Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

20180609. ÔN LẠI NHỮNG KẾT LUẬN SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG

ĐIỂM BÁO MẠNG
BỘ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG ĐÃ TỪNG CÓ NHIỀU KẾT LUẬN SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG! 

MẠC VĂ N TRANG/ FB Mạc Văn Trang /BVN 9-6-2018

clip_image006
clip_image008

Đảng Lao động Việt Nam trước đây nay là Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi chung là Đảng), có một Bộ Chính trị (BTC), mà mọi quyết sách lớn của Đảng, của đất nước, đều thảo luận, biểu quyết thông qua, coi như “Chiếu chỉ của Vua” (Vua tập thể), không ai được bàn lui, làm trái!
Nên nhiều người bảo rằng, chuyện thông qua Luật về 3 đặc khu kinh tế là chuyện “VÁN ĐÃ ĐÓNG THUYỀN”, vì “BỘ CHÍNH TRỊ ĐÃ KẾT LUẬN”… Bà Ngân Chủ tịch QH cũng nói: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sáng 16/4 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội”… (http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-l…).
Về câu nói này có thể bình luận theo nhiều khía cạnh. Tôi chỉ hoàn toàn bằng ký ức, qua những trải nghiệm của bản thân, cũng có thể ghi nhận BCT Đảng không phải thánh thần, mà chỉ là những người tự trong Đảng bầu nhau lên, rồi cứ đem cái “Kết luận của BCT” ấy áp đặt lên toàn dân, và từ trước đến nay, đã dẫn đến nhiều sai lầm nghiêm trọng, khiến toàn dân gánh chịu những hậu quả nặng nề. Có thể nhắc lại một số sai lầm nghiệm trọng sau đây.
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành “Luật Cải cách ruộng đất”, mục đích nghe cũng hay, nhưng thực hiện đã dẫn đến những sai lầm đau đớn, chỉ trong ba năm, 1953 - 1956 hàng triệu người bị đấu tố, tra tấn, tù đầy; hàng vạn người bị giết oan ức… Khắp các làng quê gây nên bao thảm cảnh con đấu cha, vợ đấu chồng, anh em, họ hàng thù hận lẫn nhau… di hại không biết bao nhiêu năm.
2. Chủ trương Hợp tác hóa nông nghiệp sai lầm dai dẳng suốt từ 1958 đến 1986. Bần, cố nông vừa hí hửng “Ơn Đảng có ruộng cày”, thì từ năm 1958, BCT của Đảng lại “Kết luận” và yêu cầu QH thông qua “Luật Hợp tác xã nông nghiệp”. Kết quả là phải đưa hết ruộng đất vào HTX, tiến hành Công hữu hóa ruộng đất, trâu bò, nông cụ… Nông dân tiến lên con đường “làm ăn tập thể”! Ai trái ý Đảng là “phản động” hay nhẹ hơn là “phần tử lạc hậu, bảo thủ”. Giữa 2 con đường: “Làm ăn cá thể sẽ dẫn đến Tư bản chủ nghĩa”; và “làm ăn tập thể, sẽ thành XHCN”, chỉ được chọn MỘT! “Cuộc đấu tranh giữa 2 con đường” vô cũng dai dẳng, vật vã. Đảng đã chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực từ dân, phát huy mọi sáng kiến, cải tiến, nhưng dân ngày càng đói rách… Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc - ông Kim Ngọc, chỉ thử nghiệm “khoán chui đến hộ nông dân”, rất kết quả, nhưng bị quy tội, cách chức…
Sau năm 1975, cả nước “Tiến lên nền sản xuất lớn, XHCN” thế là cả nước đói dài, ăn bo bo, sắn khoai, rau má… HTX dẫn đến thảm cảnh “CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ”? mà Đảng ta vẫn u mê! Dân ta vẫn cam chịu!
May quá, có ông Gooc-Ba-Chộp từ Liên Xô tiến hành Pe-rest-troi-ka, Đảng ta tỉnh ngộ, bèn “ĐỔI MỚI”! Tức là “Cởi trói cho nông dân”, chia ruộng cho nông dân tự do làm ăn cá thể. Vợ chồng, con cái ngày đêm lăn lộn với mảnh đất cá thể, (Cũng không kịp nghĩ “thằng nào nó trói mình”, và giờ Đảng cởi cho)! Nguyễn Văn Linh tuyên bố xanh rờn: “Hãy tự cứu lấy mình trước khi Trời cứu”! (Chứ không chờ Đảng cứu)! Cả nước như đàn ong vỡ tổ, nhà nhà sản xuất, người người đi buôn; tướng tá, văn nghệ sĩ, CNVC, giáo sư, TS, viện sĩ… túa ra buôn bán, kiếm ăn. “Đầu đường thiếu tá bơm xe / Giữa đường trung tá bán chè đỗ đen / Cuối đường đại tá bán kem / Xem ra cấp tá chẳng hèn lắm đâu”! Nông dân cũng tỉnh ngộ, thì ra xưa nay BCT vẫn “kết luận”: “Mất mùa là tại thiên tai / Được mùa là tại thiên tài Đảng ta”! Nhờ “Cởi trói” để dân tự do làm ăn mà cả nước hồi sinh, dân tộc vùng lên, đầy sức sống sáng tạo, mãnh liệt… Đây là cơ hội vô giá, ngàn năm có một, để dân tộc ta vươn lên con đường phát triển như Singapore, Hàn Quốc… và thoát Trung ngoạn mục… Nhưng than ôi!
3. BCT của Đảng lại “kết luận”… và năm 1990, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng… đã kéo nhau sang Thành Đô, Trung cộng để gắn kết 2 Đảng CS với nhau, “Trên tinh thần thỏa thuận cấp cao” “16 CHỮ và 4 TỐT”. Đến nay “MẬT ƯỚC THÀNH ĐÔ” vẫn không được công bố cho nhân dân được biết. Do vậy dân gian đồn rằng, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, vì phản đối, cho rằng, “Mật ước Thành Đô sẽ dẫn đến Bắc thuộc lần thứ 3” mà ông bị mất hết chức vụ; đồn rằng, Nguyễn Văn Linh nói: “Thà mất nước còn hơn mất Đảng” (!); đồn rằng đến năm 2020 Việt Nam thành một “bộ phận hợp thành của Trung Quốc”! Từ đó Việt Nam ngày càng bị Trung cộng o ép, trói buộc với bao nhiêu điều thiệt thòi, nhục nhã, không kể xiết! Vì Đảng giấu nhẹm cái “Mật ước thành Đô”, vì phải che giấu điều gì đó cực kỳ nghiêm trọng, nên nhiều quan chức của Đảng và Nhà nước “Danh bất chính, ngôn bất thuận”, nói năng ấp úng, tư thế đối ngoại với Trung cộng mới hèn và nhục đến thế! Chưa bao giờ thấy một Đại tướng Việt Nam đớn hèn, nhục nhã như Phùng Quang Thanh trước Trung cộng! Chắc là vì cái “ĐẠI CỤC” Thành Đô mà Đảng ngày càng chui vào cái rọ cuả Trung cộng, co cụm lại bảo vệ quyền lợi phe nhóm của mấy triệu đảng viên, xa rời mối quan hệ máu thịt với nhân dân, quay ra lừa dối dân, đàn áp dân… Cuối cùng, con mắt tinh tường của Dân đã tổng kết: “CHÍNH QUYỀN NÀY HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN”! CAND trở thành công cụ của Đảng, “chỉ biết còn Đảng, còn mình”! Họ ăn cơm dân, mặc áo dân, mà chỉ biết nghe lệnh Đảng để đàn áp Dân…
4. BCT đã “kết luận” kinh tế quốc doanh là chủ đạo, đã thành lập các tập đoàn kinh tế quốc doanh làm những “Quả đấm thép”… Bao nhiều nguồn lực dồn hết cho những Vinashine, Vinaline và bao nhiêu tập đoàn quốc doanh, nhưng hầu hết thua lỗ, phá sản để lại núi nợ công chồng chất. Sau hơn 20 năm phá tan hoang nền kinh tế, BCT lạ kết luận “Tái cấu trúc nền kinh tế”, cho phá sản và “Cổ phần hóa” các cơ sở sản xuất quốc doanh. Lại một lần tham nhũng, tan hoang nền kinh tế… BCT lại kết luận: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng phát triển đất nước”! Ôi, sau mấy mươi năm, người dân nào cũng thấy, cả nhân loại đã coi đó như lẽ tự nhiên, mà đến tận ngày nay BCT Đảng ta mới sáng suốt “kết luận” như vây!
5. BCT “kết luận” và QH thông qua Hiến pháp, bao nhiêu lần sửa đổi vẫn cứ khăng khăng “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Hậu quả là, chính quyền từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã cùng tìm cách cướp đất của Dân, dưới hình thức “Giải tỏa, đền bù” và “Cưỡng chế”, “Thu hồi đất” để bán chác, sang nhượng, chia nhau kiếm lời, làm nảy nở nhung nhúc quan tham; phá nát giang sơn; đồng tiền xô đẩy các quan chức và toàn xã hội vào cảnh lọc lừa, dối trá, đạo đức suy đồi, cương thường rối loạn… Bao người dân bị cướp đất, “tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây”; bao nhiêu đoàn dân oan kéo lê lết đi khiếu kiện 10 năm, 20 năm, toàn hệ thống chính trị của Đảng vẫn bưng tai, bịt mắt, vô cảm, vô can? Thật khốn nạn! Những vụ cưỡng chế trắng trợn, tàn bạo như vụ Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Vụ Ecopark (Hưng Yên), vụ Dương Nội và Đồng Tâm (Hà Nội), vụ Thủ Thiêm (HCM)… đã đi vào lịch sử tội ác của Đảng. Hồi đánh Mỹ, chị Út Tịch, “còn cái lai quần cũng đánh”, nhưng chống giặc nội xâm cướp đất, nhiều chị em đã phải “cởi trần truồng ra đánh”… mà vẫn thua!
6. Cũng vì Luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nên hồi Nông Đức Mạnh là TBT và Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng mới “bật đèn xanh” để các tỉnh có quyền cho người nước ngoài thuê đất 50 năm, mà hơn 10 tỉnh đã cho người nước ngoài, chủ yếu là Trung cộng, thuê đất rừng 50 năm ở hầu hết những vị trí chiến lược hiểm yếu. Cá biệt có nơi như Võ Kim Cự (Hà Tĩnh) còn dám cho Formosa thuê đất 70 năm với giá bèo! Rồi Dự án Bô xít Tây Nguyên, không biết bao nhiêu lời khuyên can, phán đối, nhưng “BCT đã kết luận”, và không ai ngăn cản được, để Tàu vào chiếm “Nóc nhà Đông dương”, còn bô xít thì chỉ lỗ và tiềm ẩn bao đe dọa!
7. Trên đây, điểm qua vài “Kết luận” lớn của BCT dẫn đến những sai lầm lớn, chứ “Những kết luận nhỏ” thì không đếm xuể! Nhiều “kết luận” nêu trên, có động cơ, mục đích vì dân, vì nước, nhưng do điều kiện lịch sử và tầm hiểu biết hạn chế của các nhà lãnh đạo, nên NHÂN DÂN CÓ THỂ THA THỨ. Còn lần này, BCT “kết luận, lập 3 đặc khu kinh tế” cho ngoại bang thuê 99 năm, thì cả ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH, ÂM MƯU đều theo “ĐẠI CỤC” Thành Đô, không thể che giấu nổi “Mắt Thánh” của Nhân dân! Hãy bỏ cái “Kết luận của BCT” đi! Chưa có cái “kết luận” nào của BCT” lại sai lầm kéo dài đến 99 năm và di hại đến muôn đời con cháu!
“Mật ước Thành Đô” có thể do u mê, sai lầm trong lúc hoang mang, bối rối; còn “Kết luận của BCT” về 3 đặc khu kinh tế” kỳ này, đã được bao nhiêu góp ý thấu tình, đạt lý, đầy trách nhiệm của các nhân sĩ, trí thức, chuyên gia ở trong và ngoài nước; đã thấy sự phản ứng sục sôi của dân chúng; những người dân mà LÒNG YÊU NƯỚC và BẢN NĂNG SINH TỒN TRƯỚC HỌA PHƯƠNG BẮC MẤY NGÀN NĂM đã được di truyền bao đời, thấm vào máu thịt, tim óc mỗi con dân Việt. Những phản ứng ấy có tính LINH CẢM, TRỰC GIÁC nhưng lại vô cùng chính xác, hơn bất kỳ thứ lý lẽ nào! Chỉ có CÁI GIEN DI TRUYỀN ĐÓ, còn lại ở mỗi người Dân Việt, mà dù ở bất cứ nơi đâu, họ cũng sẵn sàng hiến dâng tâm lực, trí lực, tiền của, xương máu của mình cho Độc lập của Tổ quốc, Tự do, Hạnh phúc của Nhân dân; nhân dân ta có thể chấp nhận còn nghèo, chứ “Nhất định không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ”!
BCT và các “con rối tay sai” cho nhóm lợi ích đừng dối trá, lòe bịp Dân thêm nữa! Dân không muốn nghe giải thích thêm gì nữa! CHỈ CÓ NÓI KHÔNG VỚI “ĐẶC KHU KINH TẾ”!
Có lẽ mỗi người dân đều cảm thấy nói “hết tình, hết lý” rồi, không muốn nói thêm nữa! Chỉ còn một chút NIỀM TIN và HY VỌNG le lói “cuối đường hầm”, hoặc là SỤP ĐỔ HOÀN TOÀN!
Nếu sụp đổ thì hãy nghe lời CỤ HỒ nói đây: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
08/6/2018
clip_image002

clip_image010

ĐỀ ÁN ĐẶC KHU KINH TẾ DO ÔNG PHẠM MINH CHÍNH LÀ TÁC GIẢ, TỪNG ĐỊNH CHO THUÊ ĐẤT  120 NĂM, CHỨ KHÔNG PHẢI 99 NĂM!

HOÀNG DŨNG/ BVN 9-6-2018

clip_image002

Nhiều người tưởng việc thành lập Đặc khu Kinh tế Vân Đồn chỉ mới đặt ra vào năm 2014 căn cứ vào bản tin tường thuật Hội thảo khoa học quốc tế về phát triển Đặc khu kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội ngày 20/3/2014 đăng trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh
 (http://www.quangninh.gov.vn/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=56858). 
Thực ra, trước đó hai năm, một đề án xây dựng đặc khu kinh tế tại Quảng Ninh đã được công bố mà tác giả là Phạm Minh Chính, lúc ấy là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nay là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Theo lời của GS Võ Đại Lược, ông Phạm Minh Chính “rất hăng say về chuyện xây dựng đặc khu kinh tế ở Vân Đồn”, từng “cho tổ chức không ít hội thảo về đề tài này”, từng “tự tay viết Đề án đặc khu kinh tế của Vân Đồn, và trực tiếp trình bày với Bộ Chính trị, và được chấp thuận” (http://nguoidothi.net.vn/dac-khu-kinh-te-o-viet-nam-nhung-thu-nghiem-va-that-bai-13907.html).
Ông Phạm Minh Chính muốn xây dựng hai đặc khu kinh tế, chứ không phải một: ngoài Vân Đồn còn có Móng Cái, mà Móng Cái thì không phải gần, mà chung biên giới với Trung Quốc. Đề án có tên “Phát triển kinh tế xã hội xanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm hai khu hành chính - kinh tế đặc biệt là Móng Cái và Vân Đồn” được chính thức công bố và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan vào đầu tháng 8 năm 2012.
Và luật lệ hết sức mở: miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp công nghệ cao và 20 năm đối với lĩnh vực dịch vụ. Người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đây sẽ được giảm tới 70% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm. Đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm và doanh nghiệp dịch vụ còn có thể lên đến 120 năm.
Đối với Vân Đồn, kinh tế mũi nhọn được xác định là “du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế”. Còn với Móng Cái sẽ là “thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, là trung tâm phát triển của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ với các mũi nhọn là thương mại biên giới, là cửa ngõ giao thương trao đổi hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, phát triển du lịch biển và du lịch biên giới”.
Quảng Ninh “đếm cua trong giỏ” còn trước cả bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đưa ra những con số trong mơ: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vân Đồn sẽ đạt khoảng 21,9%/năm cho đến năm 2020, với GDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD vào năm 2015 và 9.000 USD vào năm 2020. Móng Cái còn kinh khủng hơn: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân sẽ tăng 14,8% cho đến năm 2020, để GDP bình quân đầu người đạt 7.000 USD vào năm 2015 và 14.000 USD năm 2020.
Những thông tin ấy không có gì là bí mật. Nó được công bố trên trang mạng của chính quyền Quảng Ninh (xin xem http://www.quangninh.gov.vn/bannganh/bantuyengiao/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=2889&Page=2)
Chỉ nói thêm: Hội thảo đã nhắc ở trên chắc chắn có tài trợ của phía Trung Quốc. Chẳng thế mà trước đó, bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trong buổi làm việc với đoàn chuyên gia Trung tâm nghiên cứu đặc khu kinh tế Trung Quốc thuộc trường Đại học Thâm Quyến để chuẩn bị cho hội thảo đã bàn đến cả chuyện kinh phí tổ chức hội thảo (http://www.quangninh.gov.vn/pInChiTiet.aspx?nid=54541). Và như thế, không loại trừ đề án xây dựng đặc khu kinh tế có bàn tay lông lá của Trung Quốc thò vào.
clip_image002
H. D.
Tác giả gửi BVN.

LUẬT ĐẶC KHU: ĐỈNH ĐIỂM CỦA PHẪN NỘ TOÀN DÂN

BÙI TÍN/ Blog VOA 8-6-2018

Một bãi biển thuộc Phú Quốc.


Một bãi biển thuộc Phú Quốc.
Đất nước Việt Nam đang sống trong tình trạng biến động, sôi sục.
Lãnh thổ của tổ quốc, chủ quyền của đất nước, nền độc lập của quốc gia đang bị thử thách lớn.
Sự kiên nhẫn của một dân tộc từng trải qua những thử thách ngàn cân treo sợi tóc lại bị đem ra thách thức một cách nghiêm trọng nhất.
Người dân bình thường, em học sinh bình thường cũng hiểu rõ rằng Luật Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Bình Định) và Phú Quốc là mưu đồ bành trướng thâm hiểm nhất quán của Trung Cộng mà Bộ Chính trị đảng CSVN buộc phải « đem thịt dân mình nuôi lũ hổ đói » – Bành trướng phương Bắc.
Bao nhiêu điều dối trá, ngụy biện đều vô hiệu. Nào là ta đã có hàng trăm đặc khu kinh tế rải khắp, nay có thêm 3 cái, có là bao, sẽ thu lợi cực lớn. Thế giới họ có biết mấy đặc khu, mang lợi to lớn, là những tổ trứng Phượng Hoàng, phồn vinh thịnh vượng. 99 năm mới thật hấp dẫn các FDI lớn của thế giới, có giành riêng cho nước nào đâu!
Bà chủ tịch Quốc hội leo lẻo: « Đây là chủ trương của Bộ Chính trị, không thể không làm. » Vậy đây là quốc hội của nhân dân hay đảng hội của đảng?
Ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thấy rõ « làn sóng phản đối khủng khiếp » nên hứa lắng nghe, sẽ điều chỉnh, có vẻ như chỉ sẽ điều chỉnh số năm 99 xuống thấp hơn, nhưng công luận lập tức trả lời: Phải từ bỏ hẳn dự Luật chứ không phải điều chỉnh, không thể cò kè ở những điểm như thế.
Vì ai cũng biết cả 3 vùng nói trên đều đã có chủ đầu tư khá sâu, toàn là đại gia tư bản 9dỏ người Việt thân Trung Quốc, nay họ cần những khoản vốn cực lớn mới.
Vài chục tỷ đôla để đầu tư thêm cho sòng bạc, nhà đỏ cao cấp, nơi nghỉ dưỡng cho cánh thượng lưu, sân gôn, vườn thú, bãi biển cho các đại quý tộc, nằm trong chiến lược kinh tế « một vành đai, một con đường » – one belt, one road - của Hoàng Đế CS Trung Hoa Tập Cận Bình.
Đây là lúc Bộ Chính trị bế tắc, ngân sách thâm thủng, tham nhũng là thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, kinh tế lụn bại, nợ chồng chất, cố tìm ra một lối thoát hào nhoáng nhưng hoàn toàn mạo hiểm và liều lĩnh.
Họ tính rằng người dân ta hiền lành quá, dễ bảo quá, quốc hội lại nằm trọn trong tay đảng, khi gần 90% là đảng viên, phải tuân theo kỷ luật, chỉ thị của đảng, làm sao khác được.
Nhưng lại có một sự thật là sự chịu đựng cam chịu của người dân là có hạn, con sên bị xéo phải oằn lên, thế tận cùng tắc biến, uy tín của đảng đang ở mức thấp nhất, nhân dân bắt đầu nhận ra đảng không còn xứng đáng là lực lượng tiên phong soi đường chỉ lối, không còn là lực lượng chính đáng lãnh đạo, mất hoàn toàn tính chính danh – legitimacy - nay lại đổ thêm dầu vào lửa bằng dự Luật bán nước này, thách thức láo xuợc nhân dân là chủ thể duy nhất của đất nước.
Một văn kiện phản đối Luật đặc khu lập tức có 737 chữ ký, hôm sau lên 1382 chữ ký, nay lên đến 1591 người tham gia do mạng Bô-xit đề xướng, trong ngoài nước các tổ chức kêu gọi biểu tình ngày Chủ nhật 10/6 đòi hủy bỏ dự Luật, gần 30 đại biểu quốc hội nghi ngại, yêu cầu hõan việc bỏ phiếu để thảo luận sâu thêm, rộng rãi thêm, các nhà kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, các nhà nghiên cứu Tương Lai, Nguyễn Trung, Hà Sỹ Phu, các nhà báo Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, các nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Thiều… đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ đạo luật phản động này.
Ông tổng bí thư nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đang đứng trước một đỉnh điểm phẫn nộ xung thiên của toàn dân. Ông tổng Trọng ốm yếu, uy tín suy giảm tệ hại do cầm đầu chủ trương cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh phi pháp chà đạp pháp luật quốc tế bằng bạo lực, gây căng thẳng với CHLB Đức, Tiệp, Slovaque, Ba Lan… và toàn Liên Âu, lại bị tố cáo là nhu nhược với Trung Cộng nhất trong tất cả 5 tổng bí thư sau sự kiện Thành Đô: Tệ hơn cả Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh.
Đã có yêu cầu của một số blogger nếu có bỏ phiếu về Luật đặc khu cần công khai không chỉ con số, tỷ lệ, mà công khai cả tên những ai tán thành, những ai chống, các nhà nhiếp ảnh cần chụp cho rõ, đầy đủ cảnh bỏ phiếu, vì sau này có thể có các phiên tòa xử bày lũ bán nước buôn dân cần đến để làm chứng cứ.
Cả nước sẽ chăm chú theo dõi cuộc bỏ phiếu này.
Để xem ông Tổng Trọng và Bộ Chính Trị có gan lỳ được trước ý chí và phẫn nộ xung thiên của nhân dân hay không?

LUẬT ĐẶC KHU VÀ DẤU HIỆU DÂN HẾT...'THUẦN'

TRÂN VĂN/ Blog VOA 8-6-2018

Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao.


Cảng Cái Rồng, đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhìn từ trên cao.

Phản ứng đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” mà nhiều người gọi tắt là “Luật Đặc khu” ắt làm giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửng sốt. Trong mắt họ, dân Việt vốn… “thuần”.
Có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự lúng túng khi dân Việt hết… “thuần” như họ nghĩ.
Bất chấp băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội, khuyến cáo của một số chuyên gia và chỉ trích của nhiều giới, kể cả “lão thành cách mạng”, bà Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch Quốc hội vẫn khăng khăng: Thành lập ba đặc khu ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang là chủ trương của Bộ Chính trị. Vì Bộ Chính trị đã quyết định như thế nên không thể không có luật về đặc khu!
Thế nhưng mới đây, hôm 7 tháng 6, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, chính thức cam kết sẽ chỉnh sửa Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, không giao đất cho nhà đầu tư tới 99 năm nữa (1). Cần phải nhớ rằng, tháng trước, chính ông Phúc là một trong những người khuyến cáo các đại biểu Quốc hội nên ủng hộ chủ trương giao đất 99 năm.
Cục diện liên quan đến Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đang thay đổi rất nhanh. Ngày 6 tháng này, chỉ mới có vài đại biểu Quốc hội rụt rè đề nghị, tách thời hạn giao đất đến 99 năm thành một vấn đề riêng để biểu quyết khi bỏ phiếu thông qua Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” (2). Hai ngày sau đã có hàng chục đại biểu công khai cho rằng, cần giữ dự luật này lại để trưng cầu dân ý (3)!
***
Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” với ý định biến khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thành đặc khu với nhiều ưu đãi được quảng bá là chưa từng có cho các nhà đầu tư, giống như một liều thuốc đặc trị, kích thích dân chúng Việt Nam, bất kể tuổi tác, giới tính, thành phần xã hội thay đổi cả tâm thế lẫn tư thế.
Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số người minh định tên tuổi, diện mạo kèm tuyên bố phản đối việc giao đất cho những nhà đầu tư vào các đặc khu tới 99 năm, tăng từng giờ. Trên các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, nhiều cá nhân xưa nay xem “quốc kế, dân sinh” là chuyện của hệ thống chính trị chứ không phải của mình, không ít người mà công việc, quyền lợi vốn gắn liền với sự tồn vong của hệ thống chính trị nên chẳng bao giờ chỉ trích hệ thống ấy,… đột nhiên cùng bày tỏ một cách rạch ròi rằng, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” chính là “đưa mỡ vào miệng mèo”, là “cho sói đặt trước một chân vào chuồng gà”.
Chẳng riêng các diễn đàn điện tử, mạng xã hội, số lượng các cơ quan truyền thông do hệ thống công quyền kiểm soát, tham gia vào việc vạch trần mặt trái của các đặc khu, đặc biệt là những đặc khu do các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc từng đổ tiền vào ở châu Á, châu Phi càng lúc càng đông. Dường như không ai có thể dửng dưng trước nguy cơ mất nước, dân tộc thêm một lần lệ thuộc Trung Quốc.
Độc giả các diễn đàn điện tử, người sử dụng mạng xã hội vốn chỉ quen lướt web cho vui, giờ chính là đối tượng săn tìm thông tin, hình ảnh, dữ liệu để tự đánh thức chính mình và cảnh tỉnh đồng bào của mình. Thông báo về chủ trương thành lập ba đặc khu của Bộ Chính trị Đảng CSVN do ông Đinh Thế Huynh ký. Chuyện mời các chuyên gia Trung Quốc đến Việt Nam giảng dạy về lợi ích, cách thức thành lập – vận hành các đặc khu trước khi Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” được soạn thảo rồi trình cho Quốc hội Việt Nam biểu quyết,… giờ được bày ra trên Internet cho tất cả người Việt cùng xem, cùng ngẫm.
Dân đã hết… “thuần” và có thể vì không hình dung được sẽ có lúc dân hết… “thuần” nên cách chống đỡ của các viên chức hữu trách hết sức vụng về: Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, người loan báo, “có nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ đã tìm hiểu và 99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận với việc thành lập Đặc khu Vân Đồn” (4), rút lui, im thin thít dù bị thiên hạ chửi như tát nước vào mặt.
Ngay cả truyền thông chính thức cũng gọi kiểu trấn an của ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường (chưa phát hiện người nước ngoài nào mua đất) là “khó tin”. Có độc giả bình luận, ông Hà giống như đang ở trên… mây. Độc giả khác thì bình rằng, quản trị như thế, nếu có thêm ba đặc khu – thêm ba cái cửa được mở toang thì ai cũng có thể hình dung quốc gia sẽ tan hoang như thế nào (5)!
Không phải tự nhiên mà ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam thú nhận, Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” đã gây ra một “làn sóng khủng khiếp” và chỉ trong vài ngày vừa qua, cá nhân ông Phúc đã nhận được vô số thư từ, tin nhắn, điện thoại (6). Ông Phúc đã hứa sẽ xem lại thời hạn thuê đất và ông mới loan báo sẽ thôi không giao đất trong 99 năm nữa.
Không may cho giới lãnh đạo Đảng CSVN, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là dân đã hết… “thuần”. Dù có nhân nhượng không giao đất tới 99 năm đi nữa thì dân vẫn không chịu. Nhiều facebooker khẳng định như Đàm Hà Phú: 77 đặc khu mà Trung Quốc đầu tư tại 36 quốc gia trên thế giới - hầu hết là ở các quốc gia nghèo mạt rệp ở châu Á như Lào, Sri Lanka và châu Phi... đều có đặc điểm là bị Trung Quốc hóa. Dân Trung Quốc đổ vào các các đặc khu biến người bản địa thành công cụ để bóc lột sức lao động. Tệ nạn, đặc biệt là buôn người và mại dâm ở các đặc khu do Trung Quốc đầu tư - kiểm soát cũng ở mức khủng khiếp. Môi trường, xã hội ở các đặc khu bị phá nát... Vì Trung Quốc trợ cấp cho mỗi gia đình di cư sang các đặc khu ở Lào một khoản tương đương 100 ngàn Mỹ kim nên khu vực Bắc Lào giờ tràn ngập dân Trung Quốc, họ kiểm soát tất cả mọi ngành nghề và dân Lào giờ chỉ là người làm thuê cho dân Trung Quốc ngay trên mảnh đất của chính cha ông họ... Phú nhấn mạnh: Những ai đang và sẽ ủng hộ luật đặc khu cần đọc nhiều thông tin để biết rằng, mình đang tiếp tay đế bán nước cho Trung Quốc như vậy đó. Dù các vị chức sắc “Ăn cơm nhà, vác tù và Bắc Kinh” vẫn nhất định không để chữ nào về Trung Quốc nào trong Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt” nhưng ai cũng hiểu, ngoài Trung Quốc còn ma nào vào đây nữa. Vấn đề không phải là 99 năm hay 9 năm, vấn đề là không có đặc khu, lỏng khu gì sất (6).
***
Rất nhiều người ngỡ ngàng sau khi ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, nói xa, nói gần rằng đang có những người cố tình hiểu sai Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, đẩy thiện ý về đặc khu trở thành nguy cơ tạo ra các nhượng địa, “chia rẽ quan hệ giữa ta với Trung Quốc”(7), hàng ngàn người sử dụng mạng xã hội đã phản hồi như Tạ Quang Hiệp: Người tử tế không muốn dính dáng đến Trung Cộng. Chúng nó là bố các ông hay sao mà sợ bị chia rẽ (8)? Hoặc than như Thang Cong Vu: Trước còn ngờ dư luận săm soi, khe khắt quá mức nhưng nghe các bộ trưởng trả lời về đặc khu thì thấy thất vọng toàn tập. Cơ đồ Việt Nam suy sụp từ đây chăng (9)?
Tháng 2 năm 2013, khi tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Hà Nội, có dịp tường thuật về chuyến công du châu Âu, đặc biệt là được viếng thăm Vatican, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng CSVN tuyên bố đầy hãnh diện: Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ! Không rõ với lối tư duy đó, sau “làn sóng khủng khiếp” đối với Dự luật về “Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt”, ông Trọng có triệu tập Bộ Chính trị họp bất thường để tự kiểm điểm xem: “Mình phải như thế nào…” nhân dân mới nghi ngại và phẫn nộ như vậy, hay không?
Chú thích

PHÊ CHUẨN LUẬT ĐẶC KHU KINH TẾ: MÙ MỜ NHẬN THỨC HAY CỐ Ý  ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM ?

THIÊN ĐIỂU/VNTB/ BVN 9-6-2018

“… từ một đề xuất qui hoạch phát triển kinh tế mang tính khu vực địa phương, đổi tên thành Luật đặc khu một cách khập khiểng nhưng “đúng qui trình” mà không có một chuyên gia kinh tế hay quản lý nhà nước nào có thể hiểu được lý do và cơ sở hình thành của nó”.
Dư luận và truyền thông đang sôi sục về việc Quốc hội đưa ra bàn thảo, biểu quyết về 3 Đặc khu kinh tế. Phản ứng bùng lên rất nhanh và hầu hết đều phản đối và thậm chí kết luận đó là hành vi bán nước. Bản chất và nội dung liên quan các Đặc khu kinh tế này như thế nào? Tại sao dư luận lại bùng lên phản ứng bất ngờ như vậy?
Trên truyền thông, việc xây dựng đề án về 3 Khu kinh tế trọng điểm gồm Phú Quốc (Kiên Giang); Vân Phong (Khánh Hòa); Vân Đồn (Quảng Ninh) đã được đưa ra từ lâu. Trong đó Phú Quốc và Vân Phong được truyền thông nhà nước đăng tải từ những năm 2009-2012, cùng với Khu kinh tế Vũng Áng (Formosa Hà Tĩnh). Vân Đồn chỉ mới được đưa vào khoảng 2015 trở lại đây. Sau một khoảng thời gian yên ắng vì các đề án chưa thống nhất và làm rõ về qui mô và định hướng phát triển trọng tâm tại các khu kinh tế này. Một điểm cần lưu ý: Khi đó Phú Quốc; Vân Phong; Vân Đồn; Vũng Áng đều được lập với tên là Đề án Khu kinh tế trọng điểm chứ không phải là Đặc khu kinh tế. Đặc khu kinh tế Phú Quốc có được nhắc tới trong một vài ý kiến đề xuất bổ sung nhưng không rõ ràng vì vào khoảng 2015-2016, nghị trường và thông tin cuốn vào đề xuất lập Đặc khu hành chính kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm thí điểm. Chính việc truyền thông mù mờ giữa Khu kinh tế trọng điểm và tiến trình xây dựng đề xuất thành lập các khu kinh tế trọng điểm đã âm thầm chuyển sang Đặc khu kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn đến phản ứng bất ngờ của dư luận những ngày qua.

clip_image002
Hình ảnh đồ họa về Đặc khu Vân Đồn

Về thời hạn 99 năm của các Đặc khu kinh tế. Giai đoạn trước 2016, khi ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn làm Thủ tướng, việc qui hoạch các khu kinh tế trọng điểm: Vũng Áng; Vân Phong; Phú Quốc… với nhiều ưu đãi lớn đã thúc đẩy Quảng Ninh đệ trình thêm Vân Đồn là do một cuộc vận động nào đó hay đơn giản là theo kiểu phong trào “xí phần” tương tự phong trào tượng đài, cổng chào… Việc phê duyệt cho khu công nghiệp Formosa Vũng Áng thời hạn 70 năm, dẫn đến ông Võ Kim Cự bị mất chức sau sự cố môi trường biển thực chất chỉ là cái cớ để thí chốt thay cho ông Dũng vì thời hạn 70 năm là thời hạn dài nhất theo luật Đầu tư hiện hành và thuộc thẩm quyền của Thủ tướng quyết định. Ông Võ Kim Cự chỉ là người thừa ủy quyền mà Thủ tướng đã ký qua văn bản chấp thuận. Việc xuất hiệt con số 99 năm có lẽ đã manh nha hình thành khi mà Formosa liên tục tìm cách đòi hỏi các quyền lợi ưu đãi mà các doanh nghiệp Việt Nam nằm mơ cũng không thể có. Lập luận: “Thay vì tăng các chính sách ưu đãi thì kéo dài thời hạn đầu tư” đã bắt đầu từ đây, cùng giai đoạn này là hàng loạt dự án B.O.T về giao thông được viết theo bài “chi phí đầu tư cao, nguồn thu thấp” để kéo dài thời hạn thu phí. Dự án Cảng biển quốc tế Vân Phong - Khu kinh tế Vân Phong - cũng vì vậy mà khi đưa ra Quốc Hội đã không có giải trình thuyết phục. Bị loại ra để nghiên cứu thêm cho đến nay.
Đối với Phú Quốc, ý tưởng Đặc khu kinh tế vốn hình thành từ một đề xuất nghiêm túc đến từ Mỹ. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận, vào thời của Tổng thống Bil Clinton còn tại nhiệm đã có 2 đề xuất quan trọng là Hành lang giao thông hàng hải quốc tế ngang qua Vịnh Thái Lan - Phú Quốc; Cảng Cam Ranh (dự án kênh đào Kra). Các thông tin chính thống từ Mỹ cho biết rằng chính phía Mỹ đã đề xuất biến Phú Quốc thành điểm trung chuyển hàng hải với kế hoạch đào tuyến vận tải đi ngang qua eo biển Thái Lan giúp tàu bè đi qua Biển Đông thu ngắn được một quãng đường khá dài nhờ lợi thế về vị trí đặc biệt trong vịnh Thái Lan. Chuyến đi Mỹ của ông Dũng lần đầu lúc còn ở nhiệm kỳ Thủ tướng thứ nhất cũng mang lá bài chủ chốt là kế hoạch hợp tác này. Thất bại ở khoản hứa viện trợ 20 tỷ USD sau đó không được thực hiện là do BCT đảng CSVN đã gạt đi vì không muốn đáp ứng các điều kiện liên quan nhân quyền và chính sách kinh tế thị trường mà phía Mỹ đưa ra; do chưa sửa luật đầu tư thời hạn trên 70 năm hay do bàn tay Trung Quốc thọc vào thì không khẳng định được. Chỉ biết rằng cả 2 vị trí “sáng giá” nhất của Việt Nam đã không còn được tiếp tục xúc tiến với Mỹ. Khoản viện trợ để đối phó khủng khoảng kinh tế từ Mỹ đã chuyển sang khoản vay từ ông chủ Trung Quốc và không phải 20 tỷ mà là hơn 80 tỷ Mỹ kim. Điều kiện đi kèm là Bauxite Tây Nguyên và Formosa mà mọi người đã biết. Kể từ đây, cuộc bùng nổ các dự án mà nguồn vốn từ TQ hoặc do nhà đầu tư TQ ào ạt vào Việt Nam, song song với đó là cuộc lấn chiếm, cải tạo các đảo đá ở khu vực Trường Sa - Hoàng Sa của Việt Nam cũng được TQ ráo riết thực hiện. Bí mật truyền thông chấn động do một đại biểu quốc hội công bố: Tàu TQ hoạt động cách bờ biển chỉ 30 hải lý (!). Thông tin này xem như xác nhận toàn bộ vùng biển Việt Nam đã vào tay TQ mà chính quyền Hà Nội đã bưng bít lâu nay. Phải chăng việc TQ nối các điểm đứt quãng của đường lưỡi bò thành nét liền là một thông điệp xác nhận khác rằng đã hoàn tất việc thâu tóm Biển Đông? Không cần bàn thêm vì hẳn ai cũng có thể hiểu khi chắp nối hai thông điệp Việt-Trung lại với nhau.
Trở lại với Luật về 3 đặc khu kinh tế. Vân Đồn, vị trí địa đầu phía Bắc trên biển; Vân Phong, nằm giữa miền Trung và Phú Quốc, cực Nam của Việt Nam.
Trong khi Luật Đầu tư vẫn chưa sửa đổi về thời hạn cho thuê đất, giao đất. Đề án thành lập Đặc khu kinh tế với thời hạn 99 năm nếu được thông qua chắc chắn dẫn đến phải sửa luật đầu tư. Theo tính kế thừa của ban hành luật thì sau đó rất có khả năng các dự án ở vùng đặc biệt khó khăn mà giấy phép theo luật hiện tại là 50 năm, 70 năm sẽ được điều chỉnh theo. Hàng loạt các dự án trên đất liền, những vùng núi đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng hiện nằm trong tay nhà đầu tư TQ sẽ đi tiên phong vì cũng là nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố và điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn theo luật là như nhau, khi đó dù muốn hay không cũng không dễ để không phải tiếp tục nhượng bộ.

Mô hình Đặc khu kinh tế khác với Khu kinh tế trọng điểm và Đặc khu hành chính - kinh tế như thế nào?

Tên đầy đủ dự luật mà dư luận Việt Nam đang phản đối là Đặc khu hành chính-kinh tế. Đặc khu (Special Economic Zone - còn có tên khác là Khu kinh tế đặc biệt; Khu thương mại tự do…) là cách gọi những khu vực mà việc quản lý - điều hành được thực hiện theo phương thức đặc biệt. Có những chính sách cả về hành chính và kinh tế khác với các qui định theo luật quản lý hành chính, luật đầu tư, luật thuế… đang được áp dụng chung trên các khu vực khác trong nước.
Đặc khu kinh tế - Khu kinh tế đặc biệt, là khu vực chỉ khác biệt về chính sách thuế. Hiện nay, trên thế giới, các nước phát triển áp dụng theo hướng này và được gọi là các Khu thương mại tự do. Một trong những ví dụ điển hình là “Thung lũng Silicon” ở Bắc Califoonia (Mỹ). Tại Việt Nam, các khu CNC Láng-Hòa Lạc (HN); Khu CN Đồng Ky (Bắc Ninh; CNC quận 9 (HCM); Công viên phần mềm Quang Trung (Q12, HCM)… chính là mô hình Khu kinh tế đặc biệt dạng này… Cũng không có sự khác biệt về quản lý hành chính ở các mô hình của Việt Nam và thế giới ở mô hình khu kinh tế đặc biệt - cơ chế quản lý hành chính vẫn là mô hình chính quyền địa phương và cơ chế quyền lực, luật pháp là áp dụng chung. Tuy nhiên, do tầm vóc và qui hoạch cũng như chiến lược phát triển manh mún, thụ động nên ở Việt Nam đã không đạt được hiệu quả như các dự án vẽ ra, vô hình chung nó chỉ gần nghĩa với “Khu công nghiệp đặc thù” chứ không có gì nổi bật.
Đối với mô hình Khu kinh tế trọng điểm. Sau nhiều năm loay hoay với qui hoạch kinh tế ngành, trên thực tế chính quyền Việt Nam đã lập ra khá nhiều vùng kinh tế trọng điểm theo kiểu phân vùng theo nhóm sản phẩm. Một kiểu tư duy kinh tế què quặt mà Liên-xô đã dùng trước đây. Việt Nam cho ra đời loại qui hoạch thực chất không rõ rệt trong khái niệm giữa Khu kinh tế đặc biệt và Khu kinh tế trọng điểm. Chẳng hạn như các khu công nghiệp (dạng khu kinh tế tập trung; khu kinh tế trọng điểm): Khu CNC Quận 9 được xác định tập trung sản xuất về lĩnh vực y tê, dược phẩm; Khu Công viên phần mềm Quang Trung; Láng Hòa Lạc… là CNC; phần mềm; tin học… nhưng cuối cùng lại trở thành nơi hoạt động rất nhiều các lĩnh vực khác nhau đến mức có thể nói là tạp nham. Một số Khu kinh tế trọng điểm về nông nghiệp, công nghiệp khác lại chồng chéo vào nhau, trong đó phong trào làm Khu công nghiệp ở vùng trung tâm sản xuất lúa gạo ở miền Tây nam bộ để lại một di sản hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư rồi bỏ hoang hoặc sử dụng không theo qui hoạch vì không phù hợp. Kéo theo đó là việc tài nguyên đất bị mất cân đối nghiêm trọng.

clip_image004
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Soha

Năm 2016, khi mới ngồi lên ghế Thủ tướng chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký một văn bản chỉ đạo đề xuất lập đề án xây dựng các khu kinh tế trọng điểm. Ngày 22/3/2017, Ban chấp hành trung ương ra Thông báo số 21/TB-TB kết luận của Bộ chính trị về “các đề án đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt”. Năm 2018 dự thảo Luật đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn; Vân Phong; Phú Quốc được trình làng tại Quốc hội Việt Nam. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian 2 năm, từ một đề xuất qui hoạch phát triển kinh tế mang tính khu vực địa phương, đổi tên thành Luật đặc khu một cách khập khiễng nhưng “đúng qui trình” mà không có một chuyên gia kinh tế hay quản lý nhà nước nào có thể hiểu được lý do và cơ sở hình thành của nó.
Chỉ qua các ví dụ nêu trên, các mô hình thí điểm về khu kinh tế và khu kinh tế trọng điểm đã cho thấy chỉ có một trong hai lý do: Một là sự mù mờ về chính sách, thiếu nhận thức khi lẫn lộn giữa chiến lược phát triển; khái niệm về các mô hình kinh tế và cơ chế thực hiện các định hướng phát triển kinh tế. Hoặc hai là cả một ý đồ đánh tráo khái niệm thông qua diễn biến thay đổi các khái niệm để ban hành các văn bản pháp lý.
Bản chất sự thật phía sau “Luật đặc khu hành chính - kinh tế Vân Phong’ Vân Đồn và Phú Quốc” là gì? Câu trả lời chắc chắn không quá khó để lý giải.
T.Đ.
VNTB gửi BVN.

CÂU CHUYỆN ĐẶC KHU VÀ HƠN THẾ NỮA

NGUYỄN QUANG DY/ viet-studies 10-6-2018

“Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu” (Nguyễn Cơ Thạch, 1990)
Khi đề cập đến câu chuyện đặc khu kinh tế, người ta dễ sa vào tiểu tiết nên “thấy cây mà không thấy rừng”. Chỉ tranh cãi và điều chỉnh “99 năm hay 70 năm” là vô nghĩa. Khi quan tâm đến “phần nổi của tảng băng” người ta cũng dễ quên phần chìm (mới là phần cốt lõi). Trong bài này, tôi đề cập đến hai vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, câu chuyện đặc khu là một phần của bàn cờ Biển Đông, liên quan đến chiến lược “Một vành đai Một con đường” của Trung Quốc, đến chủ quyền Việt Nam và vấn đề “thoát Trung”. Thứ hai, câu chuyện đặc khu là một phần của vấn đề chống tham nhũng và đổi mới thể chế. Cả hai vấn đề đều liên quan đến yêu cầu kiểm soát quyền lực và dân chủ hóa để thoát khỏi cái vòng kim cô về ý thức hệ đã lỗi thời.
Đục nước béo cò
Nói cách khác, cả hai vấn đề cốt lõi nói trên đều có cùng yêu cầu cấp bách là phải tháo gỡ ách tắc về thể chế để dân chủ hóa và phát triển (cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm). Muốn phát triển phải dân chủ hóa, muốn dân chủ hóa phải phát triển (cả nguồn lực và dân trí). Cả hai vấn đề đều dễ bị nhầm lẫn (vì dân trí), và dễ bị lợi dụng bởi các nhóm lợi ích đang tranh giành quyền lực và thao túng chính sách để “đục nước béo cò”, bất chấp lợi ích cốt lõi của dân tộc. Trong bối cảnh “nội biến” thì dễ bị “ngoại xâm” bởi người láng giềng khổng lồ.
Trong câu chuyện đặc khu chỉ cần xác định “ai là kẻ thủ lợi” (câu La Tinh nổi tiếng: Cui bono?) nếu không phải là các nhóm lợi ích muốn “đục nước béo cò”, và người láng giềng khổng lồ đang quân sự hóa để kiểm soát Biển Đông (như “cái ao riêng”) và bắt nạt các nước láng giềng nhỏ yếu hơn để kiểm soát họ (cả phần hồn lẫn phần xác) như “lợi ích cốt lõi”. Nguy cơ “Hán hóa” không chỉ là câu chuyện lịch sử (trong sách giáo khoa) mà nó đang diễn ra tại nhiều nơi như Formosa và các đặc khu khác, không chỉ đe dọa sự tồn vong của Việt Nam mà cả các quốc gia khác.
Nếu đặt câu chuyện đặc khu kinh tế trong bức tranh lớn về Biển Đông, ngưởi ta rất dễ thấy “yếu tố Trung Quốc” nổi lên rất rõ và rất lớn. Tại sao lại là Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc (và Vũng Áng trước đây) mà không phải là chỗ nào khác? Đơn giản vì đó là những vị trí chiến lược xung yếu nhất. Chỉ có mù lòa về địa chính trị mới không hiểu tại sao. Còn cho thuê 99 năm vì đó là tiền lệ mà Trung Quốc đã áp đặt cho nhiều nước khác bị sập “bẫy nợ”. Đó là “chủ nghĩa thực dân mới kẻ cướp” (predatory neo-colonialism). Trong khi thế giới giật mình tỉnh ngộ và lo sợ, thì Việt Nam vẫn như mê ngủ, hay giả vờ không hiểu (và “không sợ”).  
Đến lúc này mà họ vẫn chưa nhìn thấy nguy cơ đó thì có thể bị mù lòa về chính trị hoặc tối mắt vì lợi ích. Nhưng trong lúc đất nước lâm nguy mà chỉ tranh cãi và chống đối nhau thì tai họa càng lớn và đến càng nhanh. Bài học Miến Điện là trước nguy cơ Hán hóa, họ đã biết dẹp mâu thuẫn nội bộ để tìm đồng thuận quốc gia và đổi mới thể chế. Tuy Việt Nam đi trước Miến Điện (về cải cách kinh tế) và đi trước Triều Tiên (về thống nhất đất nước) nhưng Việt Nam đang tụt hậu không chỉ về kinh tế mà còn về thể chế và đồng thuận quốc gia.   
Ván đã đóng thuyền
Hãy thử điểm lại vài nét cơ bản về thực trạng hiện nay trong câu chuyện đặc khu để thấy rõ chúng ta đang đi về đâu và đang làm gì trước nguy cơ Hán hóa. Nguy cơ đó không chỉ đến từ bên ngoài (như “ngoại xâm”) mà còn đến từ bên trong (như “nội biến”). Tuy người ta tranh cãi và chém gió đã nhiều, nhưng nếu vẫn chưa tìm được đồng thuận quốc gia thì sẽ là “tai họa quốc gia”. Khi giờ G tới, trước khi “ấn nút” quyết định, các đại biểu Quốc Hội hãy đặt tay lên ngực mình (như nhân viên “Thế giới Di động”) để tự hỏi mình là ai (có còn là đại biểu cho nhân dân nữa không) và mình đang phục vụ lợi ích của ai (người dân hay nhóm lợi ích, Việt Nam hay Trung Quốc). Việc “ấn nút” không chỉ đơn giản là “ván đã đóng thuyền” như bán Sabeco và Vinamilk, mà còn để lại hậu họa khôn lường cho nhiều thế hệ sau.
Theo Vneconomy (16/4/2018), Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”. Nói cách khác, bà Ngân muốn đẩy trách nhiệm vì “ván đã đóng thuyền” nên Quốc Hội bất lực, và gián tiếp thừa nhận vai trò Quốc Hội chỉ là “ấn nút” để hợp thức hóa quyết định của BCT. Nhưng Quốc Hội và BCT liệu có hình dung được nguy cơ tiềm ẩn và hệ quả khôn lường. Một lần nữa Việt Nam lại sa vào bẫy của Trung Quốc (trong khi Triều Tiên đang “thoát Trung”). Không phải chỉ có “một làn sóng phản đối khủng khiếp” (như Thủ tướng nói) mà nguy cơ phân hóa và bạo loạn có thể lại xảy ra lần nữa như trong vụ dàn khoan HD 981 (5/2014). Tướng Nguyễn Chí Thanh từng nói đúng: “Mất đất chưa phải là mất nước. Mất dân mới là mất hết”. Chẳng lẽ lãnh đạo ngày nay không cần đến dân, và coi người bạn “bốn tốt” và “16 chữ vàng” là “đại cục”.
Phát biểu với báo Tuổi trẻ (4/6/2018) tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, và giám đốc nghiên cứu của Đại học Fulbright) cũng cho rằng dự luật đặc khu kinh tế chắc sẽ được thông qua vì trên thực tế “ván đã đóng thuyền”. Nhưng nếu được triển khai thì “khả năng thành công của mô hình đặc khu sẽ rất thấp”. Đó là một nhận xét khá khách quan và trung thực (nhưng cũng đầy bất lực). Tương tự như vậy, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhận xét, “Tôi rất ngờ rằng luật này sẽ vẫn được thông qua, dù người ta có thể sửa đôi điều để trấn an dư luận. Nhưng về cốt lõi nó vẫn thế, vì người mua kẻ bán đã thỏa thuận với nhau mấy năm nay rồi, giờ họ chỉ chờ luật để hợp thức hóa thôi”...
Theo Dân Trí (1/6/2018), Chủ tịch Quốc Hội cố lý giải những lợi ích mà đặc khu sẽ mang lại: “bỏ ra một đồng để thu lại vài chục, vài trăm đồng” (chắc chỉ có đánh bạc!). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói “vừa làm vừa thử nghiệm” và hùng hồn tuyên bố:“Làm đặc khu phải theo nguyên lý dọn tổ đón phượng hoàng”. Chắc ông này không học PR/Marketing, hoặc “nhỡ mồm”(Freudian slip). Không biết ông Lưu muốn nói đến phượng hoàng nào, nhưng câu nói đó của ông đã gây bão dư luận, và đi vào lịch sử như “trạm thu giá BOT” của Bộ trưởng Giao thông. Nếu ông Lưu muốn nói đến phượng hoàng nội (như Vingroup hay Sun Group) thì họ chẳng cẩn đến đặc khu nào cả, vì họ đã chiếm hết đất vàng làm tổ lâu rồi. Nếu ông muốn nói đến phượng hoàng ngoại (như ASEAN hay Mỹ, Nhật, Ấn, Úc…) thì nhầm to. Vậy chỉ còn phượng hoàng Tàu. Nhưng thực ra Trung Quốc không phải là phượng hoàng mà là “chó sói” (đó là từ ngữ mà một cán bộ cao cấp của Trung Quốc đã có lần thừa nhận). Con sói khổng lồ đã thò một chân vào Việt Nam (tại Formosa), nay muốn thò nốt cả ba chân và hợp pháp hóa sự có mặt của nó bằng luật định (cho “đúng quy trình”). Vì vậy, nhiệm vụ chính của Quốc Hội là phải “ấn nút” thông qua luật đặc khu kinh tế như là “đóng giầy theo chân con sói”. 
Dọn tổ đón phượng hoàng
Theo báo Tuổi Trẻ (6/6/2018), Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng (bộ chủ quản của dự luật đặc khu) đã khẳng định, “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”.  Vậy ông Dũng giải thích thế nào về Điều 55.4 Mục 5 trong dự luật: “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ… được miễn thị thực ...). Nước láng giềng đó là nước nào? Ông Dũng đã ngụy biện một cách vụng về nên “giấu đầu hở đuôi”, hoặc ông quá coi thường dân nên tưởng có thể dễ dàng “dắt voi qua rào” (như họ đã từng làm trong vụ Formosa). Tuy Formosa chưa phải là đặc khu nhưng họ đã hành xử như “Tô giới”: không cho cơ quan chức năng Việt Nam vào, và còn hỗn xược thách thức “chọn cá hay chọn thép?”. Đó là phượng hoàng nào? do ai?  
Thực ra câu chuyện đặc khu kinh tế đã được đề cập từ mấy năm nay. Tuy bộ KH-ĐT chịu trách nhiệm chính (từ thời bộ trưởng Bùi Quang Vinh đến thời bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng), nhưng các tỉnh liên quan cũng có vai trò lớn (chạy dự án). Hà Tĩnh chạy Vũng Áng, Khánh Hòa chạy Bắc Vân Phong, Kiên Giang chạy Phú Quốc, Quảng Ninh chạy Vân Đồn. Theo GS Võ Đại Lược, ông Phạm Minh Chính (nguyên bí thư Quảng Ninh) là tác giả của đề án đặc khu kinh tế Vân Đồn (từ tháng 8/2012). Lúc đó, ông Chính muốn xây dựng hai đặc khu kinh tế (cả Vân Đồn và Móng Cái) và “rất hăng say về chuyện xây dựng đặc khu kinh tế”, theo đó nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất 70 năm (thậm chí có thể đến 120 năm). Trường Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc) tham gia hội thảo và chắc đã tài trợ kinh phí tổ chức…
Trong dự thảo luật đặc khu có rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trái với các cam kết trong FTA về việc tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng cho các nhà đầu tư khác nhau ở Việt Nam. Không những vậy, dự thảo còn cho phép kinh doanh nhiều lĩnh vực rủi ro cho quốc phòng và an ninh quốc gia, thậm chí cả các dự án điện hạt nhân. Điểm 4, Phụ lục IV cho phép: “Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự, công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng… Kinh doanh bất động sản, chất nổ, khai thác và làm giàu quặng kim loại có sử dụng hóa chất độc hại…
Chắc năm nay là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc bắt nạt và bắt chẹt Việt Nam trên đất liền (cũng như tại Biển Đông) với chiến thuật “tằm ăn dâu”, biến thành “chuyện đã rồi”. Sau khi đã quân sự hóa và kiểm soát được Biển Đông, tất yếu họ muốn kiểm soát cả trên đất liền, không chỉ tại Campuchia mà còn tại Việt Nam (và các nước khác), theo chiến lược tổng thể “Một Vành đai, Một Con đường”, bằng cách lần lượt thôn tính các nước bằng “ bẫy nợ”. Những cánh tay dài của con bạch tuộc khổng lồ hay quái vật Frankenstein (như lời Richard Nixon) đã vươn tới Châu Phi (cảng Djibouti, $22 triệu/năm), tới Hy Lạp (cảng Piraeus, $436 triệu), tới Australia (cảng Darwin, $388 triệu, 99 năm), tới Sri Lanka (cảng Hambantora, $1.1 tỷ, 99 năm), tới Myanmar (cảng yaukpyu và khu công nghiệp, đầu tư $10 tỷ, 75 năm), tới Campuchea (cảng Sihanoukville & Koh Kong, đầu tư $3.8 tỷ, 99 năm), tới Thailand (siêu kênh đào Kra, đầu tư $20-$30 tỷ) để nối thẳng Vịnh Thailand với Ấn Độ Dương (bỏ qua eo Malacca).  
Ba con ngựa thành Troy
Khi nói đến “thoát Trung”, chúng ta đừng nhầm với chống Trung Quốc như một đất nước và một dân tộc vĩ đại (là bạn). Nhưng người dân Việt Nam (cũng như người dân Trung Quốc) cần chống lại chính sách bá quyền nước lớn của họ (là thù). Cũng như trước đây, chúng ta không chống nước Mỹ và người Mỹ (là bạn) mà chỉ chống lại chính sách can thiệp của họ (là thù). Nếu nhầm lẫn, coi bạn là thù (hay coi thù là bạn) thì sẽ là tai họa. Người Việt lúc thắng thường hay ngạo mạn (như không sợ Mỹ), nhưng nay thất thế lại quá sợ Trung Quốc. Việt Nam muốn “làm bạn với tất cả”, nhưng nếu nhầm lẫn biến bạn thành thù sẽ bị cô lập.  
Gần đây, Thủ tướng và Chủ tịch Nước đã liên tiếp đi thăm các nước chủ chốt (như “tứ cường” Mỹ, Nhật, Ấn, Úc). Đó là những hoạt động ngoại giao đúng hướng để Việt Nam “tái cân bằng” quan hệ quốc tế. Nếu sự kiện bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một thảm họa đối ngoại, làm mất lòng các đối tác chiến lược (Đức và Châu Âu) đe dọa làm trật bánh hiệp định EVFTA, nay luật đặc khu kinh tế chắc sẽ gửi một thông điệp tiêu cực tới các đối tác chiến lược khác (như “tứ cường”) mà Việt Nam đang vận động (dễ làm “xôi hỏng bỏng không”).
Trong bối cảnh cả nước đang sục sôi phẫn nộ, nếu Quốc Hội quyết “ấn nút” để dắt “ba con voi qua rào” (như “ba con ngựa thành Troy”), thì khác gì hành động “tự sát chính trị” (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Hành động mạo hiểm đó chắc chắn sẽ bị thiên hạ chê cười và nguyền rủa, như thằng bờm “cố đấm ăn xôi”, định bán chạy ba đặc khu xung yếu nhất cho lão hàng xóm khổng lồ tham lam và độc ác. Không chỉ dư luận trong nước phản đối quyết liệt, mà dư luận quốc tế cũng đang lên tiếng, vì vấn đề ba đặc khu không chỉ liên quan đến Việt Nam, mà còn liên quan đến tầm nhìn Indo-Pacific mà Việt Nam ủng hộ. Đây là thế “tiến thoái lưỡng nan” (như “catch-22”) không ai muốn, nên cần khôn ngoan thoát hiểm.
Sau sự kiện “tái xuất” (lần thứ nhất) tại hội nghị cấp cao APEC (6-12/11/2017), CTN Trần Đại Quang đã “tái xuất” (lần thứ hai) tại TW7 (7-12/5/2018). Sau chuyến thăm chính thức Ấn Độ (2-4/3/2018), ông Quang vừa thăm chính thức Nhật Bản (29/5-2/6/2018). Đó là mấy sự kiện nổi bật, đánh dấu “những đợt sóng ngầm chính trị” (lời Lê Hồng Hiệp) vẫn đang tiếp diễn và chưa ngã ngủ, còn nhiều ẩn số và biến số (cho tới TW8). Chắc CTN Trần Đại Quang và TT Nguyễn Xuân Phúc hiểu rõ nguy cơ và hệ quả của ba đặc khu này, nhưng Thủ tướng buộc phải nói (như thanh minh): “Nếu ai ở địa vị này cũng phải giao, không có cách gì khác”. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã bức xúc kết luận: “Không biết ai đưa ra ý tưởng như vậy, kể cả những người đồng ý, thì đều là những kẻ bán nước”.
Để triển khai “chủ trương lớn” này, BCT đã chỉ đạo Quốc Hội “ấn nút” để thông qua luật đặc khu kinh tế, định biến một chuyện bất khả kháng thành “chuyện đã rồi”, theo một thỏa thuận ngầm nào đó (với nhiều điều kiện đặc biệt). Nó chứng tỏ Việt Nam đang “bí tiền và bí cờ”, trong khi bị Trung Quốc bắt nạt không cho khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng Đỏ (Bãi Tư Chính) và Cá Voi Xanh (lô 128). Trong khi ngân sách thiếu hụt (thu không đủ chi), nội bộ ngày càng mâu thuẫn sâu sắc khi “người đốt lò vĩ đại” chống tham nhũng quyết liệt. Trong khi trì hoãn những dự luật khác, Quốc Hội ráo riết chuẩn bị thông qua luật đặc khu kinh tế, được Quốc Hội thảo luận từ cuối năm 2017, nay phải thông qua sớm (dự kiến 15/6/2018)
Kế hoãn binh
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Tiếng Dân, 5/6/2018), “dự luật đặc khu rất nên dừng lại. Quốc Hội đừng thông qua vội, để hỏi thêm ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực khác nhau, không phải chỉ về kinh tế, mà cả về xã hội và chuyên gia về an ninh, quốc phòng, nhìn từ nhiều góc độ để xem xét lại”…Theo bà Chi Lan, “mối nguy của việc ba đặc khu có thể biến thành những vùng lãnh thổ của Trung Quốc ở Việt Nam là rất lớn… Chưa chắc đã cần chờ đến 50 năm, 70 năm hay 99 năm đâu, các đặc khu này có thể rơi vào tay người Trung Quốc ở mức độ rất cao, đến mức họ khống chế hoàn toàn. Đấy là điều tôi thật sự lo lắng”…
Sáng 9/6/2018, Chính phủ thông báo đã đề nghị Quốc Hội lùi thời gian thông qua dự luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội XIV, thay vì kỳ họp thứ 5 như dự kiến (15/6) và giảm thời hạn thuê đất xuỗng dưới 99 năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khôn ngoan lắng nghe dân và đưa ra đề xuất kịp thời, hợp lòng dân, để tháo gỡ bế tắc (tuy đó chưa phải là vấn đề cốt lõi). Tuy nhiên, bà Phạm Chi Lan nhận xét: “Đây là một trong những quyết định sáng suốt nhất… là một tiền lệ tốt để sau này Chính phủ, và Quốc hội sẽ biết lắng nghe”…Dư luận chung tuy hoan nghênh Chính phủ, nhưng chưa được thuyết phục. Họ muốn thấy Bộ Chính Trị tập trung vào các chủ trương lớn, không áp đặt quan điểm đối với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Họ muốn Quốc Hội hoãn thông qua dự luật an ninh mạng cũng như dự luật đặc khu.
Nhiều người nghi ngờ một số nhóm lợi ích đã câu kết với người Trung Quốc vì lợi ích riêng, làm phương hại cho lợi ích quốc gia. Nếu họ chưa bị vạch mặt để cho vào lò (như Trương Minh Tuấn trong vụ mua bán AVG), thì sớm muộn họ cũng sẽ bị lịch sử lên án và các thế hệ sau  nguyền rủa. Nhưng cuối cùng, chắc Quốc Hội sẽ vẫn thông qua dự luật đặc khu, sau khi đã hoãn binh và điều chỉnh vài chi tiết cụ thể (để mị dân). Một số người khác lo ngại đó sẽ là “Thành Đô 2.0”, là bước nối tiếp của Hội Nghị Thành Đô đầy ô nhục, tuy đã diễn ra cách đây 28 năm (9/1990), nhưng cái bóng đen của nó vẫn đang ám ảnh đất nước này.   
Theo nhà báo Vũ Kim Hạnh (Facebook, 9/6/2018) an ninh tiền tệ của Việt Nam đang bị Trung Quốc tấn công và đe dọa cũng như an ninh mạng (cyber security). Ngoài an ninh Biển Đông đang bị đe dọa, người Việt coi “đặc khu kinh tế là một cuộc tấn công từ Trung Quốc” (Bennett Murray, SCMP, 7/6/2018). Trong khi Việt Nam bất lực không đối phó được với các mối đe dọa của Trung Quốc, thì Quốc Hội vẫn định thông qua dự luật an ninh mạng và dự luật đặc khu kinh tế, mở toang cửa cho Trung Quốc xâm nhập, và làm thiệt hại cho nền kinh tế và doanh nghiệp.  Bà Kim Hạnh cho rằng các cơ quan quản lý của Việt Nam đã phản ứng quá chậm. Đã gần hai năm sau khi Alipay công bố chính thức đã đặt đại lý thanh toán tại Việt Nam, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa có giải pháp để đối phó. Theo bà Kim Hạnh, không ở đâu luật pháp lại lỏng lẻo và các cơ quan quản lý lại lúng túng như ở Việt Nam.  
Lời cuối
Nếu ai đã từng tìm hiểu về mô hình “đặc khu kinh tế” (special economic zone) chắc thấy “luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” là một dự luật bất bình thường, từ cái tên dài lủng củng đến các điều khoản khó lý giải được nhồi nhét luộm thuộm trong văn bản luật và phụ lục. Có thể nói đó là hệ quả của sự kết hợp (cố ý) giữa nhận thức mơ hồ và ngộ nhận (do quan trí thấp) với sự đánh tráo khái niệm (bị thao túng bởi các nhóm lợi ích), giữa lợi ích nhóm trong và ngoài nước (có động cơ trục lợi) với thế lực ngoại bang (có ý đồ thôn tính Việt Nam). Chỉ có lý giải như vậy mới có thể hiểu được tại sao người ta lại ghép ba vị trí chiến lược xung yếu (Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc) vào một văn bản luật. Tuy người ta có thể thỏa hiệp về thời hạn thuê đất (dưới 99 năm) nhưng chắc không thỏa hiệp về ba vị trí đặc khu, đánh đổi lấy các vị trí mới như khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) và Quang Trung (Sài Gòn) để phát triển “công nghệ 4.0” như chính phủ kiến tạo vẫn đề cập.
NQD. 10/6/2018
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 10-6-18


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét