Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

20230922. BÌNH LUẬN NÂNG CẤP QUAN HỆ VIỆT-MỸ

  ĐIỂM BÁO MẠNG


HÀM Ý CỦA VIỆC THIẾT LẬP ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT-MỸ

NGUYỄN QUANG DY/ BVN 21-9-2023



Người ta nói nên tránh làm việc lớn trong “tháng ngâu”, nhưng Việt Nam và Mỹ đã làm một việc trọng đại. Ngày 10/9/2023 sẽ đi vào lịch sử, đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Viêt-Mỹ. Hai nước cựu thù nay đã trở thành “đối tác chiến lược toàn diện, vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Vấn đề là “chúng ta sẽ tiến xa đến đâu”?
BƯỚC NGOẶT MỚI
Tháng 7/2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đã chính thức đến thăm Mỹ và được Tổng thống Barack Obama tiếp đón trong phòng Bầu dục của Nhà Trắng như nguyên thủ Quốc gia. Chính quyền Mỹ đã cam kết tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Điều đó không chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà còn là một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt-Mỹ tuy về hình thức là “đối tác toàn diện”, nhưng về thực chất đã thành “đối tác chiến lược”. Hai nước đã tuyên bố “Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng” (7/2015). Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Donald Trump đã chọn Đà Nẵng để tuyên bố chiến lược “Ấn Độ dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (11/2017).
Để triển khai chiến lược FOIP, Mỹ thúc đẩy các cơ chế hợp tác chiến lược như “bộ tứ” (QUAD) gồm Mỹ-Nhật-Úc-Ấn và “bộ tam” gồm Mỹ-Anh-Úc (AUKUS) và Mỹ-Nhật-Hàn; Mỹ-Nhật-Ấn. Mỹ cũng nâng cấp quan hệ với ASEAN lên đối tác chiến lược toàn diện. Không phải ngẫu nhiên mà tàu sân bay Mỹ đã đến Đà Nẵng ba lần (2018, 2020, 2023).
Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược là tất yếu, nhưng vấn đề là chọn thời điểm nào thích hợp. Hai nước đang “trở về tương lai” (back to the future), tuy “chậm còn hơn không” (better late than never).
Theo Đại sứ Marc Knapper, việc nâng cấp đối tác lên hai bậc là “phi thường”. Đó không chỉ là danh nghĩa mà còn là thực chất, để bù lại thời gian đã mất. Sau Đại chiến II, Đức và Châu Âu có cơ hội phục hồi và phát triển nhanh vì có kế hoạch Markshall. Nay Việt Nam đang có cơ hội phát triển nhanh dựa trên công nghệ cao và đổi mới thể chế.
Trong bối cảnh hiện nay, việc nâng cấp quan hệ Viêt-Mỹ lên “đối tác chiến lược toàn diện” sẽ mở ra những cơ hội mới giúp Việt Nam trở thành một đối tác tiềm năng, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (global chains) bao gồm các loại công nghệ cao như bán dẫn (semiconductor chips) và quá trình chuyển đổi số (digital transformation).
“Ngoại giao Cây tre” không phải là một khẩu hiệu để đối phó tình huống trong quan hệ với các nước lớn nhằm “cân bằng” hay “đu dây”. Đó là một chiến lược nhất quán để “đa dạng hóa và đa phương hóa” quan hệ. Việt Nam cũng có cơ hội làm trung gian hòa giải, với kinh nghiệm tổ chức thành công “Trump-Kim Summit” tại Hà Nội (2/2019).
CƠ HỘI MỚI
Đầu tháng 11/2022, TBT Nguyễn Phú Trọng đã chọn đúng lúc đi thăm Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20, để chúc mừn.g Chủ tịch Tập Cận Bình. Đó là nước cờ thế (hedging) để làm Trung Quốc yên lòng, nhằm chuẩn bị cho nước cờ tiếp theo là nâng cấp quan hệ với Mỹ lên hai bậc là “đối tác chiến lược toàn diện” như chuyện tất yếu.
Chắc nhiều người coi chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng lúc đó là dấu hiệu “thân Trung”, tuy đó là nước cờ thế để chuẩn bị “thoát Trung”. Thực ra, “ngoại giao cây tre” là để tái cân bằng (rebalance) quan hệ với hai nước lớn, chứ không phải xoay trục để chống Trung Quốc. Muốn hay không Việt Nam phải chung sống với cả hai.
Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS), Trung Quốc khó dùng biện pháp mạnh trừng phạt Việt Nam. Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ là một tuyên bố chính trị, chứ không phải là một liên minh quân sự. Quan hệ Việt-Trung hiện nay không có vấn đề gì quá lớn. TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Trung Quốc và Hà Nội sẵn sàng đón Chủ tịch Tập Cận Bình.
Có thể nói, Việt Nam rất khéo léo trong việc giữ cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam đã trấn an Trung Quốc và tự tin để nâng cấp quan hệ với Mỹ lên hai bậc mà không quá lo ngại Trung Quốc trả đũa. Tuy còn nhiều khó khăn phức tạp, nhưng Việt Nam đã có vị thế tốt hơn và đòn bẩy lớn hơn để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông.
Mỹ đã bàn giao cho Việt Nam một số tàu tuần duyên các loại và giúp Việt Nam một số trang thiết bị để ứng phó tốt hơn với áp lực trên biển Đông. Việt Nam hiện đang nâng cao năng lực thu thập thông tin tình báo trên biển. Ngoài ra, với tư cách là “đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam, Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam tốt hơn trên diễn đàn quốc tế.
Về chiến lược, Mỹ coi Việt Nam là một đối tác ngày càng quan trọng đối với tầm nhìn Ấn Độ dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở. Chính quyền Biden ưu tiên phát triển quan hệ với các nước chủ chốt trong khu vực này, trong đó có Việt Nam, Indonesia, và Singapore. Việc nâng cấp quan hệ lên hai bậc có lợi cho lợi ích của Việt Nam và Mỹ.
Về kinh tế, nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện giúp Việt Nam nhận được các ưu tiên về thương mại, đầu tư cho công nghệ cao, chống biến đổi khí hậu cũng như hỗ trợ của Mỹ cho an ninh, quốc phòng. Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
HÀM Ý VÀ HỆ QUẢ
Việt Nam nay là đối tác chiến lược toàn diện với ba thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (Mỹ, Trung, Nga) và đối tác chiến lược với hai thành viên (Anh, Pháp). Nâng cấp lên đối tác chiến lược không gây ngạc nhiên vì chỉ là thời gian, nhưng nâng cấp hai bậc gây bất ngờ vì Hà Nội khá tin vào Mỹ (Alexander Vuving, BBC, 17/9/2023).
Điều đó chứng tỏ Việt Nam không còn coi Mỹ là mối đe dọa đối với chế độ, tuy mức độ tin tưởng vẫn chưa cao như với Trung Quốc và Nga. Tuy Bắc Kinh rất tức tối, nhưng Việt Nam đã lường trước hệ quả và sẵn sàng chấp nhận vì cái được rất lớn. Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ không có nghĩa Việt Nam bỏ rơi quan hệ với Trung Quốc.
Tuy “đối tác chiến lược toàn diện” sẽ mở ra cho Việt Nam một không gian mới rộng lớn hơn nhiều cho hợp tác song phương, nhưng trước mắt hợp tác về an ninh, quốc phòng với Mỹ trên Biển Đông vẫn có giới hạn. Theo Alexander Vuving, “hiện nay Việt Nam chỉ sử dụng khoảng 10% không gian cho phép”. Hợp tác quốc phòng cần thời gian.
Vì vậy, trọng tâm hợp tác Việt-Mỹ trước mắt là về kinh tế, trong đó có thương mại và công nghệ. Thứ Việt Nam rất cần ở Mỹ là phát triển công nghệ cao và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chất bán dẫn (chips) và đất hiếm (rare earth). Mỹ muốn kéo chuỗi cung ứng chất bán dẫn qua Việt Nam bằng “de-risking” và “friend-shoring”.
Kết cục này là hệ quả của những cố gắng không mệt mỏi của cả hai bên. Nhưng “chính những người lính đã chiến đấu trong chiến tranh phải kết thúc nó và kiến tạo hòa bình”. Họ đã dành cả sự nghiệp đời mình để thay đổi quan hệ Việt-Mỹ. Đó là John Kerry, John McCain, Chuck Hagel, Tommy Valelley, v.v. (Huy Đức, VNTB, 16/9/2023).
Việc Mỹ nâng cấp quan hệ với Viêt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện là thắng lợi lớn của Tổng thống Biden, không chỉ về chiến lược FOIP mà còn về kinh tế và chính trị, trong bối cảnh vận động tranh cử cho nhiệm kỳ hai. Đó là hệ quả của chủ trương “xoay trục lần hai”, mang đậm dấu ấn của ông Kurt Campbell đang điều phối chiến lược FOIP.
Việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện là thắng lợi lớn của TBT Nguyễn Phú Trọng, không chỉ về “ngoại giao cây tre” mà còn về vai trò lãnh đạo của ông trong bối cảnh hiện nay. Hai di sản lớn của TBT Nguyễn Phú Trọng là chống tham nhũng và đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ là tiền đề cho đổi mới thể chế.
N.Q.D.
19/9/2023
Tác giả gửi BVN
https://www.facebook.com/profile.php?id=100071353650766&__cft__[0]=BVN

ĐỪNG VỘI MỪNG…

HÀ PHI/ FB/BVN 21-9-2023



Chơi được với Mỹ là mừng, nó đã không ưa thì nó cấm vận cho móp mỏ… Nga, Tàu còn phải nể mặt nó.
Bắt tay thân thiện với Mỹ thì cái đám DLV thất nghiệp, vì không còn đối tượng để chửi, không còn ai để cho nó chụp mũ bị Mỹ "xúi giục" mà chống phá này nọ …
Còn nói về mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ thì trên thế giới hiếm có nước nào có mối quan hệ hài hoà với các nước như Việt Nam. Việt Nam đang là đối tác chiến lược toàn diện với 5 nước ngon lành, trong số đó có Mỹ.
Ba anh lớn Mỹ, Nga, Tàu ngày nay như cục diện Đông Hán thời Tam quốc. Trải qua phân tranh, thế chân vạc giữa ba thế lực hùng mạnh nhất là Ngụy - Thục - Ngô đã được hình thành, các nước chư hầu chơi với anh này thì phải dè chừng hai anh kia…
Hiện nay, ai chơi với Nga + Tàu thì khó mà chơi được với Mỹ.
Nhìn chung, ai chịu chơi với Mỹ thì phải tránh hai anh còn lại. Riêng Việt Nam thì Tàu, Nga, Mỹ đều là bạn tin cậy. Chỉ mỗi Việt Nam làm được điều này. Đã là đối tác chiến lược toàn diện thì không còn là trò chơi ngoại giao. Không ai dại cho ai chơi trò uốn éo.
78 năm trước Cụ Hồ muốn chơi với Mỹ, nhưng bối cảnh lịch sử chưa cho phép.
Trong đời thường của một con người, ta làm bạn với ai rất quan trọng, có một người bạn tốt có thể thay đổi cả cuộc đời ta.
Bay theo ruồi thì chỉ có cứt
Bay theo ong thì tìm được mật
Đi cùng người giàu học cách làm giàu
Đi cùng đám cờ gian bạc lận thì suốt đời chỉ có “bị - gậy” và cái nón rách.
Bớt nổ đi…
Phải học cách làm giàu, đã nghèo thì đi vào nhà ai chó cũng sủa và gầm gừ…
Thái độ thay đổi, tương lai thay đổi, tính cách khác nhau sẽ sinh ra những con người khác nhau.
Tính cách quyết định vận mệnh.
Đâu đó có người nói:
- Đi học gặp được thầy giỏi
- Đi làm gặp được chủ tốt
- Lấy vợ tìm được người tâm đầu, ý hợp… thì có hạnh phúc cả đời.
Hãy tránh xa những người không chơi được, chơi với họ ta không có ước mơ, ta không còn là ta, ta chỉ là một con cừu tầm thường.
Cố gắng học hành…
Không ai cho không ai cái gì, đừng ngồi chờ sung rụng, đừng mong gặp may như chó ngáp phải ruồi…
Đến Việt Nam, Tổng thống Mỹ mang theo nhiều doanh nghiệp lớn, những tập đoàn công nghệ và bán dẫn lớn trong đó có Google, Intel, Amkor, Marvell, Global Foundries…
Mỹ đang lựa chọn Việt Nam là vùng đất tốt để phát triển ngành công nghiệp chip… Apple đã chuyển nhà máy, Intel đã mở rộng sản xuất, Lego, Samsung thì đã đưa dây chuyền điện thoại về Việt Nam…
Có thể nói Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Các tập đoàn sắp đến Việt Nam đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi lao động tại chỗ phải có trình độ chuyên môn tốt.
Người Việt phải học: Triết, Văn, Sử, Địa, Công dân, Đạo đức để làm người. Song người Việt cũng phải giỏi: Toán, Lý, Hoá, Tin học… để theo kịp trình độ khoa học của thế giới.
Tiếp nhận công nghệ tiên tiến thì Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực ngang tầm, có trình độ cao mới hội nhập được. Thế giới đầu tư vào Việt Nam không chỉ vì giá nhân công rẻ mạt nữa.
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức và đây chính là lúc chúng ta cần phải học để làm cho tốt.
Chơi với Mỹ…
Người Mỹ nói ít làm nhiều. Người Việt nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo là khó chơi với họ. Người Mỹ ăn nhanh để đi làm. Người Việt làm nhanh để đi nhậu. Người Mỹ nhỡ đụng xe nhau thì bắt tay xin lỗi. Người Việt thì hung hăng ăn vạ… Người Mỹ bị chê thì tranh luận. Người Việt bị chê thì như đỉa phải vôi. Người Mỹ có bằng tiến sĩ là khởi đầu của việc nghiên cứu khoa học. Người Việt ấp cho ra tiến sĩ để khoe mẽ mè nheo…
Phải học để thay đổi.
Tôn trọng sự khác biệt, ai thật tình thì mình chơi thật tình, ai chơi kiểu đầu môi chót lưỡi thì mình uốn éo như cây tre…
Ai giỏi hơn, tốt hơn thì mình theo họ mà học.
Hãy khiêm tốn mà học cái hay, cái đẹp của họ.
Đừng nổ nữa!
Thứ Bảy, 16/9/2023
H.P.
Nguồn: FB Hà Phi

LIỆU MỸ CÓ 'BỎ' VIỆT NAM NHƯ BỎ VNCH HAY AFGHANISTAN?
TRƯƠNG NHÂN TUẤN /FB/ TD 21-9-2023
Sau khi Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện", câu hỏi "nóng" trên miệng mọi người là, liệu Mỹ có "bỏ" Việt Nam như đã từng "bỏ" VNCH hay Afghanistan hay không?
Theo tôi, nếu lãnh đạo hai bên Việt Nam và Mỹ lấy cuộc đời cô Kiều để diễn tả quan hệ hai bên thì chuyện "bỏ nhau" là chuyện có thể xảy ra.
Sẽ là một sai lầm lớn nếu so sánh quan hệ "quốc gia - quốc gia" với quan hệ tình cảm trai - gái. Tệ hơn nếu so sánh Việt Nam với một nàng "kiều", (tức một gái đứng đường) có số phận "hồng nhan bạc mệnh".
Nền tảng quan hệ "quốc gia - quốc gia" là "lợi ích". Lợi ích cốt lõi là sự "sống còn" và lợi ích kinh tế. Lợi ích chiến lược, phân tích sâu xa, mục đích cũng là bảo vệ sự sống còn cùng với lợi ích kinh tế.
Câu hỏi cần đặt ra là, Mỹ "bỏ" Afghanistan cho ai? Mỹ bỏ Đài Loan cho ai? Mỹ bỏ VNCH cho ai?
"Người ta" nói là quân Mỹ bỏ chạy, quân Taliban chiếm Afghanistan. Người ta cũng nói là "khi đồng minh tháo chạy" VNCH sụp đổ.
Vậy tại sao Mỹ thôi "nhìn nhận" chính quyền Đài Bắc là đại diện Trung Hoa mà đổi qua nhìn nhận chính quyền cộng sản Bắc Kinh, mà chính quyền Đài Loan vẫn không sụp đổ?
Suy nghĩ sâu xa, Mỹ không bỏ cho "ai" hết cả. Quân Taliban là dân Afghanistan, cũng như Cộng sản Bắc Việt là dân Việt Nam. Lục địa hiện chưa "thống nhứt" với Đài Loan nhưng cả hai bên bờ eo biển Formosa đều thuộc về "một nước Trung Hoa".
Trường hợp cần nghiên cứu (để so sánh) là, liệu Mỹ có thể "bỏ" Ukraine cho Nga hay không?
Theo tôi, đến khi quân Ukraine vẫn còn anh dũng chiến đấu để bảo vệ "sự sống còn" của đất nước họ, thì chắc chắn Mỹ sẽ không bao giờ "bỏ" Ukraine. Ngay cả khi "lợi ích" của Mỹ ở Ukraine vẫn còn là điều tranh cãi trong chính giới Mỹ.
Đài Loan cũng vậy. Khi mà dân quân xứ Đài thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ "nền dân chủ và lối sống" của họ, thì Mỹ sẽ không bao giờ "bỏ" Đài loan.
Mỹ không thể thay thế quân chính quy Afghanistan đánh quân Taliban, nếu đạo quân này không có ý chí bảo vệ "nền dân chủ và lối sống" của họ. VNCH cũng vậy.
Nền tảng Hiến chương LHQ và luật quốc tế không cho phép Mỹ "can thiệp" vào nội bộ của một quốc gia khác. VNCH chưa bao giờ chính thức được công nhận là "quốc gia", cũng như chưa bao giờ ký hiệp ước liên minh với Mỹ. Mỹ không có gì ràng buộc với VNCH và chế độ này cũng không được luật quốc tế bảo vệ.
Việt Nam bây giờ đã thống nhứt lãnh thổ, có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm trước quốc tế, dĩ nhiên hoàn toàn khác với VNCH hay Đài Loan.
Một trường hợp tệ hại xảy ra, Việt Nam có thể so sánh với Ukraine. Mỹ "bỏ" hay không bỏ Việt Nam (cho Trung Quốc) là tùy thuộc vào Việt Nam chớ không tùy thuộc vào Mỹ.
Một khi Mỹ "vào" Việt Nam thì sẽ có vô số lợi ích phát sinh. Lợi ích lớn nhứt của Việt Nam là lợi ích sinh tồn. Sau đó là lợi ích kinh tế. Mỹ có lợi ích kinh tế lẫn chiến lược.
Vì vậy, đừng lo là Mỹ "bỏ" Việt Nam. Điều đáng lo là lãnh đạo cộng sản Việt Nam có suy nghĩ của một "nàng kiều", kiểu "đưa người cửa trước rước người cửa sau". Bắt cá hai tay thì dễ bị vuột cả hai. Ngoại giao "cây tre" cũng là cách bắt cá hai, ba tay.
Tất cả cảm xú

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét