Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

20191024. BÀN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

ĐIỂM BÁO MẠNG

BÀN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 23-10-2019

Image result for HỌP QUỐC HỘI KỲ 8

Trước 1986, do Đảng Cộng sản phạm sai lầm về đường lối mà kinh tế Việt Nam lâm vào cảnh kiệt quệ. Đại hội 6 của Đảng đã kịp thời nhận ra, tiến hành cởi trói cho dân, mở cửa cho kinh tế tư nhân và nước ngoài để cứu nguy. Chỉ trong vài năm, nhờ sức lao động được giải phóng mà nền kinh tế khởi sắc, có gạo và dầu xuất khẩu, các nước đưa FDI vào, làm cho GDP tăng. Đảng CS dựa vào đó để tự hào về tài năng, sự sáng suốt của mình, ra sức khai thác để cầu danh và kiếm lợi. Đầu thế kỷ 21 nhiều người tiên đoán VN đang hóa hổ và chẳng bao lâu sẽ thành rồng. Đảng còn đặt kế hoạch ảo tưởng đến năm 2020 đưa VN trở thành nước công nghiệp, hiện đại.
Sự phát triển vội vàng về kinh tế làm cho một số người giàu lên, trở thành tư bản đỏ, một loại tư bản hoang dã, tàn bạo, làm cho đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, xây dựng được nhiều công trình v.v… Nhưng rồi chính sự phát triển vội vàng ấy đã kéo theo, làm sản sinh ra không biết bao nhiêu tai họa. Vì sao vậy? Vì sự lãnh đạo và quản lý không theo kịp, để cho nó phát triển bừa bãi. Phải chăng đó là kết quả tất yếu của một sự độc quyền vừa tham vừa ngu.
Độc quyền và kiêu ngạo, không chịu lắng nghe những góp ý chân thành về cải cách thể chế chính trị cần tiến hành song song với phát triển kinh tế, để tạo ra nền dân chủ cần thiết, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế đúng hướng, ngăn chặn sự tham nhũng quyền lực.
Tham danh và tham lợi. Tham được ca ngợi là tài giỏi, sáng suốt, đã đánh thắng trong chiến tranh thì việc gì cũng làm được, để bắt nhân dân chịu ơn, để mong thế giới khâm phục. Tham lợi cho cá nhân và phe nhóm, phải nhanh chóng vơ vét khi còn quyền lực.
Ngu là để cho cái lợi trước mắt làm mờ tâm trí, không thấy, không muốn nghe nói đến những cái hại kèm theo, hoặc có nghe, có nói tới nhưng không làm được gì có hiệu quả để ngăn ngừa. Rõ ráng nhất là việc “Phát triển bền vững”. Chính phủ thỉnh thoảng nói đến nhưng làm được rất ít, rất kém. Sự chụp giật, thu lợi trước mắt để hại về lâu dài, lợi cho số ít hại cho toàn dân, lợi một chút về kinh tế mà làm ô nhiễm nặng và phá nát môi trường, mà làm hủy hoại đạo đức, mà làm cho xã hội mất ổn định nhiều mặt.
Hỏi những người quản lý và toàn dân có thấy không những điều trên. Tôi tin là mọi người đều thấy cả. Thấy, nhưng tại sao không ngăn ngừa được, không khắc phục được một cách cơ bản các tác hại ? Phải chăng cũng chỉ tại độc quyền của tham và ngu.
Dự thảo báo cáo của đại hội Đảng 13, cũng như kế hoạch của Quốc hội, của Chính phủ đều đề cao việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh để tăng GDP, để theo kịp nước này nước nọ, được xếp ở vị trí cao. Người ta lập luận rằng phát triển nhanh nhưng phải bảo đảm bền vững, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế. Thực tế của VN chứng tỏ rằng “phát triển nhanh và bền vững” chỉ là câu khẩu hiệu suông, không thể nào thực hiện được.
Thử hỏi đại đa số dân Việt hiện nay đang cần gì nhất. Phải chăng họ cần nhà nước được trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, họ cần VN xếp thứ hạng cao của thế giới về lĩnh vực nọ kia. Không, điều đó lãnh dạo cần, nhưng dân không cần. Dân cần tự do, hạnh phúc, tránh tai họa, tránh oan khuất, dân cần môi trường sống trong lành (môi trường vật chất cũng như môi trường đạo đức, tinh thần, văn hóa, chính trị xã hội)
Vì vội vàng phát triển kinh tế mà đã phá nát môi trường sống của nhân dân từ thành thị đến thôn quê, từ biển đảo, đồng bằng đến vùng núi. Nếu cứ tiếp tục phát triển kinh tế theo cách của tư bản hoang dã thì không thể khôi phục và bảo vệ môi trường. Có hô hào khản cổ thì cũng chỉ hô hào suông mà thôi.
Vậy phải chăng không cần phát triển kinh tế? Không, tôi không nói như thế. Phải phát triển kinh tế, nhưng theo cách khác. Thứ nhất là bỏ chủ trương “kinh tế quốc doanh là chủ đạo”, thứ nhì là bỏ “định hướng XHCN” trong kinh tế thị trường, thứ ba là để cho kinh tế tư nhân phát triển theo khả năng của họ, Nhà nước chỉ định hướng bằng thuế và một vài điều luật chứ không phải bằng chỉ tiêu, Nhà nước không cần tốn nhiều sức lực và tiền của để làm các kế hoạch, lập các chỉ tiêu mà phần lớn chẳng có giá trị gì trong thức tế..
Kế hoạch của Nhà nước cần tập trung vào những việc mà dân không thể làm chứ không phải quan tâm đến mọi công việc, mọi nhu cầu của dân. Quan trọng và cấp thiết trước mắt đối với Nhà nước là tinh giản, làm trong sạch và nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền, từ đó tập trung xử lý các vấn đề về xã hội, về môi trường, là ngăn chặn các hành động cửa quyền và tham nhũng, triệt bỏ thủ đoạn trốn thuế và gian lận thương mại, ngăn ngừa sự lũng đoạn của gian thương nước ngoài và trong nước. Vấn đề sản xuất, buôn bán như thế nào, chỉ tiêu cụ thể, hãy để cho Phòng Thương mại và Công nghiệp cùng với các tập đoàn kinh tế lo liệu.
Quan trọng nhất của lãnh đạo kinh tế là hãy vì thực chất cuộc sống lâu dài của dân chứ đừng chạy theo danh tiếng hão chỉ nhằm mang lại danh và lợi cho số ít trước mắt mà để lại hậu họa cho đất nước, cho tương lai. Xin hãy suy nghĩ thật kỹ về phương hướng ưu tiên phát triển kinh tế khi chưa làm trong sạch được các loại môi trường, khi chưa trả được một phần đáng kể nợ công, khi chưa có được sự ổn định bền vững của xã hội.
Theo các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, xã hội Việt Nam đang rất ổn định. Tôi không tán thành nhận định đó. Sẽ xin có bàn luận trong bài viết gần đây.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

BÀN VỀ ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 24-10-2019
Nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019 tôi muốn nêu vấn đề ổn định xã hội, mong các vị đại biểu quan tâm, đem ra thảo luận tại Quốc hội. Tôi đã nghe QH thảo luận nhiều vấn đề của đất nước, nhưng chưa bao giờ nghe thảo luận việc này.
Ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng xã hội nước ta ổn định, chưa bao giờ có được tình hình tốt đẹp như bây giờ. Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nói: Xã hội ổn định. Từ đó nhiều quan chức cũng nói theo như vậy. Tôi xin bàn về các ý kiến này.
Khi các ý vừa nêu là đúng thì đó là may mắn cho đất nước, nhưng nếu chúng không đúng với thực tế, sai với sự thật thì sẽ gây tác hại lớn vì đó là một nhận định cơ bản, quan trọng để Đại hội ĐCS vạch đường lối, để Quốc hội và Chính phủ vạch kế hoạch phát triển đất nước.
Cần phân biệt ổn định chính trị và ổn định xã hội. Để phát triển rất cần ổn định xã hội. Ổn định chính trị là một trong những điều kiện để tạo nên ổn định đó.
Trong cơ học, ổn định thường được xét ở dạng tĩnh và có các mức khác nhau: phiếm định, bất biến và tạm thời. Ổn định tạm thời như ngôi nhà cao, kết cấu và nền móng yếu, bình thường vẫn đứng yên, nhưng khi gặp rung lắc mạnh (do động đất hoặc gió bão) sẽ đổ sập, như công trình bằng gỗ, bên ngoài sơn phết đẹp đẽ, nhưng bên trong bị mối, mục, mọt làm ruỗng nát, chỉ cần một tác động hơi nặng từ ngoài là tan rã.
 Sự ổn định về chính trị và xã hội thường thuộc dạng động, tạm thời, có mức độ cao thấp khác nhau về bền vững.
Ổn định trong dạng động nghĩa là nó không giữ nguyên một trạng thái lâu dài mà thường chịu sự tác động, tạo ra thay đổi để chuyển sang một trạng thái ổn định khác.
Điều kiện để có ổn định chính trị bền vững cao là một chính quyền mạnh, trong sạch, thực thi công việc một cách QUANG MINH CHÍNH ĐẠI, được sự tin cậy và tự nguyện ủng hộ của dân.
Những người cho rằng VN có chính trị rất ổn định vì không thấy những cuộc bạo loạn hoặc biểu tình lớn, không thấy các phe phái chính trị công khai đấu tranh tại nghị trường. Nhưng đó chỉ là bề ngoài. Chính quyền cố giữ sự ổn định không phải bằng thực chất, không bằng sự quang minh chính đại mà bằng các thủ đoạn, chủ yếu là bằng tuyên truyền dối trá để ngu dân và bằng công an trị để kìm kẹp dân. Sự ổn định như vậy là rất tạm thời, kém bền vững.
Chính quyền của VN gồm 3 tầng (Đảng, Chính phủ, Mặt trận) chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, đầy rẫy tham nhũng, mà nguy hiểm nhất là tham nhũng quyền lực từ trên cao và tham nhũng vặt từ mọi xó xỉnh, mọi ngõ ngách. Nhà nước gì mà lãnh đạo lo lắng tạo lồng nhốt quyền lực, ra hết nghị quyết này đến NQ khác làm trong sạch tổ chức, chống chạy chức chạy quyền, chính quyền gì mà được gán cho 6 chữ “hèn với giặc, ác với dân”.
Sự ổn định của một nền chính trị như vậy chỉ là rất tạm thời, nó đang bị xói mòn từ nền móng và mục ruỗng từ bên trong. Khi nhìn các vị thuộc hàng nguyên thủ quốc gia nói về ổn định tôi phát hiện thấy thần sắc các vị không bình thường, một vầng u ám trên khuôn mặt, một giọng nói không tự tin. Phải chăng trong thâm tâm họ biết rõ sự chông chênh của chế độ, nhưng ngoài miệng cố lên giọng để tự trấn an và lừa dối.
Về ổn định xã hội. Nói rằng VN có ổn định xã hội thì đó mới chỉ là một phần sự thật. Có thể tìm ra một số nơi mà nhân dân yên ổn làm ăn, lại có vài vùng là nơi đáng sống, có một số người thỏa mãn với tình hình hiện tại. Nhưng từ đó mà suy ra rằng toàn xã hội ổn định thì đã phạm sai lầm lớn về phương pháp và tư duy.
Hỏi, có thể xem xã hội ổn định không khi mà:
+ Nó chịu sự thống trị của một đảng chuyên quyền, tự đặt mình cao hơn luật pháp, với các nhóm lợi ích thao túng xã hội bằng các thủ đoạn của tư bản dã man. Dưới sự thống trị như vậy sự áp bức, sự bất công là điều mà một số người dân phải chịu đựng.
+ Môi trường sống nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, bị phá nát do con người gây ra, ngay cả giữa thủ đô Hà Nội.
+ Vì ý thức hệ, vì hận thù mà dân tộc chưa có được hòa hợp thực sự.
+ Oan khuất của dân ít được giải quyết mà ngày càng chồng chất.
+ Tệ nạn gian dối, trộm cướp, lừa đảo, bạo lực xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi.
+ Sự lộng hành của các thế lực nổi và chìm thuộc công an, sự kết án bừa bãi và đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân lương tâm.
+ Sự tuyên truyền dối trá càng ngày càng làm dân mất lòng tin vào chính quyền.
+ Sự xuống cấp thảm hại của đạo đức, của giáo dục, sự lãnh đạm trước bất công và tai họa.
Những bất ổn của xã hội được phản ảnh đầy trên báo hàng ngày. Thế nhưng tại sao các vị đứng đầu Nhà nước vẫn khăng khăng cho rằng xã hội rất ổn định. Phải chăng đó là sự tự lừa dối và cố tình lừa dối nhân dân.
Tôi đề nghị các cơ quan khoa học tổ chức hội thảo, Quốc hội và Đại hội Đảng tổ chức thảo luận và đánh giá về ổn định xã hội. Khi sự ổn định này có vấn đề thì các kế hoạch của Nhà nước cần ưu tiên cho nó chứ đừng vì vội vã phát triển kinh tế mà làm cho tình hình ổn định xã hội ngày càng xấu đi.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM 'VAY NỢ MỚI TRẢ NỢ CŨ'
TỔNG HỢP/ BVN 22-10-2019

Bài 1 – Việt Nam bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?

https://gdb.voanews.com/C6B0F0AE-C4B8-4751-8DFE-763DB18E436D_w1023_r1_s.jpg
Trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp nối đà say men thắng lợi với những con số tăng trưởng GDP lên đến 7% nhưng lại bị nghi ngờ lớn về ‘ma số liệu’, còn ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vẫn mê man về ‘đất nước ta chưa bao giờ ổn định như thế này!’ và ‘triển vọng phát triển còn tốt lắm’, vào ngày 10/10/2019 hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín của quốc tế là Moody’s đã bất ngờ thông báo đang xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống từ mức Ba3 hiện tại, đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam, vì một lý do hiếm khi được công bố: Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn.
‘Rủi ro tín dụng đáng kể’ và núi nợ xấu ngân hàng
Thang xếp hạng của Moody’s được cấu tạo từ Aa đến Caa với ký hiệu các con số 1, 2 và 3; con số càng thấp thì xếp hạng càng cao. Mức từ Aa đến Aa3 có chất lượng cao nhất và rủi ro tín dụng thấp nhất; từ A1 đến A3 có chất lượng trên trung bình và mức rủi ro thấp; từ Ba1 đến Ba3 có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể; còn các mức xếp dưới nữa lần lượt có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao; và chất lượng thấp và rủi ro tín dụng rất cao.
Hiện thời, mức Ba3 mà Moody’s xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam là có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể.
Mức xếp hạng trên là phù hợp với thực tế về tình trạng tăng trưởng nóng về tín dụng (đẩy vốn ra thị trường) của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt vốn tín dụng được bơm vào hai kênh đầu cơ chủ yếu là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Hậu quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và sử dụng đòn bẩy cao (margin) từ những năm 2006, 2007 đến nay là một núi nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ không thể đòi (những khoản vay mất khả năng thanh toán) có thể chiếm đến 50% tổng nợ xấu.
Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn cao ngất, có thể lên đến 900.000 – 1 triệu tỷ đồng hoặc hơn, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vẫn luôn công bố là đã ‘khuôn’ nợ xấu dưới mức 3%. Cho tới nay và sau 5 năm Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) ra đời, hoạt động ‘xử lý nợ xấu’ vẫn chỉ chủ yếu… trên giấy.
Và núi nợ nước ngoài
Từ trước tới nay chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam vẫn luôn công bố rằng họ luôn trả nợ nước ngoài đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ công bố chi tiết về các khoản nợ nước ngoài, bao gồm nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, và nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng động thái xem xét hạ mức tín nhiệm Việt Nam của Moody’s đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều mà có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody’s đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…
Cho tới nay, con số chung nhất được chính phủ Việt Nam công bố là chính phủ này nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD.
Nhưng ngoài con số trên, còn có hơn 100 tỷ USD khác là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để cộng chung lại số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện thời là hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP một năm của đất nước này.
Nhưng đó mới chỉ là nợ nước ngoài, chưa kể một núi nợ khác – nợ trong nước bằng tiền đồng Việt Nam, tương đương hơn 200 tỷ USD nợ của chính phủ và của các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, số nợ nước ngoài hơn 200 tỷ USD chỉ là nợ được thống kê chính thức, trong khi vẫn có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài lớn từ các doanh nghiệp. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng cục Thống kê Việt Nam thình lình công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp mà trước đó không nằm trong sổ sách của cơ quan này – mà động cơ phía sau công bố này là nhằm ‘hô biến’ GDP tăng thêm để lấy ‘thành tích đại hội 13’ cho Thủ tướng Phúc. Nhưng cũng chính công bố phát sinh này – chiếm đến hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam – chắc chắn sẽ kéo theo nhiều khoản vay nước ngoài mà trước đây không được thống kê bởi Bộ Tài chính.
“Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”.
Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, với tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Thậm chí một số doanh nghiệp còn có sẵn sàng “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.
Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.
Vào năm 2015, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ USD. Đến năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ USD. Những năm gần đây, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?
Công bằng mà xét, Nguyễn Xuân Phúc là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất…
Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD – con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD như thế đã phải giảm mạnh so với những năm trước đó (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.
Sang năm 2018 và 2019, hạn ngạch bảo lãnh này thậm chí còn ít ỏi hơn nữa, hoặc gần như không còn tồn tại.
Nợ nhiều đến mức vào năm 2017, chính phủ phải tuyên bố thẳng thừng sẽ không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công, nằm trong Luật về Nợ công (sửa đổi). Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ từ chối trả thay nợ vay nước ngoài cho doanh nghiệp, và hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải phá sản.
Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, vào năm 2018 Ngân hàng thế giới đã đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.
Còn đến giờ đã gần hết năm 2019, lọt thỏm vào giai đoạn ‘50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn’, tương ứng với đánh giá của Moody’s về việc Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn và đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam. Nếu động thái này được Moody’s hoàn tất, sẽ có đến 50% trong số các ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng bị hạ bậc tín nhiệm – nhiều nhất từ trước tới nay.
50% lại là ước tính của giới chuyên gia tài chính về khả năng có đến phân nửa số ngân hàng đang tồn tại phải bị sáp nhập, hoặc cho phá sản do tỷ lệ nợ xấu quá cao và không bảo đảm khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên mối nguy hiểm thường trực này vẫn bị bưng bít bởi Ngân hàng Nhà nước trong những năm gần đây. Chỉ là con đê bị trám bít loang lổ ấy sẽ bục vỡ vào một thời điểm nào đó mà thôi – có thể gọi là thời điểm ‘Minsky’, tức hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản vay nợ.
Phá sản ngân hàng đang trở thành tương lai hầu như chắc chắn, để cộng hưởng với tình trạng mất khả năng trả nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp, nền tài chính Việt Nam sẽ rơi gọn cả hai chân vào hố sâu khủng hoảng.
Còn ngay vào lúc này khi hiện ra công bố hạ tín nhiệm của Moody’s, phải chăng Việt Nam đã bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?
P.C.D.
Tác giả gửi BVN

Bài 2 – Việt Nam định vay thêm gần nửa triệu tỷ đồng để bù bội chi

Nợ công được xem là một trong những rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Nợ công được xem là một trong những rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Trong báo cáo gửi Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến cho năm 2020, chính phủ Việt Nam cho biết cần phải vay thêm 459 nghìn tỷ đồng để cân đối ngân sách trung ương, trong đó bao gồm vay bù đắp bội chi ngân sách hơn 217 nghìn tỷ đồng, vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương hơn 217 nghìn tỷ đồng và vay để nhận nợ bảo hiểm xã hội là 9,1 nghìn tỷ đồng.
VietNamNet dẫn báo cáo của chính phủ hôm 21/10 cho biết, nghĩa vụ trả nợ của chính phủ Việt Nam trong năm 2020 khoảng hơn 319 nghìn tỷ đồng.
Vẫn theo báo cáo này, khoản nợ trực tiếp mà chính phủ phải trả trong năm tới so với thu ngân sách nhà nước là khoảng 23%, gần tới ngưỡng 25% mà Quốc hội cho phép trong giai đoạn từ 2016-2020.
Mặc dù số nợ công của Việt Nam có giảm đi (58,4% GDP vào năm 2018), nhưng mức nợ công hiện vẫn ở mức khoảng 3,2 triệu tỷ đồng, khiến mỗi người dân Việt Nam trung bình phải gánh khoảng 32 triệu đồng khoản nợ này.
Với số tiền vay thêm và các khoản nợ hiện có của chính phủ và chính quyền địa phương, Việt Nam dự báo đến cuối năm 2020 sẽ có mức nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ chính phủ khoảng 48,5% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5% so với GDP.
Nợ công được xem là một trong những rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt.
Năm 2019, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng mạnh trong khu vực, với dự đoán tăng trưởng từ 6,6% đến 6,8% trong năm nay, theo nghiên cứu của SSI tại Hà Nội. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng đột biến của Việt Nam thời gian gần đây được cho là vì Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới: Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tuy nhiên, với việc chính phủ lên kế hoạch vay thêm gần nửa triệu tỷ đồng vào năm tới để bù đắp cho bội chi ngân sách cho thấy mức thu vào hiện nay vẫn không đủ để đáp ứng các khoản chi tiêu.
Trong báo cáo mới nhất, chính phủ Việt Nam thừa nhận tình trạng giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài, là “rất chậm”, dẫn đến việc hạn chế đóng góp cho tăng trưởng từ nguồn vốn vay và ngân sách vẫn phải chịu các chi phí cam kết đối với các khoản vay đã ký kết và chưa giải ngân.
Một đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 7 ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc kiềm chế mức tăng nợ công, nhưng nói rằng Việt Nam cần ưu tiên tái cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời cần giải quyết nạn tham nhũng, vốn là một trong những nguyên nhân gây trì trệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Bài 3 – Vay nợ thêm gần 500 ngàn tỷ để bù đắp thiếu tiền chi tiêu

Lương Bằng
Việc đi vay nợ sẽ ngày càng khó hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Tính chuyện vay thêm gần 500 nghìn tỷ đồng
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020.
Báo cáo về nợ công năm 2020, Chính phủ cho biết nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ cho cân đối ngân sách trung ương năm 2020 là 459 nghìn tỷ đồng, bao gồm: vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương là hơn 217 nghìn tỷ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách trung ương là hơn 217 nghìn tỷ đồng; vay để nhận nợ Bảo hiểm xã hội 9,1 nghìn tỷ.
Việc phải đi vay để bù đắp bội chi có nghĩa tiền làm ra vẫn chưa đủ đáp ứng chi tiêu, nên phải đi vay để bù đắp vào. Cũng vì tiền làm ra không chi tiêu đủ, nên việc trả nợ vay phải duy trì bằng cách “vay nợ mới trả nợ cũ”
Vay nợ thêm gần 500 ngàn tỷ để bù đắp thiếu tiền chi tiêu
Nợ công có giảm nhưng nghĩa vụ trả nợ đang tạo áo lực lớn lên ngân sách
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong năm 2020 khoảng hơn 379 nghìn tỷ đồng.
Với dự kiến vay, trả nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương,… dự báo đến cuối năm 2020, nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 45,5%.
Như vậy, nợ công tiếp tục giảm so với năm 2019.
Tuy các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP tiếp tục giảm so với các năm trước, nhưng Chính phủ đánh giá: Xu hướng này một phần phản ánh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là nguồn nước ngoài, rất chậm. Việc này một mặt hạn chế đóng góp cho tăng trưởng từ nguồn vốn vay, mặt khác ngân sách vẫn phải chịu chi phí cam kết đối với các khoản vay đã ký kết và chưa giải ngân.
Dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2019 như sau: nợ công ở mức 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN ước khoảng 19,5-20,5%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP.
Bên cạnh đó, tuy quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm soát tốt ở mức 49,2% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 50% vào năm 2018), cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí – rủi ro danh mục nợ Chính phủ có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Một trong những lý do khiến danh mục nợ Chính phủ kém thuận lợi hơn trước đây, báo cáo của Chính phủ chỉ ra: Rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (10,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2020), tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước.
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021. Ngoài ra còn các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021, phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.
Dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2020 khoảng 23%, tiến gần ngưỡng 25% được Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2016-2020.
Vì vậy, Chính phủ nhấn mạnh: Việc sử dụng quy mô GDP đánh giá lại để xác định các trần và ngưỡng an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2025 cho phù hợp cần được xem xét thận trọng để đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ thông qua chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước.
Vay nợ thêm gần 500 ngàn tỷ để bù đắp thiếu tiền chi tiêu
Việc vay nợ nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ, phát huy hiệu quả đồng vốn.
Lãi vay ngày càng tăng
Trong báo cáo, Chính phủ nhận định rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,4% năm 2019).
Dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2%/năm tính đến 31/12/2019) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện vay ODA, vay ưu đãi.
Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước trong ngưỡng an toàn. Cụ thể, lãi suất bình quân nợ nước ngoài cuối năm 2019 ở mức 19,5-20,5% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%, so với mức 15,9% cuối năm 2018, và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ của Việt Nam.
Một thông tin khác được Chính phủ cập nhật, là sự thay đổi của các bên cho vay vốn đối với Việt Nam.
Theo đó, đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
“Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn”, Chính phủ đánh giá.
Mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019), song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 3 loại tiền chủ đạo gồm USD, JPY và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 38,7%; 34,2% và 16,7% dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2019).
Chính phủ lưu ý đây là những đồng tiền “có biến động lớn trong thời gian vừa qua”. Những khoản trái phiếu chính phủ ngoại tệ phát hành trong nước trong giai đoạn trước cũng làm gia tăng rủi ro tỷ giá đối với tiền USD của danh mục nợ Chính phủ. Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị đồng Việt Nam cũng sẽ làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ bằng ngoại tệ khi quy sang nội tệ.
Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2020, dự kiến mức dư nợ công là 54,3%GDP, nợ Chính phủ là 48,5%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia là 45,5%GDP. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ Quốc hội tại kỳ họp này về tất cả các khoản nợ của NSNN như: nợ đọng XDCB, nợ vốn ứng trước, nợ nguồn thanh toán của NSNN; đồng thời lưu ý về rủi ro thanh khoản, kỳ hạn trái phiếu, lãi suất huy động và vấn đề đảo nợ… để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
L.B.
VIỆT NAM BẮT ĐẦU THỜI KỲ VỠ NỢ QUỐC GIA ?

PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 24-10-2019

Trong bối cảnh chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vẫn tiếp nối đà say men thắng lợi với những con số tăng trưởng GDP lên đến 7% nhưng lại bị nghi ngờ lớn về ‘ma số liệu’, còn ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng vẫn mê man về ‘đất nước ta chưa bao giờ ổn định như thế này!’ và ‘triển vọng phát triển còn tốt lắm’, vào ngày 10/10/2019 hãng đánh giá tín nhiệm có uy tín của quốc tế là Moody’s đã bất ngờ thông báo đang xem xét hạ mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống từ mức Ba3 hiện tại, đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam, vì một lý do hiếm khi được công bố: Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn.
‘Rủi ro tín dụng đáng kể’ và núi nợ xấu ngân hàng
Thang xếp hạng của Moody’s được cấu tạo từ Aa đến Caa với ký hiệu các con số 1, 2 và 3; con số càng thấp thì xếp hạng càng cao. Mức từ Aa đến Aa3 có chất lượng cao nhất và rủi ro tín dụng thấp nhất; từ A1 đến A3 có chất lượng trên trung bình và mức rủi ro thấp; từ Ba1 đến Ba3 có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể; còn các mức xếp dưới nữa lần lượt có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao; và chất lượng thấp và rủi ro tín dụng rất cao.
Hiện thời, mức Ba3 mà Moody’s xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam là có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng đáng kể.
Mức xếp hạng trên là phù hợp với thực tế về tình trạng tăng trưởng nóng về tín dụng (đẩy vốn ra thị trường) của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua, đặc biệt vốn tín dụng được bơm vào hai kênh đầu cơ chủ yếu là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Hậu quả của chính sách tăng trưởng tín dụng nóng và sử dụng đòn bẩy cao (margin) từ những năm 2006, 2007 đến nay là một núi nợ xấu ngân hàng, trong đó nợ không thể đòi (những khoản vay mất khả năng thanh toán) có thể chiếm đến 50% tổng nợ xấu.
Tổng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn cao ngất, có thể lên đến 900.000 – 1 triệu tỷ đồng hoặc hơn, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vẫn luôn công bố là đã ‘khuôn’ nợ xấu dưới mức 3%. Cho tới nay và sau 5 năm Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) ra đời, hoạt động ‘xử lý nợ xấu’ vẫn chỉ chủ yếu… trên giấy.
Và núi nợ nước ngoài
Từ trước tới nay chính phủ và Bộ Tài chính Việt Nam vẫn luôn công bố rằng họ luôn trả nợ nước ngoài đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, họ lại chưa bao giờ công bố chi tiết về các khoản nợ nước ngoài, bao gồm nợ của chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh, và nợ tự vay tự trả của các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng động thái xem xét hạ mức tín nhiệm Việt Nam của Moody’s đã cho thấy tình trạng chậm thanh toán nợ tới hạn đang ở mức báo động, điều mà có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán và do đó dẫn tới hậu quả cuối cùng là vỡ nợ quốc gia. Khi đưa ra những đánh giá về mức xếp hạng như thế, điều hiển nhiên là Moody’s đã phải có trong tay những cơ sở thông tin tài chính và kinh tế chắc chắn, thu thập từ chính các chủ nợ của lớn nhất chính phủ Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), Nhật Bản…
Cho tới nay, con số chung nhất được chính phủ Việt Nam công bố là chính phủ này nợ nước ngoài hơn 100 tỷ USD.
Nhưng ngoài con số trên, còn có hơn 100 tỷ USD khác là nợ nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để cộng chung lại số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện thời là hơn 200 tỷ USD, gần bằng toàn bộ GDP một năm của đất nước này.
Nhưng đó mới chỉ là nợ nước ngoài, chưa kể một núi nợ khác – nợ trong nước bằng tiền đồng Việt Nam, tương đương hơn 200 tỷ USD nợ của chính phủ và của các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, số nợ nước ngoài hơn 200 tỷ USD chỉ là nợ được thống kê chính thức, trong khi vẫn có thể phát sinh những khoản nợ nước ngoài lớn từ các doanh nghiệp. Vào tháng 9 năm 2019, Tổng cục Thống kê Việt Nam thình lình công bố phát hiện thêm 76.000 doanh nghiệp mà trước đó không nằm trong sổ sách của cơ quan này – mà động cơ phía sau công bố này là nhằm ‘hô biến’ GDP tăng thêm để lấy ‘thành tích đại hội 13’ cho Thủ tướng Phúc. Nhưng cũng chính công bố phát sinh này – chiếm đến hơn 10% tổng số doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam – chắc chắn sẽ kéo theo nhiều khoản vay nước ngoài mà trước đây không được thống kê bởi Bộ Tài chính.
“Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”.
Thực tế trong nhiều năm qua cho thấy nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, với tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Thậm chí một số doanh nghiệp còn có sẵn sàng “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.
Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái.
Vào năm 2015, thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam phải trả nợ đến 20 tỷ USD. Đến năm 2016, người “may mắn” thế chỗ cho ông Dũng là Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam phải trả 12 tỷ USD. Những năm gần đây, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?
Công bằng mà xét, Nguyễn Xuân Phúc là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất…
Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD – con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD như thế đã phải giảm mạnh so với những năm trước đó (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.
Sang năm 2018 và 2019, hạn ngạch bảo lãnh này thậm chí còn ít ỏi hơn nữa, hoặc gần như không còn tồn tại.
Nợ nhiều đến mức vào năm 2017, chính phủ phải tuyên bố thẳng thừng sẽ không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công, nằm trong Luật về Nợ công (sửa đổi). Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ từ chối trả thay nợ vay nước ngoài cho doanh nghiệp, và hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải phá sản.
Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, vào năm 2018 Ngân hàng thế giới đã đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.
Còn đến giờ đã gần hết năm 2019, lọt thỏm vào giai đoạn ‘50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn’, tương ứng với đánh giá của Moody’s về việc Chính phủ Việt Nam chậm thanh toán một số khoản nợ tới hạn và đồng thời xem xét hạ mức đánh giá 17 ngân hàng Việt Nam. Nếu động thái này được Moody’s hoàn tất, sẽ có đến 50% trong số các ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng bị hạ bậc tín nhiệm – nhiều nhất từ trước tới nay.
50% lại là ước tính của giới chuyên gia tài chính về khả năng có đến phân nửa số ngân hàng đang tồn tại phải bị sáp nhập, hoặc cho phá sản do tỷ lệ nợ xấu quá cao và không bảo đảm khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên mối nguy hiểm thường trực này vẫn bị bưng bít bởi Ngân hàng Nhà nước trong những năm gần đây. Chỉ là con đê bị trám bít loang lổ ấy sẽ bục vỡ vào một thời điểm nào đó mà thôi – có thể gọi là thời điểm ‘Minsky’, tức hoàn toàn mất khả năng thanh toán các khoản vay nợ.
Phá sản ngân hàng đang trở thành tương lai hầu như chắc chắn, để cộng hưởng với tình trạng mất khả năng trả nợ nước ngoài của chính phủ và doanh nghiệp, nền tài chính Việt Nam sẽ rơi gọn cả hai chân vào hố sâu khủng hoảng.
Còn ngay vào lúc này khi hiện ra công bố hạ tín nhiệm của Moody’s, phải chăng Việt Nam đã bắt đầu thời kỳ vỡ nợ quốc gia?
P.C.D.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét