Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

20210106. LUẬN ÁN TS LUẬT CỦA HT THÍCH CHÂN QUANG

 ĐIỂM BÁO MẠNG

THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG VÀ LUẬN

 ÁN TIẾN SĨ CÓ NHIỀU ĐÓNG GÓP ĐẶC SẮC

THU HỒNG, SAO MAI/ ĐĐK 10-12-2021

Mới đây, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, đã diễn ra buổi lễ Bảo vệ luận án tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang), với đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” thuộc Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Luận án Tiến sĩ này được đánh giá có những đóng góp đặc sắc.

Thượng tọa Thích Chân Quang trình bày Luận án tốt nghiệp.

Trình bày luận án tại lễ bảo vệ, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt khẳng định: Hiện nay, thế giới đang ít chú trọng đến yếu tố nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ chưa tương xứng với mức thụ hưởng đã tạo nhiều hệ lụy, như đạo đức cá nhân xuống cấp, gia đình tan vỡ, nợ công, tài nguyên thiên nhiên can kiệt, môi trường bị phá hủy, các giá trị văn hóa nhân loại bị mai một… Những hệ lụy nghiêm trọng đó buộc chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của nghĩa vụ con người đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

“Chính vì việc làm rõ tầm quan trọng của nghĩa vụ con người là rất cần thiết và cấp bách, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học của mình”, Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt cho biết.

Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của nghĩa vụ con người trong pháp luật hiện hành, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và cơ chế bảo đảm thực thi nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Luận án được tham khảo từ 137 tài liệu trong nước và nước ngoài.

Thượng tọa Thích Chân Quang chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng.

Bản Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt nhận được sự đánh giá cao của 7 thành viên trong Hội đồng chấm Luận án và nhiều ý kiến biểu dương của các chuyên gia.

Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, luận án có rất nhiều điểm mới, nhiều đột phá: “Tôi thấy trong đó là trăn trở của nghiên cứu sinh khi đi tìm sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của con người. Với tư cách là phản biện trong Hội đồng chấm Luận án, tôi đánh giá rất cao Luận án của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, lý luận chặt chẽ và các giải pháp đề xuất cũng rất phù hợp. Tôi hy vọng trong tương lai nghiên cứu này sẽ được in ấn thành sách để lan tỏa trong xã hội”.

Cũng là một thành viên trong Hội đồng, PGS. TS Từ Duy Tiên chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người. Tôi đánh giá rất cao đề tài này. Đây là công trình nghiên cứu công phu, cả về lý luận và thực tiễn”.

PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết: “Bản nghiên cứu này rất nhân văn, thể hiện vấn đề đạo đức, luân lý nhưng trên quan điểm pháp luật. Luận án toàn diện, bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Luận án này sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận về nghĩa vụ con người đối với xã hội”.

Không chỉ nhận được sự đánh giá cao của 7 thành viên trong Hội đồng, Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư cho rằng: “Luận án là một sự đột phá. Tác giả đã có những sự phá cách trong quá trình bảo vệ Luận án”.


GS.TS Hoàng Chí Bảo (trái) chúc mừng Thượng tọa Thích Chân Quang trong ngày bảo vệ Luận án Tiến sĩ (9/12).

Là người trực tiếp hướng dẫn cho Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, GS. TS Nguyễn Minh Đoan cho biết: “Nghiên cứu sinh là người có năng lực, đam mê với nghiên cứu khoa học. Vấn đề Nghiên cứu sinh đề cập ở đây rất lớn. Tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người, nhưng về nghĩa vụ thì đây là lần đầu tiên có công trình nghiên cứu thấu đáo”.

Thay mặt Hội đồng, PGS.TS Tô Văn Hòa nhận định: “Luận án có góc tiếp cận mới, không trùng lặp, lập luận khoa học, bố cục chặt chẽ. Về lý luận, cách tiếp cận liên ngành được hội đồng đánh giá cao. Công trình có những đóng góp sâu sắc và lâu dài cho vấn đề nghĩa vụ của con người mà tác giả đã đặt ra trong luận án này”.

Phát biểu sau buổi lễ, tân Tiến sĩ Vương Tấn Việt xúc động nói: “Những nội dung nghiên cứu tâm huyết của tôi đã được các giáo sư đầu ngành tận tình hướng dẫn để hoàn thiện. Tôi rất cảm ơn các nhà nghiên cứu, các thầy cô, cảm ơn trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Với tôi, hôm nay không phải là ngày kết thúc mà là ngày bắt đầu cho công việc nghiên cứu khoa học của tôi”. 

THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VỀ NGHĨA VỤ CON NGƯỜI

PL /PG 11-12-2021

Lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh là một tu sĩ Phật giáo tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người một cách chặt chẽ, thấu đáo.

Mới đây, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang), với đề tài “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” thuộc chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Luận án này được đánh giá có những đóng góp đặc sắc.

Lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh là một tu sĩ Phật giáo tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người một cách chặt chẽ, thấu đáo.

Lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh là một tu sĩ Phật giáo tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người một cách chặt chẽ, thấu đáo.

Khoa học và lẽ vô thường của Phật học

Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) chia sẻ, hiện nay, thế giới đang ít chú trọng đến yếu tố nghĩa vụ và việc thực hiện nghĩa vụ chưa tương xứng với mức thụ hưởng đã tạo nhiều hệ lụy, như đạo đức cá nhân xuống cấp, gia đình tan vỡ, nợ công, tài nguyên thiên nhiên can kiệt, môi trường bị phá hủy, các giá trị văn hóa nhân loại bị mai một… Những hệ lụy nghiêm trọng đó buộc chúng ta phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của nghĩa vụ con người đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng của nghĩa vụ con người trong pháp luật hiện hành, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và cơ chế bảo đảm thực thi nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Luận án được tham khảo từ 137 tài liệu trong nước và nước ngoài.

263433888_1239619866550669_4430018344315998515_n

Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế – nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Luật, Đai học Quốc gia Hà Nội, thành viên Hội đồng chấm luận án – đánh giá luận án có rất nhiều điểm mới, nhiều đột phá. Đó là sự trăn trở của nghiên cứu sinh khi đi tìm sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của con người, lý luận chặt chẽ và các giải pháp đề xuất cũng rất phù hợp.

PGS.TS Từ Duy Tiên, thành viên Hội đồng chia sẻ, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người. Đồng quan điểm, GS. TS Nguyễn Minh Đoan (Đại học Luật Hà Nội), cho biết: “Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người nhưng về nghĩa vụ thì đây là lần đầu tiên có công trình nghiên cứu thấu đáo”.

GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, cho rằng luận án này là sự đột phá, có những sự phá cách trong quá trình bảo vệ Luận án.

Một số hình ảnh ghi nhận:

NHÀ SƯ THÍCH CHÂN QUANG GÂY TRANH CÃI VỚI LUẬN ÁN VỀ NHÂN QUYỀN

RFA 4-1-2021


Thượng tọa Thích Chân Quang và buổi bảo vệ luận án tiến sĩ gây tranh cãi

Luận án tiến sĩ của một nhà tu hành Phật giáo Việt Nam đang gây sự chú ý và phản ứng trên mạng xã hội, với đề tài của luận án là "Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam". 

Ông Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang có buổi bảo vệ luận án tiến sĩ luật học cấp trường tại Đại học Luật Hà Nội hôm 9 tháng 12 năm 2021 và được đăng tải trên Youtube. 

Trong luận án, vị tu hành này tranh luận rằng con người ngày nay đang đòi hỏi quyền một cách quá đáng, và vì nhà nước phải đầu tư quá nhiều nguồn lực để “đáp ứng quyền” theo các điều ước quốc tế nên dẫn đến “nợ công”, vì vậy cần phải yêu cầu người dân thực hiện nghĩa vụ trước sau đó mới được hưởng quyền.

Ông này cũng hướng đến mục tiêu tạo ra một tuyên ngôn quốc tế về nghĩa vụ của con người để làm đối trọng với Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát của Liên Hiệp Quốc. 

Mặc dù buổi bảo vệ diễn ra từ cuối năm ngoái, nhưng video về sự kiện chỉ thu hút dự luận sau khi được chuyên gia công pháp quốc tế Nguyễn Quốc Tấn Trung đăng đàn phản biện hôm 30 tháng 12. 

Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, ông Trung cho biết lý do ông có video phản bác quan điểm của nhà sư trên:

Cái lý do tôi nghĩ là nên phải làm là vì cái lượng ảnh hưởng nó nhiều như vậy, mà có những cái điểm, theo quan điểm của tôi thì tôi cho là nó không hoàn toàn chính xác theo cái mục tiêu, nguyện vọng, và nền tảng của pháp luật quốc tế. 

Và hai cái điểm này kết hợp với nhau, có nghĩa là một đề tài được quan tâm rất nhiều, bởi mọi tầng lớp rồi sau đó là nó có những cái điểm mà mình không đồng ý với nó và mình cảm giác là nếu mình không phản biện nó thì đôi khi nó có thể gây hiểu lầm.”

Người đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria, Canada cũng cho biết điều mà ông không đồng tình với Thượng toạ Thích Chân Quang:

Cái quan điểm của Thượng tọa Thích Chân Quang nhắc đi nhắc lại rất nhiều trong buổi bảo vệ luận án, cũng như là trong cái luận văn của ông, thì là anh không thực hiện nghĩa vụ thì anh không thể có nhân quyền. 

Cái giả định này, cái nền tảng của toàn bộ cái nghiên cứu này có một vấn đề rất lớn, nếu mà hỏi tất cả các chuyên gia nhân quyền, khi mà chúng ta cho rằng nhân quyền phải dựa trên một cái nghĩa vụ nào đó thì hầu hết tất cả các chuyên gia sẽ không đồng ý với cách tiếp cận này.

Cần phải làm rõ với độc giả là nhân quyền nó không liên quan gì đến phúc lợi cả, bởi vì phúc lợi là thứ có thể đánh đổi bằng nghĩa vụ được, nhưng mà nhân quyền là thứ hoàn toàn khác, không thể đánh đổi bằng nghĩa vụ.” 

Ông Trung cũng sử dụng phép so sánh khi cho rằng nhân quyền cũng như không khí, tức là điều hiển nhiên, con người sinh ra là đã có. 

Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay vẫn tuyên truyền rằng quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, và đây cũng là lời bao biện điển hình cho những vụ đàn áp người bất đồng chính kiến, khi nhà nước chỉ cần nói rằng những người chỉ trích mình là những kẻ vi phạm pháp luật 

Tuy nhiên, ông Trung cho rằng quan điểm phải thực hiện nghĩa vụ trước thì mới được hưởng nhân quyền của sư Thích Chân Quang còn thậm chí “cực đoan” hơn là những gì mà nhà nước Việt Nam vốn tuyên truyền. 

Kể từ đó hàng loạt những bài phản biện đã được đăng tải trên Facebook nhắm đến luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang.  

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế, viết trên trang Facebook cá nhân của ông rằng sư Thích Chân Quang “nhầm lẫn hoặc cố tình đánh tráo khái niệm quyền với quyền lợi”, và rằng nghiên cứu của vị sư này có tính “phản khoa học”. 

Một vài phản biện khác thì sử dụng lời lẽ gay gắt hơn khi cho rằng nhà sư này đang cố lấy lòng chính quyền Việt Nam, vốn không ưa gì việc cổ suý nhân quyền. 

Trước đây, Thượng toạ Thích Chân Quang cũng đã gây tranh cãi khi trong một buổi giảng pháp ông đã nói rằng “Trung Quốc là anh còn Việt Nam là em”, và việc danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là “hỗn”. Ngoài ra ông cũng được chú ý khi tự nhận mình là cháu ruột của ông Hồ Chí Minh. 


VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ LUẬN ÁN 'TIẾN SĨ LUẬT'

 CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH CHÂN QUANG

DƯƠNG QUỐC CHÍNH/ TD 3-1-2021


Mấy hôm trước mạng xã hội rộn ràng về sự kiện hòa thượng Thích Chân Quang bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Hà Nội. Mình cũng tò mò xem thử trên Youtube và có vài nhận xét cá nhân. Mình không học luật, cũng không thuộc giới hàn lâm, nên đánh giá như một bài review của độc giả một cuốn sách (luận văn).

Mình thấy có mấy người đã đánh giá về buổi bảo vệ này dựa trên clip trên Youtube. Trong đó có một clip rất đáng chú ý của một bạn đang nghiên cứu luật ở Canada. Nhưng mình thấy để đánh giá một luận văn thì nên đọc bản luận văn đó thì chính xác hơn là chỉ xem buổi bảo vệ, do ông Vương Tấn Việt (tên thật của vị Hòa thượng) chỉ bảo vệ tóm tắt nội dung luận án.

Trước tiên mình có một vài nhận xét về buổi bảo vệ, dựa trên clip.

Đây là một buổi bảo vệ được chuẩn bị rất công phu với lực lượng tham dự nhiều thày cô “tai to mặt lớn”, đại khái là có uy tín về chuyên ngành luật. Đáng chú ý là còn có một sỹ quan của phòng An ninh chính trị nội bộ của Vũng Tàu (nơi có chùa mà ông Thích Chân Quang trụ trì) tham dự. Một nhân vật đáng lưu ý nữa là GS Hoàng Chí Bảo, một chuyên gia về HCM, chuyên kể chuyện về cuộc đời của bác! Ông này đâu có liên quan gì đến luật đâu mà sao lại có mặt ở đây?

Cách đây mấy năm, có một clip lưu truyền trên mạng về hình ảnh ông Thích Chân Quang về thăm nhà thờ họ Hồ và kể chuyện về mối quan hệ với ông HCM. Theo một số tư liệu khác chưa được kiểm chứng, nhưng kết hợp với clip trên thì có thể xác nhận là sự thật, cho biết rằng ông Nguyễn Sinh Sắc sau khi mất chức tri huyện Bình Khê thì vào Nam Kỳ làm thuốc, cải họ thành họ Vương. Ông lấy một người vợ mới và có người con trai là Vương Tấn Nghĩa. Ông Nghĩa là bố của ông Việt tức thày Thích Chân Quang. Có nghĩa là ông Việt là cháu gọi ông HCM bằng bác ruột, chứ không phải bác quốc dân. Có thể đó là lý do về sự có mặt của “nhà HCM học” Hoàng Chí Bảo và tại sao hội đồng chấm luận án này hùng hậu với những lời ca tụng luận văn của ông Việt toàn những lời có cánh!

Nghiên cứu sinh (NCS) Vương Tấn Việt giới thiệu các nhân vật có mặt và lời cám ơn có khi cũng mất tới 15 phút, vì đông quá, đa số là những nhân vật quan trọng nữa.

Khi NCS bảo vệ xong thì toàn bộ hội đồng phản biện, GV hướng dẫn… đều ca tụng hết lời bản luận văn như một kiệt tác làm mình tò mò quá dù nghe thày Quang nói mình đã thấy gờn gợn nhưng vẫn chưa dám ý kiến ý cò mà phải chờ đọc bản luận án đã.

Mọi người có thể dễ dàng Google bản luận văn với từ khóa “Thích Chân Quang luận án TS”, sẽ thấy cả 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt, đây cũng là sự kỳ công của tác giả và chứng tỏ khả năng tiếng Anh của NCS cũng không phải dạng vừa.

Mình chưa làm TS bao giờ nên không dám lạm bàn về hình thức trình bày. Chỉ thấy nó cũng công phu, chi tiết, gồm 252 trang không rõ là dài hay ngắn?

Tuy nó dài tới hơn 250 trang nhưng mình đọc lướt chỉ mất độ nửa ngày, vì không có nhiều ý mới, đọc thấy quen quen. Mình không có ý nói thày Quang chép luận văn của ai, nhưng thấy rõ các ý của thày cơ bản là sưu tầm từ các tài liệu kiểu luật và hiến pháp các nước. Nội dung cũng lặp đi lặp lại vài ý chính nên nếu tóm tắt để hiểu toàn bộ luận văn chắc không quá 10 trang.

Đại khái ý thày là thế giới đang quá đề cao nhân quyền mà ít để ý tới trách nhiệm. Điều đó dẫn tới… nợ công tăng cao! Nguồn lực xã hội sẽ không đáp ứng được. Nên thày viết luận văn này với ý đề cao nghĩa vụ của con người như một đối trọng với nhân quyền, hòng giải cứu thế giới khỏi nợ công, sự tàn phá môi trường và sự băng hoại đạo đức xã hội, là những hệ lụy của việc lạm dụng nhân quyền. Anh em lười đọc thì chỉ cần đọc đoạn này là đủ hiểu toàn bộ luận văn!

Hơn 250 trang là thày triển khai ý tưởng đó ra, nêu phương pháp luận, phân tích hiện trạng về đòi hỏi nhân quyền và những hệ lụy của nó ở các nước và Việt Nam sau đó đề xuất giải pháp về nghĩa vụ. Đáng chú ý nhất là thày có đề xuất 1 bản Tuyên ngôn Toàn cầu về nghĩa vụ con người để đề xuất lên Đại hội đồng LHQ, làm đối trọng với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của LHQ!

Trong khuôn khổ status và với tư cách một độc giả ngoài nghề nên mình chỉ thấy cần đánh giá tổng quan về các ý chính nói trên cũng như ý nghĩa của bản luận văn là đủ. Việc đánh giá chi tiết dành cho các nhà nghiên cứu Luật pháp và có lẽ công chúng cũng chỉ cần biết đại lược thôi. Thực tế là các cây cao bóng cả trong giới hàn lâm ngành Luật đã ca tụng thế rồi thì chắc chỉ anh em ở bển mới dám nói khác!

Thày Quang có ý đúng khi cho rằng nếu quá đề cao quyền có thể dẫn tới một số người lợi dụng điều đó để ỉ lại không chịu thực thi nghĩa vụ. Đại khái phải có làm mới có ăn. Đây cũng là quan điểm của cánh hữu.

Nhưng sai lầm của thày là đánh đồng tất cả những quyền trong nhân quyền thành một loại liên quan đến vật chất rồi suy ra rằng NHÂN QUYỀN LÀM NGÂN SÁCH CẠN KIỆT VÀ GIA TĂNG NỢ CÔNG! Thực tế trong Tuyên ngôn về nhân quyền có 30 điều với số lượng quyền gần tương ứng thì chỉ có 5 điều (22-27) là các quyền liên quan đến kinh tế và mức sống, tức là có ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội và chi tiêu ngân sách.

Đa số các điều còn lại là nói về các quyền mang tính tinh thần, tư tưởng. Như quyền được sống, quyền tự do, an toàn thân thể, quyền được công nhận là con người trước pháp luật, quyền không bị tra tấn, hạ thấp nhân phẩm, quyền bình đẳng trước pháp luật, tự do tư tưởng, quyền bầu cử tự do và tham chính, quyền sở hữu, tự do đi lại, quyền tự do lập hội…Mọi người dễ dàng tìm đọc bản full của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền để đánh giá điều này.

Bằng cách viết này, thày Quang đã nhào trộn các quyền con người thành một loại và vu cho nó hệ lụy là gây tiêu tốn ngân sách và nợ công. Thực tế ngược lại, một số quyền về tinh thần nhưng lại là nền tảng để thúc đẩy sự thịnh vượng, như quyền tư hữu…

Việc cạn kiện tài nguyên, nguồn lực xã hội, làm tăng nợ công, hoang phí ngân sách có nhiều nguyên nhân. Nhưng ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn, thì nguyên nhân chính không phải đến từ các quyền liên quan đến kinh tế (như phúc lợi xã hội) mà lại đến từ thể chế. Thày lại lảng tránh nguyên nhân chủ yếu này và vu cho thằng nhân quyền!

Chúng ta đã biết, thể chế CS dẫn tới các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả, lương cán bộ công chức thấp và thiếu cơ chế kiểm soát chéo nên tham nhũng nhiều. Chính tham nhũng và lãng phí (bởi các cơ quan/doanh nghiệp nhà nước) mới là nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát ngân sách và làm gia tăng nợ công. Các vụ án tham nhũng hầu hết đều tính tới đơn vị ngàn tỷ đồng. Trong khi phúc lợi xã hội ở Việt Nam thuộc loại thấp, chưa có trợ cấp thất nghiệp để đủ sống tối thiểu. Chi ngân sách nhiều và không hiệu quả là do bộ máy công chức trì trệ và cồng kềnh (đội ngũ ăn bám quá đông) chứ không phải do chi tiêu phục vụ nhân quyền quá nhiều.

Lý thuyết căn bản về kinh tế vĩ mô cho thấy là chi tiêu công càng cao và thu ngân sách thấp sẽ dẫn tới nợ công cao. Mà Việt Nam có cả hai nguyên nhân trên mà không hề chi tiêu phúc lợi cao phục vụ nhân quyền.

Thày Quang có dẫn ví dụ về các nước phương Tây có phúc lợi cao và có nợ công cao như Mỹ, Nhật, Pháp, Đức… để chứng minh luận điểm. Nhưng thày lờ tịt đi các nước Bắc Âu có phúc lợi hàng đầu thế giới (tham nhũng cũng ít nhất thế giới)!

Điều này cho thấy thày Quang ngụy biện rất trắng trợn nhưng vẫn được hội đồng giám khảo ca ngợi hết lời! Từ luận điểm ngụy biện trên, thày cảnh tỉnh thế giới là nếu tiếp tục ca ngợi thái quá Nhân quyền thì thế giới sẽ suy thoái và sụp đổ dần dần từ nước này tới nước khác. Hiện nay Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi trào lưu tự do rất nguy hiểm từ phương Tây, nếu không thay đổi kịp thời sẽ khó lường được hậu quả. Đúng là thày việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng khi lo lắng cho thế giới suy thoái vì nhân quyền trong khi đa số quyền đó ở Việt Nam còn chưa được tôn trọng mà đã lo bị lạm dụng sợ tiêu tốn ngân sách, nguồn lực xã hội cạn kiệt!

Cái sai tiếp theo của thày Quang là việc đề cao quyền và lãng quên nghĩa vụ sẽ dẫn đến lối sống thờ ơ vô trách nhiệm, dẫn đến sự băng hoại về đạo đức xã hội như con cái bất kính với bố mẹ, học sinh bất kính thày cô, bố mẹ không làm tròn trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, xã hội vô cảm trước điều xấu…

Không hiểu sao thày Quang lại có thể suy diễn đề cao nhân quyền tới những hệ lụy xã hội kia? Việt Nam hiện nhân quyền rất ít được tôn trọng mà những hệ lụy kia còn quá các nước Bắc Âu nơi nhân quyền được tôn trọng cao nhất. Điển hình là vụ em V.A bị bố mẹ đánh chết chính là do nhân quyền bị thiếu tôn trọng (quyền trẻ em, quyền không bị ngược đãi, tra tấn…). Đây là suy diễn phi logic rất cơ bản của thày Quang.

Tóm lại, như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn Quốc tế và Nhân quyền ra đời vào năm 1948, trong hoàn cảnh vừa kết thúc thế chiến II, thế giới mới thoát khỏi chủ nghĩa Phát xít và chế độ thuộc địa đứng trên bờ vực sụp đổ (Một số nước thuộc địa đã được trả độc lập). Vì thế nhân quyền được đề cao tối đa như một chuẩn mực quốc tế, khi LHQ mới thành lập được vài năm. Nhưng lưu ý là sáu nước CS lúc đó không ký tuyên ngôn!

Tại sao LHQ lại không có một Tuyên ngôn về nghĩa vụ con người như ý tưởng của thày Quang sau mấy chục năm xuất hiện Tuyên ngôn Nhân quyền?

Đó là vì Tuyên ngôn đó vốn dĩ để ràng buộc kẻ mạnh trước kẻ yếu. Tức là răn đe, kìm hãm các nước đế quốc không áp bức các nước nhược tiểu, các chính quyền không áp bức người dân, hạn chế độc tài.

Còn nghĩa vụ thì vốn dĩ nó là quy định bắt buộc dựa trên luật và cuộc sống. Kiểu không làm thì chết đói, là nghĩa vụ đương nhiên của mỗi loài vật, phải lo kiếm ăn hay con thú mẹ kiếm mồi cho con cũng là bản năng thiên bẩm, là nghĩa vụ trời ban để duy trì nòi giống. Vì thế các nước đều có luật về một số nghĩa vụ như quân sự, đóng thuế, học tập, lao động mà chẳng cần tuyên ngôn gì hết. Làm gì phải tuyên ngôn với những việc đương nhiên phải làm như vậy? Còn nhân quyền không hề là quyền đương nhiên thiên phú mà là sự thỏa thuận giữa người với người. Giữa kẻ mạnh với kẻ yếu giống một quy tắc ứng xử giữa hai bên. Vậy nên việc soạn ra một tuyên ngôn về nghĩa vụ con người là rất không cần thiết.

Xin lưu ý thêm là điều 29 của Tuyên ngôn nhân quyền cũng nói về nghĩa vụ và giới hạn của tự do để không làm ảnh hưởng đến tự do của người khác. Thực tế thì quyền của kẻ yếu cũng chính là nghĩa vụ của kẻ mạnh. Nên trong quyền đã ẩn chứa nghĩa vụ của chính quyền đối với người dân. Nhưng trong luận văn này, thày Quang lờ tịt đi trách nhiệm của chính quyền trong việc thực thi nhân quyền cũng như nghĩa vụ của họ đối với nhân dân. Thày chỉ nói tới trách nhiệm của dân với chính quyền, phải trung thành với lãnh đạo!

Tổng kết lại thì bản luận văn này rất nguy hiểm đối với nền dân chủ còn chưa kịp nảy mầm ở Việt Nam. Người dân còn chưa kịp hưởng quyền thì thày đã dí ngay trách nhiệm vào, trong đó có trách nhiệm trung thành! Thày đã dùng phép ngụy biện rất trắng trợn để coi nhân quyền như con ngáo ộp nguy hiểm làm hại ngân sách và băng hoại đạo đức xã hội. Không hiểu thày là sư hay là sĩ quan an ninh nữa?! Mình biết anh em an ninh mới hay đi học luật chứ sư sãi thì mấy ai đâu.

Dương Quốc Chính

THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/TD 7-1-2022
Kính thưa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Gần đây dư luận khá xôn xao về luận án Tến sĩ của nghiên cứu sinh, thượng tọa Thích Chân Quang, bảo vệ tại Hội đồng của trường Đại học Luật, được đánh giá xuất sắc.
Nhiều ý kiến cho rằng luận án đó sai cơ bản.
Đề nghị Bộ trưởng kiểm tra. Rất cần lập một Hội đồng thẩm duyệt và thông báo công khai kết luận. Nếu quả thực luận án không đạt yêu cầu thì Bộ nên xem xét tư cách Hội đồng chấm và có kỷ luật thích đáng.
Kính thư
Nguyễn Đình Cống
ĐT: 0389 578 520. Email : ndcong37@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét