Sai chồng sai
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trước khi dự án giai đoạn 2 của Thép Thái Nguyên được thông qua, đã có nhiều cuộc họp mang tính kỹ thuật đánh giá hiệu quả của dự án với sự tham gia của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Công Thương và cả chuyên gia. Trong đó có cả những cuộc họp để bàn về cơ chế huy động vốn cho dự án.
Các tài liệu cho thấy, Ban lãnh đạo TISCOII, Tổng Cty Thép Việt Nam cùng một số lãnh đạo Bộ Công nghiệp và sau này là Bộ Công Thương thời kỳ đó đã có nhiều vi phạm khác nhau. Trong đó có việc không yêu cầu TISCO II lập thiết kế cơ sở để thẩm định và che giấu nhiều thông tin trong báo cáo tiền khả thi khi trình các cấp dẫn đến hàng loạt sai lầm về chỉ đạo về sau này.
Ông Hoàng Trung Hải (khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ) đã có những ý kiến chỉ đạo khác nhau liên quan đến những thay đổi, điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư của nhiều hạng mục cũng như của cả dự án dẫn đến việc ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.
Hơn một năm sau khi dự án được khởi công (ngày 29/9/2007),trước những khó khăn vướng mắc trong triển khai dự án, Bộ Công Thương có văn bản đề nghị tháo gỡ cho dự án. Ngày 31/10/2008, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý ký Văn bản số 7436/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu “Hội đồng Quản trị Tổng Cty Thép Việt Nam tiếp thu ý kiến các bộ ngành liên quan; bổ sung những thay đổi ở dự án thành phần tuyển khoáng và khai thác, trên cơ sở đó quyết định điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư, đảm bảo dự án có hiệu quả”.
Đến ngày 26/12/2008, Văn phòng Chính phủ tiếp tục có Văn bản số 8845/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng về việc đồng ý về nguyên tắc xem xét một số phát sinh giá vật liệu xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng trong Hợp đồng gói thầu EPC số 01 của dự án. Việc cho phép điều chỉnh này không đúng với những quy định của Hợp đồng EPC số 01 mà TISCO II đã ký với nhà thầu Trung Quốc trước đó.
Sai lầm trong việc cho tăng tổng mức đầu tư
Dự án TISCO II 'đắp chiếu: Ông Hoàng Trung Hải có liên quan gì? - ảnh 1Vi phạm của ông Hoàng Trung Hải,  Bí thư Thành ủy Hà Nội đến mức phải  xem xét kỷ luật
Dù được Chính phủ và các bộ ngành tham gia tháo gỡ, nhưng Dự án mở rộng Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II vẫn không hề giảm bớt khó khăn và bắt đầu xuất hiện trục trặc. Để giải cứu dự án, một số phương án “cấp cứu” được đưa ra, trong đó có việc đề xuất bơm thêm vốn để nâng tổng mức đầu tư từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đề xuất của Tổng Cty Thép Việt Nam và Bộ Công Thương, lãnh đạo 3 Bộ: Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cảnh báo việc tăng thêm 4.200 tỷ đồng cho dự án là thiếu cơ sở, ảnh hưởng đến hiệu quả dự án.
Thế nhưng, ngày 22/4/2013, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3136/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án, đồng thời giao cho VDB và Vietinbank tiếp tục cho vay bổ sung phần vốn tăng thêm của tổng mức đầu tư. Từ văn bản này, TISCO II cho rằng, tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng cho điều chỉnh và sau đó ngày 15/5/2013, Hội đồng quản trị TISCO II ký quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.843 tỷ đồng lên hơn 8.104 tỷ đồng.
Đến ngày 20/11/2014, ông Hoàng Trung Hải ký Văn bản 2339/TTg-KTTK gửi các bộ ngành liên quan đến việc tiếp tục triển khai dự án có mức đầu tư điều chỉnh hơn 8.100 tỷ đồng. Ngày 11/6/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng, trong đó có nội dung “đồng ý cho TISCO II thanh toán các khoản chi phí trả cho nhà thầu MCC (vật tư và thiết bị hư hỏng bởi rỉ sét, lão hóa do để lưu kho bãi lâu ngày). Căn cứ văn bản này, TISCO IIđã thanh toán hơn 4,73 tỷ đồng chi phí xếp dỡ, bảo quản thiết bị cho nhà thầu Trung Quốc, mặc dù những nội dung này không đúng với hợp đồng EPC đã được ký trước đó cũng như không đúng quy định pháp luật về đầu tư.
Ngày 10/8/2009, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 5457/VPCP-KTN thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho điều chỉnh tăng thêm chi phí phần C (phần Xây dựng và Lắp đặt) của Hợp đồng EPC số 01 thêm 15,57 triệu USD từ nguồn dự phòng của toàn bộ dự án. Việc cho phép tăng chi phí này không đúng Hợp đồng EPC đã ký trước đó với nhà thầu MCC của Trung Quốc. 
PHẠM TUYÊN
Vậy rõ ràng là Lê Anh Hùng (người chuyên tố cáo Hoàng Trung Hải từ mấy năm nay) không bị bệnh tâm thần!  Thả anh ta ra ngay!
GS Trần Hữu Dũng

TẠI SAO NHIỀU QUAN CHỨC 'MẮC KẸT' Ở DỰ ÁN 8.000 TỈ ĐỒNG TISCO II ?
LAN NHI /TBKTSG 10-12-2019
(TBKTSG Online) - Ngay sau khi Chính phủ “giải cứu” dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn II (TISCO giai đoạn II), TBKTSG đã có cảnh báo về việc nâng tổng mức đầu tư gấp đôi và ưu đãi sẽ mang đến nhiều hệ lụy.

Dây chuyền của dự án TISCO giai đoạn II xuống cấp nghiêm trọng.
Nới lỏng tín dụng đầu tư tại TISCO ra sao?
Ngày 9-12-2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về những sai phạm trong chỉ đạo của nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (nay là Bí thư Thành ủy Hà Nội), nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và những người có liên quan đến mức phải thi hành kỷ luật. Vụ án TISCO giai đoạn II đã bị khởi tố từ năm 2018.
Tại thời điểm tháng 8-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 64/NQ-CP, thống nhất với kiến nghị của Bộ Công Thương về giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng đầu tư của nhà nước đối với dự án, giao Thủ tướng xem xét, xử lý các vướng mắc phát sinh.
Nghị quyết này xuất phát từ kết luận cuộc họp do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì, đánh giá rằng dự án TISCO giai đoạn II có hiệu quả nên giao Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cấp 1.000 tỉ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương cho TISCO dưới dạng đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp.
Ngoài ra, văn bản kết luận cuộc họp của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lúc ấy cũng đồng ý chấp thuận hàng loạt cơ chế điều chỉnh lãi suất tín dụng đầu tư, giao cho Ngân hàng phát triển, Ngân hàng Vietinbank... cơ cấu lại nợ cho dự án. Đối với khoản tín dụng ODA lãi suất vay 0% mà Chính phủ vay của Trung Quốc về cho vay lại tiếp tục được cơ cấu lại nợ và cho vay tiếp giai đoạn II để giải cứu dự án với thời hạn vay 15 năm.
Tại thời điểm đó, dự án TISCO đã “đắp chiếu” được gần 2 năm và gần 4.000 tỉ đồng giải ngân thực tế đã biến thành nợ xấu từ tháng 7-2012, trước thời điểm dự án đề nghị tăng vốn từ 3.843 tỉ đồng lên 8.104 tỉ đồng. Việc giải cứu dự án đã dấy lên những e ngại về sự can thiệp sâu của Chính phủ và nhiều bộ, ngành vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là của công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và chịu sự điều chỉnh của cơ chế thị trường.
Cho dù TISCO được vay vốn ODA với lãi suất 0% từ giai đoạn ban đầu thì cũng không đồng nghĩa với việc Chính phủ phải trực tiếp can thiệp như vậy, vì TISCO chỉ là công ty con của Tổng công ty thép Việt Nam và nhà nước nắm chưa đầy 80% vốn tại TISCO tính đến thời điểm đó.
Sa lầy
Dự án nêu trên được Chính phủ phê duyệt từ năm 2005, với tổng mức đầu tư là 3.843 tỉ đồng, trong đó chủ đầu tư là TISCO có 10% vốn chủ sở hữu, 90% còn lại là đi vay. Mong muốn của dự án là sau 30 tháng đầu tư sẽ có năng lực sản xuất 500 ngàn tấn phôi thép/năm.
Dự án chỉ hoàn thành được gói thầu số 1 là khai thác và tuyển khoáng mỏ sắt Tiến Bộ (nguyên liệu để luyện phôi). Còn gói thầu số 1 (EPC 1) dây chuyền công nghệ luyện kim công suất 500 ngàn tấn năm thì đã dừng thi công từ tháng 12-2012 đến nay. Gói thầu này do Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) trúng thầu với giá trúng gần 170 triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên đến năm 2008, tổng thầu đề nghị tăng thêm giá trị gói thầu 134 triệu đô la nữa vì tình hình có nhiều biến động giá cá. Tuy nhiên, quá trình thi công giữa thầu chính - thầu phụ xảy ra nhiều vấn đề không thống nhất, dẫn đến sự không thống nhất giữa chủ đầu tư và tổng thầu nên dự án đã dừng từ cuối 2012 đến nay. Vấn đề là khi tạm dừng, chủ đầu tư đã thanh toán cho nhà thầu 93% giá trị thiết bị theo hợp đồng và giải ngân tổng số 3.872 tỉ đồng, cao hơn tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.
Đến tháng 3-2013, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam tự chịu trách nhiệm về dự án và chủ đầu tư đề nghị tăng tổng mức đầu tư từ 3.843 tỉ đồng lên 8.104 tỉ đồng vì lý do biến động tỷ giá, lãi vay, chi phí... tăng. TISCO đã làm việc với nhiều ngân hàng nhưng trước sự bế tắc của dự án, nhất là khi tổng thầu đã rút về nước, các ngân hàng từ chối khiến việc huy động vốn khó khăn.
Tháng 9-2014, Chính phủ đồng ý cho SCIC góp 1.000 tỉ đồng vào dự án dưới hình thức mua cổ phần. Tuy nhiên, các bên đều từ chối giải ngân khoản 1.000 tỉ đồng này do vướng mắc giữa chủ đầu tư và MCC chưa được giải quyết.
Đến nay, dự án sau 14 năm ra quyết định đầu tư trở thành bãi phế liệu với khoản 4.000 tỉ đồng (chưa tính lãi vay, khấu hao...) biến thành nợ mất khả năng chi trả.
Tin liên quan:

ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI LIÊN QUAN GÌ ĐẾN DỰ ÁN THÉP THUA LỖ NGÀN TỈ ?
THÁI SƠN/ TN 11-12-2019
Ủy ban Kiểm tra T.Ư xác định ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian làm Phó thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo nâng tổng mức đầu tư dự án Gang thép Thái Nguyên thiếu căn cứ.
Đại dự án ngàn tỉ đến nay là đống sắt thép hoang tàn /// Ảnh Thái Sơn
Đại dự án ngàn tỉ đến nay là đống sắt thép hoang tàn
Ảnh Thái Sơn
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO - do nhà nước nắm 65% vốn điều lệ, được triển khai từ năm 2005 với mục tiêu là đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất luyện kim (bao gồm khai thác, chế biến quặng sắt), nhằm tạo ra năng lực sản xuất 500.000 tấn phôi thép/năm, sử dụng nguồn nguyên liệu quặng sắt trong nước.
Dự án này có tổng mức đầu tư 3.843 tỉ đồng (tương đương 242,5 triệu USD, tỷ giá 1 USD = 15.850 đồng) gồm 2 gói thầu chính: gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ, xây dựng nhà máy tuyển rửa quặng sắt, công suất thiết kế 300.000 tấn quặng sắt tinh/năm, do nhà thầu trong nước trúng thầu, đã xây dựng hoàn thành đưa vào sản xuất tháng 5.2014.
Tuy nhiên, tại gói thầu thứ 2 là xây dựng dây chuyền công nghệ luyện kim khu vực Lưu Xá, công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, do nhà thầu Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đảm nhận, đã liên tục bị trì hoãn, chậm tiến độ.
Từ tháng 7.2007, TISCO và MCC ký hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và lắp đặt) với giá trị xấp xỉ 161 triệu USD. Hai bên cam kết mức giá nêu trên là “trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, đã bao gồm các khoản thuế và chi phí cần thiết”, với thời gian thực hiện dự kiến 30 tháng. Nhưng sau đó, TISCO và MCC lại ký với nhau nhiều phụ lục điều chỉnh nội dung quan trọng trong hợp đồng EPC đã ký.
Đến năm 2012, TISCO và đơn vị chủ quản là Tổng Công ty thép Việt Nam (VNS) có văn bản gửi Bộ Công thương và Chính phủ xin điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỉ đồng, tăng 4.261 tỉ đồng so với mức ban đầu.
Theo tài liệu Thanh Niên thu thập, từ năm 2017, TISCO đã thanh toán cho dự án gần 4.500 tỉ đồng, trong đó, chi phí thiết bị hơn 2.100 tỉ đồng, chi phí xây dựng gần 1.000 tỉ đồng... Tuy nhiên, dự án vẫn đang dở dang và tạm dừng từ năm 2013.
Một trong những sai phạm lớn nhất tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO được cơ quan chức năng xác định là điều chỉnh nâng tổng mức đầu tư thiếu căn cứ pháp lý.
Cụ thể, thời điểm tháng 9.2012, sau khi TISCO, VNS và Bộ Công thương xin điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án lên 8.104 tỉ đồng, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Đa số các bộ, ngành lấy ý kiến đều phản đối, cho rằng việc tăng mức đầu tư cho dự án hơn 4.200 tỉ đồng là thiếu cơ sở.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Văn bản số 6618 nêu “tổng mức đầu tư của dự án tăng lớn nên hiệu quả dự án đã thay đổi, phải được thẩm định lại về hiệu quả kinh tế - xã hội và tính khả thi”, đồng thời đề nghị Bộ Công thương phải làm rõ trách nhiệm các bên khi tăng mức đầu tư.
Tương tự, Bộ KH-ĐT nêu rõ “nhà thầu MCC chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký, chưa có giải pháp khắc phục, vì vậy không có lý do gì để được điều chỉnh giá”. Bộ Tài chính khi đó cũng cho rằng, việc dự án điều chỉnh tăng 110,8% với đầu tư ban đầu là rất lớn, nhiều nội dung điều chỉnh tăng không rõ và không hợp lý…
Tuy nhiên, ngày 21.4.2013, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 3136 thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải gửi Bộ Công thương và VNS nêu rõ: “HĐQT VNS quyết định chịu trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo quy định hiện hành, đảm bảo hiệu quả… Đồng ý về nguyên tắc các ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP công thương xem xét cho vay tiếp…”, đã dẫn đến TISCO cho rằng việc điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng chấp thuận.
Mặt khác, cũng trên cơ sở đề nghị của Bộ Công thương và TISCO, ngày 20.11.2014, ông Hoàng Trung Hải ký văn bản số 2339 thể hiện nội dung “tiếp tục thực hiện dự án với tổng mức đầu tư điều chỉnh 8.104 tỉ đồng”. Đáng chú ý, ngày 11.6.2015, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 196 thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải “đồng ý để TISCO thanh toán các khoản chi phí trả cho MCC (vật tư thiết bị hư hỏng bởi gỉ sét, lão hóa do lưu kho lâu ngày)”.
Những ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng Trung Hải trên danh nghĩa Phó thủ tướng đã gây ra nhiều hậu quả đối với dự án gang thép TISCO. Bình quân mỗi tháng, TISCO phải trả tiền lãi vay ngân hàng khoảng…40 tỉ đồng. Tổng dư nợ gốc, lãi vay ngân hàng phải trả của dự án là 3.900 tỉ đồng,... tức tương đương với tổng mức đầu tư của dự án ban đầu.