Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

20190406. TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

ĐIỂM BÁO MẠNG

TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

NGÔ THẾ BÍNH/ ngothebinh's blog 6-4-2019


Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại chùa Quán Sứ, Hà Nội  

Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật hay người giác ngộ. Theo sách vở Phật giáo cũng như các tài liệu khảo cổ đã chứng minh, Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã sống và giảng đạo ở vùng đông bắc Ấn Độ xưa (nay thuộc Nepal) từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 4 TCN.
Các tông phái Phật giáo:
Sau khi Tất-đạt-đa Cồ-đàm qua đời thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng, với nhiều sự khác biệt:
  • Phật giáo Nguyên thủy, còn gọi là Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Thượng tọa, Phật giáo Tiểu thừa, Thanh-văn thừa. Đây là nhánh Phật giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
  • Phật giáo Đại thừa, còn gọi là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại chúng, Phật giáo Phát triển.
  • Phật giáo Chân ngôn, còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa.
Phật giáo Nguyên thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái LanLàoCampuchiaMyanmar). Đại thừa phát triển ở Đông Á (Trung QuốcHàn QuốcNhật BảnĐài LoanViệt Nam) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tôngThiền tôngThiên thai tông. Còn Kim cương thừa phát triển ở Tây TạngMông Cổ và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 700 triệu người.
 Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, là đại diện tăng, ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội tham gia[1] là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[4]. Giáo hội được thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Quán SứHà Nội, được triệu tập bởi Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng ni, phật tử Việt Nam. Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ. Ngoài Văn phòng Trung ương Giáo hội đặt tại Chùa Quán Sứ thì Văn phòng Thường trực của Giáo hội tại Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại Thiền viện Quảng Đức.
Phương châm của Giáo hội là: Đạo pháp, Dân tộc, Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[1][3]
Tên tiếng Anh là "Vietnam Buddhist Sangha”, viết tắt là "VBS”[1]
Đạo ca, Đạo kỳ và Huy hiệu

Đạo kỳ Phật giáo Việt Nam.

LogochuanGHPGVN.jpg
Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ca khúc "Phật giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan.
Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cờ 5 màu, được chia thành 6 ô dọc. 5 ô đầu có các màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam; ô thứ 6 chia thành 5 ô ngang, có 5 màu theo thứ tự: xanh, vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 5 pháp: Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.
Huy hiệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây đậm, ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen 08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chánh đạo; vòng ngoài có vòng chữ Giáo hội Phật giáo Việt Nam màu trắng.[1]
Lịch sử hình thành
Ở Miền Nam Việt Nam, ngày 31 tháng 12 năm 1963, đại diện 11 tông phái và hội Phật giáo Bắc tông và Nam tông đã cùng nhau họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, để soạn thảo Hiến chương thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 4/1/1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ra đời và trở thành cơ quan lãnh đạo sinh hoạt Phật giáo tại miền Nam Việt Nam.[5]
Với mục đích thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo tại Việt Nam dưới một tổ chức duy nhất, cuộc Vận động thống nhất Phật giáo được tiến hành. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng Chính pháp[1]. Năm 1980, Ban vận động thống nhất Phật giáo ra đời, do Hòa thượng Thích Trí Thủlàm trưởng ban.
Năm 1981, Đại hội các tổ chức Phật giáo được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Một tổ chức mới ra đời, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là hợp nhất của 9 tổ chức[1]:
Đại hội đã thông qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng thời suy tôn, suy cử giáo phẩm lãnh đạo Hội đồng Chứng Minh và Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ I (1981 - 1986) bao gồm:
  • Pháp chủ là Hòa thượng Thích Đức Nhuận(nguyên Quyền Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam)
  • Đệ nhất Phó pháp chủ kiêm Giám luật là Hòa thượng Thích Đôn Hậu(nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
  • Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Thủ(nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
  • Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự là Hòa thượng Thích Trí Tịnh(nguyên Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất)
Tổ chức
  • Trung ương Giáo hội:
    • Hội đồng Chứng Minh: Thành viên Hội đồng Chứng Minh là các Hòa thượng. Đứng đầu Hội đồng Chứng Minh là Pháp Chủ, dưới là các Phó pháp chủ và các thành viên khác.
    • Hội đồng Trị sự: Thành viên Hội đồng Trị sự là các Hòa thượng, Thượng tọaĐại đức, Ni trưởng, Ni sư, Sư cô, Cư sĩ. Đứng đầu Hội đồng Trị sự là Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tiếp đó là các Phó chủ tịch, các Trưởng ban.
  • Tại cấp Tỉnh/thành, mỗi tỉnh/thành có Tỉnh/Thành hội Phật giáo, lãnh đạo bởi Ban trị sự Tỉnh/Thành hội, người đứng đầu là Trưởng ban trị sự.
  • Tại cấp Quận/huyện/thị xã/ thành phố trực thuộc tỉnh, lãnh đạo bởi Ban Trị sự Quận/Huyện/Thị/Thành hội, đứng đầu là Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh).
Các đơn vị cơ sở của phật giáo:
Hiện nay, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giáo hội là khoảng 17.000 cơ sở tôn giáo như các chùathiền viện, tự viện, tịnh xá, tịnh thất,..., và trên 50.000 tăng ni tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc.

Lãnh đạo các thời kỳ
Người đại diện cao nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mặt giới luật (đạo pháp) là Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, thường gọi tắt là Pháp chủ. Từ khi thành lập, đã có ba vị Pháp chủ:
  • Đệ nhất Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận(1897 - 1993) tại vị từ năm 1981 đến năm 1993;
  • Đệ nhị Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Tịch(1915 - 2005) tại vị từ năm 1997 đến năm 2005;
  • Đệ tam Pháp chủ là Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ(1917 - ) tại vị từ năm 2007 đến nay.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người thay mặt Giáo hội về mặt pháp lý Nhà nước trong mối quan hệ của Giáo hội ở trong nước và ở nước ngoài. Từ khi thành lập, có ba vị Chủ tịch Hội đồng Trị sự:
Chùa chiền
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt NamChùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (điển hình là thờ các vị thiền sư: Từ Đạo HạnhNguyễn Minh KhôngTrần Nhân Tông và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ...[1]
Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền" (chữ Nôm: 廛 hoặc 纏)... Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệu quen thuộc như tretranh cho đến gỗgạchngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của "công đức". Người ta tin là sẽ được hưởng phúc khi đem cúng vật liệu hay tiền bạc cho việc xây dựng chùa. Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc trên các đồ sànhsứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách dài.
Kiến trúc chùa theo mặt bằng có các kiểu: chữ công (工), chữ  đinh (丁) , chữ tam (三) hay nội công (工)- ngoại quốc (口)
Một số chùa chiền tiêu biểu ở Việt Nam:

Đào tạo
Các cơ sở đào tạo Tăng ni của Giáo hội mở rộng trên khắp các miền. Hệ thống các trường Trung cấp Phật học được đặt tại các cơ sở của các Tỉnh, Thành hội Phật giáo. Trong cả nước có 30 Trường Trung cấp Phật học và 06 cơ sở đào tạo Cao đẳng Phật học.
Cấp Đại học được đào tạo tại các Học viện Phật giáo:
  • Tại miền Bắc: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, đặt tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn.
  • Tại miền Trung: Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Huế
  • Tại miền Nam: Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, đặt tại Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tại miền Tây Nam bộ: Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer tại thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu tối thượng nền giáo dục Phật giáo Việt Nam cũng là để giải thoát. Cũng giống như giáo dục thông thường, giáo dục Phật giáo cũng ở Việt Nam do Giáo hội phụ trách cũng có nhiệm vụ: Truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm, Giúp con người thích nghi với cuộc sống, Giúp phát triển mọi tiềm năng nội tại của một con người với tư cách một cá nhân. Bên cạnh đó, để vương tới mục tiêu tối thượng là giải thoát, giáo dục Phật giáo Việt Nam chủ trương sử dụng biện pháp buông xả. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh, giáo dục Phật giáo Việt Nam còn có một số mục tiêu khác như hướng thiện, góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, ở đó mọi người đều có một nếp sống hiền thiện, không tranh đoạt, không cướp bóc, từng bước tiến đến việc nhận thức được bản chất của cuộc sống và khi có đủ điều kiện thì cũng có thể nhắm đến mục đích giải thoát rốt ráo. Giáo dục Phật giáo của Việt Nam hiện nay có những khó khăn riêng do Việt Nam là một quốc gia thế tục, sự hỗ trợ của Nhà nước gần như không có mà chủ yếu đến từ các cá nhân, tổ chức phi nhà nước trong xã hội.[7]
Chương trình học gồm hai phần là Nội điển (các kiến thức của Nhà Phật) và Ngoại điển (các kiến thức khác mang tính thế tục). Hiện nay GHPGVN đã có hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo trong nước và ngoài nước, phần lớn tham gia giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao đẳng. Mục tiêu giáo dục trong thời gian tới của GHPGVN sẽ là tiếp tục hoằng dương Phật Pháp, đặc biệt là đối với giới trẻ, phụ nữ, giới tri thức, doanh nhân. Nội dung giảng dạy không chỉ về giáo pháp mà có cả những bài dạy gần gũi với cuộc sống, hướng tới việc ngăn chặn sự băng hoại về đạo đức trong các tầng lớp người dân[8]
Hệ thống đào tạo
  • Hệ giáo dục phổ cập, dành cho tất cả mọi người, bao gồm các trung tâm thuyết pháp và giảng dạy giáo lý trên toàn quốc
  • Hệ giáo dục sơ cấp, do các vị trụ trì hay Duy-na dạy tại các chùa
  • Hệ giáo dục trung cấp, dành cho các đối tượng là Tăng Ni sinh có trình độ phổ thông tối thiểu là hết lớp 9/12, ướng đến giới, định, tuệ, giải thoát, và giải thoát tri kiến; cung cấp cho Tăng Ni sinh một nền tảng văn, tư, tu; hướng Tăng Ni sinh đến đời sống thanh tịnh và giải thoát cho tự thân
  • Hệ giáo dục Đại học, đào tạo chuyên sâu về Phật học cho những người đã tốt nghiệp cơ bản Phật học và có trình độ thế học tối thiểu là tốt nghiệp lớp 12 nhằm cung cấp những vị có khả năng trước tác, dịch thuật, giảng dạy, góp phần hoàn bị sứ mạng giáo dục phổ cập và cơ bản Phật học.[7]
  • Hệ bậc sau đại học.[8]
Nguồn lực tài chính của các cơ sở Phật giáo:
   Nguồn lực tài chính của các cơ sở Phật giáo gồm: Các khoản đầu tư từ phía chính phủ thông qua các dự án trùng tu, tôn tạo di tích, xây dựng thiền viện; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp dưới hình thức tiền hay hiện vật (tiền công đức, tiền giọt dầu). Nhìn chung đây là nguồn lực tài chính khá lớn, giúp các cơ sở Phật giáo ngày càng khang trang, đồng thời cũng giúp các cơ sở bảo đảm được đời sống bình thường của các tăng ni như  đã được yêu cầu bởi Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8.11.2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Các cơ sở đào tạo tăng ni sinh đều được miễn phí ăn, ở, học tập. Các tăng ni ngoài thu nhập chính từ nhà chùa còn có những thu nhập không nhỏ từ các dịch vụ tang lễ, cúng vong của dân chúng…
  Quản lý nguồn lực tài chính của các cơ sở Phật giáo hiện nay đang có nhiều bất cập về tính minh bạch trong các nguồn thu, về phân bổ dự toán, về phân cấp quản lý…Nói chung có thể dùng hai từ “tiền chùa” như dân gian vẫn gọi để mô tả thực trạng này. Có thể tìm hiểu qua các bài báo:
https://dantri.com.vn/blog/cong-ty-nha-chua-va-giai-cap-phu-tang-20190222022716181.htm
Những chỉ trích mà Phật giáo Việt Nam đang phải đương đầu
  • “Phật giáo quốc doanh”- “Sư quốc doanh”: [28][29] đó là cách gọi Phật giáo Việt Nam của những người bất đồng về mối liên hệ chính trị mật thiết với Chính phủ VN thể hiện rõ trong phương châm của GHPGVN cũng như hiện diện trong QH của một số sư chính khách. Ngoài ra còn có mối liên hệ lợi ích hơn các tôn giáo khác về mặt kinh tế thông qua quản lý nhà nước về các dự án đầu tư tôn tạo dich tích chùa chiền… Nhưng Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam đánh giá cách gọi "Phật giáo quốc doanh" đó là sự xuyên tạc, "không phù hợp với đạo hạnh của nhà tu hành"[29]. Theo lời của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Xuân, Phó ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ thì chính quyền Việt Nam không hề can thiệp vào nội bộ của bất kỳ tôn giáo nào.[31]
  • Sinh hoạt Phật giáo của không ít cơ sở suy đồi: mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh. Điển hình làm bức xúc dư luận truyền thông vừa qua là vụ ‘dâng sao, giải hạn’ tại chùa Phúc Khánh, Hà Nội và vụ thỉnh vong, cúng ‘oan gia trái chủ’ tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh… Theo blogger Song Chi   ‘Không phải vô cớ mà chùa chiền ở VN ngày càng giàu, ngày càng hoành tráng, nhiều sư thầy sống sung túc, no đủ chẳng có chút gì phù hợp với cuộc sống giản dị, đạm bạc của bậc tu hành. Tiền do Phật tử, người đi chùa cúng dường chứ ở đâu ra’.
  • Phật hóa chủ tịch Hồ Chí Minh: Đài BBC Việt ngữ không đồng tình với việc nhiều chùa tạc tượng chủ tịch Hồ Chí Minh để thờ ngang với chư Phật.[5] Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Huệ Đăng thì cho rằng những công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng được coi là đại bồ tát: "Người là một vị Đại Bồ Tát tái sinh, đã nhập thế, từ bỏ mọi vinh hoa phú quý, từ bỏ cuộc sống đang yên bình để dấn thân vào con đường mịt mù chông gai, gian khổ, từ đó tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc. Điều này giống Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ cung vàng điện ngọc, ngai vàng, vợ đẹp con ngoan, đi tu hành tìm ra chân lý cứu độ chúng sinh."[32]
  • Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lê nin: Có những tranh cãi về việc có cần thiết đưa môn học của chủ nghĩa xã hội vào chương trình thi cử của một cơ sở đào tạo tôn giáo, sau khi website của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh ngày 19/12/2016 đăng thông báo về việc tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa 2 dự kiến tổ chức vào tháng 3/2017: "Ba môn thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác-Lênin, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Hoa văn) trình độ B,"
Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(GHPGVNTN), cựu trụ trì chùa Liên Trì và là một người bất đồng chính kiến, nói: "Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi.", "Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử."[39]
Đại đức Thích Quang Thạnh, Tổng thư ký Hội đồng Điều hành Học viện và cũng là người ký thông báo, nói: "Việc đưa môn Mác-Lênin vào kỳ thi của Học viện Phật giáo là tư duy tập thể." Theo Giáo sư Phạm Tất Dong viết trong bài báo: "Phật giáo Và Sự nghiệp Giáo dục Và Đào Tạo" những tư tưởng từ bi, bác ái, những quan điểm về dân tộc, về hòa bình, bình đẳng, v.v... của đạo Phật có nhiều điểm tương đồng, hòa với tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, với quan điểm và đường lối của Đảng và của học thuyết Mác - Lênin. Đạo Phật và cách mạng Xã hội chủ nghĩa có cùng chung quan điểm trong việc giải thoát con người khỏi khổ đau.[40] . Theo tôi, ý kiến của GS Phạm Tất Dong có phần khiên cưỡng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đảng CSVN vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê nin trong đó có triết lý ‘đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội’, ‘công hữu hóa tư liệu sản xuất là tất yếu của XHCN’… và đã để lại không biết bao nhiêu ‘khổ đau’ cho nhiều con người, kéo lùi sự phát triển đất nước.Theo Chu Mộng Long , thực ra Karl Marx cũng không ưa gì tôn giáo nói chung khi ông cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện  của nhân dân” (“Sie ist das Opium des Volkes”). Phải chăng Đảng CSVN đề cao Phật giáo vì muốn lợi dụng cái ‘tác dụng phụ’ ru ngủ của thuốc phiện này nhằm làm tê liệt sự giác ngộ của nhân dân, đứng lên đấu tranh với những sai lầm của Đảng CSVN trong công cuộc giành dân chủ cho nhân dân, độc lập cho tổ quốc ??

Ngô Thế Bính

Chú thích
  1. http://giaohoiphatgiaovietnam.vn/s6/d111/Hien-chuong-GHPGVN-sua-doi-lan-thu-V.html
  2. ^http://giadinhphattu.vn/Tu-lieu/NOI-QUY-GIA-DINH-PHAT-TU-1859.html
  3.  Đạo từ của HT Thích Hiển Pháp
  4. ^theo hiến pháp 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một trong các cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
  5. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên co.uk
  6. ^http://giaohoiphatgiaovietnam.vn/s6/d1429/Quy-che-phat-ngon-va-cung-cap-thong-tin-cho-bao-chi-cua-GHGPVN.html
  7. http://thuvienhoasen.org/a16722/nhung-muc-tieu-cua-giao-duc-phat-giao-viet-nam-thich-nguyen-thanh
  8. ^http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/11989-Giao-duc-Phat-giao-Viet-Nam-Lich-su-va-hien-trang.html
  9. ^http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/phat-giao-viet-nam-gan-bo-dong-hanh-voi-dan-toc-338413.html
  10. ^http://phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201404/Vai-net-ve-hoat-dong-tu-thien-xa-hoi-cua-cac-ton-giao-tai-Viet-Nam-hien-nay-14245/
  11. ^https://vovworld.vn/vi-vn/Nguoi-Viet-muon-phuong/Hoat-dong-tu-thien-cua-Giao-hoi-Phat-giao-Viet-Nam-tai-Campuchia/306118.vov
  12. ^http://thuvienhoasen.org/a14589/phat-giao-viet-nam-va-nhung-dong-gop-cho-van-hoa-dan-toc
  13. ^http://phatgiao.org.vn/tham-luan-sach/201412/dong-gop-cua-Phat-giao-trong-cong-cuoc-xay-dung-va-bao-ve-To-quoc-16627/
  14. ^http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news-5139/dinh-huong-kien-truc-Phat-giao-Nam-tong-Viet-Nam.html
  15. ^http://www.phatgiaohue.vn/news.aspx?TieuDeID=35&KenhID=64&ChuDeID=0&TinTucID=4294
  16. ^http://songnhac.vn/chuyen-dong/muc-luc/nhung-neo-duong-am-nhac/2049-mot-thoang-ve-am-nhac-phat-giao.html
  17. ^https://gdptvietnam.org/am-nhac-phat-giao-va-am-nhac-dan-toc-giao-su-tran-van-khe.gdpt
  18. ^http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/1565/Phat_giao_Viet_Nam_Chung_tay_xay_dung_khoi_dai_doan_ket_toan_dan_toc
  19. ^http://giacngo.vn/sukien/nhanvatvasukien/2016/10/30/524481/
  20. ^http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/243/0/3089/Hoat_dong_hoi_nhap_Quoc_te_cua_Giao_hoi_Phat_giao_Viet_Nam
  21. ^http://thuvienhoasen.org/p69/1/le-phat-dan-lien-hiep-quoc-vesak
  22. ^http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/ghpgvn/21247-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-vi%E1%BB%87t-nam-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-v%C3%AC-m%E1%BB%99t-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-ho%C3%A0-h%E1%BB%A3p.html
  23. ^http://www.phatgiaohue.vn/news.aspx?KenhID=0&ChuDeID=0&TinTucID=4335
  24. ^http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/hoi-thao-quoc-te-ve-phat-giao-vung-mekong-lon-nhat-tu-truoc-den-nay/202414.html
  25. ^http://dantocmiennui.vn/su-kien-trong-nuoc/hoi-thao-quoc-te-phat-giao-vung-mekong-lich-su-va-phat-trien/25358.html
  26. ^http://tuvientuongvan.com.vn/tin-tuc/quang-ninh-khai-mac-hoi-thao-quoc-te-ve-phat-giao-chau-a-va-viet-nam-p392.html
  27. ^http://www.chuatulam.net/p104a1075/han-quoc-bo-van-hoa-va-thien-phai-tao-khe-hop-tac-de-quang-ba-phat-giao
  28. ^Ông đồng, bà cốt chạy đua với chùa quốc doanh
  29. Sự kiện thống nhất Phật giáo là động lực quan trọng đối với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
  30. ^http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/26605902-ho-tang-lo-su-that-hay-co-tinh-xuyen-tac-su-that.html
  31. ^http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chinh-quyen-khong-can-thiep-noi-bo-cua-to-chuc-ton-giao-2146810.html
  32. ^Đại Bồ Tát Hồ Chí Minh, petrotimes, 8.2.2016
  33. ^http://phatgiao.org.vn/doi-song/201604/y-nghia-va-cong-duc-cua-viec-duc-tuong-duc-chuong-21934/
  34. ^http://phatgiao.org.vn/doi-song/201504/Cong-duc-xay-chua-17622/
  35. ^http://thuvienhoasen.org/a8351/y-nghia-nhan-nhuc-cua-dao-phat
  36. ^https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5AD450
  37. ^http://thuvienhoasen.org/a18426/nhan-nhuc
  38. ^http://thuvienhoasen.org/a9663/chuong-4-loi-cua-nguoi
  39. ^Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin, www.bbc.com, 19.12.2016
  40. ^http://thuvienhoasen.org/a16668/phat-giao-va-su-nghiep-giao-duc-va-dao-tao-pham-tat-dong

TÔN GIÁO VÀ SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

FB CHU MỘNG LONG/ BVN 1-4-2019

Mệnh đề "Tôn giáo là thuốc phiện" (Sie ist das Opium) nằm trong cả một hệ thống triết học phê phán Đức. Bắt đầu từ Nam tước Holbach trong "Đạo Ki tô bị vạch trần", năm 1761, đã định nghĩa tôn giáo là nghệ thuật đầu độc nhân dân. Tiếp sau đó Sylvan Maréchal trong "Từ điển các nhà vô thần cổ và hiện đại", năm 1800, đã dùng rõ ràng từ "thuốc phiện" khi nói về tôn giáo. Đến lượt Friedrich W.Hegel rồi Heinrich Heine, L.Feurbach trong các công trình triết học gần như nhất loạt xem "Tôn giáo là thuốc phiện". Nguyên văn Bruno Bauer trong "Nhà nước Thiên Chúa giáo và thời đại chúng ta": "Die Religion ist Opium fur das Volk" (Tôn giáo là thuốc phiện đối với nhân dân), Karl Marx chỉnh sửa thành: “Sie ist das Opium des Volkes” (Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân).
Sự chỉnh sửa của Marx có ý nghĩa mở rộng nội hàm, từ kẻ thống trị dùng tôn giáo để buôn thần bán thánh như buôn thuốc phiện để đầu độc nhân dân thành sự tự giác của nhân dân khi tự biến mình thành con nghiện. Không phải Marx không quyết liệt với tôn giáo như các nhà Marxist gần đây cố tình biện minh để dọn đường cho tôn giáo phát triển mà đúng ra là phê phán kịch liệt hơn. Chính trị dùng tôn giáo ru ngủ nhân dân đến lúc biến nhân dân thành kẻ tự ru ngủ trong hoang tưởng và làm tê liệt tinh thần đấu tranh của nhân dân. Đó cũng là lúc "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần".
Có thể điều Marx và các tiền bối của Marx đưa ra không còn đúng với phương Tây hiện đại sau mấy trăm năm đế chế Rome sụp đổ và sau những cuộc cải cách tôn giáo, nhưng lại rất đúng với thực tại Việt Nam. Tôi không cực đoan công kích tôn giáo, bởi tôi thừa hiểu rằng, tôn giáo góp một phần rất lớn vào nền tảng đạo đức xã hội. Nếu đạo đức xác lập trật tự và áp đặt vào đời sống một cách giáo điều thì tôn giáo còn tạo thêm đức tin cho đạo đức. Đức tin làm cho con người tự giác hướng thiện. Nhờ đức tin tôn giáo mà nhân loại thoát khỏi những cuộc tương tàn hoang dã dưới thời thống trị của những thầy mo thời đại đa thần giáo.
Với vai trò đó, khi tôn giáo suy thoái, ắt toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội bị sụp đổ trong sự thối nát không thể cứu chữa.
Chùa Ba Vàng, và không chỉ chùa Ba Vàng, gồm những ông sư theo Phật mà không học Phật đến nơi đến chốn, và tôi mở rộng thêm, không chỉ các sư tu hành hiện nay mà còn những nhà nghiên cứu Phật học ở các Trung tâm Phật học và Ban Tôn giáo của nhà nước cũng trong một tình trạng không cần học Phật mà vẫn cứ đẻ ra công trình nghiên cứu và truyền bá Phật giáo, đã góp phần làm suy thoái toàn diện đạo Phật. Họ làm suy thoái bằng cách nào? Đơn giản là họ luận về đạo theo cách hiểu của giới bình dân vô học: "Dương sao Âm vậy", "Đời sao Đạo vậy".
Không còn nghi ngờ gì nữa khi hoạt động của chùa Ba Vàng (và không chỉ chùa Ba Vàng) nằm trong xu thế lẫn lộn Âm Dương, bắt đầu từ Dương suy ra Âm. Triết lý "phải bỏ ra nhiều tiền mới có phúc báu" của sư trụ trì chùa Ba Vàng thể hiện trên 3 bình diện:
1) Một cá nhân không cần tu dưỡng tài năng và đức độ, chỉ cần trò lưu manh tước đoạt được nhiều tiền, rồi đem tiền hối lộ bề trên là có thể thăng quan tiến chức. Đem tiền tỉ đến chùa cầu thăng quan tiến chức là hiện tượng phổ biến hiện nay và hoạt động đó không khác tệ nạn hối lộ ở ngoài xã hội.
2) Một cá nhân gặp tai ách trong đời sống, muốn thoát khỏi tai ách không phải đấu tranh để vượt qua mà phải bỏ nhiều tiền ra cầu cúng để giải hạn, giải nghiệp. Điều này cũng không khác tệ nạn dương gian: chạy chọt, lo lót để chạy tội của phạm nhân, nịnh nọt để thoát khỏi sự áp bức, trù dập của thường dân nếu muốn an thân.
3) Một cá nhân nghèo khổ, bệnh tật, muốn thoát nghèo, thoát bệnh phải đóng góp xây chùa, cúng vong. Điều này cũng chẳng khác việc kẻ nghèo liều thân đánh bạc, tham gia hoạt động cho vay nặng lãi để cầu may. Và cũng không khác hiện tượng con bệnh phải lót tay bác sĩ để được chữa bệnh và bảo toàn mạng sống ở các bệnh viện.
Vong, kẻ nhà chùa gán cho quyền sinh quyền sát cùng với cái quyền đòi tiền để ban cho chúng sinh "phước báu" gồm cả danh vọng, tiền tài và vận may, là ai? Đó chỉ có thể là sự thần linh hóa, ma quỷ hóa thế lực đang thống trị trên nỗi sợ hãi của đám dân hèn hoặc cơ hội lưu manh hoặc chỉ biết khom lưng cúi đầu làm nô lệ.
Phật giáo đang là bản sao của sự thối nát xã hội khi nạn tranh chấp, hối lộ, chạy chọt của xã hội được thu nhỏ ngay trong phạm vi nhà chùa và ngược lại từ nhà chùa lan ra xã hội. Và thật đáng sợ khi sự thối nát của tôn giáo trở thành tiêu chuẩn sống hay thành cái lý biện minh và dung túng cho sự thối nát xã hội.
Tôn giáo lấy tranh chấp, hối lộ, chạy chọt làm tín điều thì tôn giáo đó không còn là tôn giáo và đạo đức của nó là thứ đạo đức của sự phi đạo đức.
Tôn giáo là nền tảng của đạo đức xã hội khi tôn giáo vượt lên trên sự xô bồ hỗn độn đầy tai ác của trần thế để hướng thượng bằng sự vận động và giáo huấn con người ngưỡng vọng những chuẩn mực đẹp đẽ, trật tự và cao cả. Trong khi Phật giáo Việt Nam hiện đại lại đang vận động theo chiều ngược lại. Nó lấy cái hiện hữu xô bồ, hỗn độn đầy tai ác của một thực tại xã hội mà ở đó Tiền đang là Tiên là Phật bắt mọi người phải quy phục. Nếu nhà nước không chấn chỉnh mà cứ để cho những kẻ có quyền lực tiếp tục chống lưng trò chơi ấy, tất yếu tôn giáo không chỉ là thuốc phiện đầu độc con người trong mê lầm và hoang tưởng mà còn là địa ngục đang đày đọa con người. Và sự thực, cửa Phật đang là cửa Địa ngục khi mỗi cá nhân bước chân đến đó chỉ có thể nhận lấy sự đe dọa và tống tiền của đám quỷ sứ đội lốt người mà bọn yệu tăng gọi là Vong!
Một hệ quả tất yếu phải diễn ra là sự tan rã xã hội, cái hỏa ngục trần gian dưới sự thống trị của ma quỷ ắt sinh bạo loạn thông qua một cuộc tương tàn đẫm máu rất quy mô mà nạn nhân không chỉ là đám quần chúng mê muội, chính những kẻ nuôi dưỡng ma quỷ cũng sẽ bị nướng thành than trên cái lò thiêu của thứ hỏa ngục mà
chúng cố tình tạo ra tưởng chỉ để nướng dân đen!
C.M.L.
Nguồn: FB Chu Mộng Long

NGƯỜI VIỆT- TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ ?

SONG CHI /Blog RFA / viet-studies 1-4-2019

Cả một thời gian dài-những năm tháng trong chiến tranh ở miền Bắc XHCN và cả nước trong thời kỳ bao cấp, người Việt đa số là nghèo khổ, đói ăn thiếu mặc. Đến khi mở cửa về kinh tế, chỉ vài thập niên sau đời sống của đại đa số người Việt đỡ hơn hẳn, tầng lớp trung lưu xuất hiện và cả số người giàu, thậm chí rất giàu cũng xuất hiện.
Người giàu ở VN họ là ai?
Trong các quốc gia có một nền kinh tế phát triển ổn định, minh bạch đi kèm với một thể chế chính trị dân chủ, pháp trị, tam quyền phân lập, người giàu thường là những người thật sự có tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm, bản lĩnh, vì họ phải nỗ lực vươn lên, cạnh tranh một cách sòng phẳng với những người khác. Họ không chỉ làm giàu trong những lĩnh vực chỉ nhằm kiếm tiền như kinh doanh sòng bạc, nhà hàng, siêu thị, bất động sản… Họ còn đầu tư vào những lĩnh vực khó thu lời nhưng giúp ích cho con người như y tế, giáo dục, sinh học…, hoặc mới mẻ, như công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại…nhằm tạo ra những sản phẩm mới, góp phần thay đổi cuộc sống của con người và đưa xã hội tiến lên. Ví dụ như Microsoft, Facebook, Apple, Google…
Người ta thường nói, một người giàu trong một xã hội dân chủ, văn minh, pháp trị sẽ giúp cho hàng ngàn, hàng vạn người khác có công ăn việc làm và giúp cho cả quốc gia, thậm chí cả thế giới.
Còn ở VN? Trong một môi trường kinh doanh nhập nhèm sáng tối, với một thể chế chính trị độc tài là mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng, nạn làm ăn theo kiểu con ông cháu cha, vây cánh bè phái…không lạ khi phần lớn người giàu ở VN là đám quan chức, tư bản “đỏ” có những mối quan hệ tốt với bộ máy cầm quyền và con cháu họ. Chỉ một số ít thực sự là do nỗ lực tự thân và tài năng.
Họ làm giàu bằng cách nào? Quan chức làm giàu từ chính cái vị trí, cái ghế của mình. Một cái gật đầu, một chữ ký thông qua một dự án, chính sách nào đó đổi lại là bao nhiêu tiền, vàng. Làm giàu bằng kinh doanh-nhiều nhất là đất đai, bất động sản, kế đến là đầu tư vào những lĩnh vực dễ ăn như nhà hàng, khách sạn, siêu thị...Cũng có những người đầu tư vào ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, hay mở nhà máy này nọ. Nhưng số người đầu tư vào những lĩnh vực khó thu lợi hơn như y tế, giáo dục, hay những lĩnh vực tiên phong rất hiếm. Không chỉ vì khả năng sinh lợi mà còn vì những yêu cầu về kiến thức, đầu óc, tài năng.
Như trên vừa nói, một người giàu ở nước ngoài thì mở ra công ăn việc làm cho bao nhiêu người, còn ở VN, một người giàu lên nhờ kinh doanh đất đai, bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng…là kéo theo bao nhiêu người bị mất đất, mất nhà, người chặt cây khai thác gỗ thì khiến cho rừng bị mất, nạn lũ lụt thêm hoành hành… Chưa kể, nhiều người làm ăn nhưng không chú ý đến đạo đức kinh doanh, ví dụ như không quan tâm đến môi trường, ngược lại còn góp phần gây ô nhiễm môi trường, tàn phá thiên nhiên, hoặc không quan tâm đến chất lượng sản phẩm, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng v.v…; hoặc cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng đồng tiền tìm cách bóp chết những “đối thủ” khác như vụ tập đoàn Masan từng dùng tiền mua truyền thông “bẩn” giết chết ngành sản xuất nước tương truyền thống của VN, sau đó lại 2 lần toan giết chết ngành làm nước mắm truyền thống, may mà dư luận lên tiếng nên nước mắm truyền thống vẫn còn sống sót!
Không phải người Việt không có tài năng, cũng không phải người Việt không có khát vọng tạo ra những sản phẩm uy tín và giữ được đạo đức trong kinh doanh. Nào phải đâu xa, trước đây nền kinh tế miền Nam dưới thời VNCH đã từng có rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Việt được người tiêu dùng tin cậy, chiếm lĩnh cả thị trường trong nước lẫn ngoài nước như xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos, nước ngọt xá xị Con Cọp, dầu cù là Mac Phsu, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, dầu gió Nhị Thiên Đường, bột Bích Chi, xe hơi La Dalat…
Thành công đó sở dĩ có được là do các nhà sản xuất tư nhân thời đó đã đặt tiêu chí chất lượng, uy tín sản phẩm lên trên hết, cộng với lòng tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm đối với người tiêu dùng.
Thời bây giờ, tìm được những người kinh doanh biết nghĩ xa và giữ được những tiêu chí trên rất hiếm.
Người giàu ở VN dùng tiền để làm gì?
Ở một số quốc gia tự do, dân chủ, văn minh, phát triển, khi con người giàu lên họ thường nghĩ cách đền đáp, trả nợ lại cho xã hội vì nhớ lại thuở ban đầu mình đã đi lên từ những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên, người nghèo của chính quyền, hoặc từ sự hào phóng của những người tốt khác. Nên nhiều tỷ phú thay vì để lại toàn bộ gia tài cho con, đã để dành rất nhiều tiền cho những hoạt động từ thiện, hoặc đầu tư vào giáo dục, y tế…. Ví dụ vợ chồng Bill Gates ông chủ Microsolf, Steve Jobs, ông chủ của iphone Apple và vô số người khác.
Còn ở VN, khi giàu lên, họ thường lo cho bản thân, gia đình, con cái mà ít khi nghĩ đến việc trả nợ lại cho xã hội và đầu tư cho các thế hệ tương lai. Âu đó cũng là hệ quả từ cái hệ thống chính trị xã hội khiến con người phải chăm chăm lo cho mình, vì có ai lo cho mình đâu, nhà nước có chính sách gì hỗ trợ, giúp đỡ người dân đâu. Ai cũng giành giựt, thủ thân cho mình, vậy tại sao họ phải nghĩ cho người khác?
Xã hội VN bây giờ có quá nhiều bất công, phi lý, quá nhiều rủi ro, bấp bênh, thiên tai thì ít mà nhân họa thì nhiều, nhưng con người lại không thể tin cậy vào luật pháp, chính quyền, cũng không biết bấu víu vào đâu ngoài những thế lực siêu hình, điều đó lý giải tại sao người VN ngày càng trở nên mê tín dị đoan, siêng đi chùa, đền cúng bái. Không chỉ người nghèo đi chùa để cầu mong may mắn, thoát khỏi cảnh nghèo. Người giàu, có chức vị cao lại càng bất an.
Nên một trong những điều mà rất nhiều người giàu ở VN chăm làm đó là đi chùa cúng bái, cúng dường. Không phải vô cớ mà chùa chiền ở VN ngày càng giàu, ngày càng hoành tráng, nhiều sư thầy sống sung túc, no đủ chẳng có chút gì phù hợp với cuộc sống giản dị, đạm bạc của bậc tu hành. Tiền do Phật tử, người đi chùa cúng dường chứ ở đâu ra. Rồi nhiều ngôi chùa lại tìm đủ cách trục lợi từ sự mê tín dị đoạn của người đi chùa, với những hoạt động chẳng khác nào “buôn thần bán Phật”, mà vụ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội hay mức độ lớn hơn, là vụ “thỉnh vong”, cúng “oan gia trái chủ” ở chùa Ba Vàng, Quảng Ninh chỉ là những “trường hợp bị lộ” mà thôi.
Rồi thì đầu tư cho con cái đi học ở nước ngoài, vì không tin tưởng vào hệ thống giáo dục trong nước, hay như người ta thường nói đùa, đi “tỵ nạn giáo dục”. Con cháu các quan chức cộng sản bây giờ đều đi học ở các nước tư bản có nền giáo dục tiên tiến. Ví dụ như ở Mỹ, số lượng du học sinh VN đứng trong top 15 quốc gia có số lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất năm 2016-2017, 2017-2018 (theo Ceoworld Magazine: “Top 15 Countries Of Origin For International Students In The United States In 2016-17”,”, theo trang Statista “Number of international students studying in the United States in 2017/18, by country of origin”). Tin từ trang web của U.S. Embassy&Consulate in Vietnam, số lượng du học sinh tại VN liên tục tăng trong 17 năm “Vietnamese Students in the United States Increase for 17th Straight Year”...
Rồi thì tìm đường ra đi cho chính mình và gia đình theo nhiều cách, với những người giàu thì phổ biến nhất là bỏ tiền đầu tư kinh doanh ở một quốc gia phát triển nào đó nhằm kiếm cái thẻ xanh. Ngay từ trong đám quan chức cộng sản từ trên xuống dưới, không hiếm người có sẵn nhà cửa, cơ ngơi hoặc ngay cả quốc tịch của nước khác, chỉ chờ lúc “hạ cánh an toàn” là…lên đường, hưởng tuổi già ở một quốc gia đáng sống nào đó.
Cho nên số người giàu tăng lên mà đất nước vẫn nghèo, thậm chí nạn chảy máu lao động, chảy máu chất xám, tài năng ngày càng nhiều hơn.
Không ai trách người dân tìm một môi trường sống tốt hơn cho mình và con cái, nhưng điều chua chát là chính các quan chức cộng sản, những người đang ra sức giữ cho cái chế độ thối nát do cha ông họ tạo ra này tồn tại càng lâu càng tốt, để tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ nhân dân và vơ vét tài sản của đất nước, song chính họ cũng lại tìm cách chuồn, để lại sau lưng một đống Rác về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và một đống Nợ cho các thế hệ tương lai.
Cứ nhìn vào tầng lớp người giàu hoặc vừa giàu vừa có quyền lực trong một xã hội, họ là ai, họ làm giàu bằng con đường nào, cách họ sử dụng đồng tiền ra sao, người ta có thể thấy được đất nước đó liệu có thể trở thành một cường quốc giàu mạnh hay không


BÀN VỀ SỰ GIA TĂNG MÊ TÍN
NGUYỄN ĐÌNH CỐNG/ BVN 26-3-2019
Gần đây dân Việt gia tăng mê tín dị đoan đến chóng mặt. Các nhà nghiên cứu  tìm nguyên nhân để có hướng khắc phục. Có thể quy về 3 nguồn :1- Do người dân, 2-Do bộ phận quản lý đền chùa và người hành nghề mê tín, 3- Do sai lầm và yếu kém trong sự lãnh đạo và quản lý của chính quyền cộng sản.
Trong 3 nguồn, nguyên nhân  nào giữ vai trò cơ bản? Có 2 luồng ý kiến khác nhau. Luồng A cho rằng cơ bản là tại dân. Luồng B  quy trách nhiệm chính cho lãnh đạo. Tôi ủng hộ luồng B và tìm ra các nguyên nhân thuộc về tác dụng phụ của đường lối cộng sản.
Tác dụng phụ xẩy ra ngoài ý muốn của chủ thể. Một số thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ không mong muốn. Nó dùng để chữa bệnh chỗ này nhưng lại làm hại chỗ khác. Chủ nghĩa cộng sản, ngoài những độc hại thuộc bản chất và những ảo tưởng về một xã hội tốt đẹp nó cũng gây ra lắm tai họa thuộc loại tác dụng  phụ. Gọi là phụ vì các tai họa đó không nằm trong phạm vi mục tiêu, những người CS vẫn rất muốn tránh nhưng không cách gì tránh được, nó cứ tự động xẩy ra. Gọi là phụ nhưng tác dụng lắm khi rất nguy hiểm. Vào tháng 10/2016 tôi đã đăng bài “Tác dụng phụ hay tai họa tất yếu sinh ra từ cộng sản”, vạch ra một số tai họa  như vậy. Tôi cho rằng sự gia tăng mê tín của dân Việt có nguyên nhân trực tiếp chủ yếu  nhất (trong 3 nguồn nguyên nhân) là “Tác dụng phụ của cộng sản”. Và như vậy Đảng và chính quyền phải chịu trách nhiệm chính.
Cộng sản theo duy vật, không công nhận Tâm linh, bài bác tôn giáo, mặc dầu tuyên bố chấp nhận tự do tín ngưỡng. Thế nhưng dưới sự thống trị của CS VN thì mê tín dị đoan lại ngày càng tăng. Phải chăng đó là một nghịch lý.
Tôi đã nhiều lần phân tích nguyên nhân gốc gác, sâu xa  của mọi tai họa. Bài này chỉ đề cập đến 5 nguyên nhân gần, là tác dụng phụ do CS gây ra trong việc phát triển nhanh của mê tín dị đoan (mà chưa bàn đến các nguyên nhân  từ 2 nguồn khác).
  1. Sự bật lại của cấm và phá.
Việc cấm lễ bái, phá đình chùa mà CS thực hiện trước đây  đã đụng chạm đến tâm hồn người Việt. Người ta phát hiện thấy một vài người phá chùa gặp tai họa liền gán cho việc bị báo ứng. Điều đó lan truyền nhanh và rộng làm cho niềm tin vào thần thánh không mất đi mà tăng cao. Về kinh tế, trói buộc mãi không được đành phải mở vào năm 1986. Nhân đà đó dân các nơi khôi phục lại đình chùa, mở lại các lễ hội. Mà thói thường, những  thứ đàn hối, bị uốn càng cong, đến khi được thả nhanh ra nó bật trở lại càng mạnh. Những thứ bị cấm càng gắt, đến khi được tháo cũi sổ lồng thì nó càng phát triển nhanh, nhiều khi lệch lạc mà không cách gì kìm lại được.
2. Sự sám hối
Nền thống trị của công sản đã tạo ra một số khá đông quan chức phạm nhiều tội ác   như làm giàu bằng thủ đoạn bất chính, như khủng bố, ám hại người vô tội để lập thành tích với đảng, như  cậy quyền hoặc tham lợi mà gây ra oan khuất cho dân. Bọn này sợ bị báo ứng về Tâm linh nên ra sức đến các đình chùa linh thiêng để hối lộ thần thánh. Về việc này có lẽ nguyên Chủ tịch nước là tiêu biểu. Họ đã nêu một tấm gương cho nhiều người.
3. Sự ngu dân
CS muốn làm ngu dân để dễ thống trị nhưng lại sinh ra tác dụng phụ là dân dễ mê tín. Những người buôn bán thường hay lễ bái. Nhiều khi họ kiếm được lợi nhuận cao chủ yếu là  nhờ tài tháo vát, nhờ nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, nhưng họ cho rằng chính là nhờ thành tâm lễ bái. Thế là nhiều người đổ xô vào các đền chùa để lễ, để tranh cướp lộc và ấn, để cầu may.
4. Nỗi oan khuất
Thống trị của CS tạo ra nhiều dân oan. Họ khiếu nại, kiện cáo, nhưng phần lớn không được giải quyết thỏa đáng. Họ đành trông chờ vào thần thánh. Họ cầu xin các Ngài giúp lấy lại công bằng, giúp tránh rủi ro.
5- Sư quốc doanh
Lãnh đạo CS nhận thấy trong các tôn giáo thì Phật giáo dễ bị lợi dụng hơn cả, vì vậy một mặt họ lôi kéo, mua chuộc một số chức sắc, chia rẽ cộng đồng  phật tử, mặt khác họ cài cắm các sư quốc doanh vào chùa chiền, làm tha hóa Đạo Phật. Từ đó một số nấp danh sư sãi để hành nghề mê tín và lừa gạt đồng bào..
Năm nguyên nhân kể trên là từ phía CS. Còn các nguyên nhân từ phía người dân, từ bộ phận quản lý đền chùa và những người hành nghề mê tín chưa được bàn đến ở đây, chúng tương đối rõ, dễ thấy và đã được nhiều người trao đổi.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét