Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

20170111. BÀN VỀ LUẬT QUY HOẠCH

ĐIỂM BÁO MẠNG
CỨ TRÌNH RA RỒI 'PHẢN PHÁO' ...
HÀ PHƯƠNG/ ĐBND/ TVN 11-1-2017
Kết quả hình ảnh cho nguyễn chí dũng
Rõ ràng đất nước đang quá cần một quy hoạch tổng thể quốc gia. Các bộ, ngành cần ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung. Còn cứ tình trạng dự thảo luật trình ra QH mà còn nói ngược, “phản pháo” giữa các bộ, ngành, thiết nghĩ “tư lệnh” các bộ, ngành cần nhìn lại để sớm chấn chỉnh!
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH - ĐT) Nguyễn Chí Dũng trong cuộc họp trình ra trước UBTVQH hôm qua về Luật Quy hoạch, rất bức xúc khi các bộ, ngành vẫn “phản pháo” lại với nhiều ý kiến khác nhau!
Vì sao việc làm Luật Quy hoạch được bàn nhiều, đã lấy ý kiến của đủ các thành viên Chính phủ mà khi trình ra QH xem xét vẫn có những tiếng nói ngược chiều như thế?
Rõ ràng quy hoạch đang là vấn đề rất nóng bỏng! Quy hoạch cần phải đi trước, phải xây dựng cho được một quy hoạch tổng thể chuẩn chỉ mang tầm quốc gia.
Quy hoạch ấy phải được xây dựng bằng những trí tuệ sáng tạo và thông minh, bằng con mắt chiến lược dài xa, bài bản. Bộ KH - ĐT chính là cơ quan soạn thảo, là “linh hồn”, là người “thiết kế” cho bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ cho hôm nay mà cho cả những xa dài mai sau! 
Trách nhiệm nặng nề đặt lên vai của bộ trụ cột, cần có những chuyên gia am tường, những nhà khoa học chuyên sâu để đủ tầm vóc trí tuệ mới có thể xây dựng tổng thể  quy hoạch cho đất nước có bài, có bản.
Muốn đạt được mục tiêu ấy, phải bắt đầu từ xây dựng Luật Quy hoạch sao cho chặt chẽ, chỉn chu. Nhìn lại tất cả các quy hoạch ở các bộ, ngành, các địa phương, đủ các lĩnh vực đang là vấn đề “đẻ” ra quá nhiều bất cập. Quy hoạch nào cũng như bị làm méo mó, bị “băm nát”, phải chỉ thẳng vì đâu, do đâu?
Vì sao có tình trạng làm quy hoạch chồng chéo, cát cứ? Liệu có lợi ích nhóm vụ lợi chen vào từ khi làm quy hoạch không? Rõ ràng là có, một con đường mới mở của Thủ đô là đã có “xi nhan” chỉ trỏ bán mua đất đai loạn xạ.
Đất nước đã từng bỏ ra tới 8.200 tỷ đồng để làm quy hoạch mà vẫn chả đâu vào đâu, Bộ KH - ĐT phải coi đó là quá xót xa.
Nhìn lại xem hệ thống ngân hàng một thời cho mở loạn có nằm trong quy hoạch tổng thể quốc gia không? Các trường ĐH cho mở ra như nấm sau mưa, ai vẽ ra quy hoạch, ai nghĩ ra những chỉ tiêu tuyển sinh của trường này, trường kia? Chỉ tiêu tuyển sinh vẽ ra trên cơ sở nào hay là chuyện xin - cho? Tình trạng đô thị hóa quá nhanh, cả nước 500 đô thị, giờ là con số 800 đô thị mà hạ tầng như chạy theo, đuổi theo, vắt chân không lo kịp, Bộ Xây dựng và Bộ KH - ĐT, lãnh đạo các tỉnh, thành nói gì?
Nghẽn tắc ở hai thành phố lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, gây ô nhiễm không khí kiểm soát không nổi, thì việc cấp phép xây cao ốc vút cao có tôn trọng quy hoạch không, hay quyền uy ký tá tùy hứng? Nhìn quanh các đô thị lớn nhỏ là các khu công nghiệp, các nhà máy với công nghệ thiết bị cũ mèm vài thế hệ, thế giới họ bỏ đi, sao chúng ta cứ cố “bê về”? Rồi sông hồ ô nhiễm, nước ngầm, nước mặt cũng ô nhiễm, Bộ TN - MT có hay, liệu đã có giải pháp nào chặn lại?
Phải nhìn rõ không có quốc gia nào người ta quy hoạch các khu công nghiệp, xây dựng các nhà máy bao vây các đô thị, chen vào sống chung với cả khu dân cư như ở nước ta?
Vậy phải có quy hoạch tổng thể, phải có Luật Quy hoạch “để soi”, để giám sát cách làm quy hoạch ngẫu hứng, tùy nghi của những tư duy nhiệm kỳ bấy lâu còn đeo bám?
Đất nước đổi mới! Nhưng chính mỗi bộ, ngành hình như chưa chịu soi vào chính mình để đổi mới thật sự chăng? Có hay không chuyện ai cũng cho mình giỏi mình tài, không chịu phục ai, nên phát ngôn trái chiều, “nói ngược”.
Những tiếng nói trí tuệ, thông minh, có tầm quốc sách “cao kiến”, cho dù không thuận tai, lại chính là những tiếng nói cần lắng nghe. Còn những tiếng nói ngược, thiếu tâm huyết, không vì lợi ích chung của đất nước, ngại khó, sợ khổ, sao có thể chấp nhận? Nếu quan điểm còn gì chưa thống nhất, phải bàn cho kỹ, tranh luận phản biện, mổ xẻ đến cùng để có tiếng nói chung. Nhưng khi đã tán thành, nhất trí, không thể “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”? Kỷ cương phép nước là ở đó. Niềm tin của người dân nhìn vào lãnh đạo từ vĩ mô cũng là ở đó.
Trong các bộ, ngành có còn không tư duy cố níu kéo, còn có những “so đo” cấn cá, những cách nghĩ lỗi thời? Phải chăng “lợi ích nhóm” chen vào, hay cái vấn nạn “xin - cho” còn nặng nề đeo bám nên còn nuối tiếc chi mà không chịu rời ra?
Quy hoạch tổng thể quốc gia không thể ôm đồm cái gì cũng cần cũng phải có như ô thuốc bắc! Bộ, ngành nào, địa phương nào cũng “cát cứ” co kéo cái lợi riêng, sao có được cái chung tổng thể?
Phải dũng cảm vứt bỏ đi những cái không cần thiết. Phải “lao tâm khổ tứ” dồn sức xây dựng cho được quy hoạch tổng thể chuẩn mực. Đó mới là tư duy tỉnh táo, thức thời khi hội nhập.
Rõ ràng đất nước đang quá cần một quy hoạch tổng thể quốc gia. Các bộ, ngành cần ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung. Còn cứ tình trạng dự thảo luật trình ra QH mà còn nói ngược, “phản pháo” giữa các bộ, ngành, thiết nghĩ “tư lệnh” các bộ, ngành cần nhìn lại để sớm chấn chỉnh!
Hà Phương/ theo Đại biểu Nhân dân
QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ SẼ DẦN TÁCH KHỎI CÁI BÓNG CỦA ĐẢNG?
PHẠM CHÍ DŨNG/ BVN 10-1-2017
clip_image002

Từ trái sang: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Đại hội XII, ngày 28/1/2016.
Phải đến một năm sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, những nhân vật mà trước đó đã nằm trong “phương án nhân sự của Tổng Bí thư trình ra Ban Chấp hành Trung ương” mới có vài dấu hiệu thoát ly dần khỏi quỹ đạo “cầm tay chỉ việc” của đảng. Trong số những nhân vật này có bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Nguyễn Xuân Phúc.
Vũ Huy Hoàng có hy vọng thoát ‘cửa tử’?
Biểu hiện rõ nhất cho đến nay đã xuất hiện vào những ngày cuối năm. Tại phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/12/2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có 3 nội dung bị rút khỏi chương trình nghị sự, trong đó một nội dung được dư luận chú ý là dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu. Bà Kim Ngân cho rằng “đây là nội dung quan trọng cần có thêm thời gian để nghiên cứu thấu đáo nên Chính phủ chưa kịp chuẩn bị để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12 này như dự kiến”.
Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng ngành công thương bị dư luận xem là tội đồ về đủ thứ chuyện bê bối liên quan đến nhập khẩu phi mã từ Trung Cộng, để các nhóm đầu cơ xăng dầu và điện lực tự tung tự tác trong quá nhiều năm, để các đập thủy điện xả lũ giết chết dân, các công trình đầu tư ngàn tỷ và đắp chiếu - trớ trêu thay, lại đang manh nha có cơ hội thoát án tù.
Quốc hội phê phán thế đã đủ đau chưa!” – phát biểu có vẻ hả hê của Tổng bí thư Trọng trong một cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội ngay sau kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016 lại đang có nguy cơ bị thu hồi. Thậm chí khi nêu vấn đề rút dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, bà Kim Ngân còn chẳng nêu ra một thắc mắc hay đưa ra một phê phán nào trước sự chậm trễ và thái độ không “nhiệt tình cách mạng” của phía Chính phủ.
Trước kỳ họp Quốc hội cuối năm 2016, đã diễn ra một Hội nghị Trung ương rất quan trọng đối với Tổng bí thư Trọng về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa”, trong đó nhấn mạnh vụ Trịnh Xuân Thanh đào tẩu và ám chỉ Vũ Huy Hoàng phải “chết thế”. Sau hội nghị này, cái tên Vũ Huy Hoàng được nhiều tờ báo nhà nước nhắc đi nhắc lại như một lối tuyên truyền đã được đảng quán triệt. Vào thời gian đó, số phận của Vũ Huy Hoàng rất mong manh. Thậm chí có tờ báo còn lấy ý kiến cho rằng “cứ có sai phạm là đi bệnh viện”, ám chỉ ông Hoàng đi chữa bệnh dài ngày và như một cách đòi hỏi ngành công an phải khẩn trương “ra tay”.
Tuy vậy, tình hình gần đây lại có vẻ “đảo chiều”. Sau vụ bỏ trốn mới nhất ra nước ngoài của nhân vật Lê Chung Dũng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), bầu không khí “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng dường như “xẹp” hẳn. Cũng không thấy báo chí nhà nước còn ồn ào về vụ Vũ Huy Hoàng.
Thái độ có vẻ bàng quan của phía Quốc hội, và đặc biệt của phía Chính phủ đối với vụ “truy tố Vũ Huy Hoàng”, đang cho thấy một sức cản ngày càng lớn đối với quyết tâm của ông Nguyễn Phú Trọng. Lực cản đó đã ít nhất một lần được bộc lộ khi Bộ Nội vụ - cơ quan chuyên trách về quản lý nhân sự của Chính phủ - đã có vẻ lần khân khi thực hiện chỉ đạo của Tổng bí thư về làm rõ quy trình bổ nhiệm Vũ Đình Duy của PVN.
Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu chắc hẳn lại được Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ soạn thảo. Nếu cơ quan này tiếp tục lần khân, sẽ chẳng có cơ chế nào để xử lý Vũ Huy Hoàng về hành chính và hình sự.
‘Trống đánh xuôi kèn thổi ngược’
Trước khi xảy ra hiện tượng cả Chính phủ lẫn Quốc hội đều không quá mặn mà với việc ban hành Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức đã nghỉ hưu, đã có một biểu hiện “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” khác.
Trong khi Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành ngày 1/11/2016, đã “định hướng” cho Quốc hội là sẽ bố trí nguồn lực phù hợp để giải quyết nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế, thì tại kỳ họp diễn ra ngay sau đó, Quốc hội lại có một bản nghị quyết khác về kế hoạch tài chính, trong đó chính thức xác định không dùng ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Đây là một lần hiếm hoi mà Quốc hội đã không “gật vô thức” như bao nhiêu lần trước, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương theo tinh thần “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp” như Tổng Bí thư Trọng từng khẳng định.
Câu hỏi cần đặt ra là chính trường Việt Nam sẽ ra sao nếu cả Chủ tịch Ngân lẫn Thủ tướng Phúc đều đang có khuynh hướng tách khỏi cái bóng của Tổng bí thư và khỏi sự can thiệp quá sâu của các cơ quan đảng?
‘Kẻ ăn ốc người đổ vỏ’
Cho tới nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội của bà Kim Ngân và Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc đang chuyển sang quan điểm “lấy dân làm gốc”. Bằng chứng rất rõ ràng là toàn bộ những khuất tất và hậu quả kinh khủng của vụ Formosa xả thải ở miền Trung đã bị các cơ quan Chính phủ giấu biến, còn Quốc hội thậm chí không có một tuyên bố có tính phục thiện nào về biến cố kinh hoàng này.
Do đó, những dấu hiệu của Chính phủ và Quốc hội muốn tách dần khỏi quỹ đạo của đảng chưa có gì có thể được xem là “dân nguyện”. Bài học quá cay đắng mà nhiều người dân đã tích lũy được là đã từ lâu Chính phủ và Quốc hội chỉ còn mang danh phận của những nhóm lợi ích và quyền lực cá nhân, đến nay vẫn chưa có gì được cải thiện.
Không khó lý giải việc Quốc hội ra nghị quyết về không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu: một khi ngân sách đã chẳng còn kết dư nào, những gì còn lại phải ưu tiên cho kế sinh nhai của các cơ quan đảng và nhà nước. Nếu ra nghị quyết dùng ngân sách để mua nợ xấu trong khi ngân sách đã cạn kiệt thì chỉ càng khiến công luận phẫn nộ và chĩa mũi dùi vào trách nhiệm của Quốc hội.
Cũng không loại trừ vụ Vũ Huy Hoàng manh nha thoát “cửa tử” lại là một ưu ái của những nhóm quyền lực và lợi ích nào đó. Bứt dây động rừng!
Lý do còn lại khiến Chính phủ và Quốc hội muốn tách dần quỹ đạo của đảng thuộc về ý thức hệ. Nhiều người cho rằng rất có thể trong bộ máy đảng chỉ còn mình Tổng bí thư Trọng là còn đủ lạc quan để hy vọng “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”. Nhưng thực tiễn vô cùng phũ phàng lại phản ánh một thực tế gần như trái ngược: tham nhũng “vẫn ổn định”, nợ công và nợ xấu vượt mặt, chi ngân sách vẫn “nâng lên một tầm cao mới” nhưng thu ngân sách lao dốc, ô nhiễm môi trường lan rộng, phản kháng xã hội tràn ngập, nền đạo đức xuống đáy… Chưa kể cái họa phương Bắc treo lơ lửng. Tất cả đều bế tắc!
Người phải chịu trách nhiệm khốn khổ nhất là chính là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Hớn hở nhận lẵng hoa chúc mừng từ cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi bàn giao quyền lực, có lẽ ông Phúc đã không thể ngờ về hậu vận “kẻ ăn ốc người đổ vỏ” dành cho ông hiện nay và những năm tháng mệt nhoài sắp tới.
Trong tình thế quá khẩn trương như vậy, việc hô hào về chủ nghĩa xã hội hay “đất nước mình có bao giờ được thế này không” hẳn đã được tuyệt đại đa số giới quan chức kim tiền nhận chân là không thể ảo tưởng hơn. Chỉ có điều, vẫn chưa ai dám nói thẳng ra sự thật trắng trợn ấy.
Vụ Nguyễn Bá Thanh vào nửa cuối năm 2014, vụ Phùng Quang Thanh vào nửa cuối năm 2015, vụ Trịnh Xuân Thanh nửa cuối năm 2016, nhưng ghê gớm hơn cả là vụ “cả ba bị bắn” tại Yên Bái ngay sau khi Quốc hội và Chính phủ mới tuyên thệ… Nhiều chỉ dấu về giai đoạn cuối cùng đã lộ ra quá rõ. Nếu cứ khư khư ôm ấp quá khứ, làm sao để tìm ra lối thoát?
Lối thoát cho chính thể, nhưng trên hết là lối thoát cá nhân.
Giờ đây là năm 2017 chứ không phải là 2007. Có lẽ cả ông Nguyễn Xuân Phúc lẫn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đều thấy rõ những gì mà họ sẽ phải đối mặt trong những ngày tháng đang cận kề.
P.C.D.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tác giả gửi BVN - Bài đã đăng trên VOA.
TỰ DIỄN BIẾN BẮT ĐẦU BẰNG AI, KHI NÀO ?
CÔNG TRUNG NGUYỄN/ BVN 11-12017
Khi cho rằng nói, viết những đề nghị trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng là tự diễn biến, cần phải loại bỏ thì thử hỏi nếu quan điểm, chủ trương ấy sai, có hại cho dân tộc thì sao. Ông Kim Ngọc chẳng đã làm trái chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp để cứu dân, ông Võ Nguyên Giáp và nhiều người khác đã từng phản đối Bôxit Tây Nguyên để cứu môi trường. Họ đều làm trái quan điểm của Bộ Chính trị Đảng. Rồi nữa, trước Đại hội 6, ông Trường Chinh dám xóa bỏ cả dự thảo báo cáo đã hoàn chỉnh để viết lại, thế có phải làm trái với Bộ Chính trị của Đảng hay không, và tại ĐH 6 đó đã thông qua đường lối phát triển kinh tế tư nhân có phải là phủ nhận nguyên lý của CNML hay không (tuyên truyền của Đảng nói dối là vận dụng sáng tạo)...Tự diễn biến bắt đầu với ai và khi nào? Điều này phải nghiên cứu kỹ theo dòng lịch sử mới rõ được.
Theo chỗ tôi biết thì có thể kể từ Trần Huy Liệu (*), Nguyễn Hữu Đang, Kim Ngọc, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Minh Cần, Lê Hồng Hà, Nguyễn Kiến Giang, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Cơ Thạch, Trần Lâm, Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Mạnh Can, kể cả Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, càng ngày càng đông, không sao kể hết. Thử nghiên cứu kỹ xem họ là những người như thế nào, nguyên nhân nào, động cơ nào làm họ diễn biến. Phải chăng nhờ có lòng yêu nước thương dân, nhờ có trí tuệ, biết độc lập suy nghĩ, không sợ cường quyền, không cam tâm chịu ngu tối mà họ chấp nhận dấn thân, hay họ là tay sai của bọn thù địch ngoại bang, nhận tiền của bọn phản động, hay họ vì muốn vinh thân phì gia mà áp bức nhân dân, tham nhũng, mua quan bán tước, họ có tạo nên hay tham gia vào các nhóm lợi ích hay không"- Giáo sư Nguyễn Đình Cống.
Ai đã làm cho xã hội nhất là giới trẻ thờ ơ, dửng dưng với vận mệnh đất nước, không biết khóc cho hàng chục người cả đời cơ cực phải chết oan mỗi lần xả lũ mà lại khóc cho mỹ nam Hàn ăn sung mặc sướng cả đời? Không biết làm ăn mà đua đòi, mở miệng là đòi hỏi tiền, tiền, tiền.. rồi đổ thừa tại,bị,vì,là..? Ai?
Ai nói nghĩa vụ quân sự là vinh quang nhưng xảo trá ra luật có thể đóng thế bằng tiền để "lánh nặng tìm nhẹ", "tham sống sợ chết" thậm chí không thèm nhắc đến xương máu của những anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược biến họ thành kẻ ngu ngốc chết không biết để làm gì? Chết cho ai? Ai?
Ai làm lãnh đạo đáng ra phải gương mẫu để dẫn dắt lại ăn trên ngồi trốc làm biến dạng nhân cách dân tộc, méo mó nhân cách xã hội? Ai?
Ai đã lợi dụng từng biến tổ chức đoàn thể thành những nơi dung dưỡng gửi gắm cậu ấm cô chiêu,lêu lổng,con ông cháu cha chứ không còn là nơi trưởng thành của những thủ lĩnh thật sự vì lý tưởng cao cả,trong sáng,vì nước,vì dân ? " Ai?
“Thế lực thù địch" nào luôn luôn tuyên truyền chính trị là một cái gì đó ghê gớm, nhạy cảm cần tránh xa..? Nhưng thật ra, chính trị chỉ là làm việc cùng nhau trên tinh thần yêu thương, đoàn kết, xây dựng để góp sức thay đổi xã hội và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nó không có gì là xấu mà ngược lại nó là ý thức trách nhiệm, bổn phận, là sự cống hiến, thậm chí dám hy sinh của người công dân chân chính. Sở dĩ chính trị xấu là do những người tốt lẫn tránh mà nhường nó cho kẻ xấu độc quyền thao túng,chi phối.
Chúng ta xấu hổ chăng khi chủ quyền Tổ quốc của mình mà Trung Quốc không xem ta ra gì khi chủ động rủ rê,mặc cả,hứa hẹn với Mỹ là Thái Bình Dương đủ rộng cho cả hai và ngạo mạn như một ông chủ có quyền khi cho rằng Mỹ thì có thể tuần tra biển Đông nhưng Nhật thì không,chúng không xem Việt Nam ra gì .. Hoặc vô cảm để nền giáo dục nước nhà sản sinh ra biết bao sản phẩm tri thức giả dối,phét lát như tiến sĩ Việt đang muốn cho học sinh đi trên miểng chai, nếm phân gà, cưa bom.. trong số gần 25 ngàn tiến sĩ và hơn 100 ngàn thạc sĩ nhưng đóng góp cho khoa học, cho cuộc sống chưa bằng những nhà " khoa học chân đất "..
Hoặc nữa là những kẻ trục lợi, ít nhất là đạo đức giả để kinh doanh lòng trung thành, buôn bán lập trường giai cấp dối trá để thi thố dựng tượng, miễu thờ, lễ hội tràn lan với những đồi bại "cướp có văn hóa","đâm trâu chém lợn " bất chấp ngân khố quốc gia hạn hẹp và nợ công chất chồng, những việc thiết yếu như nguy cơ hủy diệt của ngập mặn sẽ xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long nơi đang là 90 % lượng gạo xuất khẩu của gần 20 triệu người dân sinh sống thì bỏ mặc không quan tâm..Nếu ai có lòng yêu nước thương nòi thì không thể vô cảm,hèn mọn chấp nhận cách ứng xử tự đánh mất mình như bèo dạt mây trôi của thân phận tầm gửi " Có nhà nước lo" ( Vì chẳng có nhà nước nào lo nổi cái gì nếu không tập hợp được trí lực, vật lực, nhân lực của toàn dân) để chọn cho mình một sự dấn thân dẫu nhiều người có thể cho rằng ngu ngốc nhưng chúng ta vẫn sống với trái tim chân thành dành cho một tương lai,có thể tương lai đó sẽ không thuộc về mình mà cho một hy vọng nào đó,cho con cháu mình để ta cảm thấy sự sang trọng trong lẽ sống trên cõi đời.
Hoan hô các bạn trẻ Việt Nam đã biểu thị tinh thần trách nhiệm công dân đấu tranh bảo vệ môi trường, cuộc sống.. Nhìn các bạn, Congtrung Nguyen nhớ lại tuổi trẻ chúng tôi đã đi qua cũng với thời khắc Tổ quốc đứng trước hiểm họa của kẻ thù truyền kiếp năm xưa. Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể kể cả hy sinh hết tuổi thanh xuân đẹp nhất, đem tất cả sức lực, trí lực,tính mạng của cái tuổi hừng hực mà xả thân, cống hiến.. Có người chưa hề biết yêu, có người để lại vợ trẻ, con thơ,có người gác bút thư sinh để lên đường ra mặt trận quyết sống mái với quân thù.. Có người trở về với bệnh tật, có người bị què quặt và cũng có người mãi mãi không bao giờ trở về.. Chúng tôi cũng đa phần không đòi hỏi, không bám víu,không xin xỏ bất cứ điều gì như con tằm chỉ biết nhả tơ không mưu cầu đáp trả chỉ trừ một ít kẻ phản bội Tổ quốc chạy theo giặc để cầu vinh,một ít phản bội lý tưởng,tình yêu nước thương nòi, phản bội đồng đội, đồng bào..
Công Trung Nguyễn /(Vấn Đề . org)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét