Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

20230914. TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT- MỸ SAU CHUYẾN ĐI CỦA BIDEN

  ĐIỂM BÁO MẠNG

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VÀ MỸ

TRẦN THƯỜNG/ VNN 11-9-2023


Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Ngày 10/9/2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden Jr. đã gặp và hội đàm tại Hà Nội, Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu nghị và hợp tác song phương với việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững.
Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, thịnh vượng và tự cường.
Sau 10 năm kể từ khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama xác lập Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ, hai nước đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực trong khuôn khổ Đối tác toàn diện.
Trong khuôn khổ quan hệ mới này, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc nền tảng định hướng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, bao gồm tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực sau đây nhằm bảo đảm lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
Hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Ảnh: Phạm Hải
Quan hệ chính trị - ngoại giao
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị - ngoại giao và sẽ thúc đẩy trao đổi đoàn, tiếp xúc thường xuyên ở tất cả các cấp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và củng cố lòng tin chính trị. Hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc nâng cao hiệu quả các cơ chế đối thoại hiện có và dự định thiết lập cơ chế Đối thoại thường niên giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
Hai nhà lãnh đạo mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa các chính đảng và các cơ quan lập pháp hai nước, trong đó khuyến khích đối thoại, trao đổi và thảo luận về các ưu tiên và kinh nghiệm thực tiễn của mỗi bên.
Hai nhà lãnh đạo sẽ chỉ đạo cơ quan chính phủ của mỗi nước phối hợp và triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác mà hai bên đã nhất trí. Hai nước khẳng định tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi để hoàn thiện việc xây dựng trụ sở các cơ quan ngoại giao và lãnh sự, cũng như bảo đảm số lượng nhân sự phù hợp tại các cơ quan đại diện trên cơ sở tuân thủ các công ước quốc tế mà hai nước là thành viên, các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như luật pháp mỗi nước.
Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm dựa trên đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định để đạt được mục tiêu trên; cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường thông qua Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư.
Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm dựa trên đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương.
Ảnh: Phạm Hải
Hoa Kỳ hoan nghênh những bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế dựa trên thị trường có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam, đồng thời khẳng định sự nhiệt tình và cam kết đối với quá trình phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và trên tinh thần ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tiến tới công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo luật Hoa Kỳ.
Ngày 8 tháng 9 năm 2023, Hoa Kỳ đã nhận được yêu cầu chính thức của Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường. Hoa Kỳ sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu này của Việt Nam theo luật định. Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa tính minh bạch của khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc tiếp tục củng cố hệ thống thương mại đa phương không phân biệt đối xử, mở, công bằng, bao trùm, bình đẳng, minh bạch và dựa trên luật lệ, trong đó Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đóng vai trò nòng cốt. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được vừa qua và mong muốn có thêm bước tiến đáng kể về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) trong thời gian tới, mang lại lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, người lao động, hộ gia đình và doanh nghiệp của hai nước và toàn khu vực.
Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc tôn trọng các quyền của người lao động được quốc tế công nhận dựa trên Tuyên bố về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Hai nhà lãnh đạo cũng dự định thúc đẩy hợp tác về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hàng không, trong đó có việc đàm phán sửa đổi Hiệp định Vận tải Hàng không Việt Nam-Hoa Kỳ theo các nguyên tắc Bầu trời Mở.
Hoa Kỳ cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam về sản xuất, phát triển hạ tầng vật chất và hạ tầng số chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng công bằng, nông nghiệp bền vững và thông minh, cũng như hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu rộng và bền vững vào các chuỗi cung khu vực và toàn cầu, trong đó có việc chú trọng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Vì mục đích đó, Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Hoa Kỳ (DFC) sẽ tiếp tục cung cấp tài chính cho các dự án thuộc khu vực tư nhân tại Việt Nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khí hậu và sử dụng năng lượng hiệu quả, y tế và doanh nghiệp nhỏ, bao gồm các doanh nghiệp chú trọng yếu tố khí hậu và do phụ nữ làm chủ.
Hợp tác số, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Việt Nam và Hoa Kỳ quyết định đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực số, coi đây là đột phá mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Hoa Kỳ khẳng định cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao. Ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, hai nhà lãnh đạo ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu.
Theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Hoa Kỳ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh một giai đoạn lịch sử mới của tình hữu nghị và hợp tác song phương với việc nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì Hòa bình, Hợp tác và Phát triển bền vững.
Ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội đàm. Ảnh: Phạm Hải
Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nghiệp.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thúc đẩy hạ tầng số an toàn và tin cậy tại Việt Nam, khẳng định quá trình trên có tiềm năng mang lại những cơ hội mới để nâng cao năng lực cho cộng đồng đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong lĩnh vực số, từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số ở Việt Nam. Những nỗ lực này sẽ hướng đến việc ủng hộ xây dựng mạng lưới mở và có tính tương tác lẫn nhau và trên cơ sở thông báo với Quốc hội Hoa Kỳ, xem xét thiết lập Mạng Truy cập Vô tuyến Mở (phòng đào tạo O-RAN) tại Việt Nam, mạng 5G an toàn và áp dụng các công nghệ mới nổi nhằm cung cấp cơ hội nâng cao tay nghề trong lĩnh vực số cho cộng đồng đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hợp tác giữa các cơ quan học thuật hàng đầu của Việt Nam và Hoa Kỳ, bao gồm thông qua các sáng kiến hợp tác nghiên cứu, các khóa đào tạo, trao đổi chuyên gia và các chương trình trao đổi tập trung vào khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Hợp tác giáo dục - đào tạo
Hoa Kỳ công bố các kế hoạch cụ thể hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thời gian tới. Đến nay tại Hoa Kỳ đã có gần 30.000 học sinh Việt Nam đang du học và Hoa Kỳ khuyến khích các tổ chức giáo dục đón nhận thêm nhiều du học sinh Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo chúc mừng việc khởi động Chương trình Hòa bình tại Việt Nam và kỷ niệm 31 năm chương trình Fulbright Việt Nam.
Hoa Kỳ công bố các kế hoạch cụ thể hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển thời gian tới.
Ảnh Tổng thống Joe Biden tại hội đàm. Ảnh: Phạm Hải
Hai bên hoan nghênh hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) và việc FUV ngày càng phát huy được vai trò là một trung tâm của khu vực về đào tạo chính sách công. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận tầm quan trọng cấp thiết của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, coi đây là nguồn lực thiết yếu đối với sự thịnh vượng, an ninh, ổn định và phát triển trong tương lai.
Việt Nam và Hoa Kỳ nhận thức rằng việc đảm bảo thịnh vượng lâu dài chỉ có thể đạt được khi người dân hai nước có nhiều cơ hội học tập các kỹ năng mới, trao đổi ý tưởng, tích lũy kinh nghiệm và hiểu biết quốc tế.
Theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ khuyến khích mở rộng cánh cửa các trường đại học và các phòng thí nghiệm của hai nước nhằm chia sẻ những kinh nghiệm tốt, các tiến bộ khoa học và cơ hội học tập, trong đó tập trung hỗ trợ ngày càng nhiều sinh viên, giáo viên, học giả và chuyên gia nghiên cứu Việt Nam tham gia các chương trình giáo dục và đào tạo tại Hoa Kỳ. Việt Nam cũng hoan nghênh việc ngày càng nhiều sinh viên, học giả và giáo sư của Hoa Kỳ theo học, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học của Việt Nam và khuyến khích các trường đại học Hoa Kỳ thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học của Việt Nam, trong có việc mở phân hiệu tại Việt Nam.
Hợp tác về khí hậu, năng lượng, môi trường và y tế
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ phối hợp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng, trong các lĩnh vực thích ứng liên ngành với biến đổi khí hậu; giảm ô nhiễm và hỗ trợ tự nguyện về kỹ thuật liên quan đến việc hiện đại hóa hạ tầng truyền tải điện, tích hợp năng lượng tái tạo, phát triển thị trường khí hậu, giải pháp lưu trữ năng lượng và cải thiện khuôn khổ pháp lý cho phép chuyển đổi năng lượng kịp thời và công bằng.
Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước và với các chuyên gia ngoài chính phủ nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát thải thấp và có sức chống chịu trước biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm cũng như sức chống chịu của các cộng đồng dễ bị tổn thương, bao gồm các nỗ lực chuẩn bị ứng phó thiên tai. Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực tăng cường sản xuất năng lượng sạch của Việt Nam.
Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ tiên tiến để giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu. Ảnh: Phạm Hải
Tổng thống Biden hoan nghênh các cam kết về khí hậu của Việt Nam trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), cũng như mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh đóng góp của Hoa Kỳ trong việc huy động tài chính công và đóng góp của khu vực tư nhân để giúp Việt Nam triển khai JETP và hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm bảo đảm triển khai hiệu quả JETP, đồng thời vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia về năng lượng, an ninh và khả năng thanh toán.
Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ cả về tài chính và công nghệ tiên tiến để giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về khí hậu. Việt Nam hoan nghênh các dự án được tài trợ bởi các thể chế tài chính quốc tế, bao gồm Ngân hàng Thế giới, trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng xanh và hạ tầng năng lượng tái tạo.
Hai bên đánh giá cao quá trình hoạt động của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ tại Việt Nam trong 25 năm qua và hoan nghênh việc thành lập Văn phòng CDC khu vực tại Hà Nội vào năm 2021 cũng như kế hoạch thành lập Trung tâm CDC Quốc gia của Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo ghi nhận những đóng góp của hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với đại dịch Covid-19, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh y tế như ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các đại dịch và các nguy cơ dịch bệnh toàn cầu khác.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của hợp tác xử lý hiểm họa dịch bệnh do tiếp xúc giữa con người và động vật, tiếp tục mở rộng tiêm chủng, hỗ trợ các hoạt động y tế công cộng như đào tạo nhân lực về khoa học xét nghiệm và sức khỏe cộng đồng (One Health).
Hoa Kỳ khẳng định hỗ trợ các chương trình ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh HIV và lao phổi thông qua việc hỗ trợ các cơ sở y tế quan trọng của Việt Nam như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm kiểm soát hoàn toàn, chắc chắn dịch bệnh HIV và xóa bỏ bệnh lao phổi vào năm 2030, trên cơ sở phù hợp với các cam kết toàn cầu và chương trình quốc gia của Việt Nam. Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển ngành dược nhằm tăng cường hợp tác an ninh y tế toàn cầu.
Theo đó, Hoa Kỳ sẵn sàng tăng cường hợp tác nhằm tăng mức độ tương thích của các quy định, qua đó giúp Việt Nam đóng vai trò tích cực trong chuỗi cung y tế khu vực và quốc tế.
Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh, coi đây là ưu tiên trong quan hệ hai nước, giúp xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Việt Nam và Hoa Kỳ khẳng định quyết tâm hoàn thành tẩy độc sân bay Biên Hòa, đẩy mạnh rà phá bom mìn, vật liệu nổ; tăng cường hỗ trợ người khuyết tật do bất cứ nguyên nhân nào; trợ giúp Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam nâng cao năng lực, bao gồm nâng cao phối kết hợp giữa trung ương và địa phương trong công tác rà phá bom mìn và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh, tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xét nghiệm ADN.
Tổng thống Biden bày tỏ sự biết ơn của nhân dân Hoa Kỳ đối với sự hỗ trợ lâu dài của Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin và hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Việt Nam khẳng định tiếp tục hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh.
Văn hóa - giao lưu nhân dân - thể thao - du lịch
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động giao lưu nhân dân hai nước; nhất trí làm việc cùng nhau để thúc đẩy du lịch hai chiều, hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên, trao đổi chuyên gia và học thuật cũng như các cơ hội học tập.
Hai bên dự định tăng cường hợp tác giữa các bang của Hoa Kỳ và các tỉnh, thành phố của Việt Nam theo hướng thực chất, hiệu quả, với các chương trình và dự án cụ thể; thúc đẩy quan hệ giữa các cộng đồng, các ngành, doanh nghiệp, giữa thế hệ trẻ, tổ chức nhân dân hai nước thông qua các hình thức trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo chung, các hoạt động giao lưu văn hóa về nghệ thuật, âm nhạc và thể thao; phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm trong quan hệ giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với sự phát triển của quan hệ hai nước. Tổng thống Biden khẳng định cộng đồng người Hoa Kỳ gốc Việt là một trong những cộng đồng thành công, năng động, sáng tạo nhất tại Hoa Kỳ.
Quốc phòng - an ninh
Tổng thống Biden chúc mừng những đóng góp quan trọng của Việt Nam đối với hòa bình và ổn định toàn cầu, trong đó có việc tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cũng như cung cấp năng lực ứng phó thảm họa và tìm kiếm cứu nạn để xử lý các thảm họa thiên nhiên trên toàn thế giới.
Hai bên dự định tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế đối thoại, tham vấn đã được thiết lập giữa Bộ Quốc phòng hai nước cũng như giữa các Bộ, ngành khác; hợp tác hiệu quả trong các nỗ lực nhân đạo và mang tính xây dựng như khắc phục hậu quả chiến tranh, quân y, gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, thực thi pháp luật trên biển và năng lực an ninh biển cũng như các lĩnh vực cùng quan tâm khác, trên cơ sở phù hợp với các văn bản đã ký và thỏa thuận giữa Lãnh đạo và các cơ quan hai nước.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp hình sự hai nước; quyết định làm sâu sắc hơn nữa các nội dung hợp tác hiện có trong các lĩnh vực thực thi pháp luật, an ninh tình báo; phối hợp, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hợp tác hàng hải và công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nạn cướp biển, rửa tiền, nạn mua bán người, buôn bán trái phép chất ma túy và tiền chất ma túy, tội phạm mạng và tội phạm công nghệ cao.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí thiết lập cơ chế Đối thoại An ninh và Thực thi Pháp luật giữa các cơ quan thực thi pháp luật, an ninh và tình báo có liên quan. Hai nước lên án hành vi khủng bố và bạo lực cực đoan dưới mọi hình thức và mong muốn hợp tác chống khủng bố cũng như hoạt động cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các thỏa thuận quốc tế liên quan khác mà hai nước là thành viên.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện mỗi bên, thông qua các cơ chế hợp tác được hai bên thống nhất. Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ chế đã thiết lập.
Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Hai nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế. Hai nước nhất trí tiếp tục ủng hộ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người thông qua các cơ chế đối thoại thẳng thắn, xây dựng như Đối thoại Nhân quyền, Đối thoại Lao động Việt Nam-Hoa Kỳ hàng năm, qua đó tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giảm thiểu khác biệt.
Hai nhà lãnh đạo khuyến khích tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm tất cả người dân, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay khuynh hướng tình dục và người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người. Việt Nam và Hoa Kỳ ghi nhận quyền con người, ổn định khu vực, hòa bình thế giới và phát triển bền vững có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau. Hai bên ghi nhận những đóng góp mà các tổ chức xã hội và tôn giáo tiếp tục mang lại trong các lĩnh vực như giáo dục, chăm sóc y tế và dịch vụ xã hội ở cả hai nước.
Phối hợp về các vấn đề khu vực và quốc tế
Việt Nam và Hoa Kỳ dự định tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng có lợi ích và quan tâm, đóng góp vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), cũng như các hội nghị cấp Bộ trưởng liên quan khác của ASEAN.
Hai bên ủng hộ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy một cấu trúc khu vực mở, bao trùm với vai trò trung tâm của ASEAN. Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và Tầm nhìn của ASEAN về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Hoa Kỳ duy trì cam kết đối với ASEAN, được thể hiện qua việc hai bên vừa qua đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN – Hoa Kỳ.
Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng chủ trì cuộc gặp gỡ báo chí. Ảnh: Phạm Hải
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Hoa Kỳ duy trì cam kết đối với ASEAN, được thể hiện qua việc hai bên vừa qua đã thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN – Hoa Kỳ và tổ chức Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington, DC vào năm 2022.
Tổng thống Biden đánh giá cao những thành tựu của ASEAN và tái khẳng định tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN của Indonesia năm 2023 cũng như hoan nghênh Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2024.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh vai trò chủ nhà APEC của Hoa Kỳ trong năm nay. Tổng thống Biden mong được đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới San Francisco dự Tuần lễ Thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2023.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ nhất quán việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mỗi quốc gia, phù hợp với luật biển quốc tế được thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 và tái khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu lực và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982 và không ảnh hưởng tới các quyền của bất cứ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của tiểu vùng sông Mekong trong việc duy trì ổn định, hòa bình, thịnh vượng, hợp tác, phát triển bền vững. Hợp tác xuyên biên giới và phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng khi hai nước cùng hợp tác xử lý các thách thức và tận dụng các cơ hội mới, bao gồm an ninh lương thực và quản lý nguồn nước bền vững, hỗ trợ các cộng đồng dân cư và sinh kế của họ, thúc đẩy kết nối kinh tế, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống và hợp tác mang lại cơ hội phát triển nguồn nhân lực. Hai bên hoan nghênh khuôn khổ Đối tác Mekong-Hoa Kỳ và các cơ chế về Mê Công khác như Ủy hội sông Mekong và Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS).
Hai nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác chặt chẽ với các nước Mekong khác để mở rộng hợp tác trong khuôn khổ này, cũng như trong sáng kiến Những người bạn của Mê Công.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Đồng thuận Năm điểm của ASEAN và nhắc lại lời kêu gọi của ASEAN về việc ngay lập tức chấm dứt bạo lực và giảm leo thang giữa các bên liên quan ở Myanmar nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo và thúc đẩy đối thoại toàn diện trên toàn quốc.
Lãnh đạo hai nước trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế khác cùng quan tâm, nhất trí tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, bảo đảm an toàn cho người dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống của người dân.
Việt Nam và Hoa Kỳ tái khẳng định ủng hộ thiết lập hòa bình lâu dài và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế, bao gồm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về vấn đề Ukraine, hai nhà lãnh đạo ủng hộ sự cần thiết của việc thiết lập một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1995, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất và hiệu quả. Chương mới này trong quan hệ giữa hai nước sẽ đưa quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Cùng nhau, hai nước sẽ hiện thực hóa nguyện vọng của người dân về một tương lai tươi sáng và năng động, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực quan trọng này cũng như trên toàn thế giới.
***********************
TRUYỀN THÔNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KIỂM DUYỆT PHÁT BIỂU CỦA TT BIDEN VỀ NHÂN QUYỀN
VOA Tiếng Việt/ BVN 12-9-2023
Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát của Việt Nam cắt cụt phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề nhân quyền của nước này trong những phiên bản được gọi là “toàn văn phát biểu” của ông sau cuộc hội đàm với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về việc nâng cấp quan hệ hôm 10 tháng 9.
Khảo sát những video thời sự có phần dịch lồng tiếng, được phát sóng trên các đài truyền hình nhà nước, cùng bài đăng trên một số website báo mạng khác cho thấy phát biểu vốn đã ngắn ngủi của tổng thống Mỹ, được đưa ra sau cuộc họp với nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, đã bị cắt bỏ chỉ chừa lại một vế.
Phát biểu của ông Biden về nhân quyền, theo bản ghi do Nhà Trắng công bố và theo video thu trực tiếp tại hiện trường, nói:
“Tôi cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền là ưu tiên hàng đầu của cả chính quyền của tôi và người dân Mỹ. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại thẳng thắn về vấn đề đó.”
Trong khi đó, phiên bản được sử dụng trên truyền thông nhà nước Việt Nam chỉ nói: “Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.”
Nhân quyền là một trong những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ giữa hai nước và Việt Nam luôn tỏ ra nhạy cảm về những chỉ trích mà họ cho là thiếu khách quan.
Các tổ chức theo dõi nhân quyền nhận định nhà chức trách Việt Nam trong những năm qua đã tăng cường trấn áp xã hội dân sự, nhắm mục tiêu không chỉ vào những người bất đồng chính kiến mà còn mở rộng sang những người vận động vì môi trường.
Nhiều cá nhân và tổ chức trước đó đã hối thúc ông Biden mạnh mẽ lên tiếng về thành tích nhân quyền của Hà Nội khi ông hội đàm với các nhà lãnh đạo nước này. Một số nhà lập pháp Mỹ nói với VOA sẽ là một sai lầm nếu nâng cấp quan hệ mà không có sự cải thiện về nhân quyền.
Dân biểu Michelle Steel (trái) thuộc Đảng Cộng hòa và Dân biểu Zoe Lofgren thuộc Đảng Dân chủ nói với VOA rằng Tổng thống Joe Biden cần phải lên tiếng với các nhà lãnh đạo Việt Nam về vấn đề nhân quyền khi ông đến thăm nước này.
Việt Nam luôn bác bỏ những cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng họ chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật Việt Nam. Các quan chức Mỹ thì nói rằng họ có nêu lên những quan ngại với phía Việt Nam nhưng làm điều đó một cách kín đáo và tế nhị.
Trong cuộc họp báo vào cuối ngày 10 tháng 9, ông Biden khẳng định ông không đặt “bất cứ thứ gì” lên trước nhân quyền.
Thông cáo của Nhà Trắng về việc Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có tầm quan trọng của nhân quyền.
Thông cáo nói rằng Tổng thống Biden “nhấn mạnh tính phổ quát của nhân quyền và tầm quan trọng của sự hợp tác song phương nhằm thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp ôn hòa, tôn giáo hay tín ngưỡng, trong và ngoài nước.”
******************
TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TỔNG THỐNG JOE BIDEN TẠI HỌP BÁO
TTXVN/11-9-2023
Chiều tối 10-9, ngay sau cuộc hội đàm cấp cao, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden đã phát biểu với báo chí Việt Nam, Mỹ và quốc tế, thông tin về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm.
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ
Thưa Ngài Tổng thống Mỹ Joe Biden,
Thưa các quý vị,
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Ngài Tổng thống Joe Biden, người đã dành tình cảm đặc biệt đối với đất nước, nhân dân Việt Nam và ở những cương vị khác nhau luôn dành nhiều sự ủng hộ quý báu cho việc phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – Mỹ. Ngài đến thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 10 năm xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Tôi luôn lưu giữ những kỷ niệm tốt đẹp về sự đón tiếp trọng thị của Chính phủ Mỹ và tình cảm của nhân dân Mỹ trong chuyến thăm của tôi vào tháng 7 năm 2015, đặc biệt là cuộc trao đổi chân tình, thú vị của tôi và Ngài Joe Biden trong chuyến thăm. Tôi cũng cảm ơn Ngài Tổng thống Joe Biden tháng 6 vừa qua đã gửi thư mời tôi thăm lại Mỹ.
Trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôi và Ngài Tổng thống Joe Biden vừa có cuộc hội đàm sâu rộng, đạt kết quả tốt đẹp. Hai bên thống nhất cho rằng quan hệ Việt Nam – Mỹ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sâu sắc, thực chất, hiệu quả kể từ khi bình thường hóa và sau khi xác lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Nhân dịp này, tôi thay mặt nhân dân Việt Nam gửi lời chào và cảm ơn các tổ chức, cá nhân Mỹ đã ủng hộ Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Trên cơ sở đó, vì lợi ích của nhân dân hai nước và mong muốn tăng cường hợp tác nhằm các mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, tôi và ngài Tổng thống Joe Biden đã thay mặt hai nước thông qua Tuyên bố chung, thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Quan hệ đối tác đó tiếp tục dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước trong thời gian qua, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng tôi cũng đã nhấn mạnh rằng sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam đánh giá cao và coi trọng khẳng định của Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".
Các nội hàm của mối quan hệ đối tác mới kế thừa những nội dung hợp tác hiện có giữa hai nước và đưa lên tầm cao mới thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư theo hướng đổi mới sáng tạo là nền tảng, trọng tâm và động lực của quan hệ hai nước; tăng cường hợp tác khoa học – công nghệ là đột phá mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan của hai nước sẽ phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã đạt được, tạo điều kiện để phát triển những bước tiếp theo.
Việt Nam thúc đẩy quan hệ với Mỹ và các đối tác quốc tế khác theo tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ sau khi Việt Nam giành lại độc lập là Việt Nam làm bạn với tất cả các nước.
Đối với Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam và Việt Nam sẵn sàng hợp tác đầy đủ với Mỹ, nền độc lập và hợp tác đó có lợi cho toàn thế giới. Chúng ta đều biết trong nhiều năm tháng sau đó nhân dân Việt Nam đã phải trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước.
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác định chủ trương đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong khuôn khổ của đường lối đối ngoại nhất quán là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ngài Tổng thống Joe Biden và tôi đã thông tin cho nhau về tình hình hai nước, bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực và kết quả tích cực đạt được về phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi nước. Đối với các tình hình phức tạp và xung đột quốc tế, Việt Nam mong muốn các bên đối thoại, giải quyết hòa bình trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Tôi mong rằng qua chuyến thăm quan trọng và đầy ý nghĩa này, Ngài Tổng thống, các quý vị trong đoàn và tất cả các bạn có thêm dịp để cảm nhận trực tiếp về đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển năng động, có nền văn hiến, lịch sử lâu đời và người dân Việt Nam giàu tình cảm, hiếu khách, hữu nghị và yêu chuộng hòa bình.
Tôi tin rằng chuyến thăm Việt Nam của Ngài Tổng thống Joe Biden sẽ thành công tốt đẹp. Xin chúc ngài Tổng thống những thành công mới và chúc ngài, các quý vị trong đoàn, các bạn có mặt ở đây và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.
---
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG JOE BIDEN
Ngày hôm nay chúng ta có thể nhìn lại chặng đường quan hệ giữa hai nước, từ xung đột tới bình thường hóa và việc nâng cấp mối quan hệ đó lên tầm cao mới sẽ là một động lực cho thịnh vượng và an ninh tại một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới.
Chúng ta nâng cấp quan hệ hai nước lên mức quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và chúng tôi rất vui vì điều này.
Đây là một bước đi vô cùng quan trọng cho cả hai quốc gia bởi nó thể hiện sức mạnh của bản thân mối quan hệ đó khi chúng ta đang phải đương đầu với những thách thức có tác động to lớn đối với tương lai của khu vực và cả thế giới.
Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ trọng yếu và mới nổi, đặc biệt trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Chúng ta cũng mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác đầu tư và thương mại giữa hai nước.
Tôi xin lấy một ví dụ là năm ngoái một công ty Việt Nam đã ký một thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô điện và ắc quy ở tiểu bang Bắc Carolina tại Mỹ. Điều này cũng giúp tạo ra hơn 7.000 việc làm. Các công ty công nghệ Việt Nam có tầm cỡ thế giới đã và sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ và chúng ta sẽ có thêm nhiều hợp đồng thương mại quan trọng nữa được ký kết nhân chuyến thăm này.
Chúng ta đang nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng khí hậu, thúc đẩy việc chuyển dịch sang sử dụng năng lượng sạch của Việt Nam, tăng cường an ninh y tế toàn cầu và thúc đẩy điều trị ung thư và HIV/AIDS, tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước bao gồm cả việc chống buôn người. Tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền con người.
Điều quan trọng nhất là chúng tôi sẽ tăng cường hoạt động giao lưu nhân dân, vì đây là trọng tâm của mối quan hệ giữa chúng ta. Điều này bao gồm cả hàng triệu người dân Mỹ gốc Việt đang góp phần xây dựng cộng đồng trên toàn nước Mỹ ngày càng mạnh mẽ hơn và tôi thực sự mong chờ kết quả cuộc hội đàm này.
Chỉ năm nay thôi, Trường đại học Fulbright tại Việt Nam do Mỹ hỗ trợ đã chứng kiến lớp sinh viên đầu tiên ra trường và chúng ta đang thực sự nỗ lực mở rộng trường này và cả Thomas Vallery cũng đang tham gia vào đây.
Chúng tôi cũng đang đầu tư để phát triển mạnh mẽ hơn nữa lực lượng lao động lành nghề trong các ngành học tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, thúc đẩy trao đổi trong lĩnh vực giáo dục để giúp các nhà khoa học, hoặc doanh nhân và các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn, nắm bắt những cơ hội to lớn trong thời đại công nghệ mới này.
Và tôi xin nói lời kết, tất cả những tiến triển trong nhiều năm qua đòi hỏi nỗ lực của các nhà lãnh đạo của cả hai nước, bao gồm cả người bạn của tôi hôm nay, cựu thượng nghị sĩ và cũng là cựu ngoại trưởng Mỹ, đó là ông John Kerry, đặc phái viên của tổng thống về biến đổi khí hậu. Và cũng phải kể đến một người bạn nữa dù ông không còn ở đây với chúng ta ngày hôm nay, người mà tôi sẽ tới thăm ở phù điêu tưởng niệm ngày mai, đó là cố thượng nghị sĩ John Mc Cain.
Họ cũng như tôi và nhiều người khác thấy rõ những lợi ích mà chúng ta gặt hái được khi cùng nhau vượt qua quá khứ đau thương. Tôi cũng nhớ lại những công việc khó khăn để có thể bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vào năm 1995 khi tôi là một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.
Và 10 năm trước đây khi tôi là Phó tổng thống, hai nước chúng ta đã đạt được một cột mốc lớn khi xác lập mối quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Tôi vô cùng tự hào về cách thức mà hai quốc gia và nhân dân hai nước chúng ta đã tiến hành xây dựng lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau để có thể xử lý các hậu quả đau đớn mà cuộc chiến tranh đã để lại cho cả hai dân tộc chúng ta.
Những công việc của chúng ta đã cam kết là sẽ tiếp tục bao gồm việc rà phá vật liệu nổ còn sót lại từ chiến tranh, làm sạch môi trường do dioxin gây ra, mở rộng chương trình giúp đỡ người khuyết tật và tìm kiếm, quy tập những người lính Mỹ vẫn còn mất tích từ hồi chiến tranh ở Việt Nam cũng như những bộ đội Việt Nam còn mất tích trong cuộc chiến tranh này.
Sự hợp tác của chúng ta trên những vấn đề đau thương này cũng như việc tạo dựng một di sản mới, một di sản của nền hòa bình và thịnh vượng chung là một minh chứng cho sự tự cường và tinh thần của hai dân tộc chúng ta.
Đây cũng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng, những gì chúng ta đạt được khi có thể vượt lên một quá khứ đau thương để đón nhận những bước tiến của tương lai, dựa trên sự thống nhất và đoàn kết của hai dân tộc.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn ngài Tổng bí thư. Việt Nam là một quốc gia quan trọng trên thế giới và trong khu vực. Tôi trông đợi và đón chờ một chương mới trong quan hệ của hai nước chúng ta.
---
REMARKS BY PRESIDENT BIDEN AND GENERAL SECRETARY NGUYỄN PHÚ TRỌNG OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM IN JOINT PRESS STATEMENTS
Central Office of Communist Party of Vietnam
Hanoi, Vietnam
6:33 P.M. ICT
GENERAL SECRETARY TRỌNG: (As interpreted.) Your Honorable Joe Biden, President of the United States of America, distinguished delegates, on behalf of the leaders of the party, state, and people of Vietnam, I’d like to extend my warmest welcome to his Honorable President Joe Biden, who has great affection for the country and people of Vietnam, and for his various contributions to the strengthening of the friendship and cooperation between Vietnam and the U.S. in different capacities.
His visit to Vietnam on this occasion is of great significance, for it coincides with the celebration of the 10th anniversary of the Comprehensive Partnership between the two countries.
I always recall the fond memories of his cordial reception and warm welcome and that of the American — the U.S. government, as well of the affection of the American people during my visit to the U.S. in July 2015. Most notably, I always recall the very sincere and interesting discussion between myself and President Biden during this visit.
I’d also like to thank him for his letter in June this year to invite me to visit the U.S. again, which has regrettably not been arranged.
In an air of friendship, equality, understanding, and mutual respect, President Biden and I held very extensive and fruitful bilateral talks in the capital city of Hanoi. The two sides agreed that over the past years, the Vietnam-U.S. ties have enjoyed — have grown by leaps and bounds in a very substantive and effective manner since the normalization of relations and following the establishment of the Comprehensive Partnership.
On this occasion, on behalf of the people of Vietnam, I’d like to extend my thanks — my greetings and thanks to organizations and individuals in the U.S. for their contributions to the strengthening of the friendship and cooperation between our two countries.
On this basis, for the interests of the two peoples and in line with the aspiration to further bolster cooperation for peace, cooperation, and sustainable development in a new context, President Biden and I represented the two countries to adopt the joint leader statement to elevate the Vietnam-U.S. ties to a Comprehensive Strategic Partnership for peace, cooperation, and sustainable development. (Applause.)
This is the most important aspect of this visit. That says it all. This partnership shall continue to be built upon the basis of the full respect for the fundamental principles guiding our bilateral ties thus far. These include respect for the U.N. Charter, international law, and each other’s political system, independence, sovereignty, and territorial integrity.
Vietnam also underscores the fact that mutual understanding of each other’s relevant situation, respect for each other’s legitimate interest, and non-interference in each other’s domestic affairs are fundamental factors with great significance in our bilateral relations and in international relations as a whole.
Vietnam highly appreciates and attaches importance to the U.S. reiteration of its support for a strong, independent, resilient, and prosperous Vietnam.
The items of this new partnership are built upon existing cooperation items between the two countries and elevate it to a new height through the strengthening of economic trade and investment cooperation with innovation serving as the basis, the core, and the driver for our bilateral ties.
Other pillars include strengthening scientific and technological cooperation, serving as a breakthrough for the Vietnam-U.S. Comprehensive Strategic Partnership for peace, cooperation, and sustainable development.
In the time to come, relevant authorities from both countries will work closely in effectively implementing these agreements, and only then can we say that we have achieved success. These are only initial success, even if they are a great beginning, laying the foundation for our steps forward.
Vietnam will continue to strengthen its ties with U.S. and others international partners in the spirit outlined by President Ho Chi Minh after Vietnam reclaimed its independence. That is, Vietnam wishes to be a friend with all countries.
For the U.S., President — President Ho Chi Minh affirmed Vietnam’s full independence and affirmed that Vietnam stands ready to engage in full cooperation with the U.S. This independence and this cooperation will benefit the entire world.
We are well aware that in the many years afterwards, the people of Vietnam have had to endure arduous struggles to safeguard its independence and reunification.
The 13th National Party Congress also identified the guidelines to further deepen and strengthen its bilateral relations under the foreign — consistent foreign policy of independence, self-reliance, peace, friendship, cooperation, development, multilateralization, and diversification of external relations.
Vietnam is a friend, a reliable partner, and an active and responsible member of the international community.
President Joe Biden and I have provided each other with information on the situation in each country and expressed the appreciation for the efforts and outcomes achieved thus far, be it in terms of social economic development in each country.
Regarding complicated developments in international conflicts, Vietnam hopes that parties concerned will engage in dialogue and peacefully settle disputes on the basis of respect for fundamental principles of international law and the U.N. Charter.
I do hope that through this important and meaningful visit, Mr. President, his delegates, and all distinguished guests present here will have an opportunity to experience firsthand a reformed Vietnam with a robust growth, a longstanding history and culture, and a people that is hospitable, friendly, and a peace-loving nation.
I am confident that this visit to Vietnam by President Joe Biden will be a great success.
I wish you, Mr. President, greater successes. And I wish you, your distinguished delegates, and all distinguished guests present here today, as well as your families, good health and happiness.
Thank you. (Applause.) Thank you very much.
PRESIDENT BIDEN: Secretary General, thank you for welcoming me to Vietnam for this truly historic moment.
Today, we can trace a 50-year arc of progress in the relationship between our nations — from conflict to normalization to this new elevated status that will be a force for prosperity and security in one of the most consequential regions in the world.
We are evolving our partnership directly to a Comprehensive Strategic Partnership, Vietnam’s highest tier of partnership. And we’re excited about that. A critical step for our nations that reflects the strength of our relationship as we take on the challenges that matter most to the future of our region and, quite frankly, to the world.
We’re deepening our cooperation on critical and emerging technologies, particularly around building a more resilient semiconductor supply chain. We’re expanding our economic partnership, spurring even greater trade and investment between our nations.
For example, last year, a Vietnes- — a Vietnamese company signed a $4 billion deal to build electric vehicles and batteries in North Carolina in the United States, which will create more than 7,000 jobs in the United States of America.
World-class Vietnamese technology companies are going public on the U.S. stock market. And we’re welcoming more important new deals during this visit.
We’re working to tackle the climate crisis and to accelerate Vietnam’s clean energy transition; strengthening global health security and advance treatments for cancer and HIV/AIDS; enhance our security cooperation, including countering trafficking in persons.
I also raised the importance of respect for human rights as a priority for both my administration and the American people. And we’ll continue to — our candid dialogue on that regard.
Perhaps most vital to our future, we are doubling down on our people-to-people ties. They’re the very heart of our partnership. That includes millions of Vietnamese Americans who strengthen communities all across the United States of America every single day and are looking forward to the outcome of this meeting.
Just this year, the U.S. supported the Fulbright University in Vietnam, graduated its first class, and they’re working to expand its new campus. One of my oldest and closest friends, Tommy Vallely, is very much involved in that.
Ladies and gentlemen, we’re also investing in strengthening the skilled STEM workforce, promoting educational exchanges and collaboration among our scientists, our entrepreneurs, innovators to better work together to capture the enormous opportunities — and I mean enormous opportunities — of this new age of technology.
Let me close with this. All the progress over the past 50 years — none of it was inevitable. It required years of hard work from leaders in both countries, including my friend who’s here today, the former senator and secretary of state, now Special Presidential Envoy on Climate, John Kerry.
We got it done because of another friend who is no longer with us — I miss him — whose memorial we’ll be visiting tomorrow, the late John McCain.
Both men saw so clearly, as I and so many others did, how much we had to gain by working together to overcome a bitter past.
Years later, I remember the hard work it took, as a member of the Senate Foreign Relations Committee, to be able to normalize relations in 1995.
And 10 years ago, when I was Vice President, we reached a new milestone for the launch of our initial Comprehensive Partnership. I’m incredibly proud of how our nations and our people have built trust and understanding over the decades and worked to repair the painful legacy the war left on both our nations.
It’s work that we pledge today to continue — clearing unexploded ordnance, remediating environmental damage from dioxin, expanding support for people with disabilities, and accounting for every American service member still missing in action in Vietnam as well as the fallen or missing Vietnam soldiers from that war.
Our cooperation on these painful issues, as well as on forging new legacies, is one of shared peace and prosperity. It’s a testament — I mean this — it’s a testament for the resilience and spirit of both our peoples.
It’s a powerful reminder of all we can accomplish when we’re able to transcend the pain of the past and embrace a future of progress, one grounded on unity of our people.
So, thank you again, Secretary General. Vietnam is a critical power in the world and a bellwether for — in this vital region. And I look forward to continuing this new chapter in the story of our nation.
Godspeed. Thank you, Mr. President. (Applause.)
GENERAL SECRETARY TRỌNG: (As interpreted.) Therefore, my mission and yours, Mr. President (inaudible) successful meeting. And going forward, we would hopefully embark on a new journey together as President Joe Biden mentioned. I myself have (inaudible). I speak from my heart in this regard.
Thank you.
6:47 P.M. ICT
Nguồn phần tiếng Việt: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu...) – Phần tiếng Anh: THE WHITE HOUSE (Tòa Bạch Ốc) (https://www.whitehouse.gov/.../remarks-by-president.../)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét