Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

20180321. TỪ VỤ AVG, BÀN VỀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU

ĐIỂM BÁO MẠNG
TỪ VỤ AVG, BÀN VỀ ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU

KIẾN VĂN/ GDVN 21-3-2018

Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG thì phía Bộ Thông tin Truyền thông cũng như những đơn vị có liên quan đã thể hiện quan điểm không đồng ý với một số điểm trong kết luận thanh tra. Như vậy vụ việc này rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan khác để đảm bảo tính công bằng, minh bạch. 
Theo thông tin mới nhất thì vụ việc cũng đã được chuyển tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong một diễn biến khác thì trên tờ Vietnamnet có đăng tải thông tin nói rằng một cán bộ của Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, tất cả những khiếu nại về kết luận thanh tra thương vụ Mobifone mua AVG sẽ được chuyển lên Thủ tướng xem xét (1).
Trong vụ việc này có một vấn đề vẫn còn rất mới dù đã đặt ra từ lâu, đó là khi thẩm định giá trị của một doanh nghiệp thì ngoài giá trị tài sản hữu hình, định giá thương hiệu (tài sản vô hình) thế nào? Đây là vấn đề rất cần được làm rõ để có những căn cứ cơ bản giải quyết những vụ việc khác.


Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nói rằng: “Đây là một vấn đề cực mới, cực lớn và cũng cực kỳ phức tạp. Lấy căn cứ nào định giá một thương hiệu trị giá hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ đồng? Quả là rất khó bởi vì chưa có quy định nào chi tiết về vấn đề này. Thế nên mới có chuyện thương hiệu của hãng phim truyện Việt Nam bằng 0 đồng.



Khi mà một nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp thì người ta sẽ tính đến giá trị tài sản hữu hình của doanh nghiệp ấy, đó là hệ thống khách hàng, đó là giá trị máy móc thiết bị công nghệ, đó là đất đai, con người đang làm việc… còn về giá trị thương hiệu được trả ở mức nào thì một yếu tố nữa là phụ thuộc vào sự tính toán của người mua.

Cho nên một thương hiệu có thể được định giá ở nhiều mức giá trị khác nhau cũng là chuyện bình thường, vì nó phụ thuộc vào đơn vị mua dự định sẽ làm gì”.
Có thể kể tới những thí dụ cụ thể như Mc Donal vào năm 2013 đã được một doanh nghiệp chuyên đánh giá thương hiệu định giá hơn 90 tỷ USD (chiếm tới 70% tổng giá trị của Mc Donal). Ở Việt Nam cũng từng có trường hợp người sáng lập ra “Phở 24” đã bán thương hiệu này với mức giá hàng chục triệu đô la.


Và trên thực tế thời gian qua đã có không ít doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thậm chí còn thua lỗ nhưng vẫn được một số nhà đầu tư rót vốn mua lại và sau khi tái cơ cấu thì làm ăn có hiệu quả.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong định giá thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có những sản phẩm mới ra đời cũng có thể được trả giá hàng trăm triệu đô la. ảnh: NQ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong thì về mặt lý thuyết người ta có thể dựa vào nhiều phương pháp để định giá một thương hiệu, thí dụ như: Dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường và khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường. Thí dụ như cùng là một chiếc túi xách hay chiếc áo nhưng thương hiệu khác nhau thì giá bán khác hẳn nhau, bởi vì nó mang lại sự tin tưởng cho khách hàng.


Bên cạnh đó, còn những căn cứ khác nữa để định giá như dựa vào chi phí để xây dựng một thương hiệu tương tự, có thể so sánh được. Thí dụ nếu chi phí ước tính để xây dựng sản phẩm, thương hiệu mới tốn khoảng 100 tỷ đồng và xác suất thành công bình thường khoảng 25%.

Tính trung bình phải đầu tư gấp 4 lần tức là khoảng 400 tỷ đồng mới có thể bảo đảm 100% thành công. Do đó, để mua thương hiệu có sẵn, người mua sẽ phải trả khoảng 400 tỷ đồng là mức hợp lý; thậm chí còn có thể cao hơn nếu như phía mua đã tính toán được cơ hội phát triển tiếp thương hiệu ấy.


“Cảm nhận về giá trị thương hiệu, tùy vào đánh giá của từng cá nhân hay đơn vị dự định phát triển thương hiệu ấy như thế nào. Trên thế giới cũng có nhiều ý tưởng mới, hay những sản phẩm mới bắt đầu ra thị trường đã được trả giá hàng trăm triệu đô la. Người ngoài nhìn vào thì rất khó nói là hợp lý hay không hợp lý”, ông Phong cho biết.

Từ vụ AVG, kết luận thanh tra phải để cán bộ "tâm phục, khẩu phục"

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, với những gì đang diễn ra ở thương vụ giữa Mobifone và AVG thì cần phải có những cơ quan ở giữa làm “trọng tài” để phân xử cho rõ ràng.


Ông Phong cho hay: “Trong vụ việc này thì có lẽ không thiệt hại cho vốn nhà nước, bởi vì Mobifone và nhóm cổ đông AVG đã hủy hợp đồng, và phía Mobifone nhận được nhiều hơn những gì họ đã trả cho AVG tại thời điểm mua.

Còn để làm rõ hơn những vấn đề có liên quan thì cần phải xem lại cả từ kết luận của thanh tra chính phủ, cả phía giải trình của Mobifone, Bộ Thông tin và Truyền thông và những đơn vị khác có liên quan.


Sự công khai minh bạch cần phải được đảm bảo đối với giá trị gói mua bán thương vụ này và minh bạch cả về cách tính thương hiệu và phải tôn trọng cả quyền giải trình của những cá nhân đơn vị liên quan.



Trong trường hợp này hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị thẩm định giá trị AVG công khai chứng minh về việc định giá và để đảm bảo khách quan thì hoàn toàn có thể mời một đơn vị đánh giá độc lập quốc tế có uy tín để tham khảo định giá của họ về giá trị thương hiệu và thương mại, triển vọng của AVG tại thời điểm bán cho Mobifone”, ông Phong nói.



Khó áp đặt con số cụ thể cho giá trị thương hiệu



Liên quan tới thông tin này, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Đại biểu Quốc hội khóa 13 đưa ra nhận định, việc MobiFone và AVG chủ động bàn bạc hủy hợp đồng nhằm tránh thiệt hại tài sản của nhà nước là một hướng xử lý tốt và chưa từng có tiền lệ.



“Theo tôi, hướng xử lý như vậy là rất tốt, đây là quan hệ kinh tế và khi cả hai bên đều có được tiếng nói chung, tài sản của nhà nước đảm bảo là rất đáng mừng.

MobiFone nhận được số tiền lớn hơn đã trả cho AVG

Ở lĩnh vực kinh tế, chúng ta đều biết rằng hướng xử lý văn minh là không hình sự hóa mà phải làm thế nào đó giải quyết được ở chính vấn đề kinh tế, vậy thì sự việc này cũng đã giải quyết được vấn đề cơ bản nhất là thu hồi lại tiền của nhà nước sau khi tiến hành hủy hợp đồng.
Nếu các vụ việc kinh tế mà bị hình sự hóa thì sẽ gây ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư khác”, ông Bảo chia sẻ.


Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, ở khía cạnh quản lý thì các cơ quan có trách nhiệm có thể sẽ xem xét để xử lý tiếp nếu phát hiện sai phạm, đúng như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư là “bảo đảm khách quan, chính xác theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, làm rõ đến đâu xử lý đến đó” và cơ quan thanh tra phải chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra.

"Khi hủy hợp đồng thì nhóm cổ đông AVG có lẽ sẽ chịu thiệt nhiều hơn, bởi vì ngoài việc trả số tiền nhiều hơn đã nhận từ Mobifone thì hệ thống AVG mấy năm qua khi liên quan tới việc bị thanh tra đã không phát triển thêm, cho nên giá trị của hệ thống này cũng sẽ bị suy giảm khá nhiều", ông Nguyễn Ngọc Bảo.
“Theo tôi đây là tín hiệu tốt trong vụ việc này và rất đáng khích lệ, để phát triển kinh tế thì không nên xử lý theo hướng cứng nhắc.
Nếu xét ở góc độ kinh tế đơn thuần thì là chuyện thuận mua vừa bán, thí dụ như MobiFone bỏ tiền ra mua thì họ có trách nhiệm chứng minh được là thương vụ này có khả năng mang lại lợi nhuận cao, còn thực tế có thu được lợi nhuận như kỳ vọng không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.


Và ở đây cũng rất rõ ràng rằng khi định giá về một thương hiệu là vấn đề khá trừu tượng, thật khó để áp đặt rằng con số ấy chính xác là bao nhiêu bởi vì giá trị thương hiệu ấy nó chỉ có tác dụng khi được định hướng đúng, phát huy được nền tảng giá trị đã có.

Ví dụ nếu AVG không bán cho MobiFone mà bán cho một đối tác nước ngoài có khi bây giờ nó lại phát triển tốt và chiếm lĩnh thị trường thì sao?


Chốt lại ở đây là sau thương vụ này thì cả hai phía MobiFone và nhóm cổ đông AVG đang cố gắng để không có thiệt hại vốn nhà nước, đấy là điều dư luận cũng đang rất quan tâm. Thương vụ này cũng là bài học cho nhiều doanh nghiệp khác khi sử dụng vốn nhà nước phải có trách nhiệm không để thất thoát”, ông Bảo phân tích.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo đánh giá cao việc MobiFone và nhóm cổ đông AVG hủy hợp đồng, không làm ảnh hưởng đến vốn nhà nước. ảnh: NQ.
Đánh giá về khía cạnh nhóm đông AVG không chỉ trả tiền gốc đã nhận từ MobiFone mà  sẵn sàng trả chi phí phát sinh và tiền lãi, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng đó là cách hành xử văn minh của doanh nghiệp, bởi những vướng mắc tiếp tục kéo dài thì càng dễ làm ảnh hưởng uy tín cho cả hai phía.
Phía nhóm cổ đông AVG sau khi trả tiền và nhận lại cổ phần có thể tiếp tục đầu tư phát triển tiếp hoặc tìm kiếm đối tác khác để bán lại.


Ông Bảo nêu quan điểm: “Như vậy tóm lại thì đây là một thương vụ mua bán ở góc độ kinh tế hoàn toàn bình thường và khi không thực hiện được như hợp đồng thì hủy bỏ để bảo toàn vốn nhà nước, đấy là cách xử lý đúng.

Khi hủy hợp đồng thì nhóm cổ đông AVG có lẽ sẽ chịu thiệt nhiều hơn, bởi vì ngoài việc trả số tiền nhiều hơn đã nhận từ Mobifone thì hệ thống AVG mấy năm qua khi liên quan tới việc bị thanh tra đã không phát triển thêm, cho nên giá trị của hệ thống này cũng sẽ bị suy giảm khá nhiều.


Liên quan tới thương vụ này có xử lý cán bộ nào thuộc phạm vi quản lý nhà nước không thì lại là chuyện khác, tôi không bàn ở đây.



Chỉ có điều như tôi đã nói đó là đối với các vấn đề kinh tế thì nên xử lý theo hướng kinh tế, nếu không có thiệt hại thì không xử lý theo hướng hình sự. Cho nên cần phải nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng, công bằng, đó cũng là vấn đề của quản lý nhà nước”.


Tài liệu tham khảo: http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chong-tham-nhung/thanh-tra-trinh-len-thu-tuong-neu-co-khieu-nai-vu-mobifone-mua-avg-436883.html

ĐỊNH GIÁ AVG: ĐẮT HAY RẺ ?

TBKTSG 21-3-2018



(TBKTSG Online) - Cái giá đắt nhất mà MobilFone phải trả về lâu dài là thương vụ mua 95% cổ phần AVG này ảnh hưởng lên dòng tiền của MobilFone và tác động không thuận lợi lên quá trình cổ phần hóa MobilFone. Xin giới thiệu bạn đọc chuyên đề “Định giá AVG: đắt hay rẻ?” trên TBKTSG số ra ngày 22-3-2018.
Trong chuyên đề này, bài viết “MobiFone mua 95% AVG - đắt hay rẻ?” của tác giả Nguyễn Vũ cho rằng yếu tố đầu tiên cho thấy giá MobilFone mua 95% AVG là giá trên trời nằm ở chỗ, theo kết luận thanh tra, AVG dùng đến 73,3% (tức 2.659 tỉ đồng) để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Yếu tố thứ hai là lượng khách hàng đã có và khách hàng tiềm năng. Trong tổng số 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền thì AVG lúc về tay MobilFone chỉ có 400.000 khách hàng.
Còn theo bài viết “MobiFone-AVG: định giá hay định động cơ trục lợi” của Hồ Quốc Tuấn, vấn đề mấu chốt trong thương vụ này ở chỗ lựa chọn trả gần 9.000 tỉ đồng của MobiFone cho AVG là sai lầm trung thực hay là cố tình trục lợi.
Các bài viết khác trên TBKTSG tuần này, xin giới thiệu bạn đọc:
Minh bạch sao nổi (Mục Ý kiến): Theo Luật Tiếp cận thông tin, “thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp” là một trong những loại thông tin phải được công khai rộng rãi. Nếu người dân không được thỏa mãn với cách trả lời từ chối cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước, họ có quyền kiện ra tòa hay “khiếu nại” lên Quốc hội, nơi theo luật, có quyền “giám sát tối cao việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân”.
Phan Văn Khải- di sản và những điều dang dở (Nguyễn Quang Đồng): Kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn còn dang dở. Những gì cố Thủ tướng Phan Văn Khải gầy dựng và để lại vẫn mới chỉ là điều kiện cần. Cải cách và đi sâu vào kinh tế thị trường - nền tảng cho thịnh vượng và phát triển - vẫn là công việc đầy chông gai phía trước.
Người tiêu dùng trong cuộc “giải cứu” xăng E5 (Thiên Tường): Vấn đề quan trọng trong câu chuyện “giải cứu” xăng E5 hiện nay là… trăm dâu đổ đầu người tiêu dùng. Người tiêu dùng ở đâu trong cuộc giải cứu mà thật ra là cuộc tính toán lợi ích này?
Sabeco và khoản nộp 2.400 tỉ đồng (Hải Lý): Câu hỏi mà các cổ đông Sabeco không thể bỏ qua là liệu 2.400 tỉ đồng đã là khoản cuối cùng phát sinh mà Sabeco phải nộp ngân sách, hay còn gì nữa tiếp theo…
Lỗ hổng phòng chống tham nhũng nhìn từ vụ AVG (Phan Minh Ngọc): Sự minh bạch hóa của doanh nghiệp nhà nước, của các cơ quan quản lý là điểm rất yếu, yếu nhất trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay.
Một lát cắt của truyền hình liên kết (Ngọc Lan): Thương vụ MobilFone mua cổ phần AVG tới gần 9.000 tỉ đồng khiến dư luận đặt câu hỏi: trong lúc tư nhân hóa báo chí chưa được pháp luật công nhận, thì cớ gì một công ty cổ phần nghe nhìn đang làm ăn thua lỗ được định giá và mua như một doanh nghiệp tiềm năng?
Quản lý game online: lỗ hổng từ vai trò quan trọng của nhà mạng (LS. Trần Hồng Phong): Chính phủ cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013 theo hướng "trám" những lỗ hổng hiện nay về quản lý kinh doanh trò chơi trên mạng Internet. Cần có quy định về trách nhiệm liên quan, liên đới của nhà mạng, có cơ chế giám sát dòng tiền, tiền ảo trong hoạt động game online. Việc thẩm định game, cần phải xem xét về tính chất "cờ bạc" của trò chơi, thay vì chỉ chú ý đến lứa tuổi như hiện tại.
Người Việt và máu đỏ đen (Nguyễn Khắc Giang): Dù là giải pháp nào, sự thịnh suy của cờ bạc phụ thuộc chủ yếu vào người chơi. Khi người ta còn cầu mong sự giàu có nhờ vận may, thay vì thực lực, thì sẽ luôn có những con thiêu thân tán gia bại sản vì “kiếp đỏ đen”.
Dễ gì vay thêm nợ khi nới GDP (Tư Giang): Khi được hỏi về đề án tính toán, bổ sung thêm khu vực phi chính thức vào GDP, với hy vọng là khi GDP lớn hơn thì tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm xuống, từ đó có thể tăng vay nợ công để tăng chi cho đầu tư phát triển,  lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cười cười và nói khó quá, chưa biết làm thế nào để phù hợp với thông lệ quốc tế.
Nhà tái định cư ở đô thị: sai từ đề bài (Võ Đình Trí): Khi có được quyền chọn thuê nhà xã hội cùng với mức đền bù thỏa đáng, sự lựa chọn của những người dân bị di dời sẽ dễ dàng hơn. Quyền chọn thuê nhà xã hội khi đó coi như là phần bù đắp cho rủi ro bị di dời.
Không nên “lấy tĩnh chế động” (Nguyễn Đình Bích): Căn cứ chủ yếu để các nhà quản lý ấn định mục tiêu giảm mạnh diện tích hồ tiêu là do chúng ta là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng thừa cung trên thị trường thế giới. Thế nhưng…
Không dễ kiếm lợi nhuận dịch vụ (Hải Lý): Thống kê cho thấy danh sách thu phí dịch vụ hiện nay của ngân hàng lên tới hàng trăm loại, áp dụng cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp…
Giám sát ngân hàng: không đợi “bệnh” nặng mới điều trị! (Linh Trang): Điểm tiến bộ trong thông tư quy định về các biện pháp giám sát ngân hàng hiện nay là bên cạnh phương pháp giám sát tuân thủ, đã có các quy định khung về giám sát rủi ro.
Bất động sản 2018: xu hướng liên kết của các nhà đầu tư ngoại (Phạm Văn Đại): Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ 3 trong số những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong hai năm trở lại đây. Đặc biệt trong năm 2017, số lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp đăng lý lên đến 3 tỉ đô la Mỹ, tăng đến hơn 80% so với năm trước đó. Các nhà đầu tư ngoại có xu hướng liên kết với các nhà đầu tư trong nước, vì sao?
Sáng tối bức tranh tài chính vi mô (Thụy Lê): Tuy số lượng tổ chức tài chính vi mô (TCVM) còn ít ỏi với dư nợ khiêm tốn nhưng trên thực tế, dư nợ TCVM tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay là rất đáng kể, vì có khá nhiều tổ chức tín dụng khác cũng cung cấp những khoản vay nhỏ hướng đến đối tượng thu nhập thấp.
Amazon vào, rồi sao nữa? (Nguyễn Vũ): Đừng nghĩ đến việc bán chổi đót để làm giàu. Chỉ nên nghĩ Amazon như thêm một kênh nữa để bán hàng chứ không bỏ hết trứng vào một giỏ Amazon.
Con chưa khóc, mẹ đã dụ cho bú! (Nguyễn Hữu Long): Ngay cả khi các doanh nghiệp chưa thật sự cần vốn thì các ngân hàng, quỹ đầu tư, các “cá mập” cũng đã “lượn lờ”, “ve vãn”, dụ dỗ rót vốn cho doanh nghiệp…
Để doanh nghiệp mặn mà với dự án hạ tầng đô thị (Văn Nam): Chính quyền cần tạo cơ chế chính sách minh bạch, ổn định, thủ tục đơn giản, thông thoáng để họ yên tâm đầu tư, nhất là khi các dự án này có vòng đời rất dài.
Cơ hội bước ra thế giới cho startup Việt Nam (Tâm An): Từ tháng 11-2017, Saigon Innovation Hub (SIHUB) đã bắt đầu tuyển chọn các dự án khởi nghiệp nhằm đưa sang các nước có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển như Hàn Quốc, Đức, Mỹ… để đào tạo, tiếp xúc nhà đầu tư... TBKTSG trao đổi với ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc SIHUB để hiểu rõ hơn về cơ hội này của các startup.
Sang Singapore… khởi nghiệp (Minh Tâm): Xu hướng người Việt Nam, nhất là những người trẻ khởi nghiệp (startup), sang Singapore thành lập công ty đang ngày càng mạnh hơn. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đặt ra nhiều câu hỏi với các nhà quản lý trong nước.
So hơn thua hay nên đo khác biệt? (Nguyễn Quang Bình): Thấy ra chuyện hơn thua là quan trọng nhưng phát hiện ra rồi để đấy, tệ hơn chỉ để than thân trách phận, mà không chịu khó tìm nguyên nhân vì sao bạn bè hơn mình thì thà không nghe, không biết, không thấy…
Khi giềng mối rạn nứt (Đoàn Khắc Xuyên): Giềng mối học đường không tách rời khỏi những giềng mối rộng lớn hơn, là giềng mối xã hội, vì nhà trường tồn tại giữa lòng xã hội, không tránh khỏi chịu tác động của xã hội.
Cái thế giới của sự phi lý? (Danh Đức): Một triết lý khảo thí không dựa trên năng lực và tính trung thực sẽ cho ra những cô cậu tú, cử… và hơn nữa như thế nào? Nay, lại đến “dịch” phong giáo sư…
Nhiễu nhương thời mạng xã hội (Minh Lê): Đánh trúng tâm lý, dẫn dụ một nhóm người, rồi từ từ kinh doanh, về bản chất cũng chỉ là chiêu thị, không phải là một việc xấu. Cái xấu nằm ở tâm địa của người đã bắt thóp và dẫn dắt, điều khiển đám đông.
“Có biết học bác sĩ khó lắm không?” (BS.Lê Đình Phương): Đừng để những hiểu biết nông cạn nhấn chìm sinh mạng của mình và người thân. Hãy tận hưởng những thành quả y học hiện đại, từ những nhân viên y tế chuyên nghiệp, được đào tạo và cập nhật bài bản. Người nào việc ấy, đó mới là cách gìn giữ sức khỏe“thuận tự nhiên” nhất!
Lẩy bẩy lên “phây” (Lưu Thị Lương): … Thì lên đó để coi cho nó biết với người ta. Chứ không thì dễ bị nói nhỏ, xỏ xiên, ví dụ như: già mà, nghe chuyện mạng miếc cũng như bị điếc. Giận hết biết!
Trung Quốc cơ cấu lại các nhà máy thép và nhôm (Minh Đức): Thời gian tới, Bắc Kinh muốn tập trung vào những sản phẩm tinh vi hơn như cánh tay robot và xe điện mà thép và nhôm chỉ là thành phần trong đó, vì vậy không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới của Mỹ.
Mô hình bán lẻ nhìn từ sự sụp đổ của Toys R Us (Trúc Diễm): Chuỗi cửa hàng bán lẻ Toys R Us, có mặt trên thị trường suốt 70 năm qua, từng là “sát thủ" trên thị trường đồ chơi trẻ em, đã phải nói lời chia tay với nhiều thế hệ người tiêu dùng Mỹ. Nó đã không thể cạnh tranh và thích ứng được với xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng.
Vận hạn của Facebook (Huỳnh Hoa): Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook đang phải chật vật chống chọi với những cáo buộc pháp lý và sự ngoảnh mặt của nhà đầu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét