Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

20230214. ƯỚC NGUYỆN CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ?

 ĐIỂM BÁO MẠNG

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI LỄ NHẬN HUY

 HIỆU 55 NĂM TUỔI ĐẢNG

VNN 2-2-2023

Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thi đua sôi nổi chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, chiều 2/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Đảng ủy Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:

"Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước,

Thưa các vị đại biểu,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Trước hết, tôi xin cảm ơn Đảng ủy Văn phòng Trung ương đã tổ chức trọng thể Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng - một phần thưởng cao quý cho tôi đúng vào dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh của chúng ta. Tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, các vị đại biểu, các đồng chí đã đến dự buổi lễ trọng thể này, dành cho tôi những tình cảm rất chân thành, trìu mến, ấm áp và động viên, khích lệ tôi. Đây là một kỷ niệm sâu sắc, một vinh dự lớn lao đối với cá nhân tôi.


Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Như các đồng chí đã biết, tôi được kết nạp vào Đảng ngày 19/12/1967, khi tôi vừa tròn 23 tuổi, đang học năm thứ tư khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sơ tán ở xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (khi đó cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn Đảng, toàn Dân ta đang ở giai đoạn hết sức quyết liệt). Trong suốt hơn 55 năm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi đã được Đảng giáo dục, rèn luyện, dìu dắt rất nhiều, nhờ đó mà tôi từng bước trưởng thành và phấn đấu làm được một số việc. Tuy nhiên, tất cả những gì tôi đã làm là vô cùng nhỏ bé so với công lao giáo dục, rèn luyện của Đảng; sự kèm cặp, chỉ bảo của các đồng chí đảng viên đi trước; sự cộng tác, giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp; sự động viên, ủng hộ của Nhân dân, mà trực tiếp là những cơ quan - nơi tôi từng học tập, công tác và làm việc.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ và toàn thể các đồng chí. Tôi xin nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện; cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, như lời của một bài hát: "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!".


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi lễ.

Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại một vài câu trong tác phẩm nổi tiếng "Thép đã tôi thế đấy" của nhà văn Liên Xô Nhi-cô-lai Ốt-xtơrốp-xki: "Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân!"; "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh, lúc đó thép trở nên không hề biết sợ!",... và lời thơ của Đồng chí Nhà thơ Tố Hữu: "Còn một giây, một phút tàn hơi; Là vẫn còn chiến đấu quyết không thôi!".

Nhân dịp đầu Xuân mới Quý Mão - 2023, tôi xin kính chúc các đồng chí cùng gia đình luôn luôn mạnh khỏe, có nhiều niềm vui và hạnh phúc!

Tôi xin trân trọng cảm ơn!".

XIN ĐỀ NGHỊ ĐÍNH CHÍNH

NGÔ THẾ BÍNH / Blog 13-2-2023

Để nói lên tâm nguyện của mình trong sự kiện 55 tuổi Đảng, TBT có nói:"Tôi xin nguyện suốt đời phấn đấu, hy sinh, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, ra sức tu dưỡng, rèn luyện; cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xứng đáng là một đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, như lời của một bài hát: "Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản!".

  Tôi cố tìm trên Google xem có bài hát nào có lời như thế không nhưng không cóChỉ có một bài khá nổi tiếng của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh, với tựa đề Tự nguyện, nguyên văn như sau:


Hình ảnh bài hát Tự nguyện in roneo trên tập I cuốn "Hát cho đồng bào tôi nghe" do Hội Sinh viên Tổng hội Sinh viên Sài Gòn phát hành 1970

Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm
N
ếu là người tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình
Là mây theo làn gió tôi bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời
Là người xin được một lần nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ.


VÀI ĐIỀU VỀ BÀI HÁT VÀ TÁC GIẢ TRƯƠNG QUỐC KHÁNH:
Theo Wikipedia:Trương Quốc Khánh (sinh ngày 10/10/1947 – mất ngày 23/6/1999) là một nhạc sĩ, nhà báo, nhà viết kịch kiêm đạo diễn sân khấu quần chúng.


 Chân dung Trương Quốc Khánh

Trương Quốc Khánh được sinh ra trong một gia đình cách mạng ở Xã Đôn Thuận huyện Trảng Bàngtỉnh Tây Ninh. Bài hát Tự nguyện  là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được sáng tác trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe vào năm 1968 khi tham gia phong trào "Thanh niên Sinh viên Học sinh miền Nam chống Mỹ cứu nước ".

Trong phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" ông làm Phó Trưởng Đoàn Văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn (Trưởng Đoàn là Nhạc sĩ Tôn Thất Lập). Năm 1972 ông vào chiến khu tham gia Khóa học đầu tiên của Trường Đoàn Lý Tự Trọng. Cuối năm 1973 ông vượt Trường Sơn ra miền Bắc. Cùng đi có các nhạc sĩ Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Văn Ánh,Hoàng Thị Hạnh, Lê Thành Yến (Ba Hạnh – Nguyên Tổng Thư ký Hội Sân Khấu TP.HCM).

Năm 1974, đi học tại Trường Viết văn Nguyễn Du – Hà Nội. Khi miền Nam được Giải phóng, nước Việt Nam thống nhất, ông trở lại miền Nam công tác, giữ các chức vụ do Nhà Nước bổ nhiệm như: Phó Chủ Nhiệm Nhà Nghệ Thuật Quần Chúng TP.HCM kiêm Thường Vụ Hội Sân Khấu (1976 – 1978); Phó Tổng Thư ký kiêm Tổng Biên tập Báo Sân khấu - Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh (04/1994-06/1999); Đại biểu Hội Đồng Nhân dân TP.HCM khóa V và VI (1994 – 1999).

Ngoài vai trò là nhạc sĩ, ông còn là một trong những cán bộ xây dựng đội ngũ sáng tác Kịch cho sân khấu chuyên nghiệp và quần chúng trong thời gian đầu tại miền Nam sau khi Hòa Bình lập lại.

Ông từ trần do bệnh vào lúc 5 giờ sáng ngày 23 tháng 61999 và được an táng tại nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 6 năm 1999. Với ca khúc Tự Nguyện, ông được anh chị em trong phong trào SVHS gọi bằng cái tên trìu mến: "Nhạc sĩ Bồ Câu".

Ca khúc Tự nguyện (Năm 2017, bà Nguyễn Mộng Thu (vợ cố nhạc sĩ) đã đồng ý cho Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lấy ca khúc này làm bài hát truyền thống[2]

Hiện nay, nhiều người nhầm lời bài hát, thay vì "là" thành "làm". Qua bài hát, tác giả Trương Quốc Khánh muốn bày tỏ mong ước hòa bình, độc lập, tự do bằng việc lựa chọn các hình tượng điều kiện: chim - bồ câu trắng, hoa - hướng dương, mây - vầng mây ấm, do vậy mới dùng chữ "là". Ở câu cuối đoạn mở đầu, nhiều người đã bỏ đi chữ "nếu" khiến bài hát bị chậm lại, tiết tấu bị gián đoạn. Trong chương trình Những bài hát còn xanh, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến từng kể lại rằng những ngày cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh nằm viện, ông thường gửi gắm nhạc sĩ Trần Xuân Tiến tâm nguyện hãy nói với các bạn trẻ biết là phải có chữ "nếu". Chữ "nếu" là sự cách điệu ước muốn cao hơn, vì rõ ràng con người có những ước muốn có chọn lọc. Ngoài ra, nguyên bản câu kết bài hát phải là: "Là người, xin một lần khi nằm xuống, nhìn anh em đứng lên cắm cao ngọn cờ". Nhiều người đã hát thành "phất cao ngọn cờ". Tác giả dùng chữ "cắm" để thể hiện tư thế vững chãi của lá cờ đất nước ở biên cương Tổ quốc. Khi hòa bình, thống nhất, cờ sẽ được cắm trên khắp đất nước thể hiện sự độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ.[2]

Tóm lại: Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương  cần yêu cầu các báo phải nêu rõ tên bài hát và tác giả bài hát để tránh hiểu sai về Tổng Bí thư.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét