Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

20171023. NGHĨ VỀ VỤ KỶ LUẬT BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ ĐỒNG TÂM

ĐIỂM BÁO MẠNG
THÔI CŨNG ĐÀNH, COI NHƯ 'SÒNG PHẲNG CUỘC CHƠI'

FB LƯU TRỌNG VĂN/ BVB 22-10-2017

Khai trừ Đảng bí thư, kỷ luật 4 lãnh đạo xã Đồng Tâm - Ảnh 1.
Bà Nguyễn Thị Lan, bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm,
tại buổi chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối thoại với người dân - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Em Lan, bí thư đảng xã Đồng Tâm bị kỷ luật khai trừ. Nhiều người quan tâm vụ Đồng Tâm rất bất bình vì trong sự việc đất đai Đồng Tâm, em Lan tỏ ra đứng về phía bà con đòi đất.
Gã nghĩ khác. Em Lan bị khai trừ là đúng mặc dù lỗi của em bé bằng con kiến so với các bác bộ trưởng, bí thư tỉnh, thành, các bác ấy tội tầy trời, làm mất uy của đảng tầy trời nhưng chỉ bị cách cái chức... nguyên của mình thôi, chứ chả bác nào bị kỷ luật nặng nề như em Lan bị khai trừ, tức bị đuổi ra khỏi đảng.
Tại sao lại đúng?
Giản đơn là đảng viên phải tuân thủ kỷ luật và điều lệ của đảng. Khắp thế giới đảng nào chả thế. Điều lệ và kỷ luật của đảng rành rành, đảng viên phải tuyệt đối phục tùng chỉ đạo của lãnh đạo đảng cấp trên và không được bỏ vị trí của mình khi xảy ra sự cố liên quan đến sự lãnh đạo của đảng.
Luật chơi là thế. Đã chơi phải theo luật chơi.
Gã nhớ lại lẩu lâu rồi, gã có dự một cuộc họp của Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng tuyên bố quyết định của thường vụ tỉnh uỷ Lâm Đồng cách chức chủ tịch hội của nhà thơ Bùi Minh Quốc và quyết định khai trừ đảng nhà thơ.
Gã ngồi bên ông Tám Cảnh bí thư tỉnh uỷ. Gã phản ứng, theo luật thì đảng không có quyền cách chức chủ tịch một đoàn thể. Ông Tám rướn chiếc kính gườm gườm gã rồi cất cái giọng Quảng Ngãi đặc sệt nói: Ở Lâm Đồng này đảng lãnh đạo tuyệt đối. Ai không thích thì đi chỗ khác. Dạ vâng, gã chào... thua.
Khi tan họp, gã gặp nhà thơ Bùi Minh Quốc tác giả của bài thơ đầy khí thế:
Cuộc đời vẫn đẹp sao
Tình yêu vẫn đẹp sao
Người mà gã bảo có cái tội duy nhất là: Yêu nước quá đà.
Gã kể lại lời gã và lời ông Tám bí thư. Rồi gã thêm một câu xanh rờn. Rằng, theo gã, đảng khai trừ ông Quốc là đúng. Nhà thơ ngớ ra nhìn gã, cái mũi vốn hay đỏ thêm đỏ rực rỡ.
Gã bảo, ông là đảng viên phải tuân theo kỷ luật, kỷ cương của đảng. Ông bỏ đi biên giới xem bọn Tàu lấn chiếm thế nào, trong khi đảng bộ Lâm Đồng không quan tâm chuyện đó, ra lệnh ông về, ông không về. Tội vô kỷ luật rành rành. Oan ức quái gì?
Gã lại nhớ tại Đại hội Nhà báo VN, gã xin không tham gia ứng cử vào ban chấp hành. Ông Trần Trọng Tân - trưởng ban Văn hoá Tư tưởng TW hỏi gã, sao lại rút lui. Gã đáp, theo gã thì bất cứ ai tham gia ban lãnh đạo một tổ chức đoàn thể nào của đảng cũng phải tuân theo tư tưởng của đảng. Gã do không thông các nghị quyết của đảng nên gã xin rút lui.
Ông Tân đã bắt tay gã và nói: như thế là sòng phẳng.
Vâng. Sòng phẳng. Em Lan à, em bị khai trừ là sòng phẳng. Cũng như nhà thơ Bùi Minh Quốc ngày nào thôi.
Cũng vì sòng phẳng mà nhà báo Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động, một tổng biên tập theo gã tử tế nhất nước đã xin ra khỏi đảng khi thấy đảng và mình khác biệt về mục tiêu, lý tưởng, tư tưởng.
Cũng vì sòng phẳng, mà mới đây GS. Tương Lai cũng tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản để tham gia đảng Lao động.
Sòng phẳng, em Lan à. Không ai bắt em vào đảng. Em tự nguyện vào, thì em phải chấp nhận sòng phẳng cuộc chơi.
Lưu Trọng Văn/(FB Lưu Trọng Văn)

ĐỒNG TÂM: ĐÔI LỜI NHÂN  VIỆC ĐẢNG KHAI TRỪ VÀ CÁCH CHỨC BÀ NGUYỄN THỊ LAN
 
NGUYỄN ĐĂNG QUANG/ BVN 25-10-2017
 

Cách đây trên một tuần, bà con Đồng Tâm thông báo một tin, chẳng biết nó là tin vui hay tin buồn, đó là Huyện ủy Mỹ Đức sẽ sớm có quyết định cách chức và khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, người phụ nữ đã quyết định chọn và đứng hẳn về phía người dân trong suốt những ngày trước, trong và sau biến cố Đồng Tâm, và cũng là người thay mặt cho các bên đọc to BẢN CAM KẾT 3 điểm viết tay của Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm trưa hôm 22/4/2017 trước sự chứng kiến và reo hò vang dậy của hơn một ngàn người dân có mặt tại Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm. Người viết bài này có ý định viết một bài ngắn nhân quyết định này, nhưng vì chưa có văn bản chính thức, nên không dám khởi bút. Nay văn bản quyết định trên đã được công bố và thực thi, đúng vào lúc người viết bài này chẳng may bị ốm, không đủ sức khỏe viết được dài, nên chỉ xin cố gắng có đôi dòng tâm tư gửi đến người dân xã Đồng Tâm cũng như gửi đến riêng bà Nguyễn Thị Lan thay cho sự cảm thông và khâm phục, như sau:
Gần đây, xem ra “LÒNG DÂN” và “Ý ĐẢNG” không được như xưa, mà ngày càng xa cách và khác biệt, đôi khi trái ngược và mâu thuẫn nhau, nhiều khi lại ở 2 cực đối kháng nữa! Cách đây hơn 2 năm, trong bàì viết Vài lời ngỏ cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lúc ông này đang là Đại tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, khi ông ta tỏ ra bức xúc và bực tức trước hiện tượng mà ông này gọi là “Xu thế ghét Trung Quốc” của người dân Việt Nam! Người viết bài này có viết, xin trích: “ĐCSVN vẫn tự nhận là đại diện cho ý chí, quyền lợi và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam, sao nay ông lại nói ngược với ý chí và tình cảm của người dân? Phải chăng ông muốn bắt nhân dân Việt Nam phải chuyển từ “xu thế ghét Trung Quốc” sang “xu thế yêu Trung Quốc” ư? Ông không thấy rằng trong vấn đề này, “Ý Đảng trái hẳn với Lòng Dân” hoặc nói một cách khác là “Lòng Dân khác hẳn với Ý Đảng” sao, thưa ông?”. Chắc ông Đại tướng họ Phùng cảm thấy đau, nên không dám lên tiếng trả lời!
Liên hệ với việc Huyện ủy Mỹ Đức vừa cách chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm và khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, người viết bài này xin trích dẫn câu nói nóng hổi của người đứng đầu ĐCSVN cách đây 2 tuần. Ngày 11/10/2017, đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XII), TBT Nguyễn Phú Trọng dõng dạc tuyên bố: “Cần khẳng định, Đảng làm lợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn! Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả!”.Cá nhân tôi hoàn toàn đồng tình với khẳng định này của người đứng đầu ĐCSVN, và nhân đây, muốn hỏi ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem quyết định cách chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm và khai trừ Đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan của Đảng bộ Huyện Mỹ Đức (với sự chuẩn thuận cao của Ban Thường vụ Đảng bộ Thành phố Hà Nội), đương nhiên điều này phải đúng theo ý của Đảng! Song quyết định này có hợp với lòng dân, đặc biệt là người dân xã Đồng Tâm không, thưa ông Tổng Bí thư? Tôi không rõ ông nghĩ sao, chứ tôi thì quả quyết rằng quyết định này của Huyện ủy Mỹ Đức là trái lòng dân Đồng Tâm, do đó nó sẽ làm mất niềm tin của người dân địa phương, và nó còn tiềm ẩn một nguy cơ xấu, có đúng vậy không, thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Vừa qua, người dân Đồng Tâm và nhân dân toàn quốc đều biết bà Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan đã thể hiện một thái độ dũng cảm và sáng suốt là đứng về phía người dân địa phương và gắn bó với mảnh đất quê hương máu thịt, nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng bà cũng như gia đình bà. Bà Nguyễn Thị Lan thừa biết sẽ phải gánh chịu hậu quả chính trị ra sao nếu bà không thuận theo ý Đảng, bắt phải ký vào văn bản công nhận “Đất Đồng Sênh là đất quốc phòng“! Nhưng người phụ nữ đôn hậu và dũng cảm này đã kiên quyết chối từ, không ký vào văn bản trái lòng dân nói trên! Giữa DÂN và ĐẢNG, bà đã sáng suốt và dứt khoát chọn DÂN! Và rồi, hậu quả nhỡn tiền là Đảng đã thẳng cánh khai trừ và cách chức bà! Việc khai trừ và cách chức bà Lan có đúng hay trái Điều lệ Đảng, ta chưa vội xét đến. Nhưng việc làm này khôn hay dại, có hợp với lòng dân hay không, thời gian sẽ sớm đưa ra câu trả lời! Còn đối với những đảng viên kiên cường và tâm huyết như cụ Lê Đình Kình, đảng viên lão thành với trên 55 năm tuổi đảng, người kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng chống tệ tham nhũng và cường quyền ở địa phương, cùng với 6 đảng viên kiên định khác trong “Nhóm đồng thuận” cùng toàn thể người dân Đồng Tâm chống lại ý đồ cướp trắng 59 hecta đất nông nghiệp của họ trên cánh đồng Sênh, chắc chắn sẽ rất phẫn nộ! Và chính ngay họ, sắp tới đây có thể sẽ bị Đảng khai trừ, đẩy họ về phía người dân giống như trường hợp bà Lan, Bí thư Đảng ủy của mình. Điều này có thể sẽ sớm xảy ra, vấn đề chỉ là thời điểm khi nào mà thôi!
Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 mặc định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này là thể hiện ý chí của Đảng, chứ không phải thể hiện nguyện vọng của Dân, vì Hiến pháp của Việt Nam không do người dân phúc quyết! Nếu Đảng muốn làm hợp lòng dân, thì Đảng phải thực sự vì quyền lợi của người dân, phải đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi đất nước lên cao nhất, chứ không phải là đặt lợi ích của Đảng lên trên như lâu nay. Có như vậy, chế độ mới còn, Đảng mới còn. Ngược lại, chế độ sẽ mất, Đảng cũng sẽ tiêu vong!
Hà Nội, ngày 24/10/2017.
N.Đ.Q.
Tác giả gửi BVN
TRẦN ĐẠI QUANG, 'NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT'
VIỆT HÀ/ Vietfact 21-10-2017
Sau khi “từ cõi chết trở về”, mặc dù mình mẩy còn đang đau nhức ê ẩm, nước da tái nhợt, xanh xao, gò má hóp hẳn đi, “long thể” gầy đi cả chục ký. Đầu tóc rụng nhiều tạo thành một vùng hói sau gáy… Tất cả đều do thấm đòn của đối phương với những cú đánh trực diện vào “long nhan” của ngài. Khiến ngài phải liên tục đi nước ngoài “thay máu”. Làm cho dư luận một thời gian sôi sùng sục vì sự vắng mặt khó hiểu của ngài, và đồn ầm lên là ngài đã “ra đi”.
Và gần đây là những cú đánh “dưới thắt lưng” của phe Tổng Trọng, đòi đưa đám đàn em sân sau của ngài tại Đà Nẵng vào lò, khiến ngài Chủ tịch “long thể bất an”.
Thì mấy hôm nay, ngài phải lấy hết can đảm và nhuệ khí của một vị tướng CA, từng cầm đầu đoàn quân “Nam tiến” đi dẹp loạn tại vùng Tây Nguyên những năm đầu thế kỷ XXI.
Ngồi ở những hàng ghế đầu trong hội trường cả một tuần lễ trong cái gọi là Hội nghị TƯ 6, mà thực chất là cuộc dọn dẹp những cặn bã rác rưởi đã tràn ngập nhầy nhụa trong ngôi nhà ĐCSVN hiện nay sau những trận tỉ thí “một mất một còn”. Ngài phải nở những nụ cười thật tươi. Giấu những cơn đau vào lòng, như kiểu:
“Cây cúc đắng giấu lòng mình đang đắng
Nở hoa vàng bên suối để ong bay”
(thơ Phạm Tiến Duật).
Và ngồi yên lặng nghe “bên thắng cuộc” ba hoa chích chòe những lời chót lưỡi đầu môi có cánh về những chiến công của chúng. Như có ai xát muối vào vết thương lòng của ngài. Khi phải chứng kiến nhóm này đưa bọn đàn em lên thớt. Lòng ngài tê tái lắm.
Nhiều cử tri TP. Đà Nẵng chất vấn tại các buổi tiếp xúc cử tri của các vị ĐBQH TP. Đà Nẵng rằng, nhân vật Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) là ai mà có thể khuynh đảo cả lãnh đạo thành phố này. Làm cho nhân dân TP. Đà Nẵng phải chứng kiến một trận bom B52 khủng khiếp giữa thời bình trên chính trường trong những ngày qua?
Đại đa số họ không biết rằng, mẹ vợ của đại gia “Vũ nhôm” đầy quyền lực kia, là con chị con em với phu nhân ngài Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Và trong số 9 dự án với 31 nhà công sản được bán một cách mờ ám không đấu giá tại Đà Nẵng những năm qua. Kể cả những dự án băm nát Bán đảo Sơn Trà, cũng có hình bóng của “Vũ nhôm”. Chiếc xe tiền tỷ và hai căn nhà số 45;47 Nguyễn Thái Học, TP. Đà Nẵng, cũng của “Vũ nhôm” biếu ngài cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh, thì nhiều người biết. Nhưng rất có thể còn nhiều điểu bí ẩn sau đó. Đợt thanh tra lần này chắc sẽ khui ra nhiều chuyện. Nhưng họ có dám công khai ra trước dân, để “dân giám sát” như họ thường rêu rao không lại là chuyện khác.
Điều này giải thích vì sao, giữa một bầy mối chúa nhan nhản khắp cả nước hiện nay, đang hàng ngày đục khoét và hút máu nhân dân một cách vô cùng tàn nhẫn. Làm cho nguy cơ sụp đổ cơ nghiệp của nhà sản không xa. Như tập đoàn BOT của Bộ GTVT; Tập đoàn VN Pharma của mụ Kim Tiến. Và bao nhiêu dự án ngàn tỷ đang đắp chiếu khắp cả nước chờ ngày thanh lý bán sắt vụn. Những Nguyễn Văn Bình, Võ Kim Cự, Trịnh Văn Chiến… mà nếu đánh vào chúng, thì chiến lợi phẩm thu được còn gấp trăm lần bọn chuột con tại Đà Nẵng.
Điều này giải thích vì sao, nếu nói làm giàu bất chính nhờ vơ vét của dân, thì Huỳnh Đức Thơ gấp trăm lần Nguyễn Xuân Anh. Tuy cùng bị kỷ luật, nhưng Huỳnh Đức Thơ chỉ được nói đến như kiểu “có liên quan”.
Thế mà phe nhóm ông Trọng bỏ qua tất cả. Và quyết tâm nghiến răng quyết diệt nhóm sân sau của ngài tại Đà Nẵng cho bằng được. Với hành động đánh vào “nhóm lợi ích” tại Đà Nẵng lần này, chứng tỏ ngài Tổng Trọng đã ra đòn đánh dằn mặt, cảnh cáo ngài Chủ tịch nước rồi đấy.
Ngài Chủ tịch ngồi lặng lẽ hồi tưởng lại sự nghiệp lẫy lừng của mình ở những năm bọn “mọi” Tây Nguyền vùng lên đòi làm chủ mảnh đất ngàn đời nay đã là giang sơn của tổ tiên họ.
Giữa lúc họ đang sống yên lành dưới những cánh rừng đại ngàn, được thiên nhiên ban tặng cho cho sự màu mỡ của đất và sự phong phú của những sản vật quý giá từ núi rừng. Sau khi đoàn quân của vị “cha già dân tộc” của ngài vượt Trường Sơn vào miền Nam để giải phóng cho nhân dân miền Nam, trong đó có người dân Tây Nguyên, thoát khỏi ách cai trị rên xiết của bọn Mỹ – Ngụy. Để cho “Bên thắng cuộc” ào ào “tiến về Sài Gòn chiếm nhà mặt tiền”.
Thế mà những người chân chất hiền hòa như con nai rừng này đã không biết ghi nhớ công ơn của bác của đảng, đã hy sinh hàng triệu sinh mạng mới cướp được chính quyền này. Giờ đây chúng đã nghe theo sự xúi dục của các thế lực thù địch, đòi vùng lên để thoát khỏi bàn tay cai tri sắt máu của đảng CSVN. Đòi lại tự do dân chủ thực sự cho nhân dân.
Họ không hề biết rằng, dưới chế độ độc quyền chính trị của cộng sản Việt Nam hiện nay, thì những quyền sơ đẳng nhất của con người như “tự do, dân chủ và nhân quyền”, chỉ là những món hàng xa xỉ, không bao giờ người dân có quyền mơ ước.
Trong cuộc chiến cam go nhằm dạy cho bọn người Thượng một bài học này, ngài được trao “Thượng phương bảo kiếm”, vào Tây Nguyên dẹp loạn.
Lúc này ngài còn mang hàm Thiếu tướng.
Không như những vị tướng quân oai hùng hét ra lửa khác. Ngài áp dụng chiến thuật của kẻ “mạt thế dùng mưu”. Ấy là cho đàn em trong ngành CA, ăn mặc như những người dân tộc Tây Nguyên, học nói tiếng của đồng bào dân tộc. Trà trộn vào các đám biểu tình đang hừng hực khí thế kia. Những người CA cải trang này đã cất giấu gạch đá trong người. Họ ném gạch đá vào các lực lượng của nhà nước được huy động để giữ trật tự. Thế là có lý do chính đáng cho các lực lượng vũ trang ra tay đàn áp khốc liệt.
Tất nhiên là những người biểu tình do lực lương yếu, và thiếu tổ chức chặt chẽ. Trước thế lực hùng hậu đầy thủ đoạn độc ác và gian manh của nhà cầm quyền, ngoài hàng chục ngàn CA được huy động khắp các tỉnh Tây Nguyên đến đàn áp người biểu tình ra, còn có Cảnh sát cơ động 113, chó nghiệp vụ, và lực lượng quân đội hùng hậu. Kể cả lực lượng đặc công tinh nhuệ nữa.
Với lực lượng chênh lệch như vậy, những người biểu tình phải tháo chạy tán loạn. Đây là lúc những kẻ đã được huấn luyện võ nghệ thuần thục mấy năm trời trong lực lượng CA, ra tay thi thố những ngón đòn độc đáo nhất. Họ nhắm vào những kẻ cầm đầu của nhóm người biểu tình, và đập chết hàng loạt.
Như rắn mất đầu. Thế là phong trào biểu tình đòi lại đất cha ông của những người Tây Nguyên bị tan rã. Họ chạy vào rừng sâu heo hút để trốn tránh sự lùng sục của chính quyền, đang quyết tâm bắt cho bằng được. Một số khác chạy sang Campuchia, Thái Lan để lánh nạn.
Chiến lợi phẩm cho các đồng chí CA là chiếm ngay những căn nhà mặt tiền ngon lành của những kẻ gây rối bỏ chạy, tại thành phố Ban Mê Thuộc và nhiều khu đô thị khác…
Không ai có thể kết tội CA đánh chết người vì không có bằng chứng. Mặc dù mọi người thừa biết thủ phạm là ai.
Vốn xuất thân bần hàn từ giới “khố rách áo ôm”: Cha ngài làm nghề xách dép cho những người đơm đó bắt cá trên sông Đáy. Mẹ làm nghề buôn thúng bán mẹt dọc đường. Hàng hóa là những mớ rau, nải chuối mua đi bán lại cho khách qua đường. Nhưng nhờ thành tích giết người man rợ tại chiến dịch đàn áp đồng bào Tây Nguyên năm 2004, Trần Đại Quang được “thăng” như diều gặp gió.
Năm 2007, được thăng hàm Trung tướng.
Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội XI của ĐCSVN, ngài được vào Bộ Chính trị.
Ngày 02- 8- 2011, ngài đá văng Đại tướng Lê Hồng Anh, vị tướng được ngành CA thân ái gọi là tướng 3 không (không làm nên tích sự gì, không nói được câu nào cho ra hồn, và không hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn).
Giành được ghế Bộ trưởng CA đầy quyền lực khi còn là Trung tướng. Ngành CA lúc đó gọi là cuộc chiến “Trung tướng châu chấu đá lật xe Đại tướng bị thịt”.
Cuối năm 2011, được phong hàm Thượng tướng.
Và chỉ một năm sau, cuối năm 2012, được phong hàm Đại tướng.
Phải công nhận nghệ thuật “cải lão hoàn đồng” của ngài là bậc thầy, và có tầm nhìn xa. Ngày 20/9/2004, khi còn là Thiếu tướng, ngài đã lái được ông Đinh Văn Hùng, Chủ tịch tỉnh Ninh Bình, ký cho ngài cái giấy xác nhận số 182/UB-VP7, trong đó công nhận ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956. Quê quán: xóm 13 xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Trước kỳ Đại hội Đảng CSVN khóa XI năm 2011, theo tuổi thật thì ông Trần Đại Quang sinh năm 1950, ở đội tuổi này, đáng lẽ ngài phải về hưu vì theo quy định nhân sự trong đảng, ứng viên tham gia Bộ Chính trị lần đầu phải dưới 60 tuổi. Nhờ cái Giấy xác nhận thần kỳ này mà trong ĐH XI, ngài được ngồi vào ghế UVBCT (2).
Trong cuộc đời làm Tướng CA của Trần Đại Quang, thành tích nổi bật nhất là học được miếng võ Becgie, tức chiến thuật đánh lén.
Nếu như trước đây, Võ Nguyên Giáp khoe khoang về việc sáng chế ra cái gọi là “chiến tranh nhân dân”, và mạnh miệng khoác lác rằng, trong thế kỷ XX, nhân loại có hai phát minh vĩ đại nhất về lĩnh vực quân sự, là vũ khí nguyên từ và Chiến tranh nhân dân. Thì nay, Trần Đại Quang cũng có thể tự hào, và lập hồ sơ xin xét cấp giải Nobel về phát minh nghệ thuật “đánh lén” này.
Dân gian có câu: “Võ nghệ cao tay không bằng dao phay chém lén” là vậy.
Sau này, ngành CA đã áp dụng chiến thuật đánh lén một cách tràn lan. Điển hình là các vụ tấn công vào LS Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, Trương Minh Tam, Trịnh Anh Tuấn, Trần Bang, Nguyễn Chí Tuyến… Kể cả những cú đánh “dưới đũng quần phụ nữ” đối với Phạm Đoan Trang, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh; Nguyễn Hoàng Vi v.v… Đều là những chiến công oanh liệt của họ.
Những vụ đánh đập này thường được đổ tại cho mâu thuẫn xã hội, khó có bằng chứng nào để dư luận bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án nhà nước Việt Nam.
Sau khi Hội nghị TƯ6 kết thúc, ngài Chủ tịch phải gấp rút vào ngay thành Hồ, nơi người đồng hương họ Đinh vừa mất ghế Bí thư, để làm cái thủ tục gọi là “tiếp xúc cử tri”.
Nếu như ở các nước văn minh, việc hơn 100 người chết do lũ lụt và đất vùi tại các tỉnh phía Bắc vừa qua, người ta sẽ tổ chức Quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân xấu số này. Và dẹp hết các cuộc vui chơi để chia sẻ nỗi đau với các gia đình nạn nhân. Hoặc như vợ chồng TT Mỹ còn mò đến vùng bão lụt thăm và động viên đồng bào của ông ấy. Nhưng với các vị lãnh đạo đảng ta, thì 100 người chết ấy có nhằm nhò gì so với con số hơn 300 người bị công an đập chết trong các trại tạm giam trong mấy năm qua. Mà dân số VN những hơn 90 triệu cơ mà. Chết bấy nhiêu thì ăn thua gì? Hãy quên các nạn nhân lũ lụt ấy đi. Để các vị cùng nhau đi nhảy múa và ăn mừng cuộc chiến vừa qua đã kết thúc cái đã.
Tại thành Hồ, ngài được “con chim mồi” Trương Văn Bình, cử tri Quận 3 “Bày tỏ vui mừng khi trực tiếp thấy Chủ tịch nước hồng hào mạnh khỏe, nỗi lo của tôi biến mất. Ông xuất hiện cho chúng tôi thêm niềm tin, sức mạnh”.
Và trước những đòi hỏi của nhân dân thành Hồ, đề nghị nhà nước phải công khai tài sản các quan chức. “Đề nghị học tập Singapore, đưa danh sách tài sản của quan chức lên website. Phải công khai như vậy thì dân mới giám sát được, chứ như hiện nay dân không thể nào biết”.
Đối với những nhà nước độc tài đảng trị như Việt Nam hiện nay, tuy yêu cầu này là chính đáng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng để thực hiện yêu cầu này còn khó hơn yêu cầu ĐCSVN từ bỏ Điều 4 Hiến pháp, là từ bỏ sự độc tôn lãnh đạo đất nước của ĐCSVN. Vì nếu công khai tài sản của các vị này, thì họ làm sao dám vơ vét để mua nhà và gửi tài khoản, mua visa dài hạn nước ngoài? Lấy gì tài trợ cho con du học. Để khi trong nước có biến, thì họ đã có ổ lót sẵn, chỉ việc xách vali chuồn lẹ. Như cựu ĐBQH Nguyệt Hường và nhiều vị khác ấy.
Nghe vậy mà lòng ngài tê tái. Lúc này ngài đã nhận thấy rõ ràng là bàn tay lông lá của phe ông Lú đang thọc sâu vào vùng kín của phe nhóm mình.
Chẳng những vậy, ngài lại còn bị ám ảnh về việc sửa năm sinh, từ 1950 thành 1956, làm cho mấy người em của ngài có tuổi lớn hơn anh.
Việc ông Đinh Văn Hùng, Chủ tịch Ninh Bình, vì ký giấy xác nhận tuổi cho Trần Đại Quang, nên đã bị kỷ luật về hưu sớm. Vậy là kẻ trèo cây hái cam, bị gai đâm chảy máu, té nhào xuống hố. Để cho kẻ hưởng lợi ngồi dưới gốc cam, ung dung thưởng thức vị ngọt của trái cây một cách ngon lành.
Và ngài hồi tưởng lại những cái chết êm ái của mấy đồng chí đàn em như Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh… Trong đó, với cái chết của vị Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an đầy sinh lực Phạm Quý Ngọ, làm cho ngài rất nhức nhối. Vì tên mất nết Dương Chí Dũng đã dám khai ra việc nó có đưa cho Phạm Quý Ngọ số tiền 1 triệu đô, của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, để xin ngài bộ trưởng CA làm ngơ cho việc chuyển đổi công năng Cảng Sài Gòn. Vì “tụi chúng nó đã thống nhất với ngài Bộ trưởng CA Trần Đại Quang rồi”. Điều này đã khiến dư luận gọi mỉa mai về cái chết của Phạm Quý Ngọ như sau:
“Tin đâu như sét đáng ngang
Thượng tướng đang sống chuyển sang từ trần
Bạn bè đồng chí mừng thầm
Anh đi như rứa nhiều thằng yên thân”. 
Làm cho ngài lo âu và rất khó chịu. Hóa ra dù ngài đã bố trí tụi đàn em thực hiện kế hoạch một cách kín đáo như vậy. Tưởng không ai có thể biết được. Thế mà dư luận nghi ngờ có dấu vân tay của ngài trong cái chết của Phạm Quý Ngọ?
Ngài rùng mình nhớ đến cái Văn bản số 13-TB/TW Thông báo Kết luận của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên. Trong đó “thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên”(3).
Điều này chứng tỏ phe ông Trọng đang nhắm vào gót chân Achilles của ngài.
Chắc chắn cái Thông báo chết tiệt này của phe ông Tổng Trọng đầy thủ đoạn gian manh quỷ quyệt ấy, phải có sự tham mưu và hậu thuẫn hết mình của anh bạn “Bốn tốt” phương Bắc, đang căm thù ngài bầm gan tím ruột. Chắc chắn họ không để ngài yên thân khi họ đang trên đà thắng thế. Nếu tiêu diệt được ngài thì công cuộc Hán hóa càng mau thành công.
Vậy là hai gọng kìm rõ ràng là đang ngày càng siết vào cổ ngài.
Lúc này ngài mới thấm thía câu nói của ai đó rằng, “Chính trường là chiến trường”.
Vốn là một đảng viên ĐCSVN vô thần vô thánh, nên ngài không tin vào Luật Nhân quả. Nhưng với những gì đang diễn ra trước mắt, ngài nghĩ rằng, phải chăng đã đến lúc ngài phải trả giá cho những món nợ máu mà ngài và đám đàn em đã gây ra với nhân dân trong nhiều năm qua. Chính những chiến công này là những nấc thang đưa ngài lên bậc danh vọng trong sự nghiệp.
Với những cú ra đòn của phe ông Trọng, chứng tỏ phe Tổng Trọng chưa muốn dừng lại khi ông này tuyên bố trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW6: “Những ai tay đã nhúng chàm thì phải kịp thời gột rửa gấp”. Phải chăng Tổng Trọng đang muốn lột trần truồng ngài? Thật là quá đáng.
Lời khuyên cho ngài Chủ tịch nước kính yêu lúc này là: Ngài hãy phát huy bản lĩnh của vị tướng CA khét tiếng oai hùng và gian xảo năm nào. Ngài và đàn em của ngài đã đập chết biết bao nhiêu người vô tội, trong và ngoài các trại tạm giam và trại tù từ trước đến nay, thì hãy dừng lại. Đừng gây thêm nợ máu với nhân dân. Ngài và lớp đàn em đông như kiến của ngài phải vận dụng câu nói của kẻ gian hùng Tào Tháo thủa xưa rằng: “Thà ta phụ người không để người phụ ta”. Hãy nhất tề vùng lên, bắt cho bằng được và bóp nát “con mối chúa” Nguyễn Phú Trọng quăng vào lò nó đã xây sẵn.
“Hãy trở về với chính nghĩa của nhân dân.
Hãy lập công chuộc những lỗi lầm.
Nhân dân VN sẽ ủng hộ và tha thứ cho ngài.
Ngài hãy tin tưởng vào chính nghĩa của nhân dân VN.

Hết những cơn mưa trời lại sáng. Đó là chân lý.
Quan nhất thời. Dân vạn đại. Đó là chân lý.
Xăng có thể cạn. Lốp có thể mòn. Song số máy số sườn là không bao giờ thay đổi”.
Chúc ngài Chủ tịch mau hồi phục sức khỏe để có sức chiến đấu.

HÃY TIN VINGROUP, NHƯNG CHỈ MỘT ĐIỀU THÔI

TRỌNG NHÂN/ BVN 23-10-2017

Chuyện cũ
Hải Phòng có thể được coi là địa phương có… truyền thống với nghề sản xuất ô-tô. Từ khoảng hơn 20 năm trước, Hải Phòng đã là địa phương có 2 nhà sản xuất ô-tô lớn nhất nước thời điểm đó. Đó là Công ty TNHH Chiến Thắng và Công ty TNHH Hoa Mai, cũng là 2 trong số những nhà sản xuất ô-tô đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm "đầu tay" của cả hai doanh nghiệp này là những chiếc công nông "đầu ngang", "đầu dọc" lắp trên khung gầm tự chế hoặc tận dụng.
Có thể phì cười với danh xưng nhà sản xuất ô-tô đầu tiên mà Hoa Mai và Chiến Thắng được gán cho nhưng không thể phủ nhận thực tế những chiếc xe lai lắp máy công nông lên khung gầm ô-tô của hai doanh nghiệp này đã giải đúng nhu cầu về phương tiện vận tải giá rẻ, chất lượng chấp nhận được cho giai đoạn đó. Suốt đầu những năm 2000, khách cả nước thậm chí phải đặt hàng và chờ một thời gian thì mới được nhận xe do hai doanh nghiệp này sản xuất.
Tất nhiên, là những doanh nghiệp mở đường, cả Hoa Mai và Chiến Thắng đều không chịu "ngồi yên" với công nông đầu ngang. Đây cũng chính là hai doanh nghiệp tiên phong nhập khẩu động cơ, linh kiện ô-tô Trung Quốc và các nước khác về Việt Nam để sản xuất ra những xe tải mang thương hiệu và giá bán thuần Việt là Hoa Mai và Chiến Thắng. Đến thời điểm này, tức là những năm đầu thập kỉ 2000, Thaco Trường Hải chưa phải tên tuổi có thể so sánh với Hoa Mai và Chiến Thắng trong lĩnh vực sản xuất ô-tô. Khi đó, ông Nguyễn Sáng Mãi, chủ Công ty TNHH Chiến Thắng nhập linh kiện về và cho lắp ráp tại công ty một mẫu ô-tô 7 chỗ cỡ nhỏ của Trung Quốc. Ông tính giá thành mỗi chiếc ô-tô này khoảng 80 triệu đồng là đã có lãi. Giá này tương đương khoảng 3 chiếc xe máy Honda Dream Thái đang là mốt ngày đó. Ông Sáng Mãi tính nếu có tiền để đầu tư, có thể giảm giá chiếc xe xuống nữa, nhờ vào sản xuất nhiều linh kiện ngay trong nước, biến chiếc xe thành thuần Việt với khoảng 70% tổng thành được nội địa hóa. Gần 15 năm sau, Công ty TNHH Chiến Thắng của ông Sáng Mãi vẫn là một nhà sản xuất ô-tô cỡ nhỏ,  Thaco Trường Hải giờ đã là nhà sản xuất ô-tô lớn nhất Việt Nam, với quy mô công suất và doanh thu gấp hàng nghìn lần Công ty TNHH Chiến Thắng. Năm 2016, doanh số của Thaco đạt 110.548 xe, chiếm 32% thị phần ô-tô Việt Nam. Nhưng cả Công ty TNHH Chiến Thắng, Hoa Mai, hay Thaco Trường Hải đều không nâng được tỉ lệ nội địa hóa ở những khâu then chốt nhất. Giá thành ô-tô do các doanh nghiệp nội sản xuất vẫn ở mức cao quá khả năng thu nhập của đa số công chúng. Việt Nam vẫn hoàn toàn chưa có một thương hiệu ô-tô Thuần Việt cho đến khi hi vọng ấy được xới lại bởi một tập đoàn  nổi tiếng về bất động sản và chưa từng làm quen với sản xuất công nghiệp: Vingroup.
Chuyện mới
Về bản chất, ô-tô thương hiệu Việt mà Vingroup vừa công bố đầu tư là tham vọng lớn hơn hẳn và là sự khác biệt hoàn toàn với giấc mơ nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô-tô. Nhưng đó chưa hẳn đã là nguyên nhân khiến sự kiện Vingroup chuyển qua sản xuất ô-tô lại ồn ào hơn câu chuyện Thaco đầu tư sang bất động sản vì nếu việc Thaco đầu tư sang bất động sản phần nào cho thấy sự bế tắc trong phát triển của công nghiệp ô-tô, khi doanh nghiệp dẫn đầu thị trường phải tìm mảng đầu tư khác thì ngược lại, việc doanh nghiệp bất động sản số một "ném tiền" vào ô-tô lại cho thấy tham vọng, và cả hi vọng, vào thị trường này còn nguyên chứ chưa hề thất bại như quy hoạch phát triển ngành.
Tất nhiên, chừng ấy chưa đủ bảo đảm thành công cho Vingroup trong sản xuất ô-tô, dù cho nghe nói hãng bỏ hàng chục triệu USD mỗi năm thuê những cựu kĩ sư của Tesla thiết kế công nghệ xe điện hay bắt tay với BMW thiết kế động cơ, mời phòng thiết kế Ý thiết kế mẫu cho xe thương hiệu Việt... Tất cả những thông tin ấy công chúng đã nghe tới nhàm tai từ những nhà sản xuất ô-tô đã khởi công nhà máy tại Việt Nam trước đó nhiều chục năm.
Tại một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương về chiến lược phát triển ngành ô-tô Việt Nam, bộ này nhận định đến năm 2020, dự kiến nhu cầu thị trường ô-tô trong nước đạt khoảng 450.000 đến 500.000 xe mỗi năm, đến năm 2025 đạt khoảng 800.000 - 900.000 xe và năm 2030 khoảng 1,5 - 1,8 triệu xe. Nhu cầu ô-tô của thị trường trong nước được Bộ Công Thương dự báo như vậy là tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm. Đó có lẽ là sức hút để Vingroup đầu tư vào ô-tô dù phải ít nhất 2 năm nữa, những chiếc ô-tô đầu tiên của hãng mới có thể xuất hiện trên thị trường.
Mục tiêu sản xuất với tỉ lệ nội địa hóa lên đến 60%, những chiếc xe chạy xăng của Vingroup được cam kết sẽ có tiêu chuẩn khí thải châu Âu 5.0 và 6.0, và sau 24 tháng, những sản phẩm xe chạy xăng đầu tiên sẽ là mẫu Sedan 5 chỗ, một SUV 7 chỗ... Phân khúc xe tầm trung là mục tiêu Vingroup hướng tới nhưng thách thức lớn nhất trong giấc mơ ô-tô của Vingroup có thể không chỉ ở việc tạo ra một thương hiệu xe thuần Việt hay dòng xe chạy xăng. Định hướng chiến lược sản phẩm của hãng là xe điện, bao gồm xe máy điện và ô-tô điện. Nhưng nếu xe máy điện đã hứa hẹn thành công về thị trường do nhu cầu cao, lượng tiêu thụ lớn thì thành công với ô-tô điện lại vẫn là ẩn số. Dẫu ô-tô điện đã bắt đầu bùng nổ tại Trung Quốc, Mỹ hay nhiều nước khác với lượng tiêu thụ hàng trăm nghìn xe mỗi năm thì tại Việt Nam, ô-tô điện vẫn chưa có đủ điều kiện để trở thành đại chúng. Hệ thống hạ tầng phục vụ ô-tô Việt Nam từ hàng chục năm qua xây dựng, vận hành là để phục vụ dòng xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu. Do thế, để ô-tô điện có thể đại chúng hóa như xe chạy xăng, chạy dầu, việc hình thành hệ thống phục vụ loại xe này trên địa bàn cả nước có lẽ sẽ còn yêu cầu vốn đầu tư lớn hơn hẳn 3,5 tỉ USD để đầu tư sản xuất xe và hàng chục năm thay đổi thói quen sử dụng, lựa chọn của người tiêu dùng. Trong trường hợp xe điện, thương hiệu Việt hay thiết kế, chất lượng ngoại có lẽ không đóng vai trò quyết định bằng hệ thống chăm sóc, hạ tầng phục vụ xe.
Nói cách khác, với quyết tâm của mình, Vingroup đã phát động cuộc cách mạng về công nghệ giao thông tại Việt Nam và đó là một thách thức quốc gia chứ không là chuyện riêng của một doanh nghiệp có thể tự xử lí. Hãy tin vào quyết tâm của Vingroup còn chuyện thành hay bại trên thị trường ô-tô Việt, có lẽ còn phải chờ may rủi.
T.N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét