Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

20170606. BÀN VỀ 'NHẤT THỂ HÓA'

ĐIỂM BÁO MẠNG
NHẤT THỂ HÓA: TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
NGUYỄN SĨ DŨNG/ TS 19-4-2017
Ở Việt Nam, việc nhất thể hóa giữa người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước đã từng được  thực hiện dưới thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xét về mặt kỹ trị, nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước có thể là cải cách quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới 2.0. Đây là cải cách vừa giúp chúng ta tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vừa giúp khắc phục được những hạn chế rất lớn của mô hình quản trị quốc gia xô-viết, theo đó Đảng đảm nhiệm rất nhiều chức năng của Nhà nước nhưng lại đứng ngoài Nhà nước.
Trên thế giới, các nước theo mô hình xô-viết còn lại không nhiều. Ở những nước này, theo nhu cầu tự nhiên, việc nhất thể hóa giữa đảng và nhà nước đều đã được thực hiện ở những mức độ khác nhau. Ở Trung Quốc, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước là một. Ở Lào, người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước cũng là một. Ở Cuba, mức độ nhất thể hóa còn cao hơn nữa - người đứng đầu Đảng, người đứng đầu Nhà nước và đứng đầu Chính phủ chỉ là một. Như vậy, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới, nơi người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước là hai nhà lãnh đạo khác nhau. Thật ra, ở Việt Nam, việc nhất thể hóa giữa người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước cũng đã từng được thực hiện dưới thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, kể từ sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất năm 1969 đến nay, việc này đã không còn được tiếp tục thực hiện. Công bằng mà nói, những cố gắng để nhất thể hóa ở Việt Nam vẫn được triển khai, nhưng ở những cấp thấp hơn. Cụ thể, người đứng đầu Đảng có thể kiêm chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân hoặc kiêm chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân ở các cấp chính quyền địa phương. Trong các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ, việc nhất thể hóa được triển khai triệt để hơn. Ở những nơi này, về cơ bản, người đứng đầu Đảng thường đồng thời cũng là người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là một người nắm giữ cả chức vụ bên Đảng và cả chức vụ bên chính quyền nên được coi là một sự kiêm nhiệm hay là một sự nhất thể hóa? Có vẻ như hiểu cho đúng thì đó mới chỉ là một sự kiêm nhiệm mà thôi. Nhất thể hóa phải được hiểu là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, chứ không phải là việc Đảng kiêm nhiệm các chức danh của Nhà nước. Khi Đảng hóa thân vào Nhà nước thì quy trình chính sách chỉ còn diễn ra ở một nơi, khi Đảng kiêm nhiệm các chức danh Nhà nước thì quy trình chính sách vẫn diễn ra ở cả hai nơi - vừa diễn ra ở bên Đảng, vừa diễn ra ở bên Nhà nước. Điều này giải thích những hạn chế rất lớn của mô hình xô-viết. (Các nhà nghiên cứu còn gọi là mô hình nhà nước đảng).
Hạn chế thứ nhất là quy trình chính sách rất phức tạp và kéo dài. Một quyết sách có thể phải trình ra các cấp của Đảng trước rồi lại phải trình ra các cơ quan Nhà nước. Khi có nhiều ý kiến khác nhau, quy trình lại phải lặp đi, lặp lại không biết mấy lần. Điều này không chỉ làm cho các phản ứng chính sách thường bị chậm trễ (ít nhất là có thể bị chậm trễ gấp đôi so với các nước khác), mà chi phí ban hành quyết định cũng bị đẩy lên cao, đặc biệt là chi phí cơ hội.
Hạn chế thứ hai là việc xác lập chế độ trách nhiệm thường rất khó khăn. Một chính sách được quyết định ở cả hai nơi thì nơi nào sẽ phải chịu trách nhiệm?
Hạn chế thứ ba là các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực bị phân bổ trùng lặp. Điều này xảy ra do quy trình chính sách được tiến hành ở cả bên Đảng và cả bên Nhà nước. Nhu cầu về nghiên cứu, về phân tích chính sách… vì vậy cũng tương tự như nhau ở cả hai bên. Đó là chưa nói tới những nhu cầu như nhau cho cả hai bên về bộ máy phục vụ, về trang thiết bị và những cơ sở vật chất-kỹ thuật khác. Trong lúc đó, việc sử dụng người tài một cách tập trung, hiệu quả lại gặp khó khăn, vì những người này thường bị phân bổ phân tán cho cả hai bên.
Hạn chế thứ tư là việc bảo đảm sự chính danh nhiều khi gặp khó khăn. Nếu Đảng hóa thân vào Nhà nước thì hạn chế này sẽ được khắc phục rất dễ dàng vì Nhà nước được hình thành trên cơ sở ủy quyền của nhân dân thông qua bầu cử.
Việc nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước chắc chắn sẽ giúp chúng ta khắc phục những hạn chế nói trên của mô hình xô-viết.
NHẤT THỂ HÓA: PHÂN TÍCH ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH
NGUYỄN SĨ DŨNG/ TS 17-5-2017
Nếu nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, thì lựa chọn mô hình để nhất thể hóa là điều đầu tiên quan trọng nhất chúng ta phải làm. Bởi vì rằng, nếu chúng ta lựa chọn mô hình thủ tướng chế thì người đứng đầu Đảng sẽ phải làm thủ tướng như ở Anh, ở Nhật… Nếu chúng ta lựa chọn mô hình tổng thống chế thì người đứng đầu Đảng phải làm tổng thống như ở Mỹ, ở Indonesia…

Liên bang Nga và đa số các nước cộng hòa xô-viết trước đây đã lựa chọn mô hình tổng thống lưỡng tính trong quá trình chuyển đổi. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chính phủ vừa có tổng thống và vừa có thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo những tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Ảnh: Tổng thống Vladimir Putin, trái, và Thủ tướng Dmitry Medvedev của Liên bang Nga, tháng 5/2014. Nguồn: AP.

Mô hình thủ tướng chế còn được gọi là mô hình đại nghị gồm cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị (quân chủ ở đây là quân chủ lập hiến). Nhiều người còn gọi mô hình này là mô hình Westminster theo tên của địa điểm nơi Chính phủ và Nghị viện Anh đặt trụ sở. Trong mô hình đại nghị, đảng nào thắng cử và có đa số trong quốc hội, thì đảng đó đứng ra thành lập chính phủ. Nghĩa là, đảng thắng cử vừa nắm cả quyền lập pháp và cả quyền hành pháp ở trong tay. Chính vì vậy, không có sự phân lập hay kiểm soát lẫn nhau rõ ràng giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong mô hình đại nghị. Thực tế là trong mô hình này, quyền lập pháp và quyền hành pháp hòa lẫn (fusion) vào nhau. Đây là mô hình rất cần được cân nhắc khi tiến hành nhất thể hóa vì các lý do sau đây:

Một là, mô hình đại nghị đã mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho nhiều nước nhất trên thế giới. Chúng ta có thể kể ra đây các nước như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Nhật Bản, Singapore… (Nên chú ý là nhiều nước còn gọi đây là mô hình dân chủ đại diện).

Hai là, cách thức tổ chức hệ thống của chúng ta đang có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình này. Có thể kể ra đây một số điểm tương đồng như: Đảng có đa số trong Quốc hội nên Đảng lựa chọn nhân sự cho Chính phủ và thực chất là thành lập Chính phủ; Đảng nắm cả quyền lập pháp và quyền hành pháp; Chính phủ hình thành trên cơ sở Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội…

Mô hình tổng thống chế còn được gọi là mô hình cộng hòa tổng thống. Trong mô hình này, chính phủ không hình thành trên cơ sở của quốc hội và cũng không chịu trách nhiệm trước quốc hội. Người dân bầu trực tiếp ra tổng thống và trao quyền hành pháp cho tổng thống. Người dân cũng bầu ra quốc hội và trao quyền lập pháp cho quốc hội. Nhiều người gọi đây là mô hình phân quyền cứng vì không có sự hòa lẫn giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là trong mô hình này, nguyên tắc cơ bản vẫn không hoàn toàn là tam quyền phân lập, mà là cân bằng và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền. Ví dụ quốc hội thông qua luật thì tổng thống có quyền phủ quyết luật và tòa án có quyền phán xử về tính hợp hiến của luật. Mô hình cộng hòa tổng thống chỉ nên được coi là một mô hình được nêu ra để tham khảo. Lý do là vì ngoài nước Mỹ ra, mô hình này gần như đã không đưa lại sự thịnh vượng và phát triển cho bất kỳ một nước nào khác.

Sự kết hợp giữa mô hình đại nghị và mô hình tổng thống đã cho ra đời một mô hình thiết kế hệ thống thứ ba được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đó là mô hình tổng thống lưỡng tính. Đặc điểm nổi bật của mô hình này là chính phủ vừa có tổng thống và vừa có thủ tướng. Quyền hành pháp được phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo những tỷ lệ khác nhau tùy vào mỗi nước. Tuy nhiên, quyền hoạch định những chính sách lớn và quyền về quốc phòng, an ninh và ngoại giao thường thuộc về tổng thống. Trong mô hình này, tổng thống thường có vị thế độc lập với quốc hội, nhưng thủ tướng và nội các của thủ tướng lại phải chịu trách nhiệm trước quốc hội. Đây là mô hình mà Liên bang Nga và đa số các nước cộng hòa xô-viết trước đây đã lựa chọn trong quá trình chuyển đổi. Đối với chúng ta, đây cũng là mô hình rất cần tham khảo vì những lý do sau.

Một là, đây là mô hình duy nhất mà lịch sự hiện đại của thế giới đã ghi nhận là đưa được Hàn Quốc và Đài Loan từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất. Không có một mô hình thể chế nào khác nữa làm được điều này, ngoại trừ trường hợp mô hình đại nghị đối với Singapore. Tuy nhiên, Singapore thực chất là một thành phố vì quốc gia này rất nhỏ bé.

Hai là, thực chất chúng ta đã từng có mô hình tổng thống lưỡng tính theo Hiến pháp năm 1946. Trong nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời đó chúng ta đã từng có Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều nắm quyền hành pháp.

Như vậy, thực chất là có hai mô hình chúng ta có thể lựa chọn để nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước. Đó là mô hình đại nghị và mô hình tổng thống lưỡng tính. Vấn đề là trong hai mô hình đó, mô hình nào sẽ phù hợp nhất cho chúng ta. Lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào ban lãnh đạo của đất nước. Chẳng ai trên thế giới này có thể lựa chọn thay cho chúng ta được.
VẬN HÀNH NHẤT THỂ HÓA THEO MÔ HÌNH ĐẠI NGHỊ
NGUYỄN SĨ DŨNG/ TS 27-5-2017
Nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, chứ không phải việc Đảng kiêm nhiệm các chức danh của Nhà nước
Mô hình đại nghị ở Anh, còn được gọi là mô hình Westminster - Thuật ngữ này xuất phát từ Cung điện Westminster, nơi đặt Nghị viện Anh. Nguồn ảnh: Freephoto.com

Nhất thể hóa là việc Đảng hóa thân vào Nhà nước, chứ không phải việc Đảng kiêm nhiệm các chức danh của Nhà nước. Thời gian vừa qua, tranh luận chủ yếu xoay quanh việc bí thư nên kiêm chức chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) hay chức chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND). Trên thực tế, ở những cấp chính quyền thấp hơn thì bí thư thường kiêm chức chủ tịch UBND, còn ở những cấp cao hơn thì bí thư thường kiêm chức chủ tịch HĐND. Tuy nhiên, kiêm chức gì thì vẫn chỉ là kiêm nhiệm, chứ không phải là hóa thân. Sự kiêm nhiệm chỉ làm cho công việc của những người nắm giữ cương vị chủ chốt tăng lên gấp đôi, mà mọi quy trình công việc thì vẫn không hề thay đổi. Việc kiêm nhiệm vì vậy ít bổ sung giá trị gia tăng cho quy trình quản trị địa phương. Ngược lại, sự quá tải còn có thể làm giảm chất lượng của quy trình này.

Thật ra, ngoại trừ mô hình xô-viết, trong tất cả các mô hình thể chế khác, bao gồm cả mô hình đại nghị và mô hình tổng thống lưỡng tính mà chúng ta nên xem xét để lựa chọn, ban lãnh đạo của đảng cầm quyền bao giờ cũng đều hóa thân vào nhà nước.

Nếu chúng ta lựa chọn mô hình đại nghị để nhất thể hóa thì sự hóa thân của Đảng có thể được tiến hành đại loại như như sau.

Trước hết, Đại hội Đảng được tổ chức để làm ba việc: 1. Thông qua chương trình hành động của Đảng cho năm năm tới; 2. Bầu người đứng đầu Đảng; 3. Bầu các ứng cử viên của Đảng tham gia tranh cử vào Quốc hội. Đối với các nước có đa đảng thì chương trình hành động của đảng có thể được gọi luôn là chương trình tranh cử của đảng. Đối với những nước chỉ có một đảng như nước ta, chương trình này nên gọi là chương trình vận động bầu cử sẽ chính xác hơn. Kiểu gì thì cũng phải vận động cử tri bầu cho các ứng cử viên của Đảng trên cơ sở những định hướng chính sách được đưa ra trong chương trình. Người đứng đầu Đảng cũng chính là người lãnh đạo và dẫn dắt chiến dịch vận động bầu cử của Đảng. Nếu cử tri bầu cho các ứng cử viên của Đảng chiếm đa số trong Quốc hội, thì điều này cũng có nghĩa là cử tri đã phê chuẩn chương trình hành động của Đảng và trao quyền thành lập chính phủ cho Đảng (để triển khai thực hiện chương trình hành động đã được phê chuẩn).

Sau bầu cử, những ứng cử viên trúng cử sẽ hợp thành ban lãnh đạo của Đảng. (Những ứng cử viên không trúng cử thì vẫn chỉ là những đảng viên thường). Ban lãnh đạo này ở các nước được gọi là đảng đoàn (party caucus). Ở ta có lẽ cũng có thể gọi là đảng đoàn. Tuy nhiên, đảng đoàn phải bao gồm tất cả những đảng viên đã trúng cử chứ không chỉ là mười mấy người trong Ủy ban thường vụ Quốc hội như hiện nay. Đảng đoàn chính là cơ quan thực hiện chức năng quyết định chính sách của Ban Chấp hành Trung ương hiện nay.

Đảng đoàn đến lượt mình lại bầu chọn ra nhân sự cho nội các và các chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội… Nội các sẽ do người đứng đầu Đảng làm Thủ tướng. Nội các chính là cơ quan thực hiện chức năng hoạch định chính sách của Bộ Chính trị hiện nay. Nếu hiện nay Bộ Chính trị dự thảo các chính sách trình ra Ban Chấp hành Trung ương, thì khi nhất thể hóa, nội các sẽ dự thảo chính sách trình ra đảng đoàn.

Với cách thiết kế như vậy, ở cấp trung ương, Đảng đã hoàn toàn hóa thân vào Nhà nước. Tất cả quy trình chính sách diễn ra trong Đảng, cũng chính là diễn ra trong Nhà nước. Một nửa thời gian, công sức của quy trình ban hành chính sách đã được cắt giảm. Cụ thể, quy trình chính sách chỉ còn như sau: nội các dự thảo chính sách trình ra đảng đoàn. Đảng đoàn phê chuẩn chính sách thì nội các trình ra Quốc hội. Mọi chính sách đã được đảng đoàn phê chuẩn chắc chắn sẽ được Quốc hội thông qua, vì đảng đoàn luôn luôn có đa số áp đảo trong Quốc hội.

Với cách nhất thể hóa như vậy, các nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước sẽ không còn phải làm một việc lặp đi, lặp lại ở ba bốn nơi như hiện nay. Đồng thời nguyên tắc tập trung dân chủ cũng dễ được bảo đảm hơn. Bởi vì rằng, rủi ro của việc Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua chính sách, mà các đảng viên ở trong Quốc hội vẫn chưa được bàn bạc, thảo luận sẽ được loại trừ. Ngoài ra, tính chính danh của toàn bộ quy trình sẽ được bảo đảm 100%.

Điều có thể khiến nhiều người băn khoăn ở đây là: với cách nhất thể hóa như trên, quyền lực của Đảng sẽ trở nên quá lớn. Quả đúng là như vậy. Trong mô hình đại nghị, nếu đảng cầm quyền có đa số áp đảo trong quốc hội, thì quyền lực của đảng sẽ rất lớn. Phe đối lập vẫn có thể tranh luận, phản biện các dự thảo chính sách của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, nếu đảng cầm quyền kiên quyết giữ quan điểm của mình, mọi quyết định của đảng đều sẽ được thông qua thành chính sách, pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, ở đời “nói phải củ cải cũng nghe”, nếu phe đối lập giỏi tranh luận, giỏi phản biện, nhiều dự thảo chính sách chắc chắn sẽ được đảng cầm quyền chỉnh sửa. Nước ta không có phe đối lập, nhưng các vị đại biểu ngoài đảng có thể đảm nhận vai trò phản biện nói trên. Vấn đề là chúng ta cần bảo đảm một tỷ lệ thích hợp các đại biểu Quốc hội là người ngoài đảng. Đồng thời, quan trọng hơn là phải vận động những người ngoài đảng tài giỏi, liêm chính ứng cử vào Quốc hội.
***
Trên đây là những nét sơ lược nhất của việc vận hành nhất thể hóa theo mô hình đại nghị. Tất nhiên, nếu mô hình này được lựa chọn, một loạt các vấn đề có liên quan khác cũng sẽ cần được xử lý. Đó là những vấn đề như công tác đảng vụ sẽ được duy trì như thế nào? Vai trò của các đảng viên không được lựa chọn để hóa thân vào nhà nước sẽ là gì? Mối quan hệ giữa các đảng viên đã hóa thân vào nhà nước với các đảng viên khác của Đảng sẽ như thế nào?… Đây quả thật là những vấn đề mang tính kỹ thuật và kinh nghiệm của thế giới cũng đã có rất nhiều để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên, chúng là những nội dung mà một bài viết ngắn khó có thể đề cập hết được. Điều cuối cùng, cần được nhấn mạnh là: việc nhất thể hóa giữa Đảng và Nhà nước theo mô hình đại nghị hoàn toàn có thể triển khai được trong khuôn khổ của Hiến pháp năm 2013.

XU HƯỚNG ĐA ĐẢNG SẮP TRỞ THÀNH XU THẾ Ở VIỆT NAM ?
PHẠM CHÍ DŨNG /VOA/ BVN 5-6-2017
Đi ngh hay Tng thng lưỡng tính?
Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia sáng (thuộc Bộ Khoa Học Công nghệ) - một tờ báo nhà nước được xếp vào số ít ỏi cơ quan báo chí mang quan điểm phản biện và có hơi hướng cấp tiến, đã chính thức đăng bài viết “Nht th hóa: Phân tích đ la chn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng - cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Khi còn đương chức, ông Nguyễn Sĩ Dũng là người làm công tác nghiên cứu cho Quốc hội, thường đề cập đến các vấn đề về cơ chế, chính sách, nhưng vẫn theo “đường lối chủ trương” mà chưa “xé rào”.
Còn hiện thời, tuy khởi đầu bằng việc phân tích chủ trương nhất thể hóa của đảng cầm quyền, nhưng bài viết trên của quan chức về hưu Nguyễn Sĩ Dũng lại đề cập đến một vấn đề được xem là “rất nhạy cảm” đối với thể chế độc đảng ở Việt Nam: chọn mô hình đại nghị hay mô hình Tổng thống lưỡng tính?
Trước đây, trên mặt báo chí nhà nước thỉnh thoảng cũng có vài bài viết đề cập đến “đa nguyên” hay bóng gió về “đa đảng”, nhưng hàm lượng và tính rõ ràng là khá mờ nhạt.
Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên xuất hiện một bài viết trên báo nhà nước mang tính hàm ý rõ ràng đến thế.
Do tính quan trọng và tính “tín hiệu” của bài viết này, dưới đây xin trích dẫn phần lớn nội dung bài “Nht th hóa: Phân tích đ la chn mô hình” để độc giả tham khảo:
Mô hình Th tướng chế còđược gi là mô hình đi ngh gm cng hòđi ngh và quân ch đi ngh Trong mô hình đi nghđng nào thng c và có đa s trong Quc hi, thì đng đó đng ra thành lp Chính ph. Nghĩa làđng thng c va nm c quyn lp pháp và c quyn hành phá trong tay. Chính vì vy, không có s phân lp hay kim soát ln nhau rõ ràng gia quyn hành pháp và quyn lp pháp trong mô hình đi ngh. Thc tế là trong mô hình này, quyn lp pháp và quyn hành pháp hòa ln (fusion) vào nhau. Đây là mô hình rt cđược cân nhc khi tiến hành nht th hóa vì các lý do sau đây:
Mt là, mô hình đi ngh đã mang li s thnh vượng và phát trin cho nhiu nước nht trên thế gii. Chúng ta có th k ra đây các nước như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Đc, ThĐin, Đan Mch, Nht Bn, Singapore
Hai là, cách thc t chc h thng ca chúng ta đang có khá nhiđim tương đng vi mô hình này. Có th k ra đây mt s đim tương đng nhưĐng có đa s trong Quc hi nêĐng la chn nhân s cho Chính ph và thc cht là thành lp Chính phĐng nm c quyn lp pháp và quyn hành pháp; Chính ph hình thành trên cơ s Quc hi và chu trách nhim trước Quc hi
Mô hình Tng thng chế còđược gi là mô hình Cng hòa Tng thng. Trong mô hình này, Chính ph không hình thành trên cơ s ca Quc hi và cũng không chu trách nhim trước Quc hi. Người dân bu trc tiếp ra Tng thng và trao quyn hành pháp cho Tng thng. Người dân cũng bu ra Quc hi và trao quyn lp pháp cho Quc hi. Nhiu người gđây là mô hình phân quyn cng vì không có s hòa ln gia quyn lp pháp và quyn hành pháp. Tuy nhiên, cũng cn chú ý là trong mô hình này, nguyên tc cơ bn vn không hoàn toàn là tam quyn phân lp, mà là cân bng và kim soát ln nhau gia các quyn. Ví d Quc hi thông qua lut thì Tng thng có quyn ph quyết lut và Tòán có quyn phán x v tính hp hiến ca lut. Mô hình Cng hòa Tng thng ch nêđược coi là mt mô hình được nêu ra đ tham kho. Lý do là vì ngoài nước M ra, mô hình này gn như đã không đưa li s thnh vượng và phát trin cho bt k mt nước nào khác.
S kết hp gia mô hình Đi ngh và mô hình Tng thng đã cho ra đi mt mô hình thiết kế h thng th ba được nhiu nước trên thế giáp dng. Đó là mô hình Tng thng lưỡng tính. Đđim ni bt ca mô hình này là Chính ph va có Tng thng và va có Th tướng. Quyn hành pháđược phân chia cho hai yếu nhân nói trên theo nhng t l khác nhau tùy vào mi nước. Tuy nhiên, quyn hoch đnh nhng chính sách ln và quyn v quc phòng, an ninh và ngoi giao thường thuc v Tng thng. Trong mô hình này, Tng thng thường có v thế đc lp vi Quc hi, nhưng Th tướng và ni các ca Th tướng li phi chu trách nhim trước Quc hi. Đây là mô hình mà Liên bang Nga và đa s các nước cng hòa xô-viết trướđâđã la chn trong quá trình chuyđi. Đi vi chúng ta, đây cũng là mô hình rt cn tham kho vì nhng lý do sau.
Mt làđây là mô hình duy nht mà lch s hiđi ca thế giđã ghi nhn là đưđược Hàn Quc và Đài Loan t thế gii th ba lên thế gii th nht. Không có mt mô hình th chế nào khác na làđượđiu này, ngoi tr trường hp mô hình đi ngh đi vi Singapore. Tuy nhiên, Singapore thc cht là mt thành ph vì quc gia này rt nh bé.
Hai là, thc cht chúng ta đã tng có mô hình Tng thng lưỡng tính theo Hiến pháp năm 1946. Trong Nhà nước Vit Nam Dân ch Cng hòa thđó chúng ta đã tng có Ch tch nước và Th tướng Chính ph đu nm quyn hành pháp.
Như vy, thc cht là có hai mô hình chúng ta có th la chđ nht th hóa giĐng và Nhà nước. Đó là mô hình Đi ngh và mô hình Tng thng lưỡng tính
Nếu nht th hóa là viĐng hóa thân vào Nhà nước, thì la chn mô hình đ nht th hóa là điđu tiên quan trng nht chúng ta phi làm. Bi vì rng, nếu chúng ta la chn mô hình Th tướng chế thì ngườđng đĐng s phi làm Th tướng như  Anh,  Nht Nếu chúng ta la chn mô hình Tng thng chế thì ngườđng đĐng phi làm Tng thng như  M Indonesia
Bế tc
Đáng chú ý, Nguyễn Sĩ Dũng đã đăng bài “Nht th hóa: Phân tích đ la chn mô hình” trên facebook của ông trùng với thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 5 của đảng cầm quyền.
Việc tạp chí Tia sáng “dũng cảm” đăng bài viết “Nht th hóa: Phân tích đ la chn mô hình”, như một công bố chính thức trên hệ thống truyền thông, có thể được xem là một tín hiệu về những thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam trong tương lai, mà gần nhất có thể trong 1-3 năm tới.
Bài viết trên xuất hiện trong bối cảnh vừa âm ỉ, vừa râm ran dư luận về khả năng có thể hình thành thể chế “đảng trong đảng” ở Việt Nam. Từ năm 2016, đã xuất hiện những cuộc trao đổi trong giới quan chức cao cấp hưu trí và giới trí thức “phản biện trung thành” về khả năng đổi tên Đảng Cộng sản trở về tên Đảng Lao động như trong quá khứ xa. Hoặc có thể “tách đảng” thành hai - vừa Đảng Cộng sản vừa Đảng Lao động trong tương lai gần.
Từ trước Tết nguyên đán 2017, lại râm ran dư luận trong giới “phản biện trung thành” về khả năng có thể đề nghị hình thành thể chế “đảng trong đảng”, nhưng với một cái tên mới hoàn toàn cho đảng cầm quyền.
Dường như chưa bao giờ, kể từ thời Liên Xô sụp đổ vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, không khí và nhu cầu về đa nguyên và đa đảng lại cấp thiết như lúc này ở Việt Nam.
“Bế tắc” là từ ngữ không còn lấp ló nơi cửa miệng của giới quan chức, mà đã được một số quan chức can đảm và bạo miệng nhất nói ra hoặc thốt ra. Vào năm 2015, Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh đã trở thành một trong số những người dám nói thẳng ngay trong một cuộc tập huấn chính trị “có thứ đó đâu mà tìm”, khi ông được học viên hỏi về tương lai của chủ nghĩa xã hội.
Quan chức đã thế, nhưng giới trí thức có hơi hướng cấp tiến còn mạnh miệng hơn nhiều. Nói đủ thứ, từ chuyện nội bộ “đảng nát như tương” đến chuyện kinh tế suy sụp, xã hội nhiễu loạn, còn lý tưởng xã hội chủ nghĩa hay “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của ông Nguyễn Phú Trọng đã không còn ăn nhập gì với một hiện thực đầy dẫy bế tắc…
Nguồn gốc của căn bệnh quá trầm kha, rốt cuộc được cho rằng chủ yếu do cơ chế một đảng gây ra. Cho đến giờ này, chống tham nhũng đã trở nên vô phương ở Việt Nam. Độc đảng chính là nguồn cơn sinh ra quốc nạn tham nhũng.
Chỉ còn cách đa đảng thì may ra mới cứu vãn được dân tộc, người nghèo và đương nhiên cứu cả giới quan chức đương chức lẫn về hưu.
Xu thế
Nhưng không chỉ phản ứng đối với ý thức hệ giáo điều, tự thân “xung đột nội bộ” cũng góp phần đẻ ra nhu cầu hướng đến đa đảng.
Sau Đại hội 12 vào đầu năm 2016, những nhóm quyền lực cũ và mới song song tồn tại và sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Nhưng cốt tử hơn, những nhóm này – trong mối kết nối chặt chẽ với các nhóm lợi ích cũ và mới – đang ngày càng nhận ra tương lai hoàn toàn bế tắc nếu cứ cắm đầu tuân theo những bản nghị quyết vô hồn về “chủ nghĩa xã hội” hoặc “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Một trong những lý do đơn giản nhất là ngày càng lo sợ sự bùng nổ phản kháng và hành động trả thù của dân chúng, đặc biệt từ những người dân đã bị biến thành nạn nhân khốn cùng của chế độ. Một bài toán rất thực tế: giới quan chức tìm đâu ra lối thoát chính trị và lối thoát sinh mạng ở Việt Nam và cả trên “trường quốc tế”, trong khi tài sản và thân nhân của họ đã hiện diện ở khắp các nơi – Mỹ, Canada, Úc, Tây Âu…?
Bài viết “Nht th hóa: Phân tích đ la chn mô hình” của tác giả Nguyễn Sĩ Dũng là một chỉ dấu đầu tiên cho thấy nhu cầu đa đảng đã không chỉ chìm ẩn trong não trạng, không chỉ mấp mé nơi cửa miệng, không chỉ đã được phát ngôn với sự bức xúc nhất định, mà còn bắt đầu được khơi mào bằng truyền thông.
Để có thể đưa chúng ta đến một kết luận sơ bộ về bầu không khí chính trị - xã hội Việt Nam: xu hướng đa đảng đang và sẽ trở thành xu thế, có thể là xu thế lan rộng, chỉ trong ít năm nữa.
Tuy nhiên trong vài ba năm tới, xu thế đa đảng không phải xuất phát từ “thế lực thù địch” hay “xã hội dân sự” chính quyền thường quy kết, mà có thể bắt nguồn từ chính nội bộ đảng. Xu thế này đang và sẽ mang tính xác đáng đủ lớn để những quan chức như ông Trương Minh Tuấn không thể viện lý do “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” để ngăn chặn. Thậm chí đến một lúc nào đó, cả những người cực kỳ bảo thủ như Nguyễn Phú Trọng cũng có thể phải chép miệng “Đành vậy, không còn cách nào khác…”.
P.C.D.
* Blog ca nhà báo Phm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog đượđăng ti vi s đng ý cÐài VOA nhưng không phánh quan đim hay lp trường ca Chính ph Hoa K.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét