Thứ Năm, 16 tháng 2, 2023

20230217.Ý KIẾN TRƯỚC THỀM HỘI NGHỊ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN

   ĐIỂM BÁO MẠNG

KHÔNG PHẢI CHỈ 'GIẢI CỨU ' BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN LÊ/ VNN  16-3-2023

Thị trường bất động sản "ách tắc" phải tìm cách khơi thông giống như khơi thông những mắt xích trong nền kinh tế, chứ không phải chỉ "giải cứu" cho bất động sản - ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Gỡ vướng ở dòng tiền, pháp lý dự án

Là một trong số các chuyên gia sẽ có mặt tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, chia sẻ với PV. VietNamNet, ông Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho hay: Không nên dùng từ "giải cứu" thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản là thị trường khá quan trọng, quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế, với thị trường tài chính, tiền tệ.

“Khi thị trường bất động sản ‘ách tắc’ phải tìm cách khơi thông giống như khơi thông những mắt xích trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bình ổn, bình thường của bất động sản cũng như nền kinh tế; chứ không phải chỉ là ‘giải cứu’ cho bất động sản.

Chúng ta phải tìm ‘nút thắt’ của tăng trưởng kinh tế, cũng như ‘nút thắt’ của nền kinh tế nói chung đang nằm ở đâu thì hiện ‘nút thắt’ đang nằm ở khu vực bất động sản.

Do vậy, chúng ta phải tháo gỡ ‘nút thắt’ này để phát triển, khơi thông nguồn lực, vận hành thị trường bất động sản trở lại bình thường; điều này sẽ tác động thúc đẩy kinh tế phát triển, chứ không phải chỉ để gỡ khó cho bất động sản”, ông Cường nhấn mạnh.


Chuyên gia, doanh nghiệp đưa nhiều giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản trước thềm diễn ra hội nghị về bất động sản. (Ảnh: Hoàng Hà)

Theo vị chuyên gia, cái vướng của bất động sản hiện nay nằm ở yếu tố nguồn hỗ trợ tài chính. Các luồng dòng tiền đang bị đứt gãy, không lưu chuyển được từ bất động sản vào thị trường; hàng hóa không lưu thông được, nguồn tài chính hỗ trợ không có nên cần xem giải pháp để khơi thông nguồn tài chính, hỗ trợ tài chính, đưa sản phẩm bất động sản vào thị trường tiêu thụ, tạo ra di chuyển, luân chuyển của dòng tiền.

Tuy nhiên, để làm được việc đó, theo ông Cường, lại đang vướng yếu tố về luật pháp, pháp lý làm cho các sản phẩm không thể đưa vào thị trường, dự án không vận hành được… Do đó, cần giải quyết những vấn đề vướng mắc, tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy dự án được vận hành. 

Bên cạnh đó, theo ông Cường, bản thân các doanh nghiệp bất động sản cũng phải tự cân đối lại, cấu trúc lại các nguồn lực, cấu trúc lại cơ cấu đầu tư để làm giảm các khâu bị phân tán nguồn lực. Đồng thời, lựa chọn những phân khúc phù hợp để sớm đưa vào thị trường. 

Chỉ bơm tiền mà dự án không có thì không ổn

Là một doanh nghiệp bất động sản, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản (EZ Property) đánh giá, các cuộc họp về tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước tuần trước hay hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững sắp diễn ra… đều là những động thái tích cực, quyết liệt của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Trong đó, vấn đề về vốn và pháp lý là hai yếu tố lớn cần phải xử lý. “Hiện chưa có chương trình, hành động cụ thể nào, chỉ chủ yếu là doanh nghiệp đề xuất. Cần hoàn thiện khung pháp lý cho các dự án để đảm bảo thị trường phát triển ổn định. Còn nếu chỉ bơm vốn vào thị trường mà dự án không có thì cũng không ổn. Các dự án đang tắc rất nặng nề về pháp lý, không tháo gỡ sẽ rất khó", ông Toản nói và dẫn chứng, chẳng hạn, Luật Đất đai và Luật Đầu tư ‘vênh’ nhau. Lúc lựa chọn chủ đầu tư theo Luật Đầu tư thì được phép, nhưng khi áp Luật Đất đai để bàn giao đất cho nhà đầu tư thì lại vướng.

Cùng với đó, ông Toản nêu thực tế lãi suất quá cao. “Nếu được phép vay cũng không dám vay vì làm cũng chết, bởi trong lúc thị trường đang khó khăn, đầu ra các sản phẩm không bán được. Bất đắc dĩ dự án đang triển khai dở dang phải làm tiếp, còn lại đa phần nằm im chờ thời”, ông Toản nói thêm.

Theo vị lãnh đạo này, cùng với đó, nên có những gói hỗ trợ lãi suất cụ thể dành cho các đối tượng mua nhà, như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây thì sẽ kích cầu thị trường.

Tuy nhiên, ông Toản cũng cho rằng, Nhà nước đưa ra định hướng nhưng bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải tự chủ, phải vận động, tự cơ cấu lại sản phẩm, nguồn vốn, dự án để phù hợp với tình hình thị trường chung. 

“Khi nguồn cung không có nhưng nhu cầu ở thực vẫn có, những đối tượng này chỉ đáp ứng khoản tiền vừa phải 2-3 tỷ đồng mua nhà để ở chứ người ta không có hàng chục tỷ để mua biệt thự ngoại ô hay khu đô thị mới… nên cần điều chỉnh lệch pha cung-cầu”, ông Toản phân tích.

ĐỪNG BẮT NỀN KINH TẾ LÀM 'CON TIN' ĐỂ KÊU GỌI GIẢI CỨU

 BẤT ĐỘNG SẢN

TIẾN LONG/ TT 9-2-2023

Người ta hay dọa nền kinh tế, bắt nền kinh tế làm con tin để kêu gọi giải cứu bất động sản. Nếu bây giờ chúng ta e sợ những "đe dọa" đó, đi giải cứu bất động sản thì biết bao giờ mới thoát ra được sự lệ thuộc vào bất động sản.

Đừng bắt nền kinh tế làm con tin để kêu gọi giải cứu bất động sản - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Ảnh: NVCC

Trước những lời kêu gọi "giải cứu" thị trường bất động sản trước nguy cơ khủng hoảng, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM - có góc nhìn ngược lại: "Giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh bởi cầu tăng, nhưng cần nói rõ cầu này là cầu đầu cơ. Cầu thực là nhu cầu mua bất động sản để làm chỗ ở, nơi sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình kinh tế… sẽ không lớn như vậy.

Bây giờ, khi cầu đầu cơ không còn mạnh, nó khiến cho giá chững lại hoặc giá giảm, đó là một điều tốt cho thị trường, không cần phải giải cứu. 

Việc giải cứu đã bị nhân danh và lợi dụng quá lâu rồi. Chúng ta đừng làm mất đi tính hiệu quả và vẻ đẹp của thị trường bằng những hành động gọi là giải cứu".

Không cần phải giải cứu bất động sản

Theo ông Bảo, việc cho rằng thị trường bất động sản "đóng băng" khi giao dịch chậm lại, không nhộn nhịp như trước là rất cảm tính. Trước đây, thị trường bất động sản phát triển quá nóng, kiểu mua đi bán lại đầu cơ quá nhiều. 

Một căn nhà hay lô đất tại nhiều dự án được mua đi bán lại, cố tình tạo ra một chu kỳ vòng quay rất lớn, thổi phồng giá lên. Đến lúc này, khi có những trục trặc, bất ổn vĩ mô, nếu gọi thị trường "đóng băng" là không đúng.

"Đóng băng dùng để ám chỉ những thị trường mất thanh khoản một cách rất nặng nề, khi đó tài sản bỏ không, không mua bán, không sử dụng, tất cả mọi người phải ngồi yên trong một thời gian dài. Nói đóng băng phải nhìn nhận thấu đáo, toàn diện, định lượng hẳn hoi.

Không nên chỉ dựa vào nhận định của các nhà đầu tư, đầu cơ bất động sản vốn quen với một chu kỳ làm ăn quá nhanh, quá thuận lợi, bây giờ không thuận lợi, lợi nhuận không như mong muốn cho là đóng băng", ông Bảo phân tích và cho rằng những gì diễn ra trên thị trường bất động sản trong mấy tháng qua chỉ là sự điều chỉnh chậm lại.

Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng giải cứu là "liều thuốc đặc trị", chỉ được sử dụng trong tình huống nguy nan, khẩn cấp. Lúc này, nếu Nhà nước có đủ nguồn lực, ngành nghề nào cũng cần được giải cứu.

Người nông dân không xuất khẩu được nông sản, doanh nghiệp sản xuất đang thiếu nguyên liệu, đơn hàng… đều xứng đáng giải cứu. Nếu xếp theo thứ tự ưu tiên, chính những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thực của nền kinh tế phải được hỗ trợ trước hết.

Hiện có những doanh nghiệp khó khăn, buộc lòng phải nhận đơn hàng chưa từng sản xuất, không phải thế mạnh và điều chỉnh giá bán cho đối tác ở mức hòa vốn để duy trì sản xuất, giữ chân người lao động. Chúng ta nên xem xét những chính sách ưu tiên cho họ tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ thuế phí...

"Hỗ trợ cho những doanh nghiệp này sẽ đảm bảo được sức khỏe cho nền kinh tế, đảm bảo năng lực sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. 

Một nền kinh tế thực càng khỏe mạnh, nó càng đảm bảo được khả năng chống chịu trước những cú sốc, biến động. Ngược lại, nền kinh tế ốm yếu sẽ dễ hấp thụ những cú sốc", ông Bảo kiến nghị.


Dự án bất động sản tại TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Q.Đ.

Thay vì giải cứu, nên tập trung ổn định lãi suất và tỉ giá

Thay vì "giải cứu" bất động sản, theo ông Bảo, nên tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn định lãi suất và tỉ giá. Nếu lãi suất tăng quá cao sẽ là một đòn chí mạng vào sức khỏe nền kinh tế, vì nó giáng vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vào túi tiền và cuộc sống của người dân.

Giữ được mức ổn định lãi suất sẽ làm cho doanh nghiệp không nản chí, ngược lại, nếu lãi vay quá cao, họ sẽ đình chỉ hết tất cả dự án, các ý tưởng kinh doanh. Người tiêu dùng cũng sẽ không nghĩ đến việc chi tiêu tiêu dùng, đầu tư hay trang trải cho cuộc sống.

"Ổn định lãi suất và ổn định tỉ giá có ý nghĩa rất lớn đối với ổn định vĩ mô. Nếu dừng được đà tăng lãi suất, đồng thời giữ ổn định tỉ giá hối đoái sẽ củng cố lòng tin của người dân đối với sức mạnh của tiền đồng, giúp ổn định kỳ vọng lạm phát", ông Bảo nhấn mạnh và cho rằng hiện giờ không nên tuyên bố nới room tín dụng cho bất động sản để giữ vững lập trường thắt chặt, ổn định tiền tệ, kiểm soát giá cả và ổn định lạm phát.

Mặt khác, không nên nới room tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho bất động sản, bởi thị trường bất động sản quá mang nặng tính đầu cơ, như một cái hố đen, hút hết tất cả mọi nguồn vốn vào trong đó. Nếu giải cứu bất động sản lúc này, không biết bao nhiêu vốn là đủ.

Nếu nới room tín dụng để bơm thêm 100.000 tỉ vào thị trường cũng không đủ để "giải cứu" thị trường bất động sản. Nếu không kiên định quan điểm không nới room tín dụng (chính là không tăng cung tiền), chúng ta đã thổi vào suy nghĩ của người dân một thông điệp rằng chính sách tiền tệ có thể nới lỏng, điều đó sẽ tạo ra kỳ vọng lạm phát. Những người đang có ý đầu cơ, lại nuôi hy vọng và ra quyết định.

"Ở Việt Nam bất động sản được dung dưỡng, ai cũng nghĩ tới bất động sản như một nơi tạo ra lợi nhuận không ngành nghề nào bằng. Mọi người thay vì suy nghĩ, nung nấu và triển khai những ý tưởng kinh doanh tốt đẹp thì lại đổ xô đi mua bán đất kiếm lời. Đất như hố đen nó hút tất cả mọi thứ vào trong đó, và những ý tưởng sáng tạo đó sẽ mất dần, người ta sẽ từ bỏ nó.

Cần xem những bất ổn, điều chỉnh của thị trường, nguy cơ bong bóng nợ xấu, những dự án sai phạm là khối u của nền kinh tế. Cắt khối u đi sẽ rất đớn đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng điều đó sẽ mở ra một tương lai khỏe mạnh, hơn là chúng ta tiêm quá nhiều thuốc giảm đau rồi băng bó lại. Khối u mãi vẫn còn", ông Bảo cảnh báo.

DOANH NGHIỆP THỔI GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN LÊN TRỜI RỒI “CÀO MẶT” KÊU GÀO GIẢI CỨU!
MAI BÁ KIẾM/ FB BVN 15-2-2023

DOANH NGHIỆP BĐS LIỆU ĐÃ QUA CƠN BĨ CỰC?
Thời gian qua, ngân hàng siết lãi suất cao vút là theo kiểu giê’t nhầm còn hơn bỏ sót. Đúng ra chỉ cần siết các DN BĐS vay quá nhiều, thanh khoản kém, rủi ro về tài chính quá cao. Chuyện này mình nghĩ là đương nhiên phải làm.
Nhưng vì từ trước đến giờ, chắc DN dùng nhiều bài lách luật, để kiểu gì cũng vay được. Nên các ngân hàng mới chơi bài đánh cá bằng mìn, chết hết cả cá lớn cá bé. Việc này là do sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước thôi. Chứ ngân hàng thương mại với BĐS là anh em, cùng sống cùng chết. Mấy DN BĐS mà tèo thì kéo theo vài ngân hàng thương mại là chắc. Nên hở ra là anh em lại nương tựa nhau ngay.
Đợt giảm lãi suất này mình cho là do Ngân hàng nhà nước bật đèn xanh để cho DN còn có cửa sống. Chứ lãi suất cao cho cả làng thế này là bóp chết DN, đương nhiên gồm cả DN BĐS.
Tuy nhiên, thời điểm đen tối nhất của DN BĐS vẫn còn chưa tới đâu, bây giờ là nới tý để thở thôi. Vì luật Đất đai vẫn còn chưa vào kỳ họp QH, cơ chế về thuế vẫn đang còn mông lung. Nên người dân vẫn còn phải nghe ngóng, chưa xuống tiền đâu. Đang có đề xuất thuế đến 1 tỷ khi sở hữu căn nhà thứ 2.
Mình nghĩ việc điều chỉnh luật và thuế mới là vấn đề ảnh hưởng lớn tới thị trường BĐS. Lãi suất chỉ là vấn đề ngắn hạn mà thôi. Bởi vì siết anh em đầu cơ tức là đánh vào thành phần mua nhiều BĐS nhất, đấy mới là khách hàng chủ yếu của DN BĐS.
Mình nghĩ cái mà CP và Quốc hội cần động não nhất là nghĩ xem đổi luật thế nào, kiểm soát giá BĐS để đánh thuế ra sao, số liệu về sở hữu BĐS thế nào. Còn việc các ngân hàng cho vay bố láo thì cứ mạnh dạn để cho chết chung với DN BĐS yếu kém.
Chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ đâu. Khổ nỗi là thể chế lừa lai ngựa này nó lại cứ muốn lá rách đùm lá lành, lấy của người nghèo chi cho người giàu, nên không dám để DN và ngân hàng phá sản.
Dương Quốc Chính
***
Ngày 6/2/2023, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chủ trì “cuộc họp kín” nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản (BĐS), để dàn dựng cho cuộc họp công khai "thành công tốt đẹp": Hội nghị tín dụng BĐS vào ngày 8/2/2023.
Các tập đoàn BĐS xin NHNN cho phép họ được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong vòng 24-36 tháng, vì lý do cổ phiếu mất giá và phát hành trái phiếu mới không được!
Trong khi đó, dư nợ tín dụng BĐS cuối năm 2022 đạt 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 24,27% so với cuối năm 2021, là lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua.
Theo phân khúc dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,6%, KCN và KCX 2,67%, nhà ở xã hội 0,71%. Nghĩa là, các NHTM cho DN vay xây nhà ở xã hội không đáng kể, người nghèo không có nhà ở đếch hưởng được con mẹ gì từ dư nợ tín dụng BĐS tăng trưởng cao ngất này!
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM Lê Hoàng Châu cho biết: “Năm 2022, phân khúc nhà ở cao cấp tại TPHCM chiếm 80%, còn lại 20% là nhà ở trung cấp”. Tức là, các DN trong Hiệp hội đéo có xây một căn hộ nhà ở xã hội nào mà bây giờ “cào mặt” la làng “Các DN hiện nay không có thanh khoản, có DN giảm 50% lương, sa thải 70-80% nhân viên”.
Xin lỗi Lê Hoàng Châu, DN hiện nay không có thanh khoản kệ mẹ nó! Chúng mày thổi giá BĐS lên trời hưởng lợi 30 năm nay rồi không hạ giá, bán đổ bán tháo, mà đòi ngân hàng giải cứu là sao?
Từ lâu, giá cả BĐS đã thoát ly khỏi giá trị thực của nó, do các DN BĐS thổi giá đất để kiếm siêu lợi nhuận. Hiện nay, bong bóng giá BĐS sắp bể, nhưng Hiệp hội BĐS và Hiệp hội ngân hàng không thống kê số lượng BĐS tồn kho, số lượng BĐS đang xây dựng dở dang, số lượng BĐS sắp triển khai… tương ứng với các khoản đầu tư, các khoản nợ của các DN XD, KD BĐS là bao nhiêu? Mà, chỉ biết “cào mặt, ăn vạ”?
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng không có số liệu đó trong tay, nên “mong muốn các DN BĐS chia sẻ với ngành ngân hàng, vì ngành ngân hàng còn phải cân đối nhiều mục tiêu mà cũng vì mục tiêu chung của nền kinh tế”. Mặc dù bà Hồng “đi guốc trong bụng đại gia BĐS” rằng: “Tôi biết có doanh nghiệp ngồi đây triển khai cùng lúc 50 dự án liền. Tôi không hiểu DN sẽ giải quyết thế nào khi gặp khó khăn?”.
70% DỰ ÁN "VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ" MÀ BÁN LÚA NON LÀ LỪA ĐẢO!
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng “thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, 70% vướng mắc của thị trường là ở tính pháp lý”. Bà Hồng ám chỉ “vướng mắc tín dụng” hầu hết do "vướng mắc pháp lý". Và, chỉ có chính quyền mới giải quyết được.
Nhưng hỡi ơi! Hai đời chủ tịch TP Đà Nẵng cùng ở tù vì giải quyết “vướng mắc pháp lý” cho Vũ Nhôm. 3 phó chủ tịch TP HCM ở tù vì giải quyết “vướng mắc pháp lý” cho: Dương Thị Bạch Diệp, Lê Thị Thanh Thúy, Vũ Nhôm và Lê Tấn Hùng. Chưa kể, bí thư và chủ tịch, phó chủ tich tỉnh Bình Dương; chủ tịch, phó chủ tịch Bình Thuận, nhiều lãnh đạo nhiều tỉnh khác cùng ở tù vì giải quyết “vướng mắc pháp lý” cho các DN BĐS.
Bà Hồng không có thẩm quyền giải quyết "vướng mắc pháp lý", lãnh đạo các tỉnh thành đều run tay – lạnh cẳng khi xem xét "vướng mắc pháp lý"! Trong 70% dự án “bán lúa non”, người mua "BĐS hình thành trong tương lai" coi như "sẽ hình thành trong kiếp sau"!
ĐẠI GIA BĐS HÈN HƠN NHỮNG NGƯỜI BÁN HOA TẾT!
Khi thấy những người bán hoa Tết đập bỏ các chậu hoa chiều 30 Tết, tôi muốn khóc vì thương họ, nên không viết bài phê phán thói hét giá cao vào những ngày đầu chợ hoa. Tại sao chúng ta không chửi APPLE’S IPHONE bán nhỏ giọt với giá khủng khi chào một sản phẩm mới cho khách sộp xài trước, rồi sau đó hạ giá dần cho khách bình dân mua.
Tại sao những người bán hoa Tết, mỗi năm chỉ có một lần, không có quyền áp dụng “Chiến lược giá hớt váng (Price Skimming Strategy)” của APPLE’S IPHONE? Nhiều nhà báo, Fbkers còn dạy họ, giả dụ chậu cúc (cao 1m) giá thành 200.000 đ thì bán 400.000 đ đầu vụ thôi, bán chi tới 2 triệu đồng?
Thật ra, nhiều năm trước, khi kinh tế tăng trưởng, người bán hoa Tết áp dụng “chiến lược giá hớt váng” thành công, nhưng 3 năm nay kinh tế khó khăn, khách sộp (Trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, công ty) không còn nhiều tiền chơi sộp nên người bán hoa Tết thất bại!
Trái lại, không nhà báo và Fbkwers nào dám chửi các đại gia BĐS đã không áp dụng “chiến lược giá hớt váng” để người có “thu nhập trung bình” còn cơ hội mua được nhà? Các đại gia BĐS hèn hơn người bán hoa Tết, không dám đập bỏ BĐS dở dang, tồn kho của mình, cũng không hạ giá BĐS, mà cứ “cào mặt” đòi ngân hàng giải cứu!
Bà Hồng không đòi các DN BĐS hạ giá để tự cứu mình, vì hạ giá BĐS thì “tài sản thế chấp ngân hàng” cũng teo lại. Hãy xem Agribank bán đấu giá 5 tài sản thế chấp (QSDĐ của 5 miếng đất trên 2.000 m2/miếng) đảm bảo cho khoản vay của Cty CP Nông dược HAI tại Agribank CN Phú Nhuận. Mức giá khởi điểm trọn gói là 42,036 tỷ đồng, sau đó giảm tới 18 tỷ đồng mà không ai mua!
Agribank 6 lần bán Rolls-Royce Ghost mạ vàng từ 10 tỷ đồng ban đầu đã giảm xuống còn 8,587 tỷ đồng, và 5 lần bán Rolls-Royce Phantom Lửa thiêng 19,41 tỷ đồng, giảm 8,59 tỷ đồng, mà vẫn ế!
Bong bóng BĐS mà bể thì hơn bom hạt nhân! Chỉ có báo Tuổi Trẻ dám chơi bài phản biện: "Đừng bắt nền kinh tế làm "con tin" để kêu gọi giải cứu BĐS" (https://tuoitre.vn/dung-bat-nen-kinh-te-lam-con-tin-de...).
M.B.K.
Nguồn: FB Kiem Mai Ba

COI CHỪNG SÁT THƯƠNG CẢ NỀN KINH TẾ
HUY ĐỨC/ BVN/ TD 15-2-2023


Không ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đứng trước nguy cơ “mất thanh khoản” nhưng cách nói “giải cứu doanh nghiệp BĐS” rất dễ gửi đi một thông điệp sai. Sai cho cả nhận thức của xã hội và sai cả cách tiếp cận cho người làm chính sách.
Vụ án Tân Hoàng Minh (THM) bị khởi tố vào đầu tháng 4-2022 [chưa có kết luận điều tra để chúng ta có thể biết chính xác những sai phạm của THM, nhưng vụ án này] đã làm lung lay một công cụ tài chánh cực kỳ quan trọng: trái phiếu doanh nghiệp. Kênh huy động vốn đang được các doanh nghiệp BĐS khai thác mạnh mẽ này coi như sụp đổ khi vụ án tiếp theo, Vạn Thịnh Phát, bị khởi tố.
Cả thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp, kênh huy động vốn trung và dài hạn vừa bị rơi vào trạng thái “chết lâm sàng”, thị trường BĐS lại phải đối diện với một nguy cơ khác.
Tháng 10-2022 là điểm rơi của một chính sách thắt chặt tín dụng khác của Ngân hàng nhà nước, theo đó, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn từ ngày 01-10-2022 giảm từ 37% xuống còn 34%; từ 01-10-2023 còn 30%; trước 30-9-2021 là 40%.
Trong khi, doanh nghiệp BĐS đang ở trong tình trạng như vậy, về phía nhà nước lẽ ra phải khai thông các thủ tục pháp lý, đảm bảo với người mua nhà, ở những dự án đúng quy định của pháp luật, sẽ được cấp sổ hồng, sổ đỏ… Nhiều nơi, như Đồng Nai, "quay lưng", rút lại giấy phép đã cấp trước đó [cho Novaland]. Người mua nhà bỏ cọc, trả lại trái phiếu trước thời hạn… thay vì đồng cảm, cho nhau giãn nợ để cùng nhau thoát "chết".
Thị trường BĐS tự thân nó đã như con bệnh trầm cảm lại bị ngay “hội chứng cắt thuốc đột ngột”, không chỉ có vật vã đau đớn, một số con bệnh đã ở trạng thái “chết lâm sàng”.
Trái phiếu doanh nghiệp là một định chế tài chính mới được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Bản thân những ràng buộc pháp lý với nó đã không chặt chẽ, việc quản lý lại gần như bị buông lỏng. Trong khi đang thiếu những đánh giá độc lập, trái phiếu doanh nghiệp được phát hành rộng rãi, phần lớn không phải bằng uy tín doanh nghiệp mà bằng uy tín ngân hàng [nơi phát hành] cộng với sự thiếu minh bạch của nhân viên tín dụng.
Các cơ quan chức năng không phải không biết sự mục ruỗng bên trong Vạn Thịnh Phát, FLC… Rất lạ là, thay vì bắt mạch, kê toa khi vừa chớm bệnh, các bên cứ “tọa sơn” chờ cho con bệnh vô phương mới ra tay hạ thủ.
Trong lịch sử non trẻ của kinh tế thị trường Việt Nam, kể từ Nước Hoa Thanh Hương, Minh Phụng – Epco… không phải từng lúc không nhận ra các khối u. Cái lạ của kinh tế thị trường Việt Nam là phải khi có công an, phải đánh án… thì mới tỉnh ra, mới sửa. “Sở hữu chéo” trong ngân hàng, trong nền kinh tế là một vấn đề không mới. Nếu được điều hành dứt khoát, Novaland và Sunshine trong mấy năm qua đã không bỏ ra hàng chục nghìn tỷ để đặt chân vào các ngân hàng, dẫn đến tình trạng gần đây mất thanh khoản.
Chưa bao giờ thị trường tài chánh tiền tệ chịu những áp lực như hiện nay. Hy vọng là bà Thống đốc không nghĩ mình “liễu yếu đào tơ” vì tình thế đang cần một thống đốc bản lĩnh, quyết đoán, sẵn sàng nhận, chịu trách nhiệm và làm tròn trách nhiệm.
Thay vì, tiếp tục đưa ra các mệnh lệnh, tạo áp lực lên các doanh nghiệp (bao gồm các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp bất động sản) tái cơ cấu, cắt giảm chi phí, giảm giá… Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp làm những việc ấy chắc chắn tốt hơn chính phủ. Điều mà các cơ quan chính phủ nên làm lúc này là KHAI MỞ TỪNG ÁCH TẮC trong chính sách.
Thay vì, “rút ống thở”, trong tình huống càng nguy kịch, cơ thể của nền kinh tế càng cần được đảm bảo sao cho “huyết mạch” lưu thông. Sợ trách nhiệm, tìm kiếm an toàn pháp lý cho mình trong lúc này, có thể “sát thương” cả nền kinh tế.
PS: Nghị định 163 quy định trách nhiệm của các cơ quan QLNN có liên quan trong phát hành TPDN bao gồm: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; Sở Giao dịch Chứng khoán…
Trong đó, vai trò của Bộ Tài chính là chủ trì, phối hợp thực hiện, đánh giá tình hình phát hành TPDN và kiến nghị Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi cơ chế. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính về phát hành TPDN theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nghị định không nói nhiều vài trò trách nhiệm của ngành ngân hàng; tuy nhiên, bài viết này nêu một thực tế là, hầu hết TPDN đều được phát hành qua các ngân hàng thương mại theo một phương thức rất thiếu minh bạch, người mua TPDN rất ít biết đến DN mà chủ yếu dựa vào uy tín của ngân hàng “đại lý”. Thực trạng này gần như không được NHNN khuyến cáo hay có động thái chấn chỉnh hữu hiệu.
H.Đ.
Nguồn: FB Truong Huy San

HÃY THẲNG TAY MỘT LẦN ĐI. ĐỦ RỒI!
ĐỖ NGÀ/FB TD 15-2-2023
Cách đây 4 năm, bạn mất 34 năm lao động để mua một căn nhà nhưng hiện nay, bạn phải mất 57 năm. Vậy thì thị trường bất động sản Việt Nam đã cướp mất 23 năm tiền công lao động của bạn chỉ trong 4 năm. Đây có thể ví như trò “siết cổ êm dịu” bởi người dân "mất rất nhiều nhưng nhận được có bao nhiêu"? Đây là sự ăn cướp tàn nhẫn nhất và khó thấy nhất.
Năm 2019 tôi đã tích cóp được 30 năm làm việc, dự tính sang 2023 tôi sẽ mua được nhà. Tuy nhiên, đến năm 2023 tôi lại đợi đến 2046. Nếu tôi ráng dành dụm đến 2046 thì vẫn không thể mà phải đợi thêm 120 năm tiếp. Và cứ thế, người dân bị tước mất quyền an cư một cách tự nhiên mà chẳng mấy ai nhận ra điều đó.
Như vậy, nhà đất cứ mỗi ngày mỗi rời xa tầm với người dân. Khi giá nhà đất quá cao, số người thực sự sở hữu được nhà ít dần, trong khi đó dự án thì vẫn ồ ạt phát triển. Điều tất yếu là thành phố ma xuất hiện gây nên lãnh phí kinh khủng. Đấy là thực trạng thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân là bởi thể chế chính trị mà ra. Đảng Cộng Sản nó giành độc quyền cai trị đất nước nhưng bản chất nó là tham lam và vô đạo đức. Từ tham lam và vô đạo đức nó hình thành nên các nhóm lợi ích như là một lẽ tự nhiên. Nhân là tham lam vô đạo đức thì ắt nó trổ ra quả là các nhóm lợi ích, không thể nào khác được.
Nhóm lợi ích là sự cộng sinh của bọn có quyền và bọn nó tiền. Bọn có tiền làm dự án, bọn có quyền đứng sau làm chính sách hỗ trợ. Mục đích là để hút hết tài sản của dân vào nhóm lợi ích và từ đó chia chát nhau. Thị trường bất động sản trở nên như ngày hôm nay cũng bởi từ đó mà ra.
Khi được “hút máu dân” thì lại tiêu pha hoang phí, giờ trổ bệnh thì đòi nhà nước phải làm chính sách riêng để nuôi sống bọn chúng. Vừa qua VinGroup, Novaland và Hưng Thịnh v.v... đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉnh sửa chính sách để chúng được sống. Chúng nó bảo phải giãn nợ cho chúng, chúng bảo phải hạ lãi suất cho chúng.
Nếu hạ lãi suất để cứu các đại gia bất động sản thì lạm phát mất kiểm soát ai chịu trách nhiệm? Mà lạm phát cao thì khác nào móc túi toàn dân? Khi khỏe, mấy ông đánh chén sức dân chưa đã, giờ lâm bệnh mấy ông còn yêu cầu nhà nước hút máu dân truyền cho các ông? Các ông ăn gì khôn thế?
Biết rằng để cho VinGroup, SunGroup, Novaland v.v... sụm thì sẽ gây ra hiệu ứng domino và nền kinh tế sẽ nát. Tuy nhiên, thà một lần đau rồi đứng dậy từ đống tro tàn, còn hơn cứ hút máu dân nuôi mãi bọn phá hoại nền kinh tế này. Hy vọng, Ngân hàng Nhà nước siết cho ngợp thở bọn bất động sản và Bộ tài Chính tẩy sạch bọn “bán vịt trời” trên thị trường chứng khoán cho bay màu luôn để dân bắt đầu lại. Giờ nát quá rồi, không chữa gì được nữa.
_________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét