Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

20181219. BÀN VỀ THOÁT TRUNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
THOÁT TRUNG TRONG MỘT CUỘC CHIẾN TOÀN DIỆN VÀ TỔNG HỢP !

HÀ SĨ PHU/ BVN 18-12-2018

Kết quả hình ảnh cho thoát trung
Tôi thật vui mừng được thấy GS LÊ XUÂN KHOA đã hoàn toàn đồng cảm khi khơi dậy một cách ngắn gọn và khúc chiết cái chủ đề quan trọng bậc nhất mà tôi đã đề cập ròng rã hơn 10 năm nay: Muốn thoát Trung buộc phải thoát Cộng, nhưng hai việc ấy phải làm đồng thời!
Trước khi nói thêm một số điều liên quan xin nhắc tên một số bài đã lưu trong Thư viện Hà Sĩ Phu về chủ đề này:
*
1/ Thoát Cộng là Thoát giặc Nội xâm
Dân bị mất quyền làm chủ đất nước vào tay người cầm quyền trong nước thì đó là nạn Nội xâm (xin tham khảo bài Xin đừng gọi Tham nhũng là Nội xâm).
Có người bảo: Dân ta vẫn có đầy đủ mọi thứ quyền công dân đấy chứ? Toàn là quyền trên giấy thôi. Nói gì nhiều, chỉ nghe Tổng bí thư đảng nói “Quốc hội là nơi cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng” và lời Chủ tịch của Quốc hội, nơi tập trung quyền lực cao nhất của nhân dân, nói về việc thành lập ba đặc khu (3 nhượng địa của Tàu) rằng “ Bộ Chính trị đã quyết thì Quốc hội phải bàn cách thực hiện, không bàn cãi gì nữa” là đủ rõ “quyền làm chủ” của dân vĩ đại đến đâu rồi!
Nhân dân chưa bao giờ được bốc lên cao như trong chế độ CS, nào là người sáng tạo ra Lịch sử, nào là chủ nhân thật sự của đất nước, cán bộ chỉ là đày tớ của nhân dân. Nhưng Nhân dân chỉ làm nên Lịch sử để ĐCS cướp được chính quyền, chứ xong việc rồi, bây giờ “thằng dân” muốn làm nên Lịch sử thì hãy phải đi “học tập cải tạo” để thành công dân tốt của Đảng đã nhé!
Đảng lại chủ trương “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”  (Nhà nước toàn người của ĐCS lãnh đạo)! Vậy là cả giải đất chữ S của tổ tiên nước nhà để lại nay do ĐCS độc quyền giữ “sổ đỏ” (dân chỉ được cho quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu). Ông chủ mà không được sở hữu “một mảnh đất cắm dùi” thì xách dép cho thằng đày tớ, rồi để họ hàng nhà dép lên tiếng như trường hợp cô Thùy Dương ở Thủ Thiêm. Đày tớ cầm “sổ đỏ” trong tay thì nó “sang nhượng” cho ai là rất đúng luật, đúng quy trình, còn cãi gì nữa? Thế thì nhân dân đã mất nước, từ trong nước, trước khi bị ngoại bang xâm lược vậy!
2/ Về quan hệ giữa Thoát Trung và Thoát Cộng
Như vậy, nhiệm vụ Thoát Trung và Thoát Cộng cũng có nghĩa là Thoát nạn Nội xâm và nạn Ngoại xâm, cũng tức là chống nạn Cộng sản và nạn Bắc thuộc-Hán hóa.
Vì VN sa vào chủ nghĩa CS nên mới đưa đất nước chui vào vòng tay Trung Cộng, ngược lại nếu VN ra khỏi quỹ đạo CS thì Trung Cộng chẳng còn cớ ràng buộc gì, lợi thế gì để trói buộc VN.
Quan hệ giữa hai quốc nạn này, giữa hai nhiệm vụ này là quan hệ NGUYÊN NHÂN và KẾT QUẢ. Theo phép chữa bệnh thì diệt được nguyên nhân là chữa được bệnh: hết chế độ CS là hết bệnh Bắc thuộc. Nhưng ở đây cả nguyên nhân (chế độ CS) lẫn kết quả (nạn Trung Cộng xâm lược) đều là hai vật thể sống khổng lồ, quái ác và liên kết tương hỗ củng cố lẫn nhau, bảo vệ lẫn nhau để cùng hưởng lợi trên số phận của dân tộc VN. Nguyên nhân (chế độ CSVN) bám chặt lấy kết quả (bành trướng Trung Cộng) và kết quả (bành trướng Trung Cộng) quay lại giữ chặt nguyên nhân (CSVN).
Điều quái ác là, người giữ chế độ chính trị CS ở VN không phải chỉ ĐCSVN mà chủ yếu là ĐCS Trung quốc. ĐCSVN hiện nay không muốn từ bỏ chế độ CS đã đành, nhưng cho dù có muốn vì nước vì dân mà thoát ly chế độ thì Trung Cộng cũng không cho phép. Tôi đã có lần trả lời phỏng vấn rằng với những gì hai nước đã thiết kế, Trung Cộng có thể dùng tiền mua chuộc bất cứ một kẻ cầm quyền VN nào muốn Thoát Trung, và nếu không mua được thì nó giết quách một cách thật dễ dàng (thân chư hầu khốn nạn như thế). Tóm lại, tuy Thoát Trung là mục tiêu cấp bách và trọng yếu số 1 nhưng không thể Thoát Trung mà chưa Thoát Cộng, lại cũng không thể Thoát Cộng trước rồi mới Thoát Trung. Hai việc ấy phải làm song song, vấn đề là phối hợp hai việc ấy với nhịp điệu như thế nào?
Nhưng Trời sinh ra tai họa nào cũng đồng thời cho luôn thuốc chữa nằm ở đâu đó. Trước đây, khi Trung Cộng chưa lộ rõ mặt xâm lược thì việc đấu tranh Thoát Cộng trong nội bộ quốc gia là cực kỳ khó. Lúc ấy lên án một vấn đề dân chủ-nhân quyền là rất khó và ít hiệu quả, vì ĐCS thừa sức che đậy và trấn áp. Nhưng khi Trung Cộng lộ diện xâm lược, thì chính giặc Ngoại xâm chứ không ai khác đã giúp dân ta vạch rõ mặt thật của giặc Nội xâm mà ĐCS khó cãi được. Hai việc lớn Thoát Trung và Thoát Cộng phải làm đồng thời là điều rất khó, nhưng mặt khác hai việc ấy lại tương hỗ nhau, tạo điều kiện cho nhau, làm dễ cho nhau. Gắn chặt hai việc ấy với nhau sẽ thành sức mạnh.
3/ Thoát Cộng - Thoát Trung đều là việc khó, phải toàn diện và tổng hợp
a/ Cộng sản là loại virus cực kỳ khó diệt
Nọc độc CS giống virus HIV ở chỗ chỉ cần chạm vào da thịt một chút đầu kim tiêm còn dính HIV là sẽ mắc đúng bệnh AID/HIV ấy. Chỉ cần chấp nhận một một chút gì đó do CS truyền vào là trước sau cũng tái sinh đúng nọc độc đó một cách hầu như nguyên mẫu.
Tại sao như vậy? Vì chủ nghĩa CS tuy bản chất là phi lý và phi tiến hóa nhưng cái ảo tưởng quá “hoành tráng” đến mê ly của nó lại rất dễ thấm sâu vào tâm can khốn cùng hoặc những trái tim cao cả duy cảm.
CS khi đã cầm quyền là một thực thể tổng hợp tất cả mọi thứ trên đời và biến hóa như xiếc, khoa học và ảo tưởng, lý thuyết và thực dụng, dân túy và chuyên quyền, quốc gia và quốc tế, triết lý và ngụy biện, lời nói khác việc làm, Ác khoác áo Thiện… cho nên dẫu bế tắc đến đâu nó cũng vẫn tìm được cách để lừa người ta, mà nghe cũng có vẻ có lý. Vừa lý thuyết vừa thực dụng, vừa đặc hiệu vừa pha tạp, CS là một tổng thể lừa hoàn chỉnh, đối thủ có khả năng “bao sân” chỗ nào cũng len vào được để hòng chế ngự con người. Virus ấy chỉ bị liệt nếu tách khỏi các cơ thể sống. Một tế bào sống để nó nhập vào là nó sinh sôi.
Muốn Thoát Cộng chỉ có cách thoát ly nó hoàn toàn, đừng luyến tiếc chút ưu điểm mà dính vào là chết.
b/ Bài học rút ra từ thực tiễn chính trị
Phép làm xiếc ấy, phép lừa ấy lừa được cả dân thường và giới trí thức. Những người có học chúng ta cả đời được đào luyện để xem xét và xử lý mọi điều sao cho cho công bằng, cho có lý có tình, không thiên vị bên nào, và tự cho thế là vừa có óc vừa có tâm của con người chân chính. Chủ nghĩa CS lý thuyết cũng như thực tế đương nhiên bên cạnh mặt xấu căn bản cũng có những điểm tốt nhất thời có thể ghi nhận (mọi sự trên đời đều có hai mặt như vậy!). Nhưng như trên đã nói: Dính vào đầu mũi kim tiêm có nọc CS là trước sau cũng bị lôi vào quỹ đạo ấy, lúc đầu rất thuận tình nhưng vào bẫy rồi là bị áp đặt không ra được nữa, cứ quanh quẩn, giãy giụa mãi trong sự “chân chính” của mình mà thôi.
Sự “chân chính” ấy của số đông Trí thức chúng ta chỉ khiến cho kẻ chính trị lão luyện “cười vào mũi”, nó cứ giả vờ khen để sử dụng, chứ ít kẻ dám như Mao nói toẹt ra rằng “Trí thức suông không bằng cục phân!”.
Đạo đức vẫn dạy người ta: Trị cái Ác thì phải dùng cách cực Thiện, nó độc tài thì mình phải thật dân chủ, nó dấu giếm thì mình phải công khai, nó bất công thì mình phải thật công bằng…! Đạo đức dạy như thế bởi Đạo đức không dạy người ta làm Chính trị chân chính để diệt trừ cái Chính trị gian tà. Mà Thoát Trung và Thoát Cộng là sự nghiệp Chính trị chứ không phải học thuật.
Trong Chính trị, người yêu Hòa bình muốn diệt Chiến tranh nhiều khi lại phải dùng Chiến tranh mãnh liệt hơn mới mong kéo thế giới trở lại Hòa Bình. Mục đích và phương tiện nhiều khi phải ngược nhau, kẻ gian tà cũng nói như vậy (mục đích biện minh cho phương tiện) nhưng ngụy biện để biện minh cho mục đích thực ra rất xấu của nó.
Trong khi trao đổi với bạn bè thân thiết, tôi thường nói thẳng đại ý như sau:
“Ông cứ bảo đổi mới là phải giữ cái tốt cũ, bỏ cái xấu, chứ không phải đổ bỏ tất cả, có thế mới là đổi mới trong ổn định. Xin thưa: Nếu chế độ CS cũng mọc ra từ sự kế thừa thì ta có thể tu sửa chế độ CS cũng trên tinh thần kế thừa mà cải tiến như thế, nhưng đặc biệt CNCS ra đời với phương châm “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với các giá trị truyền thống”, khiến cho mọi giá trị đều bị lộn ngược, thì một chủ nghĩa như thế không thể được đổi mới bằng phương pháp kế thừa, mà lại phải đoạn tuyệt nó một cách triệt để nhất mới có thể đưa xã hội trở về trạng thái thăng bằng rồi tiếp tục cải tiến mà đi lên. Thế mới là khoa học thật sự. Vì thế Yeltsin mới tổng kết kinh nghiệm rằng chế độ CS chỉ có thể phá bỏ chứ không thể sửa chữa.
…Ông cứ muốn xử lý sao cho thật công bằng, xem xét cả ưu cả khuyết, không thiên vị bên nào ư? Xin thưa: Không ai khiến ông làm trọng tài thế giới hay quan tòa thế giới! Chỉ nhân dân VN đang đòi hỏi làm sao Thoát được Cộng sản để Thoát được nạn Bắc thuộc mới đang xiết vào cổ dân ta đây này!”. Vâng, đại loại tôi thường bộc bạch với bạn bè Trí thức thân cận như thế.
c/ Vì thế, muốn Thoát Cộng lại phải Thoát Hồ và Thoát Mác nữa
Từ nhận thức như trên đã trình bày, đương nhiên dẫn đến kết luận: Còn lưu luyến một chút gì đó ưu điểm của các tổ sư CS như Mác-Lê-Xít và Hồ chí Minh thì không có cách gì ra khỏi mê lộ CS.
Chẳng có gì phải tiếc, một vài ưu điểm của các vị ấy nếu có thì cũng nằm trong tính chất của các hệ văn hóa khác, hệ văn minh khác phổ quát của nhân loại rồi. Bỏ các vị ấy đi ta không mất chút gì quý giá hết. Trái lại, những sai lầm của các vị ấy tất yếu dẫn đến thảm kịch khiến cho toàn dân tộc ta giờ đây phải đem hết sức bình sinh, huy động toàn tâm toàn lực chưa chắc đã ra khỏi cái ngõ cụt kinh hoàng mà các vị ấy đã tạo ra.
* Về Marxism-Leninism:
Các ông tổ CS này có 5 sai lầm căn bản:
- Hiểu nhầm thời đại mình đang sống: thời kỳ văn minh Công nghiệp bột phát, mở đầu bước phát triển mới của nhân loại, thì các tổ sư CS tưởng đây là thời kỳ cáo chung, giãy chết của cái gọi là chủ nghĩa Tư bản nên rủ nhau định đào mồ chôn. Coi giai cấp thợ thuyền là giai cấp tiền phong của xã hội, không biết Trí tuệ mới là động lực tiên phong.
- Hiểu nhầm Lịch sử nhân loại: coi Lịch sử chi là một chuỗi những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực của tiến hóa của nhân loại, không biết tiến hóa của loài người là do có sự tích lũy và gia tăng Trí tuệ.
- Hiểu nhầm về nguyên nhân bất công: coi tư hữu là nguyên nhân bất công, nhà nước là bộ máy áp bức cần phải tiêu vong.
- Hiểu nhầm về cách giải quyết bất công: công hữu hóa hết thảy, tập thể hóa hết thảy, để người lao động tự quản, muốn cả xã hội đi vào một cõi định sẵn, thánh thiện như thần tiên, chỉ có hòa thuận không còn cạnh tranh, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
- Toàn bộ chương trình ước mơ ảo tưởng ấy lại phải do một đảng toàn quyền dẫn dắt, cuối cùng tạo ra một xã hội lộn ngược, phá nát mọi giá trị, lộn ngược so với ước mơ, làm khổ cả “búa” lẫn “liềm”, nhưng kẻ cầm quyền với lợi quyền vô cực thì quyết giữ cơ chế lộn ngược ấy. Thế là ngõ cụt.
Chính hai nước lớn là quê hương của Mác và rất yêu mến Mác là Đức và Pháp đã cùng Hiệp hội 46 nước châu Âu ra Nghị quyết 1481 lên án chủ nghĩa CS mắc tội ác chống nhân loại, để vứt nó vào sọt rác.
Chỉ cần vài điều ấy thôi tưởng đã đủ thuyết phục để “kính mời” các vị ấy vào ngồi yên trong bảo tàng Lịch sử cho xong. Cố tìm ưu điểm gì nữa cũng bằng thừa. Sách vở về Mác còn xuất bản chẳng qua là điểm lại một hiện tượng trong quá trình nhận thức của nhân loại. (Riêng với VN thì chủ nghĩa ấy còn phạm tội ác nữa là đưa VN trở lại vòng tay của kẻ thù truyền kiếp Đại Hán Bắc phương).
* Về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh của Việt Nam
Một khi cả quỹ đạo CS là quỹ đạo chống Nhân loại thì những ai đưa cái “chống Nhân loại” ấy vào VN đương nhiên mắc tội chống nhân dân VN, logique tự nhiên là như vậy.
Hai đại nạn mà ta cần thoát là Thoát Cộng (nội xâm) và Thoát Trung (ngoại xâm) chẳng phải do chính tác giả HCM đem vào thì còn ai?
Hãy bỏ qua mọi câu chuyện về con người cá nhân HCM, vì với nhân vật chính trị thì “con người chức năng” mới quan trọng. Chức năng là dẫn đường dân tộc mà dẫn đường vào ngõ cụt, nay cả nước phải cố thoát ra, thì dù với thái độ khoan dung ta cũng chỉ có thể thông cảm cho anh Ba chưa đủ tầm để nhìn ra nguy cơ tiềm ẩn thế kỷ ấy, chứ yêu cầu phải tôn thờ cho “sống mãi” một sai lầm tai hại thì chẳng hóa điên khùng lắm sao?
Có một vài luận điểm bào chữa cho HCM có thể kể ra:
- HCM không phải người CS (?), chỉ mượn con đường CS để giành độc lập. Luận điểm này thật nhảm.
- Tình hình thế giới và dân trí VN lúc bấy giờ đương nhiên bị hút vào đường CS, không có HCM này thì sẽ có người khác theo đường như HCM thôi, trách HCM làm gì? Mới nghe cũng xuôi tai, nhưng nói cù nhầy như vậy thì cũng vô lý như bảo “thời Trần Hưng Đạo nếu không có Hưng Đạo này thì cũng xuất hiện một Hưng Đạo khác, tôn thờ cá nhân làm gì?!!!
- Không ít người lo rằng đụng đến thần tượng là mắc tội chính trị rất lớn, là nói xấu lãnh tụ?
Xin thưa: ĐCS coi việc bảo vệ đảng và bảo vệ chế độ mới là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất. Nay ta đã dám công khai nói Thoát Cộng, tức công khai tẩy chay chế độ chính trị, thì những điều khác chỉ là chuyện nhỏ. Họ vẫn ra vẻ cung kính bắt toàn dân đưa thần tượng lên bàn thờ (cả trong chùa chiền nữa) chẳng qua vì thấy đa số dân vẫn còn tin hoặc còn sợ nên dùng luôn hình tượng ấy như một đức Bồ tát hoặc như ngáo ộp để răn đe bách tính, chứ trong lòng những người CS cầm quyền bây giờ phỏng có tôn sùng nhân vật ấy nữa không?
Trên tường vẫn treo 5 điều Bác dạy mà cứ tham ô tiền tỷ chứ đâu có “Cần kiệm liêm chính”. Đánh dân như đánh súc vật chứ đâu có “kính trọng lễ phép” như lời Bác răn? Họ dùng “Bác Hồ” như dùng một công cụ để giữ ghế cao cho họ, như người dân vẫn bện “ông bù nhìn rơm” để giữ ruộng dưa. Hết ngày mùa, hoặc thấy chim chóc không sợ bù nhìn nữa thì họ cũng vứt ông bù nhìn vào bếp đun.
Với những ai vẫn còn lòng tin nơi thần tượng bù nhìn, ta có thể ví tượng bù nhìn cũng linh thiêng như tượng Phật, tượng Chúa. Các vị ấy đều phúc đức không có tội gì. Nhưng nay có tên kẻ cướp cứ ẩn hiện tài tình núp sau bức tượng để bắn đồng bào ta, thì buộc lòng ta phải bắn tan bức tượng để tên cướp lộ nguyên hình. Diệt cướp xong người sùng đạo có thể dựng lại bức tượng hoành tráng hơn. Tình thế đã như vậy thì người Dân chủ đâu còn có thể cũng núp bóng những tượng Hồ tượng Mác ấy mà đấu tranh nữa?
KẾT LUẬN
Mục tiêu chiến lược bức thiết là Thoát Trung, nhưng muốn Thoát Trung buộc phải Thoát Cộng.
Hai việc chống Nội xâm và chống Ngoại xâm ấy phải làm song song và tăng cường hiệu lực cho nhau. Đồng thời phải giải ảo các thần tượng CS còn được dùng như những tấm khiên bảo vệ ngai vàng cho các vua tập thể và che đậy cho âm mưu Hán hóa thôn tính Việt Nam.
Vô hiệu hóa thần tượng không phải mục đích, cũng không phải xúc phạm điều thiêng liêng gì mà chỉ là vô hiệu hóa một công cụ mà những kẻ Nội xâm và Ngoại xâm cùng sử dụng để ngăn chặn làn sóng Thoát Trung và Thoát Cộng đó thôi.
16/12/2018
H.S.P.
Tác giả gửi BVN
TRUNG CỘNG TƯ BẢN TIỂU LUẬN
NGUYỄN QUANG DUY / BVN 19-12-2018
Nếu Karl Marx còn sống không biết ông giải thích và đánh giá thế nào về nhà nước cộng sản sau 40 năm cải cách và “mở cửa”.
Vài nét chính dưới đây giúp ta hình dung được mặt thật Nhà nước Trung cộng ngày nay.

Giầu nhưng đầy rủi ro…

Tất cả con người, nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, kỹ thuật đều thuộc về nhà nước và đều được tận dụng chuyển thành tài sản tích lũy trong các ngân hàng nhà nước.
Riêng Ngân hàng Nhân dân Trung Cộng tài sản tích lũy đã nhiều hơn bất cứ Ngân khố nào có được trong lịch sử thế giới, dự trữ ngoại tệ có lúc lên đến 4.000 tỷ Mỹ kim.
Chính quyền địa phương, công ty và cá nhân bị buộc phải gửi vào 4 ngân hàng thương mãi nhà nước, được vay lại theo chiến lược nhà nước đưa ra và theo những quan hệ về chính trị.
Theo ước tính S&P Global Intelligence vào cuối năm 2017 tổng tài sản 4 ngân hàng thương mãi đã lên tới 13.630 tỷ Mỹ Kim.
Ngân hàng quốc tế tham gia thị trường tài chính đều bị Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn chặn nên rất ít cạnh tranh lành mạnh trong khu vực tài chính tại Trung cộng.
Nhu cầu vay mượn lại cao nên một hệ thống ngân hàng “ngầm” ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ Kim đã hình thành. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.
Nhà nước không kiểm soát được và điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng “ngầm” này.
Tường trình của S&P Global công bố vào tháng 10/2018, nợ xấu do các chính quyền địa phương tạo ra đã lên tới ít nhất 5.800 tỷ Mỹ kim.
Hầu hết các dịch vụ công cộng khác như điện, nước, y tế, giáo dục, giao thông, cảng, phi trường… mặc dù hoạt động không mang lại hiệu quả, đầy tham nhũng và phải bù lỗ nhưng vẫn thuộc về nhà nước.
40 năm Trung cộng được Mỹ và thế giới đón nhận một cách khá cởi mở nhưng cánh cửa nước này vẫn đóng kín, vì nếu mở ra sẽ phải cải cách, sẽ phải dẫn đến thay đổi thể chế.

Tư bản đông nhất thế giới…

Theo tường trình tài sản của hãng Hurun công bố ngày 10/10/2018, Trung cộng hiện có 795 tỷ phú, trong khi Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.
Trong năm 2017, mỗi tuần lễ Trung cộng có thêm 4 tỷ phú.
Hơn 1.000 người khác có trên 2 tỷ Nhân dân tệ hay chừng 300 triệu Mỹ kim và có ít hơn 1 tỷ Mỹ Kim.
Các nhà tư bản này không chỉ thông đồng, móc ngoặc với các quan chức trong chính quyền để tìm kiếm đặc quyền và đặc lợi phục vụ lợi ích cá nhân.
Họ là các đảng viên cộng sản gắn bó với chiến lược mà Đảng Cộng sản đang đeo đuổi.
Mã Vân (Jack Ma) nhà tỷ phú giàu nhất, khi công bố nghỉ hưu vài tháng trước đã bị báo chí tiết lộ là gia nhập Đảng từ những năm 1980.
Mã Hóa Đằng (Pony Ma) nhà tỷ phú giàu thứ nhì đã từng là đại biểu của thành phố Thâm Quyến và đại biểu Quốc hội Trung cộng khóa XII.
Nhậm Chính Phi, là cha của bà Mạnh Vãn Chu vừa bị tạm giữ tại Canada, từng là lãnh đạo quân đội và đã được bầu là Đại biểu của Quân Giải phóng tham dự Đại hội Đảng toàn quốc vào năm 1982.
Ông là sáng lập và hiện là Tổng Giám đốc tập đoàn Huawei, với doanh thu đạt gần 92 tỷ Mỹ kim, một nửa là từ các dịch vụ quốc tế.
Ông được biết chỉ giữ 1,42 % cổ phần của Huawei và theo ước tính tài sản của ông chỉ có 3,2 tỷ Mỹ kim, không nằm trong danh sách 100 tỷ phú giàu nhất Trung cộng do Hurun công bố. Nhiều người không tin điều này.
Mức độ giàu có của tầng lớp tư bản cộng sản theo các tường trình kể trên chỉ là mặt nổi của tảng băng chìm đầy tham nhũng và hoạt động theo chiến lược nhà nước.

Huawei hình mẫu chiến lược…

Cuối thập niên 1980, Bắc Kinh đưa ra chiến lược phát triển viễn thông gồm nhập cảng thiết bị, liên doanh nhà nước và thúc đẩy nghiên cứu phát triển.
Nhà nước bảo trợ việc nghiên cứu phát triển, bảo vệ thị trường nội địa và bảo hộ việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Năm 1988, Huawei công bố thành lập với số vốn chừng 5.000 Mỹ Kim, khởi đầu công ty chỉ nhập cảng trang thiết bị viễn thông, nhưng sau 5 năm đã đưa ra thị trường tổng đài điều khiển bằng điện toán đầu tiên.
Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông công ty được nhà nước cho vay 8,5 triệu Mỹ kim, được quân đội trợ giúp nghiên cứu kỹ thuật và nhận hợp đồng cung cấp mạng viễn thông cho quân đội.
Huawei chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng cách xây dựng liên doanh với các cơ quan viễn thông nhà nước và chia cổ phần cho giới chức lãnh đạo địa phương.
Năm 1994, Nhậm Chính Phi gặp Giang Trạch Dân để bàn về vai trò kỹ nghệ thiết kế tổng đài và sau đó Huawei trở thành công ty cung cấp cho cả chính phủ lẫn quân đội.
Huawei từng bước mở ra thị trường ngoại quốc tới những quốc gia đang cần có thiết bị viễn thông và qua con đường ngoại giao giúp vay mượn hay tạo liên doanh.
Chỉ riêng năm 2004, Huawei đã sử dụng 10 tỷ Mỹ kim tín dụng của Ngân hàng phát triển Trung cộng và 600 triệu Mỹ kim từ Ngân hàng xuất nhập cảng Trung cộng để gia tăng ảnh hưởng quốc tế. Các khoản vay sau đó lên tới 30 tỷ Mỹ kim và có thể đã cao hơn.
Huawei còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng Vạn lý Tường lửa và theo dõi người dùng internet khắp Trung cộng.
Chủ tịch Huawei từ năm 1999 đến nay là Bà Tôn Á Phương người thuộc Bộ An ninh Nhà nước, cơ quan tình báo Trung cộng.
Năm 2007 Chính phủ Mỹ giới hạn việc cấp visa vào Mỹ cho Nhậm Chính Phi và nhân viên Huawei.
Tháng 10/2012, Quốc hội Mỹ công bố báo cáo liên quan đến các hoạt động gián điệp của Huawei đe dọa đến an ninh nước Mỹ và cấm các cơ quan chính phủ cùng quân đội sử dụng các sản phẩm Huawei.
Hiện nay, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, và nhiều quốc gia khác tìm cách ngăn chặn Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G, vì Trung cộng có thể dùng mạng 5G để thực hiện những cuộc tấn công mạng hay đánh cắp thông tin của chính phủ và của dân chúng.

Kiểm tra tư tưởng và giám sát công dân

Trung cộng công khai kiểm soát internet, thu thập và lưu trữ thông tin về người dùng mạng xã hội, nhiều người bị điều tra hay bị bắt chỉ vì việc bất đồng chính kiến trên không gian mạng.
Theo trang BBC, Trung cộng còn đang xây dựng hệ thống camera giám sát toàn quốc với 170 triệu camera sử dụng trí thông minh nhân tạo nhận dạng đã được lắp đặt và sẽ tiếp tục lắp thêm 400 triệu camera khác.
Nhà báo John Sudworth của BBC đã bị hệ thống camera thành phố Quý Dương phát hiện trong vòng 7 phút.
Theo Chương trình ABC của Úc, Trung cộng đã lắp đặt hơn 200 triệu camera giám sát với 10 triệu người bị liệt vào danh sách đen, không chỉ bản thân họ mà cả đến người nhà và con cái của họ hiện đang bị theo dõi.
Trung cộng cho thử nghiệm “Thẻ tính điểm tín nhiệm xã hội” nhằm phân loại công dân và phân biệt đối xử công dân theo mức điểm trong đó có sự trung thành với chế độ.
Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng camera nhưng chỉ kiểm soát an ninh, còn Trung cộng dùng để giám sát công dân, hai mục đích hoàn toàn khác nhau.

Lại cũng Huawei

Mạng xã hội vừa loan truyền một bản danh sách 100 khách hàng thuộc công an, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước, đang sử dụng hệ thống camera của Huawei.
Một số thông tin khác cho thấy Huawei đang xây dựng hệ thống camera giám sát trên 30 thành phố Trung cộng. Mục tiêu của Huawei là trở thành “trung tâm thần kinh” cho các thành phố và cho toàn quốc.
Theo tờ Philippine Daily Inquirer, trong cuộc thảo luận về ngân sách 2019 của Quốc hội Philippines, ngày 12/12/2018, nghị sĩ Ralph Recto cho biết dự án “hệ thống giám sát video” với 12.000 camera do Huawei đang xây dựng tại khu đô thị Manila và thành phố Davao, có thể đặt “mối đe dọa an ninh” cho Philippines.
Với sự hợp tác của các Tập đoàn như Huawei, Baidu, Alibaba, Tencent,... công an Trung cộng có khả năng đã lưu trữ nhiều dữ liệu của nhiều người trên thế giới.
Nếu Huawei mở rộng mạng 5G toàn cầu thì khả năng Trung cộng giám sát thế giới không thể nào tránh khỏi.

Made in China 2025

Chiến lược của Trung cộng là đến năm 2025 sẽ điện toán hóa và tự động hóa mọi ngành kỹ nghệ sản xuất.
Mạng 5G giữ vai trò chiến lược trong sản xuất xe không người lái, điện thoại, hàng không, các chuỗi dây chuyền sản xuất tự động hóa... vì thế vai trò của Huawei vô cùng quan trọng.
Việc Mỹ và các nước giới hạn khả năng công ty này phát triển mạng 5G trên toàn thế giới là để tránh việc Bắc Kinh dùng mạng 5G kiểm soát toàn cầu.

Vành đai và Con đường…

Tập Cận Bình cam kết chi 124 tỷ Mỹ kim cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở như đường sắt, cảng biển, cầu đường, bao trùm 65 quốc gia.
Ngân hàng Phát triển Trung cộng cho biết dành riêng 890 tỷ Mỹ kim cho hơn 900 dự án và Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung cộng tuyên bố cấp vốn cho hơn 1.000 dự án khác.
Chiến lược này mang mục đích chính trị, các dự án thường không mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia sở tại, nhiều dự án đã nhanh chóng vượt giá ban đầu, gây thua lỗ hay không hoạt động, đưa nhiều nước vào “bẫy nợ” của Trung cộng.

Tỷ phú là gián điệp…

Trong phiên họp Hạ Viện Úc, ngày 22/5/2018, Chủ tịch Ủy ban Hỗn hợp Lưỡng viện Quốc hội về An ninh và Tình báo, dân biểu Andrew Hastie cho biết FBI, Mỹ, tiết lộ tỷ phú Chau Chak-Wing là 1 gián điệp Trung cộng mang bí danh “CC-3”.
Ông là thành viên trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung cộng một tổ chức do Đảng Cộng sản lập ra giữ vai trò cố vấn Tập Cận Bình.
Theo Chương trình ABC trong vòng 10 năm 2006-16, tỷ phú Chau đã có ít nhất 36 lần đóng góp cho 3 đảng chính trị với số tiền lên đến trên 4 triệu Úc Kim để ảnh hưởng chính trị Úc.
Ông Chau là chủ nhân của một tờ báo đang phát hành tại Trung cộng có phụ bản tại Úc, chuyên tuyên truyền cho Đảng Cộng sản và định hướng cộng đồng người Hoa tại Úc.
Ông Châu còn đóng góp 20 triệu Úc Kim xây tặng Đại học Kỹ thuật Sydney (UTS) tòa nhà mang tên ông và 5 triệu Úc kim cho việc nghiên cứu.
Việc ông làm có thể là để mua chuộc giới khoa bảng, chuyển giao các công trình nghiên cứu về không gian, trí tuệ nhân tạo và khoa học máy tính của Úc cho Trung cộng, một hình thức khác của gián điệp công nghệ.

Trung cộng đi về đâu?

40 năm trước, ngày 18/12/1978 Đảng Cộng sản quyết định cải cách và “mở cửa” tạo cơ hội làm giàu cho Nhà nước Trung cộng và cho một thiểu số gắn bó với quyền lực chính trị.
Đến nay, Trung cộng vẫn là nước nghèo, kiệt quệ tài nguyên, môi trường ô nhiễm, đa số dân chúng vẫn nghèo.
Tài sản quốc gia và khoa học kỹ thuật thay vì để phục vụ con người, lại được dùng giám sát công dân với ý đồ kiểm soát toàn xã hội.
Thay vì mở cửa học hỏi, áp dụng tư tưởng tự do, Trung cộng lại tự khép mình trong tư tưởng cộng sản và bằng mọi thủ đoạn gây ảnh hưởng chính trị, đe dọa hòa bình và dân chủ toàn thế giới.
Lịch sử đang bắt đầu sang trang chiến tranh thương mãi đã bùng nổ, chiến tranh công nghệ đã khai diễn, cuộc chiến phải có người thắng kẻ thua đã được khai hỏa…
Thế giới đang chuyển động để Trung Hoa được tự do, để Việt Nam được tự do, xóa bỏ mọi tàn tích cộng sản, hòa nhập cùng văn minh, tiến bộ của nhân loại và chia sẻ thịnh vượng chung cùng nhân loại.
Melbourne, Úc Đại Lợi
18/12/2018
N.Q.D.
Tác giả gửi BVN

THỬ 'BÓI' TƯƠNG LAI CỦA TRUNG CỘNG

HOÀNG VĂN HÙNG/ BVN 19-12-2018

Gần đây chiến tranh thương mại Mỹ - Tàu đang tới hồi gay gắt. Sau kì hưu chiến (để tránh kỳ bầu cử của Trump), chắc sẽ trở lại quyết liệt hơn. Đằng sau cuộc chiến đó là gì?
Người ta nói tới “ưu thế của Trung Cộng là nhờ có dân số đông, và một chính thể tập quyền vững mạnh”, theo tôi chỉ đúng 1/2. Nó vừa là lợi thế, vừa là yếu thế. Lợi thế của đông dân là sức hút của thị trường với thế giới cực lớn và mức thu ngân sách khổng lồ. Yếu thế là hỗn loạn khó quản lý, và mâu thuẫn dễ bùng phát mức độ cao. Cũng có thể nói y như vậy với cái gọi là “chính quyền chuyên chính” - đúng ra là nền độc tài hậu cộng sản. Lợi thế trong ngắn hạn của Trung Cộng, dễ nhận thấy, đúng là nền độc tài. Nhờ độc tài chuyên chế, Trung Cộng thỏa sức vừa thổi còi vừa đá bóng; thỏa sức áp dụng mọi thủ đoạn man trá; tha hồ bóp nặn xỏ mũi bầy cừu 1,5 tỉ con.... Nhưng yếu thế xuyên suốt, cũng là hiểm họa thấy trước của Trung Cộng lại cũng chính là nền độc tài. Quy luật không thể tránh khỏi của bất cứ một nền độc tài nào là sự tha hóa - lạm quyền - bất lực - tham nhũng - thối nát trong bộ máy ngày càng cao hơn, gây mâu thuẫn đến một mức độ thảm họa. Trong thể chế độc tài, điều bắt buộc phải làm để yên dân là tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, và không được phép giảm phát.

https://1.bp.blogspot.com/-ePFxPQScvqs/XBZ9ZXS6QwI/AAAAAAAADYo/j79aZtSX_GkdVw7BtyDX3KuF2vNYhSZyQCLcBGAs/s640/da0e5b42-9b82-48ce-8a6a-b4d1a30a1fe6.jpeg
Chân dung Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và cố Chủ tịch Mao Trạch Đông
Bởi trong nền kinh tế tăng trưởng cao thì lớp bình dân của nền độc tài cũng chỉ tương đối đủ sống. Cho nên khi suy thoái, kinh tế quay đầu xuống dốc thì dân sẽ đói khổ tuyệt đối, động loạn chắc chắn sẽ xảy ra.
Mỹ và Châu Âu bắt đầu quay lưng, ném đá Tàu Cộng, lý do chính không phải vì sự tham lam, gian manh của Tàu Cộng, mà chính là vì thị trường Trung Quốc đã bắt đầu kém hấp dẫn. Bẫy thu nhập trung bình - điều mà Tàu Cộng rất lo sợ, cố tránh nhưng không nổi - đã sập xuống. Giờ đây, việc đầu tư vào Trung Quốc đã không còn quá béo bở: lợi nhuận không kham nổi rủi ro. Lúc này thế giới văn minh mới dám chỉ mặt tên đểu Tàu Cộng, mặc dù tên này vốn đểu từ lúc sinh ra.
Liệu Tập Cận Bình có lèo lái Trung Cộng vượt qua cửa ải này không? Tôi không tin!
Diễn biến tiếp theo, nhiều khả năng sẽ là mâu thuẫn Tàu Cộng và thế giới ngày càng sâu rộng, dẫn tới một cuộc chiến thật sự. Bởi, như một tất yếu lịch sử, những kẻ độc tài sẽ phát động chiến tranh nhằm quân sự hóa đất nước, tiến tới thiết quân luật, dùng kích động hận thù ngoại bang để giải quyết nội loạn, chuyển hướng ánh mắt căm thù của 1,5 tỉ con cừu ra bên ngoài biên giới.
Tàu Cộng sẽ sụp, Trung Quốc có thể bị phân rã thành nhiều nước. Lúc đó dân Việt Nam mới được hít thở dưỡng khí. Hãy chờ xem.
H.V.H.
VNTB gửi BVN

"WHAT CHINA MIGHT HAVE BEEN ?" HAY "LIỆU TRUNG QUỐC ĐÃ RA SAO" ?

XUÂN THỌ /FB Tho Nguyen/  BVN 19-12-2018

Đó là tên bài báo đăng trên Asia Sentinel hôm 12.3.2007[1] mà tiều phu bỗng nhớ đến, khi đọc tin nhiều nước đề phòng Huawei. Phương Tây đã không còn mơ hồ về Trung Quốc. Mọi hy vọng, “cải cách kinh tế sẽ đem lại cho kẻ khổng lồ một khuôn mặt dễ chịu”, đã tan thành mây khói. Trung Quốc không còn là con hổ giấy, mà là một sự đe dọa toàn diện cho nhân loại. Tại sao người ta lại sợ một dân tộc đang trỗi dậy? Câu trả lời nằm trong bản chất phát xít của chế độ XHCN mang mầu sắc Trung Hoa mà tôi đã viết trong loạt bài “Trung Quốc xã”.[2]
Dỹ nhiên là 1,4 tỷ người Trung Quốc hoàn toàn có quyền được hưởng sự thịnh vượng và Trung Quốc có quyền được là một cường quốc. Nhưng với một Trung Quốc dân chủ và nhân văn thì không ai phải lo sợ.

https://scontent.faal2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/48260323_2620255791325811_3989378148096540672_n.jpg?_nc_cat=110&_nc_ht=scontent.faal2-1.fna&oh=c556b90384e13d1889cab578ffffdf3a&oe=5C9FA4BC
Hồ Diệu Bang (trái) và Triệu Tử Dương (phải), cả hai Tổng Bí thư Đảng CS Trung Quốc đều mong muốn một nước Trung Quốc dân chủ và nhân văn.
Sau đêm dài đen tối của Mao, đã có những nhà lãnh đạo Trung Quốc mong muốn xây dựng một xã hội như vậy. Đó là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Hồ Diệu Bang làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sảnTQ từ 1980-1987. Ông Triệu Tử Dương, Thủ tướng của Hồ Diệu Bang, kế tục chức Tổng Bí thư từ 1987. Cả hai ông đều là những người cộng sản cởi mở, nhân ái nên đã đưa ra nhiều chính sách kinh tế, xã hội tiến bộ, dẫn Trung Quốc ra khỏi vòng đói nghèo và khủng hoảng. Thời kỳ này, bên cạnh những thành tích kinh tế ngoạn mục, cũng chứng kiến sự khởi sắc của văn học, nghệ thuật, điện ảnh Trung Quốc. Việc phục hồi vai trò của trí thức và nới lỏng kiểm duyệt đã đem không khí tự do cho đất nước. Hình ảnh một nước Trung Hoa mở cửa đã tác động không ít đến tình hình chính trị Đông Âu. Trước khi ở Đông Âu nổ ra các cuộc cách mạng nhung thì đầu tháng 6.1989, sinh viên Bắc Kinh đã biểu tình tại Thiên An Môn, đòi cải cách xã hội.
Tổng Bí thư Triệu Tử Dương chủ trương đối thoại với sinh viên, nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu cho đất nước. Tuy Tổng Bí thư được coi là nhân vật lãnh đạo cao nhất, nhưng cả Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương luôn bị Đặng Tiểu Bình kìm hãm. Ông Đặng tuy già yếu, nhưng vẫn giật dây ở hậu trường trong cương vị Chủ tịch Đảng ủy Quân sự Trung ương.

https://www.danluan.org/files/timgs/48377196_2620255394659184_2480190265927663616_o.jpg
Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương, từ cặp bài trùng cải cách thành kẻ thù của nhau.
Đặng cùng Thủ tướng Lý Bằng và phe diều hâu trong Đảng quyết dùng bạo lực nên đã tổ chức một cuộc đảo chính, tước quyền TBT của Triệu Tử Dương. Sau bể máu Thiên An Môn, ông Đặng bắt ông Triệu nhận lỗi để được giảm nhẹ kỷ luật. Sau khi hỏi ý kiến gia đình, ông Triệu đã khước từ thẳng thừng và chấp nhận bị giam lỏng cho đến khi qua đời ngày 7.1.2005.
Tuy Tân Hoa Xã chỉ công bố một tin ngắn vài dòng về cái chết của ông, nhưng toàn bộ lực lượng vũ trang TQ được đặt trong tình trạng báo động. Một ủy ban bất thường được lập ra để đối phó với một đám tang có thể làm sụp đổ chế độ. Đế quốc hùng mạnh lo sợ cái chết của ông già 96 tuổi có thể gây ra một Thiên An Môn 2, như đám tang Hồ Diệu Bang đã dẫn đến Thiên An Môn 1.
Từ khi bị giam lỏng, Triệu Tử Dương bị cô lập trong một căn nhà nhỏ ở Bắc Kinh. Nhưng ông Tống Phương Minh (Zong Fengming) một cán bộ cao cấp đã về hưu, vẫn lấy cớ là dạy khí công để đến thăm ông. Từ 1991 đến 2004, ông Tống đã ghi lại toàn bộ 100 cuộc nói chuyện với ông Triệu và giữ kín cho đến khi tình hình cho phép. Tháng 3.2007, không hiểu bằng cách nào mà cuốn sách “Triệu Tử Dương: Những hội thoại ghi chép” (Zhao Ziyang: Captive Conversations) được nhà sách “Khai Phóng” xuất bản tại Hồng Kông, như một trái bom chính trị.
Tất nhiên là cuốn sách bị cấm tại Hoa lục và ông Tống Phương Minh bị công an hỏi thăm. Nhưng đối với một cán bộ Đảng 87 tuổi, từng giúp việc cho Mao Trạch Đông thì việc công bố ý kiến của một cựu TBT Đảng đâu có thể là tội.

https://scontent.faal2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/48367932_2620256101325780_4858143564133040128_o.jpg?_nc_cat=107&_nc_ht=scontent.faal2-1.fna&oh=bb7315f2d8138f8a7c935d6dec545385&oe=5CABADB9
Ông Triệu Tử Dương đến Thiên An Môn để nói chuyện với sinh viên. Lúc này ông đã biết Đảng CSTQ sẽ đảo chính ông và đàn áp sinh viên, nên ông khuyên họ ra về, tránh đổ máu.
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, một lãnh tụ Đảng CS đưa ra một tài liệu dài 300.000 từ, như một cương lĩnh hiện đại hóa đất nước chi tiết đến từng lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, đối ngoại v.v. Ai có điều kiện nên tìm đọc cuốn sách này.[3]
Nếu đi theo con đường của Triệu Tử Dương đến đích, thì Trung Quốc ngày nay sẽ khác hẳn, không có một Giang Trạch Dân giết Pháp Luân Công không ghê tay, hay một Hồ Cẩm Đào lạnh lùng hay một Tập Cận Bình nham hiểm. Công nhân đã có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi, trong một xã hội có truyền thông tự do. Đảng Cộng sản vẫn cầm quyền, nhưng chỉ còn là một tổ chức chính trị dưới hiến pháp và chịu sự kiểm soát của Quốc hội v.v.
Ông Triệu cho rằng: “Đất nước chỉ có thể hiện đại hóa được, nếu đi theo con đường dân chủ”… “tôi đã tìm thấy một cảm hứng, khi nhìn sang phương Đông thấy Đài Loan và Nam Hàn đã rời bỏ chuyên chế để đi lên dân chủ. Đây là một xu hướng mà không nước nào có thể thoát khỏi”
Cuốn sách cũng tiết lộ sự gắn bó khăng khít giữa Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương trong suốt quá trình cải cách đất nước 1979-1989, cho đến khi ông Đặng quyết định thiết quân luật để đàn áp sinh viên. Ông Đặng nói: “Một Đảng Cộng sản không dám trấn áp quần chúng chắc chắn không phải là một Đảng marxist”. Ông Triệu phản đối ngay: ”Một Đảng Cộng sản mà đàn áp quần chúng thì không phải là Đảng Cộng sản mà dân tộc Trung Hoa mong muốn”. Tình bạn của họ tan vỡ từ đó.
---
Năm 2007, “Nhà Á Châu” (Asienhaus) của Đảng Xanh (Đức) có tổ chức hội thảo về Trung Quốc. Tiều phu đến dự và được chứng kiến một cuộc tranh luận cực kỳ thú vị. Một bên là các nhà hoạt động nhân quyền, phát triển và môi trường, bên kia là đại diện giới doanh nghiệp Đức mà chúng tôi coi là phái hữu.
Những người cánh tả luôn phê phán chính sách phát triển của Trung Quốc và từ lâu, đã cảnh báo về nguy cơ phát xít hóa ở đó. Ngày nay ai cũng giật mình. Anh bạn tôi trích bài báo “What China Might Have Been”, để nêu giả thiết rằng, nếu Trung Quốc đi theo Triệu Tử Dương thì đã tránh được Chủ nghĩa Tư bản lang sói đang hoành hành ở đó.
Giới doanh nghiệp có mặt tại hội nghị thì bênh Trung Quốc ra mặt. Ngày đó họ mua hàng theo giá tàu để bán theo giá Đức, lời vô kể. Không ai trong họ tính đến nguy cơ bị Trung Quốc qua mặt. Họ cho rằng, lịch sử không có chữ “nếu” và người Trung Quốc đã lựa chọn đúng, rằng Trung Quốc đang đi đúng hướng, rằng với văn hóa, lịch sử của Trung Hoa thì không thể áp dụng dân chủ nhập ngoại để cai trị, sẽ loạn. Phái hữu đã ca ngợi sự ổn định ở Trung Quốc để họ yên tâm đầu tư, làm giàu. Họ cho rằng, mở cửa sẽ giúp Trung Quốc dân chủ hóa và sẽ hòa nhập với thế giới văn minh.
Một ông chủ từng làm ở Ấn Độ, nay đang mở sang Trung Quốc còn phát biểu: Các vị cần biết là Ấn Độ có dân chủ suốt từ 1947 đến nay, nhưng vẫn thua xa Trung Quốc, đang bị các vị chửi là độc tài, cả về năng suất lao động, trình độ khoa học lẫn trật tự xã hội.
Đến lượt mình, tiều phu phát biểu, đại ý:
- Tôi đồng ý là lịch sử không có chữ “nếu”. Tương quan lực lượng ở TQ năm 1989 đã không đủ để các tư tưởng của Triệu Tử Dương thắng thế. Đó là số phận lịch sử ụp lên đầu dân tộc này. Các vị không thể nói là văn hóa, tâm lý (mentality) người Trung Hoa không phù hợp với chế độ dân chủ. Nói như vậy có khác gì các vị chê người Đông Đức là văn hóa thấp, tâm lý đớn hèn nên đáng bị áp bức. Họ chỉ không may hơn các vị mà thôi.
- Nếu các vị coi Hồng Kông là nền dân chủ áp đặt của Anh, không thể so sánh thì các vị nói sao về việc người Hoa lục chạy ra Đài Loan, có cùng lịch sử, văn hóa và tâm lý như người Bắc Kinh cuối cùng đã chọn con đường dân chủ? Không tính đến bom và súng thì rõ ràng nền dân chủ đã đưa Đài Loan đi xa hơn Trung Quốc về mọi mặt. Chỉ cần so hai vị khách du lịch từ hai nước thì rõ.
- Những tư tưởng của Triệu Tử Dương nêu ra trong cuốn sách cho thấy, đây không phải là dân chủ nhập ngoại, mà nó phát sinh từ trong thành phần tinh tú của Đảng CS Trung Quốc. Tư tưởng của ông là những đúc kết từ thực tiễn lãnh đạo đất nước của một trí thức có tâm, mang dấu ấn Trung Hoa.
- Các vị phải so sánh Trung Quốc với các lãnh thổ cùng mặt bằng văn hóa, cùng tâm lý con người, cùng xuất phát điểm, như Đài-Loan, Hong Kong hay Ma Cao chứ không thể so sánh với Ấn Độ, một dân tộc với những tiền đề khác hẳn. Chỉ nên so Ấn Độ với Pakistan, Bangladesh hay Myanmar để thấy ưu thế của dân chủ.
- Để khẳng định giá trị của dân chủ, cần đặt ngược câu hỏi: Ấn Độ sẽ ra sao, nếu bị cai trị bằng chế độ độc tài đẫm máu từ 60 năm qua? Chắc chắn là sẽ tồi tệ hơn nhiều, cho cả 1,2 tỷ người Ấn và cho cả hòa bình thế giới.
Tiều phu đã múa rìu qua mắt thợ như vậy để bảo vệ điều hắn nghĩ.
Köln 15.12.2018
__________
[1] https://www.asiasentinel.com/po…/what-china-might-have-been/ [2] https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2265465500138177 [3] https://www.bookandreader.com/…/about-zhao-ziyang-captive-…/
Nguồn: FB Tho Nguyen

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét