý của của các quốc gia và các thị trường càng phức tạp hơn. Chúng ta vừa có một thí dụ cụ thể. Ngày Chủ nhật 04 tháng 8 vừa qua Donald Trump phát đi một tweet nói rằng sẽ đánh thuế 10% trên số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD bắt đầu từ tháng 9. Thiệt hại tối đa cho Trung Quốc nếu không ai có phản ứng nào cả là 30 tỷ USD. Nhưng hôm sau các thị trường chứng khoán đã sụt giá trên dưới 3% vì đồng Yuan chao đảo. Sau đó các thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giá ở mức độ tương tự hai lần nữa. Tính nhẩm thiệt hại cho các thị trường chứng khoán – và tài sản của những người chủ các cổ phần – vào khoảng 10.000 tỷ USD, nghĩa là 300 lần lớn hơn số tiền mà Donald Trump hy vọng thu được từ Trung Quốc.
Chúng ta phải sợ Trung Quốc ít nhất vì hai lý do. Một là Trung Quốc chắc chắn sẽ lâm vào khủng hoảng kinh tế và có thể tan vỡ trong một tương lai gần kéo theo những dao động lớn trên thế giới trong khi nước ta vừa ở gần đám cháy vừa quá lệ thuộc vào ngoại thương. Hai là nếu vì một hành động mị dân trong lúc bối rối Trung Quốc đánh chiếm các đảo Trường Sa còn lại hay một vùng đất biên giới nào đó, Việt Nam vừa khó bảo vệ vừa khó lấy lại. Giai đoạn này đang đòi hỏi một chính quyền rất sáng suốt mà rõ ràng là chúng ta không có.
Biến cố lịch sử lớn nhất trên thế giới cho đến nay đã là sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết. Một đế quốc chuyên chính độc hại với quân lực mạnh thứ hai trên thế giới đã tiêu tan và nhiều dân tộc đã được tự do mà không có đổ máu cũng không khiến thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế. Thật khó tưởng tượng. Điều phải sợ là sự sụp đổ chắc chắn của chế độ cộng sản Trung Quốc có thể sẽ không diễn ra như thế.
N.G.K.
(15/08/2019)

KHÁI NIỆM 'HÁN NHÂN' VÀ 'HÁN TỘC' MỚI ĐỊNH HÌNH ĐẦU THẾ KỶ 20

BBC 31-8-2019

Các trang mạng xã hội Việt Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự khác biệt cả về văn hóa và thậm chí 'di truyền' với Hán.
Nhưng trên thực tế, khái niệm 'Hán nhân', 'Hán tộc' và 'chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa' cũng chỉ mới có gần đây.
Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa... cố xây dựng định nghĩa 'Hán tộc' cho nhu cầu chính trị.
Các khái niệm họ nêu ra hoàn toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu, bế tắc của Trung Hoa.
Họ đau lòng trước nỗi nhục mất chủ quyền, đổ lỗi cho nhà Thanh và muốn dùng cả thuyết Darwin xã hội (mạnh được yếu thua) để thổi lên lòng yêu nước của dân.
Trong 'Constructing Nationhood in Modern East Asia' (Tạo dựng dân tộc tính ở Đông Á hiện đại), Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu đã mô tả kỹ lưỡng quá trình này.
Theo cuốn sách này và các bài viết của Kevin Doak (Georgetown University), thì 'dân tộc tính' xây dựng trên quan điểm có một dân tộc Hán, là hiện tượng rất mới.
Từ thời xưa, các triều đại Trung Hoa đã nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của họ, và nền văn minh Hoa Hạ.
Dư âm thời thịnh trị Hán (trên 200 năm, tương đương với Đế chế La Mã) và Đường (thế kỷ 7-8) để lại khái niệm Hán nhân (người dùng chữ Hán), hoặc Đường nhân (Tangren) mà các cộng đồng Hoa hải ngoại vẫn dùng.
Cả hai khác niệm này đều mang tính tự tôn văn hóa.




Nhưng sau khi tộc Mãn chinh phục toàn Trung Quốc và các vua Thanh tự xưng là hậu duệ xứng đáng nhất của Khổng Tử để chiếm đoạt luôn cả di sản tinh thần Trung Hoa, thì trí thức Trung Quốc gặp khủng hoảng.
Tiếp đó, người Phương Tây đã đem tới châu Á các định nghĩa về dân tộc và chủng tộc.

Ghét 'Mongoloid' nhưng vẫn nhận là con cháu Hoàng đế

Theo cuốn 'Constructing Nationhood in Modern East Asia', vào cuối thế kỷ 19, thuyết Darwin xã hội (Social Darwinism) du nhập vào Trung Quốc, gây chấn động.
Thuyết này, nay bị coi là phản động, cho rằng thế giới là môi trường để các tộc người giành ngôi thống trị, và chủng tộc da trắng đã thắng thế.
Học thuyết này bào chữa cho chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc của Phương Tây nhưng lại được Nhật Bản ngưỡng mộ và làm theo.
Nhật Bản tự coi mình 'cao quý' hơn các nước châu Á láng giềng.
Các trí thức Trung Quốc, gồm nhiều người du học ở Nhật, cũng muốn đề cao dân tộc mình để đuổi nhà Thanh và xây dựng quốc gia hùng cường.



Keyframe #3Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nhưng điều đầu tiên họ cần làm là định nghĩa người Trung Quốc là chủng tộc gì, dân tộc gì?
Năm 1903, Uông Tinh Vệ đặt câu hỏi:
"Trung Quốc là của người Trung Quốc, vậy người Trung Quốc là ai?"
Ông tự đề xuất câu trả lời, "Đó là Hán nhân chủng (Han renzhong), là Hán tộc (Hanzu)".
Chữ 'tộc' (zu) hàm ý người cùng họ, cùng gia đình, dòng tộc lâu đời chứ chưa mang nghĩa chủng tộc (race) như của Phương Tây.
Lý do là vì trí thức Trung Quốc, như Lương Khải Siêu, vô cùng căm phẫn khi người Âu Mỹ đặt dân Trung Quốc vào chủng 'Mongoloid'.
Với họ, Mông Cổ (Menggu) là dân du mục lạc hậu, thua xa Trung Hoa.
Tuy thế, thực tế là các sắc dân sống ở Trung Quốc giống nhau về hình thể.
Để giải quyết vấn đề, Châu Dong (Zou Gong) đề xuất đưa tất cả các sắc dân ở Trung Quốc thời Thanh nhóm 'Trung Quốc nhân chủng' (Zhongguo renzhong).
Khái niệm Trung Quốc (Zhongguo-China) thực ra khá mới, do Thanh triều nêu ra, bao gồm cả Trung Nguyên và các vùng 'ngoại Hán' như Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng mà nhà Thanh chiếm được.
Từ tiếng Anh 'China' cũng được vua chúa Thanh dùng đầu tiên trong văn bản ngoại giao với Phương Tây.
Nhưng vì kỳ thị các sắc dân Mãn Châu và Mông Cổ về văn hóa, đa số trí thức Trung Quốc không muốn cùng chủng tộc với họ.
Tuy vậy, người du học ở Nhật về nhưng Lương Khải Siêu có cách nhìn thoáng hơn.
Ông nêu định nghĩa cho rằng người Hán, Mãn và cả Nhật nữa, là một nhóm sắc tộc, chỉ khác nhau về địa lý (người Nhật sống ngoài đảo).
Trái lại, cây bút có uy tín như Chương Bỉnh Lân coi người Mãn không thể cùng chủng tộc với Hán.
Du nhập khái niệm 'jinsiu' (race) từ Nhật Bản, trí thức Trung Quốc coi Hán nhân là ưu tú nhất, thuộc nhóm da vàng (yellow race).
Khái niệm 'da vàng' cũng không do Trung Quốc nghĩ ra mà theo sách châu Âu khi đó chia nhân loại ra bốn 'chủng tộc': trắng, đen, vàng, đỏ.
Theo Werner Meissner, vào giai đoạn này, có tới 1300 cuốn sách của Đức được dịch sang Hán văn, gây tác động lớn.
Trung Quốc vì thế bị ảnh hưởng của tư tưởng Đức mang nặng tính dân tộc, thậm chí chủng tộc, mà thu nạp ít từ chủ nghĩa tự do cá nhân Tây Âu.
Bài toán đặt ra trước họ là xếp Hán tộc vào đâu trong 'chủng da vàng'.
Có ý kiến cho rằng Hán là một nhánh của 'chủng da vàng'.



Circa 1200, Mongol conqueror Genghis Khan (1162 - 1227), the son of a Mongol chief.Bản quyền hình ảnhHULTON ARCHIVE / GETTY IMAGES
Image captionPhái dân tộc chủ nghĩa Hán ghét từ 'chủng Mongoloid' nhưng lại nhận Thành Cát Tư Hãn là hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý

Tuy thế, bỏ người Mãn ra, họ cũng phải loại người Hồi, Tạng, Uighur và Mông Cổ khỏi cộng đồng chủng tộc.
Cùng lúc, có phái muốn coi Thành Cát Tư Hãn vẫn là một vị hoàng đế vĩ đại của Trung Quốc, điều khiến người Mông Cổ phật ý.
Điểm chung của các trí thức Trung Quốc là đồng ý đề cao nhóm có truyền thống văn minh nhất, là Hán tộc (Hanzu), hàm ý hậu duệ của Hoa Hạ.
Sau đó, có lẽ vì muốn sở hữu cả khái niệm chủng tộc da vàng, một số trí thức Trung Quốc cổ vũ cho việc phục hồi Hoàng đế (Huangdi).
Trong thần thoại có sẵn Xích đế, Thanh đế, Hắc đế và Hoàng đế, theo các màu khác nhau, nhưng chỉ Hoàng đế được chọn vì có sẵn từ 'huang' (vàng, yellow) trùng khái niệm của Phương Tây về 'yellow race', giúp giải quyết hai vấn đề:
Một là đề cao nguồn gốc thần thánh của Hán tộc mà tránh nói đến chủng 'Mongoloid', ngôn từ 'đáng ghét' Phương Tây áp đặt cho người Trung Quốc.
Hai là nhờ có vị vua vĩ đại làm thủy tổ, dù không ai rõ có thật hay không và sống vào thời đại nào, người Hán tự tôn, giành lại vị thế cao quý từ quá khứ, quên đi thực tế đau lòng là họ bị 'rợ Mãn' đè đầu cưỡi cổ.
Nhà cách mạng Trần Thiên Hoa là người cổ vũ mạnh nhất cho 'nguồn gốc Hoàng đế' của Hán tộc.
Từng đau đớn sỉ vả người Trung Quốc "là loài kém cả súc vật vì không biết chủng tộc của mình là gì", Trần coi Hoàng đế là tổ tiên đại gia đình Hán.
Năm 1905, Trần trẫm mình ở Vịnh Tokyo để phản đối Nhật Bản thay đổi chính sách với các nhóm đấu tranh lưu vong của Trung Quốc.
Tuy vậy, theo Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu thì ý tưởng 'con cháu Hiên Viên Hoàng đế' tiếp tục được phổ biến sau cái chết của Trần.
Nhiều nhóm cách mạng Trung Quốc đã "tìm lại" và làm lễ kỷ niệm ngày sinh Hoàng đế.



Jizhou stoneware vase and soapstone figure of Dongfang ShuoBản quyền hình ảnhAVON AND SOMERSET POLICE
Image captionTrung Quốc có nền văn minh hàng nghìn năm và để lại nhiều di sản nghệ thuật lớn

Họ coi đó là ngày sinh ra dân tộc Hán và đeo cả huy hiệu Hoàng đế để nhấn mạnh tinh thần phản Thanh (anti-Manchu).

Các dân tộc Trung Quốc và hệ quả cho ngày nay

Nhìn chung, từ 1903 đến 1911 các trí thức Trung Quốc loay hoay trong các khái niệm khác nhau về dân tộc, sắc tộc, không trên cơ sở khoa học có logic mà vì nhu cầu chính trị, lòng tự tôn sắc tộc và lòng căm thù cả Phương Tây lẫn nhà Thanh.
Cách mạng Tân Hợi nổ ra năm 1911, lật đổ Thanh triều, mở ra cơ hội cho những định nghĩa mới.
Có người từng chủ trương chỉ đưa Trung Quốc thành đại cường 'đơn dân tộc' kiểu Nhật Bản và Đức, bỏ hẳn Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng ra ngoài.
Nhưng sau khi giành được chính quyền, chính họ lại nói rằng dân tộc Trung Quốc (Zhongguo minzu) phải nắm trọn các vùng 'ngoại Hán' nhà Thanh đã chinh phục.
Về cơ bản, như James Lebold nhận xét, cách mạng Tân Hợi là "cách mạng chủng tộc (racial revolution) biến thành cuộc hồi sinh của cả Trung Quốc".
Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn đặt dấu chấm hết cho thuộc tranh luận thế nào là 'dân tộc Trung Hoa'.
Là người Quảng Đông, theo Tin Lành và từng sống tại Mỹ, Tôn Trung Sơn nêu định nghĩa rộng, coi Trung Quốc dân quốc là nước của người Hán, Hồi, Mông Cổ, Tây Tạng và Mãn Châu.
Tuy vậy, theo Werner Meissner thì chủ thuyết của Tôn Trung Sơn vẫn mang màu sắc ít nhiều thiên vị chủng tộc, với Hán ở vị trí trung tâm.
Điều thú vị là Đảng Cộng sản Trung Quốc thời Mao Trạch Đông kịch liệt bác bỏ hoàn toàn chủ thuyết 'Năm dân tộc' của Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng.
Đi theo mô hình 'người Xô Viết' của Liên Xô, Mao muốn Trung Quốc chỉ có một dân tộc, là 'dân tộc Trung Hoa'.
Chỉ sau khi Mao chết năm 1976, Trung Quốc mới thôi công kích thuyết 'Năm dân tộc' của Tôn Trung Sơn, nhưng vẫn không công nhận nó.
Trái lại, Đảng Cộng sản Trung Quốc nay theo chủ thuyết 'dân tộc Trung Hoa' với nghĩa mở rộng, gồm trên 50 cộng đồng sắc tộc thiểu số (ethnicities).
Cuối cùng là một số ghi nhận thời sự
Trong tranh luận của các trí thức tiền bối cho hai phái cách mạng và cộng hòa ở Trung Quốc đều thế kỷ 20, ta không thấy họ nhắc đến Việt Nam.
Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi có nhắc đến người Triều Tiên và Nhật Bản trong cuộc tranh luận về 'dân tộc Hán'.
Có lẽ họ coi người Việt đã sống dưới chế độ thuộc địa Pháp nên không có liên quan gì đến cuộc đấu tranh phản Thanh của người Trung Hoa nữa.
Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu chuyện tranh cãi Việt đến từ đâu, có bao nhiêu phần ảnh hưởng Trung Hoa, không phải là điều bận tâm ở Trung Quốc.
Vấn đề nữa dễ nhận thấy là khái niệm 'dân tộc Trung Hoa' rất mơ hồ, vay mượn quan điểm chủng tộc đến từ châu Âu và bị Hán hóa đi một chút.
Ngày nay, Âu Mỹ đã đi vào khái niệm công dân hiện đại nhưng Trung Quốc, và một số nước châu Á vẫn bám vào định nghĩa dân tộc cũ kỹ.
Chủ nghĩa dân tộc có nhược điểm là kiểu gì nó cũng phải đề cao một nhóm sắc tộc, gây ra kỳ thị, bất bình đẳng.
Nhưng khái niệm rộng về dân tộc Trung Hoa đã đem lại diễn giải với nhiều hệ luỵ chính trị lớn.



Characters from Yanxi PalaceBản quyền hình ảnhIQIYI
Image captionCác nhân vật trong phim Diên Hy Công Lược, dựng lại sinh hoạt cung đình thời nhà Thanh. Trên thực tế, không còn lại bao nhiêu người ở Trung Quốc còn nói được tiếng Mãn Châu vì đã bị đồng hóa

Ví dụ Quốc Dân Đảng đồng ý rằng đa số người Đài Loan thuộc dân tộc Trung Hoa nhưng không nhắc đến vế thứ hai là cùng lãnh thổ với Trung Quốc.
Mặt khác, Trung Quốc lại coi người Đài cũng là dân của mình, tự ý bắt bớ dẫn độ họ về xử, gây phản cảm trên thế giới.
Vì trong bản sắc 'Trung Hoa' rộng rãi đó, người ta có các bản sắc riêng không xóa được mà một khái niệm bao trùm không lý giải nổi.
Trung Quốc bắt tín đồ đạo Hồi ở Tân Cương phải học chữ, hát múa theo văn hóa Hán, mặc nhiên coi họ phải theo nhóm đa số là Hán.
Phản ứng của dân Hong Kong hiện nay một phần cũng xoay quanh xung khắc về bản sắc.
Người Hong Kong không phủ nhận họ là sắc tộc Hoa (Hán) nhưng không đồng ý với Trung Quốc rằng quyền chính trị của Bắc Kinh bao trùm các quyền dân sự.
Tại Trung Quốc, bài toán 'dân tộc' đang bế tắc một phần vì khác với những năm 1901-1905, trí thức Trung Quốc nay không được thảo luận tự do.
Với bên ngoài, như Harry Krejsa và Anthony Cho viết, Bắc Kinh đang thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc-sắc tộc (ethnonationalism), hiểu theo nghĩa hẹp, ra cả các cộng đồng Hoa hải ngoại, như một chính sách ngoại giao nối dài.
Câu hỏi 'Ai là người Trung Quốc?' từ đầu thế kỷ 20 có vẻ đang trở lại.

THƯƠNG CHIẾN MỸ-TRUNG: CUỘC ĐỐI KHÁC SỐNG CÒN

FB NGUYỀN NGỌC CHU/ BVN 29-8-2019

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, văn bản
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ – TRUNG
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh đối đầu toàn diện Mỹ – Trung – là cuộc đối đầu lớn nhất và sẽ dài lâu nhất kể từ sau cuộc đối đầu Mỹ – Xô ở thế kỷ trước.
Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mang tính đối kháng sống còn. Nó được cấu thành bởi một chuỗi các cuộc chiến cục bộ. Và sự đối kháng sống còn sẽ không bao giờ kết thúc trước khi xuất hiện một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
Xuất phát từ những luận cứ đó, sẽ thấy được cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung hiện tại -khởi đầu từ TT Donald Trump – chỉ là cuộc chiến thương mại cục bộ khốc liệt đầu tiên. Nó chưa thể đưa ra cú đánh Knock – out ngay Trung Quốc Cộng sản. Nhưng đó là cú đòn mạnh làm rạn vỡ những đốt cột sống của Trung Quốc Cộng Sản. Và một thể chế dân chủ ở Trung Quốc sẽ xuất hiện sau nhiều cú đòn thôi sơn làm tan rã đế chế Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.
Vấn đề là bao giờ? Cả nhân loại ngoài Trung Quốc và cả nhân loại trong Trung Quốc mong chờ ngày đó.
Nhưng trước hết, xin đề cập đôi điều về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhân điểm tựa CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI của các nước G7 vừa được thông báo ngày 26/8/2019 tại Paris.
TẠI SAO LẠI LÀ TRUNG QUỐC?
1. Sau sự tăng trưởng mạnh mẽ thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới;

Sau sự lớn mạnh của lực lượng quân đội, nhất là sức mạnh của tên lửa và sự vượt trội số lượng của hải quân; Sau trộm cắp được công nghệ cao tiệm cận với trình độ khoa học công nghệ của các cường quốc tiên tiến bậc nhất; Cậy vào lực lượng dân số đông nhất thế giới;
Trước sự nhún nhường mềm yếu của Obama :
Bắc Kinh đã bỏ qua gia đoạn “nép mình chờ thời” lộ liễu tiến ra uy hiếp vị trí cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.
Chứng cớ khởi đầu là ngang ngược xây đảo nhân tạo trên biển, để tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Từ đó, biến đại dương thành biên giới quốc gia., tiến sát đến bất cứ quốc gia nào cuối chân trời góc biển . Đó là chống lại sự sắp đặt tự nhiên của vũ trụ, là trái với đạo trời đất; là điều chưa có trong lịch sử nhân loại.
Xây đảo nhân tạo trên biển là chứng cớ bạo ngược đầu tiên của Trung Quốc trong giấc mộng mộng thống trị thế giới. Việc để cho Trung Quốc bình yên làm trái với đạo trời đất là lỗi của chính quyền Obama mềm yếu.
2. Bắc Kinh biết chưa phải là thời điểm chín muồi và còn mất nhiều thời gian nữa mới đến cơ hội soán ngôi. Nhưng Bắc kinh cho là thời điểm thích hợp để tuyên bố vị trí thứ 2 thế giới.
3. Tại sao Bắc Kinh lại dám xem thường Nga để tự nhận mình vào vai trò cường quốc số 2?

Theo Bắc Kinh thì:
- Nước Nga tuy là cường quốc quân sự số 2 nhờ lực lượng hạt nhân và vũ khí tân tiến. Nhưng lực lượng quân đội thông thường có số lượng thấp. Mà chiến tranh hạt nhân lại khó xẩy ra. Nên giao tranh phi hạt nhân thì Bắc Kinh nghĩ rằng số đông vượt trội sẽ không làm cho Bắc Kinh phải sợ.
- Kế đến là tình thế chua chát của Nga khi Nga đang bị cô lập hầu như mọi mặt, nền kinh tế bị cấm vận lao đao, xã hội tiềm chứa nhân tố bất an, làm cho Matxcova trở nên yếu thế.
- Nhưng quan trọng nhất là tiềm lực kinh tế của Nga thua xa Trung Quốc và dân số của Trung Quốc lại đông gấp đến 10 lần Nga.
Cho nên Bắc Kinh cho rằng đây là thời điểm Bắc Kinh bỏ qua Nga mà tự mình nhận vai trò số 2 thế giới.
Thực ra còn một nguyên nhân khác nữa. Đó là sự ngộ nhận, tính phét lác một tấc đến trời, và thói quen đe dọa ngáo ộp. Cả ba đặc tính này của người Trung Quốc đã làm cho Bắc Kinh hoang tưởng, đã ngộ nhận không chỉ cao hơn Nga mà còn tưởng là sẽ ngang ngửa gần Mỹ.

Đưa ra những đièu trên để mà lường về thế cục sắp tới.
TẠI SAO LẠI LÀ MỸ?
Cuối cùng thì cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ đã thống nhất hiểu ra, rằng Trung Quốc Cộng Sản đã trở thành đối thủ nguy hiểm số 1 của Mỹ.

Bởi lẽ:
1. Một là: Nền kinh tế của Trung Quốc, nhờ vào dân số đông gấp 4 lần, rồi sẽ đến ngày vượt Mỹ về số trị tuyệt đối; Dẫu đó là 30 năm, 50 năm hay 70 năm, nhưng ngày đó tất sẽ đến.
2. Hai là: Số lượng đầu đạt hạt nhân, một ngày rồi Trung Quốc sẽ bằng hoặc vượt Mỹ; Số lượng phương tiện quân sự như tên lửa, máy bay, xe tăng, tàu chiến – ngày Trung Quốc vượt Mỹ đã rất gần; Số lượng quân thường trực thì Trung quốc đã vượt xa Mỹ.
3. Ba là: Điều mà người Mỹ có thể hơn đó là cách biệt về trình độ tiên tiến. Nhưng điều này Trung Quốc không thể đạt tới lại có thể tiệm cận tới. Và Trung Quốc bù đắp khoảng cách công nghệ bằng số lượng áp đảo.
Ngoài những điều trên, người Mỹ còn ý thức được một điều sâu xa khác nữa. Trung Quốc rất man rợ, tàn bạo, ngang ngược. Trung Quốc Cộng Sản còn man rợ, tàn bạo và ngang ngược hơn Trung Quốc Phong Kiến. Sự man rợ, tàn bạo và ngang ngược của Trung Quốc tỷ lệ thuận theo cấp số nhân với sức mạnh của Trung Quốc.
Cho nên, ngày Trung Quốc trở lành thế lực thực sự đe dọa sự sống còn của Mỹ đã hiện ra phía chân trời. Trong một cuộc chiến tranh hủy diệt tổng lực, Trung Quốc có cơ may lớn hơn về sự sống sót nhờ vào dân số. Đó cũng là điều Trung Quốc nguy hiểm hơn Nga. Đó cũng là điều người Nga biết Trung Quốc nguy hiểm hơn Mỹ.
NHIỆM VỤ CỦA MỸ
Người Mỹ, và nhất là tổng thống Donald Trump, đã nhìn rõ đối thủ tiềm tàng nguy hiểm số 1 của Mỹ, thì không có lý gì mà họ không thấy bài toán cần giải. Có ba bài toán cơ bản.

1. Bài toán thức nhất: Giữ khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc về tiềm lực quân sự và kinh tế – càng xa càng tốt, càng lâu càng tốt.
2. Bài toán thứ hai: Kiềm chế sự trỗi lên ngang ngược ngông cuồng của Trung Quốc.
3. Bài toán thứ ba: Thúc đẩy sự ra đời một thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
TẠI SAO LẠI CÔNG BẰNG THƯƠNG MẠI?
Các luận điểm chính mà TT Donadl Trump lấy làm căn cứ phát động chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là:
- Trung Quốc đã ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ hàng ngàn tỷ USD trong suốt các năm vừa qua. Điều này cho phép Trung quốc sở hữu những công nghệ và sáng chế tiên tiến bậc nhất, gần với Mỹ mọi mặt. Hơn thế nữa nó đưa lại cho Trung quốc lợi thế giá thành thấp giúp hàng hóa Trung Quốc tràn ngập – chiếm thị phần áp đảo trên thị trường.
- Thâm hụt trong cán cân thương mại với Trung Quốc hàng năm rất lớn (như năm 2018 là 621 tỷ USD).
- Trung Quốc cài đặt thiết bị gián điệp.

- Trung Quốc làm hàng nhái.
- Trung Quốc ngầm hỗ trợ cho hàng hóa Trung quốc xuất Mỹ.
- Trung Quốc ngầm giữ giá đồng Nhân dân tệ để dành lợi thế thương mại.
- Trung Quốc ngầm đặt những rào cản để làm khó cho hàng Mỹ xuất vào Trung Quốc.
Và còn những nguyên nhân che dấu khác nữa. Tổng thể đã tạo ra sự không công bằng trong thương mại Mỹ – Trung.
Với lý do thiết lập lại ‘công bằng thương mại”, TT Donald Trump đã thuyết phục được G7 thành một mặt trận đồng minh trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Điều này vô cùng quan trọng ở 3 nguyên do chính.
1. Một là, các nước G7 sẽ thay thế Trung Quốc trong thương mại với Mỹ.

2. Hai là, các nước G7 sẽ thành đối thủ tham chiến thương mại chống Trung Quốc.
3. Ba là, TT Donald Trump có chỗ dựa vững chắc để có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp, buộc các công ty Mỹ phải rời khỏi Trung Quốc.
Bản thân các nước G7 cũng từng hứng chịu sự không công bằng thương mại với Trung Quốc.

Chính sự không công bằng thương mại đã giúp Trung Quốc lớn mạnh về kinh tế và sở hữu công nghệ tiên tiến theo sát Mỹ và Phương Tây. Hiện nay thì Trung Quốc đã vượt 6 /7 thành viên G 7 và chỉ đứng sau Mỹ.
TẠI SAO TT DONALD TRUMP THÚC ĐẨY ĐƯA NGA TRỞ LẠI G7?
Đó là vì Trung Quốc.
Ông Donald Trump klhông muốn đẩy Nga mãi vào vùng cô lập, đến mức Nga phải sà vào lòng Trung Quốc, làm cho Trung Quốc mạnh thêm khắp mọi nơi.
Ông Donald Trump không muốn để Nga rơi vào hoàn cảnh đến nỗi, bất cứ việc gì trên trường quốc tế, cứ Mỹ ủng hộ là Nga chống đối, dù đó là lẽ phải. Điều này không những không cho phép giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp mà ngay cả các vấn đề đơn giản cũng không tìm được lời giải. Cuối cùng thì đây chính là điều Trung Quốc chờ mong.
Không viện dẫn nhiều thí dụ minh chứng. Chỉ lưu ý rằng:

- Mỹ rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung không phải vì Nga vi phạm mà vì Trung Quốc đứng ngoài hiệp ước.
- Cứ cô lập Nga mãi thì không chỉ Trung quốc mạnh mà các vấn đề Bắc Triều Tiên, Iran, Syrie không bao giờ có lối thoát.
Một điều nữa, có thể TT Donald Trump không nói ra, nhưng ngầm hiểu, rằng kéo Nga lại thì Nga dân chủ hơn.
XUỐNG THANG LÊN THANG
Chính sự ủng hộ “công bằng thương mại” của G7 thành một liên minh chống Trung Quốc đã buộc Trung Quốc phát ngay tín hiệu đàm phán trở lại. Nhưng đây cũng là một nấc thang mới của trò chơi thương mại Mỹ – Trung.
1. Trung Quốc một mặt cho Phó Thủ tướng Lưu Hạc gửi đi thông điệp: “Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thương mại với Washington thông qua đối thoại "bình tĩnh"”. Mặt khác Trung Quốc lại cho TBT Thời báo Hoàn cầu là Hu Xijin chia sẻ trên Twitter:

"Căn cứ vào những gì tôi biết, các nhà đàm phán hàng đầu Trung Quốc và Mỹ đã không điện đàm trong những ngày gần đây. Cả hai bên vẫn duy trì liên lạc ở cấp độ kỹ thuật nhưng không đáng chú ý như Tổng thống Trump đã nói. Trung Quốc không thay đổi lập trường. Trung Quốc sẽ không nhún mình trước áp lực của Mỹ".
Đó là trò quen thuộc của Trung Quốc: vừa xuống thang lại vừa lên thang, để giảm căng thẳng , không bị mất mặt, không bị yếu thế.
2. Về phía TT Donald Trump thì ông nắm bắt và tung cao hơn vì ông cũng là bâc thầy của trò chơi thương thuyết.
Cho nên TT Donald Trump thông tin ngay, rằng “ đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc "tốt hơn nhiều" so với bất kỳ thời điểm nào trước đây và dự đoán sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại sau những động thái “tích cực” của Bắc Kinh.
3. Thực ra trò nắn gân nhau giữa Mỹ – Trung đã quá quen thuộc. Ông Donald Trump thì muốn Trung Quốc “xuống thang”. Còn ông Tập thì chỉ “giả vờ xuống thang”. Vấn đề là cả 2 bên có lừa nhau mãi được không?
Không thể đưa đẩy được mãi. Lần này với cả G7 vào cuộc thì xác suất lớn là Trung Quốc phải chịu lùi một bước. Cái bước đó dài bao nhiêu mà thôi.
ĐÔI LỜI VỀ NGA
Dẫu đại diện Liên minh châu Âu có phản đối bao nhiêu thì cuối cùng ông Donadl Trump cũng kéo được Nga trở lại G7 trong nhiệm kỳ này của ông. Nước Nga cần cho ông trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Hai quốc gia rường cột của G7 là Đức và Pháp cũng đang muốn giảm căng thẳng với Nga.
Sự gần lại của Nga với G7 có lợi rất nhiều cho thế giới. Bởi vì Nga bớt bị cô lập thì sẽ không rơi vào tình thế cực chẳng đã mà “kết duyên” với con “đĩ già đời” Trung Quốc. Bởi vì Nga gần G7 thì đối đầu NATO – Nga sẽ bớt căng thẳng. Bởi vì Nga gần châu Âu thì sự độc tài thuyên giảm mà sự dân chủ sẽ gia tăng tại Nga.
Cho nên nước Nga rất cần một sự thay đổi. Sự thay đổi sẽ có lợi lớn cho nhân dân Nga và cả nhân dân các nước thuộc Liên Xô trước đây. Tình thế nước Nga hiện nay là tình thế nhân loại ngoài nước Nga và nhân loại trong nước Nga không mong muốn.

N.N.C.
Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét