Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

20210430. 46 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

  ĐIỂM BÁO MẠNG 

TÔI NHỚ NHỮNG NGÀY THÁNG 4 NĂM 1975

NGUYỄN THỊ BÌNH / TẦM NHÌN 19-4-2021

Sau một thời gian ngắn ở Trung ương Cục, đầu năm 1975 tôi được lệnh phải trở ra miền Bắc gấp để đi một chuyến công du nước ngoài. Lần này ra thì nhanh hơn, tuy có bị máy bay của Sài Gòn bắn hai lần. Nhưng cảnh tượng Trường Sơn lại đặc biệt nhộn nhịp.   


Niềm vui dâng trào

Đổ vào chiến trường tấp nập ngày đêm rất nhiều xe thiết giáp, xe vận tải chở đạn…, và cuồn cuộn những đoàn quân nối tiếp nhau, những chiến sỹ còn rât trẻ từ các tỉnh phía Bắc đi ra chiến trường mà như đi trảy hội. Chiến dịch mùa Xuân 1975, trận cuối cùng của cuộc chiến 21 năm đang được ráo riết chuẩn bị.

Trên chiến trường, tương quan địch-ta thay đổi nhanh chóng, có lợi cho ta. Ở vùng tạm chiếm, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị, đặc biệt trong giới trí thức tư sản , tôn giáo, kể cả giới Sài Gòn, nhằm mở rộng mặt trận đoàn kết dân tộc và phân hóa đối phương.

 Mặt khác, sau khi ký Hiệp định Paris, với điều khoản "Mỹ phải rút hết quân, thành lập Hội đồng hòa giải và hòa hợp dân tộc ba thành phần" nhiều chính khách ở Sài Gòn, kể cả một số cựu bộ trưởng của Sài Gòn, nhân danh "lực lượng thứ ba" đã hoạt động rất tích cực. Tình hình quân sự và chính trị trong nước đều thuận lợi.

Vận động dư luận thế giới

Trước thất bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn trên các mặt trận, một số phần tử diều hâu ở Mỹ đã nói đến việc phải đưa quân trở lại để cứu đồng minh. Cần tố cáo ý đồ nguy hiểm đó của chúng. Cần làm rõ Sài Gòn không chịu thi hành Hiệp định Paris chính là vì Mỹ vẫn giúp đỡ họ kéo dài chiến tranh. Vận động dư luận thế giới lúc này là rất quan trọng. Tôi ra Hà Nội tháng 2/1975 liền được giao nhiệm vụ cùng ba đồng chí khác đi một số nước châu Âu và châu Phi để làm nhiệm vụ này.

Lúc đó tôi cũng chưa biết được thật rõ âm mưu của chính quyền Nixon, chỉ biết rằng theo chỉ thị của lãnh đạo phải thông báo cho bạn bè quan tâm, cảnh giác để khi cần thiết có thể ủng hộ chúng ta kịp thời. Qua nhiều tài liệu tiết lộ sau này, đặc biệt qua cuốn sách của Lary Berman Không hòa bình, chẳng danh dự, mới thấy rõ chính quyền Nixon không phải là không có ý đồ dùng B52 ném bom miền Bắc trở lại để cứu quân ngụy Sài Gòn đang rệu rã. Nhưng chúng đã không làm được việc đó: vụ bê bối Wartergate khiến Nhà Trắng rối bời, và quan trọng hơn nữa là thái độ của đa số nhân dân Mỹ thể hiện qua các ý kiến của các nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ kiên quyết không tiếp tục cuộc chiến hao người tốn của và thất bại, bị cả thế giới lên án.

Tôi sang Pháp, gặp một số báo chí, từ đó liên lạc với các bạn ở Mỹ, Canada, Thụy Điển…, rồi sang Algérie. Gặp các bạn ở đây, họ hết sức vui mừng vì chiến dịch mùa Xuân đã bắt đầu và Quân giải phóng tiến như chẻ tre. Các bạn Algérie nói: Chúng tôi theo dõi trên bản đồ, thấy mỗi ngày Quân giải phóng giải phóng một tỉnh, nhưng sau rồi các chiến sỹ của các bạn đi quá nhanh, chúng tôi không còn theo kịp nữa!

Khi quân ta bắt đầu tấn công Buôn Ma Thuột, bắt đầu chiến dịch mùa Xuân 1975, tôi hiểu rằng Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai năm 1975-1976, sau chiến thắng Phước Long, đặc biệt sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, Bộ Chính trị quyết định nắm thời cơ chính thức mở chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam trong năm 1975.

Trên mặt trận ngoại giao

Trên mặt trận ngoại giao, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam (CPLTCHMN) liên tiếp thu được thắng lợi lớn. Trước những chiến thắng dồn dập của quân dân ta, dường như nhiều chính phủ đã thấy cuộc chiến đấu của chúng ta sẽ sớm thắng lợi nên họ đã nhanh chóng công bố công nhận ngoại giao CPLTCHMN. Đến ngày thống nhất đất nước, CPLTCHMN được 65 nước công nhận ngoại giao.

Sau Algérie, biết có một hội nghị lớn của các nước châu Phi (OUA) sắp họp tại Tanzania, chúng tôi bay đến đó, đề nghị với các bạn cho tôi phát biểu tại hội nghị vì có tình hình quan trọng muốn được thông báo. Theo quy chế của OUA không ai được phát biểu tại hội nghị này ngoài các nước châu Phi. Tôi năn nỉ các bạn nước chủ nhà Tanzania. Cuối cùng bạn đồng ý khi bàn hết các vấn đề của hội nghị, sẽ cho tôi 15 phút.

Tôi và đồng chí Lê Mai ngồi từ 6 giờ chiều đến mãi 5 giờ sang hôm sau mới được phát biểu. Không ăn không uống cả một đêm, đến khi lên diễn đàn, cổ tôi như nghẹt lại, nói gần như không ra tiếng. Nhưng chúng tôi đã đạt được yêu cầu: thông báo được tình hình đang diễn ra ở Việt Nam và kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn nguy cơ Mỹ đưa quân trở lại. Đến ngày 15/4, chúng tôi nhận được điện trong nước gọi về ngay. Không đủ tiền mua vé về nước và ở Tanzania chưa có Đại sứ quán Việt Nam. Chúng tôi đành đến Đại Sứ quán Trung Quốc yêu cầu giúp đỡ, và đã được đáp ứng nhiệt tình.

Về đến Hà Nội, ta đã giải phóng Đà Nẵng, đại quân đang tiến về Sài Gòn. Tôi được chỉ thị vào Đà Nẵng, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và nhiều vị khác của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã có mặt ở đây. Chính phủ Cách mạng Lâm thời (CMLT) ra nhiều tuyên bố quan trọng và đón tiếp một số đoàn quốc tế và các nhà báo. Thành phố Đà Nẵng vừa mới được giải phóng, nhân dân từ Quảng Trị,Thừa Thiên, Quảng Ngãi dồn về đông nghịt, nhưng chỉ vài ngày sau, trật tự đã được thiết lập và bộ máy chính quyền mới đã hoạt động đàng hoàng.

Sài Gòn được giải phóng!

Tối 29/4/1975, tôi đang tiếp vợ chồng nhà sử học Mỹ Gabriel và Joyce Kolko thì đài Giải phóng ra lời kêu gọi chính quyền và quân đội Sài Gòn đầu hàng. Tôi nghe mà xao xuyến. Vợ chồng nhà sử học Mỹ cảm động, ứa nước mắt. Chúng tôi cầm tay nhau, siết chặt. Thế là ngày hôm sau - 30.4, việc phải đến đã đến! Sài Gòn được giải phóng! Như một tin sét đánh! Các đài, thông tấn báo chí thế giới đều đưa tin: Sài Gòn thất thủ! "Việt cộng" đã chiến thắng!

Nhân dân cả nước đổ ra đường, ôm nhau mà khóc, những giọt nước mắt vui sướng! Đây là kết quả tất yêu của sự hy sinh của cả dân tộc, là thành quả huy hoàng và công lao chung của cả dân tộc, từ các lực lượng vũ trang, các lực lượng chính trị hoạt động công khai hoặc bí mật, từ những em bé dẫn đường đến bà con mọi tầng lớp, những người anh hung có tên tuổi và triệu triệu người vô danh. Không ai có thể nói phần này do anh, phần này do tôi.

Và trong lúc này,tôi lại nghĩ đến vai trò của hậu phương lớn, miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Gọi hậu phương mà cũng là tiền phương. Nhớ có lần đến thăm các bạn Palestine trong các trại tị nạn, gặp lãnh tụ Yasser Arafat , mọi người đều hỏi nhờ đâu mà Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Chúng tôi đều trả lời: "Có ba điều: Chúng tôi có Hồ Chí Minh, lãnh tụ xuất chúng của Việt Nam đã suốt đời phục vụ sự nghiệp đấu giành độc lập, tự do cho đất nước; chúng tôi có sự đoàn kết dân tộc mạnh mẽ; và chúng tôi có cả miền Bắc, một nửa đất nước xã hội chủ nghĩa làm hậu phương lớn vững chắc." Các bạn Palestine liên hệ với tình hình của mình, thấy đúng những điểm đó là chỗ yếu của các bạn.

Chiến thắng hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam đã làm cho cả thế giới vui mừng và kinh ngạc. Theo tôi hiểu, ngay cả Liên Xô và Trung Quốc, hai bạn chí cốt của Việt Nam có lẽ cũng bất ngờ. Trung Quốc từng khuyên ta nên "trường kỳ mai phục" vì địch rất mạnh. Liên Xô thì lo ta không đủ sức chiến thắng, có thể chiến tranh lan rộng, làm tình hình thế giới thêm phức tạp. Nhưng rõ ràng là cuộc chiến đấu kiên cường, anh dung của nhân dân Việt Nam và thắng lợi cuối cùng của chúng ta đã góp phần làm cho vị thế của phe xã hội chủ nghĩa lúc đó lên cao trên trường quốc tế.

Chúng ta tự hào đã cổ vũ lòng tự tin, quyết tâm của nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ, vì hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội. Chúng ta cũng không bao giờ quên trong thắng lợi vĩ đại của Việt Nam có sự đóng góp to lớn, quý báu, không thể thiếu được của nhân dân các nước Xã hội chủ nghĩa, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Và chúng ta biết mở đầu chiến tranh, tiến hành chiến tranh cực kỳ anh dũng và thông minh, thì cũng biết cách kết thúc chiến tranh thật tuyệt.

Trích hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

HÒA BÌNH KHÔNG CÒN Ở 'THÌ TƯƠNG LAI'

NGUYỄN THỊ HẬU/ NĐT 27-4-2021

Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ ngày 5 tháng 8 năm 1964, chiến tranh bùng nổ ở miền Bắc. Khi má tôi mang về nhà mấy chiếc ba-lô may bằng vải bạt màu ghi, tôi đâu biết rằng những chiếc ba lô ấy là dấu hiệu chia ly rất lâu của gia đình mình. Sau đó ít ngày anh tôi rồi ba tôi lên đường ra chiến trường.

Trong ký ức của tôi chiến tranh bắt đầu từ đó, và cũng từ đó đến nhiều năm sau nữa hai chữ “hòa bình” luôn được nói đến ở “thì tương lai”. Bao giờ hòa bình sẽ được về Hà Nội không phải đi sơ tán nữa, bao giờ hòa bình cả nhà mình đoàn tụ, bao giờ hòa bình ba má sẽ đưa con về miền Nam, được gặp ông bà nội ngoại. Bao giờ hòa bình...

Những năm đó ước vọng hòa bình luôn gắn liền với thống nhất. Hòa bình là Nam Bắc một nhà, hết chiến tranh là đất nước thống nhất “non sông liền một dải” như bài thơ tôi học thuộc lòng từ thủa nhỏ: Học đi emHọc đi mà nhớ mãi Quê hương ta một dải Từ mũi Cà MauĐến địa đầu Móng Cái...


Nét đẹp bình yên giữa những ồn ào, tất bật của nhịp sống thị thành. Ảnh: Phan Giang

Còn nhớ một lần tôi phạm lỗi gì đó, ba tôi giận lắm nhưng ông chỉ nói: “hòa bình thống nhứt ba sẽ bỏ con ở ngoài này không cho về quê!”. Tôi khóc nức nở rất lâu... Má tôi đi làm về nghe chuyện liền nói: “hai cha con rảnh quá mà mơ chuyện hòa bình thống nhứt”, rồi vội quay đi nước mắt rưng rưng...

Giữa năm 1975 giấc mơ hòa bình trở thành hiện thực, cả gia đình tôi sum họp ở Sài Gòn. Rồi tôi được về quê hương nội ngoại ở miền Tây. Khi nghe giọng Hà Nội của tôi bà con ai cũng cười vì “không giống tiếng Việt mình”. Với nhiều người Nam bộ khi ấy, “tiếng Việt mình” là tiếng miền Tây, chớ tiếng Trung tiếng Bắc là nơi nào đó xa xôi lắm... Nhưng chỉ vài năm sau tôi đã rất vui và cảm động khi đi dạy ở đâu cũng được nghe sinh viên nói “thích giọng Hà Nội của cô”.

Bây giờ nhiều tiếng nói, món ăn các vùng miền khác đã phổ biến hơn ở miền Nam, cũng như nhiều sinh hoạt văn hóa của miền Nam đã trở nên quen thuộc ở miền Bắc.

Hậu quả của chiến tranh không chỉ là mất mát đau thương mà còn là sự “đứt gãy” và “phủ nhận” nhiều giá trị văn hóa của quốc gia. Và hòa bình không chỉ là chấm dứt bom đạn mà còn mang lại hiểu biết về văn hóa đất nước mình, về những điều tốt đẹp của đồng bào mình.

***

Từ năm 1975 đến nay, mặc dù có thời gian xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc và cuộc chiến bảo vệ biển đảo, nhưng về cơ bản đất nước ta đã có hơn bốn mươi năm hòa bình – thống nhất. Chấm dứt cuộc chiến tranh ác liệt dài hơn hai mươi năm để “giang sơn thu về một mối” và hòa bình cho nhân dân, nhưng nếu lòng người còn ngổn ngang trăm mối thì thống nhất chưa bền chặt, nhân dân chưa thực sự ấm no hạnh phúc thì giá trị của hòa bình chưa trọn vẹn.


Tác giả Nguyễn Thị Hậu: "Hòa bình không chỉ là chấm dứt bom đạn mà còn mang lại hiểu biết về văn hóa đất nước mình, về những điều tốt đẹp của đồng bào mình...". Ảnh: CTV

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua từ khi kết thúc chiến tranh, ngay sau đó toàn dân phải chạy đua để thoát đói nghèo trong những năm hậu chiến, rồi nhìn quanh thấy đất nước mình phải chạy nhanh hơn để theo kịp thế giới. Cùng với quá khứ hàng ngàn năm liên tục chống ngoại xâm, “cuộc chiến” chống đói nghèo và tụt hậu làm cho chúng ta chưa thật sự có tâm thức của một quốc gia hòa bình. Dường như mỗi con người mỗi thế hệ chưa đủ sự tĩnh tâm suy nghĩ về ý nghĩa của hòa bình, về giá trị của cuộc sống hòa bình, chưa tìm thấy cách thức mới và phù hợp cho “người với người sống để yêu nhau” khi đã có hòa bình.

Tinh thần của hòa bình là sự quý trọng mỗi con người, là sự bình đẳng về mọi mặt - nhất là văn hóa - của các cộng đồng, là trao đổi học hỏi giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới. Từ văn hóa và nhờ văn hóa con người quen thuộc rồi hiểu biết nhau hơn, tôn trọng và yêu thương nhau hơn. Điều đó giúp cho mọi cộng đồng chung sống hoà thuận, giải quyết các xung đột bằng phương thức hòa bình. Trên thế giới các quốc gia tránh được chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình dài lâu và cùng nhau phát triển.

Trên bước đường phát triển hội nhập, những giá trị văn hóa mới và tốt đẹp của thế giới tạo điều kiện cho sự hiểu biết và hợp tác giữa tất cả các quốc gia. Những giá trị ấy còn giúp mở rộng tầm nhìn, nâng cao tri thức, mang lại ý thức về độc lập và tự do cho mỗi con người. Hành trình đấu tranh cho Hòa bình và Thống nhất đất nước ta đâu ngoài mục đích Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho mọi người dân và cho dân tộc.

Nguyễn Thị Hậu

TP.HCM, 26.4.2021


CỨ ĐẾN NGÀY 30.4 MỘT CÂU HỎI 'NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BAO GIỜ TƠT THÀNH NGÀY NGÀY HÒA GIẢI THỐNG NHẤT LÒNG NGƯỜI' ?

LƯU TRỌNG VĂN/ TD 24-4-2021

Đất nước chỉ có sức mạnh nếu có sự Thống nhất Lòng người.

Bốn năm trước, Hữu Thỉnh rất khôn ngoan, không lấy danh nghĩa chủ tịch hội NVVN mà lấy danh nghĩa một nhà thơ từng khoác áo lính phía bên này, gửi thư cho Phan Nhật Nam, một nhà văn cũng từng khoác áo lính phía bên kia, mời Phan Nhật Nam về VN tham gia diễn đàn vì một nền văn học VN. Thực ra đây là bức thư đặt viên gạch hoà giải trước hết đối với các nhà văn.

Hữu Thỉnh viết: “Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần vào làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.

Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp gỡ này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả...”.

Tháng 7 năm 2019, gã cafe với Phan Nhật Nam tại Sàigon nhỏ, California. Nhà văn không trả lời gã lý do chính vì sao lại từ chối lời mời của Hữu Thỉnh, mà chỉ ký tặng gã cuốn “Dấu binh lửa” viết về chiến tranh.

Hôm nay, nhân sắp đến ngày 30.4, ngày mà thủ tướng Võ Văn Kiệt nói triệu người vui, triệu người buồn, câu hỏi hoà giải dân tộc vẫn còn nguyên đó mà ngay mỗi người cầm bút của Đất nước vẫn không thể tìm được câu trả lời chung, gã đọc bức thư của Phan Nhật Nam trả lời Hữu Thỉnh.

Đọc bức thư này sẽ hiểu rõ vì sao Phan Nhật Nam từ chối lời mời về VN để bắc nhịp cầu văn chương cho tiến trình hoà giải dân tộc.

“Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Uý Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù Quân Lực VNCH gởi đến ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư ngày 1 tháng 9, 2017.

1/ Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hoá, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư này để trả lời mời gọi của ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gửi tới cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hoà Hợp Hoà Giải.” Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẽ…

2/ Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: không hề có chủ trương hoà hợp hoà giải từ người / chủ nghĩa / chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.

3/ Từ thực tiễn của # 2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Nguỵ Quân-Nguỵ Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hoà (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.

4/ Trong tình thế chung nhất của # 2, # 3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hoà Hợp Hoà Giải” như ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây.

Lịch sử đẫm máu của 100 năm chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử cuộc họp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng / VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.

5/ Hãy nhìn lại… Thương phế binh VNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính VNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe doạ đối với Chế độ XHCN!

Xin hãy “Hoà Hợp Hoà Giải” với những người đã chết. Với những người đang sống sau thảm hoạ Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp hoà giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ về. Tất cả cùng về Việt Nam.

Kính thư,

Người Lính – Viết Văn

Công Dân Mỹ gốc Việt

Phan Nhật Nam

Washington DC, 9 tháng 9, 2017”.

***

Đọc thư của Hữu Thỉnh không thể nói đó không là bức thư tình cảm, tôn trọng và đầy thiện chí của Hữu Thỉnh, người đại diện cho hội NVVN với cá nhân Phan Nhật Nam.

Nhưng khi đọc thư trả lời của Phan Nhật Nam thì phải thấy cái mà Phan Nhật Nam cần không phải là tình cảm, sự tôn trọng, thiện chí của Hữu Thỉnh đối với mình.

Mà cái khác. Cái khác ấy lại không thuộc tầm nghĩ của Hữu Thỉnh.

Gã nhớ tại Houston, một cựu đại tá VNCH nói với gã: kêu gọi hoà giải làm gì. Nhà nước VN cứ làm sao cho Dân VN hạnh phúc tự do thật sự, không cho tôi về tôi cũng vượt biên lần nữa nhưng để về. Nói xong, ông bật khóc.

CHÚT TÂM TÌNH VỀ NGÀY 30 THÁNG 4

LÊ NGUYỄN/ TD 25-4-2021

46 năm đủ cho sự ra đời và trưởng thành của hai thế hệ. Song đối với những người miền Nam đã chứng kiến cái ngày 30.4.1975 và những ngày tháng tiếp sau đó, nhiều hình ảnh cứ “mới như ngày hôm qua”. Bởi vì chúng vẫn còn đậm nét quá, chúng hằn sâu vào ký ức, dẫu cho có những lúc ta muốn quên chúng đi, nhưng nào có được.

Sau cái ngày 30.4 ấy, người ta nhắc nhiều đến 2 chữ “đổi đời”, thật khó có từ nào chính xác đến thế. Nó là cuộc đổi đời của hàng triệu người thua cuộc, nếu không chịu đựng cảnh tử biệt sinh ly thì cũng giương cặp mắt thất thần nhìn khối tài sản tích cóp bằng cả mồ hôi và nước mắt tan biến thành mây, thành khói. Nó là những phận người bắt đầu ngụp lặn trong bể khổ trần ai, giữa những vùng kinh tế mới hoang vu thiếu thốn trăm bề, trong những trại “học tập cải tạo” giữa hun hút rừng sâu.

Nhưng sự đổi đời cũng có nghĩa tích cực của nó. Nó tạo điều kiện cho hàng chục triệu đồng bào miền Bắc nhìn thấy cái thực tại sống động của một Sài Gòn, của một miền Nam dưới vĩ tuyến 17 mà họ chưa bao giờ có thể tưởng tượng ra được như thế. Nó kết nối dần tình cảm và tâm tư của đồng bào Nam-Bắc, khi họ nhìn thấy nhau, tiếp xúc với nhau và nhận chân ra rằng cả hai khối đồng bào ruột thịt chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.

Ngày 30.4, nhớ nghĩ đến những “giai thoại” đã tồn tại hơn 40 năm qua về những cái “đổng” có nhiều cửa sổ, về những “tivi chạy đầy đường”, về những “cái nồi ngồi trên cái cốc” …, chúng ta không cười cợt trên sự ngu ngơ của đồng bào chúng ta, mà từ trong đáy lòng của mỗi chúng ta dâng lên niềm thương cảm về những phận người ruột thịt chung một dòng máu, chung một tổ tiên, đã không có được những năm tháng tương đối đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần như chúng ta.

Khi có thể nghĩ được rằng sự trả giá của chúng ta với tính cách là người thua cuộc được bù đắp phần nào bởi sự cải thiện cuộc sống của rất nhiều đồng bào phía Bắc, ta sẽ cảm thấy lòng thanh thản hơn, đỡ ray rứt hơn mỗi khi cái ngày 30.4 lại trở về trong tâm trạng ngổn ngang của hàng triệu triệu người.

Chúng ta cũng sẽ cảm thấy ấm lòng hơn khi rất nhiều đồng bào phía Bắc đã thay đổi hẳn cảm nghĩ về những người từng sống dưới vĩ tuyến 17, những cảm nghĩ từng bị định khuôn, che chắn bởi một bức màn sắt khổng lồ không để lọt qua bất cứ một sự thật nhỏ nhoi nào.

Ngày 30.4, ta nghĩ về tình tự dân tộc và sự hòa hợp không đến từ bàn tay ban phát của người cầm quyền, mà từ sự hiểu biết lẫn nhau, cảm thông nhau khi nhìn về quá khứ bi thương và một hiện tại còn đầy rẫy cam go trước mắt.

Đọc hồi ức về ngày 30.4.1975 và những ngày tháng sau đó của một số bạn trưởng thành bên trên vĩ tuyến 17, nhiều hình ành, cảm nghĩ khiến lòng ta không khỏi bùi ngùi. Đó là hình ảnh những cậu học sinh mười tám, đôi mươi, lần đầu tiên thấy cây bút nguyên tử (bút bi) và tròn xoe mắt nhìn, hỏi nhau sao viết hoài mà không hết mực. Đó là sự kinh ngạc và thích thú của những cô cậu thiếu niên lần đầu tiên thấy gói mì tôm, chỉ cần bóc bao ra, chế nước sôi vào là mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Đó cũng là lần đầu tiên họ có thể nói vào cái “đài” cassette và nghe lại được giọng nói của mình.

Không bùi ngùi sao được, hóa ra trong những tháng năm dài chia cách, nhiều đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải sống trong sự tăm tối và kham khổ đến chừng nào! Sau ngày 30.4.1975, với họ, bên cạnh sự thay đổi ít nhiều về cuộc sống vật chất, đổi đời còn là sự nhận chân được một thực tại rất khác, về những người thua cuộc, những đồng bào miền Nam rất khác so với những gì họ đã hình dung trong trí tưởng của họ, một trí tưởng là sản phẩm của sách giáo khoa và những bài báo mà họ đọc hàng ngày.

Sau ngày 30.4.1975, họ dừng chân ở một cửa hàng tại Sài Gòn, ngạc nhiên nhìn thấy bà bán hàng vui vẻ, gói hàng cẩn thận cho họ, không lạnh lùng, nhìn họ bằng “đôi mắt hình viên đạn” như các cô mậu dịch viên ở quê họ. Họ còn nhìn thấy những con hẻm đầy sách vở, có cả sách nghiên cứu về triết học Marx-Lenine mà chính quyền bên thua cuộc đã cho phép biên soạn và phổ biến trong những năm tháng chia cách hai miền.

46 năm là đã gần nửa thế kỷ, so với nhiều bạn đồng hành quanh ta, ta đã có những bước tiến … rùa bò. Bởi vì sau 46 năm, vẫn còn đây đó những chia rẽ, nghị kỵ, thậm chí cả hận thù. Chính sự ly tán của lòng người vẫn còn tiếp tục kéo dài trên một đất nước thống nhất về mặt địa lý từ 46 năm qua đã góp phần làm nên một xã hội trì trệ hôm nay.

Những ngày tháng 4, nhìn về một quá khứ đã xa nhưng cũng thật gần gũi, nhiều hình ảnh trở về trong ký ức và ta vẫn còn xúc động khi nhớ lại một Dương Thu Hương ngồi ôm mặt khóc bên hè phố Sài Gòn, vẫn nghe lòng rộn lên niềm thương cảm đối với đồng bào miền Bắc ruột thịt khi đọc lại tâm tình rất thật của nhà văn Nguyễn Quang Lập viết về một Sài Gòn của những người thua cuộc từng gây nhiều ấn tượng lạ lẫm và tốt đẹp trong anh.

Xin mời các bạn đọc lại những tâm tình dưới đây của nhà văn họ Nguyễn về ngày 30.4.1975 và những ngày tháng sau đó.

NHỮNG TRẠI TÙ HỌC TẬP CẢI TẠO SAU NGÀY 30 - 4-1975

TRẦN GIA PHỤNG/ TD 25-4-2021

Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)

Alexandre Soljenitsyne (1918-2008) là nhà văn Nga chống chế độ Liên Xô, viết nhiều kịch và tiểu thuyết, nổi tiếng là Một ngày của Ivan Denisovich (1962), Quần đảo ngục tù (The Gulag Archipelago) (tập 1 và 2 năm 1974, tập 3 năm 1976).

Alexandre Soljenitsyne tiên đoán như trên dựa theo kinh nghiệm bản thân tại quê hương ông là Liên Xô và những diễn tiến tại Đông Âu và Trung Cộng.

Tại Nga năm 1917, sau khi cầm quyền, CS thiết lập chế độ tù cải tạo vào những năm 1918-1921 và hợp thức hóa bằng luật pháp năm 1933. Tại Trung Cộng, chính sách “lao cải” (lao động cải tạo) được chính thức hóa ngày 26-8-1954 và hội đồng chính phủ chấp thuận thủ tục thi hành chính sách lao cải vào tháng 8-1957. (Phạm Hữu Trác, “Tù cải tạo: Trình bày và phân tích dữ kiện”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do: Canada, 2000, tr. 19.)

Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đại đa số công chức, quân nhân chính thể Quốc Gia Việt Nam di cư vào Nam Việt Nam (NVN). Chỉ một số ít còn lại ở Bắc Việt Nam (BVN), liền bị chế độ cộng sản (CS) bắt giam, tù đày. Chính sách cải tạo do quốc hội BVN chính thức quy định vào năm 1961 trong nghị quyết 49-NQTVQH và thông tư số 121-CP của hội đồng chính phủ đặt ra các biện pháp thi hành nghị quyết nầy. (Phạm Hữu Trác, bài đã dẫn.)

Năm 1975, trước khi tấn công Sài Gòn, Ban bí thư Trung ương đảng Lao Động từ Hà Nội đưa ra chỉ thị số 218/CT-TW ngày 18-4-1975, quy định chính sách đối với công chức và sĩ quan VNCH bị bắt như sau:

“Đối với sĩ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và lao động; sau nầy tùy sự tiến bộ của từng tên sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Những người có chuyên môn kỹ thuật [kể cả lính và sĩ quan] mà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phải quản lý chặt chẽ, sau nầy tùy theo yêu cầu của ta và tùy theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyển dụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội. Đối với những phần tử ác ôn, tình báo, an ninh quân đội, sĩ quan tâm lý, bình định chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sĩ quan hay sĩ quan, đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toà và quản lý chặt chẽ.” (Huy Đức, Bên thắng cuộc, I: Giải phóng, Saigon – Boston – Los Angeles: Osin Book, 2012, Chương 2: “Cải tạo”, mục “Ngụy quân’, tr. 39.)

Sau ngày 30-4-1975, nhà cầm quyền mới ở Nam Việt Nam (NVN) là Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam do đảng Lao Động tức đảng CS điều khiển, bắt giam tất cả những sĩ quan, công chức cao cấp của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nhằm các mục đích chính: 1) Triệt hạ vĩnh viễn quân đội và chính thể VNCH. 2) Giam giữ, bạo hành, trả thù, làm cho tù nhân sợ hãi, không dám chống đối chế độ mới. 3) Tiêu diệt tiềm lực VNCH, vì những người bị bắt học tập cải tạo ở độ tuổi trung niên để làm việc, sản xuất hay tranh đấu, có trình độ văn hóa trung bình cao so với trình độ văn hóa chung của toàn dân. 4) Bóc lột sức lao động của tù nhân, đưa đi canh tác những vùng đất bỏ hoang thời chiến tranh. 5) Đe dọa, trấn áp những gia đình có thân nhân bị tù. Nếu gia đình chống đối, thì tù nhân khó được trở về đoàn tụ gia đình. 6) Làm gương cảnh cáo dân chúng NVN, nếu vọng động thì sẽ bị số phận học tập cải tạo dài hạn không xét xử, làm ai cũng khiếp sợ.

Kế hoạch của CSVN nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân đội VNCH rất tinh vi, chia thánh hai phần:

1) Thứ nhứt, vào giữa tháng 6-1975, CSVN ra lệnh cho hạ sĩ quan và công chức cấp thấp VNCH học tập tại chỗ các khóa chính trị tử đến 7 hay 10 ngày tùy địa phương.

2) Thứ hai, CSVN ra lệnh sĩ quan VNCH từ cấp thiếu úy trở lên và công chức cao cấp VNCH phải trình diện từ 13-6 đến 16-6-1975 và chuẩn bị lương thực 30 ngày, để học tập chính sách của “chính phủ cách mạng” trong một tháng. (Bác sĩ Trần Vỹ, “Đời sống trong trại giam ở miền Bắc”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, sđd. tt. 239-250).

Thông báo về “học tập cải tạo”. Nguồn: Internet

Khi đại đa số sĩ quan, công chức VNCH trình diện, thì tất cả bị đưa đi giam trong các trại tù mà CS gọi là trại học tập cải tạo trên các vùng rừng thiêng nước độc, không tuyên án và không thời hạn. Nếu bỏ trốn, không trình diện mà bị CS bắt, sẽ bị án phạt nặng nề. Sau những tuyên truyền huyễn hoặc thời chiến tranh trước năm 1975, đây là cuộc lừa phỉnh công khai vĩ đại của CSVN sau năm 1975 tại NVN, ghi đậm thành tích lừa dối phỉnh gạt của CSVN.

Người tù phải học tập chính sách của nhà nước CS, chủ nghĩa Mác-Lê, phải lao động từ sáng đến tối, dọn mìn, phá rừng, sản xuất, trồng trọt, làm gạch ngói, dựng nhà … Người tù đau ốm không thuốc thang, ăn uống thiếu thốn, đói quanh năm, khẩu phần rất thấp, so với khẩu phần của một tù nhân CS dưới chế độ VNCH. (Bác sĩ Trần Vỹ, bài đã dân.)

Theo bộ Encyclopedia of the Vietnam War, sau năm 1975, số lượng sĩ quan, công chức và cán bộ VNCH bị bỏ tù khoảng hơn 1,000,000 người trên tổng dân số NVN lúc đó khoảng 20 triệu người. Tất cả bị giam tại trên 150 trại giam; theo đó khoảng 500,000 được thả về trong 3 tháng đầu; 200,000 bị giam từ 2 đến 4 năm; 250,000 bị giam ít nhất 5 năm, và năm 1983 (tức sau 8 năm) còn khoảng 60,000 người bị giữ lại. (Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History, Vol. two, Santa Barbara, California: 1998, tr. 602. Sách trích tài liệu của Sagan, Ginette and Stephen Denney, Violations of Human Rights in the Socialist Republic of Vietnam, Palo Alto, California: Aurora Foundation, 1983.)

Trong số trên 1,000,000 người bị tù sau năm 1975, theo những cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Âu Châu, có khoảng 165,000 nạn nhân đã từ trần trong các trại tù “cải tạo”. (Anh Do & Hieu Tran Phan, “Millions of lives changed forever with Saigon’s fall”, nhật báo Orange County Register, Chủ Nhật, 29-4-2001, phụ trang đặc biệt về ngày 30-4, tt. 2-3.) Cộng sản hứa hẹn sẽ thả ra khỏi tù những ai học tập cải tạo tốt, nhưng không có tiêu chuẩn xác định thế nào là cải tạo tốt, nên chẳng ai hiểu thế nào là học tập cải tạo tốt để được thả ra. Và cứ thế, CS tùy thích giam cầm quân nhân, công chức VNCH không thời hạn theo sáng kiến của CS.

KẾT LUẬN

Đúng như văn hào Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tiên đoán trước ngày 30-4-1975, “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.”

Chuyện sĩ quan, công chức cao cấp Việt Nam Cộng Hòa bị bắt giam, bị đày đọa trong các trại tù học tập cải tạo dưới chế độ CS sau năm 1975 là chuyện dài bất tận, vì đàng sau các sự kiện và số liệu trên đây, là nỗi đau khổ triền miên trong gia đình những tù nhân là những chiến sĩ đã tranh đấu cho sự sống còn của chính chúng ta, cho nền tự do dân chủ chẳng những miền NVN mà cho cả toàn quốc nữa..

Cuối cùng, để kết luận, xin được phép nhắc lại lời cuối trong bản nhạc “Cơn mê chiều” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi về biến cố Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế, qua cách trình bày tha thiết của nữ ca sĩ Thái Thanh, “Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên….”

Vâng, xin đừng bao giờ quên những đau thương cùng cực của những chiến sĩ VNCH; đừng bao giờ quên lý tưởng tự do dân chủ cao cả mà những chiến sĩ VNCH đã tận tình bảo vệ. Và cũng đừng bao giờ quên tội lỗi của CSVN, một chế độ “tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tân Thủy Hoàng và các vua quan tàn bạo của Trung Quốc, cộng với tội ác của các chế độ phát xít, độc tài. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền…” (Trần Độ, Nhật ký rồng rắn, trích đăng trên Việt Báo Online (vietbao.com) số 3489 ngày 21-10-2004.) (Nguồn: Chiến tranh 1954-1975, sẽ xuất bản).

30/4- ĐIỀU CẦN NÓI

ĐOÀN BẢO CHÂU/ TD 26-4-2021

Tôi sẽ không nói ngày ấy là ngày gì bởi với bên thắng cuộc, ngày ấy là ngày “chiến thắng”, “giải phóng”, “thống nhất”, bên thua cuộc là ngày “mất nước”, “thua cuộc” là ngày bắt đầu một thời kì mà những người dính líu tới quân quyền của VNCH sẽ bắt đầu chịu sự đày đoạ trong những trại “cải tạo” trong nhiều năm và bắt đầu làn sóng vượt biển đầy máu và nước mắt của hàng triệu người để tìm một cuộc sống mới.

Tôi sẽ không nói tới lý tưởng bởi bên nào cũng có lý tưởng của riêng mình, bên nào mà chẳng cho là lý tưởng của mình cao đẹp hơn.

Người ta nên bàn về lịch sử, hiểu lịch sử để định hình hiện tại và tương lai, người ta cũng có quyền phán xét lịch sử nhưng với một con mắt bao dung bởi vào thời điểm ấy nhận thức của những nhân vật lịch sử có sự hạn chế và nếu chúng ta, những kẻ hậu sinh với nhận thức của thời đại nếu được trao lá cờ vào những thời điểm quá khứ, liệu ta có chắc là sẽ không mắc sai lầm?

Điều đáng nói là về quan niệm, phát ngôn và ứng xử của những người cầm quyền hiện thời với ngày 30/4. Sau 46 năm mà quan niệm, phát ngôn và ứng xử vẫn y như trước thì đấy mới là một sự man rợ, cố chấp và u muội.

Máu người Việt đã thấm trên từng mét vuông trên mảnh đất hình chữ S, người phía nào cũng là con của mẹ Việt, cũng đều đau xót. Số phận của dân tộc, của mảnh đất hình chữ S này đã khốc liệt và đau khổ biết bao khi tài chính, vũ khí và lương thực được cấp cho người Việt của hai bên chiến tuyến bắn giết nhau.

Các bạn đứng ở bên nào, tôn thờ lý tưởng của bên nào là quyền của các bạn, với tôi mọi lý tưởng chỉ là phù phiếm khi người Việt chĩa súng vào nhau.

Ở góc nhìn này, tôi thấy rằng những người cực đoan cả hai phía đều không bao giờ có thể làm được một thứ được gọi là “hoà hợp hoà giải dân tộc”.

Tuy nhiên, trách nhiệm để làm được sự nghiệp này đa phần nằm trên vai của bên thắng cuộc. Tất cả sẽ chỉ là câu chữ, là một khẩu hiệu oang oang rỗng tuếch và tình trạng chia ly về nhân tâm vẫn y nguyên sau 46 năm nữa khi bên thắng cuộc sau mấy chục năm không trở nên văn minh hơn, có cái nhìn nhân văn hơn.

Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Chỉ khi những người có địa vị cao nhất có tâm, có tầm, có cái nhìn nhân văn, thực sự tha thiết hàn gắn nỗi đau của người Việt thì mới hy vọng cái sự nghiệp hoà hợp hoà giải dân tộc to đùng kia mới được cải thiện.

Hãy nhìn chính quyền Úc đã ứng xử thế nào với những người bản xứ đã bị tàn sát để chiếm đất. Những người đứng đầu đã công khai xin lỗi vì một lỗi lầm của tổ tiên trong quá khứ xa xôi và họ đã có một chính sách ưu đãi như để chuộc lỗi cho tổ tiên của mình.

Ở đây, tôi phải nhấn mạnh để bò đỏ rận rệp không có cớ mà chửi bới, xuyên tạc, tôi không có ý muốn nói là ai phải xin lỗi ai ở Việt Nam mà tôi đề cao một cái nhìn nhân văn, hợp lòng người của những người trong bộ máy chính quyền của Úc.

30 tháng 4 nào tôi cũng có bài viết, nhiều đến nỗi mà chỉ sợ lặp lại chính mình và bản thân cũng thấy nhàm chán, nhưng không viết thì thấy như thể có lỗi gì đấy.

Chỉ xin kết bằng một câu rằng, mọi lý tưởng chỉ là tương đối, cái này đúng hôm nay có thể là rất sai của ngày mai, chỉ có tấm lòng yêu thương con người, sự thông cảm và hiểu biết với “phía bên kia” mới khiến con người gần lại nhau mà thôi.

Nghĩ như vậy và nhìn những vấn đề nhỏ hơn trong cuộc sống, tôi cũng thấy nhiều tranh cãi vụn vặt thực ra là vô nghĩa, cuộc sống này chỉ tình yêu con người mới là thứ đáng nói mà thôi.

Peter Huynh
Mấy thiên tài nầy cứ nói cứ viết về Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc mà không hề nói rõ Ai Hòa hợp , Ai Hòa Giải với ai ?

1-Người Miền Nam hòa hợp HG người Miền Bắc ?
2-Người Việt sống hải ngoại Hòa Hợp với Người Việt sống trong nước ?
3-Người Miền Nam hòa hợp với đảng CS Việt cộng ?
4-Người Việt sống ở hải ngoại hòa hợp với đảng việt cộng ?
5-Đảng VC hòa hợp với người Việt trong nước ?

Mấy thiên tài cần nói rõ Ai HHHG với ai ?

46 NĂM SAU, 'TA' VẪN CHƯA TỬ TẾ BẰNG... 'NGỤY' !

TRÂN VĂN/ Blog VOA/ TD 26-4-2021


Bà Thiều Thị Tân, một trong những cựu tù nhân nổi tiếng thời Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và là một trong những tấm gương của… chủ nghĩa anh hùng cách mạng (1) thành ra chẳng xa lạ gì với dân chúng Việt Nam, vừa liên lạc với ông Mạc Văn Trang (từng làm việc tại Viện Khoa học Giáo dục thuộc Bộ GDĐT Việt Nam khoảng 30 năm) đề nghị ông ghi lại và giới thiệu về giai đoạn bà bị giam ở Bệnh viện Tâm trí mà thiên hạ quen gọi là Nhà thương điên Biên Hòa năm 1972…

Bà Tân và chị gái (Thiều Thị Tạo) nổi tiếng cả ở trong lẫn ngoài Việt Nam từ thuở còn là thiếu nữ. Gia đình tuy nghèo nhưng học giỏi nên hai chị em bà học trường Tây từ bé đến lớn. Cả hai tự tìm – theo Việt Cộng, trở thành thành viên Biệt động Sài Gòn. Lúc đó, bà Tạo mới 16 tuổi đã được cử làm Đội trưởng Đội Binh vận, bà Tân chỉ 13 tuổi đã được cử làm Đội phó (2). Hai năm sau (1968), họ bị bắt vì mang chất nổ vào phá hoại Tổng nha Cảnh sát Quốc gia (giống như trụ sở Bộ Công an hiện nay)…

Cả hai bị Tòa án Quân sự Mặt trận của VNCH kết án và bị đưa ra giam giữ tại Trung tâm Cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo). Việc giam giữ hai thiếu nữ đã khiến chính quyền VNCH bị báo chí cả trong lẫn ngoài chỉ trích trích kịch liệt… Chính quyền VNCH thừa nhận sự khắc nghiệt của môi trường lao tù khiến bà Tân, bà Tạo suy kiệt cả về thể xác lẫn tinh thần nên năm 1972, chuyển họ từ Trung tâm Cải huấn Côn Sơn về Trung tâm Cải huấn Tân Hiệp (Biên Hòa – nay là Đồng Nai)…

Chuyện chưa ngừng ở đó, áp lực từ dư luận khiến chính quyền VNCH phải mở cửa nhà tù cho các phái đoàn quốc tế đến kiểm tra các trung tâm cải huấn. Khuyến cáo của nhiều giới ở trong nước, của các chính phủ, tổ chức quốc tế khiến Bộ ngoại giao VNCH yêu cầu Bộ Nội vụ VNCH phải xem xét lại một số trường hợp, trong đó có trường hợp của bà Tân. Nha Cải huấn thuộc Bộ Nội vụ VNCH phải chuyển bà Tân đến Bệnh viện Tâm trí Biên Hòa…

Bà Tân đã cho ông Trang xem toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc chuyển bà vào Bệnh viên Tâm trí Biên Hòa và đưa bà ra khỏi đó. Có rất nhiều công văn, công điện trao qua, đổi lại giữa Bệnh viện Tâm trí – Trung tâm Cải huấn Biên Hòa – Chỉ huy trưởng CSQG tỉnh Biên Hòa – Nha Cải huấn,… Những công văn, công điện ấy cho thấy, nhân viên y tế các cấp của Bệnh viện Tâm trí Biên Hòa không run sợ, không mệt mỏi trong việc sử dụng tư cách thầy thuốc để bảo vệ bà Tân – bệnh nhân của họ.

Theo ông Trang, sở dĩ bà Tân liên lạc với ông, mời ông đến để kể chuyện cho ông nghe, trao hồ sơ cho ông đọc để ông viết Chuyện người tù Việt Cộng trong Bệnh viện Tâm thần VNCH (3) vì bà đọc được Thư gửi các thầy thuốc có lương tri mà ông công bố hồi cuối tháng rồi. Từ những thông tin liên quan đến cách thức đối xử với một số tù nhân chính trị của “ta” như: Lê Anh Hùng, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương,… bị cưỡng bức điều trị tâm thần, ông Trang hy vọng các thầy thuốc nhớ và thượng tôn y đức (4).

Đó không phải là hy vọng của riêng ông Trang. Bà Tân cũng vậy. Bà hy vọng như vậy nên mới liên lạc với ông Trang, kể chuyện cho ông nghe, đưa hồ sơ cho ông đọc để ông có thể dùng trường hợp của chính bà như một ví dụ trong nỗ lực thúc giục các bác sĩ, các nhân viên y tế ráng nhớ, ráng ý thức dù ở dưới bất kỳ chế độ nào thì họ hãy cố giữ đúng lời thề Hippocrate, cứu chữa bệnh nhân đúng với lương tri của người thầy thuốc… Ông Trang chỉ kể chuyện, không bình luận dù có biết bao điều lớn lao đáng suy ngẫm

***

Cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của “ta” đang hối hả chuẩn bị để cuối tuần này long trọng kỷ niệm 46 năm ngày “đánh cho Mỹ cút, ‘ngụy’ nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”. Sắp tròn nửa thế kỷ… toàn thắng nên dư dữ kiện thực tế để chính “ta” có thể so sánh – nhận định những khác biệt giữa “ta” với “ngụy”.

“Ngụy” tự điều chỉnh để hoạt động của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền được xem là văn minh như phần còn lại của nhân loại, không phớt lờ chỉ trích, khuyến cáo của dân chúng, các chính phủ, các tổ chức quốc tế, mở cửa – mời khảo sát hệ thống trại giam, thay đổi biện pháp tư pháp, không lên án những chỉ trích, khuyến cáo là… thù địch – xuyên tạc sự thật (5), hay gián tiếp chê bai những chỉ trích khuyến cáo là… ngu ngốc vì… dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam (6)...

“Ngụy” để tất cả các giới, kể cả trẻ con xem, nghe, tiếp nhận mọi thứ bất lợi cho mình, có lợi cho đối phương nên bà Tân, bà Tạo sớm… giác ngộ cách mạng khi còn là thiếu niên. “Ngụy” cho những dân biểu (như bà Kiều Mộng Thu – giống Đại biểu Quốc hội của “ta”), những luật sư (như Luật sư Tòa Thượng thẩm Nguyễn Long) sự tự tin vào quyền hạn, chức trách, hiệu quả công việc để đòi hệ thống công quyền phải cung cấp thông tin, thay đổi cách hành xử với cả những cá nhân nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

Sự tự tin vào quyền hạn, chức trách nghề nghiệp, vị thế mà “ngụy” tạo ra nơi công dân của VNCH cũng là lý do các nhân viên y tế từ trên xuống dưới ở Bệnh viện Tâm trí đồng loạt kháng cự hệ thống cải huấn để bảo vệ bà Tân một cách nhiệt thành. Luật pháp và cách quản trị, điều hành quốc gia của “ngụy” khiến Bộ Nội vụ, CSQG phải xem xét – phúc đáp cẩn thận mọi yêu cầu, tiết lộ cả những thông tin mật để thỏa mãn đòi hỏi của thường dân do họ có quyền của giới khoác blouse trắng.

Bệnh viện Tâm trí hay Dưỡng trí viện của “ngụy” khác rất xa với bệnh viện tâm thần của “ta”. Thời “ngụy”, nhiều đồng chí của “ta” như bà Huỳnh Thị Ngọc – người mà năm 1972 ném lựu đạn vào đêm lửa trại của thanh niên (Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Hội Hồng thập tự), học sinh trung học Quy Nhơn tại sân vận động Quy Nhơn khiến một nữ giáo sư, 10 học sinh mất mạng, hơn 100 học sinh khác bị thương (7) – giả điên để hệ thống tư pháp VNCH phải gửi vào Bệnh viện Tâm trí điều trị rồi trốn thoát (8)…

Thời “ngụy”, Bệnh viện Tâm trí hay Dưỡng trí viện là nơi mà dân chúng, các tổ chức chính trị cả trong lẫn ngoài VNCH, các chính phủ, đòi “ngụy” phải an trí nhiều phạm nhân nguy hiểm cho an ninh quốc gia tại đó vì lý do nhân đạo. Thời “ta”, dân chúng, các tổ chức chính trị cả trong lẫn ngoài VNCH, các chính phủ không ngừng bày tỏ sự lo ngại, lên án “ta” vô nhân đạo, vi phạm nhân quyền khi biến bệnh viện tâm thần thành nơi đày ải, vô hiệu hóa những cá nhân bất đồng chính kiến.

Bà Ngọc – người theo lệnh của “ta”, vì muốn giết một tỉnh trưởng của “ngụy” mà liệng lựu đạn vào nơi có cả ngàn giáo sư, học sinh, rồi giả điên để né tránh trách nhiệm không chỉ được “ta” khen là… mưu trí dũng cảm mà còn được “ta” phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Hồ sơ liên quan đến bệnh án của bà Ngọc vẫn đang trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ (Quận 3, TP.HCM)! Có thể đến đó để tận mục sở thị và kiểm chứng về sự khác biệt giữa “ta” và “ngụy”.

Về ngữ nghĩa, “ngụy” là giả trá, xảo quyệt nhưng nếu không tử tế hoặc ít nhất là nỗ lực hướng đến sự tử tế thì “ngụy” không thể như đã thấy và trước những gì đang diễn ra trên thực tế dưới sự quản trị – điều hành của “ta”, bà Tân chẳng còn cách nào khác, đành phải dùng chính trường hợp của bà để khuyên đội ngũ nhân viên y tế của “ta” đối xử với những cá nhân bị “ta” cáo buộc là… chống phá đúng với lương tri thầy thuốc. Bao nhiêu người tin đội ngũ nhân viên y tế dám hành xử tử tế như lời khuyên của bà Tân?

Thậm chí bao nhiêu người dám đoán chắc một người như bà Tân có thể bình an vô sự sau khi vì muốn thấy sự tử tế mà mở miệng khuyên can. “Ta” có nên giữ mãi sự hãnh diện vì luôn luôn đi ngược hướng với “ngụy”, kể cả tử tế với những khác biệt, kể cả đối lập, đối kháng như… “ngụy”. Thêm bao nhiêu năm nữa ta mới tử tế như… “ngụy”?

Chú thích

(1) https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nu-biet-dong-tuoi-13-va-qua-dam-thep-chan-dong-the-gioi-a32147.html

(2) https://www.phunuonline.com.vn/nu-tu-nhan-nho-tuoi-nhat-chuong-cop-a34000.html

(3) https://baotiengdan.com/2021/04/24/chuyen-nguoi-tu-viet-cong-trong-benh-vien-tam-than-vnch/

(4) https://baotiengdan.com/2021/03/29/thu-gui-cac-thay-thuoc-co-luong-tri/

(5) http://tapchiqptd.vn/vi/phong-chong-dbhb-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa/bao-cao-nhan-quyen-2019-cua-hoa-ky-lai-xuyen-tac-su-that-ve-tinh-hinh-viet-nam/15218.html

(6) http://www.xaydungdang.org.vn/Home/nhan_quyen/2021/14845/Phan-ung-cua-Viet-Nam-ve-Bao-cao-Nhan-quyen-2020-cua.aspx

(7) https://tuongtri.com/2014/09/22/tham-sat-tai-san-van-dong-qui-nhon/

(8) https://baophapluat.vn/nhip-song-hom-nay/anh-hung-llvtnd-huynh-thi-ngoc-nhung-thang-ngay-gia-dien-che-mat-giac-trong-bv-tam-tri-bien-hoa-513219.html

NHỮNG MẤT MÁT KHI BỊ GIẢI PHÓNG

TRẦN MAI TRUNG/ TD 27-4-2021

Cuối tháng 8-1944, quân đội đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Paris trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến. Họ được hàng trăm ngàn người dân Thủ đô đứng hai bên đường chào đón, ôm hôn, tặng hoa. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, hầu hết người dân vẫn tiếp tục sống ở Paris để xây dựng lại thành phố.

Cuối tháng 4-1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, hàng trăm ngàn người Miền Nam chạy tránh xa. Đa số người dân lo âu nhìn đoàn quân, không biết có giống đoàn quân đã giải phóng Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968 hay không. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, chính quyền cộng sản (CS) ép buộc hàng trăm ngàn người dân phải rời Sài Gòn, đi các vùng “kinh tế mới”, đất cày lên sỏi đá. Hơn 2 triệu người dân Việt Nam không chịu đựng nổi chế độ cộng sản, cũng rời quê hương đi tị nạn ở nước khác. (1)

Đảng CS Liên Xô muốn phát triển chủ nghĩa CS trên thế giới, đảng CS Trung Quốc muốn phát triển chủ nghĩa CS ra châu Á, đảng CS Việt Nam có nhiệm vụ phát triển chủ nghĩa CS ở Đông Dương. Nếu kêu gọi thanh niên đi đánh nhau để phát triển chủ nghĩa CS thì không ai đi, nên đảng CSVN đưa ra khẩu hiệu ‘giải phóng Miền Nam’ để lường gạt thanh niên Miền Bắc đi ra chiến trường.

Đảng CS vẽ ra người dân Miền Nam nghèo khổ, bị ngoại bang kềm kẹp, để tuyên truyền thanh niên Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ép buộc người dân Miền Bắc thắt lưng buộc bụng để nuôi chiến tranh. Thật ra thì người dân Miền Nam có cuộc sống khá hơn người dân Miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Miền Nam là của người Việt Nam. Như các nước mới giành lại độc lập, chính quyền VNCH bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế, cũng như chính quyền VNDCCH ở Miền Bắc bị ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc về quân sự, kinh tế, ý thức hệ CS. Đúng ra hai Miền nên lo xây dựng đất nước để tự chủ, tự cường hơn là đánh nhau.

Trước năm 1975, người dân Miền Nam có đời sống kinh tế đầy đủ hơn người dân Miền Bắc. Miền Nam có nền giáo dục Việt Nam, nhân bản, khác với Miền Bắc có nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thầy cô Miền Nam dạy học sinh yêu đất nước và thương đồng bào, thầy cô Miền Bắc dạy học sinh yêu đảng và phân chia nhân dân thành nhiều giai cấp. Về văn hóa, báo chí thì Miền Nam có một số tự do, văn nghệ sĩ sáng tác theo cảm nghĩ của mình, ở Miền Bắc thì đảng CS lãnh đạo tất cả, văn nghệ sĩ sáng tác theo đường lối của đảng.

Hai triệu thanh niên Miền Bắc mang súng đạn vào “giải phóng Miền Nam”, một triệu thanh niên Miền Nam vào quân đội chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, mấy triệu người VN bị chết, bị thương tật. Miền Bắc muốn giải phóng Miền Nam nhưng người Miền Nam không muốn bị giải phóng. Người dân Miền Nam muốn thống nhất trong hòa bình chứ không muốn bị áp đặt bằng chiến tranh, muốn giữ gìn những tự do, nhân phẩm đang có, không muốn bị người khác đến cướp đi, không muốn bị cai trị bởi một đảng độc tài.

***

Khi quân đội Bắc Việt tấn công Quảng Trị, nhiều người dân bỏ tất cả để chạy vào Huế. Khi quân đội Bắc Việt tấn công Huế, nhiều người dân bỏ nhà cửa để chạy vào Đà Nẵng, có lúc số dân các nơi chạy về Đà Nẵng tị nạn cộng sản lên tới cả triệu người. Khi quân đội VNCH “di tản chiến thuật” khỏi Kontum, Pleiku, hầu hết người dân bỏ thành phố đi theo về vùng quốc gia. Biết là đường đi gian khổ mà vẫn đi, vì dân chúng không muốn bị giải phóng.

Cuối tháng 8-1944, quân đội đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Paris trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến. Họ được hàng trăm ngàn người dân Thủ đô đứng hai bên đường chào đón, ôm hôn, tặng hoa. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, hầu hết người dân vẫn tiếp tục sống ở Paris để xây dựng lại thành phố.

Cuối tháng 4-1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, hàng trăm ngàn người Miền Nam chạy tránh xa. Đa số người dân lo âu nhìn đoàn quân, không biết có giống đoàn quân đã giải phóng Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968 hay không. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, chính quyền cộng sản (CS) ép buộc hàng trăm ngàn người dân phải rời Sài Gòn, đi các vùng “kinh tế mới”, đất cày lên sỏi đá. Hơn 2 triệu người dân Việt Nam không chịu đựng nổi chế độ cộng sản, cũng rời quê hương đi tị nạn ở nước khác. (1)

Đảng CS Liên Xô muốn phát triển chủ nghĩa CS trên thế giới, đảng CS Trung Quốc muốn phát triển chủ nghĩa CS ra châu Á, đảng CS Việt Nam có nhiệm vụ phát triển chủ nghĩa CS ở Đông Dương. Nếu kêu gọi thanh niên đi đánh nhau để phát triển chủ nghĩa CS thì không ai đi, nên đảng CSVN đưa ra khẩu hiệu ‘giải phóng Miền Nam’ để lường gạt thanh niên Miền Bắc đi ra chiến trường.

Đảng CS vẽ ra người dân Miền Nam nghèo khổ, bị ngoại bang kềm kẹp, để tuyên truyền thanh niên Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ép buộc người dân Miền Bắc thắt lưng buộc bụng để nuôi chiến tranh. Thật ra thì người dân Miền Nam có cuộc sống khá hơn người dân Miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Miền Nam là của người Việt Nam. Như các nước mới giành lại độc lập, chính quyền VNCH bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế, cũng như chính quyền VNDCCH ở Miền Bắc bị ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc về quân sự, kinh tế, ý thức hệ CS. Đúng ra hai Miền nên lo xây dựng đất nước để tự chủ, tự cường hơn là đánh nhau.

Trước năm 1975, người dân Miền Nam có đời sống kinh tế đầy đủ hơn người dân Miền Bắc. Miền Nam có nền giáo dục Việt Nam, nhân bản, khác với Miền Bắc có nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thầy cô Miền Nam dạy học sinh yêu đất nước và thương đồng bào, thầy cô Miền Bắc dạy học sinh yêu đảng và phân chia nhân dân thành nhiều giai cấp. Về văn hóa, báo chí thì Miền Nam có một số tự do, văn nghệ sĩ sáng tác theo cảm nghĩ của mình, ở Miền Bắc thì đảng CS lãnh đạo tất cả, văn nghệ sĩ sáng tác theo đường lối của đảng.

Hai triệu thanh niên Miền Bắc mang súng đạn vào “giải phóng Miền Nam”, một triệu thanh niên Miền Nam vào quân đội chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, mấy triệu người VN bị chết, bị thương tật. Miền Bắc muốn giải phóng Miền Nam nhưng người Miền Nam không muốn bị giải phóng. Người dân Miền Nam muốn thống nhất trong hòa bình chứ không muốn bị áp đặt bằng chiến tranh, muốn giữ gìn những tự do, nhân phẩm đang có, không muốn bị người khác đến cướp đi, không muốn bị cai trị bởi một đảng độc tài.

***

Khi quân đội Bắc Việt tấn công Quảng Trị, nhiều người dân bỏ tất cả để chạy vào Huế. Khi quân đội Bắc Việt tấn công Huế, nhiều người dân bỏ nhà cửa để chạy vào Đà Nẵng, có lúc số dân các nơi chạy về Đà Nẵng tị nạn cộng sản lên tới cả triệu người. Khi quân đội VNCH “di tản chiến thuật” khỏi Kontum, Pleiku, hầu hết người dân bỏ thành phố đi theo về vùng quốc gia. Biết là đường đi gian khổ mà vẫn đi, vì dân chúng không muốn bị giải phóng.

Cuối tháng 8-1944, quân đội đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Paris trong giai đoạn cuối của Đệ Nhị Thế chiến. Họ được hàng trăm ngàn người dân Thủ đô đứng hai bên đường chào đón, ôm hôn, tặng hoa. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, hầu hết người dân vẫn tiếp tục sống ở Paris để xây dựng lại thành phố.

Cuối tháng 4-1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, hàng trăm ngàn người Miền Nam chạy tránh xa. Đa số người dân lo âu nhìn đoàn quân, không biết có giống đoàn quân đã giải phóng Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968 hay không. Mấy tháng sau, rồi mấy năm sau, chính quyền cộng sản (CS) ép buộc hàng trăm ngàn người dân phải rời Sài Gòn, đi các vùng “kinh tế mới”, đất cày lên sỏi đá. Hơn 2 triệu người dân Việt Nam không chịu đựng nổi chế độ cộng sản, cũng rời quê hương đi tị nạn ở nước khác. (1)

Đảng CS Liên Xô muốn phát triển chủ nghĩa CS trên thế giới, đảng CS Trung Quốc muốn phát triển chủ nghĩa CS ra châu Á, đảng CS Việt Nam có nhiệm vụ phát triển chủ nghĩa CS ở Đông Dương. Nếu kêu gọi thanh niên đi đánh nhau để phát triển chủ nghĩa CS thì không ai đi, nên đảng CSVN đưa ra khẩu hiệu ‘giải phóng Miền Nam’ để lường gạt thanh niên Miền Bắc đi ra chiến trường.

Đảng CS vẽ ra người dân Miền Nam nghèo khổ, bị ngoại bang kềm kẹp, để tuyên truyền thanh niên Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ép buộc người dân Miền Bắc thắt lưng buộc bụng để nuôi chiến tranh. Thật ra thì người dân Miền Nam có cuộc sống khá hơn người dân Miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Miền Nam là của người Việt Nam. Như các nước mới giành lại độc lập, chính quyền VNCH bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế, cũng như chính quyền VNDCCH ở Miền Bắc bị ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc về quân sự, kinh tế, ý thức hệ CS. Đúng ra hai Miền nên lo xây dựng đất nước để tự chủ, tự cường hơn là đánh nhau.

Trước năm 1975, người dân Miền Nam có đời sống kinh tế đầy đủ hơn người dân Miền Bắc. Miền Nam có nền giáo dục Việt Nam, nhân bản, khác với Miền Bắc có nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thầy cô Miền Nam dạy học sinh yêu đất nước và thương đồng bào, thầy cô Miền Bắc dạy học sinh yêu đảng và phân chia nhân dân thành nhiều giai cấp. Về văn hóa, báo chí thì Miền Nam có một số tự do, văn nghệ sĩ sáng tác theo cảm nghĩ của mình, ở Miền Bắc thì đảng CS lãnh đạo tất cả, văn nghệ sĩ sáng tác theo đường lối của đảng.

Hai triệu thanh niên Miền Bắc mang súng đạn vào “giải phóng Miền Nam”, một triệu thanh niên Miền Nam vào quân đội chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, mấy triệu người VN bị chết, bị thương tật. Miền Bắc muốn giải phóng Miền Nam nhưng người Miền Nam không muốn bị giải phóng. Người dân Miền Nam muốn thống nhất trong hòa bình chứ không muốn bị áp đặt bằng chiến tranh, muốn giữ gìn những tự do, nhân phẩm đang có, không muốn bị người khác đến cướp đi, không muốn bị cai trị bởi một đảng độc tài.

***

Khi quân đội Bắc Việt tấn công Quảng Trị, nhiều người dân bỏ tất cả để chạy vào Huế. Khi quân đội Bắc Việt tấn công Huế, nhiều người dân bỏ nhà cửa để chạy vào Đà Nẵng, có lúc số dân các nơi chạy về Đà Nẵng tị nạn cộng sản lên tới cả triệu người. Khi quân đội VNCH “di tản chiến thuật” khỏi Kontum, Pleiku, hầu hết người dân bỏ thành phố đi theo về vùng quốc gia. Biết là đường đi gian khổ mà vẫn đi, vì dân chúng không muốn bị giải phóng.


Ngày 21-4-1975, người dân Long Khánh chạy tránh cộng sản. Nguồn: Corbis

Năm 1970, bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vận động quyên tiền từ thiện để xây một bệnh viện cho dân nghèo. Tháng 8-1970, đặt viên đá đầu tiên. Ngày 4-9-1971, bệnh viện Vì Dân được khánh thành và bắt đầu hoạt động với 400 giường bệnh. Người dân vào khám chữa được miễn phí, không trả tiền viện phí và các loại thuốc thông dụng.


Bệnh viện Vì Dân ở Ngã tư Bảy Hiền trước năm 1975. Nguồn: Flickr


Sau 30-4-1975, chính quyền CS ra quyết định số 07/QĐ75, giải phóng bệnh viện Vì Dân ra khỏi tay dân nghèo, đổi tên là bệnh viện Thống Nhất, giành riêng cho cán bộ cao cấp và trung cấp.

Giám đốc bệnh viện là Đại tá Nguyễn Thiện Thành của quân đội Bắc Việt. Thành có con trai là Nguyễn Thiện Nhân, sau này làm Bí thư thành ủy Hồ Chí Minh. Cuối năm 2020, Nhân lợi dụng chức vụ lấy tên cha đặt cho một con đường ở thành Hồ. Một ngày không xa, Việt Nam sẽ có dân chủ, người dân sẽ đặt tên con đường là tên của người xây bệnh viện, chứ không phải là tên của kẻ cướp bệnh viện.

Người dân mất bệnh viện là một thí dụ của bị giải phóng. Sau 30-4-1975, hàng triệu gia đình bị mất nhà, mất đất, mất sự sum họp gia đình khi cha anh bị bắt vào tù cải tạo, khi con em chạy đi tị nạn ở nước khác. Tuổi trẻ Miền Nam bị mất sự bình đẳng trong cơ hội học hành và làm việc. Đạo lý biến mất khi trẻ em bị huấn luyện phải yêu bác Hồ nào đó hơn là yêu cha mẹ mình.

Bị giải phóng là mất tự do. Trước kia người dân có quyền phát hành sách báo, bây giờ đảng CS độc quyền tất cả cơ quan truyền thông. Trước kia Miền Nam có nhiều đảng phái, bây giờ chỉ có 1 đảng cộng sản. Trước kia người dân có quyền phê bình chế độ Cộng hòa, bây giờ phê bình chế độ Cộng sản thì bị xem là chống nhà nước, bị bắt vào tù.

Người dân bị giải phóng là bị mất nhiều thứ, người cầm đầu giải phóng thì được lợi nhiều thứ. Thời kỳ đầu, tất cả ruộng đất thuộc về Hợp tác xã (HTX), tức là của đảng CS bởi vì đảng độc quyền chỉ định đảng viên điều hành HTX. Sau cải tạo công thương nghiệp thì đảng CS là ông chủ các hãng xưởng vì đảng độc quyền chỉ định đảng viên làm lãnh đạo các hãng xưởng. Ngày nay, đảng CS là ông chủ tất cả đất đai ở Việt Nam, nhân dân mang tiếng làm chủ nhưng chỉ được thuê đất, đảng có quyền nói đảng viên ra quyết định thu hồi đất bất cứ lúc nào.

Đảng CS bày ra chiến tranh giải phóng, người dân bị lợi dụng xương máu để thay đổi ông chủ cũ bằng ông chủ mới là đảng CS sở hữu tất cả. Làm chủ đất đai, ngân hàng chưa đủ lòng tham, đảng còn muốn làm chủ tư tưởng của người dân, mọi người chỉ được khen đảng tốt chứ không được chê đảng xấu. Người dân bị tuyên truyền để suy nghĩ theo định hướng của tuyên giáo đảng, xem cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp Việt Nam, đặt đảng cộng sản lên trên Tổ quốc Việt Nam, quân đội trung với đảng trước rồi mới trung với nước sau.

Ngày 30 tháng 4, kẻ ác lên ngôi. Người dân Miền Nam bị giải phóng, bị cướp đi nhiều giá trị tinh thần và vật chất. Với lịch sử hơn 4.000 năm, người Việt Nam sẽ lấy lại tự do, công bằng, đạo lý dân tộc cho nước Việt Nam, người dân sẽ lấy lại những gì bị mất.

______

(1) Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975. Giáo sư Lê Xuân Khoa.

PHỎNG VẤN NHÂN THÁNG TƯ NHÀ VĂN TẠ DUY ANH

NGUYỄN THỊ THANH BÌNH/ BVN 29-4-2021


Hỏi: Thưa nhà văn, từ lâu chúng ta vẫn bàn đến vấn đề giao lưu văn hóa văn học trong và ngoài nước. Hẳn nhiên đã gọi là giao lưu thì phải có hai chiều mới hợp lý, và nhiều ý kiến cho rằng trước tiên chúng ta phải giao lưu với những tác giả ở trong nước trước. Mấy năm trước đây, họ cho in trở lại những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, và đặc biệt mới đây nhất là những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, trong đó còn mở ra cuộc tọa đàm như thể cuộc đánh dấu “Sự trở lại của văn học đô thị miền Nam qua trường hợp Nguyễn Thị Hoàng”. Gạt bỏ những ý kiến tranh cãi về mấy chữ văn-học-đô-thị hàm ý chính trị, chúng ta thử hỏi liệu văn học dưới chế độ VNCH còn tồn tại đâu đó, và như thế làm gì có sự trở lại ở đây phải không? Vậy theo anh, ở mốc điểm sau 46 năm, liệu con đường giao lưu có chiều hướng tiến bộ hơn chăng hay đã quá trễ?

TDA: Tôi đã từng nói người Việt mình thất bại quá lâu cho một cuộc hòa giải thực sự. Nay tôi vẫn bảo lưu ý kiến ấy. Nguyên nhân của nó thì nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản là cả hai phía đều chính trị hóa một cách cực đoan quá trình hòa giải. Cả hai phía đều chưa vượt qua những “mặc cảm” lịch sử. Đành rằng chế độ hiện nay phải chịu trách nhiệm chính cho việc hòa giải chưa thành công. Nhưng vẫn có thể trách mỗi cá nhân về chuyện này. Chúng ta tốn nhiều thời gian cho tranh cãi vô bổ, hơn là bắt tay làm những việc, dù nhỏ, nhưng có ý nghĩa đưa người Việt gần lại phía nhau. Lịch sử là thứ không thể sửa chữa. Mọi trách móc những gì thuộc về quá khứ đáng được cảm thông nhưng nếu chúng ta thực tâm lo lắng cho tương lai của người Việt – trong tiến trình phát triển chung của nhân loại – thì có thể suy nghĩ sẽ khác.

Tôi trân trọng mỗi việc làm có tác dụng hàn gắn sự chia rẽ. Ví dụ như cuộc tọa đàm mà bạn vừa nhắc tới. Đôi khi những người thực hiện, vì thành tâm muốn mọi sự tốt đẹp, phải “lượn lờ” đôi chút về mặt chữ nghĩa chứ cũng chẳng có ý định chính trị hóa như một số người nghĩ. Quan niệm về “Sự trở lại”… thực ra không sai hoàn toàn, nếu chúng ta thấy rằng trên thực tế những tác phẩm của các nhà văn dưới chế độ VNCH hoàn toàn bị “xua đuổi” trong suốt mấy chục năm. Sự trở lại, nghĩa là từ đây chính thức hòa nhập vào dòng chảy chung, một cách đàng hoàng. (Tác giả của nó có cần điều đó không, lại là câu chuyện khác). Nó phản ánh suy nghĩ bắt đầu khác từ phía chính quyền đối với di sản văn hóa đất nước trong đó nhất định phải bao gồm những thành tựu văn hóa (mà một phần là các sáng tác văn học) của miền Nam trước năm 1975. Chắc chắn là chậm, nhưng không bao giờ quá muộn.

Hỏi: Theo anh, biến cố chiến tranh nào của Việt Nam đã gây tác động mạnh, khiến bất cứ một nhà văn Việt Nam nào cũng không thể không viết về nó. Hoặc giả chúng ta có nên chờ đợi cho một tác phẩm văn học lớn về chiến tranh Việt Nam chăng? Chẳng hạn biến cố 30/4 không lẽ những tác giả miền Bắc không có gì để viết, hoặc khi đất nước được chuyển đổi qua một bối cảnh mới, liệu chúng ta có thứ văn chương của bên thắng trận… Kỳ thực không phải đã là nhà văn thì tác giả miền Bắc hay miền Nam cũng đều có thể dụng công bằng tưởng tượng phong phú, vì viết văn đâu có nghĩa là làm công việc sao chép nguyên bản khuôn mặt đời sống. Thời kỳ sử dụng phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đã qua rồi. Anh có nghĩ là chúng ta cần viết khác đi trong một tâm cảm mới chăng?

TDA: Một cuộc chiến tranh khiến hàng triệu người Việt bị giết chết, hàng triệu người phải tha hương (nên nhớ, không chỉ có đồng bào miền Nam tha hương vì cuộc chiến tranh) chắc chắn là một biến cố khủng khiếp của lịch sử dân tộc, có tác động đến không chỉ mỗi người trong cuộc, mà dư chấn của nó sẽ còn lan sang các thế hệ tương lai. Với khá nhiều người miền Nam, ngày 30 tháng Tư là một ngày đau buồn, trong khi với hầu hết người miền Bắc thời điểm ấy, đó là một ngày chấm dứt sự chết chóc. Mỗi trạng thái tình cảm đều có lý do lịch sử và bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội cụ thể của nó. Nhưng bình tâm một chút, chúng ta có thể sẽ gặp nhau ở ý nghĩ: Chiến tranh cần phải chấm dứt, đó là điều quan trọng nhất. Hãy thử giả định nếu chiến tranh không kết thúc năm 1975, thì biết bao người của cả hai phía tiếp tục ngã xuống?

Tôi tin rằng những tác phẩm văn học lớn viết về cuộc chiến hai miền chưa xuất hiện. Nó có sớm ra đời hay không, vào thời điểm nào thì tôi không biết. Khi đó trong tâm thức người viết sẽ không còn “ta” với “địch” mà chỉ còn chuyện người Việt với nhau!

Hỏi: Vậy thì anh còn nhớ gì về tâm trạng, cảm giác của anh lúc đó, lúc miền Bắc vào tiếp thu và “giải phóng” miền Nam năm 1975, và liệu mầm mống để trở thành một nhà văn trong anh có bắt nguồn từ một người được sinh ra và lớn lên rồi trải qua quá nhiều thăng trầm lịch sử và cuộc chiến không?

TDA: Tôi rất ghét nói dối, ghét những kẻ cơ hội muốn tranh thủ tình cảm cả hai phía khi né tránh nói thật cảm giác của họ vào ngày 30/4. Với tôi, đó là một ngày không thể nào ngủ được vì những cảm xúc quá mãnh liệt. Sung sướng đến tột độ! Không thể không sung sướng khi chúng tôi đã quá mệt mỏi với cảnh đang đêm bị bố mẹ dựng dậy, lôi xềnh xệch ném xuống hầm trú ẩn, nhiều phen nước ngập tới bụng, trong khi ngay trên đầu đạn pháo, tên lửa nổ đinh tai nhức óc cùng với thỉnh thoảng màng nhĩ như bị xé rách bởi tiếng bom gần. Nhưng tôi vui mừng còn vì thoát cảnh phải ra trận cầm súng. Lúc đó tôi 16 tuổi, nếu chiến tranh kéo dài thêm hai năm nữa, tôi chưa biết liệu còn có ngày ngồi tâm sự với bạn như thế này nữa hay không?

Chiến tranh chắc chắn là biến cố kinh khủng nhất nhưng hiện thực đói khát, tăm tối, bị tước đoạt tự do… cũng đáng sợ không kém. Những thứ đó cộng lại đã làm nên cuộc đời tôi như hiện nay: Cầm bút với nỗi vò xé không lúc nào dứt về số phận đất nước.

Hỏi: Thưa anh, là một nhà văn có con mắt quan sát tài tình, liệu anh có thấy đâu là ngược đãi, đâu là không ngược đãi sau ngày 30/4/1975? “Câu chuyện” tháng 4/75 có lẽ cũng có nhiều người đang tự hỏi liệu chúng ta nên nhớ hay nên quên?

TDA: Tôi không được chứng kiến và hoàn toàn bị bưng bít thông tin về những gì mà các tù nhân chiến tranh sau này kể lại, trong đó có cả những người đang là đồng nghiệp của tôi. Không có lý do gì để không tin vào lời họ kể. Tuy nhiên mức độ trung thực đến đâu thì tôi không biết.

Tôi vừa đọc xong cuốn sách Thông điệp về tình huynh đệ của Đức Giáo hoàng Phanxicô và khá tâm đắc với Ngài quan điểm sau đây: “Ai tha thứ thực sự thì không quên lãng”.

Hỏi: Thưa anh, dường như anh có nói rằng: “Muốn mọi người ghê sợ cái ác, thì phải đặc tả chân dung… của nó.” Tôi cũng nghĩ rằng là một nhà văn, anh có quyền “hư cấu”, nghĩa là anh muốn đặc tả “cái ác” ra sao, thiên hướng nào thì chưa hẳn anh muốn đóng vai quan tòa, chỉ xử cho một phía “phe ta”. Vả lại, trình bày cái ác chưa hẳn trong thực tế, sự tàn độc ấy đã có mặt như thế, hoặc giả xúi giục người khác làm điều dã man ấy để hả hê “chiến thắng” một cuộc chiến nào đó. Trong trường hợp này, với tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật”, trong đó có vài đoạn anh bị “lên án” nhiều nhất vì đã cho nhân vật chính tình cờ đọc được cuốn nhật ký của một người lính cộng sản Bắc Việt, với giọng điệu ra sao anh còn nhớ rõ không, khi diễn tả lại một cuộc đụng độ sáp lá cà dữ dội với những người lính VNCH bị cho là “bọn Ngụy” và đã có những mô tả man rợ “siêu hư cấu” rồi cuối cùng say máu khoái trá: “Giết người lúc ấy sao mà sướng thế”. Liệu anh có muốn mắc nợ mọi người một lời giải thích?

TDA: Cái ác, cái ghê rợn càng bị phơi bày cận cảnh, bị chỉ mặt, đặt tên thì nó càng ít nơi ẩn nấp, ít bị bắt chước. Đó là quan điểm nghệ thuật của tôi và tôi vẫn đang tiếp tục theo hướng này khi mô tả cái ác. Mới nhất là cảnh xử bắn trong Cải cách ruộng đất, sau đó là cảnh trả thù tàn khốc… của tiểu thuyết Đất mồ côi. Nhiều người bảo họ mất ngủ khi đọc cuốn tiểu thuyết ấy. Tôi coi đó là thành công của mình. Nhưng sự ghê rợn của cái ác mà tôi đẩy lên rất cao hóa ra chưa là gì so với Diêm Liên Khoa, một nhà văn Trung Quốc đương thời được vinh danh bằng giải văn học Kafka.

Tôi vừa buồn, vừa buồn cười vừa thấy thương những người lên án tôi khi để cho nhân vật anh lính Bắc Việt trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” gọi kẻ thù của anh ta là “ngụy”. Chán nhất là họ căn cứ vào hành động bắn giết của anh ta rồi quy cho tác giả là ác quỷ? (Chắc vì họ thấy nhân vật kể ở ngôi thứ nhất). Đọc sách đến thế thì… chả có gì phải nói thêm với họ!

Cảm hứng giết chóc là điều kinh sợ nhất mà chiến tranh tạo ra cho con người. Khi con người bị đẩy đến chỗ phải cầm súng chĩa vào nhau, thì làm gì còn lý trí, làm gì còn công lý, làm gì còn nhân đạo, làm gì còn tình huynh đệ mà chỉ thấy “giết người LÚC ẤY sao mà sướng thế!”. Tôi đã đẩy trạng thái mất lý trí đến tận cùng, để bạn đọc nhận ra cốt lõi của vấn đề là chiến tranh. Muốn loại bỏ sự man rợ cùng cực, thì phải tìm cách loại bỏ chiến tranh.

Đó là thông điệp đơn giản, dễ hiểu mà tôi muốn nói với bạn đọc. Còn bạn đọc nào quyết hiểu theo ý khác thì đấy là quyền của họ!

Hỏi: Chắc anh còn nhớ cách đây 5 năm, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhà thơ Hữu Thỉnh đã có ý định mời tất cả những nhà văn Việt Nam ở hải ngoại về tham dự cái gọi là “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học”, và sau đó có thư ngỏ từ chối lịch sự và khá đanh thép của nhà văn Phan Nhật Nam ở ngoài nước. Từ 2016 tới bây giờ là 2021, liệu anh nghĩ có gì thay đổi tình hình, khi tân Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều được coi là một “quan văn” hứa hẹn nhiều tính đột phá mới mẻ và xem ra có vẻ “gần gũi” với giới cầm bút hải ngoại. Nhất là một khi Nguyễn Quang Thiều có ý hướng muốn đưa văn học Việt Nam đi xa hơn ra thế giới? Hoặc giả nếu là anh, anh sẽ nỗ lực điều gì để mang chúng ta lại gần nhau hơn. Có lẽ nhận lời cho cuộc nói chuyện này không ít thì nhiều cũng nói lên được tinh thần cởi mở, hòa đồng của anh rồi chăng.

TDA: Tôi đã đọc cả hai bức thư. Về phía Hữu Thỉnh, người chủ động chìa tay ra với các nhà văn Hải ngoại, thì trên thực tế ông ấy chả có quyền gì thực chất cả, mà chỉ là người thực thi nhiệm vụ chính trị. Vì không có quyền, ông ấy hoàn toàn thụ động, buộc phải khéo léo để khỏa lấp đi sự thật là Nhà nước chỉ hòa giải “với người mình cần” chứ không phải với tất cả. Tuy nhiên, phải công nhận Hữu Thỉnh đã viết một lá thư rõ ràng là rất tình cảm. Nhưng trung thực thì không, đúng ra là không được phép!

Về phía Phan Nhật Nam, ngoài việc giữ nguyên tắc hành xử đáng được tôn trọng, rõ ràng là ông ấy bị đặt vào thế khó: Hòa giải với người ở xa, thì chính điều đó gây chia rẽ với người bên cạnh! Quyết định từ chối mà ông ấy đưa ra là dễ hiểu, thậm chí không thể làm khác. Chỉ có điều Phan Nhật Nam và cả một số người vô tình đặt Hữu Thỉnh ở vị trí quá cao trong nền chính trị hiện nay. Tôi nhắc lại, cho dù là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (hàm Bộ trưởng), kiêm Chủ tịch Hội Nhà văn, thì ông ấy vẫn chỉ là một người “giúp việc” hạng rất bé thôi.

Tuy nhiên, nếu được nói thật thì tôi rất tiếc cho cả hai bên, đã bỏ qua một cơ hội gắn bó với nhau trên tình đồng nghiệp và cao hơn nữa là tình đồng bào. Chế độ nào thì cũng mang tính nhất thời. Nhưng nhân dân, dân tộc, đất nước thì mãi mãi, là cái nôi văn hóa cội nguồn của các nhà văn. Chúng ta không có cách nào khác là phải làm gương trong vấn đề hòa giải. Nếu không làm được điều đó thì tất cả chúng ta, không phân biệt trong hay ngoài nước, đều có lỗi.

Vài năm trước Nguyễn Quang Thiều và tôi ấp ủ một dự án đầy tham vọng là dùng văn học làm công cụ hòa giải dân tộc. Nguyễn Quang Thiều hoàn toàn thành thật trong chuyện này. Chúng tôi định sẽ tìm mọi cách để xuất bản sách của các nhà văn Hải ngoại, rồi kéo tác giả của những cuốn sách ấy về nước nhận lại con tinh thần của mình. Các nhà văn sẽ làm lan tỏa tinh thần tha thứ, bao dung của những người cùng chui ra từ một bọc. Ngoài ra chúng tôi còn nuôi ý định sẽ huy động nguồn lực xã hội (Nguyễn Quang Thiều có thế mạnh trong việc này) để làm một chuyến xuất ngoại, đi gặp gỡ tất cả các đồng nghiệp, giao lưu văn học và mời gọi các nhà văn Hải ngoại tham gia đối thoại cùng với chúng tôi. Sự hòa giải sẽ bắt đầu từ những việc như vậy.

Giờ đây khi Nguyễn Quang Thiều làm Chủ tịch Hội Nhà văn, không biết ông ấy có còn cảm hứng với kế hoạch như tôi vừa nói và có còn đủ “tự do” để thực hiện nó? Về phần mình, tôi sớm nhận ra những khó khăn lớn mà chúng tôi sẽ gặp phải, thậm chí ở mức ngang nhau với việc húc đầu vào núi! Nhưng ngay cả biết rõ như vậy, tôi vẫn không nản.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng rất thật tình: Liệu anh có thực sự tin tưởng là văn chương đúng nghĩa sẽ có khả năng gắn kết mọi khác biệt hay chăng?

TDA: Cứ để văn học thực thi sứ mệnh của nó, mọi việc đều xong hết, kể cả hòa giải dân tộc. Người nói câu này là nhà phê bình Thụy Khuê và tôi hoàn toàn chia sẻ niềm tin ấy của bà.

N.T.T.B. – T.D.A.

Nguồn: Văn Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét