Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021

20210407. TÂN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

 ĐIỂM BÁO MẠNG

TOÀN VĂN PHÁT BIỂU NHẬM CHỨC CỦA TÂN THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

VNN 5-4-2021

Kính thưa Quốc hội!

Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội và các vị khách quý!

Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí và cử tri cả nước!

Tôi xin trân trọng cảm ơn Quốc hội đã tín nhiệm bầu tôi giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là vinh dự đối với cá nhân tôi, đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó. Nhân dịp này, cho phép tôi xin tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các đồng chí lãnh đạo tiền bối, các bậc lão thành cách mạng; các anh hùng liệt sỹ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh đã có nhiều cống hiến, hy sinh, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Toàn văn phát biểu nhậm chức của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính
Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tôi nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức

Tôi nhận thức sâu sắc rằng, Chính phủ và hoạt động của Chính phủ có vị trí, vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Hơn 75 năm qua, đặc biệt là trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Chính phủ qua các nhiệm kỳ đã đạt được những thành tựu to lớn; đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này đã tiếp tục khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo, ý chí khát vọng vươn lên và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực; trong đó, công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đã triển khai rất hiệu quả và được nhân dân, cộng đồng quốc tế ủng hộ, ngưỡng mộ, đánh giá cao.

Trước yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhận rõ trách nhiệm của mình phải kế thừa và phát huy những thành tựu, kết quả đạt được của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ qua các nhiệm kỳ; tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, cụ thể:

Một là, xây dựng chương trình hành động để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá chiến lược. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành.

Hai là, tiếp tục góp phần đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và toàn xã hội. Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân trong giám sát và kiểm soát quyền lực. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng thể chế, cơ chế, giải pháp mạnh mẽ, chặt chẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn; đồng thời, có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Ba là, quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa để sản xuất kinh doanh phát triển;chủ động phòng chống và có giải pháp hiệu quả để khắc phục những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Bốn là, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên có trách nhiệm và có uy tín với cộng đồng quốc tế.

Năm là, xây dựng cơ chế, chính sách, điều kiện để phát huy giá trị sức mạnh con người, văn hóa và đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển và xây dựng đất nước; có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, trong đó tiếp tục quan tâm, chú ý hơn đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội.Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, để mỗi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn, văn minh.

Kính thưa Quốc hội!

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng thời, tôi mong nhận được sự ủng hộ, phối hợp, giám sát chặt chẽ của Quốc hội, của Chủ tịch nước, các cơ quan Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các vị đại biểu Quốc hội; sự giúp đỡ quý báu của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng chí lão thành cách mạng; sự quan tâm, phối hợp, ủng hộ của các cơ quan truyền thông báo chí, của cử tri, nhân sỹ, trí thức, đồng bào ta ở trong và ngoài nước.

Với trọng trách mới được giao, tôi nguyện sẽ mang hết sức mình, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các đồng chí Thủ tướng qua các thời kỳ; nỗ lực cùng các đồng chí Thường trực Chính phủ, các thành viên Chính phủ đoàn kết, liêm chính, hành động quyết liệt, hiệu quả, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, tất cả vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc.

Tôi trân trọng cảm ơn đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng tiền nhiệm và các thành viên Chính phủ, những người đã đóng góp rất tích cực, hiệu quả cho hoạt động của Chính phủ thời gian qua trên các lĩnh vực và sẽ luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đối với bản thân tôi.
Kính thưa Quốc hội!

Một lần nữa, với tất cả tình cảm chân thành, sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các vị đại biểu Quốc hội và các vị khách quý; cảm ơn đồng bào và cử tri cả nước. Chúc Kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIV thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

(Nhân dịp này, tôi xin phép Quốc hội được gửi đến đồng chí Nguyễn Xuân Phúc bó hoa tươi thắm thể hiện tình cảm sâu sắc, sự kính trọng, quý mến đối với đồng chí. Chúc đồng chí luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, hoàn thành xuất sắc trọng trách trên cương vị mới được Đảng,Nhà nước và Nhân dân tín nhiệm, tin tưởng giao phó).

VietNamNet

THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH HÀNH ĐỘNG QUYẾT LIỆT, TƯ DUY ĐỘT PHÁ

PV TRẦN ĐÌNH THIÊN */ TVN 5-4-2021

1. VỊ BÍ THƯ TẦM NHÌN VƯỢT TRỘI

Ông là thành viên các tổ tư vấn của Thủ tướng nên chứng kiến nhiều thực tiễn phát triển ở các địa phương, trong đó có Quảng Ninh. Đây là tỉnh đã có bước chuyển đổi rất ấn tượng trong thập niên qua, nhất là từ thời ông Phạm Minh Chính làm Bí thư. Nay ông Chính đã trở thành Thủ tướng. Ông có nhận xét gì về những chính sách của ông?

Anh Phạm Minh Chính là người rất quyết liệt trong cả tư duy lẫn hành động. Thêm vào đó, như nhiều người biết, anh Chính có sức làm việc hiếm có. Nét tính cách đó trong nhiệm kỳ anh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy là một trong những yếu tố đột biến giúp Quảng Ninh tạo bước chuyển mang tính đột phá, gia nhập quỹ đạo phát triển mới ở tầm mới.

Tôi nói như vậy không quá lời. Thành tích phát triển của Quảng Ninh trong thập kỷ qua, khởi đầu từ khi anh Chính làm Bí thư, là minh chứng đủ thuyết phục cho nhận định đó.

Có điều tôi muốn nói, đó là không phải ai quyết liệt, chỗ nào quyết liệt cũng thành công. Trong thực tiễn phát triển, số người hô hào “quyết liệt” thì nhiều nhưng hành động “quyết liệt” tương xứng chẳng có bao nhiêu. 


Anh Chính là một vị Bí thư hành động. Thông thường, chức năng chính của Bí thư là “định hướng, nêu chủ trương, đường lối và chỉ đạo chung” thay vì tổ chức thực hiện. Nhưng như tôi biết, anh Chính lăn xả vào thực tiễn, chỉ đạo qua thực tiễn, đúc kết định hướng và có giải pháp chiến lược từ hoạt động thực tiễn.

Bằng sự quyết liệt và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, anh thuyết phục được bộ máy, cả ở địa phương lẫn Trung ương, và đặc biệt, giành được sự tin cậy của người dân Quảng Ninh. Mà ở đất Quảng Ninh lúc đó, đạt được sự tin cậy như vậy không hề đơn giản.

Tất nhiên, tính quyết liệt là chưa đủ để mang lại kết quả phát triển vượt trội như vậy. Anh Chính có hai yếu tố khác: tầm nhìn vượt trội và tư duy đột phá. Hai yếu tố này mới đích thực là căn gốc dẫn sự quyết liệt hành động. Chủ trương dựa vào lợi thế “di sản thiên nhiên hàng đầu thế giới”, đưa Quảng Ninh phát triển vượt tầm, nhập vào đẳng cấp quốc tế hàng đầu bằng những giải pháp “đột phá - khác thường” mà anh Chính đề xuất, triển khai chắc chắn có gốc rễ từ những phẩm chất đó.

2. TẠO LẬP MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ MINH BẠCH

Nhưng, Quảng Ninh đã được ban cho những lợi thế trời cho: nào nguồn than đá dồi dào, nào vịnh Hạ Long được quốc tế vinh danh mà không vùng nào có được…

Ngàn đời nay Quảng Ninh vẫn có các lợi thế đó nhưng cho đến cách đây vài chục năm, Quảng Ninh vẫn chưa thể bay lên; người dân vẫn nỗ lực đào than, hàng ngày tận hưởng vẻ đẹp vịnh Hạ Long mà vẫn chưa giàu.

Vì sao vậy? Vì Quảng Ninh thiếu một số nguồn lực rất cơ bản để khơi dậy tiềm năng để gia nhập được vào quỹ đạo phát triển hiện đại. Căn nguyên là do tỉnh thiếu một cơ chế phù hợp, thiếu không gian cần thiết để hội tụ các nguồn lực phát triển hiện đại.

Trong xu thế đổi mới kinh tế, Bí thư Phạm Minh Chính đã góp phần tạo cú hích quyết định sự chuyển mình thể chế ở đây. Đó là nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đột phá, mở cơ hội tốt cho các nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư có năng lực. Những ví dụ về việc này có nhiều nên tôi không kể ra cụ thể.

Có lẽ sau Bình Dương, Quảng Ninh là tỉnh đưa ra những cam kết mạnh mẽ, có sức hấp dẫn to lớn đối với các nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh thật sự trở thành tỉnh đáng tin cậy trong việc thực hiện các cam kết phát triển với dân và với nhà đầu tư.

Tôi nghĩ đó là “bí quyết Quảng Ninh”. Không nhiều địa phương tạo ra được sức hấp dẫn “đại bàng Việt”, tạo điều kiện thuận lợi để chúng trưởng thành.

Tôi có cơ hội tiếp xúc với anh Chính ngay khi anh mới nhậm chức Bí thư, được trực tiếp trao đổi và chia sẻ với anh ấy những ý tưởng về phát triển Quảng Ninh từ đầu nên ít nhiều cảm nhận được suy tư của anh ấy.

Đầu tiên là sự trăn trở, vật lộn với tình trạng tụt hậu phát triển của đất nước, vận vào tình thế cụ thể của Quảng Ninh, vùng đất có tài nguyên giàu và đẹp mà mãi vẫn nghèo, vẫn kém và khó phát triển.

Anh Chính hay nhấn mạnh hình ảnh “Quảng Ninh là Việt Nam thu nhỏ” và “chuyển từ ‘nâu’ sang ‘xanh’” khi xây dựng chiến lược phát triển cho tỉnh. Sự nhấn mạnh đó chứa đựng hàm ý về tầm nhìn phát triển, về một khát vọng phát triển mạnh mẽ có lẽ không chỉ cho Quảng Ninh.

3.THU HÚT 'ĐẠI BÀNG' NỘI

Ông vừa nhắc tới “đại bàng Việt”. Nói giờ thì khá dễ nhưng thời cách đây cả thập kỷ thì khung khổ luật pháp đâu đã hoàn thiện để đảm bảo cho họ về làm tổ. Vậy mà đại bàng Việt vẫn về làm tổ. Quảng Ninh lấy gì mà “lót tổ” để họ về?

Quảng Ninh thời anh Chính làm Bí thư đã thực hiện rất tốt nguyên lý “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, trong đó điển hình nhất là đường cao tốc nối Hạ Long - Hải Phòng, rút ngắn được gần 50km, kéo Hạ Long gần với sân bay Cát Bi và nối liền đường cao tốc 5B Hải Phòng - Hà Nội mà anh là tác giả của sáng kiến, cũng là người đứng ra đốc thúc, tổ chức thực hiện.

Để xây được con đường lúc đó, Quảng Ninh đã phải vượt qua lối tư duy cũ kỹ bám chặt con đường truyền thống dù nó dài gấp gần 3 lần con đường mới. Họ đã giải quyết được tình trạng cục bộ địa phương và xung đột lợi ích, cộng với những khó khăn về nguồn vốn.

Con đường này liên kết phát triển với Hải Phòng, tăng thêm động lực phát triển cho Hải Phòng, đồng thời giúp giảm mạnh cảnh đìu hiu thưa thớt xe chạy trên cao tốc 5B tiêu rất nhiều vốn nhà nước. Đó là một trong những con đường giúp “lót tổ” để “mời gọi đại bàng” của Quảng Ninh.

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở việc lót tổ đại bàng, hay nói rõ hơn là làm tốt hạ tầng giao thông, thì không đủ. Quảng Ninh có bộ tổ hợp các giải pháp, ví dụ xây dựng rất sớm Trung tâm hành chính công, việc cải cách bộ máy bắt đầu từ việc thi tuyển lãnh đạo sở ngành và điều chỉnh, cắt giảm biên chế theo nguyên tắc công việc. Đây là những sáng kiến mang tên Phạm Minh Chính, làm cho bộ máy phải hoạt động công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, giúp tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp.

Anh Chính cho rằng, để kéo doanh nghiệp tốt về thì Quảng Ninh phải chuẩn bị nguồn nhân lực tốt. Muốn vậy, một mặt phải khẩn trương xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng; mặt khác, phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ nơi khác theo đúng nguyên tắc cạnh tranh thị trường.

Tư duy “làm tổ đại bàng” của Quảng Ninh là tổng thể chứ không phải chỉ bằng vài giải pháp đơn lẻ như xây dựng nhiều khu công nghiệp hay làm hạ tầng giao thông thật tốt như nhiều nơi. Tổ đại bàng bao gồm phần mềm là cơ chế, chính sách và bộ máy, kết hợp với phần cứng là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng số và cộng với nguồn nhân lực tốt.

Đó là cách tiếp cận khoa học, dựa trên tư duy hệ thống và thực sự có tầm nhìn. Chỉ có “tổ đại bàng” như vậy mới giải thích được tại sao các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh của Việt Nam đang tụ về mảnh đất Quảng Ninh nhiều như vậy.

Quảng Ninh từng từ chối vay vốn ngoại để xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ cũng tập trung thu hút “đại bàng nội” và thành công. Ông nghĩ sao về cách tiếp cận phát triển đó? 

Sự thay đổi diện mạo của Quảng Ninh trong 10 năm nay chủ yếu là nhờ công của những “đại bàng Việt”. Quảng Ninh và một số ít địa phương khác - Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang... chứng minh năng lực của doanh nghiệp Việt Nam - tự mình có thể giải quyết những vấn đề phát triển lớn và khó khăn của đất nước.

Chính mẫu hình Quảng Ninh cung cấp những luận cứ thuyết phục chứng minh khả năng đóng vai trò “trụ cột phát triển” của các tập đoàn kinh tế Việt Nam, bao gồm các tập đoàn kinh tế tư nhân một khi chúng được tin cậy và đối xử công bằng.

Rất đáng lưu ý là luận điểm đường lối này đã được nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng 13 sau khi đã được chứng minh ngoài thực tiễn.

Tôi chỉ xin nêu một trường hợp điển hình: Việc Quảng Ninh tạo cơ hội cho SunGroup xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn thật sự đã giúp khẳng định bước ngoặt trong tư duy về vai trò 

*TƯ GIANG-LAN ANH

                                  KỲ VỌNG NƠI CHÍNH PHỦ MỚI

                                  TS ĐINH DUY HÒA/ VNN 6-4-2021

Tân Thủ tướng đã được Quốc hội bầu ra. Chặng đường 5 năm tới của Chính phủ phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu.

Rất có thể, tân Thủ tướng sẽ nhanh chóng xác định phương châm hành động chủ yếu của Chính phủ trong thời gian tới. Một Chính phủ hành động, một Chính phủ phục vụ, một Chính phủ năng động, sáng tạo hay một Chính phủ kiến tạo phát triển...? 

Định hướng chuẩn, chính sách chuẩn

Cho dù là phương châm nào đi chăng nữa thì đối với người dân không có gì hơn một cuộc sống bình an, công ăn việc làm ổn định, đồng tiền có giá, con cháu được học hành tử tế, có việc ra xã, lên huyện ngày càng dễ chịu hơn và đối với doanh nghiệp, đó là gánh nặng hành chính bớt nặng đi, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, đến cửa quan như đến nhà bạn bè, chiến hữu...


Thủ tướng
 là người định hướng cho hoạt động của Chính phủ. Định hướng chuẩn của người đứng đầu Chính phủ sẽ ra chính sách chuẩn, chính sách chuẩn sẽ ra thể chế chuẩn và cuối cùng là kết quả chuẩn trong thực tiễn triển khai thể chế. Ngược lại, sẽ là kìm hãm, cản trở sự phát triển của xã hội. Mà Việt Nam ta vẫn đang trong bước chuyển sang kinh tế thị trường, bức tranh lợi ích đầy các sắc thái, cạnh tranh phức tạp... nên sẽ có khá nhiều định hướng hoàn toàn khác nhau cho sự lựa chọn. 


Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều, có cần sự hiện diện của nhà nước đến mức như vậy không hay có thể “buông“ một cách nhẹ nhàng? Phải chăng dẹp bộ máy, chỉnh biên chế, mấu chốt là nhà nước bớt ôm đồm đi rồi mới đến thuật dụng nhân? Chính sách, thể chế đối với kinh tế tư nhân đã thực sự coi đây là một động lực quan trọng trong phát triển của đất nước? Thể chế về đất đai kiểu gì mà khiếu kiện của dân chúng vẫn tập trung ở mảng này...

Chỉ dẫn ra vài vấn đề như vậy đã thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của người đứng đầu Chính phủ trong dẫn dắt con thuyền Chính phủ.

Người dân, xã hội đang trông đợi và cũng đặt ra nhiều kỳ vọng vào người đứng đầu Chính phủ. Cho dù có sự khác biệt lớn về hệ thống chính trị giữa Việt Nam và nhiều nước, nhưng có một điểm chung quan trọng, đó chính là đảng cầm quyền giữ vai trò quyết định trong lựa chọn các nhân sự cấp cao của nhà nước. 

Tân Thủ tướng trước hết là sự lựa chọn của ban lãnh đạo cao nhất của Đảng. Tân Thủ tướng có trở thành sự lựa chọn của người dân, của doanh nghiệp, của xã hội hay không phụ thuộc cuối cùng vào hành động và kết quả của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu trong thời gian tới.

Áp lực quả là không nhỏ và áp lực này có vẻ lại gia tăng trước thực tế người đứng đầu Chính phủ chưa hề có một ngày hoạt động trong Chính phủ. 

Nhìn lại lịch sử, từ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến các vị thủ tướng sau này đều đã kinh qua hoạt động trong Chính phủ, giữ nhiều chức vụ trong Chính phủ, từ phó thủ tướng rồi mới trở thành thủ tướng. 

Con đường “truyền thống“ này lần đầu tiên thay đổi và biết đâu cái áp lực, cái “ngoại lệ“ này lại là sự thách thức lớn để người đứng đầu Chính phủ tạo ra những kỳ tích mới. Suy đến cùng, lãnh đạo Chính phủ cũng vẫn là lãnh đạo con người - các thành viên Chính phủ và xét rộng ra là lãnh đạo cả 63 người đứng đầu hành chính các tỉnh, thành trong cả nước vốn là cái đã được thử thách và khá thành công nơi tân Thủ tướng trên nhiều trọng trách công tác thời gian qua.

Từng bộ trưởng phải chứng minh năng lực của mình

Nói đến Chính phủ không thể không nói đến các vị bộ trưởng. Trước khi gia nhập “gia đình” Chính phủ, mỗi vị bộ trưởng đều để lại sau mình một hành trang chính trị đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để ban lãnh đạo cao nhất của Đảng lựa chọn họ là thành viên Chính phủ: Người  là bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh, người công tác tại ban Đảng Trung ương, người đã từng là bộ trưởng một nhiệm kỳ... 

Giờ đây, cùng với tân Thủ tướng, từng bộ trưởng phải chứng minh năng lực của mình, trước hết là năng lực tư lệnh ngành, lĩnh vực. Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua với lần lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội và đặc biệt là với cảm nhận của dân chúng từ thực tiễn dễ dàng cho thấy ai là bộ trưởng giỏi và ai là bộ trưởng kém.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế được xác định là một trong các đột phá chiến lược thì đây chính là "chiến trường" kiểm nghiệm năng lực của các vị tư lệnh ngành. Thể chế về kinh tế, tài chính, đất đai, môi trường, công chức, công vụ, giáo dục, y tế... liên quan trực tiếp tới các vị bộ trưởng tương ứng. Hy vọng nhiệm kỳ này sẽ có sự kiểm nghiệm thực sự năng lực này của các vị bộ trưởng.

Kế đến là trách nhiệm của từng vị bộ trưởng đóng góp vào hoạt động chung của Chính phủ.

Thực tiễn cho thấy dường như các vị bộ trưởng đều cố gắng, đều đặt trọng tâm vào làm tròn vai của mình với tư cách là tư lệnh ngành, còn các hoạt động khác của tập thể Chính phủ đương nhiên là cái sau cái trọng tâm. Chính phủ thảo luận và thông qua một dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét thì sự quan tâm của các bộ trưởng cũng có mức độ, bởi việc đó thuộc trách nhiệm chuẩn bị của một bộ khác, không phải bộ mình. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng thể chế, chính sách  còn thấp. Và đây cũng là điểm phát hiện ra từ lâu nhưng chưa có sự chuyển biến đáng kể.

Sự liên kết trong Chính phủ số

Mặt khác, sự giữ mình, tính “cục bộ“ của các thành viên Chính phủ như vậy lại càng bất ổn trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự liên kết, hội nhập, thâm nhập lẫn nhau giữa các ngành, lĩnh vực ngày càng sâu đậm hơn, chi phối và tác động lẫn nhau hơn.

Chỉ xem xét vài ngành, lĩnh vực là thấy ngay vấn đề này. Công nghệ thông tin, kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số không còn là xa vời và vì vậy, chất lượng quản lý, các quyết định, thể chế, chính sách của tư lệnh ngành Thông tin - truyền thông đang chi phối mạnh tới hoạt động của các tư lệnh ngành khác.

Chất lượng giáo dục đang tác động tới tất cả các ngành, lĩnh vực do các bộ khác ngoài Bộ Giáo dục - Đào tạo. Đầu ra của giáo dục sẽ là một phần quan trọng của đầu vào công vụ. Đầu ra này mà kém thì chẳng bao giờ hy vọng tư lệnh ngành Nội vụ có được một đội ngũ người nhà nước ngon lành. Mà đội ngũ này như vậy thì làm sao có thể yên tâm về thể chế, chính sách, về một bộ máy trong sạch, về một nền hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả.

Đinh Duy Hòa

             CHỜ ĐỘI NHỮNG QUYẾT SÁCH  ĐỘT PHÁ TỪ THỦ TƯỚNG 

                                             PHẠM MINH CHÍNH

                                   CAO KIM ANH/ GDVN 6-4-2021

Tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 5/4/2021, ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thay ông Nguyễn Xuân Phúc vừa được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Ông Phạm Minh Chính được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ đồng nghĩa với việc các chức danh cao nhất của đất nước đã được kiện toàn sau Đại hội Đảng XIII.

Ông Phạm Minh Chính là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII và XIII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII và XIII. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XIV thuộc đoàn Quảng Ninh.

Kinh qua nhiều vị trí được bổ nhiệm, ông Phạm Minh Chính được đánh giá cao ở những kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết: “Thủ tướng Chính phủ được xem là trưởng cơ quan hành pháp, trực tiếp chỉ đạo các ngành, các địa phương, rất nhiều việc sát với đời sống nhân dân.



Nghị quyết Đại hội XIII đã chỉ rõ đường lối, vì thế những định hướng, quan điểm, mục tiêu phải được cụ thể hóa vào chủ trương, chính sách pháp luật để đưa đất nước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao”.



Thời gian ông Phạm Minh Chính giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương, công tác tổ chức cán bộ được thể hiện thành công rất rõ nét. Những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về tăng cường cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ dân tộc thiểu số… đều được thể hiện bằng những con số ấn tượng.

Trong công tác Đảng, đây được xem là những tín hiệu đáng mừng, được xây dựng từ kinh nghiệm quý báu của bản thân ông Phạm Minh Chính, gây dựng được lòng tin đối với nhân dân.

Ông Phạm Minh Chính được đánh giá là nhà lãnh đạo biết nắm bắt, định hướng, có những chính sách, đường lối mang tính đột phá. Điều này thể hiện rõ khi ông giữ vai trò là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh.

Trong giai đoạn này, ông Chính đã có những đột phá trong đổi mới tư duy kinh tế ở Quảng Ninh. Từ một địa phương dựa vào khai thác than, chuyển sang du lịch, dịch vụ theo hướng phát triển bền vững.

Quảng Ninh trong những năm qua là địa phương nổi bật ở phía Bắc bởi có những hướng đi mới, thu hút, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân. Các công trình, kể cả các dự án phát triển hạ tầng giao thông nhằm “dẫn đường” cho các hoạt động kinh tế khác, có đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh…

Đó là sự kết hợp, lồng ghép khéo léo giữa các mảng quan trọng trong kinh tế, chính trị, xã hội để tạo nên một khối phát triển vững chắc, mạnh mẽ mà ông Phạm Minh Chính đã làm được tại vị trí đương nhiệm lúc bấy giờ.

Có thể nói, những quyết sách, đúng đắn của ông thời còn đương nhiệm vị trí Bí thư Tỉnh ủy đã đưa Quảng Ninh trở thành một hiện tượng ở khu vực phía Bắc về phát triển kinh tế, xã hội theo hướng bền vững.

Kinh qua các vị trí với những kinh nghiệm quý báu của bản thân, thực hiện được những công việc mang lại hiệu quả to lớn từ địa phương và tạo được uy tín khi nắm giữ các vị trí cán bộ quan trọng ở trung ương, ông Phạm Minh Chính là lãnh đạo đứng đầu Chính phủ xứng đáng với kỳ vọng của nhân dân.

Ông Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh, dân tộc Việt Nam tồn tại và có được vị thế như ngày hôm nay chính là nhờ sự kết nối tinh thần yêu nước, yêu dân từ ngàn đời nay. Chính vì thế, người lãnh đạo đứng đầu Chính phủ luôn nhận được chờ đợi, mong mỏi về những công việc, hành động thực tế vì nhân dân.

“Chính phủ ở khóa trước đã làm rất nhiều việc ấn tượng. Tôi mong rằng các thành viên Chính phủ trong nhiệm kỳ 2021-2026 là những cán bộ nói được và làm được, thực hiện được những phương châm, làm thật tốt ý nguyện của nhân dân, cử tri cả nước.

Quan trọng nhất chính là những cán bộ của Chính phủ phải gương mẫu, luôn biết lắng nghe, thực hiện những nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, thật sự tận tâm như Bác Hồ mong muốn và như Đại hội XIII đã kỳ vọng”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: NQ.

Ông Vũ Quốc Hùng cũng nêu ra một trong những vấn đề rất cần lưu ý, đó là tiếp tục có những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính chính, vì đó là mong muốn của nhân dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để giải quyết có hiệu quả một cách sâu rộng là rất khó khăn bởi vì có liên quan tới lợi ích của nhiều cơ quan, nhiều cá nhân.

“Chúng ta phải thực hiện như thế nào để nhân dân không còn băn khoăn lo lắng mỗi khi nhắc đến thủ tục hành chính. Tức là phải nhanh chóng tháo gỡ những quy định rườm rà, phức tạp, kìm hãm sự phát triển trong nhân dân. Đó là một trong những điểm mở đầu để đưa đời sống nhân dân phát triển, đất nước đi lên.

Những đường lối, chủ trương mang tính đột phá về công tác hành chính được mong mỏi ở Chính phủ nhiệm kỳ mới, nhất là với tân Thủ tướng Phạm Minh Chính”, ông Hùng nhận định.

Cao Kim Anh
NHỮNG CAO VỌNG TỪ MỘT TÂN THỦ TƯỚNG ĐA MƯU
TRẦN KHẢI MINH/TD 4-4-2021

“Đa mưu” có lẽ là một căn tính nổi trội ở Phạm Minh Chính, người sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng CHXHCN Việt Nam vào ngày 5/4 tới đây, mặc dầu có một số ý kiến phản đối từ các bô lão trong Đảng.

Kể từ khi “sếp” trực tiếp của Chính là tướng công an Hoàng Ngọc Nhất bị phế truất năm 2002, quá trình tiến thân từ một anh thư ký Văn phòng để trở thành một Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ vỏn vẹn có 19 năm.

Chừng ấy thời gian lăn lộn trong chính trường Ba Đình – từ việc cóp nhặt tin tức hàng ngày để bẩm báo, cho đến khi đứng đầu chính phủ – là cả một sự lao tâm, khổ tứ nhiều khi vượt quá sức tưởng tượng. Nói tướng tình báo Phạm Minh Chính “đa mưu” là đánh giá cả quá trình ấy.

Cải cách hay độc tài?

Dư luận trong và ngoài Việt Nam đều ghi nhận, trong Ban bí thư, trừ ông Trọng ra, không ai kết nối với Trung Quốc tốt bằng ông Chính. Đáng ngạc nhiên hơn, Phạm Minh Chính lại có thể từ Ban bí thư nhảy ngang qua Chính phủ, đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải ủ mưu và được trợ lực rất lớn.

Các nhà viết sử tương lai sẽ kiểm chứng và nhận diện xem ai đã “chống lưng” cho Phạm Minh Chính? Là trong đảng hay từ ngoại bang? Thật sự đó là những câu hỏi mà vào thời điểm hiện nay khó có câu trả lời thỏa đáng. Tình hình thời sự nóng bỏng của Việt Nam giờ này chưa phải là lúc “trà dư tửu hậu” để bàn sâu câu chuyện theo hướng ấy.

Điều dư luận trong nước cũng như quốc tế quan tâm hiện nay, đó là Phạm Minh Chính sẽ là nhà cải cách hay một chính khách độc tài? Nghị trình thời gian tới đây của vị tân Thủ tướng này sẽ bao gồm những ưu tiên nào? Dự đoán trong nội bộ cho thấy, ông Chính sẽ không “nổ” như ông Phúc. Ông Chính sẽ có 5 Phó Thủ tướng giúp việc và một dàn Bộ trưởng để chia sẻ trách nhiệm.

Nhưng chưa rõ tân Thủ tướng có dám bỏ qua những công việc sự vụ để lo chuyện lớn trong thiên hạ? Không biết ông Chính có bớt xuất hiện trên truyền thông, dành thời gian cùng bộ hạ tính chuyện đại sự? Và một câu hỏi tế nhị hơn đang được dư luận đặt ra: Liệu tân Thủ tướng có dừng lại ở ghế “Tể tướng” hay ông có tham vọng trở thành một “Hoàng đế” như Tập Cận Bình bên Tàu?

Cái ghế Tổng bí thư (TBT)

Câu hỏi nhiều hơn câu trả lời là đương nhiên đối với một chính khách không xa lạ trên chính trường nước Việt, nhưng lại vẫn còn nhiều phần bí hiểm và nguy hiểm như con người Phạm Minh Chính.

Nói bí hiểm và nguy hiểm là vì, chưa biết tới đây ông Chính sẽ dừng chân ở “nhà ga” nào? Nếu tham vọng của ông chỉ đơn thuần là quyền lực kinh tế, thì ông sẽ thi thố năng lực trên cương vị Thủ tướng thời hội nhập sâu rộng. Mà đã là kinh tế tức là thị trường, không còn mấy làn ranh tư bản hay cộng sản, dù chỉ là trên danh nghĩa.

Nhưng nếu ông Chính chỉ chọn ghế Thủ tướng như một giai đoạn chuyển tiếp để đạt được tham vọng cao hơn về quyền lực chính trị, thì đương nhiên ông sẽ hướng tới cái ghế TBT. Không gian tư duy và hành động lúc này sẽ không chỉ là vấn đề thị trường, ở đây sẽ là xu hướng ngả theo Mỹ hay Trung Quốc, tức là chọn giữa dân chủ hay độc tài? Định hướng phát triển của đất nước sẽ được thiết kế theo các giá trị phổ quát hay đi theo mô thức toàn trị?

Trước mắt, ưu tiên của mọi ưu tiên đối với ông Chính có thể là tái cấu trúc lại tương quan quyền lực của “Bộ Tứ”. Việc tái cấu trúc này không chỉ phục vụ cho khung khổ vận hành nhánh “hành pháp” do ông cầm chịch, mà còn hướng đến một tình huống tuy không bất định những vẫn chứa nhiều ẩn số. Đó là liệu trong một tương lai không xa, Bộ Chính trị sẽ đồng thuận ai là “ứng viên” cho chiếc ghế Tổng bí thư (TBT)?

Tính toán thay Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng khi dư âm Đại hội 13 “vô tiền khoáng hậu” vẫn còn đó, dễ bị khép vào tội “khi quân”. Nhưng với tướng tình báo Phạm Minh Chính, lo xa chuyện ấy như một đòi hỏi nghiệp vụ thì lại phải được coi là hợp lý.

Bởi vì có nhiều chỉ dấu cho thấy, “ngai vàng” của Nguyễn Phú Trọng nhìn bề ngoài tưởng vững như bàn thạch, thậm chí trông như “vô đối”, nhưng trên thực tế không hẳn là như vậy. Chiếc ghế TBT của ông Trọng đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Có khiếm khuyết lộ diện khá rõ, nhưng nhiều cái lại tiềm ẩn. Trong đó dễ thấy nhất là vấn đề sức khoẻ.

Trạng thái sức khoẻ của TBT hiện là điều cực kỳ tế nhị và gây bức xúc đối với cả những người ủng hộ lẫn phản đối ông. Đối với các “fan” của ông, người ta thảng thốt hỏi nhau: chẳng may TBT “về trời” bất chợt, Đảng sẽ thế nào? Đất nước sẽ ra sao? Ai sẽ là người “đốt lò” tiếp?…

Đối với những người phản đối TBT, người ta càng phẫn uất: Gần cả trăm triệu con dân nước Việt phải làm đàn cừu dưới cái gậy chăn dắt của một ông già từng đột quỵ, lên bục phải có người dìu? Thà ông ngồi hẳn vào chiếc xe lăn, di chuyển như Tổng thống Franklin D. Roosevelt thì đi một nhẽ.

Túng nên đành phải tính

Nếu hướng tới chiếc ghế TBT, tân Thủ tướng chắc chắn phải tính đến lá phiếu quan trọng nhất từ Bắc Kinh. Mà để giành được lá phiếu ấy, thì kế hoạch “Ba đặc khu” bị gián đoạn lâu nay cần được kích hoạt trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị trực tuyến sáng 28/3 quán triệt Nghị quyết Đại hội 13, ông Chính kêu gọi phải “có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm…”

Hẳn nhiên, ông Chính thừa thông minh để đẩy câu chuyện “Ba đặc khu” cho ông Phúc độc diễn, khi cũng tại Hội nghị trên, Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cần “tiếp tục nghiên cứu Luật đặc khu”. Trước đây, chính Phúc từng chỉ thị phải đối thoại, phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của quần chúng, của các nhà cách mạng lão thành, của các tầng lớp tri thức trong và ngoài nước về Luật đặc khu.

Vấn đề “khai thác chung” với Trung Quốc trong những vùng EEZ của Việt Nam trên Biển Đông chắc chắn cũng nằm trong nghị trình ưu tiên của tân Thủ tướng. Những ai từng biết ông Chính khi còn làm Tổng Cục phó tình báo Bộ Công an, dưới thời Nguyễn Tấn Dũng thì đều rõ quan điểm của Chính: Với Trung Quốc, ta chỉ có cách cùng bạn “khai thác chung” mới yên ổn.

Chẳng thế mà mới đây Chủ tịch nước, TBT Nguyễn Phú Trọng buộc phải tiết lộ khi tự kiểm điểm nhiệm kỳ Chủ tịch nước của mình, ông đã không thể cho công khai những “sự cố” xảy ra trên Biển Đông, vì vấn đề tế nhị. Truyền thông nhà nước trích lời ông Trọng đọc báo cáo tổng kết nhiệm kỳ từ 2016 đến 2021 trước Quốc hội hôm 24/3, cho biết:

“Có những việc không thể nói công khai, nhưng có những thời điểm, có những sự cố xảy ra ở Biển Đông xử lý thế nào, phía tây của chúng ta thế nào, phía tây nam thế nào, quan hệ với nước bạn thế nào. Có những cái xử lý phải nói rất thật với các đồng chí là hết sức tế nhị, hết sức khôn khéo nhưng cả hệ thống chúng ta làm rất tốt”.

Cũng vì lẽ trên nên giờ đây, Trung Nam Hải có thể cảnh giác. COVID-19 gần như đang lật trái và xới tung cả thế giới lên. Cạnh tranh toàn diện Trung – Mỹ đang trên bờ vực của xung đột. Chưa biết tới đây sẽ là chiến tranh Nóng hay Lạnh. Đúng như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từng viết: “Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa”.

Và không thể để Việt Nam chập chững. Phải chống lưng cho một “bàn tay sắt” khác để đưa “đứa con hoang đàng” trở về “đất mẹ” như lời của Uỷ viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì hiệu triệu năm 2014. Giờ đây là thời cơ để tân Thủ tướng đẩy mạnh hơn nữa 15 thoả thuận giữa ĐCSTQ và ĐCSVN ký từ hồi tháng 1/2017.

Dùng quốc khố tham gia BRI

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) là phép thử tiếp theo để Trung Quốc thẩm định “vận mệnh tương quan” giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Phạm Minh Chính sẽ có một sứ mệnh “vinh quang” là hướng dẫn dư luận trong vấn đề tham gia BRI của Trung Quốc. Theo người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, Luật ba đặc khu trước đây thất bại là do dân chưa hiểu (?!)

Không rõ, Phạm Minh Chính rồi đây sẽ dùng dùi cui, nhà tù hay biện pháp mị dân nào khác trong vấn đề tiếp tục dùng ngân khố quốc gia hay đi vay tiền của nước ngoài để thúc đẩy BRI ở Việt Nam.

Gần đây, người dân trong nước mới được biết, Việt Nam là quốc gia xếp thứ hai về nhận vốn đầu tư từ BRI (Chỉ sau Pakistan), với tổng số tiền đầu tư năm 2020 là 2 tỉ 460 triệu USD cho hai dự án Điện mặt trời Dầu Tiếng và Điện than Nam Định 1, với số vốn là 2 tỉ 16 triệu USD do Trung Quốc chủ đầu tư.

Trong khi đó các công ty thuộc các nước phát triển ngày càng chối bỏ các dự án điện than vì vấn đề ô nhiễm môi trường và tàn phá sức khoẻ người dân. Hơn ai hết, ông Chính biết rất rõ, tập đoàn Mitsubishi của Nhật đã tuyên bố rút khỏi dự án điện than ở tỉnh Bình Thuận. Trung Quốc, ngược lại, vẫn hăng hái thúc đẩy các dự án loại này.

Được biết, Phạm Minh Chính vốn từng dính rất sâu với 3X (Nguyễn Tấn Dũng), từ Trung ương khoá 12. Hồi ở Quảng Ninh, suýt nữa ông Chính thuyết phục được cả “ngôi vua tập thể” lái Quảng Ninh theo mô hình Thẩm Quyến qua cái gọi là “Đặc khu kinh tế Vân Đồn”, nếu không vấp phải làn sóng phản đối từ dân chúng cả nước.

Phạm Minh Chính cũng bị tai tiếng là “đại ca”, vì từng cùng hội cùng thuyền với Nhàn “AIC”, Thái Minh “Ba Vàng”… nhưng chiến dịch “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng không hề đụng chạm gì đến các “sân sau” ấy của Chính.

Đúng như Bác sĩ Nguyễn Duy Hướng, từ Nghệ An tố cáo “đốt lò” chỉ là hành

động loè dân, đánh bóng cá nhân, kiếm cớ để “nhốt quyền lực” vào cái lồng riêng của TBT. Trong bối cảnh ấy, ông Trọng đành chấp nhận để Phạm Minh Chính cùng Vương Đình Huệ vào “Bộ Tứ” nhằm cân bằng giữa các phe phái.

Riêng ông Chính được nhà báo Huy Đức tôn vinh là nhân vật của năm. FB Đỗ Ngà dự đoán ông Chính có thể trở thành một Putin của Việt Nam. Nhưng FB Phan Thái Bình không ngần ngại gọi Chính là “kẻ gian hùng” khi mượn lò của ông Trọng, nhân danh Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã ném vào đấy tất cả những ai từng là đối thủ nặng kí của mình (điển hình là kỷ luật một loạt tướng Công an).

Dự đoán về việc “trỗi dậy” của tân Thủ tướng, giới phân tích chính trị cho rằng, ông Chính sẽ là người phất “ngọn cờ đầu” của Đảng trên nhiều địa hạt, ngoại trừ tiếp tục sứ mệnh cái lò khét tiếng của ông Trọng. Bởi vì, dọn bãi đáp để với cao hơn, ông Chính sẽ không vội gây thù chuốc oán trong nội bộ.

Vĩ thanh

Chưa rõ TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ thuyết phục Bộ Chính trị thế nào về người kế nhiệm, nếu một khi sức khoẻ không cho phép quản trị tiếp bộ máy. Việc thiếu ứng cử viên “hoàn hảo” là điều thuận cho ông Chính. Hầu hết các ứng cử viên nổi bật đều có khiếm khuyết nhất định và việc lựa chọn một trong số họ đòi hỏi phải đảo lộn các quy tắc kế thừa.

Với một số hiện tượng qua phân tích trên, có cơ sở để tin rằng, tham vọng của Phạm Minh Chính sẽ không dừng lại ở vai trò Thủ tướng Chính phủ. Việc ông Chính rồi đây sẽ leo tới tột đỉnh quyền lực của ĐCSVN là một khả năng thực tế. Và một khi ông Chính đạt được cao vọng ấy, mô hình phát triển của Việt Nam sẽ “trôi” về đâu? Nếu độc tài thông minh hết thời thì sẽ chọn độc tài kiểu gì?

Trên hướng ngược lại, nếu ông Trọng vẫn duy trì được thế “bao sân” như trước Đại hội thì liệu công cuộc “tái cấu trúc” quyền lực “Bộ Tứ” của ông Chính có vượt qua được cửa ải của TBT Nguyễn Phú Trọng hay không là việc cần tiếp tục theo dõi. Chưa nói Phạm Minh Chính cũng không thể coi thường nhánh lập pháp hiện nay do tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nắm.

Sự trỗi dậy của các tướng lĩnh do tân Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dẫn dắt cũng là hiện tượng mới. Con đường binh nghiệp của tướng Giang có thể tạo ra tình thế cân bằng và đối trọng đáng nể hay không đối với các toan tính của tân Thủ tướng trong bang giao với Thiên triều là ẩn số lớn. Chắc chắn vai trò của quân đội rồi đây sẽ khác xa thời Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.

Cuối cùng, bài học lớn nhất đối với các nhà cầm quyền mọi thời đại là lòng dân. Con dân nước Việt hết sức nhậy cảm và quyết liệt bày tỏ sự phẫn nộ đối với mọi thế lực rắp tâm hy sinh quyền lợi quốc gia, phản bội lợi ích dân tộc.

Việc các sử gia dán nhãn “nhuận Hồ, nguỵ Mạc” (đặt 2 triều đại này ra ngoài lề của chính sử) đủ nói lên tính nghiêm khắc và công minh của lịch sử. Trong khi ấy, nếu giành được nhiều võ công, người dân sẵn sàng “thanh lý” khiếm khuyết cho các tập đoàn thống trị, nếu các tập đoàn ấy không làm nhục quốc thể.

_____

Tham khảo:

Việt Nam bầu chính phủ mới: Có phải càng sớm càng tốt? (24/3/2021): http://nghiencuuquocte.org/2021/03/24/viet-nam-bau-chinh-phu-moi-co-phai-cang-som-cang-tot/

Phạm Minh Chính – Nhân tố bất thường sau Đại hội 13 (8/2/2021): http://www.viet-studies.net/kinhte/PMChinh_NhanToBatThuong_TB.html

PGS.TS Phạm Minh Chính – Dấu ấn từ Bí thư đổi mới đến chính khách “đa nghệ” (01/01/2021): https://osf.io/preprints/nu8bd/

The Rise and Rise of Nguyen Phu Trong (26/2/2021): https://thediplomat.com/2021/02/the-rise-and-rise-of-nguyen-phu-trong/

The Final Victory of Nguyen Phu Trong (5/3/2021): https://thediplomat.com/2021/03/the-final-victory-of-nguyen-phu-trong/

Sau khi đăng bài chỉ trích ông Trọng, Bác sĩ Nguyễn Duy Hướng bị bắt (24/3/2021): https://www.voatiengviet.com/a/sau-khi-dang-bai-chi-trich-ong-trong-bac-si-nguyen-van-huong-bi-bat/5826541.html

KÍNH THƯA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

NGUYỄN THÙY DƯƠNG /TD 6-4-2021

Đầu tiên tôi xin chúc mừng tân Thủ tướng Chính phủ vừa nhậm chức. Kính chúc ông có một nhiệm kỳ thành công và đầy những công đức thiện lành.

Dù có nói gì đi chăng nữa thì ông Phạm Minh Chính đã chính thức là vị tướng đứng đầu trong công cuộc phát triển đất nước 5 năm tiếp theo. Năm năm đầy chông gai khó khăn với nhiều thách thức và những gánh nặng tồn đọng từ những nhiệm kỳ trước. Nếu không mang một tư duy bóc lột và lên để ăn thì tôi chắc chắn ông Chính sẽ cố gắng làm tất cả vì dân. Và chúng ta sẽ đợi để thấy tất cả câu trả lời bằng hiện thực khách quan.

Một lần nữa, tôi kính chúc tân Thủ tướng vững tay, bền chí lèo lái con tàu dân tộc đi lên với những giá trị nhân văn và tiến bộ của một xã hội văn minh.

Thưa Thủ tướng Chính phủ!

Tôi kính mong ông hãy hủy Quyết định giao 156ha đất rừng thông ở Gia Lai cho tập đoàn FLC. Đây sẽ là một quyết định khó khăn vì ông không thể phủ nhận người đi trước. Tôi mong ông hãy lắng nghe tiếng giải bày chân thành của tôi.

Thưa Thủ tướng!

Việt Nam chưa hoàn thiện bản đồ sạt lở. Nói đúng hơn, bản đồ cảnh báo sạt lở của chúng ta đã dậm chân tại chỗ hơn 6 năm vẫn ù lì chậm chạp so với tốc độ “tiến quân” của những trận bão cuồng phong cuốn trôi bao mảnh đời, bao số phận, bao lần đứng lên phải quỵ ngã của dân miền Trung và nhiều nơi khác.

Mặt đất của chúng ta đã hứng chịu bao nhiêu bê tông, bao nhiêu mạch vỡ bên trong, khi cây rừng bị cưa trụi thiếu tầng liên kết bên dưới? Thiếu nước ngọt xảy ra ở rất nhiều nơi trên mảnh đất Tây Nguyên từng trù phú bởi sự biến mất của thảm thực vật khi rừng mất.

Thưa Thủ tướng!

Sự phát triển của một nền kinh tế nếu được xây dựng trên sự tổn thương và sinh mạng tương lai của đồng bào, thì sự phát triển đó nên bị loại bỏ. Người dân Tây Nguyên có cần sân Golf không? Tôi không rõ nhưng tôi dám chắc họ cần rừng vì rừng là sinh kế của họ.

Thay vì giao đất cho Tập đoàn FLC làm sân Golf, tại sao Chính Phủ không vận động nhân dân tạo khu du lịch trồng cây kỷ niệm tại đó? Mỗi cặp vợ chồng khi kết hôn sẽ đến đó trồng một cái cây, hoặc góp một khoản chi phí nhỏ trồng cây rừng. Khi hôn nhân hay cuộc sống sóng gió, họ có thể đến đó nhìn vào gốc cây kỷ niệm.

Mỗi đứa trẻ trong những gia đình có điều kiện cũng có thể đóng góp trồng rừng, khi các con lớn lên, các con có thể đến thăm gốc cây mình từng đóng góp. Sự thiện lương bắt nguồn từ những điều nhỏ nhất và nó rất cần thiết để tắm mát cho tâm hồn của một dân tộc bị tổn thương quá nhiều trong chiến tranh.

Những hoạt động Nhân văn đó không thu ngay nguồn lợi lớn nhưng nó sẽ là của để dành cho nhân dân về sau. Giao đất cho FLC chắc sẽ có lợi hay thêm một khoản nợ xấu, nợ khó đòi? Khi doanh nghiệp này có nhiều điểm nghi về tài chính?

Thưa Thủ tướng!

Ngày nào Việt Nam chưa hoàn thiện bản đồ Dự báo sạt lở, bản đồ địa chất từng vùng, cập nhật hàng quý thì tôi mong rằng Chính phủ – Quốc hội – Hội đồng nhân dân các cấp – UBND các tỉnh thành/Quận huyện đừng duyệt, đừng phê chuẩn cho bất kì một dự án nào chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, với bất kỳ loại rừng nào. Vì bản đánh giá chất lượng môi trường của dự án không thể hoàn thiện khi không biết rằng địa chất nơi đó ra sao? Ảnh hưởng lâu dài có gây sạt lở, cấp độ bao nhiêu? Tất cả đều không có. Như vậy, có khác gì thầy bói mù xem voi?

Tôi biết Thủ tướng sẽ khó khăn để hủy Quyết định của nhiệm kỳ trước. Tôi cũng cảm nhận sự nguy hiểm rình rập mình khi viết những dòng chữ này, tôi chỉ mong, ông suy xét lại. Vì bảo vệ không có nghĩa là bao che. Vì vị nể sẽ là tiền đề cho những khó khăn vướng mắc về sau.

Tôi mong rằng, ông sẽ là vị Thủ tướng đúng như mong đợi của nhân dân. Nhân dân đang dõi theo bước chân ông, nhìn và trông đợi những việc ông làm.

Kính chào Thủ tướng!

PHẠM MINH CHÍNH CÓ ĐÁNG LO HAY KHÔNG ?

JACKHAMMER NGUYỄN/ TD 6-4-2021

Một nhân vật trong “tứ trụ” ở Việt Nam ngày càng được giới quan sát trong và ngoài nước bàn tán là ông Phạm Minh Chính, tân thủ tướng.

Một số người thắc mắc, rằng tại sao ông Chính từ bên phe “đảng” lại nhảy qua giành chiếc ghế của ông Nguyễn Xuân Phúc ngon lành, mặc dù ông Phúc được xem như có uy tín cao trong việc điều hành chính phủ, duy trì kinh tế phát triển, có thành tích chống dịch Covid-19.

Có người đặt câu hỏi, liệu ông Chính có tham vọng lên làm người đứng đầu đảng, thay ông Nguyễn Phú Trọng hay không,… nhưng câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, mối quan hệ giữa ông với Trung Quốc ở mức độ nào.

Một số người ta lo ngại, liệu có phải vì ông đã nhúng chàm trong vụ ra luật đặc khu được cho là tạo điều kiện để người Trung Quốc xâm nhập Việt Nam nhiều hơn. Cây bỉnh bút Trần Khải Minh hôm 4/4 có bài viết: Những cao vọng từ một tân Thủ tướng đa mưu, cho rằng, trong số các nhân vật chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, ông Chính là người có khả năng nối kết với phía Trung Quốc nhất, sau ông Trọng tổng bí thư, là người hay xuất khẩu thành … quan điểm cộng sản!

Nhưng hãy xem xét toàn bộ bức tranh và diễn biến sắp xếp nhân sự, chia chác quyền lực của đảng CSVN nhiều căng thẳng suốt mấy tháng qua.

Ông Chính được đưa vào bộ tứ sau khi nhân vật sủng ái của ông Trọng, có thể là giàu tính đảng hơn, là ông Trần Quốc Vượng bị thất bại. Trong khi đó, người ta cũng nói rằng ông Trọng không có cùng tiếng nói chung với ông Nguyễn Xuân Phúc, và vì thế ông rất lo ngại việc hậu sự của đảng CSVN.

Phạm Minh Chính được xem là người có thể dung hòa được tất cả các quan ngại của các nhóm quyền lực. Ông Chính hơi thiếu kinh nghiệm điều hành chính phủ, nhưng ông có kinh nghiệm là quan đầu tỉnh Quảng Ninh, phát triển khá trong mấy năm qua, theo như nhận xét của ông Huỳnh Thế Du, nhà phân tích chính trị và kinh tế Việt Nam hiện ở trong nước.

Ông Chính là người có thế lực trong Bộ Công an, là bộ quan trọng bậc nhất của các chế độ cộng sản. Ông là một viên chức cao cấp của cơ quan tình báo, và cũng từng có mặt trong ngành ngoại giao. Những kinh nghiệm này của ông dễ dàng được đánh giá cao trong tình hình Việt Nam đu dây càng lúc càng khó trong cuộc xung đột Mỹ – Trung hiện nay.

Nhưng liệu với kinh nghiệm “thân Trung Quốc” như vậy ông Chính sẽ làm cho chính sách đối ngoại của Việt Nam nghiêng hẳn về Bắc Kinh sắp tới?

Tôi nghĩ, ông Chính cũng khó mà làm được việc ấy nếu ông ta muốn, vì chính sách ngoại giao Việt Nam, cũng như tất cả những chính sách khác đều là những quyết định tập thể. Ông Chính chưa đạt được tới mức đứng trên tất cả các đồng chí của ông, như ông Lê Duẩn trước đây, để so sánh với các ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc, hay Putin bên Nga.

Có một số dự đoán, căn cứ vào con đường họan lộ đầy mưu lược để leo cao của ông (người ghét ông sẽ nói đó là ma mãnh), rằng ông sẽ trở thành một nhà độc tài cá nhân kiểu Putin. Nhưng hiện thời thì chưa.

Hơn nữa việc sắp xếp nhân sự tại Trung ương đảng và Bộ Chính trị vừa qua, cho thấy các viên chức ngoại giao chuyên nghiệp củng cố được quyền lực, đó là ông Phạm Bình Minh vẫn là ủy viên Bộ Chính trị và có thể vẫn còn giữ được cái ghế phó thủ tướng. Ông Lê Hoài Trung giữ chức Trưởng ban Đối ngoại Trung ương của Đảng.

Cả hai ông Minh và Trung đều được đào tạo từ trường ngoại giao nổi tiếng Fletcher, thuộc đại học Tufts của Hoa Kỳ. Ông Chính phải vượt qua họ nếu quả ông muốn nối giáo cho Bắc Kinh, trong các cuộc tranh luận nội bộ Đảng.

Điều thú vị là, cũng trong ngày 5/4/2021, là ngày mà các ông Phúc và Chính “tuyên thệ” nhận nhiệm vụ mới, thì một động tác ngoại giao quan trọng lại được người đứng đầu đảng là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra. Ông Trọng gọi điện cho ông Putin của nước Nga và mời ông này sang thăm Việt Nam.

Quan hệ Việt – Nga ít khi được chú ý nhiều như các mối quan hệ Việt – Mỹ hay quan hệ Việt – Trung, mặc dù chính phủ mới của Mỹ đã nặng lời với ông Putin, nhưng các hoạt động căng thẳng ngoại giao và quốc phòng hiện nay của Washington là hướng về châu Á, qua cuộc chiến tranh lạnh Mỹ – Trung kiểu mới, có vẻ không tránh khỏi. Hà Nội đang nằm giữa tâm bão của cuộc chiến ấy, và nước Nga sẽ chơi như thế nào trong vùng Đông Nam Á mà Việt Nam là trung tâm đây?

Quan sát các buổi lễ tuyên thệ, mới được thực hiện trong vài năm gần đây, có thể thấy sự pha trộn nghi thức rất thú vị. Người tuyên thệ dùng bàn tay mở để chào, chứ không quyết liệt như nắm đấm cộng sản, viên sĩ quan công an thì cầm quyển hiến pháp rồi xoay dọc, những hành động rất rõ là ảnh hưởng từ phương Tây. Mặt khác đội quân kỳ vẫn duyệt binh kiểu cẳng ngỗng của người Nga.

Trở lại nhân vật chính là ông Phạm Minh Chính, câu hỏi của tác giả Trần Khải Minh đặt ra rất thú vị, rằng liệu ông Chính có thay đổi mô hình quản trị Việt Nam theo kiểu độc tài tập thể hiện nay để một mình một chợ hay không? Và nếu như thế, mô hình phát triển của Việt Nam sẽ trôi về đâu? Hiện tôi chưa tưởng tượng được mô hình chính trị của Việt Nam trong vài năm tới sẽ giống nước Nga của Putin, hay nước Cambodia của Hunsen.

Nhưng dường như ông Trần Khải Minh cũng đã có câu trả lời là, ông Chính, nếu có muốn, cũng phải vượt qua ông Vương Đình Huệ ở Quốc hội, ông Phan Văn Giang ở Quốc phòng…

Và ông Trần Khải Minh cũng có lời nhắn nhủ ông Chính rằng, bài học của nhà cầm quyền ở mọi thời đại là lòng dân. Tôi tin rằng, câu nhắn nhủ đó có thể đã tới tai ông Phạm Minh Chính.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUYỀN LỰC NHƯ THẾ NÀO ?

TRỊNH HỮU LONG/ LK/ viet-studies  6-4-2021

Trong tứ trụ, thủ tướng là vị trí có cả danh tiếng lẫn thực quyền.

Chính phủ – cơ quan hành pháp cao nhất của chính quyền – vừa có lãnh đạo mới: ông Phạm Minh Chính, một cựu quan chức tình báo công an, cựu trưởng ban tổ chức trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một trong “tứ trụ triều đình”

Ở bài “Vài điều bạn cần biết về vị trí chủ tịch Quốc hội”, tôi có nói về việc hình thành cơ chế phân chia quyền lực “tứ trụ”, bao gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, và chủ tịch Quốc hội.

Nếu chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội, dù nằm trong nhóm bốn người quyền lực nhất trong thang bậc quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ đảm nhiệm những vị trí mang tính hình thức, nghi lễ bên phía chính quyền, thì thủ tướng lại là vị trí có cả tiếng lẫn miếng, nghĩa là có thực quyền rộng rãi trong hệ thống chính quyền.

Thủ tướng từng là một vị trí không có thực quyền đáng kể. Trước thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1991-1997), các vị thủ tướng gần như không để lại dấu ấn gì, ngoại trừ Hồ Chí Minh – người làm chủ tịch nước kiêm thủ tướng từ 1946 đến 1955. Các thủ tướng sau đó như Phạm Văn Đồng (1955-1987), Phạm Hùng (1987-1988), Đỗ Mười (1988-1991) đều đương chức trong thời kỳ chính quyền được điều hành, quản lý bằng chỉ thị của đảng là chính, thay vì bằng các công cụ hành pháp. Nó cũng trùng với thời kỳ Hồ Chí Minh và Lê Duẩn có ảnh hưởng cá nhân khuynh loát trong đảng, khiến cho các thiết chế và vị trí khác, kể cả thủ tướng, trở nên lép vế.

Bên cạnh đó, từ Hiến pháp 1980 thì người ta không gọi là chính phủ mà gọi là Hội đồng Bộ trưởng, với chức thủ tướng đổi thành chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là cơ chế hành pháp tập thể, với quyền hạn của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rất hạn chế. Đến Hiến pháp 1992 thì họ quay trở lại cơ chế chính phủ với thủ tướng đứng đầu, tập trung nhiều quyền lực hơn hẳn vào thủ tướng, thay vì quyết định tập thể như xưa. Võ Văn Kiệt là người đầu tiên được hưởng cơ chế mới theo Hiến pháp 1992 này.

Với việc cải cách kinh tế sâu rộng, vai trò điều hành, quản lý của chính phủ ngày càng lớn hơn để có thể phản ứng với tình hình trong nước và quốc tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, năng động hơn. Điều này cũng là để phù hợp hơn khi công tác đối ngoại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong thời kỳ toàn cầu hóa. Vị trí thủ tướng, do đó, trở nên cực kỳ quyền lực. Nguyễn Tấn Dũng (2006-2016) được cho là thủ tướng quyền lực nhất từ trước tới nay và từng cạnh tranh thực quyền khốc liệt với vị trí tổng bí thư.

Ai bầu ra thủ tướng?

Có thể coi mô hình tổ chức chính quyền trung ương ở Việt Nam là chế độ đại nghị, với vai trò trung tâm (về lý thuyết) thuộc về Quốc hội. Cử tri bầu ra các đại biểu Quốc hội, và Quốc hội bầu ra các vị trí lãnh đạo trong chính quyền, trong đó có thủ tướng. (Dĩ nhiên, mọi người cũng biết ai thực sự “bầu” ra các đại biểu Quốc hội và thủ tướng.) Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội.

Thông thường, việc bầu thủ tướng diễn ra vào kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới, diễn ra sau tổng tuyển cử, và tổng tuyển cử thì lại diễn ra sau đại hội đảng. Tới 2016 thì xảy ra một việc bất thường là Quốc hội bầu thủ tướng mới vào kỳ họp cuối cùng của khóa mình vào tháng Tư, tức là trước tổng tuyển cử hơn một tháng. Sau tổng tuyển cử, Quốc hội khóa mới lại lặp lại quy trình bầu thủ tướng một lần nữa. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức hai lần vào năm 2016. Ông Phạm Minh Chính gần như chắc chắn cũng vậy.

Nói thủ tướng quyền lực là quyền lực như thế nào?

Quyền hạn của thủ tướng chính phủ được quy định tại Điều 98 của Hiến pháp và Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ (ban hành năm 2015, sửa đổi năm 2019).

Với tư cách là nhân vật đứng đầu toàn bộ bộ máy hành chính quốc gia, vị trí này có thẩm quyền trải rộng từ thực thi pháp luật tới tổ chức bộ máy nhân sự và đề xuất, cấp phát ngân sách.

Với bản chất là một nhà nước đơn nhất, trong đó chính quyền trung ương có thẩm quyền chi phối, quyền lực của thủ tướng trải dài từ trung ương tới các tỉnh, thành địa phương.

Không chỉ có thẩm quyền riêng, thủ tướng còn có thẩm quyền đối với các quyết định, nghị quyết của tập thể nội các nói chung.

Chi tiết, xin xem trong hai văn bản kể trên. Ở đây, tôi xin liệt kê vài quyết định của thủ tướng để chúng ta hình dung mức độ ảnh hưởng của vị trí này trong lĩnh vực kinh tế:

  • Về đất đai: có quyền thành lập hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên, từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các trường hợp đặc biệt; quyết định bảng giá đất cấp tỉnh trong một số trường hợp; quyết định một số trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất; v.v…

  • Về đầu tư: có quyền chấp thuận chủ trương đầu tư lớn như sân bay, cảng, chế biến dầu khí, khu đô thị lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất; có quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông… từ 400 tỷ đồng trở lên và các dự án khác có vốn từ 800 tỷ đồng trở lên; v.v…

Làm thủ tướng đã là chức vụ cao nhất chưa?

Chưa. Về thứ bậc quyền lực trong đảng, tổng bí thư vẫn là người đứng đầu và nhìn chung là có quyền lực cao nhất.

Xưa nay, chưa có thủ tướng nào lên được tổng bí thư, trừ trường hợp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười. Hầu hết làm một hoặc hai nhiệm kỳ rồi nghỉ hưu, cá biệt trường hợp Nguyễn Xuân Phúc làm một nhiệm kỳ rồi xuống vị trí chủ tịch nước, một vị trí được cho là kém quyền lực hơn nhiều.

Bài này nói về quyền lực của thủ tướng, nhưng thực ra mới chỉ nói đến quyền lực theo quy định của pháp luật và trật tự quyền lực trong đảng. Cùng là vị trí đó, rơi vào những cá nhân khác nhau thì quyền lực sẽ khác nhau, tùy vào mức độ ảnh hưởng của người đó trong đảng.

Hay nói cách khác, quyền lực của một vị lãnh đạo là sự kết hợp giữa quyền lực thể chế và quyền lực cá nhân. Nếu thể chế trao quyền mà cá nhân lãnh đạo không đủ năng lực để mặc cho vừa chiếc áo đó thì cũng không có bao nhiêu quyền lực. Ngược lại, dù thể chế trao quyền hạn chế, một cá nhân có thể có ảnh hưởng vượt ra ngoài khuôn khổ quyền lực thể chế của mình.

MẠNG XH NÓI GÌ VỀ TÂN CHỦ TỊCH NGUYỄN XUÂN PHÚC VÀ THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH

BBC 6-4-2021

 Cuộc tranh luận, đôi lúc nóng như 'khẩu chiến' trên các trang mạng xã hội Việt Nam diễn ra đặc biệt mạnh mẽ vào dịp thay đổi các chức vụ chính trị cao nhất, đặc biệt là ba chức vụ mới.

Sau Đại hội Đảng CSVN khóa XIII là bầu cử Quốc hội khóa XV sắp tới, cùng các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch QH đều được phân công mới, bầu lên và sẽ thông qua lại tới đây.

Nhận định về kết quả 'bầu cử':

BBC quan sát thấy các bình luận khen ngợi thường nổi lên trên cùng trên trang mạng XH về mục này.

Ví dụ Facebooker Gia Hân viết:

"Biết trước cũng được, không biết trước cũng được, bởi vì với tư cách một công dân Việt Nam yêu nước, CHÚNG TÔI HÀI LÒNG VỚI KẾT QUẢ NÀY!

"BBC cũng chỉ là một kênh thông tin nước ngoài với những quan điểm được nhìn nhận bởi những kẻ ngoại quốc với tư tưởng đi ngược thể chế nước tôi, hoàn toàn không phải chúng tôi - những nhân dân Việt Nam đang hàng ngày và trực tiếp sống - cảm nhận cuộc sống tại nơi đây.

Chính vì vậy các vị mãi mãi không bao giờ hiểu đúng đắn những gì chúng tôi đang được hưởng thụ!"

Một người có tài khoản Mei Luo viết:

"Nhưng chúng tôi sống hạnh phúc, an toàn, chỉ số con người phát triển tích cực, chúng tôi hài lòng về mọi mặt.

Đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng. Bạn nhìn thấy cái ao thì cứ cho nó là cái ao không sao cả, quan trọng là chúng tôi không bị khát nước."

Những bình luận dạng này thường được rất nhiều 'người' thích hoặc tán thưởng.

Ngược lại là những ‎ý kiến khác.

Facebooker Nguyen Giap viết:

"Chính quyền của dân do dân và vì dân mà dân không được quyết định thể chế (đơn hay đa đảng), dân không được quyền bầu người lãnh đạo (đảng cs tự bầu)... như lời ông Trọng nói thì VN đang ở giai đoạn 'dân chủ đến thế là cùng' rồi.

Xã hội chủ nghĩa mà có dân chủ thì đã không có những vụ như Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong, Đài Loan. Tất đều muốn ly khai muốn chạy chốn khỏi nơi họ nói là 'thiên đường xhcn'."

San Ra thì nói rằng:

"Độc đảng thì không gọi là độc tài 'cai trị'" thì gọi bằng gì vậy các thánh tộc thượng đẳng? Sai chính tả?

Có thể vậy vì tôi không hiểu cách viết từ lóng đẳng cấp của lực lượng dư luận viên cao cấp của đảng."

Bạn ký tên Nguyễn Thị Kim Ngân viết:

"Ở Việt Nam bầu không vui Như Mỹ. Mỹ ngạt thở tới phút cuối mới biết ai là tổng thống. còn ở Việt Nam chưa bầu đã biết ai làm chủ tịch nước trước 3 tháng. Việt Nam bầu bán êm đềm không lộn xộn như Mỹ tới phút cuối mới biết ai là tổng thống Mỹ."

Trần Ánh thì cho rằng: "Sân khấu, nơi những tưởng chỉ giành cho những vở kịch! Người Biên kịch, Đạo diễn, diễn viên ... đã biết trước kết cục của vở diễn.

Khán giả được dẫn dắt cảm xúc theo những tình huống kịch. Tuy nhiên, có những khán giả xem đi xem lại những vở kịch bởi họ cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác."

Đặc điểm của những bình luận kiểu này là ít được nhiều tương tác. Mặt khác, nó thường có giọng văn nhẹ hơn.

Về các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ:

Một bạn là TriHung Tu viết:

"Tuyệt vời! Việt Nam cần có lãnh đạo quyết đoán? Thủ tướng Phúc làm việc tốt.

Nhưng hình như có một số Bộ trưởng phớt lờ… Chẳng xem chỉ đạo thủ tướng.. Điển hình vụ thịt heo? Thủ tướng phải là người trị được các bộ trưởng thì mới lãnh đạo đất nước?"

Không rõ bạn này muốn nói tân Thủ tướng Phạm Minh Chính có "ưu điểm" vốn là trung tướng công an nên sẽ buộc cấp dưới phải làm bằng mệnh lệnh hay không?

Facebooker Nguyễn Hướng thì lại cho rằng: "Từ một tình báo công an lên làm thủ tướng thì từ giờ trở đi đố ai giám nói lên sự thật."

Đọc các bài mới nhất về tin ông Phạm Minh Chính lên làm hthủ tướng Việt Nam, David Nguyen, nhân đây phê phán:

"BBC cố tình phớt lờ giai đoạn ngài Chính từ một thanh niên không phải con dòng cháu giống mà nhờ học giỏi được cử đi du học về ngành xây dựng công chính mà cứ xoáy vào giai đoạn ông Chính làm công an là sao?"

Khi bàn luận về cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Pu Ka Chi viết:

"Hãy tin những gì lãnh đạo làm đi... các bác tới tầm đó và trong tình hình đất nước như hiện nay thì đừng nói tới chuyện tiêu cực nữa…"

Mu Lăng Ru phê phán: "Ai chơi golf? Thường là đại gia, đảng viên cán bộ cao cấp."

Đây là bình luận đăng trên kênh Facebook của trang BBC News Tiếng Việt sau bài về tin 'Thủ tướng Phúc cho phép FLC xây sân gôn trên đất rừng vào giờ chót'.

Vẫn ý kiến này cho rằng: "Đây là một bằng chứng nữa cho thấy nhóm lợi ích của đảng thao túng chính quyền để làm giàu cho mình và cho đảng bất chấp môi trường bị hủy hoại và sự phản đối của người dân."

"Thay vì tranh luận xem việc chuyển đổi cơ cấu Rừng thành sân giải trí mang lại những lợi ích gì về kinh tế và môi trường... cũng như tác hại của nó."

Cùng lúc,‎ Van Khai Nguyen than thở, "người Việt nam chỉ ào ào chửi bới lộn bậy, xúc phạm và mạt sát... để gây thù hằn và chia rẽ dân tộc".

Lãnh đạo thì phải xuất thân 'bần hàn'?

Một số báo Việt Nam đồng loạt đăng bài kể về thời nghèo khổ của các lãnh đạo mới nhậm chức, cụ thể là về ông Nguyễn Xuân Phúc, "chia củ sắn, củ khoai với bạn", hay ông Vương Đình Huệ "đi bộ nhiều cây số mỗi ngày đến trường".

Trang Facebook của BBC News Tiếng Việt đăng lại một ý kiến hỏi vì sao cứ phải xây dựng lại nguồn gốc "đốt đèn đom đóm" đi học của lãnh đạo.

Nhiều bạn đọc đã bình luận.

Phi Triển viết: "Xuất thân từ đẳng cấp thấp có làm lãnh đạo cũng không thể nhìn rộng, nhìn xa được cho đất nước. Thực tế đã chứng minh đa phần toàn loại phá hoại đất nước, toàn chỉ vơ vét vào mình thì dân chúng còn trông mong được cái gì?"

Thuan Dang thì bình luận: "Cái này là tính đảng của lãnh đạo; ĐCS là "đội tiên phong" (nguyên văn) của giai cấp công nhân - nông dân, do đó lãnh đạo phải đc "tô vẽ" thuở hàn vi là đèn đom đóm, mặc quần thủng đít, chứ lãnh đạo mà xuất thân tư sản, giàu có đâu ai chịu phục."

Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng các bài về chính trị Việt Nam trên trang web bbcvietnamese.com và trang Facebook, các bạn đón đọc.

ĐÔI LỜI VỚI  THỦ TƯỚNG

LƯU TRỌNG VĂN /BVN 7-4-2021

Trong các phát biểu nhận chức của các lãnh đạo gần đây gã chú ý phát biểu mang tính chương trình hành động của ông Phạm Minh Chính. Gã cảm nhận như ông đã nghiền ngẫm và chuẩn bị cho việc làm thủ tướng này từ lâu lắm rồi.

Xu hướng chung là hãy chờ xem hành động của các quan chức. Tuy vậy có một chương trình hành động cơ bản là đúng thì cứ nên khách quan và công bằng lắng nghe và cổ vũ đã.

Chương trình hành động của ông Chính gồm 5 điểm.

1.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường phân cấp, phân quyền, đồng thời xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành.

Lời bình:

- Ông Chính cần làm rõ cốt lõi lý luận Kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì? Tính thực tiễn của nó ra sao?

- Ông Chính rất cần làm rõ đổi mới mô hình tăng trưởng là đổi mới thế nào, đổi mới cái gì?

- Ông Chính cần cụ thể cơ cấu lại nền kinh tế là cơ cấu lại thế nào?

2.

Tiếp tục đẩy mạnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính nhà nước và toàn xã hội. Cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, dựa vào Nhân dân trong giám sát và kiểm soát quyền lực; chủ động phòng ngừa, kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng thể chế, cơ chế, giải pháp mạnh mẽ, chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Lời bình:

- Cải cách mạnh mẽ nền hành chính QG là cải cách cái gì, hiệu quả của nó ra sao?

- Quyền làm chủ của Nhân dân được ông hiểu thế nào? Có bao gồm quyền mà Hiến pháp quy định như quyền tự do ngôn luận, biểu tình, lập hội mà chính phủ các khoá trước còn nợ chưa trình luật lên QH không?

3.

Quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển đất nước; đẩy mạnh phát triển hạ tầng chiến lược có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn nữa để sản xuất kinh doanh phát triển; chủ động phòng, chống và có giải pháp hiệu quả để khắc phục những tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19.

Lời bình: không thắc mắc.

4.

Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa vì hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên có trách nhiệm và có uy tín với cộng đồng quốc tế.

Lời bình: không thắc mắc.

5.

Xây dựng cơ chế, chính sách, điều kiện để phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội; có giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển nguồn lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, trong đó quan tâm, chú ý hơn đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, để mỗi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an toàn, văn minh.

Lời bình: không thắc mắc.

Một sự thay đổi nhân sự nào cũng tạo nên trong Dân hai luồng suy nghĩ, một- chả quan tâm, ai làm cũng thế, hai- hy vọng.

Vậy ông sẽ chọn điều nào?

Với chương trình hành động của ông cơ bản là rất mạnh mẽ, tích cực, nếu ông hành động như những gì ông cam kết với Dân và làm rõ, hành động đúng những điều ông làm rõ mà đúng đắn, hợp lòng Dân, thì không lẽ gì Dân lại không từ hy vọng đến có niềm tin ở ông?

Còn một kẻ như gã yêu lẽ công bằng không lẽ gì lại không ngợi ca, tôn vinh ông?

Dân yêu tin hay Dân nguyền rủa thế nào, chắc ông quá biết.

Đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng của ông.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét