Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

20170122. LO NGẠI VỀ DONALD TRUMP

ĐIỂM BÁO MẠNG
CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP CỦA TRUMP  GIÚP TRUNG QUỐC THỐNG TRỊ ĐÔNG NAM Á?
THANH PHƯƠNG/ RFI/ BVB 22-1-2017
Châu Á giữa ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa.
 Trong những năm gần đây, chiến lược “xoay trục” sang châu Á vẫn là trụ cột chủ yếu trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, nhằm một mặt củng cố hoặc phát triển các liên minh với các nước trong khu vực, mặt khác kềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.
Nhưng những quan điểm mang tính biệt lập chủ nghĩa của tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang đặt ra nhiều câu hỏi về định hướng địa chính trị từ Washington trong tương lai, với mối quan ngại là chủ nghĩa biệt lập này có thể giúp Trung Quốc thống trị vùng Đông Nam Á.
Đó là nhận định chung ông Yigal Chazan, một nhà phân tích thuộc công ty tư vấn Alaco, Luân Đôn, trong một bài viết đăng ngày 19/01/2017 trên trang mạng của tuần báo Mỹ Newsweek. Dưới thời tổng thống Obama, Hoa Kỳ đã thiết lập đối tác chiến lược với Việt Nam và Indonesia, yểm trợ hiệp hội ASEAN, gia tăng đầu tư vào khu vực, với đầu tư ngoại quốc trực tiếp tăng gần gấp đôi từ năm 2013 đến 2015 lên tới 13,6 tỷ đôla. Cũng chính ông Obama đã thúc đẩy việc thành lập một vùng tự do mậu dịch rộng lớn, thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, quy tụ 12 quốc gia, nhưng không bao gồm Trung Quốc.
Trong thời gian đó, Trung Quốc cũng đã gia tăng đầu tư vào khu vực nhằm đối lại chiến lược của Mỹ. Theo một bản tin của hãng Bloomberg tháng 12/2016, đầu tư ngoại quốc trực tiếp của Trung Quốc vào sáu nền kinh tế lớn nhất của ASEAN được dự báo sẽ lên tới 16 tỷ đôla trong năm qua và Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn ở các nước như Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Nhưng Bắc Kinh cũng không quên gia tăng đầu tư vào các nước nhỏ như Cam Bốt, Lào và Miến Điện, chủ yếu trong các dự án cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ 3 nước này cũng đã tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua.
Cho dù chưa lên nhậm chức tổng thống Mỹ, Donald Trump đã gây phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh khi ông tố cáo Bắc Kinh thao túng tiền tệ, đánh thuế hàng Mỹ quá cao, lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và nhất là ông đã không tuân thủ chính sách “một nước Trung Hoa duy nhất”, khi điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Ngược lại vị tổng thống - tỷ phú của Mỹ cũng đã tuyên bố là ngay trong ngày đầu tiên ở Nhà Trắng sẽ ra quyết định rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định TPP, một hiệp định mà ông cho sẽ là một “thảm họa” cho nước Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ chỉ thương lượng những hiệp định tự do mậu dịch nào “mang trở lại việc làm và công nghiệp cho nước Mỹ”. Bắc Kinh vẫn xem hiệp định TTP là một nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm ngăn chận Trung Quốc nắm vai trò quyết định trong thương mại thế giới, cho nên dĩ nhiên là họ rất vui mừng trước viễn cảnh hiệp định TPP bị “khai tử”.
Hiện giờ chưa biết là tân tổng thống Mỹ có sẽ thực hiện việc “xóa sổ” TTP hay không, nhưng những tuyên bố của ông Trump đã gây lo ngại cho nhiều nước châu Á, không biết là Washington có sẽ tiếp tục “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương hay không.
Việc TPP bị “thủ tiêu” sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc thúc đẩy dự án tự do mậu dịch của họ Regional Comprehensive Economic Partnership -RCEP (Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực), nhằm kéo các nước châu Á vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Trong những tháng gần đây, có lẽ cảm thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không còn yểm trợ mạnh mẽ Đông Nam Á nữa, nên Bắc Kinh đã tìm cách tăng cường quan hệ với các quốc gia chủ chốt trong khu vực, như Thái Lan, Malaysia, Philippines.
Tuy nhiên, do là những đồng minh lâu đời của Mỹ ở châu Á, nhất là Thái Lan và Philippines, các nước nói trên chắc là sẽ không hoàn toàn ngả vào tay Trung Quốc, mà có thể là họ đang cân bằng lại quan hệ với hai cường quốc hàng đầu thế giới. Mặt khác, cho dù có quan điểm bảo hộ mậu dịch, tân tổng thống Trump chắc là sẽ không quay lưng lại với châu Á một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất.
Thanh Phương/(RFI)
DONALD TRUMP: "CƠN ÁC MÔNG"?
Minh Anh / RFI/ BVN 22-1-2017
clip_image002
Barack Obama (P) và tổng thống tân cử Donald Trump trước khi chuyển giao quyền lực, Washington, ngày 20/01/2017. REUTERS/Jonathan Ernst
Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Đây là chủ đề chính được các báo Pháp ngày 20/01/2017 bàn luận nhiều nhất. Libération chạy tít trên trang nhất: “Trump: Bắt đầu một thời kỳ”. Bên trong, tờ báo phân tích “Một nước Mỹ không lưới dây an toàn”.
Một số người hy vọng là sau khi thắng cử, Donald Trump sẽ thay đổi, trở thành một vị tổng thống khôn khéo hơn. Thế nhưng, trong hai tháng rưỡi qua, ông vẫn duy trì cách hành xử, phương pháp như trước đây, liên tục sử dụng mạng xã hội Twitter để tấn công những người chống đối, đưa ra những tuyên bố dối trá, tỏ thái độ thù ghét báo chí, công khai chỉ trích các cơ quan tình báo.
Ông đã làm cộng đồng quốc tế kinh ngạc qua các tuyên bố thiếu chính xác, thậm chí trái ngược, liên quan đến các hồ sơ ngoại giao quốc tế nhậy cảm như cuộc xung đột Palestine-Israel, lệnh trừng phạt nhắm vào Nga, về tương lai của Liên Hiệp Châu Âu.
Libération cho rằng Donald Trump đã lập một nội các theo đúng hình ảnh của ông: Da trắng, chủ yếu là đàn ông, giàu có và già nua. Và rất thiếu kinh nghiệm. Tương lai đầy bất trắc bắt đầu từ hôm nay, thứ Sáu 20 tháng Giêng.
Thế nhưng, xã luận của Libération còn đi xa hơn với tựa đề “Ác mộng”. Người ta có thể lo sợ, lạnh toát người, mồ hôi chảy ròng ròng ở sống lưng khi hình dung ra cảnh ông Obama trao cho ông Trump chiếc va-ly chứa đựng mã khóa vũ khí nguyên tử. Kể từ hôm nay trở đi, không gì có thể kiểm soát nổi. Vấn đề đối với tân chủ nhân Nhà Trắng là người ta lo sợ điều ông ta có thể làm chứ không phải là những gì mà ông sẽ làm.
Nếu như Donald Trump là một mỏ vàng để giới báo chí khai thác, thì ông ta lại là một ác mộng đối với các nhà phân tích, viết xã luận vì khó có thể tiên đoán được điều ông sẽ làm, giải thích được hành động, cử chỉ của ông ta trong tư cách tổng thống. Đây là điều chắc chắn duy nhất.
Đối với Libération, điều quan trọng không phải là cách thức hành xử của Donald Trump mà là các hậu quả nhãn tiền của thời kỳ bốn năm ông làm tổng thống cho dù nhiệm kỳ mới bắt đầu từ hôm nay. Pháp cũng như châu Âu cần phải ý thức được là đang bị cô lập trước Hoa Kỳ, Anh, Nga và cả Trung Quốc. Do vậy, cần phải chú ý và dồn sức để khẳng định sự tồn tại của mình trong một trật tự thế giới mới.

Thế giới lưỡng cực của Donald Trump

Báo Le Monde tóm tắt quan điểm về thế giới của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Với hàng tựa “Thế giới lưỡng cực của Donald Trump”, tờ báo cho rằng dù chưa nhậm chức, nhưng Donald Trump đã phân chia thế giới thành hai phe.
Một bên là những quốc gia thù nghịch, chống đối nước Mỹ và nền kinh tế Hoa Kỳ, ví dụ Trung Quốc, Mêhicô, Liên Hiệp Châu Âu, và các quốc gia này phải trả giá. Bên kia là những nước mà Hoa Kỳ cần ủng hộ hết mình.
Sự phân định này vốn đã được trình bày trong chiến dịch tranh cử, nay còn được thể hiện rõ hơn trong tiến trình chuyển giao quyền lực, trong các cuộc trả lời phỏng vấn hoặc qua các thông điệp trên Twitter của ông.

Những nước phải trả giá

Trước tiên là tân tổng thống Mỹ bị ám ảnh về Trung Quốc. Đây là quốc gia bị Donald Trump chỉ trích nhiều nhất trên mạng xã hội Twitter. Ngoài vấn đề Đài Loan mà Donald Trump làm Trung Quốc khó chịu, nổi đoá, báo Le Monde cho rằng còn một vấn đề nữa mà báo chí chính thức Trung Quốc ít nói đến, đó là mối lo của Bắc Kinh về việc Mỹ và Nga đang xích lại gần nhau.
Một quốc gia khác cũng thường xuyên bị Donald Trump tấn công là Mêhicô. Ngoài những tuyên bố về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chống tệ nạn nhập cư trái phép, ông Trump còn hứa hẹn xây một bức tường trên đường biên giới giữa hai nước và Mêhicô phải bỏ tiền ra xây, đàm phán lại hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ và đánh thuế tới 35% các sản phẩm của những công ty Mỹ di chuyển ra bên ngoài để sản xuất. Những tuyên bố của Donald Trump làm Mêhicô lo ngại vì thị trường Mỹ tiếp nhận tới 80% tổng xuất khẩu của nước này.
Đức và Liên Hiệp Châu Âu cũng nằm trong tầm ngắm của Donald Trump. Bên cạnh việc chỉ trích chính sách tiếp nhận người tị nạn của thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Trump còn tỏ ra nghi ngờ về trao đổi mậu dịch song phương, đồng thời lại tỏ ra hữu hảo với Anh. Tân tổng thống Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO là lỗi thời và điều này khiến một số nước châu Âu lo ngại vì từ trước đến nay vẫn trông cậy vào Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Bên được Mỹ ủng hộ

Trên đây là những quốc gia mà Donald Trump nhận định là phải trả nợ cho nước Mỹ. Còn phe các nước cần được Washington trấn an, ủng hộ, thì trước tiên là Nga. Tân tổng thống Mỹ không giấu giếm thiện cảm với tổng thống Nga Putin, hứa hẹn cải thiện quan hệ với Matxcơva và thậm chí bãi bỏ cấm vận Nga.
Israel cũng là quốc gia rất hài lòng với việc nước Mỹ có tổng thống mới. Donald Trump và các cộng sự của ông đã nhiều lần tuyên bố không quan tâm đến vấn đề chiếm đất Palestine xây dựng các khu định cư Do Thái và đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran, kẻ thù của Israel.

Châu Á lo lắng

Liên quan đến châu Á, Le Monde nhận thấy chính sách của Donald Trump còn chưa rõ ràng, ngoại trừ việc đòi Nhật Bản và Hàn Quốc phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho việc duy trì lính Mỹ ở hai nước này. Còn châu Phi thì dường như bị lãng quên. Theo một tài liệu của nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực của Donald Trump được báo chí công bố, có thể tân chính quyền Mỹ sẽ giảm viện trợ và giảm bớt các cam kết tại châu Phi. Thậm chí, mối ám ảnh về Trung Quốc cũng thể hiện trong tài liệu này: Liệu Mỹ có thể bị thua Trung Quốc hay không tại châu Phi?

Le Figaro: Donald Trump “tẩy xóa dấu vết” người tiền nhiệm

Đương nhiên, Le Figaro cũng chạy trên trang nhất “Ngày khởi đầu mọi việc đối với tổng thống Trump”. Tờ báo dành nhiều trang để nói về vị tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong đó có bài “Vừa nhậm chức và đã bị các kẻ thù bao vây”. Theo tờ báo, trong giới nghệ sĩ, giảng dạy nghiên cứu đại học và đặc biệt là trong giới truyền thông, một bầu không khí thù ghét tân tổng thống đang lan rộng.
Vậy ngay sau khi nhậm chức, tổng thống Donald Trump sẽ làm gì? Trong bài “Những quyết định đầu tiên được chờ đợi từ vị tổng thống thứ 45” của nước Mỹ, báo Le Figaro cho biết, thực ra, mọi việc quan trọng sẽ bắt đầu từ thứ Hai 23/01. Sau nhiều lần hứa hẹn sẽ thực hiện các ưu tiên của ông ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, thậm chí còn lập ra cả một ê-kíp thực hiện “Dự án ngày đầu tiên”, cuối cùng Donald Trump quyết định dành kỳ nghỉ cuối tuần (21-22/01) cho các hoạt động lễ hội. Trong một cuộc họp báo tại New York, Donald Trump đã nói, thứ Hai là ngày làm việc đầu tiên và sẽ có những lễ ký kết long trọng trong thứ Hai, thứ Ba và các ngày khác trong tuần.
Chắc chắn trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, sẽ có nhiều nghị định được ký kết. Theo truyền thống, thì tân tổng thống sẽ ký sắc lệnh hủy bỏ một vài biện pháp mang tính biểu tượng của người tiền nhiệm. Ví dụ Obama đã ký sắc lệnh đóng cửa trại tù Guantanamo, chấm dứt các biện pháp cưỡng bức hỏi cung các nghi phạm khủng bố… Le Figaro tiên đoán là lĩnh vực mà Donald Trump mong muốn thực hiện chắc sẽ rất rộng và đa dạng.

Obama: Hậu Nhà Trắng?

Sau khi quan tâm đến tân tổng thống Donald Trump, Le Figaro cũng không quên đề cập đến cuộc sống sau khi mãn nhiệm của vị tổng thống thứ 44 qua bài “Cuộc sống mới của Barack Obama”.
Mới có 55 tuổi, ông Obama là cựu tổng thống trẻ nhất kể từ cuối thế kỷ 19. Ông cũng là cựu tổng thống đầu tiên, sau khi rời Nhà Trắng, vẫn ở lại thủ đô Liên bang kể từ thời Woodrow Wilson, năm 1921. Gia đình Obama sẽ sống tại Washington DC cho đến năm 2019, tức là cho đến khi cô con gái út Sasha học xong trung học.
Theo nhận định của tờ báo, do còn trẻ, vẫn được lòng dân, có tài diễn thuyết, ông Obama sẽ có nhiều lựa chọn trong giai đoạn hậu tổng thống. Có một việc chắc chắn và tiếp nối truyền thống các cựu tổng thống, ông Obama sẽ viết hồi ký. Báo chí Mỹ nói đến một hợp đồng 20 triệu đô la. Đó là chưa kể hợp đồng mà cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng có thể sẽ ký.
Về mặt chính trị, dường như Obama đang mơ ước trở thành “người đỡ đầu” cho thế hệ lãnh đạo đảng Dân Chủ trong tương lai.

La Croix: Donald Trump và các ẩn số

Trang nhất La Croix nêu ra “Những ẩn số trong nhiệm kỳ tổng thống” của Donald Trump. Chưa bao giờ, trong lịch sử nước Mỹ, một vị tổng thống khi vào Nhà Trắng lại có lập trường không rõ ràng về các chính sách đối nội, đối ngoại và kinh tế, như ông Donald Trump. “10 câu hỏi trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump”: liệu Donald Trump sẽ thay đổi, không còn như Donald Trump trong chiến dịch vận động tranh cử? Ít có khả năng. Ông đã cho biết là sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội Twitter vì cho rằng giới truyền thông thù ghét ông.
Ngay cả câu hỏi Hoa Kỳ và Nga có thể trở thành đồng minh hay không, tân tổng thống Mỹ cũng trả lời mập mờ. Ví dụ, về việc trừng phạt Nga do sáp nhập Crimée và ủng hộ phe phiến quân ở đông Ukraina, ông Trump lúc đầu tuyên bố là có thể duy trì thêm một thời gian, nhưng sau đó, ông lại nói, tại sao lại trừng phạt một người khi họ đã làm được những việc lớn. Khi trả lời phỏng vấn báo chí châu Âu gần đây, Donald Trump nêu khả năng có thể đạt được một thỏa thuận với Nga: Bãi bỏ cấm vận đánh đổi lấy việc giảm vũ khí nguyên tử và hợp tác chống khủng bố. […]
M.A.
TỔNG THỐNG CHÍN NÚT
NGÔ NHÂN DỤNG/NV/ BVN 22-1-2017
Những người ủng hộ ông Donald Trump sẽ vui mừng. Ông đã trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, có thể gọi là Tổng thống Chín Nút! Nếu số 9 là số hên cho ông Trump, thì nước Mỹ sẽ được hên lây! Thời Tổng thống Ronald Reagan (ông từng ngủ gật trong lúc đang họp với các bộ trưởng), có nhà bình luận Mỹ đã bàn rằng thực ra chính các vị tổng thống cũng chẳng làm được chuyện gì ghê gớm, cho nên tốt nhất là dân Mỹ nên bầu cho những người có số đang may mắn. Ông hay bà ta gặp vận hên thì cả nước cũng hên!
Dân Mỹ có thể đem ông tổng thống, và cả ngôi vị tổng thống, ra đùa cợt mà không sợ bị còng tay, cũng không lo bị người chung quanh chê trách hoặc đả kích. Sống tự do hơn 200 năm, đã nhìn thấy 44 người thay phiên nhau ngồi ở Tòa Bạch Ốc, có người giỏi, có người kém, nhưng đa số cũng chỉ là những người bình thường như mình, người Mỹ không có thói quen coi ông tổng thống của nước họ là một nhân vật “vĩ đại” hay “siêu phàm,” nhất định không! Người Mỹ không tôn thờ cá nhân các “lãnh tụ” như các nước độc tài vẫn bắt dân phải thờ. Họ cũng không coi tổng thống là ngôi vị cao quý, thiêng liêng như các ông Hitler hay Stalin được văn nô nịnh thần sùng bái (Hoan hô Stalin / đời đời cây đại thọ / rợp bóng mát hòa bình / đứng đầu sóng ngọn gió - Tố Hữu).
Có một thứ dân Mỹ tôn trọng, đó là chế độ dân chủ của họ, ghi trong Hiến pháp. Nói “chế độ dân chủ” nghe hơi trừu tượng, còn có vẻ ghê gớm lắm. Phải nói rõ hơn là bốn chữ “chế độ dân chủ” ở đây cũng bình thường, nó chỉ là “những thủ tục” quyết định ai sẽ làm tổng thống, qua những cuộc bỏ phiếu như thế nào. Cũng giống như luật đi đường bắt người ta phải lái xe như thế nào. Dân Mỹ tôn trọng những thủ tục quy định cách người dân tự do lựa chọn tổng thống, cũng như họ tôn kính cái đèn đỏ (thấy nó là phải ngừng xe lại, đọc kinh Kính Mừng hay niệm Phật càng tốt!) Ông Trump có thể thua bà Hillary Clinton ba triệu phiếu của các cử tri, nhưng ông thắng cử theo đúng những thủ tục bầu tổng thống Mỹ qua cử tri đoàn đại diện các tiểu bang. Do đó, ngày hôm nay, mọi người gọi ông là Tổng thống Trump. Sau khi làm lễ tuyên thệ cho ông Trump xong, Chủ tịch Tối cao Pháp viện John Roberts bước tới bắt tay ông nói: Chúc mừng “Ông tổng thống!” Tất cả đã thay đổi! Từ một công dân bình thường, giờ phút này ông Donald Trump thành tổng thống! Ông Roberts là người đầu tiên chính thức gọi ông Trump là “Ông tổng thống” trước khi vợ, con ông gọi. Điều này không ghi trong Hiến pháp, nhưng đó là một tục lệ được mọi người tôn trọng.
Với lời chúc mừng đó, nước Mỹ bước vào một giai đoạn mới. Lần đầu tiên kể từ năm 1928, Đảng Cộng hòa bắt đầu nắm quyền hành pháp và chiếm đa số cả hai viện lập pháp trong cùng một năm. Và trong năm nay sẽ đề cử thêm một thẩm phán Tối cao Pháp viện để có 5 trên 9 vị thẩm phán do Đảng Cộng hòa đề bạt! Cả một gánh nặng trách nhiệm, hơn 300 triệu dân sẽ phán xét!
Đừng quên rằng trong một năm tranh cử vừa qua ông Trump đã nhiều lần đả kích ông Roberts, với những tiếng rất nặng nề! Vì ông Roberts do một tổng thống Cộng hòa đưa lên mà lại hai lần bỏ phiếu duy trì đạo luật Obamacare, một đạo luật đảng này đang thề sẽ xóa bỏ! Thẩm Phán Kennedy cũng tương tự! Chuyện này cho thấy truyền thống độc lập của các vị thẩm phán nước Mỹ rất mạnh; người Mỹ họ kính trọng Hiến pháp là phải! Cho nên, khi một người đã đắc cử tổng thống Mỹ theo đúng luật lệ, thủ tục, thì tất cả những chuyện khen, chê, yêu, ghét, không còn thay đổi gì được nữa. Bao nhiêu chính khách Đảng Cộng hòa bị ông Trump loại ra ngoài vòng chiến, cho tới bà Clinton bị thua cay đắng, và cả ông chồng bà, cũng đều tới dự lễ tuyên thệ của ông Trump và bắt tay vị tổng thống mới.
Năm nay là lần thứ 58 người Mỹ tổ chức một buổi lễ tuyên thệ tổng thống, một sự kiện được ông Ronald Reagan nhận xét khi tuyên thệ năm 1981, là nó vừa “tầm thường” vừa “kỳ diệu như phép lạ”. Thượng nghị sĩ Roy Blunt đã nhớ đến lời Tổng thống Reagan, và nhắc lại cuộc chuyển giao quyền hành giữa vị tổng thống thứ hai và thứ ba của nước Mỹ. Ông George Washington chuyển giao cho ông John Adams không có gì đặc biệt, vì ông Adams đắc cử khi đang làm phó tổng thống. Nhưng đến lượt ông Adams trao quyền cho ông Thomas Jefferson năm 1801, sau hai lần tranh cử gay go và đấu đá nhau cay cú không khác gì năm 2016, thì “phép lạ” chuyển giao quyền hành thật sự bắt đầu. Năm 1796, hai ông tranh chức tổng thống lần đầu, ông Adams thắng, ông Jefferson thua trở thành phó tổng thống. Năm 1800, đấu lần nữa, ông Jefferson chiếm đa số. Ông Roy Blunt nhận xét: “Đúng vào năm tháng đó, khi quyền lực được chuyển giao một cách hòa bình giữa hai đảng chính trị, mặc dù họ đã tranh đấu với nhau một cách dữ dội, nước Mỹ đã cho thế giới thấy ý nghĩa và sức mạnh của thể chế dân chủ!” Đối với dân Mỹ thì nó đã trở thành bình thường. Nhưng nhiều dân tộc còn đang ước ao được sống theo lối đó!
Một điều kỳ diệu trong xã hội dân chủ là người ta không cần ai “vĩ đại” mới được làm tổng thống.
Nói cho cùng, sức mạnh của nước Mỹ không phải vì họ có những ông tổng thống tài giỏi tuyệt vời. Sức mạnh đó nằm trong tay người dân. Tất cả chỉ nhờ họ sống trong một xã hội tự do, tôn trọng luật pháp, và trước pháp luật ai cũng có cơ hội bằng nhau. Dân Mỹ chỉ cần tự lo mưu sinh, lo thăng tiến cho chính bản thân và gia đình họ, làm những công dân lương thiện. Họ còn dồn năng lực vào những mục tiêu cá nhân đó, họ sẽ làm cho nước Mỹ giầu mạnh. Một thanh niên Mỹ không phí thời giờ “phấn đấu vào đảng” với hy vọng hưởng các đặc quyền suốt đời. Chính quyền không dùng hàng triệu người làm công việc đi dò thám, bắt bớ, vì sợ dân gặp nhau chỉ trích nhà nước. Hàng triệu người không đi làm mật vụ, công an. Họ đi học, đi làm và mưu lợi, giúp cho kinh tế thịnh vượng, chứ không chỉ lo đi hăm dọa, đòi người khác hối lộ mình!
Vì thế một ông tổng thống nếu tài giỏi thì dân được nhờ chút đỉnh, mà nếu có kém cỏi thì cũng không gây tai hại bao nhiêu. Ai cũng có thể làm tổng thống! Một chủ nông trại trồng đậu phộng như ông Jimmy Carter, một tài tử chiếu bóng hạng nhì như ông Ronald Reagan, con của một người da đen từ Kenya sang Mỹ học rồi lại trở về nước như ông Barack Obama, mấy người đó đã trở thành tổng thống Mỹ. Gần cả đời, ông Donald Trump cũng chẳng thuộc Đảng Cộng hòa, trước đây một năm không mấy người nghĩ ông sẽ thay mặt đảng ra tranh cử, càng ít người nghĩ rằng tham vọng làm tổng thống của ông là chuyện đứng đắn!
Nghe bài diễn văn nhậm chức của ông Trump thì những nhà lý thuyết chính trị và giáo sư triết học sẽ thất vọng. Ông không nêu lên một tư tưởng nào sâu xa, cũng không lớn tiếng thề thay đổi lịch sử! Ông chỉ lập lại đúng những lời hứa và khẩu hiệu đã hô lớn trong thời gian tranh cử. Mà cũng chẳng nói thêm cho biết ông sẽ làm cách nào để thực hiện các lời hứa đó.
Ông Trump tiếp tục đả kích bọn người “dân thủ đô” hưởng thụ mọi thành quả mà không cho dân hưởng. Từ hôm nay, ông cũng sống ở đó. Ông tiếp tục than phiền nước Mỹ chỉ giúp công nghiệp các nước khác lên cao mà ở nước Mỹ thì đi xuống. Không những thế, nước Mỹ đã giúp cho quân đội các nước khác mạnh hơn trong khi quân đội mình giảm sút. Nước Mỹ đã bảo vệ biên giới các nước khác trong khi để ngỏ biên giới của mình! Đã viện trợ hàng ngàn tỉ đô la trong khi hạ tầng cơ sở của mình suy sụp. Bao nhiêu xí nghiệp đem đi nước khác làm hàng triệu người Mỹ mất việc.
Tóm lại, thông điệp chính của tân Tổng thống Donald Trump là nước Mỹ sẽ quay vào bên trong. Sẽ tăng ngân sách quốc phòng. Sẽ đầu tư vào đường xá. Sẽ bảo vệ hàng nội hóa, giữ công việc làm trong nội địa. Trong cả bài diễn văn ông chỉ nói đến chính sách đối ngoại một lần, ngắn gọn: Củng cố các liên minh cũ và xây dựng liên minh mới. Điều cụ thể duy nhất ông nêu ra là đoàn kết thế giới văn minh chống Hồi Giáo Cực Đoan, với lời hứa, “sẽ tiêu diệt chúng hoàn toàn trên mặt trái đất”.
Những người đã bỏ phiếu cho ông Trump nghe bấy nhiêu cũng thỏa mãn rồi. Đối với một nhà kinh doanh, món hàng nào bán được thì tiếp tục trưng bày, tại sao phải đổi món chỉ để chứng tỏ mình có ý kiến mới? Còn những người Mỹ không bỏ phiếu cho ông Donald Trump (số này đông hơn) thì chắc họ hoài nghi. Nước Mỹ trở thành hùng mạnh trong thế kỷ vừa qua là nhờ đã cổ động tự do mậu dịch khắp thế giới. Lời hứa “Bảo hộ sẽ đem lại thịnh vượng” nếu áp dụng vào thương mại thì trái ngược với tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa. Mục tiêu trừ hết các nhóm cực đoan trong Hồi Giáo bao giờ mới xong, khi hàng tỷ người theo Hồi Giáo vẫn sống nghèo nàn dưới những chế độ bất công và độc tài? Việc tiêu trừ “Hồi Giáo Cực Đoan” thì nước Nga đã đề nghị cộng tác với Mỹ từ ba năm nay, nhưng đổi lại Nga muốn được bành trướng qua mấy nước ở Đông Âu. Nước Mỹ có sẵn sàng trả cái giá đó không?
Nhưng dù hoài nghi, đa số dân Mỹ cũng mong ông Trump sẽ gặp may mắn và thành công. Ông Tổng thống Chín Nút may mắn thì nước Mỹ cũng may mắn.
Người ta có thể theo gương Tổng thống George H.W. Bush. Năm 1993, ông để lại một lá thư viết cho tân Tổng thống Bill Clinton trên bàn làm việc: “Bill thân mến,… Ông sẽ là tổng thống của nước ta khi ông đọc lá thư này. Tôi chúc ông và gia đình ông mọi việc tốt lành. Sự thành công của ông bây giờ cũng là sự thành công của đất nước chúng ta. Tôi sẽ hết sức hỗ trợ ông. George”.
N.N.D.
"CHÚNG TA ĐANG PHẢI ĐỐI ĐẦU VỚI SỰ KẾT THÚC CỦA NỀN DÂN CHỦ TỰ DO"
Sebastian Dalkowski thực hiện/Nguyễn Hội dịch từ Đức Ngữ /BVN 22-1-2017
clip_image002
Lời người dịch: Sau khi Donald Trump đắc cử, tôi đã từng nói cùng các bạn đồng nghiệp rằng “tôi đã mạo hiểm mạng sống của mình để đi tìm dân chủ tự do, nay tôi đang lo ngại phải mất những thứ quí này!”. Tôi muốn viết ý nghĩa của lời nói trên đây ra một bài viết gửi đến Quí vị, nhưng công việc làm ăn bận rộn chưa thực hiện được. Nhân đọc được bài phỏng vấn của báo Đức Rheinische Post với ông Yascha Mounk cùng tâm trạng. Tôi nghĩ những con người yêu quí dân chủ tự do cần nên đọc bài này.
Nguyễn Hội
Nhân Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20 tháng Giêng, nhà khoa học chính trị Đức thuộc Đại học Harvard là Yascha Mounk(*) tỏ mối lo ngại cho một tương lai ảm đạm. Mối quan tâm của nhà khoa học này còn vượt ra khỏi Trump.
Ông là một người ủng hộ dân chủ tự do. Ông sẽ uống gì vào ngày 20 tháng Giêng để xoa dịu nỗi đau?
Yascha Mounk: vodka sẽ rất phù hợp. Cuối cùng tất cả cái gì cũng là Nga cả.
Ông trang bị gì cho sự việc sẽ xảy ra?
Mounk: cá nhân và chính trị. Trang bị cho cá nhân là phải xác định rõ ràng cho chính mình là lần đầu tiên chúng ta phải sống trong giai đoạn gian nguy hiểm về mặt chính trị. Chúng ta cần phải xem xét, chúng ta muốn đưa bao nhiêu can đảm vào cuộc sống hàng ngày. Và chúng ta cần phải nhận định rõ tầm quan trọng của cuộc chiến này. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào chúng ta giữ vững được can đảm, nếu một hoặc nhiều cơ quan chính quyền trả thù chúng ta theo chỉ thị của Trump.
Và chính trị?
Mounk: Đầu tiên chúng ta phải nhận định rõ những nguy hiểm đặc biệt. Đối với các tổ chức, về sự độc lập của tòa án. Chúng ta cần kỹ lưõng xem xét, thu thập, phổ biến tới công luận. Sau đó, chúng ta phải chuẩn bị đấu tranh đòi hỏi khắc phục. Barack Obama đã từng gọi là tổ chức cộng đồng (Community Organizing), có nghĩa là liên minh với nhau. Tôi đang ở trong một tình huống kỳ lạ, những người trước đây ba năm tôi đã từng coi là đối thủ chính trị, bây giờ trở thành người bạn. Những người này theo xu hướng tả, tân bảo thủ, hoặc thậm chí đảng Cộng hòa cổ điển, những người nhận xét được rõ nguy cơ về Trump.
Chẳng lẽ chúng ta không cho Trump một cơ hội dầu tiên hay sao?
Mounk: Điều đó tùy thuộc vào ý nghĩa câu hỏi của ông. Một vài người đã cố gắng thuyết phục các cử tri đoàn bầu chống lại Trump. Mà tôi nghĩ đây là một biện pháp sai lầm. Trump đã được đắc cử trong một cuộc bầu cử dân chủ, và việc đẩy ông ta ra khỏi chức vụ (Tổng thống) bằng một cuộc đảo chính bán pháp lý sẽ đưa đến ven một cuộc nội chiến. Vâng, ông ta là Tổng thống hợp pháp được bầu của Hoa Kỳ và ông ta sẽ làm Tổng thống, ông ta sẽ có những điều để quyết định. Chúng ta phải chấp nhận. Đồng thời chúng ta có thể hoạt động đối lập minh bạch về những quyết định của ông ta, và chúng ta cần chuẩn bị hoạt động đối lập mạnh mẽ, nếu ông ta vượt ra khỏi trách nhiệm của mình. Tôi hy vọng rằng việc đó sẽ không xảy ra, nhưng tôi e rằng có khả năng sẽ xảy ra.
Mối quan tâm lớn nhất của ông là gì?
Mounk: Bước đầu tiên là ông ta (Trump) sẽ phá hoại sự độc lập của các cơ quan quốc gia. (Điều có thể xảy ra là) đột nhiên, các nhà phê phán Donald Trump được quan thuế rất quan tâm đến họ. Jeff Bezos, chủ sở hữu của Amazon, nhưng cũng là chủ sở hữu của tờ báo Washington Post, một tờ báo phê bình Trump sắc bén, đột nhiên nhận ra rằng nhà chức trách đã kiểm soát kỹ lưỡng hơn các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế. Những người đang bị bắt giữ khi họ phản đối Trump, đột nhiên không phải trả phạt một số tiền nhỏ như thông lệ, mà phải nhận hai năm tù giam.
Điều đó xảy ra dễ dàng như vậy sao?
Mounk: Tất cả những điều này sẽ xảy ra mà không cần một thay đổi pháp luật lớn, chỉ đơn giản bởi cơ quan chính quyền được chính trị hóa. Điều nguy hiểm hơn là Trump sẽ vượt quá quyền hạn của mình.
Như thế nào?
Mounk: Nếu quân đội không thi hành mệnh lệnh của ông ta là tra tấn người, nếu Tòa án tối cao tuyên bố đạo luật của ông ta vi hiến - và Trump có thể nói: Những vị tướng này tôi sẽ sa thải. Hoặc: Tôi không quan tâm những gì Tòa án Tối cao phán quyết. Điều đó đưa đẩy chúng ta đến một cuộc khủng hoảng hiến pháp sâu đậm mà Trump có phe phái tương đối mạnh.
Điều đó cho thấy hệ thống kiểm tra và cấn đối không đủ để kềm giữ Trump.
Mounk: Đã có một cuộc tranh luận dài về những gì ổn định được nền dân chủ. Những người như Immanuel Kant cho rằng người ta cứ thiết lập một quốc theo thể chế cộng hòa cho dù một dân tộc quỷ sứ cũng có thể tự điều hành tốt được. Mặt khác, có những người như Niccolò Machiavelli cho rằng: Không được, tổ chức không thể tự bảo vệ mình. Người ta cần một nền văn hóa chính trị, trong đó mọi người nhìn nhận được trách nhiệm với các tiêu chuẩn dân chủ. Tới một điểm nhất định, chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn giả định. Ít nhất là tại Hoa Kỳ luôn luôn đáp ứng cả hai (lý thuyết). Hoa Kỳ đã tự nghĩ ra những cơ quan, tổ chức rất tốt và họ đã có một nền văn hóa chính trị là người dân nhận thức được trách nhiệm cao với dân chủ tự do.
Nền văn hóa chính trị này dường như đang thay đổi
Mounk: Vì vậy chúng ta cần xem những gì sẽ xảy ra, một khi chỉ một trong những yếu tố này hiện diện. Đối với tôi, nền văn hóa chính trị vô cùng quan trọng. Vì hai lý do: Thứ nhất, các tổ chức không thể tự bảo vệ mình. Quốc hội có thể truất phế Donald Trump, nếu ông ấy bất chấp hành Tòa án Tối cao. Việc truất phế Tổng thống đòi hỏi đa số tại Hạ nghị viện và hai phần ba của Thượng nghị viện. Nếu họ không thực hiện, thì việc kiểm tra và cân bằng chỉ có tốt đẹp trên giấy mà thôi, họ sẽ không thể ngăn chặn được Trump. Mối lo ngại thứ hai của tôi: Đã có nhiều hiến pháp nghĩ ra rất tốt mà vẫn thất bại. Vấn đề ở Ba Lan, Iraq, Nga, Thái Lan không phải là Hiến pháp kiến thiết tệ, nhưng là văn hóa chính trị không đủ ổn định. Mỹ không phải trong trường hợp đó, nhưng suy nghĩ cho rằng hiến pháp có thể tự bảo vệ mình là ngây thơ.
Ông có thể tưởng tượng ra một vụ bê bối của Trump đổ bể ra ngay trong nhiệm kỳ (Tổng thống)? Cho đến nay ông y vẫn sống còn.
Mounk: Thật ngạc nhiên rằng, đảng Dân chủ phê phán Nga trong suốt tám năm qua, nhưng đã không đi đến cuộc đối đầu trọn vẹn - và đảng Cộng hòa đã từng phê phán rằng họ (đảng Dân chủ) là kẻ phản bội. Và bây giờ, Donald Trump thực sự ve vãn Putin, 40 phần trăm cử tri đảng Cộng hòa nhận xét Putin tốt, nhưng chỉ có 8 phần trăm cho Obama. Người dân (Hoa Kỳ) thương mến một tổng thống nước ngoài, mà người này rất nguy hiểm cho Hoa Kỳ, hơn là Tổng thống của chính mình, điều mà tôi lo ngại rằng sẽ không có gì xảy ra khi chuyện bê bối của Trump đổ bể. Một khi nền kinh tế sụp đổ, Trump sẽ có vấn đề. Nếu ông ấy hành động yếu. Chúng ta không còn ở thời kỳ những vụ bê bối làm ảnh hưởng ai đó. Không có một Video nào đó, trong đó mang một lời nói xấu của ông ta, gây nguy hiểm cho ông ta.
Nếu Trump thất bại thì chủ nghĩa dân túy sẽ kết thúc?
Mounk: Đáng tiếc là không. Chủ nghĩa dân túy không chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ, mà cũng hiện diện tại châu Âu. Ở một số nước như Hungary chủ nghĩa dân túy đã nắm chính quyền.
Làm thế nào điều này có thể xảy ra?
Mounk: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy do ba yếu tố. Thứ nhất là kinh tế. Trong giai đoạn phép lạ kinh tế thu nhập của một người Đức tăng gần gấp đôi mỗi 20 năm, hiện nay việc tăng thu nhập bị đình trệ đối với nhiều người. Tại Đức vẫn còn tương đối tốt. Tại Hoa Kỳ, từ năm 1985 lương công dân trung bình không khá hơn. Thứ hai là bản sắc (Identity). Hầu hết các nền dân chủ được thành lập trên nền tảng một-dân tộc và sau đó có rất nhiều người nhập cư vào. Các nền dân chủ này, một là chuyển đổi thành đa sắc tộc hoặc chuyển thành một hệ thống hai hộp mà chỉ một nhóm dân tộc (cũ) thực sự trực thuộc xã hội mà thôi. Cả hai dẫn đến biến dạng. Tôi đề nghị nới rộng bản sắc dân tộc, biến những người nhập cư và con cái của họ trở thành công dân thực sự, bởi vì những biện pháp khác là tàn bạo và bất công. Các quốc gia dựa trên nền tảng một dân tộc có thực hiện thành công được đề nghị nêu trên hay không chúng tôi không thể xác định được. Thứ ba là về yếu tố về địa lý.
Yếu tố này ông cần phải giải thích.
Mounk: Trong tất cả các cuộc bầu cử người theo chủ thuyết dân túy thành công ở các khu vực nông thôn, ở các thị trấn nhỏ hơn là tại các trung tâm đông dân cư. Bởi vì từ hơn 30 năm qua khoảng cách phát triển về kinh tế và văn hoá giữa thành phố và nông thôn rất xa nhau, đồng thời do phát triển kỹ thuật, do phát triển phương tiện truyền thông xã hội người dân cư ngụ ở nông thôn có cơ hội va chạm với chính trị. Vì vậy, Donald Trump thực sự chỉ là mối nguy hiểm cấp tính, nhưng nếu loại bỏ, thì phải loại bỏ mối nguy hiểm mãn tính, vì ba tuần sau bệnh nhân sẽ lại trở lại phòng cấp cứu nữa.
AfD đạt được gần 15 phần trăm trong các cuộc thăm dò. họ có thể đạt cao hơn nữa không?
Mounk: Tôi đã ngạc nhiên về sự ngây thơ của mọi người, khi tôi còn ở Đức vào tháng Mười. Hầu như mọi người đều nói: AfD sẽ không có kết quả tốt như kết quả của các cuộc thăm dò đâu. Và ngay cả vào năm 2021 khi cơn ác mộng kết thúc. Tôi nghĩ rằng, qua đó cho thấy nhu cầu của người người Đức, tự cho mình là trẻ em mẫu mực đã từng học những bài học quá khứ, do đó không dễ bị chủ nghĩa dân túy ảnh hưởng. Tôi thì thận trọng hơn. Ở Anh, người ta nghĩ rằng không dễ bị chủ nghĩa dân túy chiêu dụ, hai hoặc ba năm trước không có bằng chứng gì (về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy). Và bây giờ chúng ta có brexit. Ở Thụy Điển và Hoà Lan 10 năm trước đây người ta nghĩ rằng không dễ bị mê hoặc (bởi chủ nghĩa dân túy). Kết qủa các cuộc thăm dò hiện nay thì ngược lại. Một trong số ít người không ngây thơ - nói chung tội không phải là người hâm mộ ông ấy - là Wolfgang Schäuble, đã từng nói: Nếu chúng ta không cẩn thận, AfD có thể chiếm 30 phần trăm vào năm 2021.
Có điều gì đưa đến việc thực hiện một nữ Thủ tướng Frauke Petry khó hơn việc thực hiện một Tổng thống Trump?
Mounk: Luật bầu cử tỷ lệ đại diện làm cho việc thực hiện khó hơn. Nếu Mỹ có luật bầu cử tỷ lệ đại diện, đảng của Trump chỉ đạt được 20, 25 phần trăm. Vì vậy, để AfD đạt được đa số tuyệt đối đòi hỏi rất nhiều biến cố xảy ra. Nếu họ không đạt được (đa số tuyệt đối), câu hỏi đặt ra là đảng nào sẽ sẵn sàng liên minh với họ (AfD). Chúng ta vẫn còn đang trong bối cảnh khoa học viễn tưởng. Tôi khó mà tưởng tượng ra một nữ Thủ tướng Petry - nhưng trước đây một năm tôi không thể tưởng tượng ra được là có một Tổng thống Trump.
Chúng ta hãy bàn về giải pháp khắc phục nguyên nhân gây ra chủ nghĩa dân túy mà ông đã nêu. Làm thế nào tăng trưởng kinh tế mà không đẩy mạnh thay đổi khí hậu?
Mounk: Tôi không nhận thấy mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và chống biến đổi khí hậu. Phải nói là chúng ta tự lừa dối chính mình nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta chống lại biến đổi khí hậu bằng cách giảm tăng trưởng kinh tế. Chúng ta cần phải đầu tư nhiều vào kỹ nghệ năng lượng mới và tận dụng lợi thế nhiều lĩnh vực vừa giúp phát triển kinh tế vừa làm chậm biến đổi khí hậu. Một ví dụ đơn giản là hỗ trợ tài chánh cho người dân cách ly nhà ở của họ tốt hơn. Điều này vừa tiết kiệm tài chánh một cách lâu dài, mặt khác làm giảm tiêu thụ năng lượng.
Một nguyên nhân gây ra chủ nghĩa dân túy mà ông thường nêu: Ý muốn của cử tri ngày càng không được thực hiện trong các nền dân chủ, bởi vì chính phủ cảm nhận có trách nhiệm với kinh tế hơn. Làm thế nào có thể thoát được chính sách phụ thuộc này?
Mounk: Chúng ta cần hiểu rằng hệ thống chính trị của chúng ta bao gồm hai yếu tố: dân chủ và tự do. Dân chủ là ý muốn của người dân, là ý tưởng của người dân được thực hiện trong hệ thống chính trị. Thêm vào đó các yếu tố tự do mà chế độ cần phải bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân (trong xã hội). Tôi nhận thức nguy cơ là các yếu tố này ngày càng bất đồng với nhau. Một mặt chúng ta có nền dân chủ phi tự do, nghĩa là nền dân chủ nhưng không có luật (bảo vệ cá nhân), và mặt khác, chủ nghĩa tự do phi dân chủ, có pháp luật (bảo vệ cá nhân) nhưng không có dân chủ. Một động lực dẫn đến chủ nghĩa dân túy là chính trị ngày càng tách xa người dân do đó người dân trở nên uất ức, tức giận. Phần lớn những tức giận này làm phát huy chủ nghĩa dân túy.
Do đócần nhiều cuộc trưng cầu dân ý?
Mounk: Câu trả lời đơn giản vô cùng là: Vâng, để cho người dân quyết định trực tiếp. Vấn đề sẽ xảy ra : trong xã hội đã tiềm ẩn một làn sóng phi tự do, người dân đã trở nên cố chấp, thiếu bao dung và điều này sẽ dẫn đến nền dân chủ phi tự do. Quyền lợi của cá nhân và của các nhóm dân thiểu số sẽ bị vi phạm có hệ thống, các tổ chức độc lập sẽ bị tiêu hủy, các vấn đề lớn đòi hỏi những giải pháp phức tạp sẽ bị bỏ qua, không được nêu tới. Ở Đức, không phải không có lý do là những quyết định chính trị không nhất thiết đòi hỏi ý kiến trực tiếp của người dân. Ví dụ: chúng ta cần phải hợp tác quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Điều gì nếu đa số người dân đòi hỏi tái thiết lập hình phạt tử hình?
Mounk: Mối lo ngại của tôi là chúng ta phải đương đầu với một chọn lựa bi thảm, một là chế độ dân chủ phi tự do hay là chế độ tự do phi dân chủ. Không một chọn lựa nào trên đây hấp dẫn tôi cả. Giải pháp không phải là chỉ nói rằng: Vâng, chính trị đã ngắt kết nối với người dân, vì vậy chúng ta làm cuộc trưng dân ý. Có thể đó là một phần của chiến lược. Điều cần thiết là chúng ta còn phải giải quyết những động lực sâu xa dẫn đến làn sóng chủ nghĩa dân túy. Điều này có nghĩa rằng, các đảng phái chính trị cần phải thiết kế một nền kinh tế cho tương lai và giải thích cho người dân biết: Nếu bạn đầu phiếu cho chúng tôi, cuộc sống của bạn sẽ thực sự được cải thiện - ngay cả việc đòi hỏi thời gian (thực hiện) lâu dài.
Có thể việc kinh tế phát triển mạnh giúp mọi người dễ tiếp nhận những người nhập cư? Tuy nhiên, ông cùng một đồng nghiệp tìm ra rằng, người giàu íhỗ trợ nền dân chủ tự do.
Mounk: Một điều không đúng là chỉ có giới bị thiệt thòi về chính sách toàn cầu hoá bầu cho thành phần dân túy. Điều vẫn là đúng là những người có mối lo lắng về đời sống kinh tế dễ bị chủ nghĩa dân túy ảnh hưởng. Một khi họ cảm nhận rằng, họ phải làm việc trong suốt cả cuộc đời nhưng vẫn không tốt hơn cha mẹ họ - và con cái họ sẽ còn tồi tệ hơn. Nỗi sợ hãi phải thụt giai cấp trong xã hội là động lực thúc đẩy mạnh (người dân ảnh hưởng chủ nghĩa dân tuý). Có nhiều kết qủa nghiên cứu về tâm lý-xã hội cho thấy rằng, người dân trong một thế giới an toàn, không phải lo lắng vật chất, sẽ khoan dung, rộng lượng hơn. Vì vậy, nếu chúng ta có thể giải quyết được mối lo lắng thụt giai cấp của người dân thì vấn đề bản sắc sẽ chỉ là một vấn đề nhỏ mà thôi.
Ông cũng đã nhận thấy rằng, chỉ kỳ vọng vào tầng lớp trẻ cũng không đủ.
Mounk: Suy nghĩ cho rằng tầng lớp trẻ không dễ bị chủ nghĩa dân túy mê hoặc là ngây thơ. Mặc dù đa số người Mỹ trẻ đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi và Châu Mỹ La Tinh trong nhóm tuổi này cao hơn nhiều so với người Mỹ có gốc lâu đời tại Hoa Kỳ. Nếu chỉ xem xét người da trắng ở lứa tuổi dưới 30 thì 48 phần trăm bầu cho Donald Trump và 43 phần trăm cho Hillary Clinton. Front National có nhiều thời kỳ từng là đảng được yêu thích nhất trong giới trẻ tại Pháp. AfD đã được giới trẻ hỗ trợ mạnh. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi vì các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, đối với giới trẻ dân chủ ít quan trọng hơn so với những tầng lớp lớn tuổi.
Tôi muốn hỏi phải làm gì trong thời đại chủ nghĩa dân túy cho nền Dân chủ. Nhưng trong các văn bản của ông dường như ông bất lực, không biết giải quyết ra saoCó đúng không?
Mounk: Không thể nói là “bất lực” được. Điều rõ ràng là chúng ta có thể thực hiện nhiều việc. Chúng ta có thể cải thiện đời sống kinh tế của người dân. Chúng ta có thể chủ động hơn trong cuộc đấu tranh cho những giá trị dân chủ tự do. Chúng ta có thể hành động nhiều để bảo đảm thành công tốt hơn việc hội nhập (của người di dân). Chúng ta phải đối phó mạnh mẽ hơn đối với thành phần dân túy. Đồng thời, tôi nhận ra rằng chúng ta đang ở giữa một biến động xã hội và chính trị rất lớn và chúng ta chưa biết được có thể giành được chiến thắng hay không. Có thể chúng ta đang đứng ở đầu của sự kết thúc kỷ nguyên dân chủ tự do và chiến đấu chống lại cái cối xay gió (bánh xe lịch sử). Nhưng tôi sẵn sàng tham gia cuộc chiến này, mặc dù tôi không biết có giành chiến thắng hay không. Có cách nào khác, hay sao?
Không nhất thiết là sẽ đạt được kết qủa tốt cho nền dân chủ?
Mounk: Không, có thể 25 năm sau chúng ta nhìn lại thời điểm này và nói rằng, chúng ta đã làm hết khả năng của mình, và chúng ta trở thành anh hùng bại trận trong lịch sử. Nhìn lại, chúng ta sẽ ví mình như những người đã từng chiến đấu trong thế kỷ 18 để bảo tồn chế độ quân chủ tuyệt đối.
__________
(*) Yascha Mounk, 34 tuổi, đã từng nghiên cứu lịch sử và chính trị ở Anh quốc, hiện đang dạy lý luận chính trị tại Đại học Harvard, Mỹ. Mounk sống tại New York.
Dịch giả gửi BVN.

DON (TRUMP) VỚI VLAD (PUTIN): MỐI TÌNH NGUY HIỂM

Don (Trump) với Vlad (Putin): Mối tình nguy hiểm

 Thụy My / rfi/ BVN 23-1-2017

clip_image002
“Don” và “Vlad”, mối tình lửa rơm đầy nguy hiểm. Petras Malukas / AFP
Mối nguy từ cặp Putin-Trump là sự thiếu logic và thiếu vắng chiến lược đường dài của tân tổng thống Mỹ. Chính quyền Trump bơi loạn xạ trong chính sách đối ngoại vô nguyên tắc, với sự chỉ đạo ngẫu hứng, “cận thị một cách nguy hiểm và nguy cơ thất bại đặc biệt cao”. Nhưng “Trước sau gì, Trump cũng sẽ bất hòa với Putin”. Và thật ra, Nga chỉ là nhân tố hạng hai. Hoa Kỳ tốt nhất nên tập trung kiềm chế Trung Quốc, duy trì sự hiện diện quân sự quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương.
Nhân dịp ông Donald Trump chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ, các báo ra tuần này tập trung nói về nhân vật đã làm tốn nhiều giấy mực ngay cả trước khi nhậm chức.
Tuần san L’Obs đăng ảnh hai tổng thống Mỹ và Nga với tựa đề “Trump và Putin, các bí mật của một cặp bài trùng đáng sợ” Le Courrier International chạy tựa đỏ trên nền đen “Trump từ A đến Z”. Cũng trên nền đen, tuần báo The Economist đăng ảnh ông Trump với nụ cười quen thuộc, nhưng trong bộ trang phục vua chúa châu Âu thế kỷ trước.
Về tình hình nước Pháp, L’Express dành hồ sơ 20 trang cho tương lai phe tả Pháp với tựa đề nhại theo một mẩu rao vặt “Trước khi phá sản, cánh tả tìm người tiếp nhận và tìm kiếm giá trị”Le Point quan tâm đến cựu bộ trưởng Kinh tế Pháp, ứng cử viên tổng thống Emmanuel Macron với câu hỏi “Những gì ông Macron có trong đầu”.

Mối liên hệ nguy hiểm giữa Donald và Vladimir

Trong bài viết mang tựa đề “Các liên hệ rất nguy hiểm giữa ‘Don’ và ‘Vlad’”, tên gọi thân mật của hai vị tổng thống, tuần báo L’Obs đặt câu hỏi, mối quan hệ phức tạp thậm chí độc địa giữa ông Trump và Putin liệu sẽ quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ? Sau vụ công bố báo cáo gây sốc của một cựu điệp viên Anh, tổng thống Nga liệu có gây áp lực được lên tân tổng thống Mỹ? Và nếu hai cường quốc này liên minh với nhau, sẽ gây ra những hậu quả nào đối với châu Âu?
Bài viết bắt đầu bằng cái tựa nảy lửa của một tác giả bảo thủ trên một tờ báo rất uy tín của Mỹ, tờ New York Times“Donald Trump, một Manchurian Candidate hiện đại?”. Tít này khiến người ta phải dụi mắt đọc lại lần nữa: Manchurian Candidate là tựa một cuốn sách nổi tiếng thời chiến tranh lạnh, ám chỉ ông chủ Nhà Trắng là một điệp viên Nga.
Gián điệp? Con tin? Con rối? Riêng việc đặt ra câu hỏi loại này cũng đủ thấy rằng nước Mỹ và thế giới đang trong một thời điểm kỳ lạ chưa từng thấy. Tất cả những hành động quá đáng của Donald Trump, từ việc sử dụng liên tục Twitter, từ chối nhượng lại việc kinh doanh để tránh xung đột lợi ích cho đến chọn lựa các cộng sự, khó tin nhất là những bước nhảy tango với Vladimir Putin. Và báo cáo điều tra của thám tử tư Anh có nói đến nghi vấn năm 2013 ông Trump vui thú với các cô gái mại dâm Nga trong một khách sạn sang trọng ở Matxcơva, bị tình báo Nga ghi hình, chỉ là một điểm nhấn. Khả tín hay chỉ là sáng tác? Tạp chí Penthouse hứa thưởng một triệu đô la cho ai cung cấp cuộn băng sex này.
Bỏ qua một bên câu chuyện gián điệp khó phối kiểm trên, Washington Post cho rằng “chỉ riêng việc ông Trump có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với một nhà độc tài nước ngoài tham nhũng và bạo lực là đã đủ”. Theo giáo sư Ruth Ben-Ghiat của New York University chuyên nghiên cứu về phát-xít Ý, thì cảm tình của ông Trump đối với ông Putin không có gì đáng ngạc nhiên, vì những người độc đoán thường hợp với nhau.
Mối liên hệ này càng được củng cố bởi những cộng sự của ông cũng gắn bó với Nga. Paul Manafort, chiến lược gia trong vận động tranh cử, đã từng làm việc cho cựu tổng thống Ukraina thân Nga Viktor Ianoukovitch. Cố vấn an ninh Michael Flynn từng ăn tối với Putin trong bữa tiệc vinh danh kênh tuyên truyền RT của Nga. Ngoại trưởng được đề cử Rex Tillerson từng được Nga tặng huân chương hữu nghị, và phản đối trừng phạt Matxcơva. Còn cố vấn chiến lược Steve Bannon thì không giấu diếm sự ngưỡng mộ đối với ông Putin “rất, rất, rất thông minh”.
Ông Trump và cộng sự đều chủ trương một tính toán chiến thuật kiểu “tôi để Crimée cho anh, nhưng anh không động đến các nước vùng Baltic và chúng ta cùng nhau giải quyết vụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo”. Tân tổng thống tạm thời duy trì trừng phạt Nga, nhưng sẵn sàng dỡ bỏ nếu Nga chứng tỏ thiện chí.
clip_image004
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016. REUTERS/Stringer

Nga không quan trọng bằng Trung Quốc

Theo L’Obs, trên thực tế quan điểm của Donald Trump thiếu logic và không thể đứng vững. Lại bỏ qua một bên việc tân tổng thống làm ngơ việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, dù ở Thượng viện cả hai phe Dân chủ lẫn Cộng hòa đều nhất trí phải điều tra. Vấn đề ở đây thuộc về chiều sâu.
Trước hết, nước Nga của Putin đối với Hoa Kỳ chỉ là một nhân tố hạng hai so với tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc. Trên bàn cờ địa chính trị toàn cầu, Nga nay chỉ là cái bóng mờ của người khổng lồ Liên Xô cũ. Tiếp đến, các lợi ích của Nga khác với Mỹ. Theo chuyên gia William Burns, “Putin tin rằng để tái lập sức mạnh Nga, là phải phá hoại trật tự do Mỹ lãnh đạo, đặc biệt tại châu Âu và cũng ở Trung Đông”. Cuối cùng, quan điểm đặt nhân quyền sau lợi ích cũng gây tranh cãi.
Tất cả những nghịch lý này đã lộ rõ vào tuần trước, khi các nhân vật được Donald Trump bổ nhiệm ra điều trần trước Thượng viện. Như trong một vũ điệu siêu thực, họ phát biểu hoàn toàn trái với ông Trump. Tướng James Mattis (Quốc phòng) cho rằng Putin muốn phá vỡ NATO, còn về hiệp định với Iran dù không hoàn hảo cũng nên giữ lời hứa. Mike Pompeo (CIA) nói Nga chẳng làm gì để giúp tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo, lại còn muốn tác động vào nền Dân chủ Mỹ. Rex Tillerson (Ngoại giao) nhận định Nga là mối nguy hiểm. Theo Washington Post, thế nên Matxcơva bỗng nguội đi nhiệt tình với ông Trump.

Trump và Putin sẽ “anh đường anh, tôi đường tôi”?

L’Obs cho rằng mối nguy từ cặp Putin-Trump là sự thiếu logic và thiếu vắng chiến lược đường dài của tân tổng thống Mỹ. Tờ báo dẫn nhận xét của tờ Foreign Policy: chính quyền Trump bơi loạn xạ trong chính sách đối ngoại vô nguyên tắc, với sự chỉ đạo ngẫu hứng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử hiện đại, “cận thị một cách nguy hiểm và nguy cơ thất bại đặc biệt cao”. Đối với một bộ phận người Mỹ, chuyện tình Trump-Putin có thể trấn an họ với một thế giới đơn giản, nhị phân, chống lại toàn cầu hóa. Nhưng trong chính trị, sự giản đơn hóa là chiếc lá nho hoàn hảo che đậy cho hư không.
Tờ báo không quên nhắc lại “80 năm các trò bẩn”: những vụ án gián điệp nổi tiếng giữa Nga và Mỹ từ trước chiến tranh lạnh đến nay. Từ vụ tình báo Nga tìm cách chiêu dụ phu nhân tổng thống Franklin Roosevelt năm 1935, KGB tung tin vịt phá hoại uy tín mục sư Martin Luther King năm 1971, hay nữ điệp viên Anna Kouchtchenko (Anna Chapman) bị bắt năm 2010… và ngược lại, CIA cũng từng giúp đỡ các nhà văn Nga Andrei Sakharov và Alexandre Soljenitsyne.
“Trước sau gì, Trump cũng sẽ bất hòa với Putin”, đó là nhận định của chuyên gia phe bảo thủ Eliot A.Cohen, cựu cố vấn của bà Condoleezza Rice. Ông cho biết cả phía Cộng hòa lẫn Dân chủ, không có mấy người thân Nga. Cũng như thượng nghị sĩ John McCain, đại đa số các dân biểu đều cho rằng cần duy trì các liên minh quân sự, nhất là NATO, trong khi Trump liên tục có những phát biểu gây lo ngại cho châu Âu. Nhưng đến một ngày nào đó, Putin sẽ qua mặt Trump, và rồi Trump sẽ tuyên bố ông chủ điện Kremlin là một “bad guy”.

Tất cả yếu tố cho thảm họa đã hội đủ nơi Trump

“Tất cả các nhân tố cho một thảm họa đều đã hội đủ”, đó là nhận xét của giáo sư Stephen Martin Walt ở Kennedy School of Government, Havard, trong bài trả lời phỏng vấn tuần báo L’Obs. Tuy cũng cùng quan điểm “America first”, nhưng ông cho rằng Donald Trump đã đi quá xa.
Đồng ý rằng châu Âu cần gánh thêm trọng trách an ninh, nhưng phải là một quá trình tuần tự, từ năm đến mười năm. Đe dọa các đồng minh, trừng phạt họ hay xé bỏ hiệp ước NATO không phải là cách làm đúng đắn, vì Hoa Kỳ chỉ có lợi với một châu Âu vững chải, hòa bình và thịnh vượng.
Theo giáo sư Walt, chính sách đối ngoại của Donald Trump thực chất chỉ là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ và thiển cận. Trump không suy tính dài hơi cho một năm, năm năm hay mười năm, chỉ tự đặt câu hỏi kiểu: “Hoa Kỳ hay cá nhân mình có lợi ngay được những gì trong tình thế đó?”. Hơn nữa, dường như ông Trump không hiểu được ngoài sự chọn lựa của bản thân ông, còn có những tương tác với các nước khác.
Chẳng hạn Trump quyết định chấm dứt hiệp định TPP mà chính quyền Obama dày công tạo dựng để tăng cường sức mạnh cho các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang lo sợ trước bành trướng Trung Quốc. Việc từ bỏ TPP sẽ đẩy một số nước vào vòng tay của Bắc Kinh, làm yếu đi sự hiện diện của Hoa Kỳ tại châu Á.
Chuyên gia này cho rằng cần kiềm chế Trung Quốc, và châu Á-Thái Bình Dương là nơi duy nhất mà Hoa Kỳ nên duy trì sự hiện diện quân sự quan trọng. Muốn vậy cần phải hợp tác với nhiều nước: Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Úc, Indonesia, Philippines… Đó là một liên minh rất khó quản lý, đòi hỏi một chiến lược ngoại giao hết sức tế nhị. Thế nhưng với một tổng thống làm ngoại giao bằng Twitter, thì ông không thể nào lạc quan nổi.
clip_image006
Tướng James Mattis (trái) và Michael Flynn tại Washington, 13/01/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Trump: Thời của các tướng lãnh

L’Express quan tâm đến khía cạnh “Trump: Các vị tướng nắm quyền”. Bị mê hoặc bởi những con người hành động, Donald Trump bổ nhiệm ba vị tướng cao cấp vốn quen thuộc với chiến trường hơn là những vấn đề tế nhị của chính trị. Theo tờ báo, đây là một sự trộn lẫn kỳ lạ, có thể tạo ra những ngạc nhiên.
Một tổng thống đả kích cơ quan tình báo của chính nước mình, đã là điều chưa từng thấy. Thành phần chính phủ cũng không kém phần kỳ lạ: rất nhiều tỉ phú, rất ít phụ nữ, và nhất là số lượng kỷ lục các tướng lãnh. Từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc đến nay, chưa bao giờ nội các Mỹ lại có nhiều quân nhân giữ những chức vụ cao như thế. Trump bổ nhiệm ba khuôn mặt cứng rắn trên chiến trường, từng tham gia cuộc chiến Grenada - một đảo quốc ở Caribê (1983), Afghanistan (2001-2014), hai cuộc chiến tranh Irak (1991 và 2003).
Trong số đó, tướng thủy quân lục chiến huyền thoại James Mattis vượt lên hẳn về uy tín. Tuy mang biệt danh “Chó Điên” nhưng ông lại là một vị tướng ôn hòa, trí thức. Mattis là nhà chiến lược có trình độ không kém một viện sĩ hàn lâm - tủ sách riêng của ông có trên 6.000 cuốn. Ông không bao giờ quên viếng thăm gia đình của các quân nhân đã ngã xuống trên chiến trường.
Trước James Mattis, chỉ duy nhất tướng George Marshall từng được bổ nhiệm làm bộ trưởng Quốc phòng. Thượng viện đặc cách cho ông giữ chức vụ này một phần cũng để “điều chỉnh” bớt Donald Trump. Với ngân sách quốc phòng gần 600 tỉ đô la, và một quyền lực đáng kể khác: nếu lãnh đạo Lầu Năm Góc không bật đèn xanh, tổng thống không thể nhấn nút nguyên tử (phó tổng thống không có quyền này), có thể coi tướng James Mattis là nhân vật số hai trong chính quyền.
Ngược lại, trường hợp tướng Michael T.Flynn gây nhiều tranh cãi. Cay cú trước việc bị ông Obama cách chức lãnh đạo tình báo quân đội vì bốc đồng và thiếu khách quan, ông Flynn đã quay sang ủng hộ Donald Trump. Ông là người duy nhất trong ba vị tướng trên từng hăng hái tham gia chiến dịch tranh cử của Donald Trump, hô hào “Lock her up!” (đòi bỏ tù bà Hillary Clinton), thân Nga ra mặt. Ông Flynn còn giúp lan truyền tin vịt cho rằng một tiệm pizza ở Washington ẩn giấu mạng lưới ấu dâm có liên hệ với phe Clinton!
Một cựu sĩ quan CIA cho biết: “Trong số các nội dung trống rỗng mà Donald Trump đăng trên Twitter, có nhiều thông tin là do nhân vật bất tài này gà cho”. Thượng viện Mỹ hiện vẫn chưa chịu bổ nhiệm tướng Flynn làm cố vấn an ninh quốc gia. Chức vụ này có lợi thế là gần gũi: gặp trực tiếp tổng thống mỗi ngày hai lần, tập hợp, lọc lại tin tức và tóm tắt cho nguyên thủ.
Một nhà ngoại giao châu Âu tại Washington nhận định: “Donald Trump có tính cách của một mafia ở New Jersey (tiểu bang cạnh New York nổi tiếng về tham nhũng). Để quyết định, ông ta họp gia đình lại, nghe ý kiến của cô con gái Ivanka và con rể Jared Kushner. Cuối cùng Trump quyết định một mình, theo bản năng… ”L’Obs kết luận, và khi nhân vật này đã bước vào Nhà Trắng, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đều phải nín thở quan sát, và cả thế giới cũng thế.

Trump Organization: Nổi tiếng thế giới, nhưng hoạt động kiểu gia đình

Về vấn đề lẫn lộn công tư, Le Courrier International trích dịch The New York Times nhấn mạnh “Trump Organization, một tổ chức kinh doanh mang tính gia đình”. Trong doanh nghiệp hoạt động theo kiểu cũ này, không niêm yết trên sàn chứng khoán, tất cả đều xoay quanh ông chủ. Thế nên một khi Donald Trump an vị ở tòa Bạch Ốc, nguy cơ xung đột lợi ích là rất lớn.
Tờ báo kể lại sự ngạc nhiên của Tiah Joo Kim, một nhà kinh doanh địa ốc Malaysia trẻ, khi đến trụ sở Trump Organization ở Manhattan để bán một dự án khách sạn tại Vancouver. Thay vì một đại công ty như tưởng tượng, doanh nghiệp nổi tiếng này chỉ được quản lý bởi vài chục người, làm việc tại hai tầng lầu. Sau khi thuyết phục được ba người con ông Trump, anh gặp nhà tỉ phú, được duyệt dự án, sau đó cả một đạo quân luật sư và cán bộ thương lượng ráo riết, không nhân nhượng cho việc mang thương hiệu Trump.
Qua hệ thống phức tạp các hợp đồng nhượng quyền và công ty trách nhiệm hữu hạn, Trump Organization tạo ra vô số xung đột lợi ích tiềm năng. Donald Trump khó thể rút lui hẳn khỏi công ty gia đình này, và dù ông để cho ê-kíp của mình đứng ra thương lượng đi nữa, tên tuổi và ảnh hưởng của Trump cũng bao trùm lên các hợp đồng.
clip_image008
Các con, dâu và rể của Donald Trump trong lễ nhậm chức (từ trái sang): Tiffany, Donald Jr, Ivanka, Vanessa, Jared Kushner. REUTERS/Kevin Lamarque
Ranh giới hầu như không hiện hữu giữa công việc phải làm cho công ty và cho gia đình Trump. Trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cũng thế, và sau chiến thắng ngày 8/11, lại càng nhập nhằng hơn khi tổng thống tương lai cùng với các con gặp gỡ các doanh nhân nước ngoài có liên quan đến việc làm ăn, đại diện các chính phủ ngoại quốc có ảnh hưởng đến các dự án của Trump Organization.
Tính chất gia đình còn ở chỗ không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, mà theo Donald Jr. Thì “hoạt động như một nhà buôn nhỏ”. Các vị trí lãnh đạo phân bổ không dựa trên tài năng, mà ở lòng trung thành với ông chủ. Chẳng hạn Allen Weisselberg, giám đốc tài chính ban đầu là kế toán cho người cha của Donald Trump. Brian Baudreau, tổng giám đốc khách sạn Trump International ở Las Vegas trước đây là tài xế của gia đình.

Ứng viên nổi loạn, tổng thống của sự hỗn loạn

Le Point mô tả “70 ngày tại Trump Tower”, khi Donald Trump chuẩn bị cho chức vụ mới. Tòa nhà chọc trời ở Manhattan, được mệnh danh là “Nhà Trắng phía bắc”, từ tháng 11/2016 trở thành trung tâm quyền lực.
Mỗi ngày, đám đông hiếu kỳ và những người ủng hộ vượt qua hàng rào an ninh để chiêm ngưỡng lãnh địa của nhà tỉ phú. Cửa các thang máy được mạ vàng, tòa nhà sử dụng 2.500 tấn cẩm thạch hồng nhập từ Ý. Tất nhiên không ai có thể quan sát căn hộ penthouse sang trọng rộng đến 3.000 mét vuông nơi Donald Trump sống với vợ, bà Melania và con trai Barron 10 tuổi, thì vàng son càng lộng lẫy hơn với những hàng cột, phù điêu, chạm khắc cầu kỳ, mà theo người viết tiểu sử của ông thì công phu hơn cả việc xây tòa tháp. Ông ta cố tình quên vụ 200 công nhân Ba Lan không giấy tờ đang kiện nhà tỉ phú đòi hàng triệu đô la lương còn thiếu.
Từ khi thắng cử, Donald Trump hầu như không mấy khi rời khỏi văn phòng ở tầng 26, nơi ông liên tục tiếp đủ loại người - các nhân vật nổi tiếng trong nhiều lãnh vực, những người mong mỏi một chức vụ. Trump tham khảo ý kiến nhiều người, từ Henry Kissinger, Al Gore, cựu đối thủ Mitt Romney… nhưng chẳng nghe ai cả.
Trái với thông lệ các tổng thống tân cử thường tránh đưa ra ý kiến trước khi chính thức nhậm chức, Trump tiếp thủ tướng Nhật, điện đàm với tổng thống Đài Loan, đả kích ông Obama về vấn đề Israel… Một điều chắc chắn là chiến thắng không làm Trump thay đổi một ly nào. Jeb Bush nhận xét: “Ông ta là ứng cử viên của sự hỗn loạn, và sẽ là một tổng thống của hỗn loạn”. Đặc biệt cuộc họp báo đầu tiên của Donald Trump dữ dội chưa từng thấy: trong 58 phút, ông tuôn ra những tràng khải hoàn ca, khiêu khích và thóa mạ các nhà báo cũng như CIA.

Donald Trump: Mao Trạch Đông mới

Độc đáo hơn, tác giả Kerry Brown trên The Diplomat cho rằng “Trump thực sự là Mao Trạch Đông mới”: người thừa kế của Mao không phải là Tập Cận Bình mà là Donald Trump.
Hãy tưởng tượng một nhà lãnh đạo đảng chính trị nghi ngờ hết thảy mọi người, và bị các nhân vật cao cấp trong đảng nghi kỵ. Ông ta có những tuyên bố trái ngược, thay đổi quan điểm xoành xoạch; có nhiều đời vợ và cuộc sống riêng tư phức tạp. Một con người gây sợ hãi, thường xuyên khuấy động tạo bất ổn.
Trên đây là mô tả về Mao Trạch Đông, nhưng cũng đúng với tân tống thống Mỹ Donald Trump!
Nếu Trump trực tiếp với công chúng qua Twitter, thì Mao cũng tuyên truyền rầm rộ cho bản thân. Đối với cả Trump lẫn Mao, sự thật là có thể thương lượng. Mao căm ghét trí thức, tàn bạo với những ai phản đối mình, cũng giống như Trump trút giận dữ lên giới tinh hoa mà ông ta cho rằng đang sống trong tháp ngà.
Tấn công thô bạo vào báo chí, thường xuyên kêu gọi quần chúng ủng hộ mình… Theo tác giả, nhân dân Trung Quốc đã có quá nhiều kinh nghiệm với dạng làm chính trị này trong quá khứ, có thể nhìn sang đất Mỹ xa xôi ngàn dặm với lòng thương hại. Họ biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào. Còn người Mỹ thì đang bắt đầu khám phá.
T.M.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét