Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2023

20231022. QUANH VẤN ĐỀ 'KHÔNG GIAN MẠNG'

  ĐIỂM BÁO MẠNG


LUẬT VỀ 'AN NINH MẠNG' CỦA VIỆT NAM 
QUÁ KHẮT KHE!
TRƯƠNG NHÂN TUẤN/ FB/TD 21-10-2023


Luật về "an ninh mạng" của Việt Nam tôi thấy là quá khắt khe, đặc biệt các điều liên quan đến vấn đề "an ninh và trật tự công cộng".
Nguyên nhân việc "khắt khe" này, theo tôi, có thể đến từ sự ngộ nhận về "chủ quyền không gian mạng".
"Không gian mạng" không thể so sánh với "không gian" vật lý, kiểu Việt Nam có (quyền) chủ quyền đối với vùng trời, vùng biển đúng theo qui định của các bộ luật (công ước) liên quan (mà Việt Nam đã ký nhận). Việt Nam không hề có một thẩm quyền nào đối với "không gian mạng", đơn giản vì Việt Nam chưa có "lập" ra một "không gian mạng" riêng cho người dân của mình. Việt Nam cũng chưa có đóng góp nào đáng kể để mở mang "không gian mạng" quốc tế hiện hữu. Ngay cả những bó "cáp quang" nối Việt Nam vào mạng thế giới cũng thuộc sở hữu của các tập đoàn nước ngoài. Vì vậy, nói Việt Nam có "chủ quyền không gian mạng" là khiên cưỡng.
Riêng trong vấn đề "an ninh mạng", Việt Nam có "thẩm quyền" kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi gây "tội phạm không gian mạng" làm thiệt hại cho công dân mình, cho an ninh xứ sở của mình.
Những điều mà luật An ninh mạng của Việt Nam qui định về "nói xấu lãnh đạo", "xuyên tạc lịch sử" hay về "gây rối trật tự công cộng"... theo tôi là khắt khe. Vì luật Dân sự và luật Hình sự của Việt Nam đã ghi rõ thế nào là các tội phạm liên quan và hình phạt tương ứng. Ngoài ra luật An ninh mạng còn có điều luật cho phép tuyên giáo "phản biện" những ý kiến "không đúng" tiêu chuẩn.
Trường hợp các "mạng xã hội" như Facebook, Twitter, Amazon, Google, Microsoft v.v... là các tập đoàn tài phiệt thuộc sở hữu nước ngoài. Họ "làm chủ kỹ thuật", tức họ có "chủ quyền về công nghệ kỹ thuật số". Người xử dụng các trang mạng xã hội của họ (YouTube, Facebook, Twitter...) đến từ năm châu bốn biển. Họ viết đủ thứ ngôn ngữ khác nhau. Người Việt Nam ở Pháp gặp người Việt Nam ở Hà nội, ở Sài gòn, họ hát cho nhau nghe, họ viết cho nhau đọc, họ "like", họ phản biện, họ "haha"... này kia. Chỉ có những "moderators" của các mạng xã hội này có "thẩm quyền" trừng phạt những "người chơi" đã phạm luật chơi do "nhà mạng" đặt ra. Nhớ có lần TT Trump bị cả Facebook và Twitter cấm chỉ, không cho chơi nữa. Bởi vì ông Trump "phạm luật" do nhà mạng đặt ra. Luật đó gọi là "tiêu chuẩn cộng đồng". Nội dung đại khái, nếu so sánh, tiêu chuẩn này phản ảnh luật lệ ở ngoài đời.
Theo tôi một bài viết nếu thấy có nội dung không lành mạnh, chỉ cần moderators xóa bỏ là đủ. Không cần tới luật An ninh mạng. Một người nhiều lần vi phạm, người này có thể bị thẻ đỏ (như ông Trump).
Cái gì Việt Nam cũng giới hạn. Công nghệ về "số" Việt Nam đang ở đâu trong quá trình phát triển? Bây giờ người ta đã bước qua AI mà Việt Nam còn lẹt đẹt ở 1.2. Phát triển hay không là đầu óc người dân có "khai phóng" hay không?
Nhiều người Anh, Mỹ, Pháp... làm giàu nhờ làm YouTube, làm mạng xã hội nọ kia... Đó là một hình thức kinh doanh mới. Nếu họ đóng thuế đầy đủ thì làm sao cấm họ được?
Tôi thấy nhiều người Việt Nam làm mạng xã hội xuất sắc, vì có hàng triệu đợt người theo dõi. Họ bỏ xa những YouTubers nổi tiếng Tây phương. Uổng cái họ bị bắt vì luật An ninh mạng. Nếu không, họ cũng có thể kiếm bộn tiền và nhà nước cũng có thêm chút đỉnh thuế.

KHÔNG GIAN MẠNG LÀ GÌ? BẢO ĐẢM AN NINH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
DIỄM MY/law.net 29-12-2022
1. Không gian mạng là gì?
Theo khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018, không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
2. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
* Trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, truyền đưa thông tin có nội dung sau:
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
+ Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
+ Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
+ Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
* Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
- Xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng;
- Ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung vi phạm trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
- Không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung vi phạm khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
* Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
(Điều 26 Luật An ninh mạng 2018)
Diễm My

VỤ BẮT GIỮ NGỌC TRINH CÓ TIỀM NĂNG THÀNH MỘT VỤ ÁN TIỀN LỆ
ĐẶNG SƠN DUÂN/ FB/TD 20/10/2023


Khác với vụ Phương Hằng, vụ bắt giữ Ngọc Trinh có tiềm năng trở thành một vụ án tiền lệ khi mà hành vi gây rối trật tự công cộng của cô bị cho là xảy ra trên không gian mạng.
Việc Ngọc Trinh biểu diễn mô tô rõ ràng là vi phạm pháp luật, nhưng điều gây tranh cãi ở đây là việc bắt giữ và truy tố hình sự liệu có tương xứng với hành vi?
Tất nhiên, có thể đây là một vụ án điểm để phục vụ mục đích răn đe hay hồi chuông cảnh tỉnh nào đó, nhưng ở đây chỉ xem xét dưới khía cạnh pháp lý, và chúng ta cũng không tranh luận về chuyện cô ấy có khinh suất, vô trách nhiệm hay có đáng lên án hay không.
Theo tường thuật của truyền thông, có thể thấy lý do chính dẫn đến việc cô bị bắt không phải ở bản thân các hành vi lái xe và sử dụng giấy tờ giả, mà là từ việc “đăng tải, phát tán nội dung các video clip của các tài khoản nêu trên có ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ, đặc biệt đây là tài khoản mạng xã hội được hàng triệu người theo dõi”.
Tuy nhiên, điều khiến người ta lo ngại là sự mơ hồ trong những cáo buộc này.
Thứ nhất là thiếu định nghĩa và tiêu chuẩn rõ ràng. Định nghĩa “có ảnh hưởng xấu” là như thế nào và nó được định lượng hoặc đo lường như thế nào? Luật pháp không đưa ra các thông số hoặc tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu có thể dẫn tới cáo buộc hình sự. Nếu không có các tiêu chí cụ thể, được xác định rõ ràng, chúng ta sẽ phải đối mặt với viễn cảnh đáng lo ngại về việc áp dụng và giải thích luật một cách tùy tiện.
Không thể phủ nhận Ngọc Trinh với tư cách là người nổi tiếng trên mạng xã hội có thể có sức ảnh hưởng nhất định nào đó trong mắt công chúng. Tuy nhiên, danh tiếng và có thể cả tai tiếng của cô không nên bị hiểu sai là bằng chứng của hành vi sai trái hình sự.
Nổi tiếng trong mắt công chúng thường đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự giám sát và chỉ trích nhiều hơn, các kỳ vọng về hành vi và ứng xử sẽ cao hơn. Những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và những người nổi tiếng hẳn nhiên có trách nhiệm xem xét tác động tiềm tàng từ nội dung của họ.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là các cá nhân chọn lựa theo dõi các tài khoản mạng xã hội một cách tự nguyện. Trách nhiệm diễn giải hoặc bị ảnh hưởng bởi nội dung trước hết thuộc về những người theo dõi, đồng thời là trách nhiệm của phụ huynh, gia đình và hệ thống giáo dục trong việc hướng dẫn con em của họ phân biệt đúng và sai.
Không nên áp đặt trách nhiệm quá mức, ở đây là trách nhiệm hình sự, đối với người có ảnh hưởng về hành động, lựa chọn hoặc quyết định của những người theo dõi họ. Nếu nói về tác động xấu thì có lẽ một clip ca nhạc của một ca sỹ trẻ cực kỳ nổi tiếng cách đây không lâu sẽ có ảnh hưởng xấu hơn đối với giới trẻ, chỉ qua một khung cảnh tự hủy. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không thể áp đặt trách nhiệm hình sự lên chàng ca sỹ này.
Thứ hai, ở đây ta thấy có một thống kê về lượt tương tác – thích, bình luận, chia sẻ…, nói chung là con số rất lớn. Sự nhấn mạnh về các thông số này khiến người ta có xu hướng hiểu là nếu một ai khác cũng có hành vi như vậy, nhưng không được mấy like, thì sẽ không bị truy tố?
Những người nổi tiếng, cũng giống như bất kỳ ai khác, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về hành vi phạm tội. Luật pháp không phân biệt đối xử giữa người dân bình thường và người nổi tiếng. Các quyền của Ngọc Trinh cần được bảo vệ mạnh mẽ như bất kỳ công dân nào khác, dù công chúng yêu ghét cô ấy thế nào.
Ở đây, chúng ta không thể không thắc mắc liệu có một tiêu chí nào về số lượng hay không. Đạt bao nhiêu tương tác thì bị truy tố?
Trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào, điều bắt buộc là các cá nhân phải nhận thức được những hành vi nào bị coi là bất hợp pháp và bị truy tố (về đăng tải, phát tán). Luật pháp cần quy định rõ ràng và minh bạch cho công dân, cho phép họ hiểu được ranh giới của các hành vi có thể chấp nhận được và hành vi bị truy tố hình sự.
Nếu không có sự rõ ràng như vậy, bất kỳ ai cũng có thể vô tình nhận ra mình đã phạm luật, bởi họ không chắc chắn về điều gì cấu thành hành vi vi phạm luật.
Pháp luật phải là ánh sáng dẫn đường chứ không phải là mối đe dọa mơ hồ treo lơ lửng trên đầu mỗi cá nhân. Nó phải cung cấp các thông số cần thiết để phân biệt giữa hành vi hợp pháp và trái luật, không có sự mơ hồ hoặc có chỗ cho những diễn giải tùy tiện.

NGỌC TRINH VÔ TỘI !
CHU VĨNH HẢI/ FB 21-10-2023


Các clip được Ngọc Trinh đăng tải khi chạy xe motor thực chất chỉ là các động tác trong bài tập Motorbike Stunt, một môn thể thao biểu diễn liên quan đến Motor thể thao, được thực hiện trong sân tập lái xe, chẳng lên quan gì đến đua kéo hay gây rối TT công cộng như cáo buộc của cơ quan công an.
Trinh mới chơi các động tác cơ bản như bốc đầu (Wheelie) hay bốc đuôi (stopies) dành cho người mới chơi. Cô ấy có đội mũ bảo hiểm, gang tay, giầy, tập cùng huấn luyện viên… những thứ bắt buộc phải có để đảm bảo an toàn cho người chơi.
Cả Stunt hay Gymkhana… nói cho cùng chỉ là các môn thể thao đòi hỏi kỹ năng điều khiển xe phân khối lớn, nhưng tạo hình ảnh ấn tượng khá mạnh nên thường được các hãng xe, hãng bán nhớt, đồ chơi xe…khuyến khích và tổ chức tập luyện, thi đấu nhằm thông qua đó kinh doanh các sản phẩm phái sinh xung quanh chiếc xe thể thao. Chiếc xe thể thao phân khối lớn cũng là nguồn thu đáng kể của CP, chiếc xe 1 tỉ thì cõng hơn 600 triệu tiền thuế các loại.
Đó là hoạt động thể thao lành mạnh, mang lại lợi ích cho người chơi (sức khỏe và tinh thần), cho người bán xe, và cho cả chính phú (thu thuế), như đã nói ở trên và không ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, như cáo buộc.
Chơi Motocycle Stunt hay Gymkhana tuyệt đối không phải là hành vi gây rối trật tự công cộng, nếu Công an tp HCM ghét Ngọc Trinh đến mức phải bắt cho bõ ghét, các anh nên tìm 1 cái cớ khác văn minh hơn.
Ai ghét kệ, gã không bao giờ ghét cô ấy.
Ngọc Trinh vô tội!

Chu Vĩnh Hải

https://www.facebook.com/hai.chuvinh.58?__cft__[0]=
https://www.facebook.com/hai.chuvinh.58?__cft__[0]=
Tất cả cảm xú



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét